Trong xã hội Việt Nam hiện nay, một số người quan niệm đơn giản rằng ứng xử vớingười mình giao tiếp thế nào cũng được, nghĩa là lợi ích của mình được bảo đảm vàlợi ích của đối phương khô
Giới thiệu về người Việt
Nguồn gốc
Bàn về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, từ trước đến nay có rất nhiều các tác giả đưa ra những giả thuyết khác nhau Một giả thuyết nổi bật và được chính người Việt sau này vẫn hay kể lại cho con cháu là giả thuyết “Con Rồng cháu Tiên” Ngô Sĩ Liên đã cho rằng Kinh Dương Vương lấy con gái Thần Long mà sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ mà sinh ra trăm con trai Một bên giống Rồng, một bên giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, thế nên Lạc Long Quân và Âu Cơ từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về miền Nam. Phong con trưởng là Hùng Vương, nối ngôi vua Nhưng mãi sau này, Vua Tự Đức cũng đã có lời phê bình: “Kinh Thi có câu “Tắc bách dư nam” (hằng trăm con trai) Xét đến sự thực thì chẳng bao giờ đến nổi số ấy, huống chi nói là đẻ trăm trứng Nếu quả thực như vậy thì khác gì chim muông, sao gọi là người được?” Tuy nhiên, các chuyện thần thoại đánh dấu một giai đoạn chưa trưởng thành của trí tuệ con người nên chúng ta vẫn có thể nhận giả thuyết “Con Rồng cháu Tiên” như một thần thoại
Nhưng nếu tìm hiểu một cách khoa học, nghiên cứu cho biết giống người cổ nhất còn để lại di tích là giống Melanesian lùn và giống Melanesian thường Người ta thấy xuất hiện những di tích của người Indonesian, rồi người Australoid từ thời sơ kỳ đồ đá mới Cũng trong thời này, sau đó người ta thấy các giống lai giữa Australoid và Melanesian, giữa Indonesian và Mongoloid Sang thương kỳ đồ đá mới còn xuất hiện cả giống Indonesian, Negritoid và giống lai giữa Australoid và Mongoloid Sang thời kỳ kim loại, người ta thấy các giống Australoid, Mongoloid và giống lai giữa Australoid và Mongoloid Đứng về phương diện nhân chủng học,người Australoid và người Melanesian rất giống nhau, chỉ có khác một điểm là tóc người Melanesian xoăn hơn tóc người Australoid
Từ đó xuất hiện giả thuyết sắc dân đầu tiên sống trên giải đất Việt Nam là giống Melanesian Sắc dân này hiện còn sống ở miền Bắc đảo New Guinea, quần đảo Polynesia và các đảo ở rải rác khắp Thái Bình Dương Đặc biệt, sắc dân này đã dùng loại thuyền đặc biệt của họ để phiêu lưu rất xa Về phía Bắc, họ lên tận Nhật Bản tạo thành thổ dân đầu tiên của xứ này; về phía Đông, họ lên tận Alaska, Gia Nã Đại (Canada) để lập thành những bộ lạc da đỏ ở đó Họ cũng sang tận Châu Mỹ để lập thành những sắc dân da đỏ ở Trung và Nam Mỹ Do đó, nếu họ có đóng thuyền theo gió mùa đi vào xứ ta thì đó cũng không phải chuyện hi hữu
Bản đồ di dân của các sắc dân hải đảo Đông Nam Á, trích từ sách “Nguồn gốc dân tộc Việt Nam” của Nguyễn Khắc Ngữ, tr86.
Những người Indonesian này đều có sọ trung (chỉ số sọ từ 75-77,9) giống những người Indonesian trong tiền sử Việt Nam (chỉ số sọ từ 73,47-77,96) và những người Indonesian trong thời đồ đá ở Indonesia (chỉ số sọ từ 72,5- 78,2) Những người Indonesian cổ này có đặc điểm nhân chủng khác hẳn người Indonesian hiện tại, có sọ cực ngắn (chỉ số sọ từ 81 trở lên) Do đó, những người Indonesian nói đến trong tiền sử Việt Nam phải hiểu là người Indonesian cổ, được xếp vào giống Australo- Melanesian (còn gọi là Austronesian Deurero Malay hay Proto Malay)
Trong sơ kỳ đồ đá mới, những người Indonesian cổ đã sống chung với người Melanesian có mặt từ trước trên đất nước chúng ta để tạo thành một giống lai Dân tộc Việt Nam là một sắc dân lai giữa sắc dân từ các hải đảo phía Nam lên như Melanesian, Indonesian cổ, Australoid và giống Mongoloid từ phương Bắc xuống.
Dù dân tộc ta đã phải trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc nhưng yếu tố Mongoloid đã không át nổi, các yếu tố hải đảo phương Nam vẫn tồn tại trong đặc điểm nhân chủng của người Việt chúng ta ngày nay
Thành phần nhân chủng người Việt ngày nay gần 90% có sọ ngắn và sọ trung Sự hiện diện của một số người sọ ngắn trong thành phần nhân chủng Việt Nam chứng tỏ trong thời kỳ này người Việt bị Mongoloid hóa mạnh Song, khi người Hàn tộc xâm lăng xứ ta, không phải tất cả người Việt đều bị đồng hóa Chắc chắn chỉ có một số người sống trong khu vực kiểm soát của người Tàu mới bị bị đồng hóa Một thành phần khác bất hợp tác với người Hán tới tị nạn ở vùng rừng núi phía Nam - nơi người Hán không kiểm soát Những người này sau trở thành người Mường Vì vậy, người Mường có thể coi là người Việt không bị Hán hóa trong thời Bắc thuộc, là những người còn giữ được bản chất Việt Nam nhất Có thể nói rằng người Mường chính là người Việt cổ
Tuy nhiên ảnh hưởng của người Trung Hoa vẫn không làm mất đặc điểm nhân hình của người Việt Cả về vóc dáng, ngoại hình và huyết tộc của người Việt cũng khác hoàn toàn người Trung Hoa Điều này chứng tỏ rằng dù nhiều năm bị đồng hóa nhưng người Việt Nam vẫn giữ được bản sắc của mình.
Địa lý
Nước Việt Nam nằm ở phía rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á Phía Bắc giáp Trung Quốc Phía Tây giáp Lào vàCampuchia Phía Đông và phía Nam giáp biển Đông Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Campuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
Nhờ vị trí địa lý, Việt Nam có rất nhiều thuận lợi về tự nhiên và cả kinh tế xã hội Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa Tính nhiệt đới do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên nhận được lượng nhiệt lớn Tính ẩm do tiếp giáp biển Đông - nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, làm thiên nhiên nước ta mang tính hải dương, lượng mưa và độ ẩm lớn, thiên nhiên giàu sức sống Gió mùa do nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên có hai mùa rõ rệt Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của biển Đông - nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Do đó thảm thực vật nước ta bốn mùa xanh tươi, giàu sức sống Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, trên đường di cư của nhiều loài động thực vật nên tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc - Nam, Đông - Tây, theo độ cao, theo mùa.
Nhờ có vị trí địa lý đặc biệt, Việt Nam có mối quan hệ qua lại thuận lợi với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới Nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế; với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á; là cửa ngõ ra biển của các nước Điều này tạo điều kiện giao lưu, hội nhập, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý về kinh tế,…với các nước Về văn hóa - xã hội, nước ta có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa - xã hội với các quốc gia trong khu vực, tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á Hơn nữa điều này còn hỗ trợ tạo nên nền văn hóa đa dạng của nước ta Về an ninh – quốc phòng, nước ta nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới Biển Đông là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
Bên cạnh những thuận lợi thì Việt Nam cũng gặp phải nhiều khó khăn, thách thức cả tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng Nước ta chịu ảnh hưởng nhiều từ thiên tai, bão, lũ, hạn hán…;việc phát triển lại đi đôi với ô nhiễm môi trường;nguy cơ trong việc lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc;…
Phong t c t p quán 5 ụ ậ 1.2 Phong tục tập quán ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa
Trước tiên, chúng ta cần hiểu rằng phong tục và tập quán là hai khái niệm riêng biệt, mang ý nghĩa và giá trị trong cuộc sống khác nhau
Phong tục là toàn bộ những hoạt động trong sinh hoạt của con người, được hình thành và tạo lập trong quá trình lịch sử Phong tục được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Nó không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và thống nhất.
Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một quy ước chung của cộng đồng.
Vậy khi chúng ta kết hợp hai khái niệm phong tục và tập quán với nhau sẽ có khái niệm hoàn chỉnh về phong tục tập quán Đó chính là những thói quen văn hóa có tính dân tộc và tính lịch sử được hình thành trong đời sống Từ đó, trở thành những chuẩn mực văn hóa được mọi người thừa nhận và tuân theo Những chuẩn mực văn hóa đó có thể là những quy phạm xã hội mang tính bắt buộc hay cũng có thể là những quy ước văn hóa mang tính tự nguyện đối với các thành viên trong cộng đồng xã hội Đó là những ứng xử văn hóa của con người đối với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình; trở thành quen thuộc; có tính chuẩn mực được lưu truyền lâu dài trong một cộng đồng xã hội.
Người Việt Nam có một phong tục rất đặc biệt đó là “miếng trầu là đầu câu chuyện” Miếng trầu tuy rẻ nhưng chứa đựng nhiều tình cảm ý nghĩa, giàu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có Miếng trầu luôn đi đôi với lời chào, người lịch sự không ăn trầu cách mặt nghĩa là đã tiếp thì tiếp cho khắp Quí nhau mời trầu, ghét nhau theo phép lịch sự cũng mời nhau ăn trầu nhưng "cau sáu ra thành mười" Ý chỉ quả cau bình thường sẽ chia làm 6 miếng để ăn, nhưng khi yêu nhau sẽ bổ ra làm 3 phần, miếng cau vừa to vừa đầy, thể hiện tình yêu dành cho đối phương; còn khi ghét nhau sẽ bổ quả cau thành 10 miếng, những miếng nhỏ, thể hiện thái độ không thích đối phương, tình cảm nhỏ nhoi như miếng cau Ngoài ra thì những miếng trầu, miếng cau còn được dùng trong dịp hỏi cưới Tức khi nhà gái đã nhận trầu cau dặm hỏi thì người con gái đó sẽ được coi là nàng dâu của nhà người ta Ngày nay, người ta chuộng để răng trắng, nhiều người không biết ăn trầu nữa, nhất là ở thành phố. Nhưng theo tục lệ, hễ nhà ai có con gái gả chồng, sau khi ăn hỏi xong cũng đem trầu cau biếu hàng xóm và bà con nội ngoại Vì miếng trầu là tục lệ, là tình cảm nên ăn được hay không cũng chẳng ai chối từ Các cụ càng già càng nghiện trầu, nhưng không còn răng nên "đi đâu, giở những cối cùng chày" (Nguyễn Khuyến)
Vấn đề về “xưng hô thế nào cho đúng?” thường thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học, giáo dục học nhưng nó cũng dính dáng nhiều đến phong tục cổ truyền Việt Trẻ con khi còn bập bẹ đã được cha mẹ, anh chị bày cho cách xưng hô, thế nhưng đến lớn vẫn còn sai sót Nhiều khi chỉ vì một sai sót nhỏ trong cách xưng hô mà gây nên thành kiến nặng nề Đáng tuổi ông thì phải gọi là ông, đáng tuổi bác thì phải gọi là bác, không được "mày tao chí tớ", "cá mè một lứa" Ở những nước ngoài, cụ thể là nước chủ yếu dùng tiếng Anh, khi học tiếng Việt chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn bởi đại từ nhân xưng của họ chỉ bao gồm 8 từ, nhưng đối với tiếng Việt lại rất khác Đại từ nhân xưng tiếng Việt rất đa dạng, phong phú vì vậy nên cũng rất phức tạp, nhất là ngay trong đại từ nhân xưng của ta lại mang sắc thái tình cảm, thể hiện sự yêu thương, tức giận, kính trọng, khinh ghét, khách sáo, thân mật Ví dụ như trong cách xưng hô với một người bạn mới quen sẽ là “bà-tui”, “bạn- tôi” thể hiện sự tôn trọng, nhưng sau một thời gian chơi thân hơn thì sẽ chuyển sang “tao-mày” thân mật Ngoài ra, trong cách xưng hô của ta có phân biệt tôn ti trật tự rõ ràng “Tại sao ông bảo cháu thưa bẩm, thế mà cháu gọi ông, ông lại không thưa bẩm cháu? Cháu cũng không hiểu sao cha mẹ gọi con thì gọi thằng Giáp, con Ất được còn con gọi tên cha mẹ thì không được?” Cách dùng từ để xưng hô của ta còn tuỳ thuộc vào mức độ thân giữa người nói và người nghe Cụ già và lão già đồng nghĩa nhưng khi nói "Tôi hỏi cụ già" thì rất khác "Tôi hỏi lão già" Cũng có trường hợp "lão" chưa hẳn đã già, mà là cách gọi thân mật Trong quan hệ nội ngoại, họ hàng, nếu như mình lớn tuổi hơn, nhưng ba mẹ mình lại là em nhỏ trong họ hàng thì mình cũng có thể gọi người ít tuổi hơn là anh, chị, chú, cô,….hoặc ngược lại Ngoài ra thì xưng hô giữa vợ chồng của Việt Nam cũng phức tạp hơn rất nhiều những cặp vợ chồng của nước ngoài Thời nay vợ chồng trẻ xưng hô với nhau "anh em" âu yếm thân thiết, dù người chồng ít tuổi hơn thì vẫn là “anh” Nhưng về lại khoảng độ bốn mươi năm trước, những gia đình ít nhiều được Âu hoá, vợ chồng gọi nhau bằng "mình" cũng thể hiện được tình cảm đậm đà Cách gọi nhau bằng tên "trống không" cũng là một bước cải tiến lớn, chứ các cụ ngày xưa, thời trẻ chỉ gọi nhau bằng "bố thằng cu", "u nó", "mẹ hĩm" Có lúc cũng gọi là "nhà tôi" đậm đà gắn bó, "mình " và "tôi" tuy hai nhưng một Vợ chồng nói chuyện với nhau thường hay nói trống không "Này! Ra tôi bảo!" hoặc "nào ai bảo mình"
“Lời chào cao hơn mâm cỗ”, trong tiếng Việt từ "chào" thường đi đôi với từ "hỏi" và từ "mời" Cách chào hỏi, chào mời, chào thưa ở mỗi địa phương có một phong tục khác và còn lệ thuộc vào đối tượng được chào và phong cách người chào Đối với các cụ già thì kính cẩn đứng lại "Bẩm cụ ạ" thì cụ, còn đối với người lớn trung niên thì nên cuối người “Cháu chào bác ạ” Chào hỏi đi đôi với nhau, hỏi để chào
"Ông khoẻ không?", "Chị đi đâu đấy?" Song, ở mỗi nơi một khác, mỗi thời một khác Ngày xưa chào bằng cách vái lạy; ngày nay chào bằng cách bắt tay hay thậm chí là chỉ bằng nụ cười hoặc cái gật đầu Cụ thể như, bạn bè mỗi sáng gặp nhau không cần phải nói quá nhiều, chỉ cần cười với nhau một cái cũng như là một câu chào; hoặc đi vòng sân trường gặp giáo viên “Em chào cô ạ” và cô đáp lại lời chào của học sinh bằng một cái gật đầu cũng là một lời chào
1.2 Phong tục tập quán ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa giao tiếp của người Việt.
Cả phong tục và tập quán đều trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài đến thời hiện tại nên nó dường như đã ăn sâu vào văn hóa của Việt Nam Phong tục tập quán phản ánh khá nhiều khía cạnh trong cuộc sống như những thói quen, những quy định tạo ra từ quá khứ cho đến hiện đại, để rồi từ đó góp phần hình thành văn hóa địa phương Cũng chính vì như thế nên cách giao tiếp của người Việt cũng là một khía cạnh bị ảnh hưởng rất sâu sắc từ các phong tục tập quán.
Trong xã hội Việt Nam hiện nay, một số người quan niệm đơn giản rằng ứng xử với người mình giao tiếp thế nào cũng được, nghĩa là lợi ích của mình được bảo đảm và lợi ích của đối phương không bị thiệt thòi Cũng như phong tục tập quán, dân gian có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, Một miếng khi đói bằng một gói khi no “ ” Điều này chứng tỏ người Việt rất coi trọng thái độ tình cảm trong các mỗi quan hệ đối. Người ta rất dễ giận dữ và cũng dễ tha thứ, tôn trọng chữ tình Trong giao dịch, quan hệ, trong xử lí công việc nhiều khi chữ tình được đặt lên trên chữ lí Hiện tượng này không phải là điều hiếm gặp ở các nền văn hoá trên thế giới, nhưng ở Việt Nam nó còn là một nét đặc trưng mang nhiều màu sắc dân tộc Có một điều mà người nước ngoài đến Việt Nam thường nhận thấy, đó là người Việt Nam rất hay cười Mới gặp đã cười, nhìn nhau là cười, nhất là với người ngoại quốc Có người nói đó là do người Việt Nam hiếu khách, cởi mở Lòng mến khách ấy bắt nguồn từ cách cư xử trọng tình của người Việt Trước hết hãy đối đãi với nhau bằng cái tình, dù chưa biết người đó như thế nào Đó là cái tình mộc mạc, chân thật, chứ không phải cái tình như một cử chỉ giao tiếp lịch sự hoặc một thủ pháp để chinh phục.
Phong tục về xưng hô của Việt Nam cũng ảnh hưởng đến văn hóa giao tiếp, dẫn đến việc người Việt luôn có tình tò mò, tìm hiểu trong lần đầu gặp mặt Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình,…là những vấn đề ngườiViệt Nam thường quan tâm Thói quen ưa tìm hiểu này khiến người nước ngoài có nhận xét là người Việt Nam hay tò mò Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì phải biết rõ hoàn cảnh Mặt khác, do lối sống trọng tình cảm, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hô riêng, nên nếu không có đủ thông tin thì không thể lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp được
Tính tế nhị khiến cho người Việt Nam có thói quen giao tiếp “vòng vo tam quốc”, không bao giờ mở đầu trực tiếp, đi thẳng vào đề như người phương Tây Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn Cũng để đưa đẩy tạo không khí là truyền thống “Miếng trầu là đầu câu chuyện” Theo thời gian, chức năng “mở đầu câu chuyện” này của “miếng trầu” được dần được thay thế bởi chén trà, điếu thuốc lá… Điều này thể hiện sự khéo léo trong giao tiếp của người Việt Giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy trong các mối quan hệ Nó tạo nên thói quen đắn đo cân nhắc kỹ càng khi nói năng “Ăn có nhai, nói có nghĩ”, “Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói” hay “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”, Chính sự đắn đo, cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là thiếu tính quyết đoán, nhưng đồng thời giữ được sự hòa thuận, không làm mất lòng ai.
Từ ngàn đời xưa, tập quán trọng lễ nghĩa của người Việt đã được hình thành, tác động đến văn hóa giao tiếp, ứng xử của người dân nước Việt Điều này được thể hiện rõ qua cách cư xử với những người lớn tuổi, các bậc bề trên như cha mẹ, thầy cô Khi giao tiếp với những người bậc trên cần phải ăn nói nhẹ nhàng, cẩn thận trong câu từ và phép tắc nhằm thể hiện sự kính trọng Ngoài ra, do ảnh hưởng văn hóa từ Trung Quốc, Đạo giáo thờ Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thái Thượng Lão Quân và tín ngưỡng người Việt còn kết hợp với tín ngưỡng dân gian nên dân ta thường tôn kính cha mẹ, tổ tiên, thờ cúng các thiên thần, nhiên thần và nhân thần.
Vì mong cầu đạt được những điều mình mong muốn nên từ những thời kì đầu,người Việt luôn giành sự tôn kính, thờ phụng với các bậc thần thánh, thế lực siêu nhiên Chính điều này đã góp phần tác động đến văn hóa giao tiếp, ứng xử của người Việt tới mãi ngày nay Khi nhắc đến các vấn đề tâm linh thì người Việt thường rất cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, tránh những từ ngữ xúc phạm các bậc bề trên, cẩn trọng tránh hành động trái với tập quán tín ngưỡng để mong được phù hộ. Cũng giống như khi bước vào các nơi trang nghiêm và linh thiêng như nhà thờ, chùa, đền thờ, người Việt thường ăn nói nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ hơn khi giao tiếp trong cuộc sống thường ngày, tránh nói những lời thô tục Bên cạnh sự ảnh hưởng từ tín ngưỡng thời xưa, những phong tục tập quán về lễ hội cũng ảnh hưởng đến giao tiếp giữa người với người Ví dụ như Tết Nguyên Đán là một dịp lễ vô cùng đặc biệt với người Việt Nam Nó không chỉ là dịp lễ đón chào năm mới mà còn là thời khắc để mọi người được cùng người thân quây quần bên nhau, đoàn tụ sau một năm làm việc bận rộn và vất vả Sự ảnh hưởng của lễ Tết Nguyên Đán đến giao tiếp xảy ra ở chỗ mọi người sẽ tránh nói những điều xui xẻo, những điều trái chuẩn mực và rõ hơn là vào dịp này người ta thường chúc nhau một năm mới suôn sẻ, mạnh khỏe, dành những lời yêu thương dành cho nhau Điều này cũng biểu hiện rõ sự ảnh hưởng của phong tục tập quán đến giao tiếp của người Việt
Giáo dục văn hóa giao tiếp không nên chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà còn phải mở rộng phạm vi từ gia đình đến xã hội Ngay từ nhỏ, gia đình đã có vai trò rất lớn trong việc hình thành văn hóa giao tiếp cho con cháu Ông bà, cha mẹ là những thầy cô giáo đầu tiên hướng dẫn cách giao tiếp có văn hóa cho con cháu như đi chào, về hỏi, gọi dạ, bảo vâng một cách có lễ phép Bài học vào đời ấy sẽ được tiếp tục củng cố và phát triển thêm với những nội dung phong phú, mức độ cao hơn ở các bậc học tiếp theo Phải thấy rằng giáo dục văn hóa giao tiếp là không hề giới hạn bởi cấp học nào, bởi thời gian, không gian nào mà cần phải được tiến hành ở tất cả các bậc học, ở mọi lúc, mọi nơi; phải tiến hành một cách đồng bộ, nhất quán, có nội dung, kế hoạch, phương pháp và thật kiên trì thì mới có hiệu quả Nếu thiếu nhất quán sẽ xảy ra tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” thì sẽ phản tác dụng Không thiếu trường hợp ở nhà, ở trường thì “con ngoan, trò giỏi”, ra ngoài xã hội lại vi phạm đạo đức, pháp luật Phải chăng đó một phần là do tình trạng giáo dục không đồng bộ, nhất quán, thiếu sự giám sát chặt chẽ Vì vậy sự liên kết, phối hợp trong giáo dục là rất quan trọng.
Có thể thấy được rằng phong tục tập quán đã ăn sâu vào con người ở mọi đất nước nói chung và Việt Nam nói riêng Sự ảnh hưởng này đôi khi không biểu hiện rõ ràng để bất kì ai cũng có thể nhận ra mà cần sự quan sát từ những sinh hoạt vô cùng tự nhiên trong cuộc sống đời thường của người Việt Chính nhờ phong tục tập quán mà bản sắc dân tộc Việt được tô đậm nét hơn, tăng độ nhận dạng của đất nước Và hơn thế, nhờ sự ảnh hưởng của phong tục tập quán mà giao tiếp của người Việt trở nên đặc trưng, mang hơi thở người Việt, chỉ người Việt có, đất Việt có.
Giới thiệu về đặc trưng giao tiếp
Giới thiệu về đặc trưng
Đặc trưng được hiểu là một đặc tính nổi trội của một cá nhân, tập thể hoặc sự vật nào đó để phân biệt với số còn lại Đặc trưng là thành tố quan trọng và mấu chốt trong cuộc sống để cá nhân, tập thể, sự vật này không bị hòa lẫn với cá nhân, tập thể, sự vật khác
Ví dụ như điểm đặc trưng của Phật giáo là giáo lý hướng con người đến cái thiện,tránh việc ác, tránh sát sinh, sống thanh tịnh, lấy đức Phật Thích Ca Mầu Ni làm biểu tượng trung tâm Những điều trên giúp Phật giáo được nhận dạng chính xác giữa các tôn giáo khác Hoặc như đặc trưng của đất nước Việt Nam ngoài bát phở ngọt thanh, tà áo dài thướt tha còn có cả một loại ngôn ngữ vô cùng độc đáo và phong phú, tạo nên một nét đặc trưng riêng biệt mà đáng nhớ, thân thuộc Đó là điểm đặc trưng phân biệt Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Giới thiệu về giao tiếp
Giao tiếp đã luôn tồn tại và xảy ra liên tục kể từ khi có sự xuất hiện của con người Giao tiếp bắt đầu từ thời kì đồ đá - thời kì con người chủ yếu săn bắt hái lượm, xã hội chưa được hình thành Cho đến tận ngày nay, giao tiếp được xem là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, hơn thế nữa nếu có khả năng giao tiếp tốt còn có thể có được những phúc lợi nhất định trong cuộc sống
Giao tiếp được hiểu theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn là “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau Hay nói cách khác giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người – người, hiện thức hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.” PGS Trần Trọng Thủy trong cuốn “Nhập môn khoa học giao tiếp” đã đưa ra định nghĩa “Giao tiếp của con người là một quá trình có chủ định, có ý thức hay không có ý thức và trong đó các cảm xúc và tư tưởng được biểu đạt trong các thông điệp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ” PGS.TS Ngô Công Hoàn trong cuốn “Giao tiếp sư phạm” cũng có định nghĩa “Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các trao đổi thông tin, hiểu biết, rung cảm và tác động quan lại.”
Thông thường, khi nghĩ đến khái niệm giao tiếp, chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến việc truyền đạt, chia sẻ thông tin qua lời nói giữa người với người Nhưng chúng ta cần nên có cái nhìn sâu sắc hơn về hai chữ “giao tiếp”, nó không chỉ xảy ra qua lời nói mà đó còn là một chuỗi hành động có thể là ngôn ngữ lời nói, ngôn ngữ cơ thể và thậm chí có một khái niệm được gọi là “giao tiếp nội tâm” Giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống vì ngoài việc chia sẻ thông tin để làm việc, để phục vụ cho nhu cầu xã hội thì còn chia sẻ cảm xúc Nếu giao tiếp được sử dụng đúng đắn với ý nghĩa của nó thì sẽ mang lại giá trị vô cùng to lớn cho cuộc sống nói chung và con người nói riêng
Giao tiếp được phân loại theo những tiêu chuẩn khác nhau, dựa vào phương tiện giao tiếp có 2 loại là giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ Giao tiếp bằng ngôn ngữ là con người sử dụng tiếng nói và chữ viết để giao tiếp với nhau. Đây là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người Con người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào như thông báo tin tức, diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật Giao tiếp phi ngôn ngữ là con người giao tiếp với nhau bằng hành vi cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, nụ cười, đồ vật…
Còn khi dựa vào khoảng cách lại cũng có 2 loại là giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp Giao tiếp trực tiếp là giữa các cá nhân khi mặt đối mặt với nhau để trực tiếp giao tiếp Giao tiếp gián tiếp là thực hiện thông qua một phương tiện trung gian khác như điện thoại, email, thư tín, fax, chat…
Dựa vào tính chất giao tiếp có 2 loại là giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức Giao tiếp chính thức là khi các cá nhân cùng thực hiện một nhiệm vụ chung theo quy định Ví dụ như việc giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên trong giờ học Loại giao tiếp này có tính tổ chức và kỉ luật cao Giao tiếp không chính thức là diễn ra giữa những người đã quen biết, hiểu rõ về nhau, không bị ràng buộc bởi pháp luật, thể chế, mang nặng tính cá nhân.
Dựa vào số người tham dự cuộc giao tiếp bao gồm giao tiếp giữa cá nhân và cá nhân, ví dụ như giữa sinh viên A và sinh viên B; giao tiếp giữa cá nhân và nhóm, ví dụ như giữa giảng viên với lớp hoặc nhóm sinh viên; và giao tiếp giữa nhóm với nhóm, ví dụ như trong đàm phán giữa đoàn đàm phán của công ty A và công ty B.
Qua những phân loại trên có thể thấy được sự đa dạng của giao tiếp trong cuộc sống thường ngày Nhờ đó mà giao tiếp ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết, như một công cụ hỗ trợ vô cùng hiệu quả và thiết yếu
Ngoài vai trò truyền đạt thông tin thì giao tiếp còn để kết nối giữa người với người.Giao tiếp giúp mỗi người thể hiện được bản thân, bộc lộ những cảm xúc rồi chia sẻ với những người khác Bên cạnh đó, giao tiếp còn đóng vai trò hoàn thiện nhân cách bản thân mỗi người Một người được đánh giá là hoàn thiện về nhân cách thì bao hàm trong đó cần có một lối giao tiếp văn minh Người giao tiếp văn minh sẽ ăn nói chuẩn mực, suy nghĩ kĩ trước khi nói, giọng điệu ôn hòa và tạo cảm giác thoải mái,tôn trọng đối phương Còn người giao tiếp thiếu văn minh là không nhận thức được chừng mực, sử dụng từ ngữ thiếu sự xem xét kĩ lưỡng, nói điều ngang ngược và khiến đối phương cảm giác khó chịu Hai điển hình trên chắc hẳn sẽ dẫn đến hai luồng đánh giá khác nhau, người giao tiếp có văn minh sẽ nhận được lời khen tích cực và được đánh giá có đạo đức tốt hơn so với những người thiếu văn minh trong giao tiếp Vậy nên giao tiếp còn được xem là công cụ để hoàn thiện nhân cách con người
Ngoài ra, giao tiếp còn giúp hình thành nên văn hóa của đất nước, địa phương Mỗi đất nước, mỗi vùng miền sẽ có những bản sắc riêng mà chỉ nơi đó có được Vậy nên, có thể nói rằng giao tiếp được xem là một hình thức phát triển văn hóa.
ĐẶC TRƯNG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT.14 2.1 Đặc trưng trong sinh hoạt
Giữa người lớn tuổi với người nhỏ tuổi
Trong chào hỏi, thông thường người nhỏ tuổi sẽ mở lời chào trước để thể hiện thái độ lễ phép, thì người lớn tuổi sẽ đáp lại lời chào đó bằng một cái gật đầu nhẹ hoặc một lời chào khác để đáp lại Ví dụ, khi đi trên đường, bạn vô tình gặp người họ hàng xa là chú của mình ở một quán ăn, bạn sẽ mở lời chào trước “Cháu chào chú”, người chú sẽ gật đầu để đáp lại lời chào đó hoặc sẽ chào lại “Ừ chào cháu nhé” hoặc một câu hỏi thăm khác như “Cháu cũng đi ăn ở đây à” hoặc “Ừ chào cháu, bố mẹ và gia đình vẫn khỏe phải không?” Trong văn hóa giao tiếp, lời chào chiếm vị trí vô cùng quan trọng, nó như cách mở đầu một câu chuyện giữa hai chủ thể giao tiếp, nên trong văn hóa Việt thường có câu ca dao “Lời chào cao hơn mâm cỗ” để nhắc nhớ về phép lịch sự khi giao tiếp Người lớn đáp lại lời chào của người nhỏ hơn mình để thể hiện phép lịch sự và sự tôn trọng đối phương là điều rất cần thiết
Thái độ trong cách giao tiếp của người lớn tuổi với người nhỏ tuổi được thể hiện phụ thuộc khá nhiều vào hoàn cảnh giao tiếp Ví dụ một cuộc trò chuyện thông thường giữa hai bố con Người bố sẽ hỏi người con về điều gì đó hoặc đặt vấn đề về một chủ đề nào đó Sau đó người con sẽ trả lời và người bố sẽ tiếp tục giao tiếp với người con thông qua nội dung được trao đổi Cụ thể hơn, người bố hỏi “Dạo này việc học tập của con thế nào?” người con sẽ trả lời “Thưa bố việc học của con vẫn ổn, chỉ có môn Ngữ Văn thường được giáo viên nhắc nhở rằng cần cải thiện thêm” người bố sẽ trả lời rằng “Môn Ngữ Văn là môn học của sự cảm nhận nghệ thuật nên cần thời gian nghiên cứu nhiều, con cố gắng lên nhé.” đó là một lời nhận xét về câu trả lời của cậu con trai Thái độ trong lời nói thể hiện ý kiến của người nói với vấn đề đang được bàn bạc, có thể là tức giận, vui vẻ, buồn bã Nên người nói dù ở vị trí cao hơn về trình độ, tuổi tác vẫn sẽ có sự chú ý nhất định đến giọng điệu Ví dụ như người lớn thể hiện thái độ tức giận với người nhỏ, thì cảm xúc sẽ được thể hiện trong ngôn từ như chi tiết người mẹ thể hiện thái độ tức giận và bất lực với người con trai nghiện ngập trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng:
“Anh làm khổ tôi vừa vừa chứ! Anh ỷ mình vừa vừa chứ! Đương nhiên anh bỏ việc nhà nước Đương nhiên anh vác bà đèn về nhà, hút ngày hút đêm Rồi bỗng dựng anh đem văn tự địa đồ đi cẩm lấy hàng năm bảy trăm bạc, chịu lãi mười phân để về Sài gòn, Sài chéo, cậy cục hàng trăm bạc để lấy sổ đi làm tàu tây tàu Nhật, tưởng nên vương tướng gì hay đâu không việc hoàn không việc, nghiện ngập hoàn nghiện ngập” Thái độ của người mẹ được thể hiện qua các từ ngữ “anh làm khổ tôi vừa chứ”, “anh ỷ mình vừa chứ!”, sự tức giận, bất lực thể hiện qua chuỗi từ “không việc hoàn không việc, nghiện ngập hoàn nghiện ngập” kiểu giao tiếp này khác thường thấy khi người bề trên đang dạy bảo hoặc phê bình người dưới khi họ làm sai điều gì đó
Với người nhỏ tuổi hơn, vấn đề này được đặc biệt chú trọng Ngay từ khi còn bé, chúng ta đã luôn được dạy về việc chào hỏi người lớn Không kể là đối tượng nào, khi còn mới chập chững biết đi biết nói, bố mẹ thường nhắc ta “Khoanh tay ạ ông bà/cô/chú/anh/chị đi con”, dần dà từ đó, chúng ta quen với việc chủ động chào hỏi người lớn trước Có thể là đến nhà người khác, hay khi có khách đến nhà Không chỉ vậy, ở môi trường trường học hay làm việc, chúng ta cũng được dạy phải chào thầy cô trước hoặc cấp trên hơn tuổi trước Lời chào dần trở thành “luật bất thành văn” trong bất kì mối quan hệ hoặc trường hợp giao tiếp nào Lời chào chính là ấn tượng đầu tiên về một người mà ta gặp lần đầu, nên nó quyết định gần như toàn bộ sự nhìn nhận của đối phương về bản thân ta trong cuộc gặp mặt đầu tiên Người nhỏ tuổi khi trò chuyện cùng người lớn phải đặc biệt chú ý về giọng điệu Khi được hỏi chuyện, người nhỏ được dạy là phải cung kính, nói chuyện dạ thưa, chủ ngữ vị ngữ đầy đủ Và thái độ khi giao tiếp cũng thể hiện cảm xúc của người nói với câu chuyện và người nghe Ví dụ, phân đoạn cai lệ đến đòi tiền sưu trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, khi chị Dậu đáp lời đã có thái độ vô cùng sợ hãi và khúm núm, khép nép: “Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…” thái độ sợ sệt được thể hiện qua giọng điệu run rẩy, lời lẽ bối rối “cháu có dám”, “hai ông làm phúc” thể hiện thái độ khẩn khoản cầu xin. Trong trường hợp này, chúng ta dễ dàng nhìn ra sự cầu khẩn, gấp gáp Vai vế trong đoạn hội thoại cũng được phân chia rõ ràng Đây cũng là một trường hợp khá dễ nhận diện Tương tự trong các cuộc hội thoại khác, vai vế của người nhỏ cũng được trình bày rõ ràng Luôn phải để bản thân mình thấp hơn nhờ cách dùng từ “dạ”,
“thưa”, “vâng” để thể hiện sự tôn trọng của mình với họ.
Giữa hai người khác giới
Giữa hai người khác giới thì việc chào hỏi được thể hiện phong phú hơn, đôi khi bộc lộ qua cả hành động Thường sẽ có sự khác nhau, nữ giới chào nam giới bằng lời nói hoặc một cái bắt tay, nhưng người nam nên chú ý khi bắt tay chào hỏi với phụ nữ thì chỉ được nắm nhẹ ở phần ngón tay và không được nắm chặt, nắm mạnh Và đôi khi còn là một cái chạm môi nhẹ vào mu bàn tay người nữ, thường sẽ chỉ xảy ra khi cả hai đều có thiện cảm với đối phương Giữa những người bằng tuổi, ngôn từ và thái độ cũng là yếu tố thiết yếu nếu muốn đạt được mục đích giao tiếp Trong tiểu thuyết “Sóng ở đáy sông” - Lê Lưu, phân cảnh nói chuyện của nhân vật Núi với cô gái mới quen ở quê diễn ra như sau:
- “Vội thì vội nhưng gỡ hộ chục cái màn cho em anh cũng gỡ.
- Thế thì em cảm ơn anh lắm.
- Làm sao lại biết tên anh.
- Anh về đây hàng năm giời rồi, ai còn lạ Học giỏi, làm nghề nông cũng giỏi, cả tổng đều biết Chỉ có anh là không thèm biết gì đến dân nhà quê cục mịch chúng em.
- Anh cũng xin làm nhà quê cục mịch có được không?
- Gớm Đời nào Trai thành phố ai về quê.
- Thế anh đang ở quê đấy thôi.
- Chẳng qua là vì chiến tranh phải sơ tán.”
Chẳng phải những lời hoa mỹ thường thấy trong văn học mà là những câu nói đơn giản,chất phác nhưng vẫn truyền tải rõ ý đồ và mục đích giao tiếp Không câu nệ, màu mè giữa những người khác giới, đôi lúc vẫn có sự bông đùa, tán tỉnh hóm hỉnh và vui tươi.
Giao tiếp trong công việc
2.2.1 Giao tiếp với cấp trên
Sự giao tiếp diễn ra trong cuộc sống đời thường một cách tự nhiên, từ đó trở thành thói quen và văn hóa của một tập thể Mặc dù xảy ra một cách tự nhiên nhưng trong giao tiếp vẫn tồn tại những nguyên tắc bắt buộc mà mỗi người phải tuân theo để đúng với sự chuẩn mực xã hội Ở đây chúng ta cần bàn về đặc trưng và những nguyên tắc trong giao tiếp với cấp trên của người Việt
Khi giao tiếp với cấp trên, người Việt thường giao tiếp một cách cực kì tinh tế và kĩ lưỡng nhằm thể hiện sự tôn trọng với những người chức cao hơn mình Giọng điệu khi giao tiếp với cấp trên thường khiêm tốn, nhẹ nhàng và không thể hiện bản thân nhiều Phần lớn, những người cấp trên sẽ thường là người lớn tuổi hơn, có thâm niên trong nghề lớn hơn mình Nên khi giao tiếp với cấp trên, người Việt thường có xu hướng lắng nghe và tiếp thu hơn là phản đối hoặc tranh luận, vì những người lớn tuổi là những người có kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực đó và họ luôn mong muốn cấp dưới có thái độ tích cực trong việc lắng nghe những chia sẻ về kinh nghiệm của họ Mặc dù vậy nhưng người Việt nhiều lúc vẫn có sự bày tỏ quan điểm và ý kiến bản thân với nguyện ý muốn giúp công việc trở nên hiệu quả và chỉn chu hơn. Nhưng cách bày tỏ đó đòi hỏi sự tinh tế, có chừng mực để không bị đánh giá là vi phạm nguyên tắc giao tiếp, hay nói thẳng ra là thiếu tôn trọng cấp trên Nói thế không có nghĩa là đối với những cấp trên kém tuổi hơn thì mình sẽ dùng những từ ngữ ngang hàng như khi nói chuyện với bạn bè, điều này hoàn toàn sai lệch trong chuẩn mực giao tiếp Bản thân cấp dưới vẫn phải có một thái độ kính trọng nhất định, nên dùng những từ ngữ lịch sự, giữ bầu không khí ôn hòa suốt cuộc nói chuyện
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn đọng một bộ phận nhỏ người Việt khi giao tiếp với cấp trên lại thể hiện cảm xúc một cách mất kiểm soát, có ý muốn thắng thua, chứng tỏ bản thân Điều quan trọng không phải ý kiến chúng ta bày tỏ là đúng hay sai mà là thái độ khi chúng ta bày tỏ nó có đúng mực hay không
Ngoài những đặc trưng trên, người Việt khi giao tiếp với cấp trên thường kèm theo những cử chỉ thể hiện sự tôn trọng như cúi đầu, chào, … hoặc hay sử dụng những kính ngữ như “vâng”, “dạ”, “ạ”,… để giao tiếp với cấp trên của mình
2.2.2 Giao tiếp với cấp dưới
Bên cạnh việc giao tiếp với cấp trên, giao tiếp với cấp dưới cũng có những đặc trưng riêng Khi giao tiếp với những người cấp dưới, người Việt có xu hướng bày tỏ ý kiến một cách tự nhiên hơn và thường góp ý, đưa ra lời khuyên để cấp dưới hoàn thành tốt công việc của mình, ngoài ra còn để giúp việc chung diễn ra suôn sẻ, hiệu quả hơn Dù là cấp trên nhưng văn hóa giao tiếp người Việt vẫn dành sự tôn trọng nhất định cho cấp dưới, điều này thể hiện ở thái độ ăn nói nhẹ nhàng, góp ý tinh tế chứ không sát phạt, khen chê đúng lúc và động viên cấp dưới của mình
Bên cạnh đó, khi giao tiếp người Việt luôn có chữ “tình” vào trong lời ăn tiếng nói.Người Việt khi giao tiếp với cấp dưới luôn mang thái độ rất ân cần và có ý giúp đỡ,động viên để tăng năng suất làm việc cho họ Không chỉ là trong công việc mà cả cuộc sống thường ngày, họ vẫn giữ thái độ khiêm tốn, giao tiếp thoải mái hơn khi trong công việc Đáng tiếc rằng bên cạnh những người cấp trên có văn hóa giao tiếp thì vẫn tồn đọng những người sếp thái độ không tốt với nhân viên của mình Họ luôn giữ quan điểm riêng và bác bỏ mọi ý kiến của cấp dưới, không bao giờ hoặc rất ít khi dành lời khen cho nhân viên Hiện tại vấn đề này đã được cải thiện hơn vì xã hội ngày càng phát triển, sự văn minh trong văn hóa giao tiếp cũng đang được trau dồi hơn.
2.2.3 Giao tiếp với đồng nghiệp
Khác với cách giao tiếp với cấp trên và cấp dưới, giao tiếp với đồng nghiệp của người Việt cũng có những đặc trưng riêng Đồng nghiệp sẽ là những người gần gũi nhất, là người dễ dàng trao đổi công việc một cách thoải mái, có thể chia sẻ về kinh nghiệm làm việc, ngoài ra còn chia sẻ về sở thích hay cuộc sống thường nhật Ở việc giao tiếp với đồng nghiệp thường không quá đòi hỏi về mặt hình thức, không cần quá trang trọng như nói chuyện với cấp trên hay cũng không cần chứng tỏ mình quá nhiều như khi giao tiếp với cấp dưới Nhưng không vì thế mà việc giao tiếp với đồng nghiệp lại trở nên tùy ý, muốn thế nào cũng được mà cần phải giữ phép lịch sự nhất định, những từ ngữ tránh làm tổn thương đồng nghiệp
Hiện tượng những đồng nghiệp thường ganh đua nhau trong chuyện lập thành tích công việc dẫn đến tình trạng đấu đá tiêu cực, xúc phạm hay bôi nhọ nhau Hơn thế, ở một vài trường hợp có thể dẫn đến làm hại thân thể đồng nghiệp hay người thân của đồng nghiệp để đạt được mục đích Việc này là một hiện tượng đáng được xã hội lên án, chỉ trích nặng nề Môi trường làm việc cần sự hợp tác cao, việc giao tiếp khi đưa quá nhiều “cái tôi” vào sẽ khiến mối quan hệ đồng nghiệp trở nên tồi tệ hơn Thay vì vậy, họ nên lắng nghe và chia sẻ quan điểm của mình một cách có chừng mực, tùy trường hợp cần vui vẻ hay cần nghiêm túc
Người Việt thường xem đồng nghiệp như những người bạn, người anh, người chị của mình Khi họ có những chuyện vui hay thậm chí là những ấm ức, buồn bực không thể chia sẻ với gia đình, không thể bày tỏ với cấp trên hay cấp dưới thì họ thường sẽ tìm đến người đồng nghiệp để nói ra lòng mình Những lúc như vậy, đối phương cần nên có những lời nói, hay ít nhất là những hành động, cử chỉ nhẹ như vỗ tay khi họ có điều vui, dỗ dành khi họ đang khóc hay khuyên răn mỗi lúc họ bực tức Điều này tuy nhỏ nhưng sẽ giúp cho họ cảm thấy ổn hơn và còn gắn kết được tình cảm giữa những người đồng nghiệp với nhau.
Sự khác nhau trong giao tiếp của các dân tộc và các vùng miền 22 1 Dân tộc
Giao tiếp không chỉ đơn thuần là sự trao đổi thông tin mà còn thể hiện bản chất của con người cũng như văn hóa của một cộng đồng Ngôn ngữ và văn hóa tạo nên đặc trưng của mỗi tộc người Khi muốn nhận diện một dân tộc và phân biệt nó với dân tộc khác thì phải thông qua nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa của họ Không chỉ mỗi người Kinh có văn hóa giao tiếp mà những dân tộc anh em, mỗi dân tộc một văn hóa giao tiếp riêng biệt.
Người Êđê giống người Kinh ở cách coi trọng, giữ gìn mối quan hệ với các thành viên trong cộng đồng Do đó, họ rất thích giao tiếp bằng cách thỉnh thoảng hoặc lúc rảnh rỗi lại tranh thủ đi thăm nhau Tuy nhiên, nếu người Kinh có sự phân biệt đối tượng giao tiếp để chuẩn bị hình thức bên ngoài như nếu khách quan trọng thì ăn mặc chỉn chu, khách quen thân thì xuề xòa, giản dị Đối với người Êđê lại khác hoàn toàn, họ luôn chú trọng đến hình thức bên ngoài bất kể khách quen hay lạ, thân hay không thân, bất kể khách xa hay khách gần, việc lớn hay việc nhỏ, người Êđê đều ăn mặc rất chu đáo, tươm tất Vì chuộng hình thức, nên lần gặp đầu tiên, người Êđê thường có thói quen tìm hiểu, quan sát, đánh giá đối phương Điều này cũng giống như đặc trưng giao tiếp của người Kinh Song, nếu người Kinh thường hỏi thăm về tuổi tác, cha mẹ, con cái, nghề nghiệp, thì người Êđê lại quan sát và đánh giá hình thức của đối phương như đẹp hay xấu, cao hay thấp… ,đặc biệt là có giàu hay không Muốn giữ các chức vụ quan trọng như chủ buôn hay chủ bến nước thì phải là người giàu có Bởi những người giữ chức vụ này hàng năm phải cúng rất nhiều trâu bò cho các lễ hiến sinh Cho nên, nếu như chủ buôn không thuộc gia đình khá giả thì không thể chịu nổi khoản chi phí đó, mà nếu không làm được như vậy thì uy tín của chủ buôn cũng sụt giảm.
Sự hiếu khách trong giao tiếp của người Êđê cũng giống như người Kinh Khi khách đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay không thì họ cũng đón tiếp rất chu đáo và tiếp đãi một cách thịnh soạn Họ luôn dành cho khách những gì tốt đẹp nhất mà mình có Đặc trưng này cũng giống như của người Kinh: “Khách đến nhà không gà thì gỏi”, ngay cả trong việc buôn bán, người Kinh cũng quan niệm: “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” Tuy nhiên, nếu như người Kinh vẫn có sự “giữ kẽ” trong giao tiếp giữa đàn ông và đàn bà, người lớn tuổi với người nhỏ tuổi thì người Êđê thường không có sự phân biệt như vậy.
Trong giao tiếp, người Êđê cũng lấy nguyên tắc “xưng khiêm hô tôn” như người Kinh Đối với người Êđê, :chiêng” là một vật quý giá, thậm chí họ còn coi nó như một vị thần Họ ví khách như cái “chiêng” (quý), còn mình thì như cái giàn bếp đầy bụi bặm Lối nói khiêm nhường này cũng tương tự như của người Kinh “Sao hôm nay rồng lại đến nhà tôm” Người Êđê giao tiếp với khách cũng theo kiểu khách khí, tức hạ thấp sở thuộc của mình như người Kinh Khi tiếp khách, nếu người Kinh bắt đầu bằng “Miếng trầu là đầu câu chuyện” thì người Êđê cũng bắt đầu bằng việc mời trầu nhưng có thêm rượu cần và thuốc lá xắt sợi hút bằng tẩu Khi mời, họ nói một cách khiêm nhường, đôi khi khiến người nghe có cảm giác rất khách sáo giống như cách mời của người Kinh Trong khi khách uống rượu, hút thuốc thì chủ nhà sẽ sai người chuẩn bị cơm Chủ nhà luôn mang ra những món ngon nhất để đãi khách và vẫn nói một cách rất khách sáo Lối xưng hô này thường tạo được thiện cảm đối với người nghe, đồng thời tạo nên sự hài hòa trong giao tiếp Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực cũng có những hạn chế là tạo ra cho người Êđê thói mặc cảm, tự ti khi giao tiếp.
Người Êđê rất coi trọng tình cảm, không để những vấn đề liên quan đến tiền nong làm ảnh hưởng đến tình cảm của họ Trọng tình cảm cũng là một đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Kinh Tuy nhiên, khi gặp vấn đề tế nhị, để không ảnh hưởng đến tình cảm, người Kinh thường “vòng vo tam quốc” hoặc “rào trước, đón sau” trước khi đi vào nội dung chính, thể hiện sự khéo léo trong giao tiếp Nhưng điều này không xảy ra ở văn hóa giao tiếp của người Êđê, sau điếu thuốc, miếng trầu họ thường vào luôn vấn đề.
Người Êđê cũng rất dí dỏm, hài hước trong giao tiếp Đôi khi sự bỡn cợt trong giao tiếp của họ, không chú ý đến đối tượng giao tiếp dẫn đến việc đối phương nổi giận. Khi tức giận, người Êđê thường văng tục, bất kể đàn ông hay đàn bà, già hay trẻ, người quyền quý hay kẻ nghèo hèn đều có thể văng tục Chửi tục là câu cửa miệng của người Êđê khi tức giận Đối phương cũng không hề chửi lại, vì họ hiểu đó chỉ là một một thói quen trong giao tiếp chứ không phải là chửi nhau để giận như người Kinh Không những chửi tục, người Êđê còn có thói quen nhổ bọt trong bất kì hoàn cảnh nào Nếu như người Kinh coi nhổ bọt trong giao tiếp là bất lịch sự thì đối với người Êđê nhổ bọt chỉ là một thói quen.
Văn hóa giao tiếp không những thể hiện điểm riêng của từng dân tộc mà nó còn mang nét đặc trưng ở những vùng miền trên đất Việt.
Tục ngữ Việt có câu “Áo năng may năng mới, người năng tới năng thân” Người miền Nam có thói quen thăm viếng nhưng không hoàn toàn chỉ vì thích giao tiếp, mà còn nhằm thể hiện sự quan tâm lẫn nhau, bày tỏ tình cảm và thể hiện phép lịch sự trong xã giao Khi đến nhà người khác, người miền Nam hay giải thích về cuộc viếng thăm của mình Họ không muốn để đối phương nghĩ đây là nơi duy nhất họ đến Bao giờ cũng là nhân tiện ghé qua, sẵn dịp thì đến Việc hay giải thích lí do khi thăm viếng cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân người miền Nam có phần rụt rè, ngần ngại và rất dè dặt khi phải chủ động giao tiếp Nhưng nếu có ai đến thì lại rất vui vẻ, hiếu khách Ở Nam Bộ, thăm viếng được xem như một hành động tốt phải làm của những người sống có tình, có nghĩa
Hình thức đáp lễ khi có ai đến thăm viếng cũng được người dân miền Nam quan tâm Nam Bộ là một miền đất mới, bởi dân ở đây là những người miền Trung hoặc miền Bắc xa xôi, thậm chí có cả người Minh Hương di cư đến lập nghiệp Những ngày đầu mở cõi, cuộc sống vất vả, lại thêm nỗi nhớ quê nhà da diết, người miền Nam lúc ấy có thói quen hay tụ tập nhậu nhẹt, đờn ca sau những buổi lao động cực nhọc hay lúc nông nhàn, giỗ tết, xua bớt buồn lo cuộc sống Có lẽ từ đó, việc họp mặt dần dần trở thành nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của họ Nó thể hiện lối sống, cách giao tiếp mang nét riêng của vùng đất nông nghiệp và nói lên thái độ thích giao tiếp của người Nam Bộ Sinh hoạt mang tính chất văn hóa này ở miền Nam không mang vẻ trang trọng, kiểu cách, lễ nghi như ở miền Bắc cùng thời Do đó, không có cảnh tranh giành, phân chia thứ bậc ở chốn đình, làng; cũng không thấy hình thức nói năng, mời chào, đi lại kiểu quý ông, quý bà nơi thành thị Bên chung trà, dưới ánh trăng, trong khung cảnh yên ả nơi ruộng đồng, họ thường ngồi bên nhau để nói chuyện đạo nghĩa ở đời, bàn cách sống trong sạch.
Một việc làm khá phổ biến trong giao tiếp của người miền Nam được thể hiện như một nét văn hóa tiêu biểu, đó là tặng quà Họ thường tặng quà khi nhận được sự giúp đỡ, nhằm bày tỏ lòng tri ân Dân Nam Bộ vốn trọng nghĩa khinh tài, làm ơn không bao giờ nghĩ đến việc người khác sẽ trả ơn mình nhưng nhận được sự giúp đỡ của ai là nhớ mãi không quên Tặng quà chỉ là một cách để họ bày tỏ tấm lòng,hoặc muốn bù đắp phần nào công lao đối với người đã nhiệt tình giúp mình Dù thế nào đi nữa thì trong giao tiếp, ở những mối quan hệ trong sáng, khách thể và chủ thể giao tiếp đều xem vật chất chỉ là phương tiện của cuộc sống, tình cảm mới thực sự làm nên giá trị tốt đẹp Chính vì thế tặng quà đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa giao tiếp của người miền Nam Nó phân biệt hẳn với những hình thức quà cáp mua chuộc, dụ dỗ, cầu cạnh, đút lót để tư lợi hay làm điều tội lỗi Mặc dù trong cả hai trường hợp người tặng đều có tình cảm đặc biệt đối với người được tặng Nhưng đối với dân Nam Bộ, chỉ cần được ăn một bữa cơm đạm bạc mà thân mật là đã đủ nghĩa tình với nhau
Người Việt khi giao tiếp thường có ý thức xem trọng danh dự và sĩ diện Người miền Nam cũng không ngoại lệ, rất sĩ diện và trọng danh dự Dù thế nào chăng nữa cũng “đóng cửa dạy nhau”, không bao giờ muốn “trong nhà chưa tỏ ngoài ngỏ đã thông” Người nghèo thì sĩ diện càng lớn và lòng tự trọng càng cao Dù cuộc sống có khó khăn, bức bách đến đâu, họ vẫn sống theo tâm niệm “đói cho sạch, rách cho thơm” Đó chính là tâm lí phổ biến của người Việt khi giao tiếp
Giao tiếp của người miền Nam chính là giá trị văn hóa mang nhiều nét tinh tế Bởi nó hình thành từ trong lối sống, nề nếp ở của người Nam Bộ và cũng là thói quen, tập quán trong quan hệ giữa người và người Giao tiếp cũng là cách thể hiện lối sống tình nghĩa của người dân miền Nam Thích phóng túng tự do, lại sống giản dị, thiệt thà nhưng cũng rất xem trọng sĩ diện và danh dự Giao tiếp của người Nam bộ thể hiện nhiều đặc điểm chung của văn hóa giao tiếp người Việt nhưng vẫn bộc lộ bản sắc riêng của vùng đất phương Nam.
Văn hóa làng xã của người miền Bắc là lối văn hóa làng xã đóng, tức có sự cố định về nhân khẩu trong các làng xã, cùng với lịch sử khai hoang mở đất lâu đời, dẫn đến lối sinh hoạt hay lời ăn tiếng nói của họ có tính truyền thống, quy củ cao. Cùng với sự ảnh hưởng trong lối giao tiếp đó, dần dà tạo cho họ sự đặc trưng trong cách sử dụng ngôn từ và giọng điệu Trong tác phẩm “Lặng lẽ Sapa” của nhà văn Nguyễn Thành Long, ngôn từ mà cậu thanh niên sử dụng khi nói chuyện với cô gái trẻ và ông họa sĩ đã khắc họa được điều này “Vâng, mời bác và cô lên chơi Nhà cháu kia Lên cái bậc cấp kia, trên ấy có cái nhà đấy Nước sôi đã có sẵn, nhưng cháu về trước một tí Bác và cô lên ngay nhé.” Nhiều người còn nói rằng, cách nói chuyện của người miền Bắc đôi lúc khá văn hoa và có hơi khách sáo Cùng một câu với nội dung “ông nhà tôi đã mất từ lâu” nhưng nếu đem so hai miền Nam và Bắc, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt rất rõ ràng Trong vở hài kịch “Chung một mái nhà”, diễn viên hài Kiều Oanh đã có một câu thoại như sau: “Ông nhà tôi chẳng may vắn số, mới vừa tứ tuần thì đã quy tiên” Cách nói và cách sử dụng ngôn từ đậm chất văn chương chữ nghĩa vốn đã được dạy từ bé, đã ăn sâu vào nếp sinh hoạt cũng như văn hóa người miền Bắc
2.3.2.3 Miền Trung Đối với miền Trung lại phải nhìn vào bối cảnh lịch sử Huế đã từng được đặt làm kinh thành trong suốt triều nhà Nguyễn, cùng với bờ sông Hương thơ mộng; phố CổHội An yêu kiều, bí ẩn đã nói lên phần nào phong cách trong giao tiếp và sinh hoạt của người miền Trung Nét mộng mơ, trữ tình trong lối giao tiếp đã làm nên thương hiệu cho dải đất này Một điều nữa chính là, ngôn từ của người miền Trung có sự khác biệt lớn về phát âm Ví dụ, “ni” nghĩa là “này”, “răng” nghĩa là “sao, tại sao,làm sao” Trong “Rất nhiều ánh lửa” của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có câu thoại như sau: “Hồi trước, tổ ép lắm tôi mới đi học Bữa ni thì đau ốm tui mới nghỉ.Phật cho còn sức, tui không bỏ lớp.” cách nói chuyện không quá văn chương, rất bình dân nhưng cái hồn thơ mông đã thổi cho những câu nói ấy một cái hồn rất duyên, rất đằm thắm.
SỰ THAY ĐỔI VỀ VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM QUA THỜI GIAN
Hiện trạng, tính chất chung và những đặc trưng giao tiếp của giới trẻ
Từ khi nào, con người Việt Nam lại có lối giao tiếp như vậy? Liệu rằng giao tiếp thời xưa có khác xa với giao tiếp thời hiện tại hay không? Có những thay đổi hay phát triển nào trong cách giao tiếp của người Việt? Không thể nào phủ nhận được sự thay đổi trong cách giao từ xưa đến nay của người Việt Nam, bởi sự phát triển của công nghệ đã cho ra đời nhiều loại công cụ hỗ trợ giao tiếp của con người Thế nên sự thay đổi trong văn hóa giao tiếp xưa đến nay là một điều rất dễ hiểu Vậy thì thời xưa, người ta giao tiếp với nhau như thế nào?
Ngược dòng thời gian trở lại thời phong kiến, các nghi lễ chào hỏi bấy giờ chủ yếu xuất hiện trong triều đình: giữa các nô tì, thái giám với quan lại, đại thần, phi tần và các bậc thiên tử Ngoài ra còn là nghi lễ giữa bề dưới với bề trên hoặc trong các gia đình quý tộc có kẻ hầu người hạ Trong cuốn “An Nam chí lược”, Lê Tắc cho biết người Việt thời nhà Trần, khi gặp bậc tôn quý phải quỳ gối và lạy ba lạy Còn đối với những người ngang hàng cùng vai vế, họ sẽ chắp tay đứng vái không cần quỳ, chẳng hạn như việc vua Trần Nhân Tông chắp tay vái khi tiếp nhận chiếu sắc của vua Nguyên Mông Hay trong các bộ phim cổ trang tái hiện về lịch sử của Việt Nam, cụ thể như “Về đất Thăng Long”, các quần thần quỳ xuống và hô vang
“Hoàng Thượng vạn tuế”, còn vua đứng chắp hai tay ra đằng sau và nói “Bình thân” Đây như một lời chào với ý nghĩa cầu chúc sự bình an của người bề dưới với bậc thiên tử Ngoài ra, một nghi lễ chào hỏi phổ biến của người Việt Nam thời phong kiến là hành động đan chéo hai tay để trước ngực hoặc mặt và cúi chào Theo Trần Quang Đức, ở thời Lê Nguyễn, hành động này được thực hiện với cả người ngang hàng và người bề trên.
Trong hàng loạt các tác phẩm văn học thời bấy giờ như “Sống chết mặc bay”, “Tắt đèn”, “Bước đường cùng”,… người xưa thường chào nhau bằng những câu như:
“Lạy ông”, “lạy bà”, “bẩm cụ”, “thưa thầy”,… kèm theo đó là hành động khoanh tay hoặc chắp tay Sự thay đổi rõ ràng nhất so với thời trước là thay vì dùng các từ chỉ chức vị trong triều đình, các từ Hán Việt thì chúng ta đã chào bằng các từ thân tộc Ngoài ra, thời kỳ này còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa Pháp, hành động bắt tay cũng ra đời từ đây và thường dùng trong những dịp trang trọng Đối với việc bắt tay, người lớn tuổi hơn, chức vụ cao hơn sẽ đưa tay ra bắt trước Người còn lại không nắm tay quá lâu và giữ quá chặt, chỉ lắc nhẹ nhàng Cách chào này còn tiếp tục được sử dụng rộng rãi đến thời hiện đại.
Thời xưa, khi chưa có sách báo, chữ viết thì con người hay truyền miệng nhau để kể những câu chuyện thường ngày Người này nói cho người kia, rồi người kia nói cho người nọ, cứ thế họ truyền tai nhau Đây là cách con người truyền đạt lại cho nhau những gì mình biết, tích lũy được Người Việt Nam xuất phát từ một nước nông nghiệp, sau khi con người làm ruộng đồng xong, họ hay đứng nghỉ dưới tán cây cùng kể nhau nghe những chuyện thường ngày vừa để thư giãn và cũng để nắm bắt được thông tin Từ đó cũng xuất hiện những truyện dân gian như “Âu Cơ – Lạc Long Quân”, “Sơn Tinh – Thủy Tinh”, “Mị Châu – Trọng Thủy”, được người dân truyền miệng kể nhau thế rồi tạo nên một loại văn học không thành văn, đó là văn học truyền miệng
Ngoài ra, khi chưa có điện thoại hay máy tính, laptop như thời bây giờ, người ta muốn gửi tin cho nhau phải dùng đến bồ câu đưa thư Được biết thì tốc độ bay của chim bồ câu rất nhanh và nó có khả năng tìm đường về nhà khá tốt Khi cần đưa thư, người ta sẽ cột nó vào chân của chim bồ câu để nó bay đi gửi cho đối phương rồi tự tìm đường về nhà Để tăng khả năng gửi thư thành công thì người ta thường hay dùng nhiều chim bồ câu cho cùng một nội dung thư, tránh trường hợp rủi ro
Người Việt xưa thường có thói giao tiếp ưu tế nhị, thường hay “vòng vo tam quốc” rồi mới vào vấn đề chính Họ thường cẩn thận trong diễn đạt, cân nhắc trong từng lời nói Bởi thời xưa, Việt Nam vốn nghèo khó, con người phải sống dựa dẫm vào nhau, nên họ thường ngại làm mất lòng chỉ vì những lời giao tiếp, tâm lý khi nói chuyện hòa thuận, nhường nhịn nhau Người xưa thường hay giao tiếp theo nguyên tắc “xưng khiêm, hô tôn” và luôn có ngôi xưng thích hợp trong mọi hoàn cảnh thể hiện sự tôn kính, tôn trọng đối với đối phương.
Thời xưa, các giai cấp thống trị thì sẽ phải dùng những ngôn từ hoa mỹ, trang trọng, có sự phân chia địa vị; còn giai cấp bị trị sẽ chỉ sử dụng ngôn từ mộc mạc, chất phát, dân dã Ca dao, tục ngữ phong phú, những câu hò, câu hát cũng được sử dụng trong giao tiếp Ngoài ra thì ngôn ngữ chửi của người Việt xưa cũng là cả một nghệ thuật Số lượng từ vựng dồi dào khiến cho việc chửi khá phổ biến và rất đa dạng ở Việt Nam và một số dân tộc phương Đông Không có gì đáng ngạc nhiên khi hầu hết các học giả đều đồng ý với nhau rằng “Người Việt chửi nhiều”, không những thế, một số người còn nói thêm “người Việt không những chửi nhiều mà còn chửi hay” Trần Ngọc Thêm đánh giá rằng người Việt Nam có một nghệ thuật chửi độc nhất vô nhị mà không có dân tộc nào trên thế giới có được (Trần Ngọc Thêm,
2013) Ở cái thời phong kiến, khi những mái đình, gốc đa, giếng làng vẫn còn đầy những thanh niên, tú nữ thì giới trẻ giao tiếp rất khác Nam giới thì giao lưu với nhau ở những buổi họp mặt trong giáp, nói chuyện hợp tính thì có thể hẹn nhau qua ly rượu nếp, đĩa mồi nhậu Các chị em gái còn xuân thì có thể giao tiếp với nhau qua gánh nước đầu đình, những buổi văn nghệ múa hát hay những trái banh đũa banh chuyền. Còn khi hai giới giao tiếp với nhau, có thể qua câu quan họ ở miền Bắc, hay tiếng hò ngọt lịm ở miền Tây sông nước Những tiếng hát giao duyên ngọt ngào, tình cảm thắm tình làng xóm Có thể xen cả vào những tiếng hát giao duyên ấy là thứ cảm xúc đầy bẽn lẽn, e thẹn như những đóa hoa thanh khiết rực rỡ, xinh đẹp Trong bài quan họ “Ai xuôi về” kí âm bởi Lê Minh Đức viết về nỗi nhớ người yêu của một cô gái gửi cho chàng trai:
“Về là có ai xuôi nhờ về cho em nhắn nhủ anh xuôi nhời về
Nhắn cùng là cùng anh HaiXuống này cũng cóXuống thuyền là xuống thuyền xuôi Đông là em có quản bao nhọc nhằn”
Thời Pháp thuộc chính là bước chuyển mình mạnh mẽ của xã hội, cách giao tiếp của giới trẻ có sự thay đổi rõ rệt, nhất là với những cô, cậu miền Tây Sự du nhập lối giao tiếp phóng khoáng của người phương Tây đôi khi vẫn chưa được chắt lọc thật kĩ càng, hợp lí mà lại vội vã, lẩn trong đó sự gượng gạo, cưỡng ép Những từ như
“madame”, “sir”, được dùng để gọi một cách tôn kính giới còn lại Trong tác phẩm
“Số Đỏ”, Vũ Trọng Phụng đã dùng chất văn trào phúng của mình để viết về một xã hội nửa tây nửa ta đầy sự diêm dúa và xa xỉ, tốn kém vô độ: “Me sừ Min Ðơ ! Lính cảnh sát hạng tư, chiến công bội tinh, giải nhất Hà Nội” hay trong một câu khác
“Chúng tôi có 18 phố để cưỡi xe đạp suốt ngày đêm thì dẫu chăm tập như Bổng, Cổng, chúng tôi cũng măng phú” Những từ tiếng latin, tiếng Pháp được Việt hóa và sử dụng xen kẽ với tiếng Việt tạo ra một lối ứng xử và giao tiếp độc đáo mang đậm tính lịch sử.
Qua cái giai đoạn ấy, giữa chiến trường đỏ lửa của chiến giành độc lập, giành quyền tự do Thanh niên thời ấy kéo nhau ra trận, nêu cao tinh thần chống Tây trả tự do cho nước nhà, từ đó cách giao tiếp cũng ít nhiều khác biệt Có thể là bài thơ viết vội, có thể là lá thư với những dòng chữ xiêu vẹo, run rẩy trên đường hành quân Hơn thế nữa, nam nữ khi ấy còn trao cả xúc cảm qua những chiếc khăn tay thêu hình bồ câu - loài chim của hòa bình, tự do, cánh chim còn là khát khao khôn nguôi, đợi chờ của người con gái giành cho nửa kia của mình Những lời hứa trở về không biết ngày mai, những nhớ nhung khắc khoải mỏi mòn của những trái tim trẻ đang yêu và chiến đấu hết mình vì tình yêu Trong vở “Giọt máu oan cừu” hai nhân vật chính đã có cảnh hát trao duyên đầy tình cảm và đằm thắm bằng những câu hát trữ tình:
“Nhớ lắm em ơi những ngày xưa yêu nhau cũng vào mùa mưa nhiều nắng ít
Em thích anh phát hay anh khen em cấy giỏi rồi có cài gì nhoi nhói trong tim giục giã hai đứa tim nhau chẳng đợi cau trầu
Có lạ gì đâu mối tình nghèo, cha mẹ đôi bên đều mất sớm, họ hàng chẳng còn ai…”
Sau khi đứng lên giành lại độc lập, đất nước trải qua giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ trong kinh tế, chính trị, xã hội Nam thanh nữ tú thời ấy đã được tiếp cận một nền giáo dục tốt hơn Không những vậy, các sản phẩm nghệ thuật như văn học, âm nhạc, thời trang cũng ảnh hưởng ít nhiều đến cách giao tiếp của giới trẻ giai đoạn này Bộ phim “Phía trước là bầu trời” khắc họa rất rõ những nỗi lo của ngươi trẻ trong thập niên 2000, nhân vật Thương đã có một câu thoại ấn tượng:“Tao, mày và cả xóm trọ này cứ phải sống nơm nớp trong trăm ngàn nỗi lo Chúng mình đã phải gạt đi mọi sĩ diện Cử nhân như tao đã chấp nhận đi làm bồi bàn, sinh viên như thằng Nhân thằng Nghĩa sung sướng khi làm cửu vạn để kiếm bữa cơm bình dân. Chúng mình cứ phải cố bám trụ lấy nơi này làm gì hả Nhung?” Câu nói của nhân vật này mang đặc trưng của giai đoạn đã có sự kết nối nhất định với tri thức và văn hóa phổ thông, nhưng vẫn giữ được lối giao tiếp lề lối đặc trung của miền Bắc
Khảo sát
Trong mẫu khảo sát trên Google bởi hơn 200 người (203), 68% người điền khảo sát sinh ra khoảng năm 1999-2004, 32% sinh sau 2004, nằm trong khoảng “genz” - thuật ngữ dùng để chỉ những người sinh ra trong khoảng những năm 1995-2005 Đối với câu hỏi: “Tầm quan trọng của việc giao tiếp?” có 79,8% trả lời họ cực kì coi trọng việc giao tiếp trong cuộc sống Điều này chứng tỏ giới trẻ rất quan tâm về vấn đề giao tiếp và đề cao vấn đề này trong cuộc sống Đối tượng mà giới trẻ thường xuyên giao tiếp cùng có lẽ chính là bạn bè đồng trang lứa Có hơn 82% người tự đánh giá khả năng của mình ở mục này đạt khoảng 80% - 4/5 điểm, một con số khá tích cực Ở câu hỏi thứ hai, “khả năng giao tiếp với người lớn tuổi hơn ở cơ quan, trường học như thầy cô, anh chị cùng tuổi” có 34,5% trả lời rằng họ giao tiếp với những người hơn tuổi tại cơ quan, trường học ở mức ổn, khoảng 60% - 3/5 điểm Điều này chứng tỏ giữa hai thể hệ vẫn có sự cách biệt nhất định dẫn đến sự giao tiếp chưa đạt mức độ thật hoàn hảo Khá dễ hiểu, khi mà hoàn cảnh trưởng thành, quan điểm sống có sự khác nhau khá rõ ràng nên việc có khoảng cách là chuyện vô cùng bình thường Với cùng phân khúc lứa tuổi, nhưng khác hoàn cảnh chính là người thân,câu trả lời của 33,5% người tham gia trả lời, rằng họ đạt điểm 80% - 4/5 điểm Đây là một con số đáng mừng nhưng có một điểm đáng báo động Có 7.4% trả lời khả năng giao tiếp của họ chỉ đạt 20% - 1/5 điểm Có nhiều nguyên dẫn đến việc cha mẹ hay ông bà không thể thấu hiểu con cháu Đó có thể là khoảng cách thể hệ thường thấy hay cũng là những mâu thuẫn trong quan điểm sống lâu ngày không được giải quyết, dần dà trở thành một vấn đề giao tiếp không thể được giải quyết Về anh, chị, em trong nhà, số người trả lời rằng họ có mức độ giao tiếp từ 60 - 100% tức 3 - 5/5 điểm Việc giao tiếp với anh chị em trong nhà dẫu sao vẫn đơn giản hơn rất nhiều so với bố mẹ, ông bà
Vấn đề tiếp theo được quan tâm chính là giới tính Nhìn chung, khả năng giao tiếp giữa những người cùng giới bao giờ cũng đạt điểm cao hơn hẳn Có tới 94% trả lời họ giao tiếp được 100% - 5/5 điểm Dễ hiểu khi hai người cùng lứa tuổi và giới tính lại có khả năng giao tiếp tốt với nhau Ở câu hỏi “khác giới và cùng lứa tuổi”, khoảng hơn 70% trả lời rằng họ có khả năng giao tiếp ở khoảng 60 -100% tức 3 đến 5/5 điểm
Có một đặc điểm mà bắt đầu từ khoảng thập niên 80 – 90 - 2000s đã được sử dụng, đó là các từ ngữ “xu hướng” Theo khảo sát, có hơn 83,7% giới trẻ dùng các cụm từ
“xu hướng” trong giao tiếp Và mức độ thường xuyên của việc này nằm trong khoảng 60 - 80% Giới trẻ khá chú trọng đến việc cập nhật từ ngữ trong giao tiếp, điều này sẽ thể hiện được mức độ nắm bắt thông tin - một điều tất yếu phải xảy ra trong thời đại công nghệ thông tin phát triển Nhưng ở mặt khác của vấn đề, không phải hoàn toàn mọi người đều hiểu những từ ngữ “xu hướng” đó 61,1% người hiểu những từ ngữ “xu hướng” thuộc thế hệ trẻ như anh chị, bạn bè
Một vấn đề khác cũng được chú trọng chính là “code-switching”, hiểu nôm na là việc sử dụng ngôn ngữ hiểu kẹp bánh mì – kết hợp một từ ngoại ngữ giữa ngôn ngữ đang sử dụng, trong trường hợp của tiếng Việt chính là đi kèm với tiếng Anh Ví dụ như “sự thật thì luôn luôn đơn giản nhưng people make it complicated” (sự thật thì luôn luôn đơn giản nhưng mà mọi người cứ cho nó phức tạp lên) - Chipu (nghệ sĩ) - trong một buổi livestream Có 61,1% trả lời rằng họ cảm thấy bình thường, tùy thuộc vào tính chất câu chuyện Nhưng điều này cũng gây ra các ý kiến trái chiều, có nhiều ý kiến cho rằng “code-switching” bị lạm dụng và trở nên thừa thãi Nhiều người dùng “code-switching” chỉ để thể hiện rằng mình hiểu biết nhiều ngoại ngữ, chứ điều đó không hề cần thiết Nhiều người lạm dụng “code-switching” để tỏ ra thời thượng, nhưng hiệu quả lại vô cùng kém, chỉ khiến người nghe cảm thấy khó chịu, ngược lại còn khiến mục đích giao tiếp không được thỏa mãn giữa đôi bên
Nhìn chung, đặc điểm giao tiếp của giới trẻ ngày nay vẫn giữ được các nguyên tắc về đạo đức của người Việt, nhưng cùng với đó đã tiếp thu, chỉnh sửa lại từ nhiều nền văn hóa khác Trong thời đại thế giới được cho là “phẳng” bởi internet, việc tiếp thu văn hóa là điểu cần phải có Nhưng cùng với đó, chúng ta phải liên tục điều chỉnh, tiếp thu sao cho những kiến thức đó được hợp lí với văn hóa Việt Nam.
Tổng quan và nhận xét
Đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt Nam chưa bao giờ là đơn giản, dù là thời kì nào đi nữa thì nó vẫn mang những đặc trưng riêng, có sự phong phú riêng. Thời xưa người Việt thường dựa vào các phong tục tập quán để xây dựng nên văn hóa giao tiếp, để rồi mãi sau đến thế hệ bây giờ vẫn kế thừa và phát triển văn hóa đó trở nên hiện đại và mang hơi hướng trẻ hóa hơn Ngày nay, văn hóa giao tiếp đã hội nhập nên có thêm nhiều điểm mới, phong cách ngôn luận cũng trở nên tự do, phóng khoáng, bình đẳng hơn Đấy cũng là lý do mà người Việt hiện nay ngoài việc thay đổi thì vẫn nên giữ bản sắc riêng của dân tộc, không để mất đi những điều đẹp đẽ vốn có của người Việt thời xưa. Đặc trưng trong giao tiếp người Việt luôn có những nét riêng biệt mà không nơi nào có được Chúng tôi cho rằng văn hóa giao tiếp của người Việt ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong quá trình phát triển văn hóa nước nhà, địa phương Văn hóa giao tiếp của người Việt thật sự phong phú và đặc sắc khi đi vào cuộc sống một cách tự nhiên, dần trở thành thói quen của người Việt Những đặc trưng ấy chạy đều xuyên suốt các mối quan hệ như giữa người lớn và trẻ nhỏ, giữa những người bằng tuổi, giữa nam và nữ hay là giữa cấp trên và cấp dưới,… Bên cạnh đó, còn một số những trường hợp sự chuẩn mực trong giao tiếp chưa thật sự được thể hiện hiệu quả, điển hình những người giao tiếp thiếu văn minh, nói chuyện thô tục, còn nhiều người mang tư tưởng “trọng nam khinh nữ” hay những vị sếp độc tài,… Nguyên nhân dẫn tới những trường hợp này đa số là giáo dục chưa được hiệu quả và tiếp thu văn hóa chưa nhiều Trong tương lai, để khắc phục triệt để trường hợp này, chúng ta cần chú trọng vào việc giáo dục ngay từ sớm ở trường lớp, trong gia đình và bản thân mỗi người cũng cần phải có nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của văn hóa giao tiếp Nếu những điều kiện này được thỏa mãn sẽ góp phần không nhỏ tạo nên xã hội văn minh hơn
1 Nguyễn Khắc Ngữ (1985) Nguồn gốc dân tộc Việt Nam Nhóm nghiên cứu
2 Nguyễn Thị Huyền (2021) Vị trí địa lý Việt Nam có thuận lợi và khó khăn gì? Truy cập lúc 24/12/2021 Truy xu t tấấ ừ https://luathoangphi.vn/vi-tri-dia- ly-viet-nam-co-thuan-loi-va-kho-khan-gi/
3 Luật sư Nguyễn Văn Dương (2021) Phong tục là gì? Vai trò của phong tục tập quán trong đời sống xã hội Truy cập lúc 28/12/2021 Truy xuất từ https://luatduonggia.vn/phong-tuc-la-gi-vai-tro-cua-phong-tuc-tap-quan- trong-doi-song-xa-hoi/?fbclid=IwAR3roky7CKoxiFZR-
UpRm8l3qNKuJ49lqJ96Bz40UA5g0GdYoewoxLOLCnU
4 Thư kí luật (2016) Tập quán là gì và thế nào là giải quyết tranh chấp dân sự bằng tập quán Truy cập lúc 28/12/2021 Truy xuất từ https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/doanh-nghiep-2/tap- quan-la-gi-va-the-nao-la-giai-quyet-tranh-chap-dan-su-bang-151897? fbclid=IwAR0galuYgCAmkuHQpeXCL1P9vEG_YLQsNJrVjSQcrFtc_gtrI8 wkaq7MG9A
5 Nguyễn Thị Huyền (2021) Phong tục tập quán là gì? Truy cập lúc 28/12/2021 Truy cập từ: https://luathoangphi.vn/phong-tuc-tap-quan-la-gi/
6 Tân Việt (2001) Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam Hà Nội: NXB Văn hóa dân tộc
7 Cuộc Sống Việt _ Theo Sách Cơ sở Văn hóa Việt Nam (Trần Ngọc Thêm)
(2016) 6 đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt Truy cập lúc 16/12/2021 Truy xu t tấấ ừ https://kenhtuyensinh.vn/6-dac-trung-trong-van- hoa-giao-tiep-cua-nguoi-viet
8 Phạm Văn Tuân (2013) Tài liệu giảng dạy môn kỹ năng giao tiếp Truy cập từ 5/1/2021 Truy xuất từ https://khcb.tvu.edu.vn/images/tailieu/Tamly/Tai_lieu_giang_day/Ky_nang_ giao_tiep.pdf
9 Đoàn Thị Tâm (2016), Văn hóa giao tiếp của người Êđê, truy cập lúc 29/12/2021, truy xuất từ https://tailieutuoi.com/tai-lieu/van-hoa-giao-tiep- cua-nguoi-ede
10.PGS.TS Nguyễn Văn Nở và Ths Huỳnh Thị Lan Phương (2015) Tìm hiểu ý thức, tình cảm, thái độ giao tiếp của người Nam bộ qua tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh Truy cập lúc 29/12/2021 Truy xuất từ http://www.hobieuchanh.com/pages/baiviet/HTLanPhuong/TimHieuYThuc/ TimHieuYThucTrongHBC.pdf
11.Thanh Thủy (2021) Chuyện chào hỏi của người Việt từ xưa đến nay Truy cập lúc 7h37, ngày 31/12/2021 Truy xuất từ https://tiengvietgiaudep.com/chuyen-chao-hoi-cua-nguoi-viet-tu-xua-den- nay/