1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát và lập bản Đồ phân bố những biến thể ngữ Âm và từ vựng hiện hữu tại ba huyện ngoại thành hà nội quốc oai, thạch thất, ba vì

176 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát và lập bản đồ phân bố những biến thể ngữ âm và từ vựng hiện hữu tại ba huyện ngoại thành Hà Nội: Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì
Tác giả Trịnh Cẩm Lan, Trần Thị Hồng Hạnh, Trương Nhật Vinh
Người hướng dẫn PTS. Trịnh Cẩm Lan
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện đề tài KH&CN cấp Đại học Quốc gia
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 6,87 MB

Nội dung

Khảo sát và lập bản Đồ phân bố những biến thể ngữ Âm và từ vựng hiện hữu tại ba huyện ngoại thành hà nội quốc oai, thạch thất, ba vì

Trang 1

MẪU 14/KHCN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3839 /QĐ-ĐHQGHN ngày 24 tháng10 năm 2014

của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN

CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Tên đề tài: Khảo sát và lập bản đồ phân bố những biến thể ngữ âm và từ vựng hiện hữu tại ba huyện ngoại thành Hà Nội: Quốc Oai, Thạch Thất,

Ba Vì

Mã số đề tài: QG.20.32

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Trịnh Cẩm Lan

Trang 2

1

PHẦN I THÔNG TIN CHUNG

1.1 Tên đề tài: Khảo sát và lập bản đồ phân bố những biến thể ngữ âm và từ

vựng hiện hữu tại ba huyện ngoại thành Hà Nội: Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì

1.2 Mã số: QG.20.32

1.3 Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài

TT Chức danh, học vị, họ và tên Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài

1 Trịnh Cẩm Lan, PGS TS Trường Đại học

1.4 Đơn vị chủ trì: Trường Đại học KHXH & NV

1.5 Thời gian thực hiện: 24 tháng kể từ ngày 09/4/2020

1.5.1 Theo hợp đồng: từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 4 năm 2022

1.5.2 Gia hạn (nếu có): đến tháng 4 năm 2023

1.5.3 Thực hiện thực tế: từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 4 năm 2023

1.6 Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):

(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên nhân; Ý kiến của Cơ quan quản lý)

Nội dung đề nghị thay đổi: Tên bài báo quốc tế và loại tạp chí dự kiến đăng

- Bài báo dự kiến trong thuyết minh: “Sự phân bố địa lý của một số biến thể ngôn ngữ địa phương ở các huyện ngoại thành Hà Nội (Trường hợp Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì)” thuộc thuộc danh mục CSDL của SCOPUS

- Bài báo đề nghị thay đổi: Đặc điểm thanh điệu tiếng Hà Tây (Trường hợp thổ ngữ Quốc Oai) [Tonal features of Ha Tay dialect (The case of Quốc Oai patois)] thuộc danh mục CSDL của Web of Science (ISI)

Nguyên nhân đề nghị thay đổi

- Do dịch Covid-19, tôi không thể đi điều tra sớm nên đến thời điểm này tôi mới có

đủ dữ liệu điều tra nên không thể viết bài với phạm vi ngữ liệu rộng như bài báo đã đăng ký trong thuyết minh mà chỉ có thể viết bài với phạm vi ngữ liệu hẹp hơn nhưng đào sâu

- Khi có một phần tư liệu điều tra, tôi đã viết bài trên đây và gửi cho 2 tạp chí (1 thuộc danh mục CSDL của SCOPUS và 1 thuộc danh mục CSDL của Web of Science) Đến thời điểm tháng 9 năm 2022, mới chỉ có tạp chí thuộc danh mục CSDL của Web of Science nhận sẽ đăng bài vào số 1 năm 2023 (sẽ xuất bản vào

Trang 3

khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4/2023) và đã có xác nhận đăng bài Vì vậy, tôi đã rút lại bài gửi cho tạp chí thuộc danh mục SCOPUS

Ý kiến của Cơ quan quản lý: Đồng ý

1.7 Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 250 triệu đồng

PHẦN II TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Viết theo cấu trúc một bài báo khoa học tổng quan từ 6-15 trang (báo cáo này sẽ được đăng trên tạp chí khoa học ĐHQGHN sau khi đề tài được nghiệm thu), nội dung gồm các phần:

1 Đặt vấn đề

Hà Tây - Xứ Đoài là vùng đất vốn được xem là cái nôi của người Việt cổ (Trần Quốc Vượng 1997, Lâm Bá Nam 1997, Nguyễn Lương Bích 1997), là một trong tứ trấn bảo vệ Thăng Long Mặc dù địa giới hành chính có nhiều biến động qua các thời kì nhưng đây vẫn là một vùng đất có những đặc trưng lịch sử - văn hoá - ngôn ngữ tồn tại bền bỉ trước những biến động của thời gian Xứ Đoài cũng là một vùng có tiếng nói đặc biệt Nét đặc biệt ấy được cho là tạo bởi những biến thể ngữ âm và từ vựng địa phương đặc trưng khiến người ta có thể dễ dàng nhận ra dù chỉ mới thoáng nghe Và điều quan trọng là, những biến thể ngữ âm và từ vựng ấy còn thể hiện rằng vùng thổ ngữ này còn bảo lưu khá

nhiều nét cổ xưa của tiếng Việt

Theo ghi nhận của các nhà nghiên cúu thì xứ Đoài là nơi “bảo lưu cơ tầng văn hoá lúa nước của thủ đô Thăng Long” (Phạm Đức Dương, 1997) Còn 2 trung tâm lớn của xứ Đoài – Sơn Tây là hai lộ/ phủ/ trấn Quảng Oai (hầu hết đất của Ba Vì hiện nay) và Quốc Oai (bao gồm cả Thạch Thất ngày nay) trải suốt các đời Trần, Lê Sang đời Nguyễn thì trung tâm của Sơn Tây – xứ Đoài vẫn là hai phủ Quốc Oai (nay gồm các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Đan Phượng, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Từ Liêm mà trung tâm phủ là Quốc Oai

và Thạch Thất) và Quảng Oai (nay là huyện Ba Vì) (Đặng Văn Tu, Nguyễn Tá Nhí, 2011: 15-17) Như vậy, hai trung tâm lớn của xứ Đoài – Hà Tây sẽ là các huyện Quốc Oai, Thạch Thất (trung tâm dưới đồng bằng) và Ba Vì (trung tâm trên vùng bán sơn địa) Bên cạnh đó,

Ba Vì còn được lịch sử ghi nhận là nơi tồn tại và phát triển của lớp cư dân tổ tiên của người Việt và cả người Mường hiện nay (Lâm Bá Nam, 1997), được xem là “địa bàn gốc” của người Việt – Mường chung (Trần Quốc Vượng, 1997) Đây là hai trung tân tiếp nhận

và lan toả văn hoá – ngôn ngữ xứ Đoài Đó là lí do chúng tôi lựa chọn các huyện này để

khảo sát

2 Mục tiêu

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu, khảo sát để vẽ bản đồ ngôn ngữ học thể hiện sự phân bố hay không gian hành chức của một số biến thể ngữ âm và từ vựng địa phương ở các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì

3 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu này, đề tài áp dụng các phương pháp sau: Phương pháp điền dã ngôn ngữ học để thu thập tư liệu tại địa bàn; Phương pháp miêu tả để miêu tả đặc điểm của các biến thể địa phương; Phương pháp so sánh lịch sử để tái lập những dạng thức ngữ âm, từ vựng đã từng tồn tại trong diễn biến của lịch sử tiếng Việt nhằm lý giải cho sự hiện diện của các biến thể địa phương; Phương pháp và kỹ thuật vẽ bản đồ của Ngôn ngữ học địa lý (sử dụng MapInfo, Excell để làm dữ liệu, vẽ bản đồ trên phần mềm ArcGIS); Phương pháp phân tích phân bố trong ngôn ngữ học địa lý để tìm ra quy luật phân bố các

Trang 4

3

biến thể địa phương tại địa bàn và mối liên hệ giữa sự phân bố địa lý với những quá trình phát triển lịch sử tiếng Việt trong khu vực

4 Tổng kết kết quả nghiên cứu

4.1 Cảnh huống ngôn ngữ xã hội tai địa bàn

Có thể thấy rằng các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì đều là các huyện đa dân tộc và đa ngữ Xét thành phần dân tộc, Quốc Oai có 14 dân tộc, gồm dân tộc Kinh và 13 dân tộc thiểu số Thạch Thất hiện có 18 dân tộc đang sinh sống, trong đó có dân tộc Kinh

17 dân tộc thiểu số Ba Vì 12 dân tộc bao gồm người Kinh, 02 dân tộc thiểu số chiểm tỷ lệ lớn là Mường, Dao và 8 dân tộc thiểu số khác

Như vậy, có thể nói, các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì đều là các địa phương

đa sắc tộc và vì vậy đều là các địa bàn đa ngữ Cảnh huống ngôn ngữ - xã hội đặc trưng của vùng đất này là cảnh huống đa ngữ

Tuy nhiên, cảnh huống đa ngữ vừa nêu không phải đa ngữ cân bằng mà là cảnh huống đa thể ngữ Cảnh huống này, có lẽ, đã tồn tại rất lâu dài trong lịch sử và cho tới hiện nay, nó vẫn đang hiện diện, ngày càng sâu sắc thêm bởi uy tín vượt trội của tiếng Việt với

tư cách một ngôn ngữ ưu thế trong mọi mặt của đời sống, đặc biệt là trong giáo dục và khoa học Đó là sự phân công chức năng giữa ngôn ngữ ưu thế là tiếng Việt (ngôn ngữ của người Kinh) với tiếng Mường, tiếng Dao và tiếng nói của hàng chục dân tộc khác cùng tồn tại

4.2 Đặc điểm các biến thể ngữ âm và từ vựng địa phương

Theo hướng tiếp cận Phương ngữ học, đề tài đã khảo sát và mô tả đặc điểm ngôn ngữ của các biến thể địa phương, đặt trong sự đối lập với biến thể toàn dân và biến thể được sử dụng tại các địa phương khác để làm rõ hơn đặc điểm các biến thể hiện hữu tại địa bàn nghiên cứu và lý giải nguyên do sự hiện diện của chúng

Các biến thể được mô tả bao gồm 5 thanh điệu (thanh ngang, thanh huyền, thanh ngã, thanh hỏi và thanh sắc), 5 phụ âm đầu (/l/, /n/, /ʈ/, /ş/ và /ʐ,/), 3 nguyên âm (/ɛ/, /ɤ̆/, và /ͻ̆ /) 4 từ thân tộc (mẹ, bà ngoại, từ chỉ chị gái của mẹ và từ chỉ anh trai của mẹ), 4 từ chỉ vật dụng (ấm, thìa, rổ, hót rác) và 4 từ chỉ những phạm vi hiện thực khác (súng cao su, thừng, bế, miến)

(1) Các biến thể của hệ thống thanh điệu

Trong hệ thống 6 thanh điệu tiếng Việt, tại địa bàn nghiên cứu, có 5 thanh xuất hiện

cả biến thể toàn dân và biến thể địa phương Đó là thanh ngang (3 biến thể, bao gồm cả biến thể toàn dân), thanh huyền (3 biến thể), thanh ngã (3 biến thể), thanh hỏi (3 biến thể)

và thanh sắc (2 biến thể)

Có thể hình dung giá trị ngữ âm - âm vị học giữa hai hệ thống thanh điệu tại địa bàn nghiên cứu qua bảng sau (có hệ thanh điệu Hà Nội đô thị để tham chiếu):

Bảng 1: Thanh điệu Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì và tiếng Hà Nội đô thị

Thanh điệu Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì Hà Nội đô thị

Ngã lên-xuống/lên, TQH, [343]/ [34] xuống-lên,TQH, [325]

Hỏi xuống, TQH, [32]/ [31] xuống, TQH, [31]

Sắc lên/xuống-lên, TQH, [34]/ [324] lên, [35]

Trang 5

Nặng xuống, TTM, [32] xuống, TTM [31]

So sánh thanh điệu tại địa bàn với thanh điệu các thổ ngữ Mường lân cận, chúng tôi thu được những kết quả cả về phương diện đồng đại và lịch đại rất đáng chú ý:

* Phương diện đồng đại: đặc điểm ngữ âm- âm vị học

Bảng 2: Thanh điệu Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì và tiếng Mường Ba Vì

Thanh Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì Mường Ba Vì 1

Ngã lên-xuống/lên, TQH, [343]/ [34] xuống-lên,TQH, [325]

Hỏi xuống, TQH, [32]/ [31] xuống, TQH, [31]

Sắc lên/xuống-lên, TQH, [34]/ [324] lên, [35]

Hai hệ thống trên đều có 6 thanh (khác với một số phương ngữ Mường như Mường

Bi, Mường Vang, Mường Khến , và các phương ngữ tiếng Việt từ Thanh Hóa trở vào Nam Bộ, chỉ có 5 thanh) Thanh ngang ở cả hai hệ thống đều đi xuống [32], còn thanh huyền thì đều đi lên [34] Hai thanh này ở địa bàn đối lập hoàn toàn với các vùng Việt khác

ở phương ngữ Bắc Tổng thể hai hệ thanh điệu đặc trưng bởi đường nét và thức tạo thanh, điểm xuất phát của tất cả các thanh ở hai hệ thống đều khá gần nhau, sau đó đi ngang, lên hoặc xuống với độ dốc nhỏ Vì thế, giữa các điểm trong từng thanh hoặc giữa các thanh với nhau có khoảng âm vực không lớn làm cho các thanh như bị lẫn vào nhau

* Phương diện lịch đại: quá trình biến đổi để hình thành thanh điệu

Giả thuyết của Haudricourt cho rằng hệ thanh điệu các ngôn ngữ Việt-Mường được hình thành và phát triển do kết quả của hai quá trình: 1 Rụng một số yếu tố đoạn tính ở cuối âm tiết như /*-? , *-h / được bù đắp bằng thế đối lập 3 thanh điệu; và 2 Vô thanh hóa phụ âm hữu thanh và sự chuyển đổi giá trị âm vị học từ sự khu biệt hữu thanh/vô thanh của phụ âm đầu thành sự khu biệt âm vực cao/ thấp của thanh điệu

Bảng 3: Sự biến đổi thanh điệu tiếng Việt Sơn Tây và Tiếng Mường Ba Vì

Tiếng Việt Sơn Tây

Âm cuối

Âm đầu

*A (*-vang)

*B (*- )

*C (*-h)

*B (*- )

*C (*-h)

*p,*t,*k (Cao)

[32] [35] [31]

*b,*d,*g (Thấp)

[34] [31] [325]

Có thể hình dung sự biến đổi thanh điệu tiếng Việt Sơn Tây và tiếng Mường Ba Vì như sau:

1 Kết quả của Nguyễn Văn Lợi, 2009

2 Kết quả của Nguyễn Văn Lợi, 2009

Trang 6

5

Quá trình nhân đôi thanh điệu, kết quả của hiện tượng vô thanh hoá phụ âm đầu xảy ra khi ở hai thổ ngữ này đã có 3 thanh đối lập nhau: *A (sau chia thành ngang và huyền), *B (sau chia thành sắc và nặng), *C (sau chia thành hỏi và ngã) Tình hình này khác với một số phương ngữ, ngôn ngữ Việt-Mường chỉ có 4 thanh, như các tiếng Rục, Mã Liềng, Poọng hay một số thổ ngữ Việt ở Nghệ An Quá trình này cho thấy một quang cảnh khác với hệ thanh điệu ở chính các thổ ngữ Việt và Mường tại các vùng khác, Thanh Hoá chẳng hạn Ở Việt Sơn Tây đã không xảy ra quá trình nhập hỏi với ngã như ở Việt Thanh Hoá, còn ở Mường Ba Vì cũng không xảy ra quá trình nhập ngã với nặng như Mường Thanh Hoá

Rõ ràng, so sánh thanh điệu tiếng Việt Sơn Tây và tiếng Mường Ba Vì, cả trên diện đồng đại và lịch đại, hai loại cứ liệu này hỗ trợ hoàn hảo cho nhau và đều thể hiện điểm tương đồng rất đáng chú ý giữa hai hệ thống Nó xác nhận sự chia sẻ một không gian văn hoá chung và một con đường phát triển do ảnh hưởng của cái không gian chung ấy

(2) Các biến thể của hệ thống phụ âm đầu

Đối với hệ thống phụ âm đầu tiếng Việt được dùng ở Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì, tư liệu ghi nhận một vài âm vị có xuất hiện biến thể khác biệt với cách dùng phổ dụng ở phương ngữ Bắc nói riêng, tiếng Việt toàn dân nói chung Đó là các phụ âm /l/, /n/, /ʈ/, /ş/ và /ʐ,/ Trong số các phụ âm này, /l/ và /n/ là hai phụ âm mà người nghiên cứu các phương ngữ tiếng Việt có thể dễ dàng xác định đâu là biến thể toàn dân, đâu là biến thể địa phương được dùng ở một số vùng thuộc Bắc Bộ Ba phụ âm /ʈ/, /ş/ và /ʐ,/ sẽ không được định danh đâu là biến thể toàn dân, đâu là biến thể địa phương mà chỉ được miêu tả lần lượt các biến thể theo từng cặp đối lập, ví dụ: /ʈ/ với /c/, /ş/ với /s/, /ʐ,/ với /z/ Lý do là bởi trong những cặp biến thể đối lập trên đây, biến thể được phát âm đúng với đặc điểm cấu âm, đúng với chính tả của tiếng Việt hiện đại thì lại không được đông đảo người dân ở châu thổ Bắc Bộ sử dụng, nghĩa là không phổ dụng (như [ʈ], [ş] và [ʐ,]), ngược lại, những biến thể được phát âm không đúng với đặc điểm cấu âm, không đúng với chính tả của tiếng Việt hiện đại thì lại được đông đảo người dân sử dụng, nghĩa là biến thể phổ dụng (như [c], [s] và [z])

- Hai phụ âm /l/ và /n/ đều có 2 biến thể, biến thể toàn dân được phát âm tương ứng là [l]

và [n], biến thể địa phương được phát âm chuyển đổi /l/ > [n] và /n/ > [l] Nhiều nghiên cứu ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và ngoại thành Hà Nội cũng ghi nhận sự phổ biến của hiện tượng trên Tuy nhiên, chưa ai tìm ra nguyên nhân của nó Các nguồn tư liệu cổ như Từ điển Việt –

Bồ - La, Annam dịch ngữ, các tư liệu chữ Nôm cổ, cứ liệu Hán Việt đời Đường… tất cả đều cho thấy cách đọc /l/ và /n/ đều giống ngày nay Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một nghiên cứu nào tìm thấy một mối liên quan có lý về sự chuyển đổi /l/ > [n] và /n/ > [l] Nguyên nhân của hiện tượng này gần như vẫn đang còn là ẩn số

- Trong ba phụ âm quặt lưỡi thì /ʈ/ có 3 biến thể, /ş/ và /ʐ,/ đều có 2 biến thể Ngược dòng lịch sử, Từ điển 1651 ghi nhận cách đọc cả 3 phụ âm đều quặt/ rung lưỡi, và cách này cơ bản là thống nhất Annam dịch ngữ cũng ghi nhận các phụ âm này nhưng quang cảnh chung thì đã phức tạp hơn (chẳng hạn, với /r/ chỉ có 10 từ có phụ âm này thì được phiên thành ş, ʐ,, l, tşh và

cả tş (Nguyễn Tài Cẩn, 1995: 115) Như vậy, vào thế kỷ 15, cách phát âm các phụ âm này chưa thống nhất Quá trình diễn biến của cả 3 phụ âm ở bộ vị cấu âm đầu lưỡi quặt có vẻ như khá tương đồng với nhau Có thể dựng lại quá trình diễn biến của các phụ âm này như sau: (1) với /ʐ,/ thì từ /*ş/ *ʐ/ *l/ *tş > ʐ > z Theo đó, ʐ cũng chỉ là một giai đoạn trung gian còn lưu lại

ở phương ngữ Trung và một vài vùng phương ngữ Bắc Quá trình tiếp theo, có lẽ chỉ có

phương ngữ Bắc đi đến cùng; (2) với /ʈ/ thì từ *tl, *bl > tr > ch/gi Trên con đường này, tr cũng

chỉ là một dạng thức trung gian, bước chuyển từ các biến thể cổ (*tl, *bl) đến biến thể hiện đại ngày nay (ch) mà dấu vết còn lưu lại ở phương ngữ Trung và một số vùng thuộc phương ngữ

Trang 7

Bắc; và (3) với /ş/ thì từ *ph/ *kh > ş > ş/s Trong diễn biến này, giai đoạn trung gian (ş) được phản ánh qua Từ điển 1651 và được lưu lại trọn vẹn ở một đảo phương ngữ cổ là phương ngữ Trung Giai đoạn tiếp theo là sự biến đổi từ ş đến s đã diễn ra ở vùng phương ngữ luôn gắn liền với những cách tân – phương ngữ Bắc Tuy nhiên, giai đoạn này chưa hoàn tất Trạng thái tồn tại theo hình sắc da báo thưa của biến thể quặt lưỡi (biến thể cổ hơn, có trước) rải rác ở một vài vùng thuộc phương ngữ Bắc cho thấy hai biến thể đang tồn tại ở trạng thái tranh chấp và biến thể mới cũng đang lấn dần Các vùng tồn tại những biến thể quặt lưỡi đều có một mối quan hệ nào đó với đảo phương ngữ cổ Bắc Trung Bộ Trường hợp các huyện Quốc Oai, Thạch Thất,

Ba Vì mà chúng tôi đã trình bày liên quan đến đảo phương ngữ cổ này ở những con đường di dân theo các chân núi và các thung lũng sông ở rìa Tây đất nước

(3) Các biến thể của hệ thống nguyên âm

Tư liệu ghi nhận rằng, tại 3 huyện trong địa bàn nghiên cứu, chỉ có 4 nguyên âm xuất hiện các biến thể địa phương, các nguyên âm còn lại được phát âm với biến thể toàn dân

a Nguyên âm /ie/

Tư liệu ghi nhận /ie/ ở các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì có biến thể đơn hoá

như [e] trong nhều (nhiều), đều (điều), thuền (thuyền)

Bảng 4 Một số từ có /ie/ và các biến thể phát âm Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì

Việt Bắc Bộ Việt Sơn Tây Mường NVK3 Việt 16514 Việt 18385

Theo bảng trên, nguyên âm đôi /ie/ thế kỷ 17 vẫn có hai dạng thức [ie] và [e] Đến thế kỷ 19 chỉ còn một dạng thức [ie] Bấy giờ, sự biến động của nó mới có vẻ thực sự hoàn tất Các dạng thức trong tiếng Mường thì phong phú hơn, trong đó vẫn có [e] như biến thể

ở địa bàn Như vậy cả hai biến thể [e] và [ɛ] đều đã tồn tại trong tiếng Mường ở một thời điểm nào đó trong lịch sử Điều này xác nhận rằng chúng đều là các biến thể cổ của tiếng Việt Các quá trình từ *e > iê (méng > miếng) hay *ê > iê (đều > điều) là như vậy Điều này cho thấy các thổ ngữ Hà Tây cũ, cùng với các thổ ngữ Khu IV là những vùng thổ ngữ còn bảo lưu nhiều yếu tố cổ của tiếng Việt

b Nguyên âm /ɯ/ trong vần /ɯj/

Tư liệu ghi nhận vần /ɯj/ được phát âm với biến thể [ɯɤj], tức với một nguyên âm

có xu hướng đôi hoá, cùng hàng Điều quan trọng đây là một biến đổi đều đặn, xảy ra ở cả

4 từ chứa vần này và được quan sát thấy ở hầu hết các điểm điều tra

Bảng 5 Các từ có /ɯj/ và các biến thể phát âm Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì

Việt

Bắc Bộ Sơn Tây Việt Mường NVK/NVT

6 Việt 1651 Việt 1838

chửi chưởi chưới (NVK); cɯəj4 (NVT) - chưởi

3Các từ tương ứng trong tiếng Mường theo Từ điển Mường – Việt của Nguyễn Văn Khang, 2002

4 Các từ tương ứng trong tiếng Việt theo Từ điển Việt - Bồ - La của A Rhodes, 1651

5 Các từ tương ứng trong tiếng Việt theo Nam Việt Dương Hiệp Tự Vị của J.L Tabert, 1838

6Các từ tương ứng trong tiếng Mường theo Ngữ âm tiếng Mường qua các phương ngôn của Nguyễn Văn

Tài, 2005

Trang 8

7

gửi gưởi kởi (NVK); kɤj4, ɣɯəj5 (NVT) gưởi -

ngửi ngưởi hít (NVK); hit3, ŋɯəj4 (NVT) ngưởi -

Như vậy trong lịch sử tiếng Việt đã từng có nguyên âm đôi /ɯɤ/ trong vần /ɯɤj/ ở ít nhất ¾ từ chứa vần này từ rất xa xưa (được ghi nhận trong các phương ngôn Mường) rồi sau đó mới biến đổi thành /ɯ/ trong vần /ɯj/ và hoàn tất quá trình đó muộn nhất là vào thế

kỷ 19 Đáng lưu ý là những biến thể như cɯɤj 4 (chửi), ɣɯɤj 5 (gửi) hay ŋɯɤj 4 (ngửi) trong

tư liệu của Nguyễn Văn Tài hầu hết thuộc các phương ngôn Bắc (vùng Sơn La) và phương ngôn Trung (vùng Hoà Bình, Ba Trại), trong đó có nơi có sự tiếp xúc, đan xen, thậm chí cộng cư và hoà huyết giữa các cư dân Việt và Mường như tại Hà Tây cũ Điều này chứng

tỏ rằng biến thể đôi hoá nguyên âm trong /ɯj/ thành [ɯɤj] ở các thổ ngữ Hà Tây là một biến thể cổ Tư liệu của Nguyễn Tài Cẩn cũng cho thấy cả [*ɯɤ] và [*ə] đều là hai biến thể

cổ của /ɯ/ trong /ɯj/ (Nguyễn Tài Cẩn, 1995: 174) Điều này lý giải vì sao trong tư liệu của cả Nguyễn Văn Khang và Nguyễn Văn Tài có kởi/ kɤj4 và có cả ɣɯəj Các phân tích của đề tài giúp khẳng định biến thể của /ɯ/ trong vần /ɯj/ đã chứng thực một diễn biến của lịch sử tiếng Việt: đơn hoá nguyên âm đôi hàng giữa *ươ > ư (/*ɯɤ/ > /ɯ/)

c Nguyên âm /ɔˇ/

Kết quả cho thấy, cặp vần /ͻ̆ ŋm/ – /ͻ̆ kp/ có thể có 2 biến thể: [ͻ̆ ŋm] – [ͻ̆ kp] và [ͻ:ŋ] – [ͻ:k] Trong đó, biến thể [ͻ:ŋ] – [ͻ:k] là một biến đổi đều đặn, xảy ra ở mọi từ chứa cặp vần này và được quan sát thấy ở hầu hết các điểm điều tra

Bảng 6 Các từ có /ͻ̆ / và các biến thể phát âm trong tiếng Sơn Tây

Việt

Bắc Bộ

Việt Sơn Tây

trong troong tloong tlɔŋ1, tɔŋ1, klɔŋ1/2 tlong

Các diễn biến được phân tích cho thấy, có thể, lịch sử tiếng Việt đã chứng kiến quá trình từ một nguyên âm đơn dài /*ͻ/ ở các vần oong/ooc với cặp phụ âm cuối /-ŋ, -k/ không tròn môi thành một nguyên âm đơn ngắn /ͻ̆ / ở các vần ong/oc với /-ŋ, -k/ tròn môi Đây là

sự biến đổi xảy ra ở cả hai phía, phụ âm thì bị môi hoá thành /-ŋm, -kp/ còn nguyên âm thì trung hoà hoá thành gần hàng giữa, bước trung gian trong diễn biến ấy được ghi lại ở Từ

điển 1651 (aoc hoặc ăoc) Sự phản ánh tiếng Việt thế kỷ 17 ở Đàng Trong của từ điển

1651 đã ghi nhận được bước trung gian này (*ͻ > ă/a > ͻ̆) hoặc một sự biến đổi thẳng (*ͻ > ͻ̆) Như vậy, có lẽ biến thể [ͻ] của /ͻ̆ /trong các từ tiếng Việt ở Hà Tây cũ là những cách dùng đã không bị biến đổi trong diễn biến /*ͻ/ > /ͻ̆ / mà tiếng Mường đã lưu lại

(4) Các biến thể từ vựng

a Một số từ chỉ quan hệ thân tộc

Từ toàn dân Các biến thể

địa phương Từ điển 1651

bà ngoại bà ngoại, bà vãi bà, oũ bà ba̒/ pa̒ ngwa̭ i bà vãi (B)

Trang 9

Từ toàn dân Các biến thể địa phương Từ điển 1651 Tiếng Mường Ph ngữ khác

súng cao su súng cao su, nỏ gạc, nỏ,

ná, súng nịt

Kết quả mô tả các biến thể và những tái lập ngược dòng lịch sử cho thấy có rất nhiều biến thể từ vựng địa phương có sự gần gũi với tiếng Mường và phương ngữ Trung của Việt Nam

Các luận cứ mà đề tài đưa ra, cả luận cứ ngôn ngữ học lẫn luận cứ về sử học, khảo

cổ học, dân tộc học và văn hoá dân gian đều ủng hộ giả thuyết cho rằng các biến thể địa phương tại địa bàn khảo sát là dấu vết còn lại của các biến thể cổ của tiếng Việt Nếu giả thuyết này được chứng minh là đúng thì có thể nói vùng Hà Tây cũ nói chung (mà tiếng nói được định danh là tiếng Sơn Tây) và các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì nói riêng, cùng với khu IV cũ, là những vùng phương ngữ, thổ ngữ bảo lưu nhiều yếu tố cổ của tiếng Việt

4.3 Bản đồ phân bố những biến thể ngữ âm và từ vựng hiện hữu tại ba Quốc Oai,

Thạch Thất, Ba Vì

Theo hướng tiếp cận Ngôn ngữ học địa lý, đề tài không chỉ dừng lại ở việc miêu tả đặc điểm các biến thể và đi tìm nguyên nhân sự hiện diện của chúng mà còn định vị không gian hiện hữu của các biến thể đó trên bản đồ và bước đầu lý giải những khuynh hướng lan toả của những biến thể đó theo không gian trên cơ sở những lý thuyết về phân bố trong Ngôn ngữ học địa lý

4.3.1 Biến thể của các thanh điệu

a Thanh ngang: Theo kết quả điều tra, thanh ngang có 3 biến thể: [ngang]-0 (ghi bằng [33]) hiện diện ở 57/82 điểm điều tra, [ngang]-1 (ghi bằng [32]) có ở 17/82 điểm điều tra, [ngang]-2 (ghi bằng [44] có ở 8/82 điểm điều tra

Không gian phân bố của các biến thể trên bản đồ như sau:

Trang 10

9

Bản đồ 1 Phân bố các biến thể của thanh ngang Biến thể [ngang]-0 được phân bố trên toàn địa bàn, [ngang]-1 (đường nét âm điệu như thanh huyền) lại xuất hiện rải rác hơn nhưng là điểm đáng chú ý Ở địa bàn này, biến thể thanh ngang có sự tương đồng rõ nét với thanh ngang tiếng Mường Ba Vì Tư liệu cũng ghi nhận sự hiện diện của biến thể [ngang]-2 ở phía Tây Nam của địa bàn Dựa vào sự phân bố không gian, có thể đưa ra giả thuyết rằng, về mặt lịch đại, sự biến đổi của thanh ngang trong vùng có thể đã diễn ra theo chiều từ Tây sang Đông, dốc từ Bắc xuống Nam theo trật tự: [ngang]-0 > [ngang]-1 > [ngang]-2

b Thanh huyền: Thanh huyền ở có 3 biến thể: [huyền]-0 (ghi bằng [32/21]) hiện diện ở

58/82 điểm điều tra, [huyền]-1 (ghi bằng [214]) có ở 19/82 điểm điều tra, [huyền]-2 (ghi

bằng [33]) có ở 6/82 điểm điều tra và chủ yếu hiện diện ở Ba Vì

Không gian phân bố của các biến thể trên bản đồ như sau:

Bản đồ 2 Phân bố các biến thể của thanh huyền Biến thể toàn dân [huyền]-0 hiện diện trên toàn địa bàn nhưng biến thể [huyền]-1 cũng hiện diện rộng khắp, chỉ có điều rải rác hơn và có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Biến thể [huyền]-2 chỉ hiện diện ở Ba Vì và có xu hướng phân bố ở vùng cao phía Bắc Như vậy, nếu biến thể [huyền]-0 có xu hướng ở trung tâm thì biến thể [huyền]-1 và [huyền]-2 có xu hướng dịch chuyển về hai hướng ngược nhau

Trang 11

c Thanh ngã: Thanh ngã ở địa bàn có 3 biến thể: [ngã]-0 (ghi bằng [325]) hiện diện ở

66/82 điểm điều tra, [ngã]-1 (ghi bằng [312]) có ở 15/82 điểm điều tra, [ngã]-2 (ghi bằng

[21]) chỉ hiện diện duy nhất ở 1 điểm điều tra tại Thạch Thất

Không gian phân bố của các biến thể trên bản đồ như sau:

Bản đồ 3 Phân bố các biến thể của thanh ngã

Trên toàn địa bàn, [ngã]-0 là biến thể chủ yếu Sự phân bố của [ngã]-1 cũng giống với sự phân bố của [huyền]-1: phân bố rải rác, thưa thớt ở cả ba huyện, nhưng nhiều hơn cả

là ở Ba Vì Biến thể [ngã]-2 là trường hợp cá biệt, chỉ xuất hiện duy nhất tại một điểm điều tra tại Thạch Thất

d Thanh hỏi: có 3 biến thể: [hỏi]-0 (ghi bằng [212]) hiện diện ở 70/82 điểm, [hỏi]-1 (ghi bằng [325]) có ở 9/82 điểm, [hỏi]-2 (ghi bằng [21]) có ở 3/82 điểm

Không gian phân bố của các biến thể trên bản đồ như sau:

Bản đồ 4 Phân bố các biến thể của thanh ngã Biến thể toàn dân [hỏi]-0 được phân bố trên toàn địa bàn Hai biến thể [hỏi]-1 (cảm nhận bằng thính giác thường gần như thanh ngã) và biến thể [hỏi]-2 (nghe như thanh nặng) thì đan xen với biến thể toàn dân nhưng không đan xen với nhau Hai biến thể này được phân bố ở hai không gian riêng biệt ở hai phía khác nhau, [hỏi]-1 chỉ xuất hiện ở phía Tây trên địa bàn huyện Ba Vì còn [hỏi]-2 chỉ xuất hiện ở phía Đông trên địa bàn Quốc Oai và một phần Thạch Thất

Trang 12

Về không gian phân bố của cả 5 thanh điệu, có thể thấy rằng, thanh ngang và thanh huyền có nhiều biến thể, các biến thể có không gian phân bố đan xen và có tính vấn đề hơn

so với ba thanh còn lại Sự tương đồng giữa thanh ngang và thanh huyền ở địa bàn khảo sát với thanh ngang và thanh huyền tiếng Mường Ba Vì về mặt đồng đại (trên đặc điểm ngữ

âm – âm vị học được miêu tả ở mục 4.1.1.2.c), sự gặp gỡ giữa không gian phân bố hai thanh điệu này với không gian cư trú đan xen của hai dân tộc Việt – Mường trong khu vực cho ta một suy đoán về sự ảnh hưởng lẫn nhau từ những tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ đồng nguồn trải suốt hàng nghìn năm lịch sử

4.3.2 Các biến thể phụ âm đầu

a Phụ âm /n/ có hai biến thể: [n]-0 có ở 61/82 điểm điều tra, [n]-1 (được phát âm như [l]) có ở 21/82 điểm điều tra Phụ âm /l/ có hai biến thể: [n]-0 có ở 46/82 điểm điều tra, [l]-1 (được phát

âm như [n]) có ở 36/83 điểm điều tra Không gian phân bố của các biến thể trên bản đồ như

sau:

Bản đồ 6 Phân bố các biến thể của /n/ Bản đồ 7 Phân bố các biến thể của /l/

Trang 13

b Phụ âm /ʈ/, /ş/ và /ʐ,/: các biến thể của ba phụ âm này không được quy ước thành biến thể địa phương và biến thể toàn dân mà chỉ định danh theo cách phát âm Theo đó, /ʈ/ được phát âm là [c] có ở 71/82 điểm, /ʈ/ được phát âm là [ʈ] có ở 11/82 điểm; /ş/ được phát âm là

[s] có ở 77/82 điểm, /ş/ được phát âm là [ş] có ở 5/82 điểm; /ʐ,/ được phát âm là [z] có ở 63/82 điểm điều tra/ʐ,/ được phát âm là [ʐ,] có ở 15/82 điểm Không gian phân bố của các

biến thể trên bản đồ như sau:

Bản đồ 8 Phân bố các biến thể của /ʈ/ Bản đồ 9 Phân bố các biến thể của /ş/

Bản đồ 10 Phân bố các biến thể của /ʐ,/

Có thể thấy rằng, sự phân bố của các biến thể phụ âm đầu quặt lưỡi có xu hướng tương tự nhau, đều chủ yếu tập trung ở phần phía Đông Nam của địa bàn khảo sát và có sự tồn tại song song của cả hai biến thể quặt lưỡi và không quặt lưỡi chỉ ở một vài địa bàn hẹp

4.3.3 Các biến thể nguyên âm

a Nguyên âm /ɛ/ có ba biến thể: [ɛ̞ ] có ở 55/82 điểm, [iɛ] có ở 21/82 điểm, [ɛᵊ] có ở 6/82 điểm [ɛ̞ ] được phân bố toàn trên toàn địa bàn, [iɛ] được phân bố ở cả ba huyện, nhưng chủ yếu ở Ba

Vì, [ɛᵊ] chỉ xuất hiện ở Thạch Thất và Quốc Oai và có xu hướng chồng lên điểm phân bố của hai biến thể còn lại

b Nguyên âm /ɤ̆/ có ba biến thể: [ɤ̆] ở 51/82 điểm, [ɤ̝ ] (phát âm gần như [ɯ]) ở 8/82 điểm và [ɤː] ở 23/82 điểm Biến thể [ɤ̆] chiếm đa số và phân bố trên toàn địa bàn, hai biến thể còn lại phân bố rải rác Sự phân bố của [ɤ̝] có xu hướng dịch chuyển thấp hơn và nhiều hơn về phía Tây Nam Cũng như nguyên âm /ɛ/, nguyên âm /ɤ̆/ ở Thạch Thất và nhất là Quốc Oai có sự chồng lấp về không gian

Trang 14

13

c Nguyên âm /ɔˇ/: có hai biến thể là /ɔ:/ xuất hiện ở 38/82 điểm và /ɔ:/ xuất hiện ở 44/82 điểm

Bản đồ 11 Phân bố các biến thể của /ɤ̆/ Bản đồ 12 Phân bố các biến thể của /ɔˇ/

Bản đồ 13 Phân bố các biến thể của nguyên âm /ɛ/

Về mặt không gian, [ɔ:] được phân bố rộng khắp ở cả 3 huyện nhưng tập trung nhiều hơn ở Ba Vì [ɔˇ] gần như không được phân bố ở vùng này mà tập trung chủ yếu ở Thạch Thất và Quốc Oai Đây cũng là vùng có sự phân bố đan xen, chồng lấp của hai biến thể này khá rõ

Như vậy, cũng như đối với các thanh điệu, sự phân bố không gian các biến thể địa phương của 3 nguyên âm được xét có một mối liên quan có ý nghĩa với không gian cư trú của người Mường trong khu vực Các thủ pháp so sánh, tái lập về mặt lịch sử các nguyên

âm này ở chuyên đề 4 với những diễn biến lịch sử đến hiện tại của chúng cho ta một sự kết nối có lý giữa hai tuyến thời gian và không gian Nếu sự kết nối thời gian với những tương ứng gần như tuyệt đối của 3 nguyên âm này trong tiếng Việt và tiếng Mường thì sự phân

bố không gian của chúng qua các bản đồ cũng thể hiện rằng các biến thể thể địa phương ấy đều hiện diện ở nhưng nơi mà người Việt và người Mường cư trú đan xen Có thể thấy ở các xã như Phú Mãn, Đông Xuân (thuộc Quốc Oai), Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung (thuộc Thạch Thất) và Khánh Thượng, Minh Quang, Ba Trại, Tản Lĩnh, Vân Hoà, Yên

Cư… (thuộc Ba Vì) Nếu giả định tiếng Mường hiện nay, về nguyên tắc, được coi là hình ảnh của tiếng Việt ở giai đoạn Việt – Mường chung (Trần Trí Dõi, 2016: 86) thì có thể thấy

những biến thể địa phương hiện hữu tại ba huyện Ba Vì, Thạch Thất và Quốc Oai chính là những hình bóng lịch sử của nhiều âm vị trong tiếng Việt

Trang 15

4.4 Không gian phân bố của các biến thể từ vựng

4.4.1 Nhóm từ chỉ quan hệ thân tộc

Bản đồ 14 Phân bố các biến thể của từ "mẹ" Bản đồ 15 Phân bố các biến thể của từ để

chỉ "chị gái của mẹ"

Bản đồ 16 Phân bố các biến thể của từ để chỉ

"anh trai của mẹ"

Bản đồ 17 Phân bố các biến thể của từ "bà ngoại"

Trong nhóm từ thân tộc, từ chỉ "chị gái của mẹ" có nhiều biến thể hơn cả, cụ thể là

có 4 biến thể bao gồm "già" xuất hiện ở 61/82 địa điểm, "bác" xuất hiện ở 10, "bá" xuất

hiện ở 8/82 địa điểm và "cô" xuất hiện ở 3 địa điểm Bốn biến thể này có dạng thức ngữ âm

hoàn toàn khác nhau và biến thể được phân bố phổ biến rộng khắp trên tất cả các địa bàn

khảo sát là biến thể "già", phân bố dày đặc hơn cả là ở Thạch Thất và Quốc Oai Trong khi

đó, từ chỉ "mẹ" thực chất là hai dạng thức ngữ âm được phân biệt ở âm chính Từ chỉ "anh

trai của mẹ" cũng có hai biến thể, nhưng biến thể "cậu" chỉ xuất hiện 20/82 điểm khảo sát

và không gian phân bố biến thể "cậu" có xu hướng tập trung nhiều hơn ở Thạch Thất,

Quốc Oai Đối với từ để chỉ "bà ngoại", biến thể "bà vãi" xuất hiện ở 33/82 điểm được

khảo sát và cũng được phân bố dày hơn ở Thạch Thất và Quốc Oai

4.4.2 Nhóm từ chỉ vật dụng

Trang 16

15

Bản đồ 18 Phân bố các biến thể của từ "ấm" Bản đồ 19 Phân bố các biến thể của từ "thìa"

Bản đồ 20 Phân bố các biến thể của từ "rổ" Bản đồ 21 Phân bố các biến thể của từ "hót rác"

Đối với nhóm từ vựng chỉ vật dụng, từ "hót rác" có nhiều biến thể hơn cả (4 biến

thể) nhưng thực chất, có 3 biến thể khác nhau chỉ phân biệt với nhau ở thanh điệu và một

chút khác biệt ở âm chính Từ "rổ" chỉ có 2 biến thể từ vựng trong đó biến thể "mủng" xuất

hiện thưa thớt, lẻ tẻ rất ít ở riêng địa bàn Thạch Thất Các biến thể của "thìa" về bản chất là

biến thể ngữ âm (chỉ khác nhau ở thanh điệu) và các biến thể của "thìa" ở Ba Vì đan xen và

phong phú hơn (3 biến thể), trong khi Thạch Thất và Quốc Oai chỉ có xuất hiện 2 biến thể

Về không gian phân bố, ở Thạch Thất và Quốc Oai, các biến thể từ vựng trong nhóm từ vật

dụng có xu hướng được phân bố đa dạng, đan xen hơn

Trang 17

Bản đồ 24 Phân bố các biến thể của từ "bế" Bản đồ 25 Phân bố các biến thể của từ "miến"

Trong nhóm từ này, từ "thừng" và "bế" giống nhau ở chỗ chỉ có hai biến thể, không

gian phân bố giữa các biến thể đều có điểm chung là vùng Ba Vì có ít sự đan xen giữa các

biến thể hơn so với vùng Thạch Thất Quốc Oai Hai từ "miến" và "súng cao su" đều giống

nhau là đều được ghi nhận có 4 biến thể phân bố trên toàn địa bàn khảo sát và cả bốn biến

thể đều có xu hướng phân bố nhiều hơn ở vùng Thạch Thất, Quốc Oai

Tựu trung lại, không gian phân bố của biến thể từ vựng trên địa bàn ba huyện được

khảo sát có một đặc điểm giống nhau khá nổi bật Đó là vùng Thạch Thất và Quốc Oai,

nhất là ở vùng không gian địa lý tiếp giáp giữa Thạch Thất và Quốc Oai, có xu hướng có

nhiều biến thể tồn tại hơn Trong vùng không gian này, không chỉ có nhiều biến thể được

phân bố hơn mà mức độ đan xen, chồng lấp về mặt phân bố của các biến thể còn có xu

hướng phức tạp hơn

5 Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận

Kết quả nghiên cứu giúp chúng tôi khẳng định một vài điểm sau:

1 Các biến thể ngữ âm và từ vựng địa phương tại các huyện Quốc Oai, Thạch Thất,

Ba Vì cho thấy một mối liên hệ có ý nghĩa với các giai đoạn đã qua của lịch sử tiếng Việt

Các luận cứ mà đề tài đưa ra, cả luận cứ ngôn ngữ học lẫn luận cứ về sử học, khảo cổ học,

dân tộc học và văn hoá dân gian đều ủng hộ giả thuyết cho rằng các biến thể địa phương tại

địa bàn khảo sát là dấu vết còn lại của các biến thể cổ của tiếng Việt Nếu giả thuyết này

được chứng minh là đúng thì có thể nói vùng Hà Tây cũ nói chung (mà tiếng nói được định

danh là tiếng Sơn Tây) và các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì nói riêng, cùng với khu

IV cũ, là những vùng phương ngữ, thổ ngữ bảo lưu nhiều yếu tố cổ của tiếng Việt

2 Các bản đồ thể hiện sự phân bố các biến thể địa phương này cũng cho thấy sự

tương ứng tương đối với những không gian có sự cư trú đan xen Việt – Mường Nếu sự kết

nối thời gian cho thấy những tương ứng đáng chú ý giữa tiếng Việt và tiếng Mường thì sự

phân bố không gian của các biến thể ngữ âm và từ vựng địa phương qua các bản đồ cũng

thể hiện rằng các biến thể thể địa phương ấy đều hiện diện ở nhưng nơi mà người Việt và

người Mường cư trú đan xen Nếu giả định tiếng Mường hiện nay, về nguyên tắc, được coi

là hình ảnh của tiếng Việt ở giai đoạn Việt – Mường chung (Trần Trí Dõi, 2016: 86) thì

những biến thể địa phương hiện hữu tại ba huyện Ba Vì, Thạch Thất và Quốc Oai chính là

những hình bóng lịch sử của nhiều âm vị và từ trong tiếng Việt

Những kết quả mà đề tài thu được chỉ là bước đầu Có lẽ, cần có nhiều hơn nữa

những đề tài nghiên cứu và mô tả các biến thể ngôn ngữ địa phương và vẽ bản đồ phương

ngữ để giữ lại những “tài nguyên” quý giá đang mất đi nhanh chóng cùng với quá trình đô

thị hoá, hiện đại hoá và san bằng phương ngữ

6 Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)

Trang 18

17

- Tiếng Việt:

Mục tiêu của đề tài là khảo sát và lập bản đồ phân bố một số biến thể ngữ âm và từ vựng hiện hữu tại ba huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì (Hà Nội) Đề tài đã lựa chọn hướng tiếp cận của Phương ngữ học (Dialectology) và Ngôn ngữ học địa lý (Geolinguistics) để thực hiện mục tiêu này Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng là: Phương pháp điền dã ngôn ngữ học, phương pháp miêu tả, phương pháp so sánh lịch sử, phương pháp và kỹ thuật vẽ bản đồ, phương pháp phân tích phân bố trong Ngôn ngữ học địa lý Đề tài đã đạt được một vài kết quả sau đây:

1 Đặc điểm các biến thể và những tái lập ngược dòng lịch sử cho thấy có rất nhiều biến thể ngữ âm và từ vựng địa phương có sự gần gũi với tiếng Mường và phương ngữ Trung của Việt Nam Các luận cứ mà đề tài đưa ra đều ủng hộ giả thuyết cho rằng các biến thể địa phương tại địa bàn khảo sát là dấu vết các biến thể cổ của tiếng Việt

2 Với 25 bản đồ các biến thể ngữ âm và từ vựng địa phương tại Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì, đề tài đã định vị không gian phân bố của các biến thể tại địa bàn và chỉ ra một vài khuynh hướng biến đổi, lan toả của những biến thể địa phương theo không gian

3 Kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm rõ một nhận định nổi tiếng của Phương ngữ

học Việt Nam “ịch sử tiếng Việt tìm thấy trên bản đồ phương ngữ sự ảnh xạ trong không gian của sự diễn biến của nó (lịch sử tiếng Việt) trong thời gian” (Hoàng Thị Châu, 2004: 28) và “Nếu như các phương ngữ, thổ ngữ là biểu hiện trong không gian của lịch sử tiếng Việt đã diễn ra trong thời gian thì các phương ngữ, thổ ngữ cũng đồng thời là sự biểu hiện quá trình phát triển lịch sử của dân tộc theo thời gian đã ảnh xạ lên bề mặt đất nước.”

(Hoàng Thị Châu, 2004: 220)

- Tiếng Anh:

The objective of the project is to survey and draw maps of the distribution of some existing phonetic and lexical variants in three districts of Quoc Oai, Thach That, and Ba Vi (Hanoi) The study has chosen the approaches of Dialectology and Geolinguistics to perform this goal The main research methods applied are: linguistic field-work, descriptive method, historical comparison method, method of mapping, distribution analysis method in Geolinguistics The project has achieved the following results:

1 The characteristics of variants and historical reconstructions show that there are many local phonetic and lexical variants that are close to the Muong language and the Central dialect of Vietnam The arguments given by the study all support the hypothesis that the local variants in the survey area are traces of ancient variants of the Vietnamese language

2 With 25 maps of local phonetic and lexical variants in Quoc Oai, Thach That, and Ba

Vi, the study has located the spatial distribution of local variants and pointed out some trends of change and spread of local variants in space

3 The research results have clarified a well-known identify of Vietnamese Dialectology

"The history of Vietnamese finds on the dialect map the reflection in the space of its developments in time" (Hoang Thi Chau, 2004: 28) and "If dialects are expressions in space of Vietnamese history that took place in time, then dialects are also an expression of the nation's historical development over time that has been reflected on the surface of the country." (Hoang Thi Chau, 2004: 220)

PHẦN III SẢN PHẨM, CÔNG BỐ VÀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI

3.1 Kết quả nghiên cứu

Trang 19

TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật

- So sánh đặc điểm thanh điệu Quốc Oai với thanh điệu Hà Nội

đô thị và với các thổ ngữ Mường lân cận

- Bài báo: Tonal features of Ha Tay dialect (The case of Quốc Oai patois) Nội dung:

+ Miêu tả đặc điểm ngữ âm các biến thể thanh điệu ở huyện Quốc Oai (Hà Nội) + So sánh đặc điểm thanh điệu Quốc Oai với thanh điệu Hà Nội đô thị và với các thổ ngữ Mường lân cận

2 Bài bái đăng trên

tạp chí chuyên

ngành trong nước

Không đăng ký Bài báo: Nghiên cứu nguyên âm tiếng

Sơn Tây (trường hợp các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì), Tạp chí Ngôn

ngữ và Đời sống, ISSN 0868-3409, số 3.2023 Nội dung:

+ Miêu tả đặc điểm ngữ âm các nguyên

âm tiếng Sơn Tây (Hà Nội)

+ So sánh nguyên âm tiếng Sơn Tây với nguyên âm tiếng Việt phổ thông và với các thổ ngữ Mường lân cận

3 Báo cáo cơ sở dữ

liệu điều tra

- Báo cáo cơ sở dữ liệu điều tra

- Dữ liệu trên excel

- Báo cáo cơ sở dữ liệu điều tra

- File dữ liệu tổng trên excel

Trang 20

19

5 Báo cáo tổng kết

đề tài

Các chuyên đề chuyên môn làm rõ những nội dung sau:

- Tổng quan và những vấn đề lý thuyết chính

- Cảnh huống ngôn ngữ - xã hội của địa bàn nghiên cứu

- Đặc điểm ngôn ngữ của các biến thể địa phương được sử trên địa bàn

- Sự phân bố địa lý của các biến thể địa phương trên địa bàn

- Mối liên hệ giữa sự phân bố địa lý với những biến động lịch

sử, xã hội, dân cư tại

địa phương

Báo cáo tổng kết đề tài theo Mẫu 14 với các nội dung chuyên môn:

- Tổng quan và những vấn đề lý thuyết chính

- Cảnh huống ngôn ngữ - xã hội của địa bàn nghiên cứu

- Đặc điểm ngôn ngữ của các biến thể địa phương được sử trên địa bàn

- Sự phân bố địa lý của các biến thể địa phương trên địa bàn

- Mối liên hệ giữa sự phân bố địa lý với những biến động lịch sử, xã hội, dân cư tại địa phương

sản phẩm)

Ghi địa chỉ

và cảm ơn

sự tài trợ của ĐHQGHN đúng quy định

Đánh giá chung

(Đạt, không đạt)

1 Công trình công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống

ISI/Scopus

1.1 Trịnh Cẩm Lan, Tonal features of

Ha Tay dialect (The case of Quốc

Oai patois), Russian Journal of

Vietnamese Studies, ISSN

2618-9453, No 1.2023, Web of Science

Đã chấp nhận in (có giấy xác nhận)

Có ghi Đạt

2 Bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuyên

ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế

2.1 Trịnh Cẩm Lan, Nghiên cứu

nguyên âm tiếng Sơn Tây (trường

hợp các huyện Quốc Oai, Thạch

Thất, Ba Vì), Tạp chí Ngôn ngữ

và Đời sống, ISSN 0868-3409, số

3.2023

Đã in (có bản in kèm theo)

Có ghi Đạt

Ghi chú:

Trang 21

- Cột sản phẩm khoa học công nghệ: Liệt kê các thông tin các sản phẩm KHCN theo thứ tự <tên tác giả, tên công trình, tên tạp chí/nhà xuất bản, số phát hành, năm phát hành, trang đăng công trình, mã công trình đăng tạp chí/sách chuyên khảo (DOI), loại tạp chí ISI/Scopus>

- Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên khảo…) chỉ được chấp nhận nếu có ghi nhận địa chỉ và cảm ơn tài trợ của ĐHQGHN theo đúng quy định

- Bản phô tô toàn văn các ấn phẩm này phải đưa vào phụ lục các minh chứng của báo cáo Riêng sách chuyên khảo cần có bản phô tô bìa, trang đầu và trang cuối có ghi thông tin mã số xuất bản

3.3 Kết quả đào tạo

- Cột công trình công bố ghi như mục III.1

PHẦN IV TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC SẢN PHẨM KH&CN VÀ ĐÀO TẠO CỦA

ĐỀ TÀI

đăng ký

Số lượng đã hoàn thành

1 Bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống

ISI/Scopus

2 Số lượng bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN,

tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa

học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế

(triệu đồng)

Kinh phí thực hiện

(triệu đồng)

Ghi chú

A Chi phí trực tiếp

1 Thuê khoán chuyên môn 201,135,100 201,135,100

2 Nguyên, nhiên vật liệu, cây con

3 Thiết bị, dụng cụ

5 Dịch vụ thuê ngoài 9.000.000 9.000.000

7 Hội nghị, Hội thảo, kiểm tra tiến độ,

Trang 22

1.1 Trinh Cam Lan, Tonal features of Ha Tay dialect (The case of Quốc Oai patois),

Russian Journal of Vietnamese Studies, ISSN 2618-9453, No 1.2023, Web of Science

1 2 Trịnh Cẩm Lan, Nghiên cứu nguyên âm tiếng Sơn Tây (trường hợp các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì), Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, ISSN 0868-3409, số 3.2023

Phụ lục 2 Báo cáo cơ sở dữ liệu điều tra

Phụ lục 3 25 bản đồ

Phụ lục 4 Kết quả đào tạo - Luận văn Thạc sĩ: Trịnh Thị Thuỳ Dung Khảo sát và lập bản

đồ một số biến thể ngữ âm địa phương ở huyện Ba Vì, Hà Nội (Đã bảo vệ, đang chờ công

Trang 23

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 28

2 Mục tiêu nghiên cứu 30

3 Các nội dung nghiên cứu chính 30

4 Cách tiếp cận, phương pháp và tư liệu nghiên cứu 31

5 Bố cục của đề tài 35

PHÁP 35 1.1 Ngôn ngữ học địa lý và Phương ngữ học 35

1.1.1 Quan điểm của các học giả quốc tế 35 1.1.2 Quan điểm của các học giả Việt Nam 39

1.2 Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến Phương ngữ học 41

1.2.1 Sự ra đời của phương ngữ 41 1.2.2 Các nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi trong phương ngữ 42 1.2.3 Một số loại biến đổi trong phương ngữ 43

1.3 Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến Ngôn ngữ học địa lý 43

1.3.1 Bản đồ ngôn ngữ 43 1.3.2 Biến thể ngôn ngữ và biến thể trong Ngôn ngữ học địa lý 48 1.3.3 Một số mô hình lý thuyết để diễn giải bản đồ ngôn ngữ học 49 1.3.4 Phương pháp nghiên cứu trong Ngôn ngữ học địa lý 56

1.4 Tiểu kết 61 Chuyên đề 2:TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ NGÔN NGỮ HỌC ĐỊA LÝ VÀ PHƯƠNG NGỮ HỌC 62 2.1 Nghiên cứu Ngôn ngữ học địa lý và Phương ngữ học trên thế giới 63

2.1.1 Các nghiên cứu ở châu Âu 63 2.1.2 Các nghiên cứu ở Mỹ 67 2.1.3 Các nghiên cứu ở Châu Á 70

2.2 Nghiên cứu Ngôn ngữ học địa lý và Phương ngữ học ở Việt Nam 74 2.3 Tiểu kết 75

Trang 24

23

QUỐC OAI, THẠCH THẤT, BA VÌ (HÀ NỘI) 52 3.1 Điều kiện tự nhiên và dân cư các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì 52

3.1.1 Điều kiện tự nhiên và dân cư huyện Quốc Oai 52 3.1.2 Điều kiện tự nhiên và dân cư huyện Thạch Thất 78 3.1.3 Điều kiện tự nhiên và dân cư huyện Ba Vì 81

3.2 Một vài nhân tố đặc biệt có tác động đến cảnh huống ngôn ngữ -

xã hội tại các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì 84

3.2.1 Những nhân tố thuộc về nguồn gốc tộc người và ngôn ngữ 84 3.2.2 Những nhân tố thuộc về bối cảnh và chính sách kinh tế - xã hội đương đại 88

3.3 Cảnh huống ngôn ngữ - xã hội tại các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì hiện nay 90

3.3.1 Tiêu chí xác lập cảnh huống ngôn ngữ - xã hội 90 3.3.2 Cảnh huống ngôn ngữ - xã hội tại các huyện Quốc Oai, Thạch Thất,

Ba Vì 92

3.4 Tiểu kết 97

THẤT, BA VÌ (HÀ NỘI) 99 4.0 Đặt vấn đề 99 4.1 Các biến thể ngữ âm 100 4.2 Các biến thể từ vựng 129 4.3 Tiểu kết 137 Chuyên đề 5 : KHÔNG GIAN PHÂN BỐ CÁC BIẾN THỂ NGỮ ÂM VÀ

THẤT, BA VÌ (HÀ NỘI) 140 5.1 Không gian phân bố của các biến thể ngữ âm 140

5.1.1 Các biến thể thanh điệu 140 5.1.2 Các biến thể phụ âm đầu 147

5.2 Không gian phân bố của các biến thể từ vựng 157

5.2.1 Nhóm từ chỉ quan hệ thân tộc 157

Trang 25

5.2.2 Nhóm từ chỉ vật dụng 159 5.2.3 Một số từ khác 162

5.3 Tiểu kết 165 KẾT LUẬN 167 TÀI LIỆU THAM KHẢO 168 Tài liệu tiếng Việt 168 Tài liệu tiếng Anh 173

Trang 26

25

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Sự tranh chấp giữa tr/gi trong từ vựng phương ngữ Nam 43

Bảng 1.2 Đơn hoá các nguyên âm đôi Error! Bookmark not defined.

Bảng 4.3 Tiếng Việt Sơn Tây 109 Bảng 4.4 Tiếng Mường Ba Vì 109 Bảng 4.5 Tiếng Việt Thanh Hoá 109 Bảng 4.6 Tiếng Mường Khói (Thanh Hoá) 109 Bảng 4.7 Hệ thống phụ âm đầu ở Hà Nội 113 Bảng 4.8 Một số từ có /ie/ và các biến thể phát âm trong tiếng Sơn Tây 121 Bảng 4.9 Các từ có /ɯj/ và các biến thể phát âm trong tiếng Sơn Tây 124 Bảng 4.10 Các từ có /ɤ̆/ và các biến thể phát âm trong tiếng Sơn Tây 125 Bảng 4.11 Các từ có /ͻ̆ / và các biến thể phát âm trong tiếng Sơn Tây 127 Bảng 4.12 Các biến thể từ vựng của một số từ thân tộc trong tiếng Sơn Tây 129 Bảng 4.13 Các biến thể từ vựng của một số từ chỉ vật dụng trong tiếng Sơn Tây 134 Bảng 4.14 Các biến thể từ vựng của một số từ khác trong tiếng Sơn Tây 136

Trang 27

DANH MỤC BẢN ĐỒ

Bản đồ 5.1 Phân bố các biến thể của thanh ngang 140 Bản đồ 5.2 Phân bố các biến thể của thanh huyền 141 Bản đồ 5.3 Phân bố các biến thể của thanh ngã 142 Bản đồ 5.4 Phân bố các biến thể của thanh ngã 143 Bản đồ 5.5 Phân bố các biến thể của thanh sắc 144 Bản đồ 5.6 Phân bố các biến thể của thanh ngang và thanh huyền 145 Bản đồ 5.7 Phân bố các biến thể của thanh ngã và thanh hỏi 146 Bản đồ 5.8 Phân bố các biến thể của phụ âm đầu /n/ 148 Bản đồ 5.9 Phân bố các biến thể của phụ âm đầu /l/ 148 Bản đồ 5.10 Phân bố các biến thể của /l/ và /n/ 149 Bản đồ 5.11 Phân bố các biến thể của phụ âm đầu /ʈ/ 150 Bản đồ 5.12 Phân bố các biến thể của phụ âm đầu /ş/ 151 Bản đồ 5.13 Phân bố các biến thể của phụ âm đầu /ʐ,/ 152 Bản đồ 5.14 Phân bố các biến thể của nguyên âm /ɛ/ 153 Bản đồ 5.15 Phân bố các biến thể của nguyên âm /ɤ̆/ 154 Bản đồ 5.16 Phân bố các biến thể của nguyên âm /ɔˇ/ 155 Bản đồ 5.17 Phân bố các biến thể của hai nguyên âm /ɔ/ và /ɛ/ 156 Bản đồ 5.18 Phân bố các biến thể của từ chỉ mẹ 157 Bản đồ 5.19 Phân bố các biến thể của từ để chỉ người chị gái của mẹ 158 Bản đồ 5.20 Phân bố các biến thể của từ để chỉ người anh trai của mẹ 158 Bản đồ 5.21 Phân bố các biến thể của từ chỉ người sinh ra mẹ 159 Bản đồ 5.22 Phân bố các biến thể của từ ấm 160 Bản đồ 5.23 Phân bố các biến thể của từ thìa 160 Bản đồ 5.24 Phân bố các biến thể của từ rổ 161 Bản đồ 5.25 Phân bố các biến thể của từ hót rác 161 Bản đồ 5.26 Phân bố các biến thể của từ súng cao su 162 Bản đồ 5.27 Phân bố các biến thể của từ thừng 163 Bản đồ 5.28 Phân bố các biến thể của từ bế 164

Bản đồ 5.29 Phân bố các biến thể của từ miến 164

Trang 28

27

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Cách thể hiện dữ liệu bằng điểm và vùng trên bản đồ 46 Hình 1.2 Các đường ranh giới trên bản đồ 47 Hình 1.3 Sự hỗ trợ của GIS trong việc vẽ bản đồ 48 Hình 1.4 Nguyên tắc lan tỏa biến thể ngôn ngữ từ trung tâm ra xung quanh 50 Hình 1.5 Mô hình khuếch tán theo kiểu sóng lan truyền 51 Hình 1.6 Mô hình khuếch tán theo cấu trúc phân cấp 52 Hình 1.7 Mô hình làn sóng của Johannes Schmidt, 1872 54 Hình 1.8 Mô hình làn sóng mới theo không gian và thời gian 54 của Charler Bailey, 1973 54 Hình 1.9 Mô hình làn sóng mới theo một hướng của Charler Bailey, 1973 55

Bảng 1.1: Đơn hoá các nguyên âm đôi Error! Bookmark not defined

Hình 2.1 Bản đồ phân bố từ vựng tiếng Đức của Wenker 64 Hình 2.2 Bản đồ phân bố các biến thể /o/ và /oh/ trong tiếng Anh ở Mỹ 69 Hình 2.3 Bản đồ phân bố của PIN/PEN trong tiếng Anh ở Mỹ 70 Hình 2.4 Bản đồ phân bố của từ “sắt” (kim loại) ở Ainu và Nhật Bản 72 Hình 2.5 Bản đồ phân bố từ “Mặt trời” trong các ngôn ngữ Tạng Miến 73 Hình 2.6 Bản đồ tổng hợp phân bố từ “Mặt trời” ở Đông Á và Đông Nam Á 74 Hình 4.1 Các biến thể thanh ngã điển hình tại Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì 104 Hình 4.2 Thanh điệu tiếng Sơn Tây 107

Trang 29

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Xét từ yêu cầu của thực tiễn nghiên cứu

Trong lịch sử nghiên cứu phương ngữ học của bất kỳ quốc gia nào, việc nghiên cứu, khảo sát và vẽ bản đồ phương ngữ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, không thể thiếu được Trong những thành tựu nghiên cứu đánh dấu các chặng đường phát triển phương ngữ học của mỗi quốc gia không thể thiếu các bản đồ phương ngữ Tuy vậy, trong lịch sử hơn nửa thể kỷ của Ngôn ngữ học Việt Nam nói chung, Phương ngữ học Việt Nam nói riêng lại hoàn toàn vắng bóng các bản đồ, đó là một thiếu sót rất lớn của nền Ngôn ngữ học nước nhà trong nghiên cứu tiếng mẹ đẻ

Liên quan đến vai trò, ý nghĩa của bản đồ ngôn ngữ/phương ngữ, theo Hoàng Thị

Châu “Có thể nói không ngoa rằng lịch sử tiếng Việt tìm thấy trên bản đồ phương ngữ sự ảnh xạ trong không gian của sự diễn biến của nó (lịch sử tiếng Việt) trong thời gian”

(Hoàng Thị Châu, 2004: 28) Đó là ý nghĩa, vai trò của bản đồ phương ngữ đối với Phương ngữ học Việt Nam nói riêng, với lịch sử tiếng Việt nói chung Còn vượt lên cao hơn, có thế thấy thấp thoáng phía sau những dữ liệu hiển thị trên bề mặt bản đồ phương ngữ là chiều sâu của sự phát triển lịch sử đất nước với những biến động chính trị - xã hội - dân cư trải suốt chiều dài lịch sử dân tộc Thật vậy, “mạng lưới phương ngữ, thổ ngữ là tấm gương phản chiếu quá trình phát triển của dân tộc Nếu như các phương ngữ, thổ ngữ là biểu hiện trong không gian của lịch sử tiếng Việt đã diễn ra trong thời gian thì các phương ngữ, thổ ngữ cũng đồng thời là sự biểu hiện quá trình phát triển lịch sử của dân tộc theo thời gian đã ảnh xạ lên bề mặt đất nước.” (Hoàng Thị Châu, 2004: 220) Điều đó có nghĩa là, nếu phác hoạ được mạng lưới phương ngữ, thổ ngữ ấy trong không gian trên hệ thống bản đồ, ta sẽ có thêm những dữ liệu vô cùng quan trọng, khách quan, khoa học để hiểu biết về lịch sử đất nước Bởi từ xưa đến nay, các nhà khoa học đã từng biết đến một nguyên lý phổ quát và bất biến rằng phương ngữ học là một công cụ vô cùng đắc lực cho mọi khoa học khảo cứu đến lịch sử, trong đó có dân tộc học, lịch sử văn hoá cũng như lịch sử dân tộc Nói như vậy để thấy rằng chúng ta đang thiếu đi một mảng dữ liệu vô cùng quan trọng góp phần lý giải những khía cạnh lịch sử dân tộc từ cứ liệu ngôn ngữ

Vì tầm quan trọng và ý nghĩa của các bản đồ phương ngữ/ngôn ngữ mà trong lịch sử ngôn ngữ học thế giới, từ thế kỷ XVIII đã hình thành cả một phân ngành riêng là Ngôn ngữ học địa lý (Geographical Linguistics) hay Phương ngữ học địa lý (Geographical Dialectology) chỉ để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát và vẽ bản đồ ngôn ngữ/phương ngữ Có thể nói, các hoạt động điều tra, nghiên cứu để vẽ bản đồ phương ngữ

nở rộ ở khắp các quốc gia có nền ngôn ngữ học phát triển mạnh trong suốt thế kỷ XX vừa qua và những thành tựu của nó là vô cùng có ý nghĩa đối với sự phát triển ngôn ngữ - văn

Trang 30

1.2 Xét từ góc độ lĩnh vực KH&CN liên quan

Như đã thuyết minh ở trên, bản thân Phương ngữ học vốn đã là một khoa học liên ngành, việc nghiên cứu để vẽ bản đồ phương ngữ, tự bản thân nó cũng là một hoạt động nghiên cứu có tính liên ngành rất điển hình bởi nó phải là sự kết hợp các tri thức, lý thuyết

và phương pháp của ngôn ngữ học, sử học, dân tộc học, xã hội học và địa lý học mới hoàn thành được nhiệm vụ vẽ bản đồ phương ngữ Đến lượt mình, những kết quả ấy (bản đồ) lại

là sự phản ánh chiều sâu của những biến động lịch sử - xã hội - dân cư trải suốt chiều dài lịch sử dân tộc, nó sẽ cung cấp thêm những cứ liệu hữu ích cho các nghiên cứu sử học, dân tộc học, xã hội học, văn hoá học trong việc nhận thức và lý giải những vấn đề liên quan Chẳng hạn những câu hỏi như: Tại sao có những vùng đất rất nhiều thổ ngữ và lại có những vùng đất hầu như không có thổ ngữ? Câu trả lời sẽ là: Nơi nào là cái nôi của dân tộc, nơi ấy nhiều thổ ngữ, nơi nào là vùng đất mới khai phá, nơi ấy vắng bóng thổ ngữ

1.3 Xét từ góc độ đào tạo (đặc biệt là đào tạo sau đại học)

Đề tài nghiên cứu sẽ cung cấp những tài liệu hữu ích, đặc biệt là sự bổ sung về mặt lý thuyết và phương pháp khảo sát, định vị không gian hành chức của các biến thể phương ngữ trên bản đồ dựa vào sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại - vẽ bản đồ ngôn ngữ học dựa trên những thành tựu của hệ thống thông tin địa lý trực tuyến (GIS online – Geographical Information System online) với các phương pháp cũng như phần mềm chuyên dụng – Phương pháp ngôn ngữ học địa lý (Geolinguistic Method) Hướng nghiên cứu này vừa giúp học viên cao học và nghiên cứu sinh vừa có thêm một hướng nghiên cứu ứng dụng, liên ngành đầy triển vọng, vừa giúp họ làm quen với việc nghiên cứu ngôn ngữ học với sự hỗ trợ hiệu quả của công nghệ hiện đại, một điều mà vốn vẫn còn khá xa lạ với những nhà nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam

1.4 Đối với sự phát triển tiềm lực KH&CN của đơn vị và của ĐHQGHN

Đề tài góp phần làm giàu có thêm kho ngữ liệu nghiên cứu, mở ra một hướng nghiên cứu mới, thử nghiệm một hệ phương pháp làm việc mới với khả năng ứng dụng tốt trong

Trang 31

nghiên cứu ngôn ngữ học, phục vụ rất thiết thực cho công tác đào tạo đại học và sau đại học của Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu, khảo sát để vẽ bản đồ ngôn ngữ học thể hiện sự phân bố hay không gian hành chức của một số biến thể ngữ âm và từ vựng địa phương ở các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Khảo sát, mô tả cảnh huống ngôn ngữ - xã hội của ba huyện Quốc Oai, Thạch Thất,

Ba Vì

- Khảo sát, mô tả đặc điểm ngôn ngữ và lý giải sự tồn tại của một số biến thể ngữ âm

và từ vựng địa phương thuộc ba huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì

- Định vị không gian hành chức của các biến thể bằng phương pháp chuyên dụng của ngôn ngữ học địa lý với sự hỗ trợ của GIS online (định vị kinh độ, vĩ độ của địa điểm khảo sát trên hệ điều hành IOS hoặc Android, đưa thông tin địa lý và ngôn ngữ vào phần mềm,

xử lý và vẽ bản đồ)

Nếu thực hiện tốt các mục tiêu trên đây thì kết quả đạt được của đề tài sẽ là một bộ bản mô tả chi tiết đặc điểm ngôn ngữ và không gian hành chức của các biến thể ngôn ngữ trên bản đồ (dự kiến khoảng 20-30 bản đồ, mỗi bản đồ thể hiện sự phân bố của một biến ngôn ngữ với những thể địa phương của nó ở ba huyện được lựa chọn)

3 Các nội dung nghiên cứu chính

3.1 Tổng quan các công trình lý thuyết và nghiên cứu thực tế trong và ngoài nước có liên quan đến Ngôn ngữ học địa lý và Phuơng ngữ học, đặc biệt là những thành tựu nghiên cứu mới nhất của hai phân ngành này đã phát triển một hai thập kỷ nay nhờ sự hỗ trợ hiệu quả của công nghệ hiện đại và internet Phân tích, đánh giá những thành công và những mặt còn tồn tại của các nghiên cứu này, chỉ ra những vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết

3.2 Nghiên cứu, mô tả cảnh huống ngôn ngữ - xã hội của các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì một cách có hệ thống và chi tiết

3.3 Nghiên cứu, mô tả các biến thể địa phương hiện đang được sử dụng trên địa bàn bằng các phương pháp mô tả ngôn ngữ học So sánh để làm rõ sự khác biệt về đặc điểm ngôn ngữ giữa các biến thể địa phương và những biến thể tương ứng hiện đang được toàn dân sử dụng nói chung và được sử dụng phổ biến ở khu vực nội thành Hà Nội nói riêng

3.4 Định vị sự phân bố của các biến thể và vẽ bản đồ thể hiện sự phân bố ấy bằng các phương pháp của ngôn ngữ học địa lý nhờ sự hỗ trợ của GIS

3.5 Trên cơ sở những nguyên lý phân bố trong ngôn ngữ học địa lý, phát hiện, tìm ra quy luật phân bố các biến thể địa phương tại địa bàn nghiên cứu và ở các quy mô rộng hơn Kết nối các kết quả, hy vọng có thể tìm ra những mối liên hệ nào đó giữa sự phân bố địa lý

Trang 32

31

với những quá trình phát triển của lịch sử tiếng Việt trong khu vực, những bằng chứng của những biến động lịch sử - xã hội của địa phương, những con đường di dân trong lịch sử giữa địa bàn nghiên cứu với những khu vực lân cận hoặc xa hơn

4 Cách tiếp cận, phương pháp và tư liệu nghiên cứu

4.1 Cách tiếp cận

Đề tài khảo sát, mô tả và vẽ bản đồ không gian phân bố các biến thể ngữ âm và từ vựng địa phương tại địa bàn được nghiên cứu theo hướng tiếp cận của Phương ngữ học (Dialectology) và Ngôn ngữ học địa lý (Geolinguistics)

Theo hướng tiếp cận Phương ngữ học, đề tài sẽ khảo sát, mô tả đặc điểm của các biến thể địa phương, đặt trong sự đối lập với biến thể toàn dân và biến thể được sử dụng tại các địa phương khác để làm rõ hơn đặc điểm các biến thể hiện hữu tại địa bàn nghiên cứu và lý giải nguyên do sự hiện diện của chúng

Theo hướng tiếp cận Ngôn ngữ học địa lý, đề tài không chỉ dừng lại ở việc miêu tả đặc điểm các biến thể và đi tìm nguyên nhân sự hiện diện của chúng tại địa bàn mà còn định

vị không gian hiện hữu của các biến thể đó trên bản đồ, tìm cách lý giải những khuynh hướng biến đổi, lan toả của những biến thể đó theo không gian trên cơ sở những lý thuyết về phân bố trong Ngôn ngữ học địa lý

Kết hợp giữa hai hướng tiếp cận Ngôn ngữ học địa lý và Phương ngữ học, sử dụng những cơ sở lý thuyết và phương pháp của Ngôn ngữ học nói chung, Ngôn ngữ học địa lý

và Phương ngữ học nói riêng, việc lựa chọn không gian nghiên cứu được lý giải như sau:

- Xứ Đoài – Hà Tây là vùng đất vốn được xem là cái nôi của người Việt cổ (Trần Quốc Vượng 1997, Lâm Bá Nam 1997, Nguyễn Lương Bích 1997), là một trong tứ trấn bảo

vệ Thăng Long Mặc dù địa giới hành chính có nhiều biến động qua các thời kì nhưng đây vẫn là một vùng đất có những đặc trưng lịch sử - văn hoá - ngôn ngữ tồn tại bền bỉ trước những biến động của thời gian Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu thì Xứ Đoài – Hà Tây là nơi “bảo lưu cơ tầng văn hoá lúa nước của thủ đô Thăng Long” (Phạm Đức Dương, 1997) Hai trung tâm lớn của xứ Đoài là hai lộ/ phủ/ trấn Quảng Oai (hầu hết đất của Ba Vì hiện nay) và Quốc Oai (bao gồm cả Quốc Oai và Thạch Thất ngày nay) trải suốt các đời Trần, Lê Sang đời Nguyễn thì trung tâm của xứ Đoài vẫn là hai phủ Quốc Oai (nay gồm các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Đan Phượng, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Từ Liêm mà trung tâm phủ là Quốc Oai và Thạch Thất) và Quảng Oai (nay là huyện Ba Vì) (Đặng Văn Tu, Nguyễn Tá Nhí, 2011: 15-17) Như vậy, hai trung tâm lớn của xứ Đoài sẽ là các huyện Quốc Oai, Thạch Thất (trung tâm dưới đồng bằng) và Ba Vì (trung tâm trên vùng bán sơn địa) Bên cạnh đó, Ba Vì còn được lịch sử ghi nhận là nơi tồn tại và phát triển của lớp cư dân tổ tiên của người Việt và cả người Mường hiện nay (Lâm Bá Nam, 1997), được xem là

“địa bàn gốc”của người Việt – Mường chung mà trước đó là địa bàn của cư dân Lạc Việt vốn có gốc tích từ những bộ lạc Tày Thái cổ (Trần Quốc Vượng, 1997) Đây là hai trung tân tiếp nhận và lan toả văn hoá – ngôn ngữ xứ Đoài Đó là lí do chúng tôi lựa chọn Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì ngay nay để khảo sát

Trang 33

- Cơ sở lựa chọn thứ hai xuất phát từ những cứ liệu liên ngành, những bằng chứng về một không gian với nhiều tầng, nhiều lớp văn hoá xếp chồng lên nhau, đan xen hay tiếp xúc với nhau: từ lớp văn hoá bản địa của cư dân Tày Thái cổ xung quanh vùng vịnh Hà Nội cách đây mấy nghìn năm, đến lớp văn hoá Việt – Mường cổ của những cư dân Việt – Mường từ vùng núi Thanh Nghệ ra, từ Hoà Bình xuống, rồi sự pha trộn, vay mượn do tiếp xúc với nhiều lớp văn hoá Hán từ đầu Công nguyên cho đến thế kỷ 18 mà cuộc tiếp xúc gần đây nhất là giữa tiếng Việt với các phương ngữ Hán vùng Hoa Nam, rồi những tiếp xúc Việt

- Chăm từ thời Đại Việt với sự hiện diện của các trại tù binh Chăm trải suốt từ khu 4 cũ ra Bắc… Và ba huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai là đoạn cuối của những làn sóng lan toả

ấy

Chưa thể khẳng định chắc chắn nhưng có thể chính những sự giao lưu, tiếp xúc, hoà trộn văn hoá – ngôn ngữ đó đã tạo ra một vùng đấy có tiếng nói đặc biệt, được định danh là

tiếng Sơn Tây

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu này, đề tài sẽ áp dụng đồng loạt nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, cả những phương pháp chung cho khoa học xã hội như phương pháp điền dã với các hình thức điều tra xã hội học…, cả những phương pháp, thủ pháp đặc thù của ngôn ngữ học như phương pháp miêu tả (miêu tả ngữ âm mà miêu tả nghĩa), phương pháp so sánh – lịch sử… và cả phương pháp, kỹ thuật vẽ bản đồ của ngôn ngữ học địa lý Các phương pháp vừa nêu được áp dụng cụ thể trong những trường hợp sau :

1 Phương pháp điền dã ngôn ngữ học: được dùng để điều tra, phỏng vấn, quan sát, ghi âm nhằm thu được những biến thể ngôn ngữ địa phương mà cộng đồng cư dân ba huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì hiện đang sử dụng trong giao tiếp ở cộng đồng mình

2 Phương pháp miêu tả: để miêu tả các đặc trưng ngữ âm của các biến thể địa phương (bao gồm cả những miêu tả bằng cảm nhận thính giác và bằng thực nghiệm trên khí cụ), cũng để miêu tả nghĩa của các biến thể từ vựng địa phương hiện diện ở ba huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì

3 Phương pháp so sánh – lịch sử: được sử dụng để tái lập những dạng thức ngữ âm, từ vựng đã từng tồn tại trong các giai đoạn diễn biến của lịch sử tiếng Việt nhằm lý giải cho sự hiện diện của các biến thể địa phương tại địa bàn nghiên cứu

4 Các phương pháp và kỹ thuật vẽ bản đồ của Ngôn ngữ học địa lý: sử dụng MapInfo trong đó có định vị tọa độ địa lý của địa điểm khảo sát trên hệ điều hành IOS hoặc Android, đưa thông tin địa lý và thông tin ngôn ngữ vào phần mềm Excell, xử lý và

vẽ bản đồ với sự hỗ trợ của phần mềm ArcGIS

5 Phương pháp phân tích phân bố trong ngôn ngữ học địa lý để tìm ra quy luật phân bố các biến thể địa phương tại địa bàn nghiên cứu và ở các quy mô rộng hơn Dựa vào nguyên lý phân bố, đề tài cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa sự phân bố địa lý với những quá trình phát triển lịch sử tiếng Việt trong khu vực, những bằng chứng của những biến động lịch sử, xã hội, dân cư tại địa bàn nghiên cứu

4.3 Tư liệu nghiên cứu

Tư liệu nghiên cứu của đề tài được khai thác chủ yếu từ các nguồn sau :

Trang 34

33

a Các ấn phẩm khoa học (sách, bài báo khoa học…) liên quan đến vấn đề mà đề tài đặt ra từ các nguồn trong và ngoài nước Nguồn tư liệu này phục vụ việc viết tổng quan nghiên cứu

b Tư liệu điều tra tại 82 điểm, trong đó có 13 điểm tại Quốc Oai, 39 điểm tại Thạch Thất,

30 điểm tại Ba Vì Nguồn tư liệu này bao gồm:

- Bản ghi âm các CTV đọc bảng từ được thiết kế sẵn bằng hình ảnh

- Dữ liệu định vị các điểm điều tra theo kinh độ và vĩ độ (để định vị không gian hành chức của các biến thể trên bản đồ)

- Dữ liệu ghi âm bảng từ được phiên âm bằng ký hiệu phiên âm quốc tế IPA

c Một vài hạn chế của tư liệu nghiên cứu

(1) Số lượng các điểm điều tra tại ba huyện chưa thật cân đối (13 điểm tại Quốc Oai,

39 điểm tại Thạch Thất, 30 điểm tại Ba Vì)

Theo dự kiến ban đầu, đề tài sẽ điều tra theo đơn vị xã Theo đó, chúng tôi dự kiến điều tra 21 xã và thị trấn tại Quốc Oai, 19 xã và thị trấn tại Thạch Thất, 30 xã và thị trấn tại

Ba Vì, mỗi xã/ thị trấn từ 1 đến 2 điểm Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện đề tài (2020 đến 2022 rồi gia hạn đến 2023), dịch Covid khiến cho có rất nhiều khoảng thời gian địa bàn điều tra phải thực hiện giãn cách theo chủ trương chung Kể cả những thời gian không còn giãn cách thì việc liên hệ với chính quyền sở tại để được gặp gỡ người dân phục vụ khảo sát vẫn gặp nhiều khó khăn vì ở nhiều xã, chính quyền không cho phép Chính vì vậy, số lượng

và sự phân bố các điểm điều tra theo dự kiến đã không thực hiện được Theo những chỉ báo

có được qua trò chuyện với cư dân địa phương, chúng tôi biết được ở một số nơi có hiện tượng ngay trong cùng một xã nhưng ở các thôn khác nhau, tiếng nói cũng có thể khác nhau nên chúng tôi đã thực hiện điều tra điểm theo chỉ báo đó

Theo cách này, ở huyện Quốc Oai, chúng tôi điều tra ở xã Sài Sơn 2 điểm, xã Ngọc Liệp 3 điểm, xã Phượng Cách 4 điểm

Ở huyện Thạch Thất, chúng tôi điều tra ở các xã Phùng Xá, Hữu bằng, Thạch Xá, Chàng Sơn, Cần Kiệm, Hạ Bằng, Canh Nậu, Bình Phú, Lại Thượng, Đồng Trúc, Dị Nậu, Tân Xã, Kim Quan, Bình Yên, Đại Đồng và thị trấn Liên Quan mỗi nơi 2 điểm; các xã Cẩm Yên, Hương Ngải 3 điểm

Ở huyện Ba Vì, chúng tôi điều tra được cả 30 xã, mỗi xã 1 điểm

(2) Nhìn trên bản đồ, các vùng điều tra có vẻ không liền mạch, khoảng giữa bị ngắt

ra một không gian Dưới đây là ví dụ về 1 bản đồ:

Trang 35

Dễ dàng nhận thấy, phía đông nam bản đồ, nơi tập trung nhiều điểm điều tra, đó là địa bàn của hai huyện Quốc Oai và Thạch Thất, địa giới của phủ Quốc Oai xưa Góc tây bắc của bản đồ cũng tập trung nhiều điểm điều tra, đây là không gian huyện Ba Vì, tương ứng với phủ Quảng Oai xưa Kẹp giữa hai vùng dày đặc các điểm điều tra là thành phố Sơn Tây Sơn Tây nhiều thập kỷ là một thị xã thuộc Hà Tây hoặc Hà Sơn Bình nhưng ngày 13/4/2006, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 655/QĐ-BXD công nhận Thị xã Sơn Tây là đô thị loại III Đặc biệt, ngày 02/8/2007, Chính phủ đã có Nghị định số 130/NĐ-

CP về việc thành lập Thành phố Sơn Tây trực thuộc tỉnh Hà Tây Sự kiện này khiến Sơn Tây trở thành một trung tâm phía tây bắc xứ Đoài với rất nhiều điều kiện thông thuận cho tiếp xúc, giao lưu Với vị thế này, Sơn Tây có địa vị của một bán phương ngữ, tách dần (về mặt ngôn ngữ) khỏi không gian văn hoá – ngôn ngữ cổ xứ Đoài Không gian văn hoá – ngôn ngữ xứ Đoài dần bị tách ra thành 2 tiểu không gian riêng với những đặc trưng gần gũi: Quốc Oai và Thạch Thất là tiểu không gian phía đông nam, Ba Vì là tiểu không gian phía tây bắc Thành phố Sơn Tây kẹp giữa trở thành một đảo phương ngữ mới, đón nhận những cách tân ngôn ngữ từ khu vực Thủ đô Đó cũng là một trong những lý do chúng tôi lựa chọn khảo sát

3 huyện như đã trình bày

Về mặt địa hình, góc tây bắc xứ Đoài (Ba Vì) là vùng bán sơn địa, góc đông nam xứ Đoài (Quốc Oai và Thạch Thất) là vùng nối giữa châu thổ và vùng bán sơn địa Hướng nghiêng từ tây bắc xuống đông nam là hướng địa hình đất nước, hướng chảy của các dòng sông lớn, cũng là mạch giao thông, đi lại trong công cuộc mưu sinh của các tộc người Đây cũng là hướng lan toả của các mạch ngầm văn hóa - tộc người - ngôn ngữ ở Bắc Bộ Một sự khảo sát hướng lan toả của các biến thể ngôn ngữ theo không gian có thể góp thêm những

Trang 36

1.1 Ngôn ngữ học địa lý và Phương ngữ học

1.1.1 Quan điểm của các học giả quốc tế

Ngôn ngữ học địa lý và phương ngữ học vốn không phải là những khái niệm xa lạ trong ngôn ngữ học Cả hai đều có điểm chung là gắn với việc xem xét các hiện tượng ngôn ngữ trong một không gian địa lý nhất định Tuy nhiên, việc phân biệt hai khái niệm này vẫn còn nhiều điểm cần thảo luận Một số nhà nghiên cứu không phân biệt hai khái niệm này và cho rằng chúng đánh dấu các giai đoạn khác nhau của cùng một lĩnh vực (J.K Chambers, 2015; Withers, 2017) Một số khác lại cho rằng phương ngữ học nằm trong ngôn ngữ học địa lý hoặc ngược lại (Stroop, 1986; Iwata, 2010; Hoch & Hayes, 2010, Boberg, 2018, các nhà nghiên cứu theo trường phái Nga7) Một số quan điểm khác lại cho rằng chúng cần phải xem xét như hai khái niệm riêng biệt (M Newbrook, 2002)

Về thuật ngữ, trong tiếng Anh, phương ngữ học (dialectology) để chỉ ngành khoa học nghiên cứu về các biến thể địa phương của một ngôn ngữ Các quan niệm khác nhau về phương ngữ học chủ yếu là do khác biệt trong cách quan niệm về phương ngữ, nhất là quan

7 Một số từ điển thuật ngữ về ngôn ngữ học hiện có ở Nga đã định nghĩa Ngôn ngữ học địa lý là

"một bộ phận của phương ngữ học nghiên cứu sự phân bố theo lãnh thổ của các hiện tượng phương ngữ" (Xem Ахманова О С Словарь лингвистических терминов М., 1966; 2-е изд М., 1969 và Розенталь Д Э., Теленкова М А Словарь-справочник лингвистических терминов М., 1975; 2-е изд М., 1986 và Ахманова О С Словарь лингвистических терминов М., 1966; 2-е изд М., 1969.v)

Trang 37

niệm về ranh giới giữa các phương ngữ Còn với ngôn ngữ học địa lý, nếu nhìn từ sự kết hợp cơ học của ngôn ngữ học và đia lý thì thực tế đã tồn tại nhiều thuật ngữ khác nhau: geo-linguistics (geolinguistics), linguistic geography, language geography và tương ứng với sự

đa dạng này là những cách hiểu khác nhau về khái niệm

Saussure, trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, đã dành một phần để trình bày

về Ngôn ngữ học địa lý, trong đó xoay quanh mối quan hệ giữa hiện tượng ngôn ngữ với

không gian Xuất phát từ nhận thức rằng “tính đa dạng về địa lý đã là điều nhận xét đầu tiên được thực hiện trong ngôn ngữ học; nó quy định cái hình thức ban đầu của việc nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ” (Saussure, 1973: 334), ông đã cho nguyên nhân của “tính đa dạng địa lý” chủ yếu là vấn đề thời gian Theo ông “người ta quên nhân tố thời gian, vì nó không

cụ thể bằng nhân tố không gian; nhưng thật ra, chính do nó mà có sự phân hóa ngôn ngữ Tính đa dạng địa lý phải được phiên dịch ra thành tính đa dạng trong thời gian” (Saussure,

1973: 334) Mặc dù không nêu ra một cách hiển ngôn về thuật ngữ ngôn ngữ học địa lý

nhưng những kiến giải về tính đa dạng về địa lý của Saussure đã khẳng định vai trò quan trọng của nó trong việc lý giải “sự phân hóa ngôn ngữ” về mặt thời gian hay sự biến đổi của ngôn ngữ theo dòng lịch sử Nói cách khác, những nghiên cứu về biến thể ngôn ngữ trong một không gian địa lý không chỉ giúp nhìn ra hiện trạng tồn tại hay sự phân bố của biến thể ngôn ngữ đó, mà rộng hơn, có thể cho thấy sự biến đổi của ngôn ngữ trong thời gian Theo chúng tôi, đây chính là trọng điểm tạo ra sự khác biệt giữa các quan niệm khác nhau trên thế

giới về Ngôn ngữ học địa lý cũng như sự khác biệt trong cách phân biệt giữa nó và Phương ngữ học

Sau đây là một số quan niệm chính:

1.1.1.1 Quan niệm cho rằng ngôn ngữ học địa lý là một phần của phương ngữ học

Jan Stroop (1986) trong cuốn Explanation and linguistic change quan niệm rằng bản

đồ là một công cụ quan trọng để giải thích các biến đổi ngôn ngữ học Theo ông, bản đồ là một công cụ quan trọng trong phương ngữ học truyền thống và hình dạng của dữ liệu trên một bản đồ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giải thích (hay xác định) hướng lan tỏa về mặt địa lý của một biến đổi nhất định Theo Stroop, việc so sánh các bản đồ phương ngữ thường được thực hiện nhằm giải thích sự biến đổi ngôn ngữ Có hai kiểu quan

hệ khác nhau hiện diện trong các bản đồ phương ngữ Kiểu đầu tiên là cảnh huống trong đó một biến đổi âm thanh nhất định được vay mượn hoặc được cho là đã vay mượn và mục đích của nhà nghiên cứu sử dụng bản đồ phương ngữ để xác định hướng của sự vay mượn

Ông đã dùng thuật ngữ nhà ngôn ngữ học địa lý (geolinguist) để gọi những người cố gắng

chứng minh rằng âm đó là âm đã được vay mượn bằng cách chỉ ra sự không hiện diện của chúng ở xung quanh vùng tiếp nhận âm mới đó Sự hiện diện hay vắng mặt trên bản đồ phương ngữ, theo Stroop, là chỉ báo cho sự vay mượn và tiếp nhận ngôn ngữ, và là công việc của ngôn ngữ học địa lý Mặc dù, Stroop không hề phân biệt rạch ròi giữa phương ngữ

Trang 38

37

học và ngôn ngữ học địa lý nhưng từ cách nhận diện hai nhiệm vụ nghiên cứu của phương ngữ học, có thể thấy rằng khái niệm phương ngữ học được ông hiểu là bao trùm lên khái niệm ngôn ngữ học địa lý

Cũng theo quan niệm này, gần đây, Boberg (2018) cũng cho rằng ngôn ngữ học địa

lý (geolinguistics) là một phần của phương ngữ học (dialectology)8

1.1.1.2 Quan niệm cho rằng ngôn ngữ học địa lý là giai đoạn sau, là bước phát triển tiếp theo của phương ngữ học

Trong Bách khoa thư về ngôn ngữ học (The Linguistics Encyclopedia), phương ngữ học được M Newbrook (2002) giải thích là một lĩnh vực nghiên cứu về phương ngữ, trong

đó phương ngữ được hiểu theo nghĩa rộng là “biến thể của ngôn ngữ” bao gồm cả biến thể mang tính địa lý của một ngôn ngữ và những biến thể mang tính xã hội như địa vị, giới tính, nghề nghiệp Ở đây, công việc của các nhà phương ngữ học được cho là bao gồm việc phân tích và miêu tả biến thể ngôn ngữ có liên quan, đặc biệt chú trọng đến những tương đồng và khác biệt nổi bật của chúng Cũng trong cuốn sách này, khi đề cập đến nghiên cứu của Trudgill và các đồng nghiệp trong suốt thập niên tám mươi và chín mươi của thế kỷ trước

về sự lan tỏa của yếu tố ngôn ngữ được cách tân từ các trung tâm đô thị như London, Chicago và các trung tâm khác ở Na Uy, tác giả cho rằng công trình này không chỉ dừng lại

ở việc miêu tả biến thể mà hơn cả đã có những luận giải mang tính lý thuyết tập trung vào các khía cạnh mang tính địa lý của sự biến đổi và sự lan tỏa và nhờ đó đã thu được những khám phá thú vị từ những dữ liệu miêu tả đã được thu thập trước đó Đặc biệt là, tác giả đã

gọi đây là một công trình nghiên cứu ngôn ngữ học địa lý (geolinguistic work) điển hình, qua đó, có thể thấy rằng, trong cách hiểu tác giả đã ít nhiều có sự phân biệt giữa phương ngữ học và ngôn ngữ học địa lý Theo đó, cùng có đối tượng nghiên cứu là các phương

ngữ, phương ngữ học chú trọng vào việc miêu tả các biến thể địa lý là các phương ngữ, trong khi cách tiếp cận ngôn ngữ học địa lý mang tính kế thừa ở chỗ cũng miêu tả các biến thể đó nhưng việc miêu tả chúng cần phải được luận giải như là những chỉ báo cho sự biến đổi và lan tỏa ngôn ngữ

1.1.1.3 Quan niệm cho rằng ngôn ngữ học địa lý bao trùm lên phương ngữ học hay phương ngữ học là một phần của ngôn ngữ học địa lý

Trong một tổng quan về ngôn ngữ học địa lý (geolinguistics) ở Trung Quốc, Iwata

(2010) đã cho biết lịch sử, các xu hướng và vấn đề lý thuyết mà ngôn ngữ học địa lý ở

Trung Quốc quan tâm Trong nghiên cứu này, geolinguistics và linguistic geography được

sử dụng mà không được phân biệt một cách rạch ròi Tác giả cũng cho biết, các nghiên cứu ngôn ngữ học địa lý ở Trung Quốc chủ yếu đi theo hướng xử lý các phương ngữ nhằm hai mục đích chính, tái lập âm vị học tiếng Hán cổ đại và phân biệt các phương ngữ và phân

8 Chúng tôi chú thích đúng thuật ngữ mà tác giả đã dùng

Trang 39

định ranh giới khu vực phân bố tương đối của chúng Rõ ràng, trong cách hiểu này, ngôn ngữ học địa lý đã thực hiện nhiệm vụ bao trùm lên phương ngữ học, đó là không chỉ phân

định ranh giới (mang tính tương đối) của các vùng phương ngữ Hán mà hơn nữa còn tái lập dạng thức ngôn ngữ trong lịch sử

Hoch và Hayes (2010) cho rằng ngôn ngữ học địa lý (geolinguistics) là một lĩnh vực

liên ngành trong đó các bản đồ ngôn ngữ được sử dụng để mô tả vị trí của các mô hình ngôn ngữ và mô tả kết quả các quá trình tạo ra sự biến đổi ngôn ngữ Các tác giả còn nhấn mạnh vào vai trò của GIS bao gồm những quy trình trên máy tính để lập bản đồ, lưu trữ và thao tác các dữ liệu địa lý trong nghiên cứu ngôn ngữ học địa lý Bài viết khẳng định vai trò của GIS với tư cách là một công cụ vô cùng hữu hiệu cho phép các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, phân tích các dữ liệu về mặt không gian Tuy mối quan tâm đối với địa lý, sự biến đổi về mặt không gian của ngôn ngữ đã có từ lâu nhưng GIS mãi sau này mới được các nhà ngôn ngữ học tận dụng để giải quyết các giả thuyết liên quan đến sự biến đổi về mặt không gian của ngôn ngữ và các biến thể xã hội cũng như biến thể địa lý tương ứng Bài viết này cũng điểm luận các nghiên cứu ngôn ngữ học địa lý có ứng dụng GIS đã có thể giúp giải quyết những câu hỏi liên quan đến mối liên hệ giữa ngôn ngữ và địa lý, chỉ ra ranh giới không chỉ của phương ngữ

mà còn của ngôn ngữ, các vấn đề của đa ngữ và các vấn đề xã hội học của ngôn ngữ Với

cách hiểu như vậy, bài viết này rõ ràng đã nhìn nhận phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học địa lý rộng hơn rất nhiều so với phương ngữ học

1.1.1.4 Quan niệm cho rằng ngôn ngữ học địa lý đồng nhất với phương ngữ học

Sử dụng thuật ngữ language geographies, Withers (2017) đã định nghĩa đây là lĩnh

vực bao gồm các nghiên cứu về sự biến đổi về mặt phân bố địa lý hay về các dạng thức biến thể của ngôn ngữ dưới tác động của các nhân tố xã hội Với cách hiểu như vậy, có ba hướng chính yếu được xác định liên quan đến những nghiên cứu về mối liên hệ giữa ngôn ngữ và địa lý Thứ nhất, nghiên cứu những từ nhất định miêu tả về thế giới, trong đó bao gồm các thuật ngữ địa lý, và được thể hiện rõ ràng nhất trong sự kết hợp giữa địa danh học, bản đồ học và bản sắc Hướng thứ hai bao gồm những mối liên hệ giữa ngôn ngữ và khu vực địa lý,

và thường được gọi tên bằng các thuật ngữ khác nhau như (1) địa lý học ngôn ngữ (language geography) (sự khác biệt mang tính khu vực của ngôn ngữ qua thời gian và không gian), (2) địa lý học ngôn ngữ học (linguistic geography), ngôn ngữ học địa lý (geolinguistics) hay địa lý học phương ngữ (dialect geography) Hướng thứ ba kết hợp chặt chẽ với các nghiên cứu về ngôn ngữ trong phạm vi của địa lý học với tư cách là một diễn ngôn học thuật và về ngôn ngữ với tư cách là phương tiện thể hiện tri thức cũng như quyền

lực chính trị và văn hóa (Withers, 2017) Theo cách diễn giải ở hướng thứ hai thì ngôn ngữ học địa lý và phương ngữ học có vẻ được xem như là một

Trang 40

39

Có thể thấy, các quan niệm khác nhau về hai khái niệm này đều có điểm chung là đều thừa nhận sự tồn tại của mối quan hệ giữa các hiện tượng ngôn ngữ và không gian

1.1.2 Quan điểm của các học giả Việt Nam

Ở Việt Nam, thuật ngữ ngôn ngữ học địa lý ít phổ biến hơn và vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau, còn phương ngữ học là một thuật ngữ được biết đến rộng rãi và xuất

hiện trong nhiều công trình nghiên cứu

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX đã có một vài học giả chú ý đến sự khác biệt về

giọng nói giữa các địa phương trong tiếng Việt Đại Nam Quốc Âm tự vị (1895, 1896) của

Huỳnh Tịnh Paulus Của đã có những quan tâm nhất định đến tình hình đa dạng trong cách phát âm một số từ tiếng Việt ở các vùng miền Đầu thế kỷ XX, sự khác biệt giữa các vùng phương ngữ Việt mới được đề cập một cách chính thức trong nghiên cứu của L Cadierè năm 1902 (Dialecte du Haut - Annam, Phương ngữ vùng Thượng Trung kỳ) Năm 1912, H

Maspero xuất bản cuốn Ngữ âm học lịch sử tiếng Việt - các âm đầu và đã tạo ra những ảnh hưởng quan trọng đối với phương ngữ học tiếng Việt Nhưng phải đến khi cuốn Tiếng việt trên các miền đất nước của Hoàng Thị Châu được xuất bản thì nghiên cứu phương ngữ học

tiếng Việt chính thức được đặt nền móng Không chỉ phác họa được các vùng phương ngữ tiếng Việt, công trình này còn chỉ ra quá trình hình thành và diễn biến của các phương ngữ Giá trị của công trình này còn nằm ở vấn đề phương pháp khi nó tiếp cận phương ngữ học

từ cách tiếp cận liên ngành ngôn ngữ - lịch sử - xã hội - văn hóa Chính vì vậy, ngoài những kết quả phân vùng phương ngữ tiếng Việt, công trình này đã có phân tích so sánh ngữ âm và

cả từ vựng, ngữ pháp (trong đó, chủ yếu là so sánh ngữ âm) giữa các vùng phương ngữ và đưa ra những lý giải về khuynh hướng biến đổi, những khác biệt giữa các vùng, phân tích các bình diện xã hội, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ trong quá trình hình thành và tồn tại của phương ngữ, thổ ngữ Phương ngữ học, theo cách làm như vậy, rõ ràng là bao quát rất nhiều khía cạnh khác nhau của ngôn ngữ

Với cách làm đó, nhiều công trình đi sau đã gọi cách tiếp cận của Hoàng Thị Châu là

ngôn ngữ học địa lý (Dẫn theo Nguyễn Thị Lệ Hằng, 2018: 20) Trước Hoàng Thị Châu, giới Việt ngữ học còn biết đến khái niệm ngôn ngữ học địa lý thông qua công trình nghiên

cứu Ngữ âm tiếng Việt (Đoàn Thiện Thuật, 1977) Với mục đích giải quyết những khó khăn trong việc lựa chọn tiếng chuẩn của ngôn ngữ Tày Nùng để dùng vào việc phát thanh, ông

đã sử dụng phương pháp vẽ bản đồ để tìm ra vùng quy tụ của những tiếng địa phương tương đồng về mặt ngữ âm, từ vựng Cùng với việc vẽ bản đồ, nghiên cứu này cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để tìm ra những nét phổ biến nhất về ngữ âm, từ vựng trong những tiếng địa phương, để từ đó chỉ ra và xác định tiếng nói của một vùng một tính phổ biến nhất Hai tập bản đồ về tiếng địa phương Tày - Nùng là kết quả của nghiên cứu này có thể được coi là những atlas ngôn ngữ học đầu tiên trong nghiên cứu ngôn ngữ học trong nước Như vậy, khác với Hoàng Thị Châu, cách làm của Đoàn Thiện Thuật có kết quả

Ngày đăng: 20/10/2024, 19:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w