1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kinh tế kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của hàn quốc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên môi trường biển bài học cho việt nam

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tôi cam đoan luận án “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển, bài học cho Việt Nam” là công trình nghiên cứu của bản thân,

Trang 1

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1 PGS.TS Phạm Quý Long 2 TS Trần Anh Tuấn

HÀ NỘI - 2021

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi, Dương Duy Đạt, sinh ngày 24/8/1980, là nghiên cứu sinh chuyên ngành Kinh tế quốc tế (đợt 2) năm 2017, Học viện Khoa học xã hội, được công nhận theo Quyết định số 6798/QĐ-HVKHXH ngày 08/11/2017 của Giám đốc Học viện Khoa học xã hội Tôi cam đoan luận án “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển, bài học cho Việt Nam” là công trình nghiên cứu của bản thân, xuất phát từ yêu cầu và kinh nghiệm trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu Các số liệu, tư liệu sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác

Nghiên cứu sinh

Dương Duy Đạt

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Phạm Quý Long, Phó viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á; TS Trần Anh Tuấn, Phó trưởng ban Tổng hợp, Viện Chiến lược phát triển Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tận tình hướng dẫn, đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án

Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, tổ chức, chuyên gia và các cá nhân trong và nước ngoài đã tư vấn, tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ tôi thu thập dữ liệu thực hiện luận án

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Lãnh đạo Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế; Ban lãnh đạo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; Ban Giám đốc Học viện Khoa học và Xã hội; Khoa Kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện và đào tạo tôi hoàn thành khóa học

Lời cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án

Xin trân trọng cảm ơn!

Nghiên cứu sinh

Dương Duy Đạt

Trang 4

1.1.1 Các nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực 14

1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển: 16

1.2 Các nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các tác giả trong và ngoài nước 23

1.2.1 Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài 23

1.2.2 Các nghiên cứu của các tác giả Việt Nam 24

1.3 Khoảng trống của các công trình nghiên cứu trong, ngoài nước và hướng nghiên cứu của tác giả trong luận án 26

1.3.1 Khoảng trống của các công trình nghiên cứu 26

1.3.2 Hướng nghiên cứu của nghiên cứu sinh trong luận án 27

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN 29

2.1 Khái quát về nguồn nhân lực 29

2.1.1 Các khái niệm liên quan 29

2.1.2 Đặc điểm nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển 38

2.1.3 Vai trò của nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển 40

2.2 Phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên môi trường 41

2.2.1 Quan điểm về phát triển nguồn nhân lực 41

2.2.2.Nội dung phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển

2.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển 52

2.3.1 Tiêu chí đánh giá về số lượng, cơ cấu nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển 53

2.3.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển 53

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triên nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển 63

2.4.1 Những nhân tố bên ngoài 63

2.4.2 Những nhân tố bên trong 66

Trang 5

3.1.2 Thực trạng Phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên môi trường biển

Hàn Quốc 74

3.1.3 Thực trạng các hoạt động phát triển nguồn nhân quản lý tài nguyên, môi trường

biển của Hàn Quốc 78

3.2 Đánh giá về phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển Hàn Quốc 101

3.2.1 Những thành công và hạn chế trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển

Hàn Quốc 101

3.2.2 Những thành công và hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên,

môi trường biển Hàn Quốc 105

3.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển 108

3.3.1 Bài học thành công của Hàn Quốc về phát triển nguồn nhân lực quản lý tài

nguyên, môi trường biển 108

3.3.2 Kinh nghiệm chưa thành công của Hàn Quốc về phát triển nguồn nhân lực quản

lý tài nguyên, môi trường biển 111

Tiểu kết Chương 3 112 CHƯƠNG 4: VẬN DỤNG KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CỦA HÀN QUỐC VÀO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN VIỆT NAM 114 4.1 Tổng quan về quản lý nhà nước tổng hợp về tài nguyên, môi trường biển ở Việt Nam 114

4.1.1 Khái quát về bộ máy tổ chức quản lý nhà nước tổng hợp về tài nguyên môi trường

4.3.1 Điểm tương đồng về phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường

biển của Hàn Quốc và Việt Nam 141

4.3.2 Điểm khác biệt về phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển

của Hàn Quốc với Việt Nam 144

4.4 Quan điểm, định hướng phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển Việt Nam 146

4.4.1 Quan điểm phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển 146

4.4.2 Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển

Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030 148

Trang 6

4.4.3 Định hướng phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển

Việt Nam 149

4.5 Vận dụng kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển của Hàn Quốc vào phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên môi trường biển Việt Nam 151

4.5.1 Một số kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển của Hàn Quốc vận dụng vào điều kiện của Việt Nam 151

4.5.2 Điều kiện vận dụng kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển của Hàn Quốc vào Việt Nam 160

4.5.3 Một số khuyến nghị nhằm đảm bảo điều kiện vận dụng có hiệu quả kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển của Hàn Quốc vào Việt Nam 164

Tiểu kết Chương 4 166

KẾT LUẬN 168

TÀI LIỆU THAM KHẢO 170

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 178

PHỤ LỤC 179

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

the Prevention of Pollution from Ships

Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do rác thải từ tàu

and Fisheries

Bộ Đại dương và Thủy sản

Co-operation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

Organization

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

Law of the Sea

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển

Organization

Tổ chức Lao động Quốc tế

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Contts

Bảng 3.1 Đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu số lượng nguồn nhân lực quản lý tài

nguyên, môi trường biển 75

Bảng 3.2 Cơ cấu NNL quản lý tài nguyên môi trường biển theo độ tuổi 75

Bảng 3.3 Đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu cơ cấu NNL của tổ chức 76

Bảng 3.4 Đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu chất lượng NNL 77

Bảng 3.5 Đánh giá về chính sách tuyển dụng công khai NNL 82

Bảng 3.6 Đánh giá về chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao 84

Bảng 3.7 Đánh giá về gia tăng tiếp cận nhiệm vụ quan trọng NNL 86

Bảng 3.8 Đánh giá về bố trí công việc NNL của tổ chức 86

Bảng 3.9 Đánh giá về môi trường làm việc NNL của tổ chức 87

Bảng 3.10 Đánh giá về chính sách cơ hội thể hiện năng lực NNL của tổ chức 87

Bảng 3.11 Chiến lược xúc tiến phát triển NNL và nhiệm vụ chính sách lĩnh vực biển Hàn Quốc 89

Bảng 3.12 Đánh giá về chính sách đào tạo, bồi dưỡng NNL của tổ chức 90

Bảng 3.13 Đánh giá về học tập nâng cao trình độ ở nước ngoài NNL 91

Bảng 3.14 Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL của tổ chức 95

Bảng 3.15 Đánh giá được sử dụng vào khen thưởng, quy hoạch, đào tạo 96

Bảng 3.16: Lương phù hợp với trình độ và sự đóng góp 98

Bảng 3.17: Chính sách tiền lương, thưởng và phụ cấp 98

Bảng 3.18: Chính sách khen thưởng ghi nhận, đề cao đóng góp cá nhân 99

Bảng 3.19 Người lao động được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển 100

Bảng 4.1 Tổng hợp NNL biển Trung ương và địa phương từ 2015- 2019 120

Bảng 4.2 Cơ cấu NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển 120

Bảng 4.3 Tổng hợp trình độ NNL của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam 122

Bảng 4.4 Cơ cấu NNL theo ngạch công chức, viên chức 123

Bảng 4.5 Thống kê NNL theo chuyên ngành đào tạo 123

Bảng 4.6 Đánh giá mức độ đáp ứng kiến thức chuyên ngành của NNL 124

Bảng 4.7 Tổng hợp các chỉ tiêu sức khỏe NNL 124

Bảng 4.8 Đánh giá tình trạng mắc các bệnh nghề nghiệp của NNL 125

Bảng 4.9 Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn 126

Bảng 4.10 Đánh giá mức độ đáp ứng kiến thức chuyên ngành của NNL 127

Bảng 4.11 Thống kê về trình độ tin học của NNL 127

Bảng 4.12 Thống kê trình độ ngoại ngữ 127

Bảng 4.13 Đánh giá việc bố trí công việc phù hợp với chuyên môn 132

Bảng 4.14 Mức độ dân chủ, khách quan trong đánh giá NNL 136

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Biển là không gian sinh tồn, là nguồn sống, nguồn hy vọng tương lai của loài người Trong điều kiện các nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, biển ngày càng có ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia, dân tộc Khai thác tiềm năng biển, đảo là vấn đề quan trọng mang tính chiến lược ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Vì vậy quản lý, khai thác và bảo vệ một cách hợp lý, khoa học nguồn tài nguyên, môi trường biển để duy trì phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững là mục tiêu, động lực mà các quốc gia có biển đều hướng tới

Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế biển rộng lớn trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền; có bờ biển dài 3.260 km Dọc Bắc - Trung - Nam, có 28 tỉnh, thành phố tiếp giáp với biển, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biển Việt Nam có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường Ngày nay, để thực hiện mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đảm bảo môi trường và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, đang đòi hỏi khách quan, cấp bách phải nghiên cứu tìm các giải pháp đồng bộ, thiết thực để tăng cường hơn nữa các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường biển và giữ vững chủ quyền biển, đảo Trong các nguồn lực cần quan tâm đầu tư cho phát triển, thì NNL là quan trọng nhất, quyết định nhất, không có NNL chất lượng cao thì không thể phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, gắn với giữ vững an ninh, và bảo vệ chủ quyền biển đảo được, thậm trí còn rơi vào tình trạng bế tắc Đại hội XIII Đảng ta khẳng định vai trò quan trọng của việc phát triển NNL chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài, coi đây là động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế, trong điều kiện hội nhập quốc tế

Chiến lược phát triển lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo nước ta, cũng đã xác định “con người là trung tâm, là động lực và là nhân tố quyết định của chiến lược phát triển Mọi hoạt động quản lý nhà nước tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo, phải hướng tới con người, vì lợi ích chung của toàn xã hội Chú trọng xây dựng cán bộ quản lý nhà nước tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo vừa có chuyên môn, nghiệp vụ cao, vừa có tinh thần, thái độ phục vụ tốt” [12] Vai trò của nguồn nhân lực ngày càng quan trọng, nhưng trước yêu cầu phát triển kinh tế biển nói chung, yêu cầu quản lý nhà nước tổng hợp tài nguyên và

Trang 12

bảo vệ môi trường biển nói riêng, trong giai đoạn mới, NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển từ Trung ương đến địa phương còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về biển một cách có hiệu quả Do vậy, nếu không sớm khắc phục được hiện trạng này thì mục tiêu chiến lược quốc gia phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo sẽ khó thể đạt được Bởi, hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường biển, xét cho cùng được quyết định bởi NNL trong hệ thống các cơ quan quản lý tài nguyên, môi trường biển Trong khi đó, do mới được thành lập trên cơ sở tập hợp lại từ một số đơn vị khác nhau, trước bối cảnh có những diễn biến phức tạp mới về biển, đảo hiện nay, làm cho những bất cập về NNL lĩnh vực này càng trở lên gay gắt hơn

Như vậy, trước yêu cầu từ thực tiễn đang đặt ra, việc phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu và sử dụng có hiệu quả NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước, của các ngành, các cấp và của mỗi người dân Việt Nam, để tạo ra sự phát triển đột phá trong lĩnh vực phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo, bảo vệ tài nguyên môi trường biển Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) cũng đang tác động và ảnh hưởng mạnh tới nhiều lĩnh vực, ngành nghề, làm thay đổi sâu sắc thế giới Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, tình hình đó lại càng đòi hỏi cần thiết khách quan phải nghiên cứu thấu đáo cả lý luận và thực tiễn, đặc biệt là nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL của các quốc gia có biển, đảo, rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực, cụ thể về phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển cho Việt Nam Để có những giải pháp đồng bộ, khả thi và có hiệu quả phát triển nhanh NNL quản lý nguồn tài nguyên, môi trường biển, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới

Trong các quốc gia có biển và thành công trong phát triển kinh tế biển, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường biển, thì Hàn Quốc là một quốc gia thuộc Đông Á thành công và khá tương đồng với Việt Nam Hàn Quốc có diện tích 100.339 km², dân số theo thống kê năm 2019 là 51,146.039 triệu người Hàn Quốc vốn không được thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên thiên nhiên nghèo, khí hậu khắc nghiệt, đất nước trải qua chiến tranh gặp vô vàn khó khăn Nên từng được biết đến như một trong những nước nghèo nhất thế giới, đến nay kinh tế Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu mà cả thế giớ biết đến là “kỳ tích Sông Hàn” Nền kinh tế Hàn Quốc được đánh giá đứng thứ 4 châu Á, thứ 11 trên thế giới và trở thành nền kinh tế đứng thứ 9 trong 46 quốc gia OCED GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc liên tục tăng qua các năm, năm 2019 đạt 31.791 USD, năm 2020 dự

Trang 13

Thành công của Hàn Quốc là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến sự thành công của chính sách phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển Hàn Quốc, đã khắc phục được những khó khăn do đặc thù của ngành như: điều kiện, môi trường làm việc khắc nghiệt và yêu cầu về chất lượng NNL ngày càng cao, đã duy trì được phát triển về số lượng, đảm bảo về chất lượng và hợp lý về cơ cấu NNL Sự thành công của Hàn Quốc, không phải quốc gia có biển nào cũng đạt được trong các mặt như: xây dựng kế hoạch NNL; tuyển dụng NNL; bố trí, sử dụng NNL; tạo động lực làm việc cho NNL và đặc biệt là duy trì và thúc đẩy công tác giáo dục, đào tạo, thu hút NNL chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của lĩnh vực Kết quả phát triển NNL giúp cho lĩnh vực biển và các ngành công nghiệp đại dương Hàn Quốc đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân trong đó, năm 2003 kinh tế biển đóng góp 7% GDP cả nước và dự kiến đạt 8,6% GDP vào năm 2020 Đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia giàu có nhờ khai thác các tiềm năng, thế mạnh của biển, phát triển nhanh kinh tế biển và trở thành một trong năm cường quốc biển [89] [84]

Bên cạnh những thành công trên, trong lĩnh vực phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển Hàn Quốc cũng còn một số hạn chế cần được nghiên cứu để tránh lặp lại Xuất phát từ vai trò quan trọng, quyết định của NNL đối với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nói chung, đối với phát triển kinh tế biển và giữ vững chủ quyền biển đảo nói riêng; từ sự tương đồng với Việt Nam trong các lĩnh vực nói chung, cũng như trong lĩnh vực biển nói riêng và những thành công, chưa thành công của Hàn Quốc trong phát triển kinh tế biển nói chung, trong phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển nói riêng, NCS lựa chọn chủ đề “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển, bài học cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu viết luận án tiến sĩ Nhằm góp phần làm phong phú hơn về mặt lý luận đối với phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển, từ đó đóng góp vào việc giải quyết những đòi hỏi từ thực tiễn phát triển NNL đáp ứng yêu cầu công tác quản lý tài nguyên, môi trường biển mà Việt Nam đang phải đối mặt, thông qua nghiên cứu vận dụng các bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa và phát triển lý luận phát triển NNL nói chung,

phát triển NNL quản lý TNMT biển nói riêng, xây dựng khung lý luận để phân tích

đánh giá thực trạng và rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc Từ đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm vận

Ngày đăng: 02/06/2024, 13:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w