Nghiên cứu của Greil 2010 cũng chỉ ra các công trình thời điểm đó hau như ít quan tâm đến yếu tô tâm lý - xã hội củabệnh vô sinh, hiếm muộn bởi lẽ, các đau khổ tâm lý trong điều trị hiếm
Trang 1BAO CAO KET QUÁ DE TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CAP CƠ SỞ
HO TRO TAM LÝ - XÃ HỘI DÀNH CHO
NGƯỜI HIEM MUON
Mã số: CS.2022.32 Chủ nhiệm đề tài:TS Trương Quang Lâm
Hà Nội, 01/2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đề tài này được thực hiện với sự hỗ trợ kinh phí của Trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong khuôn khổ đề tài
cơ sở (Mã số: CS 2022.32)
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Tổ chức Cán bộ, phòng
Quản lý Nghiên cứu Khoa học, Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xãhội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đúng hạn đề tài của mình.
Những lời cảm ơn chân thành xin được gửi tới Lãnh đạo các bệnh viện đã
chấp thuận cho nghiên cứu, cảm ơn đội ngũ cán bộ nhân viên y tế tại các khoa
Hỗ trợ sinh sản đã hỗ trợ triển khai đề tài Đặc biệt, xin cảm ơn các bệnh nhânhiếm muộn đang thăm khám và điều trị tại 2 bệnh viện tại thành phố Hà Nội vàthành phố Hải Phòng Mặc dù đang trải qua tình huống khó khăn nhưng đã sẵn
sàng giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai khảo sát đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến quý báu của các nhàkhoa học Tôi xin tiếp thu và sửa chữa những điểm còn tổn tại, và tiếp tục họchỏi cho những nghiên cứu tiếp theo
Xin trân trọng cảm on!
Hà Nội, ngày tháng 0Ï năm 2024
Tác giả
TS Trương Quang Lâm
Trang 3962710 1IIIA 7
1 Lý do chọn đề tài + + s+2E2EE+EE2EE9EEEEEEEEE2121121121111111 7111.11.1111 7
2 Mục đích nghiÊn CỨU - - - G112 19119911919 119v ng ngư 8
3 Đối tượng nghiên cứu - +: 2© +E2+EE+EESEE£EEEEEEEE211211211211271 711.1 tre 8
4 Nhiém Vu nghién CUU 1 8
5 Phạm vi nghién CỨU << E131 E 311991 91 91 9v vn như 9
6 Phương pháp nghiÊn CỨU - - <6 + E111 E119 1 911 91 91 1v vn ng n riệt 9
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2-©222E2EE2 3221221227122 10
1.1 Tổng quan các nghiên cứu về hỗ trợ tâm lý-xã hội cho người hiếm muộn 10 1.1.1 Nghiên cứu về nhu cau hỗ trợ tâm lý - xã hội của người hiếm muộn 10
1.1.2 Các hình thức hỗ trợ tâm lý-xã hội cho người hiếm muộn 13
3.3 Những hỗ trợ tâm lý - xã hội mà người hiếm muộn nhận được 16 1.2 Một số khái niệm cơ bản - 2-2255 22£‡EE2EEEEEEEEEEEESEEErkrrkerkrrrkee 19
1.2.1 Khái niệm hiếm muộn - - 2 St E+SE+E£EE+E£EE+EEEE+EEEEEEEEEeEerkrkerkererkee 191.2.2 Khái niệm hỗ trợ tâm lý - xã hộii -¿- ¿+ 2+E+EEeEEezEEerrerrkerred 221.2.3 Sự phục hồÌi ¿5-55 SE2E2E12E1221717121121121121111 1111111111 y6 26
Chương 2 TO CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 Tổ chức nghiên CỨU - 2-2-2 E+E£+E£2EE+EE+EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrkree 28
2.1.1 Địa bàn và khách thé nghiên cứu ¿2-2 s+5++£+E+£x+zx+rzrezeerxee 28
2.1.2 Khách thé nghiên cứu 2-2 2£ ©+£+E£++E£EEt£EE£EE+SEEEEEEEEEerkeerkerrrrree 282.2 Các phương pháp nghiÊn CỨU - - c c 11911891 E311 1 krsrkrereerre 32 2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài lIỆU 5 5+ ++£++*£+*v++e+eeeeeeeeeeexs 32 2.3.2 Phương pháp sử dụng thang ỞO 5 + xxx Ssseirskeersree 32
2.3.3 Phương pháp xử lý dữ liệu băng thống kê toán học, SPSS 37
Chương 3 KET QUÁ NGHIÊN CUU VE HO TRỢ TÂM LÝ - XÃ HOI
DÀNH CHO NGƯỜI HIẾM MUỘN 2- 2-52 SScEEeEEerErEerrrrrxees 38 3.1 Thực trạng hỗ trợ tâm lý - xã hội dành cho người hiếm muộn 38
3
Trang 43.1.1 Các khía cạnh hỗ trợ tâm lý - xã hội cho người hiếm muộn 383.1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ tâm lý — xã hội cho người hiếm muộn 443.2 Dự báo ảnh hưởng của hỗ trợ tâm lý - xã hội đến sự phục hồi tâm lý ở người
hiểm muỘn (2 Sc t3 SE 2E9EE12E9E9E3E15155151115111112151111111121115112111111123 1151 xe 47 3.2.1 Thực trạng sự phục hồi tâm lý ở người hiếm muộn - 41 3.2.2 Dự báo ảnh hưởng của hỗ trợ tâm lý xã hội đến sự phục hồi tâm lý ở
người hiếm muỘn -2- ¿5£ ©5£+SESE£EE£EE£EE£EEEEEEEEEEEE2EE2E12717171 71.1111 re 49 3.3 Hạn chế của nghiên cứu - 2° 2+ £+EE+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerreee 58
KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ -2- 22 2sSEE2EEC2EE2EECEEEErkrrrkrrrkreee 60
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2-©225522£<+£x£+zscseee 63
PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC BANG
Bảng 3: Hệ số tương quan từng mệnh đề và độ tin cậy toàn thang đo CD
-RISC - ÍÚ Quà 35
Bang 4 Các mức độ phục hồi tâm lý của người hiếm muộn 37Bảng 5: Các khía cạnh hỗ trợ tâm ly — xã hội cho người hiếm muộn 38
Bảng 6: Tương quan giữa các khía cạnh của thang đo MSPSS 40
Bảng 7: So sánh về mức độ hỗ trợ tâm lý - xã hội nhận được theo thời gian
chan đoán hiễm muộn - - + 1S 11231538151 E13 153853111111 E11 113151111113 13 t2 41 Bang 8: So sánh về mức độ hỗ trợ tâm lý - xã hội nhận được theo mức thu
Bảng 9: Mô hình hồi quy đa biến dự báo ảnh hưởng của biến nhân khẩu
đến hỗ trợ tâm lý — xã hội cho người hiếm muộn - 2-2 s =5: 44
Bang 10: Thực trang sự phục hồi tâm lý ở người hiếm muộn - 47Bang 11: Tương quan giữa hỗ trợ tâm lý - xã hội và phục hồi tâm lý ở
người hiẾm muỘN - ¿E121 E5E91 5153 515115153151 55 1511111111 1111 1111 tr 49
Bảng 12: Mô hình hồi quy đa biến dự báo ảnh hưởng của hỗ trợ tâm lý xã
hội tông thé đến sự phục hồi ở người hiếm muộn - + se se s2 s2 50
Bảng 13: Mô hình hồi quy đa biến dự báo ảnh hưởng của các nguôn hỗ trợtâm lý - xã hội đến khả năng phục hồi ở người hiếm muộn - 50Bảng 14: Mô hình hồi quy đa biến dự báo ảnh hưởng của hỗ trợ tâm lý xã
hội và các biến nhân khẩu đến khả năng phục hồi ở người hiễm muộn 5Ï
Bảng 15: Mô hình hồi quy đa biến dự báo ảnh hưởng của hỗ trợ tâm lý xã
Bang 16: Mô hình hồi quy đa biến dự báo ảnh hưởng của hỗ trợ tâm lý xã
hội và các biến nhân khẩu đến khả năng phục hồi ở nam giới hiém muộn 53 Bang 17: Mô hình hồi quy đa biến dự báo ảnh hưởng của hỗ trợ tâm lý xã
Bảng 18: Mô hình hồi quy đa biến dự báo ảnh hưởng của hỗ trợ tâm lý xã
hội và các biên nhân khâu đên khả năng phục hôi ở phụ nữ hiêm muộn 55
5
Trang 7MO DAU
1 Lý do chọn đề tàiMang thai và trở thành cha mẹ là mong muốn của nhiều cặp vợ chồng, tuynhiên điều này được ghi nhận là ngày càng thách thức đối với nhiều người trong
số họ, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng bởi tình trạng vô sinh, hiếm muộn.
Và khi đối mặt với tình trạng không có con, cả nam giới và phụ nữ đều trải qua
đau những khổ về tâm lý và đối mặt với những áp lực xã hội Ngay cả trong xã hội hiện đại, tầm quan trọng của việc sinh con và trở thành cha me đã ăn sâu vao
tâm trí của con người, đến mức những người hiếm muộn thường cảm thấy bị côlập trong trải nghiệm của chính họ (Cousineau & Domar, 2007) Trong nhiềunền văn hóa, việc không có con là một trải nghiệm đau khổ, bởi con cái được
cho là nguồn đảm bảo phúc lợi cho cha mẹ khi về già.
Khi các cá nhân đương đầu với nghịch cảnh, hỗ trợ tâm lý - xã hội(psychosocial support) đã được ghi nhận là đóng một vai trò quan trong và tíchcực đối với sức khỏe và hạnh phúc của con người nói chung Dưới góc độ tâm lý học, hỗ trợ tâm lý - xã hội được hiểu là quá trình tương tác trong các mối quan
hệ giúp nâng cao sự ứng phó, lòng tự trọng, sự thuộc về và năng lực của conngười thông qua trao đôi hoặc nhận thức về các nguồn lực vật chất hoặc tâm lý
xã hội Theo đó, những hỗ trợ tâm lý - xã hội bao gồm: hỗ trợ về cảm xúc, vềlòng tự trọng, mạng lưới hỗ trợ, hỗ trợ về thông tin và những hỗ trợ hữu hình
(Schaefer và cộng sự, 1981; Gottlieb, 2000) Và trong đó, tình trang hiếm muộn
và điều trị hiém muộn được đánh giá là một trải nghiệm nhiều áp lực, và nhiều căng thắng mà nhiều cặp vợ chồng phải trải qua Nhu cầu tư vấn của các cặp vợ chồng vô sinh rat đa dang, và họ cần những can thiệp hỗ trợ tâm lý xã hội và các
chương trình hỗ trợ thông tin để làm giảm căng thắng tâm lý họ gặp phải
(Jafarzadeh-Kenarsari và cộng sự, 2015) Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ rarằng, điều trị vô sinh được coi như là một căng thắng tâm lý và những người vô
sinh cảm thấy rằng nhu cầu cảm xúc của họ không được đáp ứng trong hệ thống
chăm sóc sức khoẻ (Robert và Kevin, 1987; Schmidt, 1998).
7
Trang 8Cũng giống như các nghiên cứu trên thế giới, trong bối cảnh văn hóa ViệtNam, các cặp vợ chồng cũng trải qua nhiều đau khổ và căng thắng tâm lý(Nguyễn Thị Hằng Phương, 2011; Nguyễn Đỗ Hồng Nhung và Nguyễn Đỗ
Huong Giang, 2017; Trương Quang Lâm và cộng sự, 2022) Phản ứng cua mọingười đối với căng thăng là khác nhau ở mỗi người và điều này cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố cá nhân như khả năng phục hồi tâm lý của mỗi người, khả năng ứng phó, phụ thuộc yếu tố văn hóa và các nguồn lực hỗ trợ tâm lý - xã hội
mà họ nhận được Những điều này thường xuất phát từ các yếu tố tâm lý - xã hội
được cho là có khả năng làm gia tăng hoặc giảm bớt căng thắng ở các cá nhânhiếm muộn
Trên thực tế hiện nay, những người vô sinh, hiếm muộn rất cần sự hỗ trợ
ở nhiều khía cạnh đề đương đầu với vấn đề của họ Trong khi đó, những nghiên cứu về hỗ trợ tâm lý - xã hội cho người vô sinh hiếm muộn ở Việt Nam còn hạn chế Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Hỗ tro tam lý — xã hội dành cho người hiếm muộn ”, qua đó đưa ra những đề xuất giúp người hiếm muộn nhận được những hỗ trợ tâm lý — xã hội phù hợp trên hành
trình “tìm con”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến hỗ trợ tâm
lý xã hội dành cho người hiếm muộn, đề tài đánh giá thực trạng hỗ trợ tâm lý
-xã hội cho người hiếm muộn, qua đó đưa ra những đề xuất giúp họ đương đầu
tốt hơn trên hành trình tìm con.
3 Đối tượng nghiên cứu
Hỗ trợ tâm lý — xã hội dành cho người hiếm muộn
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thong một số van dé lý luận về hỗ trợ tâm lý - xã hội dành cho người
hiếm muộn
- Đánh giá thực trạng hỗ trợ tâm lý - xã hội mà người hiếm muộn nhận được
- Đưa ra một sô kêt luận và kiên nghị.
8
Trang 95 Phạm vi nghiên cứu
5.1 Về nội dung
Hỗ trợ tâm lý - xã hội được hiểu dưới nhiều góc độ như là (1) việc cung
cấp các dịch vụ can thiệp xã hội (các chương trình và biện pháp can thiệp tâm lý
xã hội, các dịch vụ cũng cấp hỗ trợ tâm lý xã hội), và (2) các nguồn hỗ trợ như
là các mối quan hệ gắn bó như là gia đình, bạn bè và những người ý nghĩa tham gia vào hỗ trợ cho người hiếm muộn Do giới hạn về thời gian và điều kiện, vi vậy dé tài này nghiên cứu hỗ trợ tâm lý — xã hội cho người hiếm muộn ở khía
cạnh là các nguồn hỗ trợ là gia đình, bạn bè và những người ý nghĩa tham gia
vào hỗ trợ cho người hiếm muộn, xuất phát từ đánh giá của người hiếm muộn.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra ảnh hưởng của một số yếu tô đến hỗ trợtâm lý - xã hội của người hiếm muộn; đồng thời cũng chỉ ra ảnh hưởng của hỗtrợ tâm lý - xã hội đến khả năng phục hoi tam ly của người hiểm muộn
lý xã hội nhận được từ các mỗi quan hệ là gia đình, bạn bè, và những người có ý
nghĩa với họ.
6 Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu tài liệu
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
+ Phương pháp xử lý số liệu băng thống kê toán học
Trang 10quan tâm do các nghiên cứu tập trung vào đánh giá hiệu quả điều trị vô sinh như
một tình trạng y tế với các hậu quả tâm lý Trong một cuộc khảo sát trên một
quan thé lớn hơn gồm 834 cặp vợ chồng bệnh nhân đến khám tại phòng khám
hiếm muộn của bệnh viện Jessop ở Sheffield, Anh và được thực hiện từ năm
1975 đến năm 1985, Edelmann và Connolly đã sử dụng bảng câu hỏi dé thu thập
thông tin nhằm xác định nhu cầu tư van của bệnh nhân hiếm muộn Kết quả cho
thấy chỉ có một phần ba số cặp vợ chồng tham gia cần được hỗ trợ về tâm lý và
thông tin (Edelmann & Connolly, 1987) Nghiên cứu của Greil (2010) cũng chỉ
ra các công trình thời điểm đó hau như ít quan tâm đến yếu tô tâm lý - xã hội củabệnh vô sinh, hiếm muộn bởi lẽ, các đau khổ tâm lý trong điều trị hiếm muộn
chỉ xuất hiện khi những người có liên quan khi coi thiên chức làm cha mẹ như
một vai trò xã hội mong muốn, theo đó các cá nhân xác định khả năng có concủa họ là một van dé (Greil, Slauson-Blevins & McQuillan, 2010)
Những nghiên cứu trước đây nhận định, có một rao can đối với việc tìmkiếm sự giúp đỡ là nhiều cặp vợ chồng không sẵn sàng về mặt tinh than dé thamgia vào các chương trình hỗ trợ khi bắt đầu điều trị, và nhiều bệnh nhân miễncưỡng tìm kiếm các dịch vụ “sức khỏe tâm thần” vì sợ bị kỳ thị (Wasser, Sewall,
& Soules, 1993) Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra việc cung cấp
cho bệnh nhân thông tin và hướng dẫn về các kỹ năng tự chăm sóc dé giải quyết
các vấn đề trong cuộc sống hang ngày (chăng hạn như kiểm soát mệt mỏi, giải
10
Trang 11quyết khó khăn trong giao tiếp và giảm lo lắng) có thé làm giảm đau khổ và tạođiều kiện hợp tác với các hướng dẫn y tế (Cousineau & Domar, 2007).
Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng phụ nữ bị căng thắng liên quan đến vô
sinh nhiều hơn nam giới (Greil 2010) Đàn ông có trải qua căng thắng, nhưng
dường như ít bị ảnh hưởng về mặt cảm xúc (Wischmann & Thorn, 2013) Nhìn chung, các nghiên cứu về các cá nhân và cặp vợ chồng đối phó với tình trạng vô sinh cho thấy phụ nữ có tình trạng sức khỏe tâm thần kém hơn so với nam giới
(Greil 2010; WHO, 2010; Ying và cộng sự, 2015) Điều này được cho là do một
số yếu t6 có thé ảnh hưởng không cân xứng đến phụ nữ và sức khỏe tinh thần
của họ, bao gồm áp lực xã hội để trở thành một người mẹ, đối mặt với tráchnhiệm lớn hơn về tình trạng vô sinh, khám va điều trị sinh sản (Dyer, 2007;
Hollos & Larsen, 2008; Liamputtong, 2009; Fledderjohann, 2012; Rouchou,
2013; Inhorn & Patrizio, 2015).
Thực tế cũng cho thấy, hỗ trợ tâm ly xã hội van được tim kiếm và cungcấp chủ yếu cho phụ nữ (O’Donnell, 2007) Một số cá nhân quyết định chia sẻtình trạng vô sinh của mình với người khác Khi được yêu cầu xác định các
nguồn hỗ trợ, Gibson và Myers (2002) nhận thấy rằng 92% phụ nữ đề cập đến các bạn nữ đồng trang lứa Hjelmstedt và cộng sự (1999) nhận thấy rằng bạn bè
là nguồn hỗ trợ xã hội phổ biến nhất cho cả hai giới Onnen-Isemann (2000)nhận thấy rằng bạn bè thường được hỏi lời khuyên khi mọi người đang cân nhắc
tim cách điêu tri vân dé sinh sản của họ.
Các chuan mực nam tính có thể góp phần vào sự chênh lệch giới tính trong nhu cầu hỗ trợ tâm lý — xã hội của người hiếm muộn Nam giới có thể kìm nén cảm xúc của họ và các nhà cung cấp dịch vụ y tế đã được chứng minh là có
thé bảo vệ nam tính bang cách sử dụng các từ ngữ dé bảo vệ nam giới khỏi cái
mác vô sinh (Barnes, 2014), có khả năng dẫn đến việc ít nam giới tự nhận mình
là vô sinh hoặc gặp căng thăng liên quan đến vô sinh Yếu tố văn hóa cũng làmột rào cản tiếp cận hỗ trợ đối với nam giới (Daniels, 2006) Một mat nam giới
11
Trang 12kìm nén, không nói ra, nhưng mặt khác, các loại hình hồ trợ ít khi dành cho nam giới, mà thiên vê phụ nữ, vì quan niệm chỉ có phụ nữ moi trải qua điêu tri xâm lân Vì thê, phụ nữ nói chung có thái độ tích cực hơn trong việc tìm kiêm sự trợ giúp và liệu pháp tâm lý (Doyce và Carballedo, 2014).
Có thé thay, tỷ lệ nam giới hiếm muộn có nhu cau hỗ trợ tâm lý xã hội thì luôn thấp hơn nhu cầu của phụ nữ hiễm muộn và thường xuất hiện khi đã phát
hiện ra tình trang vô sinh chứ chưa có những nghiên cứu tìm hiểu về nhu cầu hỗ
trợ tâm lý trước khi được chân đoán tình trạng bệnh lý Tuy vậy, không nên đánh giá thấp tác động của vô sinh do yếu tố nam (Jaffe & Diamond, 2010) Vì
thé, trong các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng khi việc chan đoán và điều tri
vô sinh nam ngày càng trở nên phổ biến và dễ tiếp cận tại các nước có thu nhậpthấp đến trung bình thì tình trạng kỳ thị vô sinh, hiếm muộn cũng như phân biệt
giới của kỳ thị này có thé giảm xuống (Inhorn & Wentzell, 2011; Parrott, 2014;
Inhorn & Patrizio, 2015) va nam giới có thé chủ động hơn trong việc tìm đến
các dịch vụ hỗ trợ tâm lý xã hội
Về hiệu quả của hỗ trợ tâm lý — xã hội, các nghiên cứu chỉ ra là rất quantrọng vì kiên trì điều trị tăng cơ hội thành công - mỗi chu kỳ IVF đều mang lại
một tăng ty lệ sinh sống tích lũy (Chambers và cộng sự, 2017; McLernon và cộng
sự, 2016) Có một số bằng chứng cho thấy không chỉ hỗ trợ trực tiếp mà cả hỗ trợ
xã hội qua trung gian máy tính cũng tác động tích cực đến việc tuân thủ điều trị.Trong một nghiên cứu, phỏng vấn các thành viên của diễn đàn vô sinh tuyên bốrằng hỗ trợ xã hội trực tuyến đã giúp họ kiên trì điều trị sau khi phải đối mặt vớimột số thất bại trong điều trị (Lee, 2017) Do đó, các hình thức hỗ trợ hoạt độngtrên hai cap độ, tâm lý — giảm căng thang, lo lang và tram cảm, và hành vi — ảnhhưởng đến quyết tâm và sự kiên trì điều trị, cả hai đều dẫn đến kết quả sức khỏe
như mong đợi, mang thai.
Các nghiên cứu trong hai thập kỉ gần đây đã chứng minh tầm quan trọngcủa việc xác định nhu câu tư vân và tâm lý xã hội của bệnh nhân vô sinh có thê
12
Trang 13tỏ ra hiệu quả như một điều kiện tiên quyết dé thiết kế và phát triển các can thiệp
hỗ trợ và tư vấn (Jafarzadeh-Kenarsari và cộng sự, 2015) Bởi lẽ, việc can thiệptâm lý đồng thời với điều trị y tế đặc hiệu cho vô sinh, hiếm muộn là điều kiện
cần thiết để khôi phục trạng thái cân bằng của cá nhân/cặp vợ chồng và tháo gỡ những trở ngại cho sự thành công của việc điều trị hiém muộn (Vioreanu, 2021).
Tuy nhiên, chỉ có một số ít công trình nghiên cứu có đề cập đến nhu cầu hỗ trợ
tư vấn của bệnh nhân hiếm muộn (Read và cs, 2014) Một nghiên cứu định lượng được thực hiện cho 76 cặp vợ chồng được chân đoán vô sinh dưới sựchăm sóc của các phòng khám y học sinh sản khác nhau ở Romania từ năm 2018
đến năm 2019 cho thấy hỗ trợ xã hội là điều cần thiết trong việc đối phó với vô
sinh, có vai trò bảo vệ, điều chinh/giam bớt mối quan hệ giữa rỗi loạn cảm xúc
và điều chỉnh hôn nhân (Iordachescu, Gica, Vladislav va cộng sự, 2021) Có thé
nói, hỗ trợ tâm lý — xã hội có thể làm giảm ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là sự
đau khổ của những người hiếm muộn (Menning,1980; Boivin, 2003).
1.1.2 Các hình thức hỗ trợ tâm lý-xã hội cho người hiém muộn
Ở một khía cạnh khác, nhiều nghiên cứu về hỗ trợ tâm lý - xã hội chongười hiếm muộn hướng đến xác định về hình thức hỗ trợ Một loạt nghiên cứuđịnh tính và định lượng của các nhà khoa học cũng khang định việc cung cấp
các hỗ trợ tâm lý xã hội cùng với các phương pháp điều trị y tế hiện tại là rất quan trọng, và tư vấn được coi là một trong những thành phần thiết yếu của điềutri vô sinh (Jafarzadeh-Kenarsari va cs, 2015; Read va cs, 2014; Latifnejad
Roudsari va cs, 2011; Hasam, F., Navabinezhad & Nouranipour, 2008;
Mohammadi & Farahani, 2001; Fatemeh va cs, 2009; PAK va cs, 2008;
Khodakarami va cs, 2009; Fahami va cs, 2010).
Nghiên cứu định tinh trên 32 cặp vợ chồng vô sinh người Canada của
Read và cộng sự cho thấy hầu hết các cặp vợ chồng tham gia đều cần được hỗ
trợ tâm lý xã hội và tư van trong quá trình điều trị, nhưng chỉ một nửa trong số
họ đã sử dụng các chương trình này Một sỐ chương trình hỗ trợ được đề cập
13
Trang 14đến trong nghiên cứu này đó là: co vấn đồng dang, chia sẻ kinh nghiệm từ sựtương tác với những người khác trong hoàn cảnh tương tự hay tw vấn cho cáccặp vợ chong và hướng dẫn trong quá trình diéu trị dé thỏa mãn nhu cầu tâm lý
xã hội của họ (Read và cs, 2014) Các loại hình hỗ trợ tâm lý xã hội tương ứng
với lý do của các cặp vợ chong hiêm muộn được minh họa bởi sơ đô dưới đây:
| Loại hình hỗ trợ tâm lý xã hội | Nhu cầu hỗ trợ tâm lý — xã hội
Mối quan hệ vợ chồng
Đương đầu với căng thang
Hiểu biết và chia sẻ kinh
Ngoài việc hỗ trợ trực tiếp tại các cơ sở thăm khám sức khỏe tâm thần,
nhiều người hiếm muộn hiện nay sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin và hỗ
trợ (Nguyen và Nguyen, 2017; Kahlor và Mackert, 2009; Porter và
Bhattacharya, 2008; Rawal và Haddad, 2006) Trong bối cảnh xã hội bùng nỗthông tin hiện nay, việc tiếp cận rộng rãi các công nghệ internet như máy tính vàđiện thoại di động đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp và thu nhậnthông tin và hỗ trợ y tế Điều này diễn ra thường xuyên hơn ở những người quan
tâm, lo lăng đên vân đê sức khỏe của bản thân Do đó, những người hiêm muộn
14
Trang 15và có nhu cầu tìm kiếm sự hỗ trợ có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin liênquan đến tình trạng bệnh, tư vấn và điều trị và cả những hội nhóm hiếm muộn —nơi họ có thé nhận được sự hỗ trợ, chia sẻ từ những người cùng cảnh ngộ mà
chưa từng gặp (Chiew & Jan, 2018) Thực tế cho thấy có rất nhiều thông tin về việc điều trị hiếm muộn được công bố mỗi năm, từ những sách báo khoa học về
hiếm muộn và những lựa chọn điều trị cho tới những cuốn tự truyện, từ các biện
pháp điều trị thay thế tới những phương thức điều trị được bảo đảm (Cousineau
& Domar, 2007) Những cuốn sách hoặc trang web có thê cung cấp một vài
chiến lược ứng phó thiết thực cùng với những câu chuyện chia sẻ, những ngườiđang trong tình trạng hiếm muộn thấy rằng những nguồn ấy phan nao giúp đỡ
được họ trong quá trình tìm con (Cousineau và cộng sự, 2004).
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, các cá nhân nhận thấy nhiều diễn đàn internet
có giá trị trong việc chia sé các thông tin cá nhân về trải nghiệm điều trị Dé làm quen với ngôn ngữ y tế được sử dụng trong chân đoán và điều trị vô sinh cũng như đối phó tốt hơn với sự kỳ thị tiềm ân và đau khổ về tâm lý, những người lo lắng về vô sinh có kha năng tìm kiếm trên internet dé tìm kiếm thông tin liên
quan đến vô sinh và hỗ trợ xã hội (Huang và cộng sự, 2003) Nhiều phụ nữ vànam giới hiếm muộn thường truy cập các trang web của các phòng khám và bác
sĩ hiếm muộn và các trang diễn đàn để tìm kiếm thông tin (Satir và Kavlak,
2017) Wingert và cộng sự (2005) cho rằng việc tìm kiếm các thông tin hỗ trợtrên mạng internet giống như các nhóm hỗ trợ và nghiên cứu của Cousineau
cùng các cộng sự (2008) đã phát hiện ra rằng một chương trình được thiết kế dé
hỗ trợ bệnh nhân qua internet đã có những tác động tích cực Bên cạnh đó,
Epstein và cộng sự (2002) cũng đưa ra băng chứng cho thấy rằng những phụ nữ
sử dụng Internet như một lối thoát duy nhất dé hỗ trợ điều trị vô sinh thường bị
tram cảm hơn những phụ nữ còn lại Tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội trực tuyến có thêmang lại lợi ích cho bệnh nhân vô sinh bằng cách cung cấp một phương tiện débình thường hóa và xác nhận các van dé cụ thé về vô sinh và giảm sự cô lập xã
hội trong thời gian khó khăn mà họ phải trải qua (Brochu và cộng sự., 2019).
15
Trang 16Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng cho thấy, khi bệnh nhân chỉ dựa vào những diễndan dé mà bỏ qua các dạng hỗ trợ khác từ cộng đồng, mức độ căng thăng của họ
sẽ cao hơn so với những người sử dụng đa dạng những phương tiện hỗ trợ
(Epstein và cộng sự., 2002; dẫn theo Cousineau và Domar, 2007) Và các nguồn thông tin dựa trên các trang web có thê không phù hợp với nhu cầu của những người có mức độ đau khổ cao liên quan đến vô sinh (Brochu và cộng sự., 2019).
Có thé nói những kinh nghiệm không thành công được chia sẻ đặc biệt trên các
trang diễn đàn ảnh hưởng không tốt đến bệnh nhân hiếm muộn (Weissman và
cộng sự., 2000) Trong khi đó, trong các mối quan hệ xã hội, ở nhiều nền văn
hóa các cá nhân hoặc các cặp vợ chồng có xu hướng che giấu van dé vô sinh dé
không nhận được phản ứng tiêu cực từ những người xung quanh hoặc tránh tiếpxúc với những câu hỏi và sự dồn nén của họ (Ozan & Okumus, 2013) Do đó, sự
hỗ trợ xã hội trực tiếp từ những nguồn lực tin cậy đóng vai trò quan trọng ví dụ
như là tìm kiếm những sự trợ giúp tâm lý Một số phòng khám sử dụng biện pháp IVF luôn có yêu cầu bệnh nhân tham vấn tâm lý trước khi điều trị Tuy
nhiên, phần lớn các bệnh nhân hiếm muộn không gặp các chuyên gia tâm lýtrong quá trình điều trị (Cousineau và Domar, 2007)
3.3 Những hỗ trợ tâm lý - xã hội mà người hiểm muộn nhận được
Nội dung của nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người hiếm muộn, bao gồm cung cấp tư van tâm lý và nhu cầu được hướng dan và thông tin trong quá trình điều trị Việc hỗ trợ cũng được đề xuất linh hoạt theo cấp độ nghiêm trọng
của tình trạng hiếm muộn và sức khỏe của người hiếm muộn Các nghiên cứucho thấy người vô sinh, hiếm muộn cần được hỗ trợ tinh thần và tư van tâm lýhôn nhân và tình dục, cũng như để giảm các triệu chứng cảm xúc liên quan đếnchân đoán Do đó, việc nâng cao chất lượng thông tin cung cấp cho bệnh nhân là
một trong những cách dễ nhất đề cải thiện trải nghiệm của bệnh nhân (Dancet và
cộng sự, 2010).
16
Trang 17Hình thức hỗ trợ tâm lý xã hội là một trong những hình thức hỗ trợ quantrọng trong điều trị hiếm muộn Việc cung cấp dịch vụ chăm sóc tâm lý xã hội
và trợ giúp tâm lý cho các cặp vợ chồng hoặc cá nhân hiếm muộn có thé đượccoi là một biện pháp hỗ trợ theo quy trình từng bước Các chuyên gia y tế và sức
khỏe tâm thần cung cấp các dịch vụ tư vấn vô sinh, hiếm muộn phù hợp với chuyên môn tương ứng của họ Các bác sĩ và nhân viên y tế của trung tâm sinh sản coi bệnh nhân là trung tâm của sự chăm sóc; các chuyên gia y tế - sức khỏe tâm thần và các nhà tư vấn vô sinh đủ tiêu chuẩn khác cung cấp tư vấn vô sinh
và tư vấn khủng hoảng ngắn hạn, trong khi đó, các nhà trị liệu tâm lý nên giải
quyết các vấn đề tâm lý nghiêm trọng (Peterson và cộng sự, 2012; Gameiro,
Boivin, Dancet, và cộng sự, 2015).
Việc hỗ trợ người vô sinh, hiếm muộn theo Boivin và Gameiro, 2015
cũng được phân biệt thành ba cấp độ chăm sóc tâm lý xã hội b6 sung: chăm sóc
tâm lý xã hội thông thường (ví dụ: cung cấp thông tin, can thiệp hỗ trợ tự lực),
tư van vô sinh (ví dụ: can thiệp khủng hoảng, hỗ trợ đau buôn, tư van hệ lụy), vàliệu pháp tâm lý (ví dụ: hỗ trợ bệnh nhân bị rối loạn sức khỏe tâm thần đượcchan đoán) Ngoài ra, việc tư van tâm lý xã hội có thé tiến hành cung cấp hỗ trợtinh than trong thời điểm khủng hoảng (tư van hỗ trợ) và tiến hành các biện pháp
can thiệp nhằm giúp mọi người đối phó và giải quyết cảm xúc của họ về vô sinh
(tư van trị liệu) (Boivin va cs, 1999; HFEA, 1995)
Các tác giả Agostini và cộng sự (2017), đã nghiên cứu về các nguồn hỗ
trợ tâm lý xã hội cho 83 cặp vợ chồng đang điều trị hỗ trợ sinh sản ở Ý Nghiêncứu này sử dụng thang đo đa chiều cạnh về hỗ trợ xã hội được nhận thức (theMultidimensional Scale of Perceived Social Support - MSPSS) Kết quả nghiêncứu chi ra, so với phụ nữ, nam gidi hiếm muộn báo cáo nhận được hỗ trợ tâm lý
xã hội ít hơn, đặc biệt là từ bạn bè và những người quan trọng khác; trong đó hỗ
trợ của gia đình cho thay không có su khác biệt Phu nữ báo cáo là ho ít nhận được sự hỗ trợ đặc biệt là từ bạn bẻ, trong trường hợp trải qua thất bại điều trị.
17
Trang 18Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra, các cặp vợ chồng đều cho biết họ nhậnđược ít sự hỗ trợ hơn từ những người quan trọng khác nếu trước đó họ đã trảiqua điều trị hỗ trợ sinh sản Theo đó, hiếm muộn là một trải nghiệm tâm lý quá
tế nhị và đau đớn đối với đàn ông, phụ nữ và các cặp đôi cần tìm đến sự hỗ trợcủa gia đình và xã hội.
Trong một nghiên cứu mới ở Việt Nam cũng sử dụng thang đo đa chiềucạnh về hỗ trợ xã hội được nhận thức (MSPSS), tác giả Trương Quang Lâm vàcộng sự (2022) đã chỉ ra, người hiếm muộn nhận được hỗ trợ xã hội từ gia đình,
bạn bè và những người ý nghĩa khác Trong đó, những người tham gia báo cáo
nhận được nhiều nhất sự hỗ trợ từ gia đình, tiếp đến là sự hỗ trợ từ nguoi ýnghĩa khác và từ bạn bẻ Đặc biệt, có sự khác biệt theo giới, phụ nữ hiếm muộntrong nghiên cứu này báo cáo họ nhận được sự hỗ trợ tổng thé va từ nhữngngười có ý nghĩa khác cao hơn nam giới Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận mối
tương quan thuận giữa hỗ trợ xã hội với lòng tự trọng và tương quan nghịch giữa
hỗ trợ xã hội và sự căng thăng hiếm muộn Khi xét đồng thời cả ba nguồn hỗtrợ, kết quả ghi nhận sự hỗ trợ từ gia đình là yếu tố dự báo giảm căng thắnghiếm muộn trên toàn bộ khách thé nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu này đã chỉ
ra tầm quan trọng của hỗ trợ xã hội phù hợp đối với những người đang trong
tinh trang vô sinh, hiém muộn.
Trong bối cảnh xã hội bùng nỗ thông tin hiện nay, việc tiếp cận rộng rãi
các công nghệ internet như máy tính và điện thoại di động đã tạo điều kiện
thuận lợi cho việc cung cấp và thu nhận thông tin và hỗ trợ y tế Điều này diễn
ra thường xuyên hơn ở những người quan tâm, lo lắng đến vấn đề sức khỏe củabản thân Do đó, những người hiếm muộn và có nhu cầu tìm kiếm sự hỗ trợ cóthé dé dàng tìm kiếm các thông tin liên quan đến tinh trạng bệnh, tư van và điềutrị và cả những hội nhóm hiếm muộn — nơi họ có thé nhận được sự hỗ trợ, chia
sẻ từ những người cùng cảnh ngộ mà chưa từng gặp (Chiew & Jan, 2018) Thực
tê cho thay có rat nhiêu thông tin về việc điều tri hiêm muộn được công bô môi
18
Trang 19năm, từ những sách báo khoa học về hiém muộn và những lựa chọn điều trị chotới những cuốn tự truyện, từ các biện pháp điều trị thay thế tới những phươngthức điều trị được bảo đảm (Cousineau & Domar, 2007) Những cuốn sách hoặc
trang web có thể cung cấp một vài chiến lược ứng phó thiết thực cùng với những câu chuyện chia sẻ, những người đang trong tình trạng hiếm muộn thấy răng
những nguồn ấy phan nào giúp đỡ được họ trong quá trình tìm con (Cousineau
gồm ba chủ đề phụ là “tư vấn điều trị và làm quen với các thủ tục điều trị”, “tư
van tài chính” và “tư van pháp luật” (Read và cs, 2014); (3) các nguồn hỗ trợ là
các mối quan hệ gia đình, bạn bè, và những người có ý nghĩa Trong bối cảnh
văn hóa Việt Nam, các nghiên cứu về hỗ trợ tâm lý xã hội cho người hiếm muộnvẫn là một hạn chế Vì vậy, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu này dé đưa ra những
đề xuất giúp người hiếm muộn đương đầu tốt hơn với những khó khăn trong
hoàn cảnh của họ.
1.2 Một số khái niệm cơ bản1.2.1 Khái niệm hiếm muộn
Thuật ngữ “hiếm muộn” (Infertility) trong nghiên cứu này được hiểu dựa
trên các tài liệu Y học thế giới và trong nước Theo Trung tâm Phòng ngừa và
kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), hiếm muộn được định nghĩa là không có khả
năng thụ thai sau một năm (hoặc lâu hơn) trong tình trạng quan hệ tình dục không sứ dụng biện pháp tránh thai Định nghĩa này, thường được đưa vào luật
dé thiết lập hoặc mở rộng phạm vi bảo hiểm đối với thụ tinh trong ống nghiệm
-19
Trang 20IVF, không áp dụng được cho tình trạng không có kha năng sinh sản qua quan
hệ tình dục do các yếu tố xã hội như thiếu bạn tình của một người hoặc do xu
hướng tình dục của người đó.
Theo Ủy ban Quốc tế về Giám sát Hỗ trợ Công nghệ Sinh sản (ICMARTT)
và Tổ chức Y tế thé giới (WHO) (2009), Infertility được định nghĩa là bệnh của
hệ thống sinh sản được xác định bởi sự thất bại trong việc mang thai sau 12 tháng hoặc hon, với tình trạng các cặp vợ chong quan hệ tình dục không sử dụng bat kỳ biện pháp tránh thai nào (Zegers-Hochschild và cộng sự., 2009).
Theo Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM, 2023), ở các cặp vợ
chồng, khái niệm hiếm muộn được hiểu là một căn bệnh, tình trạng hoặc trạng
thái được đặc trưng bởi bất kỳ điều nào sau đây:
+ Tình trạng không có khả năng mang thai thành công dựa trên tiền sử
bệnh lý, tình dục và sinh sản, tuổi tác, các phát hiện thực thể, xét nghiệm chanđoán hoặc bât kỳ sự kêt hợp nào của các yêu tô đó của bệnh nhân.
+ Nhu cầu can thiệp y tế, bao gồm nhưng không giới hạn ở việc sử dụng giao tử hoặc phôi của người hiến tặng để mang thai thành công với tư cách cá
nhân hoặc với bạn tình.
+ Ở những bệnh nhân có quan hệ tình dục thường xuyên, không được bảo
vệ và không có bất kỳ nguyên nhân nào cho thấy suy giảm khả năng sinh sản ở
cả nam và nữ, việc đánh giá nên được bắt đầu lúc 12 tháng khi phụ nữ dưới 35 tuôi và lúc 6 tháng khi phụ nữ từ 35 tuổi trở lên.
Ở Việt Nam, theo tài liệu “Hướng dan chan đoán và diéu trị các bệnh sản phụ khoa” của Bộ Y tế, tình trạng tình trạng một cặp vợ chồng không thê có thai sau 1 năm chung sống, giao hợp bình thường, không áp dụng biện pháp tránh thai nào được gọi là “vó sinh” (Bộ Y tế, 2015; Vũ Văn Du, 2017) Trong đó, tỷ
lệ vô sinh nữ chiếm khoảng 30 - 40% các trường hợp, vô sinh nam chiếm
khoảng 30% các trường hợp, khoảng 20% các trường hợp là nguyên nhân ở cả
20
Trang 21hai vợ chồng Bên cạnh đó, có khoảng 10-15% các cặp vợ chồng không tìm thấy
nguyên nhân gây vô sinh.
Theo tài liệu sản phụ khoa, vô sinh được phân thành 2 loại: 1/ Vô sinh
nguyên phát là trường hợp một cặp vợ chồng chưa từng có thai, mặc dù đã sống
với nhau trên một năm và không dùng biện pháp tránh thai nào 2/ Vô sinh thứ
phát là trường hợp cặp vợ chồng đã đã có con hoặc đã có thai, nhưng sau đó
không thể có thai lại mặc dù đang sống với nhau trên một năm và không dùng
biện pháp tránh thai nào (Bộ Y tế, 2015)
Theo ARRM (2017), về nguyên nhân gây hiếm muộn ở vô sinh chủ yếu
do các yếu tố nam giới bao gồm: các thông số hoặc chức năng tinh dich bất thường: các bất thường về giải phẫu, nội tiết, di truyền, chức năng hoặc miễn
dịch của hệ thống sinh sản; bệnh mãn tính Vô sinh chủ yếu do các yếu tố nữgiới bao gồm: rối loạn rụng trứng; dự trữ buồng trứng giảm; các bất thường vềgiải phẫu, nội tiết, di truyền, chức năng hoặc miễn dịch của hệ thống sinh sản;
bệnh mãn tính (Zegers-Hochschild et al., 2017).
Theo Tổ chức Y tế thé giới WHO (2020), hiếm muộn có thé được gây ra
bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong hệ thống sinh sản nam hoặc nữ Xét về tỷ lệcho thấy, 35% nguyên nhân do vợ, 30% do chồng, 25% do cả hai và 10% là
không rõ nguyên nhân - không lý giải được nguyên nhân gây vô sinh sau khi đã
thực hiện các thăm khám cần thiết (WHO, 2010)
Tuy nhiên, bat chấp những tiễn bộ trong công nghệ và phương pháp chan
đoán trong lĩnh vực y học, vẫn còn một bộ phận đáng kể trong số những người đàn ông và phụ nữ được xếp vào nhóm vô sinh nam và vô sinh nữ không rõ
nguyên nhân (Hamada và cộng sự., 2012; Zegers-Hochschild và cộng sự, 2017).
Như vậy, dưới góc độ Tâm ly học, trong nghiên cứu này, khái nệm hiêm
muộn được hiệu theo quan điêm của Tô chức Y tê Thê giới, là bệnh cua hệthống sinh sản được xác định bởi sự thất bại trong việc mang thai sau 12 tháng
21
Trang 22hoặc hơn, với tình trạng các cặp vợ chong quan hệ tình duc không sử dụng bắt
kỳ biện pháp tránh thai nào.
1.2.2 Khái niệm hỗ trợ tâm lý - xã hội
Hỗ trợ tâm lý - xã hội (Psychosocial support) là một khái niệm được đềcập nhiều trong lĩnh vực công tác xã hội, tâm lý học, và y học dự phòng Theobáo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hỗ trợ tâm lý - xã hội đóng vai tròquan trọng trong việc nâng cao sức khỏe tâm than, có thé hỗ trợ rất nhiều trongviệc phát triển nhân cách bằng cách nâng cao kỹ năng sống, chăng hạn như chứcnăng nhận thức, giúp phát triển lòng tự trọng tích cực, cung cấp các kỹ năng giải
quyết vấn đề cá nhân và xã hội, đồng thời cung cấp khả năng quản lý những thay đổi và căng thăng lớn trong cuộc sống Nó cũng đòi hỏi những ảnh hưởng tích
cực đến môi trường xã hội, cũng như khả năng làm việc năng suất, hiệu quả vàđóng góp cho cộng đồng (WHO, 2001)
Theo Trung tâm Tài nguyên Quyền trẻ em (Child Rights Resource Centrer) (2009), hỗ trợ tâm lý - xã hội đề cập đến quy mô chăm sóc va hỗ trợ có ảnh hưởng đến cả cá nhân và môi trường xã hội nơi con người sống, bao gồm sự chăm sóc và hỗ trợ được cung cấp bởi người chăm sóc, các thành viên gia đình,
bạn bè, hàng xóm, giáo viên, nhân viên y tế, và các thành viên cộng đồng trongcuộc sống hàng ngày, đồng thời còn mở rộng sang những chăm sóc và hỗ trợđược cung cấp bởi các dịch vụ tâm lý và xã hội chuyên biệt
Theo các nhà nghiên cứu, hỗ trợ tâm lý - xã hội là bất kỳ thông tin nào, dù
băng lời nói hoặc hỗ trợ vật chất, được cung cấp bởi các nhóm hoặc cá nhân, đưa đến kết quả tích cực về mặt cảm xúc và hành vi ở các cá nhân nhận được sự
hỗ trợ (Mukhtar, 2020; Van Der Molen và cộng sự, 2020; dẫn theo Ivy Chumo
và cộng sự., 2023) Các tác giả đều chung quan điểm cho rằng, sự hỗ trợ tâm lý
-xã hội này có thể thông qua việc các cá nhân tiếp cận các dịch vụ thiết thực vànguồn lực vật chất hoặc thông qua việc thé hiện tình cam, tình cảm hoặc tươngtác xã hội một cách thoải mái (Duchaine và cộng sự, 2019) Điều này có nghĩa là
22
Trang 23các nguồn lực hỗ trợ thể hiện sự đồng cảm, tình cảm, tình yêu, sự tự tin, quýtrong, lắng nghe và thé hiện sự quan tâm đến các cá nhân khi phải trải qua cácnghịch cảnh hoặc các thách thức (Holanda và cộng sự, 2015) Các nguồn hỗ trợtâm lý - xã hội này góp phần xây dựng khả năng phục hồi khi các cá nhân đối
mặt với những khủng hoảng mới hoặc những hoàn cảnh sống day thử thách.
Một thuật ngữ khác được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm là can thiệp tâm
lý - xã hội (Psychosocial intervention) dành cho người hiếm muộn Các canthiệp tâm lý - xã hội được hiểu là việc cung cấp các dịch vụ tâm lý được thực
hiện bởi các chuyên gia, các tổ chức xã hội, hướng đến cung cấp thông tin, chăm
sóc các vấn đề sức khỏe tâm thần, hỗ trợ cho người hiếm muộn Các nội dungcủa can thiệp tâm ly — xã hội bao gồm: (1) tham van tâm lý; (2) các can thiệp
giáo dục có trọng tâm và (3) các chương trình giáo dục toàn diện (Menning,
1980; Boivin, 2003).
Một khái niệm tương đồng là hỗ trợ xã hội, hỗ trợ xã hội đề cập đến sự an
ui, quan tâm, quý trọng hoặc giúp đỡ dành cho một người từ những người hoặc
nhóm khác (Uchino, 2004) Sự hỗ trợ có thê đến từ nhiều nguồn - vợ/chồng hoặc
người yêu của người đó, gia đình, bạn bè, bác sĩ hoặc các tô chức cộng đồng.
Những người nhận được hỗ trợ tin rằng họ được yêu thương, được quý trọng và
là một phần của mạng lưới xã hội, chăng hạn như gia đình hoặc tổ chức cộng
đồng, có thé giúp đỡ khi cần thiết Vì vậy, hỗ trợ xã hội đề cập đến những hành động thực sự do người khác thực hiện hoặc nhận được hỗ trợ Nhưng nó cũng đề
cập đến cảm giác hoặc nhận thức của một người rang sự an ủi, quan tâm và giúp
đỡ luôn san sàng nêu cân - tức là sự ho trợ được nhận thức.
Kế thừa nghiên cứu của các tác giả đi trước, trong nghiên cứu này, khái
niệm hỗ trợ tâm lý — xã hội được hiểu là những hỗ trợ về mặt vật chất và tinh
than, được thực hiện bởi cá nhân và các nhóm xã hội, dem đến những hiệu quả
tích cực về tâm lý ở các cá nhân nhận được sự hỗ trợ, giúp họ đương dau tốthơn trong hoàn cảnh khó khăn, thách thức.
23
Trang 24Theo đó, khái niệm hỗ trợ tâm lý — xã hội cho người hiếm muộn đượchiểu là những hồ trợ về mặt vật chất và tinh than, được thực hiện bởi gia đình,bạn bè và những người có ý nghĩa khác, đem đến những hiệu quả tích cực về
tâm lý cho người hiém muộn, giúp họ đương đâu tốt hơn trong hoàn cảnh hiểmmuộn và điêu trị đê có con.
Theo đó, hỗ trợ tâm lý — xã hội cho người hiém muộn có những đặc trưng sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu đã chỉ ra trong hoàn cảnh hiém muộn và điều trị
để có con, các cá nhân và các cặp vợ chồng đối mặt với nhiều đau khổ, và quátrình điều trị cũng nhiều tốn kém về tài chính Do đó, các nguồn hỗ trợ tâm lý —
xã hội được cho là cần thiết đối với họ, ví dụ như trong bối cảnh văn hóa Việt
Nam, khả năng tải chính và mức thu nhập là một thách thức lớn cho những cặp
vợ chồng điều trị hiém muộn, vì vậy những hỗ trợ về tâm lý, tài chính từ gia
đình, bạn bè thân thiết được cho là có ý nghĩa (Trương Quang Lâm và cộng sự,2022) Khi đánh giá về hiệu quả, các công trình nghiên cứu đưa ra những kếtquả như, một nghiên cứu dài hạn về phản ứng cảm xúc đối với những bệnh nhânđiều trị IVF đã chứng minh rằng mức độ lo lắng và trầm cảm sau 6 tháng điều trịkhông thành công thấp hơn ở những phụ nữ nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ bạn
đời và hài lòng với sự hỗ trợ xã hội nhận được (Verhaak và cộng sự, 2005)
Những tác động có lợi của hỗ trợ tâm lý - xã hội cũng được quan sát thấy liên quan đến các kết quả tâm lý khác, chang hạn như giảm căng thăng liên quan đến
vô sinh (Gibson & Myers, 2002) và có sự tuân thủ trong quá trình điều trị (Moafi
& Dolatian, 2014) Sự hỗ trợ mà phụ nữ nhận được từ mạng lưới xã hội của họ
có thé có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe tâm lý Phụ nữ vô sinh càng huyđộng được nhiều sự hỗ trợ thì họ càng ít gặp phải đau khổ (Stanton và cộng sự1992) Tương tự, Gibson và Myers (2002) nhận thấy rằng sự hỗ trợ của bạn đời
và gia đình góp phần dự đoán căng thăng vô sinh Woods, Olshansky và Draye
(1991) phát hiện ra rằng nhận thức về sự hỗ trợ từ mạng xã hội đã làm tăng lòng
tự trọng và khả năng làm chủ của phụ nữ vô sinh.
24
Trang 25Thứ hai, trong hoàn cảnh hiếm muộn, các cá nhân vừa chịu áp lực xã hội,vừa đối diện với những căng thăng điều trị Bởi lẽ, trong nhiều nền văn hóa,những người không đáp ứng được kỳ vọng của xã hội về việc có con sẽ phải
chịu nhiều áp lực, kỳ thị khác nhau, dẫn đến đau buồn, căng thăng, bat ôn trong
hôn nhân, cô lập xã hội (Ernestina và cộng sự, 2007; Bornstein và cộng sự,
2020), do vậy đây cũng là lý do cho việc không sẵn sàng tiết lộ tình trạng hiếm muộn ra Theo đó, các cá nhân và các cặp vợ chồng hiếm muộn khó có thé nhận được sự hỗ trợ nếu họ khó gần, không giúp đỡ người khác và không cho người
khác biết rằng họ cần được giúp đỡ Một số người không đủ quyết đoán dé yêu
cầu giúp đỡ, hoặc cảm thấy rằng họ nên độc lập hoặc không tạo gánh nặng cho
người khác, hoặc cảm thấy không thoải mái khi tâm sự với người khác, hoặc
không biết phải hỏi ai Ngoài ra, theo quan niệm, đàn ông tìm kiếm sự hỗ trợ
tâm lý — xã hội được cho là nữ tính, có thể ngầm hiểu rằng ho không đủ khả năng dé tự mình giải quyết vấn dé, dẫn đến lòng tự trọng thấp hơn (Miner và
cộng sự, 2010; Lepore và cộng sự, 2008).
Thứ ba, không phải tất cả hỗ trợ xã hội đều hữu ích như nhau Theo lập
luận của Cutrona (1990), hỗ trợ tâm lý - xã hội sẽ hữu ích nếu nó đáp ứng đượcmục tiêu của người tìm kiếm hỗ trợ và trực tiếp giải quyết tác nhân gây căng
thang đang trai qua Ngoài ra, sự giảm bớt đau khổ về mặt cảm xúc xảy ra khi dap
ứng được kỳ vọng của người tìm kiếm hỗ trợ (Rains và cộng sự, 2020) Do đó,nhiều biện pháp can thiệp tâm lý - xã hội khác nhau trong vấn đề vô sinh, hiếm
muộn đã được khuyến khích dé giảm bớt những đau khổ cho các cá nhân và các
cặp vợ chồng (WIschmann, 2008)
Thứ tư, sự hỗ trợ tâm lý — xã hội đáp ứng được nhu cầu của người hiếm
muộn sẽ được coi là hữu ích với họ, tuy nhiên đây cũng là một thách thức Bởimặc dù sự hỗ trợ có thể được cung cấp hoặc sẵn sảng cho người hiếm muộn nhưng họ có thé không coi đó là sự hỗ trợ Điều này có thé xảy ra do sự trợ giúp
không đủ hoặc không phù hợp, hoặc có thể có cá nhân không muốn được giúp
25
Trang 26đỡ Khi người hiếm muộn không coi sự giúp đỡ là sự hỗ trợ thì điều đó ít có khảnăng làm giảm căng thắng ở họ Hoặc, có người cảm thấy cần sự giúp đỡ hữu hìnhhoặc hỗ trợ về mặt vật chất nhưng lại nhận được sự hỗ trợ về mặt tinh thần, họ sẽ
thấy sự hỗ trợ đó không hữu ích và không hiệu quả Tương tự, khi mọi người cảm thấy cần sự hỗ trợ về mặt tỉnh thần nhưng lại nhận được sự hỗ trợ về mặt vật chất,
họ cũng thấy sự hỗ trợ đó không có ý nghĩa (Horowitz và cộng sự, 2001).
1.2.3 Sự phục hồi
Sự phục hồi tâm lý (Psychological Resilience) đề cập đến khả năng phục
hồi của con người khi đối mặt với khó khăn và thất bại, đây là một quá trình năng động bị ảnh hưởng bởi các sự kiện và thử thách trong cuộc sông Khi đối
mặt với nghịch cảnh hoặc sự kiện căng thang, người bệnh có khả năng phục hồi
tâm lý cao có thể có thái độ tốt để chấp nhận sự nan y của căn bệnh này, đồng
thời có thé chủ động đối mặt với sự kỳ thị, chối bỏ và ghê tom của người khác, ítcảm xúc tiêu cực va it ky thị hơn (Qing và cộng sự, 2022) Có nhiều quan điểmkhác nhau về sự phục hồi, theo tác giả Windle (2011), sự phục hồi đề cập đếnmột nhóm các đặc điểm tâm lý cá nhân giúp các cá nhân chống lại và thích nghi
với các sự kiện tiêu cực trong cuộc sông Khi các cá nhân đương đầu với nghịch
cảnh, khả năng phục hồi đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tâm than, giúp
duy trì sức khỏe chủ quan và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ
(Wermelinger Avila va cộng sự, 2017)
Các nghiên cứu về tâm lý người hiếm muộn đã chỉ ra, khả năng phục hồi
đóng vai trò tích cực trong việc đối phó với những tác động xấu của bệnh tật và
sự kỳ thị ở bệnh nhân hiếm muộn (Yu và cộng sự, 2014; Zhao và cộng sự, 2022) Ngay cả quá trình thăm khám và điều trị vô sinh là một quá trình lâu dài,
không phải cặp vợ chồng hiếm muộn nào điều trị là cũng có con trong một chu
kỳ Điều này càng làm tram trọng thêm van dé tâm lý của người bệnh, nhất làkhi họ có khả năng phục hồi kém, không nhận được sự hỗ trợ tâm lý xã hội cầnthiết Ở các cặp vợ chồng vô sinh, khả năng phục hồi cao tương quan với chat
26
Trang 27lượng cuộc sống của nam giới và nó cũng tương quan với mức độ căng thăngliên quan đến vô sinh ở phụ nữ ở mức độ thấp (Herrmann va cộng sự, 2011;
Vatanparast và cộng su, 2020).
Tóm lại, các nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của hỗ trợ - tâm lý xã hội đối vớingười hiếm muộn Trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, con cái đóng một vai troquan trọng, và người hiếm muộn đương đầu với nhiều căng thang Trong khi đó,
các hình thức hỗ trợ tâm lý — xã hội dành cho người hiếm muộn van là một hạn chế trong bối cảnh Việt Nam Do đó, nghiên cứu về hỗ trợ tâm lý - xã hội dành cho người hiếm muộn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, với mong muốn đưa ra
những dé xuất giúp họ giảm căng thang, tăng kha năng phục hồi, và đương đầutốt hơn với hoàn cảnh hiém muộn va quá trình điều trị nhiều tốn kém va đau khổ
đê có con.
27
Trang 28Chương 2
TO CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU
2.1 Tổ chức nghiên cứu2.1.1 Địa bàn và khách thể nghiên cứu
Do đặc thù của khám chữa bệnh hiém muộn, bệnh nhân từ các tỉnh xa về
thăm khám tại bệnh viện uy tín ở thành phố lớn, vì vậy, nghiên cứu này được
khảo sát tại 2 bệnh viện ở thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng Chúng tôi cho rằng, sự khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội giữa 2 thành phó là không nhiều, mà sự khác biệt về một số đặc điểm nhân khẩu của khách thê sẽ là những
yếu tố cần được phân tích Vì vậy, các bàn luận về kết quả nghiên cứu sẽ tập
trung vào những đặc điểm kinh tế - xã hội của người hiếm muộn, qua đó chỉ ra
mức độ hỗ trợ tâm lý - xã hội nhận được của người hiém muộn, và tìm hiểu vaitrò của những nguôn hỗ trợ này đến sự phục hôi của người hiém muộn.
2.1.2 Khách thê nghiên cứu
Do điêu kiện về thời gian, vê đặc thù của quá trình điêu trị hiém muộn, va
do khả năng tiêp cận với khách thê, nghiên cứu lựa chọn khách thê là bệnh nhân
đang thăm khám và tìm kiếm điều trị hiếm muộn, bởi những lý do sau:
Thứ nhất: Nhiều nghiên cứu về hỗ trợ tâm lý — xã hội đều được thực hiện trên các cá nhân dang trải qua hiém muộn và điều trị hiém muộn (Martins và
cộng sự, 2011; Agostini và cộng sự; 2010; Cousineau và cộng sự, 2004) Khi
khảo sát bệnh viện, chúng tôi nhận thấy đa phần là bệnh nhân đi khám bệnh, người nhà đi theo cùng là rất ít Vì vậy, do thời gian và điều kiện nghiên cứu,
chúng tôi quyết định lựa chọn trên nhóm khách thể này
Thứ hai: Các nghiên cứu đi trước chỉ ra, việc tự báo cáo mức độ hỗ trợ xã
hội nhận được có liên quan đến giảm căng thăng, sự phục hồi tâm lý ở bệnhnhân hiếm muộn Do đó, trong nghiên cứu này cũng nhằm tìm hiểu vai trò của
hỗ trợ tâm lý - xã hội đối với sự phục hồi tâm lý do bệnh nhân hiếm muộn tự
28
Trang 29báo cáo Cụ thé các đặc điểm của khách thé nghiên cứu được trình bày trong
bảng sau:
Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu - xã hội của mẫu nghiên cứuĐặc điểm Nhóm N %
Hà Nội 72 43.6 Địa bàn
Hải Phòng 93 56.4
Nam 51 30.9 Giới tính
Nữ 114 69.1
Trung học phô thông trở 53 32.2
xuống
Trình độ giáo
dục Cao đăng, đại học trở lên 106 64.2
Không tra lời 6 3.6
Thành thị 73 44.2
Nông thôn 67 40.6Noi sinh sống
Noi khac 19 11.5
Không trả lời 6 3.6
Từ phía nam giới 24 14.5
Nguyên nhân Từ phía phụ nữ 31 18.8
hiém muon | Ca hai 40 24.2
Không rõ nguyên nhân 67 40.6
29
Trang 30Không trả lời 3 1.8
Mới được chân đoán 12 7.3
Uống thuốc theo đơn dé có 18 10.9
chân đoán hiêm
muộn Min = 00 thang; Max = 15 năm; M = 4.45 năm; SD =
3,02
Tổng số khách thé được khảo sát là 200 bệnh nhân được chân đoán là
hiếm muộn nguyên phát và tại thời điểm khảo sát họ chưa có thai Kết quả sau
khi khảo sát và loại bỏ phiếu không đạt yêu cầu, tổng số phiếu đạt yêu cầu đưa
vào phân tích là 165 phiếu, đạt tỷ lệ 82,5%.
Dữ liệu khảo sát được thu thập tại 2 bệnh viện lớn có khoa Hỗ trợ sinh sản
tại thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng, sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện Những người tham gia đủ điều kiện nếu họ: (1) 18 tuổi trở lên; (2)
30
Trang 31đang trong mối quan hệ hôn nhân; (3) được chan đoán vô sinh nguyên phát; (4)
tự báo cáo không có thai tại thời điểm nghiên cứu nay; và (5) có thé hiểu và
hoàn thành bản khảo sát.
Bang 1 tóm tắt thông tin nhân khẩu học và đặc điểm của những người
tham gia Mẫu bao gồm 114 phụ nữ (71,1%) và 51 nam giới (28,9%) có tuổi
trung bình là 32,7 tuổi (SD = 4,74), trong khoảng từ 21-47 tuổi Về trình độ học
vấn, có 97 người (63,82%) có trình độ cao đăng trở lên và 49 người (32,23%) có
trình độ trung học phô thông trở xuống Ngoài ra, 95 người tham gia (62,5%)
đang điều trị IVF, 20 người tham gia (13,2%) đang điều tri IUI, 11 người tham
gia (7,2%) vừa được chân đoán, 15 người tham gia (9,9%) đang dùng thuốc vàchờ mang thai tự nhiên và 10 người tham gia (6,6%) thất bại trong điều trị
Về cách thức thực hiện nghiên cứu, nghiên cứu này được phê duyệt bởi Hội
đồng Đạo đức nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn(Mã số 2444/CN-XHNV) Tại địa bàn khảo sát, chúng tôi có liên hệ với lãnh
đạo khoa, bệnh viện, trình bày mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu Sau khi
nhận được sự chấp thuận nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát bệnh nhân
hiêm muộn đang thăm khám và điêu tri tại 2 bệnh viện nay.
Tại Khoa Hỗ trợ sinh sản, các nhân viên Y tế sẽ sàng lọc và mời bệnh nhân
tham gia vào nghiên cứu của chúng tôi Quá trình trả lời bảng hỏi được thực
hiện tại bệnh viện và thời gian phù hợp, không ảnh hưởng đến việc thăm khám
và điều trị của bệnh nhân Khi gặp gỡ các khách thé, chúng tôi cũng giải thích
mục đích nghiên cứu và nhận được sự chấp thuận của họ Trong quá trình trả lời bang hỏi, các khách thé có thé hỏi bất cứ câu nào và đều được giải thích rõ ràng
tại thời điểm đó Bảng hỏi được thực hiện trong khoảng 20 phút, và người thamgia có thé dừng trả lời khảo sát bất cứ lúc nào nêu họ không muốn tiếp tục Các
thông tin và dữ liệu được bảo mật hoàn toàn và chỉ phục vụ cho mục đích
nghiên cứu.
31
Trang 322.2 Các phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tai liệu
Phương pháp này nhằm xác định hướng nghiên cứu cụ thê của đề tài, trên
cơ sở đó dé xây dựng cơ sở lý luận, các khái niệm công cụ và xây dựng thang đonghiên cứu đề tài
Chúng tôi đã thu thập, lựa chọn những công trình nghiên cứu có giá trịtrong các sách, báo, tạp chí, luận án về các vấn đề liên quan đến một số vấn đề tâm lý của người hiếm muộn, các hỗ trợ tâm lý — xã hội cho người hiếm muộn.
Qua đó, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các công trình
nghiên cứu này, sử dụng chúng trong quá trình xây dựng cơ sở lý luận.
2.3.2 Phương pháp sw dụng thang do
Phương pháp này nhằm đo lường mức độ hỗ trợ tâm lý - xã hội nhận đượccủa người hiếm muộn và đo lường mức độ khả năng phục hồi, qua đó dé thay
được vai trò của hồ trợ tâm lý xã hội đôi với người hiêm muộn.
Dé nghiên cứu hỗ trợ tâm lý xã hội cho người hiếm muộn, chúng tôi kế thừa sử dụng thang đo đa chiều về hỗ trợ xã hội được nhận thức - The
Multidimensional Scale of Perceived Social Support (MSPSS, Zimet và cộng
sự., 1988) Agostini và cộng sự (2010) đã nghiên cứu trên 83 cặp vợ chồng đangđiều trị hỗ trợ sinh sản ở Italia, và đã sử dung thang đo nay dé người hiếm muộn
đánh giá mức độ hỗ trợ tâm lý xã hội nhận được từ các nguồn gia đình, bạn bè và
người ý nghĩa khác.
Thang đo MSPSS gồm 12 mệnh đề được phát trién để đánh giá mức độ
đầy đủ của hỗ trợ xã hội trong ba lĩnh vực: Gia đình, bạn bẻ và người có ý nghĩa khác Khách thé đánh giá sự phù hợp của mỗi mệnh đề với bản thân từ 1 điểm: Hoàn toàn không dong ý đến 7 điềm: Hoàn toàn dong ý Điểm của từng khía
cạnh là điểm trung bình cộng của các mệnh đề trong lĩnh vực đó Như vậy,
32
Trang 33thang đo cho phép ghi nhận 3 thang điểm thành phan cũng như tổng điểm hỗ trợ
xã hội nói chung.
Thang đo này ở Việt Nam đã được sử dụng trong một nghiên cứu trước đó
trên người hiếm muộn (Trương Quang Lâm và cộng sự., 2022) Và chúng tôi kếthừa sử dụng trong nghiên cứu này, cụ thể độ tin cậy Alpha của Cronbach của 3tiêu thang đo như sau: Hỗ trợ từ gia dinh
Cụ thê cấu trúc của thang đo MSPSS như sau:
+ Hỗ trợ từ gia đình (bốn item số 3, 4, 8, 11 ví dụ: “Tôi có thể nói vềchuyện hiếm muộn và việc diéu trị với các thành viên trong gia đình tôi")
+ Hỗ trợ từ bạn bè (bốn item số 6, 7, 9, 12, ví dụ: “T6i có thé nhờ cậy
vào bạn bè nếu tôi điều trị hiễm muộn thất bại ”).
+ Hỗ trợ từ những người có ý nghĩa khác (bốn item 1, 2, 5, 10; ví du:
“Tôi có một người đặc biệt dé có thé chia sẻ niềm hạnh phúc và nỗi khổ tâm củatôi liên quan đến hiếm muộn”)
Với hệ số KMO = 0,85 (p < 0,001), ba nhân tố này giải thích được 66% sự biến thiên của dit liệu Bảng 2 là kết quả phân tích nhân tổ khám phá, cụ thé như sau:
Bảng 2: Hệ số tải nhân tố của thang MSPSSCác khía cạnh hỗ trợ tâm lý — xã hội Hệ số tải nhân tố
1 2 3
(1) Hỗ trợ từ người đặc biệt
2 Tôi có một người đặc biệt dé có thé chia sẻ 0.921
niềm hạnh phúc và nỗi khổ tâm của tôi liên quan
đên hiêm muộn
1 Trong tình trạng hiếm muộn, tôi có một người 0.907
đặc biệt có thể giúp đỡ khi tôi cần
33
Trang 345 Trong tình trạng hiêm muộn, tôi có một người
đặc biệt là nguồn an ủi tinh thần thực sự cho tôi
0.764
10 Có một người đặc biệt trong cuộc đời tôi
quan tâm đên cảm xúc của tôi liên quan đên hiêm
0.761
hạnh phúc va noi khô tâm của tôi.
muộn.
(2) Hỗ trợ từ bạn bè
7 Tôi có thé nhờ cậy vào bạn bè nếu tôi điều trị 0.858
hiếm muộn thất bại.
12 Tôi có thê nói về van đề hiểm muộn của tôi 0.800
với bạn bè tôi.
6 Bạn bè của tôi thực sự cô gắng giúp đỡ tôi 0.793
9 Tôi có một người bạn dé có thé chia sẻ niềm 0.601
(3) Hỗ trợ từ gia đình
điều tri với các thành viên trong gia đình tôi.
4 Trong hoàn cảnh hiém muộn, tôi nhận được sự 0.868
khích lệ và ủng hộ từ gia đình khi tôi cần
3 Gia đình của tôi luôn cô găng giúp đỡ tôi 0.866
11 Gia đình của tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ 0.765
tôi đưa ra các quyết định (trong việc điều trị hiếm
muộn)
8 Tôi có thê nói về chuyện hiễm muộn và việc 0.712
Thang do phục hồi tâm lý
Nghiên cứu này sử dụng thang đo sự phục hồi - The Connor - DavidsonResilience Scale CD - RISC - 10 (Connor & Davidson, 2003) Thang do nayđược trích từ CD-RISC gốc (Campbell-Sills va Stein, 2007) Day là thang đo tự báo cáo gồm 10 item, được thiết kế theo thang đo Likert 5 cấp độ, từ 0, “hoàn
toàn không đúng” đến 4, “gan như luôn đúng”, vi dụ như: “Tdi có thể thích ứng
34
Trang 35với sự thay đôi”, “Tôi có thê tập trung dưới áp lực” và “Tôi cô găng nhìn ra khía
cạnh hài hước của vấn để” Với điểm trung bình toàn thang đo cao hơn cho thay
khả năng phục hồi cao hơn Ở Việt Nam, thang đo này được sử dụng với sinh
viên và cho thấy độ tin cậy cao (Cronbach’s alpha là 0,84; Minh-Uyen & Im,
2020), còn trong nghiên cứu cua chúng tôi, Cronbach’s alpha là 0,87.
Chúng tôi kiểm định độ tin cậy của thang do bằng hệ số Cronbach’s alpha
(58); hệ số của CD-RISC-10 là 0,84 với khoảng tin cậy 95% [0,82; 0.86], rất gần
với phiên bản gốc (.85) Ngoài ra, chúng tôi ước tính sự thay đôi của Cronbach's
alpha nếu có bất kỳ mục nảo bị xóa Kết quả (xem Bảng I) cho thấy độ tin cậy
giảm nếu bat kỳ mục nào bị xóa Do đó, chúng tôi không thé phân biệt được bat
kỳ mục nao “yếu” trong phiên bản CD-RISC-10 của chúng tôi
Bảng 3: Hệ số tương quan từng mệnh đề và độ tin cậy toàn thang đo CD
-RISC - 10
Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected | Squared | Cronbach's
if Item | Variance if | Item-Total | Multiple Alpha if
Deleted Item Correlation | Correlation Item
Deleted Deleted
1 Tôi có thê thích
27.5316 15.410 0.599 0.634 0.863 ứng
2 Tôi có thê đương
` 27.5063 15.003 0.593 0.706 0.863
đâu
3 Tôi cd gắng tìm ra
27.4494 15.599 0.554 0.451 0.866
khía cạnh hài hước
4 Tôi phải đối mặt
Trang 368 Tôi không nan
N=163
Trang 37Kết quả cho thấy, giá trị M = 3,05; hệ số Skewness = 0,502 (nằm trong
ngưỡng cho phép từ -I đến 1), hệ số Kurtosis = 1,601 (nam trong ngưỡng từ -2đến 2) Các thông số này chứng tỏ mẫu khảo sát tiệm cận phân phối chuẩn
Dựa trên điêm trung bình và độ lệch chuân, chúng tôi chia các mức độ
phục hoi của người hiém muộn như sau:
Bảng 4 Các mức độ phục hồi tâm lý của người hiếm muộn
Khoảng điểm trung bình
Thangdo M SD Min Max wex_ x_1sD< M>X+
2.3.3 Phương pháp xử ly dữ liệu bang thống kê toán hoc, SPSS
Nghiên cứu hiện tại sử dụng phần mềm SPSS phiên bảng 20.0 để phân
tích đữ liệu Các phương pháp phân tích bao gồm: thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy của thang đo, phân tích tương quan và phân tích hồi quy Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê với p < 0.05 và p < 0.01
37
Trang 38Chương 3KET QUÁ NGHIÊN CUU VE HO TRỢ TÂM LÝ - XÃ HỘI DÀNH
CHO NGƯỜI HIẾM MUON
3.1 Thực trạng hỗ trợ tâm lý - xã hội dành cho người hiếm muộn
3.1.1 Các khía cạnh hỗ trợ tâm lý - xã hội cho người hiém muộn
Kết quả nghiên cứu chỉ ra, trong 3 nguồn hỗ trợ tâm lý — xã hội, người hiếm muộn báo cáo nhận được cao nhất từ gia đình (M = 5.64; SD = 1.15),thứ hai là từ người có ý nghĩa khác (M = 5.25; SD = 1.36), va từ bạn bè (M =
5.12; SD = 1.29) Cụ thể được thé hiện qua biéu đồ sau:
5.64
/ :
Hỗ trợ từ gia đình Hỗ trợ từ bạn bè Hỗ trợ từ người ý nghĩa Hỗ trợ tổng thể
khác
Biểu đồ 2: Mức độ hỗ trợ tâm lý - xã hội cho người hiếm muộn
Cụ thê các khía cạnh hỗ trợ được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bang 5: Các khía cạnh hỗ trợ tâm lý — xã hội cho người hiếm muộn
Các khía cạnh hỗ trợ M SD
Hỗ trợ từ gia đình 5.64 1.15
3 Gia đình của tôi luôn cô gang giúp đỡ tôi 5.76 1.26
38
Trang 394 Trong hoàn cảnh hiém muộn, tôi nhận được sự khích 5.78 1.14
lệ và ủng hộ từ gia đình khi tôi cần
8 Tôi có thê nói vê chuyện hiêm muộn và việc điêu trị 5.47 1.35
với các thành viên trong gia đình tôi.
11 Gia đình của tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ tôi 5.56 1.46
đưa ra các quyết định (trong việc điều trị hiếm muộn)
Hỗ trợ từ bạn bè 5.12 1.29
6 Bạn bè của tôi thực sự giúp đỡ tôi 5.17 1.45
7 Tôi có thé nhờ cậy vào bạn bè nếu tôi điều trị hiếm 4.96 1.53
muộn thất bại
9 Tôi có một người ban đề có thê chia sẻ niềm hạnh 5.31 1.48
phúc va noi khô tâm của tôi.
12 Tôi có thé nói về van đề hiém muộn của tôi với 5.02 1.57
ban bè tôi.
Hỗ trợ từ người ý nghĩa khác 3.25 1.36
1 Trong tình trạng hiễm muộn, tôi có một người đặc 5.29 1.44
biệt có thể giúp đỡ khi tôi cần
2 Tôi có một người đặc biệt có thê chia sẻ niềm hạnh | 5.26 1.57
phúc và noi khô tâm của tôi liên quan đên hiém muộn
5 Trong tỉnh trạng hiém muộn, tôi có một người đặc 5.31 1.46
biệt là nguồn an ủi tinh thần thực sự cho tôi
10 Có một người đặc biệt trong cuộc đời tôi quan tâm 5.13 1.62
đên cảm xúc của tôi liên quan đên hiém muộn.
Với sự hỗ trợ từ gia đình, kết quả cho thấy đa số khách thé đồng ý và hoàn toàn đồng ý với các ý kiến như: Gia đình luôn cố gắng giúp đỡ tôi (71.5%); Tôi nhận được sự khích lệ và ung hộ từ gia đình (70.9%); Tôi có thể
39
Trang 40nói chuyện về hiếm muộn với các thành viên gia đình (63.0%); Gia đình luônsẵn sàng giúp đỡ tôi (67.9%).
Với sự hỗ trợ từ người có ý nghĩa khác, một ty lệ cao các khách thé đồng
ý và hoàn toàn đồng ý với các nhận định như: 7i có người đặc biệt là nguồn an
ui tinh thần (88%); Tôi có một người đặc biệt giúp đố (89.0%); Tôi có một người đặc biệt có thể chia sẻ (89.0%); Có một người đặc biệt quan tâm đến cảmxúc của tôi (76.0%).
Với sự hỗ trợ từ bạn bè một tỷ lệ cao các khách thể đồng ý và hoàn toànđồng ý với các nhận định như: Tôi có một người bạn có thé chia sẻ (59.4%);
Bạn bè thực sự giúp đỡ tôi (52.2%); Tôi có thể nói về hiém muộn với bạn bè (49.7%); Tôi có thể nhờ cậy vào bạn bè (47.2%).
Về mối tương quan giữa các khía cạnh của thang đo MSPSS, kết quả bảng
6 cho thấy, các khía cạnh hỗ trợ đều có mối tương quan mức cao với hỗ trợ tâm
lý — xã hội tong thé mà người hiếm muộn nhận được (với r lần lượt = 0.75; 0.84,