1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội

110 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Tác giả Nguyễn Bá Biên
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Tài Thu
Trường học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý đất đai
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 3,55 MB

Nội dung

Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội

Trang 1

Ở HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

HÀ NỘI – 2022

Trang 2

Ở HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103.01

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Thị Tài Thu

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn Chủ tịch hội đồng chấm luận văn

thạc sĩ khoa học

TS Đỗ Thị Tài Thu PGS.TS Trần Văn Tuấn

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

i

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Đánh giá hệ thống sử dụng đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội” là công trình do chính tác giả tìm hiểu, nghiên

Trang 4

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Quý Thầy,

cô Khoa Địa Lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu, giúp tôi tiếp cận tư duy khoa học, nghiên cứu, phục vụ công việc

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới giảng viên hướng dẫn là

TS Đỗ Thị Tài Thu đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình

hoàn thành luận văn

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn tới sự hỗ trợ của đề tài QG.21.18 đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn

Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành tốt nghiên cứu của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Bá Biên

Trang 5

iii

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH V DANH MỤC BẢNG VI DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VIII

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 4

1.1.1 Các nghiên cứu về hệ thống sử dụng đất và đánh giá hệ thống sử dụng đất 4

1.1.2 Các nghiên cứu về chất lượng đất đai và bộ chỉ thị chất lượng đất đai 10

1.1.3 Các nghiên cứu về nông nghiệp tuần hoàn 14

1.2 Cơ sở khoa học đánh giá hệ thống sử dụng đất nông nghiệp theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững 18

1.2.1 Các khái niệm cơ bản 18

1.2.2 Khung lý thuyết cho đánh giá hệ thống sử dụng đất nông nghiệp theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững 19

1.3 Các phương pháp nghiên cứu 21

1.3.1 Quan điểm tiếp cận 21

1.3.2 Các phương pháp nghiên cứu 22

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 25

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Quốc Oai 25

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 25

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 26

2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Quốc Oai 27

2.3 Đặc điểm các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp huyện Quốc Oai 29

2.3.1 Đơn vị đất đai 29

2.3.2 Loại sử dụng đất 38

2.3.3 Hệ thống sử dụng đất nông nghiệp 41

2.3.4 Một số mô hình nông nghiệp tuần hoàn ở huyện Quốc Oai 46

Trang 6

iv

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO TIẾP CẬN BỘ CHỈ THỊ CHẤT LƯỢNG ĐẤT ĐAI CHO PHÁT TRIỂN NÔNG

NGHIỆP TUẦN HOÀN BỀN VỮNG Ở HUYỆN QUỐC OAI 50

3.1 Tổng hợp và xác định bộ chỉ thị chất lượng đất đai cho mục đích đánh giá 50

3.1.1 Các căn cứ để tổng hợp và xác định bộ chỉ thị chất lượng đất đai 50

3.1.2 Xác định danh sách bộ chỉ thị chất lượng đất đai 51

3.2 Đánh giá hệ thống sử dụng đất nông nghiệp huyện Quốc Oai cho phát triển một số mô hình nông nghiệp tuần hoàn 53

3.2.1 Phân tích các Áp lực - Hiện trạng - Đáp ứng của các hệ thống sử dụng đất cho phát triển nông nghiệp tuần hoàn ở huyện 53

3.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế sinh thái của hệ thống sử dụng đất 62

3.3 Đề xuất một số định hướng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững ở huyện Quốc Oai đến 2030 70

3.3.1 Một số đề xuất định hướng không gian sử dụng đất nông nghiệp nhằm phát triển các mô hình nông nghiệp tuần hoàn ở huyện 70

3.3.2 Các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp tuần hoàn ở huyện 74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

Trang 7

v

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 1 Cấu trúc HTSDĐ theo Dent D và Young A (1981) 4

Hình 1 2 Mô hình khái niệm hệ thống sử dụng đất đai và các bộ phận cấu thành 18

Hình 1 3 Khung lý thuyết thực hiện nghiên cứu 20

Hình 2 1 Sơ đồ vị trí huyện Quốc Oai (Nguồn: Internet) 25

Hình 2 2 Bản đồ đơn vị đất đai huyện Quốc Oai 35

Hình 2 3 Chú giải Bản đồ đơn vị đất đai 36

Hình 2 4 Bản đồ hệ thống sử dụng đất nôn g nghiệp huyện Quốc Oai 42

Hình 2 5 Chú giải bản đồ hệ thống sử dụng đất nông nghiệp của huyện Quốc Oai 43

Hình 2 6 Bản đồ phân vùng Hệ thống sử dụng đất nông nghiệp huyện Quốc Oai 46

Hình 3 1 Tháp dữ liệu thông tin 50

Hình 3 2 Ảnh thực địa phỏng vấn mô hình Lúa cá của bà Nguyễn Thị Lan 66

Hình 3 3 Một số hình ảnh khảo sát thực địa tại HTX Nông nghiệp Quảng Yên – Xã Yên Sơn 68

Hình 3 4 Hình ảnh phỏng vấn ông Nguyễn Văn Dũng - chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Quảng Yên 69

Hình 3 5 Mô hình Trang trại tổng hợp của anh Trần Văn Tuấn tại xã Đại Thành 71

Trang 8

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 1 Những đặc tính đất đai có liên quan và mô tả cho chất lượng đất đai 11

Bảng 1 2 Thang đo Likert 5 cấp độ 23

Bảng 1 3 Mức độ đánh giá các chỉ tiêu theo thang đo Likert 24

Bảng 2 1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Quốc Oai 27

Bảng 2 2 Các loại đá mẹ/mẫu chất hình thành đất ở huyện Quốc Oai 30

Bảng 2 3 Cơ cấu diện tích theo hình thái địa hình ở huyện Quốc Oai 30

Bảng 2 4 Cơ cấu diện tích các loại đất theo độ dốc ở huyện Quốc Oai 31

Bảng 2 5 Cơ cấu diện tích các loại đất ở huyện Quốc Oai 32

Bảng 2 6 Cơ cấu diện tích các loại đất theo tầng dày đất ở huyện 32

Bảng 2 7 Cơ cấu diện tích các loại đất theo thành phần cơ giới ở huyện 33

Bảng 2 8 Phân cấp chế độ tưới huyện Quốc Oai 34

Bảng 2 9 Phân cấp chế độ tiêu huyện Quốc Oai 35

Bảng 2 10 Các đơn vị đất đai huyện Quốc Oai 37

Bảng 2 11 LHSDĐ nông nghiệp chủ yếu của huyện Quốc Oai năm 2020 40

Bảng 3 1 Tiêu chí lựa chọn các chỉ thị 51

Bảng 3 2 Danh sách bộ chỉ thị chất lượng đất đai áp dụng đối với huyện 52

Bảng 3 3 Áp lực từ các yếu tố tự nhiên đến HTSDĐ nông nghiệp 53

Bảng 3 4 Áp lực đến HTSDĐ nông nghiệp từ các yếu tố kinh tế - xã hội 55

Bảng 3 5 Áp lực tới các HTSDĐ nông nghiệp từ những chính sách của nhà nước 56

Bảng 3 6 Mức độ thay đổi trong chất lượng và môi trường đất 56

Bảng 3 7 Mức độ thay đổi sử dụng đất của các HTSDĐ trên các tiểu vùng 57

Bảng 3 8 Mức độ thay đổi các đặc trưng về kinh tế - văn hóa – xã hội 58

Bảng 3 9 Mức độ hiệu quả của các giải pháp truyền thống trong canh tác ở huyện 59

Bảng 3 10 Mức độ hiệu quả của các giải pháp về sử dụng đất ở huyện 59

Bảng 3 11 Mức độ hiệu quả của các giải pháp về chính sách SDĐ ở huyện 60

Bảng 3 12 Mức độ hiệu quả của các giải pháp kỹ thuật đối với các HTSDĐNN 61

Bảng 3 13 Phân cấp chỉ tiêu đánh giá các loại hệ thống sử dụng đất nông nghiệp 62

Bảng 3 14 Ma trận chuẩn hóa và trọng số các chỉ tiêu thành phần của lúa – cá 64

Bảng 3 15 Ma trận chuẩn hóa và trọng số các chỉ tiêu thành phần của rau màu 64

Bảng 3 16 Ma trận chuẩn hóa và trọng số các chỉ tiêu thành phần của cây ăn quả 65

Bảng 3 17 Kết quả đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của HTSDĐ lúa - cá 65

Bảng 3 18 Kết quả đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của HTSDĐ rau màu 67

Bảng 3 19 Kết quả mức độ thích nghi sinh thái của HTSDĐ cây ăn quả lâu năm 70

Trang 9

vii

Bảng 3 20 Hiệu quả kinh tế hệ thống sử dụng đất lúa - cá 72

Bảng 3 21 Hiệu quả kinh tế hệ thống sử dụng đất rau hữu cơ (3-4 vụ) 72

Bảng 3 22 Bảng phân tích chi phí – lợi ích của một HTSDĐ cây ăn quả (cây nhãn) 66

Bảng 3 23 Bảng phân tích hiệu quả kinh tế của một số mô hình 73

Bảng 3 24 Việc sử dụng công lao động của các hệ thống sử dụng đất 67

Bảng 3 25 Tình hình sử dụng thuốc BVTV của các hệ thống sử dụng đất 69

Bảng 3 26 Tổng hợp chung kết quả đánh giá của các HTSDĐ 69

Bảng 3 27 Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất của huyện đến 2030 72

Trang 10

viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐVĐĐ: Đơn vị đất đai

FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations

GIS: Geographic Information Systems (Hệ thống thông tin địa lý)

Trang 11

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng,… là nguồn vốn, nguồn nội lực trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay Nhưng đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên này vào việc phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả nước một cách khoa học là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn

Đối với đất nông nghiệp, trong những năm gần đây ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đang hình thành thuật ngữ “nông nghiệp tuần hoàn” và là

xu thế của các nước trên thế giới nhằm hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững Nông nghiệp tuần hoàn là quá trình sản xuất theo chu trình khép kín mà hầu hết các chất thải, phế phụ phẩm được quay trở lại làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác thông qua việc áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ lý hóa,… và tiến bộ khoa học kỹ thuật để trở thành các sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm lãng phí, nhất là giảm các chất thải gây ô nhiễm môi trường Đây là một điểm khác biệt lớn với nền kinh tế truyền thống mà người ta chỉ quan tâm đến việc khai thác tài nguyên nhằm tối đa hóa sản lượng, vứt bỏ sau tiêu thụ, tạo ra một lượng phế thải lớn gây ô nhiễm môi trường

Huyện Quốc Oai là một huyện ven đô của thành phố Hà Nội có tổng diện tích

tự nhiên 15122,1 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp khá lớn với 9732 ha [37] Với sự đa dạng về địa hình có cả vùng đồi núi thấp và đồng bằng, trên địa bàn huyện khá đa dạng về hệ thống sử dụng đất (HTSDĐ) nông nghiệp bao gồm (HTSDĐ) trồng lúa, (HTSDĐ) rau – màu, (HTSDĐ) cây ăn quả lâu năm, (HTSDĐ) nuôi trồng thủy sản, (HTSDĐ) trang trại tổng hợp Ngoài ra, theo định hướng quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, tại huyện Quốc Oai sẽ hình thành và phát triển thị trấn sinh thái Quốc Oai và các xã nông thôn nằm trong hành lang xanh dọc theo hành lang sông Đáy và sông Tích Huyện Quốc Oai sẽ phát triển cân bằng giữa đô thị và nông thôn, kết hợp với bảo vệ các giá trị văn hóa, cảnh quan tự nhiên và vùng nông nghiệp năng suất cao Nông nghiệp ở huyện được định hướng phát triển làng sinh thái và nông nghiệp công nghệ cao (nguồn: Báo cáo quy hoạch chung TP Hà Nội đến 2030) Trên cơ sở định

Trang 12

2

hướng này, việc nghiên cứu phát triển các mô hình nông nghiệp tuần hoàn bền vững

là rất cần thiết, vừa đáp ứng các hiệu quả về kinh tế - sinh thái đồng thời giảm thiểu các yếu tố tiêu cực và cải thiện môi trường

Xuất phát từ những vấn đề trên, học viên chọn đề tài luận văn ”Đánh giá hệ thống sử dụng đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ đặc điểm và đánh giá hệ thống sử dụng đất nông nghiệp huyện Quốc Oai, TP Hà Nội theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng đất đai cho phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Từ đó, đề xuất định hướng và giải pháp phát phát triển một số mô hình nông nghiệp tuần hoàn góp phần sử dụng đất nông nghiệp bền vững của huyện trong giai đoạn từ nay đến năm 2030

3 Nội dung nghiên cứu

+ Nghiên cứu tổng quan cơ sở khoa học về hệ thống sử dụng đất nông nghiệp; bộ chỉ thị chất lượng đất đai; nông nghiệp tuần hoàn; đánh giá hệ thống sử dụng đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững

+ Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ hệ thống sử dụng đất nông nghiệp

và phân tích đặc điểm các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp huyện Quốc Oai

bộ chỉ thị chất lượng đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững

+ Đề xuất một số định hướng và giải pháp phát phát triển một số mô hình nông nghiệp tuần hoàn góp phần sử dụng đất nông nghiệp bền vững của huyện trong giai đoạn từ nay đến năm 2030

4 Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên toàn bộ địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

+ Phạm vi khoa học: Đề tài giới hạn nghiên cứu ở vấn đề:

Đánh giá hệ thống sử dụng đất nông nghiệp theo tiếp cận bộ chỉ thị đất đai cho một số mô hình nông nghiệp tuần hoàn hiện có ở huyện Quốc Oai, thành phố

Hà Nội

5 Cơ sở tài liệu để thực hiện Luận văn

a) Tài liệu khoa học tham khảo: bao gồm các sách, giáo trình, luận văn,

Trang 13

3

công trình nghiên cứu liên quan tới hướng nghiên cứu lý thuyết của đề tài:

- Đánh giá đất đai; Đánh giá hệ thống sử dụng đất nông nghiệp

- Chất lượng đất đai và Bộ chỉ thị chất lượng đất đai

- Kinh tế tuần hoàn và Nông nghiệp tuần hoàn

- Hướng phát triển nông nghiệp bền vững: phát triển bền vững và bảo vệ môi trường,…

b) Các tài liệu về ứng dụng GIS trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, bản

đồ hệ thống sử dụng đất, đánh giá hệ thống sử dụng đất

c) Tài liệu, số liệu thu thập, điều tra về địa bàn nghiên cứu

- Các tài liệu, số liệu kiểm kê, thống kê đất đai huyện Quốc Oai

- Các bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015, 2020, bản đồ thổ nhưỡng, bản

đồ địa hình, bản đồ định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Quốc Oai đến 2030

- Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường và tình hình phát triển nông nghiệp tại địa phương

- Các số liệu, thông tin qua một số đợt điều tra, khảo sát thực tế trong quá trình nghiên cứu

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn thực hiện gồm các chương như sau:

Chương 1 Cơ sở khoa học và các phương pháp nghiên cứu

Chương 2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

Chương 3 Đánh giá hệ thống sử dụng đất nông nghiệp theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng đất đai cho phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững ở huyện Quốc Oai

Trang 14

4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

1.1.1 Các nghiên cứu về hệ thống sử dụng đất và đánh giá hệ thống sử dụng đất a) Hệ thống sử dụng đất

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc – FAO (1976-1992)

là tổ chức đã đưa ra khái niệm về hệ thống sử dụng đất (HTSDĐ) đầu tiên trên thế giới Để cụ thể hơn cho định nghĩa về HTSDĐ, Beek K.J, Dent D và Young A đã đưa

ra mô hình cấu trúc HTSDĐ [6] (hình 1.1) Trong mô hình cấu trúc đã thể hiện được mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) và loại hình sử dụng đất (LHSDĐ), yếu tố đầu vào – yếu tố đầu ra của hệ thống

H, Huizing H, ITC đã đưa ra quan điểm tương tự nhưng rõ hơn về thành phần và cấu trúc của HTSDĐ so với định nghĩa trước đây [8, 19] Đặc biệt, Huizing H đã khái quát hóa các HTSDĐ theo công thức ngắn gọn hơn là: HTSDĐ = ĐVĐĐ + LHSDĐ [17] Gần đây có các công trình nghiên cứu về ứng dụng thực tiễn của HTSDĐ như [7], [18], [5], [4] …, tuy nhiên số lượng các nghiên cứu triển khai áp dụng cụ thể trong thực tiễn cũng chưa nhiều

Hình 1 1 Cấu trúc HTSDĐ theo Dent D và Young A (1981)

Trên cơ sở các nghiên cứu về lý luận HTSDĐ trên thế giới, ở Việt Nam một số tác giả

kế thừa và phát triển những nghiên cứu của mình về HTSDĐ Mặc dù, với số lượng không nhiều các nghiên cứu nhưng cũng góp phần xây dựng cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm nghiên cứu tổng hợp ở nhiều lĩnh vực cho các nghiên cứu sau này như [36, 43];… Với ưu điểm như sự mô phỏng về cấu trúc nên cách tiếp cận HTSDĐ như vậy sẽ

Đơn vị đất đai (Đặc tính, tính chất đất)

Loại hình sử dụng đất (Yêu cầu sử dụng đất)

Trang 15

5

cho phép dễ dàng ngoại suy kết quả đánh giá đất cho nghiên cứu hệ thống canh tác và quy hoạch sử dụng đất Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu chưa đưa ra mô hình cấu trúc hoặc có mô hình cấu trúc nhưng ở mức độ còn khái quát, chưa thể hiện rõ được mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần trong hệ thống và sản phẩm đầu ra, đầu vào của hệ thống

b) Đánh giá hệ thống sử dụng đất

Đánh giá đất là quá trình xem xét khả năng thích hợp của đất đai với những loại hình sử dụng đất khác nhau nhằm cung cấp những thông tin về sự thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng đất làm căn cứ cho việc đưa ra những quyết định về việc sử dụng đất một cách hợp lý (FAO, 1976) Như vậy, thực chất công tác đánh giá đất đai là quá trình đối chiếu giữa chất lượng đất đai với các yêu cầu sử dụng đất

Về cơ bản đánh giá đất và đánh giá hệ thống sử dụng đất có nhiều điểm giống nhau về bản chất Do đó, có thể ứng dụng những phương pháp nghiên cứu trong đánh giá đất đai vào đánh giá HTSDĐ Vì thế, hiện nay đã có một số cách tiếp cận trong đánh giá HTSDĐ như sau: (i) Đánh giá theo trường phái phát sinh, (ii) Đánh giá dựa trên cơ sở phân loại định lượng của Mỹ, (iii) Đánh giá đất theo quan điểm kinh tế - sinh thái và phát triển bền vững của FAO - UNESCO và (iv) Đánh giá theo bộ chỉ thị chất lượng đất đai

a Đánh giá phân hạng đất trên thế giới

Ngay từ những năm 50 của thế kỷ XX, nhiều nước có nền nông nghiệp phát triển như Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu đã bắt tay vào việc phân loại các mục tiêu sử dụng đất và xác định một số tiêu chuẩn đánh giá phân hạng đất đai dựa trên khả năng đáp ứng của nó đối với các mục tiêu kinh tế của người sử dụng Ở Liên

Xô và các nước XHCN Đông Âu cũng bắt đầu xem xét đến yếu tố kinh tế đất trong quá trình phân hạng đánh giá đất đai nông nghiệp Xuất phát từ nghiên cứu riêng lẻ của từng quốc gia, công tác đánh giá trên thế giới hiện nay phổ biến với các hệ thống phân hạng đất sau:

- Đánh giá theo trường phái phát sinh (Liên Xô cũ)

Hệ thống phân hạng đất của Liên Xô (cũ) được hình thành từ đầu năm 1950

và sau đó được hoàn thiện vào năm 1986; với đại diện tiêu biểu là phương pháp đánh giá của nhà bác học Nga V.V Docutrev Theo quan điểm của V V Docuchaev, Phân hạng đất bao gồm 3 bước: Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên); Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai

Trang 16

Công tác điều tra đánh giá đất ở Liên Xô cũ phát triển rất sớm từ thế kỷ XVIII nhưng mãi đến năm 1967 Liên Xô mới xuất bản cuốn “Phân hạng đất toàn Liên Bang” Theo quyết định của Chính phủ, công tác đánh giá đất đai được tiến hành trên toàn Liên Bang và do Bộ Nông Nghiệp chủ trì (Bộ Nông nghiệp Liên Xô, 1980)

- Đánh giá theo trường phái phân loại định lượng của Mỹ

Tại Mỹ hiện nay đang ứng dụng rộng rãi hai phương pháp: phương pháp tổng hợp và phương pháp yếu tố, chủ yếu dựa trên khả năng khai thác và hiệu quả kinh tế sử dụng đất [24]

- Phương pháp tổng hợp: Phân chia lãnh thổ tự nhiên và đánh giá đất thông qua năng suất cây trồng nhiều năm (10 năm)

- Phương pháp yếu tố: Thống kê các yếu tố tự nhiên, xác định tính chất đất

và phương hướng cải tạo Các yếu tố đánh giá là: Độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ thẩm thấu, chất lẫn vào, hàm lượng các độc tố, muối, địa hình, mức độ xói mòn và khí hậu Việc đánh giá đất này không chỉ dựa trên năng suất cây trồng trên các loại đất mà còn thống kê các chi phí và thu nhập Trong trường hợp này lợi nhuận tối đa được chọn làm mốc so sánh cho các loại hình khác nhau trên cùng một loại đất

Ngoài ra, ở các nước khác như Anh, Canada, Ấn Độ,… hệ thống phân hạng đất đai chủ yếu dựa trên yếu tố thổ nhưỡng để phân cấp đất đai cho các mục tiêu sử dụng đất

- Đánh giá theo FAO - UNESCO

Vào những năm 70, song song với tiến trình thống nhất quan điểm phân loại thổ nhưỡng, FAO đã tài trợ những chương trình nghiên cứu có tính toàn cầu về đánh giá đất và sử dụng đất theo quan điểm hiệu quả và lâu bền Kết quả của những

nỗ lực quốc tế là sự ra đời của bản dự thảo đầu tiên về phương pháp đánh giá đất vào năm 1972 Dự thảo đã được nhiều quốc gia thử nghiệm và góp ý bổ sung Tại hội nghị Rome 1975, các chuyên gia hàng đầu về đánh giá đất của FAO và các quốc gia khác đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước, bổ sung và biên soạn lại để hình

Trang 17

7

thành Đề cương đánh giá đất đai (A framework for Land Avaluation) được công bố vào năm 1976 [9]

Bên cạnh việc đánh giá đất đai tự nhiên, FAO (1976) còn xem xét thêm yếu

tố kinh tế nhưng chưa đi sâu nghiên cứu đánh giá tổng hợp cả điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường Bên cạnh đề cương tổng quát 1976 là hàng loạt các hướng dẫn đánh giá đất đai cho các đối tượng cụ thể được ban hành như: Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ nước mưa (Land evaluation for rained agriculture,

1983, [10]), đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp được tưới (Land evaluation for irrigated agriculture, 1985 [11]), đánh giá đất đai cho đồng cỏ quảng canh (Land evaluation for extensive gazing, 1989 [12]), đánh giá đất đai cho mục tiêu phát triển (Land evaluation for development, 1990 [13]), đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho việc sử dụng đất (Land evaluation and farming system analysis for land use planning, Framework for land evaluating sustainable management,

1993 [14]) Đến năm 2007, FAO cũng với sự phát triển công nghệ một lần nữa khẳng định vai trò đánh giá đất đai bền vững trong quản lý đất đai (Land evaluation towards a revised framework, 2007) [15] Bên cạnh việc đánh giá tiềm năng đất đai còn đề cập đến các thông tin về kinh tế, xã hội và kỹ thuật canh tác của từng loại hình sử dụng đất cụ thể, cung cấp thông tin cho nhà quy hoạch lựa chọn các phương pháp sử dụng đất hợp lý

Đề cương và các tài liệu hướng dẫn đánh giá đất theo FAO mang tính khái quát toàn bộ những nguyên tắc và nội dung cũng như các bước tiến hành theo quy trình đánh giá đất cùng với những gợi ý và ví dụ minh họa đã giúp cho các nhà khoa học đất ở các nước khác nhau tham khảo Tùy vào điều kiện sinh thái, đất đai và sản xuất của từng nước, họ có thể vận dụng những tài liệu của FAO cho phù hợp và có kết quả tại nước mình [23] Như vậy, đánh giá đất theo FAO phải được xem xét trên phạm vi rộng lớn, bao gồm cả không gian, thời gian, cần xem xét cả khía cạnh tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường Các tài liệu đánh giá đất đai của FAO kể từ khi

ra đời đã được thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là phương pháp hợp lý để đánh giá tiềm năng đất đai

- Đánh giá theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng đất đai

Trong bối cảnh hiện nay, quản lý đất đai bền vững trở thành vấn đề cấp thiết nhằm cân đối những cơ hội kinh tế, xã hội và môi trường cho lợi ích hiện tại và tương lai

Bộ chỉ thị chất lượng đất đai được coi là một công cụ hữu ích phục vụ công tác quản

lý tài nguyên theo định hướng tổng hợp và phát triển bền vững, trong đó có phát triển

Trang 18

8

nông nghiệp bền vững Dựa trên những công trình nghiên cứu về đánh giá đất của FAO năm 1976, cơ sở lý luận và phương pháp tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng đất đai (LQI) được phát triển và hoàn thiện Như vậy, đánh giá đất của FAO mở đầu và là cơ

sở phát triển lý luận về đánh giá theo LQI Dựa trên cơ sở này, nhiều ứng dụng nghiên cứu về sau bổ sung và hoàn thiện phục vụ cho đánh giá đất với nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là phục vụ nông nghiệp

* Một số nhận xét chung:

Hầu hết các nước trên thế giới đều tiến hành đánh giá đất hoặc đánh giá hệ thống sử dụng đất nhằm phân hạng đất đai Quá trình điều tra đánh giá tài nguyên đất đai đều dựa trên nền tảng căn bản là sức sản xuất của đất thể hiện bằng các chỉ tiêu tự nhiên: Thành phần cơ giới, độ chua, tính chất hoá học, độ phì nhiêu, độ dày tầng đất, chất lẫn vào (kết von, sỏi sạn,…), về điều kiện tự nhiên khác như địa hình, khí hậu, chế độ nước,…Các đánh giá đều dựa trên mức độ thích hợp hay yếu tố hạn chế của từng loại đất để phân hạng

Trong đánh giá đất hay đánh giá HTSDĐ có sự khác nhau trong việc đánh giá vai trò của các chỉ tiêu kinh tế như năng suất cây trồng, hiệu quả kinh tế, đầu tư

và thu nhập Tại các nước Xã hội Chủ nghĩa cũ (nền kinh tế bao cấp) thường coi trọng hơn các chỉ tiêu tự nhiên trong công tác đánh giá đất đai của mình Ngược lại,

ở các nước Tư bản Chủ nghĩa (nền kinh tế thị trường), ngoài việc đề cao sức sản xuất của đất còn rất coi trọng các yếu tố như năng suất cây trồng nhiều năm, mức độ đầu tư, tổng thu nhập, lãi thuần và hiệu quả đồng vốn Trong nền kinh tế thị trường giá trị đất đai được phản ánh rõ nét qua giá trị sử dụng và cuối cùng là hiệu quả kinh

tế Và sẽ là thiếu sót rất lớn nếu đánh giá đất đai chỉ dựa vào các yếu tố điều kiện tự nhiên mà coi nhẹ các chỉ tiêu kinh tế

b Đánh giá, phân hạng đất ở Việt Nam

Ở Việt Nam khái niệm đánh giá, phân hạng đất đã có từ lâu qua việc phân chia “Tứ hạng điền, lục hạng thổ” Công tác đánh giá được nhiều cơ quan khoa học nghiên cứu và thực hiện Từ những bước sơ khai, ngành khoa học đánh giá đất đai

đã dần dần hình thành và hoàn thiện cơ sở lý luận cả về khoa học và thực tiễn

Giai đoạn trước 1975 là thời kỳ xây dựng cơ sở lý luận cho khoa học thổ nhưỡng Việt Nam Từ 1975 đến 1980 đã tiến hành một số công trình nghiên cứu phân loại, xây dựng bản đồ đất và bắt đầu nghiên cứu ứng dụng các phương pháp đánh giá đất tổng hợp cho các mục tiêu sử dụng đất Tuy nhiên chỉ từ sau 1980 đến

Trang 19

Phương pháp đánh giá đất của FAO đã được nhiều nhà khoa học đất Việt Nam vận dụng thử nghiệm và đã có những kết quả đóng góp để hoàn thiện từng bước như các công trình nghiên cứu của Nguyễn Khang và Phạm Ưng (1995) [31]; Trần An Phong (1992) [40] Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu tiêu chí về thổ nhưỡng, khí hậu để phân hạng đất cho từng loại cây trồng khác nhau, các yếu tố về về điều kiện kinh tế - xã hội, thủy văn, vẫn chưa được đề cập tới

Năm 1993, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã chỉ đạo thực hiện công tác đánh giá đất đai trên 09 vùng sinh thái của cả nước điển hình là các nghiên cứu: Vùng đồng bằng sông Hồng của Vũ Thị Bình (1995); Vùng đồng bằng sông Cửu Long có Trần An Phong, Nguyễn Văn Nhân, Tôn Thất Chiểu, Nguyễn Công Pho, Phạm Quang Khánh (1992) [40]; Vùng gò đồi Tây Bắc và trung du phía Bắc

có Lê Văn Khoa (1993) [29], Lê Thái Bạt (1995) [28]; Vùng Tây Nguyên có Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng [21], Nguyễn Văn Tân, Đỗ Đình Đài, Nguyễn Văn Tuyển (1995) [35] Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các tỷ lệ từ 1/500.000 đến 1/250.000 cho các loại đất khác nhau có thể khai thác vào sản xuất nông nghiệp Kết quả bước đầu đã xác định được tiềm năng đất đai của các vùng, khẳng định việc vận dụng nội dung và phương pháp của FAO là phù hợp

Năm 1995, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp cũng thông qua phương pháp tổng hợp các yếu tố đất đai và sử dụng bản đồ đất tỷ lệ 1/250.000 của các vùng sinh thái nông nghiệp lên bản đồ tỷ lệ 1/500.000 của toàn quốc, xây dựng

và hoàn thành bản đồ đơn vị đất đai các loại hình sử dụng đất chính ở Việt Nam theo FAO để làm cơ sở cho chiến lược khai thác và sử dụng tiềm năng đất [41] Trong công trình nghiên cứu "Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất Việt Nam", các tác giả đã xác định được trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam có 372 đơn vị đất đai Toàn quốc có 90 loại hình sử dụng đất và phân chia 41 loại thích hợp đất đai cho 9 vùng sinh thái khác nhau trên phạm vi toàn quốc [30]

Trang 20

10

Việc đánh giá đất đai ở cấp độ nhỏ hơn (tỉnh, huyện, xã) cũng được quan tâm thực hiện nhằm cụ thể hoá kết quả của công tác đánh giá đất làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng sử dụng đất hiện tại cũng như trong tương lai Có rất nhiều nghiên cứu ở cấp độ này trong đánh giá tài nguyên đất đai như: Vũ Thị Bình (1995) [42], nghiên cứu đánh giá đất đai của huyện Gia Lâm, dựa trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000 đã xác định được 20 đơn vị đất đai và 10 loại hình sử dụng đất; Nguyễn Đình Bồng (1995) đã vận dụng phương pháp đánh giá thích hợp đất của FAO để đánh giá tiềm năng sản xuất nông, lâm nghiệp cho đất đồi núi trọc ở tỉnh Tuyên Quang [32]; Đỗ Nguyên Hải (2000) đã đánh giá khả năng sử dụng đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn (cũ), tỉnh Bắc Ninh [24] Ngoài ra, hệ thống sử dụng đất cũng được xem xét như một hệ thống nhưng ở nước

ta chưa có nhiều nghiên cứu về nó Các bộ phận cấu thành như đơn vị đất đai, loại hình sử dụng đất được nghiên cứu nhiều hơn nhưng dưới góc độ ứng dụng thực tiễn,

mà ít phân tích nó dưới góc nhìn từ lý thuyết hệ thống

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã kết hợp phương pháp đánh giá đất/HTSDĐ của FAO với công nghệ thông tin địa lý (GIS) vào trong đánh giá như: Nguyễn Văn Nhân (1996) đã ứng dụng kỹ thuật GIS và việc đánh giá đất thích hợp của FAO trên phạm vi toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long với tỷ lệ 1/250.000 [34]; Nguyễn Văn Cư và cộng sự (2003) với nghiên cứu điều tra cơ bản tổng hợp có định hướng điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên các huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế [33] Kết quả nghiên cứu đã thành lập được bản đồ theo quan điểm của FAO và các loại bản đồ chuyên đề khác như bản đồ thảm thực vật, bản đồ tổn thương, kết hợp với GIS ở tỷ lệ 1/25.000 để làm cơ sở định hướng sử dụng đất hiệu quả trong tương lai các huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế

1.1.2 Các nghiên cứu về chất lượng đất đai và bộ chỉ thị chất lượng đất đai

Chất lượng đất đai hay điều kiện đất đai bao gồm đất, nước, đặc tính sinh vật liên quan đến nhu cầu của con người Nó liên quan đến điều kiện và khả năng đất đai cho mục tiêu sản xuất, quản lý môi trường và tác động của nó Chất lượng đất đai là cần thiết để được đánh giá cho một kiểu sử dụng đất riêng biệt [38] Ngoài ra,

Lê Quang Trí (2010) cho rằng: chất lượng đất đai là một đặc trưng của đất đai mà những tác động trong từng tính chất của nó sẽ ảnh hưởng đến tính thích nghi của đất đai cho một kiểu sử dụng riêng biệt [27] Thí dụ chất lượng đất đai như: chế độ nhiệt, khả năng hữu dụng độ ẩm, khả năng thoát, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, điều kiện cho rễ, tiềm năng cho cơ giới hóa và nguy hại do xói mòn Theo

Trang 21

11

FAO (2007) có 26 chất lượng đất đai (Phụ lục 1) được mô tả trong những đặc tính đất đai như bảng 1.1

Bảng 1 1 Những đặc tính đất đai có liên quan và mô tả cho chất lượng đất đai

ĐẶC TÍNH ĐẤT ĐAI CHẤT LƯỢNG ĐẤT ĐAI CÓ LIÊN QUAN

Trang 22

- Tiềm thể Oxi hóa khử

- Khả năng xói mòn

- Xói mòn do nước

- Xói mòn do gió

9 Hóa học đất

- pH

- CEC

- Tổng Bazơ trao đổi

- Bão hòa bazơ

Nguồn: Lê Quang Trí, 2010

Bộ chỉ thị chất lượng đất đai (Land quality indicators - LQIs): là một công cụ

quan trọng để giám sát, đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững và điều chỉnh chiến lược phát triển hướng tới bền vững của một lãnh thổ [16] Vì vậy, bộ chỉ thị chất lượng đất đai (LQIs) vừa có những chỉ thị trực tiếp liên quan chất lượng đất vừa có những chỉ thị mang tính gián tiếp phản ánh sử dụng đất và quản lý sử dụng đất ảnh hưởng đến chất lượng đất, ví dụ đô thị hóa, chính sách quản lý,…[16] Nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng và phát triển hệ thống các chỉ thị phục vụ đánh giá theo tiếp cận LQI như của World Bank, FAO, UNEP, UNDP,… [88] Có nhiều khung cấu trúc được sử dụng để xây dựng danh sách LQI hướng tới các nhóm đối tượng khác nhau, phục vụ những mục đích khác nhau trong đó có phục vụ phát

Trang 23

13

triển nông nghiệp bền vững Trong đó, ba khung cấu trúc được sử dụng rộng rãi hơn

cả là: Khung nhân quả; Khung theo mục đích và Khung theo chủ đề

- Khung nhân quả: Điển hình là khung PSR mô tả mối quan hệ nguyên nhân –

kết quả, ra đời trong những năm 1970 nhằm mục tiêu đánh giá tác động môi trường Đến năm 1993, mô hình PSR được phát triển và trở thành cơ sở khoa học trong nghiên cứu các chỉ thị chất lượng đất đai [68, 149, 104, 133] Dựa trên cơ sở này, các chỉ thị chất lượng đất đai được phát triển, hoàn thiện và hệ thống lại theo mô hình PSR Các chỉ thị này thể hiện những thông tin quan trọng nhất của đất đai, và được chia thành ba nhóm:

+ Chỉ thị Áp lực (Pressure): gồm những yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng đất đai Chỉ thị áp lực không bao trùm tất cả các khía cạnh trong sử dụng đất, chỉ phản ánh những ảnh hưởng và tác động từ những hoạt động của con người và tự nhiên lên đất Chỉ thị áp lực thường được xây dựng, nghiên cứu và phát triển dựa trên các

số liệu thống kê

+ Chỉ thị về Hiện trạng (State) là đặc trưng về cường độ, phạm vi phân bố và tỉ lệ thay đổi của thực vật, thổ nhưỡng, chất dinh dưỡng, nước,… Chỉ thị hiện trạng phản ánh sự thay đổi và khả năng phục hồi từ những thay đổi, thể hiện mối liên hệ giữa

sử dụng đất và chất lượng đất, Dữ liệu đầu vào của chỉ thị hiện trạng là dữ liệu liên ngành, thường không đồng bộ và khó tiếp cận Ngoài ra, có thể xác định các chỉ thị hiện trạng thông qua công nghệ viễn thám và GIS

+ Chỉ thị về Đáp ứng (Response) phản ánh ý thức, nỗ lực của người sử dụng đất

và Nhà nước nhằm tác động lên áp lực và hiện trạng chất lượng đất đai Chỉ thị đáp ứng hỗ trợ đánh giá hoạt động cải tạo chất lượng, gia tăng giá trị; giá trị sử dụng và giá đất,…

Nhìn chung, mô hình PSR làm nổi bật sự tương tác giữa con người và đất đai cùng với dự báo xu hướng thay đổi của mối liên hệ đó Tuy nhiên, đa số các bộ chỉ thị chất lượng đất đai theo khung PSR trong các công trình nghiên cứu đều được tính toán

theo ranh giới hành chính Trong khi đó, một số chỉ thị lại cần được xác định dựa vào

đặc điểm điều kiện tự nhiên cho phù hợp với mục đích và ý nghĩa của chúng

- Khung chủ đề: Khung chủ đề phát triển theo hướng là các khung chủ đề trụ cột,

cấu trúc các chủ đề theo 3 trụ cột kinh tế - xã hội – môi trường Nghĩa là các chỉ thị chất lượng đất đai được tổ chức, sắp xếp theo các trụ cột này và phục vụ các mục đích khác nhau Điển hình, FAO năm 1997 đã đưa ra nhóm các chỉ thị chất lượng đất đai theo ba trụ cột nhằm đánh giá phát triển nông thôn và nông nghiệp bền vững, trong

đó nhóm chỉ thị kinh tế; nhóm chỉ thị xã hội; nhóm chỉ thị môi trường

Trang 24

14

- Khung theo mục đích: Tiêu biểu là bộ chỉ thị chất lượng đất đai theo FESLM

nhằm phục vụ mục đích quản lý đất đai bền vững Khung lý thuyết đánh giá quản lý đất đai bền vững (FESLM - Framework for Evaluation of Sustainable Land Management) được phát triển vào năm 1994 Khung này tập trung vào đánh giá các mục tiêu duy trì và nâng cao chất lượng đất đai, gia tăng các lợi ích kinh tế xã hội

và môi trường không chỉ cho hiện tại và tương lai,

Qua đó, có thể thấy nghiên cứu đánh giá HTSDĐ theo tiếp cận LQI trên thế giới đã thu được nhiều thành tựu cả về lý luận và thực tiễn, trong đó nghiên cứu chủ yếu chỉ dựa theo ranh giới hành chính

1.1.3 Các nghiên cứu về nông nghiệp tuần hoàn

Van Bodegom và cộng sự (2019) cũng cho rằng một số hệ thống sản xuất nông nghiệp có thể được mô tả toàn bộ hoặc một phần là nông nghiệp tuần hoàn, những hệ thống này có nguồn gốc lâu đời và dựa trực tiếp vào việc bắt chước các quá trình sinh thái [20] (Chú thích của nhóm tác giả đề tài: Những hệ thống sản xuất nông nghiệp này chính là nền nông nghiệp cổ truyền của nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới)

b Sự cần thiết áp dụng Nông nghiệp tuần hoàn

Van Bodegom và cộng sự (2019) tổng hợp các nghiên cứu khác nhau và cho biết sự cần thiết của việc thay thế nông nghiệp tuyến tính sang NNTH vì các lý do sau [20]:

- Hệ thống lương thực toàn cầu hiện nay có tác động về mặt môi trường rất lớn, thải ra 1/4 tổng số khí nhà kính, gây ra nạn phá rừng và mất đa dạng sinh học, ô nhiễm nước ngọt và biển, đồng thời chiếm 40% diện tích đất không có băng và sa mạc của thế giới (de Boer & van Ittersum, 2018)

Trang 25

15

- Thách thức chính trong những thập kỷ tới là sản xuất đủ thực phẩm an toàn

và bổ dưỡng cho các thế hệ tương lai mà không làm cạn kiệt tài nguyên hoặc phá hủy hệ sinh thái của Trái đất (Jurgilevich và cộng sự, 2016)

- Nhu cầu tiếp tục và ngày càng tăng đối với các sản phẩm (vẫn đang được sản xuất tuyến tính) gây áp lực trực tiếp lên các nguồn lực (Rood và cộng sự, 2017)

- Dự trữ các nguyên tố dễ chiết xuất quan trọng đối với sản xuất thực phẩm (như phốt phát, kali) đang khan hiếm và giảm dần, do đó, điều quan trọng là phải tái chế và tái sử dụng chúng (Burgo và cộng sự, 2019)

- Hệ thống nông nghiệp hiện tại dựa trên chuỗi cung ứng, các tác nhân tham gia chuỗi đều hướng tới thu được lợi ích kinh tế lớn nhất nên sử dụng các nguyên liệu thô theo ý mình và chế biến chúng với chi phí thấp nhất và năng suất cao nhất chứ không tính tới tiết kiệm nguyên liệu Đây là một lỗ hổng nghiêm trọng vì hệ thống chứa nhiều rò rỉ, lãng phí, kém hiệu quả (MoA, 2018)

c Các cách tiếp cận nghiên cứu Nông nghiệp tuần hoàn

Van Bodegom và cộng sự (2019) tổng hợp các nghiên cứu NNTH trên thế giới và phân loại các lý thuyết này theo cách tiếp cận, theo đó, có các cách tiếp cận sau đây [20]

- Nhấn mạnh vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi

Jurgilevich và cộng sự (2016) cho rằng NNTH ngụ ý giảm lượng chất thải tạo ra trong hệ thống thực phẩm, tái sử dụng thực phẩm, tận dụng các sản phẩm phụ

và chất thải thực phẩm, tái chế chất dinh dưỡng và thay đổi chế độ ăn uống theo hướng đa dạng hơn và hiệu quả hơn, tránh lãng phí, dư thừa thực phẩm Các biện pháp phải được thực hiện ở cả cấp độ người sản xuất và người tiêu dùng, và cuối cùng là quản lý chất thải

De Boer và van Ittersum (2018) đồng ý với định nghĩa này và cải tiến nó một chút: Hướng tới một hệ thống thực phẩm tuần hoàn ngụ ý tìm kiếm các phương pháp thực hành và công nghệ nhằm giảm thiểu đầu vào của các nguồn tài nguyên hữu hạn, khuyến khích sử dụng các nguồn tài nguyên tái sinh, ngăn chặn sự rò rỉ tài nguyên thiên nhiên từ hệ thống thực phẩm, và kích thích việc tái sử dụng và tái chế các nguồn tài nguyên thất thoát không thể tránh khỏi theo cách bổ sung giá trị cao nhất

- Nhấn mạnh vào hai đầu của chuỗi sản xuất nông nghiệp

Sinh khối không chỉ được sử dụng để sản xuất thực phẩm mà ngày càng được sử dụng nhiều để sản xuất dược liệu, hóa chất (như nhựa sinh học), vật liệu

Trang 26

16

xây dựng (như vật liệu sinh học), năng lượng (nhiên liệu sinh học) nên sẽ cần nhiều sản xuất ở quy mô lớn hơn để tạo ra nhiều sinh khối hơn Rood và cộng sự (2017) xác định ba yêu cầu cơ bản đối với các hệ thống thực phẩm tuần hoàn:

- Tiếp cận hệ thống thực phẩm liên quan đến NNTH

Van Berkum và cộng sự (2018) lấy hệ thống thực phẩm làm điểm khởi đầu của khái niệm NNTH Họ định nghĩa hệ thống thực phẩm bao gồm tất cả các quá trình liên quan đến sản xuất và sử dụng thực phẩm: trồng trọt, thu hoạch, đóng gói, chế biến, vận chuyển, tiếp thị, tiêu thụ và thải bỏ thực phẩm còn lại Tất cả các hoạt động này đòi hỏi đầu vào và kết quả là sản phẩm hoặc dịch vụ, thu nhập và khả năng tiếp cận thực phẩm, cũng như các tác động đến môi trường

Trên cơ sở khái niệm hệ thống thực phẩm, van Berkum và cộng sự (2019) để định nghĩa NNTH như sau: NNTH là một khái niệm sinh thái dựa trên nguyên tắc tối ưu hóa việc sử dụng tất cả các sinh khối NNTH nhằm thu hẹp vòng lặp nguyên liệu và chất chiệu, đồng thời giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên và giảm thải ra môi trường

Cả NNTH lẫn phương pháp tiếp cận hệ thống lương thực đều liên kết với các thách thức toàn cầu: biến đổi khí hậu và khan hiếm nước; đô thị hóa và chuyển đổi chế độ ăn uống; năng suất thấp, đói kém và suy dinh dưỡng; phá rừng và giảm đa dạng sinh học Kết hợp phương pháp tiếp cận hệ thống lương thực và NNTH có thể cung cấp các giải pháp hữu ích để thúc đẩy nông nghiệp bền vững

- Nông nghiệp tái sinh, quản lý chất thải hữu cơ, nông nghiệp đô thị

Quỹ Ellen MacArthur (2018) nêu ra ba đòn bẩy KTTH có thể áp dụng cho hệ thống lương thực đô thị và sau đó góp phần giảm lượng khí thải carbon:

+ Đóng các vòng dinh dưỡng và sử dụng nông nghiệp tái sinh

+ Thu hồi giá trị từ các chất dinh dưỡng hữu cơ

+ Nông nghiệp đô thị

- Tiếp cận theo tính đa dạng địa phương và tư duy cộng đồng

Duncan & Pascucci (2016) nghĩ đến việc thiết kế một hệ thống có thể đáp ứng nhu cầu dài hạn Họ cho rằng thiết kế một nền NNTH có nghĩa là thiết kế các

hệ thống sản xuất thực phẩm không chỉ là tái chế các bộ phận cấu thành của chúng Điều cần thiết là các quy trình thiết kế phục hồi và xây dựng khả năng phục hồi và tính linh hoạt cao hơn cho hệ thống Họ xác định ba nguyên tắc:

+ Chất thải là thức ăn

+ Sử dụng năng lượng tái tạo

Trang 27

17

+ Tôn vinh sự đa dạng

- Tiếp cận theo tư duy hệ thống sinh thái

Jones và cộng sự (2010) nêu rõ rằng giải pháp thay thế cho mô hình tuyến tính hiện tại là phát triển các hệ thống sản xuất nhằm giảm thiểu các yếu tố đầu vào bên ngoài, ô nhiễm và chất thải bằng cách áp dụng chuyển hóa tuần hoàn Đầu tiên

là phải dựa vào các hệ thống chu trình tự nhiên của nước, nitơ và carbon Thứ hai, chất thải từ loài này là thức ăn cho loài khác, hoặc được chuyển hóa thành dạng hữu ích bởi các quá trình và chu trình tự nhiên

Pimbert (2015) cho biết rằng trong hệ thống sản xuất tuần hoàn, chuỗi cung ứng chuyên biệt và tập trung được thay thế bằng mạng lưới hệ thống năng lượng và thực phẩm có khả năng phục hồi và phi tập trung được tích hợp với hệ thống quản

lý nước và quản lý chất thải bền vững Các hệ thống tuần hoàn có thể được phát triển ở các quy mô khác nhau bằng cách sử dụng đa dạng sinh học theo chức năng, phân nhóm sinh thái các ngành công nghiệp, tái chế hoặc bằng cách tái địa phương hóa sản xuất và tiêu dùng

- Tiếp cận theo Kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp bền vững và lập kế hoạch sản xuất

Burgo và cộng sự (2019) không đưa ra định nghĩa rõ ràng về NNTH mà liên kết khái niệm KTTH với tính bền vững và coi NNTH như một giải pháp thay thế bền vững cho sự phát triển của nông nghiệp Họ thúc đẩy một mô hình bao gồm các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội cần thiết để đạt được sự phát triển bền vững trong suốt chu trình sản xuất, phân phối, thay đổi và tiêu dùng Họ nhấn mạnh một cách tiếp cận tổng thể hơn dựa trên các dòng năng lượng, vật liệu, nước và đất, cũng như việc giảm phát thải carbon dioxide và các khí nhà kính khác, có khả năng gây hại cho sức khỏe con người

Các tác giả nói trên cho rằng cần phải lập kế hoạch sản xuất dựa trên kiến thức của người dân địa phương có nhu cầu thực phẩm kết hợp với đánh giá về thặng

dư có thể có theo khả năng sản xuất, có tính đến sự đa dạng của sản phẩm Những thông tin này giúp xác định bao nhiêu đất cần được chuẩn bị để trồng trọt Tiếp theo, cần tổ chức sản xuất liên quan đến các quá trình nông nghiệp, nhấn mạnh tất

cả các nhiệm vụ canh tác và chăm sóc đất Điều này ngụ ý có tính đến việc tổ chức các dòng năng lượng; chu trình vật chất, trình tự và sự đa dạng trong hệ sinh thái nông nghiệp Tất cả các yếu tố cho việc tổ chức công việc cũng được thiết lập Chúng bao gồm lịch trình làm việc, cách thức tổ chức lực lượng lao động và phân phối các yếu tố đầu vào cho công việc

Trang 28

18

1.2 Cơ sở khoa học đánh giá hệ thống sử dụng đất nông nghiệp theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững

1.2.1 Các khái niệm cơ bản

- Đơn vị đất đai: là yêu cầu về sự đồng nhất của các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cây trồng, đến sự bền vững của hiệu suất canh tác Đó là độ dốc,

độ dày tầng đất và được xác định trên một kiểu địa hình và một chế độ khí hậu [9]

- Loại hình sử dụng đất (LUT): là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lí sản xuất trong các điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và kĩ thuật được xác định Đó là sự nhóm gộp các đơn vị sử dụng đất đai giống nhau Các thuộc tính của LUT gồm: sản phẩm, lợi ích, định hướng thị trường, kiến thức kỹ thuật, trình độ sử dụng đất [9],

Trong sản xuất nông, lâm nghiệp, LUT được hiểu khái quát là những hình thức sử dụng đất đai để sản xuất một hoặc một nhóm cây trồng, vật nuôi trong chu

kỳ một hoặc nhiều năm Trong đánh giá đất đai, đất đai là nền, loại hình sử dụng đất đai là đối tượng để đánh giá, phân hạng mức độ thích hợp của đất đai

- Hệ thống sử dụng đất: Theo định nghĩa của FAO (1993) hệ thống sử dụng đất đai là sự kết hợp của loại hình sử dụng đất với điều kiện đất đai tạo thành hai hợp phần tác động lẫn nhau, từ tương tác này sẽ quyết định các đặc trưng về mức độ

và các loại chi phí đầu tư, mức độ và loại cải tạo đất đai và năng suất, sản lượng của loại sử dụng đất [14]

Nói một cách rõ hơn, hệ thống sử dụng đất đai là hệ thống tự nhiên – nhân tác, bao gồm hai bộ phận cấu thành như hai phụ hệ thống tác động qua lại lẫn nhau bởi dòng vật chất và năng lượng

+ Phụ hệ thống tự nhiên – đơn vị đất đai (tổng hợp thể lãnh thổ không đầy đủ) là phức hợp tương tác các yếu tố địa hình, độ dốc, đất, thành phần cơ giới của đất trong sự đồng nhất về chế độ nhiệt ẩm của khí hậu địa phương

+ Phụ hệ thống nhân tác – loại hình sử dụng đất phản ảnh các thuộc tính sinh học, thuộc tính kỹ thuật và quản lý sản xuất, thuộc tính kinh tế xã hội,… (Hình 1.2)

Hình 1 2 Mô hình khái niệm hệ thống sử dụng đất đai và các bộ phận cấu thành

Đơn vị đất đai – LU

(Phụ hệ tự nhiên)

Loại hình sử dụng đất – LUT (Phụ hệ nhân tác)

Hệ thống sử dụng đất đai - LUS

Trang 29

19

Các đặc tính của đơn vị đất đai và các thuộc tính của loại hình sử dụng đất đều phản ánh tính chất tổng hợp của đơn vị hệ thống sử dụng đất đai Sự tương tác chặt chẽ giữa đặc tính đất đai và loại hình sử dụng đất trong một hệ thống sử dụng đất quyết định đến số lượng và chất lượng của sản phẩm đầu ra của hệ thống.Vì vậy trong đánh giá đất đai không đánh giá đơn vị đất đai hay loại hình sử dụng đất mà phải đánh giá hệ thống sử dụng đất

- Chất lượng đất đai: là “tập hợp những thuộc tính của đất hình thành theo

mức độ tác động khác nhau đến sự phù hợp của từng loại hình sử dụng đất” Theo

đó, đất đai biểu hiện các đặc tính thông tin trên hai khía cạnh tiêu cực và tích cực Các chất lượng đất đai này có thể sử dụng trong phân hạng thích nghi đất đai (FAO, 1976)

- Bộ chỉ thị chất lượng đất đai: là tập hợp các chỉ thị đa chiều nhằm theo dõi, đánh giá và chẩn đoán quá trình phát triển hướng tới nông nghiệp bền vững Dựa vào các định nghĩa hiện có về đất (Soil) và đất đai (Land) để xác định các chỉ thị chất lượng đất đai phục vụ cho phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Trong

đó, bộ chỉ thị chất lượng đất đai (LQIs) tích hợp dữ liệu đất (Soil quality) với các thông tin tự nhiên, KT – XH, quản lý khác, chẳng hạn như khí hậu, địa chất, sử dụng đất và quản lý sử dụng đất, [25]…

- Nông nghiệp tuần hoàn: là nền nông nghiệp áp dụng các nguyên tắc của Kinh tế tuần hoàn vào thực hành sản xuất, kinh doanh, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp Do nông nghiệp liên quan trực tiếp đến sự sống của con người; có quy mô sản xuất rất lớn; sử dụng nhiều tài nguyên cho sản xuất và là một trong những lĩnh vực xả thải ra môi trường lớn nhất nên thế giới đã đặc biệt quan tâm nghiên cứu vấn đề ứng dụng Kinh tế tuần hoàn vào lĩnh vực nông nghiêp Do

đó, các tài liệu nghiên cứu về Nông nghiệp tuần hoàn của thế giới là khá phong phú Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay thì hầu như chưa có nhiều tài liệu nào giới thiệu về nông nghiệp tuần hoàn một cách toàn diện, đầy đủ về căn bản; mặc dù nền nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt vớ những nguy cơ phát triển không bền vững

vô cùng gay gắt [22]

1.2.2 Khung lý thuyết cho đánh giá hệ thống sử dụng đất nông nghiệp theo tiếp cận

bộ chỉ thị chất lượng đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững

Để tiến hành thực hiện đề tài, học viên đã xây dựng khung lý thuyết cho việc đánh giá hệ thống sử dụng đất nông nghiệp theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng đất đai

Trang 30

20

phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững như sau:

Hình 1 3 Khung lý thuyết thực hiện nghiên cứu

Trong bước 3 đánh giá hệ thống sử dụng đất nông nghiệp, đề tài đã xây dựng khung tiếp cận kết hợp mô hình PSR và đánh giá Kinh tế - Sinh thái Khung đánh giá này đều có thể tiếp cận từ trên xuống hoặc từ dưới lên Do đó, sau khi tổng hợp và xác định được bộ chỉ thị chất lượng đất đai, đánh giá HTSDĐ nông nghiệp huyện Quốc Oai trong bước 3 được chia ra thành hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Áp dụng mô hình PSR đánh giá các tiểu vùng HTSDĐ để xác định các áp lực (yếu tố tự nhiên, KTXH, ), hiện trạng (chất lượng môi trường đất, sử dụng đất, ), đáp ứng (giải pháp về sử dụng đất, kĩ thuật, chính sách, ) trên các tiểu vùng ấy, từ đó cho phép đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng HTSDĐ nông nghiệp nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả sử dụng đất hơn nữa

Trang 31

21

- Giai đoạn 2: Đánh giá KTST của một số mô hình HTSDĐ nông nghiệp tuần hoàn cho phép xác định hiệu quả sử dụng đất của các mô hình, từ đó là cơ sở cho định hướng không gian sử dụng hợp lý HTSDĐ nhằm điều chỉnh các áp lực lên các tiểu vùng HTSDĐ

Như vậy, hai giai đoạn này có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ với nhau Bởi một mô hình HTSDĐ nông nghiệp có thể nó cho hiệu quả sử dụng đất và mức độ tuần hoàn cao khi đánh giá KTST nhưng đặt ở các tiểu vùng khác nhau nghĩa là dưới

áp lực khác nhau, đáp ứng hệ thống chính sách pháp luật khác nhau thì nó có thể sẽ

trở lên không hiệu quả

1.3 Các phương pháp nghiên cứu

1.3.1 Quan điểm tiếp cận

a Quan điểm tổng hợp và hệ thống

Xét theo quan điểm hệ thống, hệ thống sử dụng đất đai là một hệ thống tự nhiên – nhân tác gồm 2 phụ hệ thống: Đơn vị đất đai và loại hình sử dụng đất tác động qua lại lẫn nhau qua dòng vật chất và năng lượng

Dựa trên quan điểm này, đề tài đã phân cấp lãnh thổ nghiên cứu theo các hệ thống sử dụng đất đai (tổ hợp của đơn vị đất đai và loại hình sử dụng đất) Trong

đó, mỗi hệ thống sử dụng đất đai có sự đồng nhất tương đối về các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, thể hiện chỉ tiêu tổng hợp gắn liền với khả năng đất đai

b Quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững

Đối với bất kể vùng lãnh thổ nào khi khai thác tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, nguyên tắc phát triển bền vững phải được đặt lên hàng đầu Sự kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường là mục tiêu của phát triển bền vững Sử dụng đất đai nông nghiệp vì mục tiêu phát triển bền vững không chỉ dựa vào đặc điểm của tự nhiên mà còn dựa vào đặc điểm kinh tế -

xã hội, hiện trạng sử dụng đất đai của khu vực cũng như những định hướng chiến lược của huyện, của tỉnh Trong đó, việc đánh giá xem xét tới các khía cạnh thích nghi tự nhiên, hiệu quả môi trường, hiệu quả kinh tế và xã hội Từ đó xác định khả năng đất đai nhằm bố trí những loại hình sử dụng đất phù hợp về yêu cầu sinh thái, môi trường, kinh tế và xã hội

c Quan điểm kinh tế tuần hoàn

Ở nước ta, phát triển bền vững nền nông nghiệp đang đứng trước những áp lực của sự suy giảm tài nguyên, gia tăng phát thải và biến đổi khí hậu Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh do

Trang 32

22

giảm thiểu chi phí sử dụng tài nguyên (giảm chi phí sử dụng nước, tái sử dụng các chất thải, xử lý biogas giúp giảm chi phí nhiên liệu ), giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu Nhận thức được xu thế này, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương, chính sách thực hiện kinh tế tuần hoàn nói chung và kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp nói riêng

d Quan điểm kinh tế - sinh thái

Các HTSDĐ nông nghiệp là những hệ thống tự nhiên – nhân tác nên khi thực hiện đánh giá loại HTSDĐ nông nghiệp theo hướng tiếp cận kinh tế - sinh thái với các nội dung bao gồm đánh giá thích nghi, đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, đánh giá hiệu quả môi trường Từ sự vận dụng quan điểm này, đề tài đã lựa chọn được các phương pháp nghiên cứu phù hợp

1.3.2 Các phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp điều tra, thu thập thông tin tài liệu, số liệu: được sử dụng để

thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, số liệu thống kê đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Quốc Oai; thu thập các công trình nghiên cứu có liên quan đến đánh giá hệ thống sử dụng đất nông nghiệp huyện Quốc Oai

b Phương pháp bản đồ và GIS: Để xác định sự đồng nhất hay phân dị lãnh

thổ của các nhân tố cấu thành HTSDĐ cũng như việc thể hiện các HTSDĐ và kết quả đánh giá HTSDĐ thì cách hiệu quả nhất là sử dụng bản đồ Đối với giai đoạn hiện nay, ngoài việc sử dụng phương pháp bản đồ truyền thống, còn được hỗ trợ bởi công nghệ hệ thống thông tin Địa lý (GIS) với nhiều ưu thế trong nghiên cứu Đề tài

đã sử dụng phương pháp này để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ hệ thống

sử dụng đất huyện Quốc Oai

c Phương pháp kế thừa

Đề tài kế thừa chọn lọc các kết quả nghiên cứu từ các công trình ở trên thế giới và ở Việt Nam để xây dựng danh sách bộ chỉ thị chất lượng đất đai

d Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)

Đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng là một phương pháp nghiên cứu cho phép người nghiên cứu tập hợp những số liệu một cánh nhanh chóng và có hiệu quả Về cơ bản đó là một quá trình tìm hiểu các điều kiện nông thôn, tình hình sử dụng đất một cách sâu rộng Đề tài sẽ lựa chọn các nông hộ có

mô hình nông nghiệp tuần hoàn (như trang trại tổng hợp, rau hữu cơ, lúa – cá) để điều tra phỏng vấn và xác định hiệu quả kinh tế - sinh thái của các mô hình này Số

Trang 33

- Phương pháp lượng hóa các chỉ thị sử dụng thang đo Likert

Thang đo Likert là một định mức được sắp xếp trước, căn cứ vào đó, người trả lời đánh giá mức độ của đối tượng được hỏi từ thấp nhất đến cao nhất theo 5, 7 hoặc 9 cấp độ Các nghiên cứu thường sử dụng thang đo này để định lượng một cách tổng quát về đối tượng đánh giá có phạm vi rộng và tính phức tạp cao Thang đo này thường được thể hiện dưới dạng bảng, bao gồm 2 phần: nội dung và thang đo đánh giá nội dung đó Dữ liệu thu được từ sử dụng thang đo này là dữ liệu liên tục, có khối lượng lớn và có độ tin cậy cao Đồng thời, thang đo này cho phép phân nhóm đối tượng nghiên cứu nhằm thống kê, tính toán, sắp xếp,… các yếu tố có chung đặc điểm phân tích Đề tài sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ sắp xếp các mức độ của các chỉ thị điều tra

Bảng 1 2 Thang đo Likert 5 cấp độ

Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao

Phiếu điều tra về HTSDĐ nông nghiệp xây dựng theo khung PSR sử dụng thang

đo Likert 5 cấp độ nhằm đánh giá và lượng hóa các chỉ thị điều tra

- Phương pháp thống kê mô tả sử dụng thang đo Likert: Kết quả thu được từ bảng

hỏi về hệ thống sử dụng đất là dữ liệu đầu vào của phương pháp thống kê, mô tả Mức độ của các nhóm chỉ thị được thống kê theo 3 chỉ số và mô tả bằng thang đo Likert:

+ Giá trị trọng số trung bình (weighted mean): wM =∑f (X 1 + X 2 + +X n )

N

Trong đó: ∑f : tổng tần số của chỉ thị nghiên cứu

f(Xn): tần số hoặc số câu trả lời lựa chọn mức độ n (n=1,2…5) N: tổng số câu trả lời

+ Độ lệch chuẩn so với trọng số trung bình (weighted standard deviation):

+ Thứ tự ưu tiên: là giá trị sắp xếp thứ tự dựa theo trọng số trung bình (wM)

nhằm xác định các áp lực – hiện trạng – giải pháp chính ở các tiểu vùng HTSDĐ Thang đo Likert mô tả mức độ của các nhóm chỉ thị dựa trên giá trị trọng số trung bình (wM) Dựa trên thang đo này, các chỉ thị được sắp xếp thứ tự và phân

Trang 34

C B NPV

1

1

)1(

nhóm Đề tài nghiên cứu kết hợp với khung PSR và thang đo Likert phân tích các chỉ thị chất lượng đất đai

Bảng 1 3 Mức độ đánh giá các chỉ tiêu theo thang đo Likert

Trọng số trung bình (wM) Mức độ

1,00 – 1,80 Rất thấp 1,81 - 2,60 Thấp 2,61 - 3,40 Trung bình 3,41 - 4,20 Cao

4,21 - 5,00 Rất cao

- Phương pháp đánh giá kinh tế - sinh thái các hệ thống sử dụng đất:

Dùng để đánh giá tính thích nghi sinh thái, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp huyện Quốc Oai cho phát triển một số mô hình nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn nghiên cứu Trong đó, phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA - Cost Benefit Analysis) được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các HTSDĐ Phương pháp CBA với các chỉ tiêu: Giá trị hiện ròng trung bình/ha/năm (NPV/ha/năm) và tỉ suất lợi ích - chi phí trung bình/năm (R/năm) Trong đó, hệ số R cho phép so sánh hiệu quả đầu tư và đưa ra các quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hệ số R vàNPV được xác định theo công thức sau:

Trong đó:Bt: Lợi ích thu được năm thứ t; Ct: Chi phí năm thứ t; r: hệ số chiết khấu; n: số năm tính toán

- Phương pháp tổng hợp, phân tích:

+ Dùng để tổng hợp, phân tích các đặc điểm của các hệ thống sử dụng đất

nông nghiệp huyện Quốc Oai, phân tích một số mô hình nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn nghiên cứu

+ Phân tích, đưa ra định hướng và giải pháp phát phát triển một số mô hình nông nghiệp tuần hoàn góp phần sử dụng đất nông nghiệp bền vững của huyện trong giai đoạn từ nay đến năm 2030

n

t

t t

r C r

B R

) 1 (

Trang 35

25

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN QUỐC OAI,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Quốc Oai

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Quốc Oai nằm phía Tây Bắc Thành phố Hà Nội, là vùng bán sơn địa,

có toạ độ địa lý từ: 20 054’ đến 21004’vĩ độ bắc và 105030’ đến 105043’ kinh độ đông

Hình 2 1 Sơ đồ vị trí huyện Quốc Oai (Nguồn: Internet)

- Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ và Thạch Thất

- Phía Nam giáp huyện Chương Mỹ

- Phía Đông giáp huyện Hoài Đức và quận Hà Đông

- Phía Tây giáp huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình)

2.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Quốc Oai nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng Bắc Bộ Nhìn chung địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành ba dạng địa hình chính:

Trang 36

26

- Vùng đồi núi gồm 5 xã Đông Xuân, Phú Cát, Phú Mãn, Hòa Thạch và Đông Yên Đây là vùng bán sơn địa, đất đồi gò có độ cao phổ biến từ 20-25m, đất ruộng từ 7-10m

- Vùng nội đồng gồm 7 xã Ngọc Mỹ, Thạch Thán, Nghĩa Hương, Cấn Hữu, Ngọc Liệp, Tuyết Nghĩa, Liệp Tuyết, có độ cao 5-7m, đọ dốc giảm dần về phía Tây Nam

- Vùng bãi ven sông gồm 9 xã Sài Sơn, Phượng Cách, Yên Sơn, Đồng Quang, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành và thị trấn Quốc Oai, có độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam

2.1.1.3 Khí hậu và thời tiết

Quốc Oai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 4

mùa khá rõ nét với các đặc trưng khí hậu chính như sau:

- Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình cả năm là 23-240C

- Số giờ nắng trong năm trung bình là 1.600-1.700 giờ

- Lượng mưa bình quân năm là 1.650-1.800mm

- Lượng bốc hơi cả năm chiếm 60% so với lượng mưa trung bình năm

- Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 83%

- Gió: hướng gió thịnh hành về mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Đông Nam

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Hiện nay, ở huyện kinh tế tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng khá và tương đối ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; thu ngân sách tăng mạnh qua các năm Công tác xây dựng nông thôn mới đạt kết quả nổi bật, toàn diện, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt Trong 15 tiêu chí chủ yếu của Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện có 12 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 3 chỉ tiêu đạt kế hoạch

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt 14.058 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,7% Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng, tỷ trọng: Công nghiệp, xây dựng 58,9%; dịch vụ 28,9%; nông - lâm – thuỷ sản 12,2% Kinh tế trang trại dần phát triển, giá trị sản xuất bình quân đạt 1,58 tỷ đồng/01 trang trại Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp ngày càng tăng, bình quân hàng năm chiếm 60% trong giá trị sản xuất nông nghiệp

Huyện đã huy động và thu hút mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, tổng thu ngân sách trong

Trang 37

27

giai đoạn 2015-2019 đạt 4.200 tỷ đồng, xã hội hoá đóng góp gần 230 tỷ đồng góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu chi cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện

Lĩnh vực văn hoá – xã hội, y tế, giáo dục và môi trường được quan tâm và có bước phát triển mới Công tác Quốc phòng, an ninh được đảm bảo, trật tự xã hội được thực hiện tốt

2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Quốc Oai

Căn cứ vào các loại bản đồ và nguồn số liệu báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2019, đã xác định được hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất của huyện Quốc Oai đến ngày 31/12/2019 như sau:

Tổng diện tích tự nhiên có 15122,1 ha tăng 9,3 ha so với số liệu kiểm kê đất đai năm 2014 do điều chỉnh lại địa giới hành chính của 21 xã, thị trấn theo đề án

513 của Thủ tướng Chính phủ Trong đó:

- Đất nông nghiệp có 9732,0 ha giảm 217,1 ha so với số liệu kiểm kê đất đai năm 2014;

- Đất phi nông nghiệp có 5299,0 ha tăng 225,7 ha so với số liệu kiểm kê đất đai năm 2014;

- Đất chưa sử dụng có 91,2 ha tăng 0,7 ha so với số liệu kiểm kê đất đai năm

I Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính

Trang 38

2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,

Nguồn: Phòng TNMT huyện Quốc Oai, Báo cáo kiểm kê tính đến 31/12/ 2019

Đối với nhóm đất nông nghiệp

Diện tích nhóm đất nông nghiệp trên địa bàn huyện là 9732,0 ha chiếm 64,4

% tổng diện tích tự nhiên của huyện

a Đất sản xuất nông nghiệp:

Đất sản xuất nông nghiệp có 7738,0 ha chiếm 51,2% tổng diện tích tự nhiên của huyện bao gồm các loại đất Trong đó:

- Đất trồng cây hàng năm: Diện tích 5991,5 ha; chiếm 39,6% tổng diện tích

tự nhiên

+ Đất trồng lúa: Diện tích 5320,2 ha; chiếm 35,2% tổng diện tích tự nhiên + Đất trồng cây hàng năm khác: Diện tích 671,3 ha; chiếm 4,4% tổng diện tích tự nhiên

- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích 1746,5 ha; chiếm 11,6% tổng diện tích tự nhiên

b Đất lâm nghiệp:

Trang 39

29

Đất lâm nghiệp có 1085,3 ha chiếm 7,2% tổng diện tích tự nhiên Trong đó:

- Đất rừng sản xuất: 587,2 ha chiếm 3,9% tổng diện tích tự nhiên

- Đất rừng phòng hộ: 498,1ha chiếm 3,3% tổng diện tích tự nhiên

c Đất nuôi trồng thủy sản:

Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là: 459,3 ha chiếm 3,0% tổng diện tích đất

tự nhiên của huyện

2.3 Đặc điểm các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp huyện Quốc Oai

2.3.1 Đơn vị đất đai

a Lựa chọn chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Trong phần cơ sở lý luận đã chỉ rõ mỗi ĐVĐĐ phản ánh tính chất riêng biệt của khí hậu, đá mẹ - địa hình, đất và điều kiện tưới tiêu Do điều kiện khí hậu của huyện được coi là tương đối đồng nhất không có sự phân hóa sâu sắc trong khu vực nghiên cứu nên trong đánh giá nó được xem như yếu tố nền để lựa chọn LHSDĐ nông nghiệp thích hợp với điều kiện nhiệt, ẩm của khu vực Vì vậy, khi xem xét các chỉ tiêu xác định các ĐVĐĐ quan tâm chủ yếu đến ba nhóm còn lại (đá mẹ - địa hình, đất và điều kiện tưới tiêu) với các chỉ tiêu cụ thể:

là đá mẹ Dựa vào bản đồ địa chất, đá mẹ/mẫu chất hình thành đất ở khu vực huyện Quốc Oai được phân thành các loại: đá macma bazơ; đá cuội kết, cát kết, phiến sét;

đá vôi silic; đá phiến thạch anh; trầm tích sông, suối, hồ đầm lầy; trầm tích hỗn hợp sông – lũ tích; trầm tích đầm lầy; trầm tích sông biển (bảng 2.2) Qua bảng trên cho

Trang 40

30

thấy đất huyện Quốc Oai được hình thành chủ yếu trên các trầm tích bở rời, phân bố

ở hầu hết các xã trong huyện

Bảng 2 2 Các loại đá mẹ/mẫu chất hình thành đất ở huyện Quốc Oai

Stt Phân loại đá mẹ Ký hiệu

+ Địa hình: Chỉ tiêu này trong các nghị định, thông tư hướng dẫn của Bộ NN

& PTNN thường được sử dụng với thuật ngữ là “địa hình tương đối” và hay dùng cho khu vực đồng bằng có xem xét đến khả năng ngập nước của cây trồng Như vậy, căn cứ độ cao địa hình tương đối (h) kết hợp có xem xét đến hệ thống đê điều ảnh hưởng tới khả năng ngập nước của cây trồng sẽ xác định được “địa hình tương đối” ở vùng đồng bằng

Dựa các điểm độ cao trên bản đồ địa hình để tiến hành xây dựng mô hình DEM, từ đó xác định được độ phân cắt sâu, kết hợp bản đồ địa mạo, hiện trạng thủy lợi, đê điều, thủy văn nước mặt và khảo sát thực địa, tham khảo ý kiến chuyên gia (các cán bộ Phòng TN&MT, Phòng Kinh tế, các trưởng thôn, các xã viên HTX nông nghiệp) để xác định được các dạng địa hình cho huyện Quốc Oai

Bảng 2 3 Cơ cấu diện tích theo hình thái địa hình ở huyện Quốc Oai

Phân loại Diện tích

(ha)

Tỉ lệ (%)

Nguồn: Cơ sở phân loại dựa trên Địa mạo đại cương của Đào Đình Bắc(2008)

Các dạng địa hình được phân thành: núi thấp, đồi thấp, đồng bằng thấp Trong đó, đồng bằng thấp gồm đồng bằng thấp trong đê và đồng bằng thấp ngoài

đê Đồng bằng thấp trong đê bao gồm bãi bồi cao, bãi bồi trung tâm, một phần diện

Ngày đăng: 09/10/2024, 22:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Hongbin Liu, Yuepeng Zhou (2018), "Urbanization, Land Use Behavior and Land Quality in Rural China: An Analysis Based on Pressure-Response-Impact Framework and SEM Approach", 15 (12), 2621 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Urbanization, Land Use Behavior and Land Quality in Rural China: An Analysis Based on Pressure-Response-Impact Framework and SEM Approach
Tác giả: Hongbin Liu, Yuepeng Zhou
Năm: 2018
3. Ranjan Roy, Ngai Weng Chan (2012), "An assessment of agricultural sustainability indicators in Bangladesh: review and synthesis", The Environmentalist, 32 (1), 99-110 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An assessment of agricultural sustainability indicators in Bangladesh: review and synthesis
Tác giả: Ranjan Roy, Ngai Weng Chan
Năm: 2012
16. UNDP FAO, UNEP and World Bank, (1997), "Land quality indicators and their use in sustainable agriculture and rural development: Proceedings of the workshop (FAO land and water bulletin)," Food and Agriculture Organization of the United Naitons, ISBN-13:978-9251039755 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Land quality indicators and their use in sustainable agriculture and rural development: Proceedings of the workshop (FAO land and water bulletin)
Tác giả: UNDP FAO, UNEP and World Bank
Năm: 1997
20. A. Van Bodegom, van Middelaar, J., Metz N. (2019), "Circular Agriculture in Low and Middle Income Countries. ", Discussion paper, Food & Knowledge Platform.Tiếng Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Circular Agriculture in Low and Middle Income Countries
Tác giả: A. Van Bodegom, van Middelaar, J., Metz N
Năm: 2019
5. China LADA team (2008), " Land use system map of China. LADA project China country report. Available from: http://www.fao.org/nr/lada/index.php?option=com_docman&task=doc_download&gid=763&Itemid=165 &lang=en. &#34 Link
4. Peter H. V Aurélien L, và Elke S, (2012), " A land-use systems approach to represent land-use dynamics at continental and global scales. Elsevier Ltd, 33, 61–79.&#34 Khác
6. Dent D và Young A (1981), "Soil Survey and Land Evaluation, George Allen and Unwin, London.&#34 Khác
7. Gulliver Dixon J, Gibbon D, (2001), " Farming Systems and Poverty - Improving farmers’ livelihoods in a changing world. FAO and World Bank, Rome and Washington DC.&#34 Khác
8. Driessen P.M và Konijn N.T (1992), "Land use systems analysis, Wageningen, The Netherlands.&#34 Khác
9. FAO (1976), "A Framework for Land Evaluation, Soil bulletin 32, ed, FAO, Rome. &#34 Khác
10. FAO (1983), " Guidelines: Land Evaluation for Rain fed Agriculture, FAO, Rome&#34 Khác
11. FAO (1985), "Guidelines: Land Evaluation for Irrigated Agriculture. &#34 Khác
12. FAO (1989), "Guidelines: Land Evaluation and Farming Systems Analisys for Land Use Planning.&#34 Khác
13. FAO (1990), "Guidelines: Land Evaluation for Agriculture Development, Soil bulletin 64, ed, FAO, Rome.&#34 Khác
14. FAO (1993), "Guidelines for Land Use Planning. FAO Development Series 1, FAO/ AGLS, Rome.&#34 Khác
15. FAO (2007), "Land evaluation: Towards a revised framework. FAO discussion papers.&#34 Khác
17. Huizing H (1993), "Land evaluation, International Institute for Aerospace survey and Earth sciences.&#34 Khác
18. A. et al Ravelo (2010), " Unpublished LADA land use system report of Argentina. &#34 Khác
19. Fresco L.O Stomph T.J, và van Keulen H, (1994), "Land Use System Evaluation: Concepts and Methodology, Agricultural Systems, Elsevier Science Limited, England.&#34 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1. Cấu trúc HTSDĐ theo Dent D và Young A (1981) - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Hình 1. 1. Cấu trúc HTSDĐ theo Dent D và Young A (1981) (Trang 14)
Bảng 1. 1. Những đặc tính đất đai có liên quan và mô tả cho chất lượng đất đai - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Bảng 1. 1. Những đặc tính đất đai có liên quan và mô tả cho chất lượng đất đai (Trang 21)
Hình 1. 2. Mô hình khái niệm hệ thống sử dụng đất đai và các bộ phận cấu thành - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Hình 1. 2. Mô hình khái niệm hệ thống sử dụng đất đai và các bộ phận cấu thành (Trang 28)
Hình 1. 3. Khung lý thuyết thực hiện nghiên cứu - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Hình 1. 3. Khung lý thuyết thực hiện nghiên cứu (Trang 30)
Hình 2. 1. Sơ đồ vị trí huyện Quốc Oai (Nguồn: Internet) - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Hình 2. 1. Sơ đồ vị trí huyện Quốc Oai (Nguồn: Internet) (Trang 35)
Bảng 2. 1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Quốc Oai - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Bảng 2. 1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Quốc Oai (Trang 37)
Bảng 2. 2. Các loại đá mẹ/mẫu chất hình thành đất ở huyện Quốc Oai - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Bảng 2. 2. Các loại đá mẹ/mẫu chất hình thành đất ở huyện Quốc Oai (Trang 40)
Bảng 2. 4. Cơ cấu diện tích các loại đất theo độ dốc ở huyện Quốc Oai - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Bảng 2. 4. Cơ cấu diện tích các loại đất theo độ dốc ở huyện Quốc Oai (Trang 41)
Hình 2. 2. Bản đồ đơn vị đất đai huyện Quốc Oai - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Hình 2. 2. Bản đồ đơn vị đất đai huyện Quốc Oai (Trang 47)
Hình 2. 3. Chú giải Bản đồ đơn vị đất đai - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Hình 2. 3. Chú giải Bản đồ đơn vị đất đai (Trang 48)
Bảng 2. 10. Các đơn vị đất đai huyện Quốc Oai - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Bảng 2. 10. Các đơn vị đất đai huyện Quốc Oai (Trang 49)
Hình 2. 4. Bản đồ hệ thống sử dụng đất nôn g nghiệp huyện Quốc Oai - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Hình 2. 4. Bản đồ hệ thống sử dụng đất nôn g nghiệp huyện Quốc Oai (Trang 54)
Hình 2. 5. Chú giải bản đồ hệ thống sử dụng đất nông nghiệp của huyện Quốc Oai - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Hình 2. 5. Chú giải bản đồ hệ thống sử dụng đất nông nghiệp của huyện Quốc Oai (Trang 55)
Hình 2. 6. Bản đồ phân vùng Hệ thống sử dụng đất nông nghiệp huyện Quốc Oai  (Nguồn: Hệ thống sử dụng đất nông nghiệp: Cơ sở lý luận và nghiên cứu ứng dụng - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Hình 2. 6. Bản đồ phân vùng Hệ thống sử dụng đất nông nghiệp huyện Quốc Oai (Nguồn: Hệ thống sử dụng đất nông nghiệp: Cơ sở lý luận và nghiên cứu ứng dụng (Trang 58)
Hình 3. 1. Tháp dữ liệu thông tin - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Hình 3. 1. Tháp dữ liệu thông tin (Trang 62)
Bảng 3. 3. Áp lực từ các yếu tố tự nhiên đến HTSDĐ nông nghiệp - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Bảng 3. 3. Áp lực từ các yếu tố tự nhiên đến HTSDĐ nông nghiệp (Trang 65)
Bảng 3. 4. Áp lực đến HTSDĐ nông nghiệp từ các yếu tố  kinh tế - xã hội - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Bảng 3. 4. Áp lực đến HTSDĐ nông nghiệp từ các yếu tố kinh tế - xã hội (Trang 67)
Bảng 3. 5. Áp lực tới các HTSDĐ nông nghiệp từ những chính sách của nhà nước - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Bảng 3. 5. Áp lực tới các HTSDĐ nông nghiệp từ những chính sách của nhà nước (Trang 68)
Bảng 3. 6. Mức độ thay đổi trong chất lượng và môi trường đất - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Bảng 3. 6. Mức độ thay đổi trong chất lượng và môi trường đất (Trang 68)
Bảng 3. 7. Mức độ thay đổi sử dụng đất của các HTSDĐ trên các tiểu vùng - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Bảng 3. 7. Mức độ thay đổi sử dụng đất của các HTSDĐ trên các tiểu vùng (Trang 69)
Bảng 3. 8. Mức độ thay đổi các đặc trưng về kinh tế - văn hóa – xã hội - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Bảng 3. 8. Mức độ thay đổi các đặc trưng về kinh tế - văn hóa – xã hội (Trang 70)
Bảng 3. 14. Ma trận chuẩn hóa và trọng số các chỉ tiêu thành phần của  lúa – cá - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Bảng 3. 14. Ma trận chuẩn hóa và trọng số các chỉ tiêu thành phần của lúa – cá (Trang 76)
Bảng 3. 15. Ma trận chuẩn hóa và trọng số các chỉ tiêu thành phần của rau màu - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Bảng 3. 15. Ma trận chuẩn hóa và trọng số các chỉ tiêu thành phần của rau màu (Trang 76)
Bảng 3. 16. Ma trận chuẩn hóa và trọng số các chỉ tiêu thành phần của cây ăn quả - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Bảng 3. 16. Ma trận chuẩn hóa và trọng số các chỉ tiêu thành phần của cây ăn quả (Trang 77)
Hình 3. 2. Ảnh thực địa phỏng vấn mô hình Lúa cá của bà Nguyễn Thị Lan - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Hình 3. 2. Ảnh thực địa phỏng vấn mô hình Lúa cá của bà Nguyễn Thị Lan (Trang 78)
Hình 3. 3. Một số hình ảnh khảo sát thực địa tại HTX Nông nghiệp Quảng Yên - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Hình 3. 3. Một số hình ảnh khảo sát thực địa tại HTX Nông nghiệp Quảng Yên (Trang 80)
Hình 3. 4. Hình ảnh phỏng vấn ông Nguyễn Văn Dũng - chủ nhiệm HTX Nông - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Hình 3. 4. Hình ảnh phỏng vấn ông Nguyễn Văn Dũng - chủ nhiệm HTX Nông (Trang 81)
Bảng 3. 19. Kết quả mức độ thích nghi sinh thái của HTSDĐ cây ăn quả lâu năm - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Bảng 3. 19. Kết quả mức độ thích nghi sinh thái của HTSDĐ cây ăn quả lâu năm (Trang 82)
Bảng 3. 22. Bảng phân tích hiệu quả kinh tế của một số mô hình trên 1 mẫu - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Bảng 3. 22. Bảng phân tích hiệu quả kinh tế của một số mô hình trên 1 mẫu (Trang 85)
Bảng 3. 23. Bảng phân tích chi phí – lợi ích của một HTSDĐ cây ăn quả (cây nhãn) - Đánh giá hệ thống sử dụng Đất theo tiếp cận bộ chỉ thị chất lượng Đất Đai phục vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn bền vững Ở huyện quốc oai, thành phố hà nội
Bảng 3. 23. Bảng phân tích chi phí – lợi ích của một HTSDĐ cây ăn quả (cây nhãn) (Trang 86)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w