Khái niệm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất là một trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo quy định tại Luật đất đai 2013, cùng với Hiến pháp và pháp luật
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
- -
LÊ THỊ MAI ANH
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
HÀ NỘI – 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
- -
LÊ THỊ MAI ANH
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8850103.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Đức Phúc XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Đề tài “Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu của cá nhân
tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều có xuất xứ, nguồn gốc cụ thể Việc sử dụng các thông tin này trong quá trình nghiên cứu là hoàn toàn hợp lệ
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Lê Thị Mai Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình của cơ quan, bạn bè và đồng nghiệp Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành về sự quan tâm quý báu đó
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS TS Ngô Đức Phúc đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận văn
Tôi xin cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn
Tôi xin cảm ơn các Thầy, Cô giáo và cán bộ thuộc Phòng Đào tạo – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi thực hiện Luận văn
Tôi xin cảm ơn phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đã cung cấp tài liệu và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài; xin cảm ơn các anh, chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận văn; xin cảm ơn bạn bè, gia đình đã luôn cổ vũ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Lê Thị Mai Anh
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Cơ sở lý luận của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 4
1.1.1 Khái niệm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 4
1.1.2 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất 4
1.1.3 Hệ thống quy hoạch sử dụng đất 6
1.1.4 Nhiệm vụ và nội dung của quy hoạch sử dụng đất 7
1.1.5 Những nguyên tắc cơ bản của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 8
1.1.6 Vị trí, vai trò của quy hoạch sử dụng đất trong công tác quản lý đất đai và phát triển kinh tế, xã hội 9
1.2 Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (quận) 10
1.2.1 Theo Luật Đất đai 2003 và các văn bản dưới luật 10
1.2.2 Theo Luật Đất đai 2013 và các văn bản dưới luật 13
1.3 Chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện 17
1.4 Kinh nghiệm quy hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới 19
1.4.1 Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản 19
1.4.2 Quy hoạch sử dụng đất ở Hàn Quốc 20
1.4.3 Quy hoạch sử dụng đất ở Thụy Điển 21
1.4.4 Quy hoạch sử dụng đất ở CHLB Đức 21
1.4.5 Nhận xét chung và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 22
1.5 Khái quát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Hà Nội đến 2020 và định hướng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2030 22
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2011 ĐẾN 2019 CỦA QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 27
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Hà Đông 27
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 27
2.1.2 Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội 31
2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Hà Đông 32
2.2 Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 34
Trang 62.2.1 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận Hà Đông 34
2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất 37
2.2.3 Tình hình biến động diện tích đất đai 39
2.3 Khái quát phương án quy hoạch sử dụng đất quận Hà Đông thời kỳ 2011 – 2020 41
2.3.2 Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) 44
2.4 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 -2020 quận Hà Đông 46
2.4.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 của quận Hà Đông 46
2.4.2 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2020 của quận Hà Đông 53
2.5 Đánh giá những mặt được, tồn tại trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 trên địa bàn quận Hà Đông 72
2.5.1 Những ưu điểm 72
2.5.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 73
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT QUẬN HÀ ĐÔNG 78
ĐẾN 2030 78
3.1 KHÁI QUÁT PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN HÀ ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2021 – 2030 78
3.1.1 Mục tiêu tổng quát 78
3.1.2 Một số chỉ tiêu phấn đấu 5 năm 2021 – 2025 79
3.2 ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT QUẬN HÀ ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2021 – 2030 79
3.2.1 Xác định chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 của kỳ trước chưa thực hiện hết 79
3.2.2 Định hướng phân bổ đất đai và sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 80
3.3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA QUẬN HÀ ĐÔNG 81
3.3.1 Nhóm giải pháp chung 81
3.3.2 Nhóm giải pháp riêng cho quận Hà Đông 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
1 KẾT LUẬN 91
2 KIẾN NGHỊ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 95
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 1 Những điểm Khác nhau giữa Luật đất đai 2013 so với Luật đất đai 2003 về
Quy hoạch sử dụng đất 14
Bảng 1 2 Chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện 18
Bảng 1 3: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố Hà Nội 23
Bảng 2 1 Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất 37
Bảng 2 2 Phân bổ diện tích các loại đất trong kỳ kế hoạch (2011-2015) 45
Bảng 2 3 Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2015 48
Bảng 2 4 Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2015 49
Bảng 2 5: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 53
Bảng 2 6 Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 58
Bảng 2 7 Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2018 62
Bảng 2 8 Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 65
Bảng 2 9 Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2020 69
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1 1: Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 26
Hình 2 1 Sơ đồ vị trí quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 27
Hình 2 2: Biểu đồ so sánh cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2019 40
Hình 2 3 Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất tại quận Hà Đông năm 2015 47
Hình 2 4 Hình ảnh quy hoạch đường Vành đai 4 đi qua quận Hà Đông 87
Hình 2 5 Hình ảnh quy hoạch cải tạo đường quốc lộ 6 từ Ba La đến Xuân Mai 88
Hình 2 6 Hình ảnh xây dựng trạm bơm Yên Nghĩa 89
Hình 2 7 Khu đất quy hoạch xây Khu công viên văn hóa-vui chơi, giải trí-thể thao tại quận Hà Đông, TP Hà Nội 90
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn tài nguyên hữu hạn, nó là nền tảng cho mọi hoạt động của con người Với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và các thành phố nói riêng, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra rất nhanh Đặc biệt là các khu đô thị, với nhu cầu ngày càng cao về đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân, đòi hỏi cơ sở vật chất, hạ tầng
kỹ thuật về nhà ở, khu dịch vụ cũng như sản xuất nông nghiệp ngày càng cao Bên cạnh đó, với tác động của biến đổi khí hậu làm cho trái đất nóng lên, mực nước biển dâng, cùng với việc gia tăng dân số hiện nay, áp lực đối với việc quy hoạch sử dụng đất sao cho hợp lý, hiệu quả đòi hỏi nhà quản lý phải cân nhắc, tính toán hết sức cẩn thận để sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất
Do đó, Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng, việc thực hiện quy hoạch sử dụng phải đất đáp ứng nhu cầu thực tế và phương hướng phát triển kinh tế
- xã hội của từng địa phương nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả, sử dụng triệt để quỹ đất
Để quy hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả tốt nhất thì việc đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kết hợp với đánh giá biến động sử dụng đất để làm
rõ những hạn chế, khó khăn tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; những vấn đề chưa hợp lý trong sử dụng đất đai, từ đó đưa ra một số định hướng cho Lập quy hoạch kỳ tiếp theo Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội có nhiều biến động sử dụng đất trong quá trình phát triển đô thị trong những năm vừa qua, rất cần
có những đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố và định hướng cho công tác lập quy hoạch đến năm 2030
Xuất phát từ mục đích, ý nghĩa đó, việc thực hiện đề tài luận văn“Đánh giá kết
quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực trong tình hình hiện nay
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quận Hà Đông, thành phố Hà Nội qua 5 năm kỳ đầu 2011-2015 và các năm tiếp theo từ 2016-2020
để làm rõ những hạn chế, khó khăn tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất, những vấn đề chưa hợp lý trong sử dụng đất đai tại quận Hà Đông
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi trong thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quận Hà Đông và một số định hướng đến năm 2030
Trang 113 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý luận và pháp lý về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quận/huyện
- Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu có liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quận Hà Đông, giai đoạn 2011 – 2020
- Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 –
2015 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm từ 2016 đến 2020 của quận Hà Đông Phân tích làm rõ những mặt được và những tồn tại, hạn chế trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận Hà Đông
- Đề xuất một số định hướng cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm
2030 và các giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Phạm vi nội dung khoa học: Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu
kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011- 2015, kế hoạch sử dụng đất hàng năm 2016,
2017, 2018, 2019, 2020 trong phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 –
2020 của quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập thông tin tài liệu, số liệu thứ cấp:
Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất và các tài liệu, số liệu khác có liên quan đến đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất quận Hà Đông, thành phố Hà Nội Cụ thể:
- Tại UBND quận Hà Đông: Thu thập tài liệu, số liệu về báo cáo quy hoạch sử dụng đất quận Hà Đông; tình hình phát triển kinh tế - xã hội quận Hà Đông; báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 và hàng năm từ 2016 đến
2020
- Phòng Tài nguyên và Môi trường: thu thập báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai quận Hà Đông qua các năm 2014, 2019; tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận
Phương pháp thống kê:
Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm (các chỉ tiêu
sử dụng đất, các công trình quan trọng cấp tỉnh xác định trên địa bàn thành phố; các
Trang 12công trình thành phố xác định), thống kê diện tích, công trình, dự án đã thực hiện theo
kế hoạch hoặc chưa thực hiện theo kế hoạch; tổng hợp phân tích các yếu tố tác động đến kết quả triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất
5.2 Phương pháp so sánh:
So sánh giữa kết quả đạt được (hiện trạng sử dụng đất) với kế hoạch sử dụng đất làm rõ mức độ thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong giai đoạn thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm từ 2016-
2020 trên địa bàn quận Hà Đông
5.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích:
Tổng hợp các thông tin, số liệu đã điều tra thu thập được về thực trạng thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quận Hà Đông, tổng hợp những nguyên nhân dẫn đến các công trình, dự án chưa được thực hiện phục vụ cho việc phân tích và rút ra nhận xét, đánh giá Từ đó đưa ra đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quận Hà Đông và một số định hướng đến năm
2030
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 của quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và một số định hướng cho lập quy hoạch sử dụng đất quận Hà Đông đến năm 2030
Trang 13CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.1.1 Khái niệm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là một trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo quy định tại Luật đất đai 2013, cùng với Hiến pháp và pháp luật, quy hoạch sử dụng đất là một trong những căn cứ để nhà nước thực hiện quản lý nhà nước về đất đai, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất… Nếu công tác lập và quản lý quy hoạch sử dụng đất được thực hiện nghiêm túc, có chất lượng thì sẽ có tác động tích cực, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực phát triển và đảm bảo nhu cầu về đất đai cho các ngành Trong những năm gần đây, nhà nước đã có nhiều chính sách để đảm bảo việc lập và thực hiện quy hoạch được diễn ra nghiêm túc, đồng thời đưa thêm tiêu chí về quy hoạch sử dụng đất bền vững
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai 2013 “Quy hoạch sử dụng đất:
Là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định” [11]
Như vậy, có thể hiểu quy hoạch sử dụng đất như sau: “Quy hoạch sử dụng đất
là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức
và sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường”
Tại khoản 3 Điều 3 “Kế hoạch sử dụng đất: Là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất” [11]
Quy hoạch sử dụng đất là cơ sở quan trọng để địa phương làm căn cứ xây dựng
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho năm tiếp theo và thực hiện công tác quản lý đất đai như: giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất…
1.1.2 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã hội, tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan
Trang 14trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện như sau [7]:
- Tính lịch sử xã hội: Trong quy hoạch sử dụng đất luôn nảy sinh quan hệ giữa
người với đất đai - yếu tố tự nhiên cũng như quan hệ giữa người với người và nó thể hiện đồng thời hai yếu tố: thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và thúc đẩy sự phát triển của các mối quan hệ sản xuất Do vậy, quy hoạch sử dụng đất luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội và lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát của quy hoạch sử dụng đất Nói cách khác quy hoạch sử dụng đất có tính lịch sử
xã hội Tính chất lịch sử của quy hoạch sử dụng đất xác nhận vai trò lịch sử của nó trong từng thời kỳ xây dựng và hoàn thiện phương thức sản xuất xã hội, thể hiện ở mục đích, yêu cầu, nội dung và sự hoàn thiện của phương án quy hoạch sử dụng đất
- Tính tổng hợp: Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất được biểu hiện chủ
yếu ở hai mặt như sau:
+ Mặt thứ nhất: Đối với của quy hoạch sử dụng đất là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ tài nguyên đất đai cho nhu cầu toàn bộ nền kinh tế quốc dân (trong quy hoạch sử dụng đất thường đụng chạm đến việc sử dụng của tất cả các loại đất chính) + Mặt thứ hai: Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số đất đai, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, môi trường và sinh thái Với đặc điểm này quy hoạch sử dụng đất lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất, điều hòa các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực; xác định và điều phối phương hướng, phương thức phân phối sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội, đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc độ và ổn định
- Tính dài hạn: Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất thể hiện ở chỗ thời hạn
của quy hoạch sử dụng đất là 10 năm hoặc lâu hơn Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất phụ thuộc vào dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế xã hội quan trọng như sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát triển lâu dài kinh tế xã hội Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài (cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội) cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến
- Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: Với đặc tính dài hạn quy hoạch sử dụng đất
chỉ dự kiến được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất với tính đại thể chứ không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể,
Trang 15chi tiết của sự thay đổi Do khoảng thời gian dự báo là tương đối dài nhưng lại phải chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch thường là không cụ thể và chi tiết như trong kế hoạch ngắn và trung hạn do vậy nó chỉ có thể là một quy hoạch mang tính chiến lược chỉ đạo vĩ mô Các chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hóa quy hoạch càng ổn định
- Tính chính sách: Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rất rõ đặc tính chính trị và
chính sách xã hội Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế xã hội, tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai
và môi trường sinh thái
- Tính khả biến: Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước, theo
nhiều phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế xã hội trong một thời kỳ nhất định Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của quy hoạch sử dụng đất không còn phù hợp thì việc chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch Quy hoạch sử dụng đất luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chu kỳ “Quy hoạch - thực hiện - quy hoạch lại hoặc Chỉnh lý - tiếp tục thực hiện ” với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao
1.1.3 Hệ thống quy hoạch sử dụng đất
Thông thường hệ thống quy hoạch sử dụng đất được phân loại theo nhiều cấp
vị khác nhau (như loại hình, dạng, hình thức quy hoạch…) nhằm giải quyết các nhiệm
vụ cụ thể về sử dụng đất đai (như điều chỉnh quan hệ đất đai hay tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất) từ tổng thể đến thiết kế chi tiết
Trong quá trình phát triển, hệ thống QHSDĐ được thiết lập làm cơ sở quan trọng để tổ chức phân bố hợp lý lực lượng sản xuất QHSDĐ là một hệ thống, được tiến hành ở các quy mô khác nhau, từ vĩ mô đến vi mô Các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều loại hệ thống, tùy trường hợp cụ thể để áp dụng cho phù hợp Ở Việt Nam, tại Điều 36 của Luật Đất đai năm 2013 quy định về hệ thống QH, KHSDĐ gồm [11]:
(i) QH,KHSDĐ cấp quốc gia
(ii) QH,KHSDĐ cấp tỉnh
Trang 16(iii) QH,KHSDĐ cấp huyện
(iv) QH,KHSDĐ quốc phòng
(v) QH,KHSDĐ an ninh
QHSDĐ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sử dụng đất Luật Đất đai năm
2013 quy định tiến hành QHSDĐ ở 3 cấp lãnh thổ gồm: cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện Luật quy định lồng ghép nội dung của các vùng kinh tế - xã hội vào QHSDĐ cấp quốc gia, QHSDĐ cấp xã vào QHSDĐ cấp huyện nhằm tăng tính liên kết vùng, đồng bộ giữa các quy hoạch của các xã trên địa bàn huyện; khắc phục được tình trạng trùng lắp trong công tác lập QH, KHSDĐ, đồng thời rút ngắn thời gian lập QH, KHSDĐ Việc lập QHSDĐ tiến hành theo trình tự từ trên xuống dưới và sau đó bổ sung hoàn chỉnh từ dưới lên, đây là quá trình có mối quan hệ trực tiếp và chặt chẽ giữa tổng thể và cụ thể, giữa vĩ mô và vi mô, giữa trung ương và địa phương trong hệ thống chỉnh thể
1.1.4 Nhiệm vụ và nội dung của quy hoạch sử dụng đất
Đối với mỗi quốc gia, cũng như từng vùng trong một nước (khác nhau về không gian), nhiệm vụ và nội dung quy hoạch sử dụng đất ở các giai đoạn lịch sử khác nhau (về thời gian) là rất khác nhau
Trong giai đoạn hiện nay, nội dung của quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
- Điều tra, nghiên cứu phân tích tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai (đặc biệt là đất chưa sử dụng);
- Đề xuất phương hướng, mục tiêu, trọng điểm và các nhiệm vụ cơ bản về sử dụng đất trong kỳ quy hoạch (dựa trên cơ sở dự báo biến động sử dụng đất đai, nhu cầu đất của các ngành kinh tế quốc dân, khả năng đáp ứng về số lượng và chất lượng đất đai);
- Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh (điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất, phân phối hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, xử lý, điều hòa nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, đưa ra các chỉ tiêu khống chế - chỉ tiêu khung để quản lý vĩ mô đối với từng loại sử dụng đất - 3 nhóm đất chính theo quy định của Luật Đất đai năm 2013);
- Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án;
- Xác định các biện pháp khai thác, sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường;
- Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất
Trang 17Nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch sử dụng đất là: phân phối hợp lý đất đai cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; hình thành hệ thống cơ cấu sử dụng đất phù hợp với cơ cấu kinh tế; khai thác tiềm năng đất đai và sử dụng đất đúng mục đích; hình thành, phân bố hợp lý các tổ hợp không gian sử dụng đất nhằm đạt hiệu quả tổng hòa giữa ba lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường cao nhất [13]
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống quy hoạch nhiều cấp Ngoài lợi ích chung của cả nước, mỗi vùng, mỗi địa phương tự quyết định những lợi ích cục bộ của minh
Vì vậy, để đảm bảo sự thống nhất, khi xây dựng và triển khai quy hoạch sử dụng đất phải tuân thủ các thể chế hành chính hiện hành của Nhà nước [9]
Hệ thống quản lý hành chính của nước ta được phân chia thành ba cấp: quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện Tùy thuộc và chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp, quy hoạch
sử dụng đất có nội dung và ý nghĩa khác nhau Quy hoạch của cấp trên là cơ sở và chỗ dựa cho quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới; quy hoạch của cấp dưới là phần tiếp theo, cụ thể hóa quy hoạch của cấp trên và là căn cứ để điều chỉnh các quy hoạch
vĩ mô
1.1.5 Những nguyên tắc cơ bản của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc [11]: 1) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
2) Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh
tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã
3) Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả
4) Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu
5) Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
6) Dân chủ và công khai
7) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo
vệ môi trường
8) Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải
Trang 18bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt
1.1.6 Vị trí, vai trò của quy hoạch sử dụng đất trong công tác quản lý đất đai và phát triển kinh tế, xã hội
Quy hoạch sử dụng đất đóng vai trò quan trọng được thể hiện như [7]:
- Quy hoạch sử dụng đất là biện pháp quan trọng của Nhà nước trong việc tổ chức quản lý và kế hoạch sử dụng quỹ đất một cách tiết kiệm và có khoa học Bởi vì quy hoạch sẽ thống kê được từng loại đất, chủ sử dụng đất, lên kế hoạch sử dụng đất cho cả nước, cả tỉnh và cả huyện Qua đó, Nhà nước quản lý chặt chẽ và đồng thời định hướng cho người sử dụng đất, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích và bảo vệ môi trường
- Quy hoạch sử dụng đất là một bước đột phá nhằm mục đích thúc đẩy nhanh quá trình lập bản đồ sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính trên toàn quốc cũng như thúc đẩy thực việc cấp giấy chứng nhận, làm cơ sở cho việc chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất cho thuê đất, là căn cứ định ra các loại giá đất cho phù hợp, kịp thời chính xác
- Quy hoạch sử dụng đất không những giúp cho quá trình quản lý được tốt mà còn bố trí sắp xếp kế hoạch sử dụng các loại đất một cách khoa học, tận dụng hết tiềm năng của đất, tránh hoang hoá, hoặc sử dụng đất quá mức, đảm bảo cho đời sống kinh
tế được ổn định và phát triển bền vững
- Quy hoạch sử dụng đất sẽ giúp cho tâm lý người sử dụng đất được vững vàng
và an tâm đầu tư sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình và xã hội, đồng thời giúp cho quá trình quản lý được tốt mà còn bố trí sắp xếp kế hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, có khoa học, tận dụng hết tiềm năng sử dụng đất
- Quy hoạch sử dụng đất sẽ là căn cứ lâu dài và quan trọng cho ngành, cho cả nước, tỉnh, huyện bố trí quỹ đất hợp lý, đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả
- Quy hoạch sử dụng đất phải thực hiện đồng thời cả hai chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ về đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất của xã hội kết hợp với bảo vệ môi trường
Từ những phân tích nêu trên cho thấy, việc lập quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chi tiết của mình, từ đó xác lập
Trang 19sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở để giao đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ các nhu cầu dân sinh, nhu cầu văn hóa xã hội
Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm
tổ chức lại việc sử dụng đất đai theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh trình trạng chuyển mục đích tùy tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông lâm nghiệp Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm hủy hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế xã hội và các hậu quả khó lường về bất
ổn chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển dần sang nền kinh tế thị trường
1.2 Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (quận)
1.2.1 Theo Luật Đất đai 2003 và các văn bản dưới luật
Luật Đất đai 2003, tại Điều 23 nêu rõ nội dung quy hoạch sử dụng đất:
+ Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai;
+ Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch;
+ Xác định các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
+ Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án;
+ Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường; + Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất
Trên cơ sở 6 nội dung về quy hoạch sử dụng đất đã được Luật Đất đai quy định,
Nghị định số 181/2004/NĐ – CP tại Điều 12 cụ thể hóa thành 11 nội dung như sau [3]:
1 Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn thực hiện quy hoạch
2 Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất trong kỳ quy hoạch trước theo các mục đích sử dụng gồm đất trồng lúa nước, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thuỷ sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác; đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; đất xây dựng trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất tôn giáo,
Trang 20tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây
3 Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ theo quy định sau:
a) Đối với đất đang sử dụng thì đánh giá sự phù hợp và không phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong
- xã hội của cả nước, của các ngành và các địa phương
6 Xây dựng các phương án phân bổ diện tích các loại đất cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch được thực hiện như sau: a) Khoanh định trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các khu vực sử dụng đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng đất, loại đất mà khi chuyển mục đích sử dụng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các khu vực sử dụng đất phi nông nghiệp theo chức năng làm khu dân cư đô thị, khu dân cư nông thôn, khu hành chính, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu dịch vụ, khu di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh, khu vực đất quốc phòng, an ninh và các công trình,
dự án khác có quy mô sử dụng đất lớn; các khu vực đất chưa sử dụng
Việc khoanh định được thực hiện đối với khu vực đất có diện tích thể hiện được lên bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
b) Xác định diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng; diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác, trong đó có diện tích đất dự kiến phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án
7 Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của từng phương án phân bổ quỹ đất theo nội dung sau:
Trang 21a) Phân tích hiệu quả kinh tế bao gồm việc dự kiến các nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai
và chi phí cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
b) Phân tích ảnh hưởng xã hội bao gồm việc dự kiến số hộ dân phải di dời, số lao động mất việc làm do bị thu hồi đất, số việc làm mới được tạo ra từ việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất;
c) Đánh giá tác động môi trường của việc sử dụng đất theo mục đích sử dụng mới của phương án phân bổ quỹ đất
8 Lựa chọn phương án phân bổ quỹ đất hợp lý căn cứ vào kết quả phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường thực hiện ở khoản 7 Điều này
9 Thể hiện phương án quy hoạch sử dụng đất được lựa chọn trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất
10 Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường cần phải áp dụng đối với từng loại đất, phù hợp với địa bàn quy hoạch
11 Xác định giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất phù hợp với đặc điểm của địa bàn quy hoạch
Ngày 13/8/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ – CP quy định
cụ thể nội dung quy hoạch sử dụng đất cho từng cấp, trong đó quy định nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện như sau [4]:
- Xác định cụ thể diện tích các loại đất trên địa bàn huyện đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
- Xác định diện tích các loại đất để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cấp huyện gồm: đất nuôi trồng thủy sản không tập trung, đất làm muối; đất khu dân cư nông thôn; đất trụ sở cơ quan công trình, sự nghiệp cấp huyện; đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại; đất cơ sở sản xuất kinh doanh; đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ; đất phát triển hạ tầng cấp huyện; đất có mặt nước chuyên dùng; đất nghĩa trang, nghĩa địa do huyện quản lý;
- Diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đáp ứng nhu cầu của huyện;
- Xác định diện tích đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng;
- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
- Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất
Trang 221.2.2 Theo Luật Đất đai 2013 và các văn bản dưới luật
Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được quy định tại Điều 40 Luật Đất đai 2013 gồm:
a) Định hướng sử dụng đất 10 năm;
b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã; c) Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
d) Xác định diện tích các loại đất đã xác định tại điểm b khoản này đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
đ) Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy hoạch đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a,
b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này thì thể hiện chi tiết đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
e) Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất
Nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước; b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện, cấp xã trong năm kế hoạch;
c) Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án sử dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã
Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh;
d) Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với các loại đất phải xin phép quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
đ) Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;
g) Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất
Trang 23Theo Thông tư 29/2014/TT-BTNMT ngày 2/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việc lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu cấp huyện được thực hiện theo trình tự sau [1]:
1 Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu;
2 Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất;
3 Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai;
4 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất;
5 Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu;
6 Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan;
7 Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai
Bảng 1 1 Những điểm Khác nhau giữa Luật đất đai 2013 so với Luật đất đai 2003 về
Luật đất đai năm 2013 bổ sung những quy định quan trọng:
Tại Khoản 2 Điều 35: “Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã”
Tại Khoản 7 Điều 35:“Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng,
an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường”
Tại Khoản 8 Điều 35:“Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt”
2 Căn cứ và
nội dung lập
quy hoạch
sử dụng đất
Về căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất: Luật đất đai của năm 2003 và Luật
đất đai năm 2013 đều quy định những căn cứ với ý nghĩa và tinh thần như nhau, tuy nhiên câu chữ theo từng thời kỳ là khác nhau nhưng vẫn thể hiện đúng quan điểm của các nhà làm luật Về phần căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất hầu hết là không có những điểm khác nhau đáng kể
Về nội dung lập quy hoạch sử dụng đất:
1 Luật đất đai năm 2013 đã có những quy định đầy đủ, rõ ràng căn cứ và nội dung lập quy hoạch sử dụng đất của từng cấp nhằm khắc phục được những khó khăn khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định riêng cho từng cấp để vừa đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý của từng
Trang 24cấp; đảm bảo nguyên tắc “Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo
đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã”
2 Điểm đổi mới đặc biệt và có tính đột phá trong nội dung lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất trong Luật đất đai năm 2013 là tại Điểm c Khoản 4
Điều 40 quy định cụ thể “Nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của
cấp huyện” Trong đó quy định: “Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi
để thực hiện công trình, dự án sử dụng đất vào mục đích quy định tại Điều
61 và Điều 62 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh” Đồng thời Luật cũng quy định
tại Điểm đ Khoản 4 Điều 40:“Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm
của cấp huyện” để thể hiện được công trình, dự án này
Chính việc đổi mới này của Luật đất đai năm 2013 trong việc quy định nội dung lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện làm cơ sở thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất gắn với nhu cầu sử dụng đất trong năm của các ngành, lĩnh vực, của các cấp, phù hợp với khả năng đầu tư và huy động nguồn lực, khắc phục lãng phí trong việc giao đất cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư
3 Để tránh chồng chéo trong quy hoạch, Luật Đất đai năm 2013 đã quy định mối liên kết giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị trên địa
bàn quận tại Khoản 5 Điều 40, cụ thể là: “Đối với quận đã có quy hoạch
đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không lập quy hoạch sử dụng đất nhưng phải lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm; trường hợp quy hoạch đô thị của quận không phù hợp với diện tích đã được phân
bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thì phải điều chỉnh quy hoạch đô thị cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh”
Trang 25lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng thực hiện Ngoài ra, nhằm đảm bảo tính khả thi của của việc lấy ý kiến, nâng cao vai trò, ý nghĩa của việc lấy ý kiến
về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Luật còn giao Chính phủ quy định chi tiết Điều này"
Luật đất đai năm 2013 lại quy định: Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện ( khoản 3 Điều 46)
2 Nhằm nâng cao trách nhiệm trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đảm bảo quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai Luật Đất đai năm 2013 bổ sung quy định tại Khoản 3 Điều 45: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều
62 của Luật này trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện” Với quy định như vậy sẽ tránh được tình trạng tùy tiện trong việc điều chỉnh các dự án
5 Tư vấn
lập quy
hoạch sử
dụng đất
Luật Đất đai năm 2013 bổ sung thêm một điều về “Tư vấn lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất” (Điều 47) nhằm chấn chỉnh và chuyên môn hóa các
tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, góp phần nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
sử dụng đất; tại Khoản 2 Điều 49 đã quy định cụ thể:“Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người
sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật”
Trang 262 Để khắc phục những khó khăn, bất cập trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại thời điểm kết thúc kỳ quy hoạch sử dụng đất mà quy hoạch sử dụng đất kỳ mới chưa được phê duyệt, cụ thể Khoản
4 Điều 49 quy định: “Khi kết thúc kỳ quy hoạch sử dụng đất mà các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất chưa thực hiện hết thì vẫn được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt” Nội dung đổi mới này nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện các dự án đầu tư không bị đình trệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
1.3 Chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
Căn cứ văn bản hợp nhất Luật Đất đai số 21/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018
- gọi tắt Luật Đất đai;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều củaLuật Đất đai;
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị địnhquy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
- Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 Quy định chi tiết Nghị định
số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sưng một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 về hồ sơ địa chính, Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 về quản lý đất trồng lúa;
- Thông tư 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/4/2021 Quy định kỹ thuật việc lập, điều chinh quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất
Quy định cụ thể như sau:
Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BTNMT thì chỉ tiêu sử dụng đất,
mã ký hiệu trong kế hoạch sử dụng đất cấp huyện như sau:
Trang 27Bảng 1 2 Chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 2.13 Đất ở tại hông thôn ONT
2 Đất phi nông nghiệp PNN 2.14 Đất ở tại đô thị ODT Trong đó: 2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ
Trang 282.3 Đất khu công nghiệp SKK 2.18 Đất tín ngưỡng TIN 2.4 Đất cụm công nghiệp SKN 2.19 Đất sông, ngòi, kênh,
DHT 1 Đất khu công nghệ cao KCN
nghiệp (khu vực chuyên trồng lúa nước, khu vực chuyên ưồng cây công nghiệp lâu năm)
KNN
- Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 5 Khu lâm nghiệp (khu vực
rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất)
KLN
- Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 6 Khu du lịch KDL
- Đất xây dựng cơ sở giáo dục và
đào tạo
DGD 7 Khu bảo tồn thiên nhiên
và đa dạng sinh học
KBT
8 Khu phát triển công
nghiệp (khu công nghiệp, cụm công nghiệp)
KPC
Nguồn : Bộ Tài nguyên và Môi trường (2021)
1.4 Kinh nghiệm quy hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới
1.4.1 Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản quy hoạch sử dụng đất được phát triển từ rất lâu, đặc biệt phát triển mạnh vào đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20 do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở
Trang 29Nhật diễn ra mạnh mẽ Nhu cầu sử dụng đất đai để xây dựng các khu công nghiệp, khu
đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở cho người dân, xây dựng các khu vui chơi giải trí… rất lớn Để giải quyết vấn đề này, chính phủ Nhật Bản đã có nhiều chính sách về đất đai như: ban hành các đạo luật, trong đó có việc đẩy mạnh công tác quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản không những chú ý đến hiệu quả kinh tế, xã hội, mà còn rất chú trọng đến bảo vệ môi trường, tránh các rủi ro của tự nhiên như động đất, núi lửa… Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản chia ra: Quy hoạch
sử dụng đất tổng thể và Quy hoạch sử dụng đất chi tiết [10]
Đối với quy hoạch sử dụng đất tổng thể được xây dựng cho một vùng lãnh thổ rộng lớn tương đương với cấp tỉnh, cấp vùng trở lên Mục tiêu của quy hoạch đất tổng thể được xây dựng cho một chiến lược sử dụng đất dài hạn khoảng từ 15 - 30 năm nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội Quy hoạch này là định hướng cho quy hoạch sử dụng đất chi tiết Nội dung của quy hoạch này không quá đi vào chi tiết từng loại đất mà chỉ khoanh định cho các loại đất lớn như: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư, đất cơ sở hạ tầng, đất khác
Đối với quy hoạch sử dụng đất chi tiết được xây dựng cho vùng lãnh thổ nhỏ hơn tương đương với cấp xã Thời kỳ lập quy hoạch chi tiết là 5-10 năm về nội dung quy hoạch chi tiết rất cụ thể, không những rõ ràng cho từng loại đất, các thửa đất và các chủ sử dụng đất, mà còn có những quy định chi tiết cho các loại đất như: về hình dáng, quy mô diện tích, chiều cao xây dựng… Đối với quy hoạch sử dụng đất chi tiết ở Nhật Bản hết sức coi trọng đến việc tham gia ý kiến của các chủ sử dụng đất, cũng như tổ chức thực hiện phương án khi đã được phê duyệt Do vậy tính khả thi của phương án cao và người dân cũng chấp hành quy hoạch sử dụng đất rất tốt
1.4.2 Quy hoạch sử dụng đất ở Hàn Quốc
Hàn Quốc quy định việc lập quy hoạch sử dụng đất theo 03 cấp: quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất vùng thủ đô; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch sử dụng đất vùng đô thị cơ bản
Kỳ quy hoạch đối với cấp quốc gia, cấp tỉnh là 20 năm; quy hoạch sử dụng đất vùng
đô thị cơ bản và kế hoạch sử dụng đất là 10 năm Sau 5 năm sẽ tiến hành rà soát để điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển và thị trường Quy hoạch sử dụng đất
là nền tảng, căn cứ cho các quy hoạch khác như quy hoạch giao thông, xây dựng đô thị…
Quy hoạch sử dụng đất được thực hiện từ tổng thể tới chi tiết Quy hoạch cấp
Trang 30tỉnh, vùng thủ đô phải căn cứ trên cơ sở quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch cấp huyện, vùng đô thị phải căn cứ vào quy hoạch cấp tỉnh
Sau khi quy hoạch được duyệt sẽ công khai và phổ biến đến nhân dân Trách nhiệm thực hiện quy hoạch giao cho chính quyền Chính quyền cấp nào chịu trách nhiệm lập quy hoạch cấp đó và trong đó có chỉ rõ trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về quy hoạch Nhà nước có chính sách đảm bảo tính khả thi của quy hoạch, ví dụ như: hỗ trợ đối với các khu vực bảo tồn, các khu vực cần bảo vệ như miễn thuế, không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, được hỗ trợ đời sống [8]
1.4.3 Quy hoạch sử dụng đất ở Thụy Điển
Quá trình lập quy hoạch quốc gia của Thụy Điển bao gồm hai bước Bước đầu tiên là tiến hành nghiên cứu về nhu cầu sử dụng đất từ các ngành khác nhau của chính phủ và từ các mức độ phân cấp quản lý nhau, chính quyền địa phương, khu vực và chính quyền trung ương Mỗi lĩnh vực sử dụng đất (nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, sản xuất điện, bảo vệ môi trường và văn hóa) được tham vấn về các nhu cầu sử dụng đất ưu tiên Các nhu cầu sử dụng đất này sẽ được biên soạn và lợi ích cạnh tranh giữa các mục đích sử dụng đất khác nhau sẽ được xác định Bước thứ hai của quá trình lập quy hoạch là tham vấn các thành phố về ưu tiên của
họ cho các nhu cầu cạnh tranh về sử dụng đất Những nhu cầu sử dụng đất cụ thể được xác định chính là quan tâm của địa phương, khu vực hoặc quốc gia và được bảo
vệ trong hoạt động quy hoạch sử dụng đất tiếp đó do thành phố thực hiện Chính quyền quận sẽ biên soạn các kết quả này và gửi cho Chính phủ trung ương và Quốc hội để quyết định trong các trường hợp đang có xung đột giữa quốc gia lợi ích với lợi ích khu vực hoặc địa phương hoặc có sự cạnh tranh giữa các lợi ích quốc gia khác nhau Chính quyền trung ương thông qua Chính quyền vùng quản lý để bảo vệ các lợi ích quốc gia đã được xác định trong quy hoạch sử dụng đất sau đó của địa phương [8]
1.4.4 Quy hoạch sử dụng đất ở CHLB Đức
Quy hoạch không gian liên bang liên quan đến việc tổng hợp sự phát triển giữa các vùng và các ngành của toàn bộ lãnh thổ Cộng hoà Liên bang Đức Chính quyền liên bang đưa ra một khung quy định về nội dung và trình tự thủ tục (thông qua Luật Quy hoạch không gian Liên bang) Các bang có trách nhiệm tuân theo, cụ thể hoá và triển khai thực hiện [8]
Quy hoạch sử dụng đất là một bộ phận của quy hoạch không gian, do chính quyền địa phương thực hiện ở mức độ chi tiết tương ứng với cấp quận trên nền bản
đồ địa chính tỷ lệ 1/10.000, vị trí của quy hoạch sử dụng đất được xác định trong hệ
Trang 31thống quy hoạch phát triển không gian (theo 4 cấp): liên bang, vùng, tiểu vùng và đô
thị Trong đó, quy hoạch sử dụng đất được gắn liền với quy hoạch phát triển không gian ở cấp đô thị
Trong quy hoạch sử dụng đất ở Cộng hoà Liên bang Đức, cơ cấu sử dụng đất: đất nông nghiệp và lâm nghiệp vẫn là chủ yếu, chiếm khoảng 85% tổng diện tích; diện tích mặt nước, đất hoang là 3%; đất làm nhà ở, địa điểm làm việc, giao thông và
cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ cho dân chúng và nền kinh tế - gọi chung là đất ở và đất giao thông chiếm khoảng 12% tổng diện tích toàn Liên bang
1.4.5 Nhận xét chung và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tại các quốc gia trên với các chế độ chính trị khác nhau, các giai đoạn lịch sử
phát triển khác nhau đều chú trọng đến quy hoạch tổng thể lãnh thổ, quy hoạch vùng,
có hệ thống phân cấp về quy hoạch rõ ràng Tất cả các nước đều xác định tầm quan trọng của QHSDĐ trong hệ thống quy hoạch
QHSDĐ được lập từ tổng thể đến chi tiết (từ vĩ mô đến vi mô), trong đó quy hoạch sử dụng đất cấp vĩ mô (toàn quốc và các vùng lãnh thổ) có vai trò định hướng cho các QHSDĐ cấp vi mô (tỉnh, huyện, xã) QHSDĐ cấp vùng lãnh thổ là cấp trung gian giữa quy hoạch toàn quốc và quy hoạch các cấp địa phương, có vị trí quan trọng
và là yếu tố cấu thành của QHSDĐ toàn quốc, là căn cứ định hướng của quy hoạch đất đai các cấp hành chính
1.5 Khái quát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Hà Nội đến 2020 và định hướng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2030
Ngày 05/05/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số TTg về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 Với mục tiêu phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của vùng Thủ
490/QĐ-đô Hà Nội nhằm phát triển Thủ 490/QĐ-đô Hà Nội có đủ chức năng và vị thế của một trung tâm đô thị hiện đại trong khu vực Đông Nam Á và châu Á; giải quyết những bất cập, mâu thuẫn đang tồn tại ảnh hưởng tới quá trình phát triển chung cho cả vùng Thủ đô
Hà Nội Phát triển hài hoà, nâng cao chất lượng hệ thống đô thị trong vùng nhằm giảm sự tập trung vào Thủ đô Hà Nội trên cơ sở xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật diện rộng cấp vùng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững cho toàn vùng Dự báo đến năm 2020, đất xây dựng đô thị khoảng 111.500 ha, bình quân 120 m2/người, trong đó đất xây dựng công nghiệp khoảng 15.000 - 24.000 ha, đất xây dựng các điểm dân cư nông thôn khoảng 45.000
- 50.000 ha (bảng 1.1)
Trang 32Qua bảng ta thấy, đến năm 2020, diện tích các loại đất của thành phố Hà Nội
có nhiều thay đổi Một số loại hình sử dụng đất có xu hướng tăng lên là đất ở tại đô thị, đất phát triển hạ tầng, đất đô thị, đất khu bảo tồn thiên nhiên,… Số khác diện tích
bị giảm đi như: đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất,… Phần diện tích đất chưa sử dụng đã được đưa vào quy hoạch để tăng phần diện tích cần thiết cho các loại hình sử dụng đất khác với tiêu chí đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường
và phát triển bền vững [12]
Ngày 09/01/2013 Chính phủ ban hành Nghị Quyết số 06/NQ-CP về quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của thành phố Hà Nội [5] Chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất của thành phố Hà Nội đến năm
2020 được Chính phủ xét duyệt như sau:
Bảng 1 3: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố Hà Nội
bổ (ha)
TP xác định (ha)
Tổng số
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Trang 332.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp
2.4 Đất khu công nghiệp 4.318 3,2 4.255 4.628 8.883 5,0
- Đất xây dựng khu công nghiệp 2.065 4.255 0 4.255
- Đất xây dựng cụm công nghiệp 2.253 4.628 4.628 2.5 Đất cho hoạt động khoáng sản 400 0,3 841 841 0,5 2.6 Đất di tích, danh thắng 528 0,4 1.626 0 1.626 0,9 2.7 Đất xử lý, chôn lấp chất thải 312 0,2 3.713 8 3.721 2,1
2.9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2.848 2,1 3.833 3.833 2,1 2.10 Đất phát triển hạ tầng 45.493 33,7 66.597 0 66.597 37,2
Trang 34Theo Nghị quyết Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) TP Hà Nội, các chỉ tiêu về đất nông nghiệp, đến năm 2020 diện tích là 152.248 ha (giảm 36.117 ha), chiếm 45,7% diện tích tự nhiên (DTTN),
kế hoạch đến năm 2015 là 165.037 ha (giảm 23.328 ha), chiếm 54,9% DTTN Đất phi nông nghiệp, quy hoạch đến năm 2020 là 178.830 ha (tăng 43.637 ha) chiếm 53,7% DTTN, kế hoạch đến 2015 là 162.783 ha (tăng 27.590 ha), chiếm 54,1% DTTN Đối với đất chưa sử dụng, quy hoạch đến năm 2020 còn 1.811 ha (giảm 7.520
ha, chủ yếu sử dụng vào phục hồi và phát triển rừng) chiếm 0,5% DTTN, kế hoạch đến 2015 là 5.069 ha (giảm 4.163 ha), chiếm 1,6% DTTN
Định hướng đến năm 2030, xây dựng, phát triển Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước, đảm bảo thực hiện chức năng là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, công nghệ, giao thương và kinh tế lớn của cả nước Bảo tồn và phát huy giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến, xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, văn minh, tiêu biểu cho trí tuệ và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; thiết lập các cơ sở hàng đầu của đất nước về nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao Có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, môi trường bền vững Bảo đảm vững chắc an ninh chính trị, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Thủ đô trong khu vực và quốc tế được nâng cao Dân số đến năm 2030, khoảng 9,0 - 9,2 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 65 - 68% Đến năm 2030, tổng diện tích đất xây dựng đô thị và nông thôn khoảng 159.600 ha, trong
đó đất xây dựng đô thị khoảng 94.700 ha (chiếm khoảng 28,3% diện tích tự nhiên), chỉ tiêu khoảng 150 m2/người, bao gồm đất dân dụng khoảng 48.100 ha, chỉ tiêu khoảng 80 m2/người và đất ngoài dân dụng khoảng 46.600 ha
Trang 35Hình 1 1: Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030
Trang 36CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2011 ĐẾN 2019 CỦA
QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Hà Đông
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Quận Hà đông có toạ độ địa lý 20o59' vĩ độ Bắc, 105o45' kinh Đông, nằm dọc 2 bên quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hoà Bình cách trung tâm Thành phố Hà Nội 13 km về phía Tây, có diện tích tự nhiên 4.963,77 ha [15] Gồm 17 đơn vị hành chính phường,
có danh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm;
- Phía Nam giáp huyện Thanh Oai;
- Phía Đông giáp huyện Thanh Trì;
- Phía Tây giáp huyện Hoài Đức, huyện Quốc Oai
Hình 2 1 Sơ đồ vị trí quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
(Nguồn: Internet)
Trang 37* Địa hình, địa mạo
Hà Đông nằm trong vùng đồng bằng nên có địa hình đặc trưng của vùng bằng phẳng, độ chênh địa hình không lớn, biên độ cao trình nằm trong khoảng 3,5m - 6,8m Địa hình thành phố chia ra làm 3 khu vực chính:
- Khu vực Bắc và Đông sông Nhuệ;
- Khu vực Bắc sông La Khê;
- Khu Vực Nam sông La Khê;
Với đặc điểm địa hình bằng phẳng quận Hà Đông có điều kiện thuận lợi trong thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, luân canh tăng vụ, tăng năng suất Tuy vậy cũng cần củng cố hệ thống kênh mương để chủ động trong việc tưới và tiêu để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm dao động 23,10C - 23,30C tại trạm Hà Đông Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và có nhiệt độ trung bình thấp nhất
là 13,60C Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình thường trên 260C, tháng nóng nhất là tháng 7
Chế độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình từ 83-85% Tháng có ẩm độ trung bình cao nhất là tháng 3, tháng 4 (87-89%), các tháng có độ ẩm tương đối thấp là các tháng
11, tháng 12 (80-81%)
Chế độ bức xạ: hàng năm có khoảng 120-140 ngày nắng với tổng số giờ nắng trung bình tại trạm của quận là 1.617giờ Tuy nhiên số giờ nắng không phân bổ đều trong năm, mùa Đông thường có những đợt không có nắng kéo dài 2-5 ngày, mùa Hè
số giờ nắng trên ngày cao
Chế độ mưa: lượng mưa phân bổ không đều, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 85-90% tổng lượng mưa trong năm và mưa lớn thường tập trung vào các tháng
6, 7, 8 Mùa khô thường diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 10-15% lượng mưa cả năm và thường chỉ có mưa phùn, tháng mưa ít nhất là tháng 12, 1 và tháng 2
Trang 38* Thuỷ văn
Sông Nhuệ và sông La Khê là 2 con sông ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấp và tiêu thoát nước khu vực quận Theo tính toán của Viện Quy hoạch Thuỷ lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và kết qủa tính toán mực nước sông Nhuệ gần đây của trường đại học Thuỷ lợi thì tương lai mực nước sông Nhuệ còn cao hơn nhiều so với mực nước hiện nay Kết quả tính toán và thực đo như sau:
- Nước mặt: hiện nay cốt mặt nước sông Nhuệ mùa lũ thường ở cốt 5,600 m luôn cao hơn cốt tự nhiên 5,0m 5,6m Vì vậy về mùa mưa nơi nào chưa san lấp tôn cao thường bị úng ngập nặng
- Nước ngầm: mực nước ngầm có áp về mùa mưa (từ tháng 3 đến tháng 9) thường gặp ở cốt (-9m) đến (-11,0m); Mùa khô (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau) thường
ở cốt từ (-10m) đến (-13m) Còn nước ngầm mạch nông không áp thường cách mặt đất từ
xã Biên Giang và Đồng Mai
- Đất có màu nâu tươi đến nâu thẫm, theo số liệu phân tích loại đất này có phản ứng gần trung tính, thành phần cơ giới thịt nhẹ (tỷ lệ cấp hạt sét <0,002mm, ở tầng mặt dưới 10%) Hàm lượng mùn nghèo (0,56% và 1,03%) và có xu hướng giảm theo chiều sâu phẫu diện Đạm lân tổng số đều ở mức nghèo, kali tổng số giàu (đạm 0,075%, lân 0,08%, kali 1,12%), lân dễ tiêu thấp (dưới 3mg/100g đất) kali dễ tiêu khá (trên 10g/100g đất) Trong thành phần cation trao đổi thì hàm lượng Ca++ cao (>12mg/100g đất), magiê thấp (<2,5mg/100g đất)
Đây là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế hàng hoá (cây ăn quả, rau xanh) Hiện nay mới bước đầu thực hiện tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số khu vực
- Đất phù sa không được bồi (P) diện tích là 1.049 ha chiếm 37,4 % diện tích đất nông nghiệp phân bố rộng khắp theo các dải đê chính của sông Nhuệ và sông Đáy
Trang 39tập trung chủ yếu ở các xã Dương Nội, Đồng Mai và phân bố rải rác tại các phường Phúc La, Vạn Phúc, Văn Mỗ và các xã Kiến Hưng, Yên Nghĩa, Phú Lãm
Đất có màu nâu tươi, hình thái phẫu diện khá đồng nhất Theo số liệu phân tích, đất có phản ứng ít chua ở tầng mặt, càng xuống dưới sâu PH (KCL) càng tăng Hàm lượng mùn trung bình (1,6%), lân khá (0,17%), kali cao (1,58%), kali dễ tiêu khá (16mg/100g đất), lân dễ tiêu thấp (1,18mg/100g đất)
- Đất phù sa gley(Pg) diện tích chiếm 1.472 ha chiếm 52,5% diện tích đất nông nghiệp của Thành phố phân bố ở vùng có địa hình thấp ngập nước trong thời gian
dài, mực nước ngầm nông Đất phù sa gley tập trung chủ yếu tại 3 phường: (Phú Lương, Yên Nghĩa, Kiến Hưng) và một phần phân bố tại các phường (Dương Nội, Phú Lãm, các phường Hà Cầu, Vạn Phúc) Do phân bố ở địa hình thấp, bị ngập nước
trong thời gian dài, mực nước ngầm nông, nền đất thường bị gley từ trung bình đến mạnh Qua số liệu phân tích cho thấy tỷ lệ cấp hạt sét (<0,002mm) ở các tầng rất cao
và tăng theo chiều sâu phẫu diện, đất có phản ứng chua (PHKCl = 4,3 - 4,7) Hàm lượng mùn cao (2,5%), đạm, kali tổng số cao (0,22% và 1,96%) trong khi lân tổng số thấp (0,073%), lân dễ tiêu nghèo (1,18mg/100g đất), kali dễ tiêu trung bình (10mg/100g đất)
* Tài nguyên nước mặt
- Sông Nhuệ nối với sông Hồng tại Cống Chèm (Hà Nội), đoạn chảy qua quận Hà Đông có chiều dài 7 km, có tác dụng tưới và thoát nước cho địa bàn quận Hà Đông nói riêng và một số quận, huyện của thành phố Hà Nội nói chung
- Sông Đáy: Là một phân lưu chính của sông Hồng, về mùa cạn đoạn từ cửa Hát Môn đến Đập Đáy (Đan Phượng) chỉ còn là một lạch nhỏ vì cửa sông đã bị ngăn cách với sông Hồng bởi đê Vân Cốc và Đập Đáy, chỉ khi phân lũ mới được mở cửa Đập Đáy tiêu nước cho sông Hồng Sau khi chương trình làm sống lại dòng sông Đáy được thực hiện thì đây là nguồn cung cấp nước tưới và tiêu quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của thành phố Hà Nội nói chung và quận Hà Đông nói riêng
* Tài nguyên nước ngầm:
Quận Hà Đông nằm trong khu vực đồng bằng nên nhìn chung nước ngầm dồi dào và ở nông, có thể khai thác phục vụ trong sản xuất và sinh hoạt với trữ lượng khá [14]
Trang 402.1.2 Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội
Trong 5 năm vừa qua, kinh tế trên địa bàn Quận tiếp tục tăng trưởng khá Tổng giá trị sản xuất của một số ngành chủ yếu trên địa bàn bình quân 5 năm (2016 - 2020) tăng 18,0% (giá cố định năm 2010) Thu nhập bình quân đầu người 5 đạt 82,7 triệu đồng/người/năm Triển khai thực hiện Đề án số 02-ĐA/QU của Quận ủy về "Phát triển thương mại, dịch vụ giai đoạn 2010 - 2015 và những năm tiếp theo", thương mại dịch vụ của Quận từng bước được phát triển theo hướng chất lượng, văn minh, hiện đại; tập trung giải quyết vấn đề chợ cóc, chợ tạm; kết hợp hài hòa phát triển thương mại, dịch vụ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch liên quan của Thành phố và Quận [24]
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng có lợi, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp Tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng 50,81%; thương mại - du lịch - dịch vụ 49,14%; nông nghiệp 0,05%
Sản xuất nông nghiệp: Giá trị trồng trọt/ha canh tác năm 2015 đạt 100,4 triệu đồng/ha, năm 2020 đạt 147,0 triệu đồng/ha, tăng bình quân 8,66%/năm
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng được quan tâm, đặc biệt là chuyển đổi và khôi phục sản xuất trên diện tích đất nông nghiệp, xen kẹt góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân sau thu hồi đất Đã xây dựng được một số mô hình sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Sản xuất rau an toàn; trồng cây ăn quả
có giá trị kinh tế cao; trồng hoa Đào, hoa Ly, hoa Hồng, hoa Lan
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp được quan tâm thực hiện Hoàn thành quy hoạch thuỷ lợi quận Hà Đông giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Công tác phòng chống thiên tại hàng năm được triển khai kịp thời; hệ thống kênh, mương tiêu thường xuyên được tu bổ, nạo vét đảm bảo tiểu thoát nước trong mùa mưa lũ
Sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Bình quân 5 năm giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng đạt 14,9%/năm
- Hoàn thành đầu tư xây dựng, đưa vào sử dụng làng nghề dệt lụa Vạn Phúc
và tổ chức giao đất cho các nhóm hộ thuê đất đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh