Phương pháp này giúp cho hoạt động nhận thức truy tìm bản chất của đối tượng nghiên cứu, lần theo đó để có thể hiểu được toàn bộ hiện thực sinh động trong tính cụ thể của nó, từ đó có nh
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN QUỲNH HƯƠNG
PHƯƠNG PHÁP ĐI TỪ TRỪU TƯỢNG ĐẾN CỤ THỂ VÀ
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NÓ TRONG NGHIÊN CỨU KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI – 2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN QUỲNH HƯƠNG
PHƯƠNG PHÁP ĐI TỪ TRỪU TƯỢNG ĐẾN CỤ THỂ VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NÓ TRONG NGHIÊN CỨU KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ về đề tài “Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể và
ý nghĩa phương pháp luận của nó trong nghiên cứu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” là kết quả của quá trình học
tập và nghiên cứu một cách nghiêm túc của tác giả trong chương trình cao học Triết học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Hội đồng khoa học, Hội đồng đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Triết học của Khoa Triết học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng quý thầy cô khoa Triết học đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thúy
Vân – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý
báu cho luận văn cũng như truyền đạt kiến thức và đào tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu, thực hiện luận văn
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu song luận văn không tránh khỏi những sai sót, kính mong được sự góp ý của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Quỳnh Hương
Trang 4MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU……… 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 11
6 Ý nghĩa của luận văn 11
7 Kết cấu của luận văn 11
B.NỘI DUNG……….12
CHƯƠNG 1 TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CHO SỰ RA ĐỜI PHƯƠNG PHÁP ĐI TỪ TRỪU TƯỢNG ĐẾN CỤ THỂ……….12
1.1 Quan niệm của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển về “điểm khởi đầu nghiên cứu”……… 12
1.2 Quan niệm của G.W.F Hêghen về quá trình nhận thức đi từ trừu tượng đến cụ thể……….17
1.3 Việc xác định điểm khởi đầu nghiên cứu trong một số ngành khoa học cụ thể 27 CHƯƠNG 2 MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐI TỪ TRỪU TƯỢNG ĐẾN CỤ THỂ TRONG TRIẾT HỌC MÁC XÍT……… ……….32
2.1 Khái niệm Cái cụ thể và Cái trừu tượng 32
2.1.1 Khái niệm Cái cụ thể 32
2.1.2 Khái niệm Cái trừu tượng 36
2.2 Nội dung phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể 41
2.2.1 Quá trình đi từ cụ thể đến trừu tượng 41
2.2.2 Quá trình tiến từ trừu tượng đến cụ thể 45
Chương 3 Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐI TỪ TRỪU TƯỢNG ĐẾN CỤ THỂ TRONG NGHIÊN CỨU KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY………59
3.1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 59
3.2 Vận dụng phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể trong nghiên cứu nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 72
3.2.1 Xác định điểm khởi đầu trong nghiên cứu nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 72
Trang 53.2.2 Tính chỉnh thể của nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam – cái cụ thể chưa được nhận thức 89
C KẾT LUẬN……… ………….96
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 98
Trang 6A MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Phương pháp luận biện chứng duy vật là phương pháp tư duy khoa học, giúp con người có thể nhận thức và hành động đúng, phù hợp với quy luật, mang lại hiệu quả trong hoạt động thực tiễn Mặc dù vậy, việc hiểu đúng và đầy đủnội dung cũng như cách thức vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận này trong thực tiễn không phải lúc nào cũng được quán triệt Mặt khác, những khái quát lý luận của các phương pháp này cũng bộc lộ những điểm còn hạn chế, cần bổ sung, hoàn thiện thêm trước sự thay đổi nhanh chóng và phức tạp của hiện thực mà nó phản ánh
Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể là một trong những phương pháp quan trọng của phép biện chứng duy vật Phương pháp này giúp cho hoạt động nhận thức truy tìm bản chất của đối tượng nghiên cứu, lần theo đó
để có thể hiểu được toàn bộ hiện thực sinh động trong tính cụ thể của nó, từ
đó có những giải pháp để hoạt động thực tiễn một cách hiệu quả
Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và phát triển nển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh đổi mới và hội nhập Đây lànền kinh tế mở, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế vừa chịu sự chi phối bởi các nguyên tắc, quy luật của kinh tế thị trường, vừa bị chi phối bởi các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội và các yếu tố đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa Vì thế, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta vừa mang những đặc trưng chung của kinh tế thị trường, vừa có tính đặc thù - định hướng xã hội chủ nghĩa
Những biến động phức tạp trong thực tiễn phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay đang rất cần những định hướng về mặt phương pháp luận biện chứng
để nhận thức đúng đắn, từ đó hoạt động thực tiễn hiệu quả Chẳng hạn, điểm khởi đầu trong nghiên cứu kinh tế thị trường Việt Nam bắt đầu từ đâu? Bản
Trang 7chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì? Tính quy luật của quá trình phát triển kinh tế.v.v
Thực tế đó, đặt ra yêu cầu của việc nhất thiết phải trở lại những vấn đề phương pháp luận cơ bản của triết học, hệ thống hóa một cách căn bản và toàn diện, đồng thời hoàn thiện những nội dung lý luận còn thiếu hụt của nó,
đề xuất cách thức áp dụng những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản này trong nhận thức và hoạt động thực tiễn giúp chúng ta nhận thức đúng đắn và hành động hiệu quả, đạt được mục đích đặt ra trong phát triển kinh tế ở nước
ta hiện nay
Vì thế, việc tìm hiểu phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể được khái quát trong triết học Mác xít, từ đó chỉ ra ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là hết sức cần thiết Chỉ có xác định đúng điểm khởi đầu trong nghiên cứu hiện tượng này, chúng ta mới thấy ra đặc trưng căn bản nhất trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
là gì? Tìm được những nhân tố, yếu tố ảnh hưởng, tác động đến sự phát triển kinh tế ở nước ta, chỉ ra tính quy luật trong phát triển kinh tế phù hợp với tình hình thực tiễn trong nước, với tình hình khu vực và thế giới Với tính
cấp thiết của vần đề như vậy, nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Phương pháp
đi từ trừu tượng đến cụ thể và ý nghĩa phương pháp luận của nó trong nghiên cứu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm
công trình nghiên cứu
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Những nghiên cứu về phương pháp luận biện chứng duy vật nói
chung và phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể nói riêng
Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể rất ít được nghiên cứu một cách độc lập, phần lớn nó được nghiên cứu chung trong nội dung của phương pháp luận biện chứng duy vật Những vấn đề về phương pháp luận biện chứng duy vật được các nhà kinh điển Mác- Lênin đặt ra và nghiên cứu từ những năm 40 của thế kỷ XIX, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc thế giới quan duy vật và phép
Trang 8biện chứng của các nhà triết học trước đó Hệ thống tư tưởng này sau đó được Lênin tiếp tục phát triển và hoàn thiện, được thể hiện trong một số công trình tiêu biểu của các nhà kinh điển Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể có một vị trí quan trọng trong việc tái tạo lại toàn bộ biện chứng của đối tượng nhận thức nên rất được giới nghiên cứu triết học quan tâm Đây được xem như một phương pháp không thể bỏ qua khi nghiên cứu phương pháp biện chứng duy vật
Khi nghiên cứu vấn đề này, không thể bỏ qua Bộ Tư bản của C.Mác–
đây là hình mẫu lý tưởng của sự áp dụng thành công phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể và phương pháp thống nhất lôgic - lịch sử vào việc phát hiện
bản chất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Có thể thấy, Bộ Tư bản
đánh dấu sự hoàn thiện quan niệm của Mác về phương pháp “đi từ trừu tượng
đến cụ thể” mà trước đó ông đã thể hiện nó trong tác phẩm Lời nói đầu cuốn
Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị Theo đó, những nghiên cứu
chuyên sâu về phương pháp này của Mác cũng đều dựa trên sự phân tích một
cách khoa học và cặn kẽ từ Bộ Tư bản chứ không phải là những công trình
trong triết học phương Tây trước Mác, thì bộ sách Lịch sử phép biện chứng,
gồm 6 tập của Viện Triết học Liên Xô trước đây biên soạn cũng là một tài liệu rất hữu ích [Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, Viện Triết học (1998), Lịch sử phép biện chứng, phép biện chứng cổ đại, tập 1 Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội] Trong bộ Lịch sử phép biện chứng nêu trên đáng chú ý là tập 4 với tiêu
đề Lịch sử phép biện chứng Mác xít từ khi xuất hiện chủ nghĩa Mác đến giai
Trang 9đoạn Lênin do nhà xuất bản Tiến bộ Matxcơva ấn hành năm 1988 được in
thành một quyển riêng Trong tài liệu này các tác giả đã phân tích chi tiết phương pháp của Mác trong “Tư bản” Đi theo hướng này còn có một số bút
ký trong cuốn Lôgic học biện chứng của E.V.Ilencovkhi phân tích về sự hình
thành đối tượng lôgic học (chữ L viết hoa) đã đề cập đến những quan niệm khác nhau của các nhà triết học trong lịch sử về tư duy, Lôgic học và phép biện chứng, phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể, qua đó cung cấp những gợi mở đầu tiên cho học viên giải quyết vấn đề này Những bút ký của E.V Ilencov viết về lôgic của bộ “Tư bản” và một số khái niệm chủ yếu như “cái trừu tượng”, “cái cụ thể”, “cái lôgic”, “cái lịch sử”, “cái phổ biến”, “mâu thuẫn”… thực chất là sự phân tích chuỗi chuyển hóa của các khái niệm trong
“Tư bản” của Mác, từ việc phân tích khái niê ̣m kh ởi điểm ban đầu là “hàng hóa” cho đến những khái niệm kế tiếp làm nên một hệ thống các khái niệm cơ bản phản ánh sự vận động của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa Ngoài ra còn có
“Phương pháp nhận thức biện chứng” của A.P Steptulin, “Những vấn đề về
phép biện chứng trong Bộ Tư bản của Mác” của M.M Rodentan, cuốn “Lịch
sử phép biện chứng mác xít” từ khi xuất hiện chủ nghĩa Mác đến giai đoạn Lênin của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô Tập trung nhất, ta kể đến hai tác phẩm: “Lôgic học biện chứng” của I.V.Ilencốp (bản dịch của Nguyễn Anh Tuấn, năm 2003, nxb Văn hóa Thông tin) và “Phép biện chứng trong Bộ Tư bản của Mác” của M.M Rodentan (bản dịch xuất bản năm 1962, nxb Sự thật) Nếu như M.M.Rodentan tập trung vào luận điểm: điểm khởi đầu trong nhận thức là “cái cụ thể cảm tính” chứ không phải “cái trừu tượng” thì I.V.Ilencốp tập trung chứng minh rằng: mạch đi từ trừu tượng đến cụ thể không chỉ có trong nhận thức mà còn có trong hiện thực Từ góc độ nguyên tắc đi từ trừu tượng đến cụ thể, tác giả Mancốpxky còn xem xét mối tương quan giữa phạm trù khởi đầu với phạm tù cuối cùng Chúng ta có thể khảo sát thêm vấn đề này trong các nghiên cứu của nhiều học giả Nga khác, tập trung trong cuốn “Lịch
Trang 10sử phép biện chứng mácxít, Từ khi xuất hiện chủ nghĩa Mác đến giai đoạn Lênin” [1986, Nxb Tiến bộ, Matxcơva]
Vấn đề phương pháp luận, từ những năm giữa thế kỷ XX, bắt đầu được xem xét ở khía cạnh của năng lực tư duy tổng hợp, đặc biệt là tư duy phức hợp, ở đó những vấn đề về phương pháp như là công cụ quan trọng để có được sự khái quát đúng đắn trong nhận thức Vấn đề này được Edgar Morin với những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề phương pháp với tư cách là cách tiếp cận phức hợp giúp con người nắm bắt được khả năng tư duy phức hợp như một phương pháp luận đúng đắn để nhận thức thế giới Mặc dù không tiếp cận vấn đề phương pháp ở nghĩa duy vật hay duy tâm, nhưng những luận giải của Edgar Morin về sự cần vượt qua những nguyên tắc phương pháp luận như là cái có sẵn, áp đặt từ bên ngoài để vươn tới những vấn đề phương pháp như là sự sáng tạo của chính nhận thức nảy sinh đồng thời trong quá trình phản ánh về hiện thực là những gợi mở quan trọng về mục đích và tính hữu dụng của phương pháp Các tác giả Helga Nowotny, Peter Scott, Michael Gibbons lại đưa ra cách đặt vấn đề hoàn toàn mới mẻ khi cho rằng năng lực nhận thức của con người đứng trước những hiện thực phức tạp, hỗn độn và bất định thì việc xác lập những nguyên tắc tư duy như là một phương thức ở tầng khái quát nhất (phương pháp luận) rất cần được điều chỉnh cho phù hợp với hiện thực đã thay đổi Tác giả D.Q Mcinerny lại nhấn mạnh đến những nguyên tắc của tư duy lôgic như là cơ sở của phương pháp tư duy đúng đắn trong hoạt động nhận thức
Lúc này, những nghiên cứu về phương pháp luận biện chứng duy vật lại được đặt vấn đề trở lại, nhưng ở góc độ của những người không thuộc trường phái mác xít, có thể kể đến Edwrd Mcnall Burns; Gail M.tresdey, Karsten j struhl, Richard E Olsen , đã nghiên cứu những vấn đề của chủ nghĩa duy vật
và phép biện chứng như là những nguyên tắc phương pháp luận của những người theo quan điểm duy vật biện chứng và tầm ảnh hưởng của những phương pháp này trong lịch sử trên một số lĩnh vực nhất định Đặc biệt, tác
Trang 11giả Estelio Iglesias cũng có hẳn những luận giải thuyết phục về chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là phương pháp luận để Mác nghiên cứu và xây dựng chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết kinh tế của mình Tác giả A Spirkin đã rất công phu khi đi sâu phân tích bản chất của triết học Mác-Lênin; mệnh đề trung tâm và các vấn đề của nó, vai trò lịch sử của triết học Mác - Lênin và ý nghĩa trong thế giới phức tạp ngày nay Tác giả khẳng định tầm quan trọng của triết học Mác-Lênin ngày càng cao hơn nữa trong bối cảnh hiện nay khi mà sự tồn tại của con người, của nhân loại như một toàn thể, của tất cả các nền văn minh đang bị đe dọa Đặc biệt, trong chương 1 của cuốn sách, phần viết về vai trò phương pháp luận của triết học, A Spirkin cho rằng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác có một đặc tính phổ quát và có thể được
cụ thể hóa khi áp dụng cho các lĩnh vực khác nhau của hoạt động của con người theo các điều kiện và mục tiêu của họ.v.v
Như vậy, nội dung của phép biện chứng duy vật và những vấn đề phương pháp luận được rút ra từ nó đã được coi như là một hệ thống lý thuyết hoàn thiện mà phần lớn những nghiên cứu sau này, hoặc là phải đưa ra cách tiếp cận rộng và xa hơn, hoặc là chỉ ra sự vận dụng khía cạnh phương pháp luận trong giải quyết một số vấn đề đang đặt ra từ phương diện lý luận và thực tiễn
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về phép biện chứng duy vật và ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ nó được trình bày phổ biến và căn bản trong các sách giáo khoa triết học của Hội đồng lý luận trung ương; Bộ giáo dục và đào tạo Ngoài ra, để hiểu sâu về giá trị và ảnh hưởng của phương pháp luận biện chứng mác xít đã có một số công trình nghiên cứu về C Mác và ảnh hưởng của triết học Mác trong thời đại ngày nay thông qua các tác giả như: Phạm Văn Đức, Đặng Hữu Toàn, Nguyễn Đình Hòa; Lê Xuân Bá (2006); Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch; Xuân Kiều
Từ những năm 80 trở lại đây, vấn đề phương pháp luận biến chứng duy vật được tiếp cận dưới góc độ tư duy lý luận và nâng cao năng lực tư duy lý
Trang 12luận Cách thức và trình độ của tư duy trong quá trình nhận thức và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn thể hiện năng lực vận dụng phương pháp luận Liên quan đến những nội dung nghiên cứu này gồm các công trình tiểu biểu của Trần Nhâm; Lê Phương Lan; Hồ Sĩ Quý; Lê Hữu Tầng.v.v
Công trình Giáo trình Lôgic học biện chứng,NxbĐại học Quốc gia, Hà
Nội 2016 của PGS.TS Nguyễn Thúy Vân và PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn biên soạn cũng là một công trình nghiên cứu tương đối chuyên sâu và có tính hệ thống về phương pháp luận biện chứng duy vật với tư cách là những phương pháp đúng đắn của tư duy biện chứng Trong công trình này đã trình bày một cách có hệ thống, sâu sắcnhững tiền đề lý luận, nội dung và bản chất củacác phương pháp của phép biện chứng duy vật, trong đó tập trung vào hai phương pháp quan trọng: phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể và phương pháp thống nhất logic - lịch sử Công trình cũng đã làm rõtại sao quá trình đi từ trừu tượng đến cụ thể lại được coi như là phương pháp luận của nhận thức biện chứng? Điểm xuất phát của nhận thức là gì?
Ngoài ra, còn phải kể đến một số công trình là đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn nghiên cứu về những nội dung này như: Đề tài nghiên
cứu cấp Đại học Quốc gia, Hà Nội của Nguyễn Thúy Vân (2010), Phương
pháp của Bộ “Tư bản” và việc vận dụng chúng trong nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay đã làm rõ hơn về nội dung của các phương pháp cơ bản
của phép biện chứng duy vật trong Bộ Tư bản trong đó có phương pháp đi từ
trừu tượng đến cụ thể và bước đầu khái quát về những đặc điểm của nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự vận dụng các phương pháp này trong nghiên cứu nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Luận văn ThS Triết học của Trần Minh Hiếu - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008 - Khái quát các quan niệm của một số nhà kinh tế học tư sản cổ điển và quan niệm của
Trang 13Hêghen về “điểm khởi đầu nghiên cứu” Với phạm vi nghiên cứu là bộ “Tư bản” của C Mác, đặc biệt là tập I, cùng các tài liệu liên quan như “Bản thảo kinh tế 1857-1859”, “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”, luận văn đã khảo sát nguồn gốc lý luận và thực tiễn của vấn đề “điểm khởi đầu nghiên cứu” của C Mác Tập trung phân tích chân dung “điểm khởi đầu nghiên cứu”, phương thức C Mác xác định “điểm khởi đầu nghiên cứu” trong bộ Tư bản Rút ra những nội dung cơ bản của lý luận “điểm khởi đầu nghiên cứu” của C Mác, từ đó vận dụng các đặc điểm đó để xác định điểm khởi đầu trong nghiên cứu một số hiện tượng xã hội hiện nay
Các công trình củaLê Hữu Nghĩa (1987) Lịch sử và Lôgic;Phạm Thái Việt (1996) Sự thống nhất giữa cái lôgic và cái lịch sử - một nguyên tắc của
nhận thức lý luận;Trần Thị Ngọc Anh (2004) Lôgic của sự hình thành, phát triển khái niệm;Nguyễn Thanh Tân (2005) Lôgic vận động của khái niệm trong tư duy lý luận.v.v cũng đề cập phần nào về vấn đề này…
Nhóm các bài báo, tạp chí cũng có một số bài nghiên cứu chuyên về
phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể như: Vấn đề xác định điểm khởi đầu
và phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể của Lại Văn Toàn và bài Suy nghĩ trên kết quả của hội nghị khoa học “Khoa học hiện đại và phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể của C.Mác” của Tô Duy Hợp đăng trên Tạp chí Triết
học năm 1983 Ngoài ra cũng có các bài trích trên các tạp chí chuyên sâu như
bài trích Cái trừu tượng và cái cụ thể trong nhận thức đăng trên Tạp chí Triết
học (số 2, 1999) của Phạm Văn Dương…Các công trình trên đã bước đầu vạch ra một số nội dung của phương pháp đi từu trừu tượng đến cụ thể của Mác Song vẫn còn tồn tại một số vấn đề chưa đi đến sự thống nhất trong việc làm sáng tỏ phương pháp này của Mác như: “đi từ trừu tượng đến cụ thể” là quy luật đặc thù của tư duy hay là quy luật phổ biến của thế giới? Trong quan niệm nó là quy luật phổ biến lại hiện hữu một số quan điểm khác nhau như: xác định sự trừu tượng xuất phát của phương pháp này như thế nào? Con đường nhận thức chân lý hoặc là đi từ cái cụ thể cảm tính đến cái trừu tượng
Trang 14rồi lại vận động tới cái cụ thể lý luận hoặc là chỉ có sự tiệm tiến từ cái trừu tượng tới cái cụ thể trong tư duy.v.v vẫn chưa được xác định rõ nét và thống nhất
- Những nghiên cứu chung về kinh tế thị trường và quá trình xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Khi Việt Nam bước vào xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự thiếu hụt về mặt lý luận cho một mô hình chưa có tiền lệ trên thế giới càng đặt ra nhu cầu bức thiết về việc phải hoàn thiện về mặt lý luận mô hình này để hiện thực hóa nó trong thực tiễn Những nghiên cứu ở nước ta trong thời gian này chủ yếu tập trung nghiên cứu về kinh tế thị trường ở góc độ kinh tế học với các tác giả Đỗ Hoài Nam; Bùi Thị Xuyến; Phạm Hảo; Hoàng Ngọc Hoà; “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Quan niệm và giải pháp phát triển”- Nguyễn Phú Trọng; “Kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩaở nước ta”- Vũ Văn Phúc; “Về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường”- Lê Nguyễn Hương Trinh; “Bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩaở Việt Nam; “Một số vấn đề trong tư duy, nhận thức về phát triển thị trường sức lao động”- Nguyễn Khắc Thanh “Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Việt nam”- Tô Huy Rứa;
“Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đến kinh
tế nước ta và giải pháp ứng phó”- Võ Trí Thành; “Một số lý thuyết về kinh tế
và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu”- Đỗ Hoài Nam; “Điều hành kinh tế siêu vĩ mô định hướng xã hội chủ nghĩa”- Nguyễn Bình Giang- Tống Quốc Đạt; “Đặc điểm kinh tế thị trường của các nước trên thế giới”- Phạm Minh Trí; “Công cuộc đổi mới ở Việt nam hiện nay: nhìn từ giác độ mâu thuẫn của quá trình phát triển”- Phạm Ngọc Quang;.v v
Trong những công trình trên các tác giả đã vạch chỉ được những đặc trưng cơ bản nhất của việc xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định
Trang 15hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Phân tích sự tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến kinh tế Việt Nam và thông qua đó đến quá trình xây dựng kinh tế thị trường nước ta Các nghiên cứu trên cũng đồng thời chỉ ra một số
dự báo, xu hướng cũng như cách thức tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩaở Việt Nam
Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chưa thể lấp đầy những khoảng trống
về mặt lý luận khi chúng ta đang xây dựng một mô hình chưa có trong tiền lệ phát triển kinh tế thị trường của các quốc gia trên thế giới Sự thiếu hụt phương pháp luận biện chứng trong nhận thức vấn đề này đang còn là khoảng trống lớn Đó cũng chính là nội dung mà chúng tôi muốn hướng tới để nghiên cứu
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tíchnhững tiền đề lý luận cho sự
ra đời phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể trong triết học Mác xít,luận văn làm rõ những nội dung lý luận của phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể và phân tích ý nghĩa phương pháp luận của nótrong nghiên cứu nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trình bày những tiền đề lý luận cho sự ra đời phương pháp Đi từ trừu tượng đến cụ thể
- Hệ thống hóa những nội dung lý luận cơ bản của phương pháp Đi từ trừu tượng đến cụ thể
- Phân tích ý nghĩa phương pháp luận của phương pháp Đi từ trừu tượng đến cụ thể trong nghiên cứu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể và ý
nghĩa phương pháp luận của nó trong nghiên cứu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Trang 16Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu nội dung phương pháp đi từ trừu tượng
đến cụ thể chủ yếu được thể hiện trong Bộ “Tư Bản” của C Mác và quan niệm của một số nhà triết học Xô Viết Những vấn đề về kinh tế thị trường ở
Việt Nam được khảo sát từ năm 1986 trở lại đây
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử Đồng thời cũng kế thừa những kết quả nghiên cứu liên quan trong những năm gần đây
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương
pháp mácxit nghiên cứu lịch sử triết học, quan điểm khách quan, quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm biện chứng Luận văn cũng sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử
và lôgíc…
6 Ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần luận giải những nội dung cơ bản của phương pháp đi
từ trừu tượng đến cụ thể và chỉ ra ý nghĩa của phương pháp này trong nghiên cứu nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, học tập cho sinh viên ngành triết học, ngành kinh tế học và những ai quan tâm đến vấn đề này
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương, 7 tiết
Trang 17B NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CHO SỰ RA ĐỜI PHƯƠNG PHÁP ĐI TỪ TRỪU TƯỢNG ĐẾN CỤ THỂ
1.1 Quan niệm của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển về “điểm khởi đầu nghiên cứu”
Vấn đề xác định khởi điểmđể nghiên cứu các hiện tượng xã hội xuất hiện vào những năm 50 của thế kỷ XIX, được bắt đầu bởi các nhà kinh tế học cổ điển Để hiểu được đối tượng trong tính chỉnh thể hỗn mang của nó, các nhà nghiên cứu luôn trăn trở một câu hỏi là: quá trình nhận thức về đối tượng diễn
ra như thế nào? Có hai quan điểm khác nhau về vấn đề này Quan điểm thứ nhất cho rằng, tiến trình ấy bao gồm cả hai con đường Họ đặt tên cho con đường thứ nhất là con đường “đi từ cụ thể cảm tính đến trừu tượng” để phân biệt với con đường thứ hai “đi từ trừu tượng đến cụ thể” Tức là muốn nhấn mạnh hai khái niệm “cụ thể cảm tính” và “cụ thể trong lý luận tư duy” Đó thực chất là điểm khởi đầu và điểm cuối của quá trình tư duy Cách hiểu đó về
cơ bản thống nhất với cách hiểu của C Mác sau này Tuy nhiên, sẽ có một điểm bất lợi nếu cách hiểu đó rơi vào trường hợp khi người ta không phân biệt được nhận thức luận và bản thể luận, không phân biệt được “cái cụ thể hiện thực” và “cái cụ thể cảm tính” Quan điểm thứ hai cho rằng, mọi quá trình nhận thức luôn bắt đầu từ cái trừu tượng vì ngay khi “cái chỉnh thể hỗn mang” được đem lại trong trực quan và biểu tượng thì đó cũng đã là một sự nhận thức, dù rằng chỉ ở trình độ ý niệm Mỗi một hiểu biết mới về đối tượng
sẽ đem lại, bổ sung thêm cho nhận thức còn tương đối “rỗng” ban đầu và làm cho nó ngày càng đầy lên, cụ thể hơn Như vậy, so với cái cụ thể ở kết quả, sự hiểu biết ban đầu chỉ là một cái “trừu tượng” Bất cứ tiến trình tư duy nào cũng sẽ diễn ra như vậy Theo cách hiểu này, điểm khởi đầu của quá trình nhận thức, dù ở cấp độ loài hay cá thể luôn là “chỉnh thể đối tượng trong trực quan và biểu tượng”
Trang 18Như vậy, có thể nói toàn bộ “con đường thứ nhất” – hiểu cho đúng thì đó
là con đường kinh nghiệm phân tích mà nhận thức của khoa kinh tế chính trị thế kỷ XVII đã đi thực chất chính là con đường phân tích, trừu tượng hóa Đó cũng là con đường duy nhất đúng để hình thành những khái niệm chung nhất, trừu tượng nhất Cách mà các nhà kinh tế chính trị học tư sản cổ điển đã làm
để có những khái niệm như: phân công lao động, tiền tệ, giá trị,… chính là như vậy Họ đã bắt đầu từ một tổng thể sống động, được đem lại trong trực quan và biểu tượng Sau đó, họ so sánh, phân tích để rút ra từ các dữ kiện trực quan, trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, những tính quy định chung giống nhau
Tuy nhiên, khi nhìn từ giai đoạn phát triển cao của lý luận kinh tế chính trị, chúng ta có thể nhận ra những giá trị nhất định của “con đường thứ nhất”
Có thể nói, do mọi tiến trình nhận thức luôn bắt đầu một cách tất yếu từ tổng thể sinh động trong trực quan và biểu tượng, nên chủ thể nhận thức dù ở cấp
độ loài hay cá thể đều phải “lựa chọn điểm khởi đầu” khi nghiên cứu về đối tượng Thành quả của nhận thức ở “con đường thứ nhất” chính là những phạm trù kinh tế trừu tượng mà các nhà kinh tế học tư sản đã rút ra trên cơ sở trừu tượng hóa các dữ kiện hiện thực Những phạm trù kinh tế trừu tượng ấy như
“lưu thông”, “thương mại”, “lao động”… tất nhiên chỉ ở một tầng bậc thấp, đơn giản Chính ở tầng bậc thấp đó, những phạm trù ấy đã tạo cơ sở cho sự nhận thức cụ thể hơn, sâu sắc hơn, đặc thù hơn sau này ở các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác
Ví dụ, các nhà kinh tế học đã bắt đầu từ phạm trù “lưu thông” Đây là vấn đề đã được nêu lên ngay từ phái trọng thương, với quan niệm cho rằng
“lợi nhuận sinh ra trong lưu thông” Nhưng đó chỉ là cái nhìn chỉ gắn với lớp
vỏ bề ngoài của hiện tượng Các nhà trọng thương thấy rằng lợi nhuận thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, là lừa gạt, chiến tranh, họ chưa thừa nhận quy luật kinh tế khách quan Điều đó tất yếu phải dẫn đến tư tưởng phủ định nó Đơlâynốt (1641-1695) trái với quan điểm trên của chủ
Trang 19nghĩa trọng thương, đã cho rằng “thương mại” cần được nhìn theo tính quy luật khách quan hơn Rằng đó phải là “sự trao đổi” giá trị sử dụng này lấy giá trị sử dụng khác Quan điểm này đến C Mác đã giúp ông có được sự suy luận khoa học: người ta trao đổi những hàng hóa với những hàng hóa khác, hay những hàng hóa với tiền tệ có cùng giá trị với hàng hóa đó, tức là trao đổi những vật ngang giá, rõ ràng là không ai rút ra được từ trong lưu thông nhiều giá trị hơn số giá trị đã bỏ vào trong đó Vậy giá trị thặng dư tuyệt nhiên không thể hình thành ra được trong lưu thông Từ quan điểm này nhìn ngược lại, không thể đánh giá nguyên nhân sự hạn chế trong lý luận của phái trọng thương là hoàn toàn do tính chủ quan Nguyên nhân của hạn chế đó cũng có một phần cơ sở từ hiện thực, bởi theo Mác thực sự tư bản thương nghiệp chính là hình thái tồn tại tự do đầu tiên của tư bản nói chung
Nếu phái trọng thương coi “lưu thông” là điểm khởi đầu nghiên cứu thì phái trọng nông lại xác định “lao động” là điểm khởi đầu nghiên cứu về kinh
tế tư bản Các nhà trọng nông là những người đầu tiên chuyển việc nghiên cứu nguồn gốc của giá trị thặng dư từ lĩnh vực lưu thông vào lĩnh vực sản xuất trực tiếp với quan điểm cho rằng “lao động là nguồn gốc của của cải” Tuy nhiên “lao động” đó mới chỉ dừng lại ở việc đồng nhất với một dạng cụ thể của nó là “lao động nông nghiệp” nhưng về cơ bản quan điểm đó đã “đặt
cơ sở cho việc phân tích nền sản xuất tư bản chủ nghĩa” (C.Mác) Thành tựu
to lớn của A.Xmit như C.Mác đánh giá ông đã gạt bỏ tất cả mọi tính xác định
cụ thể của hoạt động sáng tạo ra của cải Ở ông, chỉ có khái niệm “lao động”
mà thôi, nó không phải lao động công nghiệp, cũng không phải lao động thương nghiệp hay lao động nông nghiệp mà là cả cái nọ lẫn cái kia Và cùng với tính phổ biến trừu tượng của hoạt động sáng tạo ra của cải, người ta đi đến nhận thức tính phổ biến của cải, đó là “sản phẩm nói chung” đến Mác chính
từ điểm xuất phát này mà Mác đã nghiên cứu để khái quát ra phạm trù “lao động trừu tượng” là nguồn gốc của giá trị và giá trị thặng dư
Trang 20Khi quá trình tích lũy nguyên thủy kết thúc, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bước vào giai đoạn phát triển của nó Lý luận U.Petty, A.Xmith, D.Ricacđô
đã cho thấy sự phát triển đồng nhịp của tư duy với hiện thực Những phạm trù kinh tế như “giá trị”, “lao động”, “tiền tệ”, “hàng hóa” được đưa vào hệ thống
và mang tầm khái quát cao hơn, phản ánh sống động hơn bản chất vốn có của đối tượng, những phạm trù ấy trở nên trừu tượng nhưng đồng thời cũng cụ thể hơn Song “cái cụ thể” ấy mới chỉ là kết quả đánh dấu sự kết thúc giai đoạn đầu của quá trình nhận thức Trong quá trình vận động lên phía trước, nó trở lại thành “cái trừu tượng xuất phát” cho giai đoạn nhận thức tiếp theo
Vì thế, các nhà kinh tế học thế kỷ XVII, khi sử dụng phương pháp này trong các công trình nghiên cứu của mình, họ bao giờ cũng bắt đầu từ chỉnh thể cụ thể, đặc biệt là từ dân cư, và sau đó đi tới “những sự trừu tượng hóa ngày càng nghèo nàn” cho đến cuối cùng đi tới những khái niệm đơn giản nhất như là lao động, phân công lao động, giá trị trao đổi, C.Mác đã viết:
“Các nhà kinh tế học thế kỷ XVI luôn luôn bắt đầu từ cái chỉnh thể sinh động,
từ dân cư, dân tộc, quốc gia, một vài quốc gia, nhưng họ luôn luôn kết thúc bởi điều là bằng phân tích họ tách riêng ra một số mối quan hệ phổ biến trừu tượng quyết định như phân công lao động, tiền tệ, giá trị, ” [29;62-63]
Sau khi tách các mặt hoặc các thuộc tính cá biệt của chỉnh thể đang được nghiên cứu ra và thể hiện kết quả nhận được trong các khái niệm chung đơn giản nhất, họ chỉ cần ghép các khái niệm, những sự trừu tượng hóa đó lại một cách máy móc cũng hiểu biết được bản chất của chỉnh thể Dĩ nhiên, nếu tuân theo nguyên tắc nhận thức như vậy thì ta không thể hiểu biết đươc chút nào bản chất bởi vì bản chất không phải là chỉnh thể máy móc, không phải là sự kết hợp giản đơn các thuộc tính hay các mặt của đối tượng, mà là sự thống nhất biện chứng, chỉnh thể biện chứng mà tất cả các mặt của nó đều nằm trong mối liên hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau một cách tự nhiên, tất yếu Như vậy, cái cụ thể tồn tại trong hiện thực, mới là khách thể của nhận thức,nhưng để nghiên cứu về nó, sự nghiên cứu lại bắt đầu từ cái không phải
Trang 21từ cái cụ thể, đó là cái trừu tượng, từ những khái niệm phản ánh các mặt, các mối quan hệ chung hoặc phổ biến đơn giản nhất của đối tượng nhận thức Hơn nữa, cần phải lấy không phải bất cứ mặt nào (đơn giản, phổ biến), mà là mặt quyết định trong chỉnh thể đang được nghiên cứu - mặt quy định tất cả các mặt khác của nó, làm điểm xuất phát Sau khi tách mặt quyết định, chủ yếu ra, chúng ta cần phải nắm bắt nó đã phát sinh như thế nào, đã trải qua những giai đoạn nào và đã ảnh hưởng như thế nào đến tất cả các mặt khác của tạo thể vật chất đang được nghiên cứu và cùng với điều đó là toàn bộ tổng thể các mặt và các mối liên hệ tất yếu vốn có ở nó, có nghĩa là bản chất của nó, được tái tạo từng bước trong ý thức
Mặc dù vậy, không thể phủ nhận công lao của các nhà kinh tế chính trị học tư sản cổ điển đã đứng trên lập trường duy vật để xây dựng lý luận kinh
tế Những khái niệm của họ tuy chỉ đạt tới tính chung, nội hàm còn tương đối nghèo nàn, có chỗ còn chưa chính xác, song tất cả chúng là kết quả của quá trình trừu tượng hóa từ hiện thực, chứ không phải là thứ đẻ ra hiện thực (như Hêghen sau này quan niệm) Hạn chế của các nhà kinh tế chính trị học tư sản
cổ điển ở chỗ, với con đường thứ nhất, họ chỉ có được những khái niệm chung, trừu tượng phổ biến về hiện thực, chứ không phải những khái niệm đặc thù, trong khi, đó mới là mục đích cuối cùng mà nhận thức phải đạt đến
Họ đã dừng lại với vô hạn các trừu tượng mà không biết phải đi tiếp thế nào Bản thân họ cũng không hài lòng với chính phương pháp của mình
Không chỉ bàn đến điểm khởi đầu trong nghiên cứu, khi luận giải một lĩnh vực các hiện tượng nào đó, các nhà khoa học trước C.Mác thường sử dụng phương pháp đi từ cái cụ thể cảm tính đến cái trừu tượng Theo phương pháp này, việc nghiên cứu cần bắt đầu từ chỉnh thể cụ thể cảm tính Trong tiến trình nghiên cứu chỉnh thể cần phải tách các mặt, các thuộc tính cá biệt của nó ra, nghiên cứu chúng như vốn có và do đó nhận được những khái niệm đơn giản nhất phản ánh những thuộc tính chung hoặc phổ biến cá biệt Việc vạch rõ những thuộc tính hay mối quan hệ chung hoặc phổ biến đơn giản nhất
Trang 22được coi là đủ để nhận thức chỉnh thể đang được nghiên cứu, đủ để thiết lập được quan niệm xác định về chỉnh thể đó
1.2 Quan niệm của G.W.F Hêghen về quá trình nhận thức đi từ trừu tƣợng đến cụ thể
Georg Wilhelm Friedrid Hêghen (1770 - 1831) là nhà biện chứng lỗi lạc, bậc tiền bối của triết học Mác.Trong hệ thống triết học của Hêghen thì lôgic học chính là bộ phận đầu tiên, nó phân tích ba lĩnh vực cơ bản là tồn tại, bản chất và khái niệm, trong đó, mỗi lĩnh vực lại được làm rõ về mặt nội dung bằng một số phạm trù khác Trong tác phẩm “Khoa học lôgic” lần đầu tiên trong lịch sử triết học, ông đã vạch ra một cách đúng đắn tính tất yếu của sự vận động của nhận thức đi từ trừu tượng đến cụ thể Đây được xem như quy luật cơ bản quy định toàn bộ hệ thống của Hêghen trong lĩnh vực lôgic học Theo Hêghen trên con đường vận động của ý niệm tuyệt đối sự phát triển chính là sự vận động do các mâu thuẫn bên trong quy định từ nội dung trừu tượng đến nội dung ngày càng cụ thể hơn, thông qua sự phủ định cái này bằng cái cái kia và sự bảo tồn nội dung tích cực của cái bị phủ định dưới dạng đã bị vượt bỏ Hêghen viết: “ Sự vận động tiến lên có đặc trưng đầu tiên là: nó bắt đầu từ những tính quy định tiếp theo ngày càng phong phú và cụ thể hơn Bởi
vì kết quả chứa đựng cái bắt đầu của nó, và sự vận động của cái ban đầu này
đã làm cho nó giàu thêm bởi một tính quy định mới” [Trích theo44; 243] Vốn là quy luật phổ biến, nó phải được tính đến khi nghiên cứu phương pháp nhận thức, thể hiện trong những yêu cầu nhất định đối với chủ thể nhận thức Hêghen đã chỉ ra rằng sự nhận thức cần phải bắt đầu từ những khái niệm trừu tượng, đơn giản nhất và chuyển sang những khái niệm ngày càng cụ thể hơn, phủ định những khái niệm trước đó và bao hàm những khái niệm mới nhất với tính cách là yếu tố và mức độ phát triển nội dung của nó Khi mô tả đặc trưng phương pháp của mình, Hêghen đã viết: “Trong phương pháp tuyệt đối, khái niệm được duy trì trong cái tồn tại khác của nó, cái phổ biến được duy trì trong tính riêng biệt của nó, trong phán đoán và trong thực tại; Ở mỗi
Trang 23giai đoạn của sự quy định tiếp theo, cái phổ biến nâng toàn bộ nội dung, trước kia của nó lên cao hơn, và không những nó không mất gì cả vì sự vận động tiến lên biện chứng của nó, không những không để lại cái gì sau nó cả, mà còn mang theo tất cả những cái đã thu nhận được và tự làm phong phú và cô đọng bên trong nó”.[44; 244]
Hêghen chỉ coi ưu điểm của phương pháp trên ở chỗ nó đã tháo gỡ được vấn đề về sự luận chứng của cái ban đầu, của luận điểm xuất phát chung Như
ta đã biết, chính vấn đề đó là sự cản trở hầu như đối với tất cả các hệ thống triết học Nhiều nhà triết học đã nghiên cứu cách giải quyết vấn đề đó Một mặt, chỉ những luận điểm được luận chứng bằng những luận điểm xác thực khác, được rút ra từ những luận điểm ấy, mới được công nhận là đúng đắn, nhưng mặt khác, cái ban đầu mà một nhà triết học nào đó thường lấy làm điểm xuất phát và từ đó rút ra những luận điểm của học thuyết của mình, lại không được luận chứng, nó không được rút ra từ cái gì, nó được công nhận
mà không có chứng minh Nhưng nếu cái ban đầu mà từ đó rút ra tất cả những luận điểm khác, không được luận chứng, thì tính chân lý của toàn bộ hệ thống tri thức sẽ bị nghi ngờ
Trong triết học của Hêghen không có mâu thuẫn trên Ở Hêghen, nhận thức được bắt đầu từ cái trừu tượng đơn giản nhất, nghèo nàn nhất, từ cái phổ biến trừu tượng không có bất cứ một nội dung xác định nào Nhưng nếu cái ban đầu không có một nội dung xác định nào, thì không cần thiết luận chứng
nó, vì chẳng có gì để luận chứng Cái phổ biến trừu tượng này khi tự phát triển thông qua bản thân mình, nó sinh ra các khái niệm tiếp theo và bằng cách đó nó luận chứng cho các khái niệm đó - nhưng khái niệm đã có một nội dung nhất định nào đó và những khái niệm vừa nói trên được tách riêng, sinh
ra các khái niệm khác, còn cụ thể hơn, , chừng nào toàn bộ sự vận động đó chưa quay trở lại cái ban đầu, trở lại khái niệm xuất phát mà giờ đây đã biểu hiện như kết quả của sự phát triển trước đó, như một khái niệm đã được luận chứng và được rút ra từ những khái niệm trước đó Vì vậy, theo phương pháp
Trang 24của Hêghen, mỗi bước đi lên trong nhận thức đồng thời cũng là một bước lùi,
là sự quay trở lại cái ban đầu Ông viết: “Chính như vậy, mỗi bước tiến lên trong quá trình quy định tiếp theo, khi xa cái ban đầu vô định cũng đồng thời
là một bước quay trở lại gần cái ban đầu ấy, thành thử cái gì lúc đầu có thể xuất hiện như là hai vật khác nhau - sự chứng minh đi giật lùi của cái ban đầu
và sự quy định tiến lên tiếp theo của cái ban đầu ấy - về thực chất chỉ là một
và cùng một sự vật” [44; 245] Kết quả là chính cái ban đầu, nhưng đã được làm phong phú thêm bằng một nội dung cụ thể, là chính cái phổ biến, nhưng khác cái ban đầu - cái chỉ là cái phổ biến, nghĩa là cái phổ biến một cách trừu tượng như Hêghen diễn đạt, thì đây là cái phổ biến bao hàm toàn bộ sự phong phú của cái đặc thù và cái đơn nhất
Có thể thấy rằng, Hêghen có cách hiểu về cặp phạm trù cái trừu tượng và cái cụ thể một cách biện chứng và sâu sắc hơn nhiều so với các nhà triết học trước đây bởi họ thường hiểu cái cụ thể chỉ là những sự vật riêng biệt được đem lại trong trực quan và biểu tượng, còn cái trừu tượng là cái thuộc về tư tưởng, tinh thần là cái không thể cảm giác được Hêghen coi:
Một là, cái cụ thể là bản thân sự vật hay khái niệm như một chỉnh thể
toàn vẹn bao hàm nhiều khía cạnh, nhiều mối liên hệ khác nhau nghĩa là hiểu
sự vật một cách trọn vẹn và đầy đủ như chính bản thân nó trên thực tế Như vậy, bản thân cái cụ thể được Hêghen hiểu theo hai nghĩa: Cái cụ thể vừa là xuất phát điểm của nhận thức vừa phải hiện ra thành kết quả ở điểm kết thúc Cái cụ thể thứ nhất là cụ thể - cảm tính, bản thân sự vật tự nó và vì nó Còn cái cụ thể thứ hai là kết quả tổng hợp của nhiều định nghĩa về sự vật nhằm nắm bắt sự vật trong tính chỉnh thể của nó Hêghen cho rằng triết học “có luận điểm trực tiếp đầu tiên không được chứng minh, không là kết quả, vì nói chung triết học cần phải bắt đầu từ cái gì đó Nhưng cái mà từ đó triết học bắt
đầu chỉ một cách tương đối là cái trực tiếp, vì nó còn cần phải hiện ra thành
kết quả ở điểm kết thúc” [Trích theo10; 1]
Trang 25Hai là, cái trừu tượng là cái phiến diện, chung chung, chỉ bao hàm một
khía cạnh, một mối liên hệ nào đó của sự vật mà thôi Theo Hêghen, cái trừu tượng chỉ tồn tại ở trong ý thức con người, nó không có sự tồn tại độc lập trong hiện thực Với tư cách là bộ phận, cái trừu tượng chỉ có được sự tồn tại đặc thù của nó trong mối liên hệ và quan hệ với các bộ phận khác, với các trừu tượng khác của một cái cụ thể chỉnh thể Hêghen cho rằng, để đi tới cái trừu tượng, người ta phải tiến hành phân tách đối tượng hiện thực nhằm rút ra các mặt, các yếu tố, các mối liên hệ có tính bản chất, quy luật của sự vật, rồi
từ đó cố định lại trong các khái niệm, phạm trù lôgic Nhưng khi người ta tiến hành “giải phẫu”, phân tích sự vật khách quan thì nó hiện ra không phải như một cái chỉnh thể sống động, một “cơ thể sống” mà chỉ là xác chết mà thôi Như vậy, đối với Hêghen, cái cụ thể và cái trừu tượng là thống nhất không những ở trong bản thân đối tượng hiện thực mà còn ở trong cái cụ thể tinh thần
Vậy là, cái trừu tượng biểu hiện ra chỉ là một mặt, một yếu tố, một mối liên hệ của cái cụ thể Nếu dừng lại ở cái trừu tượng này thì chúng ta vẫn chưa thể nhận thức được sự vật trong tính chỉnh thể và cụ thể của nó Như thế, mục đích của nhận thức vẫn chưa đạt được một cách đầy đủ Theo Hêghen, muốn phát hiện ra được bản chất thực sự của sự vật thì nhận thức không thể dừng lại
ở cái trừu tượng được mà từ chính cái trừu tượng sự nhận thức lại phải đi tiếp con đường mang tính tất yếu nữa là đi từ trừu tượng đến cụ thể Kết quả của
sự vận động này là: vẫn cái cụ thể lúc đầu được cho trong trực quan và biểu tượng nhưng đã được làm giàu bằng lý luận
Trong quan niệm của Hêghen, nhận thức chính là sự vận động từ nội dung này đến nội dung khác Mà phương pháp, theoHêghen không phải là gì khác ngoài “ý thức về hình thức của sự vận động nội tại của bản thân nội dung” [7; 105] Hêghen viết: Trong nhận thức, “sự vận động tiệm tiến này có đặc trưng đầu tiên là: nó bắt đầu bằng những tính quy định đơn giản và những
tính quy định tiếp theo ngày càng phong phú và cụ thể hơn Bởi vì kết quả
Trang 26chứa đựng cái bắt đầu của nó, và sự vận động của cái bắt đầu này đã làm cho
nó giàu thêm bởi một tính quy định mới nào đó ở mỗi giai đoạn của sự quy định tiếp theo, cái phổ biến nâng toàn khối nội dung trước kia của nó lên cao hơn, và không những nó không vì sự vận động tiệm tiến lên biện chứng của
nó mà mất một cái gì, không để lại cái gì sau nó cả, mà nó lại mang theo nó tất cả cái đã thu hoạch được và làm cho nội bộ của nó không ngừng phong phú hơn và cô đặc thêm” [Viết theo 11; 384]
Hêghen cho rằng, nhận thức bắt nguồn từ cái trừu tượng đơn giản nhất, nghèo nàn nhất, từ cái phổ biến trừu tượng không có bất kỳ nội dung xác định nào Cái phổ biến trừu tượng này tự phát triển thông qua bản thân nó, nó sinh
ra và do đó làm cơ sở cho các khái niệm tiếp theo đã có một nội dụng xác định nào đó Những khái niệm này lại tự đặc thù hóa và sinh ra những khái niệm khác, những khái niệm cụ thể hơn nữa, và cứ thế cho đến khi sự vận động quay trở về với khái niệm xuất phát ban đầu Khi ấy, cái khái niệm xuất phát đã là kết quả của toàn bộ sự phát triển trước đó, nó đã được làm phong phú bằng những định nghĩa Trong tác phẩm “Khoa học lôgic”, Hêghen đã khái quát tính biện chứng của quá trình nhận thức ấy như sau: Trong tư duy,
“mỗi bước tiến lên trong sự vận động tiệm tiến, mỗi quy định tiếp theo, khi xa
cái ban đầu vô định cũng đồng thời là một bước quay trở lại gần cái bắt đầu
ấy, thành thử cái gì lúc đầu bắt đầu xuất hiện như là hai vật khác nhau, sự chứng minh đi giật lùi của cái bắt đầu và sự quy định tiến lên tiếp theo của cái bắt đầu ấy - về thực chất chỉ là một và cùng một sự vật” [7; 251]
Đối với Hêghen, bản chất của lý thuyết khoa học chính là sự triển khai phạm trù xuất phát trở thành hệ thống Hay nói cách khác, toàn bộ sự vận động của hệ thống chẳng qua là sự phát triển của những mâu thuẫn đã được chứa đựng ở điểm khởi đầu dưới hình thức mầm mống Thế nhưng một câu hỏi nảy sinh: Vậy điểm khởi đầu của quá trình đi từ trừu tượng đến cụ thể là gì? Và Hêghen đã xác định nó theo tiêu chí nào?
Trang 27Trong học thuyết về tồn tại, Hêghen rất ý thức về vấn đề điểm khởi đầu trong nghiên cứu khoa học Nên bắt đầu sự nghiên cứu từ đâu? Bất cứ sự vật nào cũng đều xuất hiện dựa trên những tiền đề sản sinh ra nó, vậy cơ sở nào
để phân biệt bản thân sự vật ấy với những tiền đề sản sinh ra nó? Đây là vấn
đề khó nhưng lại rất cần thiết cho nghiên cứu khoa học Hêghen nhận định rằng “Đối với sự bắt đầu mà triết học phải tạo ra, có vẻ như nó cũng bắt đầu với một tiền giả định chủ quan giống như các ngành khoa học khác, đó là, phải tạo nên một đối tượng đặc thù - ở đây là tư duy - làm đối tượng cho tư duy, tương tự như không gian, con số… trong các ngành khoa học khác (…) triết học tự cho thấy như là một vòng tròn quay trở lại vào trong chính mình; vòng tròn ấy không có sự bắt đầu theo nghĩa của các ngành khoa học khác” [8; 79]
Hêghen đưa ra những nguyên tắc lựa chọn xuất phát điểm như sau:
Thứ nhất, không thể tuỳ tiện chọn điểm khởi đầu theo ý kiến chủ quan của mình Xuất phát điểm là cái hoàn toàn khách quan, phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể, nó phải là cái hiện hữu
Thứ hai, điểm khởi đầu phải là cái đơn giản nhất, nó là bản thân sự vật, nhưng còn ở giai đoạn phát triển sơ khai nhất Nó tồn tại sơ khai nên không khác với hư vô “phương pháp tiến hành là bắt đầu từ hiện tượng đầu tiên và đơn giản nhất của tinh thần, đó là từ ý thức trực tiếp và phát triển phép biện chứng của nó cho tới tận quan điểm của khoa học triết học” [8; 127]
Thứ ba, điểm khởi đầu phải có khả năng vận động, phát triển đi đến điểm cuối, nó là cái đơn giản nhất, nhưng đồng thời cũng chứa đựng toàn bộ quá trình phát triển của sự vật, chứa đựng mâu thuẫn cơ bản của sự vật dưới dạng tiềm tàng Chính mâu thuẫn cơ bản này là động lực cho sự phát triển của
sự vật Điểm khởi đầu bản thân nó đã là sinh thành, có nghĩa ám chỉ sự vận động tiếp theo Điểm khởi đầu cũng phải là điểm cuối, điểm kết thúc chưa phát triển
Trang 28Thứ tư, cần có sự thống nhất giữa nguyên tắc lôgíc và nguyên tắc lịch sử trong xác định điểm khởi đầu Trong lôgíc học của mình, Hêghen muốn hệ thống hoá lại toàn bộ tiến trình lịch sử triết học, trong đó mỗi phạm trù lôgíc học tương ứng với một học thuyết trong lịch sử Lôgíc học bắt đầu từ phạm trù tồn tại thuần tuý Người đầu tiên xây dựng phạm trù này là Parmênit “khởi điểm của lôgíc học cũng chính là khởi điểm của lịch sử đích thực của triết học Ta thấy sự bắt đầu này trong triết học Ele và, chính xác hơn, là trong triết học của Parmenides, người đã lĩnh hội cái tuyệt đối như là tồn tại, khi ông nói: “Chỉ có tồn tại là có, còn hư vô là không có”(…) câu nói này phải được xem là sự bắt đầu đích thực của triết học” [8; 298 - 299] Ở đây Hêghen đã đề cập đến nguyên tắc thống nhất cái lịch sử và cái lôgíc “cái mà được coi là bước đi đầu tiên trong khoa học cần phải thể hiện là cái đầu tiên về phương diện lịch sử” [7; 209]
Như vậy, với Hêghen phạm trù đầu tiên làm điểm xuất phát trong tư duy
là tồn tại thuần tuý “Tồn tại thuần tuý là cái bắt đầu” [8; 295], thuần tuý ở đây được Hêghen hiểu theo nghĩa là cái gì hoàn toàn đơn thuần, gợi lên sự phân lập, trừu tượng Cái tồn tại thuần tuý là cái bắt đầu của khoa học nói chung, đặc biệt là khoa học lôgíc bởi lẽ nó là tư tưởng thuần tuý, trong chừng mực nó còn có ở trong hình thức trong suốt của tư duy đơn thuần, chứ không nghiên cứu tư tưởng trong môi trường cụ thể của sự biến đổi ở trong lĩnh vực tự nhiên và tinh thần
Lôgíc học bắt đầu từ tồn tại thuần tuý còn bởi vì cái bắt đầu không thể là cái gì đã được trung giới, không thể là cái gì đã được quy định xa hơn tồn tại thuần tuý, vì mọi sự trung giới đều tiền giả định một sự vận động, đi từ một cái thứ nhất còn nguyên thuỷ hơn nữa để đúng thật là cái bắt đầu Tồn tại thuần tuý là cái trực tiếp, đơn giản, thuần tuý có nghĩa là không có một nội dung nào, không có mối quan hệ, sự quy chiếu hay sự quy định nào hết
Tồn tại trong quan niệm thông thường là tổng thể những gì đang hiện hữu, có nội dung rất phong phú, ngược lại, với Hêghen, tồn tại lại là khái
Trang 29niệm nghèo nàn nhất Tồn tại là cái vỏ bề ngoài, trực tiếp, nông nhất mà chúng ta có thể cảm giác được Vậy là, khởi đầu của nhận thức con người bao giờ cũng xuất phát từ cái đơn giản nhất, tồn tại mới chỉ ở giai đoạn tự mình, là một khái niệm rộng rãi với tất cả sự phức tạp và phong phú, nó mới chỉ được triển khai trong hình thức bị hạn chế của cái tự mình, nó mới chỉ trong hình thức của sự trực tiếp Thế nên sự khác biệt cũng xuất hiện giữa những tính quy định khác nhau của tồn tại, từ đó vạch rõ sự thủ tiêu, thải hồi nhau và sự thế chỗ lần lượt cho nhau của những phạm trù đối lập hay còn gọi là hình thức biện chứng (phủ định) của Lôgíc Trong tồn tại, những quy định là những cái khác đối lập với nhau một cách tuyệt đối, nên diễn trình biện chứng ở đây có hình thức bất liên tục của một sự quá độ nhảy đột ngột qua một phạm phù để chuyển sang một phạm trù khác Sự khởi đầu của tư duy là tồn tại và nó không có tính quy định nào hết, cái không có quy định nào hết thì chẳng khác
gì là hư vô: “hư vô – như là [hạn từ] trực tiếp, ngang bằng với chính mình – là
y hệt như tồn tại” [8; 309] Tồn tại và hư vô là cùng một cái - quả là nghịch
lý, nhưng sẽ không là nghịch lý nếu hiểu tồn tại không phải là nội dung của một biểu tượng, không phải là một cái gì đó mà là sự trừu tượng khỏi mọi nội dung nhất định, là một cái trống rỗng toàn bộ, do đó không thể phân biệt với
hư vô Bảo rằng tồn tại và hư vô là cùng một thứ có nghĩa rằng ngay trong lòng của bản thân tồn tại đã có sẵn tính phủ định của riêng nó, đó là sự biến động để thoát khỏi kiện tính đơn thuần của nó “Vì thế, chân lý [hay sự thật] của tồn tại cũng như của hư vô là sự thống nhất của cả hai; sự thống nhất ấy là
sự trở thành” [8; 309] Trong nhận thức của chúng ta đã bắt đầu xuất hiện một cái gì đó, đó chính là sự trở thành, cái gì đó trở thành nghĩa là nó chưa có mà
sẽ sinh ra, hoặc đang còn đó nhưng sẽ mất đi “Trở thành” là tư tưởng cụ thể đầu tiên, và do đó, là khái niệm thứ nhất, ngược lại, tồn tại và hư vô là những
sự trừu tượng trống rỗng” [8; 315]
Như vậy, tồn tại hiện có không còn là sự thống nhất, chuyển sang nhau của tồn tại và hư vô mà là sự thống nhất trực tiếp của cả hai, trong đó sự
Trang 30chuyển sang nhau đã được vượt bỏ, tức sự phủ định được bảo lưu: tồn tại hiện
có như là cái gì đã trở thành, bắt đầu, có một lịch sử, một quá khứ Hình thức đầu tiên của tồn tại hiện có chính là chất: “Tồn tại hiện có là tồn tại với một tính quy định; tính quy định này [được mang lại] như là tính quy định trực tiếp hay tính quy định tồn tại đơn thuần: đấy là Chất” [8; 326] Từ chất chuyển sang lượng, lượng và chất thống nhất với nhau trong Hạn độ
Như vậy, nội dung chủ yếu của học thuyết về tồn tại chính là quy luật từ
sự biến đổi dần dần về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại như một quy luật cơ bản của phép biện chứng Tư duy bắt đầu với tồn tại, nhưng
sẽ không bỏ rơi nó mà sẽ quay trở lại với nó ở cuối chặng đường với sự phong phú đích thực
Như vậy, Hêghen đã đi đến việc chọnlĩnh vực “tồn tại” chứ không phải
là lĩnh vực “khái niệm” làm phạm trù xuất phát cho hệ thống triết học của ông Chính Hêghen cũng phải thừa nhận: “Nếu như chúng ta coi khái niệm là điểm xuất phát của logic học (điều đó về nội dung là hoàn toàn đúng) và coi khái niệm là sự thống nhất của tồn tại và bản chất, thì hãy đặt câu hỏi tồn tại
là gì và bản chất là gì và làm thế nào để chúng thống nhất trong khái niệm?
Sự thực là ở điểm đầu của quá trình nhận thức, người ta không bao giờ có thể hình thành ngay một khái niệm nào đó về sự vật bất kỳ Bởi sự vật với tất cả những biểu hiện muôn màu muôn vẻ của nó chỉ được chúng ta hình dung trong một quan niệm hỗn mang, chung chung còn hết sức nghèo nàn, phiến diện nhưng nhờ nó tư duy có thể phân tách ra các mặt, các thuộc tính, các mối liên hệ khác nhau của sự vật và cố định lại trong các khái niệm trừu tượng Sau quá trình đi từ cái cụ thể được cho trong trực quan và biểu tượng đến những khái niệm trừu tượng, nhận thức lại tiến đến giai đoạn tiếp theo là đi từ trừu tượng đến cụ thể Trong giai đoạn thứ hai, cái trừu tượng trở thành khởi điểm của nhận thức Hêghen cho rằng: “Cái trừu tượng phải tạo thành khởi điểm và yếu tố cơ bản, trong đó và từ đó các đặc điểm, các hình ảnh phong phú của cái cụ thể được triển khai” [13; 387]
Trang 31Nhưng không phải bất kỳ cái trừu tượng nào cũng có thể trở thành cái khởi đầu của quá trình đi từ trừu tượng đến cụ thể Theo Hêghen, để có thể trừu xuất ra đúng được cái khởi đầu ấy thì nó phải thỏa mãn những đặc trưng
cơ bản sau:
Thứ nhất, cái khởi đầu phải là cái hoàn toàn trừu tượng, là cái chung
nhất, giản đơn nhất nhưng phản ánh bản chất của sự vật Theo đó, cái trừu tượng này không bị các trừu tượng khác làm trung gian mà bản thân nó có thể giải thích chúng Nó chính là cơ sở, nền tảng cho việc triển khai các phạm trù khác
Thứ hai, cái khởi đầu phải là điểm mốc mà từ đó lịch sử thật sự của đối
tượng đã bắt đầu từ đó bởi theoHêghen “cái gì là đầu tiên trong khoa học thì nhất định cũng là cái đầu tiên về mặt lịch sử” [7; 113] Trong quan niệm của Hêghen, lịch sử là hiện thân của lôgic, vì vậy, chúng có sự thống nhất biện chứng với nhau
Thứ ba, cái khởi đầu là điểm xuất phát có khả năng phát triển thành toàn
bộ hệ thống, tức là chứa đựng mâu thuẫn cơ bản của toàn bộ hệ thống Theo Hêghen, đó là mâu thuẫn giữa tinh thần và vật chất, chủ thể và khách thể Thật vậy, toàn bộ khoa học lôgic của Hêghen chính là sự vận động của các phạm trù mà động lực của chúng là mâu thuẫn biện chứng trên đây Bản thân cái tồn tại sơ khai nhất tức là tồn tại thuần túy với tư cách là phạm trù nền tảng của hệ thống phải chứa đựng mâu thuẫn cơ bản ở bên trong nó: Nó vừa
là tồn tại thuần túy nhưng cũng là tư tưởng thuần túy; nó là tồn tại nhưng cũng chính là hư vô Đối lập với các quan điểm siêu hình về mâu thuẫn, Hêghen khẳng định: “Mâu thuẫn – đó là cái làm cho thế giới vận động” nó có
ở trong tất thảy mọi sự vật, mọi tư tưởng, nó len lỏi vào trong từng quy luật, từng phạm trù lôgic học làm cho chúng trở nên sống động Theo đó, mâu thuẫn là cái bản chất của mọi sự vật, mọi tư tưởng và khái niệm
Theo Hêghen, chỉ sau khi hoàn thành công đoạn trừu xuất ra đúng được cái khởi đầu ấy thì tư duy hay cũng chính là ý niệm mới có thể tự đi sâu vào
Trang 32bản thân, tự tổng hợp lại trong bản thân nó theo phương thức vận động đi từi trừu tượng đến cụ thể Trong “Khoa hoc lôgic” quá trình đó tự chứng tỏ nó là quá trình phát sinh ra bản thân cái cụ thể Nói khác đi, đó chính là hành vi sản xuất hiện thực Như vậy, đối với Hêghen, quá trình đi từ trừu tượng đến cụ thể đã biến thành một chủ thể độc lập dưới tên gọi ý niệm Theo đó, ý niệm là cái sáng tạo ra hiện thực và hiện thực này chẳng qua chỉ là biểu hiện bên
ngoài của tư duy, ý niệm mà thôi Đó chính là quá trình mà ý niệm đi từ tồn
tại đến bản chất rồi đến khái niệm và cuối cùng sinh ra hiện thực
Như vậy, từ những phân tích và quan niệm của Hêghen đã trở thành những hạt nhân hợp lý, là tiền đề để Mác kế thừa và phát triển trong học thuyết của ông về phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể sau này
1.3 Việc xác định điểm khởi đầu nghiên cứu trong một số ngành khoa học cụ thể
Việc xác định điểm khởi đầu nghiên cứu cũng được các nhà vật lý học vận dụng trong nghiên cứu về lý thuyết cơ học về nhiệt được sáng tạo ra vào nửa sau thế kỷ XIX Vào thời kỳ trước đó, các nhà bác học đã chú trọng nghiên cứu các thuộc tính cá biệt về nhiệt, các hiện tượng cá biệt đó liệu có liên quan đến nhiệt? Nhờ các công trình nghiên cứu đã đề xuất ra một số những khái niệm chung trừu tượng, phản ánh các mặt và các mối liên hệ nhất định của các hiện tượng nhiệt, ví dụ các khái niệm về tính dẫn nhiệt, bức xạ nhiệt, điểm nóng chảy, điểm sôi, nhiệt dung riêng, Một số mối quan hệ chung, tất yếu - các quy luật vốn có của nhiệt - cũng được phát hiện Ví dụ như nhà hóa học và vật lý học người Anh R.Bôi Lơ đã trình bày quy luật về tính bất biến của các điểm nóng chảy của các vật thể, G.Galilây đã phát hiện
ra quy luật về tính bất biến của điểm sôi của nước Nhà toán học người Pháp Gi.B.Gi.Pluriê bằng thực nghiệm đã tìm ra quy luật mà theo đó, dòng nhiệt xuyên qua một lớp xác định tỷ lệ thuận với hiệu các nhiệt độ ở các giới hạn của lớp, với diện tích của lớp và tỷ lệ nghịch với độ dày của lớp
Trang 33Tuy nhiên, chỉ có trên cơ sở lý thuyết cơ học về nhiệt thì mới thống nhất được tất cả các kiến thức đó thành một chỉnh thể thống nhất, rút ra được chúng từ một nguyên lý duy nhất Theo lý thuyết, nhiệt là sự chuyển động quay hay dao động tịnh tiến hỗn loạn của các hạt cực nhỏ: phân tử, nguyên tử, i-ôn, điện tử thường xuyên trao đổi năng lượng với nhau Đây chính là xuất phát điểm nghiên cứu, từ đó, đã có thể giải thích được tất cả hiện tượng có liên quan đến nhiệt, nhất là tính dẫn nhiệt, bức xạ nhiệt, việc chuyển từ một trạng thái hợp thể này sang trạng thái hợp thể khác, các điểm sôi và nóng chảy khác nhau đối với các vật chất khác nhau
Như vậy là trong tiến trình vận động từ một khái niệm trừu tượng, chung
về nhiệt với tính cách là một hình thức chuyển động đặc biệt của các hạt cực nhỏ, có liên quan đến việc trao đổi năng lượng giữa chúng - trong tiến trình vận động từ khái niệm đó đến kiến thức ngày càng cụ thể hơn thì tất cả các hiện tượng nhiệt đều được giải thích và thống nhất lại thành một chỉnh thể thống nhất có mối liên hệ lẫn nhau, và do đó mà nhận thức được bản chất của đối tượng đang được nghiên cứu Thực chất của nguyên tắc đi từ cái trừu tượng đến cái cụ thể là như vậy
Tất nhiên, nguyên tắc này không nhận được sự đồng thuận ngay của tất
cả các nhà khoa học Nhà triết học người Pháp L.La-ven cho rằng con đường phát triển của nhận thức từ trừu tượng đến cụ thể không bảo đảm khám phá bản chất nguyên vẹn của hiện thực khách quan, bởi vì khi đi từ cái trừu tượng đến cái cụ thể, chúng ta chỉ thấy sự vận động một chiều từ mức tối thiểu đến mức tối đa của kiến thức, trong khi thế giới lại có rất nhiều chiều Tiếp đó, Theo L.La-ven việc đi từ cái trừu tượng đến cái cụ thể đặt chủ thể nhận thức
ra ngoài thế giới, biến nó chỉ thành người quan sát đơn thuần những gì đang diễn ra trong thế giới trong khi đó chủ thể không phải là khán giả thụ động mà
là người sáng tạo và không phải ở ngoài thế giới, mà ở trong bản thân thế giới, ở trung tâm của thế giới Chủ thể không chỉ quan sát cái đang diễn ra trong thế giới, mà còn tham gia vào sáng tạo thế giới Vì vậy, chúng ta cần
Trang 34phải không lấy một mặt nào đó của hiện thực, mà lấy bản thân chủ thể làm điểm xuất phát và xuất phát từ chủ thể mà rút ra tất cả các khía cạnh của hiện thực
Ông viết: “Sự lầm lẫn nổi bật của hầu hết các phương pháp là ở chỗ giả định rằng dường như sự phản xạ cho phép chúng ta tách chúng ta ra khỏi vũ trụ và sau đó tái tạo lại vũ trụ độc bằng các sức mạnh trí tuệ của chúng ta, như một đối tượng lôgíc nào đó Nhưng đó là một quan niệm hời hợt, bởi vì bản thân phản xạ được đặt ra ngoài vũ trụ và vì nó tạo ra đối tượng của mình từ
vũ trụ, nên nó không thể được đặt ra ngoài bản thân sự tồn tại Phản xạ là một trong các dạng của vũ trụ Như vậy, đáng lẽ buộc chúng ta ở ngoài vũ trụ, phương pháp cần phải đặt chúng ta vào vũ trụ, nó mô tả những biểu hiện khác nhau của vũ trụ” [36; 250]
Theo L.La-ven, phương pháp biện chứng chân chính không có gì chung với sự đi từ trừu tượng đến cụ thể mà mục đích là tái tạo trong nhận thức dưới dạng lý tưởng quá trình hình thành và phát triển của chỉnh thể đang được nghiên cứu trong các khuynh hướng tất yếu của nó Theo quan điểm của ông, phương pháp biện chứng là phương pháp sáng tạo và phương pháp nhận thức bởi chủ thể toàn bộ hiện thực hoàn toàn nằm trong ý thức của chủ thể Nhờ trong ý thức của cá thể có không chỉ trí tuệ riêng của cá thể mà có cả trí tuệ chung của cả loài người lẫn trí tuệ tuyệt đối, nên trong quá trình thực hiện hoạt động nhận thức, cá thể biến thành trung tâm của những gì đang tồn tại và
từ bản thân mình rút ra (giải thích và đồng thời sáng tạo ra) toàn bộ sự đa dạng của các hình thức cụ thể của tồn tại Như vậy, chủ thể không đi từ cái trừu tượng đến cái cụ thể, mà từ cái cụ thể tồn tại dưới dạng lý tưởng trong ý thức của nó tới cái cụ thể được hiện thực hóa dưới dạng các tạo thể vật chất, các sự vật nào đó, các thuộc tính và các mối quan hệ của chúng, đi từ khả năng tới hiện thực
Đó chính là những quan điểm khác nhau trong việc xác định khởi điểm nghiên cứu về đối tượng, về quá trình nhận thức đi từ trừu tượng đến cụ thể
Trang 35Những mâu thuẫn này đặt ra câu hỏi nghiên cứu để các nhà triết học sau, trong đó có Mác hoàn thiện nội dung lý luận của phương pháp nhận thức khoa học này
Tiểu kết chương 1
Có thể thấy rằng, nghiên cứu về vấn đề điểm khởi đầu nghiên cứu cũng như phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể đã manh nha từ rất sớm trong lịch sử triết học, đó là các học thuyết kinh tế của U.Petty, A.Xmít, Đ Ricácđô,… đặc biệt là phương pháp biện chứng của Hêghen Mặc dù những học thuyết của các nhà kinh tế chính trị học đưa ra còn tương đối nghèo nàn, thậm chí có chỗ còn chưa chính xác nhưng chúng ta không thể phủ nhận công lao to lớn của họ khi đã cố gắng đứng trên lập trường duy vật để xây dựng lý luận kinh tế Ở giai đoạn cao của sự phát triển lý luận kinh tế chính trị, chúng
ta có thể nhận ra được những giá trị nhất định của hai con đường nhận thức: Nếu như con đường thứ nhất cho ta thấy mọi quá trình nhận thức luôn bắt nguồn từ những tổng thể sinh động trong trực quan và trong biểu tượng do đó chủ thể nhận thức luôn phải bóc tách đối tượng để tìm ra điểm khởi đầu nghiên cứu nhằm truy tìm cái bản chất sâu xa của sự vật, hiện tượng thì ở con đường thứ haitừ những trừu tượng được bóc tách ra, từ cái bản chất truy tìm được ta khái quát nên những tri thức về đối tượng
So với các nhà triết học tiền bối thì Hêghen lại có cách hiểu về cặp phạm trù cái trừu tượng và cái cụ thể một cách biện chứng và sâu sắc hơn nhiều, nó được thể hiện rất rõ trong tác phẩm “Khoa học Lôgic” Ông được xem là người đầu tiên trong lịch sử triết học đã vạch mở một cách đúng đắn tính tất yếu của sự vận động của nhận thức đi từ trừu tượng đến cụ thể Đây là quy luật cơ bản quy định toàn bộ hệ thống của Hêghen và cũng là trụ cột lý luận nhận thức của ông Theo Hêghen, nhận thức bắt đầu trừu tượng đơn giản nhất, nghèo nàn nhất, từ cái phổ biến trừu tượng không có bất kỳ một nội dung xác định nào Cái phổ biến trừu tượng này tự phát triển thông qua bản thân nó, nó sinh ra và do đó làm cơ sở cho các khái niệm tiếp theo đã có một nội dung xác
Trang 36định nào đó Và những khái niệm vừa nói lại tự đặc thù hóa và sinh ra những khái niệm khác, những khái niệm cụ thể hơn nữa và cứ như thế cho đến khi sự vận động quy trở về với nguyên lý đầu tiên tức ý niệm tuyệt đối Suy luận trên của Hêghen về phương pháp vận động của nhận thức đi từ trừu tượng đến cụ thể chứa đựng nhiều yếu tố hợp lý Phương pháp sau này đã được Mác tiếp thu và áp dụng thành công trong phép biện chứng, lý luận nhận thức… của chủ nghĩa duy vật vào trong Bộ “Tư bản” một cách khoa học nhất mà chủ nghĩa duy vật thì đã lấy ở Hêghen tất cả những gì có giá trị và phát triển thêm Như vậy, những tiền đề trên đãgóp phần cho sự ra đời phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể trong triết học Mác xít sau này
Trang 37CHƯƠNG 2 MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐI TỪ TRỪU TƯỢNG ĐẾN CỤ THỂ TRONG TRIẾT HỌC MÁC XÍT
Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể là phương pháp cải biến về mặt
lý luận khoa học những tài liệu của trực quan và của biểu tượng thành những khái niệm Đây là phương pháp vận động của tư duy đi từ một hiện tượng thực tế đã được ghi lại (trong biểu đạt hết sức trừu tượng) tới một hiện tượng khác thực tế đã có (cũng trong biểu đạt hết sức trừu tượng) [60; 394] Kết quả của quá trình này là: chỉnh thể lúc đầu mới chỉ được miêu tả một cách phác qua, có tính chất sơ đồ, chung chung, thì bây giờ được hình dung trong ý thức như cái chỉnh thể được phân cắt ở bên trong, tức là như một chỉnh thể được hiểu một cách cụ thể, như là tính cụ thể được phản ánh một cách đúng đắn Theo C Mác, phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể không phải là biện pháp khiến người ta hiểu đối tượng dễ hơn, mà là hình thức lôgic duy nhất có thể có, cho phép phản ánh (tái hiện, sao lại) trong sự vận động của các khái niệm cái quá trình tự phát triển khách quan của khách thể đang được nghiên cứu, phản ánh chính quá trình tự khu biệt trong đó xuất hiện, hình thành, sinh thành và đa dạng hoá trong lòng mình bất kỳ chỉnh thể hữu cơ nào, bất kỳ hệ thống nào đang hình thành trong lịch sử các hiện tượng đang tác động qua lại bên trong với nhau, bất kỳ tính cụ thể nào
Đây là phương pháp rất phức tạp, vì thế, để hiểu được nội dung của phương pháp này, trước hết phải đi vào phân tích các khái niệm trong đó
2.1 Khái niệm Cái cụ thể và Cái trừu tượng
2.1.1 Khái niệm Cái cụ thể
Cái cụ thể theo cách hiểu thông thường được xem như phạm trù dùng để
chỉ sự tồn tại trong tính đa dạng, nó bao gồm đối tượng cụ thể khách quan (là
sự tồn tại của sự vật trong những mối quan hệ, liên hệ với những sự vật khác)
và cái cụ thể chủ quan (là sự phản ánh cụ thể khách quan vào trong quá trình
nhận thức) Trong lôgic học, tùy vào đối tượng nghiên cứu, phương pháp và phạm vi tác động mà những cách hiểu về khái niệm này lại có những điểm
Trang 38khác biệt Trong lôgic học hình thức, khái niệm cụ thể được hiểu là khái niệm phản ánh vềđối tượngmà người ta có thể nhận biết trực tiếp nhờ các giác quan
được phản ánh trong tính chỉnh thể của nó, với tất cả những tính quy định cho
sự tồn tại về chất của đối tượng đó Chẳng hạn: “nền kinh tế thị trường”, “nhà nước pháp quyền” là những khái niệm cụ thể Tuy nhiên,lôgic học hình thức
chỉ nghiên cứu tư duy hình thức – tư duy phản ánh đối tượng ở trạng thái
đứng im tương đối của nó, đồng thời là tư duy ở trạng thái tĩnh, vì vậy những khái niệm của con người chỉ phản ánh đối tượng ở một phẩm chất xác định, trong không gian, thời gian và những quan hệ xác định Vì thế, trong quá trình hình thành khái niệm về đối tượng, lôgic học hình thức đã tạm thời không tính đến sự vận động, phát triển cũng như các mối liên hệ của đối tượng Và nếu tuyệt đối hóa trạng thái này của đối tượng thì tư duy sẽ gặp phải những sai lầm, mâu thuẫn trong quá trình nhận thức [56; 27] Theo đó, nó không nhận thức đươc sự vận động cũng như các mối liên hệ nội tại của đối tượng Nó càng không thể diễn tả sự vận động biện chứng của đối tượng dưới hình thái
hệ thống các khái niệm, phạm trù Chính vì vậy, lôgic biện chứng ra đời, nó
khắc phục được những hạn chế này của lôgic học hình thức
Lôgic học biện chứng nghiên cứu tư duy biện chứng, là tư duy phản ánh
đối tượng trong trạng thái vận động, đồng thời là tư duy ở trạng thái động Để phản ánh chân thực về đối tượng thì phương pháp tư duy duy nhất đúng phải
là phương pháp biện chứng duy vật Phương pháp ấy nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, trong các mối liên hệ không thể tách rời của chúng Theo đó, trong lôgic học biện chứng, khái niệm cái cụ thể và cái trừu
tượng được coi là những “phạm trù lôgic điển hình, các phạm trù của phép
biện chứng như là lôgic học, những phạm trù vạn năng Trong chúng thể hiện
các hình thức phát triển phổ biến của cả tự nhiên, xã hội và tư duy” [48;424] Như Lênin nhận xét: “Giới tự nhiên thì vừa là cụ thể vừa là trừu tượng, vừa là hiện tượng vừa là bản chất, vừa là khoảng khắc vừa là quan hệ” [29; 223] Ông cho rằng, những khái niệm với tư cách là những hình thức của tư
Trang 39duy là chủ quan trong tính trừu tượng của chúng, trong sự tách rời của chúng Nhưng chúng còn là khách quan trong chỉnh thể, trong quá trình, trong kết cuộc, trong khuynh hướng và trong nguồn gốc Còn trong quan niệm của Mác thì đối tượng của tư duy khoa học bao giờ cũng là sự thống nhất biện chứng của cái trừu tượng và cái cụ thể Luận điểm này ghi nhận một thực tế là cái trừu tượng và cái cụ thể với tư cách là những phạm trù hoàn toàn có tính khách quan và khoa học Xét đến cùng, chúng chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó
Cái cụ thể, theo Mác: “cái cụ thể sở dĩ là cụ thể vì nó là sự tổng hợp của
nhiều tính quy định, do đó, nó là sự thống nhất của cái đa dạng Cho nên trong
tư duy nó biểu hiện ra là một quá trình tổng hợp, là kết quả, chứ không phải là điểm xuất phát, mặc dù nó là điểm xuất phát thực sự và do đó cũng là điểm xuất phát của trực quan và biểu tượng” [29;63]
Vậy ở đây Mác cho rằng,cái cụ thể là một mà lại là hai
Một mặt, cái cụ thể là cụ thể cảm tính - nó là điểm xuất phát của trực
quan của biểu tượng và cũng là điểm xuất phát của nhận thức Nó là sự vật cảm tính, hiện tượng được hình dung cụ thể.v.v Bản thân cái cụ thể cảm tính lại được hiểu theo hai phương diện Về phương diện bản thể luận, nó dùng để chỉ những sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại trong hiện thực khách quan, còn về mặt nhận thức, theo Mác, nó thực sự là “điểm xuất phát của trực quan
và biểu tượng” [30; 63] Như vậy, cái cụ thể cảm tính chính là đối tượng của nhận thức, của tư duy trong sự thống nhất tính đa dạng của nó Về phương diện nhận thức luận, cái cụ thể cảm tính là biểu tượng hoàn chỉnh, là sự tổng hợp của những tính quy định cảm tính, là cái cụ thể bề ngoài của sự vật, hiện tượng khách quan mà giác quan có thể trực tiếp cảm nhận được Vì vậy, không thể đồng nhất, lẫn lộn sự xem xét các mặt bản thể luận và nhận thức luận của khái niệm này
Cái cụ thể là điểm xuất phát của nhận thức bởi vì mọi nhận thức ban đầu
về một hiện tượng chưa biết đều bắt đầu bằng những tri giác cảm tính và
Trang 40những biểu tượng về những hiện tượng ấy Không có sự bắt đầu này của nhận thức sẽ không có bất kỳ sự nhận thức nào về hiện thực cả Nếu nằm ngoài những hình ảnh cảm tính về đối tượng, tư duy sẽ không có nội dung Vì thế
mà Mác khẳng định: cái cụ thể vì là điểm xuất phát trong bản thân hiện thực nên do đó cũng là điểm xuất phát của trực quan và biểu tượng Từ đó có thể kết luận, xuất phát điểm của nhận thức không thể từ trừu tượng, không phải là
tư duy trừu tượng mà là biểu tượng trực tiếp về cái cụ thể Tất nhiên điểm xuất phát này cũng có thể rất phiến diện và vì thế trong một số trường hợp cụ thể nào đó nó có thể lại là một trừu tượng, nhưng trong tính chỉnh thể chung
nhất thì điểm xuất phát của nhận thức luôn bắt đầu từ cái cụ thể cảm tính
Chẳng hạn, theo Rôđentan, mục đích của nhận thức, xét đến cùng là
“trình bày hiện thực trong tính cụ thể của nó” Để đạt được mục đích này thì nhận thức của chúng ta phải đi qua con đường ngoằn nghèo thông qua một dãy các trừu tượng trung gian và nó phải được xuất phát từ chính cái cụ thể hiện thực Và ông cho rằng “Mâu thuẫn sâu sắc nhất của quá trình nhận thức
là ở chỗ đó” Cái cụ thể sở dĩ là xuất phát điểm của nhận thức bởi vì mọi nhận thức ban đầu về một sự vật, hiện tượng đều được bắt đầu bằng chính những tri giác cảm tính và biểu tưởng về chúng Không có sự bắt đầu ấy, nhận thức sẽ không có bất kỳ nội dung sinh động nào về hiện thực cả Như Kant đã chỉ ra
“những tư tưởng không có nội dung thì trống rỗng” Theo đó, sự nhận thức đúng đắn về sự vật không thể bắt đầu từ những khái niệm có tính chất tiên nghiệm về chúng, mà phải là biểu tượng trực tiếp về cái cụ thể hiện thực Đây
là điểm khác biệt về nguyên tắc để phân định lập trường duy vật và duy tâm
Mặt khác là cái cụ thể là cụ thể tinh thần (cái cụ thể trong tư duy) là kết
quả của sự nhận thức và là kết thúc của một chu kỳ nghiên cứu được xây dựng bởi hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật Theo quan niệm này cái
cụ thể chỉ có thể phác hoạ lại trong tư duy vào lúc kết thúc chứ không phải vào lúc khởi đầu của nhận thức Không có con đường nào nhận thức được cái
cụ thể sống động ngoài con đường tái tạo nó trong tư duy Cái cụ thể ở đây