Luận văn Di chỉ Hang Phia Vài Tuyên Quang những giá trị văn hóa, lịch sử đã trình bày khái quát về huyện Na Hang, Tuyên Quang; trình bày những giá trị lịch sử - văn hóa của di chỉ Hang Phia Vài, nêu lên những phương hướng và giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị di tích khảo cổ tiền - sơ sử Tuyên Quang.
Trang 1
MA THỊ HỒNG HU
DI CHỈ HANG PHIA VÀI TUYÊN QUAN
NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA, LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số 603170
LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trình Năng Chung
Trang 2CHUONG 1 VALNET KHAI QUAT VE HUYEN NA HANG, TINH TUYEN 8 'N CỨU KHẢO CÔ HỌC:
QUANG QUA TRINH PHAT
1.1 Vài nét khái quát về huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang 8
1.1.1 Vị trí địa lý nhân văn 8 1.1.2 Đặc điểm địa hình 10 1.1.3 Sông ngồi " 1.1.4 Thổ nhưỡng, 12 1.1.5 Khí hậu 12 1.1.6 Thực vật, động vật 13 1.2 Quá trình phát hiện và nghiên cứu khảo cỗ học Na Hang 17 TIỂU KẾT CHUONG I 4
CHUONG 2 DI CHI HANG PHIA VAL, TUYEN QUANG - NHỮNG GIÁ TRỊ 26 VAN HOA LICH SU
2.1 vị trí quá trình phát hiện và nghiên cứu 26 2.1.1 Vị trí địa lý, tính chất đặc thù của môi trường tự nhiên khu di chỉ — 26
2.1.2 Quá trình phát hiện 28
2.1.3 Hồ khai quật, cấu tao dia ting va tng van hoá 28
2.1.4 Di tích 32
2.1.5 Di vật 36
2.1.6 Phân tích, nhận định khoa học về di tích, di vat hang Phia Vai 4I 2.1.7 Tính chất di chỉ hang Phia Vai 4
2.1.8 Kết quả phân tích, giám định về niên đại 46
2.2 Di chỉ hang Phia Vài - Những giá trị văn hoá lịch sử 47
Trang 3“Tuyên Quang 3.2 Giải pháp bão tồn và phát huy giá trị văn hoá tiền - sơ sử Tuyên Quang
3.3 Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hi
3.3.1 Đối với di tích hang Phia Vai
3.3.2 Đối với hiện vật lưu giữ tại Bảo tàng Tuyên Quang TIÊU KÉT CHƯƠNG 3 i chi hang Phia Vài KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI 1 EU THAM KHAO
PHY LUC 1:CAC BAN DO, SO DO, BAN VE MINH HOA
Trang 41 Tuyên Quang là một vùng đất cổ, có lịch sử lâu đời, có sự phát triển
văn hoá liên tục, có mối quan hệ rộng mở với các khu vực xung quanh, tiếp
thu tinh hoa van hoá bên ngoài làm giầu thêm bản sắc văn hoá dân tộc
'Văn hoá tiền sử và sơ sử Tuyên Quang là một trong những mảng mầu văn hoá đặc sắc của cư dân cổ miền núi phía Bắc nước ta Cho đến nay, ở
“Tuyên Quang đã phát hiện hơn 30 di chỉ khảo cổ học, chứa phong phú công
cụ, di vật của người tiền sử và sơ sử, minh chứng rằng đây là vùng đất sinh tồn và phát triển của con người từ rất sớm
Một hoạt động khảo cổ được xem như là cái mốc đáng ghi nhớ trong
công cuộc nghiên cứu văn hoá tiền sử Tuyên Quang, đó là năm 2003, để phục vu cho chương trình giải phóng lòng hồ Na Hang (Tuyên Quang), Viện Khao cỗ học cùng với Bảo tàng Tuyên Quang đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu,
tìm kiếm các dấu tích văn hoá cô xưa trên vùng đất này Cuộc điều tra đã phát
hiện được 21 địa điểm khảo cổ học quan trọng, gồm đủ các loại hình di tích;
loại hình hang động; loại hình cư trú thềm sông; loại hình mộ táng cổ, bia ký
cổ Trong đó, đặc biệt đáng chú ý là di chỉ hang Phia Vài
Từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5 năm 2005, Viện Khảo cổ học kết hợp với Bảo tầng Tuyên Quang tiến hành khai quật di chỉ hang Phia Vài Tại đây, kết quả khai quật đã chỉ rõ Phia Vài là một di chỉ cư trú của cư dân thuộc sơ kỳ
Đá mới, thuộc hệ thống văn hố Hồ Bình, có niên đại trên 10.000 năm cách
ngày nay Đây là phát hiện đầu tiên về hệ thống văn hố Hồ Bình ở lưu vực
Trang 5Nguyễn Lân Cường, sọ Phia Vài là những bằng chứng đầu tiên về sự xuất hiện những sọ Monggoloid đầu tròn và ngắn Đây là nhận thức hoàn toàn mới về cư
dan van hoá tiền sử Việt Nam, trong đó có chủ nhân văn hoá Hoà Bình Đặc biệt, tài liệu mộ táng phát hiện được ở Phia Vài đã đem lại nhận thức mới về
táng thức của người Hoà Bình, đây cũng là lần đầu tiên phát hiện táng tục
khâm liệm chưa từng có ở khu vực Đông Nam Á Đó là cách khâm liệm đặt vỏ
ốc vào hốc mắt người chết với mục đích làm cho người chết đẹp hơn, sống
đông hơn Ngoài ra, tai hang Phia Vai còn thu được trên 1500 di vật quí giá vừa chứa đựng những đặc trưng kỹ thuật loại hình điển hình của văn hoá Hoà
Bình, vừa bảo lưu mạnh mẽ kỹ thuật loại hình đá cũ, lại có những nét độc đáo
mang sắc thái địa phương ở khu vực đệm Tây Bắc và Việt Bắc Với những giá
trị to lớn trên, năm 2010, di chỉ hang Phia Vài được Bộ Văn Hoá, Thê thao &
Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia
Tuy nhiên, cho đến nay, di chỉ hang Phia Vài mới chỉ được các nhà nghiên cứu đánh giá dưới góc độ khảo cổ học, cỗ nhân học, cổ động vật học,
còn các giá trị về văn hoá và lịch sử thì chưa có một công trình nảo đi sâu
nghiên cứu cụ thể để làm sáng tỏ và tôn vinh
Tác giả luận văn công tác tại Bảo tàng Tuyên Quang, là một trong những đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ sưu tầm, gìn giữ, bảo tồn và phát huy các
di sản văn hoá của dân tộc Do vậy, tác giả mong muốn được nghiên cứu di chỉ hang Phia Vài, một trong những di tích tiền sử tiêu biểu ở Tuyên Quang dưới
góc độ văn hoá học, nhằm góp phần phục vụ cho công tác trưng bầy của Bảo tàng Tuyên Quang trong thời gian tới, đồng thời có cái nhìn sâu hơn về văn hoá
Trang 6nghiên cứu và khai thác đúng mức Hoạt động du lịch về văn hoá còn nghèo
nàn về nội dung và đơn điệu về hình thức biểu hiện, một phần là do chưa làm
sáng tư và tơn vinh những giá trị văn hoá, lịch sử, của các di tích văn hoá trong khu vực lòng hồ thuỷ điện Na Hang, trong đó có nền văn hoá khảo cổ Tác giả
luận văn mong muốn thông qua đề tài nghiên cứu của mình cung cấp những tài ligu can thiết phục vụ cho công tác thuyết minh tại điểm di tích
Mặt khác, hiện nay toàn bộ các di tích, di vật khai quật tại di chỉ hang Phia Vải đang được lưu giữ ở tại địa phương Đây là những điều kiện thuận lợi để tác giả luận văn thực hiện đề tài nghiên cứu của mình
'Với tắt cả những lý do nêu trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Di chỉ hang
Phia Vài Tuyên Quang - Những giá trị văn hoá lịch sử” làm luận văn tốt
nghiệp Cao học, chuyên ngành Văn hoá học của mình
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
2.1 Hệ thống hoá tư liệu và các kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ về các di tích, di vật tại hang Phia Vài
2.2 Thông qua các di tích, di vật tại di chỉ hang Phia Vài làm sáng tỏ những giá trị văn hoá lịch sử thời tiền sử Tuyên Quang
2.3 Đề xuất các giải pháp về quản lý, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử các di tích thời tiền sử Tuyên Quang
2.3 Đề xuất phương pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá di
chỉ hang Phia Vài
2.5 Cung cắp những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác trưng bầy
Trang 7làm rõ các giá trị văn hoá lịch sử thời tiền sử Tuyên Quang
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
a Phạm vi vấn đề: Thông qua di chỉ hang Phia Vài xác định đặc trưng văn hoá, niên đại, các giai đoạn phát triển và những giá trị văn hoá lịch sử thời tiền sử Tuyên Quang
b Phạm vi không gian: Di chỉ hang Phia Vài, huyện Na Hang trong đó có sơ sánh với một số di chỉ khảo cỗ khác cùng niên đại trên địa bàn Tuyên Quang
e Phạm vi thời gian: Giai đoạn sơ kỳ đá mới, trên 10.000 năm cách ngày nay
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
4.1 Phương pháp luận nghiên cứu: Sử dụng phương pháp luận của chủ
ĩa duy vật lịch sử để xác định giá tri lich sử, giá trị văn hoá dĩ chỉ hang Phia Vai
4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu khảo cổ học và văn hoá học là chính Bên cạnh đó còn sử dụng các phương pháp bổ trợ của các ngành liên quan như: Bảo tàng học, cổ địa lý, cỗ nhân, cổ sinh học trong phân tích và tổng hợp các nguồn tư liệu đã được
sam tập
§ KẾT QUÁ ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN VĂN:
5.1 Luận văn tập hợp một cách có hệ thống toàn bộ các tư liệu, các kết nghiên cứu về di tích, đi vật được khai quật tại di chỉ hang Phia Vai Qua đó,
Trang 8di sản văn hóa tiền - sơ sử Tuyên Quang
5.3 Dùng làm tải liệu thuyết minh cho khách thăm quan du lịch, phục
vụ trực tiếp cho công tác tuyên truyền, quảng bá về văn hoá thời tiền sử
Tuyên Quang
5.4 Nêu rõ thực trạng nghiên cứu và bảo tồn các di tích khảo cổ học
Đề xuất định hướng bảo tồn và phát huy di sản văn hoá tiền — sơ sử Tuyên
Quang
5.5 Dé xuat nhimg giai phap dé quan lý, bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hoá lịch sử di chỉ hang Phia Vài 6 BÓ CỤC LUẬN VAN
Luận văn (100 trang), ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận
văn gồm 90 trang được bố cục như sau:
Chương I: Vài nét khái quát về huyện Na Hang, tỉnh tuyên quang Quá
trình phát hiện, nghiên cứu khảo cỗ học
Chương II: Di chỉ khảo cỗ học hang Phia Vài Những giá trị văn hoá lịch sử
Chương II: Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá tiền - sơ sử Tuyên Quang
Ngoài ra, luận văn còn kèm theo các mục: Tài liệu tham khảo (40 tài
Trang 9
J VAL NET KHAI QUAT VE HUYEN NA HANG, TINH TUYEN QUANG
1.1.1 Vị trí địa lý nhân văn
Na Hang là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, cách thành phố Tuyên Quang 113km về phía Bắc Na Hang nằm trong hệ toạ độ địa lý từ
22°14’ dén 22°42 vi Bac va 105°08 đến 105°36 kinh Đông
phia Bac, huyén Na Hang gidp cac huyén Bao Lac (Cao Bang), Ba
Bé (Bac Cạn), Bắc Mê (Hà Giang); phía Nam giáp huyện Chiêm Hoá (Tuyên
Quang); phía Đông giáp huyện Chợ Đồn (Bắc Cạn); phía Tây giáp huyện Bắc
Quang (Hà Giang) Na Hang có diện tích tự nhiên là 146.368 ha, trong đó có 7.257,42 ha đất nông nghiép, 8.5665,38 ha dat lâm nghiệp
Huyện Na Hang thời Đinh, tiền Lê, Lý, Trần thuộc châu Vị Long; năm Quang Thai thir 10 (1937) thuộc huyện Đại Man, trấn Tuyên Quang; thời Lê, năm Quang Thuận thứ 7 (1466) thuộc châu Đại Man, thừa Tuyên Quang; thời Nguyễn năm Minh mệnh thứ 16 (1835) thuộc châu Chiêm Hoá Châu Chiêm Hoa gém 4 tổng: tổng Thỏ Bình, tổng Cổ Linh, tổng Côn Lôn, tổng Vĩnh Yên Nam 1944, hai tổng Côn Lôn va Vĩnh Yên, châu Chiêm Hoá được tách thành châu Na Hang Tháng S năm 1945, sau khi thành lập chính quyển cách mạng, châu Na Hang đổi thành huyện Xuân Trường Từ năm 1954, huyện Xuân
Trường được đổi tên thành huyện Na Hang
Theo số liệu thống kê năm 2003, huyện Na Hang có 21 xã và | thi tran,
với số dân khoảng 64.621 người thuộc 12 dân tộc, cư trú xen kẽ tai hon 300
Trang 10người Kinh chiếm 9,72%, người Mông chiếm 5,31% va cu dan thuộc các dân tộc khác chiếm 4,07% Mỗi dân tộc đều lựa chọn địa bàn cư trú phù hợp và có phong tục, tập quán riêng Đồng bào Kinh, Tày thường ở vùng thấp, nơi có những cánh đồng, soi bãi rộng, giao thông thuận lợi; đồng bào Dao, Mông hay ở thành từng làng, bản độc lập trên các triển núi Văn hóa truyền thống
các cư dân ở Na Hang khá phong phú và đậm nét Tay - Dao, đặc biệt là vốn
truyện cổ tích, truyền thuyết dân gian Hằu như ngọn núi, dòng sông, con st
nảo cũng có sự tích gắn với địa danh nơi đó Nhiều hiện tượng thiên nhiên
được lý giải sinh động Công cuộc chỉnh phục thiên nhiên va cuộc đấu tranh
chống áp bức, bóc lột, chống ngoại xâm đã để lại hồi quang trong truyện cỗ tích, truyền thuyết dân gian củng rất nhiều câu chuyện truyền miệng nửa
thực, nửa hư cảng làm cho vùng đất nay có sức hút đặc biệt Những câu
chuyện cô tích, truyền thuyết luôn có sức lôi cuốn mãnh liệt đối với những ai yêu thiên nhiên, truyền thống văn hoá, nhân văn, ưa khám phá những miền
dat la
Na Hang có vị trí khá quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của
tỉnh Tuyên Quang Rừng là một thế mạnh của huyện với những điều kiện
thuận lợi để phát triển lâm nghiệp như: Diện tích đắt rừng 75.027ha, có nhiều
loài động, thực vật quí hiểm như: đỉnh hương, nghiển, trai, sến, pơmu Diện
tích đất nông nghiệp của huyện tuy không lớn song có độ dày canh tác cao, mau mỡ, thích hợp với việc phát triển cây lương thực, cây công nghiệp Bên cạnh đó, huyện còn có thảm thực vật phong phú để phát triển chăn nuôi đại
gia súc Đắt đai và khí hậu một vài nơi cho phép trồng các loại cây ăn quả ôn
đới (mận, đào, lê ) Na Hang còn là vùng đất có trữ lượng khoáng sản lớn và
phong phú, như: thiếc, quặng, ăng tỉ moan, vàng sa khoáng
Trang 11mạng góp phần quan trọng vào chiến thắng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Bởi vậy, nơi đây có giá trị to lớn trong công tác
phục vụ nghiên cứu khoa học, là nơi vui chơi giải trí bổ ích và lý thú với khách tham quan du lich
Từng thế mạnh, tiềm năng về đất đai, trí tuệ, con người đã dần được khai thác dé xây dựng Na Hang thành một huyện có nền kinh tế - nông nghiệp khá ổn định, cải thiện mạnh mẽ đời sống vật chất, văn hoá tỉnh thần của đồng bảo các dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay
1.1.2 Đặc điểm địa hình
Na Hang nằm trong vùng đổi núi cao của tỉnh Tuyên Quang nên cảnh quan địa hình rất phức tạp, độ chia cắt mạnh, nhiều sườn dốc và khe sâu,
nhiều vùng gần như biệt lập, sự gắn kết giữa các vùng dân cư, các điểm kinh
tế - xã hội gặp nhiều khó khăn Do địa hình chia cắt, giao thông đi lại đặc biệt khó khăn so với các vùng khác Cũng nhờ đó mà tại nhiều nơi trong huyện
còn tổn tại nhiều khu rừng nguyên sinh rộng lớn, đó là những khu bảo tồn da dạng sinh học quý giá cần được nghiên cứu và bảo vệ
Núi đất chiếm phần lớn diện tích của huyện, độ cao phổ biến từ
600m — 1000m và thấp dần từ Bắc xuống Nam Trên nền độ cao này nổi lên
một số ngọn núi cao trên 1000m như Pia Phoung, Pa Tao, Kia Tăng Ngoài ra, ở phía Bắc Na Hang còn có những mạch núi đá vôi chạy đài xen kẹp với
những dải đồng bằng hẹp Ở đây, về mùa khô thường có hiện tượng thiếu
nước Cấu trúc địa hình trong vùng, nhìn chung bị phân cách mạnh mẽ bởi
các dãy núi hiểm trở hay các sông suối với lượng nước biến đổi rất mạnh theo
Trang 12
Nét nỗi bật của địa hình Na Hang là giữa các dãy núi đồi vẫn thường bắt gặp các thung lũng to nhỏ, rộng hẹp khác nhau đất đai mẫu mỡ có thể canh tác được Đó không chỉ là nơi thích hợp cho phát triển kinh tế vườn rừng, trang trại trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cằm mà từ xa xưa cũng đã là nơi đắc địa để người tiền sử tụ cư sinh sống
1.1.3 Sông ngồi
Na Hang có hai con sông là song Gam va song Nang Sông Gâm bắt
nguồn từ Trung Quốc chảy qua núi Đỗ, xã Thượng Tân, huyện Bắc Mê (Hà Giang) vào địa phận Na Hang với chiều dài S3km, hướng sông chảy từ Bắc
xuống Nam, xuôi qua huyện Chiêm Hoá rồi hợp lưu với sông Lô Đây là đường thuỷ duy nhất nối Na Hang với tỉnh ly Tuyên Quang Sông Năng bắt
nguồn từ tỉnh Cao Bằng qua cửa hồ Ba Bể vào Na Hang theo hướng Đông -
Tây trên độ dài 25km, hợp lưu với sông Gâm tại chân núi Pác Tạ gần huyện ly Na Hang Ngồi sơng Gâm và sông Năng, huyện còn có hai suối lớn là Khuỗi Trang va Bic Vang (Nam Vang) cùng hàng chục khe, lạch, suối nhỏ va trung bình
Sông suối của huyện có tốc độ dòng chảy lớn, nhiều thác ghềnh, thường lũ trong mùa mưa, tuy có gây một số khó khăn trong phát triển kinh tế, xã hội song cũng có những tiềm năng, giá trị về mặt kinh tế Ngoài cung cấp nước phục vụ đời sống, sản xuất, sông suối Na Hang còn có nguồn thuỷ sản
rất phong phú với nhiều loại cá ngon; là đường giao thông quan trọng giữa các vùng, đồng thời cho phép phát triển thuỷ điện nhỏ cũng như xây dựng các công trình thuỷ điện lớn Hiện nay, Na Hang đã có nhà máy thuỷ điện được xây dựng trên sông Gâm với công suất 320MW, sản lượng điện hàng năm 1,4
tỷ KW/h Đồng thời, việc trị thủy dòng sông Gâm sẽ cắt lũ cho khu vực vùng
Trang 13
Gam va sng Năng là những dãy núi đá vôi dựng đứng xếp hàng liên tiếp với
nhau tạo ra nhiều cảnh đẹp kỳ thú
1.1.4 Thổ nhưỡng
Dit 6 Na Hang khá đa dạng, được hình thành trên các loại đá mẹ là đá
biến chất và đá trằm tích Đất có mẫu đỏ vàng và vàng nhạt phân bố trên núi, hình thành ở độ cao 700 - I.800m, nhóm đất này gồm một vài loại đất như đất
mùn đỏ vàng trên núi phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau như đá gnai, đá
phiến mica, sa thạch Nhóm đắt này dễ bị tổn thương bởi sói mòn và mưa lũ nên cần được bảo vệ thông qua việc giữ gìn vốn rừng, trồng rừng và hạn chế
việc phá rừng làm rẫy
'Do phần lớn diện tích dat ở Na Hang là những đồi núi cao nén ph trồng cây lương thực rất hạn chế Đắt lâm nghiệp có tiềm năng lớn hơn và tập trung ở một số xã như Thượng Nông, Thúy Loa Trên các vùng đất này rừng,
tự nhiên khá phong phú với trữ lượng lớn Đắt nông nghiệp chiếm diện tích rất nhỏ, hàm lượng dinh dưỡng thuộc loại trung bình và khá, chủ yếu là đất phù sa sông suối và những khu đất lầy thụt ở các thung lũng núi - sông - suối
1.1.5 Khí hậu
Do ảnh hưởng của địa hình, khí hậu của Na Hang không đồng nhất giữa
các vùng, phụ thuộc vào độ cao và đặc điểm của núi Vùng cao trên 800m
mang sắc thái khí hậu á nhiệt đới, nhiệt độ cao nhất trong năm khoảng trên
30°c Vùng thấp dưới 800m mang sắc thái khí hậu nhiệt đới, nóng, âm Khí hậu trong năm chia làm 2 mùa rõ rột và hay thay đổi thất thường: Mùa hè
nóng, âm, mưa nhều, kéo đài từ tháng 4 đến tháng 9, thời kỳ nóng nhất
thường diễn ra vào tháng 6 và tháng 7, cá biệt có ngày nắng nóng nhiệt độ lên
đến 39°~ 40°c Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa, có nhỉ
sương muỗi cục
bô, thời kỳ lạnh nhất thường la thang chap va tháng giêng, nhiệt độ thấp nhất
Trang 14Lượng mưa trung bình là 1.800mm Lượng mưa chủ yếu tập trung vào
mùa hạ (chiếm đến 80%) và kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiễu nhất
vào tháng 7 và tháng 8 Ngược lại, mùa đông khô ráo sẽ kéo đài từ tháng 11 én tháng 2 năm sau, mưa ít nhất vào tháng 12 và tháng 1
Độ ẩm không khí trung bình là 85%, so với các huyện khác trong tỉnh
“Tuyên Quang, Na Hang có độ ẩm thấp hơn
Nằm sâu trong nội địa, được che chắn bởi nhiều đây núi cao, Na Hang không chịu ảnh hưởng của bão biển song thường hay có gió xoáy, gió lốc thất thường, không theo chu kỳ Mùa lạnh nhiều sương, đầu mùa hè hay có mưa đá, mùa mưa thường có các trận lũ ngắn đột ngột
'Nhìn chung, chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm và gió mùa đã tạo những điều
kiện thuận lợi cho thảm thực vật ở Na Hang phát triển phong phú, những rừng,
cây nhiều tầng xanh tốt quanh năm Bên cạnh đó, với một mùa đông lạnh đã
làm cho nơi đây có thể sản xuất nông nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới Khả năng trồng cây được liệu, cây công nghiệp và thực hành nông nghiệp trang trai đã là một nguồn lực tự nhiên đáng kế để phát triển kinh tế
1.1.6 Thực vật, động vật * Thực vật
Na Hang là huyện có quần thể thực vật phong phú, trong địa vực của huyện có trên 81.027.94 ha rừng tự nhiên và 4.637,44 ha rừng trồng Chế độ
khí hậu nhiệt đới am và gió mùa đã tạo cho rừng ở Na Hang sinh trưởng và phát triển khá nhanh và phong phú, với nhiều loài quý hiểm như: Đỉnh hương,
nghién, trai, sến, pơ mu
Đặc biệt, Na Hang có khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung nằm ở trung tâm của vùng núi Đông Bắc, nơi giao lưu và hội tụ của nhiều luồng,
Trang 15và luồng động thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa) Theo đánh
giá của các nhà khoa học, khu bảo tồn thiên nhiên Tát Ke - Bản Bung hiện
còn lưu giữ được rừng nguyên sinh thuộc hàng lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam
Khu rừng Tát Kẻ ~ Bản Bung thuộc loại rừng mưa á nhiệt đới có độ âm 85%, rừng thường xanh chủ yếu là các loại cây lá rộng trên núi đá vôi độ che phủ đạt 86% trên toàn diện tích đất tự nhiên Tại đây, hiện còn lưu giữ các kiểu rừng cơ bản: Rừng thường xanh va nửa thường xanh ở độ cao thấp trong các
thung lũng; rừng trên núi đá vôi ở các triển núi dốc và vùng núi đất lẫn đá;
rừng trên các đỉnh núi cao trên 700m; rừng tre nứa, rừng thứ sinh và rừng
trắng cỏ
'Có thé thấy, rừng tại khu bảo tồn là trạng thái rừng tự nhiên có kết cấu
điển hình và là khu rừng có nguồn gen thực vật phong phú và tính đa dạng
sinh học cao Khu bảo tồn được nhiều nhà khoa học coi là một trong những
điểm nghiên cứu đa dạng sinh học rừng quan trọng nhất Thảm thực vật tại đây gồm 353 loài thuộc 84 họ từ bậc thấp đến bậc cao Về điều tra cây gỗ lớn, có những loài quí hiếm như pơmu, kim giao, thơng tre, mun đen, hồng đàn, nghiền, trai, đinh, lim, sến, lát Các loài thực vật quý hiểm đã được ghỉ trong sách đỏ của Việt Nam va thé giới: Hệ thực vật có họ định (Bignoniaceae), ho hoàng dân (Cupressaceae), đay (Tiliaceae), bứa (Clussiaceae), dâu (Moraceae), xoan (Meliaceac), du (Fabaceae), dé (Fagaceae), cỏ (Poaceae), ho kim giao (Podocarpaceae) Mới đây các nhà khoa học đã phát hiện trong rừng đặc dụng Na Hang một loại thông hai lá, quả nhỏ ở độ cao 800m, đây là loại thông mới quí hiếm của Việt Nam Hiện nay, có 23 loài thực vật ở phân khu Bản Bung được liệt kê trong sách đỏ Việt Nam Các nhà khoa học đã
phân cấp nguy cơ đe doạ của các loài thực vật trong khu bảo tồn như sau: Nhóm “đang bị nguy cấp” — bị đe doạ tuyệt chủng nặng nề nhất ở Việt
Trang 16Nhóm “sẽ bị nguy cấp” gồm 7 loài như: Excentrodendron, hoàng đản Trong rừng đặc dụng Na Hang có nhiễu loại lan hài quý chủ yếu mọc trên núi đá vôi, trên hốc đá và những vách đá vôi dựng đứng như: lan hài hằng,
an hài xanh, lan hài mốc, lan hài chân tím, lan hai tia, lan hài henri Ngoài ra,
thảm thực vật sát mặt đắt ở rừng đặc dụng Na Hang gồm các nhóm: cây thân
thảo, cây dây leo, cây bụi va cây gỗ
Các loài thực vật được phân theo chức năng, gồm có: 1654 loài cho gỗ, 558 loài dùng làm thuốc; 167 loài ăn được; 109 loài làm cảnh; 40 loài làm thức ăn gia súc; 03 loài làm phân xanh
Dựa vào sự phân bố trên 2 nền vật chất, có thể chia làm hai nhóm thực
vật chính: Nhóm thực vật trên núi đá vôi và nhóm thực vật trên núi đất
Rừng Na Hang còn có nhiều loài được liệu quý và các loại rau, quả đặc sản như: Ngót rừng, rau đớn, trám đen, trám trắng, tai chua, sắu, dâu da, doi
rừng, các loại măng, nắm Tài nguyên cây dược liệu phong phú và đa dạng (thường độ phong phú về thành phần loài cây dược liệu chiếm tỉ lệ thuận với số loài thực vật trong khu vực) Qua khảo sát sơ bộ các loài cây dược liệu trong khu vực này thuộc: họ cúc, họ ngũ da bì, họ bạc hà, họ trúc đảo, ho ôrô, họ đơn nem, họ cà phê, họ đậu Nhiều loài được đồng bào nơi đây khai thác
với số lượng lớn như: Thiên niên kiện, bách hộ, thổ phục linh, cốt toái bổ, củ kình vôi, kim tuyến
Rừng Na Hang đa dạng về cấu trúc, về số lượng loài thực vật Với nguồn gen thực vật vô cùng phong phú, Na Hang được các nhà khoa học đánh
giá là một điểm quan trọng cho bảo tồn các loài thực vật điển hình của rừng
Trang 17động vật không xương sống khác; khu hệ bướm khá đa dạng với các loài bướm cỏ vàng, bướm đuôi rồng, bướm vòi, bướm cây tằm ma; loài cá, lưỡng cứ và bỏ sát tập trung lớn ở sông Gâm, sông Năng và các dòng suối nhỏ với khoảng 61 loài cá Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 65 loài bò sát và 18 loài
lưỡng cư ở khu vực Na Hang gồm 2S loài rắn, thằn lần; 35 loài ếch, nhái và trên 500 lồi cơn trùng trong đó có loài thin lin Acanthosaura lepidogaster
được liệt vào hàng "
¡ đe doạ tuyệt chủng" trong sách đỏ Việt Nam
~ Chim có khoảng 171 loài, trong đó có nhiễu loài quý hiếm như phượng
hoàng đất, gà lôi trắng, gà tiền, gà g6, vẹt, gõ kiến đầu đỏ Tại đây, còn xuất hiện chim di cư khi thời tiết ắm áp như nhạn, cốc, diệc
~ Thú có khoảng 56 loài sinh sống, những loài thú quý hiếm như: hồ, báo hoa mai, báo gắm, báo lửa, gấu chó, gấu ngựa, các loại cầy, sóc Đặc biệt
trong khu rừng đặc dụng Na Hang là nơi sinh sống của 8 loài linh trưởng
gồm: Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), vooe den má trắng
(Trachypithecus prancoici), khi cộc, khi đuôi lợn, khi mốc, khi vàng, cu ly
nhỏ, cu ly lớn Trong đó, loài voọc mũi hếch là loài đặc hữu của Việt Nam
(được ghi tên trong sách đỏ Thế giới), cũng là quần thể lớn nhất được ghỉ
nhận tại Na Hang với khoảng 150-200 con
Ngoài ra rừng đặc dụng Na Hang còn là nơi trú ngụ của 19 loài dơi
Có thể nói, môi trường sinh thái Na Hang có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho thảm động, thực vật phát triển tạo sự phong phú và đa dạng sinh học, trong đó có nhiều loài đã được ghi trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới Đặc biệt, khu rừng Tát Kẻ - Bản Bung nằm trong rừng phòng hộ đầu nguồn, có giá trị rất lớn trong việc điều tiết nước và phục vụ công tác nghiên
âu, thổ nhưỡng
Trang 181.2 QUÁ TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU KHẢO CÓ HỌC NA HANG
Tuyên Quang là một trong những tỉnh có hoạt động khảo cổ học khá
sớm Từ năm 1920 đã có nhiều di vật, di tích thời tiền - sơ sử được tìm thấy
trên mảnh đất giầu bản sắc văn hoá này Cho đến nay, đã có hơn 10 di chỉ khảo cỗ đã được khai quật, thu được hàng chục di tích bếp, mộ táng, hàng
nghìn công cụ lao động bằng đá, đồng, hàng nghìn mảnh gốm ở nhiễu thời kỳ
văn hoá khác nhau Đây là nguồn tài liệu quan trọng, giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu văn hóa Tuyên Quang thời tiền sử
Khi nói đến khảo cổ Tuyên Quang không thể không nhắc đến các di tích khảo cổ ở huyện Na Hang Khảo cỗ học Na Hang được chú ý từ tháng 8 năm 1991 khi một số công nhân làm cầu Nà Nẻ ở xã Thanh Tương, huyện Na
'Hang đã tìm thấy 2 di vật gồm một chiếc dìu xoè cân và một chiếc giáo bằng đồng trong lòng suối vốn là thm cỗ sông Gâm Đây là những di vật mang đặc
trưng văn hoá Đông Sơn Phát hiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, hứa hẹn Na Hang là một vùng đất có tiềm năng khảo cổ lớn Và thực tế đã chứng
minh điều đó
Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện Tuyên Quang nằm trên địa phận huyện Na Hang, tinh Tuyên Quang Công tình thuỷ điện sẽ làm ngập khu vực 12 xã và một phần thị trấn Đó là các xã: Vĩnh Yên, Sơn Phú, Trùng Khánh, Xuân Tân, Xuân Tiến, Thuý Loa, Phúc Yên, Lang Quan, Lang Can, Đà Vị, Yên Hoa,
Khau Tỉnh, Sinh Long và một phần thị trắn Na Hang Ngoài ra, một số xã thuộc tỉnh Bắc Cạn và Hà Giang liễn kể với huyện Na Hang cũng bị ngập
Giải phóng khu vực lòng hỗ, không chỉ là giải phóng về mặt dân cư mà
phải tiến hành cả việc giải phóng về mặt văn hoá, trong đó có các di tích, di
Trang 19nhằm bảo vệ các di sản văn hoá dân tộc Đó cũng là việc làm thực hiện ding Luật Di sản văn hoá do Nhà nước ban hành
Do đó, để bảo tồn di sản văn hoá vùng lòng hồ sẽ bị ngập nước vĩnh viễn, Viện Khảo cổ học đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn ở Trung ương và địa phương tiến hành 3 đợt điều tra khảo sát tại khu vực lòng hồ
Đợt một diễn ra vào tháng 10 năm 2003 Tham gia đoàn khảo sát gồm
một số cán bộ chuyên môn ở Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hoá
Tuyên Quang Kết quả đã phát hiện một số di tích, di vật có giá trị từ giai
đoạn khảo cổ học thời sơ sử đến giai đoạn khảo cổ học lịch sử, đặc biệt là
những khu mộ táng cổ ở các xã Thuý Loa, Yên Hoa, với nhiều di vật gốm sứ quan trọng
Dot hai diễn ra vào tháng 6 năm 2003 Thành phần tham gia điều tra khảo sát lần này do Bộ Văn hóa Thông tin chủ trì một đoàn khảo sát liên hợp bao gồm: Viện Khảo cổ học, Viện dân tộc học, Viện Văn hoá Dân gian, Cục Di sản Văn hoá, Viện Văn hoá - Nghệ thuật Cuộc khảo sắt đã phát hiện thêm
một số di tích, di vật và xác định rõ những khu vực cần chú ý điều tra để có kế hoạch nghiên cứu sâu trong thời gian tiếp theo
Đợt 3 diễn ra từ ngày 3 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12 năm 2003 Do kế hoạch lắp sông chặn dòng vào cuối năm 2003 nên việc triển khai điều tra toàn bộ 12 xã và một thị trấn không thể theo kịp tiến độ chặn nước mang tính kỹ thuật như kế hoạch đặt ra Do vậy, đợt khảo sát lần thứ ba chỉ tiến hành được
ở 4 xã (Xuân Tân, Xuân Tiến, Trùng Khánh, Vĩnh Yên) Đoàn khảo sát gồm 'bộ Viện Khảo cổ học và Bảo tảng Tuyên Quang đã tiến hành điều tra, đảo
thám sát các di tích khảo cỗ học mới, xác minh các địa điểm cũ, nhằm xác
định nội dung, chất của các di tích trong phạm vi bốn xã phục vụ kế hoạch khai quật tiếp theo Cuộc điều tra đã mang lại nhiều phát hiện khảo cỗ
Trang 20trên sông Gâm Kết quả đã phát hiện 21 địa điểm khảo cổ học gồm đủ các loại
hình di tích, có thể phân thành 3 loại hình di tích chính sau (bản đồ 2) (30): ~ Loại hình hang động ~ mái di
Hang Phia Vail, Phia Vai 2, Na Giang, Khau Vu, Na Mal, Na Ma3, Nà Ma 4, Cảng Cảo thuộc Xuân Tân; dia điểm Nà Đứa thuộc xã Xuân Tiến; địa điểm Nà Thảm thuộc xã Trùng Khánh; địa điểm Nà Tông thuộc xã Vĩnh Yên
ih thành vào thế Creta muộn khị có 11 địa điểm, gồm các địa điểm: Các hang động trên được 1g 200 triệu năm cách ngày nay Địa hình các khu vực có núi đá vôi khá phức tạp, bi
chia cắt mạnh, tạo thành nhiều khe sâu và có độ dốc lớn Núi ở đây có độ cao
trung bình từ 200 - 700m
Phần lớn các hang, mái đá có di tích khảo c phân bố từ độ cao
trung bình từ 8 - IÖm so với mặt đất Các hang này nhìn chung có diện tích
không lớn lắm, và thường phân bố cạnh các dòng suối lớn, hoặc gần sông
'GGâm, hướng hang không theo một hướng nhất định Các nền hang động ở đây
đã bị xáo dữ dội, tằng văn hóa cơ bản đã bị xâm hoại và ít có giá trị nghiên
cứu Trong số 11 hang động nói trên, chỉ có di chỉ hang Phia Vài 1 là có ting văn hóa khá nguyên vẹn, số điện tích còn khai quật được tuy không lớn nhưng cũng giúp cho ta hiểu được văn hóa thời tiền sử ở đây Có 4 địa điểm tìm thấy đồ đá ghè đẽo: Phia Vải 1, Nà Mạ 1, Nà Mạ 3, Nà Đứa Chưa tìm thấy đồ đá
mài và đồ gốm cùng các di tích khác kèm theo Theo các nhà khảo cổ các sưu tập đá từ 4 địa điểm này có những đặc điểm chung vẻ loại hình và kỹ thuật chế tác Niên đại ước đoán khoảng giai đoạn sớm của thời đại Đá mới, tương,
đương với văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn
~ Loại hình thềm sông: Có 7 địa điểm: Địa điểm Nà Thìn thuộc xã
Xuân Tân; địa điểm Khuôi Bốc, Bắc Giỏn 1, Bắc Giòn 2, Nà Đứa, Thác Khuy
Trang 21Nhin chung ca 7 dia diém trén déu phan bé trén thém bac I song Gam,
có độ cao trung bình tir 8 - 10m so véi mặt nước Việc phát hiện ra các địa
điểm này hoàn toàn dựa vào sự xuất lộ ngẫu nhiên của các di vật đá khi mà
bậc thêm sông đã bị sói lở do tác động tiêu cực của con người vào thiên nhiên
Công cụ thu được từ 7 địa điểm chủ yếu là công cụ lao động bằng đá, chưa
tìm thấy các dấu tích văn hoá vật chất khác Có thể nói, tầng văn hóa khảo cổ
ở 7 địa điểm trên rất mờ nhạt, phân tán Tập hợp các công cụ đá ở 7 địa điểm thềm sông đều có chung những đặc điểm chung về hình thái công cụ và kỹ thuật chế tác, chúng chứa đựng nhiều đặc trưng của công cụ văn hố Hồ
Bình,
Sơn, niên đại ước tính khoảng trên dưới Ì vạn năm cách ngày nay
~ Loại hình mộ táng cỗ: Có 3 địa điểm: Heo Uan, Pù Quân, Na Cay thuộc xã Trùng Khánh Những khu mộ táng này thường phân bồ trên các quả
đổi thấp thoải, gần sông suối Các khu mộ đều có đặc điểm chung là có đánh dấu bia mộ là một tắm đá phiến, một loại đá có sẵn trong vùng Trong số bia
mộ được phát hiện ở đây có loại bia được khắc chữ Hán, còn phần nhiều là để mộc Căn cứ vào toàn bộ những dữ liệu khảo cổ học thu lượm tại 3 địa điểm
trên cho thấy đây là những di tích khu mộ táng cổ, những di vật tìm thấy đều là những đồ gốm sành sứ tuỳ táng chôn kèm theo người chết Niên đại của
khu mộ này có thể thuộc thời Lê thế kỷ 16 - 18
Có thể nói, tập hợp các di tích, di vật, gồm đồ đá, đồ kim loại, đồ gốm
sứ tìm thấy ở 21 địa điểm khảo cổ học ở 4 xã Xuân Tân, Xuân Tiến, Trùng Khánh, Vĩnh Yên là những tiêu chí cơ bản để tìm hiểu hoạt động kinh tế, tổ
chức xã hội, mối quan hệ văn hoá, và niên đại của cư dân cổ Na Hang
Đặc biệt, trong số 21 địa điểm khảo cổ nói trên, có 14 địa điểm thuộc
Trang 22Can cứ vào kết quả khảo sát và nghiên cứu bước đầu, cán bộ Viện
Khảo cỗ học và Bảo tầng Tuyên Quang đã tiến hành phân loại 21 di chỉ khảo cổ trong vùng ngập ở 4 xã trên thành 2 loại dựa vào các tiêu chí: Quy mộ, tinh chất, mức độ bảo tồn của di chỉ; sự có mặt của phức hợp di vật, niên đại và giá trị sử liệu của chúng
Loại 1: Những di tích có diện tích vừa và nhỏ, có ting van hoá được bảo tồn khá nguyên vẹn, có tổ hợp di vật khá phong phú, cần thiết phải đưa
vào dự án khai quật Loại này gồm 3 di tích
1 Địa điểm hang Phia Vài thuộc bản Cốc Ngân, xã Xuân Tân Địa
tang day 0,30 ~ 0,40m Diện tích cần khai quật 40mẺ
2 Địa điểm Heo Uẫn thuộc thôn Túc Lương, xã Trùng Khánh Dia tang dày 0,50 ~ 0,60m Diện tích khai quật 500m
3 Địa điểm Pù Quân thuộc thôn Túc Lương, xã Trùng Khánh Địa
tầng dày 0,50 — 0,60m Diện tích khai quật 200mẺ Địa điểm nay gần kể với Heo Uẫn, cũng là di tích có tính chất và niên đại tương tự như Heo Uẩn
Loại 2: Bao gồm những di tích tuy có phát hiện được tổ hợp di vật
khảo cổ, nhưng tằng văn hoá khảo cổ rất mờ nhạt, phân tán hoặc bị xáo trộn
nghiêm trọng thì không cần khai quật, nhưng cần theo dõi trong quá trình thi công hoặc khảo sát thêm để thu thập hiện vật Loại nảy gồm 18 địa điểm còn lại:
1 Di tích hang Phia Vài 2 (xã Xuân Tân) Di tích hang Na Ma 1 (xã Xuân Tân) Di tích hang Nà Mạ 3 (xã Xuân Tân) Di tích hang Nà Mạ 4 (xã Xuân Tân)
mm
HN
Di tích hang Căng Cào (xã Xuân Tân), Mái
Mái đá Khau Vụ (xã Xuân Tân) Địa điểm Nà Thìn (xã Xuân Tân)
Trang 23
9 Dia diém Khuôn Bốc (xã Xuân Tiến)
10 Địa điểm Bắc Giòn 1 (xã Xuân Tiền)
11 Địa điểm Bắc Giòn 2 (xã Xuân Tiền)
12 Địa điểm Nà Đứa (xã Xuân Tiền)
13 Địa điểm Thác Khuy (xã Xuân Tiến) 14 Địa điểm hang Nà Đứa (xã Xuân Tiến) 15 Địa điểm Nà Cáy (xã Xuân Tiến) 16 Địa điểm hang Na Tham (xã Xuân Tiến) 17 Địa điểm hang Nà Tông (xã Xuân Tiến)
18 Địa điểm Pá Van (xã Xuân Tiến) ‘Tir su phân loại trên, Viện Khảo cị
nghị Bộ Văn hoá - Thông tin ra quyết định cho phép khai quật hang Phia Vai (thôn Cốc Ngân, xã Xuân Tân), địa điểm Heo Uấn và địa điểm Pù Quân (xã Trùng Khánh)
Để phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử văn hoá, bảo vệ di sản văn hoá dân tộc, đồng thời giải phóng nhanh lòng hồ phục vụ cho công trình thuỷ điện Tuyên Quang khởi công đúng tiến độ, ngày 10 tháng 3 năm 2005, Bộ
'Văn hố - Thơng tin ra quyết định số 403/ QÐ - BVHTT về việc cho phép Sở
'Văn hoá - Thông tin Tuyên Quang phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật 3
địa điểm: Hang Phia Vài, thôn Cốc Ngạn, xã Xuân Tân; địa điểm Heo Uấn và
Pù Quân thôn Túc Lương, xã Trùng Khánh thuộc huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
Căn cứ vào quyết định của Bộ Văn hố - Thơng tin, từ ngày 3tháng 3 năm 2005 đến ngày 1 tháng 5 năm 2005, cán bộ Viện Khảo cỗ học và Bảo
tàng tỉnh Tuyên Quang đã tiến hành khai quật 3 di tích nói trên Bằng phương
Trang 24dân địa phương cũng được khai thác triệt để nhằm góp phần phác dựng lại
bức tranh toàn cảnh về bản sắc văn hoá của các cư dân bản địa trong tiến trình lich sử Trong đó, đặc biệt đáng chú ý là di chỉ hang Phia Vài, kết quả khai quật đã chỉ rỡ đây là một di chỉ cư trú của cư dân thuộc giai đoạn sơ kỳ Đá
mới, thuộc hệ thống văn hố Hồ Bình Điều quan trọng hơn cả là cuộc khai quật đã cung cấp một khối lượng phong phú những tư liệu về văn hoá vật chat và tỉnh thần của người nguyên thuỷ trên đất Tuyên Quang
Cùng với di chỉ Phia Vài, việc phát hiện 7 di tích văn hóa Hòa Bình trên bậc thềm sông Gâm (Nà Thìn, Khudi Bốc, Thác Khuy, Bắc Giòn 1, Bắc
Giòn 2, Nà Đứa, Pá Ván) đã góp vào nhận thức mới của chúng ta về hình thức
cư trú của cư dân Hòa Bình Đã có một thời, nhận thức chung của các nhà
nghiên cứu khảo cổ về các di tích Hòa Bình chủ yếu là loại hình di tích hang
động Trong hệ sinh thái thung lũng đá vôi, cư dân Hòa Bình phân bố thành từng nhóm hay thành từng cụm di tích Các nguồn tư liệu tìm thấy tại Na
'Hang, cho phép chúng ta có nhận thức mới về định hướng sinh thái khác nhau
của người Hòa Bình, đó là: Môi trường sinh thái thung lũng Karst là môi
trường sinh thái chủ yếu của cư dân Hòa Bình nói chung Môi trường sinh
thái đồi, gò có nguồn gốc thêm sông cỗ là hệ sinh thái khá phổ biến của người Hòa Bình ở vùng núi Đông Bắc
Đến nay, trên đất Tuyên Quang các di tích sơ kỳ Đá mới chỉ tìm thấy ở huyện Na Hang, đây là kho tư liệu quý để các nhà sử học, khảo cỗ học nghiên cứu về bức tranh tiền sử Tuyên Quang trong giai đoạn lịch sử này Đồng thời,
đây cũng là nguồn tư liệu phong phú giúp tác giả luận văn tìm hiểu về những
giá trị văn hóa lịch sử của di chi hang Phia Vai trong mối quan hệ rộng hơn
Hiện nay, đã có một số công trình viết về khảo cổ Na Hang Trong đó,
Trang 25người trực tiếp tham gia khảo sát, điều tra, khai quật các di chỉ vùng lòng hồ
thuỷ điện Na Hang
Trong cuốn “Báo cáo kết quả khai quật các di tích khảo cô học vùng
lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang”, TS Trình Năng Chung và một số tác giả ở 'Viện Khảo cổ học đã trình bầy đầy đủ các cuộc khai quật, điều tra, khảo sát
về toàn bộ các di chỉ trong lòng hỗ thuỷ điện Tuyên Quang
Trong cuốn “Tiền sử và sơ sử Tuyên Quang”, TS Trình Năng Chung
đã trình bẩy khá chỉ tiết các di chỉ vùng lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang, đồng thời phác hoạ đôi nét về hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội của cư dân tiền sử
sống trên vùng đất này
Hai công trình trên có ý nghĩa quan trọng, là những tư liệu và nhận
thức quý giá về lịch sử, văn hoá thời tiền sử Tuyên Quang TIÊU KẾT CHƯƠNG L
lảm ở vùng núi cao của tỉnh Tuyên Quang, huyện Na Hang được thiên
nhiên ưu đãi về nhiều mat Dat đai màu mỡ, khí hậu ơn hồ là điều kiện thuận
lợi cho các loài động, thực vật sinh trưởng, phát triển Địa hình bị chia cắt mạnh bởi sông suối, đồi núi Hệ thống sông suối dày đặc đem lại nguồn nước
déi dao, là điều kiện cho cây trồng nông - lâm nghiệp phát triển, đây cũng là
nơi cư ngụ của rất nhiều loài thuỷ sản Hệ thống sông của huyện Na
Hang có độ dốc cao, tạo tiểm năng lớn vẻ thuỷ điện
'Do điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, nên ngay từ buổi sơ khai của lịch sử, Na Hang đã từng là nơi sinh sống của người tiền sử Những di tích khảo
cỗ phát hiện tại Na Hang minh chứng đây là một vùng đất có truyền thong văn hoá, lịch sử lâu đời và liên tục, luôn gắn với quá trình phát triển của các khu vực văn hoá lâu đời khác trên mọi miền đất nước Khối lượng di vật
phong phú thu được từ các cuộc khai quật khảo cô tại Na Hang là nguồn sử
Trang 26
phần nghiên cứu quá khứ xa xưa của dân tộc, cung cấp hiện vật, biên soạn địa chí, góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao trình độ dân trí cho cán bộ và
nhân dân các dân tộc ở Tuyên Quang Đây cũng là những cơ sở khoa học cho việc định hướng điều tra, nghiên cứu bảo tồn văn hoá các dân tộc vùng lòng hồ thuỷ điện Na Hang
loa Binh da dé
lại đấu ấn đậm nét ở vùng sơn khối đá vôi Na Hang Với sự phát hiện của của Đặc biệt, văn hoá sơ kỳ Đá mới với đặc trưng là văn he 14 di tích văn hố Hồ Bình cả ở trong hang động lẫn thềm sông vùng Na Hang là một đóng góp quan trọng trong việc nhận thức tiền sử Tuyên Quang nói riêng và Việt Nam nói chung Tại đây, đã hình thành một loại hình văn hoá Hoà Bình thuộc lưu vực sông Gâm, với những sắc thái riêng, tạo nên diện mạo, bản sắc vùng Riêng địa điểm Phia Vài - một di chỉ có giá trị và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu, trưng bày và phục dựng lại môi
trường sinh thái, phương thức sinh hoạt, lối sống và các đặc trưng văn hoá của
cư dân tiền sử thời đại Đá mới ở vùng đất Tuyên Quang Đồng thời, đóng góp
vào tiền sử khu vực Đông Nam Á những tài liệu cổ nhân vô cùng quý giá
Trang 27- CHUONG HAL DI CHi HANG PHIA VÀI - NHỮNG GIÁ TRI
VAN HOA LICH SU’
2.1 VỊ TRÍ, Q TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU 2.1.1 Vị trí địa lý, tính chất đặc thù của mị
trường tự nhiên khu
Di chỉ hang Phia Vài thuộc địa phận thôn Cốc Ngận, xã Xuân Tân, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
Thôn Cốc Ngân nằm trong một thung lũng, phía Đông và Đông Nam được bao bọc bởi hệ thống dãy núi đá vôi; phía Tây được chắn bởi dãy núi đất
phiến sét và cát két phong hoá Xung quanh và ngay trong thung lũng là rừng rậm rạp, ở một số đồi gò thắp là làng bản và ruộng bãi canh tác của nhân dân Hệ sinh thái trong thung lũng Cốc Ngận rất phong phú, hiện tại còn rất nhiều
thú rừng, nhiều cây có dinh dưỡng như cây búng báng, nhiều loài rau, củ, quả
hoang dại có thể dùng làm thức ăn, thích hợp cho việc săn bắt và hái lượm Khí hậu khá ôn định, lượng mưa hàng năm 1.800mm, nhiệt độ trung bình 26%c, độ âm không khí trung bình 85% Đây là điều kiện thuận lợi và lý tưởng,
Š các loài động thực vật sinh trưởng và phát trié
Đặc biệt, di chỉ hang Phia Vai nằm gần kề với khu rừng đặc dụng Tát Kẻ - Bản Bung có tổng diện tích 31.054 ha với nhiều loài đông, thực vật rừng
quí hiếm có tên trong sách đỏ Liền kề với vùng lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang là hồ Ba Bê (Bắc Kạn) Hai bên bờ vùng lòng hồ thuỷ điện Tuyên
Quang là những cánh rừng xanh đại ngàn trải dài vô tận, với những cây cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi, những thân dây leo cùng một thảm thực vật phong phú
Trang 28Hang có toạ độ 105°18 Kinh Đông và 22°32 50” Vĩ Bắc Cửa hang khá rộng
có hình vòm cung quay hướng Tây hơi chệch Bắc Trước mặt dưới chân núi
là suối Cốc Ngận, có thêm một chỉ lưu nữa chảy từ phía Tây nhập lại thành ngã ba suối ngay trước cửa hang Sau đó, chảy theo hướng Nam - Bắc đồ vào sông Gâm Trong lòng và thềm suối có nhiều đá cuội có độ mài mòn khá tốt, cư dân tiền sử có thể đã sử dụng nguồn nước và khai thác tuyển lựa nguồn đá nguyên liệu cuội ở đây để chế tác công cụ Đó là những điều kiện thuận lợi, lý
tưởng cho phép người tiền sử cư trú lâu dài ở đây (ảnh l)
Hang có dạng vừa hang vừa mái đá, phần hang và hốc đá ăn sâu vào im ở phía Bắc; phần mái đá nằm ở phía Nam Phần đỉnh mái cao khoảng ích gần 400m” Hang có hai mặt bằng cư trú theo mức độ cao Mức dưới phân bố ở phần hang phía Bắc và một núi
18m so với bề mặt hang Lòng hang có di
phần mái đá phía Nam, mức trên là bÈ mặt các tảng đá vôi lớn đã sập tir tran
hang xuống và một phần là các hốc đá, các tảng trằm tích, nhũ vôi còn đeo
bám vào vách hang Có lẽ trước khi bị các tảng đá vôi lớn sập tir trin hang xuống, khu vực này đã có tầng trầm tích rộng hơn làm thành bề mặt cư trú,
sinh hoạt ở mức trên
Hang có chiều rộng là 35m, chỗ sâu nhất gần Im, chỗ cao nhất của trần hang khoảng 4m, và trần mái đá cao khoảng 20m Phần di tích có cấu tạo tầng văn hoá phân bố ở mặt bằng mức dưới gồm hai khu vực: Khu Bắc và khu
Nam Ở mặt bằng mức trên không có cấu tạo tầng văn hoá nhưng khá nhiều di
vật đá nằm trong các khe hốc đá hoặc trong các khối nhũ đá voi kết vón chặt
Di vật đá cũng còn được phát hiện rải rác ở một hang nhỏ cách hang Phia Vài
chỉ khoảng 10m về phía Bắc thuộc hệ thống hang Phia Vài và thậm chí ngay
tại bờ suối phía trước cửa hang Những di vật được phát hiện lẻ tẻ khu vực
Trang 29hoá, nó là những công cụ bị rơi vãi trong quá trình lao động hoặc những nơi cư trú tạm thời mang tích chất là những vệ tỉnh xung quanh Phia Vài
2.1.2 Quá trình phát hiện
Tháng 11 năm 2003, đoàn cán bộ Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Tuyên Quang tiến hành khảo sát tại 4 xã Xuân Tân, Xuân Tiền, Trùng Khánh và Vĩnh Yên thuộc huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang Trong đợt khảo sát này, đoàn đã phát hiện địa điểm hang Phia Vai có địa tằng văn hoá được bảo
tồn khá tốt, có tô hợp di vật khá phong phú Nhận thấy tầm quan trong của di
chỉ hang Phia Vai va khả năng đóng góp của nó trong nghiên cứu khảo cổ học, lich sử, văn hoá địa phương và trưng bằy tai bảo tàng Tuyên Quang, từ cuối
tháng 3 đến tháng Š năm năm 2005, Viện Khảo cỗ học Việt Nam đã tiến hành
khai quật địa điểm này (31)
Toàn bộ đất trong quá trình khai quật đều được sàng để thu những di
vật nhỏ như xương răng động vật, hạt cây, mảnh tước nhỏ (ảnh 6) Trong quá trình khai quật, đoàn khảo cổ đã chú ý thu thập các loại mẫu để áp dụng phương pháp khoa học tự nhiên trong khảo cổ học Đoàn đã thu thập 4 mẫu
ốc để phân tích niên đại C14, thu thập 6 mẫu đắt theo địa tầng để phân tích bao tir phan hoa nhằm tìm hiểu cỗ môi trường trong vùng Đã thu thập một số mẫu đá nhằm xác định thành phẩn thạch học
Những khu vực bếp và mộ táng đều được xử lý cẩn trọng, nhằm tìm
Trang 30Hồ phía Bắc có diện tích gần 2SmỶ, được ghi theo thứ tự chữ cái A, B, C, D Trong phan diện tích hồ khai quật nay có nhiễu tảng đá lớn nằm chồng chất và nhũ vôi ăn lan từ vách hang ra Hồ đào khu Bắc ngoài lớp mặt có 9 lớp đào, mỗi lớp dày trung bình 10cm Độ sâu địa tầng hỗ đào không đồng đều khoảng 0,7 - Im Di vật đá phân bố không đều phần lớn thuộc các lớp 2, 3, 4.5, 6; các lớp 7,8,9 chủ yếu là di cốt động vật, hiếm di vật đá Trong phạm vi hố khai quật này, di vật đá cũng chỉ tập trung ở phía Nam và phần gần
ngoài cửa hang
~ Hồ phía Nam có diện tích 15m” Trong phần diện tích khai quật này
cũng có nhiều ting đá vôi, tảng trim tích nằm chồng chất và ăn lan từ vách
hang ra Địa tằng hồ khai quật khu Nam chỉ dày khoảng trên dưới 0,4m, ngoài
lớp mặt có 3 lớp đào mỗi lớp dày 10cm Gần cực Nam của hố có các cụm di
cốt người nằm trong lớp đất xáo trộn gần lớp mặt Di vật đá ở khu Nam khá nhiều, xuất lộ ngay trên lớp mặt, phân bố khá đều trên bình diện hồ Hầu hết
đi vật đá ở khu Nam đều bị đá vôi lẫn ri sét bám phủ
Ngoài 2 hồ khai quật, ở khu trong mức trên chỉ tiến hành thu lượm di
vật trong các hốc đá, dưới các rãnh sâu giữa các tảng đá lớn Những di vật đá
nằm trong các tảng trầm tích nhũ vôi rắn chắc khá cao trên vách hang hiện
chưa có điều kiện lấy ra được 2.1.3.2 Cấu tạo địa tầng
Cấu tạo địa tầng hang Phia Vài gồm có hai khu vực chính:
~ Khu vực phía trong sát vách đá (vách Đông) của hồ khai quật khu
Trang 31động vật bán hoa thạch, vỏ ốc khá vụn, cùng một bộ cung cụ đá được phát
hiện trong đơn vị địa tang nay
+ Lớp trằm tích kết dính hơi đẻo mầu vàng xen đốm trắng đục, gồm sét
vôi va a sét phong hoá từ phiến sét chứa ít dăm đá vôi hơn lớp trên Di tích động vật hiếm, không có di vật khảo cô
~ Khu vực vách Tây hố khai quật ngoài cửa hang dày trên dưới Im,
gồm các lớp sau:
+ Lớp mặt là đất sét vôi hơi tơi xốp, mầu xám đen, có một số tảng đá
nhữ xen kẽ
+ Lớp sét vôi chứa ít mảnh đá vôi, độ gắn kết yếu mẫu nâu xám chứa
khá nhiều vỏ ốc núi, xương răng động vật chưa hoá thạch và công cụ đá + Tầng sinh thổ cũng là trằm tích sét vôi mẫu vàng trắng đục loang lỗ
giống mặt cắt dia tang phia trong hang
Mặt cắt địa tầng của hồ khai quật phía Nam dày 40m, cấu tạo và thành
phan tich tụ giống phần phía tây khu khai quật phía Bắc, bề mặt có nhiều tảng đá lớn bao phủ (sơ đỗ 1, 4)
Cấu tạo địa tầng hang Phia Vài phức tạp, không thuần nhất giữa các
khu vực, có thể nhận thấy các kiểu trằm tích đặc trưng của chúng như sau
~ Đáy hang (sinh thổ) là tầng trầm tích sét vôi, sét kết, cát kết phong
hoá mẫu vàng đốm trắng bạc, ít sạn, độ kết dính khá cao, không có di vật
khảo cổ Loại trằm tích phủ trên bề mặt hang hiện diện ở phía trong của khu
Trang 32~ Trầm tích sét vôi mầu nâu xám - nâu hơi da cam, kết cầu khá bở rời
chứa các mảnh đá vôi cỡ vừa và lớn, nhiều mùn thực vật, vỏ ốc núi còn
nguyên hoặc mảnh lớn, di cốt động vật chưa hoá thạch, nhiều hạt trám, càng cua Di vật đá của lớp trằm tích này nhiều gấp bội so với trằm tích lớp dưới Cấu tạo và thành phần tích tụ của lớp trằm tích này cơ bản giống với nhiều di tích Hòa Bình có niên đại muộn khoảng từ đầu Holocene sớm đến đầu
Holoenee trung
2.1.3.4 Cấu tạo tầng văn hoá
Tầng văn hoá của di chỉ Phia Vài dày từ 40em đến 60cm, trung bình dày khoảng 50em Tầng văn hoá ở đây cấu tạo không thuần nhất, gồm các phần:
~ Phần ở gần vách hang phía Bắc chủ yếu là sét vôi kết vón, chứa nhiều dăm đá vôi, võ ốc vụn, di cốt động vật bán hoá thạch, ít công cụ đá Đây có lẽ là lớp cư trú sớm nhất của cư dân tiền sử tại di chỉ này
~ Tầng văn hoá phía gần ngoài cửa hang khu Bắc cấu tạo bởi sét vôi lẫn
ít dăm đá vôi kết cấu không rắn chắc, chứa nhiều vỏ ốc núi, một số di cốt
động vật chưa hoá thạch và khá nhiều công cụ đá
~ Tầng văn hoá của hồ khai quật phía Nam có cùng tính chất với tầng
văn hố gần ngồi cửa hang Đây có thể là di tồn văn hoá của lớp cư trú giai đoạn muộn tại hang Phia Vai
Như vậy, cấu tạo tầng văn hóa của di chỉ hang Phia Vài tiêu biểu nhất
phân bố ở khu Bắc, dày trung bình khoảng 50cm, gồm hai lớp không đồng nhất: Lớp dưới dày ở phía trong móng dần ra phía ngoài, lớp trên dày ở phía ngoài mỏng dẫn vào phía trong
Thông qua tầng văn hoá, các nhà khảo cô nhận định hang Phia Vài là di
Trang 33sử Tuyên Quang Sớm nhất là lớp cư dân văn hố Hồ Bình Trong lớp này có thể trải qua 2 mức phát triển văn hoá sớm muộn
Giai đoạn sớm: Vết tích văn hoá được lưu lại trong lớp chứa các di cốt
đông vật bán hoá thạch và một số công cụ đá Kết cấu trằm tích mang đặc
trưng của thời kỳ chuyển biến Cánh tân - Toàn tân (Pleistocene - Holocene)
Những cư dân nay sống trong điều kiện cổ khí hâu nóng ẩm hơi khô của giai
đoạn chuyển tiếp Cánh Tân - Tồn Tân khơng giống như hiện nay
Giai đoạn muộn: Vết tích văn hoá tìm thấy trong lớp trằm tích chứa
động vật chưa hoá thạch, số loại hình công cụ đá tăng lên, với sự tiến bộ của việc gia công đồ đá VỀ cơ bản những cư dân nay sống trong điều kiện khí
hậu giống như hiện nay Nhìn chung phương thức sinh hoạt kinh tế chủ yếu
của cư dân Hoà Bình ở Phia Vải là săn bắt - hái lượm, chưa biết đến nông
nghiệp, chưa biết làm gốm và có thẻ đã biết đến kỹ thuật mài ở giai đoạn cuối
Giai đoạn muộn của cư dân văn hố Hồ Bình ước khoảng 7000 - 6000 năm cách ngày nay, khu vực Phia Vài bị ảnh hưởng của những đợt địa chắn cục bô, do vậy trần hang đã bị sập xuống khiến cư dân Hoà Bình phải rời bỏ
hang Mãi đến giai đoạn kim khí, hang được sử dụng lại làm nơi chôn cất
người quá cổ 2.1.4 Di tich
2.1.4.1 Di tích bếp lửa
Tại khu vực A - B3 - 4, lớp khai quật 1, sâu từ 10 đến 20cm so với bÈ mặt các nhà khảo cỗ học đã phát hiện dấu tích than tro hay còn gọi là "bếp
lửa" (nơi người nguyên thuỷ đã dùng để duy trì lửa và nấu chín thức ăn), xung quanh bếp lửa có một số tảng đá được xếp để kê hoặc ngồi Diện tích khu vực
bếp lửa khoảng 1,5m (ảnh?)
Trang 34phục vụ việc sưởi ấm hoặc nướng thức ăn cho một nhóm nhỏ khoảng 5 - 7 người, có thể là một cộng đồng theo kiểu huyết thống Đây là hiện vật có ý
nghĩa nghiên cứu hết sức quan trọng về thời kỳ tiền sử Tuyên Quang nói riêng
và cả nước nói chung (29) Hiện nay, nó đang được lưu giữ và bảo quản tại kho cơ sở của Bảo tảng tỉnh Tuyên Quang
2.1.4.2 Di tích mộ táng
Trong hai hồ khai quật xuất lộ 2 di tích mộ táng và 1 cụm di cốt chưa
xác định
Mộ táng thứ nhất (M1) xuất lộ ở lớp đào thứ hai, sâu 30em, di cốt tập trung ở độ sâu 40 - 50cm, gồm một số mảnh xương ống chân, cánh tay, mảnh
sọ và một số răng Huyệt mộ hình tròn đường kính khoảng 40cm, ở độ sâu khoảng gần 50cm huyệt mộ thu hep chỉ còn một lỗ có đương kính 15cm, còn
đào sâu thêm 40cm nữa vào tầng sinh thổ Di cốt xếp đặt lộn xộn có thể là dạng mộ cải táng Đồ tuỳ táng gồm I rìu đá mài hình tứ giác, một số mảnh
gốm bôi đen có thể là mảnh của nồi nhỏ và bát bồng Căn cứ vào đồ tuỷ táng có thể cho rằng đây là mộ táng của cư dân thời đại kim khí cách nay khoảng, trên dưới 3.000 năm
Mộ táng thứ 2 (M2) xuất lộ ở lớp 5 sâu 40 - 50cm (ảnh 8), nằm dưới một cột nhũ nhỏ đè lên chân Di cốt gồm hai xương cánh tay nằm song song xuôi
theo thân người, cuối xương tay có một sương đốt ngón, bên cạnh có một vài đoạn xương sườn, đặc biệt còn hộp sọ và khá nhiều răng Từ hộp sọ đến cuối
xương cánh tay độ dài khoảng Im, đầu đặt ở hướng Đông Bắc, chân hướng về phía Tây Nam Có một số mảnh xương ống chân cách 1,2m - 1,4m, điều đó cho thấy có nhiều khả năng người chết được chôn nằm thăng Di cốt đã chớm hoá thạch (ảnh 9) Hiện mới tìm thấy đồ tuỳ táng là một công cụ đá Các nhà
Trang 35Tuyên Quang phục vụ cho công tác nghiên cứu và trưng bầy của bảo tàng địa
phương
~ Cụm đi cốt phát hiện tại A28 và A29 gồm một số đoạn xương chỉ,
xương sườn nằm lộn xộn, bên cạnh có một dao cắt nhỏ bị han rỉ Cụm di
cốt này nằm ngay gần lớp mặt sau khoảng 10cm, theo các nhà khảo cổ thì có thể đây là di cốt của cư dân thời gần đây
2.1.4.3 Di tich động, thực vật
* Tàn tích động vật
Tại Phia Vài đã thu được gần 100 mảnh xương răng động vật, khá
nhiều vỏ nhuyễn thể và loài giáp xác như ốc núi (ảnh 13,14), mảnh trai, càng
cua Di cốt động vật gồm hai tập hợp chưa hoá thạch và bán hoá thạch, di cốt
bán hoá thạch chiếm số lượng nhiều hơn hẳn so với chưa hoá thạch Tiến sĩ
'Vũ Thế Long cùng các cộng sự bước đầu giám định thành phần loài như sau
(ảnh 12) (40);
~ Bộ Linh Trưởng (Primates)
~ Họ người (Hominidae), người khôn ngoan hoá thạch (Homo sapiens)
~ Họ đười ươi (Pongidae), đười ươi (Pongo sp)
~ Họ khi đuôi dài (Cercopithecidae), khi (Macaca sp A), (Macaca sp B) ~ Bộ có guốc ngón lẻ (Perisodactyla) ~ Họ tê giác (Rhinoerotidae), tê giác (Rhinoceros sinensis) ~ Bộ có guốc ngón chẵn (Arctylodactyla) ~ Họ lợn (Suidae), lợn (Sus scrofa L) ~ Họ hươu (Cervidae)
~ Nai (Cervus unicolor)
~ Hoằng (Muntiacus muntjac)
~ Họ trâu bỏ (Bovidae), trâu bò rừng (Bos sp);
Trang 36~ Họ voi (Elephantidie), voi châu Á (Elephas indicus)
~ Bộ gậm nhắm (Rodentia)
~ Họ nhim (Hystricidae), nhim (Hystrix sp), don (Atherurus) ~ Họ dúi (Rhizomyidae); dúi (Rhiomys sp)
~ Họ chuột (Muridae); chuột (Rattus sp),
Phân tích quần động vật văn hóa hang Phia Vài có thể rút ra một số nhận xét sau:
~ Tình trạng di cốt động vật vỡ nát, hoặc có vết cháy Điểm đáng chú ÿ' là trong thành phần động vật thân mềm trong tằng văn hoá hang Phia Vài có số lượng ốc núi chiếm đại đa số Óc núi sống trên cạn, ở vùng đá vôi, thở bằng không khí và phát triển mạnh trong mùa mưa có độ ẩm cao, chúng ưa
sống ở nơi có ánh sáng và phong phú thực vật, chúng ăn lá cây và rêu Hiện
nay nhân dân Na Hang vẫn bắt ốc núi vào mùa mưa để làm thức ăn Hiện tượng ốc núi chiếm số lượng lớn hơn ốc suối, mặc dù di chỉ hang Phia Vài ở
gần suối phải chăng đây là hiện tượng liên quan đến điều kiện về môi trường
sinh thái hay thói quen trong hoạt động và sử dụng nguồn thức ăn của cư dân tiền sử khu vực này Những vỏ ốc núi ở phân vị địa tầng mức dưới nằm cùng
với các di cốt đông vật bán hóa thạch Vỏ ốc núi ở phân vi dia ting mức trên
nhìn chung còn khá nguyên vẹn nằm cùng với các di cốt hiện đại
~ Thành phần động vật trong di chỉ Phia Vài đều là động vật hoang Đó là những đối tượng săn bắn của cư dân nơi đây, không tìm thấy dấu hiệu của
động vật thuần dưỡng
* Tân tích thực vật
“Tàn tích thực vật thu được mấy chục tiêu bản, được bảo tổn ở trạng thái
hóa thạch hoặc nữa hóa thạch, chủ yếu là hạt trám và một vải loài khác như
họ sỗi dẻ (Fagaceae), họ cà phê (Rubicae) Sự tổn tại và có mặt của các hạt
Trang 37nay và có vai trò quan trọng trong hình thái kinh tế hái lượm đối với đời song
của cư dân thời văn hoá Hòa Bình (11)
Di chỉ Phia Vài nằm trong khu vực nhiệt đới nóng ẩm, không thuận lợi
cho việc bảo tồn các vật liệu thực vật Vì vậy, các tàn tích tích thực vật còn lại
trong di chi rat ít, các di tích thực vật lớn như: thân gỗ, rễ, lá thực vật không
còn
2.1.5 Di vật
Di vat thu được tại hang Phia Vài có số lượng khá lớn khoảng 1.500 di
vật Trong đó đại số là di vật đá, chỉ còn một số mảnh gốm vụn nát tìm được
trong mộ MI, mảnh vòng đồng, công cụ bằng vỏ trai Đây là những tư liệu
quan trọng để tìm hiểu đặc trưng và niên đại của nền văn hóa Phia Vài « ĐỒ đá
~_ Nguyên liệu và chất liệu
Công cụ đá hang Phia Vài gồm có 1.290 di vật đá (kế cả đã có vết gia công và mảnh tước) được làm từ cuội sông suối trước cửa hang và ven sông Gam cách hang khoảng hơn Ikm về phía Đông Bắc Cuội làm công cụ có
nhiều kích thước và độ mài mòn khác nhau, phần lớn có kích thước trung
bình vừa tay cằm, độ mài mòn khá tốt thường dùng làm công cụ ghè đềo và
chảy nghiền, số ít hơn kích thước khá lớn, độ mài mòn kém dùng làm công cụ
chặt đập thô và hòn kê Hang Phia Vài tổn tại một số lượng đáng kể nguyên
liệu đá sa thạch phiến được lấy từ các mạch đá nằm xen kẽ với đá vôi xuất lộ
ngay tại các vách đá trong hang Cuội có độ mài mòn tốt có lẽ phần lớn khai
thác tir bai cuội ven sông còn cuội kích thước lớn và độ mài mòn kém khai
thác từ ven suối
Các di vật đá được thông kê phân loại về chất liệu 6 (bang 1):
~ 789 chiếc là đá basalt
Trang 38~ 215 chiếc là quartz ~ 40 chiếc là phiến sét ~ 25 chiếc là sa thạch phiến ~ 58 chiếc là các loại đá khác BANG 1 PHAN LOAI CHAT LIEU DA DI VAT HANG PHIA VAL Đá Phiên sa Đá Di vật Basalt | Rhyolith | Quartz | “ser | mạch | khác Công cụ 272 9Ị 59 12 § 30 Đã có gia công và pe ce ga si7| 62 | 156 | 28 | 17 | 28 Tong 789 | 15 | 2I5 | 40 | 25 | 58 % 6116| 1186 |1666 | 31 | 193 | $29 Chất liệu đá của các nhóm di vật rất khác nhau, nhóm công cụ ghẻ đềo phổ biến là basalt va rhyolith, da quartz thuong ding làm hòn ghẻ đập, các
mảnh thổ hoàng đều là phiến sét, các mảnh sa thạch phiến có thể dùng làm Phia Vài bÈ mặt bị nhũ vôi bám hoặc bi phong hoá đặc biệt là đối với các loại chất liệu rhryolith va di vật tìm được ở' hồ khai quật khu Nam
~ Loại hình di vật:
Dựa vào một số tiêu chí về kỹ thuật chế tác và loại hình di vật, có thể
chia sưu tập đá hang Phia Vài thành một số nhóm loại hình sau (bảng 2):
bàn mài Hiện trạng nhiễu di vật đá
Nhóm công cụ cuội nguyên: Có 267 chiếc, chiếm 17,19% tổng số hiện vật với các loại hình công cụ rìa lưỡi ngang, công cụ rỉa dọc, công cụ ria xiên,
mũi nhọn, công cụ 1⁄4 cuội, công cụ hình móng ngựa, công cụ hình chữ U,
công cụ hình đĩa, công cụ không định hình, công cụ hình bầu dục hay oval
Đây là nhóm hiện vật kết hợp kiểu truyền thống, có kỹ thuật chế tác và loại
Trang 39kiểu Hồ Bình Nhóm cơng cụ này phân bố chủ yếu ở lớp cư trú sớm của di
chỉ (ảnh 17, 20, bản vẽ 1,5, 6, 8, 9, 10, 14)
Nhóm công cụ mảnh: Có 92 chiếc chiếm 5,92% tổng số hiện vật Đây
là nhóm hiện vật được gia công từ những mảnh cuội bổ có kích cỡ vừa phải và hình dạng hình học như: Hình bầu dục, hình đĩa, hình bán nguyệt, hình thang vv Người xưa đã bổ tách đôi hòn cuội, phần lớn những mảnh này có dục hay
điểm ghè tách ở rìa dọc của viên cuội Ngoài một số công cụ hình
oval kich thước khá lớn có thể sử dụng với chức năng chat còn phần lớn có kích thước nhỏ, mông dùng để cắt nạo (anh 16, 24, 25, 27, ban vẽ 8, 9, 13)
Nhóm công cụ không qua chế tác: Có 96 hiện vật chiếm 6,38% tổng số hiện vật Loại hình công cụ của nhóm nay gồm: Hòn ghè, chày nghiền, bàn
nghiền, bàn mài Những hòn ghè đập thường dùng đá quartz
“Nhóm mảnh đá có vết ghè và mảnh tước: Có 1022 di vật chiếm 65,81% tổng số hiện vật, phân bố đồng đều ở cả lớp văn hoá sớm và muộn của di chỉ
Manh đá có vết ghè ở Phia Vải chủ yếu là những mảnh cuội có vết gia cong
nhưng chưa tạo thành rìa lưỡi hoặc những phế vật loại bỏ của quá trình chế
tác (ảnh 15, 23, 26 )
Những di vật khác: Có 76 di vật thuộc 2 nhóm niên đại khác nhau 'Nhóm thuộc thời đại Đá và nhóm thuộc thời đại kim khí (bản vẽ 15)
Nhóm di vật thuộc thời đại đá gồm có các loại như:
+ Đá có vũm có hai chiếc, được làm từ hai viên cuội lớn hơi det, bé mat
có những lỗ vũm nhỏ đường kính khoảng 1 - 2cm sâu khoảng 0,5 - 0,8cm, là
vết mòn hay rỗ do việc sử dụng để kê hoặc nghiền Loại di vật này đã được
phát hiện khá nhiều trong một số di tích văn hố Hồ Bình
+ Vật trang sức có một chiếc, cũng được chế tác từ một viên cuội phiến
Trang 40
nhỏ, có các mầu sắc khác nhau như đỏ, vàng, da cam, nâu tím được người xưa dùng làm mẫu hoặc trang trí hoặc dùng trong nghỉ lễ tín ngưỡng nào đó
(ảnh 30)
+ Công cụ cắt nạo bằng mảnh vỏ trai có hai chiếc, có hình gần giống
tam giác, hai cạnh có vết ghè bẻ gẫy làm đốc, cạnh dài cong mỏng có vết mòn sử dụng, đây có thể là một chiếc nạo hữu hiệu
Nhóm di vật thuộc thời đại kim khí bao gồm:
+ Bôn đá mài có một chiếc, được chế tác bằng đá bán quý rất mịn và cứng, đá mầu ghi đốm vân đen Bôn hình thang, các cạnh và mặt được mài nhãn vuông vắn, phần đốc đã bị gãy, lưỡi mài vát về một bên, tiết diện ngang
hình chữ nhật, rìa lưỡi mài rất sắc
+ Hạt chuỗi có một chiếc mầu xanh biếc, ngoài mải nhẫn, giữa có lỗ
khoan Hạt chuỗi nhỏ, đường kính ngoài 0,5cm, mặt cắt hình tròn (ảnh 32)
+ Mãnh vòng tay bằng đồng có 3 mảnh, bên ngoài đã bị ôxy hoá mẫu
xanh rỉ đồng Vòng hơi nhỏ đường kính khoảng 6cm, mặt cắt hình chữ D (ảnh 29)
+ Mảnh gốm có 30 mảnh Gốm cứng, xương màu đen, bên ngoài trang
trí văn thừng, văn khắc vạch trên nền miết láng, băng trang trí có hai cặp vạch song song, bên trong có các đường gấp khúc kiểu mũi tên (>) nối nhau Khắc