Và khi đó thì Nhà nước chủ nô mới chính thức sử dụng danh từ "dân chủ ".Có nghĩa là Nhà nước dân chủ chủ nô có “quyền lực của nhân dân.” Nhưng dân ở đây theo quy định lập ra của Luật phá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-BÀI TẬP LỚN Học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Đề tài nghiên cứu: Dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa
Liên hệ thực tiễn Việt Nam
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN MINH HẰNG
Lớp học phần :
:
Chủ nghĩa xã hội khoa học_Tài chính DN CLC 64A_AEP (123)_02
Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2023
M Ụ C L Ụ C
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
I LÍ THUYẾT VỀ DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 4
1 Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ 4
1.1 Quan niệm về dân chủ 4
1.2 Sự ra đời và phát triển của dân chủ 6
2 Dân chủ xã hội chủ nghĩa 6
2.1 Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 6
2.2 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 7
II LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TẠI VIỆT NAM 8
1 Những kết quả đạt được trong việc thực hiện dân chủ tại Việt Nam 8
1.1 Dân chủ trong tổ chức, chính trị 8
1.2 Dân chủ trong xã hội 10
1.3 Dân chủ trong kinh tế, giáo dục-đào tạo 10
2 Những bất cập, khó khăn khi tiếp tục xây dựng nền chủ nghĩa xã hội của Việt Nam và những giải pháp đề xuất 11
2.1 Khó khăn 11
2.2 Giải pháp 12
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 3Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ” Đánh giá cao vị trí, vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, Người nhấn mạnh: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) mà Đảng, Nhà nước ta xây dựng là nền dân chủ đối với quảng đại quần chúng nhân dân
“Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ từ Trung ương đến khu, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào đều phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân”, “Việc gì có lợi cho dân thì phải làm cho bằng được”, “Việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”
Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội mà toàn Đảng, toàn dân đã, đang và sẽ tiếp tục xây dựng Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định tầm quan trọng của nền dân chủ XHCN với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước Qua bài tiểu luận với chủ đề: “Dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa, liên hệ thực tiễn Việt nam”, em sẽ củng cố thêm cho mình lý thuyết về dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa và từ đó góp phần liên hệ với nền dân chủ ở Việt Nam
Tuy em đã cố gắng hoàn thiện nhưng những sơ sót trong bài là không thể tránh khỏi Vì vậy, kính mong thầy sẽ góp ý để bài của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn
NỘI DUNG
I LÍ THUYẾT VỀ DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Trang 41 Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ
1.1 Quan niệm về dân chủ
Sơ lược lịch sử của vấn đề dân chủ:
Từ thời Hy Lạp cổ đại, khi đã có ngôn ngữ và chữ viết thông dụng thì việc “lập
và phế” là quyền và sức lực của dân Đến khi xã hội chiếm hữu nô lệ ra đời, giai cấp chủ nô đã thành lập ra Nhà nước, và lấy tên là Nhà nước dân chủ – tức là Nhà nước dânchủ chủ nô thống trị lực lượng người lao động (giai cấp nô lệ) Và khi đó thì Nhà nước chủ nô mới chính thức sử dụng danh từ "dân chủ ".Có nghĩa là Nhà nước dân chủ chủ nô có “quyền lực của nhân dân.” Nhưng dân ở đây theo quy định lập ra của Luật pháp do giai cấp chủ nô quy định gồm giai cấp chủ nô, tăng lữ, thương gia, một
số tri thức và người tự do, còn đại đa số nhân dân trở thành nô lệ thì không được gọi
là dân.Về thực chất, đây chính là giai cấp tư hữu, áp bức bóc lột đầu tiên lập ra Nhà nước đã dùng Pháp luật và Nhà nước đó để lạm dụng khái niệm dân chủ và chiếm mất quyền lực thực sự của nhân dân lao động Sau hàng ngàn năm, rất nhiều Nhà nước và nhiều giai cấp lần lượt được hình thành nhưng bản chất vẫn là những giai cấp chiếm mất quyền lực của nhân dân lao động như giai cấp phong kiến, tư sản, chế độ dân chủ
tư sản
Đến khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (1917) thắng lợi, đã bắt đầu 1 thời đại mới - một thời đại thực sự của nhân dân lao động Họ giành chính quyền, tư liệu sản xuất Họ đã có được quyền dân chủ một cách thực sự và đã lập ra Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa, thiết lập một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa để thực hiện quyền lực của nhân dân Tóm lại, nhân loại từ lâu đã có nhu cầu và bước đầu thực hiện dân chủ và có quan niệm về dân chủ, đó là việc thực thi quyền lực của dân
Quan niệm chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ:
Từ việc nghiên cứu các chế độ dân chủ trong lịch sử và thực tiễn lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, dân chủ là sản phẩm và là thành quả của quá trình đấu tranh giai cấp cho những giá trị tiến bộ của nhân loại, là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền, là một trong những nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội
Tựu trung lại, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin dân chủ có một số nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về phương diện quyền lực, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân,
là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, là nhu cầu khách quan của con người phản ánh
Trang 5những giá trị nhân văn, là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân chống lại
áp bức bóc lột, bất công Dân chủ là quyền lợi của nhân dân - quyền dân chủ được hiểu theo nghĩa rộng Quyền lợi căn bản nhất của nhân dân chính là quyền lực nhà nước thuộc sở hữu của nhân dân, của xã hội; bộ máy nhà nước phải vì nhân dân, vì xã hội mà phục vụ Và do vậy, chỉ khi mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì khi
đó, mới có thể đảm bảo về căn bản việc nhân dân được hưởng quyền làm chủ với tư cách một quyền lợi
Thứ hai, trên phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị, dân chủ là
một hình thức hay hình thái nhà nước, là chính thể dân chủ hay chế độ dân chủ
Thứ ba, trên phương diện tổ chức và quản lý xã hội, dân chủ phản ánh trình độ
phát triển của cá nhân và cộng đồng trong quá trình giải phóng xã hội, chống áp bức bất công, nô dịch và tiến tới tự do, bình đẳng Theo nghĩa này thì dân chủ có giá trị nhân văn rất lớn, nó sẽ tồn tại lâu dài trong xã hội, kể cả khi giai cấp và nhà nước mất đi
Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin và điều kiện cụ thể của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển dân chủ theo hướng:
Dân chủ trước hết là một giá trị nhân loại chung Khi coi dân chủ là một giá trị
xã hội mang tính toàn nhân loại, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Dân chủ là dân
là chủ và dân làm chủ Người nói: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” Khi coi dân chủ là một thể chế chính trị, một chế độ xã hội, Người khẳng định: “Chế độ ta là chế độ dân chủ tức là nhân dân là người chủ, mà Chính phủ là người đầy tớ trung thành của nhân dân” Rằng, “chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền do người dân làm chủ”; và một khi nước ta đã trở thành một nước dân chủ, “chúng ta là dân chủ” thì dân chủ là “dân làm chủ” và “dân làm chủ thì Chủ tịch,
bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác làm đầy tớ Làm đầy tớ cho nhân dân, chứ không phải là quan cách mạng” Dân chủ có nghĩa là mọi quyền hạn đều thuộc về nhân dân Dân phải thực sự là chủ thể của xã hội và hơn nữa, dân phài được làm chủ một cách toàn diện: Làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội và làm chủ chính bản thân mình, làm chủ và sở hữu mọi năng lực sáng tạo của mình với tư cách chủ thể đích thực của xã hội Mặt khác, dân chủ phải bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh
tế - xã hội, từ dân chủ trong kinh tế, dân chủ trong chính trị đến dân chủ trong xã hộiv
à dân chủ trong đời sống văn hóa - tinh thần, tư tưởng, trong đó hai lĩnh vực quan trọng hàng đầu và nồi bật nhất là dân chủ trong kinh tế và dân chủ trong chính trị Dân chủ trong hai lĩnh vực này quy định và quyết định dân chủ trong xã hội và dân chủ trong đời sống văn hóa – tinh thần, tư tưởng Không chỉ thế, dân chủ trong kinh tế
và dân chủ trong chính trị còn thể hiện trực tiếp quyền con người (nhân quyền) và
Trang 6quyền công dân (dân quyền) của người dân, khi dân thựcsự là chủ thể xã hội và làm chủ xã hội một cách đích thực
Từ những cách tiếp cận trên, dân chủ có thể hiểu: Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người; là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền; có quả trình ra đời, phát triển cùng với lịch sử xã hội nhân loại
1.2 Sự ra đời và phát triển của dân chủ
Với tư cách là một hình thái nhà nước, một chế độ chính trị thì trong nhân loại,cho đến nay có ba nền (chế độ) dân chủ Nền dân chủ chủ nô, nền dân chủ tư sảnvà nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.Trong chế độ cộng sản nguyên thủy đã xuất hiện hình thức manh nha của dân chủmà Ph Ăngghen gọi là “dân chủ nguyên thủy” hay còn gọi là “dân chủ quân sự” Nền dân chủ chủ nô được tổ chức thành nhà nước với
đặc trưng là dân tham gia bầu ra Nhà nước Cùng với sự tan rã của chế độ chiếm hữu
nô lệ, lịch sử xã hội loài người bước vào thời kỳ đen tối với sự thống trị của nhà nước chuyên chế phong kiến, chế độ dân chủ chủ nô đã bị xóa bỏ thay vào đó là chế độ độc tài chuyên chế phong kiến Cuối thế kỷ XIV – đầu XV, giai cấp tư sản với những tư tưởng tiến bộ về tự do, công bằng, dân chủ đã mở đường cho sự ra đời của nền dân chủ tư sản Chủ nghĩa Mác – Lênnin chỉ rõ: Dân chủ tư sản ra đời là một bước tiến lớn của nhân loại với những giá trị nổi bật về quyền tự do, bình đẳng, dân chủ Tuy nhiên, trên thực tế, nền dân chủ tư sản vẫn là nền dân chủ của thiểu số Khi cách mạng
xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi (1917), nhà nước công – nông hay còn gọi là nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời, nền dân chủ vô sản được xây dựng, thực hiện quyền lực của đại đa số nhân dân
2 Dân chủ xã hội chủ nghĩa
2.1 Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, đấu tranh cho dân chủ là một quá trình lâu dài, phức tạp và giá trị của nền dân chủ tư sản chưa phải là hoàn thiện nhất, do đó, tất yếu xuất hiện một nền dân chủ mới, cao hơn nền dân chủ tư sản và đó chính là nền dân chủ vô sản hay còn gọi là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Nền dân chủ vô sản hay còn gọi là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được hình thànhtừ cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp và Công xã Paris từ những năm 1871, mãi đến sau cuộc Cách mạng tháng Mười Nga mới chính thức được xác lập Quá trình phát triển chủ nghĩa xã hội là từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, có sự kế thừa một cách có chọn lọc giá trị của nền dân chủ trong lịch sử Nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là không ngừng mở rộng dân chủ, nâng cao mức độ giải phóng cho những người lao động, thu hút họ tham gia tự giác vào công việc quản
Trang 7lý nhà nước, quản lý xã hội Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác-Lênin lưu ý đây là quá trình lâu dài, khi xã hội đã đạt dến trình độ phát triển rất cao, xã hội không còn sự phân chia giai cấp, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa đạt tới mức độ hoàn thiện, khi đó, dân chủ xã hội chủ nghĩa với tư cách là một chế độ nhà nước cũng tiêu vong, không còn nữa Tóm lại, có thể hiểu dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ có trong lịch sử nhân loại, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ, dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng, được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tuy nhiên, cho đến nay, sự ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mới chỉ trong một thời gian ngắn, một số nước như Việt Nam có xuất phát điểm về kinh tế, xã hội, rất thấp, lại thường xuyên bị kẻ thù tấn công, gây chiến tranh Do vậy, mức độ dân chủ đạt được hiện nay còn nhiều hạn chế
Để chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thực sự quyền lực thuộc về nhân dân, ngoài yếu
tố giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng Cộng sản, đòi hỏi cần nhiều yếu tố khác như trình độ dân trí, xã hội công dân, việc tạo dựng cơ chế pháp luật đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền làm chủ nhà nước và quyền tham gia vào các quyết sách của nhà nước, điều kiện vật chất thực thi dân chủ
2.2 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Theo Lênin đã từng khẳng định: Dân chủ trong chủ nghĩa xã hội bao quát tất cả các mặt của đời sống xã hội Trong quá trình phát triển, tiến hóa của dân chủ, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được xem là đỉnh cao Theo đó, bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có 4 nội dung sau:
Bản chất về chính trị: Là sự lãnh đạo về mặt chính trị của giai cấp công nhân
trong việc thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân trên mọi lĩnh vực, thông qua Đảng Cộng sản đối với toàn xã hội Quyền lực này của giai cấp công nhân được thể hiện ở các quyền dân chủ, làm chủ, quyền con người
Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động là những người làm chủ những quan hệ chính trị trong xã hội Họ có quyền giới thiệu các đại biểu tham gia vào bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng bộ máy và cán bộ, nhân viên nhà nước Quyền được tham gia rộng rãi vào công việc quản lý nhà nước của nhân dân chính là nội dung dân chủ trên lĩnh vực chính trị
Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc Do vậy, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa khác về chất
so với nền dân chủ tư sản ở bản chất giai cấp (giai cấp công nhân và giai cấp tư sản);
Trang 8ở cơ chế nhất nguyên và cơ chế đa nguyên; một đảng hay nhiều đảng; ở bản chất nhà nước (nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền tư sản)
Bản chất về kinh tế: Là việc thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ
yếu và việc thực hiện chế độ phân chia lợi ích chủ yếu theo kết quả lao động Bản chất là được bộc lộ một cách đầy đủ và rõ ràng nhất là qua một quá trình ổn định chính trị, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của đảng và sự quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ của nhà nước xã hội chủ nghĩa Trước hết đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân về các tư liệu sản xuất chủ yếu; quyền làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối, phải coi lợi ích kinh tế của người lao động là động lực cơ bản nhất có sức thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Bản chất về văn hóa: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa kế thừa, phát huy những
tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc Nhân dân chính là người làm chủ những giá trị văn hóa tinh thần, có quyền được nâng cao trình độ văn hóa và phát triển theo định hướng cá nhân Nhìn chung, dân chủ là thành tựu văn hóa, quá trình sáng tạo và khát vọng về tự do sáng tạo và phát triển của con người
Bản chất về tư tưởng và xã hội: Là sự kết hợp hài hòa trong lợi ích giữa các
cá nhân, tập thể với lợi ích của toàn xã hội Đồng thời, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng lấy nền tảng là hệ tư tưởng Mác Lênin và hệ tư tưởng của giai cấp công nhân với mọi hình thái ý thức xã hội Để thực hiện được theo nền dân chủ này, điều kiện tiên quyết là bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Với những bản chất nêu trên, dân chủ xã hội chủ nghĩa trước hết và chủ yếu được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là kết quả hoạt động
tự giác của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ có được với điều kiện kiên quyết là bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản.
II LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TẠI VIỆT NAM
1 Những kết quả đạt được trong việc thực hiện dân chủ tại Việt Nam 1.1 Dân chủ trong tổ chức, chính trị
Sau hơn 30 năm đổi mới, càng ngày Đảng ta càng nhận thức sâu sắc hơn mức
độ quan trọng và vai trò thiết yếu của xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, khẳng định dân chủ là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới; đồng thời, nhận thức đầy đủ hơn về tính khách quan thực hiện dân chủ, nhất là các hình thức dân chủ trực tiếp trong tình hình mới
Trang 9Đảng ta luôn xác định thực thi dân chủ trong toàn Đảng có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển dân chủ trong tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị gắn với dân chủ hóa toàn bộ đời sống xã hội, có dân chủ mới có đồng thuận xã hội, có đồng thuận xã hội mới tạo ra sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Trong đại hội đảng các cấp, trong các hội nghị của Đảng, mỗi đảng viên đều có quyền thảo luận, bàn bạc, tham gia các công việc của Đảng, phê bình, chất vấn các cán bộ, đảng viên khác, được trình bày hết ý kiến của mình, có quyền bảo lưu ý kiến hoặc đề xuất ý kiến lên các cơ quan cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Các nghị quyết và quyết định bên trong tổ chức của Đảng được thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số Việc bầu cử trong Đảng đều được tiến hành dân chủ theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, không
gò ép, áp đặt Đặc biệt, trong các nhiệm kỳ gần đây, việc thực hành dân chủ trong Đảng tiếp tục được bổ sung bằng những quy chế, quy định chặt chẽ hơn, như quy định
Bộ Chính trị báo cáo công việc và hoạt động của mình trước mỗi kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương, ban thường vụ báo cáo công việc và hoạt động của mình trước mỗi kỳ họp cấp ủy, cấp ủy báo cáo trước tổ chức đảng hoặc cơ quan bầu ra mình; quy định thời gian tiến hành tự phê bình và phê bình, tổ chức quần chúng phê bình và bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ, đảng viên từ cơ quan cao nhất đến tổ chức cơ sở Việc phát huy dân chủ thể hiện trong những tổ chức nhà nước có nhiều biến chuyển, tiến bộ tích cực Quốc hội có những đổi mới quan trọng, từ bầu cử đại biểu Quốc hội đến hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động, làm tốt hơn chức năng lập pháp, công tác giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước Quốc hội hoạt động ngày càng dân chủ, hiệu quả Nhằm nâng cao chất lượng của tất cả các văn bản pháp luật, Quốc hội đã có nhiều hình thức để lấy ý kiến góp ý, như tổ chức hội thảo, tọa đàm, phát phiếu Trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội luôn luôn tổ chức các buổi tiếp xúc cử tri để có thể nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri cả nước Sau các buổi lấy ý kiến và tiếp xúc đều tổng hợp, phân tích những kiến nghị thực tế và xác đáng để yêu cầu Chính phủ chỉ đạo giải quyết kịp thời theo thẩm quyền Những khóa gần đây, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn giải đáp các thắc mắc tại các kỳ họp Quốc hội, hội đồng nhân dân diễn ra thật sự sôi nổi, dân chủ, phát huy được trách nhiệm của đại biểu, được nhân dân cả nước cùng ghi nhận Định
kỳ, Quốc hội, hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh
do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín Phát huy dân chủ của Chính phủ tiếp tục có những đổi mới trong hoạch định chính sách, quản lý vĩ mô, chỉ đạo điều hành tổ chức thực hiện Ý thức, trách nhiệm thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng thành các văn bản pháp luật được đề cao Đặc biệt, chính quyền ở các cấp đã có rất nhiều tiến bộ trong hoạt động tổ chức tiếp dân, đối thoại với công dân và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân Đối với công tác
tổ chức cán bộ theo diện quản lý với phân cấp của Đảng đều phải được tập thể ban cán
Trang 10sự đảng thực hiện thảo luận dân chủ, bỏ phiếu kín và quyết định theo kết quả đa số Các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp luôn luôn tạo điều kiện và phát huy các chức năng tuyên truyền, định hướng dư luận của những phương tiện truyền thông, như báo viết, báo nói, báo hình, báo mạng Nhiều văn bản tạo cơ sở pháp lý phát huy quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân được Quốc hội thông qua, như Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên, Luật Trưng cầu ý dân
1.2 Dân chủ trong xã hội
Nhờ có những chủ trương đúng đắn của Đảng, nhờ việc thể chế hóa của Nhà nước về những chủ trương đó nên dân chủ trong xã hội đã có những bước tiến đáng kể:
Một là, nhân dân ta cảm nhận bầu không khí dân chủ hơn, cởi mở hơn trong xã hội Ở cơ sở, người dân đã chủ động bàn bạc, tham gia ý kiến, thực hiện quyền làm chủ, bày tỏ chính kiến của mình; đồng thời, tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng, chính quyền, thể hiện tốt vai trò giám sát đối với cán bộ, đảng viên, thẳng thắn góp ý kiến về hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương
Hai là, quyền công dân, quyền con người được khẳng định rõ ràng trong Hiến pháp năm 2013 Có thể nói, một trong thành tựu quan trọng của đổi mới là nền dânchủ đang được hình thành, đang đóng vai trò là động lực của sự phát triển xã hội
Ví dụ:
Cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trong việc thực hiện QCDC
ở cơ sở: Kế hoạch tuyên truyền thực hiện Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
Kế hoạch của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân đã được các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Thực hiện dân chủ trực tiếp của nhân dân qua việc đi bầu cử với 99,6% tỉ lệ cử tri đi bầu cử So với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, tổng số cử tri của cuộc bầu cử lần này nhiều hơn 2.037.651 cử tri và số lượng cử tri tham gia bỏ phiếu cũng nhiều hơn 2.194.513 cử tri, tỷ lệ cử tri đi bầu cao hơn 0,25% so với nhiệm kỳ trước
Bỏ lệnh cấm kết hôn đồng giới: Trước đây, một trong những trường hợp cấm kết hôn nêu tại Điều 10 Luật Hôn nhânvà Gia đình năm 2000 là việc kết hôn giữa những người có cùng giới tính Nhưng hiệnnay theo khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định như sau: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”
1.3 Dân chủ trong kinh tế, giáo dục-đào tạo