Chỉ đến khi có sự phát triểnhơn về lực lượng sản xuất, khi các tầng lớp xã hội xuất hiện, nhu cầu con ngườingày càng phong phú hơn, do đó việc tự cung tự cấp không thể đáp ứng được nhucầ
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Đề tài: Lý luận hàng hóa của KTCT Mác - Lênin và vận dụng vào thực tiễn sản
xuất kinh doanh hàng hóa/dịch vụ (gạo, phần mềm)
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
Trong điều kiện phát triển toàn diện của thời đại công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, mọi lĩnh vực xung quanh đời sống con người đều dần phát triển hơnvới nhiều hình thức đa dạng và đem lại nhiều thành tựu vượt bậc Đặc biệt là tronglĩnh vực kinh tế So sánh với những thời kỳ xã hội đầu tiên của con người, nhu cầucủa con người bị bó hẹp lại do hình thức tự cung tự cấp Chỉ đến khi có sự phát triểnhơn về lực lượng sản xuất, khi các tầng lớp xã hội xuất hiện, nhu cầu con ngườingày càng phong phú hơn, do đó việc tự cung tự cấp không thể đáp ứng được nhucầu của con người, vậy nên sự xuất hiện của trao đổi buôn bán là cần thiết, tạo nênmột môi trường kinh tế hàng hóa Ngày nay, hàng hóa ngày càng đa dạng và phongphú hơn với nhiều hình thức khác nhau, và hàng hóa là một phần rất quan trọng củanền kinh tế thị trường, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia Vì vậy,
em lựa đề tài “Lý luận hàng hóa của KTCT Mác - Lênin và vận dụng vào thực tiễnsản xuất kinh doanh hàng hóa/dịch vụ (gạo, phần mềm)” để làm rõ và phân tích tínhảnh hưởng của hàng hóa trong nền kinh tế
Mục đích chọn đề tài là tham gia tìm hiểu, nghiên cứu tổng quan về lý luận
về hàng hóa kinh tế chính trị Mác – Lênin và thống kê số lượng cụ thể về sản xuấtkinh doanh hàng hóa, dịch vụ Nêu lên tầm quan trọng của hàng hóa đối với nềnkinh tế, khẳng định vai trò của lý luận hàng hóa của kinh tế chính trị Mác –Lênin
Phạm vi nghiên cứu đề tài là tổng quan những kiến thức, nội dung về lý luậnhàng hóa kinh tế chính trị Mác – Lênin và phân tích thực trạng, hiệu quả vận dụng
lý luận vào nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam, cụ thể trên một số loại hàng hóa: Gạo
và hàng hóa: Phần mềm Từ đó, đưa ra một số phương hướng giải quyết nhữngthách thức, góp phần vào sự phát triển của hệ thống sản xuất kinh doanh hàng hóatại Việt Nam
Với đề tài “Lý luận hàng hóa của KTCT Mác - Lênin và vận dụng vào thựctiễn sản xuất kinh doanh hàng hóa/dịch vụ (gạo, phần mềm)” em rất mong sự góp ý
từ thầy cô để em có thể kịp thời khắc phục những khuyết điểm và hoàn thiện bàitiểu luận của mình, đồng thời giúp em có đượcthêm nhiều kinh nghiệm cho nhữngbài tiểu luận sau và hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ học tập của bản thân
Trang 32 Thuộc tính của hàng hóa
Giá trị sử dụng và giá trị là hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa Hai thuộctính này có tính chất mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau Nếu thiếu một tronghai thuộc tính trên thì không phải là hàng hóa bởi hai thuộc tính này làm tiền đề vàđiều kiện hình thành và phát triển cho nhau
* Giá trị sử dụng của hàng hóa
Giá trị sử dụng là công dụng hay tính có ích của vật nhằm thỏa mãn nhu cầunào đó của con người
Mỗi loại hàng hóa đều có một hay nhiều công dụng nhất đinh thỏa mãn nhucầu trực tiếp hoặc gián tiếp của con người Tính có ích của hàng hóa là do thuộctính tự nhiên của vật quy định Việc tìm ra các công dụng hay tính có ích của sảnphẩm là tùy thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự tiến bộ của khoahọc, kỹ thuật
Giá trị sử dụng của mỗi hàng hoá là do những thuộc tính tự nhiên (vật lý, hoáhọc…) của vật thể hàng hoá đó quyết định nên giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn
vì nó tồn tại trong mọi phương thức hay kiểu tổ chức sản xuất Tuy nhiên, việc pháthiện ra và vận dụng từng thuộc tính tự nhiên có ích đó lại phụ thuộc vào trình độphát triển của xã hội Do phụ thuộc bởi sự quy định của tính tự nhiên, cấu thành nộidung của cải vật chất, cho nên giá trị sử dụng là phạm trù lịch sử
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để conngười phát hiện thêm nhiều thuộc tính mới của sản phẩm và từ những công dụng
Trang 4hay tính có lợi đó con người đã tạo ra những giá trị sử dụng mới, giá trị sử dụng chỉthể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dùng Nó là nội dung vật chất của của cải.
VD: Ngày xưa than đá chỉ được dùng để nấu, sưởi ấm Khi nồi súp ra đời,than đá được dùng làm chất đốt, về sau nó cũng được dùng làm nguyên liệu chocông nghiệp hoá chất…
C.Mác viết: “Giá trị sử dụng cấu thành cái nội dung vật chất của của cải, chẳng kể hình thái xã hội của của cải đó như thế nào”
Giá trị sử dụng của hàng hóa sử dụng cho xã hội và nó là vật mang giá trịtrao đổi Giá trị sử dụng nói ở đây với tư cách là thuộc tính của hàng hoá, nó khôngphải là giá trị sử dụng cho bản thân người sản xuất hàng hoá, mà là giá trị sử dụngcho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi – mua bán Trong kinh tế hàng hoá,giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi, giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trongviệc sử dụng hay tiêu dùng nó, khi chưa tiêu dùng thì giá trị sử dụng chỉ ở trạng tháikhả năng Để giá trị sử dụng có khả năng biến thành giá trị sử dụng hiện thực thì nóphải được tiêu dùng Điều này nói lên ý nghĩa quan trọng của tiêu dùng đối với sảnxuất Đòi hỏi người sản xuất hàng hóa luôn luôn quan tâm đến nhu cầu của xã hội,làm cho sản phẩm đáp ứng được nhu cầu xã hội Vì vậy, để đứng vững trên thươngtrường, doanh nghiệp phải thường xuyên tạo ra sản phẩm có sự khác biệt và điềuquan trọng là phải phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng
Trong bất kỳ một xã hội nào, của cải vật chất của xã hội đều là một lượngnhất định những giá trị sử dụng Xã hội càng tiến bộ, khoa học – kỹ thuật phát triển,phân công lao động xã hội ngày càng cao, lực lượng sản xuất càng phát triển thì sốlượng giá trị sử dụng ngày càng nhiều, chủng loại giá trị sử dụng càng phong phú,chất lượng giá trị sử dụng ngàng càng tăng
* Giá trị của hàng hóa
Muốn hiểu giá trị của hàng hoá và nghiên cứu về giá trị, C.Mác bắt đầu đi từgiá trị trao đổi Giá trị trao đổi là quan hệ về lượng, là tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị
sử dụng khác nhau
VD: 1m vải có giá trị trao đổi bằng 10 kg thóc
Trang 5Vải và thóc có thể trao đổi với nhau dù thực tế đây là hai loại hàng hóa có giátrị sử dụng khác nhau Việc hai loại hàng hóa này có thể trao đổi với nhau theo một
tỉ lệ nhất định nào đó là do giữa chúng có điểm chung là đều là sản phẩm của laođộng (thời gian lao động và công sức lao động), đây là cơ sở giá trị của hàng hóa.Thực chất của trao đổi hàng hóa cho nhau là trao đổi lao động ẩn giấu trong hànghóa đó Do vậy có thể nói, lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá là cơ sở chungcho việc trao đổi và nó tạo thành giá trị của hàng hoá Chất của giá trị là lao động,
vì vậy sản phẩm nào không có lao động của người sản xuất chứa đựng trong đó, thì
nó không có giá trị Sản phẩm nào lao động hao phí để sản xuất ra chúng càng nhiềuthì giá trị càng cao
Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh tronghàng hóa Vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng lượng lao động tiêu hao đểsản xuất ra hàng hóa đó Lượng lao động tiêu hao ấy được tính bằng thời gian laođộng Lượng giá trị của hàng hóa không phải do mức hao phí lao động cá biệt haythời gian lao động cá biệt quy định, mà nó được đo bởi thời gian lao động xã hộicần thiết
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cần để sản xuất ramột hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội vớimột trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung bình và mộtcường độ lao động trung bình trong xã hội đó Chỉ có lượng lao động xã hội cầnthiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyếtđịnh đại lượng giá trị của hàng hóa ấy
Nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa để xác định được giá cả của hàng hóa làm
ra và tìm ra được những nhân tố tác động đến nó, từ đó có thể tìm ra cách để làmgiảm giá cả sản xuất
* Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa
Hai thuộc tính của hàng hoá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bởi hai thuộctính trên làm tiền đề và điều kiện, liên kết với nhau Hai thuộc tính của hàng hóa cómối quan hệ vừa thống nhất và vừa mâu thuẫn với nhau
Trang 6Mặt thống nhất biểu hiện ở chỗ:
Hai thuộc tính này có sự liên hệ chặt chẽ với nhau , nếu không có một tronghai thuộc tính trên thì sẽ không phải là hàng hóa Một vật có giá trị sử dụng (tức cóthể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, xã hội), nhưng không có giá trị (tứckhông do lao động tạo ra, không có kết tinh lao động) như không khí tự nhiên thì sẽkhông phải là hàng hoá Ngược lại, một vật có giá trị (tức có lao động kết tinh),nhưng không có giá trị sử dụng (tức không thể thoả mãn nhu cầu nào của con người,
xã hội) cũng không trở thành hàng hoá Giá trị sử dụng và giá trị là hai thuộc tínhđồng thời tồn tại trong một hàng hóa
Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hoá thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hoá khác nhau về chất(vải mặc, sắt thép, lúa gạo…) Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hànghoá lại đồng nhất về chất, đều là “những cục kết tinh đồng nhất của lao động màthôi”, tức đều là sự kết tinh của lao động, hay là lao động đã được vật hoá ( vải mặc,sắt thép, lúa gạo… đều do lao động tạo ra, kết tinh lao động trong đó)
Thứ hai, quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách rời nhau cả
về mặt không gian và thời gian
Giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông và thực hiện trước Giá trị sửdụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng
Người sản xuất làm ra hàng hóa để bán nên mục đích là giá trị chứ khôngphải giá trị sử dụng Khi họ có quan tâm đến giá trị sử dụng thì là để đạt được giá trịcao hơn, nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt buộc họ cũng phải chú ý đến giá trị
sử dụng Ngược lại, người mua cần giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu của mình.Nhưng muốn có giá trị sử dụng họ phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó Nếukhông thực hiện giá trị sẽ không có giá trị sử dụng Quá trình thực hiện giá trị trước
và diễn ra trên thị trường, quá trình thực hiện giá trị sử dụng diễn ra sau và tronglĩnh vực tiêu dùng Vì vậy, trước khi thực hiện giá trị sử dụng của hàng hóa phảithực hiện giá trị của nó, nếu không thực hiện được giá trị thì sẽ không thực hiệnđược giá trị sử dụng
Trang 73 Lượng giá trị hàng hóa
Lượng giá trị của hàng hóa do lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóaquyết định, được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó.Lượng lao động tiêu hao ấy được tính bằng thời gian lao động: giờ, ngày, tuần,tháng… Ở đây, lao động tạo thành thực thể của giá trị là thứ lao động giống nhaucủa con người, là chi phí của cùng một sức lao động của con người…, nó có tínhchất của một sức lao động xã hội trung bình…, do đó để sản xuất ra một hàng hóanhất định, nó chỉ dùng một thời gian lao động trung bình cần thiết hoặc “ thời gianlao động xã hội cần thiết” Điều đó cũng có nghĩa là, trong thực tế, có nhiều ngườicùng sản xuất một loại hàng hóa, nhưng điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề, năngsuất lao động khác nhau Thế nhưng lượng giá trị của hàng hóa không phải do mứchao phí lao động cá biệt quy định, mà nó được quyết định bởi ượng lao động trungbình hay thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra hàng hóa
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình
Thời gian lao động xã hội cần thiết là lượng thời gian không cố định, vì trình
độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình, điều kiện trang bị kỹ thuậttrung bình của xã hội ở mỗi cá nhân, tổ chức khác nhau là khác nhau và thay đổitheo sự phát triển của lực lượng sản xuất Là thời gian cần thiết để sản xuất ra mộthàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với trình
độ, trang thiết bị trung bình, trình độ thành thạo trung bình và cường độ lao độngtrung bình trong xã hội đó Do đó, lượng giá trị hàng hóa cũng không cố định, khithời gian lao động xã hội cần thiết thay đổi (cao hay thấp) thì lượng giá trị của hànghóa cũng sẽ thay đổi
Như vậy, chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xãhội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định đại lượng giá trị của hànghóa ấy Đó cũng chính là giá trị xã hội chứ không phải là giá trị cá biệt của hànghóa
Trang 8Những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian lao động xã hội cần thiết đều ảnhhưởng tới số lượng giá trị của hàng hóa Trong đó có những nhân tố chủ yếu sau:
Năng suất lao động
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng
số lượng sản phẩm sản xuất ra một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí
Năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ khéo léo(thành thạo) trung bình của người lao động, mức độ phát triển của khoa học – kỹthuật, công nghệ và mức độ ứng dụng những thành tựu đó vào sản xuất, sự kết hợp
xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất, và các điềukiện tự nhiên
Cường độ lao động
Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ hao phí sức lao động trongmột đơn vị thời gian Đó chính là mức độ khẩn trương tích cực của hoạt động laođộng Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí sức lao động trong một đơn vịthời gian tăng lên Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng hàng hóa sản xuất
ra tăng lên nhưng sức lao động hao phí cũng tăng lên, vì vậy giá trị của một đơn vịhàng hóa vẫn không đổi Tăng cường độ lao động, thực chất chính là việc kéo dàithời gian lao động Tuy nhiên, tăng cường độ lao động là thường có giới hạn và hiệuquả thấp, còn tăng năng suất lao động có ý nghĩa tích cực hơn đối với phát triểnkinh tế và là nhân tố quan trọng nhất nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Cường
Trang 9độ lao động phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệusản xuất, đặc biệt là nó phụ thuộc vào thể chất, tinh thần của người lao động.
Để hạ giá trị cá biệt của sản xuất hàng hóa là tăng năng suất lao động Tức
là, cần phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nghề, tăng cường
kỹ năng, kỹ xảo, kỉ luật của người lao động, cải tiến tổ chức quản lý, hợp lý hóa sảnxuất kinh doanh, ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ, tiết kiệmchi phí sản xuất
Mức độ phức tạp của lao động
Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá trị
của hàng hóa Có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.
Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nàokhông cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được Lao động phức tạp làlao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lànhnghề nhất định mới có thể tiến hành được Trong quá trình trao đổi hàng hóa, mọilao động phức tạp đều được quy thành lao động giản đơn trung bình
II Sự phát triển và tầm quan trọng của việc vận dụng lý luận hàng hóa KTCT Mác-Lênin vào thực tiễn sản xuất kinh doanh hàng hóa/dịch vụ
1 Lịch sử phân tích hàng hóa
Ngay từ thời chiếm hữu nô lệ, vấn đề nghiên cứu về hàng hóa đã được đặt ravới người đại diện tiêu biểu là Aristốt (384-322 trước công nguyên) – ông là nhàtriết học Hy Lạp có nhiều công trình bàn về các vấn đề kinh tế Ông đã phân tíchnhiều vấn đề có liên quan đến sản xuất, phân phối và trao đổi Theo ông: Một vậtphẩm vừa để dùng, đồng thời vừa có thể đem trao đổi, nghĩa là nó có hai công dụng.Một công dụng thuộc về bản thân của sự vật, cái tất nhiên đó là giá trị sử dụng Mộtcông dụng khác không thuộc về bản chất sự vật, cái ngẫu nhiên, đó là giá trị traođổi
Sang đến xã hội phong kiến, kinh tế hàng hóa có nhiều diễn biến phát triển,
vì vậy việc phân tích hàng hóa có bước tiến mới và tiến bộ hơn Các đại diện tiêubiểu là Oguytstanh và Tomatđacanh đã nêu ra khái niệm giá cả công bằng và đã đề
Trang 10cập đến trao đổi ngang giá, lấy sự hao phí lao động để làm cơ sở cho giá cả côngbằng.
Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản, cùng với sự xuất hiện của trường phái kinh
tế cổ điển, họ đã có nhiều cống hiến khoa học trong việc phân tích hàng hóa và giátrị Các đại biểu điển hình của trường phái này là Pétty, A.Smit, Ricado Các ông đã
đề cập đến hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi và giá trị
sử dụng không có sự liên quan đối với giá trị trao đổi Tuy nhiên, họ chưa phân biệtđược giá trị sử dụng và giá trị trao đổi nên đã đồng nhất hai khái niệm với nhauthành một Về giá trị trao đổi các ông khẳng định: giá trị trao đổi là do lao động tạo
ra, mọi vật dùng có ích đến đâu nếu không do lao động tạo ra thì cũng không có giátrị
Do sự hạn chế của lập trường giai cấp và không phát hiện ra tính chất hai mặtcủa lao động sản xuất hàng hóa, nên lý luận hàng hóa và giá trị chưa thật sự khoahọc Chi đến khi C.Mác phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hànghóa, đồng thời trên cơ sở kế thừa có phê phán những tinh hoa của nhân loại, C.Mác
đã thành công trong việc phân tích hàng hóa và giá trị
2 Vận dụng lý luận hàng hóa KTCT Mác-Lênin vào thực tiễn sản xuất kinh doanh hàng hóa/dịch vụ
2.1 Tổng quan chung về thực trạng thị trường hàng hóa, dịch vụ ở Việt Nam
Cùng với sự thay đổi về quan điểm và chính sách kinh tế đã đem lại nhữngtác động tích cực trên thị trường hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam Từ sau năm 1986,thị trường hàng hoá, dịch vụ nước ta đã có sự biến đổi về chất và phát triển vượt bậc
về lượng Qua 17 năm đổi mới (1986- 2003) ta có thể khái quát tình hình thị trườnghàng hoá, dịch vụ của Việt Nam như sau:
Một là, thị trường được thống nhất trong toàn quốc và bước đầu hình thành hệ thống thị trường hàng hoá với các cấp độ khác nhau
Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay đã thực hiện tự do hoá thương mại, tự
do hoá lưu thông, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao lưu hàng hoá giữa cácvùng, địa phương không bị tắc nghẽn và ngăn trở Trên nền tảng tự do hoá đã khai
Trang 11thác được các tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, từng doanhnghiệp Quá trình tích tụ và tập trung trên thị trường đã dẫn tới hình thành các trungtâm thương mại quốc gia và vùng Đó là cửa ngõ giao lưu hàng hoá, trung tâm phátluồng hàng hoá và có tác dụng giúp thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển
Hai là, có nhiều và đủ các thành phần kinh tế trên thị trường, đông đảo thương nhân với các hình thức sở hữu khác nhau.
Hiện nay, các doanh nghiệp Nhà nước chi phối 70- 75% khâu bán buôn, tỷtrọng bán lẻ chỉ còn 20- 21% trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ Hệ thốnghợp tác xã còn phát huy được vai trò ở các khu vực nông thôn, miền núi, tuy nhiên,chỉ còn chiếm trên dưới 1% tổng mức bán lẻ trên thị trường Các doanh nghiệpngoài quốc doanh và tư thương, tiểu thương sử hữu lực lượng đông đảo nhất trên thịtrường Khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã tham gia vàothị trường nội địa, chiếm tỷ trọng khoảng 3% trong tổng mức lưu chuyển hàng hoábán lẻ
Bảng: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ 1996- 2003
Năm ĐVT Tổng KNXK Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu