1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài phân tích tình trạng Độc quyền trong ngành Điện tại việt nam

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình trạng Độc quyền trong ngành Điện tại Việt Nam
Người hướng dẫn Nguyễn Phan Thu Hằng
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 551,38 KB

Nội dung

Tuy nhiên, do vốn đầu tư rất lớn, không phải một doanh nghiệp tư nhân nào có thể dễdàng tham gia xây dựng kinh doanh trong thị trường này, chính những điều đó màngành điện nước ta ngay t

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

LÝ DO NGHIÊN CỨU 4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5

PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỘC QUYỀN 6

1 KHÁI NIỆM ĐỘC QUYỀN 6

1.1 Khái niệm 6

1.2 Phân loại độc quyền 6

2 ĐỘC QUYỀN TỰ NHIÊN 7

2.1 Đôc̣ quyền tự nhiên là gì? 7

2.2 Đặc điểm của độc quyền tự nhiên 7

3 TỔN THẤT VÀ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ KHI CÓ ĐỘC QUYỀN 8

3.1 Tổn thất 8

3.2 Sự can thiệp của Chính phủ 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 9

4 TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN LỰC VIỆT NAM 9

4.1 Lịch sử hình thành 9

4.2 Mục tiêu hoạt động 9

4.3 Lĩnh vực kinh doanh 9

5 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐỘC QUYỀN TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN 10

5.1 Nguyên nhân độc quyền trong truyền tải và phân phối 10

Trang 2

6 THỰC TRẠNG DẪN ĐẾN ĐỘC QUYỀN TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN 12

CƠ CẤU SỞ HỮU NGUỒN ĐIỆN NĂM 2011 13

CƠ CẤU SỞ HỮU NGUỒN ĐIỆN NĂM 2019-2020 14

6.1 Độc quyền về khâu truyền tải và phân phối 14

SƠ ĐỒ CẤU TRÚC CỦA NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM 16

6.2 Độc quyền về khâu thu mua điện 16

6.3 Độc quyền về giá cả 17

BẢNG GIÁ ĐIỆN VIỆT NAM TỪ NĂM 2009 - 2019 18

BẢNG GIÁ ĐIÊṆ BÁN L 䔃䔃 ĐIÊṆ SINH HOẠT NĂM 2022 19

6.4 Độc quyền dẫn đến sự thiếu trách nhiệm 20

6.5 Độc quyền dẫn đến sự thiếu minh bạch 21

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ 22

7 GIẢI PHÁP ĐỘC QUYỀN PHÂN PHỐI VÀ TRUYỀN TẢI 22

8 GIẢI PHÁP ĐỘC QUYỀN GIÁ CẢ 23

8.1 Mục tiêu và phương hướng 23

8.2 Biện pháp 24

LỜI KẾT 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

DANH MỤC BẢNG 28

DANH MỤC NỘI DUNG 28

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

LÝ DO NGHIÊN CỨU

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã và đangđánh dấu những thay đổi của đời sống nhân dân Khi thời đại kinh tế đang dần pháttriển cũng là lúc nhu cầu về cuộc sống của những người dân cũng đang được nâng cao

và cải thiện từng ngày Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng nguồn nhiên liệu điện lực đốivới thời đại công nghệ hiện nay là vô cùng cấp thiết

Tuy nhiên, do vốn đầu tư rất lớn, không phải một doanh nghiệp tư nhân nào có thể dễdàng tham gia xây dựng kinh doanh trong thị trường này, chính những điều đó màngành điện nước ta ngay từ ban đầu đã được nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, giao tráchnhiệm cho một doanh nghiệp duy nhất quản lý Đó chính là Tập đoàn Điện lực ViệtNam (EVN), với mục tiêu đưa ngành điện trở thành ngành độc quyền tự nhiên trongnền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa

Nhưng vào những năm gần đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã dần đà biểu hiệnnhững bê bối trong việc sản xuất, phân phối kinh doanh cũng như điều hành gây bứcxúc trong đời sống xã hội Và từ khi thành lập cho đến nay, nước ta chỉ có duy nhấtmột doanh nghiệp độc quyền quản lý trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng mạng lưới,truyền tải, phân phối điện năng đến người tiêu dùng

Do những điều trên mà khách hàng thấy được sự thiếu trung thực, quản lý yếu kémdẫn đến thất thoát hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp Từ đó dẫn đến vô vàn hệ lụy,những sự chỉ trích, phê phán, thắc mắc cần giải quyết của đông đảo lòng dân

Chính vì thế, khi được giao đề tài: “Phân tích tình trạng độc quyền trong ngành điệntại Việt Nam”, nhóm chúng em rất mong có thể tìm hiểu kĩ hơn vấn đề đang được chú

ý này Hi vọng qua đây sẽ có được cái nhìn khoa học hơn về thị trường kinh tế độcquyền ở Việt Nam nói chung cũng như tình trạng độc quyền trong ngành điện tại ViệtNam nói riêng Để có thể tìm hiểu rõ ràng thị trường của độc quyền ngành điện vàđồng thời đưa ra các khiếm khuyết của sản phẩm để đề ra giải pháp, từ đó góp phầnkhắc phục Rất mong được sự quan tâm và góp ý chân thành của cô Nguyễn Phan Thu

Trang 4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục đích nghiên cứu của đề tài là để tìm hiểu sâu hơn về quátrình hình thành pháttriển và thực trạng hiện tại của độc quyền trong ngành điện, phân tích các giải phápđiều tiết của Nhà nước để từ đó đưa ra ý kiến riêng về một số giải pháp cho ngànhđiện

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là sự độc quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhữngmặt tích cực và hạn chế của hiện tượng độc quyền cùng với các giải pháp của Nhànước

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Quá trình sản xuất kinh doanh, phân phối cũng như điều hành của Nhà nước trong lĩnhvực điện

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỘC QUYỀN

1 KHÁI NIỆM ĐỘC QUYỀN

1.1 Khái niệm

Định nghĩa độc quyền ra đời từ rất sớm và trong các tài liệu khác nhau, định nghĩa độcquyền có ít nhiều khác nhau về một vài khía cạnh nhưng đều chỉ ra được bản chất củađộc quyền

Độc quyền được chia thành 2 loại :

 Độc quyền nhóm: Nếu một nhóm người có quyền kiểm soát thị trường thì gọi làđôc̣ quyền nhóm

 Độc quyền: Là trường hợp cực đoan nhất chỉ có một người bán (hoặc ngườimua) hoàn toàn kiểm soát một ngành hay một lĩnh vực trong nền kinh tế

1.2 Phân loại độc quyền

Trang 6

 Đó là khả năng thay đổi giá bán của hàng hoá Nó cho phép người mua có thể mua hàng hoá ở mức giá thấp hơn giá thịnh hành trong thị trường cạnh tranh.

2 ĐỘC QUYỀN TỰ NHIÊN

2.1 Đôc̣ quyền tự nhiên là gì?

Khái niệm: Theo kinh tế học, độc quyền tự nhiên xuất hiện khi, do quy luật tăng hiệuquả kinh tế theo quy mô, hiệu quả sản xuất và phân phối của một ngành đạt được tối

đa khi chỉ có một người cung cấp duy nhất

Nguyên nhân của độc quyền tự nhiên:

Do người cung cấp đầu tiên trong một khu vực, có lợi thế vượt trội về chi phí so vớinhững đối thủ cạnh tranh khác đang có mặt tại thị trường hoặc dự định tham gia thịtrường Lợi thế này còn được gọi là "lợi thế của người đến đầu tiên" Xu hướng nàythường xuất hiện ở những ngành có chi phí cố định lớn, người cung cấp đầu tiên đãchiếm được gần hết thị phần, vì vậy chi phí cố định bình quân cho một sản phẩm của

họ nhỏ Trong khi đó, những người cung cấp khác có thị phần nhỏ, vì thế chi phí cốđịnh bình quân cho một sản phẩm lớn hơn nhiều Chẳng hạn như ngành điện và nước

là hai ngành có tính chất độc quyền tự nhiên

Độc quyền tự nhiên xuất hiện khi người cung cấp lớn nhất trong một ngành

Độc quyền tự nhiên cũng có thể phụ thuộc vào việc kiểm soát một nguồn tài nguyên thiên nhiên nào đó (theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

2.2 Đặc điểm của độc quyền tự nhiên

Điều tiết độc quyền tự nhiên theo nguyên tắc hiệu quả giá; Giá bán bằng chi phí biên (P=MC), cộng thêm trợ cấp

Phi hiệu quả của độc quyền tự nhiên, do sản lượng cung cấp không đạt mức tối ưu.Điều tiết độc quyền tự nhiên theo nguyên tắc công bằng định giá bán bằng chi phí bình quân, cộng thêm trợ cấp

Trang 7

Điều tiết độc quyền tự nhiên bằng cách điều chỉnh trực tiếp mức sản lượng phải sảnxuất.

Định giá trong độc quyền tự nhiên có nhiều hàng hóa

Trường hợp độ co dãn của cầu thấp, việc tăng giá cao hơn chi phí biên sẽ làm cho sảnlượng giảm với mức nhỏ

Trường hợp với cầu tương đối co dãn, tăng giá cao hơn chi phí biên sẽ làm mức sảnlượng giảm nhiều

3 TỔN THẤT VÀ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ KHI CÓ ĐỘC QUYỀN 3.1 Tổn thất

Doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất sản lượng thấp hơn và bán với giá cao hơn so vớithị trường cạnh tranh Tổn thất phải gánh chịu do sản lượng giảm sút trừ đi chi phíbiên để sản xuất ra phần sản lượng đáng lẽ nên được sản xuất ra thêm Đó chính là tổnthất do độc quyền

3.2 Sự can thiệp của Chính phủ

Sự dẫn dắt nền kinh tế đi đến hiệu quả của bàn tay vô hình trong điều kiện có độcquyền là không thể xảy ra Nên cần có sự can thiệp của Chính phủ trong việc điều tiếtcác doanh nghiệp độc quyền

Trang 8

4.2 Mục tiêu hoạt động

EVN thể hiện rõ 3 tiêu chí:

 Kinh doanh có lãi ,bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác

 Giữ vai trò trung tâm để phát triển một Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam

đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối

 Tối đa hoá hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam

4.3 Lĩnh vực kinh doanh

Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệthống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốcgia;

Xuất nhập khẩu điện năng;

Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện;

Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí,điều khiển, tự động hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, côngtrình điện; thí nghiệm điện

Trang 9

5 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐỘC QUYỀN TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN

5.1 Nguyên nhân độc quyền trong truyền tải và phân phối

Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã và đang nắm giữ chủ chốt khâutruyền tải và phân phối: vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước, vừa kinh doanhcông với chức năng phân đối điện

Thứ nhất, về chức năng quản lý nhà nước, cơ sở duy nhất cho chức năng này trongviệc độc quyền truyền tải và phân phối là an ninh quốc gia Hệ thống truyền tải củalưới điện quốc gia là hệ thống nòng cốt mang tính huyết mạch, đóng vai trò chủ chốttrong việc đảm bảo an ninh năng lượng cũng như an ninh quốc gia Nếu một phầntrong hệ thống gặp vấn đề, nhiều khả năng cả quốc gia hoặc một phần đất nước sẽ bịảnh hưởng rất nặng Vì thế, chính phủ và các nhà máy điện lớn phải giữ độc quyềntrong truyền tải của lưới điện Việt Nam

Thứ hai, về việc kinh doanh công với chức năng phân đối điện, chính phủ đã cho phépnhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành điện Những doanh nghiệp tưnhân tham gia sẽ trở thành bên thứ ba vào đường dây truyền tải này Doanh nghiệp xâydựng đường truyền tải sẽ nhanh hơn về mặt thủ tục, nhưng phí đầu tư, phí truyền tảivẫn phải do nhà nước quyết định Và sự chưa rõ ràng trong việc chịu trách nhiệm vềbên thứ ba điều phối lưới điện truyền tải đến người mua Vì thế việc truyền tải hiệnvẫn được xem là độc quyền của nhà nước để các bên thứ ba kinh doanh và phân phốiđiện một cách hợp lí nhất, đảm bảo tính công bằng Ông Lưu Trọng Văn, Giám đốc

Công ty cổ phần thực phẩm Nhân Hoà (Hà Nội) nêu quan điểm “Điện và nước là ngành liên quan đến an sinh xã hội nên phải được sự kiểm soát của Nhà nước chứ không phải là mặt hàng tự do buôn bán ngoài thị trường Nếu không kiểm soát chặt thì rất dễ tăng thêm tính độc quyền cho ngành điện.” (theo VTC News Online ngày

29/09/2022)

Nói tóm lại, việc xảy ra độc quyền trong truyền tải và phân phối của ngành điện ViệtNam do không có một doanh nghiệp tư nhân nào đủ khả năng kinh tế, kỹ thuật ngoàicác doanh nghiệp nhà nước là Tổng Công ty Điện Việt Nam (EVN) Nếu để tư nhânnắm giữ khâu chủ chốt truyền tải và phân phối thì Nhà nước sẽ bị phụ thuộc vào đó và

Trang 10

ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, chính trị của toàn dân tộc Vì thế, Nhà nước sẽ chịutrách nhiệm quản lí và điều phối để đảm bảo lợi ích của người nhân.

5.2 Nguyên nhân độc quyền giá cả

Nếu như ở các lĩnh vực kinh doanh khác, doanh nghiệp nào có sản phẩm chất lượng,phục vụ tốt, giá cả hợp lý sẽ được khách hàng ưu ái lựa chọn Tuy nhiên, điều nàykhông xảy ra ở ngành điện, người dân buộc phải mua với giá do Tập đoàn Điện lựcViệt Nam (EVN) định sẵn nhưng bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ và cung ứng còn rấtnhiều bất cập Sự độc quyền này đã khiến phần thiệt thòi nghiêng hẳn về người tiêudùng

Vì chi phí, giá cả do EVN đưa ra nên mọi thứ đều mang tính áp đặt một chiều Giáđiện qua các kỳ được điều chỉnh một cách thiếu khoa học, minh bạch cho nên khóchiều lòng được sự đồng thuận của khách hàng Chi phí do EVN định sẵn có tăngnhưng lại không bao giờ giảm, dù có những yếu tố có thể giảm giá điện nhưng lạikhông được EVN đồng tình Điều này lại càng tăng tính độc quyền của EVN trongngành điện Việt Nam và đang đổ gánh nặng vào người tiêu dùng

Điều đáng nói hơn chính là tình trạng quản lý yếu kém, gây thất thoát trong việc cungứng điện, những khoảng thất thoát này sẽ được tính vào chi phí và việc tăng giá bán để

bù đắp lại các chi phí đó đối với EVN là điều đương nhiên Ngay cả các chuyên giaphải e ngại trước sự độc quyền về giá của ngành điện hiện nay, Đại biểu Phạm VănHoà, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội

tỉnh Đồng Tháp nêu ý kiến: “Ngành điện vốn đã độc quyền rồi nay nếu lại được tự quyết tăng giá điện bình quân thì sự độc quyền e rằng càng tăng thêm Theo tôi, vấn

đề này cần phải được cân đong, đo đến, tính toán chi tiết, dựa trên tổng thể phát triển kinh tế xã hội chứ không chỉ cho riêng ngành điện, bởi ngành điện không đóng góp toàn bộ và phát triển kinh tế.”(theo VTC News Online ngày 29/09/2022)

Trang 11

6 THỰC TRẠNG DẪN ĐẾN ĐỘC QUYỀN TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN

Ngành năng lượng nói chung và ngành điện nói riêng trở thành ngành kinh tế năngđộng, đóng góp rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảmquốc phòng, an ninh tại nhiều địa phương và đất nước Đây là ngành “phòng thủ” bởi

lẽ Điện không bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế nói chung và thị trường nói riêng bất chấpdiễn biến của các chu kì Theo Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về địnhhướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầmnhìn đến năm 2045 (ngày 11/02/2020) khẳng định rằng: Bảo đảm vững chắc an ninhnăng lượng quốc gia; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá

cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, anninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái Ngànhnăng lượng phát triển hài hoà giữa các phân ngành với hạ tầng đồng bộ và thông minh,đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN Xây dựng thị trường năng lượng cạnhtranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nướckết hợp với xuất, nhập khẩu năng lượng hợp lý; triệt để thực hành tiết kiệm và sử dụnghiệu quả năng lượng Chủ động sản xuất được một số thiết bị chính trong các phânngành năng lượng; nâng cấp, xây dựng lưới điện truyền tải, phân phối điện tiên tiến,hiện đại

Bộ Chính trị ra quy định như vậy vì đặc điểm nổi trội nhất của cơ chế năng lượng tạiViệt Nam là Nhà nước giữ độc quyền cụ thể là độc quyền tự nhiên hay độc quyền mua(tức nhiều nhà cung cấp cho 1 nhà phát hành duy nhất) trong khâu truyền tải điện vàtrong cả điều tiết hệ thống điện quốc gia, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn Điều khoản độc quyền này có lẽ là rào cản lớn nhất cho việc cải tiến ngành năng lượngcủa Việt Nam.Điển hình vào năm 2010-2011, EVN chiếm đến 50,7% hơn một nửanguồn điện cung cho cả nước , chưa kể công ty cổ phần có phần vốn của EVN

Trang 12

CƠ CẤU SỞ HỮU NGUỒN ĐIỆN NĂM 2011

Dù vậy,vào những năm gần đây các doanh nghiệp khai thác điện vẫn cạnh tranh rấtkhắc nghiệt để gia tăng thị phần, thị trường phát điện đã được khởi động từ năm 2011tạo ra một sân chơi công bằng cho cả người tiêu dùng và nhà cung cấp Từ1/1/2019 ,vị thế độc tôn của EVN sẽ bị huỷ bỏ bởi sự tham gia truyền tải cung ứngđiện đến từ PVN (Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - Petrovietnam ) và TKV(Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam- VINACOMIN) giúp tăng minhbạch của thị trường Tuy nhiên để giành được thị phần và xây dựng mạng lưới truyềntải mất nhiều thời gian, vậy nên, trong ngắn hạn EVN vẫn đang giữ vị trí độc quyền,thống lĩnh thị trường điện Cụ thể là năm 2019 , 2020 EVN và 3 tổng công ty phát điệnGENCO 1,2,3 trực thuộc EVN chiếm đến lần lượt là 53,56% và 42,59% trên tổngcông suất lắp đặt trên cả nước

Trang 13

CƠ CẤU SỞ HỮU NGUỒN ĐIỆN NĂM 2019-2020

Có thể nói đây là một “căn bệnh độc quyền” mà từ chính trong căn bệnh này là sựthiếu minh bạch, sự quản lý yếu kém dẫn đến thất thoát hiệu quả đầu tư, sự bất ổn địnhtrong giá cả, Từ đó dẫn đến những chỉ trích, phê phán, thắc mắc của đông đảo ngườidân Và dưới đây là 5 biểu hiện chính của “căn bệnh độc quyền” này

6.1 Độc quyền về khâu truyền tải và phân phối

Đối với mỗi người , mỗi nhà việc mất điện đột ngột không phải là một câu chuyện quá

xa lạ nhưng nó xảy ra khá thường xuyên làm ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống củangười dân đặc biệt là các doanh nghiệp lớn nhỏ Điển hình như Liên tục từ ngày đầutháng 7-2008 đến nay, tại Đà Nẵng đã liên tục xảy ra cúp điện trên diện rộng Hàngloạt doanh nghiệp (DN) sản xuất điêu đứng vì bị mất điện không được báo trước ÔngTsai Jung Yuan – Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Điện tử Việt Hoa (đóng tại

KCN Hòa Khánh), bức xúc “Riêng đơn vị chúng tôi chỉ trong vòng chưa đầy 10 ngày

Trang 14

đã bị cúp điện đến 5 lần Tất cả đều không báo trước.Điều này đã gây thiệt hại rất lớn cho đơn vị; gần 2.500 công nhân của công ty phải ngưng việc; những khách hàng lớn của công ty, như: Sonny, Samsung, Motorola… đã phản ứng gây gắt vì sự chậm trễ giao hàng Chúng tôi phải chịu bồi thường sự thiệt hại cho khách hàng Điều đáng nói

ở đây là mặc dù công ty đã có thư kiến nghị gửi đến các cơ quan chức năng, Điện lực

Đà Nẵng giải đáp thắc mắc và có biện pháp khắc phục, nhưng đến nay vẫn chưa có sự hồi âm nào Chúng tôi hiện rất lo lắng vì không biết tình trạng này sẽ còn tiếp diễn đến khi nào.” (theo Sài Gòn Giải phóng Online ngày 24/07/2008)

Mặt khác, 19/11/2015 Chị Phạm Thị Hương, ở Trung tâm Đô thị Chí Linh, phường 10(TP.Vũng Tàu) bức xúc, nhà chị có xưởng hàn tại đường 30-4 (TP.Vũng Tàu) Hômnào xem được thông báo cúp điện thì có kế hoạch chuẩn bị máy phát điện dựphòng.Nhưng nhiều bữa cúp điện đột ngột, máy phát điện dự phòng bị hỏng khiến

công việc tại xưởng bị động và chậm trễ “Tôi nghĩ Công ty Điện lực phải nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Nếu khách hàng nộp tiền điện trễ vài ngày thì cắt điện ngay, trong khi đó chất lượng cung cấp điện thì phập phù là điều không công bằng”,

chị Hương nói (theo báo Bà Rịa Vũng Tàu ngày 19/11/2015)

Đối với mỗi khách hàng họ bỏ tiền ra mua sản phẩm nên họ có quyền được chọn sảnphẩm mà họ mua để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu sống của họ Nhưng đối với điện, do

“căn bệnh độc quyền” họ không có quyền lựa chọn và cũng chẳng có nơi nào khác bánđiện cho họ cho dù là chất lượng phục vụ là tốt hay chưa tốt Vấn đề thứ hai, do là độcquyền nên EVN có quyền chi phối điện cho người dân dẫn đến việc không công bằngtrong việc cung cấp điện hay ngừng cung cấp điện Giống trường hợp của chị PhạmThị Hương ở trên, người dân không nộp tiền điện đúng hạn thì sẽ được gửi giấy báocắt điện và sau 10 ngày nhân viên điện sẽ đến và cắt điện sử dụng Điều này có TrongLuật nhưng vẫn có trường hợp một công ty ở Đồng Nai nợ tới 85 tỷ tiền điện nhưngvẫn không cắt điện

Và dưới đây là cấu trúc của ngành điêṇ Viêṭ Nam 2008 với mức truyền tải đúng100% , phân phối lên đến 95% cho thấy rõ tình trạng đôc̣ quyền ngành điêṇ tại ViêṭNam với nhiều nguồn cung mà chỉ có nhà phát hành duy nhất (theo nhóm nghiên cứuCEPR của Đại học Quốc gia Hà Nôị ) cho ta thấy rõ hơn về tình trạng đôc̣ quyền

Ngày đăng: 16/10/2024, 15:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w