VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI THÁI QUANG THẾ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 9 31 01 06 L
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
THÁI QUANG THẾ
HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á
VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
THÁI QUANG THẾ
HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á
VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 9 31 01 06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS TS Nguyễn Thường Lạng
2 TS Nguyễn Xuân Cường
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Hà Nội, ngày ……tháng ……năm 2021
Tác giả luận án
Thái Quang Thế
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án với chủ đề: “Hiệu quả đầu tư công ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam”, tôi đã nhận được rất nhiều
sự hướng dẫn, cổ vũ động viên và hỗ trợ của các Thầy Cô, gia đình, bạn bè và nhiều cá nhân tổ chức
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn là
PGS TS Nguyễn Thường Lạng và TS Nguyễn Xuân Cường Dưới sự
hướng dẫn nhiệt tình của các thầy đã giúp tôi từ những bước đầu định hướng
về đề tài nghiên cứu của mình, tiếp tục hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án Những nhận xét và đánh giá của các thầy, đặc biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt quá trình nghiên cứu, thực sự là những bài học vô cùng quý giá không chỉ trong quá trình viết luận án mà cả trong hoạt động nghiên cứu chuyên môn sau này Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nói chung và Khoa Kinh tế quốc tế nói riêng đã giúp đỡ, góp ý và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án
Xin trân trọng cảm ơn những tập thể và cá nhân đã giúp đỡ về tài liệu nghiên cứu
Cuối cùng, tôi xin dành sự cảm ơn tới gia đình, bạn bè, người thân, đồng nghiệp đã luôn cổ vũ động viên tôi để tôi có động lực mạnh mẽ, chỗ dựa vững chắc giúp tôi hoàn thành luận án này
Tác giả luận án
Thái Quang Thế
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8
1.1 Tổng quan công trình nghiên cứu về hiệu quả đầu tư công 8
1.1.1 Các nghiên cứu về quan điểm, vai trò đầu tư công 8
1.1.2 Các nghiên cứu thực tiễn nâng cao hiệu quả đầu tư công 11
1.1.3 Những nghiên cứu liên quan đến bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả đầu tư công ở một số nước Đông Á ứng dụng vào Việt Nam……… …24
1.2 Một số nhận xét về tổng quan các công trình nghiên cứu 26
1.2.1 Những giá trị đạt được 26
1.2.2 Những hạn chế 28
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG 31
2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư công 31
2.1.1 Khái niệm đầu tư công 31
2.1.2 Đặc điểm của đầu tư công 36
2.1.3 Vai trò đầu tư công 38
2.2 Hiệu quả đầu tư công 41
2.2.1 Quan niệm về hiệu quả đầu tư công 41
2.2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư công 46
2.3 Các yếu tố tác động tới hiệu quả đầu tư công 54
2.3.1 Hệ thống chính sách, pháp luật 54
2.3.2 Công tác quy hoạch, kế hoạch hóa đầu tư công 544
2.3.4 Công tác bố trí vốn đầu tư công 55
2.3.5 Tổ chức thực hiện đầu tư công 55
2.3.6 Năng lực của các cơ quan, cán bộ làm công tác quản lý đầu tư, chủ đầu tư và tư vấn đầu tư 56
2.3.7 Kiểm tra, giám sát đầu tư công 57
Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ CÔNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á 5959
3.1 Tổng quan đầu tư công Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản 5959
3.1.1 Khái quát đầu tư công ở Trung Quốc 5959
3.1.2 Khái quát đầu tư công ở Hàn Quốc 633
3.1.3 Khái quát đầu tư công ở Nhật Bản 666
3.2 Hiệu quả đầu tư công của Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản 69
3.2.1 Hiệu quả đầu tư công ở Trung Quốc 6969
3.2.2 Hiệu quả đầu tư công ở Hàn Quốc 722
3.2.3 Hiệu quả đầu tư công ở Nhật Bản 755
3.3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản 777
3.1.3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Trung Quốc 77
Trang 63.2.3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Hàn Quốc 822
3.3.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Nhật Bản 855
3.4 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản 866
3.4.1 So sánh hiệu quả đầu tư công ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản 866
3.4.2.Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản………91
3.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 912
Chương 4 ĐẦU TƯ CÔNG Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á 988
4.1 Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 1995 - 2019 988
4.1.1 Tổng quan đầu tư công ở Việt Nam 988
4.1.2 Thực trạng đầu tư công ở Việt Nam trong thời gian qua 107
4.1.3 Đánh giá chung về hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam 113
4.2 Quan điểm và định hướng nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam 122
4.2.1 Bối cảnh thế giới, trong nước và những vấn đề đặt ra 122
4.2.2 Quan điểm, định hướng 126
4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công trên cơ sở bài học kinh nghiệm của các nước Đông Á 12828
4.3.1 Nâng cao chất lượng quy hoạch, lập kế hoạch đầu tư công 128
4.3.2 Điều chỉnh cơ cấu đầu tư công 1311
4.3.3 Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, tăng cường kỷ luật tài khóa 1366
4.3.4 Tăng cường quản lý đầu tư công 13939
4.3.5 Tăng cường, nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch trong đầu tư công……….142
4.4 Một số kiến nghị đối với Nhà nước 1444
4.4.1 Hoàn thiện hệ thống đánh giá chương trình, dự án đầu tư công, nhà thầu, cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng vốn đầu tư công 1444
4.4.2 Thành lập cơ quan chuyên trách, độc lập thực hiện kiểm tra, giám sát đầu tư công 1455
4.4.3 Phát triển tổ chức tư vấn độc lập đánh giá, thẩm định trước khi phê duyệt, khi điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công 1466
4.4.4 Hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông qua hình thức PPP 1466
KẾT LUẬN 1488
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 167
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ
viết tắt
Nghĩa đầy đủ
BOT Build - Operate - Transfer Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển
giao
BT Build - Transfer Xây dựng - Chuyển giao
BTO Build - Transfer - Operate Xây dựng - Chuyển giao - Kinh
doanh CECM Vector Autoregressive Error
Correction Model Mô hình hiệu chỉnh sai số
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FS Feasiliity Study Nghiên cứu khả thi
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
ICOR Incremental Capital-Output Ratio Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
IRR Internal Rate of Return Tỷ suất thu nhập nội bộ
KDI Korea Development Institute Viện Phát triển Hàn Quốc
MP Marginal Product Phương pháp hàm sản xuất
MTEF Medium Term Expenditure
NGO Non Governmental Organization Tổ chức phi chính phủ
NIC Newly Industrialized Country Các nước công nghiệp mới
NPV Net Pesent Value Giá trị hiện tại thuần
ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức
OECD Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh
tế PIM Public Investment Management Quản lý đầu tư công
PPP Public Private Partnership Mô hình đối tác công - tư
Trang 8UNDP United Nations Development
Programme
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Vốn và tỷ lệ đầu tư công vào cơ sở hạ tầng, đầu tư giáo
dục, đầu tư y tế và đầu tư công nghệ từ năm 2008 - 2019 62 Bảng 3.2 Các hệ thống quản lý và đánh giá kết quả đầu tư công của
Bảng 3.3 Tóm tắt một số đặc điểm về quản lý ĐTC của các nước 87 Bảng 3.4 So sánh chất lượng quản lý đầu tư công của Việt Nam với
Bảng 4.1 Quy mô đầu tư công Việt Nam giai đoạn 2000 - 2019 99 Bảng 4.2 Cơ cấu đầu tư công thực hiện phân theo ngành kinh tế giai
Bảng 4.3 Cơ cấu vốn đầu tư công theo cấp quản lý giai đoạn 2000 -
Bảng 4.4 Đầu tư công và tăng trưởng kinh tế 108 Bảng 4.5 Hệ số ICOR theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005 - 2019 111 Bảng 4.6 Thống kê mô tả các biến Descriptive Statistics 112 Bảng 4.7 Kết quả hồi quy mô hình Coefficients 112
DANH MỤC HÌNH
2003
68
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư công là vấn đề kinh tế hệ trọng đối với mọi quốc gia Việt Nam
là nước đang phát triển, đặt mục tiêu tăng trưởng cao, đồng thời luôn coi kinh
tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, vai trò của ĐTC lại càng có vị trí quan trọng ĐTC đóng góp quan trọng vào phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và nền tảng phát triển của nền kinh tế, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhà nước nói riêng và toàn nền kinh
tế nói chung Tuy nhiên, tỷ lệ ĐTC lớn không tự nó đảm bảo kết quả tăng trưởng cao Một ví dụ điển hình là mặc dù tỷ lệ đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong đầu tư toàn xã hội thời gian qua cao hơn hẳn các quốc gia Đông Á khác trong giai đoạn phát triển tương tự, cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam vẫn
bị coi là yếu kém và là một trong ba nút thắt tăng trưởng chính của nền kinh tế [24] Rõ ràng ĐTC chỉ dẫn đến tăng trưởng nếu có hiệu quả thực sự
Bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển đất nước, ĐTC ở Việt Nam bộc lộ không ít hạn chế, yếu kém, nhất là về hiệu quả đầu tư ĐTC luôn đi cùng lãng phí và tốn kém, thậm chí với mức độ ngày càng nặng nề [23] ĐTC và quản lý ĐTC kém hiệu quả không chỉ khiến hiệu quả đầu tư xã hội bị hạn chế, mà còn làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực và kéo dài khác, như tăng sức ép lạm phát trong nước, mất cân đối vĩ mô trong đó có cân đối ngành, sản phẩm, cán cân xuất - nhập khẩu, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và tích lũy - tiêu dùng, cũng như làm hạn chế sức cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng Năm 2017 có 1.609 dự án chậm tiến độ, chiếm 3,1% số dự
án thực hiện đầu tư Trong đó, đáng chú ý là có gần 150 dự án chậm tiến độ do nguyên nhân chủ quan, do chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và các nhà thầu không
đủ năng lực Số dự án chậm tiến độ tăng gần 150 dự án so với con số năm 2016 Bên cạnh đó, 2.605 dự án thực hiện đầu tư phải điều chỉnh, trong đó chủ yếu là
Trang 11điều chỉnh vốn đầu tư (979 dự án) và điều chỉnh tiến độ đầu tư (936 dự án), gần
850 dự án thất thoát lãng phí, 225 dự án vi phạm quy định thủ tục đầu tư, 22 dự
án vi phạm quản lý chất lượng và gần 300 dự án phải ngừng thực hiện [145] Năm 2020 đã phát hiện 25 dự án vi phạm quy định về thủ tục đầu tư; 54 dự án
vi phạm về quản lý chất lượng; 422 dự án có thất thoát, lãng phí; 450 dự án phải ngừng thực hiện [23]
Từ nhu cầu trong nước, Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là các nước đi trước và thành công trong lĩnh vực này để nâng cao hiệu quả ĐTC Trong đó có các nước thuộc khu vực Đông Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… Các quốc gia này có hệ thống giám sát, các biện pháp chính sách, khung khổ thể chế, công cụ quản lý ĐTC mới ra đời và được
áp dụng hiệu quả
Hơn nữa, các nước này có những điểm tương đồng vì nền kinh tế trước đây của họ cũng giống Việt Nam hiện nay, chịu tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong như sự can thiệp chính trị, các nhóm lợi ích… và bên ngoài như các cuộc khủng hoảng khu vực và thế giới, đồng thời cũng đang trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, cải cách và hoàn thiện thể chế, chính sách để thích ứng với tình hình, bối cảnh mới Do đó việc tham khảo, nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao hiệu quả ĐTC của các nước đi trước ở khu vực Đông Á là việc làm hết sức có ý nghĩa Đây là đề tài chưa có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam Do đó,
đề tài: “Hiệu quả đầu tư công ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam” được chọn để nghiên cứu
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
Trên cơ sở luận giải cơ sở khoa học và nghiên cứu, phân tích và đánh giá quá trình thực thi biện pháp nâng cao hiệu quả ĐTC đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của một số nước Đông Á bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật
Trang 12Bản từ 1997 đến nay, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
2.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận án là:
(i) Tổng quan các công trình được được công bố liên quan trực tiếp đến
đề tài luận án, kế thừa những kết quả nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm vấn đề đặt ra Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về hiệu quả ĐTC
(ii) Phân tích thực trạng hiệu quả ĐTC tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản để đánh giá khách quan kết quả về kinh nghiệm nâng cao hiệu quả ĐTC tại ba quốc gia Đông Á này
(iii) Từ kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ĐTC tại Việt Nam đề xuất định hướng, giải pháp và kiến nghị đối với các đơn vị, ban ngành liên quan nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả ĐTC tại Việt Nam phù hợp với mục tiêu quan điểm và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đó, luận án cần trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Thực trạng hiệu quả đầu tư công như thế nào và các biện pháp, chính sách nào được áp dụng để nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản?
Câu hỏi 2 Việt Nam có thể rút ra bài học gì để nâng cao hiệu quả đầu
tư công?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Hiệu quả ĐTC ở một số nước Đông Á, gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Ở Việt Nam, nguồn vốn ĐTC là nguồn từ ngân sách nhà nước, không bao gồm đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước giai đoạn từ 2000 - 2019 Tổng kết kinh nghiệm và bài học đối với Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 13- Về thời gian:
i) Luận án nghiên cứu hiệu quả ĐTC ở Trung Quốc giai đoạn từ năm
1987 đến 2019; ở Hàn Quốc giai đoạn từ năm 1997 đến 2019; ở Nhật Bản giai đoạn từ 1970 đến 2019
ii) Phân tích, đánh giá hiệu quả ĐTC của Việt Nam trong giai đoạn 1995
- 2019, định hướng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
iii) Số liệu nghiên cứu từ các nguồn ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh
tế Ở Việt Nam từ niên giám thống kê số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước,… qua các năm, có sự tham khảo số liệu từ các nguồn chính thức khác
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chủ yếu về lý
luận và thực tiễn hiệu quả ĐTC của một số nước lựa chọn ở Đông Á, tình hình ĐTC ở Việt Nam
- Về không gian: Nghiên cứu hiệu quả đầu tư công của một số nước Đông
Á gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận tiếp cận hệ thống và tiếp cận lịch sử
để tìm hiểu và đánh giá vấn đề nghiên cứu
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, đó là:
- Về phương pháp tư duy khoa học: Luận án kết hợp cả phương pháp diễn
dịch và phương pháp quy nạp để phân tích các nội dung khoa học của luận án
i) Phương pháp diễn dịch: theo khuynh hướng từ tổng quát đến chi tiết,
từ khái quát đến cụ thể, từ tiền đề đến dẫn chứng và lập luận Luận án sử dụng