1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn quá trình truyền bá của Đạo tin lành và tác Động chính trị xã hội của nó Ở việt nam trước năm 1990 (tt)

26 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quá trình truyền bá Đạo Tin Lành và tác động chính trị - xã hội của nó ở Việt Nam trước năm 1990
Tác giả Nguyễn Đức Thắng
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 468,53 KB

Nội dung

Mục tiêu Với mong muốn từ cơ sở lịch sử là quá trình truyền giáo và gây dựng Hội Thánh Tin Lành ở Việt Nam từ 1911 đến trước 1990, tìm hiểu những ảnh hưởng, tác động của đạo Tin Lành lê

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quang Hưng

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân

Phản biện 2: TS Đỗ Thị Ngọc Anh

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN Vào hồi phút ngày tháng năm 2024

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thư viện và Tri thức số, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đạo Tin Lành là một tôn giáo tương đối trẻ ở Việt Nam được truyền vào từ năm 1911 tại thành phố Tourane nay là thành phố Đà Nẵng Hiện nay, toàn Việt Nam có 1,12 triệu tín hữu Tin Lành (theo số liệu của Bộ Ngoại Giao Mỹ) chiếm khoảng 0,5-2% dân số Việt Nam nhưng đạo Tin Lành lại là tôn giáo có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2000-2017, đạt tỷ lệ 600% trong thời kỳ được khảo sát (Theo số liệu Bộ Ngoại Giao Mỹ) và phát triển chủ yếu trong các vùng dân tộc thiểu số và khu vực biên giới của Việt Nam Vì thế sự truyền bá, du nhập và phát triển của đạo Tin Lành ở Việt Nam là một vấn đề cần dược nghiên cứu

Đạo Tin Lành là một trong ba nhánh của Kitô giáo ( hai nhánh còn lại

là Công Giáo và Chính Thống Giáo Đông Phương) và có khoảng 900 triệu tín

đồ trên thế giới (Theo số liệu của PEW Research Center năm 2020), chủ yếu tập trung ở Bắc Mỹ (Mỹ và Canada) và vùng duyên hải Bắc Âu, là những quốc gia giàu có, thịnh vượng, dân chủ và có nền kinh tế phát triển cao cùng với trình độ khoa học tiên tiến, mức sống người dân cao nhất thế giới Trong

400 năm từ khi cuộc Cải Chánh Tin Lành bắt đầu vào thế kỷ XVI cho đến đầu thế kỷ XX trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, đạo Tin Lành là động lực tinh thần vĩ đại để cho các nước tư bản cùng với các nhà tư bản bung ra trên mọi phương diện để kinh doanh, phát triển, tạo nên thời kỳ anh hùng của chủ nghĩa tư bản với số lượng của cải vật chất được tạo ra nhiều hơn tất cả các thời đại trước đó cộng lại Các nước vùng Bắc Âu và Bắc Mỹ, mà theo nhà

xã hội học người Đức Max Weber gọi là “Các dân tộc Tin Lành” là những người tiên phong cho kỷ nguyên hiện đại của lịch sử toàn cầu về thương mại quốc tế, trao đổi hàng hoá và là bình minh của thời kỳ toàn cầu hoá sau này

Vì những lý do kể trên nên học viên Nguyễn Đức Thắng lựa chọn đề tài

“Quá trình truyền bá và tác động chính trị xã hội của đạo Tin Lành ở Việt Nam trước năm 1990” để làm luận văn thạc sĩ của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Đạo Tin Lành xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1911 và từ năm 1927 Hội thánh Tin Lành Việt Nam được thành lập với tư cách một Hội Thánh Quốc Gia độc lập Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn trong sinh hoạt chính trị xã hội, tuy nhiên những công trình nghiên cứu nghiêm túc về góc độ tác động chính trị xã hội của đạo Tin Lành vẫn còn hạn chế

Trang 4

Về phía các tác giả Tin Lành như mục sư Lê Hoàng Phu với công trình như “Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (1911-1965)”, mục sư Lê Văn Thái với cuốn hồi ký “Bốn mươi sáu năm chức vụ” Ngoài ra còn các hồi ký

và ghi chép của mục sư Phạm Xuân Tín, mục sư Tôn Thất Bình, mục sư Thái Phước Trường và các mục sư thuộc Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) Về phía các công trình nghiên cứu thì có thể kể đến công trình “Đạo Tin Lành trên thế giới và ở Việt Nam” của tác giá Nguyễn Thanh Xuân, luận văn tiến sĩ sử học của Nguyễn Xuân Hùng về “Quá trình truyền đạo Tin Lành

ở Việt Nam từ 1911-1975” Đặc biệt, gần đây công trình “Những rẻo cao mây phủ” do Nguyễn Quang Hưng chủ biên là một tài liệu vô cùng quan trọng cung cấp tri thức về cộng đồng Tin Lành người H’mông Tác giả Đỗ Quang Hưng với góc nhìn giữa mối quan hề về tôn giáo và chính trị cũng cung cấp góc nhìn về lý thuyết quan hệ giữa tôn giáo và nhà nước trong cuốn

“Nhà Nước Thế Tục” Ngoài những tác phẩm nghiên cứu nói trên thì hầu như chưa có công trình nghiên cứu về tác động chính trị xã hội của đạo Tin Lành, đặc biệt là dưới góc độ chính trị học

3 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

3.1 Mục tiêu

Với mong muốn từ cơ sở lịch sử là quá trình truyền giáo và gây dựng Hội Thánh Tin Lành ở Việt Nam từ 1911 đến trước 1990, tìm hiểu những ảnh hưởng, tác động của đạo Tin Lành lên chính trị xã hội Việt Nam Từ đó góp phần xây dựng hiểu biết về tác động chính trị của đạo Tin Lành trong các vấn

đề chính trị và xã hội trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XX

3.2 Nhiệm vụ

Để hoàn thành được mục tiêu đề cập ở trên, đề tài nghiên cứu cần tập trung giải quyết vào những nhiệm vụ,

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đạo Tin Lành ở Việt Nam trong đó có Hội Thánh Tin Lành Việt Nam với các tổ chức, chi nhánh của nó trong quá trình gây dựng và phát triển từ

1911 đến 1990, bao gồm Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (MB) và Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (MN) cùng với các Hội thánh khác trực thuộc các hệ phái ngoài CMA và các tổ chức Tin Lành quốc tế

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu và quá trình truyền bá và tác động chính trị xã hội của đạo Tin Lành ở Việt Nam giai đoạn 1911 đến trước 1990

Trang 5

Phạm vi không gian: Đạo Tin Lành ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam Phạm vi thời gian: Từ 1911 đến trước 1990

5 Hướng tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

5.1 Hướng tiếp cận

Đề tài dựa trên các lý thuyết chính trị học định hướng nghiên cứu để phân tích tìm hiểu tác động của đạo Tin Lành đến tình hình chính trị-xã hội ở Việt Nam trước năm 1990

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng phương pháp logic-lịch sử và phương pháp phân tổng hợp

tích-Phương pháp logic - lịch sử,

Phương pháp phân tích - tổng hợp được đề tài sử dụng để phân tích các

dữ kiện lịch sử từ đó cho thấy ảnh hưởng,

6 Đóng góp mới của luận văn

Luận văn chỉ ra những ảnh hưởng, tác động đến tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam của đạo Tin Lành trong quá trình truyền bá và xây dựng Hội Thánh Đồng thời chỉ ra những đặc sắc của một tôn giáo cải cách, để từ đó có thể chắt lọc áp dụng những mặt tốt vào đời sống kinh tế xã hội Việt Nam, cung cấp tri thức nghiên cứu ảnh hưởng tôn giáo lên chính trị xã hội dưới góc nhìn chính trị học nghiên cứu

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

-Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp tri thức cho nghiên cứu tôn giáo dưới góc nhìn chỉnh trị và ảnh hưởng của tôn giáo đối với các vấn đề chính trị xã hội

-Về thực tiễn: Vận dụng kết quả nghiên cứu góp phần vào công cuộc xây dựng chính sách tôn giáo nhằm phát huy nguồn lực của đạo Tin Lành trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước

8 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành ba chương và tám tiết

Chương 1 Sự truyền bá của đạo Tin Lành từ tiên khởi đến năm 1975 Chương 2 Sự phát triển của đạo Tin Lành việt nam từ sau năm 1975 Chương 3 Đạo Tin Lành ở Việt Nam trước 1990: nhìn từ góc độ văn hoá và chính trị xã hội

Trang 6

Chương 1 SỰ TRUYỀN BÁ CỦA ĐẠO TIN LÀNH TỪ TIÊN KHỞI

ĐẾN NĂM 1975 1.1 Từ tiên khởi đến 1954

Năm 1911, theo lời kêu gọi và tuyên thệ của Hội truyền giáo Phúc Âm liên hiệp (CM&A)-một tổ chức truyền giáo được mục sư A.B Simpson thành lập , các mục sư và giáo sĩ Tin Lành người Mỹ, trong đó có nhiều vị gốc Đức

và Pháp đã có mặt ở Việt Nam để rao giảng Phúc Âm Như vậy, đạo Tin Lành được truyền vào Việt Nam trong hoàn cảnh đặc biệt đó là khi Việt Nam đang bị thực dân Pháp cai trị và có những thay đổi về văn hoá và xã hội Vì thế để hiểu rõ hơn quá trình truyền đạo tiên khởi của những giáo sĩ Tin Lành người Mỹ đầu thế kỷ XX, cần có nhận thức về bối cảnh chính trị cũng như văn hoá và xã hội của Việt Nam thời thuộc địa

Về mặt chính trị,

Về mặt văn hoá và xã hôi,

Tuy có những thuận lợi nhất định, nhưng những chính sách của chính quyền thực dân cũng có những điểm bất lợi gây khó khăn cho các nhà truyền giáo Tin Lành lúc ban đầu Khi xâm lược Việt Nam vào giữa thế kỷ XIX, Pháp lấy cớ là để bảo vệ giáo dân Công Giáo lúc đó bị nhà Nguyễn đàn áp và bách hại Vì vậy, nên trong hai hiệp ước Quý Mùi 1883 và Giáp Tuất 1884, là các hiệp ước quy định về chủ quyền Pháp tại Đông Dương, đều công nhận sự

tự do và đặc quyền duy nhất được truyền đạo của các thừa sai và giáo sĩ Công Giáo Về sau, khi đạo Tin Lành được truyền vào Việt Nam, giới chức Pháp

đã viện điều khoản này để ngăn cản sự truyền đạo của những giáo sĩ Tin Lành và cũng chính vì lý do này, trong thời Pháp thuộc, Hội thánh Tin Lành không được hưởng trọn vẹn quyền của một tổ chức tôn giáo như Giáo hội Công Giáo Việt Nam được hưởng từ năm 1884

Mặc dầu vậy, vào thời điểm đầu thế kỷ XX khi đạo Tin Lành đến Việt Nam, Công Giáo dù có cộng đồng đông giáo dân và thế lực mạnh nhưng do quá trình truyền giáo lại gắn với chủ nghĩa thực dân nên dù có thế lực mạnh, nhưng vai trò trong đời sống xã hội và văn hoá Việt Nam vẫn còn mờ nhạt

Vì vậy khi các giáo sĩ Tin Lành đến truyền đạo mặc dù vẫn có những xung đột về việc thờ cúng tổ tiên nhưng sự co cum của giáo dân Công Giáo và thái

độ của dân chúng đối với Giáo Hội Công Giáo đã tạo nên những khoảng trống để các giáo sĩ Tin Lành có thể truyền đạo và gây dựng cộng đồng tín hữu trong một xã hội Á Đông

Bên cạnh cộng đồng Công giáo, một nhánh khác của Kitô Giáo, các giáo sĩ Tin Lành khi đến Việt Nam còn phải đối diện với cộng đồng tôn giáo

Trang 7

bản địa có truyền thống lâu đời đó là cộng đồng tín đồ của đạo Nho, đạo Phật

và đạo Lão

Phật giáo thời kỳ Pháp thuộc tương đối suy tàn nếu so với các thời đại cực thịnh vào thời Lý-Trần Tuy nhiên, đầu thế kỷ XX, các phong trào chấn hưng đạo Phật phát triển mạnh, nổi bật với việc in ấn các kinh sách Phật giáo Đạo Nho, học thuyết nền tảng gắn liền với chế độ quân chủ vẫn có sức ảnh hưởng trong dân chúng, dù rằng kể từ năm 1919, khoa cử chữ Hán kết thúc với khoa thi Nho học cuối cùng và với sự lan truyền của chữ Quốc Ngữ, chữ Hán mất dần ảnh hưởng Dù vậy, trong cộng đồng xã hội Việt Nam, đặc biệt

là làng xã các giá trị văn hoá và đạo đức của Nho giáo vấn tiếp tục bám rễ sâu sắc vào đời sống của người dân Việt Nam đầu thế kỷ XX Đạo Lão với những nghi lễ ma chay, thờ cúng, vào thời điểm này đè nặng lên người dân những khía cạnh bảo thủ, phản tiến bộ

Bên cạnh những tôn giáo đã tồn tại từ trước, đạo Tin Lành khi truyền vào Việt Nam còn tiếp xúc với một xã hội làng xã mang các đặc điểm nông thôn châu Á Một nền văn hoá có truyền thống hàng ngàn năm và có những quan điểm về tâm linh văn hoá, xã hội khác biệt với những giá trị mà các giáo

sĩ rao giảng

Mặc dù vậy, nhưng nếu xét đến các công trường truyền giáo khác tại châu Á thì Việt Nam là địa điểm tương đối lý tưởng cho các nhà truyền giáo Tin Lành Khu vực các nước ảnh hưởng Phật giáo như Miến Điện, Thái Lan

và Lào cùng với quần đảo Indonesia theo Islam khó tiếp cận hơn nhiều so với Việt Nam Việt Nam là nơi có đường bờ biển dài và mở rộng, và là trung tâm giao thương của Đông Dương thời điểm bấy giờ Thông qua các hải cảng, đặc biệt là hải cảng Đà Nẵng, đạo Tin Lành dễ dàng truyền vào Việt Nam Người Việt lại dễ tiếp thu những tư tưởng mới bởi trong suốt chiều dài lịch

sử, với vị trí lan can hướng ra biển Đông, Việt Nam đã tiếp nhận nhiều luồng văn hoá, tư tưởng khác nhau từ nước ngoài truyền vào Chinh vì vậy, Việt Nam sẽ là nơi lý tưởng cho Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp thực hiện sứ mạng rao truyền “Nước Chúa” của mình

Như vậy từ năm 1911 khi đạo Tin Lành được truyền đến Việt Nam cho đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, đạo Tin Lành ở Việt Nam đã hình thành một cộng đồng tín hữu ổn định với một tổ chức mang tính chất quốc gia là Hội thánh Tin Lành Việt Nam cùng với hàng giáo phẩm bản xứ Đây là những bước đi vững chắc ban đầu trên con đường truyền bá phúc âm của đạo Tin Lành ở Việt Nam, là bước đệm để Hội thánh Tin Lành chuẩn bị bước vào một thời kỳ lịch sử mới với đầy biến động và thách thức

Trang 8

1.2 Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc): 1954-1975

Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm thay đổi toàn bộ cục diện lịch sử Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, miền Bắc tiến hành xây dựng chế độ mới, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa Trong khi đó tại miền Nam, Ngô Đình Diệm tiến hành trưng cầu dân ý phế truất Bảo Đại và thành lập Việt Nam Cộng Hòa tháng 10 năm 1956 Từ đây, lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam chia đôi với hai hội thánh ở hai miền: Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc) và Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam)

Theo điều khoản của Hiệp Định Geneva, dân chúng hai miền Việt Nam được quyền tự do di chuyển giữa hai miền ngăn cách bởi vĩ tuyến 17 và thời gian cho phép là 300 ngày, sau hai năm tức là đến năm 1956 sẽ tổ chức tổng tuyển cử bầu ra chính phủ hợp pháp của nước Việt Nam thống nhất Do nhận thấy sự chênh lệch về dân số hai miền, phía Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm rải truyền đơn, kêu gọi dân chúng, đặc biệt là giáo dân Công Giáo di cư

và Nam Trong cuộc di cư khổng lồ này bên cạnh một triệu giáo dân Công giáo có hơn 1000 tín hữu thuộc Hội Thánh Tin Lành

Sau 1954, số tín hữu tại miền Nam bị chia cắt với lãnh đạo hội thánh tại miền Bắc Về mặt luật pháp, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyền tự do tôn giáo của nhân dân, công nhận các tổ chức tôn giáo trong đó có Hội thánh Tin Lành Hiến pháp nước Việt nam dân Chủ Cộng Hòa năm 1959 quy định: “công dân nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hưởng tự do tín ngưỡng, họ có thể thực hành hoặc không thực hành một tôn giáo.” Đến năm 1955, trên báo Nhân Dân số 488, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ban hành Nghị định tự do tôn giáo

Dựa trên căn bản sự thừa nhận hợp pháp của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa về quyền tự do tôn giáo và vào thực tế cộng đồng Tin Lành miền Bắc bị chia cắt với miền Nam nên lãnh đạo Hội Thánh tại miền Bắc tổ chức Đại hội đồng năm 1955 Tuy nhiên vì chưa đến thời gian tổng tuyển cử nên giới lãnh đạo Tin Lành miền Bắc chỉ tổ chức ở cấp địa hạt và vẫn gọi theo chức danh cũ với những chức vụ chủ chốt Đến năm 1958, do tình hình hai miền vẫn chia cắt và không có tổng tuyển cử, giới Tin Lành ở miền Bắc

tổ chức Đại hội đồng chính thức thành lập Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc) và tiến hành soạn thảo một bản điều lệ riêng Sau nhiều lần soạn thảo và tu chính, đến năm 1962, tại kỳ Đại hội đồng thứ VIII họp tại Hà Nội, bản điều lệ của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc) chính thức được

Trang 9

thông qua Từ đây, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc) chính thức trở thành một Hội Thánh Quốc Gia độc lập với điều lệ, tổ chức và cơ cấu riêng biệt so với Hội Thánh ở Miền Nam Bản điều lệ năm 1962 của Hội Thánh Miền Bắc kế thừa hầu hết có đặc điểm truyền thống của Bản điều lệ năm

1928, tu chính năm 1936, tuy nhiên có một số điểm khác biệt Về tổ chức chỉ còn hai cấp Tổng hội và Chi hội, “Truyền đạo” được đổi gọi là “Giảng sư” Đặc biệt trong bản điều lệ năm 1962, có tôn chỉ mục đích mang tính chính trị-xã hội mà các bản điều lệ trước không có, đó là: “Hội thánh có nhiệm vụ giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, nghĩa vụ công dân, ý thức tôn trọng chính quyền nhân dân và pháp luật của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hội thánh đoàn kết cùng toàn dân xây dựng Tổ quốc Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giầu mạnh”

Bên cạnh công tác soạn thảo Bản điều lệ mới Hội thánh tại Miền Bắc còn tiến hành công tác về nhân sự Hội thánh Sau kỳ đại hội lầ thứ VI tổ chức năm 1958, lãnh đạo Hội Thánh phong chức mục sư cho một số Truyền đạo

để bổ sung nhân sự quản lý các chi hội Tổng cộng có 12 mục sư và hai truyền đạo được thụ phong trong năm 1958

Về cơ sở đào tạo, trước năm 1954, Hội Thánh chỉ có cơ sở là Trường Kinh Thánh Đà Nẵng Sau ngày đất nước chia cắt Miền Bắc không có cơ sở đào tạo riêng Trước thực tế này, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc)

đã đi đến quyết định thành lập Trường Kinh Thánh Hà Nội và tổ chức chiêu sinh khóa đầu tiên vào năm 1962-1964 Khóa 1 Trường Kinh Thánh Hà Nội kết thúc với chỉ 5 người đủ điều kiện phong mục sư và giảng sư Sau khi tổt nghiệp, một số truyền đạo tham gia kháng chiến chống Mỹ và đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Tinh thần ái quốc của họ thể hiện rõ trách nghiệm xã hội mà Bản điều lệ năm 1962 đã đề ra Trong đó người tín nhân không chỉ phục vụ với tư cách là người hầu việc Chúa mà còn đảm đương nghĩa vụ của một công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Do hoàn cảnh chiến tranh leo thang từ năm 1964, nhất là hai đợt Mỹ ném bom miền Bắc vào các năm 1965 và 1972, hoạt động của Trường Kinh Thánh Hà Nội buộc phải tạm ngưng

Một điểm đáng chú ý về hoạt động của đạo Tin Lành ở miền Bắc đó là tính chất chính trị-xã hội của tổ chức Hội Thánh Khác với Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) hoàn toàn đứng ngoài chính trị và chỉ tham gia công tác truyền giáo, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) tham gia các hoạt động ngoại giao nhân dân, điển hình là mục sư Bùi Hoành Thử đi 28

Trang 10

quốc gia để vận động cho cuộc kháng chiến ở miền Nam Đây là điểm khác biệt căn bản giữa hai tổ chức Tin Lành ở hai miền Nam-Bắc

Trong suốt hai mươi mốt năm từ 1954 đến 1975, đạo Tin Lành ở miền Bắc phát triển rất chậm so với đạo Tin Lành ở miền Nam sở dĩ có hiện tượng như vậy một phần do hạn chế của thời kỳ chiến tranh khốc liệt, một phần do vào thời điểm đó nhận thức của chính quyền về tôn giáo trong đó có đạo Tin Lành còn hạn chế Tính đến thời điểm năm 1975, toàn miền Bắc có 4 Hội thánh với 20 chi hội, bao gồm khoảng 2000 tín hữu

1.3 Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam): 1954-1975

Trái ngược với sự phát triển chậm chạp tại miền Bắc, giai đoạn

1954-1975 là thời kỳ bùng nổ về truyền giáo của Hội thánh tại miền Nam Các chương trình truyền giáo đã mở rộng và thâm nhập đến mọi tầng lớp xã hội

và bằng mọi phương tiện kể cả truyền thanh, in ấn và sau đó là truyền hình Thành công vang dội của giai đoạn này là chương trình truyền giáo lên Tây Nguyên với sự phối hợp của các mục sư Việt và Mỹ

Sau năm 1954, giới Tin Lành miền Nam chỉ hoạt động ở các tỉnh từ vĩ tuyến 17 trở vào Đặc biệt khi Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) được thành lập thì Hội Thánh Tin Lành Việt Nam vẫn giữ tên gọi cũ, nhưng trên thực tế thì tên gọi đúng là Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam)

Khi đất nước chia đôi, địa phận hoạt động của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) bị thu hẹp Hội Thánh chỉ còn quản lý một phần Trung hạt

và Nam hạt Tại Đại hội đồng lần thứ 25 họp tại Vĩnh Long năm 1957, vấn đề phân chia lại địa hạt cho phù hợp với thực tế quản lý đã được đưa ra nhưng chưa thực hiện được Vấn đề cấp bách lúc bấy giờ là tìm kiếm sự công nhận pháp lý từ chính quyền Ngô Đình Diệm Mục sư Lê Văn Thái, với tư cách là Tổng hội trưởng đã có văn thư chính thức đề nghị chính phủ Việt Nam Cộng Hòa công nhận tư cách pháp nhân của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) Ngay sau đó với văn thư số 9574 của Bộ Nội An Việt Nam Cộng Hòa

do Thủ lý Vũ Tiến Huân ký ngày 30 tháng 8 năm 1957 đã công nhận tư cách pháp nhân của Hội thánh, trong đó ban lãnh đạo gồm bốn thành viên:

- Mục sư Lê Văn Thái: Hội Trưởng

- Mục sư Trần Thự Quang: Hội viên

- Mục sư Kiểu Công Thảo: Hội viên

- Mục sư Trần Văn Đê: Hội viên

Sự công nhận tư cách pháp nhân của chính quyền miền Nam đối với Hội Thánh là một bước tiến quan trọng trong công tác tái tổ chức bộ máy

Trang 11

nhân sự và kiện toàn cơ cấu Hội thánh Đến năm 1962, khi tình hình hoạt động của Hội Thánh đã ổn định, Đại hội đồng lần thứ 30 tại Nha Trang quyết định chia lại địa hạt cho phù hợp với thực tế, điều mà Đại hội đồng lần thứ 25 chưa thực hiện được

Tiểu kết chương 1

Đạo Tin Lành được truyền bá vào Việt Nam từ năm 1911, chỉ sau mười sáu năm truyền giáo, các giáo sĩ người Mỹ xây dựng thành công Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Từ năm 1927 cho đến năm 1945, từ những tín hữu đầu tiên, Hội thánh Tin Lành Việt Nam đã phát triển và xây dựng một cộng đồng

ổn định với gần 15 ngàn tín hữu Mặc dù có những khó khăn vì lý do khác biệt văn hoá và sự cản trở đến từ phía chính quyền thuộc địa Pháp, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam vẫn phát triển và trở thành một trong những công trường truyền giáo thành công tại châu Á trực thuộc Hội Truyền giáo Phúc

âm Liên hiệp Từ sau năm 1945, khi Việt Nam được độc lập, Hội thánh được công nhận địa vị pháp lý của một tổ chức tôn giáo và có những bước phát triển mới trong thời kỳ Kháng chiến chống Pháp Trong bốn năm cuối của cuộc kháng chiến, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam đã trỗi dậy mạnh mẽ, phục hồi các cơ sở bị tàn phá trong chiến tranh và cải đạo cho nhiều tín hữu mới Sau hiệp định Geneva năm 1954, vì những lý do lịch sử, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam bị chia đôi thành hai tổ chức độc lập ở mỗi miền đó là Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) Trong giai đoạn từ 1954-1975, hai Hội Thánh Quốc Gia đã có những bước phát triển khác nhau Ở miền Bắc, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, Hội Thánh phát triển chậm hơn so với giai đoạn trước trong khi đó ở miền Nam, với sự giúp đỡ của các tổ chức Tin Lành quốc tế và đặc biệt là các

hệ phái Tin Lành đến từ Mỹ, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) đã

có bước phát triển mạnh mẽ Bên cạnh đó, xuất hiện thêm các Hội Thánh khác, bên ngoài Hội Truyền Giáo (CMA) khiến bức tranh của đạo Tin Lành ở miền Nam Việt Nam thêm đa sắc Cùng với những nỗ lực truyền giáo, Hội Thánh Tin Lành (trực thuộc CMA) và đạo Tin Lành ở miền Nam Việt Nam

đã để lại nhiều dấu ấn trong các lĩnh vực như cứu tế, y tế, giáo dục, truyền thanh và in ấn Những đóng góp của đạo Tin Lành nhờ đó tác động đến tình hình xã hội miền Nam Việt Nam Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, đất nước được thống nhất Chiến tranh kết thúc và đạo Tin Lành ở Việt Nam bước sang một giai đoạn phát triển mới

Trang 12

Chương 2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO TIN LÀNH VIỆT NAM

TỪ SAU NĂM 1975 2.1 Hội Thánh Tin Lành Việt Nam từ 1975 đến 1990

Sau năm 1975, với sự thống nhất hai miền Việt Nam, đạo Tin Lành có

bước phát triển mới Mặc dù hai Hội thánh là Hội Thánh Tin Lành Việt Nam

(miền Bắc) và Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) vẫn hoạt động như

hai tổ chức riêng biệt, thì sự phát triển của đạo Tin Lành và hoạt động của hai

Hội Thánh vẫn có những điểm chung

Trước hết, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) có bước phát triển

mới Năm 1987, Trường Kinh Thánh Hà Nội thuộc sự quản lý của Hội Thánh

Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) tổ chức chiêu sinh khóa hai, niên khóa

1988-1993 Trong đợt tuyển sinh này, trường nhận 15 học viên trong đó có 10 học

viên chính thức và 5 học viên dự thính Trong bối cảnh chung là công cuộc

đổi mới toàn diện và triệt để mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đưa ra trong Đại

hội VI năm 1986, cách thức nhìn nhận và quản lý tôn giáo cũng thay đổi

Năm 1990, Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam

ban hành nghị quyết 24/NQ-TW về vấn đề tôn giáo, đây là bước chuyển mới

trong công tác tôn giáo của Đảng Nhờ có sự đổi mới chính sách, Hội Thánh

Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) được nhận con dấu và được phép chiêu sinh

Đây là bước chuyển mới về công tác tôn giáo thể hiện sự quan tâm của Đảng

dành cho Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc)

Tại Trường Kinh Thánh, ngoài lớp chính khóa đào tạo về Kinh thánh,

còn có các lớp giáo lý do các bà mục sư tổ chức nhằm hỗ trợ công tác chăm

sóc tín hữu trong Hội Thánh Trong giai đoạn này, mục sư Bùi Hoành Thử là

người dẫn dắt Trường Kinh Thánh Hà Nội trong vai trò phó Tổng Hội

Trưởng và hiệu trưởng Trường Kinh Thánh Hà Nội ngoài các giờ giảng của

mục sư tại Hội Thánh Hà Nội, Trường Kinh Thánh Hà Nội còn mời các mục

sư thuộc Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) tới thỉnh giảng

Từ những năm 1990, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) tích

cực liên kết với những tổ chức Tin Lành quốc tế như hệ phái Mennonite, hệ

phái Baptist để thực hiện các chương trình đào tạo và truyền giảng

Về phía Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam), sau ngày thống

nhất đất nước tình hình chính trị xã hội thay đổi tác động đến hoạt động của

Hội thánh Do nhận thức của chính quyền mới về vấn đề tôn giáo, Hội Thánh

Tin Lành Việt Nam (miền Nam) và các hệ phái Tin lành khác không được

cấp phép hoạt động Sau kỳ Đại hội đồng lần thứ 42 cho đến thâp niên 90

Trang 13

Tổng Liên Hội Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) vẫn không được phép tổ chức Đại hội đồng Thay đổi đáng kể nhất trong giai đoạn này là việc phân chia lại địa hạt Các địa hạt cũ trực thuộc Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) được phân chia lại Năm 1976, Đại hội đồng lần thứ 42 của Tổng Liên Hội Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) tại thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định phân chia lại địa hạt theo đó hai địa hạt Thượng du

bị giải tán và ghép và hai địa hạt ở miền Trung, cụ thể như sau:

- Địa hạt Liên hội Trung Trung bộ gồm các chi hội Bình Trị Thiên, Quảng Nam-Đà Nẵng, Gia Lai-Kontum, Nghĩa Bình

- Địa hạt Liên hội Nam Trung bộ bao gồm các chi hội Đắk Lắk, Phú Khánh, Lâm Đồng, Thuận Hải

- Địa hạt Liên hội Đông Nam bộ gồm các chi hội Sông Bé, Đồng Nam, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh

- Địa hạt Liên hội Trung Nam bộ gồm các chi hội Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Cửu Long

- Địa hạt Liên hội Tây Nam bộ gồm các chi hội Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Minh Hải

Trong 10 năm từ năm 1975 đến năm 1985, do tình hình kinh tế chính trị trong nước và thế giới phức tạp ảnh hưởng tiêu cực đến sự hoạt động của Hội thánh Nhiều mục sư rời Việt Nam đến định cư ở các nước khác khiến cho hoạt động của nhiều chi hội gặp khó khăn Ngoài ra, do cách nhìn và cách tiếp cận của những người làm chính sách tại thời điểm đso chưa thấu đáo nên chưa tạo được những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đạo Tin Lành

Từ năm 1986, tình hình kinh tế-xã hội có nhiều thay đổi, tạo nên sự thay đổi chính sách đối với hoạt động của đạo Tin Lành Đại hội lần thứ VI của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã quyết định thực hiện đường lối đổi mới trong kinh tế và xã hội một cách toàn diện và triệt để Từ những tiền đề chính trị đó, các nhà quản lý và thực hiện chinh sách có cái nhìn tích cực hơn về đạo Tin Lành từ đó tạo thuận lợi về chính sách cho sự phát triển của cả hai Hội Thánh Quốc Gia Đặc biệt năm 1990 Bộ Chính Trị ra nghị quyết số 24 về Tôn Giáo, đây là tiền đề chính sách vững chắc giúp cho đạo Tin Lành phát triển Nghị quyết thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với Hội Thánh Tin Lành Việt Nam và các tổ chức tôn giáo khác, tạo điều kiện pháp lý để đạo Tin Lành được phát triển và ổn định

Ngày đăng: 21/10/2024, 10:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w