phải giải quyết 225 đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, trong đó: ra quyết địnhkhông mở thủ tục phá sản đối với 45 trường hợp; ra quyết định mở thủ tụcphá sản đối với 59 trường hợp, ra quyết
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC TP.HCM
KHOA KINH TẾ - TÀI CHÍNH
BÀI TIỂU LUẬN NHÓM MÔN: LUẬT KINH TẾ
TRANH CHẤP NỘI BỘ CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Trang Lớp: Luật Kinh Tế (Ca 2, Thứ 4)
Nhóm: 6 Danh sách sinh viên thực hiện:
1 Vũ Đoàn Khánh My
2 Phạm Thị Hà Lan
3 Nguyễn Lê Ngọc Khánh
4 Trần Huỳnh Phương Nghi
5 Nguyễn Thị Diệu Hiền
6 Đào Lê Thanh Ngân
7 Phạm Ngọc Bảo Trâm
8 Nguyễn Phạm Quỳnh Như
9 Công Thị Thúy Vân
10 Nguyễn Hồ An Như
TP HCM, THÁNG 11 NĂM 2022
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của nhón tôi Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và tủng thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Kinh tế - Tài
chính Đại học Ngoại ngữ - Tin học.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa KTTC xem xét để tôi có
thể bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nhóm 6
1
Trang 3MỤC LỤC
2
Trang 4DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
TCNBCT: Tranh chấp nội bộ công ty
LDN 2005: Luật Doanh nghiệp 2005
LTM 2005: Luật Thương mại 2005
LTTTM 2010: Luật Trọng tài thương mại 2010
TAND: Tòa án nhân dân
3
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là những bất đồng, mâu thuẫn trongquá trình thành lập, hoạt động và giải thể của công ty là một trong nhữngvấn đề mới phát sinh kể từ khi Việt Nam bắt đầu đổi mới từ nữa cuối thậpniên năm 1980, với mong muốn xóa bỏ dần cơ chế bao cấp quan liêu, xâydựng một nền kinh tế năng động, hiện đại và phát triển bền vững Bắt đầu
từ năm 1986, Chính phủ đã chủ trương tự do hóa thương mại và thúc đẩy
sự phát triển của kinh tế tư nhân Với nhiều biện pháp nhằm giải tỏa bớtrào cản cho nền kinh tế được tư do lưu thông Từ đó, nền kinh tế Việt Namnói chung, đặc biệt là khối kinh tế tư nhân bắt đầu phát triển mạnh đóng vaitrò ngày càng quan trọng trong khu vực và hội nhập quốc tế có hiệu quảphù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam Chính vì sự phát triển mạnh
mẽ của khối kinh tế tư nhân đã dẫn đến hệ quả tất yếu là các tranh chấp giữacác chủ thể hoạt động trong nền kinh tế, trong đó có tranh chấp nội bộ công
ty diễn ra ngày càng nhiều về số lượng phức tạp đòi hỏi Nhà nước phải banhành những chính sách pháp lý phù hợp để điều chỉnh hoạt động của nhữngchủ thể kinh doanh này Luật Công ty 1990 và Luật doanh nghiệp tư nhân
1990 là những văn bản pháp lý đầu tiên quy định về việc thành lập và hoạtđộng của các chủ thể kinh doanh
Trong thực tiễn ngày nay càng phát triển nhu cầu thành lập doanhnghiệp ngày càng gia tăng, kéo theo đó các tranh chấp liên quan đến nội bộtrong doanh nghiệp cũng gia tăng Một trong những nguyên nhân chủ yếu làcác nhà đầu tư khi thành lập doanh nghiệp, thường chỉ chú trọng các vấn đề
về vốn, điều kiện kinh doanh, định hướng kinh doanh và ít quan tâm đếncác quy định về kiểm soát, quản lý và tổ chức nội bộ công ty dẫn đến tranh
4
Trang 6chấp xảy ra gây ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp Tuy nhiên những quyếtđịnh này thường ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của các cổ đông, thành viêntrong công ty Do đó, nhằm giúp các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp cóthể am hiểu hơn về các tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp và có thể đưa
ra các phương thức giải quyết một cách minh bạch, tìm ra những vấn đề cấpbách và chưa đầy đủ trong các quy định pháp luật nhằm tạo điều kiện chocác doanh nghiệp phát triển ổn định là một yêu cầu cấp thiết được đề ra
Với những lý do trên, nhóm chúng em chọn đề tài: “Tranh chấp nội
bộ công ty theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài luận văn của
nhóm chúng em
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, tranh chấp nội bộ công ty luôn nhận được
sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cá nhân, tổ chức hoạt động thực tiễn
Đã có rất nhiều bài báo, cổng thông tin điện tử đề cập tới như:
Năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối của nhiệm kỳ,năm cuối các ngành, các cấp thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, cũng lànăm đất nước và Tòa án diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng, kỷ niệmnhiều ngày lễ lớn Các Tòa án triển khai thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnhtình hình quốc tế và trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt làthiên tai, dịch bênh xuất hiện, kéo dài, diễn biến khó lường đã làm ảnhhưởng sâu rộng đến tất cả các mặt của đời sống kinh tế, xã hội Các tranhchấp dân sự, khiếu kiện hành chính vẫn gia tăng về số lượng và có tính chấtngày càng gay gắt, phức tạp Việc giải quyết các vụ việc dân sự về cơ bảnđảm bảo đúng pháp luật, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích chính đáng của cácbên đương sự Trong nhiệm kỳ, các Tòa án đã thụ lý 19.256 vụ việc kinhdoanh thương mại; giải quyết 15.245 vụ việc; đạt tỷ lệ 79,2%1 Các Tòa án
5
Trang 7phải giải quyết 225 đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, trong đó: ra quyết địnhkhông mở thủ tục phá sản đối với 45 trường hợp; ra quyết định mở thủ tụcphá sản đối với 59 trường hợp, ra quyết định đình chỉ giải quyết 19 trườnghợp, tuyên bố phá sản 30 trường hợp; các trường hợp còn lại đang được tiếptục xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật (1).
Tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài có nhữngđặc điểm của tranh chấp kinh doanh, thương mại thông thường, đều lànhững tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại, có mụcđích lợi nhuận, được quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015,song có đặc điểm riêng là “có yếu tố nước ngoài”, tức là thuộc một trongnhững trường hợp sau của vụ việc dân sự nói chung (trong đó có vụ án kinhdoanh, thương mại) theo khoản 2 Điều 464 Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015 hoặc khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2015 Từ ngày 1-7-2016(2)
đến ngày 30-11-2021, tòa án nhân dân các cấp ở Việt Nam đã thụ lý 3.093
vụ án kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài (chiếm 12,7% tổng số
vụ án kinh doanh, thương mại nói chung, một tỷ lệ không nhỏ), trong đó, thụ
lý theo thủ tục sơ thẩm là 2.235 vụ, thủ tục phúc thẩm là 766 vụ và thủ tụcgiám đốc thẩm là 92 vụ (3)
Bên cạnh những những số liệu được nêu trên qua các bài báo, côngthông tin về các vụ tranh chấp nội bộ thì còn có những công trinh nghiên
cứu đề cập vấn đề này như: Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2005 “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án – những điểm mới và các vấn đề đặt ra cho thực tiễn thi hành” của tác giả Bùi Nguyễn Phương Lê; Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2006 “Giải quyết tranh chấp công ty theo thủ tục tư pháp – những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh; Luận văn thạc sĩ Luật năm 2010 “Tranh chấp
6
Trang 8nội bộ công ty theo pháp luật Doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Lê Thị
Hiền
Các công trình trên đã đóng góp vào sự hoàn thiện cho pháp luật ViệtNam về tranh chấp nội bộ công ty Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu,chúng em thấy rằng việc nghiên cứu về thực tiễn và phương pháp giải quyếtvấn đề chưa được hoàn thiện rõ ràng còn nhiều khuất mắc cần được làmsáng tỏ hơn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Với quan điểm: tranh chấp là hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thịtrường, chúng em đặt ra tầm nhìn: không thể hạn chế triệt để những tranhchấp phát sinh trong nội bộ công ty Doanh nghiệp mà mục đích cơ bản làphải làm rõ nguyên nhân dẫn đến tranh chấp nội bộ công ty, từ đó đưa ra cácphương thức giải quyết những tranh chấp một cách hiệu quả nhất với cáctiêu chí: tranh chấp phải được giải quyết nhanh chống, kịp thời; ưu tiên conđường giải quyết bằng hòa bình; chi phí giải quyết tranh chấp thấp,… Bêncạnh đó, các phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ công ty phải theopháp luật Việt Nam ban hành để phù hợp với sự phát triển kinh tế hiện nay
Để đạt được những mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài đặt ra cácnhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
- Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng tỏ một số lý luận cơ bản về tranh chấp
nội bộ công ty, nhận dạng các loại tranh chấp nội bộ công ty
- Thứ hai, nghiên cứu làm sáng tỏ các phương thức giải quyết tranh
chấp nội bộ công ty theo các tiêu chí cơ bản trên, chỉ ra ưu điểm,khuyết điểm của từng phương thức
7
Trang 9- Thứ ba, nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật
Việt Nam ban hành liên quan đến việc giải quyết tranh chấp nội bộcông ty, thực tiễn áp dụng để giải quyết tranh chấp
- Thứ tư, nghiên cứu các bản án, quyết định của tòa án liên quan đến
tranh chấp nội bộ công ty để đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật giảiquyết nội bộ
- Thứ năm, đề xuất ý kiến, giải pháp phù hợp với yêu cầu của pháp luật
xã hội nhằm giải quyết hiệu quả hơn những tranh chấp nội bộ công tytrong Doanh nghiệp
4 Đối tượng và phạm vi nguyên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về các phươngthức giải quyết tranh chấp nội bộ công ty dựa trên lý luận về tranh chấp nộibộ
công ty, rà soát các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công
ty, khảo sát thực tiễn thực hiện pháp luật để giải quyết tranh chấp
Phạm vi nghiên cứu đề tài là các quy định của pháp luật doanhnghiệp, thương mại có liên quan đến giải quyết tranh chấp nội bộ công tytheo sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2005 Các quy định của pháp luậtdoanh nghiệp chỉ tập trung nghiên cứu ở một số nhóm phổ biến, điển hình,không đi sâu vào các công ty có yếu tố nước ngoài
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu khoa học khác nhau như phương pháp lịch sử, phân tích, so sánh,chứng minh, tổng hợp Các phương pháp xã hội học như thống kê, thamkhảo ý kiến đánh giá và quan điểm của những người làm công tác thực tiễncũng như những học giả quan tâm đến chủ đề này Bên cạnh đó, trong quá
8
Trang 10trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích các tình huống cụthể kết hợp với phương pháp tổng kết thực tiễn để hoàn thành luận văn.
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Hiện nay, tranh chấp nội bộ công ty và phương thức giải quyết tranhchấp nội bộ công ty đang có xu hướng gia tăng, đa dạng và phức tạp Đây là
hệ quả tất yếu của sự phát triển đa dạng và mạnh mẽ của các loại hình công
ty tỏng khi pháp luật điều chỉnh về các mối quan hệ này chưa kịp haonfthiện và đáp ứng được với sự phát triển Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này
có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học cũng như thực tiễn
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận cũng như danh mục từ viết tắt và tại liệutham khảo thì đề tài gồm ba chương cụ thể là:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp nội bộ công
ty Ở chương này người viết nêu lên những cái niệm cơ bản, cơ sở và cácphương thức giải quyết tranh chấp nội bộ công ty
Chương 2: Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công
ty và thực tế áp dụng pháp luật tại Việt Nam Trong chương 2, người viếtnêu lên các quy định về pháp luật, các nguyên tắc, thực tiễn và đề xuất giảiquyết các vấn đề tranh chấp nội bộ ở Việt Nam
Chương 3: các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấpnội bộ công ty
9
Trang 11CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP NỘI BỘ CÔNG TY
1.1 Khái niệm tranh chấp nội bộ công ty
1.1.1 Khái niệm quan hệ nội bộ công ty:
Khi doanh nghiệp càng phát triển, quy mô ngày càng mở rộng thì việcphân cấp quản lý là cần thiết để quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất kinhdoanh và không quá tải với bộ phận quản lý ở văn phòng công ty Việc thựchiện phân cấp quản lý sẽ hình thành đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới Tuỳvào quy mô kinh doanh, đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý mà mỗi doanhnghiệp có những quy định về phạm vi và quyền hạn cho cấp dưới
+ Các mối quan hệ cơ bản trong công ty:
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, Nhóm công ty làtập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh
tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác
Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây:
- Công ty mẹ - công ty con
- Tập đoàn kinh tế
- Tổng công ty- công ty thành viên
1.1.1.1 Quan hệ công ty mẹ- công ty con
Một công ty được gọi là công ty mẹ khi công ty này nắm quyền kiểmsoát của một công ty khác gọi là công ty con Quyền kiểm soát của một công
ty mẹ đối với công ty con được xác định khi công ty mẹ nắm giữ trên 50%quyền biểu quyết ở công ty con, trừ khi có thoả thuận khác Hợp đồng, giaodịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập
10
Trang 12và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thểpháp lý độc lập, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 của Điều 196 LuậtDoanh nghiệp năm 2020 Người quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm vềviệc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh quy định tạikhoản 3 Điều 196 này thì phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm vềcác thiệt hại đó.
Vào thời điểm kết thúc năm tài chính, ngoài báo cáo và tài liệu theoquy định của pháp luật, công ty mẹ còn phải lập các báo cáo sau đây: a) Báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty theo quy định củapháp luật về kế toán
b) Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hằng năm của nhóm công tyc) Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điểu hành của nhóm công tyCác báo cáo, tài liệu quyết toán tài chính hằng năm của công ty mẹ,của các công ty con và các báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp của
cả nhóm công ty phải được lưu giữ tại trụ sỏ chính của công ty mẹ Bản saocủa các báo cáo, tài liệu quy định tại khoản này phải có ỏ các chi nhánh củacông ty mẹ trên lãnh thổ Việt Nam
Đối với các công ty con, ngoài các báo cáo, tài liệu theo quy định củapháp luật, còn phải lập và đệ trình báo cáo tổng hợp về mua, bán và các giaodịch khác vối công ty mẹ
Trang 13- Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có quy mô lớn, có tưcách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thôngqua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liênkết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường vàcác dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấpdoanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con.
- Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng kýkinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việc tổ chức hoạt độngcủa tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định
← Công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công tytrách nhiệm hữu hạn, đáp ứng điểu kiện nêu tại Điều 195 của LuậtDoanh nghiệp Công ty con được tổ chức dưới hình thức công ty cổphần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật Doanhnghiệp hoặc của pháp luật liên quan
1.1.1.3 Quan hệ Tổng công ty- công ty thành viên
Theo mô hình này, một Tổng công ty có đơn vị cấp dưới là một hoặcnhiều công ty thành viên hạch toán độc lập nhưng đồng thời cũng có các đơn
vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc Đối với các công ty thành viên hạch toánđộc lập là những đơn vị đã có tư cách pháp nhân riêng và có bộ máy kế toánđộc lập, mở sổ sách kế toán và lập báo cáo tài chính như một doanh nghiệpbình thường khác nhưng phải nộp thêm báo cáo tài chính cho Tổng công ty
để Tổng công ty lập báo cáo tài chính tổng hợp
1.1.2 Khái niệm tranh chấp nội bộ công ty:
Tranh chấp nội bộ công ty là những mâu thuẫn, bất đồng, tranh chấpphát sinh trong quan hệ kinh doanh, thương mại, lao động, giữa hai
12
Trang 14bên,giữa các cá nhân, tổ chức trong công ty phát sinh trong quá trình thànhlập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản củacông ty, chuyển đổi hình thức tổ chức công ty.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thìtranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp gồm: “Tranh chấp giữa công ty vớicác thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trongcông ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc,tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty vớinhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất,chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức củacông ty.” Hiện nay rất ít doanh nghiệp tìm hiểu rõ về luật nên khi xảy ramâu thuẫn không biết cách tháo gỡ khiến tranh chấp nội bộ trở lên gay gắtảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty
1.2 Phân biệt tranh chấp nội bộ công ty với các tranh chấp khác 1.2.1 Tranh chấp nội bộ trong công ty:
- Tranh chấp nội bộ trong công ty là những mâu thuẫn, những bấtđồng giữa các cá nhân, tổ chức trong công ty phát sinh trong quá trình thànhlập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản củacông ty, chuyển đổi hình thức tổ chức công ty
Bản án số 267/2020/KDTM-ST ngày 27/02/2020 của Tòa án nhân dânthành phố Hồ Chí Minh
Về việc: Tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty
Tóm tắt nội dung vụ án
Nguyên đơn công ty C trình bày ông H, ông C, ông G cùng thỏa thuậngóp vốn thành lập công ty C Theo đó ông H cam kết góp 1,020 tỷ đồng, ông
13
Trang 15C và ông G mỗi người cam kết góp 990 triệu đồng Trên thực tế ông G chưathực hiện việc góp vốn Ông H giao ông G tìm kiếm và mua máy in để phục
vụ cho hoạt động của công ty, sau đó ông G biết được bà Y đang bán máy in
mà công ty đang cần nên hối thúc ông H chuyển tiền cho bà Y để đặt muavới giá 1,965 tỷ đồng Sau đó các thành viên đồng ý để ông G chuyển số tiền
1 tỷ đồng (phần vốn góp của ông G) cho bà Y Số tiền còn lại ông H chuyểncho bà Tu theo yêu cầu của ông G Tuy nhiên sau đó máy in không hoạtđộng được nên công ty đã thuê công ty thẩm định thì phát hiện máy in nàychỉ có giá 683 triệu đồng, Công ty yêu cầu ông G xuất trình hóa đơn, hợpđồng mua máy in nhưng ông không xuất trình được Do đó công ty khởikiện yêu cầu hủy tư cách thành viên của ông G tại công ty do có hành vigian dối và trên thực tế ông G cũng chưa thực hiện việc góp vốn như đã camkết Đồng thời yêu cầu ông G thanh toán khoản nợ 230.511.000 đồng chocông ty
Bị đơn ông G cho rằng việc ông mua máy in với giá 1,965 tỷ đồng làđúng, số tiền ông góp vốn vào công ty ông đã dùng để trả tiền mua máy incho bà Tu (ông có cung cấp biên nhận tiền bà Tu ký) ông không đồng ý vớiyêu cầu của nguyên đơn Số tiền nợ nguyên đơn yêu cầu ông trả ông khôngđồng ý do đây là công nợ của khách hàng không phải của cá nhân ông Tạiphiên tòa bị đơn cũng thừa nhận giá mua máy chỉ 850 triệu đồng nhưng dophát sinh nhiều chi phí nữa Bị đơn cũng cho rằng đã góp vào công ty 500triệu đồng nhưng hiện không còn giữ chứng từ
Tòa án cấp sơ thẩm nhận định
Việc bị đơn cho rằng đã góp 500 triệu vào công ty nhưng không cóchứng cứ chứng minh nên không được xem xét Do không góp đủ và đúng
14
Trang 16hạn phần vốn góp cho công ty nên không còn là thành viên của công ty theoqui định tại Khoản 3 Điều 48 Luật doanh nghiệp 2014.
Xét yêu cầu của nguyên đơn đòi ông Đình G phải thanh toán số tiền230.511.000 đồng, HDXX nhận thấy: Xem xét Bảng chi tiết công nợ đãđược ông G xác nhận số nợ còn phải trả cho Công ty C là 230.511.000 đồngkèm theo các hóa đơn chứng từ về việc đặt hàng và giao hàng Tại phiên tòa
sơ thẩm, ông G xác nhận đã ký Bảng chi tiết công nợ này nên yêu cầu đòi nơcủa nguyên đơn có căn cứ được chấp nhận
Tòa án cấp sơ thẩm quyết định
Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn: hủy tư cáchthành viên góp vốn của ông G tại công ty C; Buộc ông G có trách nhiệmthanh toán cho công ty C số tiền nợ 230.511.000 đồng
Bản án còn quy định về án phí và quyền kháng cáo
1.2.2 Tranh chấp hợp đồng góp vốn:
- Tranh chấp hợp đồng góp vốn là sự mâu thuẫn , bất đồng ý kiến củamột hoặc cả hai bên chủ thể của hợp đồng về việc thực hiện quyền và nghĩa
vụ của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn
- Tranh chấp có thể về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham giatrong hợp đồng mà chủ yếu liên quan đến việc thực hiện hoặc không thựchiện quyền và nghĩa vụ tự nguyện thỏa thuận Hoặc cũng có thể xảy ra tranhchấp phát sinh từ nội dung của hợp đồng , giải thích từ ngữ hợp đồng , thựchiện hợp đồng , sửa đổi, bổ sung chấm dứt hợp đồng
Ví dụ như: A góp vốn vào công ty B, sau khi thực hiện xong hết cácnghĩa vụ góp vốn của mình thì phía bên công ty B lại không công nhận tưcách thành viên trong sổ đăng ký thành viên, không cấp giấy chứng nhận
15
Trang 17góp vốn Khi đó tranh chấp sẽ xảy ra giữa A với Công ty B do công ty Bkhông thực hiện đúng như thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn.
Tranh chấp do lập hợp đồng góp vốn sai, hợp đồng bị vô hiệu: Ví dụnhư trường hợp người mua nhà kí kết hợp đồng góp vốn, tham gia vào dự ánphát triển nhà ở với tư cách là nhà đầu tư góp vốn Theo pháp luật quy địnhcác điều kiện để hợp đồng góp vốn được ký kết giữa các bên có hiệu lực thìChủ đầu tư chỉ được ký kết hợp đồng góp vốn sau khi dự án phát triển nhà ở1/500 được phê duyệt; đã khởi công xây dựng công trình nhà ở; đã thôngbáo bằng văn bản cho Sở Xây dựng nơi có dự án biết trước ít nhất 15 ngàytính đến ngày ký hợp đồng huy động vốn Nhưng khi ký hợp đồng với chủđầu tư, người góp vốn do không hiểu biết các quy định của pháp luật nênvẫn tiến hành kí kết hợp đồng mặc dù không biết chủ đầu tư có đảm bảođược các điều kiện trên hay không Do đó, trong trường hợp chủ đầu tưkhông đảm bảo được các điều kiện trên mà vẫn tiến hành ký kết hợp đồnggóp vốn giữa các bên thì hợp đồng góp vốn bị vô hiệu, không có giá trị pháp
lý và không được pháp luật công nhận Lúc này, người góp vốn sẽ phải chịunhiều bất lợi, nhà không được bàn giao mà số vốn đã góp cũng khó thu hồidẫn đến tranh chấp xảy ra giữa các bên
1.2.3 Tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty Cổ phần:
- Tranh chấp giữa các cổ đông là những mâu thuẫn, bất đồng, tranhchấp phát sinh trong quan hệ doanh nghiệp, quản lý và điều hành doanhnghiệp giữa các cổ đông, nhóm cổ đông gây tác động không nhỏ cho sự tồntại của doanh nghiệp, các cổ đông cùng nhau góp vốn để cùng đem lại lợiích kinh tế, việc xảy ra các tranh chấp giữa các cổ đông là điều không aimong muốn
Ví dụ Tranh chấp về quyền mua cổ phần tại Thái Bình:
16
Trang 18Phiên toà đầu tiên tại Thái Bình xử vụ tranh chấp cổ phần với nguyênđơn là các cổ đông bị mất quyền mua cổ phần phát hành mới, trong khi lãnhđạo Công ty gốm sứ lý giải việc “tước” quyền vì số đông người lao động.Công ty CP gốm sứ Thái Bình tiền thân là Xí nghiệp sứ Thái Bình (cổphần hoá năm 2005) với vốn điều lệ là 2,5 tỷ đồng, chia thành 250.000 cổphần cho 272 cổ đông Mặc dù hoạt động chưa được 5 năm nhưng nội bộcông ty đã nhiều lần xảy ra mâu thuẫn.
Tháng 4/2008, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) công ty nhất trí thôngqua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 2,5 tỷ lên 5 tỷ đồng (chia thành 500.000 cổphần) theo phương thức phát hành cổ phiếu phổ thông để huy động vốn.Tuy nhiên, danh sách cổ đông được lập đưa quá nửa số người laođộng chưa từng có cổ phần tại công ty vào trong khi lại cố ý bỏ qua nhiềungười đang nắm giữ tỷ lệ gần nửa số cổ phần vào thời điểm đó
Ngày 15/2/2009, ông Nguyễn Viết Xuân - Chủ tịch HĐQT Công ty kýNghị quyết chào bán 12.280 đồng/cổ phần Theo đó, thành viên HĐQT mỗingười được mua 10.000 cổ phần
Riêng Chủ tịch HĐQT và GĐ được ưu ái thêm 10.000 cổ phần, phó
GĐ tăng thêm 5.000 cổ phần, Trưởng, phó các phòng, quản đốc… mỗingười được tăng 10.000 cổ phần, kế toán trưởng được thêm 5.000 cổ phần,nhân viên quản lý là 2.000 cổ phần/người, người lao động làm việc thườngxuyên mỗi người được 300 cổ phần…
Xác minh trước toà, chỉ 40% số người được mua cổ phần theo sự phânchia này là cổ đông của công ty Còn các cổ đông không phải là lao độngcủa công ty hoàn toàn không được đả động trong khi nếu được mua đúngquyền, số này sẽ nắm quyền kiểm soát công ty
17
Trang 19Hai cổ đông phổ thông là ông Ngô Duy Thân và Lương Xuân Địnhđại diện cho 14 người khác đệ đơn kiện yêu cầu được trả lại quyền muađúng, mua đủ cổ phần mới phát hành theo tỷ lệ vốn họ đang sở hữu Nguyênđơn cũng đề nghị toà huỷ Nghị quyết “chia chác” quyền mua cổ phần mới.
“Chọi” lại yêu cầu của nguyên đơn, bảo vệ quan điểm “bài” cổ đôngbên ngoài, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Viết Xuân biện minh, việc phát hành cổphần mới lần này ưu tiên cho người quản lý và người lao động với mục đích
là để gắn thêm trách nhiệm, tâm huyết của người lao động với Công ty.Cuộc tranh luận chứng lý chỉ được kết lại bằng phán quyết củaHĐXX Bản án tuyên ngày 15/5/2009, TAND tỉnh Thái Bình nhận định,việc tăng vốn điều lệ được ĐHĐCĐ thông qua bằng phương pháp phát hành
cổ phần phổ thông thì buộc công ty phải thực hiện theo nghị quyết này.Việc công ty phát hành cổ phần kiểu “bài” cổ đông không phải ngườilao động trong công ty là trái với nghị quyết của ĐHĐCĐ năm 2008, tráiđiều lệ của Công ty CP gốm sứ Thái Bình
Công ty đã không thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục phát hành cổphần phổ thông, tước mất quyền ưu tiên được mua cổ phần chào bán theođúng tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của các cổ đông trong công ty quy địnhtại điểm c, khoản 1 Điều 79 luật Doanh nghiệp 2005
Toà đã chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, tuyên buộc Công ty CPgốm sứ Thái Bình trả lại quyền được mua cổ phần mới chào bán theo tỷ lệ
cổ phần đang sở hữu của cổ đông phổ thông cho ông Ngô Duy Thuân,Lương Xuân Định và 14 người có quyền nghĩa vụ liên quan
Về yêu cầu huỷ Nghị quyết “phân chia” quyền mua cổ phần chongười quản lý và người lao động của ban lãnh đạo công ty, toà án tỉnh Thái
18
Trang 20Bình cho rằng, thực tế, việc đưa danh sách cổ đông vào biểu quyết tạiĐHĐCĐ năm 2009 dựa trên danh sách bán cổ phần sai đã lập.
Danh sách này không hợp lệ là vô hiệu, toà đã tuyên huỷ và giaoCông ty phải tổ chức lại việc phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ theo trình
tự phát hành cổ phần phổ thông và ĐHĐCĐ thường niên 2009
1.2.4 Tranh chấp hợp đồng tín dụng:
- Tranh chấp hợp đồng tín dụng là những mâu thuẫn phát sinh từ việcthực hiện quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong hợp đồng tín dụng giữabên cho vay là tổ chức tín dụng và bên vay là cá nhân, tổ chức
- Tranh chấp hợp đồng tín dụng phát sinh khi quyền và lợi ích hợppháp của một trong các bên bị xâm phạm Một tranh chấp hợp đồng tín dụngchỉ được coi là có tranh chấp khi có sự xung đột, bất đồng về quyền lợi cácbên đã được thể hiện ra bên ngoài bằng các hành vi xâm phạm cụ thể.Ngày 16/10/2019, bà Ngô Thị Thu H và ông Tô Văn T có vay củaNgân hàng TMCP K - chi nhánh Phú Yên số tiền 20.000.000đ theo Hợpđồng tín dụng kiêm hợp đồng cầm cố số A903661/HĐTD-CC và A903662/HĐTD-CC, cụ thể như sau:
-Hợp đồng tín dụng kiêm hợp đồng cầm cố số A903661/HĐTD-CC:
số tiền vay 10.000.000đ, mục đích tiêu dùng cá nhân, giải ngân ngày16/10/2019, thời hạn trả nợ từ 17/10/2019 đến 13/4/2020, thời hạn vay 180ngày, mức trả nợ hàng ngày (cả gốc và lãi) 59.934đ, riêng ngày cuối cùng60.934đ, lãi suất vay trong hạn 16%/năm, lãi suất quá hạn bằng 150% lãisuất trong hạn
Tài sản đảm bảo là cầm cố xe máy nhãn hiệu Yamaha loại Jupiter biển
số 78H3-6184 đứng tên đăng ký Ngô Thị Thu H Trên cơ sở biên bản gửi
19
Trang 21giữ tài sản thì Ngân hàng đã gửi tài sản cầm cố cho bà Ngô Thị Thu H, ông
Tô Văn T vào ngày 16/10/2019
-Hợp đồng tín dụng kiêm hợp đồng cầm cố số A903662/HĐTD-CC:
số tiền vay 10.000.000đ, mục đích tiêu dùng cá nhân, giải ngân ngày16/10/2019, thời hạn trả nợ từ 17/10/2019 đến 13/4/2020, thời hạn vay 180ngày, mức trả nợ hàng ngày (cả gốc và lãi) 59.934đ, riêng ngày cuối cùng60.934đ, lãi suất vay trong hạn 16%/năm, lãi suất quá hạn bằng 150% lãisuất trong hạn, không có tài sản đảm bảo
Quá trình vay vốn thì bà H, ông T đã trả được 20 kỳ thanh toán (20ngày) từ ngày 17/10 đến 05/11/2019, từ kỳ thứ 21 (tức từ ngày 06/11/2019)thì bà H, ông T đã không thực hiện đúng cam kết, vi phạm nghĩa vụ thanhtoán nên phát sinh nợ quá hạn
Căn cứ vào: Các điều 463, 466, 468, 470 Bộ luật dân sự; Các điều 91,
95, 98 Luật các tổ chức tín dụng; Điều 244 Bộ luật tố tụng dân sự
Tuyên xử:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bị đơn Ngô ThịThu H, Tô Văn T phải trả cho nguyên đơn Ngân hàng TMCP K số nợ phátsinh tính đến ngày 10/01/2022 là 27.568.094đ.Kể từ ngày tiếp theo của ngàyxét xử sơ thẩm (tức ngày 11/01/2022) cho đến khi thi hành xong số tiền trên,
bị đơn Ngô Thị Thu H, Tô Văn T còn phải tiếp tục trả lãi phát sinh theo lãisuất thỏa thuận của Hợp đồng tín dụng kiêm hợp đồng Về án phí: Áp dụngĐiều 147 Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 26 Nghị quyết số326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về
án phí, lệ phí Tòa án Buộc bị đơn Ngô Thị Thu H, Tô Văn T phải chịu1.378.405đ án phí dân sự sơ thẩm Hoàn lại cho nguyên đơn Ngân hàng
20
Trang 22TMCP K số tiền 528.000đ tạm ứng án phí Trường hợp bản án được thi hànhtheo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành ándân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án;quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành
án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thihành án được thực hiện theo Điều 30 Luật Thi hành án dân sự
1.3 Phân loại tranh chấp nội bộ công ty với các tranh chấp khác 1.3.1 Căn cứ vào chủ thể tranh chấp:
+ Tranh chấp nội bộ trong công ty:
“Nội bộ công ty” thường bao gồm các chủ thể: người sáng lập công
ty, các thành viên hoặc cổ đông công ty, người đại diện theo pháp luật củacông ty, người quản lý công ty (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hộiđồng thành viên, Giám đốc)
+ Tranh chấp hợp đồng góp vốn :
Chủ thể của hợp đồng góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức Đốivới 1 bên chủ thể là cá nhân thì phải là người có năng lực pháp luật dân sự
và năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Đối với chủ thể là tổ chức thì người ký kết hợp đồng phải là người đạidiện theo pháp luật , người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền cóthẩm quyền ký kết
+ Tranh chấp hợp đồng tín dụng :
Chủ thể của hợp đồng tín dụng là hai bên tham gia vào quan hệ giaodịch bằng hợp đồng tín dụng; trong đó, bên cấp tín dụng là đại diện cho các
21
Trang 23tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật vàbên còn lại là bên được cấp tín dụng.
+ Tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty Cổ phần:
Chủ thể của công ty Cổ phần có thể là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhấtmột cổ phần của công ty Cổ phần, các thành viên trong Hội đồng quản trị ,hoặc những người giữ chức vụ được trực tiếp quản lý , tham gia vận hànhdoanh nghiệp
1.3.2 Căn cứ vào nội dung tranh chấp:
Căn cứ vào nội dung tranh chấp các tranh chấp trong nội bộ công tyđuợc phân thành các loại tranh chấp cụ thể :
- Tranh chấp trong công ty cổ phần giữa các cổ đông (thành viên lãnhđạo) là tranh chấp phát sinh trong quá trình vận hành công ty, hoặc do thỏathuận ban đầu còn thiếu chặt chẽ Những tranh chấp này “ảnh hưởng” khôngnhỏ đến sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp
- Tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung và tranh chấp giữacông ty với người quản lý công ty trong công ty TNHH và công ty cổ phầnnói riêng là một hiện tượng tất yếu không thể tránh khỏi của nền kinh tế thịtrường Khi xảy ra tranh chấp sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạtđộng kinh doanh, chiến lược và sự tồn tại của doanh nghiệp
- Tranh chấp trong công ty cổ phần giữa các cổ đông (thành viên lãnhđạo) là tranh chấp phát sinh trong quá trình vận hành công ty, hoặc do thỏathuận ban đầu còn thiếu chặt chẽ Những tranh chấp này “ảnh hưởng” khôngnhỏ đến sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp Bài viết sẽ thông tinthêm về phương án giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty cổphần
22
Trang 241.4 Giải quyết tranh chấp nội bộ công ty và các phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ công ty
1.4.1 Giải quyết tranh chấp nội bộ công ty:
Khi nội bộ doanh nghiệp xảy ra tranh chấp, các bên có thể dựa vàođiều lệ công ty, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông để xác định các nguyêntắc giải quyết tranh chấp Nhằm giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng
và hiệu quả thì về cơ bản cần tuân theo những nguyên tắc giải quyết tranhchấp sau:
Nguyên tắc tự định đoạt: nguyên tắc này thể hiện trước hết ở quyền tựthỏa thuận phương thức giải quyết tranh chấp có lợi nhất và phù hợp nhấtvới các bên như tự thương lượng, hòa giải Trường hợp giải quyết tranh chấptheo phương thức này không đem lại kết quả như mong muốn thì bất kỳ bênnào cũng có quyền đưa tranh chấp ra các cơ quan có thẩm quyền để giảiquyết
Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật: không phân biệt thành kinh tế,địa vị, số vốn, tài sản, các bên tranh chấp đều được pháp luật tôn trọng vàbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Nguyên tắc hòa giải: pháp luật khuyến khích các bên tự hòa giải, chỉkhi nào không hòa giải được mới nên nhờ đến các cơ quan tài phán giảiquyết Khi thụ lý vụ án các cơ quan tài phán cũng tiến hành các biện pháphòa giải và công nhận hòa giải trước khi xét xử
1.4.2 Các phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ công ty:
1.4.2.1 Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa giải
* Phương thức thương lượng
23
Trang 25+ Được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua các bên tranhchấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để giải quyết những bất đồng mà khôngcần có sự hiện diện của bên thứ ba.
+ Quá trình thương lượng giữa các bên không chịu sự ràng buộc củaquy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết
+ Với phương thức này, việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toànphụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơchế pháp lý nào bảo đảm việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trongquá trình thương lượng
* Phương thức hòa giải
+ Có sự tham gia của bên thứ ba trong vai trò làm trung gian để tìmkiếm giải pháp giải quyết tranh chấp;
+ Quá trình hòa giải các bên tranh chấp không chịu sự chi phối bởicác quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải.+ Giống phương thức thương lượng, kết quả hòa giải thành được thựcthi hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không
có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm thi hành những cam kết của các bêntrong quá trình hòa giải
** Đối với những tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp, pháp luật vẫn
ưu tiên khuyến khích các bên tự thương lượng, hòa giải với nhau Cácphương thức này không chịu sự điều chỉnh của pháp luật nên các bên không
bị ràng buộc bởi các quy định về thủ tục, phương thức tiến hành, thời gian,
…Đồng thời tự thương lượng, thỏa thuận với nhau giúp cho tranh chấpkhông bị phát triển mạnh thêm, không làm ảnh hưởng đến uy tín của cácbên
24
Trang 261.4.2.2 Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:
+ Khi hòa giải, thương lượng không thành thì các bên thường chọnTrọng tài để giải quyết các tranh chấp nội bộ doanh nghiệp Phán quyết củatrọng tài có tính chung thẩm, bắt buộc thi hành với các bên nên nếu đã hếtthời hạn thì hành mà có một trong các bên không thực hiện thì bên còn lại cóquyền nộp đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng các biện phápcưỡng chế thi hành phán quyết của trọng tài
Ví dụ: Công ty A và công ty B kí hợp đồng mua bán gỗ, tại Điều 23hợp đồng này chỉ rõ: “Mọi tranh chấp có liên quan đến hợp đồng này sẽđược giải quyết bằng trọng tài thương mại”
– Thỏa thuận riêng: Các bên kí kết hợp đồng không ghi nhận việc giảiquyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thành một điều khoản của hợpđồng mà ghi nhận thỏa thuận này trong một văn bản hoàn toàn tách biệt vớitên gọi thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại hợp đồng
đã kí trước đó Ví dụ: Công ty A và công ty B nói trên kí thỏa thuận về giảiquyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại các vấn đề phát sinh từ hợp đồngmua bán gỗ giữa hai công ty nói trên
Mặt khác, thỏa thuận trọng tài thương mại không thể tồn tại dưới hìnhthức lời nói hoặc hành vi mà phải được xác lập dưới hình thức văn bản, baogồm cả:
– Thỏa thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram,fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật– Thỏa thuận được xác lập qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữacác bên
25
Trang 27– Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩmquyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
– Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiệnthỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tàiliệu tương tự khác
– Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sựtồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.Tóm lại, nếu thoả thuận trọng tài vi phạm hình thức được quy định tạiĐiều 16 luật trọng tài thương mại thì thoả thuận trọng tài đó sẽ bị vô hiệu
1.4.2.3 Giải quyết tranh chấp bằng tòa án
+ Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của cácbên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết tòa án.+ Phán quyết của tòa án bằng bản án, quyết định nhân danh nhà nước
và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh quyền lực nhà nước
+ Việc giải quyết theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ thông qua hai cấpxét xử
+ Đối với việc khởi kiện ra Tòa án là lựa chọn cuối cùng khi tất cả cácphương án trên điều không hiệu quả Khi chọn giải quyết tranh chấp tại Tòa
án, các bên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về hình thức, về thẩmquyền của Tòa án, thủ tục, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp được quyđịnh tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 Tuy nhiên, Tòa án xét xử công khai,trừ những trường hợp khác theo quy định của pháp luật nên đây là một điểmkhá bất lợi cho các bên tranh chấp khi những bí mật kinh doanh có khả năng
bị tiết lộ, uy tín bị giảm sút
26
Trang 28Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NỘI BỘ CÔNG TY VÀ THỰC TẾ ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT TẠI VIỆT NAM 2.1 Các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ ở Việt Nam
Về luật hình thức: Hiện nay, có các văn bản luật hình thức điều chỉnhtrình tự thủ tục giải quyết tranh chấp nội bộ công ty là Luật Trọng Tàithương mại 2020 và những văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng dân
sự 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 65/2011/QH12)
và các văn bản hướng dẫn thi hành
Về luật nội dung: Tranh chấp nội bộ công ty là một phức hợp các quytắc pháp lý thuộc nhiều ngành luật, chế định pháp luật khác nhau, chứa đựngtại nhiều đạo luật và văn bản dưới luật Để giải quyết phần nội dung củatranh chấp nội bộ công ty, cần căn cứ vào Luật doanh nghiệp số 2005 và cácvăn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định số 102/2010/NĐ-CP hướng dẫnchi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp Luật Thương mại 2005
và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ Luật dân sự 2005 và các văn bảnhướng dẫn thi hành
Bên cạnh đó, những hợp đồng liên quan đến thành lập công ty vànhững hợp đồng đảm bảo cho hợp đồng thành lập công ty được thi hành nhưhợp đồng góp vốn; cam kết phần vốn góp; điều lệ công ty… cũng là mộttrong những nguồn để giải quyết tranh chấp nội bộ công ty nếu có phát sinh
và pháp luật không quy định
2.1.1 Pháp luật về giải quyết tranh chấp thông qua tố tụng Tòa án
2.1.1.1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
27
Trang 29Giải quyết tranh chấp nội bộ thông qua Tòa án phải tuân theo cácnguyên tắc chung quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 như: Khi xét
xử, thẩm phán vụ án hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;nguyên tắc xét xử công khai, xét xử tập thể và quyết định theo đa số; Tòa ánđảm bảo cho nhân dân được dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mìnhtrước Tòa… Trên cơ sở những nguyên tắc chung này, thủ tục giải quyếttranh chấp nội bộ xây sựng trên cơ sở những nguyên tắc đặc thù nhất định
Cụ thể như sau:
-Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự: Bộ luật
Tố tụng dân sự 2004 quy định về quyền quyết định và tự định đoạt củađương sự Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án cóthẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự Tòa án chỉ thụ lý giải quyết việc dân
sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đơn sự và chỉ giải quyết trongphạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó Trong quá trình giải quyết vụ việcdân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mìnhhoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạođức xã hội [34, Điều 5]
-Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật: Các đương sự đều bình đẳng
về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự, Tòa án có trách nhiệm tạo điềukiện để các đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình (điều 8 Bộluật Tố tụng dân sự 2004) Việc cụ thể hóa quyền bình đẳng trước pháp luậttrong giải quyết tranh chấp nội bộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó cònthể hiện sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, khi các doanh nghiệp,người kinh doanh tham gia tố tụng thì không phân biệt đó là thuộc loại hìnhdoanh nghiệp nào, thuộc thành phần kinh tế gì, các bên đều có quyền vànghĩa vụ theo các quy định các pháp luật tố tụng
28
Trang 30-Nguyên tắc Tòa án không tiến hành điều tra mà chỉ xác minh thunhập chứng cứ: Khi giải quyết các tranh chấp nội bộ công ty, Tòa án chủ yếuchỉ căn cứ vào các chứng cứ mà đương sự đưa ra Các đương sự có nghĩa vụcung cấp chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình Chứngminh chứng cứ là là yếu tố cốt lõi của pháp luật tố tụng, mọi hoạt động tốtụng đều tập trung làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh bằng việc thunhập và đánh giá chứng cứ Về bản chất, chứng cứ là những thông tin, tàiliệu hay những gì có thật được cơ quan thu nhập, kiểm tra và đánh giá theoquy định của pháp luật nhằm phục vụ cho việc giải quyết đúng đắn các vụ
án, tranh chấp Nếu trong tố tụng hình sự, khi có tội phạm xảy ra, việc thuthập chứng cứ thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra hoặc các cơ quan, đơn
vị khác có liên quan theo quy định của pháp luật thì trong tố tụng dân sự nóichung và trong tố tụng án kinh doanh thương mại, tranh chấp nội bộ công tynói riêng thì khi cần khởi kiện ra Tòa để giải quyết tranh chấp, các đương sựphải tự mình thu nhập và cung cấp chứng cứ, chuyển gia chứng cứ, tài liệucho Tòa kinh tế Nguyên tắc này tạo cơ sở giải quyết nhanh chóng và đúngđắn các vụ tranh chấp, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của cácđương sự trong hoạt động tố tụng Đây là một nguyên tắc đặc thù của tố tụngkinh doanh, thương mại, tạo điều kiện cho các đương sự tham gia trong việcbảo vệ lợi ích của chính mình trước các xâm hại
-Nguyên tắc hòa giải: Theo nguyên tắc này, khi có tranh chấp kinhdoanh xảy ra, trước hết các bên tự tiến hành hòa giải với nhau Khi không tựhòa giải được, các bên mới yêu cầu cơ quan Tòa án can thiệp Nhưng khi đãyêu cầu cơ quan Tòa án can thiệp, các đương sự vẫn có thể tiến hành hòagiải dưới sự hướng dẫn, công nhận của Tòa án Chỉ khi giải không thành,Tòa án mới đưa vụ án ra xét xử Hơn nữa, tại phiên Tòa, thẩm phán cũng tạođiều kiện để cho các bên tranh chấp hòa giải được với nhau [34, điều 10]
29
Trang 31-Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời: Xuất phát từ nhucầu kinh doanh, việc giải quyết tranh chấp không những đảm bảo đúng phápluật mà còn phải nhanh chóng, dứt điểm, tránh dây dưa, kéo dài Việc giảiquyết nhanh chóng tranh chấp nội bộ công ty thể hiện trong nhiều quy địnhnhư rút ngắn các thời hiệu, thời hạn: thủ tục rút gọn, hạn chế việc giao vụ ánchoa Tòa chấp dưới để xét xử lại.
-Nguyên tắc xét xử công khai: Vụ án kinh doanh, thương mại đượcxét xử công khai, trừ trường hợp cần giữ gìn bí mật Nhà nước hoặc giữ bímật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ (khoản 2 điều 15 Bộ Luật
tố tụng dân sự 2004) Bí mật của đương sự trong tranh chấp thường là bíquyết về kinh doanh như phát minh, sáng chế… có liên quan trực tiếp đếnhiệu quản hoạt động của người kinh doanh Nếu các bí mật đó bị tiết lộ thì
có thể làm cho doanh nghiệp đó gặp khó khăn trong kinh doanh hoặc có thể
bị phá sản Vì vậy, họ có thể yêu cầu Tòa án xử kín Tòa án là người có thẩmquyền quyết định cho phép đưa vụ án đó ra xét xử công khai hay xét xử kín
2.1.1.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án
Thẩm quyền của Tòa án về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty được
quy định rõ trong khoản 3, điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004: “Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty” và được giải
quyết theo thủ tục chung về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.Tại tiểu mục 3.5, mục 3, phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31tháng 03 năm 2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có
hướng dẫn rõ qua việc liệt kê các tranh chấp được xác định là “tranh chấp
30
Trang 32giữa công ty với thành viên công ty” và “tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau”.
Bên cạnh đó, để xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong cáctranh chấp về kinh doanh, thương mại, trước hết Tòa án phải xác định tranhchấp phải thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại Cơ sở đểphân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của Tòa
án và trọng tài là trọng tài thỏa thuận giữa các bên Khoản 1 điều 5 Luật
Trọng tài thương mại 2010 quy định: “Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài Thỏa thuận trọng tài có thể lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp” Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được” Như vậy, nếu các bên đương sự đã có thỏa thuận trọng tài
hợp lệ thì việc giải quyết tranh chấp không thuộc quyền của Tòa án.Căn cứ để phân định thẩm quyền theo cấp xét xử đối với các tranhchấp về kinh doanh, thương mại phụ là phụ thuộc vào tính chất của tranhchấp và đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần thiết phải ủy thác tưpháp cho cơ quan lãnh sự quán của Việt Nam hoặc cho Tòa án nước ngoài.Theo đó, chỉ những tranh chấp cụ thể quy định tại khoản 1 điều 29 Bộ luật
Tố tụng dân sự 2004 thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấphuyện Đây là những tranh chấp diễn ra phổ biến trên thực tế và tính phứctạp không cao Tranh chấp nội bộ công ty chiếu theo điều 33,34 Bộ luật Tốtụng dân sự 2004, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trungương có thẩm quyền xét xử sơ thẩm
31
Trang 33Căn cứ để phân định thẩm quyền theo lãnh thổ tuân theo nguyên tắcxác định thẩm quyền theo lãnh thổ được quy định tại khoản 1 điều 35 Bộluật Tố tụng dân sự 2004 và thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơntheo quy định tại khoản 1 điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 Việc xácđịnh này cũng giống như trong các tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình
và lao động Các nguyên tắc cơ bản xác định thẩm quyền theo lãnh thổ baogồm: (i) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi
bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức; (ii) Các đương sự có quyền
tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc củanguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức; (iii) Tòa án nơi có bấtđộng sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản
2.1.1.3 Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp nội bộ công ty bằng tố tụng Tòa án
Pháp luật tố tụng dân sự quy định quyền khởi kiện một vụ án là quyềncủa cá nhân hoặc pháp nhân có đủ tư cách của một chủ thể kinh doanh và cóquyền và lợi ích hợp pháp bị tranh chấp hoặc bị xâm phạm Để khởi kiện vụ
án giải quyết tranh chấp, người kiện phải làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết
vụ án Thời hiệu khởi kiện tranh chấp nội bộ công ty được xác định theotranh chấp kinh doanh thương mại là 02 năm kể từ ngày quyền và lợi íchhợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm (điều 159 Bộ luật Tốtụng dân sự 2004) Kèm theo đơn kiện phải có các tài liệu chứng minh chocác yêu cầu của nguyên đơn
Sau khi nhận đơn trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện, Tòa án sẽtiến hành thụ lý giải quyết vụ án khi: (i) Người kiện có quyền khởi kiện; (ii)
Sự việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; (iii) Đơn kiện được gửiđúng thời hiệu khởi kiện; (iv) Nguyên đơn đã nộp tạm ứng án phí; (v) Sự
32
Trang 34việc chưa được giải quyết bằng bản án hoặc có hiệu lực pháp luật của Tòa ánhoặc cơ quan có thẩm quyền khác; (vi) Sự việc không được các bên thỏathuận trước là phải quyết theo thủ tục của trọng tài.
Sau khi thụ lý vụ án, Tòa kinh tế sẽ tiến hành chuẩn bị xét xử Thờihạn chuẩn bị xét xử là 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án Đối với các vụ ánphức tạp thời hạn này có thể được kéo dài nhưng không quá 1 tháng Trongcông tác chuẩn bị xét xử Tòa kinh tế phải tiến hành các công việc chủ yếusau:
-Thông báo việc khởi kiện: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngàythụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan biết nội dung đơn kiện
-Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông báo bị đơn và người
co quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải gửi cho Tòa án ý kiến của mình bằngvăn bản về đơn kiện và các tài liệu khác có liên quan đến việc giải quyết vụán
-Xác minh thu thập chứng cứ: Trong tố tụng kinh tế chứng cứ chủ yếu
do đương sự cung cấp khi thực hiện nghĩa vụ chứng minh đồng thời làquyền chứng minh của mình Tuy nhiên để đảm bảo việc xét cử vụ án kinh
tế được chính xác Tòa án có thể tiến hành thu thập chứng cứ để làm sáng tỏcác tình tiết của vụ án
-Hòa giải: Trước khi mở phiên Tòa giải quyết các vụ án kinh tế Tòa
án tiến hành hòa giải để các đương sự có thể thảo thuận với nhau về việc giảiquyết vụ án Nếu đương sự thỏa thuận được với nhau về giải quyết vụ án thìTòa án lập biên bản hòa giải thành Sau thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biênbản hòa giải thành mà các đương sự không thay đổi thỏa thuận ghi trongbiên bản hòa giải thành thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của
33
Trang 35các đương sự và quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay, không bị khángcáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Trường hợp đương sự không thể thỏa thuận được thì Tòa án lập biênbản hòa giải không thành và quyết định đưa vụ án ra xét xử
Kết thúc giai đoạn chuẩn bị xét xử thẩm phán được phân công chủ tọa
có quyền ra một trong những quyết định sau: (i) Đưa vụ án ra xét xử; (ii)Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án; (iii) Đình chỉ việc giải quyết vụ án.Tòa quyết định tàm đình giải quyết vụ án trong trường hợp sau: (i)Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách, giảithể mà chưa có cá nhân, cơ quan ,tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụngcủa cá nhân, cơ quan, tổ chức đó; (ii) Một bên đương sự là cá nhân mất nănglực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;(iii) Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế;(iv) Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc hợppháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mớigiải quyết được vụ án
Tòa quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án trong các trường hợpsau: (i) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của
họ không được thừa kế; (ii) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bốphá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ
tố tụng của cơ quan, tổ chức đó; (iii) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện vàđược Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện; (iv)
Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyênđơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án; (v) Cácđương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụán; (vi) Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắngmặt; (vii) Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh
34