=> Ta có thể thấy rằng offer trên không phải là một offer thật sự mà chỉ là một free offer Và trong trường hợp này theo Điều 19 CISG, người bán đưa ra phản hồi với những điều khoản khác
Trang 1Bài tập nhóm buổi 6
10 tình huống liên quan hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
(Tìm hiểu CISG – Công Ước Viên 1980))
Trang 2Minh chứng cuộc họp trên GG Meet
Trang 3Tình huống 1
Người bán gửi các mẫu hàng cho người mua chọn
Người mua chọn được 1 mẫu và gửi đặt hàng mẫu này cho người bán Người bán đề xuất mẫu khác sẽ phù hợp hơn hoặc nếu vẫn giữ mẫu này thì đơn hàng tối thiểu (MOQ) phải đạt XXX sản phẩm.
Người mua không chấp nhận và kiện người bán vì không giao hàng theo mẫu đã đặt kịp thời nên người mua không kịp có nguyên liệu để sản
xuất sản phẩm giao cho khách hàng.
Người bán không đồng ý bồi thường thiệt hại này.
Ai đúng/ Ai sai?
Trang 4TRẢ LỜI
Trong trường hợp này người bán là người đúng và người mua là người sai
Điều 14 (1) của CISG, một lời đề nghị được coi là một đề nghị có giá trị cấu thành một chào hàng
nếu nó đủ rõ ràng và thể hiện ý định chịu sự ràng buộc của bên chào hàng trong trường hợp được chấp nhận Một đề nghị là đủ rõ ràng khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng và giá cả một cách cụ thể hoặc ngầm định hoặc quy định thể thức xác định những nội dung này
=> Ta có thể thấy rằng offer trên không phải là một offer thật sự mà chỉ là một free offer
Và trong trường hợp này theo Điều 19 CISG, người bán đưa ra phản hồi với những điều khoản khác
so với đề nghị của người mua ( đề xuất mẫu khác hoặc yêu cầu MOQ), điều đó được xem như một sự
từ chối đề nghị ban đầu và đưa ra một đề nghị mới Người mua có thể chấp nhận hoặc từ chối đề nghị mới này Và vì người mua không chấp nhận đề nghị mới của người bán, nên không có hợp đồng cuối cùng nào được hình thành
Kết luận : Người bán không có nghĩa vụ phải bồi thường hiệt hại cho người mua
Trang 5Tình huống 2
Người mua gửi đơn đặt hàng (order) cho người bán.
Người bán chấp nhận đơn đặt hàng của người mua vào ngày 8/10/20xx.
Vào ngày 14/10/20xx, người mua gửi yêu cầu hủy bỏ (revocation) “offer”
đã gửi cho người bán.
Người bán ngay lập tức thông báo cho người mua rằng không thể hủy ngang như vậy vì hàng hóa đã giao cho người chuyên chở vào ngày 12/10/20xx.
Người mua từ chối thanh toán vì cho rằng người mua đã hủy đơn hàng trước khi nhận được thông báo rằng hàng hóa đã được giao cho nhà giao nhận
(FWD).
Ai đúng/ Ai sai?
Trang 6TRẢ LỜI
-Theo điều 18 CISG, khi người bán chấp nhận đơn đặt hàng của người mua vào ngày 8/10, hợp đồng đã được hình thành giữa hai bên vào thời điểm này Điều này có nghĩa là người mua và người bán đã có một cam kết pháp lý và hợp đồng đã ràng buộc -Theo điều 16 của CISG, một đề nghị (offer) có thể được thu hồi (revoked) trước khi người nhận (offeree) chấp nhận nó Tuy nhiên, trong trường hợp này, người bán đã chấp nhận đơn hàng vào ngày 8/10, do đó hợp đồng đã có hiệu lực và việc thu hồi không còn khả thi.
-Điều 31 của CISG quy định rằng nếu hợp đồng yêu cầu người bán giao hàng cho người vận chuyển, nghĩa vụ giao hàng của người bán được hoàn thành khi hàng hóa được chuyển giao cho nhà vận chuyển Trong tình huống này, người bán đã giao
hàng cho nhà vận chuyển vào ngày 12/10 Điều này đồng nghĩa với việc người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng.
-Theo điều 64 CISG, người bán có thể hủy bỏ hợp đồng nếu người mua vi phạm nghiêm trọng (ví dụ: không thanh toán), nhưng người mua không thể đơn phương hủy hợp đồng sau khi hàng hóa đã được giao mà không có lý do hợp pháp (ví dụ: do hàng hóa không đúng thỏa thuận) Việc người mua hủy hợp đồng vào ngày 14/10 là không hợp lệ, vì hàng hóa đã được giao cho nhà vận chuyển vào ngày 12/10, và hợp đồng đã có hiệu lực từ ngày 8/10.
->Người bán đúng: Người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi giao hàng cho nhà vận chuyển vào ngày 12/10 Vì hợp
đồng đã có hiệu lực từ ngày 8/10, việc người mua yêu cầu hủy vào ngày 14/10 là không hợp lệ.
Người mua sai: Người mua không thể hủy hợp đồng sau khi hàng hóa đã được giao cho nhà vận chuyển Việc từ chối thanh toán không có căn cứ theo CISG.
Trang 7Tình huống 3
Người mua gửi đơn đặt hàng (order) cho người bán.
Người bán soạn thảo “sales confirmation” và gửi cho người mua
“Sales confirmation” ghi rõ các chi tiết giá cả, số lượng và loại hàng hóa người mua đã đặt.
Người bán tiến hành giao hàng.
Người bán đã thực hiện bước giao dịch “chấp nhận” hay chưa?
Trang 8TRẢ LỜI
Theo CISG 1980, việc chấp nhận một đề nghị mua hàng (offer) được điều chỉnh bởi Điều 18 và Điều 19 Theo
quy định, một đề nghị có thể được chấp nhận bằng cách gửi lời chấp nhận, hoặc bằng hành động, miễn là hành động đó thể hiện sự đồng ý đối với các điều khoản của đề nghị
Trong trường hợp này, người mua gửi một đơn đặt hàng (offer), và người bán đáp lại bằng cách soạn thảo và gửi
"sales confirmation" ghi rõ chi tiết về giá cả, số lượng, và loại hàng hóa mà người mua đã đặt Hành động gửi
"sales confirmation" này có thể được coi là sự chấp nhận của người bán đối với đề nghị của người mua
Theo Điều 18(1) CISG, một sự chấp nhận đề nghị có hiệu lực khi nó được thông báo tới người đề nghị Do đó,
khi người bán gửi "sales confirmation," hành động này có thể coi là thông báo chấp nhận nếu nó tuân theo các điều khoản đã được người mua đề xuất
Nếu "sales confirmation" không thay đổi đáng kể các điều khoản của đơn đặt hàng theo đơn đặt hàng người mua
gửi , thì việc gửi tài liệu này có thể coi là sự chấp nhận theo Điều 19(2) CISG
Như vậy, trong trường hợp người bán đã gửi "sales confirmation" cho người mua hành động này được coi là sự chấp nhận theo quy định của CISG
Trang 9Tình huống 4
Người mua gửi đơn đặt hàng (order) cho người bán.
Người bán soạn thảo “sales confirmation” và gửi cho người mua
“Sales confirmation” ghi rõ các chi tiết giá cả, số lượng và loại hàng hóa người mua đã đặt.
Người bán tiến hành giao hàng.
Người bán đã thực hiện bước giao dịch “chấp nhận” hay chưa?
Trang 10TRẢ LỜI
Theo CISG 1980, việc chấp nhận một đề nghị mua hàng (offer) được điều chỉnh bởi Điều 18 và Điều 19
Theo quy định, một đề nghị có thể được chấp nhận bằng cách gửi lời chấp nhận, hoặc bằng hành động, miễn
là hành động đó thể hiện sự đồng ý đối với các điều khoản của đề nghị
Trong trường hợp này, người mua gửi một đơn đặt hàng (offer), và người bán đáp lại bằng cách soạn thảo và gửi "sales confirmation" ghi rõ chi tiết về giá cả, số lượng, và loại hàng hóa mà người mua đã đặt Hành
động gửi "sales confirmation" này có thể được coi là sự chấp nhận của người bán đối với đề nghị của người mua
Theo Điều 18(1) CISG, một sự chấp nhận đề nghị có hiệu lực khi nó được thông báo tới người đề nghị Do
đó, khi người bán gửi "sales confirmation," hành động này có thể coi là thông báo chấp nhận nếu nó tuân theo các điều khoản đã được người mua đề xuất
Nếu "sales confirmation" không thay đổi đáng kể các điều khoản của đơn đặt hàng theo đơn đặt hàng người
mua gửi , thì việc gửi tài liệu này có thể coi là sự chấp nhận theo Điều 19(2) CISG
Như vậy, trong trường hợp người bán đã gửi "sales confirmation" cho người mua hành động này được coi là
sự chấp nhận theo quy định của CISG
Trang 11Sáng ngày 18/4, người mua soạn lại bản thảo hợp đồng lược bỏ điều khoản
“Người bán sẵn sàng chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng để giao vào tháng 7/ 20xx” và điều chỉnh giá cả xuống thấp 5% Người mua yêu cầu người bán bổ sung chữ
ký vào bản thảo này Người bán ký vào bản thảo và email lại cho người mua.
Người bán đã không thực hiện được yêu cầu chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng để
giao vào tháng 7/20xx
Người bán có vi phạm hợp đồng hay không?
Trang 12TRẢ LỜI
Theo Điều 19(1) CISG, nếu bên nhận đề nghị trả lời đề nghị với bất kỳ sự thay đổi nào đối với các điều khoản trong
đề nghị ban đầu (ví dụ: thay đổi về giá hoặc thời gian giao hàng), thì sự trả lời này được coi là một counter-offer và không phải là sự chấp nhận đề nghị ban đầu Như vậy, khi người mua soạn lại bản thảo hợp đồng và lược bỏ điều khoản về thời gian giao hàng tháng 7/20xx cũng như điều chỉnh giá xuống thấp hơn 5%, hành động này được coi là một counter-offer
Khi người bán đồng ý ký vào bản thảo hợp đồng đã được sửa đổi bởi người mua và gửi lại, điều này được coi là sự
chấp nhận counter-offer của người mua theo Điều 19(2) CISG Việc ký kết hợp đồng mới với các điều khoản đã
được sửa đổi đồng nghĩa với việc cả hai bên đã đồng ý về những điều khoản đó, bao gồm cả việc không còn ràng buộc với điều khoản về thời gian giao hàng vào tháng 7/20xx như trong đề nghị ban đầu
Điều khoản về thời gian chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng để giao vào tháng 7/20xx đã bị loại bỏ trong bản thảo hợp đồng mới mà cả người mua và người bán đã ký kết Do đó, người bán không bị ràng buộc bởi nghĩa vụ chuẩn bị hàng hóa vào tháng 7/20xx Vì vậy, việc người bán không giao hàng vào thời gian đó không cấu thành vi phạm hợp đồng
Kết luận
Người bán không vi phạm hợp đồng trong trường hợp này vì hợp đồng cuối cùng mà cả hai bên đã ký không chứa điều khoản về việc giao hàng vào tháng 7/20xx
Trang 14TRẢ LỜI
Người mua đúng, người bán sai
Người bán đã đưa ra "firm offer" và người mua đã chấp nhận ngay → Người bán có nghĩa vụ giao hàng theo đúng các điều khoản đã thỏa thuận
Việc người bán yêu cầu điều chỉnh L/C sau khi đã nhận được chấp thuận là vi phạm hợp đồng → Người mua không có nghĩa vụ phải chấp nhận yêu cầu này
Việc người bán không giao hàng là một sự vi phạm hợp đồng mua bán → Người mua có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Trang 15Tình huống 7
Người mua Thụy Sỹ và người bán Trung Quốc thỏa thuận mua bán theo FOB Người bán fax hợp đồng và các điều khoản L/C cho người mua yêu cầu ngươì mua ký Người mua chấp nhận ký nhưng điều chỉnh 2 điều khoản : (1) bỏ điều khoản yêu cầu tuổi tàu không được quá 20 (2)thay cụm từ “carriage paid”
bằng cụm từ “ carriage shall be paid according to charter party”
Người bán cho rằng hai bên vẫn chưa ký hợp đồng vì các điều khoản của
“offer” mà mình đưa ra đã bị thay đổi Người sẽ không giao hàng Người mua
để kịp có hàng bán lại cho bên thứ 3 đã phải tìm nguồn hàng với giá cao hơn Người mua kiện người bán.
Ai đúng? Ai sai?
Trang 16TRẢ LỜI
Người bán đúng.
Người mua điều chỉnh các điều khoản trong hợp đồng → đã đưa ra một "counter-offer" mới → Người bán có quyền chấp nhận hoặc từ chối Việc người bán từ chối giao hàng là hoàn toàn hợp lý theo luật thương mại quốc tế, vì chưa có sự đồng thuận cuối cùng về tất cả các điều khoản của hợp đồng
Người mua điều chỉnh hợp đồng → Hợp Đồng ban đầu không còn hiệu lực → Người mua sẽ phải chịu thiệt hại do phải mua hàng với giá cao hơn
Trang 17Tình huống 8
Người bán giao hàng vượt quá số lượng thỏa thuận trong hợp đồng Lượng giao thừa sẽ được xử lý như thế nào?
Trang 18TRẢ LỜI
Theo CISG -Công ước Viên 1980, điều khoản liên quan đến việc người bán giao hàng vượt quá số lượng thỏa thuận được quy định tại Điều 52(2) Theo điều khoản này, nếu người bán giao hàng vượt quá số
lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng, người mua có quyền:
1.Chấp nhận toàn bộ hàng hóa: Người mua có thể chấp nhận toàn bộ số lượng hàng hóa, bao gồm cả lượng vượt quá số lượng đã thỏa thuận Trong trường hợp này, người mua phải thanh toán cho số hàng vượt quá theo giá đã được thỏa thuận trong hợp đồng
2.Từ chối lượng hàng vượt quá: Người mua cũng có quyền từ chối phần hàng hóa giao thừa Nếu người mua từ chối, người bán có trách nhiệm thu hồi phần hàng vượt quá này, và người mua chỉ phải thanh toán cho số lượng hàng hóa đã được thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng
Việc xử lý lượng hàng hóa giao thừa phụ thuộc vào quyết định của người mua, họ có thể lựa chọn giữa
việc chấp nhận hoặc từ chối phần hàng vượt quá
Trang 19Tình huống 9
Do người bán không loại bỏ một số tạp chất dẫn đến hàng hóa bị đổi màu sau khi người mua nhận được Người bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng Người mua yêu cầu giảm giá Người bán từ chối do người mua không thông báo kịp thời cho người bán về vấn đề trên.
Ai đúng/ Ai sai?
Trang 20TRẢ LỜI
1 Điều 35 CISG quy định rằng hàng hóa phải phù hợp với các yêu cầu trong hợp đồng, bao gồm chất lượng,
loại hàng và số lượng Nếu người bán giao hàng hóa không phù hợp, như trong trường hợp có tạp chất khiến hàng hóa đổi màu, thì người bán đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo hợp đồng
2 Điều 39 CISG yêu cầu người mua phải thông báo cho người bán về việc hàng hóa không phù hợp trong "một
khoảng thời gian hợp lý" sau khi phát hiện hoặc lẽ ra phải phát hiện vi phạm Nếu người mua không thông báo kịp thời, người mua có thể mất quyền viện dẫn sự không phù hợp của hàng hóa
3 Điều 50 CISG quy định rằng nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, người mua có quyền yêu cầu giảm
giá tương ứng với mức độ không phù hợp Tuy nhiên, quyền này vẫn phụ thuộc vào việc người mua đã tuân thủ nghĩa vụ thông báo theo Điều 39 hay chưa
=> Người bán đúng nếu họ chứng minh rằng người mua không thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa
trong một khoảng thời gian hợp lý theo Điều 39 CISG Trong trường hợp này, người mua có thể mất quyền yêu cầu giảm giá
=> Người mua đúng nếu họ đã thông báo cho người bán về sự không phù hợp trong một khoảng thời gian hợp
lý, và hàng hóa thực sự không phù hợp với hợp đồng theo Điều 35 CISG
Trang 21Tình huống 10
Người bán thông báo không giao được hàng hóa do một số tình huống bất khả kháng đã xảy ra (người bán gặp khó khăn với đối tác, mất mùa thu hoạch kém và giá hàng hóa tăng cao).
Người mua kiện người bán vì việc không giao hàng của người bán gây thiệt hại cho người mua do người mua không có hàng hoá kịp cho việc
sx hoặc bán lại của mình Tìm nguồn thay thế có thể phải chịu giá cao hơn Với thiệt hại như vậy, người mua có thể kiện người bán.
Ai đúng/ Ai sai?
Trang 22TRẢ LỜI
1 Về phía người bán:
Theo Điều 79 của CISG, một bên có thể được miễn trách nhiệm nếu chứng minh rằng việc không thực hiện
hợp đồng là do sự kiện ngoài khả năng kiểm soát, và họ không thể dự đoán cũng như ngăn ngừa hậu quả Những sự kiện như "bất khả kháng" (force majeure) có thể bao gồm thiên tai, chiến tranh, hoặc những tình huống bất ngờ khác
Trong trường hợp này, người bán lý giải rằng họ gặp khó khăn với đối tác, mất mùa và giá hàng hóa tăng cao
- Khó khăn với đối tác:
Nếu người bán gặp khó khăn với đối tác hoặc nhà cung cấp, đây không được coi là tình huống bất khả kháng theo Điều 79 của CISG Điều này thường chỉ là vấn đề thương mại hoặc nội bộ, và người bán phải chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến đối tác của mình
- Mất mùa hoặc thu hoạch kém:
Trong trường hợp người bán phụ thuộc vào một nguồn cung nguyên liệu (ví dụ như nông sản), thì mất mùa hoặc thiên tai có thể được xem xét là sự kiện bất khả kháng
- Giá hàng hóa tăng cao:
Tăng giá hàng hóa trên thị trường không được coi là sự kiện bất khả kháng theo CISG Đây là yếu tố mang tính kinh tế và thị trường, và không phải là lý do để miễn trách nhiệm cho việc không giao hàng
Trang 232 Về phía người mua:
Người mua có quyền đòi bồi thường thiệt hại nếu người bán không giao hàng và không có lý do chính đáng theo Điều 45 và Điều 74 của CISG Nếu việc không giao hàng của người bán gây thiệt hại cho người mua, ví dụ như việc mua hàng từ nguồn khác với giá cao hơn, người mua có thể đòi bồi thường chênh lệch giá cả, chi phí phát sinh, hoặc các thiệt hại khác liên quan đến kinh doanh
Kết luận:
Người bán sai nếu không chứng minh được mất mùa là sự kiện bất khả kháng Khó khăn với đối tác và
giá tăng không phải là lý do hợp lệ theo CISG
Người mua đúng và có quyền đòi bồi thường nếu người bán không giao hàng và không có lý do bất
khả kháng hợp lý