Một trong những tư tưởng triết học Phương Đông thời đó mà ý nghĩa của nó vẫn còn có giá trị cho đến tận ngày nay về hệ thống tư tưởnggiáo dục, chuẩn mực đạo đức - luân lý, triết lý chính
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Nếu Phương Đông là chiếc nôi lớn của văn minh nhân loại thì Ấn Độ và Trung Quốc là những trung tâm văn hoá triết học cổ xưa rực rỡ, phong phú nhất của nền văn minh ấy Một trong những tư tưởng triết học Phương Đông thời đó mà ý nghĩa của nó vẫn còn có giá trị cho đến tận ngày nay về hệ thống tư tưởng giáo dục, chuẩn mực đạo đức - luân lý, triết lý chính trị - xã hội đó là những tư tưởng triết học của Nho giáo Nho giáo ra đời với mục đích xây dựng, phát triển một xã hội hài hòa, trong đó con người biết ứng xử theo lẽ phải, đạo đức, đất nước thái bình, thịnh vượng.
Nho giáo là tư tưởng quan trọng nhất của Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử và người đặt cở sở đầu tiên cho tư tưởng này là Khổng Tử Tuy nhiên có giả thiết cho rằng, Nho Giáo đã hình thành, và phát triển trong tư tưởng cai trị và trong đời sống văn hoá, xã hội Trung Quốc trước đó 1.500 năm, và Khổng Tử chỉ là người hệ thống hoá và phát huy tư tưởng triết học, đạo đức, cai trị đã có, truyền đạt thành một hệ tư tưởng triết học mang tính chính trị và những quy tắc ứng xử trong đời sống xã hội, từ đó Nho giáo có sức ảnh hưởng trên toàn lãnh thổ Trung Quốc và dần dần ảnh hưởng sang các quốc gia Châu Á khác, trong đó có Việt Nam.
Nho giáo là một di sản văn hóa, với tư cách là học thuyết chính trị - đạo đức xuất hiện ở Trung Quốc và đã du nhập vào Việt Nam từ thời Tây Hán do người phương Bắc truyền vào, tư tưởng này đã có mặt và ảnh hưởng ở Việt Nam suốt hàng nghìn năm, khi nước ta nội thuộc Trung Quốc, các triều đại phong kiến phương Bắc luôn luôn kiên trì theo đuổi ý định đồng hoá nhân dân Việt Nam,một trong những thủ đoạn lớn của họ nhằm mục đích đồng hoá ấy là truyền bá văn hoá, truyền bá nho giáo Trái lại thì tổ tiên chúng ta, ngoài phương pháp đấu tranh vũ trang để dành lại tự chủ, còn phải tiến hành một loạt đấu tranh khác để tránh sự đồng hoá của địch, nhằm bảo tồn giống nòi, bảo tồn những phong tục tập quán tốt, bảo tồn những di sản văn hoá quý của mình, đồng thời sẵn sàng tiếp thu văn hoá nước ngoài cao hơn văn hoá vốn có của dân tộc ta, biến cái của người thành cái của mình
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX Nho giáo đã ảnh hưởng sâu đậm trong xã hội, trong đời sống nhân dân Việt Nam Ngay từ đầu các triều đại phong kiến đã giành cho Nho giáo địa vị ngày một quan trọng trong hệ tư tưởng chính thống của quá trình hình thành và phát triển của xã hội phong kiến Việt Nam Các triều đại phong kiến Việt Nam đã tiếp nhận và chủ yếu sử dụng nho giáo làm hệ tư tưởng và công cụ trị nước, đào tạo những con người phù hợp với yêu cầu và mục đích của giai cấp phong kiến thống trị
Những năm gần đây, trước những biết động hết sức phức tạp của đời sống xã hội, việc nhìn nhận đánh giá về sự ảnh hưởng của Nho Giáo ở Việt Nam trong lịch sử và hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại, nhân tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam ngày nay
Nghiên cứu tư tưởng triết học và chính trị của Nho giáo để nhận định, đánh giá rõ hơn những yếu tố không phù hợp, và kế thừa những tinh hoa của nó trong xã hội Việt Nam hiện nay Chính vì vậy mà Em chọn đề tài: Tư tưởng “ Đức trị ” của Nho gia và ảnh hưởng của nó đến các giá trị truyền thống Việt Nam hiện nay làm đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận.
Nho giáo là đề tài được nhiều nhà khoa học trong nước và ngoài nước nghiên cứu Cho đến ngày nay vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, đòi hỏi phải có sự đi sâu và khám phá nhằm tìm ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cựu đến xã hội nước ta hiện nay từ đó có những giải pháp để phát huy những tích cực và khắc phục những hạn chế, tiêu cực.
Với hy vọng góp phần tiếng nói của mình làm sáng tỏ thêm những gì mà các nhà khoa học đã nghiên cứu, đồng thời việc nghiên cứu Nho giáo để hiểu hơn vai trò và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hoá, tinh thần của người ViệtNam hiện nay Từ đó có những nhìn nhận, đánh giá sâu sắc, cụ thể hơn về Nho giáo trong thể chế chính trị, kinh tế và xã hội nước ta hiện nay.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích Để hiểu đầy đủ, toàn diện và hệ thống hơn về tư tưởng Nho giáo, vai trò và tầm ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn hoá Á Đông
Những tư tưởng của Nho giáo đã và đang ảnh hưởng trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay với việc hình thành tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Tìm ra những mặt tích cực và tiêu cực nhằm khắc phục những tiêu cực phát huy mặt tích cực, thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
3.2 Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu, tiểu luận tập trung làm rõ những nội dung chủ yếu sau:
- Tư tưởng chính trị của Nho giáo, vai trò và tầm ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn hoá Á Đông.
- Trình bày ảnh hưởng của nho giáo ở Việt Nam.
- Đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực của Nho giáo.
- Những giải pháp phát huy tích cực và khắc phục tiêu cực.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nội dung cơ bản trong tư tưởng Nho giáo và sự biểu hiện nó trong xã hội Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Quan niệm của nhà Nho, nhà tư tưởng Việt Nam vềNho giáo cũng như thái độ và sự tiếp nhận Nho giáo trong việc cai trị, xây dựng,phát triển đất nước và khai thác giá trị truyền thống Nho giáo phục vụ sự phát triển của đất nước trong điều kiện toàn cầu hóa.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận chung của triết học Mác – Lênin là phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong tiểu luận này Phương pháp luận này bao gồm quan điểm về con đường và xã hội, cũng như hệ tư tưởng.
Bài viết sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, gồm: Lịch sử và lô gích, phân tích tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, đối chiếu và trừu tượng hóa.
Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của tiểu luận gồm có 3 chương
Chương I: Vài nét về tư tưởng chính trị của Nho giáo.
Chương II: Ảnh hưởng tư tưởng chính trị của Nho giáo đến Việt NamChương III: Hướng khắc phục
ĐƯỜNG LỐI TRỊ NƯỚC (Đức trị )
Đức trị là học thuyết chính trị có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của người phương Đông, chiếm địa vị thống trị tư tưởng trong suốt thời k‰ lịch sử ở Trung Quốc và nhiều nước Đông Á, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Singapore để từ đó hình thành nên không gian “Văn hóa Khổng giáo” của Đông phương Tư tưởng Đức trị là những quan niệm về đường lối trị nước, quản lý xã hội, dựa trên cơ sở những chuần mực đạo đức.
Nho giáo đã vạch rõ con đường cai trị: Cai trị con người, xã hội không phải chủ yếu dựa vào vũ lực, thần quyền, của cải mà cai trị bằng giáo dục, giáo dưỡng bằng thu phục nhân tâm Theo Khổng Tử thì đạo đức là biện pháp hiệu quả nhất trong việc phục vụ nhân tâm, nhân lực, trong việc “bình thiên hạ” Ông từng nói: “Làm chính trị bằng đức, thì tự mình sẽ giống như sao Bắc Đẩu, ở nguyên một chỗ, mà mọi vì sao khác chầu quanh mình” Hạt nhân, trung tâm. của Nho giáo là Nhân - Lễ - Chính danh Trong đó Nhân và Lễ là hai phạm trù trung tâm và cơ bản nhất của Nho giáo và là biện pháp thi hành đường lối đức trị.
Nhân : là Người, là lòng người, là thương người Đạo nhân là cái mà trời phú cho con người, ở cái tâm của con người “ Nhân là mình muốn lập thân thì cũng mong muốn giúp người lập thân, mình muốn thành đạt thì cũng muốn giúp người thành đạt” và “điều gì mình không muốn thì chớ đem đối xử với người”. Nhân là đức tính hoàn thiện, là cái gốc đạo đức của con người nên nhân chính là đạo làm người.
Theo Khổng Tử, Người muốn đạt nhân phải là người có “trí”, “dũng” Trí không tự nhiên mà có, nó chỉ có được trong quá trình con người học tập và tu dưỡng Mục đích của việc học không phải là để biết “đạo” mà để ra làm quan, tham gia chính trị, bảo vệ cho giai cấp thống trị.
Và muốn đạt được “nhân” thì phải có “dũng” Dũng là người xả thân vì nghĩa, khi thiếu thốn không nao núng không mất ý trí, khi đầy đủ sung túc thì không xa rời đạo lý.
Khổng Tử quan niệm rằng: chỉ có người quân tử mới có “nhân” Trong kinh điểm nho giáo, những gì tốt đẹp, tiêu biểu của con người đều quy vào người quân tử Còn đám đông tiểu nhân là những người không có trí tuệ, không có đạo đức, vất vả chân lấm tay bùn để phục vụ cho người quân tử thì không có
Cũng như Không Tử, Mạnh tử khi bàn về tu đức cũng nhấn mạnh sự tu dưỡng đạo đức bản thân Ông cho rằng con người sinh ra vốn có tính thiện
“nhân chi sơ tính bản thiện”, có lòng trắc ẩn, lòng hổ thẹn, lòng cung kính, lòng phân biệt thị phi Bốn tính đó được gọi là bốn mối của nhân, lễ, nghĩa, trí, đòi hỏi con người phải nuôi dưỡng nó, làm cho nó phát triển lớn mạnh Ông viết: “ lòng trắc ẩn thuộc về nhân, lòng hổ thẹn thuộc về nghĩa, lòng cung kính thuộc về lễ, lòng phân biệt thị phi thuộc về trí Nhân lễ nghĩa trí chẳng phải người nào đem đến cho ta, mà là có sẵn ở nơi bản tính của mình vậy Chẳng qua là ta không tưởng nghĩ đến nó mà thôi
Chính trị là sự tiếp tục của đạo đức, phải lấy đạo đức là gốc Tuy nhiên hạn chế ở đây là: Xây dựng Chính trị trên nền đạo đức một cách thái quá Nho giáo đã duy trì xã hội phương đông trong trạng thái trì trệ, bảo thủ suốt mấy ngàn năm lịch sử.
Lễ là một phần rất quan trọng trong toàn bộ Khổng học Riêng về lễ, có cả một kinh gọi là Lễ kí trong suốt thời kì Tây chu, từ Chu Công Đán về sau, những quy định về lễ rất nhiều, rất tỉ mỉ và chặt chẽ Trước bối cảnh “lễ hư nhạc hỏng”, Khổng Tử muốn dùng lễ để khôi phục trật tự phép tắc đưa xã hội trở về với đạo, gọi là “ Lễ trị ”.
Về phạm trù Lễ, theo Nho giáo, lễ là quy định về mặt đạo đức trong quan hệ ứng xử giữa người với người Con cái phải có hiếu với cha mẹ, bề tôi phải trung với vua, chồng vợ có nghĩa với nhau, anh em phải trên kính dưới nhường, bạn bŒ phải giữ được lòng tin Những quy tắc này là bất di bất dịch mà ai cũng phải tuân theo Lễ là sợi dây buộc chặt con người với chế độ phong kiến tập quyền Khổng Tử yêu cầu, từ vua cho đến dân phải rŒn luyện và thực hiện theo lễ Đến Đổng Trọng Thư, lễ đã được đẩy lên đến cực điểm của sự khắt khe Chỉ vì giữ lễ mà dẫn đến những hành vi ngu trung, ngu hiếu một cách mù quáng ở không ít người trong xã hội trước đây
Tư tưởng lễ của Nho giáo có tính hai mặt Về ý nghĩa tích cực, tư tưởng lễ đã đạt tới mức độ sâu sắc, trở thành thước đo, đánh giá phẩm hạnh con người.
Sự giáo dục con người theo lễ đã tạo thành một dư luận xã hội rộng lớn, biết quý trọng người có lễ và khinh ghét người vô lễ Lễ không dừng lại ở lý thuyết, ở những lời giáo huấn mà đã đi vào lương tâm của con người Từ lương tâm dẫn đến hành động đến mức trong các triều đại phong kiến xưa, nhiều người thà chết chứ không bỏ lễ: chết đói là việc nhỏ, nhưng thất tiết mới là việc lớn (Chu Hy). Nhờ tin và làm theo lễ mà các xã hội theo Nho giáo đã giữ được yên ổn trong gia đình và trật tự ngoài xã hội trong khuôn khổ của chế độ phong kiến Lễ trở thành điều kiện bậc nhất trong việc quản lý đất nước và gia đình Yếu tố hợp lý này chúng ta có thể học tập.
“ Không nhìn cái không hợp lễ, không nghe cái không hợp lễ, không nói điều không hợp lễ, không làm điều không hợp lễ”, đây là một trong những quy tắc được áp dụng phổ biến trong các triều đại phong kiến Việt Nam Đến triều
Nguyễn nhằm rằng buộc mọi người với khuôn mẫu của Nho giáo, đặc biệt là đào tạo ra lớp người sống vì nhà vua, chết vì nhà vua Triều Nguyễn quy định: “ Người từ 8 tuổi trở lên thì vào các trường tiểu học rồi đến học sách Hiếu Kinh, Trung Kinh; 12 tuổi trở lên, trước học Luận Ngữ, Mạnh tử tới Trung Dung, Đại Học; 15 tuổi trở lên, trước học Thi thư sau học Dịch lễ, Xuân Thu, học kŒm Chư
ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI CHÍNH TRỊ
Nho giáo xây dựng nền chính trị vì dân: Có thể nói Đức trị là một học thuyết chính trị - đạo đức đầu tiên đặt vấn đề con người, làm cơ sở cho tư tưởng chính trị Vận dụng xây dựng nền chính trị vì dân là tư tưởng nhất quán, xuyên suốt qua trình lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
Trong thời k‰ phong kiến: do đất nước phải chống lại giặc ngoại xâm hung bạo, nên Nguyễn Trãi đã lấy phạm trù Nhân - Nghĩa làm nền tảng, cơ sở để xây dựng nên những quan hệ đạo đức, nhằm ổn định trật tự xã hội
Nhân của Nguyễn Trãi là “ Khử bạo cho dân ”, ở ông Nhân không phải là thứ đạo đức chung chung trừu tượng mà chính là yêu nước, nhân đạo Cứu nước trước hết phải cứu dân, đó là tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi Ông nói: “ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” “Đại đức thính cho người ta sống, thần vũ không hay giết người, đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để yên dân” “ Quân của vương giả chỉ có dẹp yên mà không đánh chém” hay:.
“…Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Với tư tưởng "Lấy chí nhân để thay cường bạo", ngay khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, chính quyền từ xã đến Trung ương đều do dân bầu ra" Điều này khẳng định quyền lực tối cao thuộc về nhân dân, chính quyền nhà nước từ cấp cơ sở đến cấp trung ương đều do nhân dân bầu ra, đảm bảo quyền hành và lực lượng nằm trong tay nhân dân.
Trong suốt 64 năm qua nhà nước ta cho thấy, nhà nước đã phát triển từ hình thức thấp đến cao, từ nhà nước dân chủ tiến dần lên chủ nghĩa nhà nước kiểu mới XHCN, nhà nước của dân, do dân, vì dân Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã khẳng định: “ trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc”, “ mọi chủ trương, chính sách của đảng phải xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng và khả năng của nhân dân lao động, phải khơi dậy được sự đồng tình hưởng ứng của quần chúng”.
Tuy nhiên bên cạch những thành tựu đã đạt được của Đảng và Nhà nước trong việc áp dụng tư tưởng Chính trị của Nho giáo về việc xây dựng và bảo vệ đất nước xã hội chủ Nghĩa (XHCN) thì nó cũng có nhiều tiêu cực và hạn chế.
Trong quá trình xây dựng nhà nước XHCN Việt Nam: Nhà Nước pháp quyền là thành tựu chung của nhân loại, đó là phương tiện để giúp cho con người vươn tới những giá trị mới cao hơn, tốt đẹp hơn Đối với nước ta, xây dựng nhà nước pháp quyền thực chất là hình thức hoàn thiện nhà nước Quan điểm đổi mới của nhà nước khẳng định tại Hội nghị Trung ương lần 7 (1994) và Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa VII (1995). Ở nước ta, cách mạng tháng tám đã xóa bỏ chính quyền phong kiến đồng thời xóa bỏ những tàn dư của tư tưởng đức trị, thay vào đó là đạo đức cách mạng và pháp luật của chế độ dân chủ nhân dân Tuy nhiên tư tưởng đạo đức mới không dễ đi vào mọi mặt của đời sống xã hội Tư tưởng đức trị đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân Việt Nam, là sự cản trở cho quá trình xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Ảnh hưởng của tư tưởng đức trị của Nho giáo, ở nhiều nơi, nhân dân vẫn chỉ quen sống theo lối đạo đức riêng của Làng, dòng họ nó đã trở thành tập quán mà không sống theo quy định của pháp luật
Vốn con người Việt Nam luôn coi trọng tình cảm (duy tình) hơn là pháp luật (duy lý) Cái tình lấn áp cái Lý làm cho các công việc khi thực hiện không phát huy được hiệu quả, nó còn gây ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Làm cho trì trệ trong nhận thức, tình trạng nịnh bợ cấp trên, dùng những lời nói mật ngọt làm cho cấp trên không nhận ra được những khuyết điểm, sai lầm của mình
Tập quán “Phép vua thua lệ làng” là một tư tưởng ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình xây dựng và bảo vệ nhà nước XHCN hiện nay, chi phối suy nghĩ và hành động của cán bộ, nhân dân các địa phương, cơ sở sẽ dẫn đến tình trạng coi thường kỷ cương, phép nước Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các điểm nóng ở một số tỉnh, địa phương mà tiêu biểu là: Hà Tây, Hải Dương, Thái Bình… trong những thời gian vừa qua Làm cho trật tự, kỷ cương nền nếp bị rối loạn.
Nước ta đã nhiều lần cải cách bộ máy nhà nước và đã có sự gọn nhẹ hơn, hiệu quả hơn Tuy nhiên xét một cách tổng thể thì bộ máy nước ta vẫn còn cồng kềnh, vẫn còn tình trạng tham ô, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, xa rời thực tế. Để việc quản lý thông suốt, có hiệu quả đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên của bộ máy quản lý phải có những quyền hạn nhất định Những quyền hạn này không nằm ngoài mục đích ổn định và phát triển xã hội, vì lợi ích của nhân dân. Sau khi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thành công (miền Bắc từ
1954, từ 1975 trong cả nước), dưới sự lãnh đạo của đảng, nhân dân ta đã từng bước tiến hành xây dựng một nền văn hóa dân chủ kiểu mới, nền dân chủ XHCN Tuy nhiên để xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN ở nước ta còn là quá trình khó khăn, phức tạp và lâu dài Quá trình đó đòi hỏi phải tiếp tục khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo trong lối sống, cách nghĩ, tâm lý, thói quen của một bộ phận không nhỏ trong các cán bộ, đảng viên và người dân Những người cán bộ lãnh đạo, quản lý có tư tưởng địa vị, là người thường tự cho mình đứng trên tập thể, đối lập với tập thể Vì vậy thay vì tổ chức, lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối cách mạng của đảng, họ lại sử dụng theo ý đồ của họ, để củng cố địa vị của họ Nhân dân không được thực hiện quyền bãi nhiệm của mình khi cán bộ nào đó mắc khuyết điểm Đây chính là tiền đề của nạn tham nhũng.
Vấn đề về địa vị, đẳng cấp, tính gia trưởng chưa mất đi, trái lại nó còn phát triển một cách dai dẳng trong xã hội Việt Nam Đây là điều đáng lo ngại bởi nó không chỉ gây tác động xấu đến nhận thức và hành động của cán bộ và nhân dân mà còn cản trở quá trình thực hiện dân chủ hóa.
ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI ĐẠO ĐỨC
2.2.1 Những ảnh hưởng tích cực
Trong thời k‰ mà đất nước ta đang đi sâu vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Chúng ta rất tự hào về những chuyển biến đáng kể trên tất cả các lĩnh vực.
Trong quá trình phát triển tư tưởng của người Việt, Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong việc kế thừa vốn văn hóa dân tộc, bao gồm cả tinh hoa của Nho giáo, nổi bật trong đó là quan điểm về Đạo đức.
Tư tưởng đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh được thể hiện qua sáu chữ "Nhân - Nghĩa - Trí - Dũng - Tín - Liêm" Đây là những giá trị đạo đức cốt lõi của dân tộc Việt Nam, được Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa và phát triển, trở thành nền tảng cho việc xây dựng một xã hội công bằng, văn minh.
Theo Hồ Chí Minh: trong cuốn đạo đức cách mạng, người viết:
Theo lời Bác Hồ, lòng yêu nước, thương dân thể hiện ở việc bác ái, yêu thương đồng bào, đồng chí, hết lòng giúp đỡ họ Do đó, những hành động có hại cho Đảng, nhân dân sẽ bị kiên quyết phản đối Lòng yêu nước cũng khiến con người sẵn sàng chịu khổ, không ham danh lợi và không sợ uy quyền.
Nghĩa: Là thẳng thắn, không có tư tâm, không làm việc bậy,…Lúc Đảng giao cho việc, thì bất k‰ to nhỏ, đều ra sức làm cho cẩn thận…Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn.
Trí: “là sáng suốt Vì không có việc tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch, minh mẫn…Vì vậy, mà biết việc làm, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng cân nhắc người tốt, việc tốt, đề phòng người gian”.
Dũng: “là dũng cảm, gan góc Gặp việc phải quả quyết, phải có gan làm, nhưng không làm liều, thấy khuyết điểm phải sửa chữa Cực khổ, khó khăn có gan chịu”.
Tín: “Nói cái gì phải nói cho tin Nói và làm phải nhất trí Làm thế nào cho dân tin, dân phục, dân yêu”.
Liêm: “là không tham lam địa vị, không tham tiền, không tham người ta tâng bốc mình”.
Trung: là trung với nước, hiếu với dân, người “đảng viên phải là công bộc của nhân dân” Đòi hỏi người cách mạng phải “ Cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư ” Muốn nhà nước không quan liêu, tham ô, lãng phí thì cần phải có 4 đức tính: “ Cân - Kiệm - Liêm - Chính” Đó là những phẩm giá tốt đẹp nhất của người cán bộ, đảng viên, Người nói:
“ Trời có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông Đất có bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức Cần, Kiệm, Liêm, Chính Thiếu một mùa không thành trời Thiếu một phương không thành đất Thiếu một đức không thành người".
Người đề cao vai trò của nhân dân: “ Nước lấy dân làm gốc… gốc có vững thì cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”.
Như vậy Đạo đức ta tiếp thu Nho giáo tư tưởng “Tu Nhân” là để dạy bảo con người phải làm ăn lương thiện, để không biến thoái bởi sức mạnh của đồng tiền, không bị mặt trái của cơ chế thị trường làm ăn mất đi lương tâm, nhân phẩm để góp phần xây dựng nhà nước vững mạnh, phồn vinh.
Tuy nhiên Tư tưởng Đạo đức này cũng có những ảnh hưởng tiêu cực.
2.2.2 Ảnh hưởng tiêu cực Đạo đức xưa đã nêu ra cần, kiệm, liêm, chính thực chất nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị Ngày nay chúng ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính để làm lợi cho nước cho dân Nhưng nếu cán bộ thực hiện không nghiêm túc, để đầu óc chi phối thì cũng rơi vào tình trạng đạo đức giả Đạo đức giả là một hiện tượng phổ biến trong nhiều chế độ xã hội và gắn với chủ nghĩa cá nhân Chế độ đức trị đã sản sinh nhiều kẻ đạo đức giả, những kẻ bề ngoài nói điều nhân nghĩa nhưng bên trong đầy rẫy tật xấu.
Những người mắc phải thói đạo đức giả là người không trung thực trong công tác Họ thường trình lên cấp trên những báo cáo không trung thực thổi phồng thành tích, che đậy khuyết điểm Hậu quả của nó gây ra không chỉ là những hậu quả kinh tế trực tiếp, mà còn là những hậu quả kinh tế xã hội lâu dài. Bởi vì khi đã xâm nhập vào đường lối chính sách của Đảng, của Nhà nước, nó sẽ ảnh hưởng rộng lớn, thậm chí ở tầm vĩ mô, chiến lược, điều đó có thể gây mất niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Hồ Chí Minh đã nói rõ : “không có đạo đức cách mạng thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân, không hoàn thành nhiệm vụ cách mạng vẻ vang Suy thoái về đạo đức thường là khởi đầu suy thoái về bản lĩnh chính trị, phai nhạt và phản bội lí tưởng cách mạng” vì vậy phải ngăn chặn loại trừ thói đạo đức giả đang là một yêu cầu bức xúc, cấp bách của xã hội trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI KINH TẾ
Nho giáo là học thuyết về chính trị - xã hội, đạo đức nên ít bàn về kinh tế mà chủ yếu bàn về con người Nhưng không phải có nghĩa phủ nhận vai trò của kinh tế Con đường đi lên CHXN ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi phải tiếp thu những giá trị tích cực đồng thời loại bỏ những mặt tiêu cực của Nho giáo đối với quá trình phát triển kinh tế.
Theo tư tưởng của Tuân Tử ông cho rằng: “Nếu như hết sức làm việc nông, lại tiết kiệm tiêu dùng thì trời chẳng bao giờ làm mình đói”.
Thực hiện theo tư tưởng của Tuân Tử Điều này phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta Nước ta là một nước mà nông nghiệp chiếm phần lớn, lao động nông nghiệp chiếm 70% Vì vậy chúng ta nhất thiết cần phải cần kiệm để công nghiệp hóa, khắc phục những xu hướng chạy theo lối sống xa hoa, lãng phí Đất nước ta đang trong thời k‰ phất triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đạt được các mục tiêu đó, chúng ta không thể không coi trọng ưu tiên phát triển kinh tế Chúng ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa mục tiêu để làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh Đó là tiền đề để đảm bảo cho sự ổn định chính trị, xã hội Cần kiệm đi đôi với chống tham nhũng và lãng phí, dồn sức đầu tư cho sự phát triển của đất nước trong hiện tại và tương lai.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tức cực đó thì tư tưởng của Nho giáo cũng chứa nhiều tiêu cực.
Với tư tưởng “Trọng nông ức thương” (coi trọng nông nghiệp hơn công nghiệp), nho giáo đã từng kìm hãm công nghiệp và kinh tế hàng hóa phát triển, về mặt sản xuất, Nho giáo từng kìm hãm công ngiệp và kinh tế hàng hóa phát triển, về mặt sản xuất, Nho giáo giáo coi thường khoa học kỹ thuật Kinh tế Việt Nam không thể đổi mới phát triển nếu không gạt bỏ được sự cản trở của Nho giáo.
Nền kinh tế mang tính bao cấp và những chính sách xã hội kŒm theo nó đã là một trong những nguyên nhân đưa nước ta tới khủng hoảng trầm trọng Sản xuất hàng hóa đòi hỏi phải khắc phục tình trạng chia cắt, khép kín, trì trệ của sản xuất và lưu thông Nhưng do ảnh hưởng cũ, tư tưởng “trọng nông ức thương”, cùng nhiều tư tưởng khác mà nhiều địa phương vẫn còn xu hướng biệt lập, không chú ý đến yêu cầu chung của đất nước Nền kinh tế trong thời k‰ quá độ ở nước ta còn chịu những ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo chi phối Ta biết rằng đặc điểm của nền kinh tế nổi bật của Việt Nam truyền thống là sản xuất nhỏ và tâm lý người tiểu nông in dấu sâu sắc lên mọi mặt của xã hội Việt Nam cổ truyền và ảnh hưởng đến ngày nay Nền sản xuất nhỏ tồn tại lâu đời trong xã hội Việt Nam cùng với ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo đã tạo nên tâm lý cục bộ, bản vị… Khi nước ta bước vào thời k‰ quá độ lên CNXH, tư tưởng bình quân đã trở thành lực cản lớn trong quá trình phát triển kinh tế cũng như các mặt khác của đời sống xã hội.
Từ thực tiễn đã giúp Đảng ta nhận thức sâu hơn về CNXH, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Sự phát triển nền kinh tế trong thời k‰ đổi mới ở nước ta đòi hỏi phải khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của nho giáo, phát huy tính tích cực của nó.
ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH
Nho giáo đã coi gia đình là cơ sở của xã hội : “gốc của nước là nhà”.
Chính vì vậy Nho giáo đã chú trọng xây dựng những mối quan hệ chặt chẽ trong gia đình theo ba quan hệ đó là: “Cha - con, chồng - vợ, anh - em” Trong những mối quan hệ ấy, quan hệ cha- con, anh- em được Nho giáo đề cao bằng chữ
“Hiếu”, “Một giọt máu đào hơn ao nước lã ” Hiếu là “nết đầu trong trăm nết”. người con hiếu có ý thức đầy đủ về tình cảm và bổn phận của mình đối với Cha
- Mẹ, đó là sự biết ơn, là ý nguyện thường xuyên làm sao để Cha - Mẹ được vui sướng, làm vinh hiển cho Cha Mẹ và làm đúng phận đạo làm con.
Giáo dục gia đình được Nho giáo đề cao với niềm tin rằng nó có thể tạo nên sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thành công trong việc trị nước Trước sự phát triển của kinh tế thị trường, gia đình Việt Nam cũng có nhiều đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành các chức năng xã hội Trong văn hóa gia đình Việt Nam, việc chăm sóc con cái, báo hiếu ông bà, cha mẹ luôn được coi trọng và là nét đặc sắc riêng có.
Chúng ta đã biết “Gia đình là tế bào của xã hội”, là một nhân tố không thể nào thiếu được, đặc biệt là trong thời k‰ mà đất nước đang phát triển, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì yếu tố của mỗi gia đình càng ảnh hưởng ngày một rõ nét hơn.
Ngoài những mặt tích cực, Nho giáo cũng mang lại những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống gia đình và xã hội Việt Nam Đặc biệt về mặt tình cảm gia đình, người Việt thường chú trọng đến hành động hơn là thể hiện cảm xúc, dẫn đến gia đình thiếu sự gắn kết về mặt tình cảm.
Thứ nhất: Trong đời sống xã hội thì thường xuyên phải phụ thuộc vào tình cảm Tình cảm anh - em, cha - con, dòng họ, bằng hữu, tình làng nghĩa xóm và nhiều mối quan hệ khác Ở nhiều nơi vẫn còn tình trạng cán bộ lợi dụng quyền lực mà đưa người thân mình vào các cơ quan, trong khi trình độ hộc vấn, đạo đức vẫn chưa đủ năng lực Hay nói cách khác vẫn còn tư tưởng là: “Một người làm quan cả họ được nhờ”.
Thứ hai: Biến quan hệ cơ quan thành quan hệ gia đình Làm mất đi tính dân chủ, mất đoàn kết.
Hồ Chí Minh đã từng nói: tình trạng kéo bŒ kéo cánh, đưa bà con thân thích không có tài năng gì vào tổ chức này hay tổ chức kia mà quên mất rằng việc là việc công chứ không phải là việc riêng của dòng họ Nhân dân ta đã đổ bao mồ hôi, xương máu để giành lại được độc lập, tự do, xây dựng một cuộc sống bình đẳng và dân chủ Gia đình phải là nền tảng mới, phải góp phần bảo vệ những thành quả đã đạt được Sự quan tâm của Đảng, Nhà Nước đối với gia đình vừa phát huy được truyền thống tốt đẹp của gia đình cũ vừa đáp ứng được nhu cầu đổi mới đất nước.
ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI GIÁO DỤC
Trong thời k‰ phong kiến, với phương châm “Trị nước thì gốc ở nhân tài, hành chính thì nước lấy giáo hóa” là chính sách lớn của Nhà Nước phong kiến đặc biệt quan tâm và đề cao vai trò của giáo dục và đào tạo con người.
Giáo dục là một trong những tư tưởng chủ yếu của nho giáo, là biện pháp để tạo ra một mẫu người lý tưởng, là một trong những phương tiện chủ yếu để truyền bá nho giáo, triển khai đường lối đức trị, lựa chọn nhân tài Nền giáo dục của Nho giáo ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam.
Với phương châm “Trị nước thì gốc ở nhân tài, hành chính thì trước lấy giáo hóa”, là chính sách lớn của nhà nước Đặc biệt Việt Nam rất coi trọng và đề cao vai trò của giáo dục.
Theo Khổng Tử, trọng đạo đức là điều cần thiết và tu dưỡng đạo đức phải thông qua học tập Học tập giúp vun đắp nhân cách, tránh xa sự che lấp làm hại, nóng nảy Học tập cũng giúp trau dồi tài năng để phục vụ đất nước Ngoài việc học lễ, học văn cũng rất quan trọng Trong quá trình học, cần thành thật nhận định khả năng của bản thân và nói đúng với thực tế để không bị che lấp mà dẫn đến sai lầm.
Trong thời k‰ phong kiến, các triều đại luôn coi trọng việc học tập, giáo dục. Trong triều Nguyễn thì quy định: “ Người từ 8 tuổi trở lên thì vào các trường tiểu học rồi đến học sách Hiếu Kinh, Trung Kinh; 12 tuổi trở lên, trước học Luận Ngữ, Mạnh tử tới Trung Dung, Đại Học; 15 tuổi trở lên, trước học Thi thư sau học Dịch lễ, Xuân Thu, học kŒm Chư Tử và sử” Hay chúng ta thường thấy những câu nói của người xưa nói về vai trò quan trọng của giáo dục.
“Sang sông phải bắc cầu kiềuMuốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
Để xây dựng chủ nghĩa xã hội, cần phải có những con đường phù hợp với chủ nghĩa xã hội Con đường này không tự nhiên mà có mà phải trải qua quá trình rèn luyện, trau dồi kiến thức Không chỉ học lý thuyết sách vở mà còn phải tiếp thu những tri thức khoa học tiên tiến của thời đại.
Trong thời k‰ ngày nay, khi trí tuệ trở thành nhân tố quyết định không thể thiếu được thì hình thức học tập của nho giáo càng có giá trị, nếu chúng ta biết khai thác, kế thừa.
Tạo ra một truyền thống “tôn sư trọng đạo”, tinh thần ham học, hiếu học, trọng người có học, tạo ra những nhân tài đóng góp vào việc giữ nước, xây dựng và phát triển đất nước.
Với quan điểm coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển Coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, Đảng ta chủ trương “ tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học” Là cây phải có gốc, là sông phải có nguồn Để trở thành một con người đúng nghĩa phải có thầy Nhớ công ơn thầy là đạo lý làm người của người dân Việt Nam,“nửa chữ cũng là thầy, một chữ cũng là thầy” Chính vì vậy mà Khi Việt Nam thống nhất, vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam" Để thể hiện tinh thần quý trọng và vai trò của giáo dục trong xã hội Việt Nam Đặc Biệt là trong thời k‰ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng có nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Trong thời k‰ phong kiến Sự nghệp đổi mới đất nước ta bắt đầu trước hết từ việc đổi mới tư duy Trong khi đó lối tư duy mang nặng tính giáo điều, bảo thủ của Nho giáo vẫn còn tồn tại ảnh hưởng không nhớ tới tư duy của đội ngũ cán bộ nước ta Điều đó gây trở ngại cho sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.
Nho giáo chỉ dạy con người đạo đức mà không dạy cho con người tri thức về khoa học tự nhiên, về làm ruộng, về làm thương mai, buôn bán.
Trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam, do tuyệt đối hóa, bắt thực tiễn tuân theo lý luận mà một số bộ phận cán bộ đã làm mất đi khả năng sáng tạo của mình, bóp méo quy luật vốn có của nó Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã nghiên khắc kiểm điểm và chỉ ra rằng, sự lạc hậu về lý luận của cán bộ ta xảy ra trên một loạt vấn đề như quan niệm về CHXN, về thời k‰ quá độ lên CNXH, về cách thức và con đường xây dựng CHXN, về cải tạo XHCN, về cơ chế quản lý kinh tế, phân phối lưu thông, về các quy luật trong thời k‰ quá độ.
Tính bảo thủ làm cho cán bộ ta chậm nhận ra những khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, chậm nhận thức được sự không phù hợp của đường lối xây dựng CNXH với yêu cầu thực tiễn khách quan của đất nước Tính bảo thủ làm cho cán bộ ta dŒ dặt với cái mới, không mạnh dạng ủng hộ cái mới Ngay cả khi đường lối mới của Đảng đã hình thành, một bộ phận cán bộ vẫn chưa nhận thức được và chưa ủng hộ con đường đó Ta có thể thấy rằng: về thực chất bệnh giáo điều trong đội ngũ cán bộ nước ta là căn bệnh trong nhận thức Bên cạnh nguyên nhân là do nhận thức trình độ lý luận, tư duy còn hạn chế thì vẫn còn có nguyên nhân của ảnh hưởng tiêu cực trong cách tư duy một chiều, lệ thuộc vào sách vởi kiểu Nho giáo, mà những tư tưởng tiêu cực này nó đã ăn sâu trong tiềm thức, trong suy nghĩ của con người Việt Nam, điều đó thể hiện khá rõ trong vấn đề phê bình và tự phê bình trong Đảng Vì vậy việc khắc phục bệnh giáo điều, kinh nghiệm, bảo thủ là đòi hỏi bức thiết gắn liền với đổi mới sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.
VẬN DỤNG CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 24 3.2 HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN, XÂY DỰNG XHCN
Chúng ta phải tìm hiểu cái cũ, không để quay về với cái cũ muôn đời, cũng không phải là phủ nhận sạch trơn mà là để kế thừa Đảng ta đã đề ra việc phê phán và kế thừa của tư tưởng Nho giáo.
Trên con đường cách mạng Việ Nam, Hồ Chí Minh đã kế thừa Nho giáo. Năm 1948, Người nói : “ Nước lấy dân làm gốc”, “Gốc có vững thì cây mới bền, xây lầu hạnh phúc trên nền nhân dân”
Ngược lại với Nho giáo vốn coi nhân dân là thứ dân, tiểu nhân, là đối tượng để sai khiến, thực hiện mục đích của giai cấp thống trị Thì Hồ Chí Minh đòi hỏi người cán bộ phải là “ đầy tớ của nhân dân” Như vậy chúng ta phải học tập thái độ của Hồ Chí Minh với việc khai thác những nhân tố hợp lý của Nho giáo.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa thị trường giúp đánh giá khách quan năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với thế giới Để vượt qua thách thức, chúng ta cần năng động học hỏi kinh nghiệm, cải tiến kỹ thuật và năng suất lao động Những năm gần đây, hàng hóa "Made in Vietnam" đã khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế Với mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, mỗi người dân Việt Nam phải nỗ lực kết hợp văn hóa truyền thống với tư duy cởi mở để đạt được mục tiêu.
Thực hiện phân phối theo năng suất lao động và sở hữu tư liệu sản xuất, để thực hiện xã hội tự do, bình đẳng để thực hiện những mục tiêu cao đẹp mà xã hội Việt Nam hướng tới, đó là “Dân tộc Độc lập, Dân quyền Tự do, Dân sinh Hạnh phúc”
3.2 HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN, XÂY DỰNG XHCN
Hơn một nghìn năm bắc thuộc cùng với ảnh hưởng của tư tưởng Đức trị Nho giáo Hình thành nên tập quán Lệ Làng chứ không theo pháp luật của nhà nước Việt Nam Khi đất nước giành được độc lập, nhà nước và pháp luật phong kiến ở nhiều giai đoạn đã trở thành vũ khí áp bức bóc lột nhân dân lao động Cho đến ngày nay, nhân dân ta vẫn còn tồn tại thói quen sống theo công thức đạo đức Nho giáo chứ không theo pháp luật Để xây dựng được hoàn thiện nhà nước nhà nước pháp quyền XHCN cần có những giải pháp để khắc phục.
Hệ thống pháp luật Việt Nam phải đảm bảo thể hiện được ý chí của đại đa số nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đồng thời ghi nhận đầy đủ và chính xác các giá trị đạo lý, truyền thống tốt đẹp của xã hội Việt Nam Những giá trị này không chỉ có lợi cho cá nhân mà còn cho toàn dân tộc và nhân loại, đồng thời phải đảm bảo tính dễ hiểu, dễ thực hiện để đạt được hiệu quả cao trong thực tiễn.
Hệ thống pháp quyền đầy đủ và đồng bộ sẽ khắc phục tình trạng thi hành pháp luật dựa theo những lẽ phải, sẽ không có kẽ hở để nhiều kẻ lợi dụng, tăng cường hiệu quả nghiêm minh trong pháp luật.
THỰC HIỆN DÂN CHỦ HOÁ
Nền dân chủ XHCN là mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, vừa là động lực thúc đẩy xã hội phát triển Nó là yếu tố khách quan trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dân chủ XHCN Bên cạnh đó, nền dân chủ XHCN cung cấp điều kiện thuận lợi để đấu tranh khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng Nho giáo trong đội ngũ cán bộ và toàn xã hội.
Tác dụng của việc thực hiện dân chủ hóa ở chỗ: phải làm cho dân thực thi đực quyền lực của mình Mọi quyền đều xuất phát tử nhân dân, do dân và vì dân Dân chủ hóa là quá trình pháp huy mọi năng lực sáng tạo, tích cực của mội thành viên trong xã hội nên nó có khả năng chống lại mọi hiện tượng bảo thủ, trì trệ…
Việc hiện thực hóa dân chủ trong XHCN sẽ mở ra môi trường xã hội rộng lớn hơn để thực hiện dân chủ một cách đầy đủ hơn, đồng thời thực hiện công tác giáo dục dân chủ cho cán bộ và nhân dân.
Thực tiễn đất nước sau hơn 20 năm đổi mới đã chứng minh: Cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa toàn diện, dân chủ hóa XHCN đã đạt những bước phát triển quan trọng, góp phần tạo ra môi trường xã hội tốt đẹp hơn, lành mạnh hơn cho sự phát triển, văn hóa
P HÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ HÀNG HOÁ NHIỀU THÀNH PHẦN
Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN sẽ tạo ra cơ sở khách quan để khắc phục những ảnh hưởng của Nho giáo, đồng thời phát huy giá trị tích cực của nó trong giai đoạn hiện nay Phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa về thực chất là quá trình đổi mới kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất vừa tạo nên quan hệ sản xuất mới. Phát triển dân chủ hóa tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình dân chủ hóa XHCN, khắc phục tình trạng gia trưởng chuyên quyền độc đoán Có thể nói nền kinh tế hàng hóa mở ra cơ hội cho tất cả mọi người phát triển đồng thời cho phép đánh giá con người một cách khách quan hơn và làm cho dấu ấn của Nho giáo sẽ mất dần đi.
Chính vì vậy xây dựng và phát triển kinh tế hành hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa là yếu tố tiên quyết để cải tạo triệt để tồn tại xã hội còn lạc hậu của nước ta, và do đó là điều kiện để khắc phục tàn dư tư tưởng chính trị của Nho giáo, xây dựng tư tưởng XHCN.
TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NỀN VĂN HOÁ TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC
Trải qua hàng ngăn năm lịch sử, sự thành bại của dân tộc ta đều có sự góp phần của tư tưởng Nho giáo Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc góp phần vào việc khai thác những giá trị tinh hoa của Nho giáo, đồng thời loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của nó trong đời sống xã hội Việt Nam. Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa thể hiện tinh thần yêu nước tiến bộ, thể hiện tinh thần nhân văn cách mạng, mang tính dân chủ đồng thời mang tính hiện đại Tạo ra những phẩm chất đạo đức, lối sống của con người Việt Nam Góp phần hình thành bản lĩnh của con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và vững vàng trước những biến động của thời đại.
Bản sắc văn hóa Việt Nam được ban chấp hành Trung ương Đảng khóaVIII khẳng định: “Những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắt nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước” “ Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết…” Bản sắc đó chi phối toàn bộ đời sống của dân tộc Việt Nam.Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, bản sắc đó đã giúp cho cộng đồng dân tộc tránh được âm mưu đồng hóa của mọi kẻ thù xâm lược Ngàn năm văn hóa Việt Nam đang trở thành nền tảng tinh thần, là mục tiêu và là động lực để nhân dân ViệtNam phấn đấu vì mục tiêu “ Dâu giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh”.
CHÚ TRỌNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ
Để xây dựng nền tảng đạo đức vững chắc, Việt Nam cần chú trọng giáo dục truyền thống lịch sử, pháp luật và đạo đức Điều này giúp bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc ở thế hệ trẻ, bên cạnh đó, giáo dục sâu sắc về lịch sử đấu tranh gian khổ của cha ông, bồi đắp thêm ý thức bảo vệ, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống như nhân ái, bao dung Đây chính là những phẩm chất cao quý làm nên bản sắc văn hóa của người Việt Nam.
Những phẩm chất cao quý khác nhau như cần cù lao động, thông minh sáng tạo, dũng cảm bất khuất trong đấu tranh đều được nảy sinh từ nguồn gốc đó. Đó là những giá trị đạo đức, là văn hóa sâu sắc và bền vững của các thế hệ người Việt Nam Thông qua giáo dục đạo đức, lịch sử các giá trị đó được nhân lên mãi mãi Vì vậy ta cần chắt lọc những mặt tích cực của Lễ giáo, Nho giáo, đưa vào đó những nội dung mới để nó trở thành quy phạm đạo đức của cuộc sống, làm cho mọi người lễ phép với nhau, kính trên nhường dưới, tôn trọng kỉ cương phép nước, vững vàng trước những văn hoá ngoại lai, những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Trong giáo dục, cần đề cao "Lễ" để giữ gìn truyền thống "tôn sư trọng đạo", tạo nên chuẩn mực hành vi cho thầy trò Việc giáo dục "Lễ" phải là nội dung quan trọng của giáo dục công dân và lịch sử Bên cạnh đó, cần đưa vào chương trình nội dung mới về lòng tôn kính lãnh tụ, yêu nước, tự hào dân tộc, biết ơn các thế hệ đi trước Đặc biệt trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giáo dục "Lễ" cùng với các giá trị truyền thống, quy tắc ứng xử và văn hóa giao tiếp càng trở nên thiết yếu Đạo đức và pháp luật có mối quan hệ hỗ trợ nhau, pháp luật là nền tảng cho sự hình thành đạo đức, giáo dục pháp luật giúp củng cố tình cảm và tạo nên nền tảng đạo đức vững chắc.
Chúng ta tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, cũng có nghĩa là bỏ qua pháp luật tư sản, trong khi đó những tàn dư của tư tưởng đức trị Nho giáo ngàn đời vẫn còn tồn tại trong nhận thức và hành động của người dân, vì vậy kết hợp giáo dục đạo đức với giáo dục pháp luật là hết sức cần thiết.
GIÁO DỤC ĐẠO PHẬT
Cùng với Nho giáo, Phật Giáo đã du nhập vào Việt Nam hàng nghìn năm nay, cả hai tư tưởng triết học này cùng biến đổi để hoà quyện và tồn tại cùng với văn hoá bản địa, tạo nên những nét văn hoá riêng của người Việt
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ sớm đã để lại dấu ấn sâu sắc trong đời sống tâm linh, phong tục thờ cúng tổ tiên và văn hóa tinh thần của người Việt Sự ảnh hưởng này thể hiện rõ nét trong kiến trúc đình, đền, chùa, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa độc đáo, khác biệt với văn hóa của người Hán.
Chính ở những nét văn hoá này đã làm cho Phật giáo tồn tại song song với Nho Giáo trong suốt hàng ngàn năm lịch sử của Việt Nam, cùng với đó dù trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc với rất nhiều cuộc chiến xâm lăng mà người Việt vẫn không bị đồng hoá Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo, việc giáo dục Phật giáo giữ vai trò hết sức quan trọng, nó giữ vai trò cân bằng trong đời sống văn hoá tâm linh và tinh thần của người Việt.
Nho giáo từ khi ra đời đến nay đã trên 2500 năm Đặc biệt là Đức trị trong Nho giáo đã từng ảnh hưởng toàn diện và sâu sắc đến xã hội Việt Nam đã góp phần xây dựng một xã hội thịnh vượng, ổn định, có trật tự, có pháp luật, một quốc gia thống nhất Ngày nay cả nước bước vào thời k‰ xây dựng mọi mặt đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trên con đường tiến tới: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, chúng ta lại thường xuyên đụng đến những vấn đề Đức trị trong Nho giáo Nho giáo tuy không còn ảnh hưởng nhiều trong đời sống như trước nhưng những tàn dư của nó vẫn còn hiện diện bám sát chúng ta và tiếp tục đem lại cho chúng ta nhiều bài học cả chính diện và phản diện
Sự nghiệp đổi mới mới ở nước ta hiện nay đòi hỏi chúng ta phải kiên quyết khắc phục và loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực tư tưởng chính trị của Nho giáo cũng như phát huy những giá trị tích cực của Nho giáo được biểu hiện bằng những hình thức phù hợp với xã hội Việt Nam hiện đại.
Chúng ta cần phải biết chắc lọc, tiếp thu và phát triển những tư tưởng Đức trị trong Nho giáo để giải quyết những vấn đề về gia đình, về mối quan hệ cá nhân và xã hội, về quản lý đất nước, về phát triển kinh tế, giáo dục trong thời k‰ mới, thời k‰ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đối với chúng ta, nhất là đối với mỗi học viên ngành Tài chính - Ngân hàng là những người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế, là người đưa đất nước phát triển theo con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Thì ngay từ lúc này, khi còn ngồi trên ghế nhà trường Chúng ta phải định hướng đúng đắn, chắt lọc những mặt tích cực tư tưởng chính trị của Nho giáo cũng như những tư tưởng khác trong xã hội Việt Nam Phải nắm vững chủ nghĩa Mac - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh Ta phải kết hợp và trau rồi lý luận với thực tiễn, đó là hành trang để cho chúng ta sau khi ra trường có đủ năng lực, trình độ, đạo đức để bảo vệ con đường XHCN mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã chọn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đoàn Trung Còn (1996) Mạnh Tử, Tập Thượng, Nxb Thuận Hóa, Huế.
2 Viện nghiên cứu Hán Nôm (2002), Ngữ Văn Hán Nôm, tập 2, Ngũ Kinh, Nxb KHXH, Hà Nội.
3 HV Chính trị hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh, HV Báo Chí và Tuyên Truyền (Chính Trị Học Đại Cương), (1999), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
4 Trường Đại Học khoa học Xã Hội & Nhân Văn, ĐH QG Hà Nội(1997), Lê Thành Tông (1442 - 1497) con người và sự nghiệp, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
5 Sự phát triển tử tưởng ở Việt Nam (Tập 1, 2019), NXB Tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Minh, Giáo sư Trần Văn Giàu.
6 Hồ Chí Minh (1995), toàn tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
7 Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Nxb Sự Thật Hà Nội.
8 Trường Đại học Khoa học XH và Nhân Văn, ĐHQG Hà Nội (1997), Lê Thánh Tông (1442 - 1497) con người và sự nghiệp, Nxb ĐHQG Hà Nội.
9 Đại Việt sử Ký Toàn Thư ( Tập 2, 2000), Hoàng Văn Lâu, Ngô Thế Long dịch và chú thích, Nxb Văn hóa – Thông tin.
10 10 Vị Thánh trong Lịch sử Trung Quốc ( 1/ 2008), Nxb Văn hóa - Thông tin.
11 Hồ Chí Minh (1999), Sửa đổi lối làm việc, Nxb Chính trị Quốc Gia – Hà Nội.
12 Hồ Chí Minh (1995), toàn tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
13 Nho giáo (2008), Trần Trọng Kim, Nxb Văn hóa – Thông tin.
14 Đào Phan (2004), Đạo Khổng trong văn Bác Hồ, Nxb Đại học quốc gia