1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kinh tế vĩ mô Ứng dụng Đề tài tình hình lạm phát tại việt nam

26 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình hình Lạm phát tại Việt Nam
Tác giả Phan Nguyên Phú
Người hướng dẫn Huỳnh Văn Thịnh, Giáo Viên
Trường học Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Vĩ Mô Ứng Dụng
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,73 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUTrong 1 thế giới có đầy tính cạnh tranh như hiện nay, các nước trên thế giới luônluôn khao khát có 1 nền kinh tế phồn vịnh, đáp ứng đủ các nhu cầu của conngười trên đất nước củ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HCM

KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ ỨNG DỤNG

ĐỀ TÀI : TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM

TP.HCM , ngày 18 tháng 12 năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC : KINH TẾ VĨ MÔ ỨNG DỤNG

GIÁO VIẾN : Huỳnh Văn Thịnh

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

1/ Lạm phát là gì? 5

1.1 Khái niệm về lạm phát 5

1.2 Một số quan điểm về lạm phát 5

1.2.1 Lý thuyết của K.Marx về lạm phát 5

1.2.2 Lý thuyết của Keynes về lạm phát 5

1.3 Phân loại lạm phát 6

1.3.1 Phân loại lạm phát dựa vào mức độ 6

1.3.2 Phân loại lạm phát dựa vào tính chất 8

1.4 Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát 10

2/ Tình hình lạm phát Việt Nam hiện nay 12

2.1 Tình hình lạm phát trên toàn cầu 12

2.1.1 Nguyên nhân gây ra lạm phát trên thế giới 13

2.1.2 Những hậu quả của tình hình lạm phát trên toà cầu 14

2.1.3 Biện pháp kiểm soát và giảm thiểu lạm phát 16

2.1.4 Kết luận 17

2.2 Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay 17

2.3 Nguyên nhân gây ra lạm phát Việt Nam hiện nay 18

3/ Đề xuất các giải pháp kiềm chế lạm phát 19

3.1 Những thuận lợi và khó khăn 20

3.1.1 Về mặt thuận lợi 20

3.1.2 Những khó khăn 21

3.2 Các giải pháp chính sách của chính phủ 21

PHẦN KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

1

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong 1 thế giới có đầy tính cạnh tranh như hiện nay, các nước trên thế giới luônluôn khao khát có 1 nền kinh tế phồn vịnh, đáp ứng đủ các nhu cầu của conngười trên đất nước của họ và để có thể tạo ra 1 đất nước hùng mạnh về kinh tếthì chắc chắc sẽ không thể nhắc đến GDP của đất nước đó Đứng vị trị thứ nhất

đó là Mỹ và tiếp đến là Trung Quốc, cả hai đều là các cường quốc có ảnh hưởngnhiều nhất về mặt kinh tế đối với các đất nước lân cận và vị trí có thể sẽ bị đảolộn, bởi vì lạm phát đang đè nặng lên Mỹ hiện nay vì cuộc xung đột giữa Nga vàUkraine, giữa Irael và Hamas Hay như sự suy yếu của nền kinh tế ở TrungQuốc mới đây cũng ảnh hưởng nhiều tới sự cung cầu hàng hóa trên thế giớitrong đó có Việt Nam

Một trong những nguyên nhân gây cuộc khủng hoảng kinh tế đó chính là lạmphát Hẳn trong các bài báo hoặc các kênh thời sự luôn đề cập tới từ ngữ này nên

nó cũng không còn xa lạ gì đối với nhiều người dân và khi chính phủ đề cập tớivấn đề này thì tức có nghĩa rằng nó đang ảnh hưởng tiêu cực đến đất nước, làvấn đề nhạy cảm đối với mỗi quóc gia Lạm phát vừa là chỉ số đánh giá hiệu quảhoạt động sản xuất, vừa là chỉ số dùng để đo mức độ suy thoái kinh tế, khủnghoảng đồng nội tệ của một quốc gia Điều này được thể hiện rõ qua những sốliệu thống kê đo đạt từ chính phủ Trong quá khứ, chúng ta có thể thấy nhiềuchính phủ của các quốc gia trên thế giới đã đưa ra những chính sách tiền tệkhông đúng đắn và họ đã phải trả giá cho sai lầm của họ khi đất nước rơi vàokhủng hoảng kinh tế do lạm phát, người dân chịu thiệt hại nặng nề, đất nướckém phát triển và trở nên nghèo nàn Đặc điểm chung của những sự kiện khủnghoảng ở các nước do lạm phát gây ra là cung tiền trong lưu thông gia tăng, trongthời gian dài sẽ kéo mức giá chung của các mặt hàng cơ bản lên cao với thunhập lao động không đổi hoặc giảm xuống, dẫn đến lạm phát

Hai quốc gia điển hình trong quá khứ có tỷ lệ cao ngất ngưỡng nhất lịch sử thểgiới là Hungary với tỷ lệ lạm phát lên đến 13.600 tỷ % vào giữa năm 1946 vàZimbabwe với 231 triệu % vào năm 2008 Vào thời kỳ bao cấp, Việt Nam cũng

đã từng hứng chịu lạm phát lên đến 700% khiến cho kinh tế đất nước bị thụt lùinhiều năm so với các nước khác trong khu vực Hiện nay, Việt Nam đã và đangkiểm soát tình hình lạm phát trong nước với tỷ lệ dưới hai chữ số Chứng tỏ

3

Trang 6

chính phủ Việt Nam đã kiểm soát rất tốt tình hình và thực hiện những chính sáchđúng đắn nhằm thắt chặt cung tiền trong lưu thông với một lượng vừa phải phùhợp với tình hình tăng trưởng của đất nước Trong bài luận này, chúng ta sẽ tìmhiểu kĩ hơn về lạm phát, các nguyên nhân gây ra lạm phát, tình hình lạm phátViệt Nam qua từng giai đoạn và sự phục hồi thông qua những chính sách kinh tếđúng đắn từ chính phủ và đề xuất những giải pháp thiết thực để khắc phục tìnhtrạng này trong tương lai.

Quay lại những năm gần đây nỗi lo lạm phát lại quay lại trên toàn cầu vào năm

2022 khi đó chỉ số CPI của Mỹ đạt đỉnh 9,1% Đạt mức CPI cao nhất trong 40năm qua Vào năm 2023 diễn biến CPI trở nên tích cực hơn khi mới đây CPItháng 11/2023 của thị trường Mỹ đạt 3.1% Doanh nghiệp đang gồng mìnhchống lại ảnh hưởng của giá nguyên liệu đầu vào sản xuất và dịch vụ tăng cao.Người tiêu dùng cũng phải đối mặt với áp lực tăng giá từ giá nhà, năng lượng,giao thông, tới thực phẩm thiết yếu Với nhiều người Việt Nam, nỗi sợ lạm phátcao vẫn rất hiện hữu Trong ba thập niên trở lại đây, Việt Nam chứng kiếnnhững đợt lạm phát phi mã, đẩy lãi suất tăng vọt, khiến người dân và doanhnghiệp lâm vào cảnh khó khăn Bởi vậy, nỗi lo bóng ma lạm phát quay lại vẫnluôn thường trực trong tiềm thức Tuy vậy, chúng ta cần nhìn nhận khách quancác lý do của lạm phát lần này để có đánh giá đúng về rủi ro lạm phát cao vớikinh tế Việt Nam

Để lý giải rõ hơn về lạm phát thì qua bài viết này có thể sẽ giúp chúng ta có thểhiểu hơn và tiếp cận với nó dễ dàng hơn, cùng bàn về tình hình lạm phát hiệnnay và các giải pháp của nhà nước Việt Nam đưa ra giải quyết vấn đề trên

4

Trang 7

1/ Lạm phát là gì?

1.1 Khái niệm về lạm phát

- Lạm phát là một khái niệm kinh tế quan trọng, mô tả sự tăng giá của hàng hóa

và dịch vụ trong nền kinh tế Lạm phát thường được đo bằng tỷ lệ thay đổi củachỉ số giá tiêu dùng (CPI), tức là tổng giá trị của một giỏ hàng hóa và dịch vụtiêu dùng phổ biến được tính toán trung bình trên thị trường Khi CPI tăng, tiền

tệ mất giá và mua sắm trở nên đắt đỏ hơn

- Điều này xảy ra khi lượng tiền được cung cấp tăng lên nhanh hơn so với nhucầu tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp, dẫn đến sự giảm giá trị của tiền tệ

và tăng giá cả Lạm phát có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, gâykhó khăn cho người tiêu dùng, làm giảm sức mua của họ, gây ảnh hưởng đếnđầu tư và làm tăng giá trị các khoản nợ

1.2 Một số quan điểm về lạm phát

1.2.1 Lý thuyết của K.Marx về lạm phát

Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập trong các kênh lưu thông tiền tệ, vượtqua nhu cầu của nền kinh tế làm cho tiền tệ bị mất giá và phân phối lại thu nhậpquốc dân Như vậy có thể hiểu rằng, lạm phát chỉ xuất hiện khi lượng tiền giấytrong lưu thông quá nhiều so với lượng hàng hóa lưu thông trên thịtrường.Trong thực tế, để điều hòa được việc lưu thông tiền tệ cần phải đảm bảocho khối lượng tiền thựctế trong lưu thông bằng khối lượng tiền cần thiết tronglưu thông

1.2.2 Lý thuyết của Keynes về lạm phát

Theo Keynes:”Việc tăng nhanh cung tiền tệ sẽ làm cho mức giá cả tăng kéo dàivới tỷ lệ cao, từ đó gây nên lạm phát” Theo quan điểm này, một nhân tố nàokhác ngoài tiền tệ khổng thể gây ra lạm phát ca được, hiện tượng về phía cungcũng không phải là một nguồn gốc của lạm phát Họcthuyết Keynes nhấn mạnhtới tổng cầu của nền kinh tế vì ông cho rằng sự sụt giảm của ổng cầu ànguyên

5

Trang 8

nhân dẫn tới khủng hoảng Vì vậy cần nâng tổng cầu để kịch thích kinh tế Cáccông cụ chủ yếu để điều tiết nhằm nâng tổng cầu là chính sách khuyến khích đầu

tư, công cụ tài chính vàcác chính sách như: chính sách tài khóa, chính sách tiềntệ

1.3 Phân loại lạm phát

1.3.1 Phân loại lạm phát dựa vào mức độ

- Lạm phát vừa phải: Lạm phát vừa phải hay còn gọi là lạm phát một con số,

có tỷ lệ lạm phát dưới 10%/1 năm Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến độngtương đối Trong thời kỳ này, nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống củalao động ổn định Sự ổn định đó được biểu hiện: giá cả tăng lên chậm, lãi suấttiền gửi không cao, không xảy ra với tình trạng mua bán và tích trữ hàng hoá với

số lượng lớn… Có thể nói lạm phát vừa phải tạo nên tâm lý an tâm cho ngườilao động chỉ trông chờ vào thu nhập Trong thời gian này, các hãng kinh doanh

có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro nên sẵn sàng đầu tư cho sản xuất, kinhdoanh Lạm phát vừa phải có thể giúp tăng trưởng kinh tế nên tỷ lệ lạm phát sẽdao động với một mức độ ổn định và tương đối nhỏ để kích thích sản xuất, ở cácnước phát triển là 2-5% / năm, còn với các nước đang phát triển dưới 10% /năm

- Lạm phát phi mã: Là lạm phát xảy ra khi giả cả bắt đầu tăng với tỷ lệ hai

hoặc ba con số như 20%, 100% hoặc 200%… một năm Khi lạm phát phi mã đãhình thành vững chắc, thì các hợp đồng kinh tế được ký kết theo các chỉ số giáhoặc theo hợp đồng ngoại tệ mạnh nào đó và do vậy đã gây phức tạp cho việctính toán hiệu quả của các nhà kinh doanh, lãi suất thực tế giảm tới mức âm, thịtrường tài chính tàn lụi, dân chúng thi nhau tích trữ hàng hoá vàng bạc bất độngsản…

6

Trang 9

- Siêu lạm phát: Là lạm phát xảy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát

phi mã, được các nhà kinh tế xem như là căn bệnh chết người và không hề cómột chút tác động gọi là tốt nào Người ta đã dẫn ra các cuộc siêu lạm phát 5 nổ

ra điển hình ở Đức năm 1920-1923, hoặc sau chiến tranh thế giới thứ hai ởTrung quốc và Hunggari…

Đồng thời, các cuộc khủng hoảng và cuộc cải cách đất đai đã dẫn đến sự giảmsản lượng nông nghiệp

Kết quả là, lượng tiền trong nền kinh tế tăng mạnh, tới mức đồng tiền Zimbabwemất giá vô cùng nhanh chóng Trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2008,tăng trưởng giá cả đã tăng gấp 11,2 triệu lần, từ 32,7% trong tháng 2 năm 2007lên tới 79,6 tỷ % trong tháng 11 năm 2008 Sự tăng giá này đã dẫn đến tìnhtrạng thiếu hụt hàng hóa, cạnh tranh khốc liệt cho các mặt hàng thiết yếu và tìnhtrạng thất nghiệp gia tăng

1.3.2 Phân loại lạm phát dựa vào tính chất

- Lạm phát dự kiến: Lạm phát dự kiến hay kỳ vọng về lạm phát là tỷ lệ lạm phátđược dự kiến sẽ xảy ra vào thời gian nhất định nào đó trong tương lai do yếu tốtâm lý, dự đoán của các cá nhân về tốc độ tăng giá tương lai, và lạm phát quákhứ Có các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến kỳ vọng về lạm phát Một yếu tốquan trọng là chu kỳ kinh doanh Trong thời kì suy thoái, năng lực sản xuất dưthừa giữ giá không tăng Một yếu tố quan trọng khác là lạm phát hiện tại và quákhứ; nếu giá cả đã hoặc đang tăng lên thì sau đó mọi người mong đợi giá tăngthậm chí cao hơn Theo phương án này, lạm phát kỳ vọng có thể có ít liên quanvới sự tăng trưởng tiền dự kiến

- Quan điểm tiêu chuẩn là lạm phát dự kiến sẽ quyết định lãi suất danh nghĩa.Lãi suất thực được đặt đặt ra bởi các lực lượng kinh tế cơ bản trong thực tế Lãisuất danh nghĩa bằng với lãi suất thực cộng với mức lạm phát dự kiến Bất kỳ sựgia tăng lãi suất nào cũng sẽ làm tăng chi phí tài trợ cho các khoản nợ, và thâmhụt ngân sách sẽ tăng cao hơn Giữ lạm phát dự kiến thấp là rất quan trọng để

7

Trang 10

ngăn chặn lãi suất cao hơn và thâm hụt ngân sách lớn hơn khi chính phủ đang bịthâm hụt

- Lạm phát không dự kiến: Lạm phát không dự kiến xảy ra do các cú sốc từ bênngoài và các tác nhân trong nền kinh tế không dự kiến được và thường không dựkiến Lạm phát không dự kiến là lạm phát vượt qua hoặc thấp hơn mức lạm phátđược dự đoán Lạm phát không dự kiến ảnh hưởng đến chu kỳ kinh tế Nó làmgiảm tính chính xác của thông tin về giá thị trường đối với các nhà kinh tế.Trong nhiều năm, lạm phát không dự kiến ảnh hưởng đến việc làm, đầu tư và lợinhuận

Lạm phát không dự kiến dẫn đến mức phí rủi ro cao và không chắc chắn kinh tế.Với sự không chắc chắn cao hơn, các nhà cho vay yêu cầu phí bảo đảm để bùđắp cho sự không chắc chắn đó Điều này dẫn đến chi phí vay cao hơn, do đólàm giảm hoạt động kinh tế vì nó làm giảm đầu tư

- Thiểu phát (giảm lạm phát được dùng để miêu tả tỉ lệ lạm phát giảm dần Nóđược sử dụng để mô tả các trường hợp khi tỉ lệ lạm phát giảm nhẹ trong mộtthời gian ngắn được đặc trưng bằng tốc độ tăng chậm lại của tỷ lệ lạm phát.Thiểu phát khác với giảm phát, vì giảm phát là hiện tượng có hại cho nền kinh

tế Nguyên nhân gây ra thiểu phát có thể là do ngân hàng trung ương xiết chặtchính sách tiền tệ và chính phủ bán bớt một số chứng khoán, điều này có thể làmgiảm lượng cung tiền trong nền kinh tế, xuất hiện thiểu phát Hay sự sụt giảmtrong chu kì kinh doanh hoặc suy thoái cũng có thể gâyra thiểu phát Khi lạmphát, các doanh nghiệp có thể chọn không tăng giá để giành thị phần lớnhơn,dẫn đến thiểu phát

Thiểu phát khác với giảm phát, vì giảm phát là hiện tượng có hại cho nền kinh

tế Nguyên nhân gây ra thiểu phát có thể là do ngân hàng trung ương xiết chặtchính sách tiền tệ và chính phủ bán bớt một số chứng khoán, điều này có thể làmgiảm lượng cung tiền trong nền kinh tế, xuất hiện thiểu phát Hay sự sụt giảmtrong chu kì kinh doanh hoặc suy thoái cũng có thể gây ra thiểu phát Khi lạm

8

Trang 11

phát, các doanh nghiệp có thể chọn không tăng giá để giành thị phần lớn hơn,dẫn đến thiểu phát.

- Giảm phát là sự giảm giá chung đối với hàng hóa và dịch vụ Giảm phát xảy rakhi tỷ lệ lạm phát giảm dưới 0% và thường xảy ra một cách tự nhiên dựa trêncung tiền tệ của một nền kinh tế cố định Nguyên nhân gây ra giảm phát thường

có rất nhiều, nhưng 2 yếu tố chính gây ra các cuộc giảm phát là sự sụt giảmtrong tổng cầu và tăng năng suất

1.4 Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát

- Lạm phát do cầu kéo: Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh

mẽ tại mức sản lượng đã đạt hoặc vượt quá sản lượng tiềm năng Trong thực tế,khi xảy ra lạm phát cầu kéo người ta thường nhận thấy lượng tiền trong lưuthông và khối lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá khả năng cung ứng củahàng hóa Bản chất của lạm phát do cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua 1lượng cung hạn chế về hàng hoá có thể sản xuất được, trong điều kiện thị trườnglao động đã đạt trạng thái cân bằng

- Lạm phát do cầu thay đổi: Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặthàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên Nếu thịtrường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc (chỉ có thểtăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá.Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá Kết quả là mức giáchung tăng lên, dẫn đến lạm phát

- Lạm phát do chi phí đẩy: Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi có các cơn sốc vềgiá cả của thị trường đầu vào, đặc biệt là các vật tư cơ bản (các vật tư thườngdùng trong các ngành sản xuất như xăng, dầu, điện ) Giá cả của các vật tư làm

tư liệu sản xuất hàng hóa đột ngột tăng thường là kết quả của các vấn đề: Tàinguyên thiên nhiên, thiên tai, kinh tế, chính trị, chiến tranh … Khi giá cả của thịtrường đầu vào tăng → Lợi nhuận giảm → Thu hẹp quy mô sản xuất → Tổngcung giảm → giá tăng và sản lượng giảm → thất nghiệp tăng lên Đây là loại

9

Trang 12

lạm phát nghiêm trọng bởi tình trạng vừa đình đốn, vừa lạm phát - gọi là "đìnhlạm" Khắc phục tình trạng này bằng cách chính phủ nên quản lý giá cả đối vớiđầu vào cơ bản.

- Lạm phát do cơ cấu: Với các ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăngdần tiền công “danh nghĩa” cho người lao động Còn có những nhóm ngành kinhdoanh không hiệu quả nhưng doanh nghiệp vẫn buộc phải tăng tiền công chongười lao động Tuy nhiên, vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệuquả nên khi phải tăng tiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộcphải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạmphát

- Lạm phát do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu nước nhập khẩutăng cao hơn tổng cung hiện có trong nước (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiềuhơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàngcung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) Từ đó làm mất cânbằng cung – cầu trong nước khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu trongnước dẫn đến mức giá chung của hàng hóa tăng và phát sinh lạm phát

- Lạm phát do nhập khẩu: Đối với các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu (xăng, dầu,khí đốt, linh kiện điện tử…) khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhậpkhẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước

sẽ phải tăng lên Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạmphát

- Lạm phát do cung tiền tệ: Theo quan điểm của các nhà kinh tế học theo trườngphái lý thuyết tiền tệ, khi cung tiền tệ tăng liên tục và kéo dài sẽ làm cho mứcgiá chung tăng lên trong dài hạn, hệ quả để lại của việc này sẽ kéo lạm phát tănglên Thực tế, ngân hàng trung ương in nhiều tiền và một lượng tiền lớn sẽ đượcbơm vào lưu thông nhằm thực hiện các chính sách kích cầu của chính phủ để ổnđịnh, đảm bảo không bị dư thừa hàng hóa từ phía cung ứng Hay trong một sốtrường hợp, ngân hàng trung ương in thêm tiền vào lưu thông nhằm tạo cơ hội

10

Trang 13

việc làm cho người lao động Khi đó các doanh nghiệp sẽ có chi phí để mở rộngquy mô, sản xuất thêm nhiều hàng hóa, từ đó người lao động lại có thêm việclàm để ổn định đời sống Xét trong dài hạn lúc này sẽ có hai kịch bản xảy ra.Kịch bản thứ nhất là lượng hàng hóa cung ứng sẽ tăng lên nhưng tiền lươngkhông tăng, dẫn đến thừa hàng hóa trong lưu thông Lúc này chính phủ sẽ thựchiện các chính sách kích cầu như lại in thêm tiền để được bơm vào lưu thông vớimột lượng lớn sẽ dẫn đến mức giá chung tăng lên, gây ra lạm phát Về kịch bảnthứ hai, khi lượng tiền trong lưu thông tăng lên, cầu tiêu dùng sẽ tăng lên và nếunhư tốc độ lượng cầu tăng vượt quá mức lượng cung có sẵn trong thực tế trongdài hạn (khoảng 2-3 năm) sẽ đẩy mức giá chung tăng lên gây ra lạm phát Vàviệc lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phátcầu kéo.

- Lạm phát do tỷ giá hối đoái: Lạm phát do tỷ giá hối đoái là khi tỷ giá tăng thìgiá trị của đồng bản tệ bị giảm xuống (do các yếu tố về chính trị, kinh tế trên thếgiới) Khi đó, những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa muốn đẩy mức giá hànghóa của họ tăng lên tương ứng theo tỷ giá hối đoái Khi tỷ giá tăng, những chiphí về nguyên liệu hàng hóa nhập khẩu tăng lên vì thế sẽ đẩy cho giá cả củahàng hóa tăng lên cao dẫn đến lạm phát

Những tác động của lạm phát có thể làm suy yếu nền kinh tế bằng cách giảmgiá trị của tiền tệ, tăng chi phí cho người tiêu dùng và giảm sức mua Do đó, cácchính phủ và các cơ quan quản lý kinh tế thường xuyên theo dõi chỉ số CPI và

có các biện pháp để kiểm soát lạm phát, như tăng lãi suất, hạn chế cung tiền vàcải cách kinh tế Một nền kinh tế ổn định và ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát sẽ giúptăng trưởng kinh tế và cải thiện cuộc sống của người dân

11

Ngày đăng: 14/10/2024, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w