1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài trên cơ sở nguyên lý về sự phát triển rút ra ý nghĩa phương pháp luận của bản thân trong cuộc sống

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 70,44 KB

Nội dung

Với sự tác động mạnhmẽ của nó đối với đời sống xã hội và chủ nghĩa công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, đó cũnglà chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu triết học, xã hội học quan tâm và đề

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA NGỮ VĂN ANH

-*** -TIỂU LUẬN

giữa)

HỌC PHẦN:

(Font Times New Roman, size 18, in đậm, cạnh giữa)

MÃ SỐ SINH VIÊN :

Trang 2

KHÓA : 2022-2026 GIẢNG VIÊN HỌC PHẦN :

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG NĂM

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài (khảo sát phạm vi trong nước): 3

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 4

3.a Mục đích nghiên cứu: 4

3.b Nhiệm vụ nghiên cứu: 4

4 Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: 4

4.a Phương pháp nghiên cứu: 4

4.b Đối tượng nghiên cứu: 5

5 Ý nghĩa: 5

6 Kết cấu tiểu luận: 5

NỘI DUNG 5

1 Cơ sở lý luận: 5

1.2.a Sự tồn tại của sự phát triển: 5

1.2.b Sự tất yếu của sự phát triển: 7

2 Sự phát triển trong tình hình thực tiễn hiện nay ở Việt Nam: 8

KẾT LUẬN 9

TƯ LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ở thời đại mà ta đang sống – thời đại 4.0, xung quanh ta luôn luôn có sự bùng nổ của các phát minh, phát kiến trên toàn thế giới, từ nền nông nghiệp lúa nước như Việt Nam đến thủ công nghiệp, công nghiệp nặng và hơn cả là khoa học dữ liệu trên toàn thế giới, ta thấy sự phát triển,

sự cập nhật hiện đại ngay trong những điều nhỏ nhặt trước Đó là những nguồn thuận lợi to lớn cho nền các kinh tế đã và đang phát triển Nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều khó khăn, thử thách, đưa ra cho con người ta nhiều bất cập để đương đầu, tìm cách giải quyết Con người ta phải chạy đua, cố gắng trở thành phiên bản tốt hơn của chính bản thân mình nhằm đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế đầy cạnh tranh đặt ra hay nói cách khác là không để bản thân mình bị đào thải khỏi xã hội đầy biến động này Song song với đó, qua các thời kì, thế giới quan, phương pháp luận của con người ta luôn thay đổi theo xu thế của mỗi thời đại Nói cách khác, phát triển

là cụm từ không thể thiếu trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của nền kinh tế nói riêng và của con người nói chung Cơ sở nguyên lý về sự phát triển luôn đi cùng với cuộc sống con người, mang đầy ý nghĩa về mặt triết học và đóng vai trò quan trọng trong công cuộc làm nền móng để xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần và nền văn hóa Xã hội chủ nghĩa Với sự tác động mạnh

mẽ của nó đối với đời sống xã hội và chủ nghĩa công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, đó cũng

là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu triết học, xã hội học quan tâm và đề ra

Từ thực tiễn nghiên cứu đề tài trên và từ diễn biến của sự phát triển kinh tế, xã hội ở nước

ta hiện nay, tôi xin chọn đề tài: “Trên cơ sở nguyên lý về sự phát triển, rút ra ý nghĩa, phương pháp luận của bản thân trong cuộc sống.” làm đề tài nghiên cứu tiểu luận

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài (khảo sát phạm vi trong nước):

Cơ sở nguyên lý và sự phát triển từ lâu đã là đề tài nghiên cứu được nhiều tác giả lựa chọn ở nước ta vì đây là đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao, liên hệ gần gũi với nền kinh tế và xã hội

ở nước ta, giúp ích cho công cuộc xây dựng và đổi mới của Đảng và Nhà nước đề ra Tôi xin được trích dẫn một số bài viết liên quan đến chủ đề như sau:

Luận văn thạc sĩ: “PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở TỈNH BẾN TRE” của tác giả Mạc Quốc Cường vào năm 2019 đã chỉ

Trang 4

cao, kiến thức và kỹ thuật trồng trọt, ứng phó với thiên tai của người nông dân nơi đây còn kém.

Vì vậy, thay đổi thực trạng sản xuất nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng ngành trồng trọt là xu hướng tất yếu và cũng là để phù hợp với xu hướng hội nhập thế giới

Bài viết mang nhan đề “Phát triển bền vững du lịch tỉnh Thanh Hóa” của ThS Ngọ

Tuyết Trinh đăng trên Tạp chí Công Thương ngày 21/03/2022 cũng đã đặt ra điều kiện thiên nhiên của Thanh Hóa luôn được khách du lịch trong và ngoài nước đánh giá cao Chính những điều kiện đó đã tạo đà phát triển mạnh mẽ cho du lịch của tỉnh Thanh Hóa Bài báo trình bày một

số khái niệm, tiềm năng để phát triển du lịch, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững của tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay

Bên cạnh đó, cũng có nhiều bài viết, luận án khác hướng đến mục tiêu trên Dù có sự khác nhau về lĩnh vực chuyên ngành, song cả hai tác giả đề cùng hướng tới sự phát triển nền kinh tế cũng như nền văn hóa phục vụ cho các ngành kinh tế trọng điểm của nước ta, hướng đến

sự đổi mới, tái cơ cấu các nguồn lực trong tương lai

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:

3.a Mục đích nghiên cứu:

Bài tiểu luận này hướng tới việc phân tích cơ sở nguyên lý của sự phát triển, thực tiễn sự phát triển tồn tại trên nhiều phương diện từ đó rút kết ý nghĩa đưa ra định hướng và phương pháp luận của cá nhân tác giả trong cuộc sống

3.b Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu tiểu luận, tôi xin đề ra những tiêu điểm chính như sau:

+ Phân tích, tổng hợp lý thuyết của cơ sở nguyên lý về sự phát triển

+ Chỉ ra sự tác động của cơ sở nguyên lý về sự phát triển đối với các lĩnh vực

4 Phương pháp và đối tượng nghiên cứu:

4.a Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp luận: Tôi xin đánh giá, nghiên cứu về đề tài này dựa trên cơ sở thế giới quan, các phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về đề tài trên

Bên cạnh đó, các phương pháp diễn dịch, quy nạp, so sánh đối chiếu cũng được dùng trong quá trình xây dựng nội dung tiểu luận trên

4.b Đối tượng nghiên cứu:

Trang 5

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là hệ thống lý luận về sự phát triển ở nhiều lĩnh vực, khía cạnh trong cuộc sống

5 Ý nghĩa:

Tiểu luận này mang lại một điểm nhìn, cách đánh giá mới về việc nghiên cứu sự tồn tại

và tác động của sự phát triển trong suốt quá trình phát triển của loài người cũng như hiện nay từ

đó rút ra ý nghĩa và phương pháp luận của bản thân tác giả trong cuộc sống

6 Kết cấu tiểu luận:

Nội dung gồm 3 phần chính: mở đầu, nội dung và kết luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung bao gồm các nội dung chính sau đây:

1 Một số vấn đề về cơ sở lý luận

2 Sự tồn tại và tác động của sự phát triển trên một số phương diện, dẫn chứng và tính thiết yếu của sự phát triển

3 Phương pháp luận được rút ra

NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận:

1.1 Một số khái niệm công cụ liên quan đến đề tài:

Nhằm nhất quán và khái quát khái niệm chính để phục vụ việc nghiên cứu đề tài này, trong phần này, tôi xin dẫn ra một số khái niệm theo sách “Giáo trình Triết học Mác - Lê-nin” của GS.TS Nguyễn Ngọc Long như sau:

“Mâu thuẫn là nguồn gốc sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng Kết quả là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật hiện tượng mới Do đó, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập (giải quyết mâu thuẫn) là nguồn gốc vận động phát triển của sự vật và hiện tượng.”

“Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.”

1.2 Sự tồn tại và tính tất yếu của sự phát triển:

1.2.a Sự tồn tại của sự phát triển:

Trong vạn vật, kể cả ngoài con người, luôn có sự phát triển tồn tại bên trong nó Sự phát triển này không nhất thiết phải do chính con người tác động đến mới có thể xảy ra mà nó có thể

Trang 6

dù bản thân sự vật, hiện tưởng đó có đồng ý, khao khát với sự phát triển sắp xảy ra bên trong nó hay không thì khi đã có đủ sự biến đổi về lượng, sự biến đổi về chất ắt sẽ xảy ra và đó cũng là khả năng xảy ra của sự phát triển Đơn cử, ta có thể nhắc đến các hiện tượng phát triển xảy ra ở

hệ thực vật Ở những khu rừng, nơi thậm chí con người ta chưa từng đặt chân đến, khi có đủ điều kiện ánh sáng, độ ẩm và dinh dưỡng, thảm thực vật trong môi trường đó, bản thân chúng tự phát triển mà không cần đến bất cứ sự nỗ lực nào của chính bản thân chúng hay con người, đó là điều hiển nhiên sẽ xảy ra Qua đó, ta nhận ra được sự tồn tại của sự phát triển bên trong mỗi sự vật, hiện tượng, vậy ta có thể nói sự phát triển không hề mang tính chủ quan hay cách khác đây là tính khách quan của sự phát triển Ở trường hợp con người ta quan tâm và chủ động đến với sự phát triển, theo cá nhân tôi, đây chỉ là trường hợp con người chủ động tự bản thân tích đủ phần

“lượng” còn sự biến đổi về chất vẫn giữ nguyên tính khách quan của nó

Bên cạnh đó, ta còn thấy được tính phổ biến của sự phát triển Tính phổ biến ở đây không chỉ là trong nhiều trường hợp khác nhau mà ngay cả trong một giao đoạn thay đổi về lượng của

sự vật, hiện tượng, ta còn thấy sự phát triển, trong mỗi quá trình biến đổi đó đã có thể bao hàm các khả năng dẫn đến sự ra đời phù hợp của các quy luật khách quan khác Có thể nói, sự phát triển tự nó xảy ra và hơn cả là tự nó tạo ra một mầm mống mới để từ đó tạo ra nhiều sự phát triển song song, liên quan hay không liên quan đến nhau Một ví dụ điển hình là về bầy chim di cư, khi mùa đông đến, chúng bay đến một nơi ấm áp hơn để tránh rét, đây là sự phát triển trong chính sự thích nghi của chúng, chúng phải thích nghi bằng cách luôn bay đi tìm nơi cư trú mới mỗi mùa đông kéo về Kéo theo đó, khi bầy chim đã bay khỏi vùng đất cũ, thảm thực vật và động vật từng là thức ăn của chúng, nay lại có không gian, có đủ sự an toàn để có thể phát triển

về số lượng cũng như các yếu tố khác đó là những gì chúng ta có thể quan sát, nghiên cứu được, song từ đó, ta thấy sự bao quát ở nội hàm nghĩa của từ “phổ biến” trong cụm từ này Ý tôi muốn nói ở đây là ngay cả trong tâm thức, trong tư duy cũng có sự phát triển, điều dễ dàng nhận thấy bên trong chính con người chúng ta, khi mà xã hội ta đang sinh sống luôn ngày càng phát triển, thế giới quan của con người ta cũng từ đó mà thay đổi qua các thời kì từ Tiền sử đến ngày nay

Cuối cùng, ta không thể bỏ qua tính phong phú, đa dạng của sự phát triển, tuy nhiên qua các ví dụ đã được nêu rõ ở trên, độc giả chắc hẳn sẽ nhận ra được tính chất cơ bản cuối cùng này của sự phát triển

Trang 7

1.2.b Sự tất yếu của sự phát triển:

Để có một ví dụ rõ nét về vấn đề này, ta cùng bắt đầu với Thời kỳ đồ đá, khi mà con người ta, một cách nào đó mà nói vẫn đang gần như phụ thuộc hết vào thiên nhiên, họ no khi đến mùa trái cây trĩu quả và gần như chết đói khi mùa đông đến, dù sự sống còn là điều tối quan trọng, song, con người chưa thể làm chủ được thiên nhiên dẫn đến việc nhiều sinh mạng bị mất

đi, người tối cổ chắc hẳn không biết nấu nướng, ngay cả việc thứ gì ăn được đó cũng là điều mà dường như ở những khoảnh khắc sơ khai nhất, họ vẫn chưa xác định được Nhưng đúng với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, phương pháp luận về thế giới quan duy vật có lẽ đã đúng với họ, khi mà cái đói đã làm họ biết đến ăn là gì, sự khát đã cho họ biết rằng cuộc sống của họ cần có nước hay sự đoàn kết, liên kết giữa những cá thể quan trọng đến thế nào Dần dần, những điều nói trên đã trở thành thói quen, điều mà người hiện đại ngày nay chẳng cần phải nghĩ đến nhưng có lẽ, ở thời kì đầu của loài người, sự phát triển trong tư duy của người cổ đại chắc hẳn đã tồn tại nhằm giúp họ nhận định được những điều tôi vừa nói trên là đúng và cần thiết Sau đó và sau đó nữa, qua các thời kì quân chủ, Trung cổ đến hiện đại ngày nay, sự hình thành của các đơn vị nhà nước quản

lý, công trình kiến trúc hay cả về nghệ thuật như ẩm thực, thơ ca, âm nhạc và hội họa cho ta thấy được sự phát triển là điều tất yếu khi mà những yếu tố nói trên được hình thành và phát triển Hay một luận điểm rắn rỏi hơn nữa, một cá thể, dân tộc kém phát triển hơn bao giờ cũng sẽ là nô

lệ cho các cá nhân, dân tộc khác, thậm chí là bị các cá nhân, dân tộc khác tiêu diệt Hãy tưởng tượng có một cuộc chiến tranh giữa người hiện đại và người Trung cổ, phe nào sẽ dành được phần thắng? Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ trả lời là người hiện đại sẽ thắng Ngay cả khi quân số có ít hơn rõ rệt, nhưng với những hiểu biết, sự vượt trội về cả chiến thuật lẫn vũ khí thì chiến thắng dành cho người hiện đại chỉ là chuyện sớm muộn Từ đó ta thấy được bản chất tất yếu của sự phát triển, đó là yếu tố tiên quyết cho mọi sự tồn tại trên thế giới này, muốn tồn tại, sự vật phải thích nghi và riêng con người chúng ta, ta chọn phát triển để thích nghi với sự thay đổi chóng mặt của xã hội này Và đối với thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, sự thay đổi không còn được tính bằng thế kỷ, bằng năm như các thời kì trước mà được tính bằng từng giây, vì vậy sự phát triển có thể ví như điều quyết định sự tồn vong của các quốc gia nói chung và người dân của các quốc gia đó nói riêng Với sự phát triển của một quốc gia, nó trở thành động lực vô hình buộc cho các quốc gia khác phát triển theo, cứ như vậy sự phát triển bản thân nó tạo ra một vòng

Trang 8

nghĩa ta đang thụt lùi và dần dần sẽ hình thành xu hướng tự đào thải mình khỏi vòng lặp ấy, điều

mà không một cá nhân hay tổ chức nào muốn hướng đến Tuy nhiên, việc đứng lại hay bị thụt lùi

ở một vài thời điểm là điều có thể xảy ra Thứ tôi muốn đề cập đến là đất nước Nhật Bản với thảm họa thiên tai và sự trỗi dậy mạnh mẽ của họ Năm 2011, họ gánh chịu nhiều đợt sóng thần

và động đất lên đến 9 độ richter, nhưng đến thời điểm hiện nay, kinh tế Nhật Bản duy trì đứng thứ hai và thứ ba thế giới chưa kể ở vài thời điểm suýt vượt Mỹ trở thành cường quốc kinh tế phát triển nhất thế giới

2 Sự phát triển trong tình hình thực tiễn hiện nay ở Việt Nam:

Trong phần này, tôi sẽ đi sâu vào sự phát triển trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, những

gì đang phát triển cùng chúng ta, bất cập và những điều cần chú ý trong quá trình phát triển Trước tiên, ta cùng trả lời câu hỏi “Những điều gì đang phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và có bất cứ bất cập gì?” Để bàn luận về câu trả lời, ta cùng xem qua những định hướng chung của nước ta trong công cuộc phát triển đất nước Viện Triết học – Viện hàn

lâm khoa học xã hội Việt Nam có bài viết “Công cuộc đổi mới ở Việt Nam: Đặc trưng và triển vọng”, trong đó có đoạn: “Mặc dù, ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (năm 1960),

Đảng Cộng sản Việt Nam đã chú trọng đến vấn đề phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở vật chất –

kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội Nhưng lúc đó và cả sau này, khi cả nước đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội thì vấn đề phát triển kinh tế của Việt Nam có nội dung cốt lõi là thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và trên cơ sở đó, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa

xã hội.”, ta thấy được chủ trương nước ta là đầu tư nguồn lực lớn về công nghiệp để từ đó thúc đẩy nguồn vốn cho việc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội ở nước ta theo

cơ sở Kinh tế - Chính trị Mác - Lê-nin Song, ta phần nào nhận thấy được trong giao đoạn chuyển đổi và tái cơ cấu mũi nhọn kinh tế này, có lẽ Nhà nước ta vẫn còn những thiếu sót ở điểm

ta đã quá tập trung vào việc đầu tư nguồn lực cho công nghiệp mà không thật sự coi trọng vị thế của người nông dân Việt Nam, chưa nhận định được tầm nhìn chiến lược của nông nghiệp trong khi nước ta xưa nay là một nước thuần nông nghiệp lúa nước, qua đó vô tình đưa nước ta vào khủng hoảng Vì vậy, công cuộc đổi mới và phát triển đất nước có lẽ phải bắt đầu từ việc phát triển nội tại đất nước Bên cạnh đó, nước ta dù đang trong giai đoạn “vàng” cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng cũng không thể tránh khỏi những thách thức như vấn đề trình độ nhân công còn kém và có độ chênh lệch rất cao giữa các tiểu vùng và nhu cầu về an sinh

xã hội còn quá cao so với nguồn cung trong nước Nhưng sau tất cả, ta có thể thấy, sau hơn hai

Trang 9

thập kỷ, từ năm 1979 cho đến năm 2000, nước ta mới dần vực dậy khỏi khủng hoảng kinh tế và

từ năm 2000 đến nay, tuy đôi lúc gặp trở ngại về kinh tế, nước ta sau cùng cũng đã vươn lên và phát triển, tiến bộ vượt bậc, đáng nói, tỉ lệ nợ công của Việt Nam từ 67% năm 2015 đã duy trì ở mức dưới 55% năm 2021-2022 (ngưỡng nợ công cực kỳ an toàn trong mặt bằng chung Châu Á

và thế giới) nhờ sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam Cùng với kinh tế, về mặt văn hóa, tuy lãnh đạo Nhà nước ta luôn quan tâm đến khía cạnh giao lưu văn hóa, phổ cập giáo dục văn hóa trên phạm vi toàn dân tộc song, một bộ phận lớn giới trẻ hiện nay đang dần “hòa tan” mình trong quá trình hội nhập, sính ngoại và chạy theo những xu hướng hiện đại mà “quên mất” bản sắc văn hóa của dân tộc mình Tuy nhiên, gần đây nhất, việc quyết định môn Lịch sử trở thành môn học tự chọn đã khiến dư luận bức xúc, việc này càng làm dấy lên lo ngại rằng học sinh, sinh viên ở nước ta hiện này càng đề cao việc Lịch sử là “môn phụ” (trước đây là vì các kì thi đầu vào lớp, hầu hết các khối thi Đại học đều không bao gồm môn Lịch sử) và ngày càng xem nhẹ bộ môn quan trọng này Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết trong “Lịch sử nước tra”:

“Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Do đó, đây cũng là một vấn đề nhức nhối trong công cuộc quản lý Nhà nước và quá trình hội nhập văn hóa ở nước ta.Và đó cũng được xem là nhiệm vụ của bộ máy chính trị, các cơ quan có thẩm quyền nói chung và trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM nói riêng

KẾT LUẬN

Đến đây, độc giả chắc hẳn nhận ra được sự phát triển là tất yếu Sự phát triển mang ý nghĩa thực tiễn to lớn trong đời sống kinh tế, xã hội hay thậm chí ngay cả trong những khái niệm trừu tượng như tư duy, các mối quan hệ xã hội Chúng ta không bao giờ có thể chối bỏ sự phát triển vì nó là tự nhiên và con người ta nói riêng, phải phát triển để tồn tại cùng xã hội này Qua

đó rút ra được ý nghĩa của sự phát triển đối với vạn vật cũng như phương pháp luận của chính bản thân mình Theo tôi, chúng ta cần nhìn mọi thứ ở mọi khía cạnh của nó, vì tính phát triển là

đa dạng và phổ biến đối, song khía cạnh đáng để ta quan tâm nhất là tương lai của sự vật, hiện tượng vì ở đó, sự biến đổi về chất được xảy ra sau khi đã có đủ sự biến đổi về lượng Tuy nhiên, trong quá trình một sự vật, hiện tượng phát triển, nó cũng nảy sinh ra những vấn đề khác và đây

là những gì chúng ta cần quan tâm đặc biệt vì nếu chỉ quan tâm đến kết quả mà không mảy may

Trang 10

mà không chú ý đến hệ quả của nó để lại cho môi trường sống của chúng ta Ngoài ra, để không

bị thụt lùi so với thế giới đầy biến động, ta cần phải thật sự chủ động tìm tòi, tích lũy về mặt

“lượng” để từ đó thúc đẩy sự biến đổi về chất diễn ra mạnh mẽ, nhanh và chắc chắn hơn Điều này là vô cùng cần thiết vì chỉ khi ta chủ động thúc đẩy, kiểm soát sự phát triển thì sự vật, hiện tượng ấy mới phát triển theo đúng xu hướng mà chúng ta muốn Hãy nhìn những cây bonsai và chúng ta sẽ thấy được giá trị của những người nghệ nhân phía sau vẻ đẹp của chúng Sau cùng, tuy phát triển là thế, ta vẫn phải luôn chú ý đến những điều trong quá khứ, những sự vật, hiện tượng mang yếu tố nguồn cột, lịch sử vì chỉ khi nắm rõ nguồn gốc, ta mới có thể dễ dàng định hướng được sự phát triển mà ta hằng mong muốn nên diễn ra theo lối nào Và đó là tất cả những

gì bài tiểu luận này muốn truyền tải

Xin chân thành cảm ơn!

TƯ LIỆU THAM KHẢO

http://philosophy.vass.gov.vn/chinh-tri-xa-hoi/Cong-cuoc-doi-moi-o-Viet-Nam-Dac-trung-va- trien-vong-156.0.html

https://vntoworld.com/kinh-te-nhat-ban-dung-thu-may-tren-the-gioi/

(PDF) Giáo trình triết học Mác Lênin | Thu Hà Đặng - Academia.edu

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phat-trien-ben-vung-du-lich-tinh-thanh-hoa-87307.htm https://luanvan123.info/threads/phat-trien-nong-nghiep-theo-huong-ung-dung-cong-nghe-cao-o-tinh-ben-tre.139592/

https://dinhnghia.vn/nguyen-ly-ve-su-phat-trien.html

Ngày đăng: 21/06/2024, 09:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w