Do đó, nếu dịch vụ Logistics được hoàn thiện và hoạt động hiệu quả thì sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thông hàng hoá.. D
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
TIỂU LUẬN NHÓM MÔN: HƯỚNG NGHIỆP 1 NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 1
LỚP: DTE-BA 102A TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ XÂY
DỰNG CHIẾN LƯỢC HỌC TẬP
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Mai Diệu
Thành viên tham gia:
1
2
3
Đà Nẵng, ngày 8 tháng 11 năm 2023
Trang 2BẢNG ĐÁNH GIÁ % HOÀN THÀNH CỦA CÁC THÀNH VIÊN STT Họ và tên Mã số
Trang 3MỤC LỤC
I.Tìm hiểu về chương trình đào tạo ngành Logistics? 1
1 Khái niệm về Logistics 1
2 Tổng quan 2
2.1 Thuật ngữ Logistics ra đời như thế nào? 2
2.2 Phân loại Logistics theo quá trình 3
2.3 Vai trò Logistics đối với nền kinh tế và doanh nghiệp 4
2.4 Ý nghĩa của Logistics trong kinh doanh 7
2.5 Những cơ hội và thách thức trong ngành Logistics 7
3 Mục tiêu đào tạo 9
II Quản lý chuỗi cung ứng? 12
1 Khái niệm 12
1.1 Chuỗi cung ứng và nhà cung ứng là gì? 12
1.2 Quản lý chuỗi cung ứng là gì? 13
2 Đặc trưng 12
3 Vai trò của việc quản lý vận hành và chuỗi cung ứng? 15
4 Các mô hình quản lý chuỗi cung ứng 16
4.1 Mô hình đơn giản? 15
4.2 Mô hình phức tạp? 15
5 Ý nghĩa của hoạt động quản lý 18
6 Kết luận 19
III Xây dựng chiến lược học tập? 19
1 Khái niệm 19
1.1 Chiến lược là gì? 19
1.2 Chiến lược học tập là gì? 19
1.3 Tại sao học tập chủ động lại chiếm ưu thế hơn học tập bị động? 19
2 Một số gợi ý để xây dựng chiến lược học tập hiểu quả 21
3 Vì sao cần xây dựng chiến lược học tập? 21
4 Các bước để xây dựng học tập 22
Trang 4I Tìm hiểu về chương trình đào tạo ngành Logistics?
1 Khái niệm về logistics?
- Logistics được hiểu là một quy trình cụ thể nằm trong chuỗi cung ứng hàng hóa Chuỗi cung ứng hàng hóa này đi từ khâu nhập nguyên liệu, sản xuất, thẩm định, cho đến khi phân phối đến tay người tiêu dùng cuốicùng
- Trong đó nhiệm vụ của Logistics là lên kế hoạch, triển khai và giám sát quá trình vận chuyển hàng hóa Bộ luật Thương mại năm 2005, điều
233 có định nghĩa về dịch vụ Logistics như sau:
- “Dịch vụ Logistics là thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực
hiện nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
Trang 52 Tổng Quan
2.1Thuật ngữ Logistics ra đời như thế nào?
- Theo từ điển Oxford bản gốc, Logistics được dịch là “một nhánh của ngành khoa học quân sự, liên quan đến các hoạt động như thu mua, bảo dưỡng và vận chuyển vật chất, nhân sự và phương tiện”
- Lý giải nguyên nhân của định nghĩa này là do Logistics được nhiều người cho rằng có liên quan đến từ “Logistique” trong Tiếng Pháp Từ này đã xuất hiện đầu tiên trong quyển “Nghệ thuật Chiến tranh” của Baron Henri, một tướng quân thời Napoleon
Trang 6- Một số người khác lại cho rằng Logistics xuất phát từ tiếng Hy Lạp, ghép từ 2 từ “Logosh” (lý lẽ) và “Loyistikosh” (kế toán chuyên đo đếm).Sau này, ngành sản xuất và dịch vụ đã bắt đầu mượn từ Logistics
và sử dụng “Logistics kinh doanh” và được sử dụng nhiều bởi quân đội Pháp trong thế chiến Đến sau này, ngành sản xuất và dịch vụ mới bắt đầu mượn Logistics và sử dụng thuật ngữ “Logistics Kinh Doanh”, được áp dụng rất nhiều bởi quân đội Pháp trong thế chiến
- Trong quyển từ điển Oxford mới đã có định nghĩa mới cho Logistics là
“cách tổ chức chi tiết và thực hiện một loạt hoạt động phức tạp.” hay
“sự phối hợp chi tiết của một hoạt động phức tạp liên quan đến nhiều người, phương tiện hoặc vật tư”
2.2 Phân loại Logistics theo quá trình
- Theo quá trình, logistics được chia làm 3 loại chính: đầu vào, đầu ra, logistics ngược
- Logistics được phân loại theo khá nhiều cách, tuy nhiên cách phân loại dựa theo quá trình vẫn phổ biến nhất Theo đó, Logistics được chia thành các loại:
+ Logistics đầu vào – Inbound Logistics
Logistics đầu vào gồm tất cả các dịch vụ đảm bảo các yếu tố đầu vào của hàng hoá Theo đó, Logistics sẽ đảm bảo nguyên liệu đầu vào của hàng hoáđược cung ứng một cách hiệu quả, ổn định, tối ưu giá trị, lợi nhuận giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất
Trang 7+ Logistics đầu ra – Outbound Logistics
Logistics đầu ra là dịch vụ cung cấp sản phẩm cuối dùng ở đầu ra sản phẩm và phân phối đến tay khách hàng Logistics đầu vào sẽ đảm bảo các yếu tố vị trí, thời gian và chi phí thực hiện để mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp
+ Logistics ngược – Reserve Logistics
Logistics ngược là dịch vụ thu hồi các loại phế phẩm có liên quan đến hànghoá gây ô nhiễm cho môi trường Theo đó, doanh nghiệp sẽ thu hồi các loại hàng hoá bị trả lại, tận dụng phế liệu, phế phẩm từ vật liệu đóng gói, vận chuyển, nguyên vật liệu tái chế từ người tiêu dùng Dịch vụ này mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
2.3 Vai trò Logistics đối với nền kinh tế và doanh nghiệp
* Kinh Tế:
tế – xã hội Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, tác động qua lại lẫn nhau Do đó, Logistics là mối liên kết kinh tế xuyên suốt và gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hoá Mỗi hoạt động trong quá trình này đều có một vị trí quan trọng và chiếm một khoản chi phí nhất định Theo thực tế, Logistics đã góp từ 10 – 15% GDP của cácnước lớn tại châu Âu, Bắc Mỹ, châu Á, Thái Bình Dương
Trang 8- Logistics đóng vai trò là mối liên kết chặt chẽ giữa quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
- Logistics góp phần tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và của các quốc gia với nhau Quá trình toàn cầu hoá đã làm tăng sự cạnh tranh giữa các nền kinh tế với nhau và dịch vụ Logistics đã trở thành một trong nhữnglợi thế cạnh tranh của các quốc gia Nền kinh tế sẽ phát triển ổn định khi chuỗi Logistics hoạt động liên tục, nhịp nhàng Các hoạt động kinh tế hiện nay đều diễn ra trong chuỗi Logistics Nhờ đó các nguồn tài nguyên hiện nay sẽ được biến đổi thành các sản phẩm một cách hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người và nâng cao giá trị sản phẩm
* Doanh nghiệp:
- Dịch vụ Logistics giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chiphí sản xuất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường Logistics giúp các nhà quản lý kiểm soát và quyết định chính xác các vấn đề liên quan đến nguồn nguyên liệu, số lượng, thời gian hiệu quả
để bổ sung nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm phân phối hàng và thời điểm thích hợp để bán sản phẩm Điều này sẽ giúp cho hiệu quả sản xuất kinh doanh được hiệu quả và đơn giản hơn, tăng hiệu suất làm việc và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Trang 9- Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý hàng hóa của doanh nghiệp
Logistics giúp doanh nghiệp tiết kiệm và giảm chi phí trong quá trình hoạt động lưu thông và phân phối hàng hoá Chi phí vận tải chiếm một phần lớn
và là bộ phận cấu thành mức giá của hàng hoá trên thị trường Vận tải lại chính là yếu tố quan trọng nhất của dịch vụ Logistics Do đó, nếu dịch vụ Logistics được hoàn thiện và hoạt động hiệu quả thì sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thông hàng hoá
- Hiện nay, hàng hoá không chỉ được phân phối tại thị trường trong nước
mà còn có thể phân phối đến nhiều quốc gia khác Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông, các linh kiện, nguyên liệu của hàng hoá cũng có thể được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau Do đó mà yêu cầu của việc giao nhận hàng hóa ngày càng đa dạng và phức tạp, dịch vụ giao nhận hàng hoá thuần tuý sẽ không thể đảm bảo hiệu quả Dịch vụ Logistics sẽ đảm nhiệm trọn gói các hoạt động trong quy trình giao nhận hàng hoá này, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian sản xuất hơn nhằm tăng hiệu quả sản xuất hơn
Trang 102.4 Ý nghĩa của Logistics trong kinh doanh
- Dịch vụ Logistics giúp hàng hóa đến tay người dùng nhanh chóng và hiệu
quả nhất
rõ Điểm mấu chốt của hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp phải đưa được sản phẩm của mình đến tay khách hàng Khi đó thì quá trình sản xuất,công sức nghiên cứu, thiết kế, đầu tư sản phẩm mới có giá trị thực tế Logistics đã giúp doanh nghiệp thực hiện được điều này
- Hoạt động điều phối, quản lý nguồn lực để đảm bảo cho quá trình sản xuất, phân phối hàng hóa kịp thời đến tay khách hàng cũng là trách nhiệm của Logistics Theo đó, Logistics sẽ quản lý chuỗi cung cấp từ nhập nguyên liệu, vận chuyển đến bảo quản, lưu trữ và phân phối sản phẩm Quy trình này cần phải được tính toán kỹ lưỡng bởi Logistics thì mới manglại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp
2.5 Những cơ hội và thách thức trong ngành Logistics
* Cơ hội:
giúp cho ngành Logistics cũng phát triển nhờ có các công nghệ trí tuệ nhântạo được ứng dụng để thực hiện các công việc như đóng hàng, dỡ hàng…
ngày càng được ưa chuộng Các trang thương mại điện tử sẽ chú trọng pháttriển ngành Logistics phát triển hơn để phục vụ cho khách hàng tốt nhất
Trang 11- Hoạt động mua bán sáp nhập vận tải và Logistics sôi động: các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng đẩy mạnh hoạt động đầu tư, sáp nhập vào các doanh nghiệp Logistics trong nước
trọng đầu tư vào hệ thống kho và các trung tâm Logistics hơn, giúp cho quá trình vận chuyển, phân phối hàng hoá chuyên nghiệp và hiện đại hơn
* Thách thức:
- Cơ sở hạ tầng trong nước còn yếu kém: chưa có sự đồng bộ giữa cơ sở hạtầng giao thông vận tải, thương mại và công nghệ thông tin nên dịch vụ vận tải đa phương thức hiện nay chưa thực sự phát triển
- Thiếu hụt nguồn lao động: chất lượng nguồn nhân lực trong ngành Logistics hiện nay còn hạn chế đặc biệt là cấp quản lý, chuyên viên dẫn đến chất lượng dịch vụ chưa được nâng cao
- Nhiều chính sách bất cập: phần lớn các doanh nghiệp Logistics hiện nay cho rằng các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho ngành Logistics còn nhiều bất cập khiến các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn đặc biệt là các doanh nghiệp mới
Trang 12- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực Logistics phức tạp: các thủ tục này cònnhiều điểm chưa thống nhất và đồng bộ nên có nhiều thách thức cho sự phát triển của ngành.
- Hiện nay, vấn đề về chi phí là một mối lo ngại lớn đối với ngành logistics Tính riêng chi phí logistics của Việt Nam đang ở ngưỡng cao, chiếm khoảng 20,8 % GDP Việc tối ưu và tạo điều kiện cắt giảm chi phí cho ngành logistics hiện đang là một trong các thách thức lớn
3 Mục tiêu đào tạo
- Sinh viên được trang bị những kiến thức chuyên sâu về Logistics và quản
lý chuỗi cung ứng để tiếp cận và giải quyết các vấn đề liên quan đến Logistics và quản lý chuỗi cung ứng nói riêng, kinh doanh quốc tế nói chung; tham gia các hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng quốc gia, khu vực và toàn cầu Chương trình cũng trang bị cho sinh viên các kiến thức cần thiết nhằm phát triển các kỹ năng
ra quyết định và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả ở cấp độ chiến lược, chiến thuật và hoạt động để quản lý dòng vật chất, cũng như dòng thông tintrong chuỗi cung ứng
- Bên cạnh đó, sinh viên còn được tích luỹ các kỹ năng về tư duy phân tích logic, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, văn hóa, đạo đức kinh doanh… giúp sinh viên có khả năng hoạch định tốt các chiến lược kinh doanh quốc tế, thiết lập phương án kinh doanh quốc tế hiệu quả, nghiên cứu thị trường nước ngoài, hiểu biết về luật pháp và thông lệ quốc tế, tham gia đàm phán ký kết hợp đồng, quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu
* Mục tiêu:
- Mục tiêu chung của Chương trình là đào tạo cử nhân trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng có phẩm chất chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm với xã hội, có kiến thức
cơ bản về xã hội nhân văn, kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh; có kiến thức chuyên sâu hiện đại về logistics và quản lý chuỗi cung ứng; có năng lực tổng hợp, phân tích và tổ chức hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng ở các doanh nghiệp trong nước và quốc tế; có năng lực làm việc trong môi trường hội nhập, đa văn hóa và có tính cạnh tranh cao
+ Về kiến thức: Cử nhân ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng được trang bị kiến thức nền tảng về khoa học cơ bản, công nghệ thông tin, khoa học kinh tế và quản trị; các kiến thức chuyên sâu và hiện đại về logistics và
Trang 13quản lý chuỗi cung ứng để vận dụng vào hoạt động cung ứng dịch vụ logistics và vận tải tại các doanh nghiệp dịch vụ logistics, hãng hàng không, công ty xuất nhập khẩu, công ty vận tải đa phương thức, cơ quan hải quan, cơ quan thuế
+ Về kỹ năng: Cử nhân Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có năng lực phối hợp hoạt động theo nhóm và khả năng hoạt động độc lập, tự chủ; phong cách làm việc chuyên nghiệp; thành thạo kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề chuyên môn; bảo đảm hoạt động một cách có hiệu quả trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo; biết phát triển kỹ năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, vận hành hệ thống logistics và quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp; có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả trong môi trường năng động, đa văn hóa và có tính cạnh tranh cao
+ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cử nhân Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, tinh thần cầu thị, chủ động sáng tạo, có ý thức và năng lực hợp tác trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao
-Vị trí và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Cử nhân Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có thể làm việc tốt ở các vị trí sau: lập kế hoạch, tổ chức vàđiều phối hoạt động logistics và chuỗi cung ứng tại các nhà máy sản xuất; các tập đoàn bán lẻ, các công ty toàn cầu; các vị trí việc làm tại các công tycung ứng dịch vụ logistics, các doanh nghiệp vận tải biển, đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, các đại lý hàng không, đại lývận tải, cảng biển, ICD, cảng hàng không và bất kỳ doanh nghiệp/tổ chức nào có ứng dụng logistics trong các hoạt động; các cơ quan quản lý nhà nước tại trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về hoạt động logistics và quản lý chuỗi cưng ứng
* Chương trình đào tạo:
- Đại học và Cao đẳng: Các trường đại học và cao đẳng thường cung cấp chương trình cử nhân hoặc bằng cao học trong ngành Logistics hoặc Supply Chain Management Chương trình này tập trung vào các môn học như quản lý vận chuyển, quản lý kho hàng, quản lý chuỗi cung ứng, kế hoạch sản xuất và quản lý dự án
- Chứng chỉ và khóa học ngắn hạn: Ngoài chương trình đại học và cao đẳng, cũng có các khóa học ngắn hạn và chứng chỉ về logistics được cung cấp bởi các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp Các khóa học như này thường tập trung vào các kỹ năng cụ thể như quản lý kho hàng, vận tải, quản lý rủi
ro, và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý logistics
Trang 14- Chương trình học trực tuyến: Có nhiều chương trình đào tạo logistics có sẵn trực tuyến, đặc biệt dành cho những người làm việc hoặc muốn học tậptại nhà Những chương trình này thường được thiết kế linh hoạt về thời gian và giúp học viên có thể tự quản lý việc học tập của mình.
- Trung tâm đào tạo nghề: Nếu bạn quan tâm đến các kỹ năng cụ thể về logistics như lái xe xe tải hoặc quản lý kho hàng, có thể tìm kiếm các trungtâm đào tạo nghề để học các khóa học thực hành và nhận chứng chỉ
* Chuẩn đầu ra:
- Khả năng vận dụng kiến thức tổng quan về Logistics và chuỗi cung ứng để khai thác các nguồn lực trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh
- Khả năng chuyên sâu về Logistics như: Đóng gói, lưu kho, giao nhận, vận tải, bảo hiểm… để giải quyết các vấn đề sản xuất kinh doanh
- Khả năng phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề về sản xuất kinh doanh
- Khả năng điều tra nghiên cứu, thực nghiệm và khai thác thông tin từ các nguồn khác nhau đề đề ra các giải pháp trong sản xuất kinh doanh
- Khả năng phát triển kỹ năng cá nhân, rèn luyện thể chất và thái độ làm việc chuyên nghiệp, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh
- Khả năng lãnh đạo và làm việc hiệu quả với nhóm đa tính cách, đa văn hóa
- Thiết kế được các hệ thống sản xuất kinh doanh phức hợp trong lĩnh vực dịch vụ Logistics
- Triển khai và quản lý các dự án sản xuất kinh doanh phức hợp trong lĩnh vực dịch vụ Logistics
- Vận hành và quản lý vận hành hệ thống kinh doanh phức hợp tronglĩnh vực dịch vụ Logistics
- Hình thành ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực logistics
- Khả năng phát triển năng lực hội nhập quốc tế, học tập suốt đời
- Khả năng giải quyết các vấn đề theo đạo đức nghề nghiệp
- Khả năng ứng dụng tin học, công nghệ mới trong quản trị văn phòng;
- Khả năng sử dụng tiếng anh giao tiếp, dịch thuật các tài liệu liên quan đế lĩnh vực chuỗi cung ứng và logistics
* Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
- Chuyên viên kinh doanh tại các công ty kinh doanh dịch vụ Logistics
- Chuyên viên tại bộ phận Logistics của các doanh nghiệp nghiệp sản xuất
và kinh doanh thương mại