1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố Phnom Penh, thực trạng và giải pháp theo hướng phát triển bền vững.

77 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố Phnom Penh, thực trạng và giải pháp theo hướng phát triển bền vững
Tác giả Lim Kimleang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hữu Đoàn
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý Đô thị
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 17,51 MB

Nội dung

Trong những năm qua, quá trình đô thị hoá ở Campuchia nói chung, Phnom Penh nói riêng đã mang lại những hiệu quả to lớn về kinh tế và xã hội, nghiên cứu những nhân tố tác động đến quá tr

Trang 1

x\NH LỆ

CHUYEN ĐÈ THUC TAP

CHUYEN NGANH: KINH TE VA QUAN LY DO THI

Trang 2

Em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới giáo viên hướng dẫn là Ts Nguyễn Hữu

Đoàn thuộc khoa Môi trường và Đô thị của trường Đại học Kinh tế Quốc dan đãkiên nhẫn giúp đỡ, tận hình chỉ bảo và hướng dẫn cho em xuyên suốt quá trình thựchiện chuyên đề này Em cũng xin chân thành sâu sắc đối với Công ty TNHH MTV

truyền thông và chông nghệ GSMART đã được tao điều kiện và hỗ trợ cho việc

thực tập của em dé em có thể nghiên cứu và viết bài luận thực tập tốt nghiệp Cuốicùng, em xin bày tỏ long biết ơn đối với bạn bè, người thân đã được chia sẻ cáchtrinh bày và phân tích bài viết của em dé em có thê hoàn thành bài luận này

Trang 3

chép, cat ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nêu sai phạm tôi xin chiu

kỷ luật với Nhà trường.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Trang 4

1.1 KHÁI NIỆM ĐÔ THỊ, ĐÔ THỊ HOA VÀ PHÁT TRIEN ĐÔ THỊ BEN VUNG 3

1.1.1 Đô thị và phân loại đô tị - - 5-5 22222 * S3 * 3E rrerkrrnr re 3

1.1.2 Đô thị hoá, và các mô hình phát triển đô thị -¿-:-cccccxsrsrreseerereerrrs 5

1.2 NHỮNG NHÂN TO TÁC ĐỘNG DEN QUA TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ 10

1.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên -2- 2 2 x+xz+£xvExzEerrxerrerrxees 10

1.2.2 Quy hoạch và năng lực quản lý của Nha nước - -«++s «<< x+++ 13

1.2.3 Quy mô dân số và di dân - 2: ¿+ k+x+£E++EE£EEtZEESEECEEEEEErkerrrrrkees 17 1.2.4 Vị thế chính trị và định hướng phát triển kinh tế xã hội và khoa học công

I0 diiida 18

1.2.5 Truyền thống văn hoá xã hội và hội nhập quốc tế -2- 2-2-2 21 1.2.6 Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng 2- 2 22©+++2x+vcxeerxeerxeerxrees 22 1.2.7 Phương thức sản xuất xã hội của QUOC gia - 2 2 2+sz+£2+£+xzsz 24

1.3 QUAN LÝ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ VÀ NHỮNG VAN DE DAT RA 24

1.3.1 Bộ máy quan lý thủ đô Phnom Penh ở Campucha - -5- -«: 24

1.3.2 Nội dung và yêu cầu công tác quản lý - 2 2+c2+cz+xczxezrerrered 26

1.3.3 Công cụ và phương pháp quản lý -+cccecerreerierirriirriee 28 1.3.4 Những van đề đặt ra trong quản lý đô thị và đô thị hoá 32

CHƯƠNG2 THỰC TRẠNG NHỮNG NHÂN TO ANH HƯỚNG DENQUA TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TREN DIA BAN THÀNH PHO PHNOM PENH 36

2.1 Những nhân tố tự nhiên tác động đến quá trình đô thị hóa của Phnom Penh 36

2.2 Những nhân tố kinh tế - xã hội tac động đến quá trình đô thị hóa 37

2.2.1 Chủ trường của nhà nước về phát triển đô thị -:-z 5+: 37 2.2.2 Quy mô dân số và lao động ¿- 2-2 + E+EE+EE£EE£EEEEEEEEEEErEerrerkered 37

2.2.3 Tài nguyên văn hóa — du lịch -c-ccccceetierieeierirriiirree 4I 2.2.4 Thực trạng phát triển kinh tế của Phnom Penh 2-2 525252 42 2.2.5 Kha năng kết nồi các khu VỰC -ccccettettHHhHHHH ghe 42

2.2.6 Trình độ cơ sở hạ tầng WIEN CÓ HH HH 0 Hà 44

2.2.7 Nhân tố hội nhập quốc tế và đầu tư nước ngoài -:z-s+¿ 45 2.2.8 Trình độ quản lý - 1111 11191199118 1119111 HH HH kết 46

2.3 Những vấn đề đặt ra do tác dộng của các nhân tỐ -s- se se ssccsecsses 46

2.3.1 Vai trò và vị thế của Thủ đÔ -¿- 2 + k2 E+EE+EE2EE2EE2EE2EE2EE2EEEExrErrkrrei 46 2.3.2 Quy hoạch cho tương lai - sự cần thiết về nghiên cứu đô thị 48 2.3.3 Các vấn đề văn hóa, công bằng xã hội, trận tự an toàn xã hội 49 2.3.4 Các van đề sử dụng đất và môi trường - 2 + z+cz+xzxzxrxerrered 50 2.3.5 Van dé giao thông, nhà ở và giải phòng mặt bằng - 52

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HUONG CHO QUA TRINH ĐÔ THỊ HOÁ VA CÁCGIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ Ở PHNOM

PENH TRÊN QUAN DIEM PHAT TRIEN BEN VỮNG cv cereex 53

3.1 Dự báo xu thé, tốc độ đô thị hóa của Phnom Penh -ss- s55 se sses se sees 33

3.2 Một số quan điểm quản lý quá trình đô thị hóa trên địa bàn Phnom Penh 53

Trang 5

3.2.4 Huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư cho đô thị hóa - - «+ 55 3.2.5 Phat trién kinh tế ngoại thành gắn với việc đô thi hóa nông thon 55

3.2.6 Bao tồn và phát huy di sản, văn hóa và lợi thé tiềm năng du lịch 56

3.3 Một số giải pháp quản lý quá trình đô thị hóa trên địa bàn Thành Phố Phnom

TP€NH - 5G HH 0.0 0 005000050400050400804000000801040000009004000090040009090000005009008 56

3.3.1 Nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thê và kế hoạch phát triển kinh tế xã

o0 HA 56

3.3.2 Tăng cường năng lực Quảñ - - + 111911119113 11 111 11 811g ng rưy 57

3.3.3 Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội 2-2 s+S2+Ee+E+EerEerEerrees 59 3.3.4 Đồi mới chính sách quản lý lĩnh vực nhà ở và giải phong mặt bằng 62 3.3.5 Hạn chế 6 nhiễm môi trường - 2 +2 ++EE£+EE+E++£E+zExerxezresrxee 63 3.3.6 Tăng cường hội nhập quốc tế và khu Vực - 2 ¿ sz+s+rxezxs+rseẻ 64 3.3.7 Một số kiến nghị

Trang 6

BOOT Xây dựng — vận hành — sở hữu — chuyền giao

BOT Xây dựng — vận hành — chuyền giao

BT Xây dựng chuyền giao

CSHT Co sở ha tang

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoải

GDP Tổng sản phẩm quốc dân

GPMB Giả phòng mặt băng

JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Ban

KCN Khu công nghiệp

NXB Nhà xuất bản

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức

SWOT Diém mạnh — điểm yêu — cơ hội — thách thức

UBND Ủy ban nhân dân

UNDP Chương trình Phát trién Liên Hiệp Quốc

UN-Habitat Chương trình định cư con người của

Liên Hợp Quốc

USD Đô la mỹ

WTO Tổ chức thương mại thế giới

Trang 7

Bảng 2.3: Lao động ở Phnom Penh 2014 ¿+ c1 2t S121 111 1131111111211 E11 11x xe

Bảng 2.4: Phân bố lao động theo các ngành kinh tế, -¿- + 22232 ‡£*E+E+v+vztzexersrrrerrses 40 Bảng 2.5: Số du khách nước ngoài phần theo khu VựcC - -¿ ¿+2 2 2e se +xcsxrxeeeeereerrrersee 41

DANH MỤC ĐÔ THỊ

Đô thị 1.1: Quan hệ chi phí, lợi ích và quy mô đô thị c5 + + sssessesrerrsrsrrssrs 34

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình thành phố phát triỂển da CUC ¿- +52 22c SE 2xx 2v tre rrec 9

Hình 1.2: Mô hình thành phố phát triển theo kiểu làn sóng điện - :-:++555s<++ 9

Hình 1.3: Mô hình thành phố phát triển theo khu vuc

Hình 1.4: Quá trình đô thị hóa ở Campuchia - +55 +55 <+<++scss2

Hình 1.5: Sơ đồ tổ chức bộ máy thành phố Phnom Penh

Hình 1.6: Sơ đồ mô phỏng lý thuyết trung tâm của W Christaller -5- 555 ++sc+sc+s 32

Trang 8

Đô thị hoá là một quá trình tất yếu trong phát triển kinh tế Đô thị hoá được

biêu hiện trên nhiêu phương diện và có ảnh hưởng trực tiép tới các mặt đời sông kinh tê xã hội.

Trong những năm qua, quá trình đô thị hoá ở Campuchia nói chung, Phnom

Penh nói riêng đã mang lại những hiệu quả to lớn về kinh tế và xã hội, nghiên cứu

những nhân tố tác động đến quá trình đô thị hóa trên địa bàn Phnom Penh trong giaiđoạn hiện nay là rất cần thiết nhằm các mục đích sau đây :

- Để có những định hướng đúng đắn cho phát triển đô thị ;

- Có cơ sở xây dựng những giải pháp, chính sách khai thác những nhân tổ tíchcực và hạn chế những nhân tố tiêu cực của quá trình đô thị hoá ;

- Đây nhanh tốc độ đô thị hoá trên quan điểm phát triển bền vững, đáp ứng yêu

cầu quản lý đô thị hiện đại và hiệu quả ;

- Hạn chế các mặt tiêu cực trước mắt cũng như lâu dài do quá trình đô thị hoá

gây ra.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở khoa học của việc phân tích và đánh giá các nhân tố ảnhhưởng đến quá trình đô thị hóa trên địa bàn Phnom Penh

- Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến tăng trưởng vàphát triển kinh tế đô thị trên cơ sở đó có những luận cứ cho việc khai thác các thếmạnh, hạn chế tiêu cực trong quá trình đô thị hoá

- Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình đô thị hoá trên địa bàn Phnom Penh

trong giai đoạn 2005-2014 làm căn cứ cho việc xây dựng các chính sách quản lý vĩ

mô trên quan điểm phát triển đô thị bền vững

- Đưa ra định hướng và những giải pháp có co sở khoa học nhăm nâng cao hiệu quả quá trình đô thị hoá của Phnom Penh trong tương lai.

3 Phạm vỉ nghiên cứu của chuyên đề:

Trang 9

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp theo phương châm gắn lý luận vớithực tiễn Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, dé tài ứng dụng lý luận vào thực tiễn đồngthời bổ sung lý luận Từ nghiên cứu lý luận, thực tiễn tác động các nhân tổ phát hiện

các vân dé bat cập, dé tai đê xuât các giải pháp quan lý sự tác động của các nhân tô.

Phương pháp duy vật biện chứng: nhằm phân tích sự tác động của các nhân tốđến quá trình đô thị hoá trong mối quan hệ tương tác với phát triển kinh tế xã hội

theo một logic khoa học.

Các phương pháp thống kê: mô tả và phân tích định lượng kết hợp phân tíchđịnh tính, phân tích mức độ ảnh hưởng, đánh giá vai trò ảnh hưởng từng nhân tốđến quá trình đô thị hóa là cơ sở dé làm rõ bản chất sự tác động về mặt kinh té xãhội bằng số lượng

Kê thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bô liên quan đên đê tài: Thu thập, nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước vê vân

đê đô thi và đô thị hoá của Campuchia Dé tài sử dụng một cách có chọn lọc các sô

liệu và thông tin đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng

5 Các kết quả nghiên cứu dự kiến:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về đô thị hoá, những nhân tố tácđộng đến quá trình đô thị hoá

Chương 2: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến quá trình đô thị hoá của

Phnom Penh

Chương 3: Định hướng cho quá trình đô thị hoá và các giải pháp nâng cao

hiệu quả quá trình đô thị hoá 6 Phnom Penh trên quan điểm phát triển bền

Trang 10

1.1.1 Đô thị va phan loại đô thi

1.1.1.1 Khái niệm và những đặc trưng của đô thị

Đồ thi là những thành phó, thị xã, thị tran là những không gian cư trú của conngười, ở đó cư dân sống tập trung với mật độ cao, lao động chủ yếu làm việc trongkhu vực phi nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội phát triển, có vai trò thúcđây sự phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nhất định

Lãnh thổ đô thị: Là giới hạn về mặt hành chính của đô thị Các đơn vị hànhchính của đô thị ở Campuchia gồm: Quận và Phường

Những đặc trưng của đô thị

-Mật độ dân số

Mật độ dân số là chỉ tiêu phản ánh mức tập trung dân cư của đô thị được xácđịnh trên cơ sở quy mô dân số nội thị và diện tích xây dựng trong giới hạn nội thịcủa đô thị, đơn vị tính: Người/km2 Dân số đô thị thương phân bố không đều, càng

gân trung tâm thì mật độ dân sô càng cao.

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của một đô thị

không nhỏ hơn 60%, tỷ lệ này chỉ tính trong nội thị.

Lao động phi nông nghiệp là những lao động làm việc trong các ngành: công

nghiệp, tiêu thủ công nghiệp, xây dựng, và các loại hình dịch vụ (Giao thông vận

tải, bưu điện, du lịch, tai chính ngân hàng, cơ quan hành chính, van hóa, giáo dục, y

tế, phục vụ nghiên cứu Khoa học kỹ thuật )

- Cơ sở hạ tang đô thị: Co sở hạ tầng đô thị gồm hạ tầng kỹ thuật (giao thông,bưu điện, thông tin - liên lạc, cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước, xử lý phân rác,

vệ sinh môi trường) và hạ tầng xã hội (nhà ở, các công trình thương nghiệp, dịch vụ

công cộng, ăn uông, nghỉ dưỡng, y tê, văn hóa, giáo dục, đảo tạo, nghiên cứu khoa

Trang 11

của cư dân đô thị và được xác định theo các chỉ tiêu cơ bản sau:

- Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt: Lít/người - ngày

- Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt: KWh/người

- Mật độ đường phố: Km/km2 và đặc điểm hệ thống giao thông

- Tỷ lệ tầng cao trung bình; mật độ xây dựng ; Diện tích sàn sử dụng

- Vai trò thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị

Vai tro đô thị là các trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá của vùng, đô thị có vaitrò thúc đây phát triển kinh tế-xã hội của vùng hoặc khu vực

Từ các đặc trưng của đô thị, các vấn đề quản lý đô thị được đặt ra khác vớiquản lý nông thôn trên tat cả các lĩnh vực kinh tế xã hội

1.1.1.2 Phân loại đô thị

Phân loại đô thị là cơ sở xây dựng chính sách phát triển đô thị và quản lý đôthi Các tiêu chi được sử dụng dé phân loại đô thị là : Chức năng đô thị; quy môdân số, ty lệ lao động phi nông nghiệp, mức độ hoàn thiện về cơ sở hạ tang

- Theo quy mô dân số thành thị, đô thị có thé chia thành 5 loại như sau:

+ Đô thị rất lớn > 1 triệu dân

+ Đô thị lớn 35 vạn - | triệu + Đô thị trung bình 10 vạn - 35 vạn + Đô thị trung bình nhỏ 3 vạn - 10 vạn

+ Đô thị nhỏ Dưới 3 vạn

- Theo tính chất các đô thị được chia thành: đô thị công nghiệp, đô thị dịch vụ,

đô thị hành chính, đô thị du lịch, đô thị khoa học;

- Theo phân cấp quản lý đô thị: Thủ đô; Thành phó; Thị xã; Thị tran;

- Theo vùng lãnh thổ: đô thị đồng bằng, đô thị miền núi, đô thị ven biển

Trang 12

nghĩa của Bộ kế hoạch, căn cứ dé phân loại đô thị là:

- Có mật độ dân số > 200 người/km?

- Ty lệ lao động nam phi nông nghiệp > 50%

- Có tổng dân số > 2000 người

Van đề lớn nhất trong sự phân loại đô thị này là căn cứ dé phân loại trên không

được công nhận rộng rãi từ mọi tô chức chính phủ.

1.1.2 Đô thị hoá, và các mô hình phát triển đô thị

1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của đô thị hoá

Đô thị hoá là hiện tượng phúc tạp, cần xem xét trên nhiều góc độ khác nhau

Một không gian là đô thị hoặc chưa phải là đô thị được phân biệt bởi những tiêu chí

về quy mô và, mức độ tập trung dân cư, trình độ cơ sở hạ tầng, tỷ lệ lao động phinông nghiệp, vai trò trung tâm,ắmc độ ảnh hưởng lan toa ra khu vực Những tiêuchí đó đều mang tính quy ước

Từ khái niệm đô thị ta có thể nêu đô thị hoá là quá trình hình thành và phát triểncác yếu tố đô thị như dân số, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng v.v sự khác biệt về đôthị và nông thôn chính là các yếu tô đô thị

Về mặt hình thức, ta thấy đô thị hoá diễn ra ở những vùng chưa phải đô thị(nông thôn) và cả những vùng đã là đô thị, có thé thấy đô thị hoá là sự biến đổi lốisống, tập quán sinh hoạt trên cơ sở biến đổi điều kiện, tiện nghi theo hướng nângcao mức sống dân cư Về mặt sản xuất từ chỗ con người sản xuất phân tán vớiphương thức nông nghiệp là chủ yếu sang hình thức sản xuất tập trung và sản xuấtcông nghiệp, dich vụ là chủ yếu, sức sản xuất lớn hơn, vai trò thúc day kinh tế - xã

hội của vùng và khu vực mạnh hơn.

Về mặt xã hội, đô thị hoá là là một quá trình hình thành, phát triển các hìnhthức và điều kiện sống theo “kiểu đô thị” là sự biến đổi từ “lối sống nông thôn” lên

“lôi sông đô thị” của các nhóm dân cư Điêm nôi bật của nó là sự phô biên lôi sông

Trang 13

lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bồ trí din cư những vùng không phải đôthị thành đô thị, đồng thời phát triển các đô thị hiện có theo chiều sâu.

Quá trình đô thị hoá được biểu hiện cụ thé trên các phương diện như tăng quy

mô và mật độ dân cư, phát triển kinh tế, chuyên dịch cơ cầu kinh tế theo hướngtăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, nâng cao trình độ cơ sở hạ tầng kỹthuật, tăng vai trò thúc day sự phát triển kinh tế xã hội trong khu vực Điểm dễ nhậnthấy nhất sự phát triển vùng ngoại vi của thành phố là phát triển công nghiệp và cơ

sở hạ tầng

Sự phát triển kinh tế, trong đó sự hình thành và phát triển các ngành côngnghiệp và dịch vụ là tiền đề của quá trình đô thị hoá Sự phát triển các ngành dịch

vụ làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi và làm tăng khả năng tài chính đô thị và do đó

đô thị có khả năng mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thu hút lao động, tăng quy môdân cư v.v Tăng cường cơ sở hạ tầng trở thành yêu cầu cần thiết của sự phát triểnkinh tế, yêu cầu đời sống cư dân đô thị Việc mở rộng, hiện đại hoá, xây dựng mớiđường sá và các công trình giao thông là điều kiện cho phát triển kinh tế, giao lưuhàng hoá, tiết kiệm chỉ phí xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế đô thị

Mở rộng địa giới hành chính đô thị hiện có là một biểu hiện của quá trình đô thịhoá là xu thế tất yếu của sự phát triển Những quận mới, phường mới được hìnhthành trên cơ sở hình thành hệ thống công sở, trung tâm thương mại, những chung

cư, và hệ thống dịch vụ phục vụ đời sống

Vai trò trung tâm của đô thị đối với vùng và khu vực thể hiện ngày càng mạnh:lực hút và sức lan toả của các trung tâm đối với các vùng và khu vực xung quanhngày càng xa và tiếp theo sự thu hút dân sé, lao động, phát triển các hoạt động dịch

vụ Lao động và dân số sẽ tạo sức ép lên cơ sở hạ tầng và quy mô hành chính của đôthị Khi cơ sở hạ tầng được cải thiện, quy mô nội thành mở rộng thì kinh tế đô thị

sẽ phát triển thêm một bước Quá trình đó sẽ diễn ra liên tục với cường độ ngày

cảng cao hơn.

Trang 14

trong dài hạn.

Đô thị hoá mang tính xã hội và tính lịch sử và là sự phát triển về quy mô, sốlượng, nâng cao vai trò của đô thị trong khu vực và hình thành hệ thống các đô thi

Đô thị hoá làm biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội của đô thị và nông thôn trên

cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ Đô thị hoá làmthay đổi cách nghĩ, cách làm và nền nếp sinh hoạt của người dân Đô thị hoá chịuảnh hưởng của chế độ chính trị và kinh tế - xã hội, mỗi chế độ xã hội đều có mụctiêu chiến lược riêng Các chính sách đô thi hoá và phát triển đô thị là sự cụ thé hoáchiến lược phát triển kinh tế xã hội

Đô thị hoá là kết quả của sự biến đổi tổng hợp từ nhiều yếu tố và biểu hiện dướinhiều hình thức khác nhau Đô thị hoá trên thế giới bắt đầu từ cách mạng côngnghiệp, là sự thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc Đồng thời cáchmạng công nghiệp đã tập trung hóa lực lượng sản xuất ở mức độ cao dẫn đến hình

thành đô thị mới, mở rộng quy mô đô thị cũ Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa

học kỹ thuật, đô thị hoá có tiền đề vững chắc hơn và tốc độ đô thị hoá đã và sẽ diễn

ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết

Phương hướng và điều kiện phát triển của quá trình đô thị hoá phụ thuộc vàotrình độ phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Đó là sự biểu hiện cụ thécủa sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Sự phát triển của lựclượng sản xuất với khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, được biểu hiện thành cácnội dung cụ thê là công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung sản xuất Sự định hướng,tạo điều kiện khai thác các yếu tố tích cực là biểu hiện nhận thức của các nhà lãnhđạo và quản lý Nếu không có sự can thiệp của các nhà quản lý, đô thị hoá sẽ diễn ranhư một hiện tượng tất yêu khách quan theo tiến trình phát triển của lịch sử

1.1.2.2 Ba mô hình cơ bản phát triển đô thị

+ M6 hình làn sóng điện

Do nhà xã hội học Ernest Burgess - Chicago đề xuất năm 1925 Thành phố chỉ

có một trung tâm và 5 vùng đồng tâm (trừ trường hợp nó bị giới hạn bởi các điều

Trang 15

dân cư không cao, các hộ sống ổn định và nhiều người sở hữu nhà ở đây 4) Dân cư

có mức sống tương đối cao : Cách trung tâm chừng 15-20 phút xe hơi, các hộ dân

cư giàu có hơn, họ thuộc tầng lớp trung lưu, nhà cửa hiện đại hơn, nhiều biệt thự

hơn và có sự đan xen các khu thương mại nhỏ 5) Vùng ngoại ô : Không gian rộng,

ga hàng không, ga xe lửa thường được bố trí ở đây Dân cu không đông đúc mà

chức năng chủ yêu của khu vực này là đê cung câp nông sản

Đặc điểm chung của mô hình đô thị này là tất cả các khu vực đều có xu hướng

mở rộng (không có khu vực nào đứng im) Dân cư thuộc tầng lớp thượng lưu và cáckhu công nghiệp có xu hướng chuyền ra khỏi thành phố Những người lao độngkhông có trình độ chuyên môn có xu hướng di chuyển vào trung tâm dé kiếm việclàm Chính vì vậy mà giá thuê nhà ở trong tâm sẽ giảm dan

+ Mô hình thành pho đa cực : Mô hình do hai nha địa ly Harris va Ullman dua

ra năm 1945 Mô hình chủ yếu tính đến các dang đô thị mới phát sinh do sự phattriển của phương tiện giao thông

Đặc điểm của mô hình là linh hoạt và có tính đến vị trí địa hình Xu hướngcông nghiệp sử dụng vùng có địa thế bằng phẳng kết hợp với phong cảnh đẹp,

không gian thoáng rộng Co sở xây dựng mô hình là thành phố có cơ cấu kiểu tế

bào, cho phép xây dựng nhiều trung tâm Trong mô hình: 1) Trung tâm ; 2) Khu

công nghiệp nhẹ; 3) Khu dân cư hỗn hợp; 4) Khu dân cư có thu nhập trung bình; 5)

Khu dân cư có thu nhập dưới trung bình; 6) Khu công nghiệp nặng; 7) Khu thương

mại ngoại thành; 8) Khu ở ngoại thành chất lượng cao; 9) Khu công nghiệp ngoại

thành.

Trang 16

Mô hình do chuyên gia địa chính Homer Hoyt

đưa ra năm 1939 Mô hình chủ yếu tính đến các

dạng đô thị phát triển với sự hiện đại hoá của các

phương tiện giao thông và nhiều thành phố phát

triển theo kiểu khu phó

Đặc điêm của mô hình:

1) Từ trung tâm thành phố được mở rộng Hình 1.3: Mô hình thành phố

phát triển theo khu vực2) Thành phố bao gồm các khu vực

3) Sự tăng trưởng hướng vào vùng còn trồng4) Sự phát triển nhanh theo các trục giao thông làm cho thành phố có hình

Trang 17

năm 1987 với nội dung : là sự phát triển đô thị hài hoà về kinh tế, xã hội, và bảo vệmôi trường nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tốn hại đếnlợi ích của các thế hệ tương lai Nội dung phát triển đô thị bền vững nhắn mạnh việcgiải quyết các mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, giữa phát triểnkinh tế và phát triển xã hội, giữa phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường, cạn kiệttài nguyên trong quá trình phát triển đô thị Quan điểm phát triển bền vững đượcxem xét trên các khía cạnh khác nhau Một đô thị là bền vững khi nó đồng thời bền

vững về kinh tế, xã hội, môi trường và trong quan hệ bền vững với vùng ngoại vi

của nó.

Có théxem phát triển đô thị bền vững như là sự phát triển cân đối, hài hoà giữacác ngành, các lĩnh vực và lãnh thổ Các nhà sinh thái xem xét vấn đề phát triển bềnvững trên theo khía cạnh bảo tôn, tiết kiệm tài nguyên, duy trì hệ sinh thái tự nhiên.Các nhà xã hội học coi trọng vấn đề phát triển ổn định vì con người, vì sự côngbằng xã hội, và giảm bớt khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị Pháttriển đô thị bền vững có liên quan đến các hình thái đô thị với các hướng tiến bộ

khác nhau.

Tóm tai, phát trién đô thị bền vững là bài toán tổng thé về phát triển đô thị saocho kinh tế phát triển cân đối, với tốc độ hợp lý, ồn định, hiệu quả, xã hội công

băng, dân chủ, văn minh; môi trường tự nhiên không bị ô nhiễm.

Đô thị sinh thái là một dạng đô thị phát triển bền vững được xây dựng có tínhđến day đủ các yếu tô sinh thái nhăm đưa cuộc sống đô thị gần gũi và hoa hợp vớithiên nhiên trong sự phát triển Trong quá trình phát triển đô thị sinh thái tạo điềukiện thuận lợi tối đa cho hoạt động làm việc và nghỉ ngơi của cư dân đô thị, khônglàm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, không làm suy thoái môi trường, khônggây tác động xấu đến sức khoẻ cộng đồng Phát triển đô thị sinh thái là một xuhướng hiện đại nhằm khai thác các vùng đất có điều kiện tự nhiên khác nhau theoquan điểm duy trì và phát huy cao nhất các đặc tính tự nhiên có lợi cho con người

1.2 NHỮNG NHÂN TO TÁC ĐỘNG DEN QUA TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ

1.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

1.2.1.1 VỊ trí địa lý

Trang 18

Vị trí địa lý của mỗi vùng có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đô thị

hoá Lịch sử hình thành và phát triển đô thị Campuchia qua các thời kỳ đã cho thấy

vị trí địa lý có ảnh hưởng quyết định đến việc hình thành và chức năng cơ bản củamỗi đô thị Đồng thời, quá trình đô thị hoá sẽ phù hợp với vị trí địa lý nhằm đảmbảo mục tiêu phát triển kinh tế đô thịvà an ninh quốc phòng

Các đô thị cô hình thành khi con người chưa nhận thức đầy đủ về đô thị Sự bắtđầu của đô thị là sự lựa chọn vị trí quân sự và từ đó phát triển kinh tế - xã hội Việchình thành các đô thị mới hiện nay bắt đầu từ sự lựa chọn đất đai, suy cho cùng làvấn đề vị trí Vị trí là yếu tố quan trọng đặc biệt có tác động mạnh nhất đến quátrình phát triển kinh tế và đô thị hoá Yếu tố vi tri gan liền với van dé giao thông tựnhiên như đường sông, đường biển, đường bộ và sự kết nối với các nguồn là điềukiện phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng

Thực tế Campuchia, từ thời Nokor Phnom đến nay, trung tâm kinh tế chính trịđược di chuyên nhiều nơi, từ Ba Nam (bây giờ là Prey Veng), Angkor, Chatomuk,Lung Vek, Oudong, tất cả là sự lựa chọn vị trí địa lý thích hợp để bảo toàn và pháttriển lực lượng kinh tế và quân sự Các đô thị thương mại vẫn tiếp tục hình thànhnhư Kampong Cham, Batdombong, Preah Shihanouk vill, Poy Pek Tất cả đều có

vi trí giao thông thuận lợi.

Ngày nay các nhà quản lý và quy hoạch đô thị đã nhận thức rõ tầm quan trọngcủa vị trí địa lý trong quá trình đô thị hoá Trong thời kỳ kinh tế chưa phát triển

mạnh mẽ thì đô thi hoá phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên Những vùng có

khí hậu thời tiết tốt, có nhiều khoáng sản, giao thông thuận lợi và những lợi thế

khác sẽ thu hút dân cư mạnh hơn và do đó sẽ được đô thị hoá sớm hơn, quy mô lớn

hơn Ngược lại những vùng khác sẽ đô thị hoá chậm hơn, quy mô nhỏ hơn Từ đó

dẫn đến hệ thống đô thị giữa các vùng phát triển không đồng đều Thực tế pháttriển đô thị tại Campuchia đã chứng minh điều đó Các thành phố Ta Khmau,Chhba Mok là những thành phố công nghiệp; Sieam Reap, Khemarakpumen,Preash Shihanouk, Kep là những thành phố du lịch, Phnom Penh là đô thị tổnghợp Hình dạng, quy mô, diện tích và đặc điểm các công trình kỹ thuật hạ tầng

của các đô thị hoàn toàn phụ thuộc vào điêu kiện địa hình như sông núi, biên.

Khi kinh tê phát triên, nhà nước với vai trò của nhà quản lý có khả năng điêu

tiêt băng các chính sách vĩ mô và băng các biện pháp phân phôi vôn đâu tư tạo điêu

Trang 19

kiện cho các vùng ít có thuận lợi vê tự nhiên phát triên công nghiệp và xây dựng các

đô thị mới.

1.2.1.2 Tài nguyên đất

Đất đai là tài nguyên quý giá, quy mô diện tích đất đai rộng lớn là điều kiện đểquá trình đô thị hoá được tiến hành thuận lợi Đô thị phát triển, nhu cầu sử dụng đấtdai ở đô thị ngày càng tăng Nhu cầu về đất dé phát triển đô thị phụ thuộc vào haiyếu tố chính là: 1/ chức năng và quy mô của đô thị, 2/ thực trang phát triển kinh tế

và xu hướng phát triển đô thị

Giá cả của đất phụ thuộc quan hệ cung - cầu của thị trường đất, thu nhập do đấtmang lại và một số chính sách của Nhà nước Quy mô diện tích đất đai đô thị cóảnh hưởng lớn đến mức cung về đất Đô thị có quy mô diện tích đất đai rộng lớn thì

đô thị thị hoá theo chiều rộng hay ở rộng diện tích nội thành không phải là vấn đềphức tạp Để giải quyết van đề đất đai cho phát triển đô thị chỉ có thé là thay đổimục đích sử dụng đất mà thực chat là chuyền một phần đất nông nghiệp sang sảnxuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đất ở Quá trình này góp phần làm tănghiệu quả sử dụng đất nói chung nhưng cũng gây ra nhiều van đề xã hội như laođộng việc làm cho những người bi thu hồi đất nông nghiệp, sự de doa về an ninhlương thực của quốc gia

Những đô thị bị hạn chế về diện tích, quá trình đô thị hoá chỉ có thể diễn ra theochiều sâu thì vấn đề giải phóng mặt bằng là rào cản lớn nhất Trong cơ chế thịtrường, các nhà đầu tư phát triển đô thị phải đền bù về đất đai, tài sản cho ngườiđang sử dụng đất khi giải phóng mặt bang theo giá thị trường làm cho chi phí pháttriển đô thị tăng cao

Những đặc điểm địa chất của đất đai có ảnh hưởng lớn đến khả năng và chi phíxây dựng các công trình Về mặt kinh tế người ta không thê xây dựng những côngtrình với chi phí quá cao trên nền đất có điều kiện địa chất không thuận lợi

1.2.1.3 Tài nguyên khoáng sản:

Các nhân tổ tài nguyên khoáng sản có tác động trực tiếp đến quá trình đô thihoá Chức năng của đô thị là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành phần lớn phụ

thuộc vào điêu kiện tài nguyên của đô thị hoặc vùng.

Trang 20

Việc phát triển đô thị hay đô thị hoá theo chiều sâu là quá trình tiếp tục khaithác tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và đó cũng là là một yêu cầu khách quan nói

chung của con người chinh phục tự nhiên.

1.2.1.4 Tài nguyên nước

Nguồn nước là điêu kiện đê đô thị phát triên Nguôn nước mặt va nước ngâm là

điêu kiện đê phát triên sản xuât nước sạch Cung câp nước sạch đây đủ và với giá

hợp lý là yêu cầu hàng đầu cho đời sống và các hoạt động đô thị

1.2.1.5 Điều kiện khí hậu, thuỷ văn, sông hồ

Khí hậu: Khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến hình thái xây dựng nhà cửa và hệthống các công trình của đô thị

Sông hồ là một nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình đô thị hoá Hình

dạng của đô thị phụ thuộc nhiều vào đặc điểm sông hồ, sông hồ tạo cho đô thị

những lợi thế về cảnh quan, môi trường, về giao thông và cấp thoát nước và cũng

chính sông hồ cũng tạo nên những khó khăn nhất định cho việc phát triển đô thị Đôthị có nhiều sông hồ sẽ có môi trường trong lành và cảnh quan tốt dé phát triển dịch

vụ du lịch, nghỉ dưỡng, có điều kiện phát triển giao thông đường thuỷ va khả năngthoát nước tốt nhưng sông hỗ cũng gây ra những khó khăn trong xây dựng và mởrộng đô thị Dé kết nối các khu vực người ta phải xây dựng nhiều cầu hơn, chi phíxây dựng các công trình ven sông sẽ tốn kém hơn Vấn đề quản lý môi trường nước

mặt phức tạp hơn, chỉ phí nhiều hơn.

1.2.2 Quy hoạch và năng lực quản lý của Nhà nước

1.2.2.1 Trình độ quy hoạch và tam nhìn

Quy hoạch đô thị là sự tô chức, sắp xếp, xác định chức năng mục đích sử dụngcác nguồn lực trong không gian đô thị, đảm bảo sự phát triển đô thị hiệu quả và bềnvững (về kinh tế, xã hội và môi trường) Vấn đề trình độ quy hoạch và tầm nhìntrong quy hoạch có tính quyết định đến hiệu quả kinh tế xã hội và tốc độ phát triểncủa đô thị Quy hoạch đô thịlà biểu hiện tong hợp của trình độ quản lý nó mang tínhđịnh hướng dài hạn, là sự kết hợp các yếu tố kinh tế quốc phòng đồng thời là cơ sở

dé xây dựng các kế hoạch ngắn hạn

Trang 21

Quản lý quy hoạch, thực hiện quy hoạch là vấn đề không kém phần quan trọng

và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như năng lực và trình độ tổ chức, trình độ cán

bộ

1.2.2.2 Định hướng lựa chọn đất dé xây dựng đô thị

Việc lựa chọn dat dé xây dựng đô thị là nhân tố chủ quan và là sự nhận thức vềnhững nhân tố khách quan thé hiện năng lực quản lý Nhà nước và tầm nhìn chiến

lược toàn diện của các nhà lãnh đạo và quản lý đô thị.

Việc lựa chọn dat dé xây dựng đô thị cần thoả mãn các tiêu chí sau:

1) Có các lợi thê vê kinh tê, cơ sở hạ tâng hiện có, dân sô, khí hậu, cảnh quan

và phù hợp với xu thế phát triển đô thị;

2) Có điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất, thuỷ văn, khí hậu) thuận lợi cho

việc xây dựng công trình; không nằm trong khu vực đất có các hiện tượng gây sụt

lở, trôi trượt, xói mòn, chân động;

3) Có đủ diện tích dé phát triển đô thị trong 20 năm và dự trữ cho giai đoạn tiếp

sau;

4) Có nguồn nước tốt, bảo đảm cả về số lượng và chất lượng dé cap cho đô thi

trong các giai đoạn phát trién;

5) Không năm trong phạm vi môi trường có nguy cơ bi ô nhiễm (do chất độchoá học, phóng xạ, tiếng ồn, dịch bệnh truyền nhiễm);

6) Không thuộc phạm vi khu vực được xác định dé khai thác mỏ, bảo tồn thiênnhiên, khai quật khảo cổ

7) Không năm trong phạm vi ảnh hưởng đến các công trình quốc phòng, khuquân sự, khu vực bảo vệ di tích, thắng cảnh

1.2.2.3 Hình thành các đô thị mới và khu đô thị mới Các đô thị mới và khu đô thị mới được hình thành dưới 3 hình thái cơ bản:

1) Hình thành đô thị mới từ những vùng chưa phải đô thị; dé biến một vùngnông thôn thành đô thị cần có nguồn tài chính mạnh và khả năng dự kiến được sựphát triển kinh tế xã hội của đô thị trong tương lai Những đô thị mới kiểu như vậy

Trang 22

là những đô thị được phát triển tập trung theo dự án đầu tư xây dựng hoàn chỉnh,đồng bộ các công trình kết cau hạ tang, các công trình sản xuất, công trình phúc lợi

nhiễm từ nội thành ra ngoại thành.

3) Các đô thị phát triển theo kiểu truyền thống được hình thành trên cơ sở pháttriển kinh tế — xã hội của các điểm dân cư (có thể là làng xã, thị tứ) có những lợithé về tự nhiên, về giao thông Nhờ phát trién kinh tế, thu nhập của dân cư và xã hộităng, đời sống nâng cao dẫn đến sự biến đổi về văn hóa xã hội từ văn hóa làng xã

thành văn hóa đô thị Các đô thị hình thành như vậy đòi hỏi thời gian dài, nhược

điểm cơ bản của nó là quy hoạch không đồng bộ, thường phải qua nhiều lần cải tạo

bổ sung sửa đôi quy hoạch

1.2.2.4 Định hướng cho các doanh nghiệp lựa chọn vi trí

Định hướng việc lựa chon vi tri sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cóliên quan chặt chẽ với sự hình thành và phát triển đô thị Khi nền kinh tế chưa pháttriển và sự hợp tác kinh tế quốc tế chưa diễn ra mạnh mẽ thì tiêu chí chủ yếu đểchon vi trí xây dựng các đô thi của các nước đang phát triển là điều kiện tự nhiên.Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và có sự mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay,

sự lựa chọn vi trí dé xây dựng đô thị được tiễn hành trên cơ sở phán đoán về sự lựachọn vị trí của các doanh nghiệp, các tô chức kinh tế Điều đó có nghĩa là sự lựachọn vị trí của các doanh nghiệp, các tổ chức, và các cơ quan quản lý hành chínhgiữ vai trò quyết định trong sự phân bố của các thành phố và sẽ tạo ra sự phát triểncủa thành phố theo các mô hình khác nhau Chính vì vậy các nhà kinh tế, các nhàquản lý đô thị, quy hoạch đô thị cần biết các doanh nghiệp và các tô chức lựa chọn

vị trí của mình như thế nào để tạo ra các đô thị mới có khả năng cạnh tranh cao

Việc lựa chọn sai vị trí sẽ dẫn đến tình trạng đô thị hoang văng, kém hiệu quả hoặc

không theo kế hoạch

Trang 23

Nguyên tắc chung đối với các doanh nghiệp công nghiệp sử dụng đầu vào có

trong lượng lớn (như nhà máy xi măng, nha máy đường) hoặc nguyên liệu khó bảo

quản (như nhà máy hoa quả hộp, cá hộp) phải chọn vị trí gần nguồn nguyên liệu.Những doanh nghiệp đó được gọi là doanh nghiệp định hướng nguồn lực Ngượclại, những doanh nghiệp có sản phẩm đầu ra khó bảo quản như nhà máy bia, cồngkénh, dé vỡ như doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ, nhà máy lắp ráp ô tô có chi phí vậnchuyên sản phẩm cao phải chọn vi trí gần thị trường Những doanh nghiệp như vậy

được gọi là doanh nghiệp định hướng thi trường.

Các doanh nghiệp định hướng nguồn lực tạo ra thành phố phát triển dựa vào

nguyên liệu Ví dụ như thị tran thép, thi tran gỗ, thị tran chế biến thực phẩm Khi

các doanh nghiệp định hướng nguồn lực chọn vị trí nó làm hấp dẫn các doanh

nghiệp định hướng thị trường, đồng thời tạo ra sức tiêu dùng không sản xuất (tiêu

dùng của dân cư) của khu vực.

Sự lựa chọn vị trí của các tổ chức thương mại và dịch vụ: các doanh nghiệpthương mại với chức năng bảo quản và phân phối sản phẩm từ người sản xuất hoặcnhà phân phối đến tay người tiêu dung, do đó họ phải chon vị trí ở các ngã tư đường

bộ, hoặc gần cảng, gần bến xe, gần ga xe lửa vì những vị trí như vậy thuận tiệncho việc vận chuyển và trao đổi hàng hoá Quyết định lựa chọn của các doanhnghiệp thương mại tạo nên sự phát triển của các khu thương mại Quy mô khuthương mại sẽ phụ thuộc vào quy mô sản xuất và tiêu dùng của đô thị

Các tô chức cung câp dịch vụ như ngân hàng, tài chính, bưu điện, sửa chữa máy móc va cơ quan chính quyên sẽ chọn vi trí trong tâm đô thi đê phục vụ toàn bộ đô

thị Quy mô các tô chức này phụ thuộc quy mô sản xuất và dân cư đô thị

Sự lựa chọn vi trí của các doanh nghiệp, tổ chức và hình thành đô thị có quan

hệ biện chứng với nhau Các doanh nghiệp góp phần làm kinh tế đô thị phát triểnhiệu quả hơn và quy mô đô thị mở rộng hơn Các doanh nghiệp, tô chức lựa chọn vitrí gần nhau có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, thậm chí hiệp đồng với nhau làm giảm chỉphí sản xuất Việc tập trung nhiều doanh nghiệp có cùng ngành nghề dẫn tới hìnhthành nền văn hoá nghề nghiệp đặc trưng cho mỗi thành phó

1.2.2.5 Chủ trương, chính sách và năng lực quản lý

Trang 24

Các chủ trương, chính sách có ảnh hưởng rất mạnh đến sự phát triển kinh tế

cũng như quá trình đô thị hoá Chủ trương, chính sách đô thị hoá, công nghiệp hoá

và hiện đại hoá nền kinh tế, Luật Đất đai, Luật Đầu tư nước ngoài, chính sách nhà

ở là những chính sách lớn của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến

quá trình đô thị hoá ở Campuchia.

Sự hạn chế về trình độ, tầm nhìn và năng lực cán bộ quản lý nhà nước ở cáccấp, trong đó bộ máy quản lý Nhà nước về đô thị hạn chế đã làm cho việc tổ chức

thực hiện các chính sách đô thị hoá kém hiệu quả Mọi chủ trương chính sách đúng

cần có những cán bộ trung thành hiểu đúng chủ trương và có trình độ tổ chức thựchiện tốt thì chủ trương chính sách mới trở thành hiện thực Thực tế Campuchiatrong thời gian qua các chủ trương, chính sách của nhà nước là đúng đắn nhưngcũng còn có những kẽ hở dé cho những cán bộ thoái hoá biến chất có thé lợi dụnglàm giảm hiệu qua của các chính sách và ảnh hưởng không tốt đến phát triển đô thị

1.2.3 Quy mô dân số và di dân

Quy mô dân số có ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các yếu tô của một đô thị nhưlao động việc làm, nhà ở, giao thông, và các dịch vụ khác Đề phát triển kinh tế, đôthị cần có một lực lượng lao động dồi dào cả về số lượng và chất lượng Lực lượnglao động đó chủ yếu là một bộ phận của dân số thường trú của đô thị, một phầnkhác từ các địa phương hoặc đô thị khác.Tiếp theo đó, bản thân đô thị cần có mộtthị trường tiêu thụ đủ lớn dé tiêu thụ một phần những sản phẩm do các ngành của

đô thịsản xuất ra, đồng thời để đảm bảo các ngành dịch vụ của đô thị hoạt động cóhiệu quả Một đô thị có quy mô dân số nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trìnhphát triển Tăng dân số đô thị là điều kiện để phát triển kinh tế Việc tăng quy môdân số đô thị có đặc điểm riêng của nó: tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số đô thị tươngđối thấp, tỷ lệ tăng cơ học cao và đặc biệt cao khi kinh tế đô thị phát triển, điều đó

có nghĩa là quy mô dân số của một đô thị có thé tăng nhanh do sự di dân, do mởrộng địa giới hành chính Cách đây gần hai trăm năm, thành phố Luân đôn của nước

Anh có khoảng 2,5 triệu dân, sự tập trung dân cư đó có hiệu quả hết sức to lớn đã

được C.Mác và Ph Angghen khang định “Sự tụ tap cả hai triệu rưỡi người vào một

Trang 25

chỗ đã làm cho lực lượng của khối hai triệu rưỡi người ấy mạnh thêm gấp trăm

oo]

lan

Tuy nhiên, việc tăng quy mô dân số đô thị thông qua việc di dân 6 ạt khôngtương xứng với phát triển các ngành kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) sẽdẫn đến sự mat cân đối cung - cầu về việc làm, nhà ở, khả năng đáp ứng về CSHT,

và các dịch vụ đô thị khác Sự di dân dẫn đến tăng dân SỐ quá mức cần thiết đượcxem như sự quá tải về dân số sẽ gây ra sự quá tải trên tất cả các lĩnh vực khác của

đô thị Biéu hiện rõ nhất là sự quá tải về CSHT như tắc nghẽn giao thông, thiếu nhà

ở, trường học, bệnh viện, thiếu nước sạch, môi trường ô nhiễm v.v và hậu quả

cuôi cùng là chât lượng sông của dân cư đô thị bị giảm sút.

1.2.4 Vị thế chính trị và định hướng phát triển kinh tế xã hội và khoa học

công nghệ

1.2.4.1 Vị thế chính trị

Vị thế của đô thị trong hệ thống đô thị của quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp vàmạnh mẽ đến quá trình đô thị hoá Những đô thị có vi thế quan trọng như thủ đôđược cả nước quan tâm xây dựng cũng như những đô thị mang tính biểu tượng củaquốc gia thường được nhà nước đầu tư nhiều hơn và do đó thu hút được nhiều sựquan tâm của các nhà đầu tư làm cho đô thị phát triển mạnh hơn

1.2.4.2 Định hướng phát triển kinh tế xã hội

Định hướng phát triển kinh tế trong đó phát triển các ngành công nghiệp vàdịch vu là yêu tố có tính quyết định của quá trình đô thị hoá Định hướng phát triểnkinh tế của một nước hay một vùng được thé hiện trên nhiều phương diện: xác địnhquy mô và tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu ngành của nền kinh tế, sự phát triển cácthành phần kinh tế, trình độ hoàn thiện của cơ sở hạ tầng, trình độ văn hoá giáo dục

của dân cư, mức sông dân cư

Trong một chừng mực nhất định, định hướng phát triển kinh tế thể hiện khảnăng khai thác lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên và các vấn đề xã hội của một quốc

gia hay một vùng.

! C.Mác và Ph Angghen toàn tập tập 2, tr 358 , NXB Chính trị quốc gia, Ha Nội 1995.

Trang 26

Tuy nhiên khi điều kiện cần cho phát triển đô thị là phát triển kinh tế đã đạtđược thì vấn đề còn lại là chính sách hay cơ chế cho phát triển đô thị được coi nhưđiều kiện đủ của van đề Nếu không có chính sách phát triển đô thị đúng, sẽ dẫn đếntình hình bế tắc trong tương lai.

Nền kinh tế - xã hội luôn luôn phát triển là quy luật khách quan Khi kinh tế —

xã hội phát triển đến một mức độ nhất định thì đô thị xuất hiện như một hình thái xã

hội mới, ở đó con người sông tập trung với mật độ cao, tiện nghi hiện đại.

Khi kinh tế chưa phát triển, quá trình đô thị hoá hầu như phụ thuộc vào nhữngđiều kiện tự nhiên và các nguồn lực sẵn có Khi kinh tế phát triển, các quan hệ quốc

tế mở rộng, đô thị hoá phụ thuộc rất nhiều vảo trình độ quản lý, khả năng tải chính.Đến lượt mình, đô thị hoá góp phan to lớn vào việc phát triển kinh tế xã hội ở trong

bât cứ giai đoạn nào.

Nhìn lại quá trình phát triển của các nước trên thế giới, hầu hết các nước cónền kinh tế phát triển hoặc tăng trưởng nhanh đều có đô thị hình thành từ rất lâu

đời như: Bỉ (Brussel), Hà Lan (Amstesdam), Nhật (Osaka), Trung Quóc (Thượng

Hải) Ở Campuchia điều nay cũng biểu hiện rat rõ Khi đô thị được hình thành thì

kéo theo hàng loạt các hoạt động khác ra đời như: khu dân cư, khu công nghiệp, các

khu chợ đầu mối, các hoạt động giao dịch và các hoạt động đó chính là sức bậtcho nên kinh tế tăng trưởng nhanh chóng Thành phố Phnom Penh, Preah Sihanoukhay Kompong Chan là những thành phốđược hình thành từ lâu đời và phát triển chủyếu bằng những nguôn lực sẵn có trong một thời kỳ dài, các thành phố này có ảnh

hưởng rât lớn đên phát triên kinh tê của vùng và của cả nước.

Trong giai đoạn thuộc pháp (1863-1953); Pháp đã xây dựng một số cơ sở hạtầng như đường bộ và đường sắt nhưng họ đã mang lại rất ít sự thay đồi về kinh tếcủa Campuchia, và đi theo đó các đô thị ở Campucia không phát triển đáng kẻ

Sau thuộc pháp đến 1975 Campuchia giành được tự chủ về quản lý nền kinh tế

của mình, nhưng trong tình hình đó viện trợ của nước ngoài có vai trò quan trọng

nhất trong phát tiên kinh tế cả nước làm cho tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giữ được3%/nam, quá trình đô thị hóa cũng phát triển mạnh

Giai đoạn khmer do 1975-1979, họ đã di dân từ thủ đô Phnom Penh và các đô

thị khác sang nông thôn một cách bắt buộc dé xây dựng một nên kinh tế mới theo

Trang 27

quan điểm của họ Lúc đó Phonm Penh được gọi là đô thị ma, Các đô thị toàn nướckhông có hoạt động, không có sự phát trên thậm chí bị phá hủy cơ sở hạ tầng làm

cho đô thị hóa tại Campuchia lúc đó có xu hướng Iui lại.

Sau giai phóng năm 1979 đến 1993 các đô thị toàn nước bắt đâu có hoạt độngtrở lại, dân bắt đầu di chuyền vào đô thị dé sống và làm ăn Tuy niên lúc đó chiếntranh trong nước vẫn xảy ra, nền kinh tế không 6n định phan lớn dựa vào tài trợ củanước ngoài, nhưng đó là sự bắt đầu của quá trình đô thị hóa trở lại tại Campuchia

Sau năm 1993 đến 1997 cả nước thông nhất, nhưng nền kinh tế rơi vào tìnhtrạng khủng hoảng do hậu quả chiến tranh Nền kinh tế kèm phát trên, tốc độ đô thịhóa rất thấp

Từ năm 1998 đến nay hệ thống đô thị Campuchia đã lớn mạnh gấp nhiều lần sovới thời kỳ trước năm 1997 cả về số lượng, quy mô và chất lượng Quy mô dân sốcác đô thị tăng nhanh, năm 1998 dân số đô thị cả nước là 1,79 triệu người, năm2008là 2,71 triệu người Tỷ lệ dân số đô thị năm 1998 là 14,8%, đến 2008 là 19,5%

Hình 1.4: Quá trình đô thị hóa ở Campuchia

——> Phnom Penh capital city

——-_ Other cities and towns

Before the fall of the Khmer

Republic to the Khmer Rouge

Nguồn: Ministry of Land Management, Urban Planning and Construction

1.2.4.3Dinh hướng phat trién khoa hoc ky thuat la điều kiện cho đô thi hoá

Trang 28

Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật là điều kiện cho đô thị hoá Toàn cầu hoá

và cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang ngày cảng tạo ra một không gian kinh

tế mới vượt xa phạm vi một đô thị, tạo ra sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa các

đô thị, giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng, các khu vực.

Định hướng phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ có ảnh hưởng mạnh

mẽ đến phát triển kinh tế nói chung và từng đô thị nói riêng ở các mức độ khácnhau và tuỳ thuộc vào những lợi thé địa phương, khả năng sinh lợi tiềm ẩn, các kỹnăng vốn có và sự thích nghi mà mỗi đô thịcó thé thu nhận được Nhân tố khoa học

kỹ thuật bên ngoài có ảnh hưởng tới các thành phố theo hai hướng Thứ nhất, có sựcạnh tranh giữa các thành phố khi các công ty đa quốc gia so sánh giá các yếu tốđầu vào và đánh giá các thuận lợi về luật pháp và cơ chế chính sách; tính năng độngcủa lực lượng sản xuất và sự ồn định chính trị Những thành phố nào đáp ứng cácyêu cầu này sẽ phát triển nhanh hơn và ngược lại Thứ hai, sự xuất hiện các ngànhcông nghiệp dịch vụ điện tử bao gồm các dịch vụ tải chính và thương mại, thông tin

và bưu điện Các phương tiện thông tin hiện đại đang mang lại lợi ích to lớn cho

các thành phố lớn vi nó đã tạo điều kiện dé nâng năng suất lao động, giảm chi phíthời gian đi lại đáng kê

Tuy nhiên, vấn đề là liệu các nước đang phát triển như Campuchia có nắm bắtkịp các thành tựu khoa học hiện đại, rút ra được kinh nghiệm phát triển kinh tếvàquản lý đô thị của các nước trên thế giới và trong khu vực, giải quyết tốt các vấn đềmôi trường, dân số, giao thông, nhà ở, việc làm ở đô thị hay không? Đó thực sự

là những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển nói chung và Campuchia

nói riêng.

1.2.5 Truyén thông văn hoá xã hội và hội nhập quôc tê

1.2.5.1 Truyền thống văn hoá là một dạng của tài nguyên

Truyền thống và tính đa dạng về văn hoá có ảnh hưởng quan trọng đến quátrình đô thị hoá, trước hết là công tác quản lý đất đai đô thị, quản lý xã hội, quản lýdân số Mỗi vùng có một đặc điểm văn hoá riêng và đặc điểm văn hoá đó có ảnhhưởng đến tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội nói chung và hình thái đô thịnói riêng về mặt xã hội, Campuchia là nước nông nghiệp, đô thị Việt Nam cònmang nhiều màu sắc nông thôn Người thành thị hôm nay, cách đây không lâu họcòn là những người nông dân Ra thành phố học tập, lao động, họ học tập và hoà

Trang 29

nhập lối sống thành thị nhưng vẫn mang theo những phong tục, tập quán, thói quen

cũ Sự pha trộn lối sống đó có ảnh hưởng cả đến vấn đề tô chức xã hội, tôn trọnghiến pháp và pháp luật, bảo vệ môi trường

Trình độ dân trí và trình độ văn hoá là những vấn đề có liên quan chặt chẽ vớinhau và có ảnh hưởng đến những điều kiện phát triển kinh tế, hình thành văn hoá xãhội, và quản lý xã hội ở đô thị Trình độ dân trí cao biéu hiện người dân có sự hiểubiết, được học hành đào tạo tốt Lối sống, đạo đức, cách nghĩ cách làm, của nhữngngười được học hành và có văn hoá sẽ tạo ra những phong tục tập quán tốt đẹp cho

một đô thị.

1.2.5.2 Hội nhập quốc tế

Sự hội nhập toàn diện là yếu tố thúc day quá trình đô thị hoá nhanh hơn Nhậpkhẩu các hình thái kiến trúc, thương mại hoá các quan hệ, phương pháp quản lýhiện đại, liên doanh trong xây dựng đô thị hoặc các khu đô thị là một thực tế đã diễn

ra khá sinh động ở các nước phát triển như ở Pháp, Canada Về kinh tế, sự hội nhậpkinh tế làm cho các thị trường phát triển đặc biệt là thị trường tài chính Trong giaiđoạn hiện nay chúng ta không sợ thiếu vốn mà chỉ sợ không có khả năng quản lý

Quá trình toàn cầu hóa thông qua giao dịch quốc tế (về hàng hóa, vốn, và laođộng) đã hình thành một nền kinh tế thế giới có tính hội nhập Sự cạnh tranh giữa

các đô thị trong và ngoài nước ngày càng mạnh mẽ Sự phụ thuộc lẫn nhau đang

hình thành vượt qua các biên giới quốc gia, tạo ra những mối liên hệ chặt chẽ hơn

về hợp tác kinh tế Tự do hóa thương mại và hội nhập đang tạo ra những cơ hội và

sự bién động mới bên trong các đô thị Cuối cùng, sự cạnh tranh giữa các đô thị sẽkhông chỉ liên quan đến các lợi thế địa phương về sản xuất, mà còn liên quan đếncác nhân tố quản lý, cung cấp các dịch vụ công cộng có chất lượng cao, sự ủng hộđối với các doanh nghiệp

Sự hội nhập giữa các quốc gia con lả điều kiện cho các hoạt động giao lưu

thương mại và là cơ hội cho sản xuất phát triển, đặc biệt là sự trao đổi về khoa học

kỹ thuật Hoạt động đầu tư của nước ngoài trước hết ở các đô thị và đặc biệt là đôthị lớn luôn mang lại hiệu quả cao cho các nhà đầu tư

1.2.6 Trình độ phát triển cơ sở hạ tang

1.2.6.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Trang 30

+ Cơ sở hạ tang giao thông đồ thị: Cơ sở hạ tầng giao thông đô thi, theo nghĩarộng, bao gồm hệ thống đường bộ đường sắt, đường thuỷ, đường không trong nội

bộ đô thị và hệ thống kết nối với bên ngoài Trình độ phát triển hạ tầng giao thôngthê hiện ở số lượng và chất lượng và sự phân bồ của hệ thống đường sá và bến bãi,tính chất hợp lý của hệ thống kết nối Đô thị là hạt nhân tăng trưởng kinh tế, là đầumỗi giao thông kết nối giữa các vùng hoặc khu vực nhờ hệ thống hạ tầng giao

thông Hiệu quả hoạt động của đô thị và vai trò lan toả của đô thị được phát huy khi

hệ thống giao thông nội đô và sự kết nối với bên ngoài hợp lý đáp ứng được các nhucầu phát triển kinh tế - xã hội của bản thân đô thị và của cả vùng Quá trình đô thịhoá trong vùng sẽ diễn ra nhanh hơn khi hạ tầng giao thông kết nối giữa đô thị vàvùng phát triển

Dé có sự hợp lý mong muốn, ha tang giao thông đô thị cần được ưu tiên đầu tư

và quy hoạch một cách thoả đáng, đồng thời cần tính đến chiến lược phát triển kinh

tế và quốc phòng của đô thị trong tương lai đài hạn

Giao thông đô thị phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm địa hình và khí hậu, vị trí địa

ly Dé phát triển hạ tang giao thông các đô thị thuộc vùng trung du, miền núi đòi hỏiđầu tư lớn hơn ở miền đồng bằng Đối với các đô thị đồng bằng, phát triển hạ tầnggiao thông sẽ làm giảm diện tích đất nông nghiệp và van đề giải phóng mặt bằng sẽlàm tăng chi phí Sự biến đồi khí hậu như hiện tượng ngập lụt làm cho hạ tầng giaothông ở một số đô thị giảm hiệu quả va đòi hỏi phải nâng cấp

+ Cơ sở hạ tang cung cấp năng lượng : Hệ thông cung cấp điện, hơi đốt và khảnăng đáp ứng nhu cầu điện năng, hơi đốt cho đời sống và sản xuất là điều kiện quantrọng đặc biệt đối với đô thị Nhu cầu sử dụng điện và hơi đốt cho sản xuất và đờisống ở đô thị cao hơn ở nông thôn rất nhiều vì sản xuất ở đô thi chủ yéu là công

nghiệp và dịch vụ.

+ Cơ sở hạ tang cấp thoát nước: Hệ thống cấp nước sạch và hệ thống thoátnước mưa, nước thải đô thị có liên quan trực tiếp đến sản xuất và chất lượng môitrường đô thị Đời sống và sản xuất ở đô thị không thể thiếu nước sạch dù chỉ

trong một ngày vì mật độ dân sô và mật độ các nhà máy rât cao.

1.2.6.2 Cơ sở hạ tầng xã hội

Trang 31

+ Cơ sở hạ tang nhà ở: Nhà ở đô thị được là van đề lớn nhất trong đời sống củacông nhân và nhân dân đô thị, phát triển nhà ở là một mục tiêu quan trọng để cảithiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, là một mục tiêu quan trọng trongcác kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Vì nhà ở chính là nơi làm việc, học tập và

nghỉ ngơi của mỗi gia đình.

+ Cơ sở hạ tang trong các ngành dich vụ như thương mại, y tế, giáo dục: Cho,bệnh viện, trường học và nhiều cơ sở dịch vụ khác là những CSHT không thể thiếucho cuộc sống mỗi gia đình và cộng đồng dân cư Nhu cầu cuộc sống ngày càngcao, đặc biệt ở các đô thị lớn vấn đề y té giáo duc được xã hội va gia đình ngày cảng

COI trọng.

1.2.7 Phương thức sản xuất xã hội của quốc gia

Phương thức sản xuất xã hội và tình hình chính trị của đất nước có ảnh hưởngtrực tiếp đến quá trình đô thị hoá Mỗi phương thức sản xuất có một hình thái đô thị

tương ứng và do đó quá trình đô thị hoá có những đặc trưng riêng của nó.

1.3 QUAN LÝ QUA TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ VÀ NHỮNG VAN DE DAT RA

1.3.1 Bộ máy quản lý thủ đô Phnom Penh ở Campuchia

Trang 32

Hình 1.5: Sơ đồ tổ chức bộ máy thành phô Phnom Penh

` kê và sắp A 1" luật quản

hanh tai x nhan liên aan vi hoach xêp ` pháp và lý rác

chính ak chinh : sự ngành ; mua

va dau đô thị nhân thải

tu quyén

5 : Van phòng

văn phòng tài chính Van phòng Van phòng

hướng dân quản lý nhân an toàn công

và tài liệu sự cộng

Van phòng

kế hoạch

Văn phòng Văn phòng Văn phòng Văn phòng luật

inven tone kế toán đào tạo kỹ pháp và giải quyêt

Văn Phòng Van phòng kinh tế và xã kỹ thuật và

thông kê và đô thị hóa hội quản lý môi

đăng ký trrànơ

Van phòng

phát triển

Van phòng one one

thư ký hội ngneo Van phong Văn phòng Văn phòng

ô uản lý sự x an ly ra

dong q l M m truyén thong quan ý rác

phát triên và thải

cAno trình

Trang 33

1.3.2 Nội dung và yêu cầu công tác quản lý

Quan lý quá trình đô thị hoá là sự tác động bằng các cơ chế, chính sách, của cácchủ thể quản lý (các cấp chính quyền, các tô chức xã hội, các sở, ban ngành chứcnăng) vào các hoạt động hình thành và phát triển đô thị nhằm làm cho quá trình đô

thị hoá diễn ra theo hướng tích cực.

Chủ thể quản lý quá trình đô thị hoá là Nhà nước Quản lý Nhà nước đối vớiquá trình đô thị hoá là sự can thiệp bằng quyền lực của các cấp chính quyền (bằngpháp luật, thông qua pháp luật) vào các quá trình hình thành và phát triển đô thịnhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng có lợi nhất

Trong bối cảnh đô thi hoá đã trở thành xu thé tất yếu của các quốc gia, các địa

phương thì quản lý quá trình đô thị hoá là nhiệm cụ của các cấp chính quyền địa

phương Không nên quan niệm rằng quản lý đô thị hoá chỉ có ở các chính quyền đô

thị.

Công cụ quản lý quá trình đô thị hoá là luật pháp và những văn bản dưới luật

như nghị định, chỉ thị, quy định, nội quy )

Nhà nước mà đại diện là các chính quyền ở các cấp thông qua các tô chức, các

sở, ban ngành chức năng có vai trò quản lý toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội ở

đô thị, băng pháp luật, thông qua pháp luật yêu cầu các tô chức, cá nhân phải tôn

trọng những quy định chung của xã hội.

Đối tượng quản lý là các hoạt động đô thị hoá Nói đến đô thị hoá là nói đến sựhình thành và phát triển các đô thị là nói đến sự đổi mới hoạt động của con ngườitrong mối liên hệ với những tô chức, cơ quan, gia đình, xã hội hoạt động trong sựhình thành và phát triển đô thị Nếu nhìn vẻ ngoài một đô thị hay nông thôn ta thấy

các hoạt động: Giao thông, di lai buôn bán, làm việc, học tập, vui chơi Liên quan

tới các hoạt động đó là đường sá, đất đai, nhà ở, trường học, bệnh viện, công viên,

và việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cá nhân và công cộng Toàn bộ các hoạtđộng đó có thể gộp thành ba nhóm hoạt động lớn: đi lại, nghỉ ngơi và làm việc.Người dân ở nhà hay đến công viên, nơi vui chơi giải trí là để nghỉ ngơi, họ đến cơquan công sở hay trường học là dé làm việc, hoạt động di lại là điều kiện để họ dichuyển từ nơi này đến nơi khác Tuy nhiên, gan với ba hình thái hoạt động đó là

Trang 34

hàng loạt các dịch vụ khác nhau như nhà ở, trường học, bệnh viện, môi trường,

công ty bảo hiểm, thông tin

Nhà quản lý mong muốn quản lý trên mọi lĩnh vực hoạt động có liên qua đếnhình thành và phát triển đô thị, nhưng nguồn lực cho quản lý luôn có hạn, vì vậycần có sự lựa chọn và giới hạn Hơn nữa, quản lý là hoạt động mang tính kinh tẾ,người ta cần tính đến hiệu quả của công tác quản lý Vì hoạt động đô thị hoá mangtính da dang và phức tạp, cần có sự lựa chọn đối tượng, phạm vi quản lý

Thực tế, những lĩnh vực hoạt động được coi là trọng tâm quản lý đô thị hoá bao

`

b

gôm:

1 Quản lý quá trình sử dụng đất đai và phát triển nhà ở

2 Xây dựng và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng

3 Tập trung Dân số & lao động

4 Tăng trưởng và phát triển kinh tế

5 Tổ chức giao thông và thông tin

6 Bảo vệ môi trường tự nhiên

7 Đảm bảo tốt an ninh xã hội

8 Tăng cường tai chính cho đô thi hoá.

Trên góc độ thành phần kinh tế :

Quản lý quá trình phát triển đô thị liên quan đến việc quản lý khối Nhà nước vàkhối tư nhân trong việc phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, cung cấp các dịch

vụ đô thị, đảm bảo đời sống sẻ

Quản lý các thành phần kinh tế: thông qua cấp phép đăng ký kinh doanh, thành

lập doanh nghiệp

Mục đích quản lý :

Về mặt xã hội: Truyền bá những tư tưởng hiện đại và lối sống văn minh đô thịcho công đồng dân cư dé giúp họ hướng tới một mục đích chung của thời dai

Trang 35

Về mặt kinh tế : Nâng cao hiệu quả và tính hợp lý trong quá trình sử dụng cácnguồn lực của đô thị (con người, kỹ thuật, vật liệu, thông tin, dịch vụ cơ sở hạ tầng

và hệ thống kinh tế của sản xuất) Cụ thê là:

- Nâng cao chất lượng và sự hoạt động một cách tông thể của môi trường xây

dựng.

- Đảm bảo sự phát triên và tái tạo bên vững của các khu vực;

- Cung câp các dịch vụ cơ sở hạ tâng cơ bản đê đáp ứng các nhu câu của nhân

dân sông và làm việc, nâng cao chât lượng sông của cư dân.

Đặc trưng của quản lý quá trình đô thị hoá

Quản lý quá trình đô thị hoá là yêu cầu khách quan của sự phát triển Đô thị vànông thôn luôn trong trạng thái vận động, tô chức xã hội một cách khoa học vàkiểm soát quá trình phát triển trở thành một yêu cầu khách quan nhằm đáp ứng tốtnhất các nhu cau: ăn ở, đi lại, làm việc, học tập, chữa bệnh, vui chơi giải trí, củacon người Các nhu cầu đó ngày càng cao hơn, đồng thời các nhu cầu mới thường

xuyên phát sinh, sự vận động của các vùng chưa phải đô thị cũng như những đô thị

là không ngừng và hướng tới một xã hội văn minh, hiện đại.

Quản lý quá trình đô thị hoá đã trở nên một chủ đề rất quan trọng đối với cácChính phủ và các tô chức phát triển quốc tế trên thế giới Các vấn đề đô thị hoá haycác căn bệnh về đô thị hoá luôn nảy sinh

1.3.3 Công cụ và phương pháp quản lý

Hệ thống pháp lý: Hệ thống pháp luật chung như luật đất đai, luật bảo vệ môitrường, luật giao thông là cơ sở đề hình thành các đạo luật có tính chuyên ngành

trong quản lý đô thị như luật quy hoạch, luật xây dựng, v.v

Hệ thống pháp lý của từng đô thị được hình thành căn cứ vào hệ thống pháp lýchung và điều kiện cụ thé của từng đô thị

Quy hoạch đô thị: Quy hoạch đô thị là một công cụ quản lý mang tính định

hướng dài hạn, có tính pháp lý cao, có tính khoa học nghệ thuật.

Các loại quy hoạch: quy hoạch tổng thê kinh tế xã hội, quy hoạch giao thông,

sử dụng đất, quy hoạch xây dựng

Trang 36

Các mô hình quản lý

1) Mô hình 1: lay quan lý xã hội làm chủ đạo

Đặc trưng của mô hình:

- Đặt trọng tâm quan lý đô thị vào quản lý môi trường pháp lý và các van déđối ngoại: Chính quyền đô thị tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệphoạt động Tăng khả năng cạnh tranh của các đô thị, thu hút các nguồn lực từ bênngoài như vốn đầu tư, lao động kỹ thuật

- Quản lý gián tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổchức, cá nhân: Thông qua sự vận động của thị trường, chính quyền đô thị vận dụngpháp luật và các công cụ kinh tế dé điều tiết hoạt động sản xuất của các chủ thé củanền kinh tế đô thị Các chính sách thuế, giá cả, lãi suất, đầu tư là công cụ dé điềuchỉnh, khuyến khích hay hạn chế phát triển các lĩnh vực vủa nền kinh tế

- Thành phan kinh tế nhà nước giữ vai trò bổ sung Chính quyền đô thị chỉ tham

gia vào những hoạt động mang tính xã hội, cung cấp các dịch vụ chung của xã hộinhư quốc phòng, an ninh, y tế, giáo duc

Điều kiện vận dụng: Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, trình độ dân trí cao, hệthống tài chính ngân hàng hiện đại; Hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, Hệ thốngthông tin hiện đại, giao thông tốt; áp dụng cho các đô thị ở các nước phát triển, có

khả năng tài chính mạnh

Uu điểm của mô hình: Các doanh nghiệp, tô chức tự chủ sản xuất kinh doanh;

Bộ máy quản lý gọn nhẹ hiệu quả cao, trật tự xã hội tốt;

Nhược điểm: Tự do cạnh tranh, nguy cơ khủng hoảng, thất nghiệp

2- Mô hình 2: lấy quản lý kinh tế làm chủ đạo

Đặc trưng của mô hình: Chính quyền đô thị trực tiếp quản lý kinh tế thông quacác sở, ban chức năng: Nội dung quản lý: Quản lý theo kế hoạch, chủ trương củachính quyền cấp trên; Hoạt động quản lý mang nặng tính hành chính; Hệ thốngpháp lý chung cho đô thị và nông thôn: tỉnh tương đương thành phố, quận tươngđương huyện, phường, xã, thị tran tương đương nhau; Thành phần kinh tế nhà nước

giữ vai trò chu đạo.

Trang 37

Điều kiện vận dụng: Các nước quản lý nền kinh tế kiểu tập trung theo kế hoạchcủa chính phủ; Các nước đang phát triển có trình độ đô thị thấp, luật pháp chưahoàn chỉnh; Cơ sở hạ tầng thấp kém không đồng bộ.

Uu điển của mô hình: Tạo điều kiện phát triển đô thị có trọng tâm trong điều

kiện tài chính hạn chê, tránh phân tan nguôn von

Nhược điểm của mô hình: Môi trường pháp lý bị xem nhẹ, các doanh nghiệp

nhà nước kém chủ động, tệ tham nhũng, lãng phí xuất hiện; Quản lý bị chồng chéo,

thông tin bị sai lệch do qua nhiều lớp trung gian; Bộ máy quan lý cồng kénh kém

hiệu quả.

3) Mô hình 3: quản lý hỗn hợp

Đặc trưng của mô hình: Quản lý kinh tế và xã hội được coi trọng như nhau;Chính quyền đô thị quản lý kinh tế thông qua các sở ban chuyên ngành: Kế hoạchkết hợp thị trường, tạo nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước;Điều tiếtgián tiếp các doanh nghiệp không phải Nhà nước thông qua công cụ tài chính vàhoạt động của thị trường: Tăng cường hệ thống pháp lý: Từng bước pháp luật hoácác choạt động kinh tế, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt

động, phát triển kinh tế nhiều thành phần.

Điều kiện vận dung: áp dung cho những nước có nén kinh tế chuyển đổi; Hệthong đô thị có cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh; Nền kinh tế chưa phát triển, dân trichưa cao; Hệ thống tài chính ngân hàng, thông tin liên lạc chưa hiện đại

Uu điểm cua mô hình: ôn định kinh té xã hội, không gây xáo trộn lớn Nhờ cóchủ trương cổ phần hoá những doanh nghiệp Nhà nươc làm ăn kém hiệu quả màchính quyền đô thị chuyên dần từ quản lý kinh tế sang quản lý xã hội; Có khả năngtập trung vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng có trọng điểm

Nhược điển của mô hình: Quản lý chồng chéo; Mỗi doanh nghiệp bị UBND

quản lý thông qua sở chuyên ngành, sở chuyên ngành bị Bộ chủ quản quản lý

Mỗi vấn đề của đô thị như đất đai, công trình bị nhiều cơ quan quản lý; Pháp luậtlỏng lẻo, tình trạng buôn lậu, trốn thuế , tham những gia tăng

Lý thuyết trung tâm của Christaller xác định vị trí các đô thị mới|44]

Trang 38

Năm 1933, W Christaller — nhà khoa học người Mỹ đã đưa ra lý thuyết trungtâm Giả định thứ nhất của lý thuyết trung tâm là trong một vùng có sự phân bố dân

số đều, không có sự trao đổi hàng hoá với bên ngoài, lượng cầu về các loại hànghoá của các nhóm dân cư giống nhau, các yếu tô đầu vào của sản xuất có sẵn ở mọi

vị trí trong vùng với giá như nhau Từ giả định trên lý thuyết trung tâm đưa ra kếtluận là sẽ có một thành phố mọc lên ở trung tâm vùng,ngoài ra có thể có nhiềuthành phố nhỏ hơn phân bố đều trong vùng Số lượng, quy mô thành phố nhỏ phụthuộc vào phạm vi và quy mô thị trường, tính đa dạng của hàng hoá, cầu bình quânđầu người đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ và khả năng cung cấp hàng hoá dịch

vụ có hiệu quả của các tô chức cung cấp Cuối cùng là hình thành hệ thống thànhphố có thứ bậc khác nhau Giả định thứ hai của lý thuyết trung tâm là không có mộtnông thôn nào lại không chịu sự ảnh hưởng của thành phó, từ đó đi đến kết luận cácđiểm dé phát triển đô thị mới là vùng nông thôn còn trống vắng đô thị và vùng đó

phải có sự ảnh hưởng của đô thị hiện có.

Phân tích những giả định và kết luận của lý thuyết trung tâm :

Phạm vi và quy mô thị trường có liên quan đến chỉ phí đi lại của người tiêudùng và chi phí vận chuyển của các hãng Cau bình quân đầu người đối với từngloại hàng hoá có liên quan đến thu nhập, thói quen, tập quán tiêu dùng, trình độ pháttriển kinh tế Khả năng cung cấp hàng hoá, dịch vụ có hiệu quả của các hãng có liênquan đến đặc điểm sản xuất, quy mô hãng, trình độ quản lý

Thành phố có quy mô lớn nhất sẽ hình thành ở trung tâm của vùng do sự lựa

chọn vị trí trung tâm của một số hãng có khả năng cung cấp hàng hoá dịch vụ của

mình một cách có hiệu quả cho dân cư toàn vùng Các hãng khác (với các hàng hoá

dịch vụ khác nhau) có hiệu quả kinh tế nhờ quy mô nhỏ hơn và chỉ có thể cung cấphàng hoá dịch vụ của mình cho một phần dân cư trong vùng lựa chon vi trí phan bốđều trong vùng Sự lựa chọn vị trí của các hãng tạo thành hệ thong cac thanh phốnhỏ như những thành phố vệ tinh của thành phó lớn

Y nghĩa thực tiễn của lý thuyết trung tâm:

Trong vùng, số thành phố lớn không nhiều, mà chủ yếu là các thành phố nhỏ vixét về mặt không gian thì mỗi vùng chỉ có một trung tâm là định hướng trong việcxây dựng hệ thông đô thi trong vùng Trong quá trình hình thành đô thị mới cần tính

Ngày đăng: 17/10/2024, 23:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w