1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài tập lớn môn triết học mác lênin đề tài nguyên tắc khách quan và vận dụng nguyên tắc đó trong phát triển kinh tế

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên tắc khách quan và vận dụng nguyên tắc đó trong phát triển kinh tế
Tác giả Nguyễn Thị Ngân Phương
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Hồng
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 115,56 KB

Nội dung

*Bản chất của nguyên tắc khách quan:- Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vậtchất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Đề tài:“Nguyên tắc khách quan và vận dụng nguyên tắc đó trong phát triển

kinh tế”

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngân Phương

Mã số sinh viên: 11225279

Lớp TC: LLNL1105(122)CLC_24

GV hướng dẫn:TS.Lê Thị Hồng

Hà Nội, 8/1/2023

Trang 2

Lời mở đầu ……….1 Nội dung……… 1

I Nguyên tắc khách quan là gì? 1

II Vận dụng nguyên tắc khách quan trong phát triển kinh tế………….3

1 Tôn trọng nguyên tắc khách quan……… 3

2 Phát huy tính năng động chủ quan……….5

Kết luận……….7 Tài liệu tham khảo

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Từ khi ra đời vào 1930, Đảng cộng sản Việt Nam đã lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm nền tảng tư tưởng và vận dụng vào thực tế cách mạng nước ta để đề ra đường lối, chủ trương, chính sách qua từng thời kỳ Một trong những vận dụng

cơ sở lý luận của triết học Mác Lênin vào công cuộc đổi mới đất nước mà Đảng

đã khởi xướng là nguyên tắc khách quan, một nguyên tắc được rút ra từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Trong cuộc sống phát triển nhanh chóng này, việc tìm hiểu quy luật khách quan trên cơ sở mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

để vận dụng đúng đắn quy luật này vào đời sống thực tiễn là vấn đề hết sức cần thiết đối với mỗi người, nhất là sinh viên Chính vì vậy dưới đây em xin tìm hiểu

về đề tài “Nguyên tắc khách quan và sự vận dụng nguyên tắc đó trong phát triển kinh tế”

NỘI DUNG

I Nguyên tắc khách quan là gì?

*Bản chất của nguyên tắc khách quan:

- Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức nhưng không thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người

- Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, Triết học Mác – Lênin đã rút ra

nguyên tắc phương pháp luận là phải xuất phát từ thực tế khách quan.

- Xuất phát từ thực tế khách quan tức là xuất phát từ tính khách quan của vật chất, chúng ta phải xuất phát từ bản thân sự vật, không thể tùy tiện gán cho sự

vật cái mà nó không có hoặc là nó chưa có Trong hoạt động chúng ta phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan, chính vì vậy mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, mục tiêu, phương hướng đều phải xuất phát từ thực tế khách quan Tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần của con người

- Như vậy, xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan có ý nghĩa rất lớn cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

 Trong hoạt động nhận thức:

Trang 4

 Chống thái độ duy ý chí, nóng vội, bất chấp quy luật khách quan không đếm xỉa đến điều kiện vật chất khách quan, tùy tiện, phiến diện lấy ý muốn nguyện vọng cảm tính làm xuất phát điểm cho chủ trương, chính sách Hậu quả là đường lối không hiện thực và hoang tưởng, tất yếu sẽ đi đến thất bại trong hoạt động thực tiễn

 Cần khái quát, tổng kết hoạt động thực tiễn để thường xuyên nâng cao năng lực nhận thức, năng lực chỉ đạo thực tiễn, chống tư tưởng thụ động, ngồi chờ, ỷ lại vào hoàn cảnh và điều kiện vật chất

 Phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, của nhân tố con người để cải tạo thế giới khách quan và tạo ra động lực hoạt động cho con người bằng cách quan tâm tới đời sống kinh tế, lợi ích thiết thực của quần chúng, phát huy dân chủ rộng rãi

 Trong hoạt động thực tiễn:

 Phải xuất phát từ điều kiện vật chất khách quan đã và đang có làm cơ sở cho mọi hoạt động của mình Không được lấy ý kiến chủ quan làm quan điểm xuất phát

 Khi đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp thực hiện người lãnh đạo phải nắm chắc tình hình thực tế khách quan có như vậy thì mới nêu ra được mục đích, chủ trương và từ đó triển khai thực hiện sẽ đi đến thắng lợi trong hoạt động thực tiễn

 Phát phát huy vai trò năng động sáng tạo của nhân tố chủ quan

- Có thể khái quát được rằng bản chất của nguyên tắc khách quan đó là khi đánh giá, phân tích sự vật hiện tượng nào đó thì chúng ta phải đánh giá đúng như sự vật thể hiện như vậy Chúng ta không được gán cho sự vật cái mà nó không có hoặc không tồn tại Khi chúng ta bôi hồng hoặc tô đen sự vật là chúng ta vi phạm nguyên tắc khách quan trong đánh giá

2

Trang 5

II Vận dụng nguyên tắc khách quan trong phát triển kinh tế.

1 Tôn trọng khách quan:

- Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy luật tự nhiên và xã hội Điều này đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn sinh viên phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình

- V.I Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng: “Không được lấy chủ quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí”

- Hiểu được nội dung của nguyên tắc tôn trọng khách quan sinh viên phải biết vận dụng vào trong quá trình học tập của bản thân để đạt kết quả cao trong học tập

- Trước tiên, trong nhận thức sinh viên phải phản ánh trung thực nội dung bản chất của sự vật, hiện tượng Không được lấy ý kiến chủ quan, định kiến của mình

áp đặt cho sự vật, hiện tượng

Ví dụ:

Trước thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã “nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ

quan”, “giản đơn hóa, muốn thực hiện nhiều mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội trong điều kiện nước ta mới có chặng đường đầu tiên”:

Trang 6

 “chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ sản xuất”

 Đầu tư cơ sở sai và tràn lan, không có cơ sở khoa học, không phù hợp với điều kiện thực tế về tài nguyên, lao động của từng vùng

 Việc khai thác nguồn vốn đầu tư không hiệu quả, nhiều công trình đầu tư dở dang và thậm chí không đủ nguyên liệu để đưa vào hoạt động (cụ thể như đầu tư nhà máy đường ở nhiều tỉnh nhưng lại không đủ nguyên vật liệu để cung cấp cho nhà máy hoạt động)

 Dùng kế hoạch pháp lệnh để chỉ huy toàn bộ nền kinh tế đất nước, “duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp”- một cơ chế

“gắn liền với tư duy kinh tế dựa trên những quan niệm giản đơn về chủ nghĩa xã hội, mang nặng tính chất chủ quan, duy ý chí”, “có nhiều chủ trương sai trong việc cải cách giá cả, tiền lương, tiền tệ” cùng với “việc

bố trí cơ cấu kinh tế trước hết là sản xuất và đầu tư thường chỉ xuất phát

từ lòng mong muốn đi nhanh, không tính đến điều kiện khả năng thực tế

 Hậu quả: Sản xuất chậm phát triển, mâu thuẫn giữa cung và cấu ngày càng gay gắt do việc áp dụng những chính sách, chủ trương trên đã vi phạm những quy luật khách quan của nền kinh tế sản xuất hàng hóa (quy luật cung cầu quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, phá sản …)

 Trong thời kì đổi mới, Đảng đã rút kinh nghiệm từ sai lầm, thừa nhận và vận dụng những quy luật khách quan của phương thức sản xuất, của nền kinh tế hàng hóa…

- Ngay cả trong cuộc sống hiện tại, chúng ta vẫn cần phải tôn trọng tính khách quan, thể hiện qua một số việc làm sau:

 Khi đề bạt, tranh cử ban cán sự trong lớp hay trong tổ chức phải đảm bảo tính công bằng, đánh giá trung thực năng lực của từng cá nhân để bổ nhiệm vào vị trí phù hợp dẫn dắt tập thể đi lên Không nên vì định kiến cá nhân mà đánh giá không trung thực thì sẽ ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thi đua của tập thể

4

Trang 7

 Khi đưa ra mục tiêu phấn đấu, sinh viên phải đánh giá đúng khả năng của bản thân cũng như những điều kiện liên quan để đưa ra mục tiêu phù hợp với bản thân Tránh đưa ra mục tiêu quá thấp sẽ không kích thích được sự

cố gắng, không cải thiện được sự hiểu biết Cũng không nên đưa ra mục tiêu quá cao, không có khả năng thực hiện sẽ dễ gây tâm lý chán nản

 Và trong nhiều trường hợp khác như trong việc đưa ra phương pháp học tập cho bản thân, lên kế hoạch học tập cho thời gian sắp tới…

2 Phát huy tính năng động chủ quan:

- Nếu ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn thì con người phải phát huy tính năng động chủ quan

- Phát huy tính năng động chủ quan tức là phát huy vai trò tích cực của ý thức, bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực

 Ý thức muốn tác động trở lại đời sống hiện thực phải bằng lực lượng vật chất, nghĩa là phải được con người thực hiện trong thực tiễn

 Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người được bắt đầu từ khâu nhận thức được quy luật khách quan, biết vận dụng đúng đắn quy luật khách quan, phải có ý chí, phải có phương pháp

để tổ chức hành động

 Vai trò của ý thức là ở chỗ trang bị cho con người những tri thức về bản chất quy luật khách quan của đối tượng, trên cơ sở ấy, con người xác định đúng đắn mục tiêu và đề ra phương hướng hoạt động phù hợp

- Con người với ý thức của mình xác định các biện pháp để thực hiện tổ chức các hoạt động thực tiễn -> con người có thể thực hiện được mục tiêu đề ra

 Ý thức, tư tưởng có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thành công khi phản ánh đúng đắn, sâu sắc thế giới khách quan, vì đó là cơ

sở quan trọng cho việc xác định mục tiêu, phương hướng và biện pháp chính xác

 Ngược lại, ý thức, tư tưởng có thể làm cho con người hoạt động sai và thất bại khi con người phản ánh sai thế giới khách quan

Trang 8

 Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân

tố con người để tác động cải tạo thế giới khách quan; đồng thời phải khắc phục bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại, ngồi chờ trong quá trình đổi mới hiện nay

Ví dụ: Từ sai lầm trước quá trình đổi mới, Đại hội Đảng lần VI (1986) đã

chỉ rõ bài học kinh nghiệm trong thực tiễn cách mạng ở nước ta: “Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự dẫn đầu của Đảng”.

 Sự vận dụng đúng đắn nguyên tắc khách quan, thừa nhận vai trò quyết định của vật chất và các quy luật khách quan

- Đòi hỏi con người phải tôn trọng tri thức khoa học; tích cực học tập, nghiên cứu để làm chủ tri thức khoa học

 Phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện để hình thành, củng cố nhân sinh quan cách mạng, tình cảm, nghị lực cách mạng để có sự thống nhất hữu cơ giữa tính khoa học và tính nhân văn trong định hướng hành động

 Là sinh viên chúng ta cần phát huy được tính năng động chủ quan trong việc đời sống của bản thân, thể hiện qua những mặt sau:

Sinh viên phải tôn trọng tri thức khoa học và làm chủ được tri thức khách quan:

Sinh viên phải ra sức học tập, nghiên cứu tri thức khoa học để làm giàu thêm kho tàng tri thức của bản thân, không chỉ xem trọng tri thức

chuyên ngành mà phải quan tâm cả những môn khoa học cơ bản, vì khoa học cơ bản là tiền đề, cơ sở để sinh viên tiếp xúc với tri thức chuyên ngành hiệu quả hơn

Có tinh thần ham học hỏi, tham gia nhiều cuộc thi khoa học để mở rộng tầm hiểu biết, giao lưu học hỏi với bạn bè trong nước và quốc tế như:

Đường lên đỉnh Olympia, giải toán quốc tế, rung chuông vàng…

Vận dụng những kiến thức học tập ở trường lớp vào trong thực tiễn

hành động Sinh viên còn phải biết truyền bá nó vào quần chúng để nó

trở thành tri thức, niềm tin của quần chúng, phổ biến tri thức khoa học

cho mọi người cùng biết.

6

Trang 9

- Thực hiện nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan trong nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải phòng chống và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí; đó là những hành động lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực, lấy ý muốn chủ quan làm chính sách, lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược, sách lược, v.v… Đây cũng phải là quá trình chống chủ nghĩa kinh nghiệm, xem thường tri thức khoa học, xem thường lý luận, bảo thủ, trì trệ, thụ động, v.v… trong hoạt động nhận thức và thực tiễn

- Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, đòi hỏi các sản phẩm, hàng hóa phải được sản xuất dựa trên nền tảng vững chắc của cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại với cơ cấu phù hợp và chi phí có thể bỏ ra của nền kinh tế, tăng khả năng tích lũy cho nền kinh tế, từ đó góp phần phát triển nền kinh tế

Trang 10

KẾT LUẬN

Về bản chất, nguyên tắc phương pháp luận xuất phát từ thực tế khách quan, từ tính khách quan của vật chất (bản thân sự vật) Vì vậy, chúng ta phải đánh giá chính xác như sự vật thể hiện, không được gắn cho sự vật cái mà nó không có, không tồn tại Khi hoạt động, chúng ta luôn phải căn cứ vào điều kiện khách quan và hành động theo quy luật khách quan Tôn trọng tính khách quan

có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn Nếu đánh giá không đúng bản chất của sự vật có nghĩa là chúng ta đã vi phạm nguyên tắc khách quan

Về vận dụng, thứ nhất, tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy luật tự nhiên và xã hội Điều này đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn sinh viên phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình Chúng ta phải phản ánh trung thực nội dung bản chất của sự vật, hiện tượng Không được lấy ý kiến chủ quan, định kiến của mình để áp đặt cho sự vật, hiện tượng

Thứ hai, phát huy tính năng động chủ quan tức là phát huy vai trò tích cực năng động, sáng tạo của ý thức Phát huy vai trò tích cực của nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực năng động sáng tạo ấy Chúng ta cần xác định các biện pháp để thực hiện hoạt động thực tiễn, mục tiêu đề ra Đồng thời, chúng ta cần tôn trọng và trau dồi tri thức khoa học để phát triển bản thân, hành động đúng để xây dựng đất nước ngày càng phát triển

Việt Nam hiện nay là đất nước phát triển thành công từ nghèo sang trung bình thấp Chính sách cải cách kinh tế năm 1986 đã giúp đất nước thoát khỏi lạc hậu và trở thành một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á Thái Bình Dương Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch COVID-19 Không dừng tại đó, Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm

2045 Để vượt qua những thách thức và đáp ứng các mục tiêu phát triển, Việt Nam cần cải thiện đáng kể hiệu quả thực thi chính sách

8

Trang 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 “Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin” NXB chính trị quốc gia sự thật, số 6/86 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, 6/2021

 “V.I Lênin”, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1976

 “C Mác và Ph Ăngghen”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993

 “C Mác và Ph Ăngghen”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002

 TS Phạm Văn Sinh – GS, TS Phạm Quang Phan

“Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009

 GS, TS Nguyễn Hữu Vui – GS, TS Nguyễn Ngọc Long,

“Giáo trình triết học Mác – Lênin”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003

 https://luathoangphi.vn/nguyen-tac-khach-quan-trong-triet-hoc/

Ngày cập nhật 24/05/2022

 https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview#1

Ngày cập nhật 11/11/2022

 https://toidap.com/vi-du-ve-nguyen-tac-khach-quan-trong-doi-song

Ngày đăng: 07/08/2024, 20:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w