1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tpqt thông tin hữu hiệubình luận các quy Định giải quyết xung Đột pháp luật về quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế việt nam

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bình luận các quy định giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế Việt Nam
Tác giả Nhóm 05, Lớp N02.TL1
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Tư Pháp Quốc Tế
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2,17 MB

Nội dung

Vấn đề xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật, di chúc Xung đột pháp luật về thừa kế trong tư pháp quốc tế là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: TƯ PHÁP QUỐC TẾ

ĐỀ BÀI

Bình luận các quy định giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế Việt Nam.

Lớp : N02.TL1 Nhóm : 05

Hà Nội, 2023

Trang 2

MỞ ĐẦU

Thừa kế là một trong những chế định quan trọng của tư pháp quốc tế Về nguyên tắc, các quan hệ nảy sinh trong phạm vi quốc gia nào thì do pháp luật của quốc gia đó điều chỉnh Tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng hiện nay, các quan hệ về thừa kế đã vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật một nước Ngày nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các vụ việc về thừa kế có yếu tố nước ngoài phát sinh trong đời sống quốc tế ngày càng phát triển đa dạng, phong phú, phức tạp Giải quyết tốt các vụ việc này có tầm quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời góp phần vào sự phát triển quan hệ hợp tác giữa các quốc gia Để có cái nhìn sâu sắc

và rõ ràng hơn về luật tư pháp quốc tế nói chung và vấn đề phát sinh xung đột pháp luật về quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế Việt Nam nói riêng, nhóm em

xin được đi sâu tìm hiểu đề bài: “Bình luật các quy định giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế Việt Nam”.

I Khái quát chung về thừa kế và vấn đề xung đột pháp luật về quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế

1 Khái niệm về thừa kế trong tư pháp quốc tế

Thừa kế trong tư pháp quốc tế là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài,

được điều chỉnh theo các nguyên tắc và các quy phạm của tư pháp quốc tế

Quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế gồm hai đặc điểm sau: Thứ nhất,

thừa kế trong tư pháp quốc tế nói chung trước tiên phải là quan hệ thừa kế được điều chỉnh theo pháp luật quốc gia; Thứ hai, thừa kế trong tư pháp quốc tế phải

là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài Yếu tố nước ngoài có thể được nhận diện thông quan một trong các dấu hiệu sau: Chủ thể tham gia quan hệ thừa kế; Đối tượng của quan hệ thừa kế là tài sản đang hiện diện hoặc đang tồn tại ở nước

Trang 3

ngoài và chịu sự chi phối, điều chỉnh chủ yếu của pháp luật nước sở tại; Sự kiện pháp lí làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ thừa kế xảy ra ở nước ngoài

2 Vấn đề xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật, di chúc

Xung đột pháp luật về thừa kế trong tư pháp quốc tế là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ thừa kế mà nếu áp dụng một trong các hệ thống pháp luật thể sẽ xảy ra các kết quả không giống nhau Xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật, di chúc phát sinh từ hai nguyên nhân: Thứ nhất, do pháp luật của các nước quy định

về thừa kế theo pháp luật, di chúc có sự khác nhau; Thứ hai, do đối tượng điều chỉnh có sự hiện diện của yếu tố nước ngoài

VD:

II Các quy định giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ thừa kế trong

tư pháp quốc tế Việt Nam

1 Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết

Từ trước năm 1992, Nhà nước ta đã ký kết 6 Hiệp định TTTP với các nước như Cộng hòa dân chủ Đức, Liên bang Xô Viết, Tiệp Khắc, Cu Ba, Hungari Sau năm 1992, nước ta đã ký kết một số hiệp định tương trợ tư pháp với Cộng hòa Ba Lan, Lào, Liên bang Nga, Trung Quốc, Pháp, Ucraina, Mông

cổ, Belarut, Triều Tiên Trong các hiệp định này, vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài đó được quy định tương đối có hệ thống, bao gồm các quy phạm nhằm điều chỉnh các quan hệ về thừa kế phát sinh giữa công dân và pháp nhân của các bên hữu quan

Trang 4

Nguyên tắc chỉ đạo trong vấn đề thừa kế được ghi nhận trong các hiệp định này là nguyên tắc bình đẳng giữa công dân của các bên trong quan hệ thừa

kế (Điều 35 Hiệp định giữa Việt Nam và Tiệp Khắc, Điều 33 Hiệp định giữa Việt

Nam và Cu Ba,…) Theo đó, “công dân của nước ký kết này được hưởng thừa kế trên lãnh thổ của nước ký kết kia như công dân của nước ký kết kia”

1.1 Thừa kế theo pháp luật

Theo quy định tại các Hiệp định TTTP (Điều 35 Hiệp định giữa Việt Nam

và Nga; Điều 35 Hiệp định giữa Việt Nam và Séc;…), pháp luật được áp dụng để giải quyết quan hệ thừa kế được xác định như sau: Đối với động sản, theo quy định trong các Hiệp định TTTP, quyền thừa kế được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người để lại tài sản thừa kế là công dân khi chết; Đối với bất động sản, các Hiệp định TTTP quy định phải tuân theo pháp luật của nước ký kết nơi có bất động sản đó Có thể thấy, luật nước nào được áp dụng phụ thuộc vào tính chất của loại di sản là động sản hay bất động sản Cụ thể, nếu di sản là động sản thì áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch để giải quyết, nếu di sản là bất động sản thì áp dụng nguyên tắc luật của nước nơi có bất động sản để giải quyết

Để giải quyết xung đột về định danh tài sản, các hiệp định đều quy định:

“Việc phân biệt tài sản là động sản hay bất động sản phải tuân theo pháp luật nước nơi có tài sản thừa kế” Như vậy, nếu tài sản thừa kế nằm trên lãnh thổ Việt

Nam, pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng để xác định động sản và bất động sản Ngoài ra, trong các Hiệp định TTTP còn quy định về việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thừa kế Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thừa kế dựa vào hai dấu hiệu chính là: quốc tịch của người để lại di sản và nơi có tài sản thừa kế Cụ thể, nếu tài sản là động sản sẽ do cơ quan tư pháp nước

ký kết mà người để lại di sản là công dân, vào thời điểm chết; còn nếu tài sản là

Trang 5

bất động sản thì sẽ do cơ quan tư pháp nước ký kết nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết Ngoài ra, trong các hiệp định TTTP còn quy định quy tắc thẩm quyền giải quyết vấn đề thừa kế theo thỏa thuận

1.2 Thừa kế theo di chúc

Căn cứ quy định tại các Hiệp định TTTP Việt Nam ký kết (Điều 36 Hiệp định Việt Nam và Tiệp Khắc; Điều 41 Hiệp định Việt Nam và Nga;…), về hình thức di chúc, di chúc của công dân một nước ký kết được coi là có giá trị về mặt hình thức nếu nó phù hợp với: pháp luật của nước ký kết mà người để lại di chúc

là công dân vào thời điểm lập di chúc hoặc vào thời điểm người ấy chết; hoặc pháp luật của nước ký kết nơi lập di chúc Về năng lực lập và hủy bỏ di chúc, các hiệp định áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch, cụ thể là: năng lực lập hoặc hủy bỏ

di chúc và hậu quả pháp lý của những thiếu sót về sự thể hiện ý chí của người để lại di chúc được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người để lại di chúc

là công dân khi lập hoặc hủy bỏ di chúc

Ngoài ra, đối với di sản không có người thừa kế, các hiệp định TTTP quy định: Động sản không người thừa kế sẽ chuyển giao cho nước ký kết mà người

để lại di sản đó là công dân vào thời điểm chết, bất động sản không người thừa

kế sẽ thuộc nước ký kết nơi có bất động sản đó Ví dụ: Điều 40 Hiệp định với Nga

2 Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong pháp luật Việt Nam

2.1 Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật được đặt ra trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp Trong thừa kế theo pháp luật, người được hưởng thừa kế (hàng thừa kế), điều kiện, trình tự hưởng thừa kế đều do pháp luật quy

Trang 6

định chứ không phải do ý chí của người để lại di sản thừa kế Nói cách khác, thừa kế theo luật là thừa kế trên cơ sở can thiệp của Nhà nước thông qua pháp luật về thừa kế

BLDS 2015 giải quyết quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài theo các quy phạm xung đột Theo Khoản 1 Điều 680 BLDS 2015, thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết Như vậy, tranh chấp về thừa kế, bất kể di sản đó là động sản hay bất động sản, pháp luật Việt Nam đều áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của người để lại di sản để giải quyết Người có quốc tịch Việt Nam dù chết tại nước nào hay di sản thừa kế tại nước nào thì cũng sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp về thừa kế Tuy nhiên, nếu người nước ngoài để lại di sản thừa kế trên lãnh thổ Việt Nam thì pháp luật Việt Nam sẽ không được áp dụng mà phải áp dụng pháp luật nước người đó có quốc tịch để chia di sản thừa kế

Quy định này về cơ bản vẫn kế thừa quy định tại BLDS 2005 (Khoản 1 Điều 767) về áp dụng nguyên tắc quốc tịch Tuy nhiên, BLDS 2015 có bổ sung, làm rõ hơn khi thêm từ “ngay”, giúp việc áp dụng pháp luật được chính xác và thuận lợi hơn Vì thực tế, người có hai hay nhiều quốc tịch chết đi để lại di sản thừa kế, khó để cơ quan có thẩm quyền trong áp dụng pháp luật để giải quyết là pháp luật nước nào Vì vậy, theo Khoản 1 Điều 680 BLDS 2015, chỉ cần vào thời điểm ngay trước khi chết người đó mang quốc tịch nước nào thì áp dụng pháp luật của nước đó

Như vậy, pháp luật Việt Nam không quy định thừa kế đối với động sản hay với bất động sản mà quy định thừa kế nói chung Bên cạnh đó, pháp luật quy định thêm việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản tại Khoản 2 Điều

680 BLDS 2015 Theo đó, việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó Điều đó có nghĩa

Trang 7

là tất cả các vấn đề về thừa kế như xác định hàng thừa kế, diện thừa kế, phân chia di sản thừa kế như thế nào… đều được điều chỉnh bởi pháp luật của nước

mà người để lại di sản có quốc tịch ngay trước khi chết Chỉ duy nhất việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản (ví dụ: có được sở hữu đối với di sản thừa kế hay không…) là do pháp luật của nước nơi có bất động sản quy định Nếu bất động sản ở Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam Trường hợp pháp luật Việt Nam hạn chế người nước ngoài sở hữu bất động sản hoặc họ chỉ

có quyền sở hữu bất động sản với các điều kiện nhất định thì quy định đó phải được tôn trọng Việc xác định một di sản thừa kế là bất động sản hoặc động sản được xác định theo Điều 677 BLDS 2015, phù hợp với pháp luật của nước nơi

có di sản thừa kế đó

Trường hợp người để lại di sản thừa kế không quốc tịch hoặc có nhiều quốc tịch thì việc xác định pháp luật áp dụng giải quyết thừa kế theo pháp luật tuân theo quy định tại Điều 672 BLDS 2015 Trong đó, nếu pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam

Trường hợp di sản không người thừa kế, vấn đề này được quy định tại Điều 644 BLDS 2005 Quan điểm này cũng được tiếp tục khẳng định trong quá trình hoàn thiện pháp luật về dân sự nước ta (Điều 622 Bộ luật dân sự 2015) Tuy nhiên, khác BLDS 2005 (có Khoản 3 và Khoản 4 Điều 767 quy định giải quyết

di sản không người thừa kế), BLDS 2015 không có điều khoản nào quy định

2.2 Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc

Pháp luật Việt Nam giải quyết hai vấn đề liên quan đến thừa kế theo di chúc: gồm năng lực hành vi lập di chúc và hình thức của di chúc

Trang 8

Thứ nhất, về năng lực hành vi lập di chúc, khoản 1 Điều 681 BLDS

2015 quy định: “Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc” Có thể thấy, pháp luật Việt Nam đã áp dụng

hệ thuộc luật quốc tịch của người lập di chúc để xác định năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc Quy định này phù hợp với việc xác định pháp luật

áp dụng đối với năng lực hành vi dân sự của cá nhân Trong trường hợp người Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài thì năng lực lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ

di chúc tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam

Thứ hai, về hình thức của di chúc, theo Khoản 2 Điều 681 BLDS 2015,

hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của: nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết; nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết; nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản Như vậy, hệ thuộc cơ bản được áp dụng để xác định hình thức của di chúc là pháp luật của nước nơi di chúc được lập Ngoài ra, hình thức của di chúc có thể được xem là hợp pháp nếu tuân theo

một trong các hệ thống pháp luật của “nước nơi người lập di chúc cư trú…bất động sản” (Khoản 2 Điều 681) Đây được xem là quy phạm xung đột tùy nghi,

tùy từng trường hợp mà cơ quan có thẩm quyền sẽ chọn luật khác nhau theo các phương án mà quy phạm xung đột đã cho phép Việc áp dụng quy định này cần cân nhắc đến thực tiễn các nước thực thi Công ước La Haye 1961 về xung đột pháp luật liên quan đến hình thức của di chúc

Có thể thấy, quy định tại Điều 681 BLDS 2015 đã kế thừa về cơ bản và phát triển tiếp tục quy định của Điều 768 BLDS 2005 về thừa kế theo di chúc

Trang 9

Đối với những trường hợp nếu công dân Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài theo pháp luật của nước ngoài thì các di chúc này được coi là hợp pháp nếu pháp luật nước ngoài được áp dụng để lập di chúc không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (Khoản 1 Điều 670 BLDS 2015)

3 Sự tương thích giữa quy định tại các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết và quy định tại pháp luật Việt Nam

Nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết các xung đột pháp luật về quan hệ thừa kế được ghi nhận trong các Hiệp định TTTP cũng như trong các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành là đảm bảo quyền thừa kế và bình đẳng về quyền thừa kế đối với mọi cá nhân (kể cả nước ngoài)

Đối với thừa kế theo pháp luật,

Quy định về giải quyết xung đột pháp luật tại pháp luật Việt Nam (Điều

680 BLDS 2015) có sự khác biệt so với quy định tại các Hiệp định TTTP mà Việt Nam ký kết Trong khi Hiệp định TTTP phân chia ngay từ đầu động sản và bất động sản để từ đó giải quyết vấn đề thừa kế, thì Điều 680 BLDS 2015 không phân định động sản và bất động sản, mà quy định tất cả mọi vấn đề về thừa kế nói chung đều được giải quyết theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch ngay trước khi chết Sau khi phân chia di sản thừa kế xong, việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản sẽ được giải quyết theo luật của nước nơi có bất động sản đó

Đối với thừa kế theo di chúc,

Về năng lực hành vi lập di chúc, quy định tại pháp luật Việt Nam (Khoản

1 Điều 681 BLDS 2015) hoàn toàn đồng nhất, thống nhất với quy định tại các Hiệp định TTTP mà Việt Nam ký kết Cả hai đều sử dụng nguyên tắc luật quốc tịch của người lập di chúc để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế

Trang 10

Về hình thức di chúc, theo các Hiệp định TTTP mà Việt Nam ký kết, để được xem là hợp pháp, hình thức của di chúc chỉ cần tuân theo một trong hai hệ thống pháp luật: pháp luật của nước ký kết mà người lập di chúc là công dân; hoặc pháp luật của nước ký kết nơi lập hoặc hủy bỏ di chúc Trong khi đó, pháp luật Việt Nam (Khoản 2 Điều 681 BLDS 2015) không chỉ liệt kê ra hai hệ thống pháp luật mà còn liệt kê ra rất nhiều hệ thống pháp luật (pháp luật của nước nơi lập di chúc; pháp luật của nước nơi người lập di chúc là công dân tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết; pháp luật của nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết; pháp luật của nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản), hình thức của di chúc chỉ cần tuân theo một trong các hệ thống pháp luật đó thì sẽ được xem là hợp pháp về mặt hình thức Có thể thấy, so với quy định tại các Hiệp định TTTP mà Việt Nam ký kết, pháp luật Việt Nam đã mở rộng khả năng có hiệu lực về hình thức của di chúc Đây là quy định mà nước ta tiếp cận được từ Công ước Lahay 1961 về hình thức di chúc

Đối với trường hợp di sản không người thừa kế,

Nếu các Hiệp định TTTP mà Việt Nam ký kết có điều khoản riêng biệt quy định về di sản không người thừa kế, thì hiện nay, BLDS 2015 không có điều khoản nào điều chỉnh vấn đề di sản không người thừa kế có yếu tố nước ngoài

Do đó, việc giải quyết vấn đề di sản không người thừa kế tuân theo quy định trong Hiệp định TTTP mà Việt Nam ký với các nước và Điều 622 BLDS 2015

III Thực tiễn áp dụng các quy định giải quyết xung đột pháp luật về quan

hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

1 Thực tiễn áp dụng các quy định giải quyết xung đột pháp luật về quan

hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế Việt Nam

Ngày đăng: 20/10/2024, 17:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w