1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài luận án “quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam

25 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị Rủi ro Thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Tác giả La Việt Anh
Người hướng dẫn PGS.TS Hà Minh Sơn, TS Lã Thị Lâm
Trường học Học Viện Tài Chính
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Luận án Tiến sĩ Kinh tế
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 642,14 KB

Nội dung

Tại Việt Nam, sự kiện Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn gặp khủng hoảng thanh khoản trong năm 2022 cũng là bài học kinh nghiệm sâu sắc về công tác quản trị đối với rủi ro thanh khoản

Trang 1

Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Tài chính

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

-

LA VIỆT ANH

QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Minh Sơn và TS Lã Thị Lâm

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại .Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

(ghi tên các thư viện nộp luận án)

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngân hàng là trụ cột của hệ thống tài chính toàn cầu, đóng vai trò trọng yếu trong việc duy trì ổn định và phát triển của nền kinh tế Chức năng điển hình của ngân hàng là việc chuyển đổi tài sản từ các khoản tiền gửi của cá nhân, tổ chức để phục vụ các nhu cầu về vốn của thị trường, hoặc chuyển đổi kỳ hạn của các tài sản/nợ ngắn hạn sang dài hạn Do đó, các ngân hàng thường xuyên phải đối mặt với rủi ro thanh khoản tiềm ẩn từ các nhân tố nội tại của ngân hàng hoặc từ biến động thị trường ảnh hưởng tới dòng tiền trong hoạt động kinh doanh cũng như khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của ngân hàng Rủi ro thanh khoản là loại hình rủi ro có tác động sâu rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn vốn của ngân hàng khi phát sinh Sự sụp đổ của các ngân hàng quy mô toàn cầu như Lehman Brothers trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 hay gần đây nhất là của các ngân hàng lớn như Silicon Valley Bank tại Mỹ và Credit Suisse tại Châu Âu trong năm 2023 là minh chứng điển hình

về hậu quả nghiêm trọng của rủi ro thanh khoản đối với ngân hàng và hệ thống tài chính toàn cầu Tại Việt Nam, sự kiện Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn gặp khủng hoảng thanh khoản trong năm 2022 cũng là bài học kinh nghiệm sâu sắc về công tác quản trị đối với rủi ro thanh khoản cho cơ quan quản lý cũng như ban lãnh đạo của các ngân hàng trong nước Do đó, các tổ chức giám sát tài chính và các ngân hàng trung ương trên thế giới hiện đã ban hành các chuẩn mực quản trị rủi ro thanh khoản nhằm đảm bảo sự an toàn, bền vững của hệ thống ngân hàng toàn cầu

Trong thời gian tới, các ngân hàng trung ương trên thế giới, bao gồm cả Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) dự kiến ban hành các quy định về quản trị rủi ro thanh khoản đáp ứng các chuẩn mực quốc tế tiên tiến như Basel III nhằm ngăn ngừa nguy cơ đổ vỡ trong hệ thống ngân hàng Theo

đó, các NHTM trong nước và quốc tế đang ngày càng đẩy mạnh việc nghiên cứu, tăng cường năng lực quản trị nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản trong hoạt động kinh doanh, cũng như sẵn sàng tuân thủ các quy định về quản trị rủi ro thanh khoản của cơ quan quản lý Yêu cầu về tuân thủ quy định pháp luật cũng như xu thế quản trị đáp ứng chuẩn mực quốc tế của các NHTM trên thị trường đang đặt ra các thách thức không nhỏ đối với các ngân hàng trong những năm tiếp theo, đặc biệt trong bối cảnh mục tiêu chiến lược của ngân hàng đến năm 2030 là trở thành ngân hàng hàng đầu về quản trị rủi ro tại Việt Nam Các vấn đề cấp bách xuất phát từ thực tiễn nêu trên đặt ra nhu cầu cấp thiết về nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện đối với thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng nhằm xây dựng hệ thống giải pháp phù hợp với đặc thù và chiến lược của ngân hàng

Với mục tiêu hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản

Trang 4

tại NHTM, nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tạiNHTM, qua đó đề xuất hệ thống giải pháp tăng cường quản trị rủi ro

thanh khoản tại các NHTM đến năm 2030, tác giả đã chọn đề tài: “Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” cho luận án của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu quốc tế

Rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là đề tài được các nghiên cứu quốc tế tiếp cận theo nhiều góc độ, trong đó phổ biến là nghiên cứu về (i) khái niệm, (ii) nguyên nhân phát sinh rủi ro thanh khoản, (iii) và phương pháp quản trị Các nghiên cứu tiêu biểu xoay quanh chủ đề này như:

1 Duttweiler (2009), “Managing liquidity in banks: A Top Down Approach”

2 Nikolaou (2009), “Liquidity (Risk) Concepts: Definitions and Interactions”

3 Chen và các cộng sự (2018), “Bank Liquidity Risk and Performance”

4 Ippolito và các cộng sự (2016), “Double Bank Runs and Liquidity Risk Management”

5 Jean-Charles Rochet (2008), “Liquidity regulation and the lender of last resort”

6 Diamond & Dybvig (1983), “Bank Runs, Deposit Insurance, and Liquidity”

7 Saunders and Cornett (2007) tại sách “Financial Institutions Management: A Risk Management approach”

8 Cihak (2007), “Introduction to Applied Stress Testing”

9 Matz và Neu (2006) với cuốn sách “Liquidity Risk Measurement and Management: A practitioner's guide to global best practices”

2.2.Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

Rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản đối với các NHTM cũng

là nội dung được nhiều nhà khoa học trong nước nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau Cụ thể có những nghiên cứu sau đây:

1 Phan Thị Mỹ Hạnh và Tống Lâm Vy (2021) với bài báo nghiên cứu

“Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”

2 Đặng Văn Dân (2015) với bài báo nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại tại Việt Nam”

3 Vũ Quang Huy (2016) trong luận án tiến sỹ kinh tế “Quản lý RRTK trong hệ thống NHTM Việt Nam”

4 Trương Quang Thông (2013) với bài báo nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”

Trang 5

5 Tô Ngọc Hưng (2010) trong đề tài nghiên cứu “Tăng cường năng lực quản lý rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”

6 Nguyễn Hải Long (2017) với luận án tiến sĩ kinh tế “Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Việt Nam”

7 Nguyễn Bảo Huyền (2016) với luận án tiến sĩ kinh tế “Rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”

2.3.Khoảng trống và câu hỏi nghiên cứu

2.3.1 Khoảng trống nghiên cứu và những vấn đề kế thừa, phát triển

Các tài liệu và công trình khoa học cho thấy mức độ quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà quản trị ngân hàng và các cơ quan quản lý đối với rủi ro thanh khoản Tuy nhiên, các công trình khoa học trong nước và quốc tế về quản trị rủi ro thanh khoản vẫn tồn tại các khoảng trống cần nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học quốc tế còn nhiều

bất cập trong việc ứng dụng đối với các ngân hàng do sự khác biệt về trình độ phát triển, đặc thù hoạt động và quản trị của hệ thống ngân hàng tại từng khu vực

Thứ hai, các công trình nghiên cứu hiện nay đã đề cập tới lý luận về quản

trị rủi ro thanh khoản nhưng mới xem xét một số khía cạnh như đo lường, nhận diện hay kiểm soát rủi ro thanh khoản Trong khi đó, công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM trong thực tiễn bao gồm nhiều nội dung quan trọng như cơ cấu tổ chức, quy trình quản trị, khẩu vị rủi ro, hệ thống văn bản, hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu hay nguồn lực quản trị rủi ro thanh khoản

Thứ ba, phần lớn các nghiên cứu khoa học đánh giá rủi ro thanh khoản và

quản trị rủi ro thanh khoản ở mức khái quát hóa với đối tượng nghiên cứu nói chung là hệ thống ngân hàng, do đó hệ thống giải pháp của các nghiên cứu chưa giải quyết đầy đủ các vấn đề về quản trị rủi ro thanh khoản tại từng NHTM

Thứ tư, rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là đề tài mang tính

thời sự Trong bối cảnh hội nhập tài chính quốc tế sâu rộng, các cuộc khủng hoảng tài chính do các nhân tố vĩ mô như chiến tranh hay đại dịch thường trực diễn ra, rủi ro thanh khoản luôn là nguy cơ tiềm ẩn đối với hệ thống ngân hàng Các công trình nghiên cứu về quản trị rủi ro thanh khoản đến nay mặc dù được thực hiện công phu, có giá trị thực tiễn nhưng đã sử dụng dữ liệu, thông tin cũ, không còn phù hợp để bắt kịp bối cảnh, xu thế quản trị trên thị trường hiện nay

Thứ năm, có thể nhận thấy các nghiên cứu về quản trị rủi ro thanh khoản

trong nước tại một NHTM tuy mang giá trị lý luận cao nhưng số lượng còn hạn chế Đồng thời, các nghiên cứu chưa tiếp cận một cách toàn diện về hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM, cụ thể đối với việc kết hợp lý luận

và thực tiễn để làm rõ thực trạng các nội dung về quản trị rủi ro thanh khoản

Trang 6

như cơ cấu tổ chức, quy trình quản trị và các cấu phần về hạ tầng công nghệ hay nguồn nhân lực hỗ trợ

Đối với Vietcombank, hiện chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu và đánh giá một cách đầy đủ thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng

Từ nhiều góc độ, phương pháp tiếp cận, không gian và thời gian nghiên cứu khác nhau, đề tài “Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” không trùng với các công trình khoa học đã được công bố

2.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

Với mục tiêu giải quyết các khoảng trống nghiên cứu đã nêu, luận án xác định cần giải đáp các câu hỏi nghiên cứu như sau:

(i) Khái niệm rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM? Ý nghĩa quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM? Cơ sở lý luận cơ bản về nội dung của quản trị rủi ro thanh khoản? Tiêu chí đánh giá và nhân

tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM?

(ii) Thực trạng công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietcombank? Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietcombank trong giai đoạn 2018 – 2023 đã đạt kết quả, hạn chế như thế nào? Nguyên nhân chủ quan và khách quan của các hạn chế?

(iii) Vietcombank cần thực hiện những giải pháp gì để tăng cường năng lực quản trị rủi ro thanh khoản đáp ứng mục tiêu chiến lược của ngân hàng đến năm 2030? Chính phủ và NHNN Việt Nam cần hỗ trợ Vietcombank như thế nào để các giải pháp được triển khai hiệu quả trong thời gian tới?

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đề xuất hệ thống giải pháp quản trị

rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đến năm 2030

Theo đó, luận án luận giải, phân tích các mục tiêu cụ thể sau:

- Hệ thống hóa, phân tích và làm rõ các vấn đề lý luận về rủi ro thanh khoản

và quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại

- Nghiên cứu, tổng hợp chuẩn mực về quản trị rủi ro thanh khoản tiên tiến đối với ngân hàng thương mại, cũng như kinh nghiệm về quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng trong nước và quốc tế

- Phân tích một cách hệ thống thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietcombank trong giai đoạn 2018 - 2023

- Đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục các hạn chế hiện tại, đồng thời tăng cường năng lực quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietcombank đến năm 2030

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 7

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

- Về thời gian: Giai đoạn 2018 – 2023; đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị thực hiện đến năm 2030

- Về nội dung nghiên cứu: Các vấn đề về rủi ro thanh khoản và công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại

5 Phương pháp nghiên cứu

(i) Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin

(ii) Phương pháp luận giải, tổng hợp lý thuyết

(iii) Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

(iv) Phương pháp thống kê mô tả

(v) Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh

(vi) Phương pháp suy luận logic

6 Những kết luận mới của luận án

- Về cơ sở lý luận

Luận án nghiên cứu đầy đủ, hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM theo các chuẩn mực quốc tế tiên tiến

- Về thực tiễn

Luận án đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro thanh khoản thông qua (i) các chỉ tiêu định tính và định lượng theo các quy định và chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro thanh khoản; đồng thời đánh giá (ii) các nội dung quản trị rủi ro thanh khoản của Vietcombank bao gồm cơ cấu tổ chức, khẩu

vị rủi ro, quy trình quản trị rủi ro thanh khoản

Luận án chỉ ra các kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro thanh khoản của Vietcombank trong giai đoạn nghiên cứu (2018 – 2023) Trên cơ sở các hạn chế, luận án đã đưa ra hệ thống giải pháp mới có tính thực tiễn, khả thi cao cũng như phù hợp với định hướng chiến lược của Vietcombank đến năm 2030

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề trong cơ sở lý luận cơ bản của rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại Mục tiêu của luận án là góp phần cung cấp cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý góc nhìn tổng quan, hệ thống và sâu sắc đối với hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại

Trang 8

Ngoài ra, luận án đã đánh giá tổng thể thực trạng rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietcombank trong giai đoạn 2018 - 2023 Trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị toàn diện, có tính thực tiễn cao, phù hợp với định hướng chiến lược của Vietcombank đến năm 2030

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 3 chương:

Chương I: Lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng

thương mại

Chương II: Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng

thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Chương III: Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng

thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Trang 9

1.1.2 Thanh khoản tại các ngân hàng thương mại

Tại nội dung này, NCS đưa ra khái niệm cơ bản về tính thanh khoản, các vấn đề thanh khoản và ý nghĩa của tính thanh khoản tại các ngân hàng thương mại

1.1.3 Rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại

Tại nội dung này, NCS đưa ra khái niệm về rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại, phân loại rủi ro thanh khoản, đặc điểm của rủi ro thanh khoản, nguyên nhân phát sinh rủi ro thanh khoản và hậu quả của rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại

1.2 LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Một số khái niệm về quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại

Khái niệm về quản trị: Có thể hiểu một cách cơ bản rằng quản trị là việc

tổ chức đặt ra các mục tiêu và thực hiện các công việc một cách hiệu quả

để đạt các mục tiêu đó một cách phù hợp với nguồn lực của tổ chức

Khái niệm về quản trị rủi ro: Về cơ bản, quản trị rủi ro hướng tới việc

kiểm soát các nhân tố tác động tới mục tiêu đề ra

Quản trị rủi ro của NHTM: có thể hiểu là “quá trình tiếp cận có tính hệ

thống nhằm nhận diện, đo lường, kiểm soát và báo cáo các rủi ro nhằm giảm thiểu tác động mà rủi ro gây ra đối với hoạt động của NHTM

1.2.2 Sự cần thiết của quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại

Một trong những đặc điểm của rủi ro thanh khoản là tính hệ thống, đồng nghĩa với việc một ngân hàng mất thanh khoản sẽ tác động mạnh mẽ tới thanh khoản của thị trường và sau đó là các ngân hàng liên quan trong hệ thống tài chính Đây là sự khác biệt quan trọng giữa rủi ro thanh khoản và các rủi ro khác của NHTM

Sự lan nhanh của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và sự sụp đổ của các NHTM tại Mỹ trong đầu năm 2023 là cơ sở quan trọng để các cơ quan quản lý thắt chặt hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại các

Trang 10

NHTM mà tiêu biểu là việc ban hành các chuẩn mực quốc tế được áp dụng rộng rãi như Basel

1.2.3 Chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại

Sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2007-2008 buộc các cơ quản quản lý phải đưa ra các yêu cầu về quản trị rủi ro áp dụng trên phạm

vi đa quốc gia Tiêu biểu trong các yêu cầu đó là Chuẩn mực Basel về quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng Ngoài chuẩn mực Basel, hiện tại chuẩn mực ILAAP cũng được phổ biến và áp dụng tại hệ thống ngân hàng Châu

Âu

1.2.4 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại

Trong phần này, NCS tập trung phân tích các nội dung trong quản trị rủi

ro thanh khoản như sau: Khẩu vị rủi ro và chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản; Mô hình tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản; Quy trình quản trị rủi

ro thanh khoản

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro thanh khoản

Các nhân tố chủ quan bao gồm: Hệ thống kiểm soát nội bộ, Giám sát của quản lý cấp cao, Chính sách nội bộ về quản trị rủi ro thanh khoản, Tính thanh khoản của tài sản, Khả năng quản lý thanh khoản của các khoản mục của bảng cân đối kế toán, Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin hỗ trợ

Các nhân tố khách quan gồm có: Sự chuyển dịch của nguồn vốn trên thị trường, Sự thay đổi trong môi trường pháp lý, Các yếu tố kinh tế vĩ mô, Sự phát triển của hạ tầng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, Các biến động bất thường dẫn đến hiệu ứng rút tiền ồ ạt

1.3 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI MỘT

SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

1.3.1 Kinh nghiệm về quản trị rủi ro thanh khoản từ các ngân hàng thương mại

Để nghiên cứu các kinh nghiệp về quản trị rủi ro, NCS đã nghiên cứu các ngân hàng sau đây: Ngân hàng Sillicon Valley Bank, Ngân hàng Credit Suisse, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB)

1.3.2 Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro thanh khoản đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Từ bài học của các ngân hàng đã đề cập, một số kinh nghiệm mà Vietcombank có thể rút ra trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản bao gồm:

trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng

Trang 11

(ii) Nâng cao chất lượng và tính thực tiễn của Kế hoạch CFP thông qua việc thử nghiệm CFP định kỳ

của ngân hàng

và nhận thức rủi ro trong ngân hàng

ro thanh khoản

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương I của luận án tập trung hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về thanh khoản, rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM Trong đó, việc làm rõ khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân phát sinh rủi ro thanh khoản là cơ sở quan trọng để phân tích hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM Chương I đã tập trung phân tích khái niệm, các nội dung quản trị rủi ro thanh khoản bao gồm khẩu vị rủi ro, mô hình cơ cấu tổ chức, quy trình quản trị và chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro thanh khoản hiện hành Trên cơ sở đó, luận án đề cập tiêu chí đánh giá và các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM Cuối cùng, Chương I đã phân tích một cách hệ thống về quản trị rủi ro thanh khoản từ các NHTM thế giới và trong nước nhằm rút ra bài học kinh nghiệm đối với VCB Khung lý thuyết tại Chương I là cơ sở để luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại VCB trong Chương II

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Trong phần này, sau khi nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển, NCS đưa ra cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018 -

2023 của Vietcombank qua các hoạt động: huy động, tín dụng, dịch vụ và kết quả hoạt động kinh doanh

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.2.1 Vận dụng chuẩn mực quốc tế và khung pháp lý về quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietcombank

Trang 12

VCB đã tích cực vận dụng các yêu cầu của Basel II trong công tác quản trị rủi ro toàn ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng Các nội dung về quản trị rủi ro thanh khoản của Vietcombank đã được thiết lập chặt chẽ, đầy đủ theo Basel II, cụ thể trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị, khẩu vị rủi ro và chiến lược quản trị rủi ro, hệ thống văn bản chính sách, quy trình quản trị, hệ thống hạn mức nhằm nhận diện, đo lường, giám sát và báo cáo rủi ro thanh khoản Trong giai đoạn 2020 đến nay, VCB tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu và xác định mục tiêu áp dụng chuẩn mực quản trị rủi ro thanh khoản theo Basel III là ưu tiên hàng đầu của ngân hàng Việc vận dụng thí điểm các yêu cầu rủi ro thanh khoản trong Basel III là nền tảng quan trọng để VCB nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng trong giai đoạn tiếp theo

Trên cơ sở các quy định pháp luật ban hành bởi cơ quan quản lý cũng như vận dụng các thông lệ quốc tế như Basel II về quản trị rủi ro thanh khoản, VCB đã xây dựng khung pháp lý toàn diện và nhất quản để đảm bảo việc thiết lập và triển khai công tác quản trị rủi ro thanh khoản của toàn ngân hàng Bộ chính sách quản trị rủi ro thanh khoản của Vietcombank được xây dựng trên cơ sở Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010; Thông tư 35/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 quy định về Chế

độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Đồng thời, các quy định trong bộ chính sách quản trỉ rủi ro thanh khoản cũng được xây dựng trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của Basel (2008) về các nguyên tắc quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM Bên cạnh đó, các văn bản quản trị rủi ro thanh khoản của Vietcombank cũng được xây dựng phù hợp với các quy định nội bộ của ngân hàng như Chính sách quản lý rủi ro (số 2576/QĐ-Vietcombank ngày 28/12/2018) hay quy định về Khẩu vị rủi ro của (số 03/VBHN-Vietcombank ngày 10/02/2023) Bộ văn bản quy định về quản trị rủi ro thanh khoản của Vietcombank bao gồm Chính sách, Quy trình và Hướng dẫn và các quy định liên quan về khẩu vị rủi ro, hạn mức, ngưỡng cảnh báo sớm đối với rủi ro thanh khoản

2.2.2 Khẩu vị rủi ro và chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản của Vietcombank

Về khẩu vị rủi ro thanh khoản:

Trên cơ sở nguyên tắc về quản trị rủi ro thanh khoản của Basel và quy định của NHNN Việt Nam, Vietcombank đã thiết lập khẩu vị rủi ro bao gồm

Ngày đăng: 20/10/2024, 16:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w