1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của các xu hướng hành vi Đến quyết Định Đầu tư chứng khoán của giới trẻ tại hà nội vai trò Điều tiết của dân trí tài chính

115 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của các xu hướng hành vi Đến quyết Định Đầu tư chứng khoán của giới trẻ tại hà nội vai trò Điều tiết của dân trí tài chính
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thúy, Trần Thu Huyền
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng
Thể loại Báo cáo tổng kết
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 10,52 MB

Nội dung

Mặc dù mới xuất hiện trong hơn hai thập kỷ gân đây, lý thuyết tài chính hành vi đã đóng góp quan trọng trong việc giải thích các hành vi không đồng nhất với kỳ vọng hợp lý, các thiên lệc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

BAO CAO TONG KET

DE TAI THAM GIA GIAI THUONG

“SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HQC” NAM 2024

Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội Chuyên ngành thuộc lĩnh vực

khoa học và công nghệ: Tài chính Ngân hàng

Hà Nội, Tháng 3/2024

Trang 2

LOI CAM DOAN

Trang 3

1

LỜI CÁM ƠN

Trang 4

1H

MỤC LỤC

1.1 Tính cấp thiết của đề tài - << se tExt vevss reEEeersseegvreersce 1

1.2 Tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu -s-° s= 5 1.2.1 Tông quan nghiên cứu - 5s 2s 2121221211 11211112111111111 112111111 1 ra 5 1.2.2 Khoảng trống nghiên cứu -s- Ss 211122121 511211112111111211 1111111211112 xe 13 1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiễn CỨU 55G 5 s3 355 113558 14 1.3.1 Mục tiêu nghiÊn cứu .- - c1 2211121112111 1211 1511181111811 1811118111181 rà 14 IEXSAe i00) na 14 1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu -2-s- < «s2 ec<es 15 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu - +2 1111511111111 11 111 1111 1112111101211 xe 15 1.4.2 Pham vi nghién cứu c1 22 1221111211123 1151111511181 1 1811118118111 18 k2 15

1,5 KEt clu dG tain cscccsssscssescsscscsssecssveccssescsssccasscsasscsessescaneccanecsaneceascanceasceaceeseeasees 15

2.1.1 Khái niệm thị trường chứng khoán 5:2 222 2222222212321 1222335222 2+2 16

2.1.2 Đặc điểm thị truong chig khoat ccc eesesessesessessesseesesseseeeseseees 16

2.1.3 Vai trò của thị trường chứng khoán 5:2 222 2222222212322 222E++zzzxx+2 17 2.1.4 Khái niệm quyết định đầu tư chứng khoán - + sc2scE12E2E2 E2 2z e£ 17 2.2 Tài chính hành Vi - o o co co 00 0.000 0.03 9005000805 5618050 5850090509965 0050 18

2.2.1 Lý thuyết về tài chính hành vi 5 s11 S11115211111 1211 11111 1E Hye 18 2.2.2 Thiên kién man thre cccceecsecseeeseesseeseeseecseesseesstessteessensessees 19 2.2.3 Thiên kiến cảm XÚC 2: 222 222222222221222112211221112711271111212 1 tr 20

2.2.4 Tài chính hành vi ở châu Á .¿- 2222222222222 221222122212 5312232222222 2e 22

2.3.1 Kién thite tai Chink ccc ccseeseecssessseeeseessessteeestesseetesetstiestensesses 24

Trang 5

IV

3.1 Quy trình nghiên CỨU - SG 5 55s 933 55555 S5555555555585.5559 585.5555505 55059 56 28

3.2.1 Mô hình nghiên cứu .- L2 2 2220112111121 1 1521112111151 11581 1111122111 2á 30

3.3.2 Phương pháp nghiên cứỨu - - - L 2 2201220112111 121 1151115111181 1 1812311 neo 34 3.3.3 Cách thức thu thập và xử lý dữ liệu - Q2 0 2211211121121 1 2212k re 35 3.4 Nghiên cứu định Ïượng d so s3 9S 9.9 T010 10 v1 90 19m 36 3.4.1 Mục dich va quy trite ccc 221121112211 121 111511111511 111512111112 211 1tr Hà 36 3.4.2 Phương pháp nghiên cứu - 2c 2 1020122201121 1 1121111211151 1 118111581111 37 3.4.3 Xây dựng thang ổo - L2 1 201122111211 1121115211 181111 01112211115 28111 11g rà 39 Chương 4: Kết quả nghiên cứu s- 2s se se Ezs seEsexersereersererserr 44 4.1 Thực trạng đầu tư vào thị trường chứng khoán của giới trẻ trên địa bàn

4.5.1 Phân tích nhân tố khám pha EFA cho biến d6c lap cccccccccsceeseseeeeeeseee 59 4.5.2 Phân tích nhân tố khám pha EFA cho biến phụ thuộc - ¿5222252 62

4.6.1 Phân tích tương quan Pearson 2 1 2 222122011322 21 1111511 1111155111 rsey 63

4.6.2 Mô hình hồi quy tuyến tính - s11 E111 1111111711511 11111 1tr gu 64

4.6.3 Kiếm tra sự vi phạm các giả định mô hình hỗi quy: 55s szszczzs2 66

Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và hàm ý một số chính sách 76

Trang 6

5.1.1 Ảnh hưởng của các thành kiến hành vi đến các quyết định đầu tư 76 5.1.2 Ảnh hưởng điều tiết của dân trí tài chính trong tác động của hành vi bầy đàn đến quyết định đầu tư s S111 111121121 2112111121111111111 1121211 tre ng 77

5.2.1 Đối với các cá nhân - ¿2222222 2221222112111271127111271127112112121 re 78

5.2.2 Đối với trường học và các cơ Sở g1áo dỤC 2 2 nọ 2.11 s22 xo 80 5.2.3 Đối với các công ty chứng khoán s5 S1 111 1111112111171 121 1 te 81

5.2.4 Doi voi Chink phth ccccccccccccccecsescssesesesecsesecsesscsessesssesevsesseseversevsvavseees 85

5.3 Những hạn chế của đề tài và hướng phát triển tiếp CO 0S 0S 87

5.3.1 Hạn chế của đề tài 2: 22:22 22212221122112211127112111111121121111 21 re 87

5.3.2 Hướng phát triển tiếp theo 5:1 1 111111111111 E11117112121121111211111 111 re 88

Trang 7

vi

DANH MUC TU VIET TAT

DANH MUC BANG

DANH MỤC HÌNH

Trang 8

CHUONG 1: GIOI THIEU CHUNG

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo Zuravicky (2005), thị trường chứng khoản là một thị trường tại đó cô phiếu được mua và bán Trong một nên kinh tế, bên cạnh vai trò là nguồn đầu tư tài chính, thị trường chứng khoán còn thực hiện chức năng như một cơ chế báo hiệu cho các nhà quản lý về các quyết định đầu tư và là chất xúc tác cho quản trị doanh nghiệp Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán được biết đến là kênh hiệu quả nhất đề tăng vốn của công ty (Zuravicky, 2005) Ngoài ra, thị trường chứng khoán có thể thúc đây sự phát triển của một nền kinh tế thông qua việc phân bổ nguồn lực hiệu quả và sử dụng tốt hơn các nguồn lực (Qamruzzaman & Wei, 2018) Do đó, tầm quan trọng và ảnh hưởng của thị trường chứng khoán đối với sự phát triển của một nền kinh tế không thể phủ nhận Chính phủ Việt Nam chủ trương thành lập thị trường chứng khoán đề hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn đài hạn cho sản xuất và kinh doanh (HOSE, 2010) Tuy

nhiên, tại thời điểm thành lập, thị trường chứng khoán vẫn còn là một điều gì đó quá

xa lạ và mơ hồ đối với hầu hết người dân Việt Nam (HOSE, 2010)

Với bề dày hơn 20 năm hình thành và phát triển, đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết tháng 3/2023, giá trị vốn hóa trên 3 sàn giao dịch chứng khoán là 5,48 triệu tỷ đồng, tương đương 82,15% GDP

cả nước, và tăng 4,86%% so với cuối năm 2022 Cau tric thi trường cũng được hoàn thiện với đủ ba loại hàng hoá gồm cô phiếu, trái phiếu, và công cụ phái sinh (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, 2023) Bất chấp nhiều biến động, theo số liệu của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký 39.802 tài khoản trong tháng 3/2023, qua đó đưa quy mô tài khoản giao dịch toàn thị trường lần đầu vượt mức 7,03 triệu Trong đó, số tài khoản nhà đầu tư trong nước là hơn 6,99

triệu Số tài khoản nhà đầu tư nước ngoài là 43.279 Với hơn 7 triệu tài khoản - tương

đương khoảng 7% dân số, con số này đã vượt xa mục tiêu có 5% dân số đầu tư chứng khoán vào năm 2025 trong đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và bảo hiểm

Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, các phương tiện truyền thông như Youtube, Facebook, Tiktok , phần lớn các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường là những người trẻ tuổi vì họ đễ dàng nắm bắt được cách thức cũng như tin tức

về đầu tư tài chính Công ty Chứng khoán VPS cho hay, giới trẻ, đặc biệt những bạn

có kiến thức về tài chính đã sớm tìm hiệu về chứng khoán, đầu tư vào chứng khoán và coi đây là một trong những kênh đầu tư tiềm năng, gia tăng lợi nhuận trong tương lai Đây cũng là lý do Công ty dành sự quan tâm rất lớn đến nhóm khách hàng tiềm năng này Cụ thể, trong tháng đầu tiên triển khai gói tài khoản “Nhà đầu tư trẻ”, Công ty Chứng khoán VPS đã có thêm 15.000 khách hàng mới Tại Công ty Chứng khoán

Trang 9

2

Pinetree, riêng trong tháng 8/2021, số tài khoản mở mới tăng gấp bốn lần, trong đó nhóm khách hàng sinh năm 1996 trở về sau chiếm tỷ trọng lớn (VnExpress, 2021) Đây là dấu hiệu cho thấy giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là sinh viên, đang ngày càng quan tâm đến việc tham gia, trải nghiệm đầu tư chứng khoán dựa trên lợi thế tiếp cận công nghệ cao từ sớm

Đối với giới trẻ, chứng khoán không chỉ là một phương tiện đầu tư đề kiếm lời

và tạo thu nhập cá nhân Nó còn là một cơ hội để trải nghiệm thực tế, xây dựng kỹ năng và hiểu biết sâu hơn vẻ thị trường tài chính Bằng cách tham gia vào giao dịch chứng khoán, các bạn trẻ có thê rèn luyện tư duy tính toán, phản ứng nhanh nhạy trong việc đánh giá và quản lý rủi ro Tuy nhiên, để đầu tư thành công trong chứng khoán, giới trẻ cũng cần phải cập nhật thong tin vé thị trường tài chính cũng như những biến động kinh tế toàn cầu Điều này giúp họ có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về ngành công nghiệp, doanh nghiệp cũng như tỉnh hình kinh tế - xã hội nói chung Một trong những ưu điểm lớn của việc đầu tư chứng khoán đối với giới trẻ là tính thanh khoản cao và không yêu cầu vốn lớn Chỉ cần một số tiền nhỏ, các bạn trẻ đã có thé bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán và tích lũy kinh nghiệm từ các giao dịch thực

tế Điều này không chỉ mang lại cơ hội sinh lời mà còn giúp họ xây dựng nền tảng kiến thức và kỹ năng quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân và tương lai sự nghiệp

Trong hơn 20 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển đáng kế với sự gia tăng về số lượng cô phiếu niêm yết và giá trị giao dịch Tuy nhiên, sự hiểu biết về hành vi đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trẻ và các yếu tố ảnh hướng đến quyết định đầu tư của họ vẫn còn rất hạn chế Các yếu tố hành vi là các yếu tô tâm lý bao gồm cảm xúc và nhận thức, đóng vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định của các nhà đầu tư (Waweru và cộng sự., 2008) Những lý thuyết này cho rằng các nhà đầu tư lý trí tối đa hóa lợi nhuận của họ bằng cách tuân theo các quy tắc tài chính cơ bản và đưa ra quyết định đầu tư về việc cân nhắc lợi nhuận Tuy nhiên, mức độ chấp nhận rủi ro của các nhà đầu tư phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân và thái độ của họ đối với rủi ro (Maditinos và cộng sự., 2017) Mặc dù mới xuất hiện trong hơn hai thập kỷ gân đây, lý thuyết tài chính hành vi đã đóng góp quan trọng trong việc giải thích các hành vi không đồng nhất với kỳ vọng hợp lý, các thiên lệch trong hành vi của nhà đầu

tư, và các hành vi "đầu tư theo tâm lý bầy đàn" trên các thị trường như thị trường hàng hóa, thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ Lý thuyết này cũng giúp phân tích hiện tượng "bong bóng" trên các thị trường này, đặc biệt là tại các thị trường mới nỗi như thị trường chứng khoán Việt Nam Các nghiên cứu, như công trình của Hersh Shefrin (2005), đã chỉ ra rằng lý thuyết tài chính hành vi có thê cung cấp cơ sở khoa học để điều chỉnh các mô hình định giá, bao gồm cả định giá chứng khoán va san phẩm phái sinh, và áp dụng trong lý thuyết quản trị công ty hoặc đề giải thích sự tương tác giữa các thị trường khác nhau Điều này nhấn mạnh vai trò quan trọng của lý

Trang 10

3

thuyết tài chính hành vi không chỉ trong việc hiểu hành vi của các cá nhân trên thị trường mà còn trong việc phát triển các công cụ và mô hình để đự đoán và quản lý rủi

ro trên các thị trường tài chính

Do đó, cần phải tìm hiểu các yếu tô hành vi tác động đến quá trình ra quyết định của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán hiện tại để giúp các nhà đầu tư cũng như các công ty chứng khoán đưa ra dự đoán và quyết định tốt hơn cho kinh doanh của họ Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về hành vi của nhà đầu tư trên cơ sở các

lý thuyết của tài chính hành vi cũng sẽ giúp các cơ quan quản lý và điều tiết thị trường chứng khoán có các chính sách quản lý hợp lý và thực thi đúng thời điểm dé đảm bao

su phat triên bền vững của thị trường Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây về việc ra quyết định đầu tư đã cung cấp các hướng dẫn phù hợp cho các nhà đầu tư để đưa ra quyết định sáng suốt tại các nước phát triển (Dima và cộng sự., 2018) Như vậy, cần kiểm tra các yếu tô ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhà đầu tư trong một môi trường đang phát triển như Việt Nam bởi vì kiến thức về tác động tiềm tàng của các yếu tố đó giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định sáng suốt trong tình hình biến động cao của giá cô phiếu (Greenberg & Hershfield, 2019) Bên cạnh đó, Dima và cộng sự (2018) cũng tranh luận rằng các quyết định đầu tư phù hợp có giúp các nhà đầu tư cá nhân gia tăng tích cực đến hiệu quả đầu tư của họ

Trong thời đại hiện nay, việc có hiểu biết và kiến thức về tài chính đang trở nên

vô cùng cấp thiết, không chỉ đối với sự duy trì cân bằng và thịnh vượng kinh tế cá nhân nói riêng mà còn đối với sự ôn định và phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung Đặc biệt đối với các nền kinh tế mới nổi, khi mỗi công dân có hiểu biết về tài chính có thê đóng góp hiệu quả cho sự tăng trưởng kinh tế toàn diện Thái độ và kiến thức tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết hành vi đầu tư tài chính của

cá nhân (Nguyễn Thị Ngọc Miên & Trần Phương Thảo, 2015) Điều này là một vấn đề quan trọng đối với giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước Khi sinh viên tốt nghiệp và đi làm, kiến thức tài chính của họ không chỉ ảnh hưởng tại nơi làm việc mả còn trong gia đình, giữa những người bạn bè, những người đồng trang lứa Nó có sức lan tỏa kiến thức tài chính trong cộng đồng Điều này giúp tạo ra một nền kinh tế vững mạnh và trường tồn theo thời gian

Dựa trên các nghiên cứu từ năm 2000, nhiều khái niệm về dân tri tai chính đã

được tìm ra, cụ thể là được chia làm 5 nhóm: (1) Liên quan đến kiến thức về các khái niệm tài chính; (2) Khả năng truyền đạt thông qua các khái niệm tài chính; (3) Điều tiết nhận thức khả năng quản lý và đầu tư tài chính cá nhân; (4) Kỹ năng đưa ra các quyết định đầu tư tài chính phù hợp và (5) Tự tin trong việc lập kế hoạch một cách hiệu quả cho các nhu cầu đầu tư tài chính trong tương lai Theo như khái niệm được

định nghĩa ở nhóm I, kiến thức là thành phần rõ ràng nhất và phô biến nhất của nhiều

định nghĩa về dân trí tài chính Đề đưa ra quyết định đầu tư một cách hiệu quả, trước hết người ta phải biết một số điều về tiền Tầm quan trọng của kiến thức đã được các

Trang 11

nhân Nhiều tài liệu định nghĩa ngắn gọn như việc người Mỹ có khả năng “đầu tư tài

chính kém” do trình độ tài chính kém (Chen và Volpe, 2002) Hoặc chi tiết như: Khả năng theo dõi nguồn tiền và nghĩa vụ thanh toán, hiểu biết cơ bản về chứng khoán và thị trường, khả năng so sánh các ưu đãi cạnh tranh và lập kế hoạch cho các nhu cầu đầu tư tài chính trong tương lai (Emmons, 2005) Bên cạnh đó, theo như nhóm 4, kỹ năng đưa ra quyết định đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các định nghĩa về dan tri tài chính Các học giả và các chuyên gia khác đã mô tả việc ra quyết định theo nhiều cách: “ra quyết định tài chính thành công” (JumpStart Coalition for Personal Financial Literacy, 2008), “kiến thức cần thiết để đưa ra quyết định sáng suốt” (Rhine và Toussaint Comeau, 2002) va “Dua ra những lựa chọn thông minh” (Finaneial FItness for Life, 2008) là một vài ví dụ Cuối cùng, theo nhóm 5, không phải tất cả các nghiên cứu đều kết hợp sự tự tin trong lập kế hoạch tài chính vào phương trình đo lường về

dân trí tài chính Khi nghiên cứu, khái niệm đã được làm rõ như “hiểu biết về đầu tư và

lập kế hoạch tài chính” (Koenig, 2007) Theo như tổng quan của các nghiên cứu trên,

“Dân trí về tài chính” là sự kết hợp giữa nhận thức, kiến thức, kỹ năng từ đó điều tiết thái độ và hành vi cần thiết cho các quyết định tài chính lành mạnh và cuối cùng đạt được mục tiêu phúc lợi tài chính cá nhân; và tác động đến kinh tế vĩ mô khi một quốc gia cải thiện tiết kiệm trong nước bằng khuyến khích tiết kiệm dựa trên nâng cao đân

trí về tài chính từ mỗi cá nhân (Mahdzan và S Tabiani, 2013)

Kỹ năng tài chính của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng đang được đặt ra thách thức lớn trong bối cảnh tích cực phát triển kinh tế của Việt Nam Ở nhiều nước trên thế giới, việc nhận thức về đầu tư tài chính cá nhân luôn được để cao và có ý nghĩa vô cùng quan trọng Tuy nhiên, ở Việt Nam khái niệm này phần nào vẫn còn xa lạ Việc không biết cách đưa ra quyết định đầu tư tài chính sẽ khiến nhiều người chi tiêu mat

kiêm soát ở thời điểm hiện tại, rồi rơi vào khủng hoảng khi phải vật lộn với các khoản

vay nợ có thể xảy ra trong tương lai Dựa theo nghiên cứu thực hiện bởi tác giả Trần Thanh Thu và cộng sự (2020) về chương trình giáo đục tài chính quốc gia trong bối cảnh số hóa ngành Tài chính, đã chỉ ra răng mức quan tâm và hiểu biết về tài chính của người dân Việt Nam thấp hơn so với hầu hết các nước Châu Á Số liệu chỉ ra rằng số người hiểu biết về tài chính chỉ ở mức trên trung bình, cụ thế là 24%, nhưng có đến 93% người dân Việt Nam lại không có ý định cải thiện (Dougn, 2019) Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu khác, điều đễ nhận thấy: Hành vi chỉ tiêu thay đổi theo đặc điểm

Trang 12

5

của sinh viên, không gắn với giới tính và tương quan yếu với tình hình kinh tế xã hội

(PISA, 2015) Trong năm 2012, tập đoàn VISA đã thực hiện một cuộc khảo sát về nhận thức đầu tư tài chính giữa 28 quốc gia, Việt Nam xếp hạng 26, đứng trên Indonesia và Pakistan Khảo sát cho thấy một phần ba số người được hỏi (33%) ở Việt Nam không lập ngân sách gia đình dé quản lý thu nhập và đầu tư Đánh giá cũng chỉ ra những người ở độ tuôi 18-24 có xu hướng ít lập kế hoạch ngân sách hơn so với những người ở độ tuôi lớn hơn

Có thé thay rang van con rat ít các nghiên cứu trong nước về vấn đề dân trí tài chính ảnh hưởng thể nào đến quyết định đầu tư của sinh viên và còn một số khoảng trống nghiên cứu Nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu hiểu biết về việc đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán cũng như các nhân tổ tác động đến nó Tuy nhiên, hầu hết các đề tài nghiên cứu đều phân tích ở các quốc gia phát triển, nhiều nhân tố còn khác so với Việt Nam Vì vậy, bài nghiên cứu này sẽ tập trung đánh giá sự ảnh hưởng của đân trí tài chính đến mối liên hệ giữa các xu hướng hành vi với quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoản của giới trẻ trên thành phố Hà Nội Đề thực hiện mục tiêu trên, bài nghiên cứu sẽ sử dụng một khái niệm dân trí tài chính thống nhất và hiệu chỉnh cách đo lường cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu Do đó, đề tài “Ảnh hưởng của các xu hướng hành vi đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ tại Hà Nội: Vai trò biến điều tiết của dân trí tài chính” được nhóm tác giả lựa chọn nghiên cứu, nhằm phân tích và tìm hiểu các nhân tố hành ví cũng như vai trò điều tiết của hiểu biết tài chính tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của sinh viên thuộc khối ngành kinh tế và phi kinh tế là thực sự cần thiết Đây sẽ là nguồn bổ sung về cả lý thuyết lẫn thực tiễn cho nhánh nghiên cứu về dân trí tài chính tại Việt Nam cũng như trên thế gidi

1.2 Tong quan nghién cứu và khoảng trồng nghiên cứu

1.2.1 Tông quan nghiên cứu

1.2.1.1 Tổng quan các nghiên cứu thành kiến hành vi ảnh hưởng đến quyết

dinh đầu tư chứng khoán cá nhân

Đề tài nghiên cứu về hành vi ảnh hưởng đến việc ra quyết định của các nhà đầu

tư trên thị trường chứng khoán đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới bởi tính thực tiễn cao Sự phát triển trong nghiên cứu hanh vi tai chính cung cấp một khuôn mẫu cho phép các nhà nghiên cứu khám phá và hiểu rõ hơn

sở thích của các nhà đầu tư Đồng thời, các công trình nghiên cứu cũng khám phá sâu hơn về những thành kiến ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định và khiến cho nhà đầu

tư có thê đi chệch khỏi lý thuyết thị trường hiệu quả và giả định rằng hành vi của các

nhà đầu tư là hợp lý ( Stanyer, 2008).

Trang 13

Những thành kiến trong hành vi làm giảm khả năng phán đoán và khiến các nhà

đầu tư chấp nhận rủi ro mà họ không thừa nhận, có xu hướng giao dịch không hợp lý

và nhiều khi đồ lỗi cho bản thân hoặc người khác nếu kết quả trở nên tôi tệ (Kahneman

& Riepe, 1998 ) Khi phân tích giao dịch của 46.969 tài khoản của các nhà đầu tư cá nhân tại Trung Quốc, Gongmeng và cộng sự (2007) thấy rằng các nhà đầu tư Trung Quốc đưa ra những quyết định giao dịch kém : họ có xu hướng bán những cô phiếu tăng giá chứ không phải những cổ phiếu đã giảm giá, thừa nhận lãi nhưng không thừa nhận thua lỗ Ngoài ra, các nhà đầu tư có vẻ quá tự tin , không đa dạng hóa danh mục đầu tư và giao địch quá thường xuyên Họ có vẻ tin răng lợi nhuận trong quá khứ là biểu hiện của lợi nhuận trong tương lai Do đó, việc xác định và sửa chữa những thành kiến mà nhà đầu tư có xu hướng mắc phải sẽ giúp cho họ cân nhắc kỹ lưỡng và đầu tư tốt hơn trong quá trình ra quyết định Vì vậy, thiên kiến hành vi được coi là một thiếu sót cần được sửa chữa (Shefrin, 2000; Pompian, 2006)

1.2.1.2 Những nghiên cứu về thiên lệch trong nhận thức ảnh hưởng đến quyết định đầu tư

Những thành kiến về nhận thức có thế xuất phát từ việc nhà đầu tư phụ thuộc

vào các phương pháp suy nghiệm dé đưa ra phán đoán khi đối mặt với tình trạng không chắc chắn (Kahneman & Tversky, 1979; Tversky & Kahneman, 1974) Khi đối mặt với sự không chắc chắn, việc ra quyết định trở nên chủ quan hơn, lý luận trở nên kém lý tưởng hơn và quá trình ra quyết định mang tính phán đoán và dựa trên sở thích của các cá nhân nhiều hơn (Pompian, 2006) Những niềm tin và sở thích mà mọi người năm giữ sẽ dẫn đến những quyết định sai lệch (Shefrin, 2002) Do đó, nhiều nghiên cứu khác nhau trong lĩnh vực tài chính cho rằng những thành kiến là những sai sót mang tính hệ thống trong phán doan (Kahneman & Riepe, 1998; Barber & Odean, 2001; Montier, 2002; Ritter, 2003; Barberis & Thaler, 2003) va vi pham các nguyên tắc lựa chọn hợp lý và ngăn cản một cá nhân tối đa hóa lợi ích của mình

Manika Sharma và Mohammad Firoz ( 2020 ) sau khi nghiên cứu về mối liên

hệ giữa các thành kiến nhận thức và quy trình ra quyết định của các nhà đầu tư cá nhân

Ấn Độ đã chỉ ra rằng quá trình ra quyết định gồm ba giai đoạn : xác định nhu cầu đầu

tư, tìm kiếm thông tin và đánh giá tất cả các lựa chọn Đồng thời, nghiên cứu cũng rút

ra một số kết luận về hành vi như sau Thứ nhất, chỉ thiên kiến bay dan mới có mỗi quan hệ đáng kê với việc xác định nhu cầu Kết quả cho thấy răng hai giai đoạn cuối của quá trình ra quyết định không có ảnh hưởng gì đến thiên kiến bầy đàn Nó cũng chỉ ra rằng không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa xu hướng bẩy đàn với việc tìm kiếm và đánh giá lựa chọn thay thế, tuy nhiên nó có thể liên quan đến các khía cạnh gan như bổ sung như tình hình thị trường Hệ quả như vậy cũng tương đồng với những nghiên cứu của Lin (2011) Thứ hai, tìm kiếm thông tin là giai đoạn thứ hai của việc ra quyết định hợp lý, phản ánh mối quan hệ tích cực mạnh mẽ với sự lạc quan và

Trang 14

7

kế toán tỉnh thần Hành vi lạc quan của các nhà đầu tư đựa trên khả năng tiếp cận thông tin không đầy đủ và kiến thức trước đây của họ, nhờ đó họ hành động phi lý Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhà đầu tư phản ứng thái quá dựa trên thông tin cá nhân thay vì thông tin công cộng (Daniel và cộng sự, 1998) Ngoài ra, chỉ có hiệu ứng ngược vị thế mới thiết lập rõ ràng mối quan hệ với việc đánh giá các lựa chọn, đây là giai đoạn cuối cùng của việc ra quyết định

Tuy nhiên, khi nghiên cứu về quyết định đầu tư của sinh viên đại học có hiểu biết tài chính, Vido Novianggie và Nadia Asandimitra ( 2019) lại đưa ra quan điểm trái ngược với ý kiến trên rằng hiệu ứng ngược vị thế không có mối quan hệ nảo với quyết định đầu tư Nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn những người được hỏi không phản ứng nhanh với tình hình thị trường và họ nhanh chóng đưa ra quyết định mua và bán

cô phiếu của mình Điều này đồng quan điểm với nghiên cứu của Hayat và Anwar (2016) ở Pakistan cho thấy hiệu ứng ngược vị thế không ảnh hưởng đến quyết định đầu tư Hayat và Anwar (2016) để cập rằng hiệu ứng ngược vị thế luôn xảy ra đối với các khoản đầu tư dài hạn Mặt khác, đối với khoản đầu tư ngắn hạn, hiệu ứng ngược vị thế không phải lúc nào cũng xảy ra trên thị trường chứng khoán Bên cạnh đó, nghiên cứu của Vido Novianggie và Nađia Asandimitra (2019) cũng rút ra kết luận rằng thiên lệch bây đàn có ảnh hưởng tích cực đến quyết định đầu tư Nghiên cứu cho thấy những người được hỏi càng làm theo gợi ý của người môi giới, bạn bè, gia đình hoặc nhóm của họ thì họ càng có nhiều khả năng ra quyết định đầu tư Điều này cũng tương đồng

với nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến Linh (2022) với đối tượng là các nhà đầu tư cá

nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cho thấy răng hành vi bầy đàn cũng có mối quan hệ thuận chiều với quyết định đầu tư chứng khoán

Đồng thời, Vido Novianggie và Nadia Asandimitra (2019) còn chỉ ra thiên kiến

do tính đại diện, là thiên kiến nhận thức, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư Kết quả

nghiên cứu cũng giải thích rằng những người được hỏi đã sử dụng kinh nghiệm trong quá khứ của họ đề xem xét quyết định đầu tư Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy các nhà đầu tư mới bắt đầu có xu hướng đưa ra quyết định đầu tư giống như quyết định đầu tư trước đó, đặc biệt nếu khoản đầu tư đó mang lại lợi nhuận Các nha đầu tư cũng không sẵn lòng thực hiện đa dạng hóa đầu tư nếu như họ vẫn chưa có kinh nghiệm về loại hình đầu tư đó Tương tự, kết quả của nghiên cứu trên thị trường chứng khoán thành phố Hỗ Chí Minh (Võ Thị Hiếu và cộng sự, 2020) chỉ ra rằng thiên kiến do tính đại diện là yếu tố có mức độ ảnh hưởng tích cực mạnh đến quyết định đầu tư và từ đó làm giảm đi hiệu quả đầu tư

1.2.1.3 Những nghiên cứu về thiên lệch trong cảm xúc có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư

Trong khi những thiên lệch trong nhận thức như thiên kiến mỏ neo, hiệu ứng săn có, và thiên lệch do tính đại diện, bắt nguồn từ sự suy luận không chính xác,

Trang 15

8

những thông tin va lời khuyên tốt có thê điều chỉnh chúng, thì trái lại, những thiên kiến

cảm xúc, chăng hạn như sự hối tiếc và sợ rủi ro, bắt nguồn từ những cảm giác bốc đồng hoặc trực giác, hơn là từ suy luận có ý thức, và khó có thể hiệu chỉnh (Fernandes

và cộng sự, 2007) Thiên lệch do cảm xúc có thê tác động đến quá trình ra quyết định, được tập hợp một cách thuận lợi theo Lý Thuyết Triển Vọng (Kahneman và Tversky, 1979)

Ritika va Nawal Kishor (2020) da nghiên cửu tác động từ một số thiên lệch cảm xúc như tự tin quá mức, tâm lý không thích thiệt hại, hối tiếc và tự kiểm soát Kết quả rút ra từ nghiên cứu chứng minh rằng những thành kiến cảm xúc đều ảnh hưởng đến

việc ra quyết định của các nhà đầu tư Ân Độ Phát hiện cho thấy tâm lý không thích

thiệt hại là yếu tố dự báo quan trọng nhất về sở thích rủi ro Các nhà đầu tư An Độ có thé chap nhan thua 16 va san sang chap nhận rủi ro tài chính sẽ có thái độ ủng hộ hướng tới đầu tư và có nhiều khả năng đầu tư hơn Bên cạnh đó, nhờ có niềm tin tuyệt đối vào khả năng của một người và tin rằng họ có thế kiểm soát kết quả của các quyết định đầu tư của mình, các nhà đầu tư tự tin quá mức cuối cùng phải chịu nhiều rủi ro hơn khi đưa ra quá nhiều quyết định đầu tư Còn khi phân tích biến hối tiếc thì lại cho thấy những nhà đầu tư có thê đã thua lỗ trong quá khứ đều cảm thấy ngại đưa ra những quyết định đầu tư sau nảy Tương tự như các nghiên cứu trước đây (Pompian và Wood, 2006), két quả của nghiên cứu này cho thấy xu hướng tự kiểm soát là một yếu

tố ảnh hưởng đáng kế đến việc ra quyết định, khi họ không kiểm soát được bản thân thì đễ dẫn đến những rủi ro khi tham gia vào thị trường

Nghiên cứu từ những hiện tượng tâm lý thiên lệch do cảm xúc của lý thuyết tài

chính hành vi như tâm lý không thích thiệt hại, không thích sự mơ hỗ, hành vi bay đàn,

tự tin quá mức và hối tiếc, Phạm Sỹ Long và Hoàng Yến (2015) đưa ra kết luận răng trong khi tự tin quá mức là nhân tố có tác động mạnh nhất và khá phổ biến đến quyết định của nhà đầu tư thì hành vi bay đàn lại xuất hiện một cách có hệ thống và có sự ảnh hướng ít hơn Tuy nhiên, đây đều là những hành vi không có lợi cho nhà đầu tư cá nhân nên cần được giảm thiểu

Điều này đồng quan điểm với Maqsood Ahmad và cộng sự (2018), khi phân tích các nhà đầu tư cá nhân tại Pakistan, đã cho thay rang sự tự tin quá mức có ảnh hưởng tiêu cực đáng kê đến quyết định của các nhà đầu tư cá nhân Khi đó, các nhà đầu tư có xu hướng thực hiện các khoản đầu tư không phù hợp hoặc rủi ro, và họ có thé giao dich qua mức Park và cộng sự (2010), Kafayat (2014), Seppala (2009), Nguyễn Thị Bích Thuỷ và cộng sự (2023) cũng đưa ra quan điểm tương tự với kết luận trên Tuy nhiên, những điều này trái ngược với một số nghiên cứu trước đây cho rằng

sự tự tin quá mức không ảnh hưởng đến sở thích rủi ro trên cơ sở cá nhân hay chính là cách đưa ra quyết định đầu tư (Evans và cộng sự, 1989: Houghton và cộng sự, 2000)

Trang 16

Một khía cạnh quan trọng và phô biến của thiên lệch trong cảm xúc là hành vi

bầy đàn của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường Theo Bakar va Yi (2016), hanh vi

bầy đàn xảy ra khi các nhà đầu tư tìm đến hành vi của các nhà đầu tư khác vi ho tin rằng những người khác sở hữu nhiều thông tin hơn Ông lập luận rằng, trong một môi trường ảnh hưởng bởi hành vi bầy đàn, thì một đoạn tin tức có thê đẫn đến một sự thay đổi lớn về giá Điều này có thế khiến tất cả những người tham gia vào thị trường chứng khoán đưa ra quyết định sai lầm Cũng đồng quan điểm với lập luận trên, Dahiman Khan (2020) đưa ra kết luận răng, hành vi bầy đàn có tác động cùng chiều đến quyết định đầu tư, song song với đó sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư trên thị trường Còn Kavya Clanganthuruthil Sajeev (2021) thì cho thấy hành vi bầy đàn có sự ảnh hưởng tới quyết định đầu tư, tuy nhiên mối quan hệ này rất yếu và không đáng kế Tương đồng với kết quả nghiên cứu của Võ Thị Hiểu và cộng sự (2020), hành vi bầy đàn cũng là yêu tổ có mức độ ảnh hưởng tương đối thấp đến quyết định đầu tư và cũng làm giảm đi hiệu quả đầu tư Cho nên, các nhà đầu tư nên xây dựng nguyên tắc riêng cho bản thân và tránh bị ảnh hưởng cảm xúc bởi các thông tin truyền thông

1.2.1.4 Tổng quan các nghiên cứu dân trí tài chính ảnh hưởng đến quyết

định đầu tư

Dân trí tài chính (ID TC) nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà nghiên

cứu, tô chức tài chính và các nhà hoạch định chính sách (Kumari, 2017; Lusardi, 2019) Từ đó, những khái niệm liên quan đến DTTC thường rất phức tạp và xuất hiện

nhiều bất đồng quan điểm xung quanh việc định nghĩa về nó Trong phạm vi nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng định nghĩa ID TC là việc nhà đầu tư áp dụng kiến thức tài chính nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh, nhu cầu và mong

muốn của mình (OECD, 2018) Mỗi cá nhân đưa ra quyết định đầu tư sẽ hành xử một

cach hop ly va phi lý tùy thuộc vào thông tin và kinh nghiệm họ thu được (Hilgert va cộng sự, 2003)

Ngày qua ngày, thị trường toàn cầu ngày càng trở nên rủi ro và đễ bị tôn thương hơn Đối với một nền kinh tế, tầm quan trọng của thị trường chứng khoán có thế được quy cho nhiều yếu tố, bao gồm đóng vai trò trung gian để chuyên tiền (Zuravicky, 2005) Bắt kỳ sự bốc đồng hoặc không chắc chắn nảo trong quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán đều có thể làm xáo trộn trực tiếp các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế Sự hiện diện của DTTC trong các nghiên cứu đã cho thấy rằng DTTC đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn (Hastings va céng sy, 2013; Jariwala, 2015) Theo Lusardi va Olivia (2007) khi tién hành nghiên cứu về trình độ DTTC của 12 quốc gia, bao gồm Úc, Nhật Bản, EU, Hoa

Kỳ Vương quốc Anh, họ nhận thấy răng đa số những người tham gia vào quá trình khảo sát đều có trình độ DTTC thấp Ở Hoa Kỳ, rất ít cư dân Hoa Kỷ chắc chăn về kế hoạch đầu tư tương lai của họ Các phát hiện cho thấy chỉ một nửa số cư dân lớn tuổi

Trang 17

10

biết về lạm phát và lãi suất kép Hơn nữa, khoảng mét phan ba cu dan Hoa Ky biét vé

đa dạng hóa rủi ro Và những cá nhân không có bằng đại học, người thiểu số và phụ nữ đều không có hiệu biết cơ bản về tài chính Ngược lại, những người có trình độ DTTC cao đều lựa chọn đầu tư vào trái phiếu và cô phiếu chứng khoán Kết quả từ nghiên cứu của Jariwala (2015) còn xác định rằng khi các nhà đầu tư tại thị trường chứng khoán thiếu kiến thức cơ bản về tài chính như đa dạng hóa rủi ro, lạm phát và lãi suất

sẽ dễ dẫn đến việc họ đưa ra quyết định đầu tư không đúng đắn Kết hợp với các nghiên cứu của Amisi (2012); Hastings và cộng sự (2013), kết quả đều cho thấy rằng

sự tồn tại của DTTC giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về việc ra quyết định đầu tư tối

ưu, và nó cũng giúp họ khắc phục các lỗi nhận thức có thể mắc phải trong quá trình ra

quyết định đầu tư (Hayat và Anwar, 2016) Sự thiếu hiểu biết về tài chính của các nhà

đầu tư đóng một vai trò lớn trong việc tạo ra sự biến động và thiếu hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việc cung cấp kiến thức tài chính cơ bản có thể giúp các nhà đầu

tư cải thiện việc ra quyết định của họ trên thị trường chứng khoán (Van Rooij và cộng

su, 2011)

Moi người trên toàn cầu đang ngày càng có xu hướng đầu tư vào thị trường chứng khoán cùng các hoạt động tài chính khác và sự gia tăng này chủ yếu là đo sự đa dạng trong các sản phẩm, dịch vụ đã được cung cấp bởi các tổ chức tài chính nói chung Song song với đó, sự phức tạp của các sản phâm này cũng tăng lên đẫn đến việc các nhà đầu tư bắt buộc phải sử dụng DTTC đề phân tích các báo cáo tài chính kế toán, lần lượt, tác động đến các quyết định liên quan đến đầu tư của họ (Van Rooij va cộng sự, 2011) Trích dẫn từ nghiên cứu của Libby và cộng sự (2002), kết quả cho rằng sự khác biệt giữa các nhà đầu tư cá nhân so với những người chưa từng có kinh nghiệm đầu tư thể hiện qua viéc ho su dung DTTC dé phân tích các báo cáo tài chính

kế toán, lần lượt, tác động đến các quyết định liên quan đến đầu tư của họ Kết quả này đồng quan điểm với nghiên cứu phân tích đữ liệu Thụy Điền (Almenberg và Dreber, 2015; Almenberg và Widmark, 2011) và dữ liệu cua Dan Mach (Van Rooij và cộng

sự, 2011) cho thấy mối quan hệ tương quan tích cực giữa kinh nghiệm đầu tư và quyết định tham gia vào thị trường chứng khoán

1.2.1.5 Tổng quan vai trò điều tiết của hành vi dân trí tài chính

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng thiên kiến hành vi và dân trí tài chính

có ảnh hưởng đáng kế đến hành vi của nhà đầu tư Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai khái niệm này chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu, đặc biệt trong việc nhận

định trình độ dân trí tài chính như một biến điều tiết mối quan hệ giữa thiên kiến hành

vi và quyết định đầu tư Nghiên cứu về mối liên hệ này, người ta phát hiện ra rằng các nhà đầu tư có trình độ hiểu biết cao sẽ xem xét và thực hiện nhiều kỹ thuật khác nhau trong khi đưa ra quyết định hơn so với các nhà đầu tư có hiểu biết về tài chính thấp

(Khalid và cộng sự, 2018) Bên cạnh đó, khả năng hiểu các van dé tài chính ở cấp độ

Trang 18

HH

cao hơn của một cá nhân có thê hỗ trợ việc xác định và giảm thiểu những thiên kiến về hành vi, điều này cuối cùng có thể mang lại kết quả đầu tư vượt trội (Grable và Rabbami, 2023; Mustafa và cộng sự, 2023; Mutereko và cộng sự, 2021) Ngược lại, những cá nhân ít hiểu biết về tài chính sẽ bối rối trong quá trình ra quyết định và xuất

hiện những thành kiến về hành vi (Disney và Gathergood, 2013) Điều này tương đồng

với các nghiên cứu về vai trò của đân trí tài chính đến khả năng ra quyết định của các nhà đầu tư bằng cách xử lý và phân tích thông tin đúng cách (Hayat và Anwar, 2016)

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Khalid và cộng sự (2016) cho rằng dân trí tài chính có thể điều tiết mối quan hệ giữa khuynh hướng bẩy đàn và quyết định đầu

tư Kiểu điều tiết này đang củng cỗ mối quan hệ giữa hành vi bầy đàn và quyết định đầu tư Điều này có nghĩa là một nha đầu tư có trình độ hiểu biết tốt sẽ sử dụng thông tin của công ty lam tai liệu tham khảo trong quyết định đầu tư, ngược lại với những nhà đầu tư có trình độ hiểu biết kém có xu hướng làm theo quyết định của một nhóm trong quyết định đầu tư Tương tự, Baker và cộng sự (2019) đã phát hiện ra rằng trình

độ hiểu biết tài chính có mối quan hệ tiêu cực với hành vi bẩy đàn, có nghĩa là khi hiểu

biết về đầu tư tăng lên dường như có liên quan đến việc giảm xu hướng bẩy đàn giữa các nhà đầu tư cá nhân Phát hiện này trái ngược với nghiên cứu của Vido Novianggie

va Nadia Asandimitra (2019) giải thích rằng dân trí tài chính không thê điều tiết mỗi quan hệ giữa thiên kiến bầy đàn với quyết định đầu tư Kết quả nghiên cứu mô tả rằng các nhà đầu tư sẽ luôn có hành vi bay đàn đối với khoản đầu tư của họ nếu nó liên tục mang lại lợi nhuận Trong nghiên cứu của Vido va Nadia, các nhà đầu tư cho rằng thông tin công khai mang lại nhiều lợi nhuận hơn là sở thích của họ Sự lạc quan vả tin tưởng vào các nhà đầu tư khác cũng khiến các nhà đầu tư tin răng quyết định đầu tư của họ sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai Các nhà đầu tư cũng tin rằng

khoản đầu tư họ thực hiện sẽ trở thành một trải nghiệm có giá trị và mang lại lợi nhuận

khi thị trường biến động, do đó hiểu biết về tài chính của các nhà đầu tư cũng sẽ tăng lên

Bên cạnh đó, nghiên cứu do Hayat và Anwar (2016) thực hiện tại thị trường vốn Pakistan cho thay nha đầu tư có trình độ hiểu biết tài chính cao có thể giảm sự tự tin thái quá vì họ có kỹ năng và năng lực tốt hơn về tài chính và lĩnh vực đầu tư mà họ thực hiện Nhà đầu tư có xu hướng tính toán giá trị lãi suất, mức lãi suất, lạm phát biến động và các điều kiện kinh tế khác có thê ảnh hưởng đến mức độ tin cậy của họ đối với khoản đầu tư được thực hiện Nghiên cứu cũng cho thấy răng dân trí tài chính có thê điều chỉnh mỗi quan hệ giữa sự tự tin thái quá với quyết định đầu tư và kết quả là làm giảm mức độ quá tự tin vào quyết định đầu tư Ngược lại, Khalid và cộng sự

(2016) lại đề cập rằng dân trí tài chính chỉ liên quan đến kiến thức và kỹ năng của một

người về tài chính chứ không thế ảnh hưởng đến sự tự tin thái quá của họ vào quyết

định đầu tư Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Dhar và Zhu (2006) khi cho rằng hiểu biết tài chính không liên quan đến xu hướng tự tin thái quá

Trang 19

1.2.1.6 Tổng quan các nhân tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến các thiên lệch hành vi

1.2.1.6.1 Tác động của nhân khẩu học đến các thiên kiến hành vi

Từ nhiều năm về trước, nghiên cứu về các nhân tổ nhân khẩu học ảnh hưởng đến các thiên lệch hành vi đã được tiến hành và nghiên cứu một cách rộng rãi và thu được các kết quả nhất định Trong công trình nghiên cứu về các thiên kiến hành vi của các nhà đầu tư tại vung Delhi, An D6 (Prosal và các cộng sự, 2015) với mục đích tìm

ra sự hiện diện của các thành kiến hành vi cụ thể ở các nhà đầu tư Ân Độ như sự tự tin thái quá, sự lạc quan quá mức, hành vi bầy đàn, xu hướng ngược vị thế và đồng thời nghiên cứu sâu hơn về vai trò của nhân khẩu học bao gồm “tuôi tác, giới tính, thu

nhập, nghề nghiệp và kinh nghiệm” và sự tính tế của nhà đầu tư trong việc ảnh hưởng

đến các thiên kiến Kết quả đầu ra của công trình nghiên cứu cho thấy tuôi tác, nghề nghiệp và kinh nghiệm có mối liên hệ chặt chẽ với các thiên kiến hành vi so với các nhân tô khác Tương tự với quan điểm trên, Tekce và cộng sự (2016) cũng chỉ ra rang

sự tự tin quá mức là thành kiến quen thuộc của các nhả đầu tư giảm khi tuổi tác và sự giàu có tăng lên Trái ngược với quan điểm trên, nghiên cứu của Lin (2011) tại Đài Loan lại chỉ ra rằng thu nhập không tác động đến sự tin quá mức, xu hướng ngược vị thế và tâm lý bây đàn Trong khi đó, tuôi tác lại có tác động ngược chiều đến tâm lý

bầy đàn và giới tính lại là nhân tô quyết định sự tự tin quá mức, khi mà nam giới thể

hiện sự tự tin quá mức trong các quyết định đầu tư nhiều hơn ở nữ giới Nghiên cứu của Zaiane và Abaoub (2010) cũng đưa ra đồng tình với quan điểm trên về thu nhập và giới tính

Trình độ học vấn cũng là một nhân tô quan trọng trong các nhân tố nhân khâu học khi nói đến tác động của chúng đến các thiên kiến hành vi Trong một nghiên cứu của Jamshidinavid và cộng sự (2012) về tác động của đặc điểm nhân khẩu học và tính cách đối với các thiên kiến hành vi tài chính tại sản giao dịch chứng khoán Tehran năm 2011, nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tự tin quá mức có mối quan hệ trực tiếp đối với trình độ học vấn Có nghĩa là trình độ học vấn cảng cao thì sẽ làm tăng mức độ tự tin của các nhà đầu tư Kết quả này đồng quan điểm với nghiên cứu của Estesa và Hosseinib (1988), Bhandari and Deaves (2006), Deaves và cộng sự (2010) Ngoài ra, trình độ học vấn còn có mối quan hệ ngược chiều với hiệu ứng ngược vị thế, cho thay rằng trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ hiệu ứng này càng thấp (Tehrani và Gharehkoolchrian, 2012), thiên lệch do tính đại diện cũng có mỗi quan hệ ngược chiều với trình độ học vấn, nó gan liền với các nhà đầu tư có học vấn thấp (Ates và cộng sự, 2016)

Trang 20

1.2.1.6.2 Tác động của nhân khẩu học đến quyết định đầu tư

Trong bài nghiên cứu về mỗi quan hệ giữa các đặc điểm nhân khâu học của các nhà đầu tư và quyết định quyết định đầu tư của họ thông qua các yếu tố hành vi trên thị trường chứng khoán Ai Cập (Noura Metawa và các cộng sự, 2017), dựa trên đữ liệu thu thập được từ 384 nhà đầu tư, kết quả cho thấy ngoài các yếu tổ hành vi thì độ tuổi, giới tính và trình độ học vấn có tác động đáng kế trong các quyết định của các

nhà đầu tư cá nhân, trong khi đó, kinh nghiệm lại là một biến không có ý nghĩa thống

kê trong nghiên cứu này Ngoài ra, Jatn và Mandot (2012) nghiên cứu tác động của các yếu tố nhân khâu học đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư ở Rajasthan, cũng đã kết luận rằng các yếu tố nhân khâu học khác nhau như tuổi tác, tình trạng hôn nhân, giới tính, thành phố, mức thu nhập, kiến thức thị trường, nghề nghiệp và trình độ chuyên môn có tác động lớn đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư Saikh và Kalkundrikar (2011) cũng đưa ra quan điểm tương tự với nghiên cứu trên

Khái niệm tâm lý không thích thiệt hại ngụ ý về trạng thái tâm lý con người sợ thua lỗ, được đưa ra lần đầu tiên trong lý thuyết triển vọng bởi hai nhà tâm lý học Daniel Kahneman và Amos Tversky vào năm 1979 Họ phân tích rằng con người cảm thấy đau đớn gấp đôi vì mắt mát so với lúc họ cảm thấy hài lòng khi đạt được Các nhà đầu tư không thích thua lễ suy nghĩ nhiều hơn về việc bảo vệ sự sụt giảm vốn thay vi tăng trưởng lợi nhuận trong khoản đầu tư của họ Hành vi của những nhà đầu tư không thích thiệt hại sẽ không bị ảnh hưởng nếu xảy ra sự thay đôi trong môi trường và thông

số về tâm lý này của các cá nhân là tương tự nhau trong những môi trường lựa chọn khác nhau (Rabin, 2000)

Tâm lý không thích thiệt hại là sự kết hợp giữa độ nhạy cảm với thua lỗ cao hơn

là với lợi nhuận và xu hướng đánh giá kết quả thường xuyên Vì vậy, nó sẽ làm các nhà đầu tư gắn chặt với những thời gian thị trường chứng khoán hạ giá bởi họ có tâm

lý chờ giá tăng trước khi quay trở lại giao dịch Điều này cũng khiến họ có thiệt hại nặng nè hơn vì để dàng bán khi cô phiếu tăng giá với tâm lý lo sợ giá sẽ quay trở lại xu hướng giảm Khi đó, rủi ro danh mục gia tăng vì thiếu cân bằng và kỷ luật trong khi phần lớn nhà đầu tư nghĩ rằng họ đã hạn chế được rất nhiều rủi ro Kahneman và cộng

sự (1991) cho răng các nhà đầu tư có tâm lý không thích thiệt hại sẽ đưa ra những

quyết định đầu tư phi lý hơn Trong khi đó, Bailey và cộng sự (201 L) đã xác nhận hành

vi của nhà đầu tư và việc ra quyết định của họ bị ảnh hưởng nặng nề bởi tâm lý không thích thiệt hại, cụ thể các nhà đầu tư có xu hướng bán những cô phiếu có giá trị cao hơn và giữ những cô phiếu có giá trị thấp hơn Quan điểm này cũng tương đồng với Massa va Simonov (2005); Valaskova và cộng sự (2019)

Các nền văn hóa khác nhau cũng ảnh hưởng đến tâm lý không thích thiệt hại của các nhà đầu tư, ở Pakistan, phụ nữ không thích thua lễ nhiều hơn nam giới (Tahira

và cộng sự, 2014) Cụ thể, các nhà đầu tư nữ được cho là có xu hướng sợ thua lỗ nhiều

Trang 21

14

hơn nam giới khi đưa ra các quyết định tài chính (Blavatsky và Pogrebna, 2008) Những người lớn tuổi và những người thất nghiệp không thích mất mát nhiều hơn những người trẻ tuổi và có việc làm trong các quyết định đầu tư

1.2.2, Khoảng trồng nghiên cứu

Hiện nay, trên thế giới đã xuất hiện rất nhiều bài nghiên cứu về ảnh hướng của thành kiến hành vi đến quyết định của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tại các nền kinh tế khác nhau Đồng thời trong những năm trở lại đây, sự xuất hiện của biến dân trí tài chính như biến điều tiết cũng dần phố biến trong các nghiên cứu về tài chính hành vi Tuy nhiên, do sự khác nhau về phạm vi, phương pháp nghiên cứu và cách thức tiếp cận mà kết quả của các nghiên cứu còn nhiều điểm mâu thuẫn với nhau, tạo ra những khoảng trống về nghiên cứu sau này như :

Thứ nhất, những khác biệt về tâm lý dẫn đến hành vi có thể tồn tại giữa các nhà đầu tư tại các quốc gia khác nhau Các nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh phương Tây không thể khái quát hóa cho các nước châu Á và không nhất thiết có bat

kỳ liên hệ nào đến Việt Nam Các nền văn hóa châu Á được coi là một mô hình tập thé mang tính xã hội, trong đó các nhà đầu tư phải chịu đựng sự tự tin thái quá dẫn đến

những thành kiến về hành vi (Lương và Hà, 2011) Sự khác biệt về văn hóa, đặc biệt là

giáo dục và kinh nghiệm sống, có thể ảnh hưởng đến hành vi và do đó, các nhà nghiên cứu tin rằng xu hướng thiên về hành vi có thê khác nhau giữa các nền văn hóa Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào các nền văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân và các thị trường tài chính phát triển tốt, và rất ít thông tin được biết về hồ sơ và hành vi của các nhà đầu

tư cá nhân trong các nên văn hóa theo chủ nghĩa tập thê và các thị trường kém phát triển hơn Ở các nước đang phát triển, như Việt Nam, các nguyên tắc cơ bản của thị trường khác với các nước phát triển và trình độ tư duy của các nhà đầu tư Việt Nam cũng khác với các nhà đầu tư ở các nước phát triển; đo đó, nghiên cứu này sẽ đóng góp theo bối cảnh

Thứ hai, mặc dù đã có nghiên cứu về thành kiến về hành ví của các nhà đầu tư tại Việt Nam, nhưng sự xuất hiện về dân trí tài chính trong các mô hình nghiên cứu về hành vi của các nhà đầu tư xuất hiện rất ít Nghiên cứu hiện tại giúp hiểu được đân trí tài chính ảnh hưởng như thế nào đến quyết định đầu tư và vai trò điều tiết của dân trí tài chính trong mối liên hệ giữa thành kiến hành vi và quyết định đầu tư

Thứ ba, đa phần các bài nghiên cứu trước hướng tới đối tượng là các nhà đầu tư nói chung, chưa đi vào phân tích cụ thể với nhóm độ tuổi, đặc biệt là giới trẻ Theo Schewe va Noble (2020), giống như các cá nhân, các thế hệ cũng thể hiện một tính cách của riêng họ và đặc điểm này cũng phản ánh trong hành vi đầu tư của mỗi thế hệ Giới trẻ hiện nay là một thế hệ sinh ra trong thời đại Internet và công nghệ phát triển mạnh mẽ Họ không chỉ phải đối mặt với sự phức tạp ngày càng tăng của các sản

Trang 22

1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Nham làm rõ tác động của các xu hướng hành vi bao gồm thiên lệch cảm xúc

và thiên lệch nhận thức đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ và vai trò điều

tiết của dân trí tài chính

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

Đề thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi sau:

Câu hỏi I: Các thiên lệch cảm xúc có tác động như thế nào đến quyết định đầu

tư chứng khoán của giới trẻ?

Câu hỏi 2: Các thiên lệch nhận thức có tác động như thế nào đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ?

Câu hỏi 3: Dân trí tài chính tác động như thể nào đến quyết định đầu tư của giới trẻ?

Câu hỏi 4: Dân trí tài chính điều tiết mối quan hệ giữa các thiên lệch cảm xúc,

thiên lệch nhận thức và quyết định đầu tư tài chính của giới trẻ như thế nào?

1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố thiên lệch cảm xúc và thiên lệch nhận thức tác động đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ: Vai trò điều tiết của nhân tô dân trí tài chính

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về mặt nội dung, sau khi thực hiện tổng quan nghiên cứu, nhóm nghiên cứu tập chung xây dựng mô hình các nhân tố xu hướng hành vi tác động đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ và vai trò điều tiết của dân trí tài chính Vận dụng các lý thuyết bao gồm Lý thuyết triển vọng, Lý thuyết về nhận thức rủi ro, Giả thuyết kỳ vọng hợp lý và Lý thuyết hành vi hoạch định

Trang 23

16

Về mặt không gian, bài nghiên cứu thực hiện nghiên cứu với các bạn trẻ tại thành phố Hà Nội Và khách thê của cuộc nghiên cứu về quyết định đầu tư chứng

khoán là giới trẻ có độ tuôi từ 18 đến 25 tuổi

Về mặt thời gian, nghiên cứu kéo dải từ tháng 8/2023 đến tháng 3/2024 Đây được coi là một cuộc nghiên cứu cắt lát nên còn có nhiều hạn chế là kết quả của cuộc điều tra chỉ trong một khoảng thời gian nhất định và dự báo cho tương lai

1.5 Kết cầu đề tài

- Chương l: Giới thiệu chung

- - Chương 2: Khung lý thuyết và tông quan nghiên cứu

- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

- Chương 4: Kết quả nghiên cứu

- _ Chương 5: Kết luận và hàm ý một số chính sách, giải pháp

Trang 24

17

CHUONG 2: KHUNG LY THUYET

2.1 Khái quát về thị trường chứng khoán

2.1.1 Khái niệm thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán, một phần quan trọng của thị trường tài chính, là nơi thực hiện quá trình phát hành và giao dịch chứng khoán, cũng như là kênh quan trọng

để huy động nguồn vốn trong xã hội nhằm đầu tư vào các hoạt động doanh nghiệp và

hỗ trợ các dự án tăng trưởng kinh tế của Chính phủ (Zuravicky, 2005) Chứng khoán giao dịch trên thị trường bao gồm cô phiếu do công ty phát hành, đơn vị ủy thác, phái sinh, quỹ đầu tư và trái phiếu

Trên thị trường chứng khoán, quá trình luân chuyển nguồn vốn được chia thành hai loại chính:

- Thị trường sơ cấp: là nơi mà các chứng khoán mới được phát hành và giao dịch Trong thị trường này, nguồn vốn từ các nhà đầu tư được chuyên đến nhà phát hành thông qua việc mua các chứng khoán mới được phát hành

- Thị trường thứ cấp: là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trước

đó trên thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành, nơi mà nhà đầu tư có thê mua bán chúng Nhà đầu tư tham gia thị trường thử cấp với các mục đích như giữ tài sản tài chính, nhận lợi nhuận cố định hàng năm hoặc tham gia giao dịch dé tan hưởng lợi ích từ chênh lệch giá

2.1.2 Đặc điểm thị trường chứng khoán

Được xác định thông qua sự tham gia trực tiếp của người cung cấp và người cần vốn mà không có sự trung gian tài chính (Strumeyer, G., 2017), thị trường chứng khoán có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Tính liên tục là khả năng chuyên đổi chứng khoán thành tiền mặt mọi lúc giúp nhà

đầu tư linh hoạt Sau khi chứng khoán xuất hiện trên thị trường sơ cấp, chúng có khả năng được giao dịch nhiều lần trên thị trường thử cấp

- Đặc điểm giao dịch công khai giữ cho thị trường chứng khoán minh bạch trong quá trình giao dịch tài chính Những người tham gia có thông tin về giá cả cô phiếu được giao dịch, đảm bảo tinh minh bach va hiệu quả

- Cuối cùng, khả năng thanh khoản là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của thị trường chứng khoán, tạo nên sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Với thị trường thanh khoản, việc giao dịch mua bán có thế diễn ra đễ dàng và nhanh chóng bởi các

Trang 25

18

nhà đầu tư sẽ không mắt quyền truy cập vào khoản tiền gửi của họ trong suốt thời gian diễn ra dự án (Sarr và Lybek, 2002) Do đó, các thị trường càng có tính thanh khoản thì càng đễ dàng đầu tư vào các dự án dài hạn, có khả năng sinh lời cao hơn, cải thiện việc phân bổ vốn vả tăng cường triển vọng tăng trưởng đài hạn Nói cách khác, thị trường chứng khoán cảng thanh khoản, số tiền được đầu tư qua thị trường chứng khoán cảng lớn

2.1.3 Vai trò của thị trường chứng khoản

Về cơ bản, thị trường chứng khoán nằm ở trung tâm của hệ thống tài chính Chức năng chính của thị trường chứng khoán là phục vụ như một cơ chế đề chuyên đôi tiền gửi có kì hạn thành nguồn lực tài trợ cho nền kinh tế Từ góc độ lý thuyết, thị trường chứng khoán có thê thúc đây tăng trưởng kinh tế bằng cách huy động và thúc đây tín dụng trong nước và cải thiện số lượng và chất lượng đầu tư (Levine và Zervos, 1998a, 1996; Rousseau va Wachtel, 2020)

Ngoài khía cạnh vai trò của chúng trong nên kinh tế, thị trường chứng khoán còn thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác Thị trường chứng khoán có thê ví như một "phép ma thuật" bằng cách cho phép đầu tư dài hạn được tài trợ bởi các quỹ được cung cấp bởi các cá nhân, nhiều người trong số họ muốn có thể rút chúng theo ý muốn (Baumol, 1960) Thêm vào đó, thị trường chứng khoán có thê làm tăng hiệu quả của

hệ thống tài chính thông qua cạnh tranh giữa các loại công cụ tài chính khác nhau Điều này, đến lượt nó, có thể làm tăng lợi tức cho những người gửi tiền, và cũng có thê giảm chỉ phí huy động vốn cho người vay (Qamruzzaman và Wei, 2018) Một lợi ích nổi bật của sự tồn tại của thị trường chứng khoán là khả năng áp đặt kỷ luật trong lĩnh vực quản lý kinh tế khiến các chủ thể trong thị trường chấp hành nghiêm túc theo những thay đổi chính sách từ Chính phủ, đặc biệt là chính sách tiền tệ (Pagano, 1993a) Vì vậy, chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của thị trường chứng khoán đối với sự phát triển nói chung của một quốc gia

2.1.4 Khái niệm quyết định đầu tư chứng khoán

Ra quyết định là một quá trình phức tạp bao gồm việc phân tích một số yếu tố và làm theo nhiều bước khác nhau Đó là quá trình lựa chọn một giải pháp thay thế cụ thể từ một số giải pháp thay thế Đây là một hoạt động diễn ra sau khi đánh giá đúng đắn tất

cả các giải phap thay thé (Subramani & Venkatraman, 2003)

Ricciardi va Simon (2000) cho rang cdc nhà đầu cơ nên nắm giữ toàn bộ thị trường thay vì cô gắng vượt qua thị trường Nguồn tài chính mà nhà đầu tư có thể tiếp cận đã lỗi thời Việc sử dụng chúng không được khuyến khích để phân tích và đánh giá thông tin và tài chính hành vi (Shiller, 2006) Đề thành công trong việc làm chủ thị trường, nhà đầu tư cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro hơn để đưa ra những quyết định mạnh mẽ, hợp lý (Nguyen & Nguyen, 2020)

Trang 26

19

Ra quyết định là một quá trình trong đó một cá nhân phản ứng với các cơ hội và mối đe dọa mà ho phải đối mặt bằng cách phân tích các lựa chọn và đưa ra quyết định hoặc quyết định về các mục tiêu và tiến trình hành động cụ thé (Akintoye, 2006) Vi vậy, các nhà đầu tư vào thi trường chứng khoán cũng phải trải qua quá trình ra quyết định Theo Eastlick (1996) trong khi nhiều khoản đầu tư cô phiếu có thể có sự tham gia của một số người đóng vai trò như người khởi xướng, người gây ảnh hưởng, người mua và người dùng giống như trong hành vi mua thì người ra quyết định đầu tư cũng phải trải qua quá trình ra quyết định bao gồm nhận biết vấn đề, tìm kiếm thông tin, đánh giá các quyết định mua hàng thay thế và các hành vi sau mua hàng Điều này ngụ

ý răng các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán phải trải qua quá trình ra quyết định

và quá trình này thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố Tuy nhiên, có những lý thuyết tranh cãi về các yếu tô ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào cổ phiếu Nodsinger (2014) cho rằng nhà đầu tư phải thu thập và phân tích nhiều thông tin về các cô phiếu thay thế khác nhau trên thị trường Tất cả các nhà đầu tư đều bị ảnh hưởng bởi những thành kiến tâm lý

2.2 Tài chính hành vĩ

2.2.1 Lý thuyết về tài chính hành vi

Theo lý thuyết tài chính truyền thống, nhà đầu tư là hoàn toàn lý trí trong quyết định tài chính của họ và sẽ ưa thích mức rủi thấp nhất ở mọi mức thu nhập hoặc sẽ ưa thích mức thu nhập cao nhất ở mức độ rủi ro cụ thé (Markowitz, 1952) Néu diéu nay

là đúng, thì không có một nhà đầu tư nào phải chịu thiệt hại Nhưng khi quan sát quyết định của nhà đầu tư trong thực tế, đây không phải là sự thật Điều này đã dẫn đến sự

xuất hiện của một mô hình mới trong giới tài chính được biết đến là "Tài chính Hành

vi" (Behavioral Finance)

Bikas & cộng sự (2013) đã chỉ ra rằng hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau

về tài chính hành vi, tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu ảnh hưởng của tâm lý đối với hành vi của những người tham gia trên thị trường tài chính và cách ảnh hưởng đó

tác động lên thị trường Do đó, tài chính hành vi mang đến một góc nhìn mới vẻ lĩnh

vực tài chính, bô sung cho các lý thuyết tài chính cơ bản bằng cách giải thích hành vi trong quá trình ra quyết định Khác với lý thuyết của Markowitz (1952) và Sharpe

(1964), tài chính hành vi giải quyết vấn đề liên quan đến cá nhân và cách họ thu thập,

sử dụng thông tin Nó hướng tới việc hiểu và dự đoán quá trình ra quyết định và mối quan hệ với hệ thống thị trường tài chính Hơn nữa, nó tập trung vào việc áp dụng

nguyên lý tâm lý và kinh tế dé cải thiện quá trình ra quyết định tai chinh (Olsen, 1998)

Tài chính hành vị được định nghĩa như một lĩnh vực trong tài chính giải thích những hiện tượng bất thường trên thị trường chứng khoán bằng cách sử dụng những hiểu biết tâm lý thay vì bỏ qua những kết quả ngẫu nhiên phù hợp với giả thuyết thị trường hiệu quả (Fama, 1998) Nó giả định rằng các nhà đầu tư cá nhân và kết quả của thị trường

Trang 27

ra quyết định dựa trên một số khái niệm hay quy tắc chung trong tâm trí của nhà đầu

tư, có thế hoặc không phải là chính xác hoặc thực tế (Tim Parker, 2019) Bên cạnh đó,

quyết định đầu tư được cho là bị ảnh hưởng bởi thành kiến cảm xúc khi được thực hiện

ngẫu nhiên dựa trên trực giác cá nhân và cảm xúc cá nhân liên quan đến nó (Tim Parker, 2019)

2.2.2 Thiên kiến nhận thức

2.2.2.1 Hành vi bầy đàn

Một thiên lệch đáng chú ý và thường xuyên được quan sát là hanh vi bay dan, được định nghĩa là xu hướng của nhà đầu tư theo đuôi nhóm lớn nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán (Tan & cộng sự, 2008; Khan & Rizwan 2018) Khi nhà đầu tư tham gia vào hành vi theo đám đông, họ dường như bỏ qua khái niệm cơ bản về giá cô phiếu và thay vào đó, thay vì đưa ra quyết định đầu tư dựa trên quy trình tiêu chuẩn của xem xét rủi ro - lợi nhuận, họ có xu hướng mô phỏng quyết định của nhóm lớn nhà đầu tư để đưa ra quyết định tương ứng Nhà đầu tư thường tham gia vào loại hành vi

này khi điều kiện thị trường không chắc chắn, và họ không thể dễ dàng tin tưởng vào

thông tin có sẵn cho họ Trong những tình huống như vậy, họ có gắng bảo vệ bản thân bằng cách đơn giản là theo đuôi hoặc sao chép các động thái của một nhóm lớn nhà

đầu tư (Caparrelli & cộng sự, 2004) Điều này là một vấn đề lớn đối với các nhà phân

tích tài chính vì xu hướng này của nhà đầu tư có thê làm thay đổi giá chứng khoán từ giá trị cơ bản, điều ngược lại với quan điểm của lý thuyết định giá tài sản truyền thông (Tan & cộng sự, 2008) và có thể tạo ra sự không hiệu quả trên thị trường chứng khoán, thường được nhận biết thông qua các bong bóng đầu cơ (Caparrelli & cộng sự, 2004) Abul (2019) phát hiện ra rằng các nhà đầu tư nhỏ tham gia vào thị trường chứng khoán

có xu hướng tuân theo hiệu ứng đám đông

2.2.2.2 Hiệu ứng neo và điều chỉnh

Yếu tổ thứ hai được xem xét trong nghiên cứu này là hiệu ứng neo và điều chỉnh Hiệu ứng neo ảnh hưởng đến người ta băng cách dựa vào các giá trị quá khứ như giá trị tham chiếu đề đưa ra quyết định (Tversky & Kahneman, 1974) Về giá, nhà đầu tư thiên về giá gần nhất hoặc giá của chứng khoán nổi bật nhất, và dùng chúng làm tham khảo khi đưa ra các dự đoán chứng khoán trong tương lai (Zielonka, 2004) Hiéu ứng neo khiến nhà đầu tư tin rằng nếu trong năm trước đó, một số cô phiếu cụ thê phản ứng tại một thời điểm nào đó với một cấp độ cường độ nhất định, thì phản ứng sẽ

Trang 28

21

giống như vậy tại thời điểm cụ thể trong năm nay Khi hiện tượng này phản ánh trong quyết định của họ, họ thường đưa ra các quyết định sai lầm vì thị trường chứng khoán không phản ứng với cùng một cường độ bởi có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến những phản ứng đó (Blankenship & cộng sự, 2008) Đề tránh quá trình phức tạp của việc phân tích lượng lớn dữ liệu, nhà đầu tư sẽ dựa vào một điểm tham chiếu không hợp lý

và đưa ra quyết định đầu tư không lý trí (Pompian, 2006)

2.2.2.3 Hiệu ứng ngược vị thế

Theo M Weber & CF Camerer (1998), hiệu ứng ngược vị thế là xu hướng bán những tài sản có giá trị và giữ lại những tài sản bị mắt giá trị Thiên kiến này có thể được giải thích băng hai đặc điểm của lý thuyết triển vọng: ý tưởng cho rằng mọi người coi trọng lợi nhuận và thua lỗ so với điểm tham chiếu (giá mua cô phiếu ban đầu) và xu hướng tìm kiếm rủi ro khi gặp phải tôn thất có thê xảy ra và tránh rủi ro khi

có thê đạt được một mức lợi ích nhất định Fogel và Berry (2006) cung cấp bằng chứng hỗ trợ thực nghiệm cho sự hiện diện của hiệu ứng ngược vị thế giữa các nhà đầu

tư cá nhân Họ phát hiện ra rằng các cá nhân tỏ ra hối hận vì đã nắm giữ một cô phiếu thua lỗ quá lâu và bán một cô phiếu có lợi nhuận quá sớm Hơn nữa, Barber và Odean (2013) cũng giải thích rằng các nhà đầu tư cá nhân có sở thích bán cô phiếu tăng giá trị

so với cô phiếu giảm giá trị

2.2.2.4 Thiên lệch do tính đại diện

Khái niệm về thiên lệch do tính đại diện được giới thiệu bởi nhà tâm lý học Daniel Kahneman và Amos Tversky Trong khái niệm này, giả định được đưa ra là não bộ người làm cho các đối tượng có cấu trúc tương tự trở nên rất giống nhau

(Kahneman & Tversky, 1972) Thiên lệch đại diện cũng dẫn đến cái gọi là bỏ qua kích

thước mẫu, nó xảy ra khi mọi người cỗ gắng suy luận từ cỡ mẫu quá nhỏ (Barberis & Thaler, 2003) Nha đầu tư thường giả định xác suất của các cô phiếu đi theo một hướng nhất định bằng cách đánh giá nó tương đối với biểu hiện của nó trong quá khứ (Shefrin, 2002) Một ví dụ điễn hình thiên lệch này là các nhà đầu tư thường suy ra một công ty có tốc độ tăng trưởng dài hạn cao sau một số quý tăng (Waweru & cộng

sự, 2008) Nhiều nhà đầu tư đường như tin rằng nếu giá đã tăng trong quá khứ thì chúng sẽ tiếp tục tăng, và ngược lại với giá giảm De Bondt & Thaler (1985) lập luận rằng vì các nhà đầu tư chịu sự thiên lệch do tính đại diện, họ có thể trở nên quá lạc quan về những chiến thắng và quá bí quan về những thất bại trong quá khứ

Trang 29

đó phản ánh sự tự tin thái quá (De Bondt và Thaler, 1995; Hvide, 2002) Theo Simon

& cộng sự (2000), sự tự tin thái quá có thể tồn tại do các nhà đầu tư cá nhân không xem xét lại những đánh giá ban đầu của họ một cách đầy đủ sau khi nhận được thông tin mới; do đó, họ không nhận ra những đánh giá của minh co thé sai lam đến mức nào Họ cho rằng phán đoán của mình là chắc chắn và tin rằng khả năng, kiến thức và

kỳ vọng của mình sẽ đạt được kết quả to lớn (Novianggie & Asandimitra, 2019) Những nhà đầu tư nảy quá tự tin vào kỹ năng, kiến thức và triển vọng tương lai của mình, khiến họ giao dịch quá mức ở mức độ hữu ích dự đoán thấp hơn Quá tự tin

khiến nhà đầu tư mua nhiều tải sản hơn khi nhận được tín hiệu tốt từ thị trường và bán

nhiều tài sản hơn khi nhận được tín hiệu xấu (Wang, 200L)

2.3.2.2.,Tâm lý không tích thiệt hại

Tâm lý không thích thiệt hại lần đầu tiên được đề xuất bởi Kahneman và

Tversky (1979) qua lý thuyết triển vọng (Prospect theory) mô tả cách nhà đầu tư đưa

ra những quyết định khi đối đầu với sự lựa chọn có rủi ro Đường lợi ích chỉ ra tính không cân xứng rõ ràng giữa độ thỏa mãn mà họ có được hoặc mất đi đối với một khoảng giá trị Sự bất cân xứng này ngụ ý khuynh hướng không ưa thích thiệt hại, có nghĩa là con người nhạy cảm với những mất mát hơn là những lợi ích tương đương

Do đó, ý tưởng tránh một tôn thất có thê xảy ra sẽ chiếm ưu thế hơn là đạt được một

lợi ích nhất định (Sönmez, 2010) Waweru & cộng sự (2008) đã kết luận răng các nhà đầu tư không thích rủi ro khi họ chứng kiến một khoản lãi gần đây nhưng lại chấp

nhận rủi ro trong trường hợp họ gặp thua lỗ, dẫn đến những quyết định sai lệch một cách phi lý

2.3.2.3.Hối tiếc

Mặc dù ý tưởng về vai trò của sự hối tiếc đã có từ lâu trong nghiên cứu về quyết định (ví dụ: Savage, 1951), nhưng phải đến đầu những năm 80, khía cạnh dự đoán của

sự hối tiếc mới được kết hợp rõ ràng trong Bell (1982) và Loomes & Sugden (1982)

“thuyết hối tiếc” Trong lý thuyết hối tiếc, người ta giả định răng mọi người so sánh kết quả thực tế với kết quả lễ ra sẽ xảy ra nếu lựa chọn khác được thực hiện, và họ cảm thấy hối tiếc khi kết quả bị bỏ qua thực tế tốt hơn và vui mừng khi kết quả bị bỏ qua tệ hơn Thuyết hối tiếc có thê giải thích việc các nhà đầu tư trì hoãn bán những cổ phiếu

Trang 30

23

đang giảm giá trong khi đó lại nhanh chóng bán những cô phiếu đang lên giá (Shefrin

& Statman, 1985)

2.3.2.4 Kiềm chế bản thân

Theo Noah VanBergen & Juliano Laran (2016), kiềm chế bản thân là khả năng kiểm

soát hành vi của mình và giảm bớt tính bốc đồng Hoạt động tài chính của tất cả các loại chủ thể kinh tế khác nhau có thê bị ảnh hưởng bởi mức độ kiềm chế bản thân của mỗi người RH Thaler & HM Shefin(1981) cho rằng khái niệm kiềm chế bản thân có thê được áp dụng cho cá nhân như thê họ là một tổ chức Nghiên cứu được thực hiện bởi Ruofan Bai (2023) nói rằng khả năng kiềm chế bản thân có lợi cho việc đưa ra quyết định, có ý chí mạnh mẽ và đạt được thành công trong tương lai, cho dù thành tích đó là giàu có hay nỗi bật Việc không thê tự kiêm soát có thể dẫn đến việc đưa ra những quyết định phi logic, thiếu tự tin và dẫn đến những hậu quả hành vi tai hại Khả năng một người có thê kiểm soát bản thân trong hiện tại và đưa ra những lựa chọn đúng đắn sẽ quyết định khả năng tài chính của họ trong tương lai (Ruofan Bai, 2023)

2.2.4 Tài chính hành vi ở châu Á

Châu Á nổi tiếng hàng đầu thế giới với sự đa dạng về thị trường tải chính và kinh nghiệm của những người tham gia, tạo ra một môi trường nghiên cứu tài chính hành vi hấp dẫn Mặc dù một số nền kinh tế đang phát triển, khác đã trải qua quá trình phát triển dài hạn Sự khác biệt về kiến thức và kinh nghiệm dẫn đến sự đa đạng trong quá trình ra quyết định, làm cho Châu Á trở thành một nền tảng lý tưởng đề nghiên cứu tài chính hành vi Điều quan trọng là người châu Á thường có xu hướng thiên về hành vi còn hơn so với người phương Tây, với những nhà đầu tư cá nhân châu Á thường được xem là những nhà đầu tư đơn giản hóa (Kim & Nofsinger, 2008) Theo lý thuyết, nhà khoa học xã hội và nhà tâm lý tin rằng xu hướng hành vi có thể được định hình bởi yếu tô văn hóa ở các cấp độ ảnh hưởng khác nhau (Yates & cộng sự, 1997), Kim & Nofinger (2008) giải thích sự khác biệt giữa các nền văn hóa qua sự liên tục giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể Châu Á thường được cho là theo mô hình

xã hội tập thể, dẫn đến sự tự tin quá mức của nhà đầu tư và các thiên lệch trong hành

vi Bởi vì khuynh hướng hành ví có thể học được (Wolosin & cộng sự, 1973), sự khác biệt về văn hóa trong kinh nghiệm sống và giáo dục có thê gây ra sự khác biệt trong hành vi Kính nghiệm sống và giáo dục chắc chắn là khác nhau giữa các nền văn hóa khác nhau, dẫn đến xu hướng hành vi có thê khác nhau giữa các văn hóa Một số bằng chứng cho thấy răng những người lớn lên ở nền văn hóa châu Á thê hiện nhiều thành kiến về hành vi hơn những người đến từ Hoa Kỳ (Yates & cộng sự, 1997),

Mặc đù có một số tài liệu tâm lý học về sự khác biệt về hành vi giữa người châu

Á và người phương Tây, nhưng chúng van con han ché (Kim & Nofsinger, 2008) Weber & Hsee (2010) nhan mạnh rằng chủ đề văn hóa và quyết định chưa nhận đủ sự

Trang 31

24

quan tâm từ cộng đồng nghiên cứu và tâm lý hoc đa văn hóa Các nhà nghiên cứu Chen và đồng nghiệp (2017) cung cấp một phân tích có hệ thống về hành vi của người châu Á và ảnh hưởng của chúng đối với việc ra quyết định đầu tư của họ Đề ủng hộ quan điểm cho răng người châu Á có những thành kiến về hành vi nhiều hơn những người đến từ các nền văn hóa phương Tây, Kim & Noinger (2008) chỉ ra rằng nhà đầu tư Trung Quốc thường phải đối mặt với sự thiên lệch quá mức và ảnh hưởng đến quyết định nhiều hơn so với những người đầu tư Hoa Kỳ

Mặc dù tài chính hành vi vẫn là một chủ đề gây tranh cãi, nhưng các nhà phân tích tài chính hiện nay đã hiểu rõ hơn về hành vi con người và chấp nhận rằng những hành vi này có thê ảnh hưởng đến quyết định tài chính Nhiều nhà nghiên cứu cũng

đồng tình rằng chênh lệch giá bị hạn chế (Shleifer & Vishny, 2017), do đó những hành

vi có thê tác động đến giá cả Những nghiên cứu về tài chính hành vi đã mở ra cái nhìn mới về thị trường tài chính Gần đây, có nhiều sự quan tâm đối với tài chính hành vi

trong các hội nghị tài chính, đặc biệt là từ các nhà nghiên cứu trẻ được đào tạo chuyên sâu về tài chính (Kim & Nofinger, 2008) Điều này tạo ra triển vọng hơn trong tương lai về nghiên cứu tài chính hành vi

2.3 Dân trí tài chính

Theo báo cáo của ASIC (2003), trên toàn thế giới đã thừa nhận rằng Dân trí tài

chính (DTTC) là một yếu tố quan trọng cho sự ôn định và tăng trưởng kinh tế va tài chính Tuy nhiên, từ các tài liệu khác nhau về DTTC cho thấy, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất được một định nghĩa và thước đo chung cho khái niệm nảy

DTTC được Noctor và cộng sự (1992) định nghĩa lần đầu tiên, chỉ ra rằng DTTC là khả năng đưa ra những phán đoán sáng suốt và quyết định hiệu quả về việc

sử dụng và quản lý tiền bạc Trong khi đó, Huston (2010) định nghĩa DTTC là thước

đo mức độ một cá nhân có thể hiểu và sử dụng thông tin liên quan đến tài chính cá nhân

Mặt khác, Remund (2010) định nghĩa khái quát hơn DTTC là thước đo mức độ một người hiểu các khái niệm tài chính quan trọng và có khả năng cũng như sự tự tin

dé quan ly tài chính cá nhân thông qua việc ra quyết định phù hợp, ngắn hạn và lập kế hoạch tài chính đài hạn, hợp lý, trong khi quan tâm đến các sự kiện trong cuộc sống và

những điều kiện kinh tế thay đôi

Một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi được nêu ra bởi Tổ chức Hợp tac va

Phát triển Kinh tế (OECD) về thuật ngữ DTTC là “ kiến thức và hiểu biết về các khái

niệm và rủi ro tài chính cũng như các kỹ năng, động lực và sự tự tin để áp dụng kiến thức và hiểu biết đó nhằm đưa ra các quyết định hiệu quả trong nhiều bối cảnh tài chính, nhằm cải thiện phúc lợi tài chính của người dân cá nhân và xã hội, đồng thời cho phép tham gia vào đời sống kinh tế” (OECD, 2013) Theo như định nghĩa trên,

Trang 32

25

OECD ciing dé xuat ba yéu t6 quyét định quan trọng cấu thành nên DTTC là kiến thức tài chính, hành vi tài chính và thái độ tài chính

Trong phạm vi nghiên cứu, nhóm tác giả áp dụng định nghĩa về DTTC của

OECD (2013) bao gồm 3 khía cạnh: kiến thức tài chính, hành vi tài chính và thái độ tài

chính đề làm cơ sở đo lường và đánh giá Định nghĩa này thừa nhận nhu cầu về động lực và sự tự tin của cá nhân đề áp dụng DTTC vào việc ra quyết định, trong bối cảnh tài chính khác nhau Nó cũng nhắn mạnh đến việc cải thiện không chỉ “sự giàu có” của tài chính cá nhân mà còn của xã hội

2.3.1 Kiến thức tài chính

Theo Huston (2010), thuật ngữ “kiến thức tài chính” và “Dân trí tài chính” được

sử dụng thay thế cho nhau trong rất nhiều nghiên cứu Tuy nhiên, giỗng như các khái niệm chuân hóa khác, Huston (2010) chỉ ra rằng DTTTC nên được khái niệm hóa thành

hai chiều — hiểu biết ( kiến thức tài chính cá nhân ) và sử dụng ( ứng dụng tài chính cá

nhân ) Bên cạnh đó, kiến thức tài chính là một trong ba trụ cột của dân trí tải chính -

bao gồm, bên cạnh kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính (OECD,

2013)

Kiến thức tài chính phản ánh sự hiểu biết của cá nhân về các vấn đề tài chính

Nó được đo lường băng cách đánh giá các khía cạnh khác nhau của kiến thức tài chính

cơ bản, bao gồm: lãi suất kép, lạm phát, tiền gửi, giá trị thời gian của tiền, đa dạng hóa, lãi suất, nợ và tài sản Kiến thức tài chính là nền tảng của DTTC giúp các cá nhân đưa

ra quyết định và thiết lập hành vi và thái độ tài chính Theo West và Mitchell (2021),

kiến thức tài chính sẽ nâng cao khả năng quản lý rủi ro của các cú sốc tài chính không lường trước được, nhưng có một số nghiên cứu không giải thích được nghịch lý là mặc

dù có kiến thức và kỹ năng tài chính, các cá nhân vẫn đưa ra các quyết định không tối

ưu

2.3.2 Thái độ tài chính

Thái độ tài chính đề cập đến niềm tin và giá trị liên quan đến các khái niệm

khác nhau về tài chính cá nhân (Priyadharsini, 2017) Những giá trị và niềm tin này có thê hình thành hành vi tài chính trong việc đưa ra quyết định, chẳng hạn như tính tự

chủ, tính kiên nhẫn, tư duy dài hạn và khả năng giải quyết các vấn đề tài chính

Thái độ tài chính tập trung vào khả năng kiếm soát bản thân cá nhân, thông qua việc tin vào một điều được coi là tốt về tài chính, chăng hạn như tin rằng điều quan

trọng là phải tiết kiệm tiền, lập kế hoạch tài chính, kiên nhẫn đối mặt với các vấn đề tài

chính và tìm cách đối phó, khả năng chấp nhận rủi ro và nhận thức về rủi ro và lợi nhuận (Diacon & Ennew, 2001)

Trang 33

26

2.3.3 Hanh vi tai chinh

Hành vi của con người liên quan đến việc ra quyết định tài chính và quản lý tiền như xây dựng chương trình ngân sách phù hợp và kiểm soát nó, thanh toán hóa đơn nhanh chóng và tính chất tiết kiệm thường xuyên được gọi là hành vi tài chính (Bhushan & Medury, 2014; Kalekye & Memba, 2015) Theo OECD (2013), hành vị tài chính rất quan trọng và là thành phần cơ bản của hiểu biết tài chính Atkinson và Messy (2012) cho rằng hành vi tài chính tích cực của cá nhân như lập kế hoạch chỉ tiêu phủ hợp và quan tâm đến ôn định tài chính sẽ nâng cao trình độ DTTC của họ, trong khi hành vi tài chính tiêu cực như phần lớn phụ thuộc vào tín dụng và các khoản vay sẽ làm suy yếu tình trạng tài chính của họ

2.4 Các lý thuyết cơ sở

2.4.1 Lý thuyết triển vọng

Lý thuyết triển vọng (Prospect Theory/Loss-aversion Theory), được đề xuất bởi Daniel Kahneman va Amos Tversky vao nam 1979, đưa ra một cái nhìn sâu sắc về cách mà con người nhận thức về lãi và lỗ, có ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định lựa chọn giữa các phương án xác suất có rủi ro liên quan và xác suất của các kết quả khác nhau chưa được biết

Theo lý thuyết triển vọng, con người thường có xu hướng sợ mất mát hơn là hy vọng đạt được lợi nhuận Tversky và Kahneman cho răng, tác động từ cảm xúc của việc cảm thấy mắt mát sẽ lớn hơn tác động từ cảm xúc của việc cảm thay mức tăng trưởng lợi ích tương đương, đo đó, nếu một cá nhân đứng trước hai lựa chọn mà cả hai phương án đều có kết quả giống nhau thì họ thường ưa chọn phương án ít có khả năng kết thúc trong thua lỗ hơn là lựa chọn phương án có triển vọng mang lại nhiều lợi nhuận hơn Điều này được thể hiện qua đường điễn của hàm giá trị trong lý thuyết triển vọng, với miễn lỗ (Losses) có độ đốc cao hơn so với miền lợi (Gains)

Trang 34

27

Hình 2.1: Mô hình hàm giá trị của lý thuyết triển vọng

Nguồn: Daniel Kahneman và Amos Tversky, 1979 Qua quan sát giá trị hàm và đồ thị cho thấy, hàm giá trị có điểm thắt nút được gọi là điểm tham khảo (reference point) Đây là điểm so sánh được xác định một cách

chủ quan của mỗi cá nhân Hàm giá trị có đạng lồi ở miền lợi, thê hiện sự không thích

rủi ro, và dạng lõm ở miễn lễ, thể hiện sự ưa thích rủi ro Bên cạnh đó, còn có thê thấy

rõ rằng phần mat di vẫn có tác động lớn hơn phan được, ngụ ý sự thua lễ có tác động mạnh mẽ lên cảm xúc của con người hơn cái mà họ có thể nhận lại Nói cách khác, các nhà đầu tư không thích sự thua lỗ khi đứng trước các quyết định

Mặc dù lý thuyết triển vọng nhận được sự công nhận rộng rãi về vai trò quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư, nhưng nó không tránh khỏi những lời chỉ trích Một trong những chỉ trích đó đến từ các nhà tâm lý học khác, cho rằng lý thuyết này thiếu các giải thích tâm lý cho quá trình mà nó mô tả Cụ thể, phản ứng cảm xúc và tình cảm của con người được cho là không được thể hiện đầy đủ trong mô hình này Ngoài ra, lý thuyết triển vọng cũng bị chỉ trích vì không rõ ràng về các yếu tố tạo

ra khung lý thuyết mà họ sử dụng Điều nảy tạo ra thắc mắc về tính chính xác và áp dụng của lý thuyết trong các tình huống thực tế

Tuy nhiên, không thé phu nhận tầm quan trọng của lý thuyết triển vọng trong việc giúp ta hiểu rõ hơn về quyết định của nhà đầu tư Nó không chỉ giup ta nhin thay mức độ rủi ro họ phải đối mặt đề thu về khoản lợi nhuận mong muốn mà còn làm nỗi bật tầm quan trọng của yếu tô cảm xúc trong việc đưa ra quyết định, đặc biệt khi nó có thé chí phối lý trí của con người

Trang 35

28

2.4.2 Lý thuyết về nhận thức rủi ro

Cách mọi người đánh giá rủi ro thường thay đối tùy thuộc vào ngữ cảnh và họ phản ứng khác nhau trong các bối cảnh khác nhau Rủi ro đến từ nhận thức liên quan đến cách mà một cá nhân đánh giá mức độ rủi ro của một quyết định hoặc hành động dựa trên nhận thức cá nhân của họ về tình hình hiện tại Trong khi đó, rủi ro khách quan là mức độ rủi ro được đo lường và xác định dựa trên dữ liệu và thông tin khách quan Các cá nhân thường chịu ảnh hưởng của rủi ro đến từ nhận thức hơn là các rủi ro khách quan (Stephen Diacon và Christine Ennew, 2001) Vì vậy, nhận thức về rủi ro đóng vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định tài chính và các hành vi chấp nhận rủi ro

Nhận thức về rủi ro bao gồm khả năng đánh giá, kiêm soát được mức độ không chắc chắn của tình hình, và mức độ tin cậy của cá nhân vào các ước lượng này (Sitkin, S.B va Weingart, L.R, 1995) Về cơ bản, nhận thức rủi ro cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu tổ tâm lý như sự sợ hãi, hối tiếc va su lac quan (Loewenstein, G F., Weber,

E U., Hsee, C K., & Welch, N., 2001)

2.4.3 Gia thuyét kỳ vọng hợp lý

Giả thuyết kỳ vọng hợp lý (Rational expectation hypothesis) là một lý thuyết được phát triển bởi nhà kinh tế học Robert E Luecas, Jr., nhẫn mạnh về cách các cá nhân tham gia vào hoạt động kinh tế và đưa ra quyết định Theo giả thuyết này, các cá nhân sẽ đưa ra quyết định dựa trên những gì họ kỳ vọng xảy ra trong tương lai, được xây dựng dựa trên thông tin hiện có và kết hợp với kinh nghiệm tích lũy từ quá khứ Trong giả thuyết kỳ vọng hợp lý, thị trường tài chính được coi là một hệ thống động, nơi mọi thông tin có thể được nhanh chóng tích tụ và phản ánh chính xác vào giá của các tài sản Tính toàn vẹn và tính hiệu quả của thị trường được col là nền tảng, mà từ

đó, nhà đầu tư có thê dự đoán giá trị tương lai của tài sản dựa trên thông tin hiện tại Giả thuyết kỳ vọng hợp lý cũng nói rằng đự báo hay các dự đoán của các cá nhân sẽ đi đúng hướng mà họ đã xem xét đề đưa ra quyết định Bởi vậy mà kỳ vọng của các nhà đầu tư cá nhân cũng sẽ ảnh hưởng tới tình trạng của nền kinh tế trong tương lai Tuy nhiên, trong thực tế, sự đa dạng về kiến thức và chiến lược giao dịch của các nhà đầu tư sẽ tạo ra sự khác biệt trong hiệu suất Sự không chắc chắn và tầm nhìn hạn chế cũng làm cho thị trường không luôn hoàn toàn hiệu quả, và giả thuyết phải

linh hoạt đối mặt với những biến động không dự đoán

Mặc dù giả thuyết kỳ vọng hợp lý có những thách thức, nhưng nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đối diện với sự phức tạp của thị trường tài

chính Nó không chỉ là một lý thuyết mà còn là một công cụ giúp ta xác định và hiểu

rõ về cách thông tin và dự đoán tương tác, tạo nên cơ sở cho việc xây dựng các mô hình tài chính và hiểu biết vững về thị trường tài chính đương đại

Trang 36

29

2.4.4 Lý thuyết hành vi hoạch định

Lý thuyết hành vi hoạch định - TPB (Theory of planned behaviour) (Acek Ajzen, 1985) được phát triển từ lý thuyết hành vi có hợp lý - TRA (Theory of reasoned action) (Fishbein, M., & Ajzen, I., 1975) Theo li thuyét hành vi có hợp lý, các cá nhân

có cơ sở trong quá trình ra quyết định và đưa ra một sự lựa chọn hợp lý giữa các giải pháp, ý định và hành vị được xác định bởi ý định thực hiện hành vị của một người là công cụ tốt nhất đề dự đoán hành vi Từ đó, ý định hành vị được xác định là chịu ảnh

hưởng bởi thái độ đối với hành vi và tiêu chuân chủ quan hành vi

Lý thuyết hành vi hoạch định được tạo ra do sự hạn chế của lí thuyết trước (TRA) về việc cho răng hành vi của con người là hoàn toàn do kiêm soát lí trí Cho nên so với TRA, TPB đã bổ sung thêm yếu tô độc lập mới là nhận thức kiểm soát hành

vi Như vậy ba yếu tô cơ bản được xác định trong lý thuyết này (TPB) là thái độ cá nhân đối với hành vi về việc tích cực hay tiêu cực của việc thực hiện hành vi, chuẩn chủ quan là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên thực

hiện hay không thực hiện hành vi (Ajen, 1991), và kiếm soát nhận thức hành vi là yêu

tố quyết định về sự tự nhận thức (Ajen, 2005) Lí thuyết cho thấy tầm quan trọng của thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và kiểm soát nhận thức hành vi dẫn đến sự hình thành của một ý định hành vi

Hình 2.2: Mô hình lý thuyết hành vi hoạch định (TPB)

Neguon: Acek Ajen (1985)

CHUONG 3: PHUONG PHAP NGHIEN CUU

3.1 Quy trình nghiên cứu

Đề thực hiện nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng, quá trình thực hiện cụ thê như sau:

Trang 37

30

Dựa vào việc tổng hợp các nghiên cứu trước đây, các lý thuyết về dân chi tai

chính, thiên lệch cảm xúc, thiên lệch nhận thức và quyết định đầu tư chứng khoán,

đồng thời kết hợp với mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu định tính về các thiên lệch tác động đến quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ và tác động dân chí tài chính đến tác động trên của giới trẻ tại Hà Nội

Bên cạnh đó, nhóm kết hợp các phương pháp nghiên cứu định lượng để mô hình hóa các đữ liệu đã thu thập được từ việc khảo sát các cá nhân Thông tin về các thiên lệch cảm xúc và nhận thức, dân chí tài chính và quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân được đo lường bởi thang đo theo phương pháp định lượng, trong đó:

« Cac thiên lệch cảm xúc được đo lường bởi các thang đo của nhân tô quá tự tin,

tâm lý không thích thiệt hại, hối tiếc và kiềm chế bản thân Các thang đo của

nhân tố hành vi bầy đàn, hiệu ứng neo và điều chỉnh, hiệu ứng ngược vị thế và thiên lệch do tính đại diện đề đo lường các thiên lệch nhận thức

« Thang do về dân chí tài chính được xay dung trén b6 thang do cua Maarten van Root va c6ng su (2011), Zain UI Abideen va cong sw (2023) va Natasya va cộng sự (2022), sau đó sẽ được điều chỉnh phù hợp với giới trẻ Việt Nam

« Thang đo vẻ quyết định đầu tư chứng khoán đựa vào thang đo của Mahfuzur Rahman and Soon Sheng Gan (2020), bao gồm các câu hỏi về xu hướng và mục tiêu đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân

« Thang đo likert gồm 5 mức độ được áp dụng cho các thang đo đề đưa ra kết qua thống kê

Quy trình nghiên cứu đã được nhóm tác giả thực hiện theo các bước sau:

Trang 38

31

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Nhóm nghiên cứu

3.2 Mô hình nghiên cứu và các giải thuyết

3.2.1 Mô hình nghiên cứu

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Nhóm nghiên cứu

Trang 39

32

3.2.2 Các giá thuyết

3.2.2.1 Ánh hưởng hành vi bầy đàn đến quyết định đầu tư

Hành vi bầy đàn là khuynh hướng hành vi xảy ra khi một nhóm người bắt chước một hành động nhất định dẫn đến sự hội tụ của hành động đó (Hirshleifer vả

Teoh, 2003) Trong bối cảnh thị trường tài chính, các nhà đầu tư đôi khi có thể làm

theo quyết định của đa số, bất chấp quan điểm cá nhân của họ về quyết định nói trên Nghiên cứu của Durand và cộng sự (2013) cho thấy rằng các nhà đầu tư có độ tin cậy thấp sẽ làm theo lời khuyên của người khác Trái ngược với đó, Bakar và Yi (2016) cho răng tác động của hành vi bầy đàn đến quyết định của nhà đầu tư không có ý nghĩa thống kê Như vậy:

HI : Hành vi bầy đàn ảnh hưởng đáng kế đến quyết định đầu tư

3.2.2.2 Anh hưởng của hiệu ứng neo và điều chỉnh đến quyết dịnh đầu tư Hiệu ứng neo và điều chỉnh có thể được mô tả là xu hướng của nhà đầu tư neo giữ những cân nhắc của họ vào một điểm không liên quan về mặt lý trí trong việc ra quyết định đầu tư (Pompian, 2006) Ofr Wiener (2012) cũng chỉ ra rằng xu hướng neo liên quan đến hành vi giao dịch không rủi ro của các nhà đầu tư Như vậy :

H2 : Hiệu ứng neo và điều chỉnh ảnh hướng đáng kế đến quyết định đầu

3.2.2.3 Ánh hướng của hiệu ứng ngược vị thế đến quyết định đầu tư

Shefrin và Statman (1985) đã thiết lập một mô hình lý thuyết liên quan đến việc

xử lý cô phiếu tăng giá và ưu tiên tính vào những tài sản thua lỗ Nhà đầu tư có nhiều khả năng nắm giữ tài sản thua lỗ hơn trong khi cô gắng bán cô phiếu tăng giá (Kumar

va Goyal, 2015) Bodnaruk va Simonov (2015) đã nghiên cứu sự tồn tại của hiệu ứng ngược vị thế ở các nhà quản lý quỹ tương hỗ Đồng thời, Toma (2015) cũng nhận thấy rằng các nhà đầu tư có xu hướng bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng ngược vị thế khi đưa ra quyết định đầu tư Như vậy:

H3 : Hiệu ứng ngược vị thế ảnh hưởng đáng kế đến quyết định dau tw

3.2.2.4 Anh hướng của tính đại diện đến quyết định đầu tư

Tính đại điện là thái độ của nhà đầu tư luôn phụ thuộc vào kinh nghiệm của họ

dựa trên kinh nghiệm đầu tư trong quá khứ (Anderson và cộng sự, 2005) Các quyết

định được đưa ra bằng cách so sánh sự kiện hiện tại với các sự kiện trước đó và thực hiện đầu tư tương ứng Nó có thể tạo ra một số thành kiến khi các nhà đầu tư coi trọng hơn các sự cô gần đây và đánh giá thấp lợi ích dài hạn trong đầu tư (Kubilay &

Trang 40

33

Bayrakdaroglu, 2016; Zahera & Bansal, 2018) Tuy nhiên, Chan và cộng sự (2004) cho răng không thê có đủ bằng chứng về “thiên vị tính đại diện” trong việc định giá cô phiếu của nhà đầu tư khi phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty Như vậy:

H4: Tính đại diện ảnh hưởng đáng kế đến quyết định đầu tư

3.2.2.5 Ánh hưởng của thiên kiến quá tự tin đến quyết định đầu tư Thiên kiến quá tự tin có nghĩa là nhà đầu tư tăng cường dự đoán quá mức trong

khi đầu tư (Budiarto, 2017) Sự tự tin thái quá của nhà đầu tư cá nhân có ảnh hưởng

đáng kê đến quyết định đầu tư (Pradikasari và Isbanah, 2018) Bakar và Y¡ (2016) tiết

lộ rằng xu hướng tự tin thái quá có tác động tiêu cực đáng kế đến việc ra quyết định của nhà đầu tư Tuy nhiên, Rekik và Boujelbene (2013) cho rằng sự tự tín thái quá

không ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư Như vậy:

Hã: Quá tự tin ảnh hưởng đáng kế đến quyết định đầu tư

3.2.2.6 Ánh hưởng của tâm lý không thích thiệt hại đến quyết định đầu tư

Kahneman và cộng sự (1991) khám phá ra rằng các nhà đầu tư mắc chứng tâm

lý không thích thiệt hại thường đưa ra những quyết định không hợp lý Thành kiến tâm

lý không thích thiệt hại có tác động tích cực đáng kê đến việc ra quyết định của nhà đầu tư (Lim, 2012; Khánh, 2017).Tuy nhiên, nghiên cứu của Bashiret (2013) không nhất quán với những phát hiện trước đó Ông nhận thấy rằng tâm lý không thích thiệt hại không có bất kỳ tác động nào đến việc ra quyết định của nhà đầu tư Như vậy:

H6: Tâm lý không thích thiệt hại ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu

3.2.2.7 Ánh hưởng của thiên kiến hối tiếc đến quyết định đầu tư

Thiên kiến hồi tiếc là xu hướng của nhà đầu tư sử dụng những kinh nghiệm tôi

tệ trong quá khứ để đưa ra quyết định đầu tư (Shefrin và Statman, 1985) Những trải

nghiệm tôi tệ (gặp lỗ hoặc lãi khi lựa chọn loại hình đầu tư) có thê ảnh hưởng đến

quyết định đầu tư mà họ sẽ lựa chọn trong tương lai Trong khi đó, theo Pujiyanto & Mahastanti (2013), thiên kiến hối tiếc không có mối quan hệ nào với quyết định đầu

tư Như vậy :

H7: Thiên kiến hối tiếc ảnh hưởng đáng kế đến quyết định đầu tư

3.2.2.8 Ánh hướng của kiềm chế bản thân đến quyết định đầu tư

Theo Prachi Juneja (2015), thiên kiến kiềm chế bản thân đề cập đến những khó

khăn mà các cá nhân và nhà giao địch gặp phải trong việc kiểm soát sự bốc đồng của

Ngày đăng: 17/10/2024, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w