Nhận thức được vai trò đó, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM NĂM 2012” đề tìm hiểu và đánh giá lại vai trò, tầm ảnh hưởng của chính sách tài khóa đối
Trang 1TRƯỜNG ĐH NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN:
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM NĂM 2012
Trang 2Mục lục
Lời mở đầu 4
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 5
1.1 Khái quát chung về chính sách tài khóa: 5
1.1.1 Khái niệm: 5
1.1.2 Phân loại chính sách tài khóa: 5
II CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM NĂM 2012 6
2.1 Ban hành chính sách tài khóa 6
2.1.1 Thu ngân sách nhà nước (chính sách thuế) 6
2.1.2 Chi ngân sách nhà nước (chi tiêu chính phủ) 7
2.2 Kết quả thu chi NSNN năm 2012 9
2.2.1 Chi NSNN theo cơ cấu chi năm 2012 9
2.3.2 Thu NSNN theo cơ cấu thu năm 2012 10
2.3 Tác động của chính sách tài khóa đối với nền kinh tế : 12
III GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 12
3.1 Một số đề xuất về việc sử dụng chính sách tài khóa trong thời gian tới: 12
3.2 Những kiến nghị chủ quan của nhóm: 14
Tài liệu tham khảo 15
Trang 3Lời mở đầu
Khép lại năm 2012 với nhiều thách thức từ những khó khăn của nền kinh tế trong nước và thế giới, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội để có được kết quả đó, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các chính sách kinh tế, trong đó, vai trò của chính sách tài khóa là vô cùng to lớn, đặc biệt đối với một quốc gia theo chế độ tỷ giá cố định như Việt Nam Nhận thức được vai trò đó, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM NĂM 2012” đề tìm hiểu và đánh giá lại vai trò, tầm ảnh hưởng của chính sách tài khóa đối với kinh tế Việt Nam trong năm 2012 đồng thời nhận thức được những mặt hạn chế trong việc thực thi chính sách tài khóa, từ đó rút ra những kết luận, những kiến nghị trong việc thực hiện chính sách tài khóa đem lại hiệu quả cao hơn Nhóm chúng em chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thày giáo, tiến sĩ Hoàng Xuân Bình để chúng em hoàn thành nghiên cứu này Do còn nhiều hạn chế, bài nghiên cứu chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ thày và các bạn đề bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn
Trang 4
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
1.1 Khái quát chung về chính sách tài khóa:
1.1.1 Khái niệm:
Chính sách tài khóa (fiscal policy) trong kinh tế học vĩ mô là chính sách thông qua chế độ
thuế và đầu tư công cộng để tác động tới nền kinh tế
Chính sách tài khoá là chính sách thu chi của Chính phủ hay gọi là chính sách ngân sách hay
chính sách tài chính
1.1.2 Phân loại chính sách tài khóa:
Chính sách tài khóa khác với những chính sách kinh tế cơ bản khác như chính sách tiền tệ, đó
là chính sách nhằm ổn định nền kinh tế bằng cách kiểm soát tỉ lệ lãi suất và nguồn cung tiền Hai công cụ chính của chính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ thống thuế Những thay đổi
về mức độ thành phần của thuế và chi tiêu của chính phủ có thể ảnh hưởng đến các biến số của nền kinh tế như: Tổng cầu,Tăng trưởng, đầu tư, thất nghiệp, nợ công
Hay nói cách khác chính sách tài khóa liên quan đến tác động tổng thể của ngân sách đối với hoạt động kinh tế Có các loại chính sách tài khóa điển hình là trung lập, mở rộng, và thu gọn:
1. Chính sách trung lập là chính sách cân bằng ngân sách khi đó G = T (G: chi tiêu chính
phủ, T: thu nhập từ thuế) Chi tiêu của chính phủ hoàn toàn được cung cấp do nguồn thu
từ thuế và nhìn chung kết quả có ảnh hưởng trung tính lên mức độ các hoạt động kinh tế
2. Chính sách mở rộng là chính sách tăng cường chi tiêu của chính phủ (G > T) thông qua
chi tiêu chính phủ tăng cường hoặc giảm bớt hoặc kết hợp cả 2 Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách nặng nề hơn hoặc thặng dư ngân sách ít hơn nếu trước đó có ngân sách cân bằng
3. Chính sách thu hẹp là chính sách trong đó chi tiêu của chính phủ ít đi thông qua việc tăng
1.1.3 Mục đích của chính sách tài khóa:
Trang 5Chính sách tài khóa thông qua điều tiết giữa chi tiêu chính phủ và nguồn thu từ thuế nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế nhất định Trong đó chính sách tài khóa trực tiếp tác động đến tổng cẩu trong nền kinh tế, tác động đến tiết kiệm quốc dân từ đó điều chỉnh đầu tư công và đầu
tư tư nhân, phản ứng lại với các tác nhân bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế, điều chỉnh theo hướng mục tiêu
II CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM NĂM 2012
Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước Thị trường hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại Nhiều doanh nghiệp (DN), nhất là DN nhỏ và vừa (DNNVV) phải dừng hoạt động hoặc giải thể Trước tình hình này, Chính phủ xác định là tập trung trọng tâm vào việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế
vĩ mô và từng bước thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế ở 3 lĩnh vực quan trọng là đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và thị trường tài chính
Với vai trò là công cụ mạnh, chính sách tài khóa năm 2012 cũng đã thực hiện theo xu hướng thắt chặt và tập trung cho thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế Đặc biệt là chi cho đầu tư công tiếp tục cắt giảm mạnh và có chọn lọc Chi thường xuyên cũng tiết kiệm hơn và được kiểm soát, giám sát chặt chẽ hơn Chính sách thuế cần thiết nên nới lỏng, mở rộng các quy định về miễn, giảm thuế, giãn thời hạn nộp thuế, giảm nhẹ nghĩa vụ thuế cho các đối tượng nộp thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, kích thích và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các đối tượng doanh nghiệp thuộc diện vừa và nhỏ, các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp phụ trợ Ngoài ra, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa với các chính sách khác, đặc biệt là chính sách tiền tệ trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2013
2.1 Ban hành chính sách tài khóa
2.1.1 Thu ngân sách nhà nước (chính sách thuế)
Thực hiện Nghị quyết 13, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2012 hướng dẫn việc miễn, giảm, gia hạn một số khoản thu NSNN đối với một số loại hình
DN và lĩnh vực sản xuất – kinh doanh gồm: gia hạn 6 tháng thời giạn nộp thuế giá trị gia tăng
Trang 6(GTGT) của các tháng 4, 5 năm 2012 và gia hạn 9 tháng thời hạn nộp thuế GTGT của tháng 6 năm 2012 đối với DNNVV, DN sử dụng nhiều lao động đang thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; giảm 50% tiền thuê đất phải nộp năm 2012; gia hạn 9 tháng thời hạn nộp thuế thu nhập DN (TNDN) đối với số thuế phải nộp của năm 2010 trở về trước mà đến ngày 10/5/2012 DN chưa nộp NSNN; miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối; gia hạn nộp tiền sử dụng đất (tối đa 12 tháng theo quyết định của UBND cấp tỉnh) cho các chủ đầu tư dự án đến ngày 10/5/2012 chưa nộp hoặc chưa nộp đủ…
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã thực hiện nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập cá nhân; triển khai thực hiện Luật Thuế bảo vệ môi trường, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp… nhằm hỗ trợ các giải pháp ưu đãi thuế hiệu quả hơn
Chính sách thuế, phí và chế độ thu cũng đã được điều chỉnh cho phù hợp với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô và kiềm chế nhập siêu Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, điều chỉnh và ban hành các văn bản, thông tư hướng dẫn thực hiện các chính sách thuế, phí và chế độ thu cho phù hợp với tình hình thực tế; tiếp túc đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực Thuế và Hải quan nhằm giảm thiểu tối đa thời gian kê khai, nộp thuế cho DN, khuyến khích các DN kê khai qua mạng
Về các giải pháp quản lý thu, Chính phủ cũng đã yêu cầu của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý nguồn thu, chống thất thu NSNN Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị 01/CT-BTC về tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu và giảm nợ đọng thuế năm 2012; tập trung chỉ đạo ngành Thuế, Hải quan làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại DN và đẩy mạnh các hoạt động chống chuyển giá, chống buôn lậu và gian lận thương mại… qua đó đã phát hiện và xử lý kịp thời nhiều trường hợp vi phạm, gian lận, trốn lậu thuế
2.1.2 Chi ngân sách nhà nước (chi tiêu chính phủ)
Thứ nhất, điều hành chính sách chi tiết kiệm, linh hoạt hiệu quả Quán triệt tinh thần Nghị quyết 01 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức điều hành chi NSNN chủ động và tích cực, đáp ứng đầy đủ kịp thời kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chi
về đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh, các sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội
Trang 7Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 6890/BTC-HCSN ngày 23/5/2012 chỉ đạo việc thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên, chi đầu tư từ NSNN Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương nghiêm túc rà soát, cắt giảm, sắp xếp lại để điều chuyển vốn đầu tư từ NSNN, trái phiếu chính phủ trong phạm vi quản lý để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, cấp thiết có điều kiện hoàn thành trong 2012, 2013; Không khởi công các công trình, dự án mới, trừ các dự án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách, dự
án trọng điểm quốc gia; Sử dụng nguồn dự phòng NSNN được bố trí để xử lý những nhiệm vụ cấp bách phát sinh như: phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo an sinh
xã hội, quốc phòng an ninh…; Không sử dụng dự phòng ngân sách để bổ sung cho các nhiệm vụ chưa thật cần thiết
Thứ hai, khuyến khích thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đối với các dự án đầu tư trọng điểm, có hiệu quả Đầu năm 2012, Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/01/2011 của Thủ tướng và Nghị quyết 01 của Chính phủ về việc không ứng trước vốn NSNN, vốn trái phiếu chính phủ cho các công trình, dự án (trừ các dự án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, quốc phòng an ninh cấp bách) đã được thực hiện nghiêm túc nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát Tuy nhiên, do tăng trưởng kinh tế những tháng đầu năm khó khăn khi tổng cầu suy giảm, đồng thời tiến độ giải ngân vốn của các công trình, dự án trọng điểm chậm, Thủ tướng - Chính phủ đã quyết định nâng mức tạm thanh toán vốn cho các dự án đầu tư thuộc kế hoạch trong quý III/2012 và ứng trước kế hoạch vốn năm 2013, vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2013-2015; ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương… đồng thời, có văn bản yêu cầu kho bạc nhà nước địa phương thực hiện tốt công tác kiểm soát chi đầu tư theo đúng nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau”, hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu
tư trong việc hoàn tất các hồ sơ, thủ tục thanh toán vốn
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN Bộ Tài chính tiếp túc rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và quyết toán vốn NSNN; tăng cường kiểm tra, giám sát các công trình, dự án vốn NSNN Bộ Tài chính tiếp tục triển khai công tác thanh tra việc sử dụng ngân sách tại một số bộ, địa phương, một số dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn NSNN và vốn trái phiếu chính phủ, đồng thời phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ và Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội tổ chức các đoàn kiểm tra, rà
Trang 8soát các công trình, dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN và trái phiếu chính phủ đã được bố trí vốn năm 2012 của các bộ, địa phương và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước Trong năm 2012, cơ quan Kho bạc Nhà nước đã phát hiện trên 51.800 khoản chi của 23.600 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định; xử lý tạm dừng chưa thanh toán trên 736 tỷ đồng
2.2 Kết quả thu chi NSNN năm 2012
2.2.1 Chi NSNN theo cơ cấu chi năm 2012
Đơn vị tính: Tỷ đồng
ST
A TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 903.100 (1) 526.132 (2) 376.968
Trong đó:
1 Chi giáo dục - đào tạo, dạy nghề 30.174 13.174 17.000
2 Chi khoa học, công nghệ 6.008 3.018 2.990
II Chi trả nợ và viện trợ 100.000 100.000
Trong đó:
1 Chi giáo dục - đào tạo, dạy nghề 135.920 27.920 108.000
2 Chi khoa học - công nghệ 7.160 5.410 1.750
IV Chi thực hiện cải cách tiền
V Chi bổ sung quỹ dự trữ tài
Trang 9VI Dự phòng 21.700 10.300 11.400
C
CHI TỪ NGUỒN VAY
NGOÀI NƯỚC VỀ CHO
2.3.2 Thu NSNN theo cơ cấu thu năm 2012
Đơn vị tính: Tỷ đồng
năm 2012
1 Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước 155.378
2 Thu từ khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 97.748
3 Thu từ khu vực công thương nghiệp - ngoài quốc doanh 111.161
a Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 1.323
d Thu bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước 617
Trang 1010 Thu khác ngân sách 2.571
11 Thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản tại xã 815
1 Tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 223.900
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt hàng nhập
Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu (tổng số thu) 143.400
2 Hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu -70.000
Nguồn: Bộ Tài chính
Như vậy, dự toán thu NSNN năm 2012 là 740.500 tỷ đồng, lũy kế thu cả năm ước đạt
742.380 tỷ đồng, đạt 100,3% dự toán, trong đó: Thu nội địa đạt 459.480 tỷ đồng, bằng 92,9% dự toán; Thu từ dầu thô đạt 144.400 tỷ đồng, bằng 166% dự toán; Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 131.500 tỷ đồng, bằng 85,4% dự toán; Thu viện trợ đạt 7.000 tỷ đồng, bằng 140% dự toán Dự toán chi NSNN năm 2012 là 903.100 tỷ đồng, lũy kế cả năm ước đạt 905.250 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán
Trong năm 2012 đã huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông qua phát hành trái phiếu chính phủ đạt 140.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra, bằng 177% so với năm 2011 Trong năm 2012, công tác tổ chức điều hành NSNN đã được triển khai tích cực, chủ động; trong điều kiện thu khó khăn, công tác quản lý chi NSNN được tăng cường, bảo đảm tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả
Cả năm 2012 So với dự toán năm Lũy kế cả năm
Trang 112.3 Tác động của chính sách tài khóa đối với nền kinh tế :
Đối với Việt Nam, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012 là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mức tăng trưởng một cách hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế
Trong bối cảnh kinh tế hết sức khó khăn, hầu hết nguồn thu ngân sách Nhà nước (NSNN) (ngoại trừ thu từ dầu thô) đều gặp nhiều trở ngại, nhưng bằng những cố gắng trên cả 2 phương diện: tích cực kiểm soát nguồn thu và tiết kiệm chi tiêu, chúng ta vẫn đạt được dự toán thu NSNN (tăng 0,14% so với dự toán), đảm bảo cơ bản các hạng mục chi và duy trì mức bội chi NSNN 4,8% theo kế hoạch
Về tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế dù chậm lại so với những năm trước đây nhưng
có thể thấy là khi kinh tế vĩ mô dần ổn định, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng từng bước được cải thiện, tốc độ tăng trưởng qua các quý có xu hướng tăng dần đều để đưa tốc độ tăng trưởng cả năm đạt mức tăng 5,03% so với năm 2011 (tính theo giá cố định 2010 tăng 5,25%) Đây là mức tăng trưởng tuy thấp nhưng là mức có thể chấp nhận được, nhất là trong điều kiện nền kinh tế phải tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất Số doanh nghiệp mới thành lập trong khoảng 10 tháng đầu năm 2012 đạt hơn 46.000 doanh nghiệp (giảm khoảng 12% so với cùng kỳ năm 2011 , giải quyết được khoảng 1.165 nghìn lao động, tăng khoảng 3,3% so với cùng kỳ năm 2011 và đạt 72,8% kế hoạch năm 2012 Tuy nhiên , số doanh nghiệp đã giải thể và dừng hoạt động trong 9 tháng đầu năm 2012 là hơn 35.483 doanh nghiệp (tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2011)
Tổng đầu tư xã hội ước 9 tháng đầu năm 2012 đạt 708,6 nghì tỷ đồng, bằng 35,2% GDP và tăng 8,6% so cùng kỳ năm 2011.Đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký trong 8 tháng đầu năm
2012 đạt 8,5 tỷ USD, bằng 66,1% cùng kỳ năm 2011 Đầu tư trực tiếp thực hiện 8 tháng đầu năm
2012 đạt 7,28 tỷ USD, bằng 99,7% cùng kỳ năm 2011 Như vậy, so với mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6 - 6,5% thì năm 2012 sẽ là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam không đạt kế hoạch như đã
dự kiến
Tuy nhiên, có thể tạm nhận xét rằng chính sách tài khóa hướng tới mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô về cơ bản có phát huy tác dụng
III GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Một số đề xuất về việc sử dụng chính sách tài khóa trong thời gian tới:
Để tăng cường hiệu quả cần phải có sự kết hợp nhịp nhàng và đồng bộ theo hướng sau đây: Thứ nhất, cần triển khai mạnh mẽ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh,
hỗ trợ thị trường, xử lý nợ xấu, trong đó tập trung vào các nội dung gia hạn thời gian nộp thuế