1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập khoa kinh tế quốc tế Đại học thương mại công ty cổ phần tân phú việt nam

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo Thực tập Tổng hợp
Tác giả Trần Thị Thùy Dương
Người hướng dẫn TS. Đặng Xuân Huy
Trường học Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 908,03 KB

Nội dung

Đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, Cách mạng công nghiệp 4.0 hứa hẹn sẽ làm thay đổi sâu rộng chuỗi giá trị từ nghiên cứu và phát triển đến sản xuất, phân phối và dịch vụ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ &KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

Đơn vị thực tập

Công ty Cổ phần Tân Phú Việt Nam

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

TS ĐẶNG XUÂN HUY TRẦN THỊ THÙY DƯƠNG

Lớp: K57EK1

Mã sinh viên: 21D260115

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

MỤC LỤC BẢNG ii

MỤC LỤC HÌNH ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

LỜI MỞ ĐẦU iv

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN PHÚ VIỆT NAM 1

1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển 1

1.2 Lĩnh vực kinh doanh 1

1.3 Cơ cấu tổ chức 2

1.4 Nhân lực của công ty 2

1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật 4

1.6 Tài chính công ty 4

Chương 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ 6

2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 6

2.2 Hoạt động thương mại quốc tế của Công ty 7

2.2.1 Kim ngạch nhập khẩu 7

2.2.2 Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu 8

2.2.3 Các thị trường nhập khẩu chủ yếu 9

2.3 Quy trình tổ chức thực hiện nhập khẩu hàng hóa của Công ty 10

Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 13

3.1 Thành công 13

3.2 Những hạn chế và khó khăn tồn tại 13

3.3 Nguyên nhân 14

3.4 Đề xuất nghiên cứu 14

KẾT LUẬN 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

ii

MỤC LỤC BẢNG Bảng 1.1 Đặc điểm nguồn nhân lực của CTCP Tân Phú Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023 3 Bảng 1.2: Cơ cấu tài sản của CTCP Tân Phú Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023 4 Bảng 1.3: Cơ cấu nguồn 4 Bảng 1.4: Các chi tiêu tài chính của CTCP Tân Phú Việt Nam giai đoạn 2021 –

2023 5 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Tân Phú Việt Nam giai đoạn

2021 - 2023 6 Bảng 2.2 Mức độ tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của CTCP Tân Phú Việt Nam giai đoạn 2021-2023 6 Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu của CTCP Tân Phú Việt Nam giai đoạn 2021-

2023 7 Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu phân theo mặt hàng chủ lực của CTCP Tân Phú Việt Nam giai đoạn 2021-2023 8 Bảng 2.5: Kim ngạch nhập khẩu phân theo thị trường chủ lực của CTCP Tân Phú Việt Nam giai đoạn 2021-2023 9

MỤC LỤC HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức 2

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt

ABS Acrylonitrin Butadien Styren Nhựa ABS

PET Polyethylene terephthalate Nhựa nhiệt dẻo polyester

PVC Polyvinylchloride Nhựa nhiệt dẻo vinylchloride

C/O Certificate of Origin Chứng nhận xuất xứ

CQ Certificate of Quality Chứng nhận chất lượng

A/N Arrival Notice Giấy báo hàng đến

FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

ASEAN Association of Southeast Asian

Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ACFTA ASEAN-China Free Trade Area Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN-

Trung Quốc TTR Telegraphic Transfer Remittance Chuyển tiền trả trước

Trang 5

iv

LỜI MỞ ĐẦU

Bước vào kỷ nguyên số và toàn cầu hóa, mỗi doanh nghiệp đều đối mặt với những cơ hội và thách thức lớn Đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, Cách mạng công nghiệp 4.0 hứa hẹn sẽ làm thay đổi sâu rộng chuỗi giá trị từ nghiên cứu và phát triển đến sản xuất, phân phối và dịch vụ khách hàng, mang lại lợi ích to lớn trong việc giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh Đối với Công ty Cổ phần Tân Phú Việt Nam, một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất bao bì nhựa

và sản phẩm gia dụng cao cấp, đây vừa là cơ hội để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhưng cũng là thách thức trong việc cải thiện công nghệ và nâng cao chất lượng nhân lực

Trong thời gian thực tập tại Phòng Kinh doanh quốc tế của công ty, em đã có cơ hội học hỏi các kỹ năng thực tiễn và tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích cho quá trình học tập và phát triển sự nghiệp sau này Em xin cảm ơn TS Đặng Xuân Huy và các cán bộ, nhân viên của Công ty Cổ phần Tân Phú Việt Nam đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này Trong bài báo cáo này, em xin trình bày một số vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty mà em đã có cơ hội nghiên cứu và tìm hiểu

Do thời gian thực tập có hạn và kiến thức của bản thân còn nhiều thiếu sót, báo cáo không tránh khỏi những hạn chế Em kính mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn từ quý thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN PHÚ VIỆT NAM 1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển

• Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN PHÚ VIỆT NAM

• Tên tiếng Anh: TAN PHU VIETNAM JOINT STOCK COMPANY

và CTCP Nhựa Tân Phú tại Miền Trung

Từ 2016 đến 2017, công ty thực hiện tái cấu trúc, thoái vốn khỏi các công ty liên kết

và giải thể các chi nhánh tại Hà Nội và Lao Bảo Từ năm 2018 đến nay, công ty tập trung phát triển sản phẩm hàng gia dụng dưới thương hiệu Inochi và thay đổi logo để phù hợp với xu hướng mới

1.2 Lĩnh vực kinh doanh

Trang 7

2

Hàng gia dụng Inochi: Cung cấp các sản phẩm gia dụng cao cấp, tiện ích, đẹp và phù hợp với thị hiểu của người dùng mang thương hiệu Inochi

Bao bì cứng: Sản xuất các sản phẩm bao bì ngành vỏ ắc quy, thùng sơn; ngành hóa

mỹ phẩm, ngành bảo vệ thực vật, thực phẩm đồ uống, dược phẩm, khuân mẫu

Bao bì mềm: Túi rác, màng bọc thực phẩm, Túi Slider, Zipper, cho thị trường xuất khẩu và nội địa

Hệ sinh thái sản phẩm Aoi dành riêng cho mẹ và bé: Bình sữa, Núm ty, Phụ kiện,…

1.3 Cơ cấu tổ chức

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức của CTCP Tân Phú Việt Nam

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự

1.4 Nhân lực của công ty

Trang 8

Bảng 1.1 Đặc điểm nguồn nhân lực của CTCP Tân Phú Việt Nam giai

đoạn 2021 – 2023

Số lượng (người)

Tỷ lệ

(%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ

(%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Trang 9

4

1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Công ty đã đầu tư hơn 500 máy móc với hệ thiết bị kiểm nghiệm và quản lý chất lượng hiện đại có xuất xứ từ Đức, Mỹ, Nhật, Đài Loan với độ chính xác cao và phương pháp

đo lường được chuẩn hóa nhằm đảm bảo mọi sản phẩm đạt chuẩn tiêu chuẩn chất lượng

cả trong nước và quốc tế Ngoài ra, công ty có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chính Minh

và 4 nhà máy và chi nhánh tại các tỉnh Bắc Ninh, Đồng Nai, và Long An

1.6 Tài chính công ty

Bảng 1.2: Cơ cấu tài sản của CTCP Tân Phú Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023

Chỉ tiêu

Số tiền (triệu VND)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (triệu VND)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (triệu VND)

Tỷ trọng (%) Tổng tài

sản 1.244.133 100% 1.935.861 100% 1.968.987 100% Tài sản

ngắn hạn 788.336 63,36% 1.308.259 67,58% 1.442.380 73,25% Tài sản

dài hạn 455.797 36,64% 627.602 32,42% 526.607 26,75%

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán

Cơ cấu tài sản của CTCP Tân Phú Việt Nam giai đoạn 2021-2023 cho thấy xu hướng tập trung vào tài sản ngắn hạn Tỷ trọng tài sản ngắn hạn liên tục tăng, từ 63,36% năm

2021 lên tới 73,25% năm 2023, cho thấy công ty ưu tiên tính thanh khoản và sự linh hoạt trong kinh doanh Ngược lại, tài sản dài hạn giảm từ 36,64% xuống còn 26,75%, phản ánh sự điều chỉnh trong đầu tư dài hạn, có thể nhằm tối ưu hóa việc sử dụng vốn trong bối cảnh kinh doanh hiện tại

Bảng 1.3: Cơ cấu nguồn vốn của CTCP Tân Phú Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023

Trang 10

Số tiền (triệu VND)

Tỷ

trọng (%)

Số tiền (triệu VND)

Tỷ trọng (%) Tổng nguồn

Nợ ngắn

hạn 726.027 58,36% 1.229.652 63,52% 1.385.583 70,37% Nợ dài hạn 188.632 15,16% 212.231 10,96% 69.443 3,53%

Vốn chủ sở

hữu 329.474 26,48% 493.978 25,52% 513.961 26,10%

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán

Cơ cấu nguồn vốn của CTCP Tân Phú Việt Nam giai đoạn 2021-2023 cho thấy sự tăng trưởng tổng nguồn vốn, đặc biệt là vào năm 2022, với việc nợ ngắn hạn tăng từ 58,36% năm 2021 lên 70,37% năm 2023 Trong khi đó, nợ dài hạn giảm mạnh, từ 15,16% năm 2021 xuống chỉ còn 3,53% năm 2023, do công ty đã tập trung và phần nào hoàn thành các khoản đầu tư vào máy móc và công nghệ hiện đại trong năm 2022 và không cần đến nguồn vốn dài hạn để đầu tư trong năm 2023

Bảng 1.4: Các chi tiêu tài chính của CTCP Tân Phú Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023

1 Hệ số thanh toán ngắn hạn lần 1,09 1,06 1,04

2 Hệ số thanh toán nhanh lần 0,70 0,64 0,65

3 Hệ số nợ so với vốn CSH lần 2,78 2,92 2,83

4 Hệ số nợ so với tài sản % 73,52% 74,48% 73,90%

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán

Từ năm 2021 đến 2023, CTCP Tân Phú Việt Nam đã duy trì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, dù hệ số thanh toán ngắn hạn giảm từ 1,09 xuống 1,04 và hệ số thanh toán nhanh giảm từ 0,70 xuống 0,65 Sự giảm này cho thấy công ty đã đầu tư nhiều hơn vào hàng tồn kho và tài sản ít thanh khoản để mở rộng hoạt động Hệ số nợ vốn chủ sở hữu tăng rồi giảm nhẹ vào năm 2023, và hệ số nợ tổng tài sản ổn định ở mức 74%, cho thấy chiến lược duy trì tỷ lệ nợ ổn định

Trang 11

6

Chương 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ

2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Nguồn doanh thu chủ yếu của công ty đến từ việc bán các sản phẩm nhựa gia dụng cao cấp như hộp đựng thực phẩm, thùng rác kháng khuẩn, sản phẩm an toàn cho mẹ và bé,… thuộc thương hiệu Inochi và các sản phẩm bao bì như vỏ bình ắc quy, két nhựa, thùng nhựa,… cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Tân Phú Việt Nam giai đoạn

2021 - 2023

Đơn vị: triệu VNĐ

Doanh thu bán hàng 1.378.760 2.119.358 2.522.488 Doanh thu thuần về bán hàng 1.370.244 2.106.823 2.506.944 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 10.951 24.122 26.529

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 10.620 25.230 26.690 Chi phí thuế TNDN hiện hành (2.381) (10.534) (6.706)

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán

Bảng 2.2 Mức độ tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của CTCP Tân Phú

Việt Nam giai đoạn 2021-2023

CHỈ TIÊU Năm 2021

Chênh lệch (triệu VNĐ)

Tăng trưởng (%)

Chênh lệch (triệu VNĐ)

Tăng trưởng (%)

Doanh thu

bán hàng

1.378.760 740.598 53,71% 403.130 19,02% Lợi nhuận

Trang 12

Trong giai đoạn 2021-2023, CTCP Tân Phú Việt Nam đã chứng kiến sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ Năm 2021, công ty gặp thách thức lớn khi doanh thu đạt 1.378.760 triệu đồng nhưng lợi nhuận sau thuế TNDN chỉ đạt 8.239 triệu đồng do chi phí cao và giá vốn hàng bán tăng mạnh Tuy nhiên, năm 2022 đánh dấu sự cải thiện rõ rệt với doanh thu bán hàng tăng lên 2.119.358 triệu đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 53,71% so với năm 2021, nhờ vào việc mở rộng vào mảng bao bì mềm và sự tăng trưởng mạnh mẽ của mảng gia dụng Inochi Lợi nhuận sau thuế TNDN cũng tăng lên 14.695 triệu VNĐ, ghi nhận mức tăng trưởng 78,36% so với năm trước

Bước sang năm 2023, công ty tiếp tục đà tăng trưởng với doanh thu bán hàng đạt 2.522.488 triệu đồng, tăng gần 20% so với năm 2022 Lợi nhuận sau thuế TNDN tiếp tục tăng lên 19.983 triệu VNĐ, tăng 35,99% so với năm trước Do mảng Inochi ghi nhận mức tăng trưởng 24%, bất chấp những biến động từ giá nguyên vật liệu và tỷ giá Đặc biệt, năm 2023 cũng đánh dấu sự khởi đầu cho việc phát triển kênh kinh doanh quốc tế

2.2 Hoạt động thương mại quốc tế của Công ty

Để có thể sản xuất được các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường hiện nay thì CTCP Tân Phú Việt Nam cần một lượng hạt nhựa đầu vào tương đối lớn mà các loại hạt nhựa này được công ty nhập chủ yếu ở thị trường quốc tế, vì vậy hiện nay hoạt động thương mại quốc tế chính của công ty là hoạt động nhập khẩu

2.2.1 Kim ngạch nhập khẩu

Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu của CTCP Tân Phú Việt Nam giai đoạn 2021-2023

Kim ngạch

(triệu VNĐ)

Tăng trưởng (%)

Kim ngạch (triệu VNĐ)

Tăng trưởng (%)

Kim ngạch (triệu VNĐ)

Tăng trưởng (%)

Nguồn: Khối Quản lý chuỗi cung ứng

Trang 13

8

Từ năm 2021 đến 2023, kim ngạch nhập khẩu của CTCP Tân Phú Việt Nam thể hiện một xu hướng tăng trưởng rõ rệt Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu đạt 380.127 triệu VNĐ, hoạt động nhập khẩu của công ty bị ảnh hưởng do dịch covid-19 tác động mạnh đến toàn bộ nền kinh tế đặc biệt là chuỗi cung ứng dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng các nguồn lực sản xuất Nhu cầu hàng hóa gia tăng mạnh mẽ trong khi hoạt động sản xuất

và vận tải chưa phục hồi kịp gây ra nhiều nút thắt trong chuỗi cung ứng Điều này dẫn đến tình trạng thiếu container và tàu chở hàng, từ đó làm giá cước vận tải biển tăng cao bất thường Đây là một thách thức lớn đối với các công ty chủ yếu nhập khẩu hàng hóa qua phương thức vận tải biển

Trong năm 2022, kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng nhanh lên tới 564.824 triệu VNĐ, với tỷ lệ tăng trưởng 49% so với năm trước Sự gia tăng này phản ánh việc công

ty đã tập trung đầu tư vào máy móc và công nghệ mới nhằm cải thiện khả năng sản xuất Năm 2023, kim ngạch nhập khẩu tiếp tục tăng đạt 684.329 triệu VNĐ, tăng 21% so với năm 2022 Sự tăng trưởng này chứng tỏ khả năng thích ứng linh hoạt của công ty trước các thay đổi của thị trường và hiệu quả trong quản lý hoạt động nhập khẩu, ngay

cả khi thị trường kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn và biến động liên tục từ giá nguyên vật liệu, tỷ giá, và tình hình chính trị

2.2.2 Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu

Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu phân theo mặt hàng chủ lực của CTCP Tân Phú

Việt Nam giai đoạn 2021-2023

Sản phẩm

Giá trị

(triệu VNĐ)

Tỷ

trọng

Giá trị

(triệu VNĐ)

Tỷ

trọng

Giá trị

(triệu VNĐ)

Tỷ trọng

Hạt nhựa PET 55.387 14,57% 61.956 10,97% 84.953 12,41% Hạt nhựa PP 84.946 22,35% 137.028 24,26% 180.761 26,41% Hạt nhựa PVC 18.374 4,83% 31.346 5,55% 33.413 4,88%

Trang 14

Hạt nhựa PE 21.065 5,54% 38.733 6,86% 42.140 6,16% Hạt nhựa HDPE 51.622 13,58% 50.925 9,02% 73.701 10,77% Hạt màu 24.120 6,35% 40.011 7,08% 41.251 6,03% Chất phụ gia 27.624 7,27% 48.158 8,53% 63.150 9,23% Sản phẩm nhựa gia

Nhựa Tritan 19.216 5,06% 32.476 5,75% 41.052 6,00% Thiết bị, máy móc 54.158 14,25% 90.735 16,06% 75.115 10,98%

Nguồn: Khối Quản lý chuỗi cung ứng

Có thể thấy, công ty tăng cường nhập khẩu hạt nhựa PP và chất phụ gia, với giá trị nhập khẩu hạt nhựa PP tăng từ 84.946 triệu VNĐ năm 2021 lên 180.761 triệu VNĐ năm

2023, và chất phụ gia từ 27.624 triệu VNĐ lên 63.150 triệu VNĐ Những loại nhựa khác như hạt nhựa PE và nhựa Tritan cũng chứng kiến sự tăng trưởng Ngược lại, hạt nhựa HDPE và hạt nhựa PET cho thấy sự giảm tỷ trọng, với hạt nhựa HDPE giảm từ 13,58% xuống còn 10,77%, và hạt nhựa PET giảm từ 14,57% xuống 12,41% trong giai đoạn trên Điều này phản ánh sự điều chỉnh trong chiến lược nguyên liệu của công ty, chuyển sang các loại nhựa và chất phụ gia mới, và nỗ lực của công ty trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm sao cho thân thiện với môi trường

Hạt nhựa PVC và hạt màu ổn định trong giá trị và tỷ trọng, cho thấy công ty duy trì nhập khẩu các nguyên liệu này để phục vụ nhu cầu sản xuất hiện tại Đặc biệt năm 2022, công ty tập trung đầu tư thêm các máy móc và trang thiết bị mới hiện đại nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động và đảm bảo sự đồng đều của các sản phẩm đầu ra, do đó, trong năm 2023 giá trị nhập khẩu máy móc và thiết bị đã giảm xuống

2.2.3 Các thị trường nhập khẩu chủ yếu

Bảng 2.5: Kim ngạch nhập khẩu phân theo thị trường chủ lực của CTCP Tân Phú

Việt Nam giai đoạn 2021-2023

Ngày đăng: 16/10/2024, 15:11