1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Skkn một số biện pháp tổ chức hoạt Động âm nhạc cho trẻ 4 – 5 tuổi Đạt hiệu quả

16 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi đạt hiệu quả
Trường học Trường mầm non Kim Tân
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 711,67 KB

Nội dung

Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của sự phát triển nhân cách phát triển toàn d

Trang 1

0/26

MỤC LỤC

TRANG

MỤC LỤCC

1 Mở đầuu

1.1 Lý do chọn đề tài

1.2 Mục đích nghiên cứu

1.3 Đối tượng nghiên cứu

1.4 Phương pháp nghiên cứu

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận

2.2 Thực trạng của vấn đề

2.3 Các biện pháp tổ chức hoạt độngâm nhạc cho trẻ 4 -5 tuổi

đạt hiệu quả

2.3.1 Biện pháp 1: Tạo môi trường âm nhạc trong và ngoài

lớp học phong phú, sáng tạo

2.3.2 Biện pháp 2: Lựa chọn nội dung, đề tài phù hợp chủ đề

2.3.2 Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức

2.3.4 Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc ở mọi

thời điểm phù hợp

2.3.5 Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động biểu diễn văn nghệ

cuối mỗi chủ đề tại phòng âm nhạc

2.3.6 Biện pháp 6: Tham gia hoạt động âm nhạc ở hội thi,

ngày hội

2.4 Hiệu quả của sáng kiến

3 Kết luận, kiến nghị

3.1 Kết luận

3.2 Kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Trang 2

1/26

1 Mở đầu 1.1 Lý do chọn đề tài:

Như chúng ta đã biết, ở mọi thời đại, giáo dục luôn chiếm một vị trí rất quan trọng Cùng với một số ngành khác giáo dục góp phần nâng cao nhận thức và đời sống xã hội của con người Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn giáo dục lại được tổ chức theo những cách thức khác nhau Do đặc điểm lứa tuổi, việc giáo dục trẻ mầm

non được triển khai trên quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, với phương châm “Học

mà học, chơi mà chơi” Và giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non có vị trí vô cùng

quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non (1)

Bởi âm nhạc là nhu cầu của cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ(1) Hát múa, đó là hoạt động chủ yếu trong chương trình giáo dục

âm nhạc ở lứa tuổi mầm non Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe

cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của sự phát triển nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, đó là sự phát triển

về thẩm mĩ, tình cảm- xã hội, nhận thức và thể chất, trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau (2)

Âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ.Trong quá trình phát triển, trẻ hình thành các ý tưởng, tìm hiểu môi trường và luôn tò mò muốn khám phá thế giới xung quanh Dưới sự kích thích thường xuyên của âm nhạc có thể đánh thức những phản xạ rất sớm với các âm thanh và kích

Trang 3

2/26

thích trẻ biết lắng nghe, phát triển khả năng ghi nhớ, khả năng phân tích, sáng tạo của trẻ Giai điệu của âm nhạc, sôi động còn có thể cải thiện chức năng của đại não, khiến tư duy của trẻ linh hoạt, trí tưởng tượng phong phú (1)

Đối với trẻ 4 - 5 tuổi, giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc Bản thân tôi là một giáo viên mầm non, tôi đã nắm rõ đặc điểm tâm lý của trẻ chính vì vậy trong công việc giảng dạy tôi nhận thấy âm nhạc

là một hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ khi trẻ ở trường, âm nhạc là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động đó Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có Chính vì điều đó tôi đã luôn cố gắng tìm tòi

và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình Trên thực tế khi trẻ ca hát tôi thường nhận thấy trẻ hát không chính xác về giai điệu hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp nội dung Mặt khác kỹ thuật hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, vì âm vực tiết tấu

vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát Ngoài ra cơ quan phát âm của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông và đặc biệt sự phối hợp giữa tai nghe và giọng chưa thật chủ động Do đó trẻ hát chưa có tính nghệ thuật Vậy làm thế nào để trẻ hát đúng lời, hát chính xác một tác phẩm âm nhạc và

luôn tự tin biểu diễn những tác phẩm âm nhạc đó tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi đạt hiệu quả” làm vấn đề

nghiên cứu

1.2 Mục đích nghiên cứu:

- Dựa trên thực tế của lớp và dựa trên cơ sở lý luận của các khoa học liên ngành Đề tài nhằm xây dựng một số biện pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ

4 -5 tuổi đạt hiệu quả

Trang 4

3/26

- Đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức và nâng cao chất lượng của hoạt động âm nhạc giúp trẻ phát triển các năng lực trí tuệ, hình thành thái độ tích cực Trẻ được nghe hát, vận động theo nhạc, nghe và nhận ra các loại nhạc khác nhau (thiếu nhi, dân ca, ) thể hiện sự sáng tạo với những bài hát động tác thật uyển chuyển và tự nhiên Trẻ hát đúng giai điệu lời ca và thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát, vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát bản nhạc, sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu… Từ đó tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày cho trẻ

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

- Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi ( Lớp nhỡ C) Trường mầm non Kim Tân

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp dùng lời

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp thống kê toán học

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận:

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực vô cùng quan trọng, là nhân tố phát triển đất nước, vì vậy con người phải tiếp cận, chiếm lĩnh được nền khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin Đất nước Việt Nam đang ngày một phát triển đòi hỏi con người phải có một kiến thức nhất định nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình

Trang 5

4/26

cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào trường tiểu học (3) Trường mầm non chính là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển sau này của trẻ em Vì vậy các nhà giáo dục trẻ em cần phải đem hết khả năng trí tuệ của mình để truyền thụ cho trẻ những kiến thức

sơ đẳng, những tình cảm yêu thương để ngay từ buổi ban đầu trẻ được tiếp xúc với cái hay, cái đẹp của xã hội, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay

Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ (3)

Đối với trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi, đây là thời kì ở trẻ đang xuất hiện tính tự chủ, thích hoạt động, thích nghe nhạc, nghe hát, thích bắt chước cử chỉ của người khác Đặc biệt tâm lý của trẻ có liên quan đến sự tiếp nhận âm nhạc, trẻ có thể nhận

ra cái đẹp và biết cảm thụ cái đẹp, thích học múa hát và học rất nhanh bằng cách bắt chước Quá trình trẻ được tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự

ca hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc… sẽ hình thành ở trẻ một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực, trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau (1) Nhiệm vụ của cô giáo mầm non là làm sao để trẻ yêu âm nhạc, cảm nhận âm nhạc một cách tốt nhất thông qua các hình thức hoạt động âm nhạc phong phú Dưới tác động của giáo dục âm nhạc tạo điều kiện cho sự hình thành thị hiếu âm nhạc của trẻ, giúp trẻ biết lựa chọn tác phẩm, biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản Vậy làm thế nào để trẻ hát hay, hát chính xác một tác phẩm âm nhạc Chính vì vậy mà việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 -5 tuổi sao cho đạt hiệu quả là một yêu cầu rất quan trong trong công tác giáo dục trẻ- một hoạt động giúp cho trẻ phát triển toàn diện nhân cách

2.2 Thực trạng:

Trang 6

5/26

* Thuận lợi:

Trường Mầm non Kim Tân được thành lập từ ngày 01 tháng 9 năm 1991, trường được đặt tại khu phố 3, Thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị khang trang, đầy đủ các phòng học chức năng Có phòng hoạt động âm nhạc riêng

là nơi tổ chức các hoạt động nghệ thuật, ngày hội của trẻ Đồ dùng dụng cụ âm nhạc đầy đủ phong phú Trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn Nhà trường đã đạt

chuẩn quốc gia năm ………

Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ, có trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc, 100% giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn là 85%

Trẻ mạnh dạn tự tin, hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động, đặc biệt

là hoạt động âm nhạc

Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con và có nhận thức tốt về việc hoạt động âm nhạc Đây là môi trường thuận lợi để bản thân có cơ hội trau dồi kiến thức và học hỏi đồng nghiệp trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ

Bản thân có trình độ chuyên môn đại học sư phạm mầm non hệ chính quy,

có năng khiếu âm nhạc

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó vẫn còn có những khó khăn

đó là:

* Khó khăn:

Trong năm học ………tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp

mẫu giáo nhỡ C (4 - 5 tuổi), với tổng số trẻ là 35 cháu trong đó có 15 trẻ nam và

20 trẻ nữ Tuy có cùng độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ không đồng đều: Có những cháu rất mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào hoạt động nhưng cũng có những trẻ nhút nhát, ít hoạt động, chưa mạnh dạn để thể hiện năng khiếu của mình

Dụng cụ âm nhạc chưa phong phú, đa dạng về các chủng loại

Trang 7

6/26

Trong quá trình tổ chức hoạt động tôi nhận thấy chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ thể hiện, chưa phát huy tính tích cực của trẻ để trẻ thể hiện năng khiếu của mình

Một số phụ huynh chưa thực sự coi trọng việc học của con, cho con đi học không chuyên cần, không đúng giờ… Đây là những nguyên nhân dẫn đến hoạt động âm nhạc đang còn rời rạc, kết quả giáo dục chưa cao

* Kết quả khảo sát: (Lần 1 - tháng ………)

Tổng số

trẻ khảo

sát

Nội dung khảo sát

Kết quả

35

Đạt Tỷ lệ

(%)

Chưa đạt

Tỷ lệ (%)

Trẻ hứng thú hoạt động âm nhạc 15 42,8 20 57,2 Trẻ hát thuộc và rõ lời bài hát 12 34,2 23 65,8 Trẻ hát đúng giai điệu bài hát 12 34,2 23 65,8 Trẻ thể hiện cảm súc và kỹ năng vận

động phù hợp với nhịp điệu bài hát

15 42,8 20 57,2

Trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia hoạt động âm nhạc

15 42,8 20 57,2

Qua khảo sát đầu năm học chất lượng môn giáo dục âm nhạc trẻ chưa đạt yêu cầu so với chỉ tiêu của lớp đề ra Đa số trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động ca hát Trẻ hát chưa đúng giai điệu, hát không rõ lời hoặc hát sai lời Một số trẻ chưa thật sự mạnh dạn còn e dè với các bạn trong lớp

Trước tình hình thực trạng trên với vai trò, trách nhiệm là giáo viên phụ

trách lớp tôi đã suy nghĩ để tìm ra các biện pháp tổ chức hoạt động âm nhạc nhằm

nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi

Trang 8

7/26

2.3 Các biện pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 -5 tuổi đạt hiệu quả

2.3.1 Biện pháp 1: Tạo môi trường âm nhạc trong và ngoài lớp học phong phú, sáng tạo

Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục toàn diện, phát triển nhân cách trẻ và được trẻ mẫu giáo rất yêu thích Đây là loại hình được xem là phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục một cách có hiệu quả ở trường Mầm non Quá trình tổ chức hoạt động âm nhạc đạt hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó môi trường giáo dục chiếm một vị trí quan trọng, tạo điều kiện cho trẻ được khám phá, trải nghiệm, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động Để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm tối đa trong hoạt động âm nhạc ngay từ đầu năm học tôi đã tập trung xây dựng môi trường giáo dục thật phong phú, đa dạng để trẻ được thỏa sức sáng tạo, trải nghiệm trong môi trường trong lớp học và môi trường ngoài lớp học,

cụ thể như sau:

*Môi trường âm nhạc trong lớp học:

Ở lứa tuổi này (4 -5) tuổi, nhận thức của trẻ đang phát triển mạnh mẽ nên trẻ luôn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh mình bằng nhiều hình thức khác nhau Để tiến hành hoạt động âm nhạc cần tạo ra một môi trường âm nhạc là rất cần thiết Vì vậy tôi luôn cố gắng tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn trang trí xung quanh lớp để gây hứng thú cho trẻ hoạt động

Ví dụ: Tận dụng những đoạn tre già để làm phách tre, bìa cứng trang trí giấy đề

can để tạo thành các loại đàn khác nhau Vỏ lon bia, nước ngọt để làm trống, sắc

xô, vỏ hộp sữa làm trống cơm…

Tôi xây dựng góc hoạt động âm nhạc với cách trang trí đẹp, nhiều đồ chơi đảm bảo an toàn, đa dạng về chủng loại, chất liệu Các đồ chơi được sắp xếp gọn gàng, dễ lấy, dễ cất, có thể sử dụng vào các hoạt động khác

Trang 9

8/26

(Hình 1: Đồ dùng đồ chơi góc âm nhạc)

Ở góc âm nhạc tôi bố trí sắp xếp, tạo khung cảnh hấp dẫn như: xếp dán hình ảnh trẻ hát múa, nốt nhạc, sân khấu… Để trẻ tự hát hay tự vận động theo nhạc, biểu diễn một mình hay một nhóm trẻ một cách thích thú và sáng tạo Đồng thời góc âm nhạc sẽ làm phát triển một số kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện cảm xúc, kỹ năng thẩm mỹ, kỹ năng nhận thức, đồng thời giúp trẻ bước đầu làm quen với nền văn hóa dân tộc thông qua các nhạc cụ như: Đàn T’rưng, đàn tranh Ngoài ra góc âm nhạc góp phần làm cho chế độ sinh hoạt trong ngày linh hoạt, mềm dẻo, trẻ bớt căng thẳng vì trẻ có thể chơi, nghe nhạc và thể hiện những

ý thích của mình

*Môi trường âm nhạc ngoài lớp học

Ngoài việc tạo môi trường ở trong lớp thì tôi đã tận dụng không gian ở ngoài sân trường để tạo nên các khu vực cho trẻ hoạt động âm nhạc Tôi đã thiết kế một góc âm nhạc ngoài trời để vào những ngày đẹp trời, trẻ có thể ra sân rộng, thoáng mát, trẻ vui chơi, biểu diễn văn nghệ

Trang 10

9/26

(Hình 3: Sân khấu âm nhạc ngoài trời)

Bên cạnh lớp tôi đã tận dụng khoảng không gian phù hợp để tạo thành một gian hàng với rất nhiều những sản phẩm là những dụng cụ âm nhạc do cô và trẻ tự

làm từ những nguyên vật liệu khác nhau như: Quạt múa được làm từ vải von và

tre, các loại đàn được làm từ bìa cát tông và xốp màu, trống được làm từ vỏ những hộp bánh ở gian hàng này trẻ đựơc tự mình trải nghiệm khám phá về các loại nhạc

cụ từ đó trẻ lĩnh hội kiến thức về các loại nhạc cụ sâu sắc hơn hiểu hơn

Ngày đăng: 12/10/2024, 18:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w