Mục tiêu của đề tài Di sản văn hóa cố đô Luông Pha Bang với sự phát triển du lịch nghiên cứu những di sản văn hóa tại Luông Pha bang nhằm khai thác những giá trị của nó để phục vụ cho du lịch một cách khoa học và hiệu quả; bước đầu đề xuất một số giải pháp bảo tồn di sản văn hóa nhằm phát triển du lịch ở cố đô Luông Pha Bang.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _ BỘ VĂN HÓA, THẺ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
PHADONE INSAVEANG
DI SAN VAN HOA C6 BO LUONG PHA BANG Với VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 60 31 70
LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN ĐỨC NGÔN
Trang 2MỞ ĐÀU
CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN VỀ CÓ ĐÔ LUÔNG PHA BANG VÀ DI
SAN VAN HOA
1.1.Khái quát về tỉnh Luông Pha Bang
1.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.2 Đặc điểm về dân cư 1.1.3 Đời sống kinh tế
1.2 Lịch sử hình thành Luông Pha Bang và sự du nhập của Phật giáo 1.2.1 Lịch sử hình thành Luông Pha Bang 9 10 12 15 15 1.2.2 Các hình thái tín ngưỡng và sự du nhập của Phật giáo vào Luông Pha Bang 1.3 Văn hóa và các tập quán cỗ truyền 1.3.1 Đặc điểm chung 1.3.2 Phong tục tập quán cồ truyền của người dân Luông Pha Bang văn hố-xã hội ở Lng Pha Bang hiện nay:
1.4 Khái quát về di sản văn hố ở Lng Pha Bang 1.4.1 Luéng Pha Bang trong di sản văn hoá của thế giới 1.4.2 Các loại di sản văn hoá của có đô Luông Pha Bang CHƯƠNG 2: GIA TRI DI SAN VAN HOA CO DO LU
BANG VOI TU CACH LA SAN PHAM DU LICH
2.1 Di san van héa vật thé
2.1.1 Kiến trúc chùa tháp Phật giáo 2.1.2 Nghệ thuật điêu khắc
2.1.3 Đặc điểm hội họa Phật giáo 2.1.4 Kiến trúc kiểu Pháp,
2.1.5 Kiến trúc nhà cô kiểu Lào
Trang 32.2.2.Nghé thuật múa cung đình và múa dân gian 84 CHUONG 3: BAO TON VA PHAT HUY GIA TRI DI SAN VAN HOA
CO DO LUONG PHA BANG PHUC VY DU LICH 89
3.1 Thue trạng phát triển du lịch ở Luông Pha Bang 89
3.1.1.Cơ sở vật chất phục vụ ngành du lịch 89
3.1.2.San phdm va céc dé lneu niém phuc vu khach du lich 91
3.1.3.Nguồn nhân lực phục vu du lich 92
3.1-4.Lượng khách và doanh thu du lịch của Luông Pha Bang 93 3.2 Những vấn để chung về bảo tồn và phát huy gia tri di sản văn hố của cố
đơ Lng Pha Bang 94
3.2.1 Quan niệm về bảo tồn di sản văn hóa 94
3.2.2 Quan niém vé phat huy giá trị di sản văn hóa 95 3.3 Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở
Luông Pha Bang nhằm phát triển du lịch 96
3.3.1 Nhóm giải pháp nhằm bảo tằn di sản văn hóa 96 3.3.2.Nhém gidi pháp phát triển du lich nhằm phát huy thế mạnh về di sản
văn hóa của Luông Pha Bang 106
KET LUAN 116
TAI LIEU THAM KHAO 120
Trang 41 Lý do chọn đề tài
1.1 Cố đô Luông Pha Bang bao gồm cảnh quan thiên nhiên và sản phẩm sáng tạo là di sản của các thế hệ tiền nhân để lại cho đân tộc Lào hôm nay va mai sau Các di tích lịch sử đó mang những giá trị văn hóa lớn lao gắn liền với phong tục tập quán, lối sống của người dân nơi đây Tuy nhiên những di sản này phần lớn chưa được nghiên cứu và khai thác để phục vụ cho việc phát
triên du lịch
1.2 Từ khi có sự đổi mới và mở cửa đất nước, Đảng và Nhà nước Lào đã
có những chính sách đúng đắn nhằm phát triển kinh tế, xác định du lịch sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn Hiện nay có thể nói cố đô Luông Pha
Bang đã là một trung tâm du lịch lớn nhất nước Lào nhưng trong thực tế
ngành du lịch Luông Pha Bang chưa thực sự đầu tư và dé ra những chính sách phù hợp để có thể quản lý, khai thác và sử dụng những tiềm năng du lịch của
tỉnh một cách tồn diện
1.3 Năm 1995, Lng Pha Bang được UNESCO công nhận là di sản văn
hoá thế giới đầu tiên của đất nước Lào Sự kiện này đã góp phần quảng bá hình ảnh và thu hút được lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và chiêm ngưỡng những di sản văn hoá nơi đây Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của ngành du lịch lại vừa bảo tồn được những giá trị di sản văn hoá lâu đời để có thể phát triển du lịch một cách bền vững
Xuất phát từ nhu cầu cần thiết và tính mới mẻ của những vấn đề nêu
Trang 5cho Luông Pha Bang trở thành một “sản phẩm du lịch” hấp dẫn hơn
2 sir ng! cứu vấn đề
Trong những năm qua đã có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tìm hiểu về các di sản văn hoá của Luông Pha Bang
2.1 Các tác giả Lào
Nhiều nhà nghiên cứu Lào đã viết sách về các di sản văn hố của Lng Pha Bang, phần lớn là những cuốn sách viết về lich sử, phong tục tập quán, các lễ hội lớn, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chùa tháp Tiêu biểu
là một số cuốn sách sau:
- Tác giá Bun Hêng Bua Sỉ Seng Pa Sơt đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu một cách hệ thống chùa tháp tại Lào, đặc biệt tại Luông Pha Bang qua sách * Nghệ thuật kiến trúc Lào” dưới sự tài trợ của quỹ Toyota Foundation vào
năm 1990
~ Năm 2000, tác giả Hum Phăn Rất Ta Na Vông xuất bản cuốn * Di sản văn hoá quý giá của Luông Pha Bang” giới thiệu về hệ thống chùa tháp, trong đó tập trung làm rõ giá trị văn hoá và nghệ thuật một số ngôi chùa lớn, lâu đời của Luông Pha Bang như chùa Xiêng Thoong, Vi Xun
Trang 6~ Các giá trị di sản văn hoá phi vật thể của Luông Pha Bang cũng được sự quan tâm của các cơ quan ngành văn hoá Một số cuốn sách viết về các lễ hội lớn, phong tục tập quán truyền thống, văn hoá dân gian đã được xuất bản như:
“Lễ hội đua thuyền và lễ hội thả lửa trôi sông "của tác giả Hum Phăn Lắt Tạ Nạ Vông (1993), Nxb Liện nghiên cứu Văn hóa (Lào); “Văn hóa Lào” Ki Deng Phon Ka Sơm Súc (2006), Nxb Pit Sa Vông, Viêng Chãi
thuyết chùa Luông Pha Bang” (1994) của tác giả Chau Khăm Man Vong Cot Lặt Ta Na, Nxb Giáo dục (Lào),
“Truyén
2.2 Các tác giả nước ngoài:
Trong số các tác giả nước ngồi nghiên cứu về Lng Pha Bang đông nhất là người Pháp, Thái Lan và Việt Nam Gần đây cũng có nhiều sách viết về Luông Pha Bang bằng tiếng Anh, tiêu biểu là cuốn “Old Lưang PraBang” của Betty Gosling Những tác giả người Việt Nam nghiên cứu về văn hoá, nghệ thuật của Luông Pha Bang là những nhà nghiên cứu lâu năm về văn hố Đơng Nam Á và đất nước Lào như: GS Phạm Đức Dương, PGS.TS Nguyễn Lệ Thi, PGS.TS Cao Xuân Phổ, PGS TS Phạm Đức Thành Bộ sách nhiều tập “ Tim hiéu lịch sử, văn hoá Lào” của nhiều tác giả đã được xuất bản năm 1995 bởi nhà xuất bản Khoa học xã hội và nhân văn; “ Ngôn ngữ, văn hoá lào trong bỗi cảnh Đơng Nam Í" của tác giả Phạm Đức Dương (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Nghệ thuật An Độ giáo và Phật giáo của Lào” của tác giả Nguyễn Lệ Thi (2009), Nxb Thế giới và Viện văn hóa (Việt Nam),
Như vậy chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn
Trang 7bền vững, nghĩa là không những biết cách khai thác, sử dụng di sản văn hoá để phát triển du lịch mà còn phải nghiên cứu đưa ra những biện pháp bảo tồn và phát huy di sản trong giai đoạn hiện nay
3 Mục đích, yêu cầu của đề tài 3.1 Mục đích nghiên cứu
~ Nghiên cứu những di sản văn hoá tại Luông Pha Bang nhằm khai thác những giá trị của nó để phục vụ cho du lịch một cách khoa học và hiệu quả
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp bảo tồn di sản văn hoá nhằm phát triển du lịch ở cố đô Luông Pha Bang
3.2 Yêu cầu của dé tài
Đề tài đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Làm rõ giá trị của các di sản văn hoá để có thể thấy được tiềm năng du lịch của tỉnh Luông Pha Bang
~ Làm rõ thực trạng hoạt động du lịch ở Luông Pha Bang, liên hệ các tiểm năng du lịch văn hoá với sự phát triển du lịch
~ Xác định phương hướng, đề ra giải pháp nhằm phát huy song song việc bảo tồn các di sản văn hóa với việc phát triển du lịch bền vững
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối trợng nghiên cứu
Trang 84.2 Phạm vỉ nghiên cứu
Nghiên cứu di sản văn hoá ở tỉnh Luông Pha Bang, trong đó chủ yếu là thành phố Luông Pha Bang và một số địa điểm ngoài thành phố như huyện Chom Phét, huyén Pac U, huyén Nam Bac
5 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp liên ngành trong văn hoá học như: Sử học, Dân tộc học, Nghệ thuật học, Xã hội học, Văn hoá dân gian để làm sáng tỏ nội dung và mục đích nghiên cứu của đề tài
~ Phương pháp khảo sát, điền dã: quan sát để miêu tả, chụp ảnh, thống kê nghiên cứu thực trạng và thu thập những tài liệu viết về các di tích lịch sử văn hoá và các lễ hội truyền thống, các loại hình nghệ thuật dân gian tại Luông Pha Bang
6 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tai liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về cố đô Luông Pha Bang và di sản văn hóa
Chương 2: Giá trị di sản văn hóa cố đô Luông Pha Bang với tư cách là sản phẩm du lịch
Trang 9VA DISAN VAN HOA LI Khái quát về tỉnh Luông Pha Bang
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Luông Pha Bang là tỉnh thuộc phía bắc Lào, cách thủ đô Viêng Chăn 400km theo đường Quốc lộ 13 Tỉnh có diện tích 16.875km”, phía bắc giáp tỉnh U Dom Xay và Phong Sa Ly, phía đông giáp tỉnh Hua Phăn và Xiêng Khỏang, phía nam giáp tỉnh Viêng Chăn và phía tây giáp tỉnh Xay Nha Bu Ly Nằm ở trung và thượng lưu sông Mê Kông, Luông Pha Bang là trung tâm kinh tế, văn hoá - xã hội và du lịch của miền bắc Lào (xem phụ lục bản đồ số 1, tr.128)
1.1.1.1 Địa hình của tỉnh Luông Pha Bang
Luông Pha Bang là một vùng đồi núi nằm ở hai bên bờ sông Mê Kông Đây cũng là nơi gặp nhau của hai con sông Khan và sông Mê Kông Hai con sông này chảy qua phía tây và nam của tỉnh tạo nên một phong cảnh tuyệt đẹp Hệ thống sông ngòi bao quanh còn có sông U, sông Seng và sông Suông Những con sông này đã mang đến giá trị về nhiều mặt cho thành phố Luông
Pha Bang: về mặt quân sự thì đây là hệ thống phòng thủ chắc chắn; về mặt kinh tế, hệ thống sông ngòi cung cắp một lượng lớn cá và thực vật làm lương thực, đồng thời nó bồi đắp phủ sa và dự trữ nước cho các đồng bằng ven sông, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp Điều kiện tự nhiên này còn giúp cho việc giao lưu buôn bán giữa Luông Pha Bang với các vùng xung quanh hết sức thuận lợi và còn là tuyến đường du lịch thú vị bằng thuyền cho khách du
Trang 10Một phần lớn diện tích của tỉnh Luông Pha Bang được che phủ bởi đồi núi với những rặng núi nhấp nhô như: Núi Thao, núi Nang, núi Xang, núi Xoang Luông Pha Bang còn nỗi tiếng với đỉnh núi Phu Si tại trung tâm thành phố Địa hình của Luông Pha Bang còn đa dạng với những đồng bằng ven sông, những đồng bằng nhỏ trong thung lũng có thể cày cấy Dù chiếm diện tích không lớn nhưng chính những đồng bằng này đã cung cấp lương thực phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người dân trong tỉnh [41, tr.7]
1.1.1.2 Điều kiện khí hậu
Khí hậu Luông Pha Bang mang tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm là chủ yếu Nhiệt độ trung bình là 26 độ, lượng mưa trung bình hàng năm là 1630 mm, độ âm không khí bình quân 70 — 73% Những trận mưa đầu mùa và gió tây nam làm cho không khí mát mẻ vào mùa mưa Khí hậu Luông Pha Bang cha làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa đồng thời là mùa nóng có gió mùa tây nam thôi từ tháng năm, tháng sáu cho đến tháng mười trong khi mùa khô có gió mùa đông bắc từ tháng mười một đến tháng ba và nóng nhất là vào tháng tư và tháng năm [41, tr.12]
1.1.2 Đặc điểm về dân cw
1.1.2.1 Thành phần dân cư
Luông Pha Bang một thời là kinh đô của vương quốc Lan Xang Thành cổ 1200 năm tuổi này đã từng trải qua thời kỳ thống trị của 63 đời vua từ Khun Lo đến Sisavang Vông Từ những tài liệu cỗ và sự nhận biết qua kết quả nghiên cứu về kiến trúc nhà sàn và di tích chùa tháp cổ có thể khẳng định Luông Pha Bang là nơi sinh sống của những người Lào từ rất sớm Những tộc người này đã cùng sinh sống hòa hợp với nhau trong suốt nhiều thế kỷ qua Đó là những tộc người Ai Lao, người Nam Á, HMông, Dao Hiện nay tại Lào, theo cách phân chia tộc người của các nhà dân tộc học, có thể thống kê
Trang 11Các tộc người được chia làm ba nhóm lớn: Lào Lum, Lào Thơng và Lào Xủng Trong đó Lào Lum là bộ tộc có vai trò chủ thể như người Kinh ở Việt Nam, thống lĩnh trong chính trị, kinh tế và có nền văn hoá phong phú, đa dang và phát triển Đặc điểm của ba nhóm người trên đất nước Lào là
Lào Lum (người Lào ở đồng bằng, chủ yếu là người Lào Thay, Phuôn) chiếm 68% trong số hơn 6 triệu dân trên đất nước Lào Phần lớn họ làm nông nghiệp và ngư nghiệp (trồng lúa nước, chăn nuôi, săn bắt thú rừng, đánh cá sông ) Số dân tộc Lào Lum sinh sống tại Luông Pha Bang vào khoảng 147.696 người
Lào Thơng (Người Lào sống ở vùng trung du, chủ yếu là người thuộc nhóm Môn - Khmer) chiếm 22% Họ chủ yếu sống bằng nghề làm nương rẫy và rất giỏi trong nghề truyền thống làm mây, tre dan Tộc người này chiếm phần đông ở Luông Pha Bang với khoảng 182.910 người
Lào Xủng (Người Lào sinh sống ở miền núi cao, chủ yếu là người thuộc nhóm Hán-Tạng, H°Mông-Dao) chiếm 10% Họ có chữ viết, ngôn ngữ và văn hoá riêng Hiện có khoảng 69.658 người Lào Xủng sinh sống bằng việc làm nương rẫy, chăn nuôi, săn bắt thú rừng tại Luông Pha Bang [29, tr.11]
1.1.2.2 Sự phân bồ dân cư
Trang 12Nghề nghiệp chính của người dân Luông Pha Bang là làm nghề nông Đánh bắt cá cũng là một nghề gắn liền với những người sinh sống ở ven sông từ xa xưa Người dân ở đây đánh bắt cá để làm thức ăn, buôn bán hoặc để trao đổi hàng hóa Nghề dệt vai thổ cắm ở Luông Pha Bang cũng rất nỗi tiếng, nhất là người dân tộc ở làng văn hóa Pha Nôm Họ sáng tạo hoa văn trên vải rất đẹp, hấp dẫn và mang tính độc đáo riêng của Luông Pha Bang
1.1.3 Đời sống kinh tế
1.1.3.1 Mite tăng trưởng kinh tế của Luông Pha Bang
Sự phong phú về địa hình cộng với điều kiện khác biệt về tự nhiên và vị trí địa lý làm cho cơ cấu kinh tế Luông Pha Bang cũng phong phú và đa dạng Tỉnh Luông Pha Bang đã thúc đây kinh tế phát triển liên tục với mức trung bình là 7%/ năm, so với mục tiêu chung trong cả nước, đã đạt được theo kế hoạch; tổng bình quân của sản phẩm trong nước (GDP) đạt được 1,642 tỷ Kíp, bình quân đầu người là 355 USD Trong đó, tổng bình quân của nông phẩm và lâm sản đạt 789 tỷ Kíp , chiếm 48 % của GDP (tăng 4.8%) Tổng bình quân của sản phẩm công nghiệp đạt 279 tỷ Kíp (tăng 7%, chiếm 17% của GDP) Tổng bình quân của hàng hoá dịch vụ đạt 575 tỷ Kíp, chiếm 35% GDP (tăng 10%) Tổng đầu tư 1.047 tỷ Kíp, trong đó vốn nhà nước là 158 tỷ kíp, vốn tư nhân 323 tỷ kíp, vốn vay 42 ty kip và vốn hỗ trợ 524 tỷ kíp [35, tr.13]
1.1.3.2 Cơ cấu nghề nghiệp
Tỉnh Luông Pha Bang đã đạt được mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thir VII dé ra: tinh da xo đói giảm nghèo được hơn 11.300 hộ, chỉ còn lại 18.200 hộ gia đình nghèo Vì hạn chế việc phá rừng làm nương nên diện tích nương hiện nay là 10.300 ha, còn lại 23.600 ha là rừng dẫn đến cơ cấu nghề nghiệp có sự biến đổi lớn:
Trang 13- _ Làm ruộng kết hợp làm nương: 4.300 hộ ~ _ Làm nương: 38.300 hộ
- _ Hoạt động dịch vụ: 4.700 hộ ~ _ Làm trong lĩnh vực khác: 7.700 hộ 1.1.3.3 Nông - lâm nghiệp
Mặc dù là tỉnh có diện tích ruộng rất hạn chế do vùng đồng bằng chiếm một phần nhỏ địa hình nhưng người dân Luông Pha Bang đã phấn đấu sản xuất lương thực để đạt được theo mục tiêu đề ra Chính quyền tỉnh luôn khuyến khích mở rộng diện tích ruộng để sản xuất đồng thời giảm bớt việc phá rừng làm nương rẫy Trung bình việc sản xuất gạo mỗi năm đạt được mức 70 % nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh Ngoài ra tỉnh Luông Pha Bang còn đẩy mạnh việc sản xuất hàng nông sản khác như: ngô, đậu, rau sạch, hoa quả, cây công nghiệp để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của người dân và cung ứng một lượng đáng kể cho các tỉnh khác hoặc xuất khẩu Việc sản xuất hàng hoá của các gia đình người dân tại đây đã trở thành phong trào như: trồng rau xanh ở làng Loong Lăn, làng Pha Bat, làng Xiêng Muôc huyện Luông Pha Bang; trồng ngô ở king Hoi Hoi huyện Nan với sản lượng ngô được xuất khẩu
hàng năm lên đến 400 tấn; trồng đậu tương ở huyện Xiêng Ngân; trồng ving ở khắp tỉnh; trồng dứa ở làng Coc Nghiu và làng Xêng Muôc; trồng cam ở huyện Năm Bạc và huyện Ngoi đạt được lượng xuất khẩu hàng năm khoảng
10.000 tấn;
ồng đậu cove xanh và cánh kiến ở làng Hoi Lêc huyện Ngoi để xuất khẩu sang Trung Quốc
Bên cạnh sản xuất lương thực, phong trào trồng cây lâm nghiệp cũng chiếm một sản lượng lớn của tỉnh Trồng và xuất khẩu cây gỗ tếch, trầm hương và cao su là chiến lược của tỉnh (diện tích trồng cây gỗ tếch hơn
Trang 14Để đạt được những con số như vậy, trong sản xuất, chính quyền tỉnh đã quan tâm và cấp đắt sản xuất cho nhân dân của 732 làng, trao dat và rừng cho 127 làng Ngoài ra còn xây dựng thêm 19 công trình thuỷ lợi để có thể cung cấp đầy đủ nước cho đất ruộng trong mùa mưa là 8.900 ha và mùa khô 2.950
ha [35, tr.42]
1.1.3.4 Công nghiệp chế biến-thủ công nghiệp
Công nghiệp chế biến đang từng bước phát triển tại Luông Pha Bang Một số nhà máy, xí nghiệp đã ồn định trong sản xuất: xí nghiệp kéo sợi Lào có khả năng sản xuất 250 tấn/năm; nhà máy sản xuất nước khoáng sản xuất được 2.000 líUgiờ Nhà máy dầu thực vật và sản xuất xà phòng đang được xây dựng
Tinh Luông Pha Bang đã quan tâm đây mạnh và hỗ trợ việc sản xuất thủ công, liên tục tô chức đào tạo thợ lành nghề về phương thức thiết kế và chế biến sản phẩm, nâng cao chất lượng sản xuất Việc sản xuất thủ công chủ yếu là trong nội thành huyện Luông Pha Bang và huyện Chom Phết như: chạm khắc, dệt, thêu đan, chế biến vải lụa, chế biến giấy bản, đan lát, làm đồ
kim hoàn Ngoài ra còn có nghề chế biến thực phẩm đặc sản nổi tiếng của người dân Luông Pha Bang như: &hay phen (rêu khô), cheo boong (nước chấm ớt và thịt lợn), năng nhăm (da bò khô) [29, tr.9]
1.1.3.5 Buôn bán, dịch vụ
Từ trước đến nay kinh tế của tỉnh Luông Pha Bang luôn dựa trên cơ sở sự kết hợp giữa công - nông - thương nghiệp Có thê nói người dân LuôngPha
Bang rất năng động, sáng tạo đã biết dựa trên nền tảng sản xuất nông nhiệp để
làm thủ công nghiệp và buôn bán Với sự phát triển của ngành du lịch thì nghề kinh doanh, buôn bán tại Luông Pha Bang ngày càng phát triển hơn Hệ thống chợ làng, chợ huyện được hình thành và tăng mạnh về số lượng Các chợ lớn của tỉnh gồm có: chợ Phu Si, chợ Na Viêng Kham, chg Vat Sen, chg
Trang 15quanh năm là nơi thu hút một số lượng đông khách du lịch góp phần tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá và thu nhập cho các hộ buôn bán tại đây Sản phẩm được bán tại chợ đêm hết sức phong phú và mang nét đặc trưng dân tộc với
những hàng thổ cẩm dệt tay, tơ lụa, các đồ chơi dân gian, tranh vẽ, đồ lưu
niệm truyền thống Bởi vậy các làng nghề truyền thống cũng phát triển
mạnh, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm, may váy cổ truyền, sản xuất đỗ kim hoàn
Mỗi nghề đều có lịch sử lâu đời như nghề dệt thổ cẩm nỗi tiếng nhất ở làng Pha Nôm của dân t6c Lu, King Vat That néi tiếng về kim hoàn với những đồ trang sức thiết kế theo kiểu cách cổ truyền được làm từ vàng, bạc và kim loại Ngày nay Luông Pha Bang đã và đang chú trọng đầu tư vào một số nghề thủ công khác như sản xuất sản phẩm mỹ nghệ bằng gỗ để cung cấp sản phẩm trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài Chính những điều kiện thuận lợi của việc sản xuất, buôn bán đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân đồng thời phát triển kinh tế du lịch của tỉnh ngày càng cao
1.2 Lịch sử hình thành Luông Pha Bang và sự du nhập của Phật giáo 1.2.1 Lịch sử hình thành Luông Pha Bang
Mương Xua, tên cũ của Luông Pha Bang, vào năm 698 bị một thủ lĩnh người Thái là Khun Lo chinh phục Khun Borom, cha cua Khun Lo là nhân
vật gắn liền với nhiều truyền thuyết của người Lào về việc sáng tạo ra thế
giới, là truyền thuyết chung của dân tộc Lào cùng với người Shan và các dân tộc khác trong vùng Khun Lo đã lập ra một triều đại với mười lăm đời vua nối tiếp nhau cai trị vùng Mương Xua độc lập và đây là một giai đoạn yên ồn
kéo dài trong lịch sử Luông Pha Bang
Trang 16chiếm đóng này hiện chưa được biết, nhưng có lẽ nó đã kết thúc trước khi diễn ra cuộc bắc tiến của đế quốc Khmer dưới thời vua Indravarman I (khoảng năm 877-889) và kéo dài tới tận các vùng lãnh thổ của Sipsong Panna ở thượng lưu sông Mê Kông Củng lúc ấy, người Khmer thành lập khu tiền đồn 6 Xai Phoong gin Viéng Chan va Champa, kéo dài tới tận miễn nam nước Lào ngày nay và tiếp tục hiện diện trên hai bờ sông Mê Kông đến tận năm 1070 Chanthaphanit, vị quan địa phương cai trị Xay Phoong, di chuyển về phía bắc đến Mương Xua và được chấp nhận một cách hòa bình làm người cai trị ở đó sau khi các vị quan của Nam Chiếu rút đi Chanthaphanit và con trai có thời gian cầm quyền rất lâu Trong giai đoạn đó, vùng đất Luông Pha Bang cổ bắt đầu được gọi theo cái tên bằng tiếng Xiêm là Xiêng Đông-Xiêng 'Thoong Sau này triều đình của Chanthaphanit đã tham dự vào cuộc xung đột giữa một số quốc gia lân cận Khun Chương, một vị chúa người Kammu hiểu chiến (những cách đánh vần khác gồm Khơ Mu và Khmu) đã mở rộng lãnh thổ của mình và chiếm đóng vùng đất Xiêng Đông - Xiêng Thoong trong khoảng thời gian từ năm 1128 đến 1169 Dưới thời này dòng họ Khun Chương đã cai trị và tái lập hệ thống hành chính kiểu Xiêm từ thế kỷ thứ 7 Giai đoạn này, Phật giáo Tiểu thừa đã bị gộp vào Phật giáo Đại thừa Sau triều đại Khun Chương, vùng đất Xiêng Đông- Xiêng Thoong tức Luông Pha Bang ngày nay đã trải qua một giai đoạn ngắn dưới quyển bá chủ của người Khmer thời Jayavarman VII (từ năm 1185 đến 1191) Tuy nhiên năm 1238 một cuộc nỗi dậy từ bên trong tiền đồn của Khmer tại Sukhodaya đã dẫn tới việc trục xuất các lãnh chúa Khmer [29, tr.77-7§]
Trang 17là lớn, Pha là Phật, Bang tức là công đức Luông Pha Bang có thể được hiểu là tượng Phật lớn được sùng tạo từ công đức của nhiều người, tạm dịch là Tụ Đức Đại Phật Tượng Năm 1560 Vua Saysetthathirat đã dời thủ đô tới Viêng Chan, hiện nay vẫn là thủ đô của Lao [29, tr.116]
Nam 1707, vương quốc Lan Xang tan rã và Luông Pha Bang trở thành thủ đô của Vương quốc Luông Pha Bang độc lập Khi sáp nhập Lào vào thuộc địa của mình, Pháp công nhận Luông Pha Bang là nơi cư ngụ của hoàng gia Lào Cuối cùng, vị vua cai trị Luông Pha Bang trở thành nguyên thủ quốc gia của Nhà nước bảo hộ Lào thuộc Pháp Khi Lào giành lại độc lập, vua Luông Pha Bang- Sisavang Vong trở thành lãnh đạo và là vị vua cuối cùng của vương quốc Lào [29, tr.293]
Các triều đại lớn tại Luông Pha Bang:
~ _ Khum Lo: Vị lãnh chúa đã lập ra thành phố
~_ Pha Ngưm: vị hồng tử Lng Pha Bang, người đã thống nhất đất nước và lập ra vương quốc Lan Xang
~ _ Owm Kham, nhà vua cai trị dưới thời Pháp,
~ _ Kham Souk: nhà vua cai trị dưới thời Pháp và có tư tưởng độc lập, = Sisavang Vong: nha vua thời Pháp Khi Pháp trao lại độc lập cho
Lào ông đã trở thành vua của toàn bộ vương quốc [29, tr.225], (xem phụ lục ảnh số 1, tr.130)
1.2.2 Các hình thái tín ngưỡng và sự du nhập của Phật giáo vào Luông Pha Bang
Trang 18trước khi theo đạo Phật, người Lào nói chung và Luông Pha Bang nói riêng có tục thờ phi, thờ thần linh Ngày nay, họ vẫn thờ phi bản, phi mường là những người đầu tiên mở bản lập mường Trong tất cả địp lễ hội của Phật giáo người ta đều cúng phi bản trước khi mở hội [25, tr.15]
1.2.2.1 Một số hình thái tín ngưỡng cổ của Lào + Tín ngưỡng thờ thần linh
'Thờ thần linh là tín ngưỡng cổ ở Lào nói chung và Luông Pha Bang nói riêng Mặc dù tôn sùng đạo Phật nhưng người Lào vẫn thờ các vị thần liên
quan đến cuộc sống, đến sản xuất như trời, đất, nước, mưa, nắng, sắm, sét
Các vị thần linh lớn làm chủ trên trời, mặt đất và dưới nước là Pha thén (Ngọc Hoàng), 7ho ra mỉ (Thổ Địa) và Nác (Rồng), (xem phụ lục ảnh số 33, tr.150) Đối với người Lào, thần còn là nhân vật lịch sử có thật đã có công lớn trong việc bảo vệ sản xuất, diệt trừ ác quái, thú dữ, đưa nhân dân vượt qua
những thử thách khắc nghiệt, che chở và tiếp sức cho con người trong cuộc đấu tranh sinh tồn [25, tr.49]
Tục thờ thần ở Lào tồn tại khá lâu nhưng vẫn không có hệ thống giáo lí, sự thống nhất giữa các địa phương hoặc có sự chuyển từ đa thần sang nhất thần Xu hướng phát triển chung của tín ngưỡng này là đơn giản hố và thiết thực tơn thờ các đối tượng có quan hệ mật thiết đến thành quả lao động và đời
sống con người
+ Tín ngưỡng thờ phi (ma)
'Người Lào quan niệm mọi vật đều có linh hồn, khi chết thì linh hồn vẫn tồn tại Những linh hồn này nhập vào một vật thể nào đó có uy lực thì trở thành vật linh thiêng Ph/ có thể phù hộ nhưng cũng có thể gây tai hoạ cho
con người nên đã hình thành hai khái niệm là Phi đi (ma lành) va Phi hai (ma
Trang 19quốc Lan Xang dưới thời vua Pha Ngưm, tín ngưỡng thờ Phi và một số tín
ngưỡng khác dần bị biến mất song tập tục phô biến nhất là tục buộc chỉ cô tay
vẫn được lưu giữ đến ngày nay Hầu hết trong các hoạt động văn hoá của Lào đều không thể thiếu lễ buộc chỉ cổ tay Ý nghĩa của nó là cầu phúc cho linh hồn của những ma lành, để chúng luôn đem lại may mắn cho con người cũng như
giúp họ tránh được sự xâm hại của ma dữ (xem phụ lục ảnh số 24, tr 14) + Đạo Bà la môn
Đạo Bà la môn là một tín ngưỡng sớm thâm nhập vào Lào nhưng không rõ vào thời điểm nào Qua một số nghỉ lễ, di tích cũ còn lại đến nay của
chia Vat Phu, xã Noong Viêng, tỉnh Chăm Pa Săc và chùa Xi Mương ở thủ
đô Viêng Chăn đã chứng tỏ đạo Bà la môn có thời kì phát triển ở Lào Tuy nhiên, hiện nay, tín ngưỡng này bị mờ dần và nhường chỗ cho đạo Phật
Nhu vay trong quá trình tồn tại, phát triển, người Lào đã từng tiếp nhận
nhiều tôn giáo ngoại lai nhưng chỉ có đạo Phật là tôn giáo có ảnh hưởng sâu đậm nhất đến đời sống văn hóa của cư dân Lào Đặc biệt tại Luông Pha Bang
- nơi mà Phật giáo được du nhập và gây được ảnh hưởng lớn nhất đến tín đò
đạo Phật [17, tr.15]
1.2.2.2 Đạo Phật ở Luông Pha Bang
+ Sự du nhập của Phật giáo đến Luông Pha Bang
Trang 20lý cũ, tôn trọng Đức Phật và đã thực hiện thành công bộ kinh Tripikata (Tam Tạng) bằng tiếng Pali Đạo Phật hiện thống trị ở Lào là Phật giáo phái Tiểu thừa Nó đã được truyền bá và phát triển trên đất nước Lào bắt đầu tại Luông Pha Bang từ thời là vương quốc Lan Xang theo hai thời kỳ Thời kỳ đầu
tấn công
thông qua cư dân Môn - Khmer Trong thời kỳ này, đạo Phật đã bị
mạnh mẽ bởi Án Độ giáo (Bà la môn) bởi vậy nó không thể phát triển và nhanh chóng bị quên lăng Mãi tới thế kỷ XIV, vua Pha Ngưm, vị vua đầu tiên thống nhất vương quốc Lào và đặt thủ đô tại Luông Pha Bang mới đưa giáo lý Phật giáo từ Campuchia tái truyền bá vào Lào Đất đai của nước Lào trong thời bấy giờ bao gồm toàn bộ bắc Lào, trung và nam Lào hiện nay, cộng thêm đất Chiêng May và miền đông bắc của Thái Lan, đã làm cho Lào trở thành một quốc gia hùng mạnh Sau khi vua Pha Ngưm dựng nước, chế độ chính trị phần nhiều mô phỏng theo vương triều Khmer của Campuchia, đặt ra chế độ trung ương tập quyền Do đó, Phật Giáo từ Campuchia đã du
nhập vào Lào
Lịch sử ghi lại rằng: Vua Pha Ngưm kết hôn với Kiều Lạc, công chúa Campuchia Là một tín đồ Phật giáo thuần thành, khi sang Lào, bà thấy dân chúng thời đó sùng bái quỷ thin, mê tín dị đoan, thường hay hiến tế bằng phụ nữ Bởi vậy bà đã khuyên nhà vua nên đưa Phật giáo vào để có thể giúp dân chúng thay đổi tín ngưỡng, bằng không sẽ không thể lưu lại lâu dài được Vua Pha Ngưm đã nghe theo và chấp thuận cho nhiều cao tăng ở Campuchia được cung thỉnh sang truyền bá Phật giáo Vị tăng thống Maha Bansamanda và hai vị trưởng lão ở tu viện Maha Devanlanka dẫn ba mươi vị ty kheo sang Lào để tổ chức công việc truyền bá giáo lý Ngoài ra có thêm ba vị học giả tỉnh thông Phật pháp là Manrasinha, Manramad và Manrasad đưa Tam tạng Thánh Điển sang phiên dịch ra tiếng Lào để có thể truyền bá sâu rộng Nhiều Tu viện được thành lập trong thời gian này Tiếp theo, lại
Trang 21sang Lào Theo sử liệu, vua Pha Ngưm là người hung bạo, tham quyền cố vị, nhưng đến khi kết hôn với công chùa Kiều Lạc thì đã chịu ảnh hưởng tư tưởng từ bi của nàng, dần dần đã thay đổi thái độ và cũng đã hết lòng trong việc du nhập tôn giáo này Quốc vương và Hoàng hậu đã cho xây cất chùa Pasamanerama ở phía bắc Hoàng cung để các cao tăng cư ngụ, thuyết pháp cho hoàng thân quốc thích và quan lại trong triều Ngôi chùa này qua nhiều lần trùng tu, nay vẫn còn, dù trải qua 7 thế kỷ Từ đó dân chúng Lào cũng đã chuyển sang tin Phật và coi Phật giáo là tín ngưỡng quan trọng luôn
hiện hữu trong đời sống tỉnh thần của ho [27, tr.29-30] + Phật giáo qua các thời kỳ
- Phat giáo Lào thời kỳ Trung đại
Năm 1373, vua Pha Ngưm qua đời, con trai lên nối ngôi là Praya Xam Xen Thay Dưới thời này, chế độ chính trị bền vững, kinh tế phổn thịnh Nhà vua cho xây dựng nhiều chùa chiền khắp nơi, tổ chức tăng hội nghiên cứu Phật giáo Nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc được thực hiện, nổi tiếng nhất là pho tượng Phật tại chùa Manolom vào năm 1372
Đến đời vua Vixunharat (1501-1520), nhiều công trình kiến trúc Phật giáo khác được xây dựng Trong số đó, nỗi tiếng nhất là chùa Vi Xun (1503) để thờ Xá lợi của đức Phật Thích Ca Vị Quốc vương này là một tín đồ Phật giáo thuần thành, chống đối những lối bùa chú, vu thuật và tín đồ của Linh hồn luận Khi vua Saysethathirat lên ngôi (1560), kinh đô đã được dời từ
Luông Pha Bang về Viêng Chăn
Trang 22Cho đến năm 1637, vua Souliya Vongsa lên ngôi, chỉnh đốn lại quốc gia Nhà vua Ổn định chính trị, coi trọng tôn giáo, mở những trung tâm nghiên cứu Phật giáo quan trọng Nước Lào trở thành trung tâm Phật Giáo ở Đông Nam Á thời đó Không ít tăng ni ở đất nước Xiêm và Campuchia sang Viêng Chăn và Luông Pha Bang để nghiên cứu Phật Giáo lean Marie Leria và Henry Van Wusth sang Lào hồi đó, đã viết: “Nước Lào phát triển
Phật giáo rất cao dưới triều đình vua Souliya [ong Sa, nhiều công trình kiến
trúc của những chùa tháp nơi đây rất đặc sắc Có người thứ đưa Thiên Chúa Giáo vào đất Lào, nhưng bị các tín đề Phật giáo phản đối, nên không thành công"[29, tr.198]
Vào thế kỷ XIX, Lào bị ngoại xâm Trước là Miễn Điện, sau là Xiêm
sang sâm lược Miền Điện đánh chiếm Luông Pha Bang, cướp bóc vàng bạc, châu báu, kể cả tượng Phật, sách kinh Phật Lào phải liên minh với Xiêm để chống trả Nhưng rồi lại bị Xiêm trở mặt Quân Xiêm đánh chiếm Viêng Chăn năm 1828, tàn phá 6,000 ngôi nhà, đập phá chùa chiền Cuộc xâm lăng này kéo đài cho đến 1893 thì Pháp tấn công, đặt nền đô hộ ba nước Đông Dương
34, tr13]
~ Thời kỳ cận đại và hiện đại
Dưới chế độ thống trị của Pháp, các mặt kinh tế, chính trị đều bị Pháp khống chế, các mặt văn hoá, giáo dục, tôn giáo đều không được coi
trọng Tuy nhiên, trong truyền thống dân tộc, tuyệt đại đa số nhân dân Lào
Trang 23
Phong tục của người Lào cũng như Xiêm, Miến Điện và Campuchia, trong lứa tuổi thanh thiểu niên, tắt cả nam giới, không kể tầng lớp quý tộc hay bình dân đều phải đến chùa nghiên cứu Phật học Thời gian xuất gia dài, ngắn, hoặc suốt đời đều do từng cá nhân tự nguyện Một người xuất gia ở chia trong thời kỳ này thì gia đình họ khi gặp khó khăn sẽ được tin đồ trong vùng giúp đỡ
Nam 1954, Lào độc lập nhưng chính trị và quân sự vẫn ở trong tình trạng chia cắt, chủ yếu là 3 thế lực: phái Hữu, phái Tả và phái Trung Lập Năm 1961, Điều 7 của Hiến Pháp Lào nêu rõ: "Phật giáo là quốc giáo: quốc vương là người bảo hộ cao nhất" Văn hoá Phật giáo và văn hoá truyền thống của dân tộc đã ăn sâu vào quần chúng, cho nên vẫn được truyền bá trong cả nước Chế độ giáo dục Lào quy định: Trường học được hướng dẫn do các sư säi, nhà sư đóng vai trò chỉ đạo trong giáo dục Chùa chiền vẫn được kiến lập khắp nơi Ngay trong chế độ giáo dục hiện nay, cũng còn có nhiều trường học do chùa chiền đảm trách việc hướng dẫn và bảo quản; tại nông thôn, nhà sư còn kiêm nhiệm thầy giáo làng Đặc biệt vào năm 1914, tại Luông Pha Bang, trung tâm Phật giáo của Lào, trường dạy Pali cao cấp đã được xây dựng, tiến hành dạy cho thanh niên xuất gia trong vòng bốn năm; đồng thời, còn quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức hiện đại về văn hoá mới Về sau, ngôi trường này được đổi thành học viện và chỉnh đốn hoàn mỹ, hệ thống cao cấp hơn trước Trường Đại học Phật giáo được thành lập năm 1955 Năm 1925, chính phủ cho xây dựng thư viện Hoàng Gia tại Luông Pha Bang, tập trung nhiều tư liệu Phật giáo quý giá của nhiều nước, đồng thời vạch ra kế hoạch chỉ đạo Phật giáo và năm 1930 đã thành lập Viện Nghiên cứu Phật giáo [42, tr.20-24]
Trang 24Phật giáo đã trở thành quốc giáo ở Lào từ hơn 500 năm qua Ngày nay Phật giáo vẫn đang là quốc giáo của một đất nước Lào hiện đại và được truyền bá vào Lào trên cơ sở một hệ thống giáo lý chặt chẽ Không phải mọi người dân Lào đều hiểu được những triết lý, vũ trụ luận, nhận thức luận hay
Trang 25
còn là nơi tích góp tiền của của những Phật tử để có thể góp phần chia sẻ cho những người khó khăn, những khách vãng lai đến từ khắp mọi nơi Họ có thể dừng chân tại đây và dù không quen biết một nhà sư nào nhưng họ có thể xin ăn uống, nghỉ ngơi tai chùa Không những vậy ngôi chùa còn là nơi nhân dân có thể đến chữa bệnh bởi các vị sư săi ở đây biết được cách chữa trị truyền thống, biết sử dụng thuốc nam, (rễ, cành, thân cây) chữa bệnh và biết dùng cây thực vật kết hợp với xương động vật để làm thuốc Ngôi chủa cũng chính là địa điểm hội họp bàn bạc các công việc hệ trọng của bản làng, chùa như một trụ sở hành chính đem lại cuộc sống yên ổn cho người dân và góp phần giữ gìn trật tự của xã hội
Trải qua nhiều thế kỷ phát triển, đạo Phật ở Lào có lúc thịnh lúc suy nhưng nhìn chung nó luôn có vị trí quan trọng Đạo Phật ở Lào dường như vượt qua khuôn khổ của một tôn giáo bình thường, trở thành một tình cảm, một yêu cầu sinh hoạt của nhân dân Lào Luông Pha Bang , trung tâm của Phật giáo là nơi ma tín đồ đạo Phật cả nước luôn hướng về [12, tr.17]
1.3 Văn hóa và các tập quán cỗ truyền
1.3.1 Đặc điễm chung về văn hoá-xã hội ở Luông Pha Bang hiện nay"
1.3.1.1 Giáo dục và thé thao
Trang 26đó có: 9 trường mam non, 772 trường tiểu học, 48 trường phổ thông , đặc biệt có một trường THPT chuyên đào tạo các học sinh giỏi và xuất sắc của các
tinh miền Bắc Lào; có 9 trường trung cấp dạy nghề, 3 trường cao đẳng và một trường Đại học là Trường Đại học Suphanuvong
Tinh Luông Pha Bang còn thúc đẩy tổ chức các đoàn thể dục thể thao quần chúng nhằm đảm bảo sức khoẻ của nhân dân Tỉnh đã tổ chức thi đấu các môn thể thao trong những ngày quan trọng để chọn vận động viên xuất
sắc cấp tỉnh tham gia thi đầu cấp quốc gia
1.3.1.2 Văn hố-thơng tin
Bên cạnh giáo dục và thể thao, chính quyền tỉnh Luông Pha Bang cũng hết sức quan tâm đến việc quảng bá, tuyên truyền, bảo tồn văn hoá và phong tục tập quán tốt đẹp phục vụ cho việc phát triển du lịch Tinh đã thành lập, phân công các cơ quan có chức năng đăng ký, thu thập tài liệu thông tin và bảo tổn các di tích như chùa tháp, khu di tích lịch sử và các cổ vật Hiện nay tỉnh đã đăng ký, lưu trữ các pho tượng Phật của mười ba chùa và sách Bay lan (sách ghỉ trên một loại lá) được 32.376 quyền [28, tr 63], phục hồi văn hoá, phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân các dân tộc, chủ yếu là lễ hội
truyền thống
Trang 271.3.1.3 Văn hoá nghệ thuật
'Nghệ thuật sân khấu ở Luông Pha Bang rất phát triển, đặc biệt là sir thi Ramayana của An Độ đã được chuyển thẻ thành một vở kịch lịch sử được trình diễn rộng rãi với những bộ trang phục lông lẫy, những chiếc mặt nạ sơn dầu đầy màu sắc để phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân trong và ngoài nước Nghệ thuật múa và âm nhạc cổ truyền cũng được bảo
tồn từ thời vua Pha Ngưm mà tiêu biểu là điệu múa Nang Keo Điệu múa là
sự hoà hợp của điệu múa truyền thống với trang phục của Lào và Khmer Nang Keo là tên của công chúa Khmer, vợ vua Pha Ngưm (còn có tên gọi là
Kiều Lạc công chúa, con gái của quốc vương Campuchia) Người dân Luông Pha Bang múa để chúc mừng bà đã sang sinh sống tại vương quốc Lan Xang Còn điệu múa Lam Vông là điệu múa truyền thống của người Lào và ở Luông,
Pha Bang cũng phổ biến điệu múa này, nhất là trong những ngày lễ hội, tiệc tùng, cưới xin Người đân ở Luông Pha Bang còn có một kho tàng âm nhạc tự nhiên và phong phú Nhạc cụ tiêu biểu nhất là chiếc khèn, thứ nhạc cụ quen thuộc thường được sử dụng trong sinh hoạt văn hoá, văn nghệ thường nhật của nhân dan [37, tr.8]
Với lịch sử lâu đời, Luông Pha Bang còn có một kho tàng văn học dân gian quý giá Đó là những truyền thuyết về sự ra đời của Phật giáo và các câu chuyện dân gian lưu truyền về nguồn gốc của nhiều di tích ở đô thị cô nay
(xem phụ lục 1 truyền thuyết, tr.125)
1.3.2 Phong tục tập quán cổ truyền của người dân Luông Pha Bang
1.3.2.1 Nét tiêu biểu chung trong đòi sống dân tộc của người dân Luông Pha Bang
Trang 28phái, ăn nói nhẹ nhàng, ngọt ngào Do vậy, trong cuộc sống và sinh hoạt hàng, ngày, mỗi khi con cái làm điều gì sai trái, người mẹ thường khuyên dạy từ tốn, dịu dàng nhưng rất thấm thía; hoặc ai làm điều gì sai sẽ bị xã hội phê bình trực tiếp khiến họ tự ái, xấu hỗ và tự thay đổi bản thân Các cô gái Luông, Pha Bang là những cô gái chăm chỉ lao động, giỏi giang trong việc nội trợ và là mẫu con gái lý tưởng để các chàng trai Lào lấy làm vợ Có thể nói người
dân ở đây rất chú trọng đến nết ăn, nết ở, việc tề gia nội trợ và quan hệ trong
gia đình Họ coi gia đình là nền tảng của hạnh phúc Cũng như người Lào, tính cách nồi bật của người dân nơi đây là không ưa xung đột, luôn luôn nhẫn
nhịn, kiên nhẫn, ơn hồ, khiêm tốn Những tính cách tốt đẹp đó bắt nguồn từ
sự ảnh hưởng sâu sắc quan niệm “Trung đạo” của đạo Phật
Nhà cửa của người Luông Pha Bang phần lớn là nhà sàn Thời Pháp thuộc tuy đã có những kiến trúc kiểu Pháp được xây dựng tại đây song nó không tác động, ảnh hưởng lớn đến thói quen và tập quán ở nhà sàn của người dân Luông Pha Bang Nhà sàn được làm bằng gỗ, bao gồm nhiều phòng được bố trí cạnh nhau và ngăn với nhau bằng những vách ngăn Mái nhà thường, được làm cao, được thiết kế hết sức công phu và chính là điểm nhắn của mỗi ngôi nhà Trên khắp đất Luông Pha Bang, nhà chỉ có một tằng và được dựng
trên một cái cột trụ đứng-yếu tổ quyết định sự bền vững của ngôi nhà Ngày
nay, để bảo vệ rừng và các loại gỗ quý hiếm, họ thường dùng cột bê tông đúc sẵn dé ngôi nhà sàn vững chắc và lâu bền hơn
Những năm gần đây, tuy bị ảnh hưởng ít nhiều bởi cách ăn mặc theo kiểu phương Tây nhưng phần lớn người dân Luông Pha Bang vẫn thích mặc quần áo truyền thống của dân tộc mình Phụ nữ thường mặc những chiếc váy thêu quấn quanh người Phần thân váy được thêu đệt hoa văn bằng tay với day
Trang 29Trong những địp đặc biệt như đám cưới hoặc lễ hội, các cô gái còn búi tóc lên
cao (xem phụ lục ảnh số 17, tr.139) Tại Luông Pha Bang có tục búi tóc lệch
hoặc thẳng để phân biệt giữa các cô gái có chồng và chưa có chồng Và không
thể thiếu được trong trang phục truyền thống của họ là chiếc khăn thổ câm
pha biêng được quàng qua vai Những năm trước trang phục của người con trai ở Luông Pha Bang nói riêng và dân tộc Lào nói chung rất phức tạp: áo cổ tròn, tay ngắn, bên ngoài quấn chiếc khăn dài rộng gọi là pha nhạ nếp tiêu Ngày nay trang phục này thường chỉ được mặc trong ngày hội, ngày cưới vì
không thuận tiện lắm
Có thể nói rằng Luông Pha Bang là nơi còn lưu giữ gần như nguyên vẹn những hình thức nghỉ lễ và sinh hoạt của Phật giáo Chùa chiền đã gắn bó với người đân nơi đây từ rất lâu và được coi là trung tâm của các hoạt động tôn giáo Người đân Luông Pha Bang rất thích làm từ thiện đẻ tích đức Bởi vậy họ thường xuyên vào chùa để làm lễ và biếu cúng lễ vật cho nhà chùa Họ tin rằng làm như vậy thì sau khi chết đi, linh hồn của họ sẽ được lên trời
Không chỉ vào chùa, mỗi người dân còn có cơ hội để tích phúc hàng ngày Mỗi buổi sáng, họ ngồi xếp hàng trên những con phố chính dễ dâng đồ ăn cho các đoàn sư đi khất thực qua đây Người làm việc này chủ yếu là phụ nữ Họ
sẽ bỏ xôi, hoa quả và các món ăn khác vào “bạt” (cái đựng đồ bố thí) của nhà
sư khi họ đi qua Đây là nét đẹp văn hoá mà người dân Luông Pha Bang đã gìn giữ qua bao đời nay [31, tr.8], (xem phụ lục anh sé 16, tr.138)
1.3.2.2.Tục lệ cưới xin
Phong tục cưới hỏi là một hình thức sinh hoạt tỉnh thần phong phú của dân tộc Lào Các phong tục, tập quán cưới xin của người dân Luông Pha Bang ngày nay vẫn được tổ chức với đầy đủ nghỉ lễ mang đậm nét truyền thống từ
Trang 30Sau khi hai gia đình gặp gỡ, thống nhất việc cưới xin của đôi trẻ, họ sẽ
bàn bạc, thoả thuận các điều kiện, cách thức tổ chức và quan trọng hơn là
chọn ngày lành tháng tốt để cử hành hôn lễ Theo phong tục nói chung thì sau đám cưới chàng trai sẽ 6 ré, nghĩa là chú rẻ sẽ về sinh sống ở nhà cô dâu Lễ rước rễ được cử hành đầu tiên trong ngày cưới Khi giờ xuất phát đã điểm, phái đoàn nhà trai gồm bạn bè, họ hàng sẽ rước chú rễ đến nhà cô dâu Dẫn đầu nhà trai là chú rẻ trong trang phục truyền thống của Lào: chiếc áo sơ mi đài tay cổ tròn bằng vải thô với hàng khuy cũng làm bằng vải được cài về phía tay trái; chân chú rẻ quấn chiếc pha nhao nếp riêu và vật không thể thiếu trong bất cứ buổi lễ trang trọng nào của người Lào là chiếc khăn quảng vai được làm bằng thổ cẩm Của hồi môn được đặt trong k„n mak (một loại bát mạ vàng hoặc bạc thường được người Lào để nước thơm và hoa tươi mang,
theo khi lên chùa, (xem phụ lục ảnh số 26, tr.145)) do những người lớn tuổi
đáng kính trọng hoặc bố mẹ của chú rẻ mang theo Trong khi đó, cô dâu sẽ đợi trong phòng của mình cho đến khi được gọi ra dự buổi lễ Trang phục cưới của người con gái Lào được thiết kế tỉnh xảo với màu sắc sặc sỡ, tươi tắn như màu của rừng núi, hoa tươi Tại Luông Pha Bang, trang phục của cô đâu hết sức cầu kỳ và đầy đủ theo đúng phong tục truyền thống Đó là chiếc áo
hình ống với váy quây có cạp được trang trí, thêu dệt tỉ mỉ từng chỉ tiết bởi
các hoạ tiết thổ cẩm rất đẹp mắt Chiếc khăn pha biếng đeo qua vai được lựa chọn phù hợp với màu sắc của chiếc váy càng làm nổi bật sự đồng bộ và sang trọng của bộ lễ phục Tóc cô đâu được bới cao lên đỉnh đầu (thường được cuốn với tóc giả cho dày đặn) và được điểm trang thêm nhiều loại kim gài rất
đẹp mắt
Khi đến trước cổng nhà gái, đoàn nhà trai sẽ dừng bước trước một sợi
Trang 31họ hàng cô dâu đứng giữ Để có thể vào nhà, đoàn nhà trai buộc phải trả lời
một số câu hỏi của họ hàng cô dâu với mục đích tạo sự giao lưu, thân thiện giữa hai gia đình Trước khi bước vào cửa nhà Chú rẻ sẽ đặt hai chân lên một
miếng đá có phủ lá chuối xanh tươi do gia đình cô dâu chuẩn bị sẵn Người nhà của cô dâu sẽ đem một khay nước cùng một tắm khăn để rửa chân thật kỹ cho chú rễ Tục này ngụ ý chú rễ sẽ rửa hết những gì không tốt và về ở nhà vợ với tắm thân trong sạch, đem theo những điều mới mẻ, tốt đẹp Lúc này người
mẹ sẽ dẫn cô dâu ra và buổi lễ Su &#oăn (buộc chỉ cổ tay) được bắt đầu (xem phụ lục ảnh số 24, tr.144)
Sw khoăn là phong tục không thể thiếu trong các lễ cưới với mục đích cầu mong may mắn, hạnh phúc, sức khoẻ cho đôi vợ chồng mới Thời gian làm lễ sẽ kéo dài từ một đến ba tiếng đồng hồ Sau phần nghỉ thức Su khoăn, vị chủ lễ lấy một quả trứng luộc, dùng chỉ cắt đôi, một nửa trao cho cô đâu, một nửa trao cho chú rẻ dé hai người đút trọn cho nhau Hình ảnh quả trứng hàm ý đã là vợ chồng thì hai người phải luôn yêu thương, đùm bọc, bảo vệ lấy nhau Kế đó vị chủ lễ lấy một sợi chỉ trắng vừa đủ dài, một đầu cột vào cổ tay của chú rễ, đầu kia cột vào cổ tay của cô dâu rồi ra hiệu cho hai người kéo tay giật đứt làm đôi Lúc này ánh mắt của mọi người đều tập trung xem cổ tay người nào giữ được phần đài hơn thì người đó sẽ là người được nhiều may mắn hơn (hoặc là người sẽ giữ được tình cảm lâu bền hơn) Sau đó mọi người có mặt trong buổi lễ sẽ lần lượt buộc chỉ cổ tay cho hai người không quên
kèm những lời chúc tốt đẹp nhất đến đôi trẻ Một số người sẽ cuồn theo tiền
vào sợi chỉ coi như món quà cho đôi trẻ để họ bắt đầu cuộc sống mới Sau buổi lễ sẽ là lễ ăn mừng đám cưới với sự tham gia của tắt cả các vị khách mời của hai gia đình Có thể thấy rằng dù có tổ chức ở những nơi xa hoa, tráng lệ
như khách sạn hay dân dã tại nhà thì nét văn hoá sinh hoạt cộng dong cua
Trang 321.3.2.3 Tục lệ tang ma
Người Lào coi cái chết là bước ngoặt quan trọng cuối cùng của đời người bởi nó chấm dứt một kiếp tu nhân tích đức, chuẩn bị chuyển sang một kiếp khác Nếu kiếp này tích được nhiều phúc đức thì kiếp sau sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn Vì vậy những Phật tử Lào cho rằng cái chết không hẳn là sự mắt mát buồn thương mà còn là hình thức giải thoát con người từ kiếp này sang kiếp khác Quan niệm trên được thể hiện khá đậm nét trong các nghỉ thức tổ chức ma chay ở Lào Khi trong nhà có người thân tắt thở, con cháu báo tin ngay cho họ hàng và tuy đau thương nhưng họ không khóc lóc thảm thiết mà thường nén lòng chịu đựng Khi họ hàng đến đầy đủ, người thân bắt đầu tắm cho người chết bằng nước thơm và mặc lên người chết hai bộ quần áo: bộ bên trong lộn trái, bộ ngoài mặc bình thường để thể hiện tính kế tục giữa cái chết và sự sống Khâm liệm xong thi hài được đặt lên giường, chân tay duỗi thắng dé mọi người cầu khắn, buộc chỉ trắng vào cổ, hai chân và hai tay của người chết Sau đó họ dùng sáp ong gắn vào mắt, mũi, miệng, hai lỗ
tai để linh hồn người chết được thanh thản khi chuyền sang kiếp khác, rũ bỏ mọi vấn vương của kiếp trước và dẫu muốn cũng không thể quay lại kiếp cũ vì đã mắt hết cảm giác, không nghe, không thấy, không biết đường cũ quay về Hoả táng người chết là phong tục của phần đông người Lào theo đạo Phật
Mỡ đầu lễ hoả táng, các nhà sư đọc kinh cầu nguyện, vẩy nước thơm rồi tháo sợi chỉ trắng buộc quan tai Trước lúc vị sư châm môi lửa vào giàn thiêu, chủ
tang cho tung tiền bố thí để mọi người đi dự đám tang xông vào nhặt Họ
tranh giành, xô đẩy nhau tạo không khí hết sức ồn ào náo nhiệt, át đi không khí đau thương Khi ngọn lửa trên giàn thiêu bốc cháy, những người đi dự đều góp thêm lửa nhưng không được châm lửa của nhau Họ tự đánh diêm hoặc
Trang 33thúc và ba ngày sau khi thiêu xác, người thân của người đã khuất sẽ mời bà con, xóm giếng và các nhà sư đến bãi thiêu làm lễ nhặt xương Sau khi khấn
bái, con cháu gạt than, tro xuống một cái hố gần nhất để chôn Phần cốt được
rửa sạch cho vào tiểu làm bằng sành đem về chôn trong chủa Ngày nay, dù còn nhiều tồn tại trong nếp nghĩ, thói quen của nhiều tập tục cũ đã có từ lâu đời nhưng việc tổ chức ma chay ở Lào có xu hướng tiến bộ rõ rệt Một số thủ tục rườm rà, tốn kém được giảm dần để có thể kế thừa, phát huy nhiều tục lệ
tốt đẹp [43, tr.35]
1.3.2.4 Phong tục ăn uống và ẩm thực
Món ăn của người Lào thường được so sánh với món ăn của nước láng giềng Thái Lan nhưng chúng chỉ giống nhau trên một số phương diện Như những nước khác trong khu vực Đông Nam Á lục địa, người Lào dùng gạo làm thực phẩm chính và đặc điểm trong cách thức chế biến thức ăn của họ là sử dụng những gia vị gắt như gừng, me, hạt tiêu, tỏi, ớt khô Một món ăn tiêu biểu của người Lào phải được pha trộn giữa vị cay và ngọt mà vị ngọt thường được tạo bởi nhiều loại gia vị thảo mộc Gia vị thảo mộc làm tăng hương vị cho món ăn và cũng dùng để làm dịu những thành phần vị “ gắt” như tỏi và ớt Người Lào đặc biệt thích ăn gạo nếp dù gạo tẻ và bún gạo cũng, rất phổ biến Gạo được dùng để làm vỏ bọc cho các thứ bánh hay làm khuôn cho các món tráng miệng và bánh kẹo Trong gia đình người Lào, món ăn thông thường hàng ngày hay, dùng thịt lợn, gà, trâu, vịt làm nguyên liệu chính Món ăn truyền thống trong lễ hội của người Luông Pha Bang và cũng là món ăn dân tộc gần gũi nhất với người Lào là món /qp Từ lap có nghĩa là may mắn và tên gọi của món /zp tuỳ theo nguyên liệu chế biến như lạp thịt bò, lạp thịt hươu, lạp cá [45, tr.5] Những món ăn dân giã có thể kể đến như
Trang 34đủ, nước chanh, ớt, tỏi Phở cũng là món ăn đặc biệt được yêu thích Không như món phở của Việt Nam được nấu bằng nước dùng trong với vị thanh đạm, món phở Lào nấu với nhiều thức ăn kèm như thịt băm cà chua, giò sống, mọc dùng với nhiều loại gia vị và rau thơm như rau diép, bạc hà, măng tre, xà lách, đậu
Trang 351.4 Khái quát về di sản văn hố ở Lng Pha Bang 1.4.1 Luông Pha Bang trong di sản văn hoá của thế giới
Năm 1995, Luông Pha Bang được công nhận là di sản văn hoá thế giới đầu tiên của Lào Một trong những ưu điềm lớn nhất của Luông Pha Bang được thế giới công nhận là sự bảo tồn gần như trọn vẹn những giá trị văn hoá
truyền thống trong nhiều năm qua Đặc trưng riêng của có đô Luông Pha
Bang là sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp thiên nhiên, văn hoá cổ truyền và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Đô thị cỗ này đã được ƯNESCO công nhận là di
sản văn hoá bởi ba giá trị lớn:
+ Luông Pha Bang có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp Hai dòng sông Mê Kông và Khan hợp lưu với nhau bao quanh khiến cố đô như một hòn đảo sống động mà trên hòn đảo có núi rừng, cây cối tươi tốt với núi Phu Sỉ, núi Thao, núi Nang và nhiều hồ ao, suối nhỏ đã tạo ra môi trường sinh thái lý tưởng tại đây
Trang 36+ Luông Pha Bang còn lưu giữ được nhiều phong tục tập quán, cách ăn mặc, tính cách của con người và những lễ hội mang đâm bản sắc dân tộc Lào, đặc biệt là lễ hội Bun Pi May đón năm mới tại có đô đã được tổ chức hết sức quy mô nhưng vẫn giữ được những giá trị truyền thống Nếu so với Su Khô Thai và Chiêng May là hai cố đô của đất nước Thái Lan thì Luông Pha Bang có niên đại tương đương nhưng về văn hoá phi vật thể thì Luông Pha Bang giàu có hơn với nhiều thể loại văn hoá nghệ thuật như: múa cung đình, múa dân gian, múa Nang Keo và Ramanaya, hát Khăp Thum (một loại dan ca dic trưng của có đô) v.v [50, tr.10]
1.4.2 Các loại di sản văn hố của cố đơ Lng Pha Bang
1.4.2.1 Các công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao
- Các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ Phật giáo bao gồm hệ thống chùa tháp của tỉnh như chùa Xiêng Thoong, chùa Manolom, chùa Vĩ Xun, tháp Mạc Mô, tháp Luông Pha Bang với những đặc điểm tiêu biểu trong cấu trúc xây dựng, những hoạ tiết điêu khắc trên chùa tháp, phong cách điêu khắc tượng Phật và những bức tranh, hình vẽ mang phong cách cổ xưa thể hiện qua cách trang trí trên tường của mỗi ngôi chủa
- Kiến trúc kiểu Pháp: tiêu biểu là Cung điện Hoàng gia (nay là Bảo tàng Quốc gia Luông Pha Bang) và một số nhà cửa, công sở kiểu Pháp ở trung tâm thành phố Luông Pha Bang
- Kiến trúc cỗ kiểu Lào: các kiểu xây dựng nhà sàn của dân tộc Lào Lum, Lào Thơng, Lào Xủng Hầu hết nhà sàn của người Lào Lum được bảo
tồn, lưu giữ cân thận và có thê thấy trên bất cứ con phố lớn nào trong trung
tâm thành phố Luông Pha Bang Trong khi đó các kiểu nhà sàn của người Lào Thong và Lào Xung lại thu hút được sự quan tâm của khách du lịch khi đến
Trang 371.4.2.2 Lễ hội
Nhắc đến di sản văn hoá của Luông Pha Bang không thể không biết đến những di sản văn hoá phi vật thể đã được người dân lưu giữ và bảo tồn
qua nhiều thế kỷ Người Lào có câu “f xíp xoong khoong xip xí” có nghĩa là trong 1 năm có 12 tháng thì ở Lào có 12 ngày hội lớn diễn ra trong 12 tháng đó, còn khoong xíp xí có nghĩa là 14 phong tục tập quán truyền thống mà nhân dân Lào vẫn kiêng và thực hiện theo những quy định đó đến ngày nay [25, tr.16] Đó là các lễ hội của Phật giáo: Lễ hội té nước Bun Pi May đón chào năm mới, hội Ho Khau Phăn Sả và Oọc Phăn Sả (3 tháng ăn chay và mãn chay là những ngày tháng kiêng ky nhất của sư si và tín đồ đạo Phật), hội đua thuyền, hội thả đèn lồng, hội bắn pháo thăng thiên cầu mưa thuận gió hoà, Những lễ hội này góp phần không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh của cố đô đến với bạn bè quốc tế và giúp cho ngành du lịch của Luông Pha Bang ngày càng phát triển Ngoài các loại di sản văn hoá trên, nghệ thuật múa cung đình và múa dân gian cũng là di sản rất quý giá của Lào mà ngày nay có thể khai thác nhằm phát triển du lịch
Tiểu kết
Trang 38cho nhiều du khách trong nước và quốc tế Đến với Luông Pha Bang du khách có thể tìm hiểu về văn hoá, lịch sử, khám phá khu du lịch hoang sơ, chiêm
ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật Phật giáo qua hệ thống chùa tháp, điêu khắc Có vô vàn những lý do để khám phá tại mảnh đất cố đô này Chính những di
Trang 39CHUONG2
GIA TR] DI SAN VAN HOA CO DO LUONG PHA BANG VOI TƯ CÁCH LÀ SAN PHAM DU LICH
2.1 Di sản văn hóa vật thể
2.1.1 Kiến trúc chùa tháp Phật giáo
Đạo Phật ở Lào phát triển mạnh mẽ với quy mô lớn dé lại những dấu ấn rực rỡ trên nhiều lĩnh vực Tiêu biểu là sự phát triển về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Phật giáo mà khởi nguồn là việc chuyển pho tượng Phật Pha Bang (xem phụ lục ảnh số 32, tr.149) từ vương quốc Campuchia sang kinh đô Xiêng Đông-Xiêng Thoong (Luông Pha Bang) từ năm 1353 và sau đó vua Pha Ngưm đã đổi tên kinh đô Xiêng Đoong-Xiêng Thoong thành Luông Pha Bang (Luông có nghĩa là Đại, Pha là Phật, Bang tức là công đức) Cùng với pho tượng Phật quý Pha Bang còn có một đoàn truyền giáo lớn gồm tăng lữ, những người thợ giỏi chuyên xây dựng, trang trí chùa tháp, đúc tượng Phật
đến sinh sống tại vùng đắt này Một số chùa tháp được xây dựng trong thời kỳ đó như: chùa Paxamăn, Manolom, Nhot Keo, Viêng Khăm, Suôn Then
Kinh đô Luông Pha Bang trở thành trung tâm Phật giáo của vương quốc Lào 'Tuy nhiên, trong thời kỳ này tình hình chính trị của vương quốc chưa được én định Các cuộc chiến tranh với các nước láng giếng, đặc biệt là Miễn Điện luôn xảy ra nên tiến độ xây dựng chùa tháp khá chậm Chiến tranh cũng là nguyên nhân khiến những ngôi chùa bị tàn phá nặng nề Từ khi thủ đô được chuyển về Viêng Chăn, vì là cố đô nên Luông Pha Bang không còn được triều đình chú trọng xây dựng chùa tháp như trước kia nữa, nhưng nhân dân ở đây đã không ngừng quyên góp tiền của để tu bổ và xây dựng lại các ngôi chùa Các vị vua sau này cũng đã ra sức tu bổ các chùa tháp làm cho thành phố cảng
Trang 40được đền đáp xứng đáng khi thành phố được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào ngày 2 tháng 12 năm 1995 mà những di sản lớn nhắt và có giá trị nhất của Luông Pha Bang chính là những kiến trúc chùa tháp Phật giáo [15, tr.87]
2.1.1.1 Đặc điển chung trong kiến trúc chùa ở Luông Pha Bang
Luông Pha Bang có một số chùa nỗi tiếng và là nơi sinh hoạt văn hóa tôn giáo của người dân Lào từ nhiều trăm năm nay như: chùa Xiêng Thoong, chùa Phu Si, chùa May, chùa Vi Xun, chùa Vặt Thạt, chùa Xén Theo thống kê, có khoảng bốn mươi ngôi chùa cổ Kiến trúc ngôi chùa là sản phẩm của nhân dân tạo ra, do đó nó phản ánh đậm nét tư duy của người Lào cỗ và mang, đậm phong cách của Phật giáo Đối với các công trình kiến trúc này, đất và
nước là yếu tố rất được coi trọng vì nó liên quan tới tôn giáo, tín ngưỡng, sự
sinh sôi nảy nở, phát triển của con người và vạn vật Chùa được coi như là nơi bảo tồn giá trị văn hóa của mỗi làng xã, là nơi gửi gắm niềm tin, nỗi khát vọng của các tín đồ Phật giáo đồng thời còn thể hiện sự thịnh vượng của dân làng Việc xây dựng chùa ở Luông Pha Bang thường dựa theo những nguyên tắc sau đây[56, tr.23]}
+ Hướng xây dựng chùa
Địa thế và cảnh quan để xây dựng các công trình chùa tháp luôn được
coi là yếu tố được coi trọng đầu tiên bởi nó làm cho bố cục tông thể di tích
thêm đa dạng, đồng thời tô điểm thêm sự hấp dẫn cho mỗi một ngôi chùa Nơi được chọn để xây dựng chùa trước hết phải là khu đất cao ráo, quang quẻ và tươi tốt, đặc biệt phải đảm bảo cả yếu tổ tụ thuỷ (nguồn nước), có thể là dòng, chảy, ao hồ, đầm lạch để tạo nên sự giao hoà âm dương trong một mong,