Nắm bắt được thực tế đó, các tổ chức tín dụng đã phát triển hoạt động tin dụng bán lẻ dưới nhiều hình thứckhác nhau, một mặt là hoạt động kinh doanh mang về lợi nhuận cho ngân hàng mặt k
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HOC KINH TE
TA MINH QUANG
HOAT DONG TIN DUNG BAN LE
TAI NGAN HANG NONG NGHIEP VA PHAT TRIEN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Hà Nội — 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HOC KINH TE
NGƯỜI HUONG DAN KHOA HOC: TS Tô Lan Phương
XÁC NHAN CUA CÁN BỘ XÁC NHẬN CỦA CHỈ TỊCH HĐ
HƯỚNG DẪN CHÁM LUẬN VĂN
Hà Nội — 2023
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan day là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn vẫn chưa được công bố trong bất kỳ côngtrình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn nay.
Tac giả luận văn
Ta Minh Quang
Trang 4LOI CAM ON
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giảng viêntrường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và luận văn thạc sĩ Đặc biệt, xin
được bay tỏ lòng biết ơn và lời tri ân sâu sắc tới TS Tô Lan Phương đã hướng dẫntôi một cách tận tình trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu nay
Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng tập thể cán
bộ nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh
Mỹ Dinh đã chia sẻ thông tin, tư liệu quý báu dé tôi có cơ sở thực tiễn hoàn thiện
Luận văn.
Cảm ơn Khoa Ngân hàng Tài chính, các giảng viên, và giảng viên hướng dẫn
TS Tô Lan Phương.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã động viên vàđồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập, công tác và hoàn thành luận văn
Trân trọng!
Trang 5MỤC LỤCLOT CAM ĐOANN < 5<e<+sEEY+eEEEAEEEAAEEEAAEEEAeTEkeorrsrerrkssrrre i LOT CAM ON osssssssssssssssssssssnssssssssssssssssssssssessssesesssnsssssssesssssnessssnssssssssessssssecs ii
DANH MỤC CHU VIET TẮTT s- 5° se se ssssssessessesssessessessesse i DANH MỤC BANG uccsccsssssssssssscsscsscsscsscsssssssaccascsscsucsnssacsaceascascascsucsnseneensescess ii
DANH MUC HÌNH 5° 5£ s22 s£Ss£EsESsEssEsEseEsesseseesersersesse iii
7980060710077 777 ` 1
1 Tinh cấp thiết của dé tài nghiên cứu: .s 2 se se sessessesessesse 1
2 Cầu hỏi nghiÊn CỨU << 5 5 9 9 99996 9909.0 09660899608996 2
3 Mục đích nghiÊn CỨU o << 5< S9 9 9999 1.9909.900 90608895089 6856 2
4 Nhiệm vụ nghiÊN CỨU: << 55 9 999 9.9 9.99096589658956 896 2
5 Đối tượng và phạm vỉ nghiên €ứu 22s se se=se=ssessesses 3
6 BO cục của luận văn 5c s- se ©s£ se sessEssEssEseEsersessesersersersese 3 Chương 1: TONG QUAN NGHIÊN CUU VA CƠ SỞ LÝ LUẬN VE HOẠT ĐỘNG TÍN DUNG BAN LE TẠI NGÂN HANG THƯƠNG MẠI
1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương
ITHRÏ 0G G6 9 99 9 4.09 90099 00 9.000009 1.0000.000 080494 09004.08004.080096060900 080 9
1.2.1 Khái niệm về hoạt động tín dụng bản ÏẺ- -csss «+ sss+ ọ 1.2.2 Đặc điểm của hoạt động tín dụng bản Ìẻ -««+<««+++s 13
1.2.3 Vai trò và ảnh hưởng của tín dụng bán lẻ .- «< s 14
1.2.4 Những yếu to ảnh hưởng tới hoạt động tin dung bán lẻ 15
Trang 61.2.5 Những tiêu chí đánh giá hoạt động tín dung ban lẻ tại ngân hàng 7/711/1-0//2800n0n80Ẻn1n88Ẻ8 19
Tiểu kết chương I 22s s£ s£ se £s£+ssEss£ss£ssexsesserserssrsssse 23 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU -e s ss<s 24
2.1 Thiết kế nghiên €ứu s s- s2 s<s sesssss£ssssxsessessesessessesse 24
2.2 Phương pháp nghiÊn CỨU 5s 5 9 5995995 558995899558 25
2.2.1 Phương pháp thu thập dit lIỆU - c5 55s ++k+sexeexss 25
2.2.2 Phương pháp mô tả và phân tích số liệu -. - 25+: 26
2.2.3 Phương pháp SO SÁHÌ, c3 EEEESeeEsreerekrskeereeree 29
Tiểu kết chương 2 -. s° se ss©s©Ss se EseEssEssEssexsexserserssrssrsssse 30 Chương 3: THUC TRẠNG HOAT ĐỘNG TÍN DUNG BAN LẺ TẠI NGAN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIEN NONG THON VIET NAM CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH 2°-cceseerxsseerrkserrrksriee 31
3.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam chỉ nhánh Mỹ Đình .s5-< 55s 5 << see 31 3.2 Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Mỹ Đình 33
3.2.1 Các sản phẩm liên quan đến hoạt động tín dụng ban lẻ tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chỉ nhánh Mỹ
3.4 Kết quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam chỉ nhánh Mỹ Đình 48
Trang 73.5 Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam chỉ nhánh MY Đình 05-555 55 s55 5955 5e 50
3.5.1 Kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chỉ nhánh Mỹ Đình theo chỉ tiêu định
7.0/18" 52
3.5.2 Kết quả hoạt động tin dụng ban lẻ tại Agribank chỉ nhánh Mỹ Đình
theo chi Hiếu Ainh tÍHÌ - «<< 1E 1kg 1kg 1k krt 62
3.6 Tom tại và hạn CHE vcccsscsscsssssssessessesssssssessessesscsssssssessesssssssessessesssesseees 66
3.7 Nguyên nhâI œ- << se s9 9 9 4.99 0000060000065 69
Tiểu kết chương 3 -° << 2s s£ se se EssEssEssSssexsexserserserssssssse 73
Chương 4: GIẢI PHAP VE HOAT DONG TÍN DUNG BAN LE TẠI
NGAN HANG NONG NGHIEP VA PHAT TRIEN NONG THON VIET NAM CHI NHANH MỸ ĐÌNH -2°-cceseerxsseerrksreerrkeriee 74
4.1 Dinh hướng và mục hoạt động tin dung bán lẻ tại Ngân hang Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chỉ nhánh Mỹ Đình 74
4.1.1 Định hướng và mục tiêu hoạt động tin dung ban lẻ cua Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt NAM . - 74
4.1.2 Định hướng và mục hoạt động tin dung ban lẻ tại Ngân hang
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chỉ nhánh Mỹ Đình 75 4.2 Một số giải pháp phát triển dịch vụ hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh
MY ĐìÌnh o5 SH HH 0000000000 76
4.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỉ nhánh 77 4.2.2 Giải pháp đẩy mạnh quảng ba thương hiệu va truyền thông 60 4.2.3 Giải pháp về quy trình cấp tin dụng bán lẻ . -s+ 81
4.2.4 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và phát hiện rủi ro
một cách toàn Ai€N - 030111111111 953311 11K 11kg và 63
Trang 84.2.5 Giải pháp về nâng cao chất lượng hệ thống công nghệ thông tin 85
4.3 Kiến nghị đối với Chính phủ, các bộ ban ngành liên quan, chính quyền địa phương s- << << se se seEssEssEssessexsersersersersssse 86
4.4 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam 87 4.5 Kiến nghị đối với Ngân hang Nông nghiệp và phat triển Nông thôn
VIỆT ÏNAIm 7G G G5 9 9 0 0 000 0009.004 0000000910910 6600 88
Tiểu kết chương 4 - << s2 s©sssss£Es£SsEssEssEsEseEsessssersersersesse 90
TÀI LIEU THAM KHẢO 5- <5 5° s£ s52 s2 se sesseseseesessess 93
PHU LUC wissssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssesssssssssssssssssesssssesess 1
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIET TAT
STT | Từ viết tắt Nguyên Nghĩa
1 | AGRIBANK |: Ngân hàng nông nghiệp va phát triên nông thôn Việt Nam
2 | CBNV : Cán bộ nhân viên
3 | CVKH : Chuyên viên khách hàng
4 |QLKV : Quản lý khoản vay
5 |SXKD : Sản xuất kinh doanh
6 | NHNN : Ngân hang nha nước
7 |NHTM : Ngân hàng thương mại
8 |PGD : Phong giao dịch
9 | TSBD : Tai sản bảo dam
10 | XHTD : Xếp hạng tín dụng
11 | TCTD : T6 chức Tin dung
Trang 10DANH MỤC BANG
Bảng 2.1 Thang đo đánh giá hoạt động tín dụng bán lẻ tại Agribank chi nhánh MY Đình - - - G1111 9 TH HH TH nà 28 Bảng 3.1 Dư nợ cho vay theo thời han tại Agribank chi nhánh Mỹ Đình Š Ï
Bang 3.2 Dư nợ theo thành phần kinh té - 2 2 5 s£x2z2£z£zcs+z 54
Bảng 3.3 Cơ cau nợ theo mục dich sử ỤN Sky 57
Bang 3.4 Thu lãi từ hoạt động tín dụng bán Ïẻ 5-5 «++s<<+ex+s<2 59 Bảng 3.5 Du nợ hoạt động tín dung ban lẻ phân loại theo nhóm ng 61
Bảng 3.6 Dư nợ hoạt động tín dụng bán lẻ tại một số chỉ nhánh Agribank 62
Bang 3.7 Kết quả khảo sát theo nhóm tiêu chí sự tin cậy -. - 63
Bang 3.8 Kết quả khảo sát theo nhóm tiêu chí mức độ đáp ứng 63
Bảng 3.9 Tổng hợp kết quả khảo sát theo nhóm tiêu chí năng lực phục vụ 64
Bảng 3.10 Tổng hợp kết quả khảo sát theo nhóm tiêu chí mức độ đồng cảm64
Bảng 3.11 Kết quả khảo sát theo nhóm tiêu chí về phương tiện hữu hình 65 Bảng 3.12 Tổng hợp đánh giá của người tra lời về chất lượng tín dụng 65
il
Trang 11Hình 3.3 Kết quả Huy động vốn tại Agribank chi nhánh Mỹ Đình 49
Hình 3.4 Số lượng khách hang tại Agribank chi nhánh Mỹ Đình 53
Hình 3.5 Du nợ hoạt động tin dụng ban lẻ tai Agribank chi nhánh Mỹ Dinh 56
1H
Trang 12PHẢN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày được nâng cao
nên nhu cầu tiêu dùng của người dân từ đó tỷ lệ thuận với việc phát triển về đời
sông Bên cạnh đó, việc nhu cầu tiêu dùng tăng nhưng thu nhập của người dân hiện
tại chưa đủ mức đáp ứng những nhu cầu của người dân và cần quá trình tích lũymới thực hiện được, vì vậy người dân có thể thực hiện vay tiêu dùng tại các ngân
hàng dé phuc vu muc dich va dam bao nhu cầu đời sống Nắm bắt được thực tế đó,
các tổ chức tín dụng đã phát triển hoạt động tin dụng bán lẻ dưới nhiều hình thứckhác nhau, một mặt là hoạt động kinh doanh mang về lợi nhuận cho ngân hàng mặt
khác đáp ứng, tạo điều kiện cho người tiêu dùng về thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của
mình.
Trên thế giới việc phát triển tín dụng bán lẻ đã phát triển từ lâu cùng với sự
phát triển của hệ thống ngân hàng Tín dụng bán lẻ là hình thức vay cá nhân kháphô biến trên thé giới, đặc biệt ở các nước phát trién, tin dụng bán lẻ thường chiếm
tỷ trọng cao trong tổng dư nợ Theo Báo Đầu tư (2018) thì tính đến cuối năm 2018tong dư nợ cho vay tín dụng tại thị trường Mỹ đạt khoảng 4.010 ty USD và các hoạtđộng chỉ tiêu tiêu dùng đang đóng góp hơn 70% GDP vào hoạt động kinh tế Mỹ, tạimột số thị trường của các nước đang phát triển khác thì dư nợ tín dụng bán lẻ cũngchiếm tỷ trọng cao từ 8%-16% GDP Trong năm 1995, tín dụng bán lẻ mới chínhthức hình thành hợp pháp hóa tại Việt Nam, nhưng bắt đầu từ năm 2015 trở lại thìtin dụng bán lẻ mới thực sự tăng trưởng mạnh mẽ và bùng nổ, tốc độ tăng trưởnghoạt động tín dụng bán lẻ hầu như tỷ lệ thuận với tỷ lệ tăng trưởng GDP TheoVnExpress (2021), tai FE CREDIT, dư nợ tín dụng dat con số ấn tượng 76.600 tỷđồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ 2021, từ đó cho ta thấy vay tiêu dùng là thị trườngsôi động và chưa khai phá hết tại Việt Nam Với tiềm năng doanh thu tài chính bán
lẻ tại thị tường Việt Nam chưa được khai thác hết, có tới hơn 35% trên tổng số hơn
96 triệu người dân Việt Nam dang sinh sống tại các khu vực thành thị, xu hướng đô
Trang 13thị hóa ngày càng phát triển, thu nhập người dân cải thiện và ngành tài chính cũng
chuyển dần tập trung cho thị trường phân khúc cá nhân và hộ gia đình chính là
những tác động lớn ảnh hướng tới thị trường tín dụng bán lẻ tại Việt Nam.
Tín dụng bán lẻ là phân khúc thị trường tín dụng đem lại nguồn lợi nhuận khálớn cho các ngân hàng, tạo phần đa dạng các loại hình dịch vụ, tạo điều kiện nângcao lực cạnh tranh cho các ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn Việt Nam vốn là một ngân hàng lâu đời với thế mạnh có mạng lưới trải dài và
rộng nhất cả nước, số lượng khách có thê tiếp cận đồi dào nhưng tín dụng bán lẻ lại
chưa thực thực sự tương xứng với sỐ lượng khách hàng, đó chính là cơ hội pháttriển tiềm năng của hoạt động tín dụng bán lẻ Do đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Hoạtđộng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp va Phát triển Nông thôn Việt Nam
— Chi nhánh Mỹ Đình” dé làm luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng với mong muốn
đóng góp ý kiến của tôi để nhằm đưa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động
tín dụng bán lẻ tai Ngân hàng Nông nghiệp va Phát triển Nông thôn Việt nói chung
và Nam Ngân hàng Nông nghiệp va Phát triển Nông thôn Việt Nam — Chi nhánh
Mỹ Đình nói riêng.
2 Câu hỏi nghiên cứu
Đề dat được các mục tiêu, nghiên cứu này phải trả lời những câu hỏi nghiên
cứu sau:
- Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp phát triển
va Nông thôn Việt Nam chi nhánh Mỹ Dinh trong giai đoạn 2018-2022 va 6 thang
đầu năm 2023 như thé nào?
- Giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Nôngnghiệp phát triển và Nông thôn Việt Nam chi nhánh Mỹ Đình là gì?
3 Mục đích nghiên cứu
Tìm kiếm giải pháp thực tiễn có thể áp dụng vào hoạt động tín dụng bán lẻ tạiNgân hàng Nông nghiệp phát triển và Nông thôn Việt Nam chi nhánh Mỹ Đình
4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng
Trang 14thương mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng
Nông nghiệp phát triển và Nông thôn Việt Nam chi nhánh Mỹ Dinh?
- Đề xuất phương hướng và giải pháp cho hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngânhàng Nông nghiệp phát trién và Nông thôn Việt Nam chỉ nhánh Mỹ Dinh
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại
ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Mỹ Đình
- Pham vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp phát triển và
Nông thôn Việt Nam chi nhánh Mỹ Đình.
+ Về thời gian: Giai đoạn 2018-2022 và 6 tháng đầu năm 2023
6 Bố cục của luận văn
- Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hoạtđộng phát trién tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Nông
nghiệp phát triển và Nông thôn Việt Nam chi nhánh Mỹ Đình
- Chương 4: Giải pháp về hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Nôngnghiệp phát triển và Nông thôn Việt Nam chi nhánh Mỹ Đình
Trang 15Chương 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VE HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BAN LE
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan nghiên cứu về tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại
1.1.1 Tổng quan về nghiên cứu nước ngoài:
1.1.1.1 Vai trò của tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại:
Tại các nước phát triển và các nước đang phát triển thì vai trò của hoạt động
bán lẻ rất là quan trọng, nó là một phần không thế thiếu của nền kinh tế góp phầnthúc đây sự lưu thông hàng hóa, tiền tệ, tạo ra sự thanh khoản, đáp ứng kip thời cácnhu cầu đời sông cần thiết của người dân được thể hiện qua các nghiên cứu sau:
Lars-Erik & Park (2021), đã đưa ra vai trò của việc tao ra giá tri chung va
thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng ảnh hưởng tới ngành ngân hàng
bán lẻ tại Mỹ Với cách tiếp cận, quảng bá hình ảnh ngân hàng bán lẻ tới kháchhàng theo cách lấy khách hàng làm trọng tâm, khách hàng trải nghiệm sản phẩmdịch vụ qua các nên tảng SỐ, họ có thể tương tác đưa ra các phản hồi về VIỆC caithiện dịch vụ sản phẩm, đưa các lượt thích, chia sẻ nội dung thương hiệu từ đó ngânhàng sẽ hiểu hơn về khách hàng và điều chỉnh các sản phẩm dịch vụ cho phù hợpvới xu thế nhu cầu chung của khách hàng
Kimberly (2022), đã đưa ra cách hoạt động và sự ảnh hưởng của ngân hàng
bán lẻ tác động đến nền kinh tế ở Mỹ Các ngân hàng bán lẻ cung cấp tín dụng chongười tiêu dùng để mua nhà, xe hơi và đồ nội thất Chúng bao gồm thế chấp, cho
vay mua ô tô và thẻ tín dụng, những hoạt động trên đã thúc đây gần 70% nền kinh
tế Hoa Kỳ Hoạt động tín dụng bán lẻ cũng cung cấp thêm thanh khoản cho nềnkinh tế theo cách hoạt động của nó
1.1.1.2 Xu thé của dịch vụ ngân hang bán lẻ:
Với sự tiên phong trong các cuộc cách mạng về công theo dịch vụ tín dụng
bán lẻ cũng được nghiên cứu theo thói quen của tiêu dùng của người dân khi bước
vào một thời đại công nghiệp mới dé nhằm nam bắt đáp ứng kịp thời các nhu cầu
Trang 16tiêu dùng của người dân, tránh việc lạc hậu so với thói quen tiêu dùng đời sông của
khách hàng.
Marous (2018), đã đưa ra mười xu hướng chủ đạo, sẽ dẫn dắt hoạt động ngânhàng bán lẻ trên thế giới trong thời gian tới, trong đó có ba giải pháp quan trọng là:
mở rộng việc sử dụng và phân tích dữ liệu chuyên sâu, Cải thiện đa kênh phân phối
và mở rộng thanh toán số hóa
Marous (2019) đã đưa ra mười xu hướng hoạt động ngân hàng bán lẻ trên thế
giới trong thời gian tới, trong đó có các xu hướng mà các ngân hàng cần lưu ý đó là:Xây dựng quan hệ đối tác với các tô chức tài chính công nghệ dau tư vào các sángkiến đổi mới và khám phá các công nghệ tiên tiến (loT, Giọng nói)
Capgemini (2020) đã đưa ra một số xu hướng chính của dịch vụ ngân hàngbán lẻ trong thời gian tới đó là: Các ngân hàng đang dần bắt đầu triển khai việc hoạt
động tín dụng bán lẻ không bảo đảm thông qua các kênh số; Các giải phápblockchain đang được sử dụng để cải thiện quá trình nhận diện và xác thực kháchhàng: Hệ sinh thái mở trong tương lai sẽ là một đòi hỏi bắt buộc các bên tham gia
vào thị trường bán lẻ hợp tác với nhau Cũng trong năm 2020, PWC đưa ra 06 tác
động của làn sóng toàn cầu Và 06 ưu tiên quan trọng đến năm 2020 bao gồm: Phát
triển mô hình kinh doanh lay khách hang làm trung tâm; Tối ưu hóa phân phối; Dongiản hóa mô hình kinh doanh và vận hành; Đạt được lợi thế thông tin; Kích hoạt đôimới và các khả năng cần thiết để thúc đây hoạt động; Chủ động quản lý rủi ro, quyđịnh và von
Natalia (2022), đã đưa ra các xu hướng về nhân khâu học ảnh hưởng tới hoạtđộng ngân hàng bán lẻ, trong đó các yếu tố ảnh hưởng là: sự thay đổi về thu nhập,
thói quen tiêu dùng, tiết kiệm, dịch vụ sức khỏe cộng đồng, giới tính, độ tuổi, tỷ lệ
lao động tại một khu vực nhất định, từ đó ngân hàng sẽ điều chỉnh những sản phẩm
dịch vụ bán lẻ sao cho phù hợp với xu hướng tiêu dùng của người dân.
1.1.1.3 Phát triển tín dụng ngân hàng bán lẻ:
Hoạt động tín dụng bán lẻ được phát triển theo các yếu tố về nhân khâu học
nhằm đưa ra các phương hướng đúng đắn để đáp ứng được độ nhạy bén của thị
Trang 17trường, và hướng phát triển đang theo đuổi công nghệ hiện đại hóa, tiếp cận và đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng ở xa
Larry & Aleda (2007), đã đưa việc xây dựng và thước đo lường về năng lựcphát triển dịch vụ trong ngân hàng bán lẻ gồm có năm khía cạnh sau: Trọng tâm củaquy trình phát triển dịch vụ mới, độ nhạy bén của thị trường, chiến lực, văn hóaphát triển và kinh nghiệm của công nghệ thông tin
ICAEW (2022), nghiên cứu đưa ra các rủi ro về hoạt động tín dụng bán lẻtrong bối cảnh nền kinh tế thế lạm phát, lãi suất ngân hàng tăng cao, giá cả vật tưleo thang, ty lệ thất nghiệp gia tăng làm giảm đáng kế các khoản hỗ trợ phúc lợi củanhà nước, từ đó gây ra khả năng trích lập dự phòng cuối năm 2022 cho các khoảnvay tín chấp thuộc hoạt động tín dụng bán lẻ ảnh hưởng tới lợi nhuận hoạt độngkinh doanh tín dụng bán lẻ Nghiên cứu trên đã cho thấy nguy cơ cho vay mat vốnnếu nền kinh tế gặp khủng hoảng
1.1.2 Tổng quan về nghiên cứu trong nước:
1.1.2.1 Vai trò của tín dụng ngân hang ban le:
Tại Việt Nam, hoạt động tín dụng bán lẻ ngân hàng chưa thực sự phát triển,
khai phá hết tiềm năng lẫn quy mô do về sự e đè tâm lý người Việt ta nói riêng vàtâm lý người châu Á nói chung luôn luôn ngại về chuyện vay mượn thay vào đó
luôn luôn chat chiu tiết kiệm Mặc dù từ thời xa xưa, hoạt động vay mượn phục vụnhu cầu đời đã có nhưng chi mang tính bộc phát chưa có quy định cụ thé nên vai trò
của hoạt động tín dụng bán lẻ chưa có vai trò cụ thể trong đời song Hién nay, Viét
Nam đã hội nhập vào nền kinh tế thé giới kéo theo nền kinh tế trong nước phat triển
dẫn đến đời sống của người dân càng cao, nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn do đó
đây là cơ hội dé hoạt động tín dụng thể hiện rõ vai trò của mình trong nền kinh tế
hiện tại.
Vũ Thị Hương (2016), đã xây dựng được một cơ sở lý luận rất logic vềnhững nội dung cơ bản về hoạt động hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàngthương mại Cụ thể, tác giả đã thé hiện được cơ sở về hoạt động cho vay tiêu dùng,
xác định được đôi tượng của cho vay tiêu dùng, nêu lên những đặc điêm và các
Trang 18nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng Đây là một cơ sở rất quantrọng dé tìm ra sự khác biệt giữa hoạt động hoạt động tín dụng bán lẻ với các hoạt
cho vay khác của ngân hàng.
Ngô Hải (2020), đã đưa ra vai trò của ngân hàng bán lẻ trong việc thúc đây
số hóa nền kinh tế hậu Covid 19 Nghiên cứu đã đưa số lượng khách hàng sử dụngdịch vụ hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng tăng cao nhờ việc số hóa các quytrình, nghiệp vụ ngân hang và khách hàng, triển khai phương thức định danh điện từ(eKYC), việc triển khai eKYC là nền tang dé xây dựng mô hình ngân hang số toàndiện, đem lại cơ hội tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cho người dân ở vùng sâu, vùng
xa, góp phần thúc đây tài chính toàn điện tại Việt Nam
1.1.2.2 Xu thế của dịch vụ ngân hàng bán lẻ:
Hiện nay đang là thời đại công nghiệp 4.0, mọi thứ đều tự động hóa, số hóa,
dữ liệu tập trung do đó ngành ngân hàng ở Việt Nam cũng phải tập trung hiện dai
hóa theo xu hướng phát triển của thế giới tránh để các quy trình, công nghệ lạc hậugây mắt thời gian cho khách hàng
Vũ Hồng Thanh (2019), đã đưa ra xu hướng cho hoạt động ngân hàng bán lẻtrong thời kỳ các mạng công nghiệp 4.0 Nghiên cứu đã đưa ra các vấn đề cần phảicải thiện để bắt kịp xu thế như nâng cao trải nghiệm của khách hàng, tăng trưởngdoanh thu va cắt giảm chi phí, từ đó đề xuất một số giải pháp là các ngân hàng đãbuộc phải day mạnh đầu tư chuyền đổi sang kỹ thuật số và tăng cường hop tác vớicác tô chức Fintech và tô chức phi tài chính để học hỏi và mua lại những công nghệtài chính mới dé cải tiễn quy trình vận hành
1.1.2.3 Phát triển tin dụng ngân hàng bán lẻ:
Việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ là sự thiết yếu dé đảm bao phu hopvới nhu cầu tiêu dùng đời sống của người dân Đồng hành với sự phát triển là sự 6nđịnh tránh sự mat cân bằng về một bên làm ảnh hưởng tới đời sống của người dan
và hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng.
Nguyễn Minh Đức (2014), đã nghiên cứu về sự phát triển dich vụ ngân hang
bán lẻ trong bôi cảnh nên kinh tê có sự chuyên biên tích cực, đời sông con người
Trang 19được cải thiện và nâng cao nhất là từ khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 cua
Tổ chức thương mại thế giới Từ đây, ngành Ngân hàng Việt Nam trở thành một
trong những ngành hàng đầu và đây là cuộc chiến khốc liệt giành thị phần giữa cácNHTM Nghiên cứu đã chỉ ra được nguyên nhân của những hạn chế trong quá trìnhphát triển, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻcủa Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc dân Việt Nam như tập trung vào khách
hàng mục tiêu là khách hàng cá nhân, doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ;
triển khai tập trung và một số sản phẩm tín dụng bán lẻ như vay tiêu dùng (nhà và
xe) có tài sản bảo đảm các dịch vụ ngân hàng khác phục vụ mục đích kinh doanh
với giải pháp tài chính ngắn hạn và trung hạn linh hoạt; Tập trung hoạt động vào thịtrường mục tiêu là các thành phố lớn, các khu công nghiệp công nghệ cao
Phạm Mạnh Cường (2018), đã nghiên cứu giải pháp mở rộng hoạt động tín
dụng bán lẻ trong bối cảnh suy thoái của nền kinh tế, đây là năm được đánh giá tồi
tệ nhất trong thập kỷ và là năm tôi tệ thứ hai sau đại khủng hoảng 2008 Nghiên cứu
đã nêu ra những thách thức hiện tại là việc suy thoái của nền kinh tế, thị trườngchứng khoán sụt giảm mạnh dẫn đến việc cho vay có nhiều tiềm ẩn rủi ro anhhưởng tới chất lượng tín dụng nhưng đây cũng là cơ hội hội phát triển của dịch vụbán lẻ của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tại địa phương nơi có chỉnhánh bằng cách thu hút khách hàng, tạo tệp khách hàng trung thành với chi nhánhbăng phương pháp gắn bó với họ từ lúc còn khó khăn, giúp đỡ nhau vượt qua thửthách, tạo niềm tin yêu của khách hàng với ngân hàng, cùng đồng tạo ra giá trị
Phùng Văn Thủy (2022), đã nghiên cứu về quy trình hoạt động tín dụng bán
lẻ và dùng chỉ tiêu hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ từ đó đưa ra giải pháp tăng cường hoạt động tín dụng bán lẻ tại Agribank chi nhánh Hà Nội Trong luận van
nghiên cứu, tác giả đã đưa quy trình cho vay, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay
như số lượng khách hàng vay, chỉ số tăng trưởng của vay tiêu dùng, hiệu quả kinh
doanh từ việc hoạt động tin dụng ban lẻmang lại, tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay tiêu
dùng, từ đó đưa ra các giải pháp như nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, đâymạnh các phương thức tiếp thị mới như bán chéo sản phẩm giúp mang trọn lợi ích
Trang 20cho khách hàng, giảm thiêu các chi phí, đa dạng hóa các sản phẩm tin dụng bán lẻ
tạo hệ sinh thái cho khách hàng.
1.1.3 Khoảng trong nghiên cứu
Nghiên cứu về hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Mỹ Dinh là một đề tài quan trọng và mangtính cấp thiết dé hiểu thực trạng và đánh giá sự phát triển của Chi nhánh trong hoạtđộng tín dụng bán lẻ Trong bối cảnh thị trường đang ngày càng cạnh tranh và phảiđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì điều này có ý nghĩa vô cùng đặcbiệt đối với hoạt động tại Chi nhánh Hầu hết các công trình nghiên cứu trước đây
về hoạt động tín dụng bán lẻ đều chỉ nghiên cứu thông qua các chỉ tiêu, hoặc về quy
mô, hoặc về chất lượng mà chưa nghiên cứu đồng thời cả hai nhóm chỉ tiêu này Vìthế, trong quá trình nghiên cứu dé tài, tác giả sẽ tiễn hành phân tích hoạt động tíndụng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chinhánh Mỹ Đình thông qua các nhóm chỉ tiêu về quy mô và chất lượng Việc này
giúp đề tài có cái nhìn rõ ràng về các khía cạnh của tín dụng bán lẻ thông qua tốc độ
tăng trưởng số lượng khách hàng, quy mô dư nợ tín dụng bán lẻ và tỷ trọng dư nợtín dụng bán lẻ; tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ
Đồng thời, nghiên cứu cũng sẽ đo lường độ hài lòng của khách hàng với chất lượngtín dụng bán lẻ của Chi nhánh, từ đó đề xuất các biện pháp phát triển hoạt động tín
dụng bán lẻ tại Chi nhánh trong thời gian tới Bên cạnh đó, hiện nay chưa có nghiên
cứu nào được thực hiện về phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tai Ngân hang Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Mỹ Đình trong giai đoạn2018-2022 và 6 tháng đầu năm 2023 được công bó Vì vậy, luận văn không bị trùng
lặp với các công trình nghiên cứu trước đây.
1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm về hoạt động tín dụng bán lẻ:
1.2.1.1 Khái niệm hoạt động tín dung ban lẻ tại ngân hàng thương mại
Tín dụng là hoạt động cho vay với việc một bên (bên cho vay) cung cấp
nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài
9
Trang 21chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất.
Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ,
bên đi vay gọi là con nợ Do đó, tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên - Một
bên là người cho vay, và một bên là người đi vay Quan hệ giữa hai bên ràng buộc
bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả
Hiện nay ở nước ta vẫn chưa có một khái niệm thong nhat vé tin dụng ban lẻ.Trong Luật các tổ chức tín dụng, các loại hình cấp tín dụng được quy định chung,chưa có định nghĩa và giải thích rõ ràng Trong Khoản 2 Điều 50 Luật các tổ chứctín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 có ghi: “Tổ chức tín dụng cho các tôchức, cá nhân vay ngắn hạn, trung dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, đời sống” Theo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên Nông
thôn Việt Nam hoạt động tín dụng bán lẻ là việc cấp tín dụng cho khách hàng bán lẻbăng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác Trong đó,
khách hàng bán lẻ là cá nhân (cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài), hộ gia
đình, doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của
Agribank.
1.2.1.2 Phân loại tín dụng ngân hang ban lẻ
Căn cứ vào đối tượng cấp tín dụng
e Khách hàng cá nhân đơn thuần.
e Khách hàng là kinh doanh cá nhân và hộ gia đình.
Căn cứ vào phương thức cấp tín dụng
e Thấu chi trên tài khoản: là việc Ngân hàng cho khách hàng chi vượt số tiền
có trên tai khoản thanh toán của khách hàng tới một hạn mức nhất định và trongmột thời gian nhất định
e Cho vay tiêu dùng: Là gói vay khách hàng dùng để mua đồ dùng, trang thiết
bị gia đình, chi phí học tập, khám chữa bệnh và các nhu cầu tiêu dùng khác của
khách hàng.
e Cho vay kinh doanh cá nhân, hộ gia đình: Là khoản cho vay phục vụ mục
đích sản xuất kinh doanh đối với các nhân và hộ gia đình nhằm đáp ứng tối đa về
vôn và việc bô sung nguôn vôn lưu động, đâu tư sản xuât kinh doanh.
10
Trang 22e Cấp tin dụng từng lần: Day là khoản tin dụng ngắn hạn, khách hàng không
có nhu cầu thường xuyên, không đủ điều kiện cấp hạn mức thấu chi Vốn ngân hàngchỉ tham gia vào một đoạn nhất định của quá trình sản xuất Các khoản vay này chủ
yêu để tài trợ cho nhu cầu lưu động vốn của cá nhân, hộ gia đình
e Tín dụng thấu chỉ: Là nghiệp vụ tín dụng ngân hàng cho phép người vay
được chỉ trội trên số dư tài khoản khách hàng đến một giới hạn nhất định và giới
hạn đó được gọi là hạn mức thấu chi Ngân hàng sẽ thu gốc và lãi khi tiền về tài
khoản Số lãi khách hàng phải trả:
Số lãi phải trả = lãi suất thấu chi * thời gian thấu chi * số tiền thấu chiHình thức thấu chi được sử dụng với khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập
đều đặn, kì thu nhập thấp.
e Tín dụng theo hạn mức: Ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hang hạn mức
tín dụng, hạn mức này có thê tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ Đây là khoản vay dàihạn, hạn mức được cấp trên cơ sở kế hoạch SXKD, nhu cầu vốn và nhu cầu vốn của
khách hàng Tuy từng ngân hang có cách tính hạn mức khác nhau Các khoản cho
vay sẽ được trả dần và thanh toán trên cơ sở dong thu nhập tương lai của cá nhân,
hộ gia đình.
e Tín dụng theo dự án: Khi khách hang có kế hoạch mua sắm, kinh doanh, xâydựng nhà cửa, có thể đề nghị vay ngân hàng Một trong những yêu cầu của ngânhàng là khách hàng phải xây dựng dự án, thể hiện mục đích và kế hoạch đầu tư, quátrình thực hiện dự án Ngân hàng đặc biệt quan tâm tới thời gian và nguồn trả nợngân hàng Ngân hàng cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng, thỏa thuận mức vốn
đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân định kỳ hạn nợ,mức lãi suất
e Tín dụng đồng tài trợ: Các NHTM tham gia một nhóm tô chức tín dung cùng
cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong
đó có một tô chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng
khác.
e Tín dụng trả góp: Là hình thức tín dụng theo đó ngân hàng cho phép khách
hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng thỏa thuận Khi cho vay, ngân
hàng cùng khách hàng xác định và thỏa thuận sô lãi vôn vay phải trả cộng với sô nợ
11
Trang 23gốc thu được chia ra dé trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay
e Phương thức tín dụng khác: Các phương thức tín dụng khác mà pháp luật
không cấm, như: tin dụng luân chuyên, tín dụng gián tiếp, tín dung theo hạn mức tin
dụng dự phòng
Căn cứ vào thời hạn cấp tín dụng
e Cho vay ngăn hạn: Là hình thức cấp tin dụng có thời gian vay dưới 12 tháng
và được sử dụng dé bù đắp sự thiếu hụt trong nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá
và bé sung vốn kinh doanh đối với các hộ kinh doanh có chu kỳ kinh doanh dưới 12
tháng.
e Cho vay trung hạn: Là khoản vay được cố định thời gian từ 1 năm đến 5
năm Gói vay trung hạn thường được sử dụng dé mua sắm tai sản có định, xây dựngnhà xưởng, đầu tư trang thiết bị phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh
e Cho vay dài hạn: Khoản vay dài hạn có thời gian từ 5 năm trở lên thường
được cấp tín dụng cho các khoản vay xây dựng nhà ở, mua sắm các vật dụng sử
dụng lâu dải.
Căn cứ vào hình thức bảo đảm tín dụng:
e Cho vay tin chap: Đây là hình thức vay không có tài sản đảm bảo từ bên vay,
VIỆC vay vốn chỉ dựa vào tín nhiệm uy tín của bản thân khách hàng Tại Agribank,
việc cho vay tín chấp thường chỉ cấp cho cán bộ đang làm việc tại Agribank và một
số đối tượng như công an, giáo viên và bác sĩ có trả lương qua tài khoản thanh toán
ở Agribank.
e Cho vay có tài sản: Là khoản vay khách hàng sử dụng tài sản có giá trị về
mặt pháp lý và hợp pháp thuộc danh mục được phép thế chấp theo Pháp Luật ViệtNam dùng dé đảm bảo cho khoản vay của khách hàng tại Agribank
Căn cứ vào phương thức cấp tín dụng:
e Cho vay gián tiếp: Ngân hàng không chi gặp khách hàng trực tiếp dé chovay mà ngân hàng có thê thông qua một trung gian đề thực hiện cấp tín dụng, miễn
là khoản vay an toàn Có thé hiểu là Ngân hang mua các khoản nợ phát sinh từ các
tổ chức tín dụng khác
12
Trang 24e Cho vay trực tiếp: Là hình thức khách hàng và ngân hàng trực tiếp gặp nhau,
đồng ý và thỏa thuận phương thức cấp tín dụng, số tiền vay, lãi suất và thời gian trả
gốc, lãi
1.2.2 Đặc điểm của hoạt động tín dụng bán lẻ
e Đối tượng khách hàng: Là các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp siêu nhỏ
và doanh nghiệp nhỏ có nhu cầu vay vốn đề phục vụ nhu cầu đời sống hoặc để sản
xuất kinh doanh Khác với doanh nghiệp, đối tượng của hoạt động tín dụng bán lẻ
có số lượng rất lớn, chịu nhiều tác động của môi trường kinh tế, xã hội và văn hóa,nhu cầu vay vốn đa dạng nhưng không thường xuyên, phụ thuộc vào nhiều yếu tốnhư: tình hình kinh tế xã hội, thu nhập, thói quen tiêu dung,
e Thời gian vay vốn: Thời “gian vay vốn của hoạt động tín dụng bán lẻ đa
dạng, bao gồm các khoản vay ngắn hạn, trung hạn hoặc dai hạn tùy thuộc vào mụcđích vay vốn và phương thức cho vay Đối với cho vay bổ sung vốn lưu động thiếuhụt phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thời gian cho vay là ngắn hạn Cho vayphục vụ nhu cầu đời sống thường là vay trung hạn hoặc dài” hạn
e Quy mô và số lượng các khoản vay: Thông thường thì các khoản tín dụng
hoạt động tín dụng bán lẻ có quy mô nhỏ Tuy nhiên, theo xu hướng trong những
năm gần đây các NHTM tập trung vào mảng bán lẻ nên số lượng các khoản tín
dụng hoạt động tín dụng bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn trong việc cấp tín dụng
e Chi phí cho vay: Chi phí cho khoản tín dụng trong hoạt động tín dụng ban lẻ
là các chi phi thâm định, xét duyệt và quản lý các khoản vay Các khoản vay của
hoạt động tín dụng bán lẻ thường có quy mô nhỏ, nhưng số lượng khách hàng lớn,nhiều hồ sơ, hợp đồng, do vậy các ngân hàng thường phải bỏ ra nhiều chi phí hơn
so với tín dụng KHDN.
e Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay của các khoản tín dụng hoạt động tín dung
bán lẻ thường cao hơn so với các khoản tín dụng KHDN Nguyên nhân bởi vì chi
phí tín dụng KHCN tính trên mỗi đồng vốn cho vay là lớn, mức độ rủi ro của khoản
vay cao và kém nhạy bén với lãi suất
e Rủi ro tín dụng: Số lượng “các khoản tín dụng bán lẻ là rất lớn giúp các
13
Trang 25NHTM phân tán được rủi ro nhưng những khoản vay này vẫn chứa đựng nhiều rủi
ro Đó là do tình hình tài chính của đối tượng trong hoạt động tín dụng bán lẻthường xuyên thay đổi theo tình trạng công việc và sức khỏe của ho” Tình hình tàichính của các cá nhân và hộ kinh doanh không ồn định khiến cho ngân hàng phải
đối mặt với nguy cơ không thu hồi được vốn khi khách hàng phá sản, ốm đau, thất
nghiệp, Ngoài ra, NHTM còn gặp khó khăn trong việc thẩm định và xét duyệt chovay do thông tin không cân xứng, các thông tin về cá nhân thường không được tiết
lộ Điều đó khiến NHTM khó có thể ra quyết định một cách chuẩn xác và luôn phải
quản lý chặt chẽ các khoản tín dụng trong hoạt động tín dụng bán lẻ.
1.2.3 Vai trò và ảnh hưởng của tín dụng bản lẻ.
e Hoạt động tin dụng bán lẻ là hình thức cung cấp tín dụng của ngân hang cho
các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa va nhỏ Tín dung bán lẻ
có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng thương mại, khách hàng và nền kinh tế
e Đối với ngân hàng thương mại, thu nhập từ tín dụng bán lẻ chiếm thị phầncao, mang lại cho ngân hàng nhiều lợi nhuận Thông qua tín dụng bán lẻ, các ngân
hàng thương mại có thé phát triển các hoạt động khác, đa dang hoá các sản phẩm
dịch vụ như: tiền gửi, dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán,chuyển tiền, bảo hiểm đồngthời giúp ngân hàng phân tán rủi ro, mở rộng thị phần hoạt động, được nhiều kháchhàng biết đến giúp hình ảnh thương hiệu của ngân hàng được phô biến rộng khắp.Tất cả các yếu tổ đó góp phan nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng.
Đối với khách hàng, tín dụng bán lẻ là nguồn huy động vốn nhanh chóng, kịpthời để đáp ứng các nhu cầu đầu tư, tiêu dùng, sản xuất kinh doanh cho khách hàng
cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
con người ngày càng nâng cao như: mua nhà đất, xây dựng sửa chữa, mua xe, tiêu
dùng, du lịch, du học) nhằm nâng cao mức sống và trình độ dân trí giúp cho người
lao động được thỏa mãn nhu cầu đời sông, tái tạo sức lao động, kích thích người
dân lao động làm việc tích cực, sáng tạo, năng suất cao; đồng thời nâng cao hiệuquả trong sản xuất kinh doanh Đối với nền kinh tế, một mặt tín dụng bán lẻ góp
14
Trang 26phần tạo sự năng động cho các thành phần kinh tế, trên cơ sở là kênh hỗ trợ vốn
hiệu quả đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, buộc các thành phần kinh
tế phải đây mạnh sản xuất, do đó tạo nhiều công ăn việc làm, ôn định an sinh xã hội.Mặt khác, tín dụng bán lẻ cũng có vai trò tích cực đối với sự ôn định về mặt xã hội:
khai thác triệt dé các nguồn vốn nhàn TÔI, đây lùi tệ nạn tín dụng đen.
1.2.4 Những yếu tô ảnh hướng tới hoạt động tin dụng bán lẻ
Dịch vụ tín dụng bán lẻ cung cấp các sản phẩm tín dụng cho đối tượng khách
hang là cá nhân, các hộ gia đình, chiu tác động của nhiều nhân tố bao gồm cả nhân
tố khách quan và nhân tố chủ quan Những nhân tố này có thé tác động theo chiềuhướng tích cực hoặc tiêu cực đến khả năng phát triển dịch vụ tín dụng bản lẻ tại cácngân hàng thương mai Do vậy, dé phân tích được đầy đủ và chính xác nhất những
ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng
thương mại, tác giả đề xuất chia các nhân tố thành 2 nhóm sau:
a, Nhóm nhân tô chủ quan
e Nguồn vốn của ngân hàng
Nguồn vốn dé ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay ra thị trường chủ
yếu từ nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động từ các tổ chức và cá nhân Khi
nguồn vốn này dư thừa thì khả năng cung ứng vốn của Ngân hàng ra thị trường cao,tạo điều kiện thuận lợi đây mạnh phat triển tín dụng và ngược lại, khi nguồn vốnnày thiếu hụt thì không đảm bảo đủ nguồn vốn để cung ứng ra thị trường, gây khókhăn trong việc phát triển tín dụng bán lẻ nói riêng và tín dụng nói chung, đồng thời
nó ảnh hưởng đến tính thanh khoản và cơ cầu nguồn vốn an toàn của Ngân hàng
e _ Chính sách cấp tín dụng của ngân hàng
Chính sách tin dụng bao gồm các yếu tố giới hạn về mức cho vay đối vớikhách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay, mức lệ phí, sự đảm bảo khảnăng thanh toán Một chính sách cấp tín dụng hợp lý, đúng đắn sẽ tạo ra cơ chếđảm bảo tính thống nhất trong toan bộ tổ chức, tạo cơ sở cho việc điều hành kinh
doanh một cách chủ động, đồng thời hướng dẫn cán bộ tín dụng trong việc thực
hiện công việc nhanh chóng và hiệu quả Đặc biệt, yêu tô lãi suât và quy trình câp
15
Trang 27tín dụng được cho là ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng phát triển tín dụng bán lẻ củangân hang Dé thực hiện một khoản cấp tín dụng cho khách hàng, các cán bộ ngânhàng phải qua rất nhiều quy trình Tuy nhiên, đối với khách hàng thì họ không cầnhiểu hết các quy trình này, điều khách hàng quan tâm nhất là lãi suất (hoặc chi phínói chung) và quy trình thuận tiện Do vậy, ngân hàng nào càng đáp ứng tốt nhữngyêu tố này thì càng dé phát triển dich vụ tin dụng.
e_ Định hướng và chiến lược phát triển tín dụng tiêu dùng
Đề tổn tại và phát trién, các ngân hàng cần có chiến lược kinh doanh hiệu
quả giúp tăng cường năng lực cạnh tranh và tạo được sự khác biệt cho thương hiệu
của mình Chiến lược kinh doanh là đưa ra các quyết định chiến lược về lựa chọnsản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế so với các đối thủ, khai thác
và tạo ra các cơ hội mới Dựa trên cơ sở một chiến lược kinh doanh được xác lập,
ngân hàng sẽ chuyển nó thành các mục tiêu hành động, lập ra những kế hoạch bộ
phận cho từng thời kỳ đảm bảo thực thi thành công những mục tiêu đã đề ra.
e Chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực có chất lượng cao là nhân tố then chốt, đóng vai trò quantrọng hàng dau trong sự phát triển của các NHTM Đặc biệt, với 1 hoạt động tiềm
an rủi ro cao như tin dụng, đòi hỏi cán bộ tin dụng phải có đạo đức nghề nghiệp,trình độ chuyên môn cao, hiểu biết sâu rộng, khả năng tư duy độc lập sáng tạo, nhiệttình, tận tâm trong công tác Thực tế hiện nay, trình độ của Ngân hàng nói riêng vàcủa cán bộ tín dụng nói chung vẫn còn chưa đồng đều và nhiều bất cập, chưa đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc Bên cạnh đó kinh nghiệm, thái độcủa cán bộ tín dụng cũng cần được chú trọng Hoạt động hoạt động tín dụng bán lẻ
đòi hỏi cán bộ tin dụng phải nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn day đủ, cụ thé cho khách
hàng những thủ tục cần thiết Không chỉ cán bộ tín dụng mà những cán bộ kháccũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động cho vay Ví dụ cụ thể nhất là các giao dịchviên, họ chính là “bộ mặt của ngân hàng”, trực tiếp giao dịch với khách hàng Sựthân thiện, cởi mở đúng mức sẽ tạo cho khách hàng sự hài lòng, tin cậy khuyếnkhích các khách hàng quay trở lại và trở thành khách hàng thân thiết của ngân hàng
16
Trang 28e Hệ thống công nghệ thông tin
Hệ thống công nghệ rất quan trọng trong công tác điều hành phát triển ngân
hàng và đem lại lợi ích cho khách hàng, ngân hàng Với khách hàng, công nghệ sẽ
đem đến cho khách hàng sự hài lòng nhờ vào những dịch vụ ngân hàng có chấtlượng tốt, thời gian giao dịch được rút ngắn,an toàn, bảo mật Cho dù khách hàngđến bat cứ địa điểm giao dịch nào của ngân hàng đều cảm nhận được chat lượng của
dịch vụ Với ngân hàng, công nghệ hiện đại sé tạo ra đột pha trong khai thác sản
phẩm, dịch vụ cả về số lượng va chất lượng, gián tiếp khang định được tên tuổi của
mình trên thị trường.
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các dịch vụ của ngânhàng ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện hơn với nhiều tiện ích và tính nănghơn Công nghệ có thể coi là chìa khoá để phát triển các sản phẩm, dịch vụ của ngânhàng Một số dịch vụ mới có hàm lượng công nghệ cao đã được các ngân hàng đưavào sử dụng như Internet Banking, Mobile banking, giúp khách hàng không cầnthiết phải trực tiếp đến giao dịch tại ngân hàng mà chỉ cần thiết bị máy vi tính đượcnối mạng là có thê tra cứu thông tin về tài khoản có thé theo dõi, quan lý tài khoảntiền gửi, tiền vay của mình một cách thuận tiện
b, Nhóm nhân tô khách quan
e Môi trường pháp ly
Môi trường pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy
đủ thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành
luật và trình độ dân trí.
Mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh nhưng phải nằmtrong khuôn khô của pháp luật Hoạt động tin dụng bán lẻ của NHTM phải tuân thủcác quy định của Nhà nước, Luật Các tô chức tín dụng, Luật dân sự và các quy địnhkhác Nếu những văn bản quy định pháp luật không rõ ràng, đầy đủ sẽ tạo nhữngkhe hở pháp luật gây rắc rối khi thực thi và có thé tổn hại đến lợi ích cho các bêntham gia quan hệ tín dụng Ngược lại, sự chặt chẽ và đồng bộ của luật pháp sẽ gópphần tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo sự trật tự và én định dé phat
17
Trang 29triển hoạt động cho vay nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng.
e Môi trường văn hóa — xã hội
Môi trường văn hóa xã hội có tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng bán
lẻ của ngân hàng Môi trường văn hóa xã hội bao gồm các yếu tố như trình độ dân
trí, lối sông, tình hình trật tự xã hội, thói quen, bản sắc văn hóa dan tộc có ảnh
hưởng lớn đến hành vi tiêu dùng của dân cư và nhu cầu sản phẩm dịch vụ của ngânhàng Một cộng đồng có thói quen hưởng thụ và nâng cao chất lượng cuộc sống thì
họ sẽ chú ý tới việc mua sắm, tín dụng bán lẻ sẽ có cơ hội dé phat trién Ngược lại,
nếu người dan ít có nhu cầu hưởng thụ, tâm lý thích tích luỹ tiết kiệm hơn là chi tiêuthì tín dụng bán lẻ sẽ rất khó có cơ hội phát triển Bởi vậy, việc tìm hiểu các yếu tố
văn hóa xã hội giúp ngân hàng xác định tác động của chúng tới hành vi tiêu dùng
của khách hàng dé từ đó xây dựng các chính sách, chiến lược phát triển cho phù hợp
từng thị trường mục tiêu.
e Điều kiện về môi trường cạnh tranh
Một môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt sẽ vừa khiến ngân hàng khó
mở rộng quy mô lại vừa làm giảm tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng Nếu coi thịtrường tín dụng bán lẻ là một miếng bánh thì miếng bánh đó hiện tại đang có quy
mô khoảng 15 ty USD và không ngừng gia tăng theo sự phát triển kinh tế ViệtNam Tuy vậy, tốc độ tăng đó không đuổi kịp tốc độ gia tăng về các nguồn lực màcác tô chức tín dụng đang sử dụng để hướng tới mục tiêu phát triển tín dụng tiêudùng Không chỉ các ngân hàng trước đây chỉ định hướng phát triển bán buôn nay
đổi mục tiêu sang bán lẻ, các tổ chức tín dụng nước ngoài hiện cũng tham gia vàothị trường ngày càng nhiều Đề có thể tồn tại và phát triển, ngân hàng cần phải định
ra chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể thắng trong cạnh tranh với ngân hàng
Trang 30nếu nguồn lực tai chính của khách hàng yêu không đảm bảo được khả năng trả nợ,
khi đó ngân hàng có thé sẽ gặp khó khăn trong việc thu hôi khoản tín dụng đã cấp
cho khách hàng.
Mức độ uy tín, tỉnh thần hợp tác của khách hàng: Đây là một trong nhữngtiêu chí đánh giá xếp loại khách hang, là công cụ hỗ trợ dé ra quyết định cho vaycủa Ngân hàng Trong quá trình tiếp xúc và thâm định khách hàng, việc đánh giácác tiêu chí trên thé hiện thông qua độ tin cậy, chính xác của các thông tin khách
hàng cung cấp và lịch sử trả nợ đối với các khoản vay của khách hàng tại tô chức tín
dụng khác.
Mức độ trung thực trong quan hệ vay vốn: Việc sử dụng vốn vay sai mụcđích của khách hàng có thé góp phần không nhỏ vào sự dé bể của các tổ chức tín
dụng Vì vậy, nếu khách hàng trung thực, sử dụng vốn vay đúng mục đích thì xác
suất xảy ra rủi ro sẽ giảm được đáng kẻ
1.2.5 Những tiêu chí danh giá hoạt động tín dung ban lẻ tại ngân hàng thương
mại
© Dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ tin dụng
Dư nợ cho vay kỳ thực hiện - Dư nợ cho vay
Tốc độ tăng
kỳ trước *100%
trưởng TD
Dư nợ cho vay ky trước
Chỉ tiêu này cho ta biết tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của NH Nếu các NHTMđây nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến rủi
ro tín dụng Tỷ lệ tăng trưởng tin dụng thì phải căn cứ tỷ lệ tăng trưởng nguồn von
Tổng dư no/Téng vốn huy động: Chỉ tiêu này cho biết khả năng cho vay của
NH với khả năng huy động vốn Chỉ tiêu này càng lớn, vốn tồn đọng càng ít, kèm
theo RRTD càng lớn.
Dư nợ hoạt động tín dụng bán lẻ là tong giá tri các khoản hoạt động tin dụngbán lẻ tại một thời điểm nhất định của ngân hàng Căn cứ vào mức dư nợ và tỷ trọng
dư nợ của hoạt động tín dụng bán lẻ có thé cho ta biết được ngân hàng có đang thực
hiện chính sách mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ hay không Tuy nhiên, để có thể
19
Trang 31đánh giá chính xác việc mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng cần phải
kết hợp giữa chỉ tiêu dư nợ với chỉ tiêu doanh số hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân
Như vậy, sự gia tăng dư nợ TDTD phụ thuộc vào sự gia tăng của quy mô
món vay và sự tăng trưởng số lượng khách hàng tín dụng Tuy nhiên, đặc trưng của
hoạt động tín dụng bán lẻ đó là quy mô món vay thường nhỏ, do đó sự phát triển tíndụng bán lẻ phụ thuộc phần lớn vào sự tăng trưởng số lượng khách hàng sử dụng
dịch vụ.
e Số lượng khách hàng
Chỉ tiêu số lượng khách hàng: là số lần khách hàng đến giao dịch với ngânhàng trong một năm Trong hoạt động hoạt động tín dụng bán lẻ là số lượt kháchhàng đến ngân hàng thực hiện việc vay tiêu dùng Khi số lượt khách hàng tăng lênthê hiện hoạt động hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng được mở rộng
e Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về số lượng khách hàng
Mức tăng (giảm) số Số lượng KH Số lượng KH
lượng KH năm (t+1) năm (t)
e@ Chi tiêu phan ánh rủi ro tin dụng
+ Tỷ lệ nợ quá hạn từ tín dụng tiêu dùng
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quáhạn Nợ quá hạn phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi người đi vaykhông thực hiện được nghĩa vụ trả nợ mà không được ngân hàng cơ cau lại thời hạn
của khoản vay.
Tỷ lệ nợ quá hạn từ hoạt động tín dụng bán lẻ là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quáhạn từ hoạt động tín dụng bán lẻ và tổng dư nợ hoạt động tín dụng bán lẻ củaNHTM ở nột thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm
Nợ quá hạn TDTD
Tỷ lệ nợ quá hạn TDID = „ x 100%
Tông dư nợ TDTD
20
Trang 32Tỉ lệ nợ quá hạn càng cao phản ánh hiệu quả các khoản vay và độ an toàn
của NH càng thấp Khi phân tích đánh giá chỉ tiêu này cần so sánh với tỷ lệ nợ quá
hạn chung của NHTM và tỷ lệ nợ quá hạn từ hoạt động tín dụng bán lẻ của các
NHTM khác dé có những đánh giá tong thé về chất lượng tin dụng tiêu dùng
+ Tỷ lệ nợ xấu
Đề đánh giá đúng chất lượng của các tài sản Có của tô chức tín dụng (ngânhàng, công ty tài chính ), các khoản cho vay/cấp tín dụng (thường được gọi với
tên thông dụng là các khoản nợ) và cam kết ngoại bảng (bảo lãnh, chấp nhận thanh
toán, cam kết cho vay không hủy ngang ) được phân loại từ Nhóm 1 - 5 va đượctrích lập dự phòng rủi ro tương ứng Nợ xấu về ban chat là khái niệm dùng dé chicác khoản nợ cho vay khách hàng đang đối diện với rủi ro cao trong việc thu hồi nợ
gốc và lãi vay do khách hàng gặp khó khăn
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà
nước thay thế cho Quyết định 493 ban hành năm 2005, Nợ xấu dùng để chỉ cáckhoản nợ phân loại vào các nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), 4 (Nợ nghỉ ngờ) và 5 (Nợ
có khả năng mất vốn) Ty lệ nợ xấu từ hoạt động tín dụng bán lẻ là tỷ lệ phần trăm
giữa nợ xấu từ hoạt động tín dụng bán lẻ và tổng dư nợ hoạt động tín dụng bán lẻ
của NHTM tại 1 thời điểm nhất định
Nợ xấu từ TDTD
Tỷ lệ nợ xấu TDTD = : x 100%
Tông dư nợ TDTD
Tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động tín dụng bán lẻ càng cao biểu hiện chất lượng tín
dụng bán lẻ của NHTM càng thấp Tuy nhiên, nợ xấu là những khoản nợ mà NHđánh giá là khó có khả năng thu hồi nợ do vậy chỉ tiêu này phản ánh sát thực nhấtchất lượng tín dụng bán lẻ của NHTM Khi phân tích đánh giá chỉ tiêu này cần so
sánh với tỷ lệ nợ xấu chung của NHTM và tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động tín dụng bán lẻ
của các NHTM khác dé có những đánh giá tổng thé về chất lượng tin dụng
+ Tỷ lệ dư nợ TDTD có tải sản đảm bảo
Phản ánh mức độ bù đắp tổn thất cho ngân hàng khi khoản thu thứ nhất gặp
rủi ro, khách hàng không trả được nợ và lãi vay đúng hạn Tỷ lệ này càng cao phản
21
Trang 33ánh mức độ rủi ro tín dụng càng giảm Hiện nay, theo thông lệ Quốc tế tỷ lệ tốithiểu đạt trên 75% mới dam bao an toàn.
@ Chi tiêu phản anh lợi nhuận hoạt động tín dụng
Doanh thu từ hoạt động tín dụng bán lẻ bao gồm thu lãi từ cho vay tiêu dùng,
được xác định bằng dư nợ nhân với lãi suất cho vay Chi phí từ hoạt động tin dungbán lẻ gồm các chi phí trả lãi va chi phí khác (ngân hàng phải trả lãi cho người gửi
tiền gửi, tiền lương, tiền thuê )
Lợi nhuận từ TDBL = Thu lãi TDBL - Chi phí lãi - Chi phí quản lý - Dự
phòng.
Tuy nhiên, dé xem xét một cách toàn diện mức sinh lời từ hoạt động tín dụngthì phải dung thêm chỉ tiêu xem xét tỷ trọng từ hoạt động tín dụng bán lẻ trên tổnglợi nhuận từ hoạt động tín dụng, chỉ tiêu này nhằm xem xét hoạt động hoạt động tíndụng bán lẻmang lại thu nhập cho Ngân hàng như thế nào so với các nghiệp vụ tín
dụng khác Chỉ tiêu này được phản ánh thông qua tỷ lệ lợi nhuận từ tín dụng tiêu
Chính sách lãi suất cho vay: thé hiện ở phương thức tính lãi vay (tính trên dư
nợ giảm dan hay dư nợ ban dau), biên độ và kỳ hạn thay đổi lãi suất Lãi suất huyđộng va cho vay quyết định chi phí và thu nhập của NHTM
Cam kết giải ngân: thể hiện ngân hàng có sẵn lòng giải ngân sau khi hợpđồng tín dụng có hiệu lực và khi khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn hay không
Các loại phí liên quan đến hồ sơ tín dụng như phí thấm định tai sản dam bảo,phí thu xếp vốn, phí cam kết rút vốn, phí phạt trả nợ trước hạn, phí phạt chậm trả
22
Trang 34nợ, phí quản lý tài sản
Khi các ngân hàng đều có thê đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì tiêu chí
minh bạch, 6n định trong chính sách tin dụng anh hưởng rất lớn đến khách hàngtrong việc ra quyết định lựa chọn ngân hang dé vay
Tiểu kết chương 1
Tại chương 1 đã tổng quan các nghiên cứu và hệ thống lại các cơ sở lý thuyết
về hoạt động tín dụng bán lẻ của các ngân hàng thương mại Chương 1 cũng đã làm
rõ những khái niệm và nội dung về hoạt động tín dụng bán lẻ và phát triển hoạtđộng ngân hàng bán lẻ, những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàngbán lẻ cũng như bộ tiêu chí đánh giá Day cơ sở dé thực hiện đánh giá vai trò củahoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam ở các chương tiếp theo
23
Trang 35Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện đánh giá hoạt động tín dung bán lẻ tại Agribank chi
nhánh Mỹ Đình giai đoạn 2018-2022 và 6 tháng đầu năm 2023 bao gồm tín dụng
bán lẻ cung cấp cho các nhóm khách hàng là các nhân và hộ gia đình, trong đó
không đánh giá tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ.
Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được lên kế hoạch và thực hiện theo quy trình được triển khai
theo quy trình sau:
Bước 4: Định
Siren 2E [yt hứng mục tiêu
Bước l1: Xây thập và xử lý Bước 3: Phân hoạt động
dựng cơ sở lý iis im FS ấn tích thực trạng kính doanh
1 A cua van dé
nghién ctru
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
e Bước 1: Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu về hoạt động cho tin dụng bán lẻ
của NHTM bằng cách thu thập tài liệu liên quan, nghiên cứu đánh giá các chỉ tiêu,
kết quả hoạt động của việc cấp tín dụng bán lẻ và đưa ra các nhân tố, yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động tín dung bán lẻ tại NHTM
e Bước 2: Thu thập thêm các quy chế và quy định liên quan đến hoạt động tindụng bán lẻ của hệ thống Agribank nói chung và Agribank chỉ nhánh Mỹ Đình nói
riêng Thu thập và xử lý đữ liệu từ các báo cáo của về kết quả hoạt động của
Agribank chỉ nhánh Mỹ Đình và các báo cáo tình hình kinh tế các bên liên quan để
phân tích dữ liệu.
e Bước 3: Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Agribank chi
24
Trang 36nhánh Mỹ Đình giai đoạn 2018-2022 và 6 tháng đầu năm 2023, so sánh với các chỉnhánh trong và ngoài hệ thống cùng khu vực hoạt động.
e Bước 4: Lam rõ định hướng và mục tiêu của hoạt động tín dung bán lẻ tại
Agribank chỉ nhánh Mỹ Đình Đề xuất các giải pháp nhằm tăng trưởng hoạt động
tín dụng bán lẻ tại Agribank chi nhánh Mỹ Đình đi kèm theo đó là an toàn trong
việc cấp tín dụng bán lẻ
Quy trình nghiên cứu đề tài luận văn trên gồm có 4 bước có sự liên kết với nhau.Bước trước là tiền đề để phát triển triển khai các bước sau nhằm hướng đến mụctiêu nghiên cứu dé tài luận văn dé đưa ra giải pháp và một số kiến nghị về hoạt động
tín dung bán lẻ tại Agribank chi nhánh Mỹ Dinh.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đánh gia chi tiết, cu thé về thực trạng các tín dụng bán lẻ tại Agribank
chi nhánh Mỹ Đình, tác giả chủ yếu dùng ba phương pháp chủ yếu sau:
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Các dit liệu thông tin và tài liệu liên quan đến hoạt động cấp tín dụng bán lẻ
sẽ được thu thập từ các nguồn sau:
Thông tin thứ cấp:
e Hệ thống văn bản về quy định cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
của hệ thống nội bộ của Agribank bao gồm: Quy chế, quy định về hoạt động cấp tíndụng, về dam bảo trong việc cấp tín dụng tại Agribank, về Tham quyền cấp tín
dụng, các văn bản về hướng dẫn định hướng phát triển hoạt động kinh doanh trong
thời gian tới.
e Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, số liệu tong hop hoat dong tin
dụng ban lẻ trong thời ky 2018-2022 va 6 tháng đầu năm 2023 của Agribank chinhánh Mỹ Đình, các tô chức trong và ngoài hệ thống ở khu vực chỉ nhánh hoạt
Trang 37các nghiên cứu phân tích về hoạt động tin dụng bán lẻ ở Việt Nam nói riêng và thé
giới nói chung.
Thông tin sơ cấp: Đề thuận lợi đánh giá về các tiêu chi của hoạt động tín dung bán
lẻ gồm có các chỉ tiêu về dư nợ tín dụng bán lẻ, số lượng khách hang, tinh đa dạng
hóa của sản phẩm, lợi nhuận từ dịch vụ hoạt động tín dụng bán lẻ, nợ quá hạn và nợ
xấu trong hoạt động động tín dung bán lẻ và chất lượng sản phẩm dich vụ cung cấp
cho khách hàng.
e Số lượng phiếu khảo sát: Tính đến hết năm 2022, số lượng khách hàng thuộc
hoạt động tín dụng bán lẻ là 2420 khách hàng Tác giả xác định số lượng phiếu cầnkhảo sát dựa vào công thức Slovin vì đã biết chính xác tổng sỐ lượng khách hàng tại
Agribank chi nhánh Mỹ Đình, các tính như sau:
N=N/(1+N*e’), trong đó:
n là số lượng phiếu khảo sát cần điều tra
N là tông số khách hàng
e là sai số cho phép (e=5%)
Áp dụng công thức và dữ liệu trên, ta có số lượng phiếu khảo sát cần điều tra:
n= 2420/(1+2420*5%”)= 343 phiếu
e Tổng số phiếu phát ra là 343 phiếu, thu về được 300 phiếu, trong đó:
- Về độ tuôi: Phiếu điều tra được thực hiện trên các nhóm độ tuôi khácnhau Trong đó, độ tuôi dưới 25 chiếm 18%; từ 25 đến dưới 40: 46%; từ 40 đến 60:
30% và trên 60: 6%.
- Về nghề nghiệp khách hàng: Trong nhóm khách hàng được lấy ý kiến thilãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ, chuyên viên của doanh nghiệp chiếm 62%; kinhdoanh hộ gia đình, người hưu trí: 25%; các ngành nghề khác: 13%
- Thời gian khách hàng có quan hệ với ngân hàng cũng rat đa dạng: Dưới
1 năm: 30%; Từ 1 đến 3 năm: 32; Trên 3 năm: 38%
2.2.2 Phương pháp mô tả và phân tích số liệu
Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp đữ liệu, mô tả, đánh giá dữ liệunhằm mục đích phân tích thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Agribank chi
nhánh Mỹ Đình.
e Thống kê mô tả: Sử dụng phương pháp dé mô tả bằng các con số cụ thé dé
26
Trang 38trình bày các tiêu chí, kết quả đạt được dé đánh giá hoạt động tin dụng bán lẻ tại chỉnhánh Phương pháp thống kê mô tả các kết quả đạt được chính xác, luận văn xácđịnh sự biến động nhằm đánh giá hoạt động tín dụng bán lẻ tại Agribank chi nhánh
Mỹ Đình từ 2018-2022 và 6 tháng đầu năm 2023 một cách thực tế khách quan nhất
và nêu lên được rõ nội dung cần phân tích
e Phân tích: Nhằm làm rõ hơn những yếu tố, tác nhân gây ảnh hưởng đến nộidung nghiên cứu, phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến đối
tượng nghiên cứu Qua những phân tích trên, tìm ra những phương pháp, hướng đi
hợp lý có tác động mạnh mẽ và có hiệu quả đến hoạt động tín dụng bán lẻ tại
Agribank chi nhánh Mỹ Đình Trong đó ta sẽ dùng phương pháp định tính và định lượng:
e Phương pháp định lượng: Phân tích các chỉ tiêu về dư nợ tin dụng bán lẻ, số
lượng khách hàng, tính đa dạng hóa của sản phẩm, lợi nhuận từ dịch vụ hoạt động
tín dụng bán lẻ, nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động động tín dụng bán lẻ từ đóđưa ra thực trạng chất lượng tín dụng tại Agribank chỉ nhánh Mỹ Đình
e Phương pháp định tính: Đánh giá chuyên môn, dao đức nghề nghiệp, thái độ
và tác phong trong công việc bằng các thu thập dữ liệu từ nội bộ và qua việc kháchhàng phản ánh đánh giá về hoạt động của ngân hàng
Trong nghiên cứu này, tác giả vận dụng mô hình SERVPERF vào mẫu phiếu
khảo sát về độ hài lòng của khách hàng tại Agribank chi nhánh Mỹ Dinh vì lý do
sau:
- Thứ nhất, mô hình SERVPERF phục vu cho nghiên cứu dự tính tim hiểumong muốn mà khách hàng cảm nhận được và mong đợi về dịch vụ cung cấp hoạtđộng tin dung bán lẻ tại Agribank chi nhánh Mỹ Đình như thé nào
- Thứ hai, mô hình SERVPERF có nền tảng thang đo sẵn về các tiêu chuẩnnhóm tiêu chí cần thực hiện khảo sát và những tiêu chí này đơn giản và dé dàng,cho người được khảo sát hiểu và thuận tiện trong quá trình thu thập dữ liệu phân
tích dựa trên việc phân tích định lượng, dùng bảng câu hỏi Vì vậy nên việc hình
thành bang câu hỏi phù hợp với đối tượng nghiên cứu hoạt động tín dụng bán lẻ tại
27
Trang 39Agribank chỉ nhánh Mỹ Đình Thường thì các bảng câu hỏi có khá nhiều câu hỏi để
khảo sát đủ các nhân tố, do đó, khi áp dụng mô hình SERVPERF trong việc đánh
giá độ hài lòng của khách hàng tại Agribank chi nhánh Mỹ Đình cũng cần phải điềuchỉnh cho phù hợp với thực tế
Thang đo này tiếp tục điều chỉnh và đi đến kết luận là đưa ra thang đoSERVPERF gồm năm thành phần cơ bản đó là:
- Độ tin cậy (reliability): Khả năng thực hiện dich vụ đúng ngay lần đầu
- Khả năng đáp ứng (responsiveness): Mức độ sẵn sang đáp ứng dịch vụ cho khách hàng của cán bộ ngân hàng.
- Năng lực phục vụ (assurance): Năng lực của cán bộ ngân hàng.
- Đồng cảm (empathy): Sự đồng cảm, thấu hiểu khách hàng
- Phương tiện hữu hình (tangibles): Cơ sở vật chất phục vụ khách hang, trang
phục, ngoại hình nhân viên.
Sau mỗi lần quan hệ tín dụng với Agribank chi nhánh Mỹ Đình, khách hàngđánh giá mức độ hài lòng vào bảng các nhóm tiêu chí dưới đây theo thang điểm sau:
Bảng 2.1 Thang do đánh giá hoạt động tín dung bán lẻ
tại Agribank chỉ nhánh Mỹ Dinh
STT Nội dung
Nhóm tiêu chi mức độ tin cậy
1 Khách hàng thuận lợi trong việc tiếp cận tín dụng của ngân hàng
2 Dịch vụ tín dụng được thực hiện đúng ngay lần đầu
3 Thời gian hoàn thành thủ tục vay đúng như cam kết
4 Thông tin khách hàng được bảo mật
Nhóm tiêu chí mức độ đáp ứng
5 Lãi suất tiền vay phù hợp và có tính cạnh tranh
6 Việc đáp ứng nhu cau rút vốn vay nhanh chóng, kịp thời
7 Các hình thức cho vay đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng
28
Trang 408 Thời gian giao dịch trong ngày thuận tiện đáp ứng yêu câu khách hàng
Nhóm tiêu chí năng lực phục vụ
9 Cách cư xử của nhân viên ngân hàng tạo niềm tin cho khách hàng
10 Khách hàng cảm thấy an toàn khi giao dịch tại ngân hàng
11 Nhân viên có kiến thức, kỹ năng về dịch vụ cung câp
12 Nhân viên có phong cách giao dịch văn minh, lich sự, niém nở
Nhóm tiêu chí mức độ đồng cảm
13 Những khiếu nại của khách hàng ‹ được giải quyết nhanh chóng, hợp lý
14 | Nhân viên có sự tư van, hướng dẫn rõ ràng cho khách hàng
15 | Nhân viên luôn tiệp thu, lang nghe ý kiên phản hôi của khách hàng
Nhóm tiêu chí về cơ sở vật chat, phương tiện hữu hình
16 Co sở vật chất đây đủ, bô trí chỗ ngôi tốt, day đủ cho khách hàng
17 Tờ rơi, tài liệu, đầy đủ thông tin và san có
18 Trang phục của nhân viên đồng bộ, gon gang, đồng bộ
19 Mạng lưới, địa điểm giao dịch rộng khắp và thuận tiện
2.2.3 Phương pháp so sánh
Phương pháp trên được dùng sau khi các chỉ tiêu đã được tính toán, và tiễnhành so so sánh các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động tín dụng bán lẻ qua
các thống kê hằng năm như: Doanh số thu được từ hoạt động tín dụng bán lẻ, dư nợ,
số lượng khách hàng, nợ xấu và các chỉ tiêu khác đi kèm Từ những kết quả trên cho
ta tìm ra được những ưu, khuyết điểm và còn hạn chế trong hoạt động cấp tín dụngtiêu dùng, làm cơ sở đề xuất ra các phương án giải quyết, tháo gỡ khó khăn hạn chếcòn tồn tại nhằm phát triển hoạt động tín dụng tín dụng bán lẻ tại Agribank chi
nhánh Mỹ Đình.
e So sánh theo chiều ngang là thực hiện so sánh đối chiếu tình hình biến động
trên từng đầu mục so sánh trên từng chỉ tiêu, qua đó giúp ta phân tích về sự biếnđộng thay đổi trên từng khoản mục, xác định tính ty trọng và độ ảnh hưởng của
từng chỉ tiêu đến hoạt động và kết quả phân tích
e So sánh theo chiều dọc: là sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thê hiện mối tương
quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo, giữa các báo cáo của ngân hàng Sau khi
thực hiện so sánh, ta phân tích sự biến động về cơ cau hay quan hệ tỷ lệ giữa các chỉtiêu trong hệ thông báo cáo tông kết hoạt động kinh doanh của ngân hàng
29