1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi môn Âm nhạc, một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết học hát cho học sinh lớp 6, 7, 8 tại trường thcs

7 13 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết học hát cho học sinh lớp 6, 7, 8 tại trường THCS Chu Văn An
Tác giả Thầy giáo, Trường THCS Chu Văn An
Trường học Trường THCS Chu Văn An
Chuyên ngành Âm Nhạc
Thể loại Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi
Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 581,5 KB

Nội dung

Để giúp học sinh hát tốt các bài hát, đồng thời gợi cho các em nhiều điều thú vị, hiểu được nội dung, giá trị chân thực, cái hay cái đẹp của mỗi bài hát người giáo viên cần có những ph

Trang 1

Tên biện pháp: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết học hát cho học sinh lớp 6, 7, 8 tại trường THCS Chu Văn An”

1 Lí do chọn biện pháp:

Hiện nay, bộ môn Nghệ thuật Âm nhạc ở trường trung học cơ sở (THCS) trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, được xây dựng đa dạng và phong phú với 6 mạch nội dung gồm: Hát, Nghe nhạc, Đọc nhạc, Nhạc cụ, Lí thuyết âm nhạc, Thường thức âm nhạc Trong đó, học hát được coi là nội dung trọng tâm Theo thiết kế chương trình, các bài hát ngày càng được chú trọng đến tính phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, tăng tính hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu ca hát của học sinh trong trường THCS trong thời đại 4.0 Để giúp học sinh hát tốt các bài hát, đồng thời gợi cho các em nhiều điều thú vị, hiểu được nội dung, giá trị chân thực, cái hay cái đẹp của mỗi bài hát người giáo viên cần

có những phương pháp linh động trong giảng dạy cho phù hợp với đặc thù của

bộ môn

Ca hát là một hoạt động có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi con người nói chung và trẻ em nói riêng Hình tượng, nội dung bài hát tác động rất nhiều đến cảm xúc, giúp cho việc phát triển trí tuệ, thẩm mỹ, trí tưởng tượng của các em Thông qua những bài hát, các em có thể cảm nhận được hình tượng, những khái niệm sâu sắc về cuộc sống, về thiên nhiên con người

và tất cả các mối quan hệ xã hội Mặt khác, dạy hát ở trường THCS còn hướng tới mục đích là phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu nổi trội, các em chính là nhân tố quan trọng của phong trào văn hoá văn nghệ trong nhà trường Mặc dù thiết kế chương trình dạy hát lớp 6,7,8 đã được xây dựng đa dạng, phong phú, nhưng trong thời gian giảng dạy vừa qua, tôi nhận thấy đa số các tiết dạy học hát được giáo viên thực hiện với sự tập trung chủ yếu là cho các em học thuộc giai điệu, lời ca của bài hát, bằng cách giáo viên đàn, hát mẫu nhiều lần, học sinh chú ý lắng nghe sau đó thực hiện theo Như vậy, để một tiết học hát đạt hiệu quả cao, người giáo viên cần có những biện pháp giảng dạy sao cho phù hợp với đặc thù của bộ môn âm nhạc, đồng thời giúp các em học sinh cảm nhận và thể hiện được nội dung, tình cảm bằng những cảm xúc trước giai điệu đẹp, cùng tiết tấu phong phú, lời ca trong sáng, hồn nhiên với tất cả niềm say mê hứng khởi và yêu thích của mình Vì vậy, tôi xin

trình bày biện pháp: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết học hát cho học sinh lớp 6, 7, 8 tại trường THCS Chu Văn An”.

Trang 2

2 Cách thức thực hiện biện pháp:

2.1 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp:

a Thuận lợi:

- Nhà trường và BGH quan tâm thường xuyên

- Trường có phòng học chức năng bộ môn Âm nhạc thuận lợi cho việc dạy học

- Giáo viên luôn trau dồi học hỏi chuyên môn, tích cực tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp mới để vận dụng trong quá trình giảng dạy

- Học sinh ngoan, đa số các em yêu thích học môn Âm nhạc

b Khó khăn:

- Thiết bị dạy học âm nhạc còn thiếu để phục vụ cho việc dạy: nhạc cụ

- Hiện nay, công nghệ thông tin và mạng internet được phổ biển rộng rãi nên các em bị chi phối về việc thích nghe, thích hát nhạc người lớn, dẫn đến một bộ phận học sinh ít hứng thú học các bài hát ở chương trình SGK môn

âm nhạc

2.2 Biện pháp thực hiện:

Qua thực tiễn dạy học môn Nghệ thuật Âm nhạc theo chương trình đổi mới GDPT 2018 ở trường THCS Chu Văn An, đối với nội dung học hát lớp 6,7,8, tôi nhận thấy còn một số vấn đề cần được quan tâm Khi hát mẫu, giáo viên không nên dừng lại ở mức hát đúng cao độ, trường độ, mà cần chú trọng hơn nữa đến việc thể hiện nổi bật được tính chất âm nhạc, sắc thái tình cảm của bài hát Đôi khi, giáo viên chưa phân phối hài hòa các hình thức tổ chức học tập nên thời gian để ôn luyện bài hát bằng những hình thức trình bày bài hát kết hợp minh hoạ phù hợp với nội dung lời ca chưa tốt Để nâng cao hiệu quả tiết học hát, tôi xin đưa ra một vài biện pháp như sau:

a Biện pháp 1: Rèn cách phát âm, nhả chữ, hát rõ lời

Nhả chữ là sự cấu tạo chính xác về phương diện phát âm của từ, khi hát tập thể cũng như hát cá nhân rất cần quan tâm đến vấn đề này Bài hát là sự kết

Trang 3

hợp chặt chẽ giữa giai điệu và lời ca, nếu không phát âm chính xác sẽ rất khó mang lại cảm thụ nghệ thuật đầy đủ cho người nghe Trong ca hát, trạng thái thoải mái của thanh đới có ảnh hưởng quan trọng đến tiếng hát Tất cả sự can thiệp dù là nhỏ nhất vào chức năng của thanh đới dễ gây cho nó sự mệt mỏi và đôi khi nó có thể gây bệnh Khi hát tập thể , nếu có sự cường điệu trong phát

âm (như hát thật to, hát như hét) sẽ gây ra hiện tượng lạc giọng Hát rõ lời góp phần truyền cảm và thông tin chính xác nội dung lời ca của bài hát Những nguyên tắc phát âm lời ca trong ca khúc Việt Nam liên quan chặt chẽ đến sự vận động của 6 thanh điệu (thanh không dấu, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) trong ngữ âm tiếng Việt Giáo viên phải tập cho học sinh phát âm đúng thanh điệu, ngữ điệu từng vùng miền (đối với bài hát dân ca), hát rõ lời nhưng vẫn phải giữ được sự mềm mại, độ vang của âm thanh trong khi hát Trong quá trình học hát, học sinh được rèn luyện các kỹ năng về cách phát âm, nhả chữ, hát rõ lời, sự tích lũy các kỹ năng sẽ tăng dần theo thời gian để tiến tới hình thành thói quen Khi đó, việc học hát đối với các em sẽ hoàn toàn hứng thú và dễ dàng

b Biện pháp 2: Tổ chức linh hoạt các hình thức học tập

Tổ chức linh hoạt các hình thức học tập là một yếu tố quyết định đến hiệu quả của việc dạy và học, sẽ làm cho các tiết học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn, tạo điều kiện cho học sinh được tham gia các hoạt động biểu diễn, sáng tạo nghệ thuật trong các tiết học, đáp ứng mong muốn được tham gia vào các hoạt động tập thể của học sinh Chỉ khi được trực tiếp tham gia ca hát tập thể một cách thường xuyên thì khả năng cảm thụ âm nhạc của các em mới ngày càng sâu sắc, thể hiện bài hát tốt, các em sẽ tự tin về bản thân mình hơn Sau đây là một số hình thức tổ chức học tập trong tiết học hát:

+ Hình thức cá nhân

Hình thức 1: Giáo viên gọi theo tinh thần xung phong Trước khi gọi học

sinh, giáo viên cần đưa ra những tiêu chí rõ ràng về cách thể hiện bài hát nhằm giúp cho học sinh có cơ sở để phát huy sự sáng tạo, năng động và tự tin của

mình Một số tiêu chí giáo viên đưa ra là: Hát chính xác cao độ, trường độ Hát

có cảm xúc Thể hiện được cảm xúc khi biểu diễn bằng những động tác minh họa

Hình thức 2: Giáo viên chỉ định Ở hình thức này, giáo viên yêu cầu cả

lớp vỗ tay theo nhịp bài hát khi học sinh được chỉ định hát Ngoài việc thực

Trang 4

hiện tốt những yêu cầu chung đối với tất cả học sinh, thì giáo viên cần nắm vững khả năng của từng học sinh, để có thể đưa ra những yêu cầu riêng nhưng phù hợp với năng lực cá nhân học sinh Sau khi học sinh trình bày xong, giáo viên nhận xét, đánh giá Đối với những học sinh hạn chế về khả năng ca hát, có tính nhút nhát, rụt rè, thì giáo viên cần động viên, khích lệ và đôi lúc có thể khen hơn khả năng thực tế của các em Như vậy, sẽ giúp các em không bị mặc cảm và tự tin hơn, từ đó có thể phát triển hơn khả năng ca hát của mình

Hình 1 Học sinh lớp 6 thể hiện hình thức cá nhân

+ Hình thức tập thể: Với hình thức này, học sinh được hòa mình vào các hoạt động chung của nhóm, tổ và lớp, cùng cộng hưởng với nhau để hoàn thành tốt yêu cầu mà giáo viên đặt ra Hình thức này còn giúp học sinh rèn luyện tai nghe và trí nhớ âm nhạc, tạo điều kiện cho tất cả các em đều được tham gia vào các hoạt động trong tiết học và giúp nâng cao khả năng cảm thụ

âm nhạc

Hình thức 1: Hát, vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu Giáo viên chia lớp ra

làm 2 nhóm: Một nhóm hát lời ca, một nhóm vỗ tay theo nhịp hoặc gõ đệm thanh phách theo tiết tấu bài hát Hình thức này GV tổ chức vào tiết học hát đầu tiên

Hình thức 2: Học sinh tự chọn nhóm để lên biểu diễn Giáo viên để học

sinh tự phân công những thành viên trong nhóm luyện tập hát theo các nội dung yêu cầu: đặt tên nhóm, chuẩn bị lời giới thiệu bài hát, tập các động tác minh họa Sau khi mỗi nhóm biểu diễn xong, giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm trước lớp và đánh giá Hình thức này sẽ thúc đẩy tinh thần thi đua, tạo điều kiện cho các em thể hiện sự sáng tạo của mình, hình thành ý thức tập thể

và từ hoạt động biểu diễn, tự sáng tạo của mình, các em sẽ cảm thụ bài hát một cách sâu sắc hơn Hình thức này được tổ chức vào các tiết ôn tập bài hát và tiết

Trang 5

vận dụng sáng tạo.

Hình 2 Học sinh lớp 8 biểu diễn theo nhóm Hình 3 Học sinh lớp 6 hát kết hợp gõ đệm

c Biện pháp 3: Hát kết hợp với vận động cơ thể, phụ họa cho bài hát.

Sự vận động của cơ thể là nhún nhảy hoặc múa phụ họa tùy theo tính chất của từng bài hát để tìm ra những động tác minh hoạ cho phù hợp Hát kết hợp với vận động cơ thể sẽ làm cho học sinh thích thú, vui vẻ, tạo cho các em cảm giác thoải mái khi cảm thụ âm nhạc Vận động cơ thể không chỉ đơn thuần là các động tác minh họa cho tất cả lời ca, mà còn chú trọng thể hiện tính chất, nhịp điệu của âm nhạc, ý nghĩa và nội dung khái quát của bài hát Vì vậy, giáo viên cần phải biết vận dụng linh hoạt các động tác phụ họa hoặc vận động cơ thể vào bài hát một cách sinh động và sáng tạo Để có thể biên soạn động tác vận động cơ thể theo nhạc cho một bài hát, giáo viên cần tìm hiểu kỹ về thể loại, tính chất của bài hát: bài hát sinh hoạt (rộn ràng, sôi nổi); bài hát trữ tình (êm dịu, nhẹ nhàng); hành khúc (khỏe khoắn, dứt khoát) Giáo viên hướng dẫn động tác trong phần luyện tập cho học sinh nắm và yêu cầu học sinh vận dụng

ôn luyện ngoài giờ học

Hình 4, 5 Học sinh lớp 6,7 hát kết hợp với biểu diễn, vận động cơ thể.

Trang 6

3 Kết quả thực hiện biện pháp:

Áp dụng những biện pháp dạy học như trên từ năm học 2022- 2023 tại trường THCS Chu Văn An, tôi thấy hiệu quả chất lượng tiết dạy học hát được nâng lên rõ rệt Trước đây, khi chưa áp dụng các biện pháp trên, học sinh trình bày bài hát một cách thụ động theo kiểu học thuộc giai điệu lời ca bài hát, hát kết hợp vận động hoặc vỗ tay theo nhạc thì hiện nay, đa số các em đã biết trình bày hoàn chỉnh một bài hát (hát kết hợp vận động cơ thể, biểu diễn), biết cảm nhận về nội dung, sắc thái bài hát Với sự hướng dẫn tận tình và sự gần gũi của giáo viên, kết hợp giữa nhạc cụ, máy trợ giảng và việc làm mẫu chính xác của giáo viên, đã động viên cổ vũ các em rất nhiều Các em đã mạnh dạn xung phong lên trình bày bài hát trước lớp, đem lại cho các em sự tự tin, hứng thú say mê trong học tập, tình cảm cô trò luôn gần gũi gắn bó Kết quả kiểm tra đánh giá phân môn Âm nhạc năm học 2022- 2023 và kiểm tra giữa học kỳ 1 năm học 2023- 2024 vừa qua đối với học sinh lớp 6,7,8 được xếp loại đạt 100% Các tiết mục văn nghệ của học sinh trong các dịp lễ kỉ niệm, sinh hoạt ngoại khóa của nhà trường đa dạng về hình thức hơn, các em mạnh dạn tự tin

để thể hiện các tiết mục hát đơn ca, song ca, tốp ca

4 Kết luận

Môn nghệ thuật âm nhạc, đặc biệt là phân môn học hát, ngoài việc giảm bớt

sự căng thẳng trong quá trình học tập, còn giúp cho các em có thêm kiến thức sống, biết hoà đồng với bạn bè vâng lời thầy cô, cha mẹ Từ đó giáo dục tính thẩm mĩ cho các em, giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp, có tình yêu quê hương đất nước, tình yêu con người, hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc

sống Hy vọng rằng các biện pháp tôi đưa ra sẽ góp một phần nào đó trong

việc nâng cao hiệu quả tiết dạy học hát cho học sinh lớp 6,7,8 tại trường THCS Chu Văn An tốt hơn Tôi rất mong được sự góp ý trao đổi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp cũng như của những người yêu thích môn âm nhạc, để tìm ra được những biện pháp tối ưu nhất, nhằm giúp học sinh có hứng thú và ham mê học môn âm nhạc

Bình Lâm, ngày 22 tháng 11 năm 2023

Duyệt của lãnh đạo nhà trường Người viết

Trang 7

Ngô Thị Thúy Hoa

Ngày đăng: 10/10/2024, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w