Từ những lý do trên, học viên chọn đề tài “Biểu tượng và ý nghĩa của biểutượng trong tôn giáo Baha’i” làm đề tài nghiên cứu thạc sĩ tôn giáo học của minh,với mong muốn lý giải một số biể
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HOÀNG THÁI PHƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
Hà Nội - 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HOÀNG THÁI PHƯƠNG
Chuyên ngành: Tôn Giáo Hoc
Mã số: 8229009.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYÊN HỮU THỤ
Hà Nội - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS Nguyễn Hữu Thụ Các kết quả nghiên cứu và các kết luậntrong luận văn là trung thực, không sao chép từ bat kỳ một nguồn nào và dưới bat
kỳ hình thức nào Việc tham khảo các tài liệu đã được trích dẫn và ghi nguồn theo
đúng quy định.
Tác giả luận văn
Hoàng Thái Phương
Trang 4LỜI CẢM ƠNTrước hết, em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn, các thầy cô trong Bộ Môn Tôn giáo học, đã tạo điều kiện và hỗ trợ emtrong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn, TS Nguyễn Hữu
Thụ, người đã luôn sẵn sàng trả lời, nhận xét, góp ý và định hướng em trong quá
trình thực hiện đề tài Thầy đã cho phép em tự do bày tỏ quan điểm, giúp em pháthuy tối đa tiềm năng của bản thân Những ý kiến đóng góp quý báu của thầy là độnglực lớn lao dé em hoàn thành luận văn
Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn TS Vũ Văn Chung đã giúp đỡ mở
rộng nguồn tài liệu và kết nối em với cộng đồng tôn giáo Baha’i, góp phan quantrọng vào việc thu thập các thông tin cần thiết
Ngoài ra, em cũng xin chân thành cảm đến anh Nguyễn Thanh Bình, người
đã luôn nhiệt tình giúp đỡ em về nhiều mặt, đặc biệt trong các phần dịch thuật cácvăn kiện, kinh bản Baha’i cần đến sự hiểu biết về ngôn ngữ chuyên biệt của tôn giáo
Baha 1.
Trong luận văn của mình, em chắc chan không thé tránh khỏi những hạn chế
và thiếu sót Em mong muốn sẽ nhận được nhiều đóng góp quý báu đến từ các quýthầy, cô để đề tài được hoàn thiện hơn nữa và có ý nghĩa thiết thực áp dụng trong
thực tiễn cuộc sống.
Một lan nữa, em xin chân thành cam ơn!
Trang 5MỤC LỤC
¡000/87/0 n0007 ,ÔỎ 0
ON 1
Oe 1
CHUONG 1: KHÁI QUAT VE TON GIAO BAHA Losses 6
1.1 Sự ra đời và phát triển của BAN inniieniiiiiiiiiiiinniie 6
1.2 Đạo Baha’i tại VIỆt NOM wisi 19
TIEU KET ø (0/0/1000 =5 Ôô 27
CHƯƠNG 2: BIEU TƯỢNG TRONG TON GIAO BAHAI sss 29 2.1 Cơ sở lý luận về biỂU tHỢHE à eeeeeeeeeeeeeeerreeeoaaenoeeeererrttttidddddaarsvvrorrriiiidaaaassrsss 29 2.2 Một số biểu tượng trong tôn giáo Baha’i từ góc nhìn cấu trúc — chức năng 39
TIEU KET CHUONG 2 esssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssisiiiiiiiiiiiiiissssssssssssssssssee 52 CHUONG 3: Ý NGHĨA CUA BIEU TUONG TRONG TON GIAO BAHA'I 53
3.1 Ý nghĩa về tư tưởng của các biểu tượng BANA issn 53 3.2 Ý nghĩa nhân sinh của các biểu tượng BANA’i sues 63
TIEU KET ø(000Á0.7007090977®® =5 Ô 71
OE ` 73
DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO 75
ce 79
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Từ khi thành lập Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhất quán quan điểmtôn trong và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân đã tập hợpđông đảo lực lượng tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc, trong cách mạng giải phóngdân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Từ nửa cuối thế kỷ XIX, đặc biệt là khoảng những năm 90 của thế kỷ XX ởnước ta, các hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện ngảy càng nhiều Văn kiện Đại hộiXIII của Dang khang định rõ: “tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộphận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở nước ta; đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dântộc; coi trọng giữ gìn và “phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồnlực của tôn giáo cho quá trình phát triển đất nước”; “Thực hiện tốt mục tiêu đoànkết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáocủa mọi người theo quy định của pháp luật” (DCSVN — Văn kiện Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb CTQGST, H 2021, tr 272) Cho đến nay Chính
phủ Việt Nam chính thức công nhận 16 tôn giáo và 36 tổ chức tôn giáo, trong đó có
tôn giáo Baha'1.
Tôn giáo Baha’i chính thức được công nhận tư cách pháp nhân của tổ chứctôn giáo vào năm 2008 và tính đến năm 2022, nước ta có khoảng hơn 10 nghìn tín
đồ và có cơ sở hoạt động ở 45 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như: Hà Nội,
Đà Nẵng, Quảng Nam, Gia Lai, Ninh Thuận, Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ,
Cộng đồng Baha'i đã và đang có nhiều đóng góp trong xã hội như thực hiệncác hoạt động từ thiện, cứu trợ thiên tai, bão lũ đồng thời cũng tích cực tham giaphát triển xã hội băng cách đóng góp ý kiến trong các hội thảo, tạo môi trường học
tập và rèn luyện đạo đức lành mạnh, hướng thiện cho mọi thành phần, mọi lứa tuôi
trong xã hội Tại Việt Nam, tôn giáo Baha’i vẫn đang tiếp tục phát triển và lớnmạnh dan
Bên cạnh đó, biểu tượng tâm linh, tôn giáo cũng được nghiên cứu rất nhiều
trong các tôn giáo khác, trong môi tương quan của các biêu tượng tôn giáo với văn
Trang 7hoá và con người tôn giáo đó cũng như với đất nước Biéu tượng luôn là một yếu tốquan trọng trong tôn giáo, đó là kết tinh của đức tin, văn hoá, là đặc trưng của tôngiáo đó, là điểm trung gian dẫn dắt con người chạm tới đức tin của họ Bỏ đi cácbiểu tượng, ta hầu như không thể nhận diện một tôn giáo nào Ví dụ như cây thánhgiá (†) là biểu tượng đặc trưng của Thiên Chúa giáo, hay chữ “Om” ( ) là biểutượng đặc trưng của An Độ giáo, hay biểu tượng pháp luân đại diện cho Phật giáo Chính vì vậy, biểu tượng đóng vai trò chính yếu trong việc xây dựng niềm tin và
đặc trưng tôn giáo.
Do vậy, học viên nhận thấy rằng nghiên cứu về biểu tượng của tôn giáoBaha’i là một nghiên cứu cần thiết dé hiểu rõ hơn về niềm tin và giá trị trong dao
Từ những lý do trên, học viên chọn đề tài “Biểu tượng và ý nghĩa của biểutượng trong tôn giáo Baha’i” làm đề tài nghiên cứu thạc sĩ tôn giáo học của minh,với mong muốn lý giải một số biểu tượng thường thấy trong tôn giáo Baha'i, qua đótìm hiểu ý nghĩa và vai trò của chúng trong đời sống văn hoá tinh than của cộngđồng tin đồ Baha’i tại Việt Nam, đồng thời mong muốn nhờ đó để làm nổi bật cácgiá trị tích cực của tôn giáo Baha'i đối với cộng đồng tín đồ người Việt nói riêng vàđất nước Việt Nam nói chung
lõi của đạo Baha’i như hòa bình, bình đăng, giáo dục và các vấn đề khác cũng được
trình bày Đặc biệt, nghiên cứu đã chỉ ra sự phát triển mạnh mẽ của tôn giáo Baha’itrên phạm vi toàn cầu, với sự hiện diện của các cộng đồng tín đồ ở hầu hết các quốc
gia.
Về tôn giáo Baha’i ở Việt Nam, nghiên cứu đã cung cấp thông tin về lich sử
ra đời và quá trình phát triển của cộng đồng Baha’i Việt Nam từ những năm 1950.Các hoạt động, đóng góp của cộng đồng này trong các lĩnh vực như tôn giáo, văn
Trang 8hóa, xã hội cũng được phân tích Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra những tháchthức và khó khăn mà cộng đồng Baha’i Việt Nam phải đối mặt.
Nhìn chung, nghiên cứu này đã cung cấp một bức tranh toàn diện về tôn giáoBaha'i, từ tổng quan đến phân tích riêng về tình hình ở Việt Nam, giúp chúng tahiểu rõ hơn về lich sử, giáo lý và hoạt động của cộng đồng Baha’i trên thế giới cũng
như tại Việt Nam.
Bên cạnh đó cũng có một số bài nghiên cứu như: “Cộng đông Baha ¡ Việt
Nam trong thực hiện chức năng xã hội trên địa ban Thu đô Hà Noi” (Tạp chí
KHXH, số 16); nghiên cứu “Giá tri đạo đức trong giáo lý tôn giáo Baha’i” (Tạp chíCông tác Tôn giáo, số 11) của TS Vũ Văn Chung
Các công trình nghiên cứu này đã làm rõ vai trò, đóng góp và tiềm năng củacộng đồng Baha’i Việt Nam trong các hoạt động xã hội tai Hà Nội, cũng như làm rõnhững giá tri đạo đức cốt lõi trong giáo lý của tôn giáo Baha’i như đoàn kết, tôntrọng thể hiện sự nhất quán và tính mới mẻ của những giá trị này
Tuy nhiên các công trình này chưa đề cập nhiều tới các biểu tượng củaBaha’i hay phân tích cụ thể ý nghĩa của chúng
Các công trình nghiên cứu nổi bật về biêu tượng tôn giáo có thé kể đến Biểutượng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội của Đỗ Trần Phương, đã phân tích,nghiên cứu các biểu tượng trong nhà thờ Công giáo trong phạm vi tại Hà Nội, ViệtNam, cho thấy biểu tượng tôn giáo không chỉ là biểu tượng đơn thuần mà còn cóchức năng kết nối giữa thế giới hữu hình và vô hình, giữa con người và thần linh.Điều này mở rộng góc nhìn về ban chất đa chiều của biéu tượng Bên cạnh đó,nghiên cứu còn cho thấy sự hội nhập văn hoá trong biéu tượng, cho thay sự tươngtác giữa các nền văn hóa trong nhà thờ Công giáo
Ngoài ra có thé kê đến các nghiên cứu như Biểu tượng trong điện thờ của tinngưỡng thờ Mẫu ở Hà Nội của Nguyễn Quang Trung, Nghiên cứu biểu tượng: Một
số hướng tiếp cận lý thuyết của Dinh Hồng Hải cùng nhiều nghiên cứu khác
Trên thé giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến biểu tượng
của tôn giáo Baha’i như A Symbolic Profile of the Baha’i Faith cua tác giả
Trang 9Christopher Buck, The Greatest Name and the 99 Names of God: Compilation của Larry D Curtis, Explanation of the Symbol of the Greatest Name của tác gia Abu']- Qasim Faizi, Symbols and Secret của Christopher Buck, The Nine-Pointed Star:
History and Symbolism phat hành bởi Toà Công lý Quốc Tế Baha’i, Haykal or
“Star Tablet” written in the Bab’s own hand - Form, Content and Provisional
Translation nghiên cứu bởi Dergham Agigi va Todd Lawson, cùng nhiều nghiên
cứu khác.
Tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể và riêng biệt về cácbiểu tượng của Baha'i
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Muc đích nghiên cứu: Chi ra và phân tích các biểu tượng trong tôn giáo
Baha'i và ý nghĩa về tư tưởng, nhân sinh của các biểu tượng đó trong tôngiáo này từ đó cho thấy các biểu tượng truyền tải nhiều quan niệm, triết
ly của Baha’i và có ý nghĩa quan trọng cũng như thiêng liêng trong tôn giáo Baha’i.
- _ Nhiệm vụ nghiên cứu
o_ Khái quát chung về tôn giáo Baha’i và tình hình tôn giáo Baha’i tại
Việt Nam.
o Chỉ ra cơ sở lý luận và tổng quan các biểu tượng trong tôn giáo
Baha'1.
o Phân tích ý nghĩa của các biểu tượng trong tôn giáo Baha’i
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- _ Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu bốn biểu tượng chính trong tôn
giáo Baha’i là biểu tượng Tối Đại Danh (The Greatest Name), biểu tượngtrên mặt đồ trang sức (Ringstone), biểu tượng ngôi sao chín cánh và biểu
tượng ngôi sao năm cánh Haykal.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Hà Nội, từ
tháng 1 năm 2023 đến tháng 6 năm 2024
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trang 10- Véco Sở lý luận, đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ
nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng quan điểm, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo
- Ly thuyết nghiên cứu: luận văn sử dung lý thuyết cau trúc — chức năng dé
phân tích biểu tượng trong mối quan hệ với người Baha’i và triết lýBaha’i, cũng như phân tích từng phần riêng của biểu tượng đó, từ đó chỉ
ra ý nghĩa tượng trưng của biểu tượng trong triết lý Baha’i
- Cac phương pháp nghiên cứu bao gồm: phân tích — tong hợp nghiên cứu
tài liệu, thống nhất lịch sử - logic, khái quát hoá, trừu tượng hoá, phỏngvan sâu, phương pháp nghiên cứu liên ngành, đồng thời kế thừa có chọnlọc một số kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đi trước
6 Dự kiến kết quả nghiên cứu
Đề tài dự kiến cung cấp được cái nhìn tổng quát về tôn giáo Baha’i cũng nhưtình hình hoạt động của Baha’i tại Việt Nam, bên cạnh đó chỉ ra va lý giải tổng quan
và chi tiết một số biểu tượng trong Baha’i, đặc biệt là phân tích và làm rõ ý nghĩanhân sinh, ý nghĩa tư tưởng của các biểu tượng này, chứng minh rằng các biểutượng thé hiện rõ những triết lý cơ bản của tôn giáo Baha’i đó là quan niệm về mộtThượng Đề duy nhất, sự thống nhất và đoàn kết của các tôn giáo và nhân loại, sựbình đắng và hoà bình trên thế giới
7 Kết cấu luận vănNgoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, kết cau của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về tôn giáo Baha’iChương 2: Biéu tượng trong tôn giáo Baha’iChương 3: Ý nghĩa của biểu tượng trong tôn giáo Baha’i
Trang 11CHUONG 1: KHÁI QUÁT VE TON GIÁO BAHA’I1.1 Sự ra đời và phát triển của Baha’i
Hiện nay, Iran là một cường quốc khu vực và tầm trung, với vi trí địa lý —chính trị chiến lược quan trọng ở Châu Á, là một trong những thành viên sáng lậpcủa Liên Hợp quốc Di sản văn hóa phong phú của đất nước này được phản ánh mộtphần bởi 26 di sản thế giới được UNESCO công nhận Người Iran kế thừa nhữnggia tri của nén van minh Ba Tu, vi vậy mà đời sông tôn giáo — xã hội của đất nướcnày rất phong phú
Về mặt xã hội, trong giai đoạn thế kỷ XVIII-XIX, đất nước Ba Tu rơi vàosuy thoái và khủng hoảng kinh tế Hai lần chiến tranh với nước Nga cùng sự pháttriển lan rộng của các nước Châu Âu khiến Ba Tư mat dan lãnh thé Do những bat
ồn cả về kinh tế, chính trị và xã hội, nhân dân Ba Tư rơi vào cảnh khó khăn, lầm
than, không còn chỗ dựa dẫn đến tình trạng mê tín dị đoan lan rộng, các tôn giáo thù
ghét lẫn nhau, dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt trong đời sống tinh thần giữa cáctín đồ Do vậy cần có một tôn giáo có tư tưởng dung hòa, kế thừa các tôn giáotruyền thống đề hướng người dân đến với cuộc sống hoà bình, ồn định
Về văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo, đất nước Ba Tư có những di sản văn hoálâu đời và phong phú về nhiều khía cạnh, đồng thời cũng là nơi quy tụ nhiều tôngiáo lớn như Islam, Do Thái giáo, Kito giáo, Bái Hoả giáo, tuy nhiên phần đôngvan là Islam dòng Shi’a Năm 873, vi Imam cuối cùng của dòng Shi’a đột nhiên mattích, các tín đồ vẫn tin răng Thượng Đề sẽ chỉ định một người kế vị và khôi phục lạitruyền thống Shi’a Từ đó làm rộ lên các phong trào như phong trào Shaykhi (tìmkiếm “Dang sẽ đến”) và họ đều mong đợi cũng như tìm kiếm sự xuất hiện DangHứa hẹn của Thượng Dé, là Dang Qaim (Ca-im) Từ “Qaim” có nghĩa là Dang sẽĐứng lên Đức Bab xuất hiện và ứng nghiệm khi các Thánh kinh xưa cũng như triết
lý Shaykhi đều nhắc đến Ngài Tôn giáo Babi được Đức Bab sáng lập, nhưng chínhNgài lại tuyên bố sự xuất hiện của mình là để chuẩn bị cho sự giáng thế của Đức
Trang 12Baha°u'llah — Dang Biểu hiện của Thuong Dé và là Dang Giáo tổ của tôn giáo
Baha’i ngày nay.
Nguồn gốc của Baha’i bắt đầu từ năm 1844 qua lời tuyên bố của một chàngtrai trẻ, Siyyid ‘Ali-Muhammad, ở Shiraz, Ba Tu (nay là Iran), rang Ngai đã đượcThượng Đề sai đến dé chuẩn bi cho nhân đón mừng sự xuất hiện của một Sứ giả
khác thậm chí còn vĩ đại hơn chính Ngài.
Siyyid ‘Ali-Muhammad lấy danh hiệu Bab (có nghĩa là "Cánh cổng" trongtiếng A Rập) và tuyên bố rằng Dang mà Ngài tiên báo sẽ xuất hiện chính là DangBiểu hiện hoàn vũ đến từ Thượng Dé, được cử đến để mở ra một thời đại hòa bình
và thức tỉnh nhân loại như lời hứa hẹn trong Kinh sách của các tôn giáo lớn trên thế
gidi.
Những lời day của Đức Bab được lan truyền nhanh chóng, nhưng đồng thoicũng bị giới tăng lữ và chính phủ Ba Tư coi là di giáo Hơn 20.000 tín đồ của Ngài,
được gọi là Babi, đã thiệt mạng trong một loạt vụ thảm sát trên khắp đất nước Bản
thân Đức Bab cũng bị hành quyết công khai tại thành phố Tabriz vào ngày 9 tháng 7
năm 1850.
Người Baha’i coi Đức Bab là Dang Sứ giả độc lập của Thượng Dé, đồng thờicũng là Dang tiền phong của Đức Baha’u’llah (danh “Baha’u’llah” có nghĩa là
"Vinh quang của Thượng Dé" trong tiếng A Rập), là Dang sáng lập Tôn giáo Baha'i
Sau đó, Đức Baha’u’llah, tên là Mirza Husayn ‘Ali, sinh ra trong một gia đình quý tộc ở Tehran vào ngày 12 tháng 11 năm 1817 Vào giữa những năm 20
tuổi, Ngài từ chối cuộc sống đặc quyền va trở thành một trong những đệ tử hàngđầu của Đức Bab
Năm 1852, trong cuộc đàn áp các Babis, Ngài bị bắt, bị đánh đập và bị tốngvào ngục tối khét tiếng ở Tehran Sau bốn tháng, Ngài được trả tự do và bị trục xuấtkhỏi quê hương — khởi đầu của 40 năm lưu day và tù day
Giai đoạn đầu tiên Ngài bị trục xuất đến Baghdad, nơi Ngài và những ngườibạn đồng hành của Ngài đã ở đó 10 năm Vào năm 1863, trước ngày Ngài bị dayđến Constantinople và Adrianople, nơi ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ và sau đó là Thánh
Trang 13địa Akka, Đức Baha°u'llah đã tuyên bố rằng Ngài là Sứ giả Hoan vũ của Thượng
Đề đã được Đức Bab báo trước
Năm 1868, Đức Baha’u’llah đến Thánh địa cùng với khoảng 70 thành viêngia đình và tín đồ, bị chính quyền Ottoman kết án giam giữ vĩnh viễn tại thuộc địa
hình sự Acre Lệnh giam giữ không bao giờ được dỡ bỏ, nhưng nhờ sự công nhận
ngày càng cao về nhân cách xuất sắc của mình, cuối cùng Đức Baha’u’llah đã cóthé di chuyền ra ngoài bức tường của thành phố lao tù Ngài sống những năm cuối
đời tại một ngôi nhà nông thôn tên là Bahji, nơi Ngài qua đời vào năm 1892 Ngài
được an táng ở đó, và đền thờ nơi đặt di cốt của Đức Baha°u'llah được coi là Thánhlăng linh thiêng nhất trên trái đất đối với người Baha'i
Trong 40 năm lưu day, Đức Baha’u’llah đã mặc khải nhiều Kinh bản và Thư
từ mà ngày nay các Thánh thư này làm nền tang đức tin để người Baha’i ứng dụng
và truyền bá, tất cả bao gồm khoảng hơn 100 tập Các Thánh thư của ĐứcBaha’u’llah mô tả ban chất thế giới của Thượng Dé là thuộc linh và ban chất thực
sự của con người là linh hồn cũng như mục đích ton tại của nó, Ngài đưa ra các luậttôn giáo mới và vạch ra tầm nhìn nhằm tạo ra một xã hội toàn cầu hòa bình và thịnh
vuong.
Trong Chúc thu của Ngai, Đức Baha’u’Ilah đã chỉ định trưởng nam cua Ngai,
‘Abbas Effendi (1844-1921), là người đứng dau tôn giáo Baha’i và có thâm quyền
diễn giải các giáo lý của Ngài ‘Abbas Effendi, được người Baha’i gọi là Đức
'Abdu’1-Baha, trở nên nồi tiếng ở khu vực Haifa và Akka nhờ các công việc từ thiện
của Ngài Bên cạnh đó, Ngài cũng đã đi khắp Châu Âu và Bac Mỹ dé củng có cáccộng đồng Baha’i mới thành lập và đồng thời tuyên bố giáo ly của Đức Baha°u'llahcho công chúng Các tác phâm của Đức “Abdu'I-Baha được coi là một trong những
Thánh thư thiêng liêng của tôn giáo Baha’i.
Đức Abdu’l-Baha qua đời năm 1921 Trong di chúc, Ngài đã chỉ định cháu
trai Shoghi Effendi (1897-1957) làm người kế vị, với danh hiệu Giáo hộ của ĐạoBaha’i Trong thời kỳ Shoghi Effendi, tôn giáo Baha’i đã lan rộng khắp thế giới vàcác cơ quan hành chính địa phương và quốc gia đã được thành lập Với sự qua đời
Trang 14của Shoghi Effendi vào năm 1957, dòng dõi các nhà lãnh đạo kế truyền của Tínngưỡng Baha’i đã cham dứt, điều này đã được đề cập từ trước trong Thanh kinhThiéng liêng Nhat (The Kitáb-i-Aqdas) của Đức Baha'u'llah.
Năm năm sau khi Đức Shoghi Effendi qua đời vào năm 1957, các đại diện
Baha'i từ các Hội đồng Tinh thần Quốc gia khác nhau (các hội đồng Baha’i đượcbầu cử dân chủ) trên toàn thế giới, đã gặp nhau vào năm 1963 tại Haifa, Israel, đểbầu ra Tòa Công lý Quốc tế đầu tiên, gồm chín thành viên (được bầu 5 năm một lần
do các ủy viên Hội đồng Quốc gia Baha'i trên khắp thế giới) hiện chỉ đạo các côngviệc có tính toàn cầu của Baha’i, có tru sở trên Núi Carmel 6 Haifa, Israel Đâyđược coi là một cơ cấu thiêng liêng, vì chính Đức Baha’u’llah đã tuyên bố rõ ràngtrong Thánh kinh Thiêng liêng Nhất (The Kitáb-i-Aqdas) răng Tòa Công lý Quốc tế
là cơ cầu thiên ban và không sai lầm
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi nơi trên thế giới đều cởi mở với truyền
thống Baha’i Kể từ Cách mang Islam năm 1979, Cộng hòa Iran đã đàn áp cộngđồng Baha’i một cách có hệ thống Thông qua các biện pháp hà khắc loại trừngười Baha'i khỏi sự bảo vệ của Hiến pháp Iran, người Baha’i bi hạn chế khỏicác quyên hiến pháp, trong khi các tôn giáo thiểu số khác được hưởng
Niềm tin của Baha’i thừa nhận rang có một Dang Thượng Dé chân chính duy
nhất “Tén Tai nhưng không thể nhận thức được”, vượt xa tầm hiểu biết của con
người Nói cách khác, Thượng Đề là Đắng không thể hiểu hay nắm bắt, mà chỉ cóthể cảm nhận qua cầu nguyện và suy tưởng Thượng Đề là Đắng Tối Huyền bí,
nhưng lại biểu hiện ở khắp mọi nơi qua sự sáng tạo của Ngài Vì bản thể của
Thượng Đề là không thé nhận thức được nên chỉ có bản chất va ý muốn của Thượng
Đề mới có thé được trân trọng
Tư tưởng chung của tôn giáo Baha’i về sự thống nhất như Đức Baha’u’llahtuyên bố: “Trái đất là một quốc gia, nhân loại là công dân của quốc gia đó” và đặcbiệt, thế giới nằm trong chuỗi các “Mặc khải Liên tục” của Thượng Dé, các Sứ giảcủa Ngài lần lượt xuất hiện trong suốt tiến trình lich sử dé hình thành các tôn giáothế giới nhăm đổi mới và khuếch trương tinh thần giáo lý và ban bố các luật tâm
Trang 15linh phù hợp với xã hội đương thời Các Dang Sứ giả của Thượng Dé từ thời đạinày đến thời đại khác xuất hiện theo ý chí và mục đích của Ngài Họ là các Dang
Tiên Tri sáng lập ra một tôn giáo như Chúa Jesus, Đức Phật, Đức Muhammad, Đức
Bab, Đức Baha°u'llah, người Baha’i đều nhìn nhận các Ngài là Dang Biểu Hiệncủa Thượng Dé Do vậy, người Baha’i tin rang các tôn giáo đều có chung mộtnguôn gốc
Người Baha’i tin rang Đức Baha'u'llah đã ứng nghiệm những lời tiên tri củanhiều tôn giáo, chăng hạn, người Baha'i coi Đức Baha’u’Ilah là sự trở lại của ChúaKitô Người Baha’i cũng tin rằng Đức Baha°u'llah là Dang hứa hen trong Thanh
kinh của các tôn giáo xưa, đã ứng nghiệm những lời tiên tri:
“Đối với dân Israel, Ngài đúng là sự nhập thé của ‘Dang Cha Đời Đời', là
‘Dang Chúa các Cơ binh”, giáng thé “với hàng vạn chư thánh”; đối với thégiới Thiên chúa giáo, Ngai đúng là Chúa Cứu thé tái lâm “trong vinh quangcủa Dang Chúa Cha’; đối với Hồi giáo Shiah, Ngài là sự trở về của DangImam Husayn; đối với Hồi giáo Sunni, Ngài đúng là ‘Linh của Thượng Dé’giáng thế; đối với người Bái hỏa giáo, Ngài là Đắng Hứa hẹn Shah Bahram;đối với người An độ giáo, Ngài là sự tái sinh của Đức Krishna; đối với các
Phật tử, Ngài chính là Đức Phật Thứ Năm.” (Shoghi Effendi, God Passes By, tr.93)
Hay cũng được xem là Kalki hoá thân thứ mười của thần Vishnu trong đạoHindu (Vaishnavite) Nhiều người Mỹ bản địa theo Baha’i cũng tin ĐứcBaha’u’llah là sự trở lại cua Nữ thần bò trắng linh thiêng của bộ tộc Lakota, sự trởlại của Deganawida đối với người Iroquois, và sự trở lại của Viracocha đối vớingười da đỏ Quechua Tóm lại, họ tin rằng Đức Baha’w’llah là Dang Cứu thế toàncầu
Một người Baha’i khi chấp nhận những lời day của Đức Baha’u’llah là đồngnghĩa với việc chấp nhận thâm quyền diễn giải của Đức Abdu’l Baha, Đức ShoghiEffendi, cũng như cơ cấu tối cao hiện hành là Tòa Công lý Quốc tế Người Baha'isông theo giới luật do Đức Baha’u’llah thiết lập trong Thánh Kinh Thiêng liêng
10
Trang 16Nhất, được Đức ‘Abdu’l-Baha và Đức Shoghi Effendi làm sáng tỏ thêm, va ToaCông lý Quốc tế mở rộng và điều chỉnh trong thâm quyền của mình cho phù hợpvới những hoàn cảnh mới, trong đó các nguyên lý của Đạo có thê được áp dụng mộtcách khôn ngoan Tuy nhiên, Tòa Công lý Quốc tế không được phép sửa đổi Thánhkinh cũng như những gì đã thiết lập rõ ràng Trong toàn bộ 150 bộ Kinh sách củamình, tôn giáo Baha'i tập trung vào một số những điểm chính như sau.
Những tín điều căn ban của Baha’i là:
Thượng dé là Dang toi cao duy nhất Điều này được khang định nhiều lần
trong kinh sách, tài liệu của Baha’i Vi du:
“God is and hath from everlasting been, one and alone eternal in the past, eternal in the future.” (Gleanings from the Writings of Baha’u’llah, XCIV)
Tam dich: “Thuong Dé là, và muôn đời là một và đơn nhất trường tồntrong quá khứ, trường tồn trong tương lai” (trích Các Thánh thư của Đức
Baha lu llah, đoạn XCTV).
Thượng dé là vô hình, vô hạn và vô cùng, không thể được miêu tả hoặc hiểubiết một cách tưởng tượng, mà chỉ có thể được hiểu qua sự tương tác của ngài với
vũ trụ Đức Baha°u'llah đã khang định tính chat không thé nắm bắt được của Dang
Tạo Hóa:
"He [God] hath from everlasting been immeasurably exalted above the understanding of His creatures and sanctified from the conceptions of His servants From everlasting Thou hast been a treasure hidden from the sight and minds of men and shalt continue to remain the same for ever and ever" (Tablets of Baha’u’llah, pp 112-114)
“Từ vô thủy Ngài [Thượng Dé] hang ở cao van bội trên sự hiểu biết củachúng sinh và vượt khỏi mọi quan niệm của các tôi con Ngài Từ vạn cô Ngài làkho báu ấn tàng trước cái nhìn và trí tuệ của loài người và sẽ tiếp tục là như thé chođến đời đời.” (Các Kinh bản của Đức Baha 'u llah, trang 112-114)
Tat ca các tôn giáo đều có chung một nguồn gốc thiêng liêng, đó là xuất phát
từ Thượng đê Tôn giáo Baha’i tin rang Thượng đê đã gửi các vi “sứ gia” và “các
II
Trang 17nhà tiên tri” để chỉ dẫn con người như Chúa Jesus, Muhammad, Buddha, Moise và
Baha'u llah.
“Baha’u’llah has announced that the foundation of all the religions of God is one, that oneness is truth and truth is oneness which does not admit of plurality.” (‘Abdu’1-Baha, The Promulgation of Universal Peace, p 453)
“Đức Baha’u’llah tuyên bố rang nền tang của tất cả các tôn giáo của Thượng Dé
là một, rằng chân lý là duy nhất và chân lý không chấp nhận tính đa nguyên.” (Đức
‘Abdu’l-Baha, sách Quảng bá Nên Hòa bình Thể giới, tr 453)
Moi người đều thuộc một gia đình — gia đình nhân loại, vì chúng ta đều là concái của Thượng dé Tôn giáo Baha’i khuyến khích sự đoàn kết dựa trên sự côngbằng và sự cảm thông, không đồng tình với sự phân biệt đối xử và xung đột
Baha’i có một số giáo lý, giáo luật như sau:
Nhân loại thong nhất: Đây là nguyên lý cốt lõi giáo ly của Baha’i, được théhiện xuyên suốt trong các văn kiện, tai liệu của Baha’i Vi du:
“The well-being of mankind, its peace and security, are unattainable unless and until its unity is firmly established.” (Gleanings from the Writings of Baha’w lah, CXXXI).
“Hạnh phúc, hoa bình va nên an ninh của nhân loại không thể đạt được trừkhi và cho đến khi sự thống nhất nhân loại được thiết lập vững chắc.” (trích các
Thanh thư cua Đức Baha u llah, đoạn CXXXÌ]).
Hay:
“Các ngươi hãy trở nên như những ngón tay trong một bàn tay, như các chỉ
thé của một thân thé.” (Baha°u'llah, Thánh Kinh Thiêng Liêng Nhất — Kitab-i-aqdas,
đoạn 58, tr.25).
Tìm hiểu chân lý một cách độc lập: Doi hỏi con người tự cô gắng chứ khôngphải chấp nhận đức tin mù quáng Baha’u’llah khuyến khích tự do tôn giáo vàquyền của mỗi người nghiên cứu và chọn lựa chân lý theo lẽ phải
Nên tảng chung của tat cả các tôn giáo: Tất cả các tôn giáo lớn trên thé giớiđều do Thượng dé mặc khải ở các nơi và các thời đại khác nhau tùy theo nhu cầu và
khả năng tiên hoá của con người.
12
Trang 18Sự hoà hợp giữa khoa học và tôn giáo: Baha’u’llah cho rằng tôn giáo chânchính và khoa học chân chính thì không bao giờ mâu thuẫn với nhau Cả hai là đềunhững mặt hỗ trợ của chân lý Dao Baha’i tôn trong sự tiến bộ khoa học và côngnghệ, xem chúng là một phần quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống
và giải quyết các van dé xã hội Tôn giáo này khuyến khích các nhà khoa học và cácnhà tư tưởng hop tác với nhau dé tạo ra các giải pháp hiệu quả cho nhân loại
Bình đẳng nam nữ: Sự bình đăng này được nâng đỡ bằng luật pháp, đòi hỏicùng một tiêu chuẩn giáo duc cho mọi người va sự bình quyền trong xã hội Tôngiáo Baha’i coi bình dang giới tính là một yếu tố cần thiết dé đạt được sự công bang
và tiến bộ xã hội
Xoá bỏ mọi thành kiến: Ý thức về nhân loại thống nhất sẽ giúp xóa bỏ thànhkiến cá nhân Baha’u’Ilah và ‘Abdu’l-Baha thường xuyên nhắn mạnh sự quan trong
của việc loại bỏ mọi loại thành kiến và khuyến khích sự đoàn kết và hòa hợp giữa
mọi dân tộc, tôn giáo và nhân loại.
Giáo dục pho thông bat buộc: Tri thức là ân huệ lớn nhất Thượng dé ban chomọi người Baha’i phản đối sự mù quáng và mê tín di đoan, khuyến khích mọingười tiếp cận với tri thức dựa trên logic và quan sát chân thực
Hoà bình thế giới: Baha’i dé cao sự thống nhất nhân loại và đem đến nền hòa
bình thế gIỚI Đề cập đến tôn giáo như một lực lượng xã hội, Đức Baha'u'llah đã
day: “Religion is verily the chief instrument for the establishment of order in the world and of tranquillity amongst its peoples.” (“Quả thực, tôn giáo là công cụ
chính yếu dé thiết lập trật tự thế giới va hoà bình giữa các dân tộc.”) (ĐứcBaha°u'llah, 7 gửi cho Con của Chó Soi, trang 28) Kế thừa và duy trì triết ly nay,vào tháng 10/1985, Tòa Công lý Quốc tế đã ban hành Lời hứa hòa bình thế giới(The promise of world peace) Tôn giáo Baha’i đề cao sự thống nhất nhân loại vàđem đến nền hoà bình thế giới
Vẻ truyền giáo: Việc truyền giáo là nhiệm vụ của mọi tín đồ, mục đích chính
của truyền giáo trong tôn giáo Baha’i là giới thiệu và chia sẻ giáo lý của Baha’u’llah,đồng thời khuyến khích mọi người tham gia vào công cuộc xây dựng một xã hội hài
13
Trang 19hòa và tiến bộ Việc truyền giáo Baha’i cũng nhắm đến việc thúc day sự đoàn kếttôn giáo va sự hòa hợp giữa các dân tộc va tôn giáo khác nhau Baha’i khuyến khíchmỗi tín đồ tham gia vào hoạt động truyền giáo thông qua việc chia sẻ những giá trị
và ly tưởng của tôn giáo với những người xung quanh, dựa trên sự trung thực và tôn
trọng Phương pháp truyền giáo thường bao gồm việc thảo luận, giáo dục và xâydựng mối quan hệ
Về hôn nhân, gia đình: Hôn nhân được tiễn hành khi hai bên nhất trí và cha
me cho phép (nếu cha mẹ còn sống) Hôn lễ tổ chức giản di, cô dâu và chú rễ đọcmột câu kinh ghi sẵn trước hai nhân chứng được Hội đồng tinh thần địa phươngchấp thuận và cấp giấy hôn thú, ngoài ra còn phải thực hiện theo quy định của phápluật của nước sở tại Tin đồ Baha’i được phép kết hôn với người khác chủng tộc,không phân biệt mau da và tôn giáo Luật của tôn giáo Baha’i han chế việc ly dị,
Hội đồng tinh than địa phương có trách nhiệm hoà giải khi các cặp vợ chồng xảy ra
các chuyện bat hoà, nêu hoà giải không thành, vợ chồng sẽ ly thân trong một năm,sau một năm nếu hai bên vẫn bat hoà thì có thé ly dị theo pháp luật hiện hành của
nuoc SỞ tai.
Về tu kin và xuất thé: Tôn giáo Baha’i cam việc tu kin và xuất thế.Baha°u'llah khuyên tín đồ tích cực tham gia vào đời sống xã hội và nâng cao hạnh
phúc chung, coi hôn nhân và đời sống gia đình là điều quan trọng căn bản của xã
hội loai người.
Về thủ tục nhập đạo: Tôn giáo Baha’i không có phép bí tích như Công giáo,
không có lễ Báp-tem hay thêm sức cho trẻ em Con của cha me theo tôn giáo Baha’iđến 15 tuổi đương nhiên có trách nhiệm sống theo giáo lý tôn giáo Baha’i Ngườinao tin nhận Đức Baha°u'liah là Dang Sứ giả của Thượng Dé, thì bày tỏ đức tin củamình với người bạn Baha’i và được giới thiệu tới Hội đồng Tinh thần Địa phươngcủa tôn giáo Baha’i nơi gần nhất dé được Hội đồng lưu danh sách bau cử hàng năm.Người tín đồ sống và thực hành theo giáo lý và chịu trách nhiệm trước Thượng Dé.Hội đồng Tinh thần Địa phương quản lý danh sách tín đồ chỉ mang tính quản trị vàcũng không chịu trách nhiệm trước sự suy bại hay thăng tiến của cá nhân tín đồ, đặc
14
Trang 20biệt là hành vi phạm pháp của những người mang danh Baha’i Tuy nhiên, vai trò
của Hội đồng Tinh thần Địa phương là nâng cao đời sống tinh than và vật chất của
cả cộng đồng Nếu tin đồ nào không còn tin Đức Baha'u'llah và muốn rời khỏi cộngđồng tôn giáo Baha’i, người đó phải thông báo cho Hội đồng Tinh thần nơi đó biết
dé xoá tên khỏi danh sách bau cử
Về mục đích của đời sống: Theo quan điểm của người Baha'i là nhận biết vàtôn thờ Thượng Dé, có đức hạnh và xây dựng một nền văn minh ngày càng pháttriển Mỗi cá nhân người Baha’i thực hành cầu nguyện, giữ trai giới, suy tưởng vàphụng sự Đức Baha°ullah dạy rằng khi thực hiện trên tinh thần phụng sự nhân loại,
lao động là một công việc thiêng liêng và do đó là một hình thức thờ phượng cao cả
nhất
Về niên lịch: Tôn giáo Baha'i tính một năm bắt đầu vào ngày xuân phân(khoảng 20 hoặc 21/3 theo dương lịch) Một năm có 19 tháng, mỗi tháng gồm 19ngày cộng thêm 4 ngày dư (năm nhuận có 5 ngày dư), những ngày dư nằm giữathang thứ 18 và tháng thứ 19, tháng thứ 19 là tháng Chay Một ngày Baha’i bắt đầu
từ lúc mặt trời lặn hôm trước đến lúc mặt trời lặn hôm sau Mỗi ngày, tháng, năm và
chu kỳ năm được đặt một danh phản ánh một trong những thuộc tính của Thượng
Dé, được thé hiện ở những đặc điểm tạo nên sự hoàn hảo của con người như Danh
dự, Công lý, Nhân từ, Hào phóng, Cao thượng và những đặc tính tương tự Bằngcách ghi nhớ những phẩm chất tuyệt vời này, người Baha'i theo thời gian, sẽ học
được ý nghĩa của việc trở nên danh dự, công băng, nhân hậu, rộng lượng và cao
Trang 21- 2tháng 5: Ridvan ngay thứ mười hai
- 23 tháng 5: Ngày tuyên ngôn của Đức Bab (23/5/1844).
- 29 tháng 5: Lễ thăng thiên của Đức Baha’u’Ilah (29/5/1892).
- 9 tháng 7: Lễ tử đạo của Đức Bab (năm 1850).
- 20 tháng 10: Lễ Giáng sinh của Đức Bab (năm 1819).
- 12 tháng 11: Lễ Giáng sinh của Đức Bahaˆu'llah (năm 1817).
Và các ngày quan trọng khác nhưng không được gọi là Thánh lễ đó là:
- 26 tháng 11: Lễ Giao Ước.
- 28 thang 11: Lễ thăng thiên của Đức Abdu'l-Baha (năm 1921).
- 2 đến 20 tháng 3: Tháng Trai giớiNgoài những buổi Lễ và Thánh lễ nêu trên Người Baha’i tổ chức gặp mặt cứ
mỗi 19 ngày hàng tháng theo niên lịch, thường được gọi là Lễ 19 Ngày.
Một buổi Lễ 19 Ngày gồm 3 phan: Đầu tiên là Phan Tâm linh (cầu nguyện,đọc Thánh thư, đọc các Thư hoặc Thông điệp từ Tòa Công lý Quốc tế, hoặc Thưhướng dẫn từ Hội đồng Tinh thần Quốc gia) Tiếp sau đó là Phần Quản trị (thảoluận về việc phát triển tôn giáo tại địa phương và chào mừng những tín đồ mới).Cuối cùng của buổi lễ là Phần Xã hội (gặp gỡ, hỏi thăm sức khỏe các đạo hữu và
gia đình).
Bên cạnh đó, mỗi tin đồ Baha’i cũng thực hành trai giới 19 ngày liên tục
trong một năm, từ ngày 2/3 - 21/3, đây là tháng thứ 19 trong lịch Baha’i) Trong
thời gian này, tín đồ phải nhịn ăn uống vào ban ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúcmặt trời lặn và chỉ ăn uống vào buổi tối, nhăm dành thời gian cho việc rèn luyện ýchí, cầu nguyện và suy tưởng Những người dưới 15 tuổi và trên 70 tuổi, người
bệnh, phụ nữ có thai và cho con bú, du khách và những người lao động nặng nhọc
chân tay đều được miễn
Bên cạnh đó có các luật quy định khác như: Cam dùng rượu, ma tuý; cắm nóixau sau lưng và chỉ trích người khác, trung thành với Chính phủ và không tham gia
vào các hoạt động chính tri.
16
Trang 22Tôn trọng quyền tự do cá nhân và quá trình kiếm tìm chân lý một cách độclập, Đức Baha”u'llah trao cho tín đồ nhiệm vụ đem giáo lý của mình đến toàn thénhân loại bằng lời nói và gương tốt, nghiêm cấm sự ép buộc Tin đồ Baha'i chỉ traotặng giáo lý cho những ai muốn tìm hiểu, không cé nai khi có người tỏ ý không
muốn nghe.
Có thé thấy, mục đích của Đạo Baha’i là thống nhất thế giới bằng cách thiếtlập một nên tảng chung cho sự hòa hợp va cuộc sông cá nhân và xã hội thịnh vượng.Một số nguyên lý khác như: bình đăng nam nữ, sự hòa hợp giữa khoa học và tôngiáo, nhu cầu về một ngôn ngữ chung, hòa bình giữa các quốc gia, chủng tộc và tôngiáo, giải trừ vũ khí, quản trị thế giới bằng luật pháp quốc tế, xóa bỏ mọi thành kiến,trong đó mục dich của công lý được hiểu là điều kiện tiên quyết cho sự xuất hiệncủa tinh thần đoàn kết thực sự và sự hưng thịnh
Trên mỗi lục địa, người Baha’i đã xây dựng những ngôi đền tráng lệ dé chào
đón tất cả những ai mong muốn trải nghiệm vẻ đẹp kiến trúc và bầu không khíthiêng liêng của họ Có lẽ nhà thờ Baha’i nổi tiếng nhất là Đền Hoa Sen ở NewDelhi, Ấn Độ, nơi thu hút rất nhiều du khách hàng năm Vào năm 2008, UNESCO
đã công nhận Thánh lăng Đức Bab (và các khu vườn bậc thềm xung quanh Trungtâm Thế giới Baha’i trên Núi Carmel ở Haifa, Israel) và Thánh lăng ĐứcBaha’u’llah ở ‘Akka là “Di sản Thế giới” - đây là các cơ sở tôn giáo hiện đại đầu
tiên được UNESCO công nhận.
Người Baha'i đã truyền bá thông điệp đoàn kết của họ ở nhiều quốc gia hơnbat kỳ tôn giáo nhỏ nào khác Baha’i là tôn giáo duy nhất phát triển nhanh hơn dan
số ở mọi khu vực của Liên Hiệp quốc trong hơn 100 năm qua Do đó, đây là tôngiáo phát triển nhanh nhất trong thời kỳ đó Người Baha'i có cộng đồng vững mạnh
ở mọi quốc gia trên thế giới ngoại trừ Bắc Triều Tiên và Vatican
Hệ thống tổ chức của tôn giáo Baha’i dựa trên sự hướng dẫn tổng quát củaBahau'llah và được dẫn giải chỉ tiết và thực thi bởi Shoghi Effendi
17
Trang 23Hệ thống tổ chức của tôn giáo Baha’i dựa trên sự hướng dẫn tổng quát củaĐức Baha’u’llah và được dẫn giải chỉ tiết và thực thi bởi Đức Shoghi Effendi vangày nay là Tòa Công lý Quốc tế.
Cơ cau tổ chức bao gồm 3 cấp: Hội đồng Tinh than Địa phương, Hội đồngTinh thần Quốc gia và Tòa Công lý Quốc tế Trung tâm quốc tế của tôn giáo Baha'ihiện nay tọa lạc trên Núi Carmel, tỉnh Haifa (Israel) Đứng đầu trung tâm là ĐứcGiáo hộ Đức Giáo hộ chỉ định trên toàn thế giới 27 vị Phụ tá Giáo hộ dé chăm loviệc Đạo sự Ở cấp địa phương, quốc gia, quốc tế, mỗi cơ quan gồm 9 người đượcbầu bằng phiếu kín, không được vận động, không có đề cử mà cũng không có ứng
cử Ở cấp địa phương, quốc gia, cơ quan này được gọi là Hội Đồng, Hội Đồng nàyđược bầu hàng năm
Hội Đồng Tinh thần Địa phương do tín đồ từ 21 tuổi trở lên, sinh sống tại diaphương bầu lên vào đúng ngày đầu tiên của Thánh lễ Ridvan 21/4 Ngày nay, chínhxác là từ năm 2021, Tòa Công lý Quốc tế cho phép người Baha’i đủ 18 tuổi đượctham gia bau cử cấp địa phương, nhưng đắc cử vẫn phải đủ từ 21 tuổi trở lên
Hội đồng Tinh thần Quốc gia hang năm được bầu gián tiếp qua hai bước.Trước tiên, tại mỗi khu vực (được gọi là Đại hội Khu vực) sẽ bau ra các đại biểu doHội đồng Tinh thần Quốc gia ấn định số lượng đại biểu tùy theo số lượng tin đồ nơi
đó Tất cả các tín đồ đều được coi như ứng cử viên trong cuộc bầu cử này Bướctiếp theo là, các đại biểu đắc cử sẽ tham dự Đại hội Toàn quốc Thường niên sẽ được
tổ chức trong khoảng thời gian từ 21 tháng 4 đến 2 tháng 5
Hiện nay có tới 11,740 hội đồng địa phương và 182 Hội Đồng Tinh ThầnQuốc Gia trên thế giới
Cơ quan quốc tế còn gọi là Tòa Công Lý Quốc Tế được bầu 5 năm một lầntại Haifa, Israel với các thành viên tham dự đến từ hơn 60 Hội đồng Tinh thần quốcgia và Hội đồng Tinh thần địa phương
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Tinh thần là lo việc truyền giáo, tô
chức các cuộc lễ, các lớp giáo lý, các cuộc họp, các thánh lễ: in ấn kinh sách,
kiêm duyệt các ân phâm vé đạo Baha’1; giải quyêt các vân đê liên quan tới đời
18
Trang 24sống tín đồ, bảo vệ đức tin, nhắc nhở tín đồ trong cộng đồng tuân thủ các luật lệtôn giáo, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổ chức công tác từ thiện xã hội,đảm nhận vấn đề quỹ của đạo và chỉ định các tín đồ vào các uỷ ban đặc biệt dégiúp việc cho Hội đồng.
Khi quản trị những công việc của cộng đồng, cơ cấu tổ chức của đạo
Baha’i dựa trên sự tham khảo bao gồm việc thảo luận rộng rãi và ngay thắng vềnhững vấn đề được đem ra nghiên cứu và xem xét Những vấn đề đem ra thảoluận phải di tới những quyết định cụ thé dựa trên giáo lý, và không bị chi phốibởi quan điểm cá nhân
1.2 Đạo Baha'i tại Việt Nam
Người Baha’i đầu tiên đã từng đến Việt Nam là Hippolyte Dreyfus-Barney,
một trong những người Baha'i đầu tiên từ Pháp quốc, người đã thực hiện một số
chuyến du hành vòng quanh thế giới theo yêu cầu của Đức Abdu’l-Baha (UHJ,1978) Sau khi chuyến viếng thăm ban đầu bị hủy bỏ vào năm 1914 do dịch bệnh thégiới, Dreyfus-Barney viếng thăm Sài Gòn và Hà Nội (DreyfusA, 2000) khi đó là
Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1920.
Bốn năm sau, vào tháng 5 năm 1924, nữ truyền giáo du lịch nỗi tiếng củaBaha’i, Giáo thủ Martha Root, đã thực hiện chuyến thăm kéo dài một tuần đến SàiGòn Trong thời gian lưu lại, bà đã truyền bá thông điệp và nguyên lý của tôn giáotrên một số tờ báo, kết bạn với quý bà Boeuf, biên tập viên chuyên mục tiếng Anhtrên tờ "L'Information de I'Extrême Orient" Bà Boeuf thể hiện sự đồng cảm với cácnguyên lý của tôn giáo Baha’i, và đã đăng nhiều bài viết tích cực bằng tiếng Pháp.Một số báo khác cũng đăng bài viết nói về các các nguyên lý của Baha’i bằng tiếngPháp, tiếng Trung và tiếng Việt Một buổi thuyết giảng công khai đã được sắp xếpvới sự giúp đỡ của viên chức cấp cao, người mà khi được tiếp cận, “đã tự mình gọiđiện cho Hiệu trưởng của ngôi trường nỗi tiếng nhất” dé thông báo sự chấp thuậncủa mình Bên cạnh những sáng kiến này, Giáo thủ Martha Root đã liên lạc với 19
trường học, hội nhóm và cá nhân ở Sai Gon (Garis, 1983)
19
Trang 25Năm 1951, Hội đồng Tinh thần Quốc Gia Baha’i An Độ, Pakistan và Burma
đã cử những người xung phong đến một số thành phố ở châu Phi va Dong Nam A,bao gồm Sai Gòn dé đáp ứng lời hiệu triệu của Đức Shoghi Effendi, Người lúc đó
lãnh đạo tôn giáo Baha’i (Baha’i News, 1951) Trong một lá thư gửi tới một cá nhân
vào tháng 9 của năm đó, Đức Shoghi Effendi cho biết rằng đã có người Baha'i ởĐông Dương vào thời điểm đó, mặc dù dường như việc họ định cư ở đó chỉ kéo dàitrong thời gian ngắn; một báo cáo vào tháng 3 năm 1952 cho biết răng Đông Dương
van chưa mở cửa cho tôn giáo Baha’i.
Baha’i du nhập vào Việt Nam vào những năm 1920, trong nửa dau thé kỷ XX,nhưng không đạt được sự phát triển lớn Vào tháng 2 năm 1954, bà Shirin Fozdarđến từ An Độ và từng là ủy viên của Hội đồng Tinh thần Quốc gia Baha’i An Độđến Sài Gòn dé thiết lập Đạo tại Đông Dương Vào ngày 15 thang 3, bà đã tổ chức
một budi giới thiệu công khai về Đạo Baha'i tại nhà hát Norodom, được các phương
tiện truyền thông Việt Nam đưa tin nhiều Trong thời gian này, ông Phạm Hữu Chu,một giáo sư sống tai Sài Gòn, trở thành người Baha'i Việt Nam đầu tiên (theoBaha’i News, 1962) Vợ chồng ông ba Jamshed va Parvati Fozdar, thuộc thành viêntrong gia đình Fozdar đã tới Sải Gòn dé giúp đỡ mẹ minh va định cư tại căn hộ 88đường Bonard (nay là đường Lê Lợi) Đến năm tiếp theo, cộng đồng đã có đủ số
lượng người Baha’i ở Sai Gòn dé bầu Hội đồng Tinh thần đầu tiên của đất nước vào
ngày 21 tháng 4 năm 1955 Hội đồng nay đã được chính thức công nhận bởi chínhphủ miền Nam Việt Nam vào ngày 20 tháng 9 (theo Baha’i News, 1962)
Việc truyền bá Đạo ở Việt Nam đã thành lập Hội đồng Tinh thần thứ hai của
Việt Nam tại lang Trừng Giang, tỉnh Quảng Nam, vào thang 4 năm 1957 Tám Hội
đồng Tinh thần Baha’i khác đã được thành lập vào năm 1958, nâng tong số lên 10Hội đồng Trong số này, hầu hết ở miền Trung Việt Nam, bao gồm cả Đà Nẵng vàQuảng Ngãi Cũng trong năm đó, cộng đồng Baha'i Phước Long được thành lập, nơitrường học Baha'i đầu tiên của miền Nam Việt Nam ra đời; và một số trường kháccũng được thành lập ở miền Trung Việt Nam (theo Baha’i News, 1962)
20
Trang 26Từ năm 1957 đến năm 1963, cộng đồng Baha’i ở miền Nam Việt Nam đã tănggấp đôi (bao gồm cả các dân tộc Koho, Thổ, Annamese và Chăm) và đã thành lậpnhiều trường học Năm 1957, chứng nhận hôn nhân Baha’i đã được công nhận tạiViệt Nam Năm 1962, có 16 Hội đồng Tinh thần địa phương Baha’i được thành lập,
và đến năm 1963, đã có hơn 40 (có thé là hơn 100) Hội đồng Tinh than tại miềnNam Việt Nam (1844-1963, 1964) Đến năm 1963, cũng có 6 Trung tâm Baha'i địaphương hay Haziratu°l-Quds, bao gồm cả Sài Gòn và Da Nẵng, và nhiều diện tíchđất khác cũng đã được mua dé xây dựng các trung tâm trong tương lai Khi số lượngHội đồng Tinh thần địa phương Baha'i tăng lên, Hội đồng Tinh thần Quốc gia của
Baha’i Việt Nam được thành lập vào năm 1964 Một bao cáo ước tính có hon
20.000 người theo đạo Baha’i trên toàn quốc vào giữa năm 1964, đưa nó trở thành
"tôn giáo có số lượng thành viên lớn thứ ba" trong miền Nam Việt Nam vào thời
điểm đó.
Đến tháng 4 năm 1973, tại Việt Nam đã có 687 Hội đồng Tinh thần Địaphương được thành lập, và người Baha’i có mặt tại 1.685 địa phương Đến trướcnăm 1975, ước tính có khoảng 205.000 tín đồ theo Đạo Baha'i ở miền Nam ViệtNam, va cộng đồng Baha’i cùng các tô chức vẫn tiếp tục phát triển (Small Baha’iand Muslim Communities Grow in Hanoi, 2007) Sau ngày giải phóng miền Nam(30/4/1975) hoạt động của cộng đồng Baha'i giảm dần trong 2 năm và ngừng vàonăm 1977 (Theo Ngọc Duyên, Khái quát về Tôn giáo Baha’i tại Việt Nam, Ban TG
CP, 2021).
Những năm 1990 và đầu những năm 2000 thấy điều kiện dần được cải thiện.Năm 1990, H Collis Featherstone, một nhà xung phong truyền giáo Baha’i đãthăm Việt Nam, tập trung vào việc “củng cô lại” cộng đồng Baha’i Bắt đầu từ
nam 1992, người theo Đạo Baha’i được phép tập trung học tập không chính thức,
và Hội đồng Dia phương Baha’i dau tién duoc thanh lập tại Hà Nội (Vietnam,
Small Baha’i and Muslim Communities Grow in Hanoi, 2013) Năm 1996, Toa
Công lý Quốc tế gửi một Thông điệp đến các Hội đồng Baha’i ở nhiều quốc giaĐông Nam Á, đặc biệt kêu gọi "những bạn hữu đang chịu thử thách đau thương,
21
Trang 27kiên định và tận tâm" ở Việt Nam thẻ hiện với các cơ quan chức năng và các nhàlãnh đạo rằng "người Baha’i chấp hành nghiêm chỉnh và trung thành với chínhphủ nơi họ sinh sống, chỉ mong muốn mang đến sự phát triển và thịnh vượng cho
các dân tộc."
Theo thời gian, tình hình của cộng đồng Baha’i Việt Nam tiép tục được caithiện Vào tháng 5 năm 2004, người theo Đạo Baha'i tại Thành phố Hồ Chí Minhđược phép tô chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Đạo Baha’i tại Việt Nam.Cuối cùng, sau nhiều năm tiến bộ và phát triển, cộng đồng Baha’i được đăng kýchính thức vào vào ngày 28 tháng 03 năm 2007, nhận được giấy chứng nhận hoạt
động từ Ban Tôn giáo Chính phủ Sau thời gian thử thách kéo dài một năm, Hội
đồng Tinh than Quốc gia gồm 9 thành viên đã được bầu cử và đạo luật được thôngqua vào ngày 21 tháng 3 năm 2008, tại Thành phố Hồ Chi Minh trùng với ngày lễNaw-Ruz của Đạo Baha’i Sự kiện này thu hút hơn 250 dai biểu và khách tham dự.Sau đó, vào ngày 14 tháng 07 năm 2008, Ban Tôn giáo Chính phủ đã ký quyếtđịnh công nhận Cộng đồng tôn giáo Baha’i Việt Nam Cùng với việc được côngnhận và tự do hoạt động với tư cách là một tôn giáo tại Việt Nam, Cộng đồngBaha’i Việt Nam tiép tục đạt được phat triển đáng ké, trở lại một tốc độ hoạt độngbình thường và cho thấy dấu hiệu tăng trưởng về quy mô, tự do và kha năng tôchức Ngay sau khi cộng đồng được công nhận, người Baha’i Việt Nam được cấp
phép tham dự một hội nghị lớn tại Battambang, Campuchia, với sự tham gia của
hon 2.000 tín d6 cùng niềm tin từ Campuchia, Lào và Thái Lan Các hội nghị quốcgia được tô chức hàng năm tại các vùng khác nhau tiếp tục thu hút đại biểu vaquan sát viên trong hàng trăm người dé bầu cử Hội đồng Tinh thần Quốc gia Daihội toàn quốc lần thứ tư tổ chức vào tháng 4 năm 2011 tại thành phố Phan Thiết
với hơn 300 thành viên Baha’i tham dự Chính phủ Việt Nam cũng cho phép các
thành viên từ các quốc gia khác trong khu vực, gồm đại diện từ Ban Cố vẫn Baha'itại Á Châu và các Tùy viên cùng tham gia sự kiện Vào tháng 5 năm 2012, Chínhphủ cho phép 20 người Baha’i tham gia chuyến hành hương tập thé đầu tiên tớiTrung tâm Thế giới Baha'i tại Haifa, Israel Cuộc hành hương kéo dai 9 ngày cho
22
Trang 28phép họ thăm các địa điểm linh thiêng và gặp gỡ những người cùng đức tin Baha’ikhác Vào thang 8 cùng năm, các tin đồ Baha'i Hà Nội đã tổ chức lễ kỷ niệm 20năm Baha’i tại Hà Nội với sự tham gia cua gần 100 tín đồ ở phía bắc của đất nước,
20 người Baha’i nước ngoài đại diện cho các quốc gia trong khu vực và các quanchức chính phủ Vào tháng 5 năm 2013, Baha’i Việt Nam đã có cơ hội cử đại biểutham dự Hội nghị Baha’i Thế giới lần thứ 11 tại Haifa dé bầu cơ cấu Tòa Công lýQuốc tế Cùng năm đó, Baha’i Việt Nam đã cử một số bạn trẻ tham dự hội nghị
thanh niên tại Battambang-Campuchia.
Cộng đồng tôn giáo Baha’i Việt Nam đã tổ chức 17 kỳ Đại hội Toàn quốccũng như cơ cấu Hội đồng Tinh thần Baha’i tại các địa phương Tính đến thờiđiểm hiện tại, số tín đồ của Cộng đồng tôn giáo Baha’i Việt Nam ước khoảng hon
8 nghìn người, phân bồ tại 45 tinh và thành phố trên toàn quốc Các địa phương có
số lượng tin đồ cộng đồng tôn giáo Baha’i tập trung đông nhất ở nước ta hiện naybao gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Hậu
Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Ninh Thuận, Gia Lai,
Cơ cau tô chức của Tôn giáo Baha’i Việt Nam gồm 02 cấp, cấp trung ương
và cấp địa phương Cấp trung ương là Hội đồng Tinh thần tôn giáo Baha’i ViệtNam, gồm 9 người do đại biểu các cộng đồng Baha’i cả nước bầu ra tương ứngvới các chức vụ: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký, Thủ quỹ
va các ủy viên Mỗi nhiệm kỳ của Hội đồng Tinh thần kéo dai một năm và có théđược lưu nhiệm trong một sỐ trường hợp đặc biệt Hội đồng Tinh thần Tôn giáoBaha'i Việt Nam có các cơ cấu trực thuộc đó là: các Hội đồng Tinh thần Địaphương, các Tổ vùng hoặc Hội đồng vùng, Ban Phát triển Toàn quốc, Ban Pháttriển Khu vực, Ban phát triển kinh tế và xã hội, Ban đối ngoại, Văn phòng Hộiđồng Quốc gia, Viện Đào tạo, Ban Dịch thuật, Ban Hỗ trợ xung phong phụng sự
Tại Việt Nam, cộng đồng tôn giáo Baha'i thường xuyên tổ chức các nhómcầu nguyện tại khu láng giéng dé tập hợp moi tang lớp xã hội trở nên tâm linh hóatrong đời sống thường ngày; tô chức các nhóm học tập một cách có hệ thống dégiáo dục kiến thức và ý thức phụng sự cộng đồng xã hội không phân biệt nền tảng
23
Trang 29tín ngưỡng Với mục tiêu hướng vào sự phát triển của thanh thiếu niên trong xãhội, các Hội đồng Tinh thần Địa phương chia ra nhiều cụm để sinh hoạt theonhững hoạt động cốt lõi với phương hướng “Nỗ lực giúp thanh niên bước đi trênđường phụng sự, sống hữu ích cho xã hội” Cộng đồng tôn giáo Baha’i Việt Nam
đã phát huy rất tốt nguồn lực của nhóm thanh thiếu niên, với nhiệt huyết tuổi trẻ
và quyết tâm cao, các nhóm thanh thiếu niên được quy tụ và đã tham gia vào cáchoạt động xây dựng kỹ năng phụng sự và phát triển tri thức và lòng nhân ái đối
mặt với các tệ nạn và thách thức của xã hội.
“Cộng đồng tôn giáo Baha’i tham gia tích cực và có hiệu quả trong công tác
từ thiện - xã hội cũng như các hoạt động cứu trợ thiên tai, bão lũ, giúp đỡ các
trẻ mồ côi, cơ nhỡ, khuyết tật, Với nhiều sinh hoạt phong phú và hữu ích,
cộng đồng Baha’i Việt Nam đã đóng góp tích cực vào công cuộc phát triểnchung của xã hội như: tham dự các hội thảo, cùng các tôn giáo bạn đối thoại
về khả năng góp phần vào các chương trình phát triển xã hội và hoạt độngnhân đạo từ thiện; tổ chức các hoạt động nhân đạo từ thiện, đặc biệt hàng
năm vào dịp Lễ Ayyam-i-Ha (Dư nhật); tạo môi trường học tập, sinh hoạt và
giáo dục đức tin lành mạnh và hướng thiện cho tất cả các thành phần trong
xã hội, không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có một số hoạt độngcốt lõi như: các nhóm học tập, các nhóm cầu nguyện, lớp giáo dục đạo đứcdành cho thiếu nhi và các nhóm thanh thiếu niên” (Ngọc Duyên, Khái quát
về tôn giáo Baha'i tại Việt Nam, BTGCP.)Cộng đồng tôn giáo Baha’i Việt Nam có quan hệ thường xuyên và mật thiếtvới cộng đồng Baha’i trên thé giới Hoạt động của cộng đồng tôn giáo Baha’i ViệtNam thống nhất với cộng đồng Baha’i các nước thông qua sự chỉ đạo chung củaToà Công lý Quốc tế và Ban Cố vấn ở mỗi châu lục trên thế giới và đồng thờicũng hoạt động cơ bản 6n định và chấp hành quy định của pháp luật nhà nước Việt
Nam.
Qua thời gian và quá trình hình thành, phát triển, cộng đồng tôn giáo Baha'i
Việt Nam đã và đang mang tới những giá trị nhân văn, tiên bộ thâm nhuân vào đời
24
Trang 30sống thường này, góp phan tích cực vào công cuộc xây dựng khối đại đoàn kếttoàn dân tộc, đồng thời đóng góp, xây dựng đất nước Việt Nam phát triển bền
vững:
Một là, vai trò của cộng dong Baha ï đối với hoạt động giáo duc đạo đực, lỗi sống.
Cộng đồng Baha’i Hà Nội luôn coi việc giáo dục đạo đức va lối sống cho tín
đồ và con em của tín đồ, cũng như con em của xóm giéng là một nhiệm vụ quantrọng Hang năm, cả hai Hội đồng Tinh thần Baha’i Địa phương Hà Nội và HữuBằng — Thạch That đều tổ chức các lớp học giáo lý và các hoạt động xây dựng cộngđồng như Nhóm Cầu nguyện, với sự tham gia của mọi thành phần nơi có ngườiBaha'i khởi xướng vào các buổi tối hoặc cuối tuần tại các điểm nhóm Cầu nguyệnđóng vai trò quan trọng trong việc phát triển linh hồn và là nguồn gốc của mọi điềuthiện Các nhóm cầu nguyện còn tạo điều kiện cho mọi người, bat kế tầng lớp và tôngiáo, có cơ hội ngồi lại với nhau để dâng lời cầu nguyện nhằm tâm linh hóa khuláng giéng, từ đó tạo ra sự thống nhất và tình thương, đồng thời giáo dục và thúcday đạo đức, lỗi sống và tình yêu thương đối với nhân loại
Cộng đồng Baha’i Việt Nam nói chung, đặt mục tiêu giáo dục thiếu nhi, thanhthiếu niên vào trọng tâm Theo Đức Abdu'l-Baha, mục đích là phat triển nhân cách
và tránh tật xấu qua việc giáo dục nhiệt tinh và tận tụy Đối với cộng đồng Baha’i,
giáo dục mang lại những giá trị đạo đức như lương thiện, tin cậy, bao dung, can
đảm, kính trọng, lịch sự, rộng lượng, kiên nhẫn, siêng năng, và định hướng thâm mỹ
nghệ thuật Đặc biệt, việc giáo dục các bé gái được coi trọng hơn, vì các cháu sẽ trở
thành mẹ trong tương lai, là người thầy đầu tiên của thế hệ tiếp theo Các gia đìnhBaha’i cũng tôn trọng quy định hôn nhân và thúc đây giáo dục đức tin Trongtrường hợp ly hôn, cộng đồng hỗ trợ quá trình hoà giải và tôn trọng luật dân sự.Ngoài ra, cộng đồng tham gia nhiều hoạt động phụng sự xã hội và từ thiện
Hai là, vai trò của cộng đồng Baha’i doi với hoạt động bảo vệ môi trường.
25
Trang 31Cộng đồng Baha’i luôn ủng hộ hoạt động bảo vệ môi trường, vì DucBaha’u’llah cảnh báo về tác động tiêu cực của việc vượt quá giới hạn trong pháttriển văn minh Tín đồ Baha'i tham gia nhiều hoạt động bảo vệ môi trường và giữ
gìn cảnh quan đô thị, nhằm tạo ra một hành tinh xanh, sạch, đẹp Mối tương hỗ giữa
con người và môi trường là quan trọng, và nguyên lý tâm linh với vai trò quan trọng
trong việc tìm giải pháp cho van dé xã hội Cộng đồng Baha’i Hà Nội nhắn mạnhtrách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ môi trường.
Ba là, Cộng đông tinh than Baha’i ủng hộ những hoạt động bình dang giới
Cộng đồng Baha’i ủng hộ bình dang giới và quan điểm nam nữ bình quyền
được chia sẻ rộng rãi Đức Abdu'l-Baha ví von nhân loại như con chim hai cánh,
nếu không có sự đồng thuận và cùng nhau vỗ cánh, con chim sẽ không bay cao.Đức Baha’u’Ilah cũng day rằng nam và nữ đều bình dang trước mat Thượng Dé, và
cả hai đều mang giá trị quan trọng
Sự thay đổi tích cực trong quan niệm và thực hiện bình đăng giới trong môitrường Baha’i đã được ghi nhận Có 70% người tín đồ cho rằng cả nam và nữ đều
có trách nhiệm và quyền hạn như nhau trong gia đình, và 80% tin rằng phụ nữ vàđàn ông đều bình đăng về năng lực lãnh đạo và vị trí công việc trong xã hội
Bon là, Cộng đồng tinh than Baha’i ung hộ các hoạt động từ thiện va an sinh
xã hội.
Đây cũng là một trong những nhiệm vu quan trọng của tín đồ Baha’i Việt Nam
nói chung và cộng đồng Baha’i tại Hà Nội nói riêng Hoạt động này tuân thủ pháp
luật Việt Nam, thúc day tinh thần đoàn kết và hòa hợp dân tộc, cũng như đóng gópvào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước Đức Abdu’l-Baha day rang, đâycũng là một trong những nhiệm vụ mà mỗi tín đồ Baha’i cần thực hiện theo tinhthần giáo lý Giáo luật Baha’i cũng quy định việc tham gia các hoạt động từ thiện va
an sinh xã hội, đặc biệt vào dịp lễ Ayyam-i-Ha (Dư Nhật) Các nhóm tin đồ Baha’i
tại Hà Nội đã tham gia nhiều hoạt động như ủng hộ người nghèo, giúp đỡ người vô
gia cư, thăm viện trung tâm bảo trợ xã hội và trại trẻ mồ côi, góp phần tạo ra sựbình dang trong xã hội
26
Trang 32TIỂU KET CHUONG 1Tôn giáo Baha’i, với nguồn gốc từ sự sáng lập của Baha'u'llah vào thé kỷ 19,
đã trở thành một tôn giáo độc đáo, nhấn mạnh sự thống nhất của nhân loại, bình
đăng, giáo dục toàn cầu và hòa bình thế giới Tại Việt Nam, cộng đồng Baha' đã
xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 và đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong lịch sử
của mình.
Được đăng ký chính thức là một tổ chức tôn giáo hợp pháp vào năm 2007,hiện nay cộng đồng Baha’i Việt Nam có hơn 8 nghìn tín đồ và tập trung chủ yếu tạicác tỉnh và thành phố lớn Mặc dù số lượng tín đồ chưa nhiều bằng các tôn giáo lớnkhác, nhưng với sự phát triển nhanh chóng của mình, cộng đồng Baha’i Việt Nam
đã có những đóng góp đáng kể cho xã hội Hoạt động của cộng đồng Baha’i tậptrung vào việc giáo dục tâm linh cho trẻ em và thanh thiếu niên, tổ chức các buổithảo luận về các chủ đề xã hội và đạo đức, cũng như tham gia vào các hoạt động
dịch vụ cộng đồng.
Một trong những mục tiêu quan trọng của cộng đồng Baha’i Việt Nam làthúc day giáo dục toàn diện cho tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, dantộc hay giới tính Cộng đồng tổ chức các khóa học và chương trình giáo dục đểgiúp trẻ em và thanh thiếu niên phát triển về mặt tinh thần, trí tuệ và đạo đức
Đồng thời, họ cũng tạo ra môi trường thảo luận và giao lưu để những người trẻ
có cơ hội học hỏi về các vấn đề xã hội, đạo đức và vai trò của họ trong xây dựngmột xã hội tốt đẹp hơn
Ngoài việc tập trung vào giáo dục, cộng đồng Baha’i cũng tham gia tích cựcvào các hoạt động dịch vụ cộng đồng Họ thúc đây tình đoàn kết và hợp tác xã hội,tham gia vào các dự án xây dựng cộng đồng, như xây dựng trường học, cung cấpnước sạch, hỗ trợ cải thiện điều kiện sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho
những người có hoàn cảnh khó khăn.
Nhìn chung, cộng đồng Baha’i Việt Nam, dù có quy mô chưa lớn, đã gópphần tích cực cho xã hội Việt Nam thông qua hoạt động giáo dục, giáo dục và dịch
vu cộng đồng Hướng đến sự bình đăng, hoà bình, cộng đồng Baha’i Việt Nam đã
27
Trang 33có những nên tảng vững chắc cho việc xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn Mac dùgặp phải những thách thức, cộng đồng Baha’i vẫn nỗ lực hòa nhập và đóng góp tíchcực cho cuộc sống và phát triển của đất nước.
Nghiên cứu biéu tượng của tôn giáo Baha’i là một cách dé khám phá và hiểusâu hơn về giá trị và nguyên tắc mà tôn giáo này đại diện Việc tìm hiểu và khámphá ý nghĩa của các biéu tượng có thé giúp ta hiểu sâu hơn về triết lý và giáo lý củatôn giáo Baha’i Nó cũng mở ra cơ hội dé thảo luận về các giá trị quan trọng như sựđoàn kết, bình đăng, giáo dục và hòa bình trong tôn giáo này cũng như trong xã hộingày nay thời cho thấy cách tôn giáo Baha'i áp dụng các nguyên tắc này vào cuộcsống hàng ngày cũng cách mà cộng đồng Baha’i tại Việt Nam đóng góp và tương
tác với xã hội.
28
Trang 34CHUONG 2: BIEU TƯỢNG TRONG TON GIÁO BAHA’I2.1 Cơ sở lý luận về biểu tượng
2.1.1 Khái niệm biểu tượng
Ở phương Tây, biểu tượng có lịch sử lâu đời và phức tạp, bản thân nó từban đầu đã có liên quan rất nhiều tới tôn giáo Từ thời Hy Lạp cô đại, khởi nguyên
từ simbolos liên quan tới nghĩa đen của nó là cùng nhau chia ra và năm giữ thứ gì
đó Điều này bắt nguồn từ câu chuyện về một vật lưu niệm được đập vỡ đôi và
chia cho hai người mà nhờ đó sau này khi gặp lại họ sẽ có dấu hiệu để nhận ranhau Dần dần, ý nghĩa của vật này được mở rộng ra thành vật biểu trưng, rồi thànhbiểu tượng
Biểu tượng là một van đề phức tap, đã có nhiều nghiên cứu lý giải biểu tượng
từ nhiều cách tiếp cận khác nhau Theo lý thuyết nhân học biểu tượng (với đại diện
la Clifford Geertz, Victor Turner và David Schneider ) thì biểu tượng là một loạiphương tiện được sử dụng với mục đích biểu trưng con người, xã hội và văn hoá.Theo Freud, cha đẻ của Phân tâm học, thì biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếpniềm ham muốn hay các xung đột, nó là cầu nối thống nhất nội dung của một hành
vi, tư tưởng, một lời nói với ý nghĩa tiềm ân trong đó Hay theo Jung, biểu tượng
là một hình ảnh thích hợp để chỉ ra đúng hơn cả cái bản chất chất ta mơ hồ nghỉ
hoặc của Tâm lĩnh.
Carl Jung, nhà tâm lý học và triết gia người Thụy Sĩ, đã có đóng góp quantrọng trong việc nghiên cứu và hiểu về ý nghĩa của các biểu tượng trong tôn giáo vàtiềm thức Ông đã đề xuất nhiều khái niệm và lý thuyết về biểu tượng, trong đó cóhai khái niệm chính là "hình ảnh cộng đồng" (archetype) và "tiềm thức cá nhân"
(personal unconscious).
Theo Carl Jung, hình ảnh cộng đồng là những mô hình tư duy và hình ảnh cơbản tồn tại trong tiềm thức của con người Đây là những biểu tượng và ký hiệu vôthức chung cho tất cả mọi người, không phụ thuộc vào văn hóa hay quốc gia Hìnhảnh cộng đồng thường xuất hiện trong các giấc mơ, truyền thuyết, và tôn giáo, đóng
vai tro quan trọng trong việc hình thành ý nghĩa và hành vi của con người.
29
Trang 35Jung cũng nghiên cứu về các biểu tượng tôn giáo và tìm hiểu cách chúng thểhiện những khía cạnh tiềm thức va tâm linh Ong cho rằng các biểu tượng tôn giáođóng vai trò trong việc kết nỗi con người với khía cạnh sâu thắm và vô thức của banthân, và mang lại sự hiểu biết và truyền cảm hứng tâm linh.
Theo Từ điển biểu tượng và văn hoá thé giới — một nghiên cứu rất bao quát
và chỉ tiết về biểu tượng của Jean Chevalier, Alain Gheerbrant, các tác giả khăng
định rằng, không thể định nghĩa được một biểu tượng Nhưng bên cạnh đó, các tác
giả cũng đồng thời chỉ ra rằng, dù trong nó có tính đa dạng và có nhiều cách kiếngiải, biểu tượng vẫn luôn có tính én định trong sự ám thị về cái biểu trưng và cáiđược biéu trưng Đồng thời biểu tượng cũng có khả năng thâm nhập lẫn nhau, có sựgiao thoa, liên kết từ cái này sang cái kia và cuối cùng, biểu tượng luôn có tính đachiều, biểu đạt nhiều mối quan hệ khác nhau, có thé quan trọng với một người hay
tập thé này, nhưng lại vô nghĩa với một người hay tập thé khác Sau cùng, biểu
tượng là cái trung gian, là cầu nối cho những yếu tố riêng rẽ Điều này cũng giốngnhư kết luận của Doan Văn Chúc, rang biểu tượng là “vật môi giới giúp ta tri giáccái bất khả tri giác” (Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hóa học, Nxb Văn hóa thông tin —
Viện Văn hóa, Hà Nội, tr.67).
Nghiên cứu và tiếp cận biéu tượng không phải là một điều dễ dang Các nhànghiên cứu đã đưa ra rất nhiều hướng tiếp cận cũng như quan điểm khác nhau vềbiểu tượng
Từ hướng tiếp cận ký hiệu học với tiêu biểu là Charles Sander Peirce - ngườiphát minh ra mô hình tam vị mà trong đó 3 thành tố Ký hiệu (sign), Sự biểu thị(interpretant) và Khách thé (object) luôn có sự ảnh hưởng tương tác lẫn nhau Ongphân biệt 3 loại ký hiệu đó là Icon (biéu tượng) — khi đặc tính của ky hiệu va khách
thé (cái biểu đạt và cái được biểu đạt) có sự tương đồng, hoặc có những đặc điểm
chung Ví dụ, một bức tranh của một quả táo có thé được coi là biểu tượng của quảtáo Biểu tượng này dựa trên một sự tương đồng hình thái giữa bức tranh và quả táo;Index (dau hiệu) là một biểu đạt mà có một quan hệ gần gũi hoặc nguyên nhân — kết
quả với đôi tượng hoặc ý nghĩa mà nó đại diện Ví dụ, một dâu hiệu của khói đen có
30
Trang 36thé cho biết rang có một đám cháy xảy ra Dấu hiệu này dựa trên một mối quan hệgần gũi và nguyên nhân — kết quả giữa khói và đám cháy; Symbol (ký hiệu) là mộtbiểu đạt mà có một quy ước hoặc thỏa thuận xã hội dé liên kết với đối tượng hoặc ý
nghĩa mà nó đại diện Ví dụ, các chữ cái trong một ngôn ngữ được sử dụng như các
ký hiệu để biểu thị âm thanh và ý nghĩa Ký hiệu này dựa trên một quy ước xã hộiđược chấp nhận rằng các chữ cái nhất định đại diện cho âm thanh và ý nghĩa cụ thể
Từ hướng tiếp cận của Victor Turner, một nhà xã hội học và nhà nhân chủnghọc người Anh, nổi tiếng với công trình nghiên cứu về biểu tượng, đặc biệt là tronglĩnh vực tôn giáo và văn hóa, biểu tượng là những dấu hiệu, hình ảnh hoặc hànhđộng có ý nghĩa đặc biệt trong một ngữ cảnh xã hội hoặc văn hóa cụ thể Ông đãđưa ra một số khái niệm quan trọng như "biểu tượng" và "hành động biểu tượng",
và ông đã sử dụng chúng dé nghiên cứu các hiện tượng tôn giáo và những sự thayđổi xã hội Turner cho rằng biểu tượng không chỉ đơn thuần là các ký hiệu hình ảnh,
mà còn chứa đựng các ý nghĩa sâu xa và thường được sử dụng dé thé hiện và truyềnđạt các giá trị, niềm tin, hoặc quy tắc xã hội
Cũng tập trung vào nghiên cứu và giải thích ý nghĩa của biểu tượng trong
văn hoá và xã hội, Clifford Geertz đã có đóng góp quan trọng vao lĩnh vực
nghiên cứu về biểu tượng Một trong những công trình nghiên cứu quan trọngcủa Geertz về biéu tượng là cuốn sách "The Interpretation of Cultures" (1973).Trong cuốn sách này, ông dé cập đến khái niệm "hệ thống biểu tượng" (symbolicsystem) và nhân mạnh vai trò quan trọng của biểu tượng trong việc xây dựng vàtruyền tải ý nghĩa xã hội
Theo Geertz, biểu tượng không chỉ là các hình ảnh, ký hiệu hay từ ngữ, màchúng còn mang theo các giá trị, niềm tin và quy tắc xã hội Biểu tượng không chỉđơn thuần là một phương tiện truyền đạt thông tin, mà chúng tạo ra ý nghĩa xã hội
và giúp con người hiểu và tác động lên thế giới xung quanh
Geertz cũng nhắn mạnh vai trò của ngữ cảnh văn hóa trong việc hiểu và giảithích ý nghĩa của biểu tượng Ong cho rằng dé hiểu một biểu tượng, chúng ta cần
xem xét các ngữ cảnh xã hội, lịch sử, và văn hóa mà biêu tượng đó xuât hiện Y
31
Trang 37nghĩa của biểu tượng không phụ thuộc vào nghĩa đen của nó, mà phụ thuộc vàocách mà nó được hiéu và sử dụng trong một hệ thống văn hóa cụ thê.
Dưới góc độ triết học và giáo dục, theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1),
Hà Nội 1995, biểu tượng là:
“hình ảnh của sự vật lưu lại trong óc khi sự vật không còn tác động đến cácgiác quan nữa; là hình thức cao nhất của sự phản ánh trực quan - cảm tính xuất hiệntrên cơ sở tri giác Khác với tri giác, biểu tượng không còn phản ánh rời rạc cácthuộc tính của sự vật: sự vật được phản ánh dưới hình thức có tính chỉnh thé Biéutượng là hình ảnh về vat trong đầu óc, ý thức, tư duy con người Những biểu tượngcủa con người, khác với ở động vật, thường được bọc bằng một lớp vỏ ngôn ngữ vàchứa nhiều yếu tố của sự phản ánh khái quát Biéu tượng là khâu trung gian giữa
giai đoạn nhận thức cảm tính và giai đoạn nhận thức lý tính.”
Còn dưới góc độ mĩ thuật, sân khấu, Từ điển Bách khoa Việt Nam (tap 1) lạiđịnh nghĩa biểu tượng theo một hướng khác:
“phương tiện sáng tạo nghệ thuật mang ý nghĩa trừu tượng, khái quát Biéutượng tác động chủ yếu đến cảm xúc của người xem Biéu tượng còn được coi như
là một thủ pháp sáng tạo nghệ thuật Trực giác của người nghệ sĩ có vai trò rất quantrọng trong quá trình nhận thức một biểu tượng Tuỳ thuộc những nhận thức khácnhau về biéu tượng, người ta có những cảm xúc khác nhau.”
Tương tự, trong Từ điển Tiếng Việt (GD Hoàng Phê chủ biên), biểu tượng là
“hình ảnh tượng trưng” và là “hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta
hình anh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác động của sự vật vào giác quan ta
đã chấm dứt.”
Như vậy, biểu tượng là hình ảnh tượng trưng của vật thể, cảnh tượng, là một
đối tượng đại diện cho một đối tượng khác và xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng
tượng Biểu tượng mang tính khát quát, nó liên quan tới quá khứ và tương lai Nócao hơn cảm giác, nó được giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giácquan đã chấm dứt Sự vật được phản ánh dưới hình thức biểu tượng có tính chỉnh
thê, đông thời, biêu tượng có thê tác động đên cảm xúc của con người.
32
Trang 38Trong tạo hình của văn hóa người Việt Nam, yếu tố biéu tượng đã hình thành
và phát triển từ lâu đời và duy trì đến nay qua chiều dai lịch sử Các biểu tượng là
sự khách quan hóa các giá trị văn hóa và do đó có thé hữu ích trong việc khám phácác giá trị nổi bật trong bat kỳ nền văn hóa nào Biểu tượng nhìn ở bề nổi có kết cau
rõ ràng, cũng có tính thẩm mĩ, nhưng ân chứa trong chúng là những thông điệp vềtinh thần của văn hóa tâm linh, điều nay đã được chứng thực qua nhiều nghiên cứunhư Ảnh hưởng của tôn giáo đến điêu khắc trang trí ở đình làng: Qua nghiên cứu
một số biểu tượng ở đình Tây Đăng, Hạ Hiệp và So của Đoàn Văn Luân, “Biểu
tượng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội” của Đỗ Trần Phương, “Biểu tượng trongđiện thờ của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hà Nội” của Nguyễn Quang Trung cùng nhiềunghiên cứu khác Cũng như trong “Nghiên cứu biểu tượng: Một số hướng tiếp cận
lý thuyết”, tác giả Đinh Hồng Hải đã khẳng định răng: “Nghiên cứu biểu tượng làkhoa học có chức năng giải mã các thành tố văn hoá được sản sinh trong đời sống
của con người”.
Trong các hướng tiếp cận biểu tượng, hướng tiếp cận cấu trúc - chức năngcung cấp một hướng phân tích tương đối toàn diện để hiểu và nghiên cứu biểutượng, từ cau trúc nội tại đến chức năng và tác động trong ngữ cảnh tôn giáo và xã
hội.
Lý thuyết cau trúc - chức năng gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội họcnổi tiếng như A.Comte (1798 - 1857), H.Spencer (1820-1903), E.Durkheim (1858 -
1917), T.Parsons (1902 - 1979), R.Merton (1910 - 2003), P.Blau (1918 - 2002)
Ly thuyét cấu trúc - chức năng khẳng định rằng mọi hệ thống đều được cấu
thành từ các yếu tố liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành một mạng lưới quan hệphức tạp Nói cách khác, cấu trúc của hệ thống chính là sự sắp xếp và kết nối giữacác yếu tố này Bên cạnh đó, lý thuyết này cho rằng mỗi yếu tổ trong hệ thống, vềbản chat, cũng có thé là một hệ thống con (tiêu hệ thông) độc lập Tiêu hệ thống naylại có thé được chia nhỏ thành những hệ thống nhỏ hơn nữa, tạo thành một cấu trúcphân cấp phức tap và cuối cùng, lý thuyết cấu trúc - chức năng nhắn mạnh mối quan
hệ mật thiết giữa hệ thống và môi trường xung quanh Hệ thống không tồn tại độc
33
Trang 39lập, mà luôn tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau với môi trường, tạo thành một hệ
thống mở và động
Thuyết cấu trúc - chức năng không chỉ tập trung vào những chức năng tíchcực, mà còn phân tích cả những mặt tiêu cực của chúng Bên cạnh đó, thuyết nàycòn chú trọng vào việc cân bằng giữa các chức năng và phi chức năng, đồng thờinhân mạnh vai trò của trạng thái cân bang động trong sự biến đổi cấu trúc xã hội
Nói cách khác, thuyết chức năng cho rang xã hội là một hệ thống phức tap,luôn vận động và thay đổi, nhưng vẫn duy trì được sự ổn định và cân bằng tươngđối Sự thay đổi của các bộ phận sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống, nhưng hệthống cũng có khả năng tự điều chỉnh và thích nghỉ với những thay đôi đó
Như vậy, phân tích cau trúc giúp hiểu rõ hơn về cách các yếu tố cau thànhcủa biểu tượng tương tác với nhau dé truyền tải thông điệp và tạo ra tác động tâm triđối với người tiếp xúc với chúng Từ đó có thé xác định các mối quan hệ và tươngtác giữa các thành phần của biểu tượng cũng như cách chúng được xây dựng vàtruyền tải ý nghĩa
Bên cạnh đó, tiếp cận chức năng tập trung vào vai trò và tác động của biểutượng tôn giáo trong ngữ cảnh tôn giáo và xã hội, giúp nghiên cứu cách biểu tượngtôn giáo tác động và gắn kết với niềm tin, đạo đức và hành động của người tín hữu.Chức năng của biéu tượng tôn giáo có thé là tạo ra sự kết nối với thế giới tâm linh,cung cấp hướng dẫn đạo đức hoặc đại diện cho các giá trị và ý nghĩa của cộng đồng.Đồng thời, nghiên cứu chức năng có thể làm rõ tầm quan trọng của biểu tượng tôn
giáo trong việc duy trì và tăng cường giá trị tôn giáo, cũng như vai trò của nó trong
xác định tư tưởng và hành vi của cộng đồng tôn giáo Từ những lý do này, học viênlựa chọn hướng tiếp cận cau trúc — chức năng làm hướng tiếp cận chính trong phântích ý nghĩa các biểu tượng Baha’i
2.1.2 Biểu tượng tôn giáo và phân loại biểu tượng tôn giáoTôn giáo là một hiện tượng xã hội đặc biệt, ra đời từ rất sớm trong lịch sửloài người và tồn tại phổ biến ở khắp các quốc gia, dân tộc và vùng lãnh thổ Do gan
liên với yêu tô tâm linh nên tôn giáo là vân đê hêt sức nhạy cảm, phong phú và cũng
34
Trang 40rất phức tạp, từ lâu đã trở thành van dé quan trọng trong mỗi quốc gia và cũng làvấn đề toàn cầu Theo C Mác và Ph Engels, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội,
là sự tự ý thức, tự cảm giác của con người về thế giới xung quanh mình và về chính
bản thân họ.
Hiện nay, có nhiều quan điểm về tôn giáo với nhiều hướng tiếp cận khácnhau Theo Từ điển Tôn giáo xuất bản năm 2001, tác giả Mai Thanh Hải đưa ra
định nghĩa: “Tôn giáo là một hình thái nhận thức xã hội, phản ánh hiện thực khách
quan qua các khái niệm, hình ảnh mang tính chất ảo ảnh, ảo vọng Nói chung đó làniềm tin vào lực lượng siêu nhiên, vô hình mà con người cho là linh thiêng, đượcsung bái và cầu khan dé nhờ cậy, che chở hoặc ban phát điều tốt lành.”
Tôn giáo cũng được pháp lý hóa tại khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôngiáo có hiệu lực từ 01/01/2018 quy định: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồntại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn giáo, giáo lý, giáoluật, lễ nghi và tô chức.”
Ngoài ra, khi nhắc đến định nghĩa tôn giáo, một số nhà nghiên cứu đã sửdụng biéu tượng tôn giáo dé nhắc đến tôn giáo, tức là, dùng biểu tượng tôn giáo déđịnh nghĩa tôn giáo Điển hình như Bellah đã định nghĩa tôn giáo thông qua trụcbiểu tượng: “Hãy cho tôi được định nghĩa tôn giáo như là một tập hợp các hình thức
và hành động biểu trưng gắn liền với những điều kiện sinh tổn tối thượng.”
Trong định nghĩa của mình về tôn giáo, Robertson cũng gan tôn giáo với biểutượng: “Văn hóa tôn giáo là tập hợp những tín ngưỡng và biểu trưng (biểu tượng)
và những giá trị trực tiếp phát sinh, từ đó gắn liền với sự phân biệt giữa thực tế duynghiệm với thực tế siêu nghiệm, siêu việt; những sự việc của cái duy nghiệm bồ trợ
về mặt ý nghĩa cho cái phi nghiệm.”
Đến Geertz, biểu tượng trở thành một hạt nhân trong định nghĩa của ông:
““Tôn giáo là một hệ thống biểu tượng, hoạt động nhằm thiết lập những tâm trạng vađộng cơ mạnh mẽ, rộng khắp và bền lâu trong con người băng cách đề ra những
khái niệm vê một trật tự chung của sự tôn tai và khoác cho những khái niệm nay
35