Nỗ lực của quốc gia trong việc tạo dựng một môi trường kinh doanh lànhmạnh thông qua hệ thống pháp luật, điều chỉnh các chính sách kinh tế, ký kết cáchiệp định thương mại và cam kết quốc
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN
KHOA KHOA HOC QUAN LÍ
CHUYEN DE THUC TAP TOT NGHIEP
Sinh vién : Lé Duong Hao
Lop : Quan lí kinh tế 58A
Chuyên ngành : Quản lí kinh tế
Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Hồng Minh
Hà Nội — 04/2020
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan: Chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài “Nang cao nănglực cạnh tranh của Công ty Cổ phan Giải pháp ERP — ITG Việt Nam” là côngtrình nghiên cứu của cá nhân, không sao chép từ bat cứ ai Các số liệu thống kê vàkết quả phân tích được đưa ra trong chuyên đề là trung thực và chưa được sử dụngtrong các chuyên đề khác
Nêu không đúng như đã nêu trên, em xin chịu mọi trách nhiệm vê chuyên
dé của minh!
Người cam đoan
LÊ DƯƠNG HẢO
Trang 3LỜI CẢM ƠN ¬
Trải qua 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Kinh tê quôc dân,
em đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của quý thầy cô cùng bạn bè
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong Khoa Khoa học quản lý
— Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tận tình truyền đạt kiến thức và kỹ năngcho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường
Hơn nữa, em xin cảm ơn TS Nguyễn Thị Hồng Minh đã dành thời gian, tậntâm hướng dẫn em qua từng buổi học trên lớp và những buổi thảo luận ngoài giờ.Nhờ có những lời hướng dẫn và dạy bảo của cô nên chuyên đề tốt nghiệp của emmới được hoàn thành một cách tốt nhất
Em cũng xin bày to sự biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu trường Đại họcKinh tế quốc dân cùng các thầy cô thuộc các khoa, viện khác đã trực tiếp và giántiếp giảng dạy em trong suốt quá trình học tập này
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Công ty Cô phan Giải
pháp ERP —ITG Việt Nam, đặc biệt là các anh chị thuộc phòng Kinh doanh đã chỉ
bảo tận tình, giúp em có được một trải nghiệm thực tế bổ ích, tích lũy thêm nhiềukiến thức và kinh nghiệm cho công việc sau này
Vì kinh nghiệm và kiến thức còn có hạn nên chuyên đề thực tập này chắcchăn không thê tránh khỏi được những thiếu sót Em rất mong muốn nhận đượcnhững phản hồi và ý kiến từ quý thầy cô dé có thé hoàn thiện kỹ năng tư duy vaphân tích, cũng như nâng cao nhận thức bản thân đề có thê làm việc tốt hơn trong
công việc tương lai.
Thay lời muốn nói, em xin gửi tới quý thầy cô lời chúc chân thành nhất.Chúc thầy cô sức khỏe déi dào, công tác tốt, thành công trong cuộc sống cũng như
sự nghiệp trồng người
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC
0900067100577 1CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE NANG LỰC CẠNH TRANH CUA
DOANH NGHIỆP - s2 se ©ssEesEvsEEseEseEkettserserserssrrserssrserssrrserssre 2
1.1 Khai niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiỆp -s=-«=<«< 2
1.1.1 Khái niệm về cạnh trannÏ: - 2 5 SE 22211 1E E E222 ekeeeszzee 2
1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh sạn - 3
1.2 Cac tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 4
In) on 4
1.2.2 Thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường - 2-52 51.2.3 Hiệu quả sản xuất kinh đoanh -¿s¿ + s+2zx2zxzxesrxeees 7
1.3 Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - 8
1.3.1 Nguồn lực tài Chinh cecceccescescsseesessessessessessesessssessessesesseseseeseeaees 8
1.3.2 Trinh dO cong nghé 1n 9
1.3.3 Nguồn nhân WC ceccececccescsseseesessssessessessessessesssssessesssssesseseeseees 10
1.3.4 Marketing và hoạt động nghiên cứu thi trường 11
1.3.5 Trinh độ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh 11
1.4 Cac yếu tố thuộc môi trường bên ngoài anh hướng đến năng lực cạnh tranh
của doanh nghiỆD << << << É 1 0.00010050080890 12
CHƯƠNG 2 DANH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CUA CÔNG TY COPHAN GIẢI PHÁP ERP - ITG VIỆT NAM GIAI DOAN 2016- 2019 14
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cỗ phần Giải pháp ERP - ITG Việt Nam 14
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2- 22 5¿©5+55+2c+2 142.1.2 Các sản phẩm/dịch vụ được cung cấp bởi công ty - 162.1.3 Cơ cau tô chức và nguồn nhân lực của công ty - 172.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2016
= 2019 18
2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cỗ phan Giải pháp ERP - ITG
Việt Nam giai đoạn 2016 — 2019 , 0 G5 G9 9 99 9.9.9.0 .990.09.0006004800899 9ø 20
2.2.1 Kết quả cạnh tranh của công ty trong giai đoạn 2016 — 2019 202.2.2.Thực trạng các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của công ty
Trang 52.2.3 Thực trạng các yếu tô thuộc môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh của CONG f -.- -sc + ss vi rrr re 30 2.3 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của công ty giai đoạn 2016 — 2019 32
2.3.1 Những điểm mạnh trong năng lực cạnh tranh 322.3.2 Những điểm yếu trong năng lực cạnh tranh và nguyên nhân 34CHƯƠNG 3 MỘT SÓ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CUA CÔNG TY CÓ PHAN GIẢI PHÁP ERP - ITG VIỆT NAM
DEN NĂM 2025 ccsssssssssssssssssssesssssssesssssssssssssssesssssssssssssssesssssssesssssssesssssssessssssseess 36
3.1 Dinh hướng nâng cao nang lực cạnh tranh của Công ty Cỗ phần Giải pháp
ERP — ITG Việt Nam đền nam 2 ()25 o- 5 9 999 9.99199969585899 36
3.1.1 Mục tiêu phát triển của công ty giai đoạn 2020 — 2025 37
3.1.2 Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty giai đoạn 2020 — 2Ú25 Gà HH 91H TH HH HH HH 38
3.2 Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cé phần Giải
pháp ERP — ITG Việt Nam đên nam 2025 œ- 5 s5 525 S9 518496 95955898995 38
3.2.1 Giải pháp về tài chính - 2-52 x2E£2EE+EEeEEerEerrxerxerkered 393.2.2 Giải pháp về công nghệ 2-52 2+5£+Ee£Ee£EeEEeExerxrrerree 403.2.3 Giải pháp về nhân lực - 2 +5 ++E++E+£Eerkerxerxerxrrerree 403.2.4 Giải pháp về Marketing -¿- 2-5 5E22x+Eerkerkrrerkerkeres Al3.2.5 Giải pháp về trình độ quản lý -¿- ¿5c s+cs+cs+zzzezsez 41KET LUAN 0 H 43TÀI LIEU THAM KHẢO -. 5< 52s sssssssesseEserssesseserrserssesee 45
Trang 6DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
STT | Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 |BộBCVT Bộ Bưu chính Viễn thông
2 Bộ TT & TT Bộ Thông tin và Truyền thông
8 HDSXKD Hoạt động san xuất kinh doanh
9 HQSXKD Hiéu qua san xuat kinh doanh
10 |ITG Công ty Cô phan Giải pháp ERP — ITG Việt Nam
11 NLCT Năng lực cạnh tranh
12 | TMCP Thương mại cô phan
13 | TNDN Thu nhap doanh nghiép
14 | TNHH Trach nhiệm hữu han
15 | VN Viét Nam
Trang 7DANH MỤC BANG BIEU
Bảng 2.1 Cơ cau lao động theo giới tính của Cty CP Giải pháp ERP - ITG Việt
NẠI HH TH TH ng HH HT HH HH TH gà 18
Bang 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty CP Giải pháp ERP —
TTG Việt Nam giai đoạn 2016 — 2Ó - -G + 111911 9 vn ng kg re, 18
Bảng 2.3 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty CP Giải pháp ERP — ITG
Hình 2.5 Mô hình Nhà máy thông minh - 5-5 +2 ‡*++£E+sseseeeeseeerss 33
Hình 2.6 Hệ sinh thái sản phẩm hỗ trợ quản trị toàn diện cho doanh nghiép 33
Hình 3.1 Mô hình tháp giá tri gia tang của ngành CNPM -< +5 36
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Trong hơn hai thập kỷ gần đây, Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế hội
nhập sâu rộng với các khu vực trên thế gidi, bat kip xu hướng toàn cầu hóa và tự
do hóa thương mại của kinh tế thế giới đương đại Việc mở cửa nền kinh tế sẽ luôn
là động lực tích cực thúc đây kinh tế — xã hội, góp phần không nhỏ làm tăng sứcmạnh tổng hợp của quốc gia và đặc biệt nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế.Đây vừa là cơ hội quý giá, vừa là thách thức khó khăn đối với các doanh nghiệpViệt Nam nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng Trong bối cảnh ấy,doanh nghiệp nào lưu tâm đến tính cấp thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranhcàng sớm thì càng tận dụng được cơ hội này tối đa, cảng tận dụng được nhiều lợithé trên thị trường
Quá trình thực tập tai Công ty CP Giải pháp ERP — ITG Việt Nam đã giúp
em nhận ra tầm quan trọng của NLCT doanh nghiệp trong hiệu quả vận hành quytrình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Sức mạnh của NLCT là yếu tô cốt lõiquyết định kha năng tăng trưởng và phát triển bền vững của doanh nghiệp tronglâu dài Vì vậy, em đã chọn đề tài “Nang cao năng lực cạnh tranh của Công ty
Cổ phan Giải pháp ERP — ITG Việt Nam” dé hoàn thành chuyên đề thực tập tốt
nghiệp của mình.
Nội dung của đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương 2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cô phần Giải pháp
ERP - ITG Việt Nam giai đoạn 2016 — 2019
Chương 3 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổphần Giải pháp ERP - ITG Việt Nam giai đoạn 2020 — 2025
Trang 9CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE NANG LỰC CẠNH TRANH CUA
DOANH NGHIỆP
1.1 Khai niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh đã được thừa nhận là một trong những quy luật tất yếu của thịtrường Vai trò của cạnh tranh đã và đang được công nhận rộng rãi ở hầu hết cácquốc gia trên thế giới Nó là một trong những quy tắc căn bản trong tô chức quản
lý và vận hành nền kinh tế vĩ mô nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh(HĐSXKD) của doanh nghiệp nói riêng Có thé hiểu cạnh tranh là qud trình giànhgiật, tranh dau không ngừng giữa những chủ thể kinh tế để có được lợi thé và cácđiều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trên thị trường nhằm đạt được nhữngmục đích kỳ vọng và mục tiêu kinh tế của chủ thể đó
Nhìn chung định nghĩa về cạnh tranh đã có sự biến đôi đáng kể theo sự thayđổi các hình thái kinh tế xã hội xuyên suốt lich sử phát triển nhân loại nhưng khôngthay đổi về bản chất Với xu thế hội nhập quốc tế và tự do hóa thương mại nhưngày nay, tuy không còn mang tính giai cấp và tính chính trị nhưng tựu chung lạicạnh tranh luôn có ba đặc điểm chính:
- _ Mục tiêu cạnh tranh: Gia tăng lợi ích kinh tế và nâng cao vi trí của chủ thể kinh
tế trên thị trường
- Phuong thức cạnh tranh: Vận dụng hiệu quả những nguồn lực khan hiếm của
chủ thé nhằm tạo ra các lợi thế cạnh tranh (gia cả, chất lượng) so với các đối
thủ cạnh tranh (DTCT) khác.
- Thời gian cạnh tranh: Hoạt động cạnh tranh luôn diễn ra không ngừng va gắn
chặt với các hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức
Cạnh tranh đóng vai trò là động lực tăng trưởng kinh tế ở tầm vĩ mô, kíchthích phát sinh các nhu cầu mới cũng như cải thiện mức sống của nhân dân Không
chỉ vậy, cạnh tranh thúc day doanh nghiệp liên tục gia tăng nỗ lực trong việc cung
cấp sản phẩm/dịch vụ đa dạng hơn, chất lượng hơn với giá thành rẻ hơn Do đó,điều mà nhà nước cần làm lúc này không chỉ là tạo dựng môi trường cạnh tranhlành mạnh cho doanh nghiệp mà còn bảo vệ và nâng cao quyền lợi cho người tiêudùng nhằm đảm bảo công bằng xã hội, hướng tới hình thái phát triển bền vững
Trang 101.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.2.1 Năng lực cạnh tranh
Nhắc đến cạnh tranh kinh tế giữa các chủ thé kinh tế thi nang lực cạnhtranh — Competitiveness được sử dụng như một công cụ đánh giá các kết quả, cáclợi thế mà hoạt động cạnh tranh đó đem lại Năng lực cạnh tranh (NLCT) có thểđược hiểu như sau: NLCT là năng lực của các chủ thể kinh tế tạo ra những lợi théhay điều kiện thuận loi cho các hoạt động kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu
đã dé ra một cách có hiệu quả và bên vững
NLCT được nhìn nhận và đánh giá dưới 3 cấp độ: NLCT của quốc gia,NLCT của sản pham/nganh, NLCT của doanh nghiệp
Ba cấp độ này có mối tương quan cùng chiều và tác động qua lại lẫn nhau
và NLCT quốc gia đều thấp
- NLCT quốc gia quyết định đến khả năng phát triển NLCT của doanh nghiệp
Nỗ lực của quốc gia trong việc tạo dựng một môi trường kinh doanh lànhmạnh thông qua hệ thống pháp luật, điều chỉnh các chính sách kinh tế, ký kết cáchiệp định thương mại và cam kết quốc tế quyết định đến NLCT của doanh nghiệpcũng như của sản pham/nganh sẽ được tạo điều kiện dé tăng trưởng hay không.NLCT của doanh nghiệp sẽ bị hạn chế rất nhiều nếu như quốc gia đó hay sản
pham/nganh có NLCT không cao.
1.1.2.2 Năng lực cạnh tranh cua doanh nghiệp
Dựa vào bản chất của hoạt động cạnh tranh kinh tế và khái niệm NLCT nóichung, ta hiểu NLCT của doanh nghiệp ngắn gọn là thực lực của doanh nghiệptrong việc duy trì và mở rộng thị phần của mình trên thị trường một cách bền vững.NLCT chính là năng lực và những lợi thế nhất định của doanh nghiệp đó dé tồn tạitrên thị trường, đạt được các mục tiêu kinh tế và mục tiêu chiến lược Bất cứ loạihình doanh nghiệp nao cũng vậy, tôn chi cho mọi hoạt động của họ đều nhằm mụcđích tối đa hóa lợi nhuận và tối thiêu hóa chỉ phí nhằm thu được nguồn thu nhậptích lũy lớn nhất, tạo tiền đề cho những hoạt động tăng trưởng sau này Thị phầnchính kết quả của chuỗi những hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
sự biến đổi của thị phần doanh nghiệp theo thời gian sẽ phản ánh các hoạt động
trên thực sự có hiệu quả một cách lâu dài được không Một doanh nghiệp được
3
Trang 11công nhận là có NLCT cao khi không chỉ sở hữu thị phần tương đối lớn so vớinhững doanh nghiệp cạnh tranh khác cùng ngành mà còn có đủ tiềm lực để tiếptục mở rộng quy mô hơn nữa trong tương lai gần và hứa hẹn đạt trạng thái pháttriển bền vững trong tương lai xa.
Rõ ràng, muốn có được NLCT, doanh nghiệp trước tiên phải liên tục giànhđược từ thị trường những điều kiện tốt cho chính HDSXKD của mình; có đủ tiềmnăng dé duy trì những lợi thé tối ưu sau đó nhằm đảm bảo giữ vững được vị thé
chiến lược trên thị trường so với các chủ thể cạnh tranh khác Từ đó cho thấy,
NLCT của doanh nghiệp là khái niệm mang bản chất động cho nên kết quả của
việc đánh giá NLCT của một doanh nghiệp qua từng thời kỳ và giai đoạn là không
giống nhau, nó có thể giảm hoặc tăng tùy thuộc vào hiệu quả của việc duy trì vàphát huy những lợi thé của họ
Trong kỷ nguyên kinh tế toàn cầu hóa, tạo dựng NLCT phải xuất phát từthực lực nội tại trong doanh nghiệp dé giành được những lợi thế cạnh tranh riêngcho mình Những nhân tố nội hàm này không chỉ đơn giản là khả năng sản xuấtđơn thuần mà còn là năng lực về tốc độ áp dụng công nghệ tiến bộ, năng lực taichính, nguồn nhân lực và văn hóa cốt lõi của công ty Điều này đòi hỏi doanhnghiệp phải có nhận thức đúng đắn và cách thức vận hành thông minh dé có thểtối ưu hóa nguồn lực của mình, đạt được lợi thế nhằm thỏa mãn tốt hơn nữa nhữngnhu cầu của khách hàng mục tiêu đồng thời lôi kéo được đối tượng khách hàngtiềm năng từ các DTCT khác Tuy nhiên, thực tế cũng chứng minh rằng, không cómột doanh nghiệp nao có một hệ thống tô chức và cách thức vận hành hoàn hảo
cũng như không có doanh nghiệp nào có đủ năng lực dé đáp ứng hết tat cả những
yêu cầu đa dạng từ phía khách hàng của mình Xuyên suốt cả quá trình, điều vôcùng cần thiết là bản thân doanh nghiệp cần đánh giá đúng được năng lực củadoanh nghiệp mình cùng với những điểm mạnh và các hạn chế đang tồn tại thôngqua những biểu hiện trong các HDSXKD nhằm tận dụng và phát huy những ưu thé
một cách có hiệu quả và lâu dài.
1.2 Cac tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1 Thương hiệu
Thương hiệu là một trong những tài sản mang giá trị cốt lõi của doanh
nghiệp Thương hiệu của doanh nghiệp được hình thành trên cả hai phương diện: hữu hình và vô hình.
Trang 12Thứ nhất, thương hiệu là tập hợp của một hay nhiều dấu hiệu nhận biết trực
quan như cái tên, từ ngữ, biểu tượng, hình vẽ nhằm phân biệt một sản pham/dich
vụ, một doanh nghiệp nào đó với các DTCT khác.
Thứ hai, thương hiệu là hình tượng của một sản pham/dich vụ, một doanhnghiệp nảo đó trong tâm trí công chúng, là cảm nhận của khách hàng thông qua 4 phương diện: mô tả nhận diện, giá tri, thuộc tính và cá tinh.
Mỗi một thương hiệu có 2 tiêu chí chính đề đánh giá sức mạnh của nó trên
thị trường (không tính các tiêu chí liên quan đến kinh tế):
- Hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện của một thương hiệu là tất cả các cách thức truyền bá
mà thương hiệu ấy có thể tiếp cận đến khách hàng, bao gồm logo, danh thiếp, cácloại ấn phẩm quảng cáo trên phương tiện truyền thông (catalog, tờ rơi, video clip),các vật phẩm (áo, mũ, túi xách, bao bì) cùng các hoạt động truyền thông khác Một
thương hiệu mạnh luôn sở hữu hệ thống nhận diện có tính đồng bộ và độ phủ sóng
cao đến toàn bộ kênh nhìn và kênh nghe của người tiêu dùng trong cuộc sống hàng
ngày.
- Luc lượng khách hàng trung thành
Lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp được hình thành từ sự
hai lòng, tin tưởng của họ đối với chất lượng sản phâm doanh nghiệp cung cấp
trong một khoảng thời gian dài Chinh phục thành công sự trung thành của khách
hàng là một quá trình đòi hỏi thời gian, công sức và đạo đức kinh doanh từ phía doanh nghiệp Do đó một thương hiệu mạnh là thương hiệu sở hữu lực lượng khách
hàng trung thành đông đảo.
Nói chung thương hiệu thể hiện giá trị của doanh nghiệp, cho nên nó đượccoi là tiêu chí đánh giá NLCT tiên quyết Một khi thương hiệu thành công và nổitiếng có thé đưa doanh nghiệp lên đỉnh cao, giúp đạt được những mục tiêu kinhdoanh hiệu quả va dé dang Thương hiệu điều khién thị hiếu và quyết định hành vingười tiêu dùng Từ đó mang lại cho doanh nghiệp vô vàn lợi ích kinh tế như nângcao hiệu quả kinh doanh, gia tăng giá trị hàng hóa/dịch vụ, đem đến lợi thế cạnh
tranh cho sản phẩm mới khi thâm nhập thị trường.
1.2.2 Thi phan và khả năng chiếm lĩnh thị trường
Thị phần đóng vai trò cốt lõi trong việc định vị doanh nghiệp trên thị trường
và đánh giá khả năng chiếm lĩnh trên thị trường về một loại hình sản phẩm/dịch vụnào đó so với các chủ thể cạnh tranh khác Một doanh nghiệp sở hữu thị phần cànglớn thì sức ảnh hưởng của doanh nghiệp đó tới thị trường càng nhiều Thị phần củamột doanh nghiệp được xác định băng tỷ lệ phần trăm thị trường tiêu thụ sản
5
Trang 13phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp sở hữu Qua từng giai đoạn, thời kỳ hay các biếnđổi của thị trường thì tỷ lệ ấy lại có sự thay đôi khác nhau.
Doanh nghiệp A hoạt động kinh doanh sản xuất trong lĩnh vực B thì thịphần của doanh nghiệp này được xác định như sau:
- Thi phân tuyệt đôi:
Doanh thu của doanh nghiệp A
TT X 100%
Tong doanh thu tiều thụ san phẩm thuộc lĩnh vuc B trén thị trường
v Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp A
hoặc g x 100%
Tổng số sản phẩm thuộc lĩnh tực B tiêu thụ trên thị trường
Tiêu chí thị phần tuyệt đối giúp doanh nghiệp xác định được phần trăm thịtrường mà doanh nghiệp đó sở hữu hoặc mức độ thỏa mãn nhu cầu thị trường vềloại hình hàng hóa mà doanh nghiệp đang cung cấp cho khách hàng Từ đó rút rađược 3 lý do chính giải thích một doanh nghiệp có thị phần lớn trong một thời kỳnhất định như sau:
+ Đạt được doanh thu cao:
Doanh nghiệp đang có quy mô tái sản xuất lớn, có khả năng luân chuyềnvốn và thu hồi công nợ nhanh chóng Suy ra doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh vềnguồn lực tài chính
+ SỐ lượng lớn sản pham/dich vu duoc tiéu thu:
Doanh nghiệp sở hữu thương hiệu mạnh cùng hệ thống phân phối hàng hóarộng rãi, có nguồn nhân lực làm việc hiệu quả hoặc giá bán thấp so với ĐTCT Sơ
bộ đánh giá cho thấy doanh nghiệp có thể đang có lợi thế về khả năng điều hành
và quản lý, về con người hoặc có lợi thé về giá
+ Cả 2 lý do trên
Doanh nghiệp vừa có tiềm lực tốt vừa có các lợi thế tối ưu Doanh nghiệp
đã có vị thế lớn trên thị trường, nếu chưa thì xác suất chiếm lĩnh thị trường trongtương lai rất lớn
Qua đây, thị phần tuyệt đối hỗ trợ nhà quản trị ra quyết định chiến lược nhằm đảm bảo các HDSXKD vừa diễn ra đúng tiễn độ vừa nhất quán với mục tiêu
đã đề ra Thông qua tiêu chí này, phía doanh nghiệp cũng có thé đánh giá chính
xác thứ hang của mình trên thị trường cũng như định vị các DTCT có cùng quy
mo.
- Thi phân tương đôi:
Doanh thu của doanh nghiệp A
Doanh thu của đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vuc B
Trang 14hoặc Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp A
° Tổng số sản phẩm của đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vuc B
Thị phần tương đối thé hiện tương quan năng lực của doanh nghiệp so vớicác đối thủ khác trên thị trường Doanh nghiệp A sẽ được đánh giá là có lợi thế vàNLCT cao hơn đối thủ nếu kết quả trên lớn hơn 1 Lợi thé đó chỉ có thé đơn giản
là quy mô hoặc nguồn vốn chứ không thé so sánh được toàn diện nên tiêu chi nayđược coi như là một yếu tố bổ trợ cho việc đánh giá NLCT khi cần so sánh chỉ tiết
hơn.
Trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, sức cạnh tranhmạnh hay yếu gắn liền với thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanhnghiệp Dé có được thị phan quả thật không hề dé dàng, cho nên một tô chức sởhữu thị phần càng lớn càng chứng tỏ sức ảnh hưởng rõ rệt của nó đến thị trường.Không chỉ đơn giản là đối phó với những biến đôi khôn lường trên thương trường
mà còn có thể tạo ra những thay đôi, đứng đầu xu thế và chủ động tạo ra được
những ưu thế vượt trội cho riêng mình
1.2.3 Hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh (HQSXKD) là hiệu quả kinh tế từ các hoạtđộng trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, nó đo lường tìnhhình sử dụng những nguồn lực của doanh nghiệp để đạt mục tiêu kinh tế có hiệuqua hay không HQSXKD phản ánh một don vị đầu ra cần đến bao nhiêu đơn vịđầu vào, trả lời cho câu hỏi nguồn lực và chi phí đang được sử dụng tiết kiệm haylãng phí Ngược lại, HỌSXKD cũng xác định một đơn vi đầu vào tạo ra được tối
đa bao nhiêu đơn vị đầu ra nhăm tối thiểu hóa chi phí đầu vào dé có được hiệu quảcao nhất
Có nhiều nhóm tiêu chí dé đo lường HQSXKD tùy theo mục tiêu chiến lượccủa doanh nghiệp, tuy nhiên việc đánh giá NLCT thông qua HQSXKD thì có thé
sử dụng những chỉ tiêu sau:
- Ty suất sinh lời trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được sử dụng với mục đích theo dõi hiệntrạng của doanh nghiệp đang sinh lời hay thua lỗ dựa trên tỷ lệ phần trăm lợi nhuậnthu được trong doanh thu Nó cho biết một đơn vị doanh thu tạo ra được bao nhiêuđơn vi lợi nhuận, từ đó doanh nghiệp có thể cân đối chi phí sản xuất cũng như điềuchỉnh giá ban Tỷ suất càng cao chứng tỏ HDSXKD càng có hiệu quả, nâng cao
NLCT của doanh nghiệp.
Trang 15- Nang suất lao động
Năng suất lao động đo lường số lượng (hoặc giá trị) thành pham tạo ra trênmột đơn vị lao động, phản ánh hiệu qua sử dụng các yếu tô cau thành lao động như
nhân lực, công nghệ và kỹ thuật, cơ sở vật chất, năng lực quản lý, của doanh
nghiệp Năng suất lao động là tiêu chí đặc biệt cần thiết và quan trọng để xem xétNLCT bởi vì doanh nghiệp có năng suất lao động cao là nhờ khả năng tận dụng tối
ưu các nguồn lực có hạn của mình, nhờ kinh nghiệm kinh doanh hay khả năng tốithiêu hóa các loại chi phí Ngược lại, một cơ sở HDSXKD với cùng một loại hìnhsản phẩm, có cùng quy mô sản xuất và lực lượng lao động tương tự với một doanhnghiệp khác mà năng suất lao động không cao bằng, sản lượng không lớn bằng thìviệc cạnh tranh với mức giá thấp hơn trên thị trường so với đối thủ là bất khả thi.Doanh nghiệp lúc này có NLCT kém hơn nhiều, đứng trước nguy cơ đảo thải nếukhông có sự thay đổi trong các chiến lược về giá và sản phẩm
- Chất lượng sản pham/dich vu
Chat lượng sản phẩm/dịch vụ cung cấp bởi doanh nghiệp quyết định phan
lớn sự hai lòng khi trải nghiệm các hàng hóa này của khách hàng Bởi vì độ an tam
và tin tưởng từ người tiêu dùng gần như quyết định đến sức cạnh tranh trên thịtrường của sản phẩm đó, sau cùng là tác động đến NLCT của doanh nghiệp
Có 4 nhóm chỉ tiêu chính khi đánh giá chất lượng sản phẩm:
+ Tính an toàn - vệ sinh;
+ Tính thẩm mỹ;
+ Tính kỹ thuật;
+ Lợi ích kinh tế
Do đó, doanh nghiệp nào có cảng nhiêu sản phâm thỏa mãn các chỉ tiêu trên
càng thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng cũng như gia tăng lực lượng kháchhàng trung thành Nhờ đó, sản lượng sản phẩm tiêu thụ sản hàng hóa trên thị trườngtăng trưởng ôn định, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của biến động về giá cả và chiphí sản xuất NLCT của doanh nghiệp được củng cô và nâng cao
1.3 Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.1 Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính là những nguồn tiền tệ hoặc tài sản quy ra giá trị màdoanh nghiệp đó có thể khai thác và sử dụng, bao gồm vốn tự có, các nguồn vốnhuy động, quỹ tiền tệ, thu nhập tích lũy là chủ yếu Ngoài ra nguồn lực tài chính
còn là các loại tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt và tiền giri có trong
tài khoản ngân hang của doanh nghiệp.
Trang 16Dưới góc độ kinh tế, nguồn lực tài chính — nguồn vốn kinh doanh là yếu tônòng cốt dé một doanh nghiệp duy trì hoạt động va phát triển trên thị trường, giúpnâng cao NLCT của doanh nghiệp Vốn là điều kiện cần cho chu trình sản xuấtkinh doanh được diễn ra liên tục từ khâu mua sắm những yếu tố đầu vào cho đến
tiêu thụ sản phẩm Từ đó mới thu về doanh thu và lợi nhuận, tạo nguồn tiền quay
vòng cho tái sản xuất mở rộng và tái đầu tư Vốn còn điều kiện đủ dé quá trình ấyđược tối ưu, như đầu tư cho cải tiến công nghệ, xây dựng hệ thống phân phối sảnphẩm, chống đỡ những tốn that và rủi ro
Cách mà nguồn lực tài chính tác động đến NLCT của doanh nghiệp:
- D6 lớn của vốn quyết định yêu tố đầu vào của doanh nghiệp
Những nguồn lực mà doanh nghiệp hiện có phản ánh quy mô nguồn vốnlớn, vừa hay nhỏ Doanh nghiệp có quy mô vốn lớn có khả năng trang bị công nghệhiện đại, giảm thiểu chi phí và nhân công Trong khi doanh nghiệp với quy mô nhỏ
phải chấp nhận sử dụng công nghệ kém hiệu quả hơn, tốn nhiều chi phí vào việc
thuê nhân công.
- D6 lớn của vốn quyết định quy mô và khả năng mở rộng thị trường của doanh
nghiệp
Nguồn vốn nhiều hay ít là yếu tố chính dé xếp loại quy mô doanh nghiệplớn, vừa hay nhỏ Từ đó quyết định thực lực của doanh nghiệp có đủ dé đáp ứngnhu cau của thị trường hay không Doanh nghiệp với ít vốn chỉ có thé hoạt độngtrong phạm vi nhỏ, khó có đối tác cố định cũng như thường đánh mất cơ hội kinh
doanh trong dài hạn.
- _ Độ lớn của vốn quyết định khả năng chống đỡ với những biến động
Doanh nghiệp có thé tự chủ kinh doanh nhờ nguồn tài chính mạnh, giúp duytrì hoạt động bình thường trong điều kiện mất hoặc suy giảm doanh thu đột ngộttrước những biến động kinh tế tiêu cực như khủng hoảng kinh tế, mất cân bằngcung — cầu trên thị trường, ngoại thương đóng băng do dịch bệnh, thiên tai,
Tom lại, doanh nghiệp càng có nguồn lực tài chính hùng hậu thì càng
tự chủ trong kinh doanh Nguồn lực tài chính được coi là chất bôi trơn hữu hiệunhất đề vận hành cỗ máy kinh tế, thúc đây mọi hoạt động diễn ra thuận lợi và trơntru Vốn là điều kiện đủ cho những phát triển vượt bậc của doanh nghiệp — cải thiệnđáng kê NLCT doanh nghiệp
1.3.2 Trình độ công nghệ
Công nghệ trong sản xuất kinh doanh ban đầu là các thiết bị máy móc và cơ
sở vật chat cần thiết dé doanh nghiệp có thé hoạt động được Yếu tố thứ hai nhưng
quan trọng hơn cả là trình độ kỹ thuật công nghệ hay mức độ hiện đại của công
9
Trang 17nghệ được trang bị trên các thiết bị máy móc được vận hành đó Đề đạt được hiệuquả không nhất thiết phải ứng dụng công nghệ tối tân nhất mà việc lựa chọn trình
độ công nghệ thích hợp tương xứng với quy mô doanh nghiệp và trình độ của người
lao động cần được doanh nghiệp chú trọng Yêu cầu đặt ra là công nghệ được trang
bị giúp giảm thiểu các thao tác sản xuất của nhân công, tiêu tốn ít năng lượng, tỷ
lệ lỗi ít, hao hụt nguyên liệu thấp và có tính hiệu chỉnh cao Thực tế cho thấy ápdụng công nghệ tự động hóa đang là trợ thủ đắc lực giúp rất nhiều doanh nghiệptăng năng suất lao động, đem lại độ đồng đều sản phẩm cao, cắt giảm chi phí đầuvào trong khi chất lượng sản phẩm được giữ nguyên hoặc cải thiện hơn Khi đósản phẩm tao ra có giá thành thấp hơn, doanh nghiệp có thé cung ứng với số lượnglớn hơn ra thị trường, sản phẩm có sức cạnh tranh cao hơn từ đó gia tăng NLCT
của doanh nghiệp.
13.3 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực không chỉ cung cấp sức lao động đơn thuần mà còn là đơn
vị cau thành chất xám của doanh nghiệp Do đó, nhân lực là nguồn lực đặc biệt vànòng cốt của mỗi đơn vị tổ chức, quyết định trực tiếp đến NLCT của chủ thê trênthị trường Nguồn nhân lực cần phải đảm bảo đáp ứng đủ cả 2 yếu tố: chất vàlượng với nhu cầu của doanh nghiệp Cụ thê:
- - Yếu tổ về lượng — điều kiện cần
Tương ứng với quy mô của mình, doanh nghiệp trước hết cần có đủ nguồnnhân lực cung ứng dé mọi khâu trong chu trình sản xuất và hoạt động kinh doanhcủa mình được diễn ra suôn sẻ Một giai đoạn trong dây chuyền sản xuất thiếu nhâncông hay bộ phận kế toán không đủ nhân viên sẽ vừa gây ảnh hưởng các bộ phậnkhác vừa làm giảm tiến độ chung của cả tô chức
- _ Yếu tổ về chất — điều kiện đủ
Doanh nghiệp sở hữu nguồn nhân lực mạnh khi sở hữu đội ngũ nhân sự lànhnghề (có đủ kỹ năng, kinh nghiệm, khả năng sáng tạo) và tinh thần gắn bó với công
ty Nhân lực thuần thục vận hành các hoạt động giúp doanh nghiệp đạt được hiệuquả tối ưu nhất, sản phẩm đồng bộ trong khi tỉ lệ sai hong và tồn thất các nguồnlực ở mức tối thiểu
Doanh nghiệp không nhất thiết phải yêu cầu nhân sự phải đông nhất, tỉnhnhuệ nhất mới có thé nâng cao NLCT, mà hơn cả là làm sao dé tuyển dụng và đào
tạo đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực phù hợp với những gì mà bản thân doanh
nghiệp đang có Vì nhân sự chỉ cần hiểu rõ công việc, hiểu rõ công ty của mình là
đã có thé vận hành tat cả các mảng của hoạt động doanh nghiệp một cách tối ưunhất Một khi doanh nghiệp đạt được HQSXKD cao thi tất nhiên sẽ gặt hái được
10
Trang 18những thành quả và lợi ích kinh tế, giúp nâng cao NLCT trên của doanh nghiệp
trên thị trường.
1.3.4 Marketing và hoạt động nghiên cứu thị trường
Hoạt động Marketing và nghiên cứu thị trường được tiến hành nhằm giảiquyết sự mat cân đối cung — cầu giữa khách hàng và doanh nghiệp Marketing vừa
hỗ trợ khách hàng tiếp cận sản phẩm nhanh chóng, vừa giúp doanh nghiệp thu thậpthông tin dé đáp ứng tối đa nhu cầu hiện tại và thị hiếu tương lai của khách hang
Vì vậy, các hoạt động Marketing giúp nâng cao vị thé cạnh tranh của doanhnghiệp trên thị trường nhờ bản chất cập nhật và thức thời Thấu hiểu nhu cầu vàmong muốn của khách hàng giúp công ty có khả năng tận dụng các cơ hội kinhdoanh một cách triệt dé vào đúng thời điểm, giảm thiểu hoặc tránh những rủi robăng các hành động ứng phó kịp thời Ngược lại, nếu quá trình thực hiện nghiêncứu thị trường không thực hiện tốt, thu thập thông tin không xác đáng và các hoạtđộng phục vụ chiến lược Marketing diễn ra hời hợt sẽ gây ra hậu quả khôn lườngnhư đánh mat HQSXKD, lãng phí các nguồn lực doanh nghiệp, mat uy tin và ảnhhưởng lớn đến thương hiệu cũng như những thành quả kinh tế khác
1.3.5 Trình độ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
Nếu con người là lực lượng nòng cốt thì đội ngũ các nhà quản lý là đầu não
của doanh nghiệp Họ đảm đương phạm vi trách nhiệm lớn, ho đóng vai trò là
người đại điện trong đối ngoại, là người lãnh đạo trong đối nội và người quyết địnhtất cả các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp Nhà quản trị bắt buộc phải có năng
lực trong việc thực hiện 4 chức năng chính:
- _ Chức năng lập kế hoạch
Doanh nghiệp cần có một kế hoạch tốt để hoạt động, trong đó vạch rõphương hướng hoạt động trong tương lai, cách thức phối hợp ăn ý giữa các bộphận, cách phân bổ nguồn lực hiệu quả - tiết kiệm và những tiêu chuẩn trong côngtác kiểm tra Nếu không có kế hoạch chiến lược từ các nhà quản trị thì đội ngũnhân lực nói chung không có ý tưởng rõ ràng về cái họ cần làm là gì, đội quản lý
từ cấp cơ sở đến cấp cao không biết cách khai thác các nguồn lực làm sao cho hiệuquả và ngay cả người giữ chức vụ cao nhất cũng khó dé có thể xác định chính xácmục tiêu cụ thể, cần thực hiện ra sao và trong khoảng thời gian bao lâu
- _ Chức năng tổ chức
Nhà quản trị gánh vác nhiệm vụ xây dựng sơ đồ cơ cấu tổ chức tinh gọn,
mô tả chỉ tiết nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng tương ứng với từng bộ phận, thiết lập
hệ thống chỉ tiêu đánh giá, quy định và tiêu chuẩn Tính khoa học trong sắp xếp tô
11
Trang 19chức giúp các cá nhân nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình, giảm thiểu sự chồng
chéo và nhũng nhiễu không đáng có.
- _ Chức năng điều khiển
Người quản lý thực hiện chức năng này thông qua việc điều hành chung cáchoạt động, giao việc và ủy quyền cho cấp đưới trong những trường hop cần thiết
- _ Chức năng kiểm soát
Trước hết là kiểm soát được tiễn độ công việc hoàn thành đúng tiễn độ vàchỉ tiêu chất lượng đạt chuẩn Hơn nữa, người quản lý cần làm chủ được tình hình,nhanh chóng phát hiện những “lỗ hồng” đầu tiên Từ đó kịp thời đưa ra quyết địnhnhằm giảm thiểu ton thất và rủi ro, thậm chí biến đổi những bat lợi ấy thành lợi thécho tô chức
Nói cách khác, nhà quản trị doanh nghiệp có năng lực hay không thê hiện
ở việc phân bổ những nguồn lực hiệu qua và tạo nên một tập thé đồng nhất cùng
nỗ lực vì một mục tiêu chung Thành công trong việc xây dựng môi trường làm
việc lành mạnh và tạo nên gen văn hóa riêng của doanh nghiệp chính là đóng góp
to lớn từ nhà quản lý, nâng cao hiệu quả HDSXKD Từ đó củng cố và cải thiện
NLCT của doanh nghiệp.
1.4 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp
Ngoài những nguồn lực bên trong thì NLCT của doanh nghiệp cũng bị ảnhhưởng bởi các yếu tô thuộc môi trường bên ngoài Do sự bat 6n định của thị trườngnên những yếu tố này vừa có thé là cơ hội giúp doanh nghiệp gia tăng sức mạnh,vừa có thê là bất lợi gây nhiều trở ngại cho doanh nghiệp Các yếu tố thuộc môitrường bên ngoài ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp là:
- Nhà cung ứng
Hầu hết doanh nghiệp đều tìm kiếm nhà cung ứng dé cung cấp những loạinguyên vật liệu đầu vào thông qua thỏa thuận hợp đồng để chuyên biệt hóa choquá trình sản xuất NLCT của doanh nghiệp tăng bởi yếu tố này khi:
+ Các nhà cung ứng tập trung với mật độ cao, khác biệt về giá và chất lượng
hàng hóa không lớn;
+ Tôn tại số lượng lớn nhà cung ứng thay thé;
+ Không có hoặc rat ít nguy cơ hợp nhất giữa các nhà cung ứng
- Khách hàng
Khách hàng là nguồn doanh thu chính của doanh nghiệp Những biến đổisau từ khách hàng khiến NLCT doanh nghiệp bị suy giảm:
12
Trang 20+ Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành giảm;
+ Hành vi và thị hiểu của khách hàng thay đổi sang sản phẩm khác;
+ Tính nhạy cảm của khách hang với gia tăng.
- _ Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và sản phẩm thay thé
Sự xuất hiện các đối thủ mới và các loại sản phẩm thay thế làm tăng thêmcường độ cạnh tranh va chắc chắn, NLCT của doanh nghiệp it nhiều sẽ bị tác động
tiêu cực khi:
+ Mặt hàng thay thé có tương quan giá cả và chất lượng thu hút hơn;
+ Mức độ tập trung cao DTCT tiềm ân và mức độ có sẵn sản phẩm thay thé
đang gia tang.
- _ Các chính sách kinh tế của Nhà nước
Phía Nhà nước luôn thường xuyên đưa ra những quyết sách kinh tế với mục
đích tạo dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh cho các loại hình doanh
nghiệp như chính sách về thương mại, đầu tư, vốn và lãi suất Mục đích vì lợi íchkinh tế thì rất tốt nhưng những can thiệp này của Nhà nước đôi khi khuyến khích
và ưu tiên doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này phát triển thì vô hình chung đã kìmhãm và hạn chế hoạt động của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác
Thực tế đã chứng minh răng chính sách thu hút doanh nghiệp có vốn nướcngoài xâm nhập thị trường nội địa thì doanh nghiệp trong nước đã bị thất thế trướcdoanh nghiệp siêu cường nước ngoài, sức cạnh tranh và động lực phát triển cũng
vì thê ma bi kìm hãm.
13
Trang 21CHUONG 2 ĐÁNH GIÁ NANG LUC CẠNH TRANH CUA CÔNG TY COPHAN GIẢI PHÁP ERP - ITG VIỆT NAM GIAI DOAN 2016- 2019
2.1.Giới thiệu khái quát về Công ty Cé phần Giải pháp ERP — ITG Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty CP Giải pháp ERP-ITG Việt Nam tính đến nay đã trải qua 14 nămkinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh phần mềm giải pháp quản trị nguồn lực
doanh nghiệp ERP — Enterprise Resourses Planning Tiền thân của công ty là Công
ty CP ITG Việt Nam, được chính thức thành lập vào ngày 01/07/2006 Bồi cảnh
thị trường CNTT Việt Nam lúc đó đạt mức tăng trưởng vượt trội (20.9%) đặc biệt,
thị trường công nghệ phần mềm (CNPM) tăng 41,4% trong tong giá tri 828 triệuUSD Khi đó, anh Nguyễn Xuân Hách cùng các đồng nghiệp bắt đầu tập hợp,nghiên cứu, kế thừa nền tảng công nghệ thế giới Cuối cùng đưa vào hoạt độngthực tế hệ thống phần mềm hoạch định tài nguyên doanh nghiệp — 3S i.ERP cho
doanh nghiệp Việt Nam.
Đề được như ngày nay, ITG đã trải qua nhiều giai đoạn đáng nhớ, đánh dấu
sự nỗ lực và phát triển của cả tổ chức lẫn thành viên qua từng thời kỳ Cụ thể như
sau:
Từ ngày 01/07/2006 đến ngày 12/07/2015:
- _ Tên công ty: Công ty CP ITG Việt Nam
- Tru sở chính: P908, B3D, Nam Trung Yên, Phường Trung Hoà, Quan Cầu
Giấy, Hà Nội
- _ Ngành nghề kinh doanh chính: Xuất ban phần mềm và Cung cấp các dịch vụ
CNTT.
- Téng Giám đốc Điều hành kiêm Đại diện pháp luật: Ông Nguyễn Xuân Hach
Sau giai đoạn mà bước đầu việc xây dựng những ý tưởng, sáng kiến về tùybiến và nâng cấp hệ thống ERP của công ty trở thành hiện thực Những dau mốctiếp theo đánh dấu sự trưởng thành và thành công của công ty Đó là
- Năm 2007
Ra mắt Phần mềm Giải pháp 3S ERP với các lõi chính: Quản lý Nghiên cứu
và Phát triển Sản phẩm, Quản lý Bán hang và Mua hàng, Quản lý Kho và Sản xuất
- Nam 2008
Thanh công triển khai module Quan lý tài chính kế toán 3S Finance 7.5,vinh dự được Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam (Vinasa) và Bộ TT &
14
Trang 22TT trao giải thưởng “Sao Khuê 2008” cùng danh hiệu “Phần mềm ưu việt năm
2008”.
- Nam 2010
Tiếp tục nâng cấp hóa Phan mềm Giải pháp 3S ERP va được Hiệp hộiDoanh nghiệp Phần mềm Việt Nam (Vinasa) và Bộ TT&TT trao giải thưởng “SaoKhuê 2010” và danh hiệu “Phần mềm ưu việt năm 2010”
Giai đoạn từ ngày 13/07/2015 đến tháng 3/2019 chứng kiến sự chuyên đổi
mô hình đáng kể của công ty, cụ thé:
- Tên công ty: Công ty CP Giải pháp ERP — ITG Việt Nam
- Trụ sở mới: Số nhà B8, ngõ 11 Nguyễn Quý Đức, Phường Thanh Xuân Bắc,
Quận Thanh Xuân, Thành phó Hà Nội
- Ngành nghề kinh doanh chính: Xuất ban phần mềm Giải pháp doanh nghiệp,
thuộc nhóm (G46510) Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
Bước qua giai đoạn mở đầu đầy khó khăn, khoảng thời gian này được tất cảthành viên điều hành nhất trí và thống nhất với mục tiêu tiếp tục hoàn thiện sảnpham ERP nòng cốt đáp ứng tối đa nhu cầu lưu trữ, liên thông và xử lý dữ liệu củakhách hàng Đồng thời cải thiện thiết kế các phần mềm phụ trợ khác như phầnmềm quản lý Khách hang CRM (Customer Relationship Management), phan mềm
quan lý nguồn Nhân lực HRM (Human Resources Management) Với những cống
hiến và nỗ lực không ngừng nghỉ đó, ITG đã đạt những thành tích 3 năm liền (2017,
2018 và 2019) được vinh danh trong “Top 50+10 doanh nghiệp CNTT hàng đầuViệt Nam” — khang định tên tuổi của mình trong lĩnh vực cung ứng giải pháp, dich
vụ phần mềm quản trị doanh nghiệp nói riêng và trong lĩnh vực CNTT nói chung
Từ tháng 3/2019 đến nay, công ty tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động, nângcấp cơ sở hạ tầng văn phòng Hà Nội sang Tầng 14, Lilama 10 Tower, số 56 TốHữu, Phường Trung Văn, Hà Nội Công ty chủ trương triển khai mô hình kinhdoanh như trước, đặc biệt trong đó chú trọng đến việc phát triển hệ thống giải phápthông minh 4.0 nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất, doanhnghiệp sản xuất phụ trợ
15
Trang 232.1.2 Các sản phẩm/dịch vụ được cung cấp bởi công ty
Ngành nghề kinh doanh hợp pháp và chủ yếu của công ty bao gồm cácngành nghề sau:
- _ Xuất ban phần mềm Giải pháp doanh nghiệp;
- Ban buôn thiết bị điện tử quét QR Code, Barcode Handy Terminal;
- _ Lập trình hệ thống quan ly máy san xuất;
- Tu van máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính
Hiện nay, hệ thống sản phẩm của công ty cung cấp cho khách hàng các phân
hệ chính sau:
- Phan mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP: 3S ERP phiên bản 10i;
- Phan mềm quản trị Quan hệ khách hang: 3S CRM;
- Phan mềm quản trị Nhân sự: 3S HRM;
- Phần mềm điều hành thực thi sản xuất MES
Trong đó, 3S ERP là hệ thống phần mềm phức tạp và tỉnh vi nhất Đây làmột giải pháp quan tri tổng thể, hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong việc hoạch định vàđiều hành toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp (Hàng hóa — Tài sản — Tài chính —Nhân sự) Nó giúp doanh nghiệp xử lí công việc bằng các thao tác nghiệp vụ đãđược quy chuẩn và liên thông dữ liệu nhanh chóng, chính xác đến tất cả các bộphận Phần mềm hệ thống 3S ERP thực hiện các chức năng sau:
- Cac phân hệ lõi:
+ Quản trị bán hang;
+ Quản trị mua hang;
+ Quản trị kho van;
+ Quản trị sản xuất;
+ Quản trị tài chính — kế toán;
+ Báo cáo quản tri;
+ Hệ thống.
- _ Các phân hệ chức năng mở rộng:
+ Quản trị nguồn nhân lực (HRM);
+ Quản tri quan hệ khách hàng (CRM);
+ Quản trị kênh phân phối (DMS);
+ Quản trị máy móc thiết bị và bảo trì bảo dưỡng (CMMS);
+ Cổng thông tin điều hành doanh nghiệp 4.0 (Business Hub)
16
Trang 242.1.3 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của công ty
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động
Bộ máy tô chức của ITG được sơ đồ hóa theo mô hình cấu trúc tô chức theo
chức năng, được mô tả trong hình 2.1.
dé chia t6 chức của mình thành các tuyến chức năng Trong đó, mỗi tuyến chứcnăng sẽ bao gồm một trưởng phòng và các nhân viên căn cứ theo sự tương đồng
về công việc, kỹ năng hoạt động Mỗi bộ phận nhờ vậy mà nhận thức được việccần thực hiện, gánh vác những nhiệm vụ mang tính chuyên sâu và đặc thù dé đảmbảo chất lượng và hiệu quả Ban lãnh đạo cũng nhờ có hệ thống chức năng này màđưa ra những quyết định đúng đắn và hợp lý hơn
2.1.3.2 Nguồn nhân lực
Với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành nên quy mô lực lượng lao độngcủa doanh nghiệp khá nhỏ, chủ yếu là những nhà quản lý các cấp và nhân viên.Tổng số nhân lực tính đến hiện tại là 150 nhân sự chính thức, trình độ 100% Đạihọc trở lên và tuổi nghề trung bình ít nhất > 2 năm
ĐỀ mở rộng quy mô hoạt động của công ty, phía ban điều hành và các trưởng
bộ phận nhất trí trong việc triển khai hoạt động tuyển dụng và đào tạo cán bộ nhânviên với hình thức thực tập sinh ké từ tháng 3 năm 2018 tại các bộ phận có nhu cầu
lao động đông đảo hơn.
17
Trang 25Bang 2.1 Cơ cấu lao động theo giới tinh của Cty CP Giải pháp ERP — ITG Việt Nam
của doanh nghiệp có những khởi sắc mới Dựa vào việc khai thác số liệu thống kê
và các tính toán cơ bản có được kết quả HĐSXKD của Công ty CP Giải pháp ERP
—ITG Việt Nam giai đoạn 2016 — 2019 như bảng 2.2.
Bang 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty CP Giải pháp ERP —
ITG Việt Nam giai đoạn 2016 — 2019
DVT: Triệu đồng, %
Năm Chênh lệch
Chi tiêu | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2017-2018 2018-2019
Số Số Số Số Mức | % | Mức %tiền tiền tiền tiền
Nguôn: Phòng Tai chính — Kế toán công ty
Có thé dé dang thay được những thay đổi khá tích cực trong tình hình hoạtđộng của công ty về doanh thu — chi phí — lợi nhuận khi bước sang năm 2017 Các
phân tích thu được cụ thể như sau:
18
Trang 26- _ Về doanh thu
Trừ giai đoạn 2016 — 2017 với mức tăng trưởng doanh thu khiêm tốn chỉtrên 9% (876 triệu đồng) thì trong những năm trở lại gần con số này luôn đạt kếtquả rất tích cực, trên 25% mỗi năm Đặc biệt là năm 2018 — 2019 có mức tăngtrưởng khá cao với mức chênh lệch lên đến hơn 4,7 tỷ đồng — thành quả to lớn đốivới một doanh nghiệp quy mô nhỏ, đây cũng là kết quả tốt nhất trong suốt 14 nămkhông ngừng phan dau và nỗ lực của cả nhà quản lý và người lao động Có thé giảithích cho sự phát triển này là nhờ đội ngũ nhân viên lành nghề và chuyên môn cao
Vì hầu hết nhân viên đều có trên 3 năm gắn bó với công ty, năng lực của họ bướcsang giai đoạn “nghề chín” sau khi trải qua thời gian làm việc lâu năm và liên tụcđược đảo tạo từ ban lãnh đạo Tận dụng triệt để quá trình mở rộng quy mô củadoanh nghiệp như một bàn đạp, đội ngũ nhân viên các bộ phận tự tin tiếp cận kháchhàng hơn, qua đó nâng cao tỷ lệ khách hàng ký hợp đồng thành công và đem đến
nguồn thu nhập mới cho doanh nghiệp.
- Vé chỉ phí
Nhìn chung, mức độ gia tăng chỉ phí doanh nghiệp khá tương đồng với tốc
độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong suốt giai đoạn Việc chỉ phí tăng thêm mỗinăm là do số lượng sản phẩm mà công ty bán cho khách hàng nhiều hơn hoặc giátrị mỗi hợp đồng với khách hàng ngày càng lớn hơn, kéo theo nhu cầu về sức laođộng cần thiết cũng tăng Do đó, các khoản chỉ phí này đều có giá trị khá cao, chủyếu là các khoản dùng dé chi trả cho nhân viên và phục vụ hoạt động nghiên cứuphát triển sản phẩm
- Về lợi nhuận trước và sau thuế TNDN
Tổng quan, doanh nghiệp thu được lợi nhuận tăng dần theo các năm Lợinhuận trước thuế lần lượt là 423 triệu đồng, 545 triệu đồng và 712 triệu đồng,tương ứng với mức tăng trưởng trên 2% mỗi năm Với mức lợi nhuận khá ôn địnhnhư vậy cho thấy hoạt động của công ty diễn ra bình thường, chủ yếu tập trungmảng kinh doanh mà không tốn quá nhiều khoản phí đầu tư và nâng cấp cơ sở vậtchất cũng như chịu các gánh nặng về vay nợ Lợi nhuận sau thuế cũng giữ mứctăng 6n định tương tự
Từ những nhận định và phân tích trên, tổng quan chung về tình hìnhHDSXKD của Công ty CP Giải pháp ERP — ITG Việt Nam trong 4 năm gần nhất
đã có những tiến triển bước đầu sau những giai đoạn khó khăn Công ty đang ởtrong trạng thái hoạt động bình thường và ổn định trong vùng an toàn Hiệu quảhoạt động tương đối tốt nhưng cũng chưa có thay đôi đặc sắc Doanh nghiệp còn
19