HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN KHOA CƠ BẢN - BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI: “VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN Đ
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN KHOA CƠ BẢN - BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI:
“VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM”
Người thực hiện : Cấn Thị Lý Lớp: TAKT13A
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Tiến Hùng
HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2022
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 5
MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Tổng quan đề tài 6
3 Mục đích nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 7
4.1 Đối tượng nghiên cứu 7
4.2 Phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 8
6 Đóng góp của đề tài 8
7 Kết cấu của đề tài 8
NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1: NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TRONG TRIẾT HỌC MAC – LENIN 9
1.1 Nguyên lý về sự phát triển 9
1.1.1 Khái niệm về sự phát triển 9
1.1.2 Vai trò của nguyên lý về sự phát triển trong triết học Mac – Lenin 9
1.2 Tính chất của sự phát triển 10
1.2.1 Tính khách quan 10
1.2.2 Tính phổ biến 10
Trang 31.2.3 Tính kế thừa 10
1.2.4 Tính đa dạng, phong phú 11
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận 11
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 12
2.1 Những vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta 12
2.1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa 12
2.1.2 Đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam 12
2.1.3 Tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam…… 13
2.2 Các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công nghiệp hóa, hiện đại hóa 13
2.2.1 Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới ( từ 1960 đến 1986) 13
2.2.2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới ( từ 1986 đến nay) 14
2.3 Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam 16
2.3.1 Thành tựu 16
2.3.2 Hạn chế 17
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 18
3.1 Chuyển dịch cơ cấu đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư 18
3.2 Phát triển khoa học công nghệ 18
3.3 Nâng cao chất lượng lao động 18
4
Trang 43.4 Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô 18
KẾT LUẬN 20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới thầy Nguyễn Tiến Hùng
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận
Do chưa có nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm nên bài làm vẫn còn nhiều thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và trình bày, em rất mong sẽ nhận được
sự đóng góp ý kiến của thầy để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sau cuộc chiến tranh với đế quốc Mỹ, nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảngkinh tế - xã hội trầm trọng Trước tình hình đó, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trongquá trình tái thiết và phát triển đất nước được Đảng và Nhà nước ta sáng suốt lựa chọn
là tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Vì chỉ khi theo con đườngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa mới có thể giúp nước ta thoát khỏi tình trạng đóinghèo, lạc hậu, làm cho nước ta giàu mạnh sánh ngang các cường quốc kinh tế trongkhu vực và trên thế giới, đồng thời giữ vững một xã hội dân chủ, văn minh, côngbằng
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một con đường không hề dễ dàng đòi hỏi sự nỗlực học tập, sáng tạo đổi mới không ngừng nghỉ Song dựa trên cơ sở nền tảng triếthọc Mac – Lenin nói chung, và vận dụng nguyên lý về sự phát triển nói riêng vàotrong thực tiễn Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã tiếp thu tư tưởng tiến bộ, đề ranhững mục tiêu, phương hướng lãnh đạo đúng đắn để xây dựng và phát triển xã hộiphù hợp với hoàn cảnh đất nước Mặc dù có những khiếm khuyết không thể tránhkhỏi nhưng chúng ta vẫn đang đi đúng hướng trong cải tạo và phát triển đất nước,từng bước đưa nước ta đuổi kịp trình độ các nước phát triển Với mong muốn tìm hiểusâu hơn về nguyên lý của sự phát triển và cách ứng dụng của nó trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước nhà, em quyết định chọn vấn đề: “Vận dụng nguyên
lý về sự phát triển phân tích quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”
làm đề tài tiểu luận
2 Tổng quan đề tài
Nói về “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, đã có nhiều đầu sách, bài báo nổi tiếng
về quá trình cũng như những tác động của nó đối với Việt Nam, điển hình như là:
Trang 7 Cuốn “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với quá trình phát triển lực lượng sản
xuất trong cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam hiện nay” của Tiến sĩ Phạm Thị
Kiên đem đến cho ta những kiến thức cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và lựclượng sản xuất, đồng thời nêu lên thực trạng tác động của nó với quá trình phát triểnlực lượng sản xuất trong cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Namhiện nay Từ đó đưa ra phương pháp và giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa để phát triển lực lượng sản xuất
Bài báo “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra với công
nghiệp hóa theo chiều hướng hiện đại ở nước ta” (tapchicongsan.org.vn) nêu lên dự
báo những ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với thế giới vànhững vấn đề đặt ra với công nghiệp hóa theo hướng hiện đại ở Việt Nam
3 Mục đích nghiên cứu
Phân tích, làm rõ nguyên lý về sự phát triển trong Chủ nghĩa Mac - Lenin
Tìm hiểu vấn đề lý luận công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nêu thực trạng cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở Việt Nam
Tìm ra các giải pháp để phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ởViệt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Vận dụng nguyên lý về sự phát triển của triết học Mac – Lenin vào bài tiểu luận
để phân tích quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
8
Trang 85 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Bài tiểu luận chủ yếu nghiên cứu dựa trên phạm trù của chủ nghĩa duy vật biệnchứng, đồng thời tuân thủ nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét, đánhgiá vấn đề
6 Đóng góp của đề tài
Đề tài tiểu luận góp phần giúp sinh viên hiểu rõ về quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở Việt Nam
Từ đó, đặt ra những yêu cầu nâng cao kiến thức cùng kĩ năng đối với sinh viên
để phát triển nền công nghiệp nước nhà
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận có kết cấugồm 3 chương:
Chương 1: Nguyên lý về sự phát triển trong triết học Mac – Lenin
Chương 2: Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Trang 9NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TRONG TRIẾT
HỌC MAC – LENIN
1.1 Nguyên lý về sự phát triển
1.1.1 Khái niệm về sự phát triển
Xem xét về sự phát triển cũng có những quan điểm khác nhau, đối lập với nhau:
quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng Theo đó:
Quan điểm siêu hình phủ nhận sự phát triển, xem sự phát triển chỉ là sự tăng lênhay sự giảm đi về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật; hoặc nếu có sự thayđổi nhất định về chất thì sự thay đổi đó cũng chỉ diễn ra theo một vòng tuần hoàn, chứkhông có đối tượng mới được sinh ra thay thế đối tượng cũ
Đối lập với quan điểm siêu hình, quan điểm biện chứng coi sự phát triển là sựvận động đi lên từ thấp đến cao, tích lũy về lượng và có bước nhảy vọt về chất, có cáimới sinh ra thay thế cái cũ Sự phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà quanh
co, phức tạp, thậm chí có những bước thụt lùi tương đối trong sự tiến lên
V.I.Lenin cho rằng, học thuyết về sự phát triển của phép biện chứng duy vật là
“hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện”[1, tr 94] Quan điểm về phát triển
của phép biện chứng duy vật được xây dựng thành khoa học nhằm phát hiện ra cácquy luật, bản chất và tính phổ biến của vận động, phát triển của sự vật, hiện tượngtrong thế giới
1.1.2 Vai trò của nguyên lý về sự phát triển trong triết học Mac – Lenin
Nguyên lý về sự phát triển cùng song hành với nguyên lý về mới liên hệ phổbiến là hai nguyên lý cơ bản, đóng vai trò xương sống trong phép duy vật biện chứngcủa triết học Mac – Lenin khi xem xét sự vật, hiện tượng
10
Trang 10Ăng-ghen có viết: “Phương pháp biện chứng là phương pháp xem xét những sự
vật và những phản ánh của chúng vào tư duy chủ yếu là trong mối liên hệ qua lại giữa chúng, trong sự móc xích của chúng, trong sự vận động của chúng, trong sự phát sinh và tiêu vong của chúng”[4, tr 38]
1.2 Tính chất của sự phát triển
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển có 4 tính chất cơbản: tính khách quan, tính phổ biến, tính kế thừa và tính đa dạng phong phú
1.2.1 Tính khách quan
Phát triển mang tính khách quan và là khuynh hướng chung của thế giới
Nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân vật chất, là mối liên hệ, đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong nó, chứ không phải do tác động bên ngoài Tất cảcác sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động, phát triển một cách khách quan, không phụthuộc vào ý thức con người
1.2.2 Tính phổ biến
Sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực từ tự nhiên đến xã hội, tư duy, từ hiệnthực khách quan đến những khái niệm, phạm trù phản ánh hiện thực ấy Nó có ở trongmọi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượngđó
1.2.3 Tính kế thừa
Trong sự phát triển, sự vật, hiện tượng mới ra đời không phủ định hoàn toàn, phủđịnh sạch trơn sự vật, hiện tượng cũ Đối tượng mới nảy mầm, ra đời từ trong lòng đốitượng cũ, nên đối tượng mới còn giữ lại, kế thừa có chọn lọc và cải tạo những yếu tố
có tác dụng, vẫn thích hợp của đối tượng cũ, đồng thời loại bỏ, bài trừ những yếu tố
đã lỗi thời, những mặt tiêu cực của đối tượng cũ và thêm vào những kết cấu, chức
Trang 11năng mới của riêng nó Tất cả những điều này mới tạo nên một sự vật, hiện tượng mớiphù hợp với hoàn cảnh phát triển hiện tại.
1.2.4 Tính đa dạng, phong phú
Mỗi sự vật, hiện tượng sẽ có quá trình phát triển khác nhau Tồn tại ở khônggian, thời gian khác nhau, sự phát triển cũng khác nhau Ngoài ra, sự phát triển của sựvật, hiện tượng còn phụ thuộc vào các yếu tố, điều kiện tác động lên nó
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận
Sau khi nghiên cứu quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ biến và về
sự phát triển, người ta rút ra những ý nghĩa phương pháp luận trong phát triển nhậnthức và hoạt động thực tiễn Cụ thể như sau:
Khi nghiên cứu sự vật cần đặt đối tượng vào sự vận động và phát triển của nó,không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại mà còn nhận thấy được khuynh hướngphát triển của nó trong tương lai
Không dao động trước những quanh co, phức tạp của sự phát triển trong thựctiễn Phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn khác nhau nên cần tìm hình thức,phương pháp phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển đó
Sớm phát hiện và ủng hộ sự vật, hiện tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho
nó phát triển, chống quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến Sự phát triển diễn ra theonhiều giai đoạn, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn nên ta cần chủđộng nghiên cứu, tìm ra những mâu thuẫn trong mỗi đối tượng Từ đó, xác định biệnpháp thích hợp giải quyết mâu thuẫn để thúc đẩy đối tượng phát triển hơn
Biết kế thừa các yếu tố tích cực của cái cũ và phát triển sáng tạo nó trong điềukiện mới Phải tích cực tích lũy kiến thức khoa học và kiến thức thực tiễn
12
Trang 12CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở
VIỆT NAM
2.1 Những vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
2.1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện hầu hết các hoạtđộng sản xuất từ việc sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cáchphổ biến sức lao động phổ thông dựa trên sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí.Hiện đại hóa được hiểu là quá trình ứng dụng, trang bị những thành tựu khoa học
và công nghệ tiên tiến, hiện đại đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ vàquản lý kinh tế xã hội
Ngày 30 tháng 7 năm 1994, Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ươngkhóa VII đã ra Nghị quyết số 07-NQ/HNTW về phát triển công nghiệp, công nghệđến năm 2000 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng giai
cấp công nhân trong giai đoạn mới, trong đó chỉ rõ: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ và quản lý kinh tế xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.
2.1.2 Đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và hoàn cảnh cụ thể của đất nước,quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta có những đặc điểm nổi bật sau:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng chủ nghĩa xã hội, thực hiệnmục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Trang 13 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong khuôn khổ cơ chế thị trường có sự điềutiết của Nhà nước
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và quá trìnhtích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
2.1.3 Tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam
Lý luận thực tiễn cho thấy, công nghiệp hóa là quy luật phổ biến của sự pháttriển lực lượng sản xuất xã hội mà mọi quốc gia đều trải qua Công nghiệp hóa tạo rađộng lực mạnh mẽ cho nền kinh tế, là đòn bẩy quan trọng tạo nên sự phát triển độtbiến trong các lĩnh vực hoạt động của con người
Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại,
có cơ cấu kinh tế hợp lý, trình độ cao dự trên khoa học và công nghệ hiện đại hìnhthành, kế hoạch hóa một cách có hệ thống và chi phối toàn bộ nền kinh tế quốc dân.Muốn bỏ qua chế độ tư bản chủ bản chủ nghĩa để quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việcxây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là yếu tố tất yếu khách quan,
là quy luật kinh tế phổ biến Nước ta từ một nền kinh tế nông nghiệp kém phát triển,muốn rút ngắn khoảng cách lạc hậu, vươn tới một trình độ phát triển cao nhất thiếtphải trải qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2.2 Các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa
2.2.1 Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới ( từ 1960 đến 1986)
Quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa bắt đầu hình thành từ Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ III (năm 1960) Trước thời kỳ đổi mới, nước ta có khoảng 25 nămtiến hành công nghiệp hóa, quá trình này được chia ra làm 2 giai đoạn: từ năm 1960
14
Trang 14đến năm 1975 tiến hành công nghiệp hóa ở miền Bắc, và từ năm 1975 đến năm 1985tiến hành công nghiệp hóa trên phạm vi cả nước Chủ trương chính của thời kì này là:
“Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện địa, kết hợp công nghiệp
với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại”
2.2.2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới ( từ 1986 đến nay)
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới tiến
hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và xác định: “Mục tiêu tổng quát của
những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo”.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991), Đảng ta đã có những nhậnthức toàn diện hơn về công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa Lần đầu tiên, phạm
trù “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa” được xác định chính thức trong văn kiện của
Đảng
Tại Hội nghị Trung ương 7 khóa VII (7/1994) đã ra Nghị quyết “Về phát triển
công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới” Nghị quyết đã tạo điều
kiện thuận lợi cho các chính sách cụ thể thúc đẩy công nghiệp phát triển, đẩy mạnhcông tác khoa học công nghệ phục vụ sản xuất
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) đã nhận định nước ta đã thoátkhỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đồng thời xác định mục tiêu, nhiệm vụ của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đến năm 2020: “Mục tiêu của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ