1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ngày 242019 công ty tnhh hải an ký hợp đồng mua bán hàng hóa số 01hđmbhh với công ty cổ phần thanh trà tại tỉnh hải phòng của việt nam trong hợp đồng có một số điều khoản sau

24 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trong hợp đồng cómột số điều khoản sau: - Công ty Hải An bán cho Công ty Thanh Trà hai chiếc máy mài chuyên dụng, model 2M.2125 doTrung Quốc sản xuất, chất lượng máy mới 100%+ Hàng giao

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA

VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM ĐỀ CƯƠNG BÀI TẬP NHÓM

Nhóm số: 01 Lớp: N02.TL1 Tổng số sinh viên của nhóm: 10 Môn học: Luật thương mại 2

Đề tài (TM2-N7): Ngày 2/4/2019, Công ty TNHH Hải An ký hợp đồng mua bán hàng hóa số

01/HĐMBHH với Công ty cổ phần Thanh Trà tại tỉnh Hải Phòng của Việt Nam Trong hợp đồng cómột số điều khoản sau:

- Công ty Hải An bán cho Công ty Thanh Trà hai chiếc máy mài chuyên dụng, model 2M.2125 doTrung Quốc sản xuất, chất lượng máy mới 100%

+ Hàng giao không đúng chất lượng: phạt 8% giá trị hợp đồng.

- Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng số 01/HĐMBHH được giải quyết tại Trung tâm trọng tài thươngmại.

Căn cứ vào pháp luật hiện hành, hãy cho biết:

1 Các văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng số 01/HĐMBHH? Giả định vào thời điểm Công tyHải An và Công ty Thanh Trà ký hợp đồng số 01/HĐMBHH, hàng hóa đang trên đường vậnchuyển từ Đà Nẵng về Hải Phòng và sau đó tàu hàng gặp nạn khiến toàn bộ hàng hóa trên tàu bị hưhỏng Xác định rủi ro thuộc về bên nào? Tại sao?

2 Công ty Hải An có được miễn trách nhiệm do không giao được hàng cho Công ty Thanh Tràkhông? Vì sao?

3 Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng của Công ty Hải An và Công ty Thanh Trà có hợp phápkhông? Tại sao?

4 Thỏa thuận trọng tài của các bên có vô hiệu không? Tại sao? Hướng giải quyết như thế nào?5 Giả định trong hợp đồng mua bán hàng hóa số 01/HĐMBHH hai bên vừa có thỏa thuận giảiquyết tranh chấp bằng trọng tài vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Tòa án và một bênkhởi kiện tại Tòa án thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa số01/HĐMBHH không? Vì sao?

Trang 3

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm01 với kết quả như sau:

ĐÁNH GIÁCỦA SV

GV(Ký tên)

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1NỘI DUNG 1Câu 1 Các văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng số 01/HĐMBHH? Giả định vào

thời điểm Công ty Hải An và Công ty Thanh Trà ký hợp đồng số 01/HĐMBHH,hàng hóa đang trên đường vận chuyển từ Đà Nẵng về Hải Phòng và sau đó tàuhàng gặp nạn khiến toàn bộ hàng hóa trên tàu bị hư hỏng Xác định rủi ro thuộc vềbên nào? Tại sao? 1

Câu 2 Công ty Hải An có được miễn trách nhiệm do không giao được hàng cho

Công ty Thanh Trà không? Vì sao? 4

Câu 3 Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng của Công ty Hải An và Công ty Thanh

Trà có hợp pháp không? Tại sao? 8

Câu 4 Thỏa thuận trọng tài của các bên có vô hiệu không? Tại sao? Hướng giải

quyết như thế nào? 10

Câu 5 Giả định trong hợp đồng mua bán hàng hóa số 01/HĐMBHH hai bên vừa

có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vừa có thỏa thuận giải quyếttranh chấp bằng Tòa án và một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án có thẩm quyềngiải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa số 01/HĐMBHH không? Vìsao? 15

KẾT LUẬN 18DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, đi cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế là sựphát triển sôi động của các hoạt động giao dịch, mua bán hàng hóa hay cònđược gọi chung là hoạt động kinh doanh Để các hoạt động mua bán hàng hóatrở nên phù hợp với thời đại ngày nay - thời đại của của tiến bộ, hội nhậpnhưng vẫn đảm bảo sự chính xác và phù hợp với lợi ích 2 bên, pháp luật nóichung và pháp luật thương mại nói riêng luôn tích cực thay đổi và phát triển,tạo điều kiện cho các chủ thể dễ dàng hơn khi tham gia quan hệ mua bán hànghóa Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm 1 lớp N02 - TL1 xin được chọn đềsố TM2 - N7 để làm đề tài nghiên cứu về hợp đồng mua bán hàng hóa và cácphương thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng, qua đó áp dụng quy địnhpháp luật vào giải quyết các tình huống cụ thể mà đề bài đặt ra.

NỘI DUNG

Câu 1 Các văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng số01/HĐMBHH? Giả định vào thời điểm Công ty Hải An và Công tyThanh Trà ký hợp đồng số 01/HĐMBHH, hàng hóa đang trên đường vậnchuyển từ Đà Nẵng về Hải Phòng và sau đó tàu hàng gặp nạn khiến toànbộ hàng hóa trên tàu bị hư hỏng Xác định rủi ro thuộc về bên nào? Tạisao?

1.1 Các văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng số 01/HĐMBHH?

Các văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng số 01/HĐMBHH gồm:- Luật số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015: Bộ luật Dân sự.- Luật số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005: Luật Thương mại.- Luật số 54/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010: Luật Trọng tài

thương mại.

- Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 06 năm 2006 của Chínhphủ về quy định chi tiết luật thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinhdoanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

Trang 7

- Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Hộiđồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một sốquy định của Luật Trọng tài thương mại.

Để xác định được các văn bản pháp luật điều chỉnh một hợp đồng cụ thểta cần phải dựa vào đặc điểm và nội dung của hợp đồng đó Áp dụng vào hợpđồng mua bán hàng hoá số 01/HĐMBHH, ta thấy:

Thứ nhất, hợp đồng số 01/HĐMBHH là hợp đồng trong lĩnh vực thương

mại, các nội dung của hợp đồng hầu hết đều thuộc phạm vi điều chỉnh củaLTM 2005 Chính những nội dung của hợp đồng cũng thể hiện những đặcđiểm của hợp đồng đó, cụ thể như sau:

Một là, chủ thể giao kết hợp đồng là Công ty TNHH Hải An và Công ty

cổ phần Thanh Trà Hai bên chủ thể trong hợp đồng này đều là thương nhântheo quy định tại khoản 1 Điều 6 LTM 2005, đang thực hiện hoạt độngthương mại là mua bán hàng hoá được quy định tại khoản 1 Điều 3 LTM2005 Vì vậy, chủ thể của hợp đồng trên thuộc đối tượng áp dụng của LTM2005 theo khoản 1 Điều 2.

Hai là, đối tượng của hợp đồng là hàng hoá (hai chiếc máy mài chuyên

dụng, model 2M.2125 do Trung Quốc sản xuất, chất lượng máy mới 100%),phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 3 LTM 2005.

Ba là, mục đích của hợp đồng số 01/HĐMBHH là sinh lợi Theo khoản 1

Điều 3 LTM 2005, “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh

lợi…” nên hoạt động mua bán hàng hoá được kí kết trong hợp đồng trên

chính là hoạt động thương mại, thuộc phạm vi điều chỉnh LTM 2005 đượcquy định tại khoản 1 Điều 1.

Cuối cùng, hình thức của hợp đồng trên là văn bản với các điều khoản

được soạn thảo và được hai bên “ký”, phù hợp với quy định tại Điều 24 LTM2005.

Trang 8

Thứ hai, hợp đồng số 01/HĐMBHH không chỉ là hợp đồng trong lĩnh

vực thương mại mà còn là một hợp đồng dân sự đặc thù nên nó được điềuchỉnh bởi cả BLDS năm 2015.

Để xác định được đối tượng của hợp đồng là hai chiếc máy mài chuyêndụng, model 2M.2125 do Trung Quốc sản xuất, chất lượng máy mới 100% cóthoả mãn với quy định về hàng hoá tại khoản 2 Điều 3 LTM 2005 hay khôngthì phải đối chiếu với Điều 107 BLDS 2015 và Nghị định 59/2006/NĐ-CP.Không chỉ vậy, một số nội dung không thuộc phạm vi điều chỉnh của LTM2005 như hợp đồng vô hiệu hay các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng,… đều phải có sự dẫn chiếu đến BLDS 2015.

Cuối cùng, trong hợp đồng số 01/HĐMBHH có điều khoản quy định:

“Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng số 01/HĐMBHH được giải quyết tạiTrung tâm trọng tài thương mại” Do đó, hợp đồng chịu sự điều chỉnh của

LTTTM 2010 và cả Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP.

1.2 Giả định vào thời điểm Công ty Hải An và Công ty Thanh Tràký hợp đồng số 01/HĐMBHH, hàng hóa đang trên đường vận chuyển từĐà Nẵng về Hải Phòng và sau đó tàu hàng gặp nạn khiến toàn bộ hànghóa trên tàu bị hư hỏng Xác định rủi ro thuộc về bên nào? Tại sao?

Theo quy định của LTM 2005, thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóađược quy định lần lượt từ Điều 57 đến Điều 61 trong các trường hợp: khôngcó địa điểm giao hàng xác định, mua bán hàng hóa đang trên đường vận

chuyển,… Căn cứ vào nội dung của đề bài “vào thời điểm Công ty Hải An và

Công ty Thanh Trà ký hợp đồng số 01/HĐMBHH, hàng hóa đang trên đườngvận chuyển từ Đà Nẵng về Hải Phòng”, ta có thể xác định đối tượng của hợp

đồng mua bán giữa 2 công ty là hàng hóa đang trên đường vận chuyển chứ

không phải ở vị trí cố định khi các bên giao kết hợp đồng (khác với hàng hóa

đã được mua và vận chuyển để thực hiện nghĩa vụ giữa các bên sau khi kíhợp đồng) Để trả lời cho câu hỏi rủi ro thuộc về bên nào khi tàu hàng gặp nạn

khiến toàn bộ hàng hóa trên tàu bị hư hỏng, ta cần phải chia 2 trường hợp dựa

Trang 9

theo quy định tại Điều 60 LTM 2005 “Trừ trường hợp có thỏa thuận khác,

nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủiro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thờiđiểm giao kết hợp đồng”

Trường hợp 1, các bên là Công ty Hải An và Công ty Thanh Trà đã xây

dựng thỏa thuận riêng quy định về thời điểm, mức độ và chủ thể chịu rủi rotrong hợp đồng số 01/HĐMBHH, việc xác định rủi ro thuộc về bên nào sẽphụ thuộc vào chính những quy định này trong hợp đồng Pháp luật thươngmại cũng giống như pháp luật dân sự, luôn đề cao sự thỏa thuận và tự do ý chícủa các bên trong hợp đồng, chỉ cần sự thống nhất đấy không đi ra ngoàikhuôn khổ của pháp luật và vượt quá giới hạn cho phép Điều 60 LTM đã thểhiện rõ tinh thần tôn trọng ý chí này, tạo điều kiện để các bên tự do xây dựngnhững thỏa thuận riêng, phù hợp với bản thân, nội dung và mục đích của hợpđồng

Trường hợp 2, các bên là Công ty Hải An và Công ty Thanh Trà không

có thỏa thuận về vấn đề chủ thể chịu rủi ro nên khi tình huống tàu hàng gặpnạn khiến toàn bộ hàng hóa trên tàu bị hư hỏng xảy ra, ta sẽ áp dụng quy địnhcủa pháp luật để xác định rủi ro thuộc về bên nào Theo quy định tại Điều 60LTM 2005, kể từ thời điểm các bên kí hợp đồng số 01/HĐMBHH, rủi ro vềmất mát hoặc hư hỏng hàng hóa sẽ được bên bán (Công ty Hải An) chuyểngiao cho bên mua (Công ty Thanh Trà)

Câu 2 Công ty Hải An có được miễn trách nhiệm do không giaođược hàng cho Công ty Thanh Trà không? Vì sao?

Theo các quy định tại khoản 1 Điều 434 BLDS 2015 và khoản 1 Điều 37LTM 2005, giao hàng vào đúng thời điểm đã thỏa thuận là một trong nhữngnghĩa vụ của bên bán Theo như nội dung trong hợp đồng, thì bên bán (Côngty Hải An) có nghĩa vụ phải giao hàng từ ngày 15/4/2019 đến ngày 25/4/2019và phải giao đúng, đủ hàng về chất lượng và số lượng Vì vậy, khi không giao

Trang 10

hàng vào đúng thời điểm, Công ty Hải An đã vi phạm một trong những nghĩavụ cơ bản của hợp đồng cần phải được đảm bảo thực thi và công ty này cókhả năng sẽ phải chịu trách nhiệm về phần vi phạm nghĩa vụ của mình theochế tài mà 2 bên đã thỏa thuận trước đó Tuy nhiên, trong một số trường hợpcông ty Hải An sẽ không phải chịu trách nhiệm khi không giao được hàng nếuđược miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật Do vậy, để xét xemtrường hợp Công ty Hải An không giao được hàng cho Công ty Thanh Trà dotàu chở hàng gặp nạn có thể được coi là miễn trách nhiệm khi vi phạm haykhông, ta cần phải căn cứ vào những quy định cụ thể của pháp luật.

2.1 Trường hợp công ty Hải An được miễn trách nhiệm

Điều 294 LTM 2005 đã có quy định về các trường hợp miễn trách nhiệmđối với hành vi vi phạm hợp đồng:

a Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;b Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn là do lỗi của bên kia;

d Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quanquản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thờiđiểm giao kết hợp đồng

Căn cứ quy định trên Công ty Hải An có thể được miễn trách nhiệm dokhông giao được hàng cho Công ty Thanh Trà nếu thuộc một trong các trườnghợp sau:

Trường hợp 1: Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đãthỏa thuận (điểm a khoản 1) Nếu trong hợp đồng số 01/HĐMBHH, Công

ty Hải An và Công ty Thanh Trà đã có thỏa thuận về việc tàu hàng gặp nạntrong quá trình vận chuyển khiến cho các bên không giao, nhận được hàng làtrường hợp được miễn trách nhiệm thì khi tàu gặp nạn trên đường vận chuyểntừ Đà Nẵng ra Hải Phòng khiến toàn bộ hàng hóa trên tàu bị hư hỏng, Công tyHải An sẽ được miễn trách nhiệm dù không giao được hàng cho Công tyThanh Trà

Trang 11

Trường hợp 2: Xảy ra sự kiện bất khả kháng (điểm b khoản 1) Theo

quy định tại khoản 1 Điều 156 BLDS 2015, sự kiện bất khả kháng được hiểu

là “sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và

không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khảnăng cho phép” Dựa theo quy định này ta có thể thấy, trong thực tế khi sự

kiện bất khả kháng xảy ra dẫn đến việc vi phạm hợp đồng, bên vi phạm vẫncó thể được miễn trách nhiệm Vậy để Công ty Hải An được miễn tráchnhiệm khi không giao được hàng, sự kiện tàu chở hàng gặp nạn khiến toàn bộhàng hóa trên tàu bị hư hỏng phải đáp ứng được các điều kiện sau:

Thứ nhất, sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trướcđược Thời điểm Công ty Hải An và Công ty Thanh Trà ký hợp đồng, hàng

hoá đang trên đường vận chuyển từ Đà Nẵng về Hải Phòng chưa xảy ra vấnđề gì và các bên cũng không thể lường trước hay dự kiến, dự đoán được sựkiện gì có thể xảy ra khiến tàu hàng gặp nạn làm cho toàn bộ hàng hoá trêntàu bị hư hỏng Do sự kiện này không do các bên tạo ra hoặc phát sinh do lỗichủ quan hoặc ý chí, sự tác động của các bên nên trong thực tế, sự kiện “tàugặp nạn” có thể xảy ra dưới các tình huống như gặp hiện tượng thời tiết cựcđoan (bão, lốc xoáy,…) hoặc gặp sự cố bất ngờ khác (gặp cướp biển, va chạmvới các tàu thuyền khác đang lưu thông trên biển,…) làm cho hàng hoá trêntàu bị hư hỏng

Thứ hai, mọi biện pháp và khả năng cho phép đã được áp dụng nhưngvẫn không thể khắc phục được hậu quả Khi xảy ra sự kiện mang tính bất ngờ,

đột ngột ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nghĩa vụ thì Công ty Hải An cótrách nhiệm phải tìm mọi biện pháp trong khả năng cho phép để ngăn chặnnhững tác động, ảnh hưởng của sự kiện khách quan Để được miễn tráchnhiệm, Công ty Hải An phải chứng minh bản thân công ty đã tìm mọi biệnpháp và dùng hết khả năng để ngăn chặn hậu quả hoặc dù công ty không thựchiện các biện pháp để khắc phục hậu quả nhưng có bằng chứng để khẳng định

Trang 12

là dù có hành động cũng không thể thay đổi được kết quả thì cũng được coinhư thỏa mãn điều kiện này

Trường hợp 3: Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn là do lỗi của

bên kia Khoản 3 điều 351 BLDS 2015 đã có quy định: “ Bên có nghĩa vụ

không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ khôngthực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền” Theo đó, nếu bên bán

(Công ty Hải An) chứng minh được trong rủi ro trong việc giao hàng khôngcó lỗi của mình mà lỗi thuộc về bên mua (Công ty Thanh Trà) thì Công ty HảiAn sẽ được miễn trách nhiệm.

Trường hợp 4: Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyếtđịnh của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thểbiết được vào thời điểm giao kết hợp đồng Ở đây, nếu việc không giao

hàng được thuộc trường hợp này thì bên vi phạm - tức là công ty Hải An - cóthể được miễn trách nhiệm.

Tuy nhiên dù có thuộc các trường hợp đã được phân tích ở trên, Công tyHải An muốn được miễn trách nhiệm khi không giao được hàng vẫn phải thựchiện 2 nghĩa vụ bắt buộc là nghĩa vụ thông báo (khoản 1 Điều 295) và nghĩavụ chứng minh (khoản 2 Điều 294 và khoản 3 Điều 295) Công ty Hải Anphải thông báo ngay cho công ty Thanh Trà về trường hợp được miễn tráchnhiệm và những hậu quả có thể xảy ra cũng như phải chứng minh với bên bịvi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình dưới dạng tài liệu, vănbản, hình ảnh,… và các dẫn chứng cụ thể khác

2.2 Trường hợp Công ty Hải An không được miễn trách nhiệm

Như đã trình bày ở trên, việc giao hàng là một trong các nghĩa vụ củabên bán trong hoạt động mua bán hàng hoá Vì vậy, khi công ty Hải An (bênbán) không giao được hàng và không chứng minh được việc không thực hiệnđúng nghĩa vụ của mình đáp ứng đủ điều kiện để được hưởng việc miễn tráchnhiệm theo Điều 294 LTM 2005 thì công ty Hải An đã vi phạm nghĩa vụ theo

khoản 1 Điều 351 BLDS 2015 “Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ

Ngày đăng: 29/06/2024, 06:22

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w