1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hiệu quả truyền thông quảng bá các giá trị văn hóa lịch sử qua hoạt Động du lịch Đêm của các khu di tích lịch sử trên Địa bàn hà nội với giới trẻ từ 16 22 tuổi

208 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiệu quả truyền thông quảng bá các giá trị văn hóa - lịch sử qua hoạt động du lịch đêm của các khu di tích lịch sử trên địa bàn Hà Nội với giới trẻ từ 16-22 tuổi
Tác giả Hầu Xuân Mai, Trần Vi Hải Triều, Phạm Hà Phương, Đàm Khuê Châu, Nguyễn Yến Linh
Người hướng dẫn TS. Vũ Tuấn Anh, Th.S Nguyễn Lương Diệu An
Trường học Học Viện Ngoại Giao
Chuyên ngành Truyền thông
Thể loại Nghiên cứu
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 208
Dung lượng 5,62 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Nhóm nghiên cứu chúng em xin cam đoan bài nghiên về đề tài “Hiệu quả truyền thông quảng bá các giá trị văn hóa - lịch sử qua hoạt động du lịch đêm của các khu di tích lịch s

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI

***

Th.S Nguyễn Lương Diệu An Lớp học phần

Nhóm

: :

PPNCTT-TTQT49.2_LT

7

Trần Vi Hải Triều – TTQT49B11919 Phạm Hà Phương – TTQT49B11834 Đàm Khuê Châu – TTQT49C11558

NGHIÊN CỨU a- HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRUYỀN THÔNG

Hiệu quả truyền thông quảng bá các giá trị văn hóa - lịch sử qua hoạt động du lịch đêm của các khu di tích lịch sử trên địa bàn

Hà Nội với giới trẻ từ 16-22 tuổi

a- ĐỀ TÀI

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ

Vũ Tuấn Anh - Trưởng khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại Học viện Ngoại giao và Thạc sĩ Nguyễn Lương Diệu An - Giảng viên Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại Học viện Ngoại Giao

Thầy và cô đã đóng một vai trò quyết định trong việc chỉ bảo chúng em về kiến thức môn học này trong suốt thời gian qua và giúp đỡ chúng em có thể hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu lần này Không chỉ là những kiến thức, những bài giảng

mà thầy cô còn giúp chúng em được tiếp cận với vô vàn những tài liệu quý giá khác Những kiến thức và nguồn tài liệu này đã giúp chúng em có được những kỹ năng để áp dụng vào thực hiện và hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu này

Xin gửi lời cảm ơn tới khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại vì cho chúng em được có cơ hội tiếp cận với môn học “Phương pháp nghiên cứu truyền thông” vào khoảng thời gian ngay từ năm thứ hai của đại học Kiến thức chúng

em nhận được là vô cùng quý giá và thực tế với tương lai của chúng em, đặc biệt

có ý nghĩa to lớn với việc thực hiện các luận văn nghiên cứu sau này

Cảm ơn các thành viên của nhóm 07 đã luôn giúp đỡ nhau, cùng nhau sửa chữa những khuyết điểm và chỉ bảo nhau tận tình để có thể có được một kết quả hoàn chỉnh cuối cùng

Bài nghiên cứu vẫn còn những sai sót do lần đầu tiếp cận với môn học và còn nhiều bỡ ngỡ, chúng em rất mong nhận được những sự cảm thông cũng như góp ý chân thành của các thầy, cô để có thể hoàn thiện và phát triển hơn nữa

Nhóm nghiên cứu chúng em xin chân thành cảm ơn thầy cô nói riêng cùng toàn thể đội ngũ giảng viên của Khoa Truyền thông và Văn hóa Đối ngoại nói chung

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm nghiên cứu chúng em xin cam đoan bài nghiên về đề tài “Hiệu quả truyền thông quảng bá các giá trị văn hóa - lịch sử qua hoạt động du lịch đêm của các khu di tích lịch sử trên địa bàn Hà Nội với giới trẻ từ 16-22 tuổi” là

công trình nghiên cứu truyền thông được thực hiện hoàn toàn bởi các thành viên nhóm và là sản phẩm của riêng nhóm

Bài nghiên cứu sử dụng các số liệu, thống kê và kết quả khảo sát có căn cứ, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào Bài nghiên cứu với tất cả các công đoạn được hướng dẫn bởi Tiến sĩ Vũ Tuấn Anh và Thạc sĩ Nguyễn Lương Diệu An

Nhóm nghiên cứu xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2024

Đại diện nhóm sinh viên nghiên cứu

Trần Vi Hải Triều

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT

STT Ký hiệu viết tắt Từ viết đầy đủ

01 VMQTG Văn Miếu Quốc Tử Giám

02 HTTL Hoàng Thành Thăng Long

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

1.3.1.1

Vai trò của Hoạt động tiếp thị quảng bá qua mạng xã hội

(SMMA) và trải nghiệm của khách hàng (CX) trong thay

đổi hành vi người tiêu dùng (Customer Behaviour)

21

1.3.1.2 Vai trò của Tiếp thị trải nghiệm (Experiential Marketing) 231.3.1.3 05 yếu tố trải nghiệm của mô hình Tiếp thị trải nghiệm 231.3.2.1 Mô hình lý thuyết đề xuất 28

2.2.1.1 Facebook page chính thức của Tour đêm Văn Miếu Quốc

2.2.1.2 Facebook page chính thức của Hoàng thành Thăng Long 422.2.1.3 Facebook page chính thức của Di tích Nhà tù Hỏa Lò 502.2.2.1 Kết quả thu được từ SEMRUSH 612.2.2.2 Kết quả thu được từ SEMRUSH 612.2.2.3 Website chính thức của Hoàng thành Thăng Long 642.2.2.4 Website chính thức của Hoàng thành Thăng Long 642.2.2.5 Kết quả thu được từ SEMRUSH 66

Trang 6

2.2.2.7 Kết quả thu được từ SEMRUSH 672.2.2.8 Kết quả thu được từ SEMRUSH 672.2.2.9 Website chính thức của Nhà tù Hỏa Lò 712.2.2.10 Kết quả thu được từ SEMRUSH 722.2.2.11 Kết quả thu được từ SEMRUSH 73

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

2.3.1 Bảng so sánh các hoạt động trong Tour “Trải nghiệm đêm Văn

Miếu - Quốc Tử Giám” dựa trên 05 yếu tố 81

2.3.2 Bảng so sánh các hoạt động trong Tour “Giải mã Hoàng thành

Thăng Long” dựa trên 05 yếu tố 87-88

2.3.3 Bảng so sánh các hoạt động trong Tour “Đêm thiêng liêng”

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

2.2.1.1 Cơ cấu người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi lần đầu biết đến Tour đêm Văn Miếu -

Quốc Tử Giám theo nền tảng 37

2.2.1.2 Mức độ hiệu quả nội dung về lịch sử, văn hoá của kênh truyền thông thuộc Văn

Miếu - Quốc Tử Giám với người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi 39

2.2.1.3 Mức độ đầy đủ thông tin về Tour đêm trên Website và các kênh mạng xã hội của

Văn Miếu - Quốc Tử Giám với người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi 39

2.2.1.4 Từ ngữ người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi dùng để miêu tả các nội dung trên kênh

truyền thông của Văn Miếu - Quốc Tử Giám 40

2.2.1.5

Số phần trăm (%) đóng góp từ nội dung trên kênh truyền thông chính thức của Văn

Miếu - Quốc Tử Giám vào quyết định mua vé của người trẻ tại Hà Nội từ 16-22

tuổi

42

2.2.1.6 Cơ cấu người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi lần đầu biết đến Tour đêm Giải mã

Hoàng thành Thăng Long theo nền tảng 44

2.2.1.7 Mục đích truy cập các kênh truyền thông chính thức của Hoàng thành Thăng Long

với người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi 45

2.2.1.8 Từ ngữ người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi dùng để miêu tả các nội dung trên kênh

truyền thông của Hoàng thành Thăng Long 47

2.2.1.9 Mức độ đầy đủ thông tin về Tour đêm trên Website và các kênh mạng xã hội của

Hoàng thành Thăng Long với người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi 472.2.1.10 Mức độ hiệu quả nội dung về lịch sử, văn hoá của kênh truyền thông thuộc Hoàng

thành Thăng Long với người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi 48

Trang 9

2.2.1.11

Số phần trăm (%) đóng góp từ nội dung trên kênh truyền thông chính thức của

Hoàng thành Thăng Long vào quyết định mua vé của người trẻ tại Hà Nội từ 16-22

tuổi

49-50

2.2.1.12 Cơ cấu người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi lần đầu biết đến Tour đêm Nhà tù Hỏa

Lò theo nền tảng 52

2.2.1.13 Mức độ đầy đủ thông tin về Tour đêm trên Website và các kênh mạng xã hội của

Nhà tù Hỏa Lò với người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi 53

2.2.1.14 Từ ngữ người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi dùng để miêu tả các nội dung trên kênh

truyền thông của Nhà tù Hỏa Lò 54

2.2.1.15 Số phần trăm (%) đóng góp từ nội dung trên kênh truyền thông chính thức của Nhà

tù Hỏa Lò vào quyết định mua vé của người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi 55-56

2.2.2.1 Cơ cấu người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi lần đầu biết đến Tour đêm Văn Miếu -

Quốc Tử Giám theo nền tảng 60

2.2.2.2 Từ ngữ người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi dùng để miêu tả các nội dung trên kênh

truyền thông của Văn Miếu - Quốc Tử Giám 62

2.2.2.3

Số phần trăm (%) đóng góp từ nội dung trên kênh truyền thông chính thức của Văn

Miếu - Quốc Tử Giám vào quyết định mua vé của người trẻ tại Hà Nội từ 16-22

tuổi

63

2.2.2.4 Cơ cấu người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi lần đầu biết đến Tour đêm Giải mã

Hoàng thành Thăng Long theo nền tảng 68

2.2.2.5 Từ ngữ người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi dùng để miêu tả các nội dung trên kênh

truyền thông của Hoàng thành Thăng Long 68

2.2.2.6 Mục đích truy cập các kênh truyền thông chính thức của Hoàng thành Thăng Long

với người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi 692.2.2.7 Mức độ hiệu quả nội dung về lịch sử, văn hoá của kênh truyền thông thuộc Hoàng

thành Thăng Long với người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi 69

Trang 10

Số phần trăm (%) đóng góp từ nội dung trên kênh truyền thông chính thức của

Hoàng thành Thăng Long vào quyết định mua vé của người trẻ tại Hà Nội từ 16-22

tuổi

71

2.2.2.9 Cơ cấu người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi lần đầu biết đến Tour đêm Nhà tù Hỏa

Lò theo nền tảng 75

2.2.2.10 Mức độ hiệu quả nội dung về lịch sử, văn hoá của kênh truyền thông thuộc Nhà tù

Hỏa Lò với người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi 76

2.2.2.11 Mức độ đầy đủ thông tin về Tour đêm trên Website và các kênh mạng xã hội của

Nhà tù Hỏa Lò với người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi 76

2.2.2.12 Từ ngữ người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi dùng để miêu tả các nội dung trên kênh

truyền thông của Nhà tù Hỏa Lò 77

2.2.2.13

Số phần trăm (%) đóng góp từ nội dung trên kênh truyền thông chính thức của Văn

Miếu - Quốc Tử Giám vào quyết định mua vé của người trẻ tại Hà Nội từ 16-22

tuổi

78

2.3.1

Số phần trăm (%) kiến thức lĩnh hội về văn hóa, lịch sử của Văn Miếu - Quốc Tử

Giám nói riêng và Đạo học Việt Nam nói chung với người trẻ tại Hà Nội từ 16-22

tuổi

82

2.3.2 Cơ cấu người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi lựa chọn từ khóa mô tả cảm xúc sau trải

nghiệm Tour đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám 83

2.3.3 Mức độ yêu thích của các hoạt động trong Tour đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám

với người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi 83

2.3.4 Cơ cấu người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi lựa chọn độ phù hợp của thời lượng 3D

Mapping tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám 85

2.3.5 Cơ cấu người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi lựa chọn khám phá thêm về lịch sử và

văn hóa dân tộc 862.3.6 Cơ cấu người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi có ý định giới thiệu hoạt động Tour đêm

Văn Miếu - Quốc Tử Giám với người khác 86

Trang 11

2.3.7 Cơ cấu người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi lựa chọn quay lại trải nghiệm Tour đêm

Văn Miếu - Quốc Tử Giám 87

2.3.8 Số phần trăm (%) kiến thức lĩnh hội về văn hóa, lịch sử từ Tour đêm Giải mã

Hoàng thành Thăng Long với người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi 88

2.3.9 Câu chuyện lịch sử của những mật mã mà người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi ghi

2.3.10 Cơ cấu người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi lựa chọn từ khóa mô tả cảm xúc sau trải

nghiệm Tour đêm Giải mã Hoàng thành Thăng Long 91

2.3.11 Cơ cấu người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi có ý định giới thiệu Tour đêm Giải mã

Hoàng thành Thăng Long 92

2.3.12 Cơ cấu người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi lựa chọn quay lại trải nghiệm Tour đêm

Giải mã Hoàng thành Thăng Long 93

2.3.13 Cơ cấu người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi lựa chọn khám phá thêm về lịch sử và

văn hóa dân tộc 93

2.3.14 Số phần trăm (%) kiến thức lĩnh hội về văn hóa, lịch sử từ Tour đêm Hỏa Lò - Đêm

thiêng liêng với người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi 95

2.3.15 Mức độ yêu thích của các hoạt động trong Tour đêm Hỏa Lò - Đêm thiêng liêng

với người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi 97

2.3.16 Cơ cấu người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi lựa chọn từ khóa mô tả cảm xúc sau trải

nghiệm Tour đêm Hỏa Lò - Đêm thiêng liêng 97

2.3.17 Cơ cấu người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi lựa chọn giới thiệu Tour đêm Nhà tù Hỏa

Lò cho người khác 992.3.18 Cơ cấu người trẻ tại Hà Nội từ 16-22 tuổi mong muốn trải nghiệm các khu di tích

về văn hóa - lịch sử khác 99

Trang 12

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……… 3

1 Lý do lựa chọn đề tài 3

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9

3.1 Mục đích nghiên cứu 9

3.2 Nhiệm vụ của nghiên cứu 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 9

4.1 Đối tượng nghiên cứu 9

4.2 Phạm vi nghiên cứu 10

5 Phương pháp nghiên cứu 10

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 14

6.1 Ý nghĩa lý luận 14

6.2 Ý nghĩa thực tiễn 14

7 Kết cấu của đề tài 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ TRUYỀN THÔNG VÀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐÊM QUẢNG BÁ GIÁ TRỊ VĂN HÓA, LỊCH SỬ 16

1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài 16

1.1.1 Khái niệm truyền thông 16

1.1.2 Khái niệm truyền thông quảng bá 17

1.1.3 Khái niệm loại hình du lịch đêm 18

1.2 Vai trò của truyền thông với các hoạt động du lịch đêm và truyền thông quảng bá các giá trị văn hóa - lịch sử truyền thống 20

1.3 Khung lý thuyết nghiên cứu 21

1.3.1 Khung lý thuyết tham khảo 21

1.3.2 Khung lý thuyết đề xuất 26

1.4 Thực trạng tình hình du lịch đêm tại các khu di tích trên địa bàn Hà Nội 28

Tiểu kết chương 1 31

Trang 13

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG THỨC TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ CÁC

GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG QUA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐÊM 32

2.1 Giới thiệu chung về ba địa điểm 32

2.2 Truyền thông trực tuyến 34

2.2.1 Nền tảng Facebook 36

2.2.2 Nền tảng Website 57

2.3 Truyền thông trực tiếp - hoạt động Tour du lịch đêm 80

2.4 Đánh giá 101

2.4.1 Ưu điểm 101

2.4.2 Nhược điểm 104

Tiểu kết chương 2 106

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 107

3.1 Những vấn đề đặt ra 107

3.1.1 Cơ hội 107

3.1.2 Thách thức 108

3.2 Đề xuất những biện pháp giúp giải quyết vấn đề truyền thông quảng bá các giá trị văn hóa - lịch sử qua hoạt động du lịch đêm của các khu di tích lịch sử 109

Tiểu kết chương 3 113

KẾT LUẬN 114

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

PHỤ LỤC 01 120

PHỤ LỤC 02 123

PHỤ LỤC 03 125

PHỤ LỤC 04 141

PHỤ LỤC 05 166

PHỤ LỤC 06 192

Trang 14

Một trong những phương thức đã được thực hiện và đang dần trở thành một xu hướng là truyền thông các vấn đề văn hóa lịch sử thông qua kết hợp kênh truyền thông trực tuyến (online) và trực tiếp (offline) thông qua hoạt động Tour du lịch đêm với các phương tiện hiện đại để tiếp cận hiệu quả hơn với người dân, du khách và đặc biệt là với thế hệ trẻ Việc đẩy mạnh truyền thông trong lĩnh vực này có ý nghĩa không chỉ riêng với các khu di tích lịch sử nói riêng mà còn là việc củng cố, xây dựng hình ảnh và những giá trị truyền thống của một quốc gia, dân tộc nói chung

Những hoạt động đang thu hút được nhiều sự quan tâm trong xu hướng

này có thể kể đến hoạt động du lịch đêm “Đêm thiêng liêng” của Nhà tù Hỏa

Lò, "Giải mã Hoàng thành Thăng Long" của khu di sản Hoàng thành Thăng Long và mới đây nhất đó là “Trải nghiệm Đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám”

của khu quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám Điểm chung của loại hình

du lịch đêm này là không chỉ truyền đi thông điệp về văn hóa, lịch sử một cách truyền thống hay chỉ đơn thuần qua các kênh thông tin, trang mạng xã hội, mà

Trang 15

còn vận dụng kênh truyền thông trực tiếp kết hợp các yếu tố trải nghiệm thực

tế với những công nghệ hiện đại để thúc đẩy sự cảm nhận về cả thị giác, xúc giác

Việc Hà Nội ra mắt loạt hoạt động du lịch đêm để thu hút người dân, du khách, đặc biệt là giới trẻ đến với các di tích đang được nhận định là sự đầu tư đúng đắn để đa dạng hóa dịch vụ du lịch, thúc đẩy các yếu tố dân tộc được biết đến rộng rãi hơn, hài hòa được giữa việc làm kinh tế và làm văn hóa Giới trẻ, đặc biệt là Gen Z (nhóm nhân khẩu học nằm giữa thế hệ Millennials và thế hệ Alpha Các nhà nghiên cứu nhận định khoảng thời gian được sinh ra của thế hệ

này là từ năm 1997 đến năm 2012 theo một nghiên cứu đến từ trung tâm nghiên cứu Pew) mà ở đây bài nghiên cứu tập chung vào nhóm đối tượng từ 16-22 tuổi

(đối tượng học sinh cấp 3 và sinh viên đại học) thích sự ồn ào, hơi hướng công nghệ, các góc check-in và các trải nghiệm thử thách, tiên phong, là một trong những đối tượng chính được nhắm đến của các hoạt động này Có thể thấy việc thu hút giới trẻ đến với các yếu tố văn hóa - lịch sử truyền thống không hề khó khăn mà do chúng ta chưa đọc được cách để truyền tải những thông điệp đó tới những đối tượng này một cách thích hợp

Tuy nhiên, loại hình này vẫn còn rất mới mẻ và chỉ đang được áp dụng tại một số địa phương chứ chưa được lan truyền rộng rãi Nhiều tỉnh thành khác trên cả nước hiện nay cũng sở hữu những tiềm lực rất lớn về phát triển các yếu

tố văn hóa, lịch sử, nhưng lại đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình bảo tồn và lan tỏa những giá trị truyền thống đó Nhận thấy được việc các khu di tích văn hóa - lịch sử kết hợp truyền thông qua nhiều kênh, bao gồm tổ chức các hoạt động du lịch đêm như một cách để thay đổi phương thức truyền thông các thông điệp về truyền thống của dân tộc là một phương pháp mới, song vẫn chưa có đầy đủ thông tin cụ thể để chỉ ra phương thức tổ chức của loại hình này

Trang 16

cơ sở để áp dụng Ngay cả với những địa phương đã áp dụng như Hà Nội, thì phương thức này ngoài những điểm mạnh ra vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề để khắc phục và cải tiến

Với những lí do trên, song song với việc nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu đối với thực tiễn ngành, chúng tôi đã quyết định chọn

đề tài: “Hiệu quả truyền thông quảng bá các giá trị văn hóa - lịch sử qua hoạt động du lịch đêm của các khu di tích lịch sử trên địa bàn Hà Nội với giới trẻ từ 16-22 tuổi” làm bài nghiên cứu phục vụ cho môn học Phương pháp Nghiên cứu Truyền thông nhằm mục đích góp phần giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đã đặt ra

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Trong những năm gần đây, các hoạt động du lịch đêm đã trở thành một

xu hướng phổ biến đối với giới trẻ tại Hà Nội Các hoạt động du lịch đêm, như tham quan di tích lịch sử, thưởng thức văn hóa, tham gia sự kiện về lịch sử, đã thu hút sự quan tâm lớn từ người trẻ, tham gia các hoạt động tham quan các di tích lịch sử vào buổi tối đêm như vậy tạo ra cho họ những trải nghiệm khác biệt

so với du lịch truyền thống ban ngày Xu hướng này có thể được giải thích bởi

sự thay đổi trong lối sống và sở thích của giới trẻ, họ có xu hướng tìm kiếm trải nghiệm độc đáo và mới lạ Đóng góp trong xu hướng tham gia các hoạt động

du lịch đêm này của giới trẻ, không thể không nhắc tới yếu tố truyền thông, đặc biệt là trong thời kỳ hiện đại như ngày nay, thời kỳ bùng nổ của công nghệ và truyền thông

Nghiên cứu về lĩnh vực truyền thông

Tác giả Paul Hodkinson (2011) với cuốn sách “Media, culture and society” tập trung phân tích các vấn đề sau: các thành tố trong truyền thông,

sức mạnh và vai trò của truyền thông với sự phát triển của văn hóa xã hội

Trang 17

Nghiên cứu về trải nghiệm của khách hàng

Tác giả Bernd Schmitt (2000) với cuốn sách "Experiential Marketing"

(Tiếp thị Trải nghiệm) đi sâu vào khái niệm tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ

và thu hút để gắn kết cảm xúc với thương hiệu Cuốn sách nhấn mạnh sự quan trọng của việc kích thích mọi giác quan và tâm trạng của người tiêu dùng, nhằm xây dựng những trải nghiệm độc đáo và sâu sắc hơn so với các chiến lược tiếp thị truyền thống Nội dung cốt lõi xoay quanh quan niệm rằng bằng cách tập trung vào việc tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ, các doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn với khách hàng, từ đó tạo ra lòng trung thành, ủng hộ thương hiệu và cuối cùng là thành công trong kinh doanh

Về lĩnh vực truyền thông của các tổ chức văn hóa - lịch sử và du lịch

Về truyền thông trong du lịch, tác giả Nguyễn Minh Thúy (2022) với

bài báo khoa học “Truyền thông trực tuyến với phát triển văn hóa và du lịch”

đã đề cập và nhấn mạnh tới vai trò của truyền thông, đặc biệt là truyền thông trực tuyến trong việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh và các sản phẩm du lịch đến với du khách trong và ngoài nước Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp có tính xã hội hóa cao, việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, định hưởng tiêu dùng và vai trò của các bên liên quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng đến sự phát triển du lịch của mỗi địa phương Và truyền thông trực tuyến là một trong những phương tiện có thể giới thiệu sản phẩm đến khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả, cũng như góp phần quảng bá hình ảnh của mình tới đông đảo công chúng trong thời gian nhanh nhất với chi phí thấp nhất

Nghiên cứu “Cultural Innovations and Consumer Behaviour: the Case

of Museum Night” của hai tác giả Valery Gordin và Mariya Dedova (National

Research University Higher School of Economics, Russia - 2013) làm rõ các khía cạnh sáng tạo của sự kiện Đêm bảo tàng được tổ chức tại Saint Petersburg

Trang 18

khắp hơn 160 quốc gia, được đặc trưng ở Saint Petersburg bởi một số các sự kiện riêng lẻ được sắp xếp vào cùng một thời điểm và dành cho một chủ đề vào cuối giờ Nghiên cứu đề cập đến tính sáng tạo và đổi mới của sự kiện về mặt tiêu dùng hành vi và phát triển thể chế văn hóa Kết quả cho thấy sự kiện này ảnh hưởng hành vi của du khách và dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu đối tượng mục tiêu đối với các nền văn hóa cụ thể Trong khi tổ chức sự kiện, các tổ chức văn hóa sử dụng các giải pháp sáng tạo áp dụng cách tiếp cận sáng tạo hơn đối với các hoạt động được sắp xếp và du khách Điều này đã khuyến khích sự phát triển tích cực của mạng lưới truyền thông nội bộ tại các cơ sở văn hóa thể chế Nghiên cứu cung cấp một cái nhìn sâu sắc chi tiết về tầm quan trọng của sự kiện Đêm Bảo tàng như một sự kiện công cụ hiệu quả để phát triển các phương pháp sáng tạo trong các tổ chức văn hóa và thu hút du khách tới các cơ sở văn

có cơ hội đến gần hơn với công chúng Trên thực tế, chính quyền địa phương của tỉnh Hà Giang đã có những chính sách cũng như kế hoạch quảng bá du lịch thông qua việc kết hợp nhiều hình thức truyền thông hiện đại bao gồm: Bài PR, mạng xã hội và mạng tìm kiếm Google, quảng bá trên Youtube, trên báo in, báo điện tử,… nhằm quảng bá tiềm năng du lịch văn hóa nơi đây Theo thống

kê của ban quản lý khu du lịch lượng khách đến đây ngày một nhiều, đặc biệt

là khách nước ngoài Qua đó thấy được những đóng góp mà truyền thông đem lại cho ngành du lịch Hà Giang nói riêng, và những lợi ích mà truyền thông đem lại cho ngành du lịch quốc gia nói chung

Trang 19

Về lĩnh vực thực trạng ngành du lịch đêm tại Hà Nội

Hai tác giả Bùi Nhật Quỳnh và Thân Trọng Thụy (2017) với bài báo khoa

học: “Đánh giá sự phát triển của các sản phẩm du lịch đêm tại thành phố Hà Nội” đã chỉ ra rằng bên cạnh sự phát triển của kinh tế - xã hội và hội nhập quốc

tế, các hoạt động du lịch về đêm ở Hà Nội ngày càng đa dạng và phong phú Với các tiềm năng và điều kiện phát triển, Hà Nội đang chú trọng hơn vào việc

mở rộng các sản phẩm và dịch vụ du lịch về đêm để phục vụ du khách trong và ngoài nước Bài viết cũng đánh giá sự phát triển của các sản phẩm du lịch (SPDL) đêm tại Hà Nội, trong đó phân tích các điều kiện phát triển du lịch, khái quát về các SPDL đêm và đánh giá về nhu cầu của khách du lịch đối với các SPDL đêm thông qua khảo sát bằng bảng hỏi

Như vậy, hiện tại trên thế giới và trong nước đã có một số nghiên cứu khoa học về vai trò của các hoạt động du lịch đêm, về truyền thông đối với việc quảng bá du lịch và văn hóa… Tuy nhiên các nghiên cứu cụ thể và trực tiếp

về hiệu quả truyền thông của các hoạt động du lịch đêm đối với giới trẻ tại Việt Nam chưa được công bố hoặc phổ biến rộng rãi Do đó, việc thực hiện nghiên cứu hệ thống và khoa học để làm rõ hơn việc thông qua truyền thông thì giới trẻ đã tiếp thu và đón nhận loại hình giải trí này như thế nào, cụ thể là đối tượng

từ 16 - 26 tuổi là vấn đề mang tính cấp thiết Nghiên cứu này sẽ giúp xác định cách truyền thông tác động tới nhận thức, thái độ, và hành vi của người trẻ đối với di tích lịch sử và văn hóa, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học để tối ưu hóa các hoạt động du lịch đêm tại Hà Nội Cùng với đó, nghiên cứu cũng có thể đóng góp vào việc thúc đẩy phát triển bền vững trong ngành du lịch và bảo tồn

di sản lịch sử quốc gia

Trang 20

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Bài nghiên cứu tập trung vào việc nghiên cứu hiệu quả truyền thông của Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đêm thiêng liêng và Giải mã Hoàng thành Thăng Long trong việc quảng bá các giá trị văn hóa - lịch sử đối với giới trẻ 16-22 tuổi trên địa bàn Hà Nội

3.2 Nhiệm vụ của nghiên cứu

Thứ nhất, hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về các hoạt động

truyền thông du lịch đêm ở các tổ chức di tích lịch sử trên địa bàn Hà Nội

Thứ hai, khảo sát, phân tích đúng về tình hình thực tế trong các hoạt động

truyền thông du lịch đêm ở các tổ chức di tích lịch sử tại Hà Nội; từ đó nhận định và đánh giá mức độ hiệu quả của những hoạt động truyền thông trải nghiệm trên với trực tiếp thế hệ trẻ thủ đô

Thứ ba, đề xuất một số phương hướng, giải pháp thiết thực nhằm cải

thiện những khía cạnh hạn chế còn tồn tại Đồng thời, nghiên cứu sẽ cung cấp những đúc kết từ các khu di tích tại Hà Nội để giúp góp phần đưa ra bài học dành cho nhiều khu di tích khác trên địa bàn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Hiệu quả truyền thông của các hoạt động du lịch đêm ở các tổ chức di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội lên giới trẻ, thông qua khảo sát và phân tích hoạt động du lịch đêm của ba di tích là Nhà tù Hỏa Lò, Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Hoàng thành Thăng Long

Khách thể nghiên cứu của đề tài là người trẻ trong độ tuổi từ 16-22 đã trải nghiệm hoạt động du lịch đêm của ít nhất một trong ba địa điểm trên

Trang 21

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Tiến hành nghiên cứu thông qua tìm hiểu trực tiếp

về hoạt động du lịch đêm tại Nhà tù Hỏa Lò, Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Hoàng thành Thăng Long, kết hợp khảo sát trực tuyến và phỏng vấn trực tiếp người tham gia sau khi hoạt động du lịch diễn ra; Phân tích và so sánh nội dung trên Website và các kênh truyền thông mạng xã hội của các tổ chức di tích này, trong đó tập trung vào kênh Facebook

Phạm vi thời gian: từ tháng 09/2023 - tháng 12/2023

5 Phương pháp nghiên cứu

Đối với cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các công trình nghiên cứu đã được xuất bản, các bài báo, kết quả nghiên cứu qua hình thức trực tuyến Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phương pháp điều tra bảng hỏi phi ngẫu nhiên chọn mẫu thuận tiện Thêm vào đó là khảo sát thực địa quan sát tham dự kết hợp phân tích sự kiện nhằm làm rõ những thông tin chính và quan trọng của sự kiện bao gồm: các chủ thể liên quan, nội dung chính, thời gian, địa điểm, hoạt động truyền thông của sự kiện đã góp phần thay đổi nhận thức, thái

độ và hành vi của giới trẻ như thế nào

Thứ nhất, chủ đề nghiên cứu còn mới tại Việt Nam, chưa có nhiều tài liệu với những số liệu rõ ràng, các cuộc phỏng vấn trực tiếp giúp nhóm nghiên cứu nắm bắt chắc chắn hơn về chủ đề nghiên cứu và đưa ra mục tiêu nghiên cứu phù hợp Nhóm tiến hành phỏng vấn sâu 9 đối tượng là người trẻ trong độ tuổi từ 16-22 Các độ tuổi nghiên cứu tập trung theo khách thể nghiên cứu nên đảm bảo được tính chính xác, tránh nhiễu trong câu trả lời Các ý kiến, câu trả lời sẽ có tính xây dựng và đóng góp cho chủ đề nghiên cứu

Trang 22

Về cách thức chọn mẫu, nhóm nghiên cứu chọn lọc nhân vật để lại câu trả lời chi tiết, mang tính đại diện cao từ kết quả bảng hỏi để mời tham gia phỏng vấn Ngoài ra, nhóm nghiên cứu liên hệ thêm những nhân vật từng chia

sẻ chi tiết về trải nghiệm tại cơ sở di tích trên mạng xã hội và chuyên gia của từng khu di tích hoặc có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực quảng

bá văn hoá Nhóm nghiên cứu đã liên hệ phỏng vấn 9 đối tượng trong độ tuổi

từ 19-22 trong khoảng thời gian từ 30/11/2023 đến 05/12/2023 thông qua nền tảng Google Meet

Về cách thức phỏng vấn sâu, nhóm tiến hành ghi chép nhanh và thu tiếng trong quá trình phỏng vấn Sau đó xem lại tư liệu đã thu được, bóc băng thành bản tổng hợp câu trả lời phỏng vấn và phân tích dữ liệu

Khi thực hiện phỏng vấn sâu, nhóm nghiên cứu tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc về bảo mật thông tin và nhận được sự chấp thuận của người tham gia phỏng vấn trước khi tiến hành ghi hình và ghi tiếng

Các câu hỏi phỏng vấn sâu nhằm thu thập dữ liệu định tính về nhận thức, thái độ và hành vi của người tham gia phỏng vấn nhằm hiểu rõ nguyên nhân, yếu tố tác động và sức ảnh hưởng của hoạt động du lịch đêm tới nhận thức, thái

độ và hành vi của họ về kiến thức lịch sử nói chung và niềm yêu thích với lịch

sử Việt Nam nói riêng

Thứ hai, nhóm nghiên cứu xây dựng bảng hỏi bao gồm câu hỏi nhân khẩu học và các câu hỏi định lượng để khảo sát về sự thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành vi của giới trẻ về các giá trị văn hoá - lịch sử thông qua hoạt động truyền thông quảng bá du lịch đêm Nhóm tiến hành thu thập câu trả lời qua hình thức trực tiếp và trực tuyến từ 300 đối tượng, trong đó 100 đối tượng đến từ mỗi cơ sở di tích Đối với hình thức trực tiếp, nhóm nghiên cứu thu thập câu trả lời từ những người đã tham gia trải nghiệm ngay tại khu di tích để đảm bảo tính xác thực của thông tin và giảm thiểu độ nhiễu của thông tin mà bảng

Trang 23

hỏi trực tuyến thông thường có thể gặp phải Bảng hỏi được xây dựng dựa trên

lý thuyết Experiental Marketing (Bernd Schmitt, 1999) kết hợp KAP (Nhận thức - Thái độ - Hành vi)

Cụ thể, các câu hỏi khảo sát trải nghiệm của giới trẻ đối với từng cơ sở

di tích để làm rõ vai trò của các hoạt động du lịch đêm trong việc truyền tải kiến thức lịch sử và tạo niềm yêu thích với lịch sử nước nhà Nhóm nghiên cứu chia bộ câu hỏi chính thành hai phần hiệu quả của truyền thông trực tuyến và hiệu quả của truyền thông trực tiếp

Từ kết quả thu được qua phỏng vấn sâu và thu thập bảng hỏi, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích dữ liệu để đưa ra những xu hướng chung nhất

về sự ảnh hưởng của hoạt động truyền thông du lịch đêm đến nhận thức, thái

cả hai kênh trực tiếp và trực tuyến

Từ kết quả khảo sát thực địa và phân tích sự kiện, nhóm nghiên cứu có cái nhìn toàn diện về hoạt động truyền thông của chương trình du lịch đêm phục

vụ cho mục đích làm nền tảng cho phần phân tích sau này

Để phân tích về nhận thức, nhóm nghiên cứu kết hợp phân tích dữ liệu định tính từ kết quả phỏng vấn sâu và ngôn ngữ, ký hiệu học, diễn ngôn của ấn phẩm truyền thông trực tuyến và trực tiếp cùng dữ liệu định lượng từ kết quả bảng hỏi Các ấn phẩm truyền thông trực tuyến bao gồm các bài viết được đăng tải trên Fanpage Facebook và Website của ba địa điểm Các ấn phẩm truyền thông trực tiếp bao gồm các chi tiết, sự vật, di sản tại các khu di tích

Trang 24

Để phân tích về thái độ, nhóm nghiên cứu kết hợp phân tích dữ liệu định tính từ kết quả phỏng vấn sâu cùng dữ liệu định lượng từ kết quả bảng hỏi Trước tiên, nhóm nghiên cứu làm rõ thái độ của giới trẻ về hoạt động du lịch đêm và niềm yêu thích với tìm hiểu lịch sử thông qua phân tích dữ liệu định tính là bình luận, tương tác trên trang mạng xã hội của khu di tích Sau đó, nhóm nghiên cứu ứng dụng Appreciation Index (BBC, 1941) để đánh giá mức

độ tận hưởng nội dung chương trình du lịch đêm sau khi khách hàng trải nghiệm

Đề phân tích về hành vi, nhóm nghiên cứu kết hợp phân tích dữ liệu định tính từ kết quả phỏng vấn sâu cùng dữ liệu định lượng từ kết quả bảng hỏi Trước tiên, nhóm nghiên cứu tìm hiểu về xu hướng phản ứng của người tham gia phỏng vấn khi bắt gặp một sự kiện lịch sử mà họ chưa biết đến hoặc chưa

có thông tin trước khi trải nghiệm hoạt động du lịch đêm Bên cạnh đó, nhóm cũng tìm hiểu về xu hướng hành vi của người tham gia phỏng vấn sau khi trải nghiệm tham quan di tích Xu hướng hành vi có thể là dành nhiều thời gian tự tìm hiểu kiến thức lịch sử, chia sẻ câu chuyện đã biết tới bạn bè người thân,

Để kết luận về hiệu quả truyền thông của các hoạt động du lịch đêm tại

03 di tích lịch sử tại Hà Nội: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Nhà tù Hoả Lò, Hoàng Thành Thăng Long, nhóm nghiên cứu tiến hành so sánh và đánh giá sự phát triển của các dữ liệu định tính và xu hướng chung mới của dữ liệu định lượng Các dữ liệu được phân tích áp dụng mô hình KAP và Experiential Marketing

Cụ thể, nhóm nghiên cứu so sánh hiệu quả trong nhận thức, thái độ và hành vi của khách thể nghiên cứu sau khi trải nghiệm du lịch đêm tại từng di tích với nhau, chỉ rõ điểm khác biệt và đánh giá hiệu quả của từng kênh truyền thông, tuyến nội dung Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng kết hợp phân tích dữ liệu định lượng từ câu trả lời phỏng vấn của Phó Chủ tịch Liên Chi hội Lữ hành Việt Nam Phùng Quang Thắng trên Báo Điện tử Hà Nội Mới để làm kim chỉ

Trang 25

nam đảm bảo tính phù hợp với các nội dung đang được truyền thông trên các nền tảng Từ đó, nhóm nghiên cứu kết luận được kênh truyền thông, tuyến nội dung nào đang đạt hiệu quả cao nhất và đề xuất sự thay đổi phù hợp cho từng

cơ sở di tích, trong đó bao gồm sự so sánh giữa ba khu và kết luận về phương thức học hỏi lẫn nhau để cùng phát triển

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến tổ chức các hoạt động du

lịch đêm mới mẻ để quảng bá về hình ảnh đất nước

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Cung cấp kết quả khảo sát, đánh giá cụ thể để đưa ra những phương hướng cải thiện và phát triển hoạt động truyền thông của các tổ chức di tích lịch sử nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của giới trẻ về văn hóa và lịch sử Việt Nam

Góp phần bổ sung làm phong phú thêm về mặt tư liệu cho việc tìm hiểu về cách xây dựng và phát triển các hoạt động du lịch mới về đêm của các tổ chức

di tích lịch sử ở Việt Nam

Bài nghiên cứu góp phần khái quát diện mạo phát triển của các tổ chức di tích lịch sử Việt Nam trong quá trình hội nhập văn hóa thế giới, từ đó đánh giá hiệu quả đạt được từ quá trình giao lưu học hỏi và toàn cầu hóa các phương tiện truyền thông

Trang 26

7 Kết cấu của đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông và hoạt động du lịch đêm quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử

Chương này cung cấp các kiến thức lý thuyết nền tảng cơ bản về các vấn

đề khái niệm truyền thông, các phương tiện truyền thông, khái niệm và vai trò của các hoạt động du lịch đêm tại các khu di tích lịch sử trong việc quảng bá những giá trị văn hóa, lịch sử cũng như cách thức sử dụng truyền thong và vai trò của nó trong chiến lược đưa những giá trị truyền thống đến gần hơn với giới trẻ

Chương 2: Phương thức truyền thông quảng bá các giá trị truyền thống qua hoạt động du lịch đêm

Tổng hợp một số thông tin cơ bản và tình hình chung về thực trạng truyền tải những thông điệp về văn hóa và lịch sử của ba địa điểm di tích lịch sử Nhà

tù Hỏa Lò, Hoàng Thành Thăng Long và Văn Miếu – Quốc Tử Giám Sau đó làm rõ cách thức truyền thông thông qua việc tổ chức các hoạt động du lịch đêm trên cả các kênh trực tuyến (online) và trực tiếp (offline) Cuối cùng là đưa

ra những đánh giá, nhận định về mức độ hiệu quả của các loại hình truyền thông này trên các nền tảng

Chương 3: Một số khuyến nghị và đề xuất

Dựa trên đánh giá về hiệu quả truyền thông của các hoạt động du lịch đêm tại ba khu di tích lịch sử, từ đó rút ra những vấn đề tồn tại bao gồm cả những cơ hội và thách thức mà phương thức truyền thông này đang gặp phải Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra những bài học, khuyến nghị dành cho các tổ chức

về văn hóa - lịch sử khác cũng như các địa phương khác trên cả nước để cùng phát triển trong công cuộc truyền tải những giá trị truyền thống tới đông đảo

công chúng và đặc biệt là giới trẻ

Trang 27

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ TRUYỀN THÔNG VÀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐÊM QUẢNG BÁ GIÁ TRỊ VĂN HÓA, LỊCH

SỬ

1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1 Khái niệm truyền thông

Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng với

sự phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi cá nhân cũng như các nhóm và cộng đồng xã hội nói chung Truyền thông bắt nguồn từ tiếng La-tinh “communicare”, nghĩa là biến nó thành cái thông thường, chia sẻ, truyền tải thông tin truyền thông là quá trình trao đổi, tương tác thông tin với nhau với các vấn đề của đời sống cá nhân/ nhóm/ xã hội, từ đó, tăng vốn hiểu biết chung, hình thành hoặc thay đổi nhận thức, thái độ, chuyển đổi hành vi của

cá nhân hoặc nhóm đối tượng đó

Có rất nhiều định nghĩa về truyền thông khác nhau: Theo Dean C.Barnlund (1964), truyền thông là quá trình liên tục nhằm làm giảm độ không

rõ ràng để có hành vi hiệu quả hơn Theo từ điển Oxford, truyền thông là một hoạt động hoặc một quá trình nhằm trao đổi ý tưởng và cảm xúc hoặc trao đổi thông tin cho một ai đó Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2012), truyền thông

là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức và tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/ nhóm, cộng đồng, xã hội

Truyền thông là một quá trình - có nghĩa nó không phải là một việc làm nhất thời hay xảy ra trong một khuôn khổ thời gian hẹp, mà là một việc diễn ra trong một khoảng thời gian dài Quá trình này mang tính liên tục, vì nó không thể kết thúc ngay sau khi ta chuyển tải nội dung cần thiết, mà tiếp diễn sau đó

Trang 28

Đó là quá trình trao đổi và chia sẻ, có nghĩa là ít nhất phải có hai thực thể và không chỉ có một bên cho và một bên nhận, mà cả hai bên đều cho và nhận Truyền thông phải dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau, yếu tố này cực kỳ quan trọng đối với mục đích và hiệu quả của truyền thông Và cuối cùng, truyền thông phải đem lại sự thay đổi trong nhận thức và hành vi, nếu không mỗi việc làm trong quá trình truyền thông sẽ trở nên vô nghĩa

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở nước

ta hiện nay, truyền thông ngày càng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, động viên nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm của xã hội, nâng cao kiến thức, nhận thức, thái độ về mọi mặt hoạt động của nhân dân Hoạt động truyền thông bao gồm nhiều cấp độ, từ truyền thông nội cá nhân đến việc giao tiếp liên cá nhân và cao nhất trong các hoạt động truyền thông là truyền thông đại chúng Truyền thông cũng được sử dụng nhiều trong quá trình phát triển bền vững của cộng đồng Khi thực hiện các hoạt động truyền thông, cần hiểu biết một cách hệ thống các lý thuyết và kỹ năng chuyên nghiệp, cho dù ở cấp

độ nào thì truyền thông - giao tiếp cũng góp phần rất quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách cá nhân cũng như hình thành diện mạo văn hóa của mỗi con người và của cộng đồng quốc gia

1.1.2 Khái niệm truyền thông quảng bá

Quảng bá, theo từ điển tiếng Việt, nghĩa là phổ biến rộng rãi một điều gì

đó bằng các phương tiện thông tin Quảng bá cũng được hiểu là: “các hình thức tuyên truyền bằng cách trả phí hoặc không trả phí nhằm thực hiện mục tiêu truyền đạt thông tin về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng”

Nhắc đến quảng bá, người ta thường nghĩ ngay đến quảng bá thương hiệu Chernatony và McWilliam (1989) phát hiện quảng bá thương hiệu là một

Trang 29

quá trình định hướng quảng bá hình ảnh vào tâm trí người tiêu dùng Tương tự, Schwarzkopf (2008) cũng khẳng định, quảng bá là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra hình ảnh của thương hiệu đối với khách hàng mục tiêu Như vậy, có thể hiểu quảng bá thương hiệu là quá trình lâu dài mà tổ chức đưa ra, bao gồm nhiều hoạt động truyền thông kết hợp với nhau giúp khách hàng dễ dàng nhận diện được sản phẩm của doanh nghiệp thông qua các đặc điểm nổi bật đặc trưng của thương hiệu mà doanh nghiệp tạo dựng nên Mục đích của quảng bá thương hiệu là đưa thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng, được người tiêu dùng biết đến và nhận được sự tin tưởng

1.1.3 Khái niệm loại hình du lịch đêm

Để hiểu được về loại hình du lịch đêm, trước hết ta cần định nghĩa khái niệm kinh tế đêm Trên thế giới, nhiều học giả và các nhà nghiên cứu đã đưa ra những nhận xét về hoạt động kinh tế ban đêm Xia và cộng sự (2020) cho rằng

sự sống động của nền kinh tế ban đêm là chỉ số quan trọng chứng minh cho sức sống của một thành phố Ở góc nhìn khác, Rowe và Lynch (2012) khẳng định cuộc sống về đêm luôn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định liệu một thành phố có phải là điểm thu hút khách du lịch hay không Theo chuyên gia kinh tế cấp cao của Thành phố Hồ Chí Minh Lê Bá Chí Nhân, kinh tế đêm không phải là một khái niệm xa lạ ở nhiều đất nước trên thế giới, bao hàm các hoạt động kinh doanh dịch vụ hoạt động từ 18 giờ hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau Các hoạt động về đêm gồm: ẩm thực, nghệ thuật, âm nhạc, các chương trình giải trí, lễ hội, sự kiện, các điểm du lịch chỉ mở cửa vào ban đêm Trong Quyết định số 1129/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành đã nhấn mạnh quan điểm: “Kinh tế ban đêm không phải là một bộ phận tách rời của nền kinh tế Trước mắt, phát triển

Trang 30

qua tập trung phát triển lĩnh vực dịch vụ văn hóa, vui chơi, giải trí, dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm và du lịch diễn ra từ 06 giờ tối hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau.” Có thể thấy, kinh tế đêm đã tạo nên một xu hướng phát triển của quốc tế và trở thành một bộ phận tiềm năng để góp phần tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam, trong đó, tập trung vào phát triển du lịch đêm là mục tiêu quan trọng trước mắt

Là một phần quan trọng của nền kinh tế ban đêm, giá trị của du lịch ban đêm được thể hiện ở sự phát triển của du lịch đô thị, quảng bá hình ảnh và chất lượng trong điều kiện sống cũng như giải trí của người dân (Eldridge và Smith, 2019) Ngày 15/11/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững đã nhấn mạnh rằng du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò cầu nối giao lưu với bạn bè quốc tế để khách du lịch khắp nơi trên thế giới đến thăm, trải nghiệm, hiểu hơn, chia sẻ hơn, yêu quý hơn đất nước, văn hóa, con người Việt Nam Cũng trong Hội nghị, câu chuyện về du lịch đêm cũng được nhắc đến; điều này thể hiện rằng du lịch đêm cũng chính là một trong những sự quan tâm rõ ràng của ngành du lịch thời gian tới Phát hiện và nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của các hoạt động du lịch đêm trên nhiều mặt, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã đưa ra Quyết định số 1894/QĐ-BVHTTDL Ban hành Đề án một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm Các hoạt động kinh tế ban đêm được khuyến khích theo như Quyết định có thể kể đến như: mô hình hoạt động biểu diễn văn hoá, nghệ thuật; mô hình hoạt động thể thao, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp; mô hình mua sắm, giải trí đêm; mô hình tham quan du lịch đêm; mô hình giới thiệu văn hóa ẩm thực, dịch vụ ăn uống về đêm

Du lịch đêm ngày càng được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và được

kỳ vọng vươn lên trở thành một nguồn thu đắc lực cho nền kinh tế nước nhà

Trang 31

1.2 Vai trò của truyền thông với các hoạt động du lịch đêm và truyền thông quảng bá các giá trị văn hóa - lịch sử truyền thống

Thực tế rằng xu hướng tổ chức các Tour du lịch đêm mới trở nên thịnh hành trong khoảng thời gian gần đây, vì vậy nên vẫn còn đang gặp khá nhiều khó khăn trong việc đưa loại hình đến với đông đảo công chúng, các du khách trong và ngoài nước Trong tình cảnh đó thì hoạt động truyền thông đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ đơn thuần để thúc đẩy du khách, người tham quan đến các khu di tích mà còn là về vấn đề quảng bá các giá trị, hình ảnh văn hóa - lịch sử truyền thông

Hiện nay, việc truyền tải các thông điệp, giá trị về văn hóa - lịch sử truyền thống đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là với thế hệ trẻ Từ đó đòi hỏi một loại hình, phương pháp truyền thông đổi mới, thu hút hơn đối với những đối tượng này Hiểu được thực trạng đó, việc tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp (offline) thông qua các hoạt động du lịch đêm ra đời với kỳ vọng sẽ như một giải pháp cho thực trạng này Việc Hà Nội ra mắt loạt hoạt động du lịch đêm để thu hút người dân, du khách, đặc biệt là giới trẻ đến với các di tích đang được nhận định là sự đầu tư đúng đắn để đa dạng hóa dịch vụ du lịch, thúc đẩy các yếu tố dân tộc được biết đến rộng rãi hơn, hài hòa được giữa việc làm kinh tế và làm văn hóa Giới trẻ, đặc biệt là Gen Z (nhóm nhân khẩu học nằm giữa thế hệ Millennials và thế hệ Alpha Các nhà nghiên cứu nhận định khoảng thời gian được sinh ra của thế hệ này là từ năm 1997 đến năm 2012 theo một nghiên cứu đến từ trung tâm nghiên cứu Pew) mà ở đây bài nghiên cứu tập chung vào nhóm đối tượng từ 16-22 tuổi (đối tượng học sinh cấp 3 và sinh viên đại học) thích sự ồn ào, hơi hướng công nghệ, các góc check-in và các trải nghiệm thử thách, tiên phong, là một trong những đối tượng chính được nhắm đến của các hoạt động này Có thể thấy việc thu hút giới trẻ đến với các yếu tố

Trang 32

được cách để truyền tải những thông điệp đó tới những đối tượng này một cách thích hợp

1.3 Khung lý thuyết nghiên cứu

1.3.1 Khung lý thuyết tham khảo

Lý thuyết về Vai trò của Hoạt động tiếp thị quảng bá qua mạng xã hội (Social Media Marketing Activity) và trải nghiệm của khách hàng (Customer Experience) trong thay đổi hành vi người tiêu dùng (Customer Behaviour)

Mô hình nghiên cứu này xem xét Hoạt động tiếp thị truyền thông xã hội (SMMA) và Trải nghiệm khách hàng (CX) là thước đo để đo lường chất lượng mối quan hệ của khách hàng, điều có tác động quyết định đến kết quả hành vi của khách hàng (ý định mua hàng, sự trung thành và quyết định tham gia).1

Hình 1.3.1.1 Vai trò của Hoạt động tiếp thị quảng bá qua mạng xã hội

(SMMA) và trải nghiệm của khách hàng (CX) trong thay đổi hành vi người

tiêu dùng (Customer Behaviour)

1 Ardy Wibowo, Shih-Chih Chen, Uraiporn Wiangin, Yin Ma 3, and Athapol Ruangkanjanases, Customer Behavior as an Outcome of Social Media Marketing: The Role of Social Media Marketing Activity and Customer Experience, 2020, 13, 189

Trang 33

Lý thuyết này được phát triển và xuất bản lần đầu vào năm 2020 dựa trên

mô hình lý thuyết về “Tiếp thị trải nghiệm” (Experiential Marketing)2 (1999)

Mô hình cho rằng trong một chiến dịch quảng cáo tiếp thị (Marketing Campaign) có thể cùng kết hợp hai phương thức tiếp cận song song đó là thông qua Mạng xã hội (SMMA) và nâng cao trải nghiệm khách hàng qua các hoạt động trực tiếp (CX) Hai phương thức này có quan hệ chặt chẽ, thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau để xây dựng mối quan hệ với khách hàng và đi tới mục đích cuối cùng

là thay đổi thái độ, nhận thức và hành vi của khách hàng

Lý thuyết về Tiếp thị trải nghiệm (Experiential Marketing)

Lý thuyết về Tiếp thị trải nghiệm (Experiential Marketing) xem người tiêu dùng là những đối tượng lý trí và giàu cảm xúc, quan tâm và đề cao việc

có được những trải nghiệm thú vị trước và trong quá trình tiếp nhận thông điệp truyền thông và tiêu thụ sản phẩm Lý thuyết phân ra có năm loại trải nghiệm khác nhau mà một chiến dịch quảng bá có thể tạo ra cho khách hàng như sau: trải nghiệm giác quan, cảm nhận (SENSE); trải nghiệm tình cảm, cảm xúc (FEEL); trải nghiệm về nhận thức, sáng tạo (THINK); trải nghiệm thể chất, hành vi và lối sống (ACT); và trải nghiệm về bản sắc xã hội (bắt nguồn từ việc tạo những sợi dây liên kết, liên quan và đồng cảm với một nhóm đối tượng xã hội) hoặc văn hóa (RELATE) Những trải nghiệm này được triển khai thông qua nhà cung cấp trải nghiệm với các hoạt động trải nghiệm thực tế (ExPros) 3

Mục tiêu cuối cùng của Tiếp thị trải nghiệm (Experiential Marketing) là tăng hiệu quả truyền thông, truyền tải đi thông điệp bằng cách tiếp cận khách

Trang 34

hàng mục tiêu ở nhiều phương diện, góc độ, từ lý tính cho tới cảm tính Đề cao trải nghiệm thực tế chứ không đơn thuần là cung cấp thông tin một chiều về sản phẩm (hay bất kỳ đối tượng nào đang cần được truyền thông), lý thuyết về Tiếp thị trải nghiệm muốn khách hàng của mình tiếp nhận thông điệp một cách hiệu quả nhất để từ đó đạt được hiệu quả về thay đổi thái độ, nhận thức và hành vi

Hình 1.3.1.2 Vai trò của Tiếp thị trải nghiệm (Experiential Marketing)

Để tại nên một chiến lược Tiếp thị trải nghiệm hoàn chỉnh, các nhà truyền thông cần đảm bảo kết hợp được đầy đủ 5 yếu tố trải nghiệm một cách chặt chẽ nhất Mối yếu tố trải nghiệm có một công dụng và cách tác động khác nhau tới khách hàng, khi kết hợp những yếu tố đó với nhau có thể tạo ra những hiệu quả trong truyền thông

Hình 1.3.1.3 05 yếu tố trải nghiệm của mô hình Tiếp thị trải nghiệm

Trang 35

Tiếp thị thông qua trải nghiệm giác quan, cảm nhận (SENSE) với mục tiêu tạo ra cho khách hàng những trải nghiệm sản phẩm thực tế về mặt cảm giác, với các hoạt động tác động trực tiếp thông qua thị giác, âm thanh, xúc giác, vị giác và khứu giác Tiếp thị SENSE có thể được sử dụng để cho khách hàng thấy rõ những giá trị thực tế của sản phẩm, khiến cho những thông điệp truyền đi khắc sâu trong tâm trí khách hàng, nhằm thúc đẩy khách hàng trong quá trình tiếp nhận thông điệp và tăng thêm giá trị cho sản phẩm Một trong những nguyên tắc chính của SENSE là "sự nhất quán về nhận thức/sự đa dạng

về cảm giác", tức là kết hợp với cá phương thức tiếp thị, quảng bá truyền thông, đưa ra những thông điệp về sản phẩm một cách nhất quán, nhưng khi khách hàng trải qua bước trải nghiệm SENSE thì sẽ lại có những phát hiện mới mẻ, đặc biệt là về phương diện cảm giác, cảm nhận

Tiếp thị thông qua trải nghiệm tình cảm, cảm xúc (FEEL) với mục tiêu nhằm thu hút cảm xúc và tạo ra những cảm xúc mới bên trong của khách hàng Phương thức tiếp thị này sẽ tạo ra những sự đa dạng trong trải nghiệm cảm xúc,

từ tâm trạng tích cực nhẹ nhàng liên quan đến thương hiệu, đến cảm xúc mạnh

mẽ của niềm vui và niềm tự hào (đặc biệt là với những chiến dịch CSR hay quảng bá văn hóa, lịch sử…) Điều cần thiết để hoạt động tiếp thị FEEL có hiệu quả là sự hiểu biết sâu sắc về những tác nhân kích thích nào có thể tạo ra những cảm xúc đặc biệt của người tiêu dùng

Tiếp thị thông qua trải nghiệm về nhận thức, sáng tạo (THINK) với mục tiêu tạo ra cho khách hàng những trải nghiệm về mặt nhận thức Không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc tiếp nhận những thông tin, kiến thức, mà phương thức này còn tạo ra cho khách hàng những trải nghiệm đặc biệt về vấn đề tư duy, buộc người trải nghiệm phải đưa ra những suy nghĩ thậm chí là những tư duy

Trang 36

của khách hàng đối với thông điệp, với những sản phẩm cần truyền thông sẽ được lặp đi lặp lại trong tâm trí một cách toàn diện

Tiếp thị trải nghiệm thông qua trải nghiệm thể chất, hành vi và lối sống (ACT) với mục tiêu cho khách hàng, người tiêu thụ trải nghiệm sản phẩm, và tiếp nhận thông điệp bằng chính những trải nghiệm, bằng hành động thực tế

Có thể được thể hiện bằng cách hoạt động tương tác, dùng thử… mang tính chất động viên, truyền cảm hứng, cảm xúc Đây được đánh giá là một phương thức để đánh trực tiếp vào mục tiêu thay đổi hành vi của một kế hoạch truyền thông, tiếp thị, quảng bá

Cuối cùng là về Tiếp thị trải nghiệm thông qua trải nghiệm về bản sắc xã hội (bắt nguồn từ việc tạo những sợi dây liên kết, liên quan và đồng cảm với một nhóm đối tượng xã hội) hoặc văn hóa (RELATE) Tiếp thị thông qua phương thức đánh vào “RELATE” thật ra chính là sự tổng hợp của tất cả các khía cạnh tiếp thị khác như SENSE, FEEL, ACT và THINK Tuy nhiên các phương thức trên mới chỉ tác động với những yếu tố “bên trong” của chính bản thân khách hàng, còn đến với phương thức RELATE, người trải nghiệm sẽ được đặt bản thân với một mối liên hệ rộng hơn Đó có thể là những sự tự so sánh, đồng cảm của bản thân người trải nghiệm với một nhóm đối tượng xã hội

to hơn (một nhóm tuổi, một cộng đồng, một nhóm văn hóa, một quốc gia )

Từ đó thúc đẩy những mong muốn được lan tỏa, sẻ chia hay muốn hoàn thiện bản thân hơn nữa

Có thể thấy mỗi một chiến dịch tiếp cận lại tập trung vào một khía cạnh đặc biệt trong một chỉnh thể đặc biệt của cảm xúc và thể chất của con người Vậy nên mỗi khi tạo ra một chiến dịch truyền thông, hay muốn truyền tải đi một thông điệp nào đó, hãy cố gắng tận dụng hai hoặc nhiều phương thức thức tiếp cận trên để có thể tạo ra được những hiệu quả toàn diện nhất

Trang 37

1.3.2 Khung lý thuyết đề xuất

Kế thừa mô hình lý thuyết về Vai trò của Hoạt động tiếp thị quảng bá qua mạng xã hội (Social Media Marketing Activity) và trải nghiệm của khách hàng (Customer Experience) trong thay đổi hành vi người tiêu dùng (Customer Behaviour) và Lý thuyết về Tiếp thị trải nghiệm (Experiential Marketing), nghiên cứu đã tạo ra một mô hình lý thuyết mới nhằm tiến hành phân tích Hiệu quả truyền thông quảng bá các giá trị văn hóa - lịch sử qua hoạt động du lịch đêm của các khu di tích lịch sử trên địa bàn Hà Nội với giới trẻ từ 16-22 tuổi

Đặt mục tiêu cuối cùng cũng như nhân tố mục tiêu (biến phụ thuộc) của bài nghiên cứu đó là hiệu quả truyền thông của 3 khu di tích cụ thể là Văn miếu Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long và Nhà tù Hỏa Lò, với 3 hoạt động Tour đêm tương ứng là “Trải nghiệm đêm Văn Miếu Quốc Tử Giám”, “Giải

mã Hoàng Thành Thăng Long” và “Đêm thiêng liêng” Để có thể đi đến những kết luận cho nhân tố mục tiêu này (hiệu quả truyền thông) thì sẽ phải thực hiện qua việc đánh giá những tác động của những hoạt động động truyền thông đó đối với những người tiếp nhận thông điệp mà trong trường hợp này chính là những khách hàng tham gia trải nghiệm Tour đêm tại 3 khu di tích trên Hiệu quả sẽ được rút ra thông qua việc đánh giá những thay đổi của khách hàng trên

ba phương diện: Nhận thức, thái độ và hành vi

Kế thừa những mô hình lý thuyết sẵn có (Hình 01), bài nghiên cứu cũng xác định các nhân tố tác động (biến độc lập) là các hoạt động truyền thông và chia các hoạt động truyền thông đó của 3 khu di tích cụ thể thành hai mảng chính là hoạt động truyền thông trực tuyến thông qua mạng xã hội (Social media communication) và hoạt động truyền thông trực tiếp thông qua loại hình Tour đêm (night Tour - offline communication) Hai hoạt động truyền thông này đều phục vụ mục đích truyền tải và quảng bá những giá trị văn hóa - lịch sử của các

Trang 38

Đặc biệt với loại hình truyền thông trực tiếp thông qua loại hình Tour đêm, bài nghiên cứu sẽ nhìn nhận đây như một phương thức truyền thông Tiếp thị trải nghiệm (Experiential Marketing) để phân tích Nghiên cứu đặt loại hình Tour đêm như một phương thức truyền thông trực tiếp (Offline) để truyền tải những giá trị về văn hóa - lịch sử Loại hình này cho phép khách hàng tham gia trải nghiệm khu di tích với đầy đủ những phương thức tiếp cận từ SENSE, FEEL, THINK, ACT và RELATE thông qua những hoạt động trải nghiệm cụ thể Bằng cách ứng dụng các công nghệ mới, đầu tư vào các yếu tố ngoại cảnh, phương pháp kể chuyện (Storytelling), các khu di tích lịch sử kỳ vọng sẽ nâng cao trải nghiệm và cải thiện hiệu quả trong việc tiếp nhận thông điệp về văn hóa - lịch sử của của du khách, đặc biệt là thế hệ trẻ

Bài nghiên cứu cũng sát sao phân tích chi tiết với hoạt động truyền thông trực tuyến (online) thông qua mạng xã hội (social media communication) Nghiên cứu cũng đi sâu vào các đặc tính sẵn có của truyền thông mạng xã hội trong khung lý thuyết tham khảo (Hình 01), ngoài ra cũng đặt thêm một mối liên hệ khác đó là truyền thông mạng xã hội của các khu di tích ngoài đảm nhận truyền đi những thông điệp về văn hóa - lịch sử nói chung thì còn đóng vai trò tác động to lớn đối với việc thúc đẩy người xem đăng ký mua vé tham gia trải nghiệm Tour đêm của các khu di tích

Tổng quan lại, bài nghiên cứu sẽ đặt trung tâm của bài, hay nhân tố mục tiêu là “Hiệu quả truyền thông” Nhân tố này bị tác động bởi hai loại hình truyền thông chính là “Truyền thông trực tuyến thông qua mạng xã hội” và “Truyền thông trực tiếp thông qua hoạt động Tour đêm” Nhân tố mục tiêu này được đánh giá dựa trên việc đo lường các chỉ số thay đổi về thái độ, hành vi, và nhận thức của người trải nghiệm

Trang 39

Có thể mô hình hóa khung lý thuyết đề xuất như sau:

Hình 1.3.2.1 Mô hình lý thuyết đề xuất

1.4 Thực trạng tình hình du lịch đêm tại các khu di tích trên địa bàn Hà Nội

Với mục tiêu quan trọng nhất là góp phần đưa du lịch đêm trở thành sản phẩm chủ đạo để phát triển kinh tế đêm ở Việt Nam, Quyết định số 1894/QĐ-BVHTTDL được phê duyệt bởi Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Quyết định Ban hành Đề án một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm phấn đấu tăng cường 05 mô hình du lịch đêm tại 12 địa phương trên cả nước, trong đó có thủ

đô Hà Nội Trên thực tế, Hà Nội sở hữu khối lượng di sản, di tích đồ sộ với nhiều giá trị với dân tộc, điều này tạo ra cơ hội lớn để phát triển các hoạt động

du lịch đêm trên địa bàn

Trong quá khứ, những sản phẩm tiên phong của du lịch đêm thủ đô có thể kể đến phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân, phố ẩm thực đêm ở Phố cổ Hà Nội Một bước tiến quan trọng trong phát triển du lịch đêm của Hà Nội là sự ra

Trang 40

lỡ của du khách mỗi khi đặt chân đến Hà Nội Bên cạnh đó, từ năm 2020, các doanh nghiệp lữ hành, các điểm đến du lịch, di sản đã nỗ lực xây dựng các sản phẩm du lịch đêm, du lịch trải nghiệm dựa trên các giá trị truyền thống như Tour đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long”, “Đêm thiêng liêng” tại di tích Nhà tù Hỏa Lò, Tour văn học chữ Tâm - chữ Tài tại Bảo tàng Văn học Việt Nam, Tour đêm “Trải nghiệm đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám” cùng các không gian đi bộ: Thành cổ Sơn Tây, phố ẩm thực đảo Ngọc - Ngũ Xã, phố đi bộ Trần Nhân Tông Từ đây, sản phẩm du lịch đêm của Hà Nội đã để lại ấn tượng với

du khách trong nước và bạn bè quốc tế Số liệu chỉ ra rằng nếu tính riêng không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, nơi đây đã thu hút từ 1,5 - 2 vạn lượt khách vào mỗi cuối tuần Ngoài ra, không gian đi bộ Thành cổ Sơn Tây cũng đạt gần 1 vạn lượt khách Các Tour trải nghiệm di tích đêm Hà Nội và Tour văn học thường xuyên trong tình trạng kín chỗ, hết vé Trước hết, các hoạt động du lịch đêm không chỉ tạo ra nguồn thu kinh tế từ việc bán vé đối với Tour trải nghiệm di sản, bảo tàng, các nhà hát mà còn thúc đẩy hoạt động thương mại từ việc mua sắm, ăn uống, sử dụng các dịch vụ

Mặc dù vậy, du lịch đêm của Hà Nội vẫn còn nhiều điểm cần cải thiện

Bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội đã có những chia sẻ với Báo Tin tức - Thông tấn xã Việt Nam: “ chất lượng sản phẩm du lịch đêm còn thấp, đóng góp vào tăng trưởng GRDP của thành phố chưa đáng kể; sản phẩm dịch vụ du lịch đêm chưa đa dạng; quy mô các sản phẩm du lịch đêm còn nhỏ Hà Nội chưa có các tổ hợp vui chơi giải trí du lịch về đêm chất lượng; các hoạt động về giải trí, biểu diễn nghệ thuật vào ban đêm, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các khu mua sắm đêm sầm uất chưa được hình thành một cách đồng

bộ, bài bản.”

Có thể thấy, các hoạt động du lịch về đêm của Hà Nội đang có nhiều sự chuyển mình và được đầu tư hơn trước với kỳ vọng trở thành trung tâm cho

Ngày đăng: 20/10/2024, 08:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w