1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÂN TÍCH CẦU CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG VỀ MẶT HÀNG TRÀ SỮA

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích cầu của sinh viên Học viện Ngân hàng về mặt hàng trà sữa
Tác giả Trần Minh Trang, Vũ Phương Anh, Nguyễn Duy Phúc, Mã Khánh Linh, Nguyễn Thị Lan Anh, Bùi An Khánh, Lê Danh Chính, Nguyễn Thị Hiền, Lý Thu Trang, Roãn Thị Xuân Mai
Người hướng dẫn Ths. Phạm Thu Hằng
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Kinh tế vi mô
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các sản phẩm trong hoạt động mua, bán hay trao đổi là giống nhau hoàn toàn, số lượng người mua và người bán tới ngưỡng không có bên nào có khả năng

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

Trang 2

STT Họ tên thành viên Mã sinh viên Vai trò Nhiệm vụ

PHẦN PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỦA NHÓM

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 2

1.1 Lí thuyết về thị trường 2

1.2 Cầu hàng hóa 2

CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG TRÀ SỮA 3

2.1 Nguồn gốc 3

2.2 Phân tích thị trường trà sữa giai đoạn những năm gần đây 4

2.2.1 Tại thị trường Việt Nam 4

2.2.2 Tại Học viện Ngân hàng 5

2.3 Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cầu trà sữa 6

CHƯƠNG 3 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP VÀ CHIẾN LƯỢC PHÙ HỢP CHO DOANH NGHIỆP 17

4.1 Giải pháp 17

4.1.1 Cơ hội của Thị trường trà sữa hiện nay 17

4.1.2 Khó khăn và thách thức 17

4.2 Chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp 19

TỔNG KẾT 20

Tài liệu tham khảo 22

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thập niên trở lại đây, trà sữa được coi là một sản phẩm mà những người trong thế

hệ GenZ đang có tần suất sử dụng nhiều nhất Trà sữa đã du nhập vào Việt Nam từ những năm

2002, tuy nhiên sự bùng nổ của nó đối với lớp trẻ chỉ xảy ra vào 10 năm trở lại đây, cụ thể là

từ khoảng năm 2013 ghi nhận sự tăng trưởng của việc sử dụng trà sữa Có thể nhận định rằng trà sữa sẽ là xu hướng mới của ngành giải khát tại Việt Nam hiện tại và trong nhiều năm tới Với đặc điểm nhanh gọn lẹ và đặc biệt là hợp khẩu vị đối với giới trẻ ngày nay, trà sữa đã khẳng định được vị trí và giá trị của mình trên thị trường giải khát và tạo ra sự gắn liền vào đời sống của thế hệ trẻ Ngày nay, ta có thể thấy các cửa hàng bán trà sữa đang được mở lên ngày càng nhiều, từ những hãng lớn và nổi tiếng như DingTea, Gongcha, đến các thương hiệu mới, nhỏ tập trung ở lề đường Cũng chính vì sự bành trướng không ngừng này nên mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực trà sữa cũng ngày càng tăng, khốc liệt khi mà song song với việc nhiều hàng quán trà sữa được mở tràn lan thì cũng có rất nhiều quán trà sữa bị dừng hoạt động Qua đó, ta

có thể thấy thị trường trà sữa là một thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi người bán phải có hướng đi mới mẻ để có thể tồn tại Chính vì thế, mục đích mà nhóm chúng em chọn chủ đề trà sữa là khảo sát và nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua trà sữa đối với các bạn trẻ tại địa bàn Hà Nội nói chung và tại Học viện Ngân hàng nói riêng Dựa trên bài khảo sát lần này, nhóm chúng em sẽ có thể đưa ra các giải pháp phù hợp để giúp cho các thương hiệu trà sữa trên địa bàn Hà Nội đưa ra các chiến lược Marketing nhằm giúp cho các cửa hàng, thương hiệu trà sữa hay các nhà bán lẻ có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, phân phối sản phẩm, xác định giá cả, nhằm tối ưu được khả năng thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng.Cuộc nghiên cứu được nhóm chúng em tiến hành tại Học viện Ngân hàng đối với 100 sinh viên từ các khoa thuộc K23-K26 và của các ngành bao gồm: Tài chính, Ngân hàng, Hệ thống thông tin quản lí, Kế toán – Kiểm toán, Luật kinh tế, Ngôn ngữ Anh, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh Quốc tế, Logistics.Cuộc nghiên cứu được tiến hành từ 29/4/2024-5/5/2024 và được tiến hành với 2 bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Phần đầu nghiên cứu sơ bộ sẽ được nghiên cứu dựa trênkhảo sát trắc nghiệm thông qua google docs.Bài nghiên cứu sẽ bao gồm

4 phần đó là:Cơ sở lí thuyết; thị trường trà sữa; báo cáo nghiên cứu; giải pháp và chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp

Trang 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Thứ hai, thị trường độc quyền hay độc quyền thuần túy: là thị trường mà trong đó chỉ

có một người bán và sản phẩm được cung ứng là duy nhất, không có sản phẩm thay thế gần

Thứ ba, thị trường cạnh tranh độc quyền: là thị trường có nhiều sản xuất, trong đó sản phẩm do các hãng sản xuất có sự khác biệt và có thể thay thế cho nhau ở mức độ cao

Thứ tư, thị trường độc quyền nhóm: là thị trường có một vài người bạn, trong đó sản phẩm do các hãng sản xuất có thể đồng nhất hoặc khác biệt Vì số lượng doanh nghiệp tương đối ít nên mỗi doanh nghiệp độc quyền nhóm có quy mô tương đối lớn so với quy mô chung của thị trường, điều này dẫn đến khả năng kiểm soát giá của các doanh nghiệp này là tương đối cao

Để nghiên cứu quan hệ cung-cầu, người ta thường sẽ đặt vào trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo vì đây là loại hình thị trường đơn giản nhất và dễ phân tích nhất Qua đó, có thể rút được ra các ý nghĩa và bài học đến từ cuộc nghiên cứu để áp dụng vào các thị trường phức tạp hơn Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các sản phẩm trong hoạt động mua, bán hay trao đổi là giống nhau hoàn toàn, số lượng người mua và người bán tới ngưỡng không có bên nào

có khả năng chi phối, tác động đến giá cả hàng hóa trên thị trường Ở đây, người bán không thể tác động vào giá cả vì sản phẩm của những người bán là như nhau, dẫn đến, người mua có thể chọn những lựa chọn thay thế nếu thấy một mức giá rẻ hơn Hơn nữa, việc người bán sản phẩm mình với mức giá thấp hơn thị trường là không cần thiết vì mức sản lượng họ cung ứng cho thị trường là không đáng kể Tương tự với người bán, người mua cũng không thể tác động vào giá

cả hàng hóa vì số lượng họ mua chỉ dừng lại ở mức nhỏ Qua đây, ta có thể nhìn nhận tại thị trường cạnh tranh hoàn hảo, người mua và người bán là những người chấp nhận giá Tại mức giá thị trường, người mua có thể mua bất kì sản lượng nào họ muốn và người bán có thể bán bất cứ sản lượng nào họ muốn

1.2 Cầu hàng hóa

Cầu được hiểu là số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, với giả định các yếu tố khác không đổi

Trang 6

Lượng cầu là số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua và có khả năng mua ở mức giá cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định, giả định các yếu tố khác không đổi

Luật cầu: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá một hàng hóa tăng lên, lượng cầu về hàng hóa đó sẽ giảm xuống và ngược lại

Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa:

Giá hàng hóa liên quan: Hàng hóa liên quan là những hàng hóa có quan hệ với nhau trong việc thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người Một sự thay đổi trong giá của hàng hóa liên quan có thể làm tăng hoặc giảm cầu đối với hàng hóa nghiên cứu, tùy thuộc vào việc hàng hóa

đó là thay thế hay bổ sung

Thu nhập: là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua hàng của người tiêu dùng Thu nhập tăng khiến người tiêu dùng cảm thấy giàu có hơn, dẫn đến cầu của một số hàng hóa sẽ tăng (hàng hóa thông thường) và càu của một số hàng hóa sẽ giảm (hàng hóa thứ cấp)

Thị hiếu: là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hóa hay dịch vụ Thị hiếu được hình thành bởi phong tục, tập quán, thói quen tiêu dùng, đô tuổi, giới tính hay môi trường văn hóa- xã hội Khi thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi, cầu đối với một số loại hàng hóa hay dịch vụ cũng thay đổi theo

Các kì vọng của người tiêu dùng: Cầu đối với hàng hóa hay dịch vụ chịu ảnh hưởng đáng kể bởi kì vọng của người tiêu dùng Những kì vọng về biến động trong tương lai của những yếu tố tác động đến cầu có thể làm tăng hoặc giảm cầu của người tiêu dùng trong hiện tại

Số lượng người tiêu dùng trên thị trường: Số lượng người tiêu dùng trên thị trường và cầu có quan hệ thuận chiều với nhau Số lượng tiêu dùng càng nhiều thì cầu về hàng hóa càng tăng

CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG TRÀ SỮA

2.1 Nguồn gốc

Vào những năm 1980, ông Liu Han-Chieh, chủ nhà hàng Chun Shui ở Đài Loan, đã sáng tạo ra trà sữa bằng cách kết hợp trà đen với sữa, đường và lớp bọt sữa độc đáo

Đồ uống mới lạ này nhanh chóng trở nên phổ biến ở Đài Loan và lan rộng ra toàn Châu

Á, sau đó là toàn thế giới

Sự thành công của trà sữa đến từ hương vị hài hòa giữa trà, sữa và độ ngọt linh hoạt, thu hút đông đảo giới trẻ và trở thành một phần của văn hóa đô thị

Trang 7

Thị trường trà sữa ngày càng phát triển với nhiều thương hiệu, mô hình kinh doanh đa dạng, tạo nên một ngành công nghiệp đồ uống sôi động và sáng tạo

2.2 Phân tích thị trường trà sữa giai đoạn những năm gần đây

2.2.1 Tại thị trường Việt Nam

Theo thống kế, thị trường trà sữa ở Việt Nam có quy mô đứng thứ ba Đông Nam Á Tại đây, trà sữa hiện đang trở thành thức uống được ưa chuộng nhất trên thị trường Việt Nam Trà sữa là thức uống được yêu thích thứ hai tại Việt Nam, nó là món đồ uống giải khát khoái khẩu được rất nhiều bạn trẻ và đặc biệt là trong độ tuổi 18-39 Doanh thu hàng năm của thị trường trà sữa Việt Nam khoảng 8,4 tỷ VND chiếm 10 % doanh thu ngành trà sữa của cả khu vực và đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á

Thị trường trà sữa bắt đầu nổi lên vào cuối những năm 2000, các sản phẩm ban đầu thường chỉ giới hạn trong một số loại trà sữa cơ bản, kết hợp giữa trà, kem sữa và các topping đơn giản Đồng thời tại giai đoạn này, thị trường trà sữa đã có các bước phát triển mạnh mẽ với

sự xuất hiện của nhiều cửa hàng trà sữa lớn nhỏ khác nhau Các thương hiệu trà sữa từ nước ngoài cũng dần du nhập vào Việt Nam cung cấp nhiều lựa chọn hơn về menu từ các loại trà đen, trà trái cây đến các loại topping đa dạng khiến cho sự phát triển ngày càng mạnh mẽ Đây cũng có thể coi là giai đoạn mà thị trường trà sữa của ta đã có sự phát triển đột phá

Trà sữa đã dần trở thành thức uống hàng ngày đối với một số người, nhất là với các bạn trẻ Chính vì vậy, các cửa hàng cung cấp thức uống này cũng một nhân rộng dưới nhiều hình thức kinh doanh khác nhau

Thương hiệu trà sữa Mixue gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2018 với hình thức nhượng quyền thương hiệu nhưng có thể thấy sau hơn 5 năm hoạt động tại thị trường Việt, thương hiệu này có tốc độ phát triển chóng mặt với hơn 1000 cửa hàng song từ các thành phố lớn và cả các huyện, thị trấn

Tocotocco - một thương hiệu trà sữa tham gia vào thị trường đồ uống F&B tại Việt Nam

từ năm 2013 cũng có những phát triển đánh kể về số lượng cửa hàng cũng như sự đa dạng về sản phẩm Với hơn 700 cửa hàng từ khắp các tỉnh thành, mỗi ngày cung cấp hàng triệu sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng

Chính vì sự cạnh tranh giữa các thương hiệu vô cùng cao nên để quảng bá và đưa sản phẩm của mình tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, các hãng trà sữa này đã ồ ạt thực hiện một loạt các chính sách marketing, các chương trình giảm giám, xả một loạt các voucher, liên kết các đối tác ví điện tử phổ biến như Momo, ZaloPay, VNPAY để giúp có thêm nhiều người tiêu dùng tiếp cận hơn

Trang 8

Qua đó, ta cũng có thể nhận ra rằng sự cạnh tranh khốc liệt như thế nào tại thị trường

đồ uống này, các tiệm trà sữa cũng đã tự chuyển mình qua nhiều hình thức kinh doanh linh hoạt

để cạnh tranh như bán hàng cả trên các trang thương mại điện tử kinh doanh theo mô hình kinh doanh đồ uồng và không gian check-in để tiếp cận khách hàng hơn

2.2.2 Tại Học viện Ngân hàng

Tại Học viện các bạn sinh viên cũng dành niềm yêu thích đối với thức uống này Trà sữa không chỉ là một loại thức uống phổ biến mà còn là một nơi gặp gỡ, trò chuyện và thư giãn cho sinh viên sau các giờ học căng thẳng

Với thời đại 4.0 hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ cùng với đó

là các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook, Instagram,… việc tiếp cận cũng trở nên dễ dàng hơn Dựa theo bài khảo sát mà nhóm em đang tìm hiểu thì mức giá của một cốc trà sữa

mà họ sẵn sàng chi trả từ 10,000- 30,000 VND thậm chí là hơn 50,000 VND

Như ta đã biết, một cốc trà sữa sẽ có giá thành dao động khoảng 35.000 VND Tuy nhiên cũng tùy vào từng sản phẩm khác nhau và ứng với đó là giá cả cũng có thể cao hơn, lên đến 60.000-70.000 VND/ sản phẩm Với mức thu nhập chủ yếu của sinh viên từ 1-3 triệu VND/ tháng thì đây cũng được coi là mức thu nhập nằm ở ngưỡng trung bình – khá đối với các sinh viên Dựa theo khảo sát thì trà sữa cũng chưa phải là một thức uống quá được ưa chuộng tại Học viện Đại đa số đều chọn tần suất sử dụng 1-2 lần/tháng hoặc thậm chí là rất ít (Hình 1.1) Việc trà sữa không được ưa chuộng tại Học viện cũng đã được thể hiện rõ hơn khi theo như khảo sát vào thời điểm nếu như thu nhập của bản thân sinh viên tăng và họ được lựa chọn có mua thêm mặt hàng trà sữa không thì hơn 40% đã chọn không và có gần 23% đã chọn có thể

sẽ mua nhưng với điều kiện (có vị mới, còn tùy thời điểm, chưa chắc,…) (Hình 1.2) Từ đó ta cũng có thể nhận ra rằng sinh viên Học viện lựa chọn không uống nhiều trà sữa không hoàn toàn là do thu nhập tác động đến mà yếu tố có thể tác động đến nhu cầu sử dụng trà sữa của sinh viên là về thị yếu và kì vọng của người dùng đối với mặt hàng này

Trang 9

Hình 1.1 Tần suất sử dụng trà sữa của sinh viên trong một tháng (Đơn vị: %)

Hình 1.2 Lựa chọn mua thêm trà sữa khi thu nhập tăng (Đơn vị: %)

2.3 Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cầu trà sữa

Các nhân tố có thể ảnh hưởng đến cầu:

Giá cả: Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định

mua hàng của người tiêu dùng Khác hàng tiềm năng tập trung chủ yếu ở độ tuổi học sinh và sinh viên, giá cả trở thành một yếu tố quan trọng hơn bao giờ hết, Đối với nhóm đối tượng này, ngân sách tiêu dùng thường hạn chế và họ thường ưu tiên các sản phẩm có giá cả phải chăng

và phù hợp với túi tiền của mình để họ có thể tiêu dùng một cách thoải mái và không gây áp lực tài chính Học sinh và sinh viên thường có xu hướng linh hoạt trong việc chi tiêu và sẵn lòng điều chỉnh hành vi tiêu dùng của mình tùy thuộc vào giá cả Nếu giá trà sữa tăng cao, họ

45,5

13,1 29,3

12,1

1-2 cốc 0 cốc 3-5 cốc Trên 5 cốc

41,4 36,4

22,2

Không Có Có ( có vị mới, chưa chắc, tùy thời điểm,…)

Trang 10

có thể giảm số lượng hoặc tần suất tiêu dùng trà sữa hoặc chuyển sang các hàng hóa thay thế khác để tiết kiệm chi phí

Theo khảo sát của sinh viên Học viện Ngân hàng về giá một cốc trà sữa các bạn sinh viên sẵn sàng chi trả như sau:

Hình 1.3 Giá một cốc trà sữa bạn sẵn sàng chi trả (Đơn vị: %)

Sinh viên thường có xu hướng linh hoạt trong việc chi tiêu và sẵn lòng điều chỉnh hành

vi tiêu dùng của mình tùy thuộc vào giá cả Nếu giá trà sữa tăng cao, họ có thể giảm số lượng hoặc tần suất tiêu dùng hoặc chuyển sang các hàng hóa thay thế khác để tiết kiệm chi phí có thể ảnh hưởng đến cầu trà sữa

Hàng hóa thay thế: Khi giá trà sữa tăng, cầu trà sữa thường sẽ giảm do sự tăng giá làm

cho nó trở nên không còn phải chăng đối với một số khách hàng Trong khi đó, người mua sẽ

có xu hướng tìm kiếm các hàng hóa thay thế có giá cả phù hợp hơn Họ sẽ cân nhắc giữa giá của trà sữa và các sản phẩm thay thế khác để lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thu nhập của mình

Khi giá trà sữa tăng và người tiêu dùng có sự lựa chọn nước uống thay thế, thống kê cho thấy sự thay đổi của sinh viên qua các lựa chọn khác nhau như sau:

6,1

48,5 37,4

8,1

<10.000 VND 10.000-30.000 VND 30.000-50.000 VND > 50.000 VND

Trang 11

Hình 1.4 Sản phẩm thay thế mặt hàng trà sữa khi giá trà sữa tăng (Đơn vị: %)

Thu nhập: Thu nhập có thể ảnh hưởng đến việc một người có thể chi tiêu cho trà sữa

Người có thu nhập cao hơn có thể dễ dàng chi tiêu cho trà sữa hơn Trong khi, người có thu nhập hơn có thể phải cân nhắc chi phí Chẳng hạn, một người có thu nhập cao có thể thường xuyên đến các cửa hàng trà sữa sang trọng và chi tiêu mỗi ngày cho một ly trà sữa đắt tiền

Dựa vào khảo sát của nhóm, có thể thấy thu nhập của sinh viên Học viện Ngân hàng nằm trong khoảng:

Hình 1.5 Thu nhập hàng tháng của sinh viên Học viện Ngân hàng (Đơn vị: %)

59,6 23,2

9,1 1,2

Trà hoa quả

Cà phê Nước ngọt Sản phẩm khác ( nước lọc, nước điện giải, không mua nữa,…)

Trang 12

Đối với nhóm có thu nhập dưới 1.000.0000 VND và từ 1.000.000-3.000.000 VND thì nguồn thu nhập ấy vừa đủ cho việc chi trả cho sinh hoạt phí cũng vì vậy mà việc chi tiêu quá nhiều tiền cho trà sữa là không thể, có thể chỉ định mua trà sữa một lần trong khi có dịp đặc

biệt, hoặc thậm chí có thể tự làm trà sữa tại nhà để tiết kiệm chi phí

Bên cạnh đó, nhóm sinh viên có thu nhập thuộc nhóm 3.000.000-5.000.000 VND thì

có thu nhập cao hơn, có xu hướng chi tiêu nhiều hơn vì vậy có thể việc chi tiên cho trà sữa sẽ cao hơn nhóm sinh viên có thu nhập ít

Thị hiếu:

Thị hiếu của người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến cầu trà sữa Ví dụ, nếu một cộng đồng đang thịnh hành văn hóa trà sữa, thì cầu trà sữa có thể tăng lên do nhu cầu của người tiêu dùng Ngược lại, nếu xu hướng tiêu dùng thay đổi và người dùng chuyển sang lựa chọn sức khỏe hơn, cầu trà sữa có thể giảm đi Điều này thể hiện rõ văn hóa tiêu dùng và sở thích cá nhân đang diễn ra trong cộng đồng

Chẳng hạn, nếu một khu vực đang trở nên quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh và ít đường, cầu trà sữa có thể giảm đi vì nhu cầu của người tiêu dùng chuyển sang các loại đồ uống

ít đường và ít calorie hơn Ngược lại, trong một khu vực nơi trà sữa được xem là một phần cả văn hóa địa phương, cầu trà sữa có thể tăng lên do sự ưa chuộng và thị hiếu của người tiêu dùng

Thị hiếu của người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến cầu trà sữa Sở thích và quan điểm

cá nhân của mỗi người đều ảnh hưởng đến việc họ chọn lựa loại trà sữa nào Theo khảo sát các sinh viên của Học viện thì có rất nhiều lí do để lựa chọn uống trà sữa như: chất lượng, giá cả, thương hiệu,…

Hình 1.6 Các lí do sinh viên chọn uống trà sữa (Đơn vị: %)

Kì vọng: Kì vọng của người tiêu dùng đối với mặt hàng trà sữa cũng mang tính rất

quan trọng Việc mặt hàng đấy có những hình thức như giảm giá, freeship, đạt được đúng

Dễ mua; 12,1

Đa dạng hương vị; 13,1

Giá cả hợp lí;

15,2

Sở thích ; 47,5

Lí do khác (không uống trà sữa, ); 12,1

Ngày đăng: 13/10/2024, 06:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w