Mỗi khu vực trong công viên thường được thiết kế theo các yếu tố liên quanđến chủ đề đó, từ kiến trúc, trò chơi đến trang phục và hoạt động giải trí, nhằm tạo ratrải nghiệm chân thực và
Khái quát chung
Công viên giải trí
Công viên giải trí là một loại công viên cung cấp các hoạt động vui chơi, giải trí cho người tham gia, được trang bị hiện đại bao gồm nhiều loại trò chơi, các trải nghiệm đa dạng cũng như các sự kiện khác nhằm mục đích giải trí, có quy mô nhỏ, vừa và lớn
Ví dụ: Thiên đường Bảo Sơn, Công viên mặt trời mới,
1.1.2 Đặc điểm Đặc điểm nổi bật là sự phong phú của các trò chơi tạo cảm giác mạnh: tàu lượn siêu tốc, tháp rơi tự do, vòng quay khổng lồ và nhiều trò chơi khác đem đến sự phấn khích cho người tham gia Bên cạnh đó cũng có khu vực an toàn dành cho trẻ em và gia đình như khu nhà banh, tàu lượn mini, vòng quay ngựa gỗ
Ngoài các trò chơi, công viên giải trí còn có các buổi biểu diễn nghệ thuật như xiếc, nhạc kịch, diễu hành hoặc các màn trình diễn ánh sáng, pháo hoa thường được tổ chức theo mùa, các dịp lễ đặc biệt như Giáng sinh, Halloween…
Công nghệ hiện đại: Nhiều công viên giải trí hiện đại áp dụng các công nghệ tiên tiến như thực tế ảo ( VR ), các thiết bị tương tác tạo cảm giác chân thật và ấn tượng
Hệ thống an toàn: An toàn là yếu tố hàng đầu trong công viên giải trí Các trò chơi được kiểm tra và bảo dưỡng kĩ lưỡng cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đảm bảo an ninh và xử lý tình huống khẩn cấp
Thiết kế cảnh quan đẹp mắt, sáng tạo, đa dạng: Công viên giải trí thường được thiết kế với cảnh quan đẹp, kiến trúc ấn tượng, có nét riêng biệt để tạo nên không gian vui chơi thoải mái và hấp dẫn du khách
Là nơi thư giãn và giải trí: điểm đến lý tưởng cho gia đình nhóm bạn bè hoặc cá nhân muốn thư giãn, xả stress sau những ngày làm căng thẳng
Phát triển du lịch: Là điểm đến thu hút khách nội địa và quốc tế, có thể trở thành biểu tượng của một thành phố hay quốc gia, từ đó phát triển du lịch, tăng lượng khách du lịch và doanh thu cho địa phương
Thúc đẩy các ngành kinh doanh xung quanh như nhà hàng, khách sạn, cửa hàng bán lẻ và các dịch vụ bổ trợ khác, giúp gia tăng nguồn thu cho các doanh nghiệp địa phương và chính phủ
Tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, đồng thời giáo dục và phát triển kĩ năng về văn hóa, lịch sử, môi trường thông qua các triển lãm, trò chơi tương tác và hoạt động khám phá
Công viên chuyên đề
Công viên chuyên đề là loại công viên được xây dựng và phát triển xung quanh một chủ đề cụ thể, thường là một câu chuyện, văn hóa, phim ảnh hoặc thế giới giả tưởng Mỗi khu vực trong công viên thường được thiết kế theo các yếu tố liên quan đến chủ đề đó, từ kiến trúc, trò chơi đến trang phục và hoạt động giải trí, nhằm tạo ra trải nghiệm chân thực và đồng nhất cho du khách.
Ví dụ: VinWonders Phú Quốc – công viên chuyên đề lớn nhất Việt Nam chia thành nhiều chủ đề như:
+ Khu ViKing: Mô phỏng thế giới người Viking với các trò chơi cảm giác mạnh + Khu cổ tích: Tái hiện những câu chuyện cổ tích quen thuộc, phù hợp với trẻ em
+ Khu đại dương: Khám phá đại dương với thủy cung lớn và các trò liên quan đến biển cả
+ Khu phiêu lưu: Trò chơi mạo hiểm như tàu lượn siêu tốc, nhà ma
Chủ đề đồng nhất: Mọi yếu tố trong công viên chuyên đề từ kiến trúc, trang trí đến trang phục của nhân viên và các trò, hoạt động đều xoay quanh một chủ đề cụ thể, có thể là truyện cổ tích, phim ảnh, văn hóa dân gian hay thế giới giả tưởng
Thiết kế và kiến trúc đặc trưng: Kiến trúc và cách bài trí thường phản ánh đúng chủ đề, tạo nên không gian sống động, đặc biệt
Sự kết hợp giữa giáo dục và giải trí: Thường không chỉ tập trung vào việc giải trí mà còn lồng ghép các yếu tố giáo dục Các khu trưng bày, triển lãm hoặc các hoạt động tương tác thường cung cấp thông tin về văn hóa, lịch sử hoặc khoa học liên quan đến chủ đề Đem lại cảm giác độc đáo và không gian sáng tạo: sự sáng tạo trong thiết kế và phát triển nội dung theo chủ đề giúp công viên tạo nên dấu ấn riêng biệt và thu hút lượng khách lớn
Giải trí và thư giãn: Giống như các công viên thông thường, công viên chuyên đề cung cấp không gian vui chơi giải trí sau những ngày làm việc mệt mỏi
Giáo dục và nâng cao kiến thức: Công viên lồng ghép yếu tố giáo dục vào các hoạt động giải trí nên thông qua các trò chơi du khách có thể học hỏi thêm về lịch sử, văn hóa, khoa học
Phát triển du lịch: Giúp gia tăng lượng khách du lịch, kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ khách như khách sạn, nhà hàng,
Bảo tồn và phát huy văn hóa: Công viên chuyên đề không chỉ giúp bảo tồn mà còn giới thiệu và quảng bá các giá trị văn hóa đến du khách
Tăng cường giá trị thương hiệu và du lịch quốc gia: Công viên chuyên đề có thể trở thành biểu tượng du lịch, góp phần nâng cao hình ảnh và thương hiệu của một quốc gia
Phân biệt công viên giải trí và công viên chuyên đề
Tiêu chí Công viên giải trí Công viên chuyên đề
Chủ đề Không có hoặc chỉ có chủ đề chung về giải trí và vui chơi Tập trung vào một chủ đề cụ thể
Thiết kế và hoạt động Đa dạng Mọi yếu tố thiết kế, các trò chơi hoạt động đều xoay quanh chủ đề cụ thể
Mục tiêu Giải trí, thư giãn Giải trí, thư giãn kết hợp với giáo dục
Trải nghiệm nhập vai Không nhất thiết phải nhập vai Đem lại cảm giác chân thực, du khách như đang sống trong thế giới của chủ đề
Nhân viên và trang phục Tự do Nhân viên mặc trang phục theo chủ đề
Lịch sử hình thành và phát triển
Giai đoạn đầu (Thế kỷ 18 - 19):
Nguồn gốc: Các công viên giải trí có nguồn gốc từ các lễ hội và hội chợ ở châu Âu, nơi mọi người tụ tập để tham gia các trò chơi và hoạt động giải trí.
Công viên giải trí đầu tiên: Công viên giải trí đầu tiên được cho là Coney Island (Mỹ), mở cửa vào cuối thế kỷ 19 với các trò chơi, xe điện, và các điểm giải trí khác.
Sự phát triển vào thế kỷ 20:
Năm 1955: Mở cửa Disneyland ở Anaheim, California, do Walt Disney sáng lập, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong ngành công nghiệp công viên giải trí
Mở rộng: Sau thành công của Disneyland, nhiều công viên giải trí khác được mở ra trên khắp nước Mỹ và thế giới, lấy cảm hứng từ mô hình của Disney.
Sự bùng nổ của công viên giải trí: Nhiều công viên lớn được xây dựng, bao gồm Universal Studios, EPCOT, và các công viên nước. Đổi mới công nghệ: Các công viên bắt đầu sử dụng công nghệ mới, như tàu lượn siêu tốc với hệ thống lái tự động và các trò chơi thực tế ảo.
Toàn cầu hóa: Công viên giải trí trở thành một phần quan trọng trong ngành du lịch toàn cầu, với nhiều thương hiệu lớn mở rộng ra quốc tế, như Universal Studios vàDisneyland Paris.
Giai đoạn đầu (Thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20):
Nguồn gốc: Công viên chuyên đề bắt nguồn từ những khu vui chơi giải trí kết hợp với các chủ đề văn hóa, lịch sử và giải trí Các lễ hội và sự kiện văn hóa là những hình thức giải trí đầu tiên.
Công viên đầu tiên: Một số khu vui chơi giải trí đầu tiên như Coney Island đã bắt đầu áp dụng chủ đề trong các hoạt động giải trí của mình.
Sự phát triển vào giữa thế kỷ 20:
Disneyland (1955): Sự ra đời của Disneyland tại California, do Walt Disney sáng lập, đánh dấu cột mốc quan trọng trong ngành công nghiệp công viên chuyên đề. Disneyland kết hợp nghệ thuật, công nghệ, và kể chuyện để tạo ra trải nghiệm nhập vai cho du khách.
Mô hình lan rộng: Sau thành công của Disneyland, nhiều công viên khác như Walt Disney World (1971) và EPCOT (1982) được phát triển, mở rộng khái niệm về công viên chuyên đề với các chủ đề văn hóa, khoa học và tương lai.
Mở rộng ra quốc tế: Công viên chuyên đề bắt đầu mở rộng ra ngoài nước Mỹ, với sự ra đời của các công viên như Euro Disneyland (nay là Disneyland Paris) và Tokyo Disneyland.
Thế kỷ 21 đến nay: Đổi mới và sáng tạo: Công viên chuyên đề ngày càng sáng tạo hơn với việc sử dụng công nghệ cao, như thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) để nâng cao trải nghiệm của du khách.
Công viên chuyên đề đa dạng: Xu hướng phát triển các công viên chuyên đề đa dạng với các chủ đề văn hóa, lịch sử, phim ảnh, nhân vật yêu thích đang ngày càng phổ biến, kết hợp được giải trí và giáo dục, bảo tồn giá trị văn hóa
Các mô hình công viên giải trí, công viên chuyên đề ở Việt Nam
Công viên giải trí
2.1.1 Khu vực trò chơi mạo hiểm
Khu vực trò chơi mạo hiểm trong các công viên giải trí là điểm thu hút chính với những trải nghiệm đầy kịch tính và kích thích cảm giác mạnh Được thiết kế để tạo ra sự phấn khích và adrenaline, các trò chơi mạo hiểm này thường là biểu tượng của công viên, với thiết kế hoành tráng và công nghệ hiện đại
Khu vực này thường bao gồm:
- Tàu lượn siêu tốc: Là biểu tượng không thể thiếu của công viên mạo hiểm. Những đường ray dốc đứng, các vòng lượn xoáy nhiều lớp kết hợp với tốc độ cao tạo nên trải nghiệm rùng rợn và hồi hộp cho du khách Một ví dụ điển hình là "Cơn thịnh nộ của Zeus" tại VinWonders Phú Quốc, được xem là một trong những tàu lượn siêu tốc lớn nhất và mạnh nhất tại Việt Nam Đường ray với nhiều khúc cua và dốc đứng mang đến cảm giác như rơi tự do ở tốc độ cao.
Hình 2.1 Cơn thịnh nộ của Zeus
- Tháp rơi tự do: Đây là trò chơi đẩy người tham gia lên cao và sau đó thả rơi đột ngột, mô phỏng cảm giác rơi tự do từ độ cao lớn Với vận tốc tăng nhanh khi rơi, người chơi sẽ trải qua cảm giác không trọng lực trong tích tắc trước khi hạ xuống an toàn Tại Sun World Hạ Long, tháp rơi tự do là một trong những trò chơi được du khách yêu thích, nơi cảm giác sợ hãi xen lẫn phấn khích là trải nghiệm khó quên.
Hình 2.2 Tháp rơi tự do ở Sun World Hạ Long
(Nguồn: Báo an ninh Hải Phòng)
- Máng trượt siêu tốc: Trong công viên nước, máng trượt nước tốc độ cao là một phần không thể thiếu của khu vực mạo hiểm Những đường trượt dài với độ nghiêng lớn, kết hợp với dòng nước chảy xiết tạo cảm giác phóng nhanh trên nước, làm tăng cảm giác hồi hộp Công viên nước Typhoon thuộc hệ thống Sun World Hạ Long cung cấp những trò chơi nước đầy thách thức, từ các máng trượt vòng xoáy đến khu vực lướt sóng.
Hình 2.3 Khu vực chơi cuồng phong lốc xoáy
(Nguồn: Sun World Hạ Long)
- VinWonders Phú Quốc – Công viên lớn nhất với khu vực trò chơi mạo hiểm
Khi nhắc đến công viên giải trí có khu vực trò chơi mạo hiểm lớn nhất tại ViệtNam, không thể không nhắc đến VinWonders Phú Quốc Đây là công viên chủ đề lớn nhất Việt Nam với diện tích lên đến 50 ha và hơn 100 hoạt động vui chơi, trong đó có những khu vực trò chơi mạo hiểm đẳng cấp thế giới
- Tàu lượn siêu tốc Cơn thịnh nộ của Zeus tại VinWonders Phú Quốc là một trong những trải nghiệm không thể bỏ qua, với những khúc cua gấp, đoạn lộn nhào trên không và tốc độ đáng kinh ngạc
- Công viên nước tại đây cũng rất nổi bật với các trò chơi nước cảm giác mạnh, như máng trượt tốc độ cao và các khu vực thách thức kỹ năng bơi lội.
- Ngoài ra, các trò chơi mạo hiểm khác như đua xe địa hình và tàu điện trên cao giúp hoàn thiện trải nghiệm hồi hộp, mạo hiểm cho du khách.
Nhờ vào quy mô rộng lớn và các trải nghiệm trò chơi phong phú, VinWonders Phú Quốc không chỉ là điểm đến giải trí mà còn là nơi thỏa mãn nhu cầu khám phá và chinh phục những thử thách mạo hiểm.
Công viên nước là một trong những mô hình quan trọng trong các công viên giải trí hiện đại, thu hút đông đảo du khách bởi sự kết hợp giữa vui chơi và giải trí dưới nước Những công viên nước lớn tại Việt Nam không chỉ cung cấp các hoạt động giải trí dưới nước mà còn tạo ra những trải nghiệm đầy thách thức và mạo hiểm, từ các trò chơi nhẹ nhàng cho trẻ em đến những trò chơi tốc độ cao dành cho người lớn.
- Máng trượt siêu tốc: Đây là một trong những điểm nhấn quan trọng của công viên nước Các máng trượt này thường có chiều dài và độ dốc lớn, cho phép người chơi trượt xuống với tốc độ cao và đôi khi có các vòng xoáy, tạo cảm giác mạnh Ví dụ, tại Typhoon Water Park của Sun World Hạ Long, du khách có thể trải nghiệm các máng trượt với tốc độ cực nhanh
Hình 2.4 Thử thách mãng xà
(Nguồn: Sun World Hạ Long)
- Bể tạo sóng: Bể tạo sóng là khu vực được yêu thích không chỉ bởi trẻ em mà còn cả người lớn Với công nghệ tạo sóng nhân tạo, du khách có thể cảm nhận như đang bơi trên biển Những công viên nước lớn như VinWonders Phú Quốc có bể tạo sóng khổng lồ, mang lại trải nghiệm bơi lội sôi động.
Hình 2.5 Công viên nước ở Vinwonders Phú Quốc
- Khu vui chơi dành cho trẻ em: Các công viên nước cũng thường dành riêng một khu vực cho trẻ em với các trò chơi nhẹ nhàng hơn, như đường trượt mini, vòi phun nước và hồ bơi nông Công viên nước Hồ Tây là một trong những công viên nước nổi bật với khu vực trẻ em an toàn, thu hút nhiều gia đình.
Hình 2.6 Công viên nước Hồ Tây
- Sông lười: Đây là trò chơi thư giãn phổ biến trong công viên nước, nơi người chơi có thể ngồi trên phao và thả mình trôi dọc dòng sông nhân tạo uốn lượn qua các khu vực khác nhau Sông lười tại VinWonders Nha Trang là một trong những điểm thư giãn thú vị, giúp du khách nghỉ ngơi sau khi tham gia các trò chơi mạo hiểm.
Hình 2.7 Dòng sông lười VinWonders Nha Trang
VinWonders Phú Quốc – Công viên nước lớn nhất tại Việt Nam
Công viên nước tại VinWonders Phú Quốc được coi là một trong những khu vực giải trí dưới nước lớn và hiện đại nhất tại Việt Nam Với quy mô khổng lồ và các trò chơi độc đáo, nơi đây đã thu hút hàng nghìn du khách mỗi năm:
Những cơ hội và thách thức của công viên giải trí, công viên chuyên đề ở Việt Nam
Cơ hội
Ngành du lịch đang tăng trưởng mạnh mẽ, điều này thể hiện qua việc tăng trưởng trong số lượng du khách Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam ghi nhận đón hơn 12.7 triệu lượt khách quốc tế, con số này đã vượt số lượng khách cả nước đón năm 2023 là 12.6 triệu lượt, du khách từ các thị trường gửi khách lớn như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản, Malaysia…ngoài ra, các thị trường ở châu Âu cũng tăng trưởng sôi động không kém, trong đó có Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italy…mục tiêu của Việt Nam trong năm 2024 là hoàn thành đón 17 - 18 triệu lượt khách quốc tế Bên cạnh đó, số lượng khách nội địa cũng tăng nhanh đáng kể
Có thể nói, để đạt được những kết quả như trên là dựa vào chính sách thị thực thông thoáng và các chương trình xúc tiến quảng bá hiệu quả
Cụ thể hơn với một số địa phương đã có những sự bứt phá trong việc thu hút khách quốc tế như Ninh Bình (đón hơn 900.000 lượt khách quốc tế, gấp đôi tổng số khách cả năm 2023), Đà Nẵng (8.7 triệu lượt), Bình Định (8 triệu lượt) và Bình Thuận (7.4 triệu lượt)
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã và đang triển khai nhiều chương trình xúc tiến du lịch ở các thị trường trọng điểm như Pháp, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Italy và Ấn Độ, các sự kiện như Hội chợ Du lịch Quốc tế ITE HCMC 2024 và Lễ hội Xúc tiến Du lịch - Văn hoá Việt Nam tại Nhật Bản, chương trình xúc tiến điện ảnh tại Mỹ - một chiến lược nhằm thu hút nhóm khách giàu tiềm năng và có khả năng chi tiêu cao
Với những nỗ lực quảng bá du lịch Việt Nam, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Lê Phúc cho biết: với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, mục tiêu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế là nằm trong khả năng của ngành du lịch Việt Nam
Có thể thấy, ngành du lịch Việt Nam hiện nay đang tăng trưởng rất mạnh mẽ với số lượng khách quốc tế và khách nội địa đáng kinh ngạc, đây được coi là một trong các cơ hội để phát triển công viên giải trí (ngành công nghiệp giải trí), thu hút số lượng lớn du khách đến tham quan và trải nghiệm các hoạt động thú vị tại đây, các công viên giải trí trở thành những điểm đến hấp dẫn, từ đó góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch
Thị trường tiềm năng, các công viên giải trí tại Việt Nam đang đứng trước một thị trường tiềm năng rộng lớn, nhờ vào sự gia tăng dân số, gia tăng thu nhập ngày càng tăng của người dân trong những năm gần đây đã tạo ra một lực đẩy mạnh mẽ cho nhu cầu giải trí, đặc biệt là tại các công viên giải trí Khi mức sống cải thiện, người dân ngày càng sẵn sàng chi tiêu cho các hoạt động vui chơi giải trí, ngoài những lựa chọn tham quan tại các địa điểm du lịch, du khách có thể lựa chọn các hoạt động giải trí tiện lợi và đa dạng cho con trẻ như công viên giải trí Nhu cầu giải trí tăng cao không chỉ dừng lại ở việc trải nghiệm những hoạt động thú vị mà còn mong muốn tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ với gia đình và bạn bè Công viên giải trí trở thành điểm đến lý tưởng, nơi mọi người có thể tham gia các trò chơi, thưởng thức các chương trình biểu diễn và khám phá những trải nghiệm mới lạ
Với xu hướng gia tăng thu nhập và nhu cầu giải trí phong phú, thị trường công viên giải trí tại Việt Nam đang mở ra nhiều cơ hội mới Các nhà đầu tư có thể tận dụng điều này để phát triển những công viên sáng tạo và hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đồng thời tạo ra những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầu tư tiềm năng, môi trường đầu tư của Việt Nam rất đáng tin cậy và sở hữu nhiều cơ hội tuyệt vời Nhờ những phát triển vượt bậc trong thu hút vốn FDI thời gian qua đã giúp Việt Nam trở thành một trong 20 quốc gia thu hút FDI nhiều nhất thế giới và trở thành địa điểm đầu tư hiệu quả cho các nhà đầu tư nước ngoài (cho đến nay đã thu hút được gần 438.7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài) (tuy đạt được kết quả ấn tượng nhưng chất lượng thu hút vốn FDI còn nhiều hạn chế, dù vậy, Việt Nam luôn cố gắng khắc phục)
Việt Nam không chỉ thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ các Tập đoàn lớn như Hyosung, Samsung và LG đầu tư vào các lĩnh vực: công nghiệp nguyên vật liệu, dệt, hoá học, hệ thống điện…mà còn thu hút vốn đầu tư vào việc phát triển du lịch
Không chỉ đơn thuần là một thị trường đầu tư tiềm năng mà những chính sách ưu đãi hỗ trợ của Việt Nam đối với những doanh nghiệp đầu tư cũng vô cùng cởi mở thể hiện chủ yếu ở các ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu và ưu đãi về tiếp cận đất đai Nhờ những yếu tố đó, Việt Nam đang ngày càng thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Hình 3.1 Hình ảnh quận Long Biên từ trên cao
Một ví dụ về thu hút khách đầu tư nước ngoài, mới đây (vào khoảng tháng 7), một tập đoàn Mỹ có tên Rosen Partners LLC đã có kế hoạch muốn đầu tư vào Việt Nam (cụ thể là tại huyện Gia Lâm và quận Long Biên, Hà Nội) xây dựng một công viên giải trí có mô hình giống Disneyland Đây là một tập đoàn lớn trong lĩnh vực đầu tư bất động sản tại Mỹ Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Giám đốc điều hành tập đoàn Rosen Partners LLC - ông Daniel Rosen đã diện kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, tại đây ông đã đánh giá Việt Nam là một thị trường đầu tư tiềm năng và đang sở hữu nhiều cơ hội tuyệt vời Theo như đánh giá, việc xây dựng một công viên giải trí mô hình Disneyland, không chỉ mang đến nhiều lợi ích kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống người dân trên địa bàn mà còn là một cơ hội tốt để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đóng góp cho sự phát triển của Hà Nội và làm tăng cường mối quan hệ Việt - Mỹ Hơn nữa, cũng góp phần hoàn chỉnh quy hoạch kiến trúc địa phương, tạo nên địa điểm mới thu hút khách du lịch Hiện nay, Hà Nội đang hỗ trợ và hướng dẫn Tập đoàn tiếp cận, nghiên cứu sơ bộ các thông tin về quy hoạch kiến trúc, đất đai để xây dựng để xuất phương án, mục tiêu đầu tư phù hợp các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Đổi mới công nghệ, Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng tại thị trường công viên giải trí Ứng dụng thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và các công nghệ tương tác hiện đại đã biến trải nghiệm trở nên sống động và hấp dẫn hơn bao giờ hết Công viên giải trí tích hợp công nghệ cao không chỉ thu hút người trẻ mà còn tạo sự khác biệt lớn trong thị trường công viên giải trí.
Ví dụ về Sun World Hạ Long, du khách được chiêm ngưỡng công viên chủ đềDragon với những sắc màu Giáng sinh ấm áp, những ngôi nhà gỗ phủ đầy tuyết trắng, cây thông được thắp sáng với hàng trăm quả châu lấp lánh, đàn tuần lộc ngộ nghĩnh chở đầy quà tặng sặc sỡ sắc màu giữa không gian ngập tràn thanh âm rộn ràng của giai điệu Merry Christmas Đặc biệt vào dịp này, Sun World Ha Long sẽ thiết đãi du khách bữa tiệc giải trí đỉnh cao với trò chơi thực tế ảo 9D VR hàng đầu thế giới lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam Với sự nâng cấp trò chơi, thiết bị hiện đại đẳng cấp cùng các hiệu ứng tăng cường, du khách không dừng ở trải nghiệm với chiếc kính VR đơn thuần mà còn cảm nhận chân thực tới từng chuyển động trong những phân cảnh chủ đề không gian, chiến tranh giữa các vì sao hay những bộ phim viễn tưởng, kinh dị chỉ có tại các khu vui chơi nổi tiếng thế giới Đây chắc chắn sẽ là điểm đến không thể bỏ lỡ của những bạn trẻ đam mê công nghệ và yêu thích trải nghiệm khám phá những điều mới lạ.
So sánh công viên giải trí, công viên chuyên đề ở Việt Nam với các quốc gia khác
1.3 Phân biệt công viên giải trí và công viên chuyên đề 5
1.4 Lịch sử hình thành và phát triển 6
2 Các mô hình công viên giải trí, công viên chuyên đề ở Việt Nam 8
2.1.1 Khu vực trò chơi mạo hiểm 8
2.1.3 Khu vui chơi cho trẻ em 12
2.1.4 Khu vực ẩm thực và mua sắm 15
2.2.1 Khu vực tái hiện văn hóa, lịch sử 17
2.2.3 Khu vực tâm linh và tôn giáo 21
2.2.4 Sự kiện và lễ hội 22
3 Những cơ hội và thách thức của công viên giải trí, công viên chuyên đề ở Việt Nam 23
4 So sánh công viên giải trí, công viên chuyên đề ở Việt Nam với các quốc gia khác 31
Công viên giải trí là một loại công viên cung cấp các hoạt động vui chơi, giải trí cho người tham gia, được trang bị hiện đại bao gồm nhiều loại trò chơi, các trải nghiệm đa dạng cũng như các sự kiện khác nhằm mục đích giải trí, có quy mô nhỏ, vừa và lớn
Ví dụ: Thiên đường Bảo Sơn, Công viên mặt trời mới,
1.1.2 Đặc điểm Đặc điểm nổi bật là sự phong phú của các trò chơi tạo cảm giác mạnh: tàu lượn siêu tốc, tháp rơi tự do, vòng quay khổng lồ và nhiều trò chơi khác đem đến sự phấn khích cho người tham gia Bên cạnh đó cũng có khu vực an toàn dành cho trẻ em và gia đình như khu nhà banh, tàu lượn mini, vòng quay ngựa gỗ
Ngoài các trò chơi, công viên giải trí còn có các buổi biểu diễn nghệ thuật như xiếc, nhạc kịch, diễu hành hoặc các màn trình diễn ánh sáng, pháo hoa thường được tổ chức theo mùa, các dịp lễ đặc biệt như Giáng sinh, Halloween…
Công nghệ hiện đại: Nhiều công viên giải trí hiện đại áp dụng các công nghệ tiên tiến như thực tế ảo ( VR ), các thiết bị tương tác tạo cảm giác chân thật và ấn tượng
Hệ thống an toàn: An toàn là yếu tố hàng đầu trong công viên giải trí Các trò chơi được kiểm tra và bảo dưỡng kĩ lưỡng cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đảm bảo an ninh và xử lý tình huống khẩn cấp
Thiết kế cảnh quan đẹp mắt, sáng tạo, đa dạng: Công viên giải trí thường được thiết kế với cảnh quan đẹp, kiến trúc ấn tượng, có nét riêng biệt để tạo nên không gian vui chơi thoải mái và hấp dẫn du khách
Là nơi thư giãn và giải trí: điểm đến lý tưởng cho gia đình nhóm bạn bè hoặc cá nhân muốn thư giãn, xả stress sau những ngày làm căng thẳng
Phát triển du lịch: Là điểm đến thu hút khách nội địa và quốc tế, có thể trở thành biểu tượng của một thành phố hay quốc gia, từ đó phát triển du lịch, tăng lượng khách du lịch và doanh thu cho địa phương
Thúc đẩy các ngành kinh doanh xung quanh như nhà hàng, khách sạn, cửa hàng bán lẻ và các dịch vụ bổ trợ khác, giúp gia tăng nguồn thu cho các doanh nghiệp địa phương và chính phủ
Tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, đồng thời giáo dục và phát triển kĩ năng về văn hóa, lịch sử, môi trường thông qua các triển lãm, trò chơi tương tác và hoạt động khám phá
Công viên chuyên đề là loại công viên được xây dựng và phát triển xung quanh một chủ đề cụ thể, thường là một câu chuyện, văn hóa, phim ảnh hoặc thế giới giả tưởng Mỗi khu vực trong công viên thường được thiết kế theo các yếu tố liên quan đến chủ đề đó, từ kiến trúc, trò chơi đến trang phục và hoạt động giải trí, nhằm tạo ra trải nghiệm chân thực và đồng nhất cho du khách.
Ví dụ: VinWonders Phú Quốc – công viên chuyên đề lớn nhất Việt Nam chia thành nhiều chủ đề như:
+ Khu ViKing: Mô phỏng thế giới người Viking với các trò chơi cảm giác mạnh + Khu cổ tích: Tái hiện những câu chuyện cổ tích quen thuộc, phù hợp với trẻ em
+ Khu đại dương: Khám phá đại dương với thủy cung lớn và các trò liên quan đến biển cả
+ Khu phiêu lưu: Trò chơi mạo hiểm như tàu lượn siêu tốc, nhà ma
Chủ đề đồng nhất: Mọi yếu tố trong công viên chuyên đề từ kiến trúc, trang trí đến trang phục của nhân viên và các trò, hoạt động đều xoay quanh một chủ đề cụ thể, có thể là truyện cổ tích, phim ảnh, văn hóa dân gian hay thế giới giả tưởng
Thiết kế và kiến trúc đặc trưng: Kiến trúc và cách bài trí thường phản ánh đúng chủ đề, tạo nên không gian sống động, đặc biệt
Sự kết hợp giữa giáo dục và giải trí: Thường không chỉ tập trung vào việc giải trí mà còn lồng ghép các yếu tố giáo dục Các khu trưng bày, triển lãm hoặc các hoạt động tương tác thường cung cấp thông tin về văn hóa, lịch sử hoặc khoa học liên quan đến chủ đề Đem lại cảm giác độc đáo và không gian sáng tạo: sự sáng tạo trong thiết kế và phát triển nội dung theo chủ đề giúp công viên tạo nên dấu ấn riêng biệt và thu hút lượng khách lớn
Giải trí và thư giãn: Giống như các công viên thông thường, công viên chuyên đề cung cấp không gian vui chơi giải trí sau những ngày làm việc mệt mỏi