1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp cơ khí chế tạo công ty cổ phần cao su Đà nẵng

52 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Học Kỳ Doanh Nghiệp & Thực Tập Tốt Nghiệp
Tác giả Sinh Viên Thực Hiện
Người hướng dẫn Ts. Nguyễn Xuân Bảo, Nguyễn Thanh Hiếu
Trường học Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật
Chuyên ngành Cơ Khí
Thể loại Báo Cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 13,15 MB

Cấu trúc

  • I. Tổng quan về Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (10)
    • 1. Giới thiệu chung về công ty (10)
    • 2. Sứ mệnh và tầm nhìn (10)
    • 3. Giá trị cốt lõi (11)
  • II. Nhân lực tổ chức xí nghiệp, chức năng và nhiệm vụ (12)
    • 1. Sơ đồ tổ chức công ty (12)
    • 2. Chức năng, nhiệm vụ (12)
  • III. Dây chuyền sản xuất và hệ thống kiểm tra chất lượng (14)
  • IV. Các quy định phòng cháy chữa cháy (14)
    • 1. Tín hiệu và quy ước an toàn (14)
    • 2. Các sự cố của thiết bị thường gặp (15)
  • V. Các dòng sản phẩm của công ty (15)
  • VI. Thành quả, vị thế và chiến lược phát triển (18)
    • 1. Thành quả và vị thế (18)
    • 2. Chiến lược phát triển (18)
  • CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT XÍ NGHIỆP CÁN LUYỆN (20)
    • I. Tổng quan về dây chuyền sản xuất (20)
      • 1. Cơ cấu phân bố của xí nghiệp (20)
      • 2. Tổng quan về máy trộn (21)
      • 3. Tổng quan về nguyên vật liệu (21)
      • 4. Tổng quan về công nghệ luyện (23)
    • II. Sơ đồ quy trình công nghệ và thiết bị luyện cao su (25)
      • 1. Sơ đồ quy trình công nghệ (25)
      • 2. Mục đích của silos tháng và silos ngày (27)
      • 3. Nhập dầu (27)
      • 4. Nhập chất độn và các phụ gia (27)
  • CHƯƠNG III: QUÁ TRÌNH LUYỆN CAO SU DÂY CHUYỀN (30)
    • I. QUÁ TRÌNH LUYỆN CAO SU DÂY CHUYỀN 1 (30)
      • 1. Nhà kho (30)
      • 2. Quá trình nhập liệu (30)
      • 3. Máy Luyện Kín (38)
      • 4. Luyện hở 1 và 2 (41)
      • 5. Giàn làm nguội và xuất su batch-off (41)
    • II. QUÁ TRÌNH LUYỆN CAO SU DÂY CHUYỀN 2 VÀ 3 (42)
    • III. QUÁ TRÌNH LUYỆN CAO SU DÂY CHUYỀN 4 ĐẾN 8 (42)
  • CHƯƠNG IV: CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ MÁY MÓC, THIẾT BỊ CỦA XÍ NGHIỆP CÁN LUYỆN (43)
    • I. THIẾT BỊ (43)
      • 1. Van (43)
      • 2. Cảm biến mức nguyên vật liệu (Level indicators) (45)
    • II. HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH MÁY LUYỆN KÍN (46)
      • 1. Giai đoạn chuẩn bị (46)
      • 2. Giai đoạn vận hành máy (46)
      • 3. Giai đoạn dừng máy (49)
    • III. GIAI ĐOẠN BẢO DƯỠNG (50)
  • KẾT LUẬN........................................................................................................43 (52)

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦUNgày nay, với sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp hiện đại trêntoàn thế giới cao su và các sản phẩm từ cao su đặc biệt là săm lốp cho cácphương tiện vân chuyển, đi lại

Tổng quan về Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

Giới thiệu chung về công ty

Tiền thân là nhà máy đắp vỏ xe của quân đội Mỹ Tháng 12/1975, sau khi miền Nam được giải phóng Tổng cục hóa chất cử đoàn cán bộ vào tiếp quản, đến ngày 25/12/1975 nhà máy Cao su Đà Nẵng chính thức được thành lập Năm 1993 nhà máy Cao Su Đà Nẵng chính thức đổi tên thành Công Ty Cao Su Đà Nẵng và sau đó đến năm 2005 Công Ty Cao Su Đà Nẵng được niêm yết trên thị trường chứng khóa và chính thức đổi tên thành Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng với tên gọi giao dịch là DRC ( DANANG RUBBERJOINT STOCK COMPANY). Đến nay Công ty đã có quá trình hình thành và phát triển liên tục 48 năm và trở thành công ty sản xuất lốp xe hàng đầu Việt Nam Địa chỉ hiện tại: Lô G, Đường

Tạ Quang Bửu, Phường Hòa Hiệp Bắc, Quận Liên Chiểu, Thành Phố Đà Nẵng.

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng mang đến sự thành công: Ban giám đốc có nhiều kinh nghiệm,năng động giúp Công ty phát triển liên tục nhiều năm Đội ngũ kỹ sư và cán bộ quản lý có tay nghề cao, sảng tạo, được cử đi tu nghiệp ở nước ngoài về phục vụ lâu dài Tập thể CBCNV đoàn kết nhất trí, tự tin và có trách nhiệm với công việc.

Hình 1 1 Công ty Cổ phần cao su Đà Nẵng

Sứ mệnh và tầm nhìn

Với sứ mệnh luôn thích nghi với sự thay đổi của thị trường, kịp thời nắm bắt xu hướng phát triển của thế giới và chủ động tạo lợi thế cạnh tranh để phát triển bền vững Đẩy mạnh xuất khẩu dòng sản phẩm lốp xe tải Radial toàn thép sang những thị trường tiềm năng.

- Tuyên bố về tầm nhìn doanh nghiệp:

 Luôn khẳng định DRC là nhà sản xuất hàng đầu về lốp Ô tô tải, Ô

Tô Khách tại Việt Nam và lốp Ôtô đặc chủng – chuyên dùng hàng đầu Đông Nam Á Không ngừng đẩy mạnh thâm nhập thị trường thế giới.

 Mở rộng và phát triển lớn mạnh các sản phẩm săm lốp xe truyền thống phục vụ nhu cầu đa dạng của Khách hàng.

- Giải thích về tuyên bố tầm nhìn của doanh nghiệp:

 DRC khẳng định với người tiêu dùng là thương hiệu lớn nổi tiếng và có uy tín nhất Việt Nam Điều này cũng có nghĩa là thị phần DRC sẽ được phát triển không ngừng tăng trưởng hàng năm.

Áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới vào quá trình sản xuất, chúng tôi tự hào mang đến những sản phẩm chất lượng cao với mức giá cạnh tranh, đáp ứng tối đa nhu cầu thiết thực của người tiêu dùng Điều này không chỉ góp phần nâng cao đời sống của người dân mà còn tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam.

- Tuyên bố về tầm nhìn thương hiệu sản phẩm:

 Khẳng định vị trí nhà sản xuất săm lốp xe hàng đầu Việt Nam

 Không ngừng vươn tầm thế giới

- Giải thích nội dung tuyên bố tầm nhìn thương hiệu

DRC là thương hiệu lốp xe tải và lốp chuyên dụng cỡ lớn uy tín và nổi tiếng nhất Việt Nam Thể hiện qua thị phần luôn nằm trong top đầu và không ngừng tăng trưởng.

 Thường xuyên cải tiến cập nhật công nghê tiên tiến trên thế giới Nâng cao chất lượng sản phẩm với giá bán cạnh tranh chính là đáp ứng lợi ích thiết thực của người tiêu dùng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế Việt Nam, mang đến lợi ích cho cộng đồng, cho chính CBCNV và cổ đông DRC.

 DRC phấn đấu là thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam trong cả thị trường nội địa và xuất khẩu Từng bước xây dựng hệ thống khách hàng tin cậy bền vững tại nhiều quốc gia với số lượng khách hàng ngày càng đông Khẳng định tầm nhìn vươn xa trên bản đồ thế giới.

Giá trị cốt lõi

- Tuyên bố về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp:

 Tinh thần đồng đội: Có chung niềm tin và mục tiêu vì sự phát triển Công ty Không đố kỵ, bè phái và luôn giúp đỡ, tương trợ, quan tâm lẫn nhau trong công việc và cuộc sống.

 Sự nhiệt huyết: Làm việc xuất phát từ tấm lòng, luôn làm việc hết mình với trách nhiệm cao nhất có thể.

 Tính chuyên nghiệp: Làm việc theo kế hoạch, có tinh thần trách nhiệm, tác phong công nghiệp, có tính tự chủ và tinh thần hợp tác trong công việc.

Không ngừng sáng tạo là một chìa khóa quan trọng dẫn đến thành công Thay vì thỏa mãn với thành quả hiện tại, hãy luôn tìm tòi và học hỏi cái mới Đừng bao giờ đóng khung mình trong những lối mòn, thay vào đó, hãy liên tục cải tiến và phát triển Bằng cách nuôi dưỡng tư duy sáng tạo, bạn có thể tìm ra những giải pháp độc đáo, đón đầu xu hướng và đạt được những đỉnh cao mới trong sự nghiệp của mình.

 Tôn trọng lợi ích Khách hàng – Doanh nghiệp – Cộng đồng: Đặt lợi ích Doanh nghiệp, lợi ích Khách hàng và cộng đồng cao hơn lợi ích cá nhân.

Nhân lực tổ chức xí nghiệp, chức năng và nhiệm vụ

Sơ đồ tổ chức công ty

Hình 1 2Sơ đồ tổ chức công ty

Chức năng, nhiệm vụ

Công ty bao gồm 7 xí nghiệp với nhiệm vụ nhất định:

•Xí nghiệp săm, lốp ô tô: chuyên sản xuất các loại săm, lốp ô tô.

•Xí nghiệp săm, lốp radial: chuyên sản xuất các loại săm, lốp radial

•Xí nghiệp săm, lốp xe đạp và xe máy: chuyên sản xuất các loại săm, lốp xe đạp - xe máy

•Xí nghiệp đắp lốp ô tô: chuyên đắp lại các loại lốp ô tô đã bị mòn sau thời gian sử dụng

•Xí nghiệp cán luyện: làm nhiệm vụ luyện cao su ban đầu thành cao su bán thành phẩm để cung cấp cho các xí nghiệp săm, lốp ô tô; xí nghiệp săm, lốp xe đạp – xe máy; xí nghiệp đắp lốp ô tô

•Xí nghiệp cơ khí: nhiệm vụ làm mới và sửa chữa về mặt cơ khí của các thiết bị trong tất cả các xí nghiệp trong công ty

•Xí nghiệp năng lượng: làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng ở tất cả các dạng cho tất cả các xí nghiệp của công ty

Công ty luôn cập nhật thông tin về máy móc thiết bị để đầu tư phục vụ nâng cao chất lượng sản phẩm Dây chuyền sản xuất được đầu tư đồng bộ với nhiều máy móc hiện đại, tiêu biểu là:

•Dây chuyền luyện kín công suất 270 lít nhập của Ý, là thiết bị tiên tiến, có qui trình tự động hoá cao, cung cấp cao su bán thành phẩm với chất lượng ổn định

•Hệ thống ép đùn mặt lốp nhập từ CHLB Đức, cung cấp cao su mặt lốp 3 thành phần đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, giúp lốp chịu mài mòn và gia tăng tuổi thọ

•Hệ thống máy thành hình lốp ô tô giúp cho việc phân bổ kết cấu lốp đồng đều, đảm bảo lốp chịu tải nặng và an toàn

•Hệ thống máy lưu hoá lốp ô tô, tự động vào ra lốp và kiểm soát thời gian lưu hoá, đáp ứng tốt tính năng kỹ thuật của lốp ô tô

•Cao su bán thành phẩm trong quá trình sản xuất được kiểm tra nghiêm ngặt bằng các thiết bị chuyên dùng như: máy kiểm tra độ khuyếch tán than đen, máy đo tốc độ lưu hoá, máy đo cường lực kéo đứt

•Lốp thành phẩm được chạy thử nghiệm trên máy đo cân bằng lốp, máy chạy lý trình,…Tất cả sản phẩm lỗi được loại bỏ Chỉ những sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng, gắn phiếu bảo hành trước khi bán ra thị trường

•Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 giúp cho sản phẩm củaDRC có độ tin cậy cao Săm lốp ô tô - xe máy DRC đạt tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS Lốp ô tô DRC đạt tiêu chuẩn an toànDOT 119 của Mỹ.

Dây chuyền sản xuất và hệ thống kiểm tra chất lượng

Công ty luôn cập nhật thông tin về máy móc thiết bị để đầu tư phục vụ nâng cao chất lượng sản phẩm Dây chuyền sản xuất được đầu tư đồng bộ với nhiều máy móc hiện đại, tiêu biểu là:

 Dây chuyền luyện kín công suất 270 lít nhập của Ý, là thiết bị tiên tiến, có qui trình tự động hoá cao, cung cấp cao su bán thành phẩm với chất lượng ổn định.

Hệ thống ép đùn mặt lốp tiên tiến nhập từ Đức cung cấp cao su mặt lốp 3 thành phần, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cao, tăng khả năng chịu mài mòn và kéo dài tuổi thọ của lốp.

 Hệ thống máy thành hình lốp ô tô giúp cho việc phân bổ kết cấu lốp đồng đều, đảm bảo lốp chịu tải nặng và an toàn

 Hệ thống máy lưu hoá lốp ô tô, tự động vào ra lốp và kiểm soát thời gian lưu hoá, đáp ứng tốt tính năng kỹ thuật của lốp ô tô

 Cao su bán thành phẩm trong quá trình sản xuất được kiểm tra nghiêm ngặt bằng các thiết bị chuyên dùng như: máy kiểm tra độ khuyếch tán than đen,máy đo tốc độ lưu hoá, máy đo cường lực kéo đứt

 Lốp thành phẩm được chạy thử nghiệm trên máy đo cân bằng lốp ,máy chạy lý trình, Tất cả sản phẩm lỗi được loại bỏ Chỉ những sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng , gắn phiếu bảo hành trước khi bán ra thị trường.

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 giúp cho sản phẩm DRC có độ tin cậy cao Săm lốp ô tô - xe máy DRC đạt tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS Lốp ô tô DRC đạt tiêu chuẩn an toàn DOT 119 của Mỹ.

Các quy định phòng cháy chữa cháy

Tín hiệu và quy ước an toàn

Tại mỗi máy đều được trang bị bình cứu hỏa, đảm bảo yêu cầu phòng cháy chữa cháy Nút báo cháy được lắp đặt ở nhiều vị trí thuận lợi, dễ tiếp cận trong nhà xưởng, nhằm mục đích báo cháy nhanh chóng khi có sự cố.

• Có các qui định, hướng dẫn an toàn được in thành bảng rõ ràng và đặt ở sảnh của nhà xưởng

• Công nhân và cán bộ kỹ thuật được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động: Giày, mũ, khẩu trang, áo quần bảo hộ…

• Các thiết bị máy móc đều có các cơ cấu an toàn, đèn hiệu Các bộ phận máy móc bên ngoài được sơn màu theo quy ước như sau:

- Bộ phận chính: Màu xanh

• Có bố trí tủ thuốc để sơ cứu

• Các máy có vùng hoạt động di chuyển, quay nguy hiển đều có đèn cảnh báo hoặc còi báo trong khi hoạt động.

Các sự cố của thiết bị thường gặp

• Do máy móc thiết của xí nghiệp nhiều, làm việc liên tục, có giai đoạn 24/24 nên việc xảy ra các hỏng hóc là không thể tránh khỏi mặt dù đã được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ Thiết bị của xí nghiệp nhiều về số lượng và chủng loại, do vậy, sự cố của thiết bị cũng rất đa dạng Sự cố được chia ra làm hai dạng chính: sự cố về mặt cơ khí và sự cố về mặt điện

Do các thiết bị cơ khí thường hoạt động với chuyển động quay, nên hệ thống bi và bạc phải làm việc liên tục, dẫn đến việc mài mòn là không thể tránh khỏi Khi mức độ mài mòn vượt quá ngưỡng cho phép, thiết bị được coi là hỏng và cần thay thế.

• Về mặt điện sự cố cũng rất đa dạng ở các máy có thể có những sự cố về

• mạch động lực hoặc sự cố xảy ra ở mạch điều khiển Sự cố ở mạch động lực là những sự cố xảy ra ở các động cơ, aptômat, khởi động từ Ở các động cơ do chuyển động của động cơ là chuyển động quay trên các vòng bi, nên sự cố của động cơ thường bắt nguồn từ sự cố về cơ khí của các vòng bi, việc mài mòn của các vòng bi quá giới hạn cho phép mà không được thay các vòng bi thì sẽ dẫn đến hỏng các cuộn dây của động cơ Ở mạch điều khiển do thiết bị nhiều về số lượng và đa dạng về chủng loại cho nên sự cố ở mạch điều khiển cũng rất đa dạng

• Quá trình sản xuất yêu cầu phải có áp lực để cung cấp cho một số thiết bị làm nhiệm vụ tạo lực để ép Áp lực có hai loại: áp lực dầu và áp lực khí Để điều khiển áp lực có hệ thống van điện từ khí nén, dầu với số lượng nhiều thường và có những sự cố hỏng pin hút Ngoài những sự cố trên còn rất nhiều sự cố khác, nói chung sự cố rất đa dạng nó phụ thuộc vào từng loại thiết bị nên ở đây chỉ nêu một số sự cố thường gặp.

Các dòng sản phẩm của công ty

+ Lốp ô tô DRC được người tiêu dùng tin dùng nhờ chịu tải nặng, chịu mài mòn tốt, tuổi thọ cao và được bảo hành chu đáo

+ Dòng lốp tải nhẹ có nhiều qui cách, phù hợp với xe khách từ 24 - 35 chỗ ngồi, các loại xe tải nhẹ và xe ben dưới 5 tấn

+ Dòng lốp tải nặng có nhiều quy cách, phù hợp với các loại xe vận tải hàng hoá, xe ben từ 5 tấn trở lên, xe buýt

+ Dòng lốp đặc chủng có nhiều qui cách phục vụ máy cày, máy kéo nông nghiệp Đặc biệt DRC là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam sản xuất lốp ô tô siêu tải nặng dành cho các loại xe, máy đặc chủng khai thác hầm mỏ, xe cẩu container tại bến Cảng, xe san, ủi đất đá với nhiều qui cách có cở vành từ 24 inch đến 51 inch

+ Dòng lốp ô tô đắp mang lại lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng với giá bán thấp,nhưng giá trị sử dụng tương đương lốp chính phẩm

+ Dòng sản phẩm săm lốp xe đạp, xe máy quen thuộc với đông đảo người tiêu dùng từ hơn 30 năm qua; sản phẩm thường xuyên được cải tiến đổi mới, đáp ứng tốt thị hiếu người tiêu dùng và xuất khẩu đi nhiều nước.

DRC cung cấp nhiều loại sản phẩm cao su kỹ thuật phục vụ nhu cầu đa dạng của các công trình giao thông, bến cảng Những sản phẩm này được ứng dụng rộng rãi trong các chi tiết cao su kỹ thuật của xe ô tô, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

H ình 1 3 Các sản phẩm lốp Radial

Hình 1 4 Các sản phẩm lốp Bias

• Lốp xe đạp & xe máy - Lốp xe máy

- Lốp xe tay ga DPLUS

Hình 1 5 Các sản phẩm lốp xe máy & xe đạp

- Săm xe máy & xe đạp

Hình 1 7 Cao su kĩ thuật

Hình 1 8 Cao su kĩ thuật.

Thành quả, vị thế và chiến lược phát triển

Thành quả và vị thế

- DRC đã thiết lập hệ thống phân phối mạnh và rộng khắp Việt Nam Các nhà phân phối DRC có nhiều kinh nghiệm, có sự gắn kết, hợp tác vì sự phát triển chung và lâu dài

- Nhiều khách hàng lớn tin dùng sản phẩm DRC như: Công ty Ôtô Trường Hải, Công ty ô tô Huyndai, Công ty TMT, Công ty ô tô Xuân Kiên,Tập đoàn than khoáng sản VN, nhiều Cty vận tải , xe khách cả nước.

- DRC cũng có nhiều khách hàng nước ngoài tin cậy tại hơn 38 quốc gia thuộc Châu Á , Nam Mỹ, Châu Âu

- Bằng sự linh hoạt và sáng tạo DRC đã tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường Tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong nhiều năm và ngày nay DRC chiếm thị phần lốp ô tô tải hàng đầu Việt Nam.

- Thương hiệu DRC được các tổ chức trong nước và quốc tế bình chọn, trao tặng nhiều danh hiệu như: Sao Vàng Đất Việt, Hàng VN chất lượng cao, Thương hiệu mạnh Việt Nam và được Nhà nước khen thưởng nhiều huân chương lao động, huân chương độc lập

Vào tháng 12/2006, Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Đông Dương (DRC) chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán với mã chứng khoán DRC Đây là minh chứng cho sự tự tin và tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh của Công ty, đồng thời đánh dấu một bước ngoặt mới trong quá trình phát triển của DRC.

Chiến lược phát triển

- Với lợi thế về nguồn nhân lực năng động, trách nhiệm; sản phẩm DRC có thị phần lớn, được Tập đoàn hoá chất Việt Nam quan tâm chỉ đạo

- Ngày 29/06/2013 DRC đã khánh thành nhà máy mới sản xuất lốp xe tải Radial bố thép công suất 600.000 lốp/năm Đây là nhà máy có quy mô lớn, công nghệ hiện đại được xây dựng tại Khu công nghiệp LiênChiểu Đà Nẵng sẽ đáp ứng tốt chiến lược tăng tốc của Công ty.

- Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất săm lốp, DRC tin tưởng sẽ tiếp tục đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế, xứng đáng là Nhà sản xuất săm lốp xe hàng đầu Việt Nam.

Hình 1 9 Nhà máy sản xuất lốp RADIAL

TỔNG QUAN VỀ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT XÍ NGHIỆP CÁN LUYỆN

Tổng quan về dây chuyền sản xuất

1 Cơ cấu phân bố của xí nghiệp:

Cơ sở 2 được thành lập vào năm 2004, gồm một xưởng luyện với chiều cao 24m

(4 tầng ) Mô hình mặt cắt của Xí nghiệp :

+ Hồ chứa nước để làm mát hệ thống luyện.

+ Kho chứa than và phòng gia nhiệt cho dầu công nghệ

+ Trạm hạ thế để cung cấp điện cho toàn nhà máy.

+ Trạm điện để cung cấp cho dàn luyện kín nhằm đảm bảo điện cung cấp + S1,S2,S3,S4 là bốn Silos tháng chứa than dự trữ cho việc sản xuất trong

2 Tổng quan về máy trộn:

Máy trộn bên trong với cấu trúc niêm phong bên trong giúp ngăn rò rỉ nguyên liệu trong quá trình trộn, tránh oxy hóa và bay hơi phụ gia Ngoài ra, khả năng thêm phụ gia dạng lỏng, cải thiện môi trường làm việc, giảm sức lao động và rút ngắn chu kỳ sản xuất là những ưu điểm nổi bật của máy trộn này Thiết kế cấu trúc bên trong buồng trộn tối ưu hóa hiệu quả làm việc, mở đường cho ứng dụng công nghệ điều khiển tự động trong tương lai.

Bảng 1 Dữ liệu hiệu suất chính.

Tổng thể tích buồng trộn 250L

Thể tích có sẵn của buồng trộn 187.5L

Tốc độ cánh quạt: Tỷ lệ tốc độ cánh quạt 4-40 r/min Động cơ chính Công Suất 1250W

Tốc độ 990 r/min Điện áp 6000 VAC

Toàn bộ tiếng ồn của máy Phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia

Tiêu thụ nước ~110 t/h (0.3 – 0.4 Mpa) Áp lực 0 – 0.6 Mpa

Kích thước tổng thể Chiều dài 11500 mm

3 Tổng quan về nguyên vật liệu:

Luyện cao su gồm 4 loại nguyên vật liệu chính: cao su nguyên vật liệu, than đen, chất độn và dầu công nghệ

- Cao su nguyên vật liệu : Trong công nghiệp cao su, cao su là nguyên vật liệu quan trọng nhất, nó quyết định phần lớn tính năng sử dụng của sản phẩm

Cao su nguyên vật liệu bao gồm cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp theo các chức năng của nó Hiện nay Xí nghiệp đang sử dụng một số loại cao su sau : + Cao su thiên nhiên qua sơ chế : cao su tờ xông khói TN1 sản xuất tại Việt Nam, cao su cốm CN1, CN3

Hình 2 1 Cao su thiên nhiên qua sơ chế

+ Cao su tổng hợp : cao su Polybutadiene PBR40, cao su Stirene- Butadiene SBR1712, SBR1502

- Than đen : có 4 loại khác nhau tuỳ thuộc đơn pha chế

Hình 2 2 Than dùng để luyện cao su

- Chất độn : chiếm thể tích khá lớn trong hỗn hợp cao su, thường từ 30- 70% so với trọng lượng cao su nguyên vật liệu Chức năng của chất độn là cải thiện thêm một số lý tính cho sản phẩm, cải thiện quá trình gia công tạo sản phẩm và hạ giá thành Ngoài ra còn có một số chất khác như : chất tạo màu, chất phòng lão, chất làm mềm, chất xúc tiến, chất lưu hoá

Hình 2 3 Chất độn cao su như Lưu huỳnh, CaCO 3

- Dầu công nghệ : có 4 loại khác nhau tuỳ thuộc đơn pha chế.

4 Tổng quan về công nghệ luyện: Để chế tạo săm lốp và các sản phẩm từ cao su phục vụ cho các phương tiện giao thông và các hoạt động khác Ta không thể sử dụng cao su thiên nhiên nguyên chất để chế tạo mà tùy theo yêu cầu kỹ thuật của từng sản phẩm mà cao su dùng để chế tạo nó có đặc điểm riêng Vì vậy ngoài thành phần cao su thiên nhiên, người ta còn thêm vào than đen, dầu công nghệ, các chất độn và các phụ gia nhằm tăng cơ tính của cao su theo yêu cầu kỹ thuật đề ra.

Trước đây để luyện cao su, người ta dùng máy luyện hở Máy luyện hở gồm hai lô hình trụ quay ngược chiều nhau để cán cao su, than đen, chất độn và các chất phụ gia Nguyên vật liệu được công nhân trực tiếp bỏ vào Phương pháp này có nhiều khuyết điểm :

+ Lao động thủ công : Đòi hỏi nhiều công nhân để nhập nguyên liệu vào máy.

+ Ô nhiễm môi trường : Do phải sử dụng than đen nên không thể tránh khỏi bụi Công nhân trực tiếp tiếp xúc với cao su, hóa chất.

+ Khối lượng công việc nặng : Khối lượng nguyên vật liệu lớn và cần phải nhập liên tục.

+ Thời gian chuẩn bị lớn : Thời gian nạp liệu lớn, khó thay đổi đơn pha chế Mỗi lần thay đổi đơn pha chế phải chuẩn bị lại nguyên vật liệu.

+ Không chính xác : Do công nhân điều khiển và trực tiếp nạp liệu nên không thể tránh khỏi sơ suất

Do đó, người ta sử dụng máy luyện kín để khắc phục các nhược điểm trên.

Các ưu điểm của máy luyện kín :

- An toàn hơn, sạch sẽ hơn, điều kiện làm việc tốt cho sức khỏe hơn.

- Tiết kiệm được không gian nhà xưởng, thích hợp với nhiều mẻ lớn.

- Tiết kiệm năng lượng và nhân công, thời gian luyện ngắn ( với một mẻ luyện, máy luyện kín chỉ mất khoảng 8 phút trong khi máy luyện hở mất khoảng

- Giảm chi phí đầu tư vào máy móc thiết bị phụ vụ vận chuyển nguyên vật liệu tồn kho để luyện trong ngày

- Nguyên vật liệu đưa vào máy luyện tốt hơn và đồng đều hơn.

- Bán thành phẩm có chất lượng đồng đều.

- Rất ít phụ thuộc vào người vận hành.

Bên cạnh đó, máy luyện kín cũng có một số nhược điểm sau :

- Thời gian cho việc làm sạch rất lớn.

- Việc quan sát quá trình cấp liệu của hệ thống đòi hỏi chi phí lớn.

- Một mẻ luyện nhỏ hơn hoặc lớn hơn thì không luyện được do thể tich máy không đổi.

Số lượng và thứ tự cấp liệu phụ thuộc vào đơn pha chế để tạo loại bán thành phẩm cần thiết.

Dàn làm nguội và xuất su ( Batch-Off )

Tùy thuộc vào mỗi đơn pha chế, các thành phần cần được pha trộn theo một tỷ lệ, thứ tự, phương pháp nhào trộn và thời gian nhào trộn nhất định Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và kết cấu của sản phẩm cuối cùng.

Sơ đồ quy trình công nghệ và thiết bị luyện cao su

1 Sơ đồ quy trình công nghệ:

Quy trình luyện cao su bao gồm 4 công đoạn như sơ đồ Trong đó, ngoại trừ việc cân su thao tác bằng tay nhờ cân điện tử, pha chế hoá chất nhỏ và hai máy luyện hở có sự can thiệp của công nhân trong việc nhận biết su đã đủ độ mịn theo yêu cầu chưa, còn lại tất cả các quá trình trong dây chuyền đều tự động nhờ điều khiển của các PLC S7-300 và được giám sát bằng phần mềm WinCC.

Hình 2 5 Sơ đồ giám sát và điều khiển quá trình luyện

Hình 2 6 Sơ đồ giám sát và điều khiển quá trình luyện

Hệ thống luyện kín bao gồm các khâu sau đây :

 Giàn làm nguội và xếp su

Hệ thống nạp liệu bao gồm nạp than đen, nạp dầu, chất độn và các chất phụ gia.

Than đen từ nhà kho được nạp vào các silos tháng, sau đó được chuyển qua silos ngày Từ đó được cân định lượng sau đó được nạp vào máy luyện kín,

Các silos tháng có thể tích chứa lớn là để dự trữ nguyên liệu cho sản xuất tối đa trong vòng một tháng Còn silos ngày được nạp liệu để hoạt động trong một ngày

2 Mục đích của silos tháng và silos ngày :

 Do khối lượng nguyên liệu lớn, nên thời gian đặt hàng nguyên liệu lâu, thời gian vận chuyển lớn, nhập nguyên liệu vào kho lâu

 Nên để đảm bảo nguyên liệu để nhà máy hoạt động liên tục, không phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu đầu vào, người ta thiết đặt các silos ngày và silos tháng để dự trữ và phân phối hoạt động của nhà máy Ngoài ra, do dự trữ được nguyên liệu nên ta có quỹ thời gian lớn để tìm nguồn nguyên liệu chất lượng, giá rẻ, tránh bị ép giá và biến động của nguyên liệu trên thị trường.

Than đen sẽ nằm chờ tại các silos ngày và được nạp vào máy luyện kín theo chương trình điều khiển được lập trình trên máy tính.

Dầu công nghệ được gia nhiệt, sau đó được bơm lên các silos chứa dầu Tại đây, dầu lại tiếp tục được gia nhiệt tới nhiệt độ công nghệ dặt trước Sau đó qua hệ thống van-ống dẫn sẽ được bơm vào máy luyện kín theo chương trình được lập trình

Hình 2 7 Hệ thống cấp và cân nguyên liệu luyện cao su tự động

4 Nhập chất độn và các phụ gia:

Mỗi loại cao su đòi hỏi một công thức trộn gồm cao su, chất độn và phụ gia nhất định Do đó, thành phần và tỷ lệ của các chất này thay đổi tùy theo từng mẻ cao su được sản xuất Việc nhập các loại vật liệu này vào các silo thường được thực hiện thủ công, yêu cầu sự cập nhật liên tục về thành phần và khối lượng của chúng.

Chất độn được nhập vào các silos ngày như than đen Còn phụ gia được nhập vào các silos nhỏ hơn do hàm lượng chất phụ gia cần thiết không lớn.

Chất độn và phụ gia cũng được nạp vào máy dưới sự điều khiển của chương trình điều khiển.

Than đen được nhập từ nhà kho lên silos tháng và từ silos tháng qua silos ngày bằng phương pháp hút bằng bơm chân không.

Cửa nạp Các van đóng mở Cửa xả và nêm Chày ép

Dầu công nghệ được vận chuyển bằng bơm thể tích.

Máy luyện kín được cung cấp nguyên liệu từ hệ thống nạp liệu Tại đây, cao su, chất độn, dầu công nghệ và phụ gia được cho vào máy để tiến hành luyện kín. Thứ tự, định lượng và thời điểm nạp của từng loại nguyên liệu được đặt trước trong đơn công nghệ do kỹ sư thiết kế.

Máy hoạt động dưới sự diều khiển của PLC Đầu ra của hệ thống nạp liệu là đầu vào của máy luyện kín, nên giữa máy luyện kín và hệ thống nạp liệu có liên lạc với nhau để phối hợp hoạt động.

Sau khi thực hiện xong quá trình luyện kín, cửa xả của máy sẽ mở ra để tháo liệu Cao su được luyện xong sẽ được chuyển qua máy luyện hở Sau khi cao su được tháo hết, máy lại tiếp tục nạp liệu để thực hiện mẻ luyện tiếp theo.

Hình 2 8 Các đầu vào và các đầu ra cần điều khiển của máy luyện kín + Máy luyện hở:

Trong hệ thống luyện người ta thường bố trí hai máy luyện hở liên tiếp nhau.

Hình 2 9 Máy luyện hở cao su

Mục đích của luyện hở là tiếp tục nhào cao su cho đến khi đạt được độ dẻo, độ láng bề mặt đạt yêu cầu Đồng thời làm nguội từ từ cao su có nhiệt độ cao từ trong máy luyện kín ra Cao su có nhiệt độ cao khi bị làm nguội đột ngột sẽ có hiện tượng biến cứng làm nứt cao su, mất các đặc tính dẻo, khi đó cao su sẽ bị biến tính làm hỏng cao su.

Máy luyện hở được điều khiển bởi công nhân Sau một thời gian luyện trong máy, công nhân xem xét cao su đã đạt hay chưa bằng cảm nhận bằng mắt và tay, từ đó được so sánh với mẫu thử Nếu cao su đã đạt được các yêu cầu kỹ thuật, công nhân sẽ xuất su qua máy luyện thứ hai bằng hệ thống lô cuốn.

Tại máy thứ hai, cao su được luyện thêm một lần nữa, sau đó sẽ được cho qua giàn làm nguội.

+ Giàn làm nguội (Batch-off):

Giàn làm nguội đảm nhiệm chức năng làm nguội su để cao su ngừng trải qua các thay đổi về tính chất lý tính Ngoài ra, cấu trúc này còn đóng vai trò như một giàn bù, giúp xếp chồng các tấm cao su dễ dàng và hiệu quả.

Cao su sau khi qua giàn làm nguội sẽ qua máy cắt và được cắt thành từng tấm có độ dài đặt trước Sau đó được xếp thành từng dải bằng cơ cấu xếp su.

Cao su được xếp trên các đế gỗ và được vận chuyển bằng xe càng vào thang máy để đưa lên lại máy luyện kín thực hiện giai đoạn luyện tiếp theo hay được vận chuyển vào kho chuẩn bị cung cấp cho nhà máy chính.

Hình 2 10 Giàn làm nguội cao su

QUÁ TRÌNH LUYỆN CAO SU DÂY CHUYỀN

QUÁ TRÌNH LUYỆN CAO SU DÂY CHUYỀN 1

Than đen được nhập vào nhà kho dưới dạng bao với hai loại có khối lượng khác nhau :

- Loại lớn : Khối lượng 1 tấn.

- Loại nhỏ : Khối lượng 100 kg.

Dầu công nghệ bao gồm bốn loại chuyên dụng trong công nghệ cao su, được vận chuyển dưới dạng các thùng có thể tích 1m 3

Hình 3 1 Vận chuyển nguyên vật liệu đến nhà kho

Tại nhà kho, kho than đen được nạp lên các silo hàng tháng thông qua phễu nạp Hệ thống cần trục được sử dụng để vận chuyển các bao than vào phễu nạp liệu.

Chức năng của máy nạp liệu

- Nạp than cho các silos tháng.

- Thu hồi muội than để tái sử dụng nhằm tránh tổn thất than thoát ra ngoài, do đó vừa tiết kiệm được than vừa tránh ô nhiễm do muội than gây ra.

Dầu công nghệ được gia nhiệt đến một nhiệt độ yêu cầu cho trước Sau đó được bơm lên các silos dầu.

Quá trình nhập liệu bao gồm :

1 Quá trình nhập than đen :

Quá trình nhập than đen gồm ba công đoạn :

- Nhập than đen từ nhà kho lên Silos tháng để dự trữ

- Than từ Silos tháng cấp cho Silos ngày để cấp than cho quá trình luyện cao su

- Than từ Silos ngày được nạp cho Silos phụ để chuẩn bị vào lò luyện. a Quá trình nhập than đen từ nhà kho lên Silos tháng :

Hình 3 2 Sơ đồ nhập than từ bao than vào phễu

Hình 3 3 Sơ đồ than nhập vào silos tháng

Các thiết bị có trong quá trình :

- Phễu lọc : Dùng để nạp than vào đường ống.

- Các cảm biến từ LL,LM,LH dùng để nhận biết và báo mức than trong các silos.

- Các van một chiều V1, V2, V3, V4 có chức năng đóng mở để ngăn hay cho than qua theo một chiều nhất định.

- Động cơ trục vít M1, M2 dùng để đẩy than đen đi trong đường ống Có thể điều khiển được lưu lượng than đen qua ống bằng cách điều khiển tốc độ quay của nó.

- Động cơ M4, M6 dùng để lọc khí trong bộ lọc.

- Các Silos S1, S2, S3, S4 có thể tích 1 triệu lít

- Động cơ M55 đến M58 là các động cơ ruing

- Đưa than từ nhà kho lên các Silos tháng S1, S2, S3, S4

- Do có bốn loại than tương ứng với bốn Silos, nên quá trình nạp than phải đúng với Silos cần nạp.

- Nạp than với lưu lượng cần thiết, tránh trường hợp than bị nghẽn, vón cục nơi đường ống.

- Tại nhà kho, các bao than nhờ cần trục chuyển đến phễu lọc 1 Tại đây, cảm biến báo mức LL17 sẽ điều khiển sự hoạt động của van V1, V2 đóng hoặc mở cho than xuống đường ống vận chuyển.

- Trong đường ống, động cơ vít tải M1 đẩy than đến vị trí van V3 Khi V3 mở, than đen được đưa xuống phễu 2 Cảm biến mức LH19 điều khiển đóng mở van một chiều V4

- Sau khi than được đưa đến ống dẫn qua van V4, bơm chân không M5 sẽ hoạt động để đưa than từ tầng trệt lên phễu 3 ở tầng 4 của nhà máy Sở dĩ việc nạp than được thực hiện bằng bơm hút chân không là do than nhẹ, không cần có lực đẩy lớn, việc hút sẽ không tạo áp suất dư lớn như bơm đẩy.

Tại phễu số 3, cảm biến mức LH20 sẽ điều khiển đóng mở van một chiều V6 Tùy thuộc vào loại than nạp vào, tín hiệu từ nhà kho sẽ điều khiển hoạt động của van lá hai chiều V11 để than chảy theo đường dẫn một hoặc hai Trên đường dẫn này, tín hiệu từ nhà kho tiếp tục điều khiển van lá V12 hoặc V13, cho phép than chảy theo đường dẫn ba hoặc bốn, hay năm hoặc sáu, tương ứng vào các Silos S1, S2, S3, S4.

- Trên các van V11, V12, V13 đều có gắn các cảm biến từ xác định vị trí mở của van, từ đó điều khiển các động cơ rung gắn trên các ống dẫn một, hai, ba, bốn, năm, sáu hoạt động Động cơ rung giúp cho than chảy xuống đường ống dễ dàng hơn, chống sự dính bám vào thành ống.

- Khi than được nạp vào thì trên Silos , hệ thống các van điện mở ra để sục khí nén vào làm tơi than, tránh vón cục Không khí lạnh cũng được thổi vào để hút ẩm trong than Trong quá trình nạp than, áp suất trong Silos sẽ tăng lên do đó trên mỗi Silos đều có bộ lọc khí nhằm cân bằng áp suất trong Silos và nắp thoát hơi an toàn, nắp này sẽ bật bung ra khi áp suất trong Silos vượt quá giới hạn cho phép Bộ lọc khí này có một van bướm, nhằm cản trở than, chỉ cho khí thoát ra. Việc hút khí trong các Silos S1, S2, S3, S4 đều dùng chung một động cơ là M6. Ngoài ra, trên mỗi Silos đều có các cảm biến báo mức cao LH, mức trung gian

LM và mức thấp LL để định mức than, truyền tín hiệu đến nhà kho để tiến hành tiếp hoặc ngưng việc nạp than.

- Nếu cảm biến mức cao của Silos không có tín hiệu thì quá trình nạp than cho Silos đó thực hiện được Nếu cảm biến mức cao của Silos báo tín hiệu, thìSilos không thể nạp than được nữa, van của Silos sẽ đóng lại, tiếp theo van V6 đóng lại và động cơ M2, M1 ngừng hoạt động.

- Nếu cảm biến mức thấp của Silos không có tín hiệu, tức là than trong Silos đó đã sắp hết, không thể nạp cho Silos ngày nữa Do đó cần phải nạp than cho Silos này để tiếp tục sản xuất. b Nạp than từ Silos tháng sang Silos ngày :

Than nạp vào các Silos tháng để dự trữ sử dụng lâu Việc sử dụng than hằng ngày phục vụ sản xuất không lấy trực tiếp từ Silos tháng mà lấy từ Silos ngày. Các Silos tháng S1, S2, S3, S4 tương ứng ánh xạ với các Silos ngày S5, S6, S7, S8 Tức nếu hút loại than từ Silos S1 thì sẽ chuyển đến Silos S5

- Đưa than từ nhà kho lên các Silos ngày S5, S6, S7, S8.

- Do có bốn loại than tương ứng với bốn Silos, nên quá trình nạp than phải đúng với Silos cần nạp.

- Nạp than với lưu lượng cần thiết, tránh trường hợp than bị nghẽn, vón cục nơi đường ống.

Sơ đồ công nghệ của quá trình

Hình 3 4 Sơ đồ nạp than từ silos tháng đến silos ngày

- Các thiết bị sử dụng trong quá trình :

Các thiết bị dùng trong quá trình nạp Silos ngày được sử dụng tương tự như trong quá trình nạp Silos tháng Các Silos ngày cũng có cấu tạo giống các Silos tháng nhưng kích thước nhỏ hơn.

Quá trình chuyển than từ Silos tháng sang Silos ngày diễn ra theo từng cặp Silos tương ứng Các động cơ vít tải M10 M13 tại đáy mỗi Silos tháng (tầng trệt) có nhiệm vụ đẩy than lên đường dẫn Sau đó, than được dẫn qua van V22, V25, V28 hoặc V31 đến phễu 4.

Để chuyển than đến đường ống dẫn, cảm biến mức điều khiển hoạt động của van một chiều V33 Sau đó, than được vận chuyển từ đường ống đến phễu 5 ở tầng 4 thông qua bơm hút chân không Mức than trong phễu 5 được giám sát bởi cảm biến mức LH23, đóng vai trò điều khiển van một chiều V36.

QUÁ TRÌNH LUYỆN CAO SU DÂY CHUYỀN 2 VÀ 3

Là 2 dây chuyền của Trung Quốc công nghệ hiện đại

+ Dây chuyền 2 :Luyện kín dây chuyền 2 cũng tương tự như luyện kín 1.Còn luyện hở dây truyền 2 dùng máy đùn và cán cao su sau đó tới giàn làm nguội đưa su lên sàn 6.5

+ Dây chuyền 3: Không có nạp liệu tự động giống như dây chuyền 2 và 1 thường dùng để luyện lần 2 Còn luyện hở cơ bản giống với luyện hở dây chuyền1

QUÁ TRÌNH LUYỆN CAO SU DÂY CHUYỀN 4 ĐẾN 8

Là các dây chuyền của Đài Loan và hầu như giống nhau cả về luyện hở và luyện kín Thường dùng để luyện cao su lần 2 từ cao su của dây chuyền 1,2 chuyển qua.

CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ MÁY MÓC, THIẾT BỊ CỦA XÍ NGHIỆP CÁN LUYỆN

THIẾT BỊ

Các loại van được sử dụng trong hệ thống

- Van bi: loại van tay gạt để đóng mở các đường nén bằng tay hay khí nén, hoặc chất lỏng.

- Van bướm: để đóng mở đường ống cấp than, chất độn

Sau đây là cấu tạo của một số loại van a) Van ( butterfly valve).

Van bướm gồm hai tấm kim loại hình bán nguyệt A, B có thể quay quanh một trục 1.1 bằng truyền động của motor hay bằng khí nén Ở đây sử dụng khí nén để điều khiển, và van có hai vị trí đóng mở.

Gồm một trái pittông và xi lanh khí nén, trên trụ của trái pittông gắn với thanh răng ăn khớp với trục bánh răng then hoa và thông qua khớp nối then hoa khác để nối với trục van 1-1 Trên trục này có gắn một cam hình rẻ quạt để tác động hai cảm biến đóng mở.

Hoạt động: Để điều khiển đóng mở van thì sử dụng khí nén cho vào pittông bằng van điện từ Khi van có tín hiệu điện mở van, dưới tác động của khí nén, làm trái pittông đi lên hay xuống và đồng thời đẩy thanh răng đi lên xuống làm xoay trục1-1 và khi có tín hiệu từ cảm biến vị trí thì sẽ dừng cấp nén 1.1

Khi hai tấm kím loại thẳng góc với phương thẳng đứng thì khi đó van được thông hoàn toàn.

Hình 4 2 Các trạng thái của van bướm

Khi hai tấm kim loại quay sang nằm ngang thì van sẽ bị đóng lại.

Tùy theo vị trí của hai tấm thép mà phần tiết diện qua van thay đổi theo, do đó ta có thể điều khiển được lưu lượng, vận tốc qua van Việc điều chỉnh được thực hiện bằng cách chỉnh bằng tay vị trí then hoa nối giữa thanh răng và trục 1-1, tuy nhiên khi đó van sẽ không đóng hoàn toàn.

Hình 4 3 Trạng thái van đóng không hoàn toàn Ứng dụng và đặc điểm :

- Dùng cho điều khiển vật liệu có lưu lượng lớn, vật liệu bột.

- Có thể điều chỉnh, vận tốc lưu lượng qua van, tuy nhiên do đóng không hết nên nó thường được sử dụng sau một van bướm đóng hoàn toàn

- Dễ điều khiển, dễ kiểm tra và sửa chữa.

- Tại DRC ta sử dụng van AVK100 hay150 của hãng Air-Tec Italy b) Van sao

Tại nhà máy DRC, người ta sử dụng các loại van sao có kí hiệu sau đây :

- VCS 30 : khối lượng van 88 kg.

- VCS 200 : khối lượng van 175 kg.

- Khi cho van hoạt động, các lưỡi của van sẽ quay và cuốn than theo chiều quay của nó.

- Trong quá trình truyền than trên đường ống, than ở dạng bột nên hay bị vón cục, tụ lại với nhau Vì vậy người ta sử dụng van sao để làm tơi than, tránh bị vón cục, nghẹt than tại các cổ đường ống, khớp nối.

Van đóng hoàn toànTrục 1-1

Van sao hoạt động dựa trên truyền động năng của động cơ, nguồn khí nén hoặc thủy lực Hệ thống động cơ hoặc nguồn khí nén thủy lực này sẽ truyền động cho các lưỡi của van xoay Trong quá trình hoạt động, người dùng sẽ sử dụng động cơ và hộp số giảm tốc để đảm bảo quá trình truyền động được hiệu quả.

- Để điều khiển lưu lượng qua van, người ta điều khiển tốc độ quay của các lưỡi bằng biến tần để điều chỉnh tốc độ quay của động cơ.

Lưu lượng truyền qua van (Q) tỷ lệ thuận với số vòng quay trên một giây (n) và lưu lượng qua van trong một vòng quay (q) Q có thể được tính bằng công thức Q = n.q.

Bảo dưỡng và sửa chữa van

- Tránh rơi vật cứng vào.

- Che đậy cẩn thận, không cho bụi và các động vật nhỏ chạy vào.

- Sơn phủ bề mặt để chống ăn mòn.

- Phải đảm bảo khi van không hoạt động thì trong van không chứa vật liệu Tức là sau khi dòng vật liệu đi qua, phải để van hoạt động thêm một khoảng thời gian để đảm bảo rằng than trong van đã qua hết, không còn than trong van nữa Điều này nhằm để van không bị ăn mòn bởi vật liệu cần vận chuyển qua van.

2 Cảm biến mức nguyên vật liệu (Level indicators)

Do than và chất độn là nguyên vật liệu rắn nên ở DRC ta sử dụng loại cảm biến cơ, dùng ngẫu lực moment để tác động vào các tiếp điểm NO, NC của hãngAir-Tec Italy loại PM950-24V

Hình 4 4 Cảm biến mức nguyên liệu

Động cơ quay kéo cánh quạt quay, khi chạm vào vật liệu thì cánh quạt dừng lại nhưng động cơ tiếp tục quay Bản thân động cơ tự xoay quanh trục tạo ra ngẫu lực làm quay thân động cơ tác động vào tiếp điểm NO, NC báo tín hiệu và đồng thời ngắt tín hiệu quay của động cơ.

Khi không còn chạm vào nguyên vật liệu thì do trọng lượng của thân động cơ sẽ làm cho thân động cơ trả về vị trí cân bằng, đồng thời làm nhả các tiếp điểm

NO, NC ra báo tín hiệu về và đồng thời cấp nguồn để động cơ quay kéo cánh quạt.

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH MÁY LUYỆN KÍN

* Đóng điện và kiểm tra thiết bị:

- Kiểm tra điện áp các pha trên đồng hồ nguồn U = 400V Vặn NÚT XOAY sang các vị trí L1L2, L2L3, L3L1 U = 360…420V cho phép vận hành.

- Kiểm tra điện áp các pha trên đồng hồ nguồn U = 660V Vặn NÚT XOAY sang các vị trí L1L2, L2L3, L3L1 U = 640…680V cho phép vận hành.

2 Giai đoạn vận hành máy a Khởi động hệ thống làm mát máy Luyện kín

1 CNVH kiểm tra áp lực nước đầu vào hệ thống phải từ 2 đến 3 kg/cm 2

2 Nếu áp lực nước đạt yêu cầu trên thì bật áptômát chính trong tủ điện

3 Vận hành 03 cụm bơm nước làm mát máy luyện kín Có 03 bảng điều khiển liền kề nhau Nhấn nút “Run” để khởi động, nếu nhấn lại nút này sẽ dừng cho mỗi bơm nước làm mát. a Cụm thứ nhất: làm mát trục luyện b Cụm thứ hai: làm mát thân máy c Cụm thứ ba: làm mát cửa xả và chày ép b Vận hành các thiết bị điện

1 Khởi động và dừng động cơ chính a Khởi động động cơ chính: Bật tất cả các máy cắt và cầu chì ở tủ điều khiển truyền động DC Nhấn nút ON để đóng máy cắt chính cấp nguồn động lực vào bộ điều khiển truyền động DC Luôn để công tắc xoay ở vị trí Remote, ở chế độ này động cơ chính được điều khiển từ tủ điện điều khiển bên ngoài. b Dừng động cơ chính: Nếu động cơ chính không làm việc trong thời gian dài, nên ngắt điện máy cắt chính bằng cách nhấn nút OFF ở tủ truyền động DC Ở chế độ Remote, trong các điều kiện sau đây thì hệ thống sẽ cảnh báo lỗi, lúc này chày ép (RAM) đi lên và cửa xả sẽ mở, sau khoảng thời gian trễ 10s thì động cơ chính dừng: i Động cơ chính bị quá tải ii Nhiệt độ mẻ luyện vượt quá giá trị cài đặt (tuỳ theo yêu cầu quá trình) iii Nhiệt độ stato động cơ chính hoặc bích kín trục vượt quá giá trị cài đặt iv Bơm cao áp thuỷ lực bị lỗi v Bơm dầu kín trục bị lỗi vi Các gối bi động cơ hoặc hộp giảm tốc bị quá nhiệt c Trong các trường hợp sau đây các cảnh báo lỗi sẽ xuất hiện, sau thời gian trễ 150s thì động cơ chính sẽ dừng, sau đó chày ép sẽ đi lên và cửa xả mở: i Bơm cấp dầu công nghệ dừng ii Dầu bôi trơn hộp giảm tốc bị nghẽn iii Bơm dầu kín trục với mức dầu thấp iv Các gối bi của bích kín trục, động cơ chính, hộp giảm tốc bị quá nhiệt v Hệ thống nước làm mát máy bị dừng vi Trạm thuỷ lực dừng vii Bộ lọc dầu của trạm thuỷ lực bị nghẽn

2 Cung cấp nguồn điều khiển:

Khi tủ cung cấp nguồn điều khiển đã sẵn sàng kết nối với tủ điều khiển

DB3, lúc này bật áptômát 8Q01, sau đó kiểm tra điện áp 3 pha 380VAC, nếu điện áp ổn định từ 360-415 VAC thì bật áptômát 9Q03 Nhấn nút ON cung cấp nguồn điều khiển 9S01, đèn báo có nguồn điều khiển sẽ sáng Thực hiện kiểm tra điện áp 24VDC phải ổn định.

3 Khởi động và dừng các thiệt bị phụ trợ: a Khởi động và dừng các động cơ bôi trơn hộp giảm tốc và bơm mỡ: Chờ cấp nguồn tổng, bật các áptômát 9Q01 và 9Q02, nhấn nút khởi động các thiết bị phụ trợ 35S08 để khởi động động cơ bôi trơn hộp giảm tốc và bơm mỡ Nhấn nút dừng các thiết bị phụ trợ 35S09 để dừng động cơ bôi trơn hộp giảm tốc và bơm mỡ Trong thời gian này nên lưu ý xem xét động cơ bơm mỡ chạy và dừng có phù hợp với các thời gian đặt trước hay không. b Khởi động và dừng bơm thuỷ lực cao áp: Chuyển công tắc xoay của bơm cao áp đến vị trí Remote, bật áptômát 10Q01 ở trong tủ

DB3, nhấn nút khởi động các thiết bị phụ trợ 35S08 để khởi động bơm cao áp Nếu nhấn nút dừng các thiết bị phụ trợ 35S09 thì bơm cao áp sẽ dừng.

4 Khởi động/dừng và vận hành trạm thủy lực:

Bật các áptômát 8Q02 8Q03, và 8Q04, nhấn nút khởi động 35S06 để khởi động trạm thủy lực #1 và #2 và động cơ làm mát Động cơ trạm thủy lực số #2 sẽ khởi động Y/ (sao-tam giác) theo giá trị cài đặt ở rơle thời gian Nhấn nút dừng 35S07 để dừng trạm thủy lực #1 và #2 và động cơ làm mát.

5 Các nút nhấn và đèn báo trên tủ: a Các nút vận hành

Chuyển công tắc xoay xả liệu quá nhiệt 35S05 qua vị trí ON, lúc này lỗi quá nhiệt sẽ được kiểm soát trong PLC thông qua bộ đo nhiệt độ cao su 17P01 Nếu chuyển 35S05 đến vị trí OFF, chức năng xả liệu quá nhiệt sẽ không có hiệu lực Đối với công tắc xoay dừng RAM, chỉ trong trường hợp RAM đang đi xuống, RAM có thể dừng nếu chuyển nó đến vị trí STOP, công tắc xoay này chỉ sử dụng khi vệ sinh RAM, nó không được phép sử dụng khi bảo dưỡng Đối với công tắc xoay điều khiển áp lực “manual/remote”: nếu muốn áp lực RAM được chỉnh bởi chiết áp 46R01 thì công tắc xoay này để ở vị trí “Manual”, nếu muốn áp lực RAM được điều chỉnh từ các thiết bị lớp trên (upstream) hoặc trong chương trình, công tắc xoay này phải để ở vị trí

“Remote” Nút nhấn 35S11 là nút nhấn kết nối tín hiệu cho việc liên kết với các thiệt bị lớp dưới (downstream) Nút nhấn 33S05 để kiểm tra các đèn báo Nếu có cảnh báo lỗi hư hỏng xảy ra thì đèn báo xoay

11HL01 trên tủ vận hành sẽ kêu và sáng nhấp nháy, nếu nhấn nút reset lỗi 35S10 thì đèn báo xoay sẽ dừng kêu và tắt Nếu chuyển công tắc xoay gia nhiệt dầu bôi trơn hộp giảm tốc “Manual/Auto” 11S01 đến vị trí Auto thì quá trình gia nhiệt dầu bôi trơn sẽ khởi động một cách tự động; nếu để ở vị trí Manual thì việc gia nhiệt sẽ được vận hành bằng tay, ở chế độ này việc gia nhiệt diễn ra liên tục, khi lỗi quá nhiệt được xuất ra thì người vận hành cần phải chuyển công tắc xoay này đến vị trí Auto để ngừng gia nhiệt Nút khởi động/dừng gia nhiệt

33S06/33S07 được sử dụng cho việc sấy động cơ chính khi động cơ chính dừng hoạt động trong một thời gian dài để bảo vệ động cơ chính khỏi bị ẩm Bộ gia nhiệt động cơ chính bị cấm khởi động trong khi động cơ chính làm việc Còi báo 39HL12 được dùng để báo hiệu khi liên kết với thiết bị lớp dưới. b Lựa chọn các chế độ luyện

Các chế độ luyện bao gồm: chế độ điều khiển bằng tay và chế độ điều khiển từ xa (Remote)

1 Chế độ tay: a Chuyển công tắc xoay 33S01 đến vị trí “Manual”, sau khi khởi động các thiết bị phụ trợ thì khởi động động cơ chính, nhấn 34S04 và 34S05 để điều chỉnh tốc độ động cơ chính (xem bộ hiển thị tốc độ 6P02), xoay chiết áp

Nhấn nút 33S03 để nâng RAM lên, sau đó nhấn nút 33S10 để mở cửa nạp Khi cửa nạp mở đến vị trí giới hạn, nhấn nút 33S11 để đóng cửa nạp Tiếp theo, nhấn nút 33S94 để cho RAM đi xuống và bắt đầu chu trình luyện Trong quá trình luyện, bộ đếm thời gian 18P03 bắt đầu đếm, nhiệt độ bên trong có thể xem trên bộ hiển thị áp lực 1601.

17P01 17P02, Lặp lại bước này khi nạp liệu loại khác. d Tuỳ thuộc vào thời gian và nhiệt độ trên bộ hiển thị, xác nhận mẻ được luyện tốt thì nhấn nút 33S03 để nâng RAM lên và nhấn nút 33S12 mở cửa xả để bắt đầu xả mẻ luyện xuống dưới Khi này một quá trình luyện hoàn toàn kết thúc. e Lặp lại các bước b đến d cho mẻ luyện kế tiếp.

2 Chế độ luyện từ xa:

Chế độ này hệ cấp liệu sẽ điều khiển các hoạt động của máy luyện kín theo cách điểm tới điểm Các tín hiệu liên kết giữa máy luyện kín và hệ cấp liệu như sau:

RAM nâng lên đến vị trí trên

+ RAM hạ xuống đến vị trí dưới

+ Cửa nạp mở đến vị trí giới hạn

+ Cửa nạp đóng đến vị trí giới hạn

+ Cửa xả mở đến vị trí giới hạn

+ Cửa xả đóng đến vị trí giới hạn

+ Các tín hiệu analog nhiệt độ 4-20mA Ở chế độ này quy trình luyện hoàn toàn tự động theo đơn pha chế được nạp trong kế hoạch sản xuất.

- Bật công tắc xoay chọn chế độ TAY.

- Nhấn nút đóng cửa nạp CLOSE FEEDING DOOR.

- Nhấn nút hạ RAM đi xuống

- Nhấn nút dừng các thiết bị phụ trợ

- Nhấn nút dừng trạm thuỷ lực

- Nhấn nút dừng động cơ chính

- Nhấn nút cắt nguồn điều khiển

- Dừng hệ thống làm mát máy luyện kín (làm ngược lại quy trình khởi động)

GIAI ĐOẠN BẢO DƯỠNG

-Vệ sinh sạch sẽ các tủ điện điều khiển máy luyện kín, trạm thuỷ lực, hệ thống làm mát, các nút bấm, các đèn báo chỉ thị, các sensor băng tải, sensor vị trí đóng mở của nêm cửa xả, các đồng hồ đo áp lực,các mắt thăm mức dầu.

-Vệ sinh hút bụi sạch sẽ quanh khu vực làm việc máy luyện kín Đổ dầu mỡ đúng nơi quy định.

-Ghi vào sổ vận hành máy về tình trạng hoạt động của máy ca mình.

-Tắt toàn bộ điện ánh sáng quanh khu vực vận hành máy khi dừng sản xuất -Bàn giao các chìa khoá tủ điện vận hành máy luyện kín cho ca sau.

*Nội dung bảo dưỡng máy:

1 Kiểm tra, bơm mỡ vào bình bơm mỡ máy Luyện kín (bơm khi thiếu) và kiểm tra các bộ chia mỡ Tuần/lần

2 Kiểm tra, châm dầu khi thiếu và xả nước bộ lọc và trộn dầu của hệ thống khí nén pittông chày ép.

3 Kiểm tra, và châm dầu khi thiếu: hộp giảm tốc chính, thùng dầu trạm thủy lực, HT pittông cơ cấu mở cửa xả.

4 Kiểm tra, siết chặt bu-lông đai ốc: các khớp nối, móng máy, đế động cơ điện, HGT chính, các mặt bích, đai ốc lắp ghép…

5 Kiểm tra, vệ sinh hệ thống bích kín trục máy Luyện kín; Vệ sinh bên ngoài trạm thuỷ lực.

Kiểm tra, vệ sinh hút bụi các tủ điện điều khiển động cơ chính,tủ điện điều khiển máy luyện kín, tủ vận hành hệ thống làm mát, tủ

Chiller và các tủ đấu nối trung gian, các hộp đấu dây động cơ, các sensor, công tắc hành trình ; Kiểm tra siết chặt các đầu cốt, định vị các vị trí đặt sensor,công tắc hành trình, các hệ thống van khí nén và thuỷ lực trên máy luyện kín.

Kiểm tra, vệ sinh canh chỉnh chổi than động cơ điện chính.

7 Kiểm tra độ cách điện và dòng tấc cả các động cơ Tháng/lần

8 Kiểm tra bơm mỡ khớp nối giữa HGT và máy luyện kín Tháng/lần

9 Kiểm tra bơm mỡ khớp nối giữa HGT và động cơ điện máy luyện Tháng/lần kín.

10 Kiểm tra, bơm mỡ: ổ bi động cơ chính 03tháng/lần

11 Kiểm tra, và súc bộ lọc dầu của trạm thuỷ lực khi bẩn (thay khi cần thiết)

12 Thay dầu: HGT chính, thùng dầu trạm thuỷ lực, dầu HT pittông cơ cấu mở cửa xả.

Ngày đăng: 08/10/2024, 16:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1   Công ty Cổ phần cao su Đà Nẵng - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Hình 1. 1 Công ty Cổ phần cao su Đà Nẵng (Trang 10)
1. Sơ đồ tổ chức công ty: - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
1. Sơ đồ tổ chức công ty: (Trang 12)
Hình 1. 4 Các sản phẩm lốp  Bias - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Hình 1. 4 Các sản phẩm lốp Bias (Trang 16)
Hình 1. 6  Săm yếm DRC - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Hình 1. 6 Săm yếm DRC (Trang 17)
Hình 1. 5 Các sản phẩm lốp  xe máy & xe đạp - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Hình 1. 5 Các sản phẩm lốp xe máy & xe đạp (Trang 17)
Hình 1. 8 Cao su kĩ thuật. - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Hình 1. 8 Cao su kĩ thuật (Trang 18)
Hình 1. 9 Nhà máy sản xuất lốp RADIAL - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Hình 1. 9 Nhà máy sản xuất lốp RADIAL (Trang 19)
Bảng 1. Dữ liệu hiệu suất chính. - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Bảng 1. Dữ liệu hiệu suất chính (Trang 21)
Hình 2. 2 Than dùng để luyện cao su - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Hình 2. 2 Than dùng để luyện cao su (Trang 22)
Hình 2. 1 Cao su thiên nhiên qua sơ chế - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Hình 2. 1 Cao su thiên nhiên qua sơ chế (Trang 22)
Hình 2. 3 Chất độn cao su như Lưu huỳnh, CaCO 3 - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Hình 2. 3 Chất độn cao su như Lưu huỳnh, CaCO 3 (Trang 23)
Hình 2. 4. Máy luyện kín. - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Hình 2. 4. Máy luyện kín (Trang 24)
1. Sơ đồ quy trình công nghệ: - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
1. Sơ đồ quy trình công nghệ: (Trang 25)
Hình 2. 6 Sơ đồ giám sát và điều khiển quá trình luyện - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Hình 2. 6 Sơ đồ giám sát và điều khiển quá trình luyện (Trang 26)
Hình 2. 7 Hệ thống cấp và cân nguyên liệu luyện cao su tự động - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Hình 2. 7 Hệ thống cấp và cân nguyên liệu luyện cao su tự động (Trang 27)
Hình 2. 9 Máy luyện hở cao su - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Hình 2. 9 Máy luyện hở cao su (Trang 28)
Hình 2. 8 Các đầu vào và các đầu ra cần điều khiển của máy luyện kín + Máy luyện hở: - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Hình 2. 8 Các đầu vào và các đầu ra cần điều khiển của máy luyện kín + Máy luyện hở: (Trang 28)
Hình 2. 10 Giàn làm nguội cao su - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Hình 2. 10 Giàn làm nguội cao su (Trang 29)
Hình 3. 1 Vận chuyển nguyên vật liệu đến nhà kho - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Hình 3. 1 Vận chuyển nguyên vật liệu đến nhà kho (Trang 30)
Hình 3. 2 Sơ đồ nhập than từ bao than vào phễu. - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Hình 3. 2 Sơ đồ nhập than từ bao than vào phễu (Trang 31)
Hình 3. 3 Sơ đồ than nhập vào silos tháng - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Hình 3. 3 Sơ đồ than nhập vào silos tháng (Trang 32)
Sơ đồ công nghệ của quá trình - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Sơ đồ c ông nghệ của quá trình (Trang 34)
Sơ đồ công nghệ của quá trình - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Sơ đồ c ông nghệ của quá trình (Trang 35)
Hình 3. 6 Quá trình nạp dầu công nghệ - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Hình 3. 6 Quá trình nạp dầu công nghệ (Trang 37)
Hình 3. 8 Máy luyện kín L270-1 (Italy) - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Hình 3. 8 Máy luyện kín L270-1 (Italy) (Trang 38)
Hình 3. 7 Nạp cao su thiên nhiên và hóa chất trên băng tải cân - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Hình 3. 7 Nạp cao su thiên nhiên và hóa chất trên băng tải cân (Trang 38)
Hình 4. 1 Van bướm - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Hình 4. 1 Van bướm (Trang 43)
Hình 4. 3 Trạng thái van đóng không hoàn toàn - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Hình 4. 3 Trạng thái van đóng không hoàn toàn (Trang 44)
Hình 4. 2 Các trạng thái của van bướm - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Hình 4. 2 Các trạng thái của van bướm (Trang 44)
Hình 4. 4 Cảm biến mức nguyên liệu - Báo cáo học kỳ doanh nghiệp & thực tập tốt nghiệp  cơ khí chế tạo  công ty cổ phần cao su Đà nẵng
Hình 4. 4 Cảm biến mức nguyên liệu (Trang 46)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w