- Đánh giá tác động và hiệu quả: Phân tích tac động tiềm năng của các dé xuấtđối với sự phát triển du lịch tại Quảng Trị và đánh giá hiệu quả của chúng trong việc thu hút khách du lịch n
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
—_ cac
BÙI VĂN PHƯƠNG
LUAN VAN THAC Si DU LICH
Ha Noi, năm 2022
Trang 2ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
— BEX Bg
BUI VAN PHUONG
Chuyén nganh: Du lich
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin khang định rằng nội dung của luận văn mang đề tài “Những yếu tốthu hút khách du lịch nội địa đến vùng phi quân sự (DMZ) tại Quảng Tri” là do tác giả
tự mình nghiên cứu và thực hiện Tắt cả các dữ liệu và phân tích trong luận văn này đềuchính xác và xuất phát từ các nguồn uy tín Tác giả tự nhận mọi trách nhiệm liên quan
đên bài luận văn của mình.
Tác giả
Bùi Văn Phương
Trang 4LỜI CẢM ƠNĐầu tiên, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TSNguyễn Phạm Hùng, người đã hướng dẫn khoa học cho đề tài luận văn của học viên.Thay đã dành thời gian và công sức dé hỗ trợ học viên trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, phòng Sau đại họccùng tất cả các thầy cô thuộc Khoa Du lịch — Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhânvăn, Đại học Quốc gia Hà Nội, những người đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất dé họcviên có thê học tập và tiễn hành nghiên cứu khoa học một cách thuận lợi
Xin chân thành cảm ơn Sở văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Tri, Trungtâm xúc tiến Du lich tỉnh Quang Tri, UBND tinh Quang Trị, các Ban quan ly di tích vaBao tang tinh Quang Tri da tao điều kiện thuận loi dé tác giả đến tham quan, khảo sáttrực tiếp tại các địa điểm du lịch vùng phi quân sự DMZ cũng như cung cấp những tư
liệu quý giá giúp tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn những sự động viên đến từ gia đình, người thân, các anh chị em đồng
nghiệp, đồng học, trong suốt quá trình học đã luôn giúp đỡ học viên để thực hiện đề tài nghiên cứu.
Trân trọng!
il
Trang 51 Lý do chọn đề tài c csssccsssssessssssecssssssessssssecssssnecssssnecsessssecssssnecssssssccessssecsessnecsesassecsssssecsssssecss 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiÊn CỨU << << << 449 E4 99994 9959409849598 50 30 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU se s-s£2+ssEv+ssetEv+sssetzvssseerrxsserrrvsee 4
4 Phương pháp nghién CỨU od- ó6 5< << 4 999 44 9 0.9.0.4 40.0 0900004040409090008 04 4
5 Bố cục của luận VĂï s s-s° s°©s°*©# # *SE* *9 49 S99 9 999 9979929992296, 6
CHƯƠNG 1 TỎNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VẺ HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA ĐÉN VÙNG PHI QUÂN SỰ
(DÏMZ7,) 0O G0 cọ cọ TH Họ TH 0 0 0 000.5900409 000960090996 8 1.1 Tổng quan nghiên cứu về du lịch điểm đến du lịch DMZ Quảng Trị 8
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về du lịch DMZ Hàn Quốc và Triéu Tiên & 1.1.2 Các công trình nghiên cứu về du lịch DMZ ĐỨC -e- s-sesesecexsesesexszsesssse 12
1.1.3 Các nghiên cứu về du lịch điểm đến DMZ tại Quảng Trị - Việt Nam - 13
1.2 CƠ SỞ lý TUẬNA 5-5 <4 9 TH T0 0 0.0000.040 0000000800044 8986 18
1.2.1 Các khái HIỆM CONG CỊỤ c G5 2< G2 S1 0 1 ng ng me vớ 18
1.2.2 Lý thuyét NN tang sessessecsvecsessesssesvessessesssessesssssssssesseesssssesseesesssessessessceasessessees 291.3 Xác định các yếu tô thu hút khách du lịch nội địa đến vùng du DMZ tai tinh Quang
ð"— 37
1.3.1 Các yếu tô hấp dẫn và thu hút khách du lịch nội địa đến vùng DMZ 371.3.2 Tổng hợp các yếu tổ thu hút khách du lịch nội địa đến vùng DMZ 491.4 Bài học kinh nghiệm trong việc thu hút khách du lịch của các DMZ Hàn Quốc và
ili
Trang 60 8{ 161 am ẽẽẽ 55
CHƯƠNG 2 THUC TRẠNG CÁC YEU TO THU HUT KHACH DU LICH NỘI
DIA DEN VUNG PHI QUAN SU (DMZ) TAI QUANG TRỊ, 56
2.1 Khai quat vé diém dén du lich DMZ Quảng TY 1 secesscssscssccsesesesssscssecssseseseseseescsseeees 56
2.1.1 Các điểm tham quan chính của điểm du lich DMZ Quảng Trị %62.1.2 Một số chương trình du lịch DMZ được các công ty lữ hành khai thác trong
7183/18/77 00000nẺ8Ẻ868Ẻ88 59
2.2 Thị trường du lịch và việc thu hút khách du lịch tại tỉnh Quang TTỊ 61
2.3 Thực trạng các yếu tố thu hút khách du lịch nội địa của điểm đến du lịch DMZ
QUANG ÏTỊ (5< G5 << 9 4 0 ” 0 0 0 000040000040000045008056 68
2.3.1 Bản sắc văn hóa — lịch sửử .e ccee<©++cxeeeterrkeeeterrkitttrrkrrrrtrkkrrrrrkke 71
2.3.2 Ve dep tur NNIEN vrresccessssesscssscsscccsccscssccsscecsscsssccssscccsscassscessecssscessscsssecesseessseees 76
2.3.3 Cơ sở ha tang va tién nghi du lich cua diém dén DMZ Quảng Trị 792.3.4 An toàn và an ninh tại điểm đến DMZ Quảng TTỆ << << se 862.3.5 Chat lượng dich vu tai diém dén DMZ Quảng TTỊ - << <ssseessseese 87
2.3.0 GiG COressesseseessesseecssseecceccecceccsssesssacesaescsessseeecsessecsecsesseaceaesscesascseeseesesseesessenees 90
2.3.7 Kha năng tiếp cận và hỗ trợ di chuyển tham quan tại điểm đến DMZ 93
2.3.8 Chiến lược quảng bá và tiếp thị du lịch điển đến du lịch DMZ Quảng Trị 97
2.3.9 Động co của khách du lịch đối với điểm đến DMZ Quảng Trị 1002.4 Phân tích ma trận SWOT hoạt động thu hút khách du lịch nội địa đến điểm đến du
lịch DMZ Quảng TY] << << << << 9 94 9994994 04 9044 0060409804040008046804 56 105
Tiểu kết Chương 2 2-2 ©©EE+dd©EEE+ddeEEEYAdEE223939E22383022239222288vre 108
CHUONG 3 NHỮNG ĐÈ XUẤT VÀ KHUYEN NGHỊ GÓP PHAN NÂNG CAOKHẢ NANG THU HUT KHACH DU LICH NỘI DIA DEN VUNG DMZ QUANG
3.1.1 Quan diém, muc tiéu quy hoạch va phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm
2025, tâm nhìn GEN 203Á0 «+ «se ++e+k*£kEksEEteEkeEksEkstrkerkrtserserkerksrrsee 109 3.1.2 Mục tiêu phát triển thị trường khách du lịch của tỉnh Quảng Trị - 110 3.1.3 Mục tiêu chiến lược phát triển thương hiệu và hệ thống sản phẩm du lịch Ill
3.1.4 Boi cảnh và nhu cau thị trường trong nước về sản phẩm du lich DMZ 114
iv
Trang 73.2 Những đề xuất nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch nội địa đến điểm đến
du lịch DMZ Quảng TTTỊ << 5< s5 9 999 0g ưng 009 g0 115
3.2.1 Quy hoạch, tôn tạo, gìn giữ và bảo tôn tài nguyên dU lịch - 5-5: 115 3.2.2 Đâu tu nâng cấp và cải tiến cơ sở ha tang và cơ sở vật chất kỹ thuật du lich 116
3.2.3 Cải thiện khả năng tiếp cận các điểm tham quan trong điểm đến DMZ 117
3.2.4 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá điểm du lich DMZ - 2-5-5: 118
3.2.5 Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu và động cơ du lịch của khách du lịch nội dia đối với
TOUT DMZ 0PnẼ7eA 119
3.2.6 Đẩy mạnh hoạt động hợp tác, liên kết phát triển du lich eccccccccecscscscssssesesesseees 120
3.2.7 Day mạnh ứng dụng công nghệ thông trong quản lý và khai du lịch DMZ T2I 3.2.8 Nâng cao hiệu quả hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch - ¿s5 s©s <<: 122
3.2.9 Tăng cường hiệu quả, tính chuyên nghiệp và vai trò của các doanh nghiệp du lịch
"— 123
3.2.10 Đối với lực lượng lao động du lịch tại địa PAWwONng 552525252 5s+s+<cSs: 124
3.2.11 Đối với chính sách và quy định về giá cả dịch vụ du lịch « «<<<+ 125
3.2.12 Dam bảo vấn dé an ninh và an toàn cho khách du lich -c-s xe sscss2 126
3.3.13 Nâng cao chất lượng dịch vụ dụ ÏịCH: - 5-5-5 cSeSe£EeEeEeEeErkrkrerrerereees 127
3.3 Nhitng 3ì 5011017 7 <5 ẽ.ẽ.ẽ 127
3.3.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tai dia phương 1273.3.2 Đối với các doanh nghiệp AU ÏỊCH c ccSsn EhksekEEssseerrereerrerrevrs 1283.3.3 Đối với cộng đồng cư dân địa PAUON crcecescescescescesesssesesseeseesessessssseseeseeseess 129Tidu Ket Chung cố 130
400090057 132TÀI LIEU THAM KHẢO 2-2 s< se ©ss£SssESseEsseEsersevsersserssersee -1-
PHU LUC - 5-55 << 9 9605006040504 000400840 86
-5-PHU LUC T - << << << 0 0000050 408508000 50
-5-PHU LUC 22 2 œ5 5 2 5 5 9 90 9098098.94 9104 0 1010096098098 96 PHU LUC 3.1 sescsscsccssceccescnscnssessnssscsssssesssscsscescesensssssssssessessescescescescssssssoes - 16 - 00000005555 ÔÔÔÔÔÔÔỎ -19-
-9-PHU LUC Ã5 œ- 5 << << HH HH 000000605090 PHU LUC ÁỐ, 0 5< < 9 0 HH 0.0000 10 1 000 -22-
Trang 8-21-DANH MỤC CHỮ VIET TAT
Ký hiệu Diễn giải
DMZ (Demilitaried Zone) Vùng phi quân sự HTX Hop tac xa
UBND Uy ban Nhân Dan
VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
NXB Nhà xuất ban
Mái
Trang 9DANH MỤC BANG BIEU
vii
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Vili
Trang 11DANH MỤC BIEU DO
Biểu đồ 2.1 Biến thiên lượt khách du lịch nội địa 2006 - 2024 :¿©<2 55+: 63
Biéu đồ 2.2 Biến thiên tổng lượt khách đến Quảng Trị giai đoạn 2008 — 2023 63
Biểu đồ 2.3 Các chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh lưu trú tinh Quảng Trị 2006-202465
Biểu đồ 2.4 Lượt khách có lưu trú của các địa phương vùng Bắc trung bộ 67
ix
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Quảng Trị được biết đến là một vùng đất có bề dày về lịch sử, văn hóa, và nhữngcuộc chiến tranh Trải qua những cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, Quảng Trịchính là nơi chứng kiến những đau thương, sự mat mát của biết bao thế hệ ông cha đãnăm xuống dé bảo vệ chủ quyền lãnh thổ va quê hương Cùng biết bao những nhânchứng sống may mắn sống sót trong cuộc chiến, còn biết bao di tích lịch sử vẫn còn nằm
ở yên đó sừng sững như một minh chứng cho những cuộc chiến khốc liệt và tàn bạo màthực dân, dé quốc và quân phản cách mạng đã gây nên
Sản phẩm du lịch của tỉnh Quảng Trị đa phần được xây dựng dựa trên những ditích lịch sử cách mạng, những dấu tích, những câu chuyện qua lời kể của những nhânchứng sống về tinh thần đoàn kết của quân và dân Việt Nam trong suốt hai thời kỳ khángchiến chống Pháp và Mỹ Ké từ những năm 1990 đến 1997, du lịch vùng phi quân sựtỉnh Quảng Trị (DMZ Quảng Trị) chủ yếu mở cửa đón những khách du lịch trong nước,đặc biệt hơn là các cựu chiến binh Mỹ Nhưng sau đó, một bước ngoặt quan trọng đãdiễn ra vào ngày 12/07/1995, đánh dau bằng tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoạigiao giữa Việt Nam và Hoa Ky bởi cé Thủ tướng Võ Văn Kiệt, mở ra một chặng đườngmới cho du lịch phi quân sự Quảng Trị, góp phần làm đa dạng thêm sản phẩm du lịch,thúc day phát triển kinh tế cho tinh Quảng Trị và cả nước nói chung Ké từ đó, chươngtrình du lịch DMZ đã trở thành san phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Quang Tri cho đến
ngày nay.
Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh du lịch ngày càng gay gắt, việc nắm bắt
xu hướng và điều chỉnh chiến lược phát triển du lich dé phù hợp với nhu cầu của khách
du lịch là điều cực kỳ cần thiết Quảng Trị, với bề dày lịch sử và văn hóa, cùng vớinhững di sản thiên nhiên độc đáo, có tiềm năng to lớn để tạo ra những sản phẩm du lịchđộc đáo, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch Việc kết hợp giữa việc giữ gìn vàtôn vinh các giá trị lịch sử, văn hóa với việc đổi mới và sáng tạo trong phát triển sảnphẩm du lich sẽ là chìa khóa dé thu hút và giữ chân khách du lich, đặc biệt là trong thời
kỳ hậu đại dịch Covid-19, khi mọi người đều tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ và ý
nghĩa.
Trang 13Cho đến nay đã có một số công trình đề cập nghiên cứu về DMZ Quảng Trị đứngtrên nhiều góc độ khác nhau, trong đó có gắn liền với bối cảnh ngành du lich Changhạn như, bài viết có tiêu dé “Dark Tourism in the Former Demilitarized Zone (DMZ)”(Du lich den tối tai Khu vực DMZ của nhóm tác giả Ngô Minh Phương và cộng sự, được
đăng tải trong tập sách “Viet Nam Tourism Policies and Practices”, nhóm nghiên cứu
này đã đưa ra cái nhìn tổng quát về du lịch đen tối Bài viết bắt đầu băng việc làm sáng
tỏ khái niệm du lịch đen tối, khám phá cả hai mặt cung và cầu của loại hình du lịch nàytrong bối cảnh đặc thù của Việt Nam, đặc biệt là tại tỉnh Quảng Trị (Phương N.M và
cộng sự., 2022) Trong khi đó tác giả Lê Thị Diễm Trinh và cộng sự, tìm cách phân khúc
đối tượng khách du lịch quốc tế đến với điểm đến DMZ Quảng Trị Nhóm tác giả này
cho rằng, một phần tạo nên sự hấp dẫn của điểm đến Việt Nam nhờ sự thương mại hóa
các hình ảnh, hiện vật và địa điểm chiến trường xưa quan hai cuộc chiến chống thực dânPháp và đế quốc Mỹ Barkin và Gareth đồng tác gia của bài viết “War Tourism: ShapingMemory and Perception in Post-War Vietnam” (Du lịch chiến tranh: Định hình ký ức
và nhận thức ở Việt Nam thời hậu chiến) đề cập đến loại hình du lịch khu phi quân sự.Trong một bài viết khác có tiêu đề “The Vietnam War-A Vietnamese Perspective onDark Tourism”, nghĩa tiếng việt là “Chiến tranh Việt Nam — Góc nhìn của người Việt
về du lịch den” Nghiên cứu này tập trung vào việc tái định hình câu chuyện về Chiếntranh Việt Nam thông qua góc nhìn của cộng đồng người Việt, trong bối cảnh du lịchđen Nghiên cứu khác thì dé cập đến DMZ Quảng Trị - Việt Nam trong sự liên tưởngđến DMZ Hàn Quốc Bài báo có tiêu đề “Example DMZ Tours in Vietnam andImplications DMZ Peace Tourism on the Korean Peninsula” (Vi du về Các Tour DMZ
ở Việt Nam và Ham Ý của Du lịch Hòa bình DMZ trên Bán đảo Triéu Tiên ) Mục tiêucủa nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về khả năng phát triển du lịch hòa bình DMZ trênBán đảo Triều Tiên thông qua việc nghiên cứu trường hợp du lịch DMZ ở Việt Nam.Nhóm tác giả này cho rằng “Du lịch DMZ tại Việt Nam dang đối mặt với nhiều vấn dénhư khả năng tiếp cận thấp, các tuyến đường du lịch trùng lặp, thiếu di sản liên quanđến DMZ, thiếu hướng dan viên chuyên nghiệp, cơ sở hạ tang du lịch kém phát triển, và
su quan tâm thấp từ người dân Việt Nam”
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là từ khi Tour DMZ ra đời (1990) cho đến nay đãđón nhận nhiều lượt khách du lịch đến đây tham quan, cũng như hàng ngàn chương trình
Trang 14du lịch mang tên “DMZ tour” đã được nhiều công ty lữ hành trong nước khai thác Điềunày đã để lại khoảng trồng rất lớn cả về học thuật lẫn thực tiễn Vì vậy, việc nghiên cứu
và tìm hiểu những yếu tố thu hút khách du lịch nội địa đến điểm đến DMZ Quảng Trị làbước đi cần thiết và quan trọng trong việc phát triển bền vững ngành du lịch của tỉnh
Thông qua việc đó, Quảng Trị không chỉ khang dinh duoc vi thé va tiém nang du lich
của mình, mà còn góp phan vào việc phục hồi va thúc đây tăng trưởng ngành du lịchcủa cả nước, hướng tới một tương lai du lịch Việt Nam phén thinh va bền vững
Chính những thách thức và cơ hội nêu trên đã thôi thúc tác giả lựa chọn đề tài
«Những yếu to thu hút khách du lịch nội địa đến vàng phi quân sự (DMZ) tại Quảng
Trị” cho luận văn Thạc sĩ của mình, với hy vọng mang lại góc nhìn mới và đóng góp
thiết thực vào sự phát triển du lịch của tỉnh Quảng Trị, đặc biệt là điểm đến DMZ
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận văn này là xác định những yếu tổ thu hút khách du lịchnội địa đến điểm đến du lịch DMZ Quảng Trị, qua đó góp phần vào việc phát triển dulịch bền vững và đa dang hóa sản phẩm du lịch tại địa phương Cụ thé, nghiên cứu nhằm:
- Phân tích và đánh giá các yếu té thu hút: Xác định và phân tích chi tiết nhữngyếu tố có kha năng thu hút khách du lịch nội địa đến thăm quan điểm đến du lịch DMZ
Quang Tri.
- Đề xuất các yếu tố: Xây dựng các yếu tố thu hút khách du lịch nội dia, góp phầnlàm sáng tỏ quyết định của khách du lịch khi chọn điểm đến du lịch DMZ Quảng Trịlàm điểm đến cho chuyến du lịch
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên các mục tiêu đã đề ra, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng các yêu tố: Tổng hop các phát hiện để xây dựng một các yếu tố đónggóp vào lĩnh vực nghiên cứu du lịch, đặc biệt là về việc thu hút khách du lịch nội địađến điểm đến DMZ
- Thu thập và phân tích dữ liệu: Được tiễn hành chủ yếu thông qua việc sử dụng
các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, bao gồm việc thực hiện khảo sát,
Trang 15phỏng van, và phân tích nội dung nhằm mục đích hiểu rõ các yếu tô thu hút khách du
lịch nội địa.
- Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng: Dựa trên dữ liệu thu thập được, xác định
và phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định của khách du lịch nội địa khilựa chọn điểm đến du lịch DMZ Quảng Tri là điểm đến
- Đề xuất và khyén nghị: Từ kết quả phân tích thu được, đề xuất những chínhsách và khuyến nghị cụ thể nhằm thúc đây sự phát triển của du lịch điểm đến du lịch
DMZ Quảng Tri.
- Đánh giá tác động và hiệu quả: Phân tích tac động tiềm năng của các dé xuấtđối với sự phát triển du lịch tại Quảng Trị và đánh giá hiệu quả của chúng trong việc thu
hút khách du lịch nội địa.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối trợng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu này tập trung vào khách du lịch nội địa đến thăm điểm
đến du lịch DMZ Quang Tri Điều này bao gồm một phạm vi rộng lớn của các nhómkhách du lịch với sự đa dạng hóa về độ tuôi, giới tính, nghề nghiệp, và sở thích cá nhân,đều có điểm chung là họ chọn điểm đến du lịch DMZ Quảng Trị làm điểm đến du lịch.Đặc biệt, nghiên cứu sẽ tập trung vào việc hiéu rõ hơn về hành vi, mong muốn và nhữngyếu t6 thu hút họ đến với khu vực này
3.2 Pham vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về các yếu tổ lich sử, văn hóa,
tự nhiên, cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch, cũng như các hoạt động và trải nghiệm màkhách du lịch có thể tham gia khi đi du lịch đến vùng phi quân sự DMZ
- Về không gian nghiên cứu: Khu vực DMZ và các vùng phụ cận tại Quảng Trị.
- Về thời gian nghiên cứu: thực hiện khảo sát từ 1/5/2024 đếm 15/6/2024, thuthập dữ liệu thứ cấp từ năm 1980 đến năm 2022
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề thực hiện các mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đã định, việc lựachọn và áp dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp và toàn diện là điều thiết yếu.Sau đây là chỉ tiết về các phương pháp nghiên cứu được sử dụng:
Trang 164.1 Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu.
- Thu thập tài liệu: Tìm kiếm và thu thập các công trình nghiên cứu liên quan từcác nguồn uy tín trong và ngoài nước, bao gồm các bài báo khoa học, tạp chí chuyênngành, luận văn, luận án, các đề án và chiến lược phát triển du lịch địa phương, số liệuthong ké, Các nguồn này cung cấp kiến thức cơ bản và sâu sắc về các yếu tố thu hútkhách du lich và đặc thù của điểm đến du lịch DMZ Quảng Tri
- Xử lý tài liệu: Thực hiện phân tích và tổng hợp các tài liệu đã thu thập để tạonên một nền tảng cơ sở lý luận vững chắc cho nghiên cứu Điều này bao gồm việc phânloại thông tin, đánh giá tính chính xác và tính liên quan của nó đối với đề tài nghiên cứu.4.2 Phương pháp điều tra xã hội học
- Thu thập số liệu sơ cấp: Thiết kế bảng hỏi và phiếu khảo sát dé thu thập thôngtin từ khách du lịch nội địa và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch địa phương Các câuhỏi tập trung vào các yếu té liên quan đến trải nghiệm, sự thỏa mãn, và yếu tố hap dẫncủa điểm đến du lịch DMZ Quảng Tri
- Phân tích và đánh giá: Sử dụng phần mềm thống kê SPSS dé phân tích dữ liệuthu được, nhằm xác định xu hướng và mối quan hệ giữa các yếu tố và sự hấp dẫn củakhu vực đối với khách du lịch nội địa
4.3 Phương pháp chuyên gia
Sau khi tổng hợp các tài liệu thu thập được có liên quan đến vấn đề và địa bànnghiên cứu, việc tư van chuyên gia là hết sức cần thiết, đặc biệt đây là vùng ranh giớiquân sự gắn liền với lịch sử Các chuyên gia là những người đã nghiên cứu về các vấn
đề liên quan, bao gồm: các chuyên gia đầu ngành về du lịch, các lãnh đạo trung tâm xúctiễn du lịch tỉnh Quảng Tri, cán bộ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Tri
Ý kiến của các chuyên gia về cấu trúc luận văn, về nội dung nghiên cứu, về thực trạng
thu hút khách du lich tại Quang Tri đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng nghiên
cứu nội dung luận văn.
4.4 Phương pháp khảo sát thực địa
Với vai trò là khách du lịch, tác giả đã tiến hành các chuyên tham quan và khảo
sát thực tế hoạt động tại các điểm tham quan thuộc điểm đến DMZ, bao gồm: địa đạo Vĩnh Mốc, sông Bến Hải — cầu Hiền Lương, Dốc Miếu, đồi Rockpile, Khe Sanh, cầu
Dakrong, Làng Vây, sân bay Tà Cơn những ghi chép thực tế từ các cuộc khảo sát này
Trang 17giúp cho tác giả có được cái nhìn khách quan về các hoạt động du lịch tại mỗi điểm thamquan, bao gồm: hoạt động kinh doanh mua bán của người dân địa phương và khách du
lịch, sự thuận tiện về giao thông, tiện nghi va dịch vụ cung cấp
4.5 Phương pháp phỏng vẫn chuyên sâu
Tiến hành các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với khách du lịch nội địa, nhân viên
du lịch, và người dân địa phương để thu thập thông tin chỉ tiết và cá nhân hóa về trảinghiệm, mong đợi và nhận xét về điểm đến du lịch DMZ Quảng Tri Các cuộc phỏngvan này giúp làm sâu sắc thêm hiểu biết về những yếu tố thu hút khách du lịch và cácthách thức cần giải quyết dé nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm du lich tại đây
Về kỹ thuật phỏng vấn, tác giả đã sử dụng kỹ thuật phỏng vấn dựa trên bảng có trước
để khuyến khích người tham gia chia sẻ ý kiến, câu chuyện và kinh nghiệm cá nhân.Với cách này sẽ giúp thu được dữ liệu phong phú, sâu sắc hơn, từ đó phản ánh đúng đắn
và toàn điện hơn về đối tượng nghiên cứu Đối tượng được lựa chọn phỏng vấn chuyên sâu bao gồm: khách du lịch nội địa và các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch địa
phương (Sở VHTTDL, Trung tâm xúc tiến Du lịch, Ban quản lý các khu Di tích và Bảo
tàng tai Quang Tri).
4.6 Sử dụng công nghệ hỗ trợ nghiên cứu
Sử dụng Google Form, bảng tính Microsoft Excel và phần mềm SPSS là lựa chọnhợp lý cho một nghiên cứu áp dụng phương pháp định tính, cụ thê là đối với luận vănnày Tác giả đã sử dụng Google Form dé tạo bảng khảo sát một cách dé dang, nó nó đadạng về phương án lựa chọn câu trả lời của đáp viên Đồng thời, Google Form cũng dédàng chia se link qua các nền tảng khác nhau như: Messenger, Facebook, Zalo,Email, Kết quả khảo sát được tổng hợp một cách tự động, nhanh chóng và hạn chế
sai sot.
Bên cạnh đó, ứng dụng Microsoft Excel rat hữu ích trong việc sắp xếp, lọc vaphân loại dữ liệu, trực quan hóa dữ liệu qua biểu đồ, từ đó giúp tác giả và người đọc dễdàng nhận diện các xu hướng và mẫu số chung từ dữ liệu thu thập được
5 Bo cục của luận văn
Trang 18Ngoài những phần như mục lục, lý do chọn đề tài, danh mục các chữ viết tắt, các bảngbiểu và hình ảnh, kết luận chung, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn
có kết cầu thành ba chương, mỗi chương được trình bày cụ thể như sau:
Chương 1 Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về hoạt động thu hút khách dulịch nội địa đến vùng phi quân sự (DMZ)
Chương 2 Phân tích các yếu to thu hút khách du lịch nội địa đến vùng phi quân
sự (DMZ) tại Quang Tri.
Chương 3 Những dé xuất và khuyến nghị góp phan nâng cao kha năng thu hútkhách du lịch nội địa đến vùng phi quân sự (DMZ) tại Quảng Tri
Trang 19CHƯƠNG 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝ LUẬN VE HOẠT
ĐỘNG THU HUT KHACH DU LICH NỘI ĐỊA DEN VUNG PHI QUAN SU (DMZ)
1.1 Tổng quan nghiên cứu về du lịch điểm đến du lich DMZ Quang Trị
Trong một nghiên cứu của Ahn và cộng sự được công bố vào năm 2023, bằngcách sử dụng phương pháp Phân tích Chủ đề Latent Dirichlet Allocation (LDA) để tríchxuất chủ đề Với tổng số 23.093 bài báo được thu thập và phân tích, mục tiêu là khôngchỉ trích xuất các chủ đề mà còn nắm bắt xu hướng và đặc điểm của các chủ đề qua bathập kỷ qua Băng phương pháp phân tích mô tả, tỷ lệ lặp (tần suất) và công cụ trực quanhóa dit liệu đã được áp dụng dé cung cap cái nhìn sâu sắc về nội dung các bài báo liênquan đến du lịch điểm đến DMZ, qua đó làm nổi bật các vấn đề chính trị, xã hội và môitrường liên quan Kết quả nghiên cứu cho thay các bài báo về du lịch điểm đến DMZkhông chi phản ánh các vấn dé quan trọng mà còn thể hiện sự thay đổi trong quan tâmcủa công chúng và các nhà nghiên cứu đối với khu vực này trong suốt 30 năm qua Tắt
cả các chủ đề được phát hiện đều cho thấy xu hướng tăng lên theo thời gian, từ năm
1990 đến năm 2020, điều này chứng tỏ sự gia tăng không ngừng trong sự chú ý dànhcho điểm đến DMZ Điều này không chỉ phản ánh những thay đổi về không gian và thờigian trong các van đề được báo chí dé cập mà còn góp phan làm rõ những đặc điểm độc
đáo của DMZ và khu vực xung quanh, qua đó hé trợ quảng bá du lịch Nghiên cứu cung
cấp một cái nhìn toàn diện về cách mà du lịch DMZ đã được dé cập trong các bài báoqua ba thập kỷ, cùng với sự biến đôi của các chủ đề qua thời gian Phát hiện từ nghiêncứu này có thé hỗ trợ trong việc phát triển chính sách và chiến lược cho du lịch DMZ,cũng như cung cấp thông tin hữu ích cho các bên liên quan trong việc hiểu và phan ánh
về giá trị lịch sử, văn hóa, chính trị và môi trường của khu vực này Qua đó, nghiên cứugóp phan vào việc làm sâu sắc thêm hiểu biết về du lịch DMZ và đặc điểm của nó trongbối cảnh thay đổi qua thời gian từ năm 1990 đến năm 2020
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về du lịch DMZ Hàn Quốc và Triều Tiên
Khu phi quân sự Hàn Quốc (DMZ Hàn Quốc) là một dải đất rộng lớn chạy dọc
theo biên giới giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, phân chia bán đảo Hàn thành hai quốcgia Về vị trí và diện tích, DMZ nằm ở trung tâm của bán đảo Hàn, kéo dài khoảng 250
km từ biển phía Tây đến bién phía Đông Dai đất này rộng khoảng 4 km, tạo thành một
Trang 20khu vực cam quân sự giữa hai quốc gia Về lịch sử, DMZ được thiết lập vào cuối Chiếntranh Triều Tiên năm 1953, theo Hiệp định Đình chiến PanmunJom Mục đích của nó làlàm một vùng đệm dé giảm bớt sự căng thăng giữa hai miền Nam va Bắc Triều Tiên.
Việc DMZ Hàn Quốc được mở cửa cho du lịch không có một ngày cụ thể nàođược công bố rộng rãi, bởi vì quá trình này diễn ra dần dần và phụ thuộc vào mức độcăng thăng và quan hệ giữa hai miền Nam và Bắc Triều Tiên Tuy nhiên, có thê nói rằng
từ cuối những năm 1980 và đặc biệt là trong những năm 1990, Hàn Quốc bắt đầu giớithiệu các tour du lịch đến một số khu vực giới hạn xung quanh DMZ, như LàngPanmunjom và Đường ham thứ ba Du lịch tại DMZ phát trién mạnh mẽ hơn sau Hiệpđịnh Thượng đỉnh liên Triều năm 2000, khi quan hệ giữa hai miền có những bước tiếntích cực Các hoạt động du lịch được mở rộng, bao gồm cả việc cho phép tham quanthêm một số khu vực trước đây không mở cửa cho công chúng Dù không thé chỉ địnhmột thời điểm cụ thể khi DMZ bắt đầu được khai thác du lịch một cách chính thức, sựquan tâm và số lượng khách du lịch đến khu vực này đã tăng đáng ké ké từ những năm
2000, nhờ vào việc giảm bớt căng thăng và cải thiện quan hệ liên Triều
Về học thuật, DMZ Hàn Quốc nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều họcgiả Do sự quan tâm ngày càng tăng đối với Khu phi quân sự Hàn Quốc (DMZ) như mộtđiểm đến du lịch, nghiên cứu của Lee và cộng sự đã điều tra sự gắn bó và hỗ trợ pháttriển du lich DMZ, bằng cách xác định tam quan trọng của sự tương đồng trong nhậnthức và niềm tin chung về các giá trị biểu tượng, du lịch và bảo tồn Với việc sử dung
dt liệu khảo sát thu thập từ 378 khách du lich DMZ, nghiên cứu này đã tiết lộ rằng sựtương đồng nhận thức là một tiền đề quan trọng của niềm tin chia sẻ, điều này tiếp tụcảnh hưởng đến sự gắn bó với địa điểm và sự ủng hộ phát triển du lịch Cụ thé, giá trị dulich chia sẻ có tác động trực tiếp đến sự gắn bó với địa điểm, trong khi giá trị biểu tượng
và bảo tôn chỉ ảnh hưởng đến sự ủng hộ phát triển du lịch Nghiên cứu này bồ sung chonghiên cứu đang phát triển về du lịch DMZ và cung cấp một cách tiếp cận độc đáo déđánh giá các gia tri của điểm đến từ góc độ xã hội học của khách du lịch Nghiên cứunày đề xuất hướng dẫn quản lý về các điểm đến có thé phát triên DMZ thành điểm đến
du lịch, liên quan đến quan điểm và niềm tin chia sẻ của khách du lịch, nổi bật các giátrị chính liên quan đến địa điểm (Lee và cộng sự, 2020)
Trang 21Trong một nghiên cứu khác vào năm 2010, Bigley và cộng sự cho rằng Chiếntranh là một trong những thảm kịch lớn của thế giới, nhưng rõ ràng là lịch sử và kết quả
xã hội của chiến tranh là trải nghiệm và sự kiện của con người cũng như những kết quảgián tiếp của chiến tranh - hiện vật, noi nhớ, đoàn tụ va địa điểm vật chất có ý nghĩalịch sử hoặc môi trường rộng hơn — đóng vai trò là nguồn lực có thể được định vị đểkích thích du lịch ở các khu vực trước đây bị chiến tranh tàn phá Vì vậy, mục đíchnghiên cứu của họ là nhằm phân tích động cơ của khách du lịch đến DMZ Hàn Quốc vàkiểm tra những phát hiện đó liên quan đến việc xem xét nghiên cứu khái niệm liên quanđến việc xác định động cơ du lịch đến các điểm đến du lịch liên quan đến chiến tranh.Một cuộc khảo sát tại chỗ đã được thiết kế và thực hiện đối với khách du lịch Nhật Bảntai DMZ Kết qua chi ra rằng năm yếu tố có thể được mô tả từ 38 mẫu bằng cách sửdụng phân tích yếu tố: chế độ chính trị đối lập; kiến thức/đánh giá cao về lịch sử, vănhóa và an ninh; tò mò/phiêu lưu; chiến tranh và hậu quả; và đu lịch dựa vào thiên nhiên
So với khuôn khổ dựa trên lý thuyết day-kéo gồm mười lĩnh vực được khái niệm hóa vềđộng cơ liên quan đến du lịch chiến tranh, ba yếu tổ chỉ ra cơ sở của lực kéo, một yếu
tố trong động cơ lực đây và một yêu tố thê hiện cả đặc điểm của lực kéo và lực đây(Bigley và cộng sự, 2010) Dé đánh giá về giá tri cảm nhận của khách du lịch đối với
DMZ Hàn Quốc, Lee và cộng sự thực hiện một nghiên cứu trung vào giá trị du lịch liên
quan đến chiến tranh, đặc biệt qua việc khám phá giá trị cảm nhận của khách du lịch đốiVỚI Các chuyến tham quan DMZ Hàn Quốc Họ đã đề xuất một số các yếu tố để nghiêncứu ảnh hưởng của các giá trị cảm nhận đến sự hài lòng của khách du lịch sau chuyếntham quan DMZ và khả năng khách du lịch giới thiệu chuyên tham quan này cho ngườikhác Mô hình này được kiểm định thực nghiệm thông qua phân tích 472 bảng câu hỏithu thập từ khách du lịch tại chỗ và sử dụng phương pháp phân tích yếu tố xác nhậncũng như mô hình phương trình cấu trúc (SEM) với quy trình LISREL Kết quả cho thấygiá trị chức năng, tổng thể, và cảm xúc cảm nhận về DMZ đều ảnh hưởng tích cực đến
sự hài lòng của khách du lịch với chuyến tham quan, điều này tiếp tục ảnh hưởng đếnviệc họ giới thiệu chuyến tham quan DMZ cho người khác Nghiên cứu này góp phầnvào việc hiểu rõ hơn về giá trị du lịch liên quan đến chiến tranh và tác động của nó đối
với trải nghiệm của khách du lịch (Lee và cộng sự, 2007).
10
Trang 22Shin (tên tác giả) nhấn mạnh rằng trong thé giới du lịch hiện đại, không có giđáng ngạc nhiên khi hòa bình trở thành một chủ đề nổi bật, nhất là trong bối cảnh dulịch toàn cầu đang gặp phải những thách thức không nhỏ Mặc dù nhu cầu du lịch toàncầu vẫn rất cao, nhiều điểm đến, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển, lại chịu ảnhhưởng bởi sự không ôn định chính tri, làm giảm sút lượng khách du lịch Nghiên cứucủa tác giả nhằm khám phá mối quan hệ đặc biệt giữa du lịch và hòa bình, đồng thời đềcập đến tác động tiêu cực của chiến tranh va xung đột lên các điểm đến du lịch Các môitrường không an ninh, nơi chứng kiến các cuộc chiến quốc tế, nội chiến, đảo chính, vàhành động khủng bó, đã đặt ra những thách thức lớn cho sự phát trién của ngành du lịchtoàn cầu Bằng việc sử dụng dữ liệu từ các cuộc khảo sát dành cho khách du lịch nội địa
và quốc tế, nghiên cứu này tìm hiểu sâu hơn về ảnh hưởng của việc thiếu an ninh và hòabình đến du lịch, với một trọng tâm đặc biệt là khu vực phi quân sự Triều Tiên (DMZ).Những kết qua từ nghiên cứu đã khang định tam quan trong của một môi trường hòabình đối với sự phát triển và thành công của ngành du lịch, nhắn mạnh mối liên kếtkhông thể phủ nhận giữa an ninh, hòa bình va du lịch thịnh vượng (Shin, 2005)
Kim và cộng sự nhận định rằng sự tăng trưởng trong lượng khách du lịch tìm đếncác di tích lịch sử chứng minh rang giá trị lịch sử va sự kết nối với các sự kiện bi thảm
và cái chết thu hút sự chú ý đặc biệt Khu DMZ Hàn Quốc đặc biệt nồi bật như một điểmđến như vậy, thu hút sự quan tâm từ cả khách du lịch và giới học thuật, không chỉ vì giátrị giáo dục, lịch sử, địa lý, di sản và kinh tế của nó, mà còn bởi vị thế đặc biệt mà nóđứng trong lịch sử hiện đại Nghiên cứu này nhằm mục đích đi sâu vào hiểu biết vềkhách du lịch đối với DMZ bằng cách đánh giá cách họ nhận thức về điểm đến này, mức
độ họ tương tác với nó, và ý định của họ cho tương lai Phân tích cho thay nhận thức vềđiểm đến ảnh hưởng tích cực và rõ ràng đến sự tham gia của khách du lịch cũng như ýđịnh của họ trong tương lai Đồng thời, sự tham gia của khách du lịch cũng trở thànhyếu tố trung gian quan trọng trong mối quan hệ giữa nhận thức về điểm đến và ý địnhtương lai của họ Các phát hiện này không chỉ cung cấp thông tin quý giá cho các nhàhoạch định chính sách và DMO, mà còn nhắn mạnh tam quan trọng của việc áp dụng lýthuyết vào thực tiễn, đặc biệt là trong bối cảnh phát triển du lịch có ý thức về các sự kiện
lịch sử phức tạp (Kim & Barber, 2022).
11
Trang 23Nghiên cứu khác về DMZ Hàn Quốc năm 2017, Kim và cộng sự khang định các
tổ chức quản lý điểm đến ngày càng nhận ra rằng lòng trung thành của điểm đến manglại lợi thế cạnh tranh chiến lược trong du lịch Nghiên cứu này mở rộng hiểu biết về tầmquan trọng của việc nhận diện bản thân với điểm đến, nhận thức về giá trị, và mức độhài lòng trong việc tạo ra lòng trung thành của khách du lịch với các điểm đến di sản,
đặc biệt qua việc nghiên cứu trường hợp của DMZ Hàn Quốc Phân tích dữ liệu từ khảo
sát khách du lịch nội địa cho thấy một mối quan hệ tích cực giữa sự hài lòng của khách
du lịch (cả cá nhân và trải nghiệm du lịch) và lòng trung thành của họ với điểm đến.Thêm vào đó, sự hài lòng này được củng cố thông qua sự đồng nhất với điểm đến vànhận thức về giá tri, trong khi nhận thức về giá trị lại được tăng cường bởi mức độ đồngnhất cá nhân Các kết luận của nghiên cứu nhắn mạnh tam quan trọng của việc xây dựngmột mỗi liên kết cá nhân và giá trị với điểm đến, là những yếu tố cốt lõi trong việc nuôidưỡng lòng trung thành của khách du lịch, đặc biệt tại các điểm đến mang giá tri lịch sử
và văn hóa sâu sắc (Kim & Thapa, 2018)
1.L2 Các công trình nghiên cứu về du lịch DMZ Đức
Vùng (khu vực) DMZ thường được nhắc đến trong bối cảnh của các khu vựccăng thắng quân sự giữa các quốc gia, như DMZ giữa Bắc và Nam Triều Tiên Tuynhiên, khi nói đến Đức, khái niệm này không được áp dụng theo cùng một nghĩa, bởilịch sử của Đức phản ánh một sự chia cắt khác: chia cắt giữa Đức Đông và Đức Tâytrong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, trước khi tái thống nhất vào năm 1990 Không có một
"DMZ" theo nghĩa truyền thống giữa Đức Đông va Đức Tây, nhưng có Bức tường Berlin
và hàng rào biên giới giữa hai nước Đức, được thiết lập như một dải biên giới nghiêmngặt để ngăn chặn sự di cư từ phía Đông sang phía Tây Sau khi Đức tái thống nhất,
việc khai thác du lịch dựa trên các di tích của Bức tường Berlin và khu vực biên giới cũ
giữa Đông và Tây Đức đã trở nên phổ biến, biến chúng thành các điểm đến thu hút khách
du lịch đầy ý nghĩa lịch sử và giáo dục Những di tích này, đặc biệt là Bức tường Berlin
và phần còn lại nổi tiếng của East Side Gallery, giờ đây đóng vai trò như những bảotàng sống động, nơi khách du lịch có thé tìm hiểu sâu sắc về Chiến tranh Lạnh, cũngnhư trải nghiệm cá nhân những câu chuyện về sự chia cắt và tái thống nhất của quốc gia.Các bảo tàng và trung tâm triển lãm, như Bao tàng Bức tường Berlin, Checkpoint Charlie,
và Trung tâm Tưởng niệm Berlin Hohenschönhausen, đã cung câp cái nhìn toàn diện về
12
Trang 24cuộc sống dưới sự kiểm soát của cả hai chế độ Đông và Tây Đức, từ đó thu hút khôngchỉ những người quan tâm đến lịch sử Đức gần đây mà còn cả những người tìm kiếmhiéu biết sâu sắc về anh hưởng của các chính sách quốc tế và sự phân chia ý thức hệ đếnđời sống con người Đức đã không ngừng nỗ lực khai thác các di tích lịch sử này nhưmột phan quan trọng của ngành du lịch quốc gia, không chỉ dé bảo tồn lich sử mà cònnhằm mục đích tạo ra cơ hội kinh tế và giáo dục, đồng thời thúc đây đối thoại và sự hiểubiết lịch sử giữa các thế hệ và người dân Đức.
1.1.3 Các nghiên cứu về du lịch điểm đến DMZ tại Quảng Trị - Việt Nam
Khi đề cập về kiến trúc của DMZ và Thành cô Quảng Trị, trong cuốn sách có tựa
đề “DMZ & Military architecture: levels for a landscape Thành cô Quảng Trị Việt Nam”(Kiến trúc DMZ & Quân sự: các cấp độ cho cảnh quan Thành cổ Quảng Trị Việt Nam),hai tác giả Pugnaloni & Carlorosi tiếp tục chủ trương nghiên cứu về di sản cảnh quan vàkiến trúc ở Việt Nam, nhằm tăng cường sự quan tâm quốc tế và sự hiện diện củaUNESCO tại miền Trung Việt Nam Nghiên cứu này tập trung vào Khu phi quân sự doctheo vĩ tuyến 17, vùng giữa Bắc và Nam trong cuộc xung đột Việt Mỹ, với mục tiêu tậptrung vào tính chất và tiềm năng phát triển của các địa điểm Việc khôi phục Thành côQuảng Trị là một ví dụ, và các dự án khác được hỗ trợ bởi Bộ Ngoại giao Ý và Bộ Ngoạigiao của Việt Nam Các nghiên cứu này đóng vai trò quan trọng trong việc bình 6n kinh
tế và phát triển du lịch (Pugnaloni & Carlorosi, 2016) Như vậy, theo đề cập của nhóm
tác giả này đủ cơ sở dé có thé nhận định rằng, kiến trúc đặc biệt của các công trình thuộc
khu phi quân sự DMZ tại Quảng Trị có tiềm năng lớn và có giá trị dé hap dẫn và thu hútkhách du lịch Trong bài viết mang tên “Dark Tourism in the Former Demilitarized Zone(DMZ)” (Du lịch den tối tại Khu vực DMZ) của nhóm tác giả Ngô Minh Phuong, Bùi
Thi Hương và Alexandru Dimache, được đăng tải trong tập sách “Viet Nam Tourism
Policies and Practices”, các nhà nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn tổng quát về du lich dentối Bài viết bắt đầu bang việc làm sáng tỏ khái niệm, khám phá cả hai mặt cung và cầucủa loại hình du lịch này trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam Tác giả cũng giới thiệumột số thuật ngữ có liên quan đến du lịch đen tối trong tiếng Việt như “Du lịch hoàiniệm”, “Du lịch chiến trường xưa”, và “Du lịch tâm linh”, nhắn mạnh sự phong phú và
đa dạng trong cách tiếp cận và hiểu biết về loại hình du lịch nay Đặc biệt, khu vực DMZ
ở Quảng Tri, với dòng sông Bên Hải từng là biên giới tam thời chia cắt dat nước sau
13
Trang 25Hiệp định Genéve năm 1954, được nhắn mạnh là một địa danh tiềm năng cho du lịchđen tối Quảng Trị, vốn là tiền tuyến giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, đã chứngkiến sự đối đầu trực tiếp giữa hai hệ tư tưởng và trở thành chiến trường khốc liệt Ngàynay, những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, các công trình kiến trúc và di tích lịch sửcòn sót lại ở khu vực này không chỉ là những chứng nhân của quá khứ mà còn là nguồncảm hứng cho các câu chuyện du lịch đầy ý nghĩa Tác phẩm của Ngô Minh Phương vàđồng nghiệp nhấn mạnh rằng, DMZ tại Quảng Trị không chỉ sở hữu day đủ các yếu tốcần thiết để phát triển du lịch đen tối mà còn góp phần làm phong phú thêm văn hóa dulịch, tạo điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch trong và ngoài nước (Phương và cộng sự,
2022).
Lê Thị Diễm Trinh và cộng sự thì tìm cách phân khúc đối tượng khách du lịch
quốc tế đến điểm đến du lịch DMZ Quảng Trị Nhóm tác giả này cho rằng, một phantạo nên sự hấp dẫn của điểm đến Việt Nam nhờ sự thương mại hóa các hình ảnh, hiệnvật và địa điểm chiến trường xưa trong chiến tranh Việt Nam Thay vì nghiên cứu cung,bài báo này tập trung nghiên cứu nhu cầu đối với du lịch chiến trường Dựa trên khảosát 481 khách du lịch đến điểm đến DMZ, bài báo này sử dụng phân tích yếu tô và phântích cụm dé phân khúc, sau đó lập hồ sơ khách du lịch đến chiến trường dựa trên động
cơ của họ Ba nhóm khách du lịch đến điểm đến DMZ đã được xác định: Người say mê
du lịch chiến trường, khách du lịch linh hoạt và khách du lịch thụ động Sự khác biệtđáng kể đã được tìm thấy giữa ba phân khúc liên quan đến các đặc điểm nhân khâu học
xã hội và chuyên đi khác nhau Tuy nhiên, kết quả từ nghiên cứu cũng nhắn mạnh rằngcác phân tích về nhu cầu dựa trên các chuyên tham quan thực địa cần được bối cảnh hóađối với các chuyên thăm tới đất nước nói chung và phải cân thận trong việc phân biệt
khách du lịch chuyên gia với khách du lịch thông thường (Trinh L.T.D & Pearce, 201 1).
Barkin và Gareth là đồng tác giả của bài viết “War Tourism: Shaping Memoryand Perception in Post-War Vietnam” (Du lịch chiến tranh: Định hình ký tức và nhậnthức ở Việt Nam thời hậu chiến) đề cập đến loại hình du lịch đến khu DMZ Du lịch đentối, là chuyến du lịch đến những noi gắn liền với cái chết và đau khổ, có thé đóng mộtvai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia và xây dựng nên những câu chuyệnlịch sử Các địa điểm tham quan liên quan đến Chiến tranh Việt Nam đã nỗi lên như mộtphan sôi động của ngành du lịch Việt Nam và có thé tìm thấy rất đông khách du lịch
14
Trang 26nước ngoài tại một số địa điểm dành riêng đề tưởng niệm chiến tranh Một số câu hỏinảy sinh từ những địa điểm này, liên quan đến bản chat của việc thé hiện chiến tranh, lý
do khách du lịch ghé thăm, tác động lên nhận thức của khách du lịch đến thăm và nhữngtác động đạo đức đối với người Việt Nam địa phương ma du lịch chiến tranh tạo ra.Nghiên cứu này là nỗ lực khám phá những câu hỏi này cũng như mối quan hệ rộng hơncủa du lịch đen tối với xã hội và sự liên quan của du lịch chiến tranh với nghiên cứu về
du lịch đen tối và bản chất tồn tại của nó trong một nghiên cứu dién hình tập trung ở
Việt Nam (Schwenkel, 2017).
Trong một bài viết khác có tiêu đề “THE VIETNAM WAR-A VIETNAMESEPERSPECTIVE ON DARK TOURISM”, nghĩa tiếng việt là “Chiến tranh Việt Nam —Góc nhìn của người Việt về du lịch đen” Nghiên cứu này tập trung vào việc tái địnhhình câu chuyện về Chiến tranh Việt Nam thông qua góc nhìn của cộng đồng người Việt,trong bối cảnh du lịch đen Sau hơn bốn mươi năm kết thúc chiến tranh, các địa điểmnhư chiến trường cũ, nhà tù, nghĩa trang, và các địa điểm đã được tái tạo thành bảo
tàng và đài tưởng niệm, thu hút sự quan tâm du lịch Mặc dù sự bình thường hóa quan
hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vào năm 1991 đã thúc đầy du lịch phát triển, phần lớn họcthuật về du lịch đen tại Việt Nam lại mang góc nhìn của Hoa Kỳ, bỏ qua sự xây dựngcâu chuyện từ góc nhìn ban địa Nghiên cứu này nhắn mạnh tầm quan trọng của việckhám phá di sản chiến tranh từ góc nhìn của người Việt, một quốc gia đã trải qua hơn
20 năm chiến tranh và mat mát ba triệu người Phân tích không chỉ giới hạn ở các di tíchlịch sử xung quanh Quảng Trị mà còn mở rộng ra khắp cả nước, từ hậu quả của chiếndịch bom ở miền Bắc đến Đường mòn Hồ Chi Minh Qua đó, nghiên cứu kêu gọi sự chú
ý đến việc bảo tôn và tưởng niệm di sản chiến tranh đưới góc độ của người Việt, đónggóp vào việc phong phú hóa học thuật về du lịch den bang cách cung cấp một quan điểmmới về một trong những xung đột quan trọng của thé kỷ 20 (Bui & Lee, 2016)
Bài báo có tiêu đề “Example DMZ Tours in Vietnam and Implications DMZPeace Tourism on the Korean Peninsula” (Vi du về Các tour DMZ ở Việt Nam va hàm ýcủa Du lịch Hòa bình DMZ trên Bán đảo Triều Tiên) Mục tiêu của nghiên cứu nay,nhằm tìm hiểu về khả năng phát triển du lịch hòa bình DMZ trên Bán đảo Triều Tiênthông qua việc nghiên cứu trường hợp du lịch DMZ ở Việt Nam đã thống nhất Tác giả
nhận định rằng, Du lịch DMZ tại Việt Nam dang đối mặt với nhiều van đề nh khả năng
15
Trang 27tiếp cận thấp, các tuyến đường du lịch trùng lặp, thiếu di sản liên quan đến DMZ, thiếuhướng dẫn viên chuyên nghiệp, cơ sở hạ tang du lịch kém phát triển, và sự quan tâmthấp từ người dân Việt Nam Ngược lại, DMZ trên Bán đảo Triều Tiên là di sản độc đáobiểu tượng cho lịch sử Chiến tranh Lạnh Gần đây, DMZ được xem như biểu tượng củahòa bình, đánh dấu sự chuyền đổi trong mô hình du lịch từ du lịch an ninh sang du lịchhòa bình Để thực hiện du lịch hòa bình DMZ trên Bán đảo Triều Tiên, việc bảo tồn di
sản là một trong những hàm ý quan trọng từ du lịch DMZ ở Việt Nam Bai báo này cho
rằng chính sách quản lý bền vững của di sản DMZ cần được ưu tiên ở cấp độ quốc gia
và địa phương Ngoài ra, cần có chính sách nhằm tăng cường nhu cau của khách du lịch
nội địa Đây là những hàm ý ma DMZ ở Việt Nam mang lại cho DMZ trên Ban dao
Triều Tiên (Kim, 2020)
Ngô Minh Phương và Bùi Thị Hương, trong nghiên cứu của họ cho rằng Di sảncủa Chiến tranh đã biến Việt Nam thành điểm đến nổi bật cho du lịch đen, trong đó,Quảng Trị - vùng đất từng là Đường ranh giới quân sự (DMZ) ở miền Trung - đặc biệtnồi bật với sự dày đặc của các di tích lịch sử từ thời chiến Sự quan tâm chính của khách
du lịch đến với nơi này chủ yếu là để tưởng niệm và tham gia vào hành trình hành hươngtới các địa điểm từng xảy ra chiến tranh Nghiên cứu này nhằm khám phá vai trò của
hướng dẫn viên tại các di tích lịch sử ở Quảng Trị, thông qua việc quan sát hoạt động
hướng dẫn, phân tích câu chuyện kế của họ, và tiến hành phỏng vấn với những hướngdan viên làm việc tại các bảo tang và di tích, cùng với đó là phản hồi từ phía khách dulịch Qua đó, bài nghiên cứu mở ra cái nhìn sâu sắc về công tác hướng dẫn tại những địađiểm di sản chiến tranh có tính chất tranh cãi, nơi hướng dẫn viên đóng vai trò là cầunối đa chiều giữa quá khứ và hiện tại Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh tam quan trọng
của việc tái định vị vai trò của hướng dẫn viên tại chỗ, mang lại hệ quả sâu rộng cho
việc lên kế hoạch và phát triển dịch vụ hướng dẫn tại các khu di tích lịch sử (Phương
N.M & Hương B.T, 2019).
Henderson thì cố gắng đưa ra một cái nhìn sâu sắc về những thách thức phức tạpkhi biến chiến tranh thành một yeu t6 hap dan trong lĩnh vực du lịch, lay vi dụ từ cáccuộc xung đột gần đây tại Việt Nam cùng với một địa điểm cụ thê để phân tích sâu hơn
về những vấn đề phát sinh Đầu tiên, bài viết giới thiệu một bức tranh toàn cảnh về mốiliên kết giữa chiến tranh và du lịch, từ đó tiếp tục khám phá sự phát triển của ngành du
16
Trang 28lịch tại Việt Nam cũng như cách thức ma di sản thời chiến được bảo tồn và trình bày.Qua đó, bài viết đi sâu vào việc phân tích các quan điểm khác nhau và nhắn mạnh nhữngthách thức mà những người quản lý, chủ thé và khách du lịch phải đối mặt trong việcgiữ gin sự tôn trọng và hiểu biết lịch sử Một trong những thách thức lớn nhất được xácđịnh là việc tìm kiếm một sự cân bang hợp lý giữa mục tiêu giáo dục và yếu tổ giải trí,đảm bảo cung cấp một trải nghiệm đúng đắn và phong phú cho khách du lịch với nhữngnhu cau và kỳ vọng đa dang Ngoài ra, bài viết cũng dé cập đến sự phức tạp do tình hình
chính trị hiện hành đem lại, làm tăng thêm sự thách thức trong việc trình bày di sản thời
chiến một cách công bằng và toàn diện Qua bài viết, mục tiêu là khám phá cách thức
để du lịch chiến tranh có thé được quản lý một cách nhạy cảm và bền vững, nhắn mạnhvai trò của sự hiểu biết lich sử và trách nhiệm đạo đức trong việc chia sẻ và trải nghiệm
di sản này (Henderson, 2000).
Ngoài ra, điểm đến du lich DMZ Quảng Trị cũng thu hút sự quan tâm của nhiềunhà nghiên cứu, được nhắc đến trong nhiều luận văn và bài báo khoa học Tuy nhiên,các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào khía cạnh lịch sử của các địa điểm cũng như
chất lượng của các chương trình du lịch DMZ Một ví dụ điển hình là luận án Tiến sĩ sử
học về “Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 trong kháng chiến chong Mỹ cứu nước giai đoạn
1954 — 1967” Đề tài “Nghiên cứu chất lượng chương trình du lich vùng phi quân sự ở
Quang Tri” của tac giả Nguyễn Thị Hoài Sơn năm 2015, đã chỉ ra những thực trạng khai
thác chất lượng chương trình du lịch, đánh giá chất lượng điểm tham quan, hướng dẫn
viên du lịch, dịch vụ lưu trú ăn uống, đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng vùng
phi quân sự ở Quảng Tri dé từ đó đưa ra các đề xuất và khuyến nghị nhằm nâng cao chatlượng chương trình du lich vùng phi quân sự Dé tài “Hoạt động khai thác DMZ Tourtai Quảng Tri với mục dich long ghép giáo duc tu tưởng cho hoc sinh, sinh viên”, duavào các giá tri của yếu tố lịch sử văn, hóa nhằm mục đích giáo dục cho học sinh, sinhviên nhận thấy tầm quan trọng của chiến tranh, sự đoàn kết gắn bó của ông cha đã hysinh xương, máu bảo vệ tổ quốc đem lại hòa bình mới được như ngày hôm nay Tác
phẩm: “Khởi đầu cho du lịch DMZ và Hoài niệm về chiến truong xưa — đông đội ở
Quang Tri” (Thoan H.T, 2021) được viết trong một cuộc dự thi viết về câu chuyện dulich “Quảng Trị trong tôi” năm 2021 đã ké lại những câu chuyện trong khoảng thời gian
từ lúc hòa bình lập lại cho đến khi xuất hiện những chương trình DMZ Tour tại Quảng
17
Trang 29Tri và từ đó hình thành “đặc sản” du lịch Quảng Tri đó chính là chương trình hoài niệm
về chiến trường xưa
Trong bối cảnh nghiên cứu về du lịch tại điểm đến du lịch DMZ Quang Tri, một
số nghiên cứu đã tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, từ lich sử, văn hoa đến những đánhgiá về chất lượng chương trình du lịch Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng trống nghiêncứu quan trọng, đó là sự thiếu vắng một cái nhìn toàn diện và đa chiều về yêu tố thu hútkhách du lịch nội địa đến điểm đến du lich DMZ Quang Trị trong bối cảnh đương dai.Điều này bao gồm cả việc hiểu rõ hơn về những động cơ cá nhân, cảm xúc, và nhữngảnh hưởng tâm lý phía sau quyết định chọn điểm đến này Cụ thể, một nghiên cứu mớicần được thiết kế dé khám phá sâu sắc va tông hợp các yếu tố tâm lý, văn hóa, cảm xúc
và kỳ vọng cá nhân của khách du lịch nội địa, nhất là trong thời đại kỹ thuật số, nơi côngnghệ thông tin và mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành quan điểm
và lựa chọn của khách du lịch Sự thiếu thông tin về ảnh hưởng của các chiến lược tiếpthị kỹ thuật số và quảng bá du lich qua mạng xã hội cũng là một điểm mù đáng kê trong
nghiên cứu hiện tại.
Ngoài ra, việc đi sâu vào phân tích cách mà các yêu tố như bản sắc văn hóa, giátrị lịch sử và sự gắn kết cộng đồng được khách du lịch nội địa cảm nhận và giá trị hóatrong quá trình trải nghiệm du lịch tại DMZ cũng là một hướng nghiên cứu cần thiết.Qua đó, nghiên cứu không chỉ nhằm mục tiêu lap đầy khoảng trống hiện hữu mà còn hỗtrợ cho việc phát triển các chiến lược tiếp thị và quản lý du lịch sao cho phù hợp với xuhướng và nhu cầu của khách du lịch nội địa, đồng thời tôn vinh giá trị văn hóa và lịch
sử đặc sắc của điểm đến du lịch DMZ Quảng Trị
thi bởi các từ như lữ hành (£ƒf7), lữ du (J7), hay quan quang (#156) Khái niệm này
mang nhiều nghĩa khác nhau tùy theo cách tiếp cận.
18
Trang 30Theo Liên hợp quốc về các tổ chức lữ hành chính thức (International Union ofOfficial Travel Organizations: [UOTO), “Du lịch” là quá trình di chuyên đến một nơikhác ngoài địa điểm cư trú thường xuyên của một người với mục đích không phải làm
ăn hay kiếm sống
Trong khi đó, theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, “Du lịch” được định nghĩa
là những hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ra khỏi nơi cư trú thường
xuyên không quá một năm liên tục, với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám
phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với các mục đích hợp pháp khác
Charles R Goeldner và J R Brent Ritchie (2012) mô tả “Du lịch” bao gồm cáchoạt động của những người di chuyền và ở lại nơi ngoài môi trường thông thường của
họ không quá một năm liên tục cho mục đích giải trí, kinh doanh và mục đích khác.
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO, 2012) nhắn mạnh, “Du lịch” là hiện tượng
xã hội, văn hóa và kinh tế mà đi kèm là sự di chuyển của con người đến các quốc giahoặc địa điểm bên ngoài môi trường thông thường của họ vì mục đích cá nhân, kinhdoanh hoặc nghề nghiệp
Nhìn chung, ngày nay, khái niệm “Du lịch” được hiểu rộng rãi là các hoạt độngliên quan đến chuyến đi của con người ra ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằmthỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, và nghỉ dưỡng trong một khoảng thờigian nhất định, sau đó trở về Định nghĩa này được luật định và phản ánh nhận thức vàhành vi phô thông về du lịch trong xã hội hiện đại Tuy nhiên, điều dễ thấy là quan niệmtrên về du lịch xuất phát từ hình thức hơn là bản chất của hoạt động du lịch, khiến cho
có những hoạt động có hình thức giống nhau nhưng lại không phải đều là hoạt động dulịch Hơn nữa, việc cụ thé hóa cứng nhắc nội hàm các hoạt động hay hình thức du lichdường như không còn thuyết phục, lại dễ dẫn tới những quan niệm gượng ép về du lịch
1.2.1.2 Khách du lịch và Khách du lịch nội địa
Cũng giống như định nghĩa về du lịch, định nghĩa về khách du lịch có nhiều quanniệm khác nhau Đề đi đến một định nghĩa khách du lịch nên bắt đầu từ những khái niệmliên quan như khách viếng, lữ khách, hành khách, khách tham quan Trong đó:
Khách viéng (visitor) là người ngoài đến trong mối tương quan với chủ thé
19
Trang 31Lữ khách (traveller) là người di chuyên từ vùng này đến vùng khác vì bat cứ lý
khách du lịch (tourist) khác khách tham quan chủ yếu ở hành động qua đêm tạiđiểm du lịch Tại Việt Nam, theo khoản 2 Điều 3 của Luật Du lịch năm 2017, khách dulich là những người di du lịch hoặc kết hợp mục đích du lịch với các hoạt động khác,ngoại trừ các trường hợp đi học hoặc làm việc nham mục dich thu nhập tại điểm đến
Theo Khuyến nghị Quốc tế về Thống kê Du lịch 2008, Liên Hợp Quốc(International Recommendations for Tourism Statistics 2008, viết tắt là IRTS: 2008),khách du lịch được định nghĩa như sau “khách du lịch là người thực hiện chuyến đi đếnmột địa điểm chính bên ngoài môi trường sống thường ngày của mình, trong thời gian
dưới một năm, với bắt kỳ mục đích chính nào (kinh doanh, giải trí hoặc mục đích cá
nhân khác) ngoài mục đích được một cơ quan cư trú ở đó tuyển dụng Quốc gia hoặcđịa điểm đã đến thăm (IRTS 2008, 2.9) Một khách du lịch (trong nước hoặc ngoài nước)được phân loại là khách du lịch (hoặc khách qua đêm), nếu chuyến đi của họ bao gồmnghỉ qua đêm, hoặc nếu không thì là khách du lịch trong ngày (IRTS 2008, 2.13)
(UNWTO, 2008).
Tại Khoản 1,2,3,4 Điều 10 của Luật Du lịch năm 2017 cũng phân loại khách du
lịch bao gồm: khách du lịch trong nước (nội địa), khách du lịch quốc tế tới Việt Nam và
khách du lịch Việt Nam đi ra nước ngoài Theo Luật du lịch năm 2017 thì khách du lịch trong nước được định nghĩa là công dân Việt Nam và người nước ngoài đang cư trú tại
Việt Nam khi ho du lịch trong lãnh thé Việt Nam Còn khách du lịch quốc tế đến ViệtNam bao gồm người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam
dé du lịch Còn khách du lịch Việt Nam đi ra nước ngoài là những công dân Việt Nam
và người nước ngoài cư trú tai Việt Nam di du lịch ở nước ngoài.
20
Trang 32Vậy nên, khách du lịch nội địa không chỉ bao gồm công dân Việt Nam mà cònbao gồm cả người nước ngoài đang cư trú lâu dai tại Việt Nam, tức là những người đãsinh sống tại Việt Nam ít nhất một năm Nội hàm quan trọng nhất của khái niệm này là
họ chỉ di du lịch trong phạm vi 63 tỉnh thành của nước ta Thuật ngữ nay tương đương
với Domestic tourist trong tiếng Anh
1.2.1.3 Điểm đến du lịch
Theo UNWTO trong Khuyến nghị Quốc tế về Thống kê Du lịch 2008 (còn đượcgọi là IRTS 2008), tại mục bảng chú giải thuật ngữ du lịch, “Điểm đến du lịch là một
không gian vật lý có hoặc không có ranh giới hành chính và/hoặc phân tích mà khách
du lịch có thể nghỉ qua đêm Nó là cụm (đồng địa điểm) các sản phẩm và dịch vụ, cáchoạt động và trải nghiệm dọc theo chuỗi giá trị du lịch và là đơn vị phân tích cơ bản về
du lịch Một điểm đến kết hợp nhiều bên liên quan khác nhau và có thé kết nối mạng déhình thành các điểm đến lớn hon Nó cũng vô hình với hình ảnh và bản sắc có thé ảnhhưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường của nó” (UNWTO, 2008)
Buhalis thì cho rằng, tuỳ thuộc vào yếu tố chủ quan của người tiêu dùng, tuỳthuộc vào hành trình du lịch, với những hiểu biết, nền tảng văn hoá, mục đích chuyến
thăm trình độ học vấn, kinh nghiệm trước đó mà điểm đến có thể được hiểu theo nghĩa
rộng hơn (Buhalis & Spada, 2000) Chang han, nhu Nha tho Mang Lăng, Vườn hoa DaLạt, Nhà Công Tử Bạc Liêu, Núi Hàm Rồng là điểm tham quan, trong khi đó Sầm Sơn,
Hà Tiên, Phú Quốc là điểm du lịch, hay Paris có thé là điểm đến của một người Anh đicông tác, nhưng Châu Âu có thé là điểm đến của một khách du lịch Việt Nam, vớichuyến hành trình 7 nước Châu Âu trong chuyên du lịch kéo dài 2 tuần
Theo quan điểm Marketing, Buhalis giải thích điểm đến “là một t6 hợp các sản
pham du lịch và các dịch vụ, được sử dụng dưới tên thương hiệu của điểm đến” (Buhalis,2000) Papatheodorou nhìn nhận theo quan điểm thị trường thì điểm đến là “một khuvực địa lý có quy mô lãnh thé thay đổi, nơi du lịch là hoạt động chiếm ưu thé cả từ phíanhu cầu (khách du lịch) và quan điểm từ phía cung (cơ sở hạ tầng và việc làm)”(Papatheodorou, 2006) Tuy nhiên, khái niệm này không có bất kỳ tham chiếu nào vớibản chất của Du lịch, đồng thời Du lịch không nhất thiết phải là hoạt động kinh tế chủ
yêu tai điêm dén đó.
21
Trang 33Ở Việt Nam, theo nhà nghiên cứu Hà Nam Khánh Giao, "Điểm đến du lịch đượcđịnh nghĩa là một địa điểm có ranh giới rõ ràng về địa lý, chính trị hoặc kinh tế, sở hữucác tài nguyên du lịch hấp dẫn có khả năng thu hút khách du lịch và đáp ứng nhu cầu
của họ” (Giao H.N.K, 2011)
Nhu vậy, Điểm đến du lịch DMZ Quảng Trị có thé xem là một điểm đến du lịchđặc biệt Với lịch sử phức tạp và đầy biến động trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam,khu vực này giờ đây là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử quan trọng và đã trở thành mộtđịa điểm thu hút không chỉ các nhà nghiên cứu, sử học, mà còn cả những khách du lịchtrong nước và quốc tế quan tâm đến lịch sử Việt Nam Những di tích như Đường HồChí Minh, các căn cứ và ham bí mật, bến xe Khe Sanh, cầu Hiền Lương và sông BếnHải, tất cả tạo nên một bức tranh đa chiều về khía cạnh chiến tranh, văn hóa, và xã hội
Do đó, DMZ Quảng Trị không chỉ là một bảo tàng lịch sử ngoài trời mà còn là một điểmđến du lịch có giá tri cao về mặt giáo dục và trải nghiệm
1.2.1.4 Điểm du lịch
Khái niệm về điểm du lịch (ĐDL) là đa dang và có nhiều cách hiểu khác nhau.DDL có thé là một châu lục trên thế giới như Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Âu theo phânloại của Tổ chức Du lịch Thế giới, hoặc có thể cụ thể hơn là một khu vực như ASEAN,một quốc gia, một địa phương, một thành phố hoặc thị xã ĐDL cũng có thể được địnhnghĩa dựa trên diện tích và các tài nguyên du lịch thu hút Ngoài tài nguyên, một điểm
du lịch bao gồm cả cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (cơ sở vật chất kỹ thuatDL), đặc biệt
là các cơ sở lưu trú dé khách có thê ở lại qua đêm Về không gian, điểm du lich thườngrộng lớn hơn điểm tham quan và có thể bao gồm nhiều điểm tham quan khác nhau trong
khu vực đó.
Theo Wikipedia, “Điểm thu hút khách du lịch là địa điểm ưa thích ma khách dulịch ghé thăm, thường vì giá trị tự nhiên hoặc văn hóa vốn có hoặc được trưng bay, ý
nghĩa lịch sử, vẻ đẹp tự nhiên hoặc được xây dựng, mang lại sự thư giãn và giải trí”
(Wikipedia) Theo định nghĩa của UNWTO, “Điểm du lịch là một đặc điểm vật lý hoặcvăn hóa của một địa điểm cụ thể mà cá nhân người ổi du lịch hoặc khách du lịch cảm
nhận là có khả năng đáp ứng một hoặc nhiều nhu cầu cụ thê liên quan đến giải trí của
họ Những đặc điểm như vậy có thể có trong tự nhiên (ví dụ: khí hậu, văn hóa, thảm
22
Trang 34thực vật hoặc phong cảnh) hoặc chúng có thé cụ thé cho một địa điểm, chăng hạn nhưbuổi biểu diễn sân khấu, bảo tàng hoặc thác nước” (UNWTO, 2000).
Theo khoản 7 Điều 3 của Luật Du lịch năm 2017, “Điểm du lịch là nơi có tàinguyên du lịch được dau tư, khai thác phục vụ du lich” (Quốc Hội, 2017) Theo Khoản
1 Điều 23 của cùng luật và Điều 11 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, điều kiện để một nơiđược công nhận là điểm du lịch bao gồm:
- Sở hữu tài nguyên du lịch với ranh giới rõ ràng trên bản đồ địa hình, được cơquan có thầm quyền xác nhận, với tỷ lệ bản đồ phù hợp yêu cầu quản lý và đặc điểm địa
hình của khu vực.
- Có cơ sở hạ tầng và dịch vụ cần thiết dé phục vụ khách du lịch, bao gồm cáckết nối giao thông và thông tin liên lạc thuận tiện, cung cấp điện và nước sạch, có biểnchỉ dẫn và thuyết minh về điểm du lich, cũng như dịch vụ ăn uống, mua sắm
- Đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường,bao gồm có bộ phận bảo vệ hoạt động 24 giờ mỗi ngày: công bố công khai số điện thoại
và địa chỉ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch; có phương thức tiếp nhận và xử lýkịp thời các phản ánh, kiến nghị của khách du lịch; nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, thônggió tốt và đủ ánh sáng, phù hợp với lượng khách trong thời kỳ cao điểm; có các biệnpháp thu gom và xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt theo quy định pháp luật về bảo vệmôi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường; áp dụng các biện pháp phòng chốngcháy n6 theo quy định của pháp luật
1.2.1.5 Vùng phi Quân sự
Theo Wikipedia, khu vực phi quân sự hay giới tuyến phi quân sự (tiếng Anh:
Demilitarized Zone, viết tắt DMZ) là một khu vực, biên giới hoặc ranh giới g1ữa hai hay
nhiều lực lượng quân sự đối lập, nơi mà hoạt động quân sự bị cấm tiến hành Thông
thường, giới tuyến DMZ được thiết lập thông qua các thỏa thuận song phương, đaphương hoặc thông qua hiệp định đình chiến, hòa bình, và thực tế nó có thé tạo thànhbiên giới giữa các quốc gia
Theo Wikipedia, một số khu DMZ nổi tiếng trong lich sử bao gồm:
23
Trang 351) Vùng Rhineland của Đức, được thiết lập là DMZ sau Chiến tranh thế giới thứnhất theo Hiệp ước Versailles năm 1919 Năm 1936, nước Đức phát xít đã chiếm lại và
loại bỏ tình trạng DMZ cua Rhineland.
2) DMZ giữa Trung Hoa Dân Quốc và Mãn Châu: Sau khi quân đội Nhật chiếmMãn Châu từ tháng 9 năm 1931 đến tháng 2 năm 1932 và thiết lập chính phủ bù nhìn,
tháng 5 năm 1933, Hiệp ước Tanggu giữa Trung Hoa và Nhật Bản đã xác định ranh giới
DMZ giữa Mãn Châu và phần còn lại của lãnh thổ Trung Quốc
3) Các khu DMZ giữa Israel với Syria (ba vùng), giữa Israel và AI Cập, và giữa
Israel và Jordan, được thành lập sau cuộc chiến tranh A Rập - Israel năm 1948
4) Khu DMZ Vĩ tuyến 38 trên Bán đảo Triều Tiên, với phía nam do Hàn Quốc quản
lý và phía bắc do Bắc Triều Tiên quản lý Khu vực này vẫn tồn tại đến nay và hai nướcvẫn trong tình trạng chiến tranh
5) Khu DMZ vĩ tuyén 17, gitta Quéc gia Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa ở miềnNam và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở miền Bắc, được thành lập theo Hiệp định Genève
về Việt Nam ngày 21 tháng 7 năm 1954 DMZ này rộng khoảng 1,6km mỗi bên tính từ
bờ sông Bến Hải, kéo dai từ biên giới Việt Nam—Lao đến Biển Đông và đã bị bãi bỏ khiViệt Nam được tái thống nhất vào ngày 2 tháng 7 năm 1976
Tuy nhiên, không phải tất cả các vùng phi quân sự điều có giá trị khai thác phục
vụ du lich Dé đạt được mục dich này, phần lớn quan điểm và tác giả cũng đồng ý cho
rằng, dé một Khu phi quân sự khai thác và phục vụ cho mục đích hoạt động du lịch, cần
hội tụ đầy đủ các điều kiện sau:
1) Dam bảo an toàn và an ninh: Day là yếu tố quan trọng nhất Khu vực DMZthường gần với các khu vực có hoạt động quân sự hoặc có thể chứa mìn và đạn đượcchưa nô Việc thiết lập các biện pháp an toàn và bảo vệ để ngăn chặn mọi rủi ro đối vớikhách du lịch là cần thiết Điều này có thể bao gồm việc rà soát mìn, cảnh báo rõ ràng
về các khu vuc cắm va su hién dién cua nhan vién an ninh chuyén nghiép
2) Có tính giáo dục và thông tin: Khu DMZ thường chứa dung lịch sử phức tap
và đôi khi đau thương Vì vậy, việc cung cấp thông tin chính xác và có tính giáo dụccho khách du lịch về lịch sử, nguyên nhân và hậu quả của sự phân chia giúp tăng cường
sự hiểu biết và nhận thức về khu vực nay Điều này có thé được thực hiện thông qua cácbảo tảng, trung tâm thông tin, hướng dẫn viên có kiến thức và tài liệu giáo dục
24
Trang 363) Vấn đề bảo tồn và bảo vệ môi trường: Nhiều khu DMZ, do thiếu sự can thiệpcủa con người, đã trở thành nơi trú an cho da dang sinh hoc Viéc bao tồn va bảo vệ môitrường tự nhiên trong khi phát triển du lịch là cần thiết, nhăm đảm bảo rằng hoạt động
du lịch không gây hại cho hệ sinh thái địa phương.
4) Đảm bảo co sở hạ tang và tiện ích: Phát triển co sở hạ tang như đường đi, biểnchỉ dẫn, điểm quan sát, nhà vệ sinh và các tiện ích khác một cách cần thận và tôn trọngmôi trường là quan trong dé đảm bảo trải nghiệm thoải mái va dé chịu cho khách du lịch
5) Phát triển du lịch bền vững: Phát triển các chương trình du lịch nhắn mạnh đếnviệc học hỏi và trải nghiệm văn hóa, lịch sử mà không gây hại cho cộng đồng và môitrường địa phương Việc này bao gồm việc quảng bá du lịch có trách nhiệm, giảm thiểu
tác động tiêu cực và tôn trọng các giá trị văn hóa.
6) Quảng bá và truyền thông: Truyền thông hiệu quả về giá trị và ý nghĩa củađiểm đến DMZ như một điểm đến du lịch cần thiết dé thu hút khách du lịch Điều nàybao gồm việc sử dụng các kênh truyền thông đa dạng và chiến lược marketing chuyênnghiệp dé nâng cao nhận thức và quảng bá những điểm đặc biệt, cũng như mang lại giá
tri giáo dục và sinh thái của khu vực.
7) Sản phẩm du lịch đa dạng: Phát triển các loại hình du lịch đa dạng như du lịch
sinh thái, du lịch lịch sử, du lịch giáo dục, du lịch hoài niệm, du lịch tưởng nhở - tri ân
và thậm chí là du lịch mạo hiểm (nếu phù hợp và an toàn), giúp thu hút một phạm vi
rộng lớn khách du lịch với sở thích khác nhau Việc tạo ra các trải nghiệm du lịch phong
phú và độc đáo sẽ góp phan tăng cường giá trị của khu DMZ như một điểm đến có giá
tri.
8) Sự tham gia của cộng đồng dia phương: Sự hỗ trợ va tham gia của cộng đồngđịa phương là quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững Họ có thé đóng gópbang cách cung cấp dich vụ, sản phẩm địa phương, hoặc thậm chí là trở thành hướngdẫn viên du lịch, giúp khách du lịch hiểu sâu sắc hơn về văn hóa và lịch sử của khu vực
9) Sự đồng thuận và hỗ trợ từ Chính phủ: Việc có được sự đồng thuận và hỗ trợ
từ phía Chính phủ và các cơ quan quản lý liên quan là cần thiết dé phát triển cơ sở hạtầng, cung cấp các dịch vụ cần thiết và bảo đảm an ninh Điều này cũng bao gồm việcthiết lập các quy định và chính sách hỗ trợ du lịch bền vững và có trách nhiệm
25
Trang 3710) Tăng cường trải nghiệm tương tác: Cung cấp các trải nghiệm tương tác, như
mô phỏng, trò chơi giáo dục, và tour thực địa, giúp tăng cường trải nghiệm của khách
du lịch và khuyến khích sự tham gia tích cực vào việc học hỏi về lịch sử và văn hóa của
khu vực.
Tóm lại, việc thỏa mãn các điều kiện trên không chỉ giúp dam bảo răng khu DMZtrở thành điểm đến du lịch hap dan ma con dam bao rang hoạt động du lich diễn ra mộtcách bên vững, tôn trong và bảo tồn giá trị lich sử, văn hóa và môi trường của khu vực,đồng thời mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và góp phần vào du lịch và kinh
tế của địa phương
1.2.1.6 Chương trình du lịch vùng phi Quân sự (DMZ tour)
Định nghĩa chương trình du lịch cũng có nhiều quan điểm dựa trên cách tiếp cận
khác nhau Trong cuốn sách có tựa đề “Tourism Management”, Weaver và Lawton mô
tả chương trình du lịch là một kế hoạch tổng hợp bao gồm tất cả các hoạt động, dịch vụ,
và sản phẩm được cung cấp cho khách du lịch trong suốt kỳ nghỉ của họ chương trình
du lịch nhằm mục đích tạo ra trải nghiệm du lịch độc đáo và nhớ đời, thông qua việc kếthợp các yếu tố như văn hóa, giải trí, giáo dục, và thư giãn (Weaver & Lawton, 2017)
Thomas Bieger thi dé cap dén chương trình du lịch như một loạt các dịch vụ và sản
pham du lịch được thiết kế và kết hợp một cách có chủ đích dé đáp ứng nhu cầu và mongđợi của khách du lịch chương trình du lịch không chỉ bao gồm các thành phần truyềnthống như lưu trú và vận chuyên mà còn bao gồm cả các trải nghiệm độc đáo và cá nhânhóa (Bieger, 2007) Goeldner va Ritchie nhấn mạnh rằng chương trình du lịch là sự tổchức có hệ thống của các dịch vụ du lịch, bao gồm lên kế hoạch, quảng bá, và cung cấpcác sản phẩm du lịch cho khách du lịch Mục tiêu của chương trình du lịch là dé tối ưu
hóa sự hài lòng của khách du lịch và tăng cường giá tri của trải nghiệm du lịch (Goeldner
và cộng sự, 2009) Stephen J Page mô tả chương trình du lịch như một cách tiếp cậntong thé nham quản lý và phát triển sản phẩm du lịch Chương trình này bao gồm việclên kế hoạch chiến lược, phát triển sản phẩm, quản lý chất lượng, và tiếp thị chươngtrình du lịch được thiết kế dé đáp ứng nhu cau của thị trường mục tiêu cũng như đạtđược mục tiêu kinh doanh của các tô chức du lịch (Page, 2014) Christopher Hollowayđịnh nghĩa chương trình du lịch là tổng thé của các hoạt động du lịch được lập kế hoạch
26
Trang 38dé đem lại trải nghiệm hap dẫn và thoải mái cho khách du lịch Ông nhắn mạnh vai tròcủa việc thiết kế chương trình du lịch một cách cần thận dé bảo đảm rằng nó phản ánhđược bản sắc văn hóa của điểm đến, đồng thời cung cấp các dịch vụ và tiện ích chất
lượng cao (Holloway, 2004).
Theo khoản 8 Điều 3 của Luật Du lịch 2017, chương trình du lịch được địnhnghĩa là văn bản mô tả lịch trình, dịch vụ và giá bán đã được ấn định cho một chuyến di
du lich từ điểm khởi hành đến điểm kết thúc (Quốc Hội, 2017) Nguyễn Van Mạnh vàPhạm Hong Chương mô tả chương trình du lịch trọn gói như một khuôn mẫu dựa trên
đó các tour du lịch được tổ chức với mức giá đã định sẵn Chương trình này bao gồm
chỉ tiết các hoạt động du lịch như vận chuyền, lưu trú, ăn uống, giải trí và tham quan.
Giá của chuyên đi sẽ bao gồm hau hết các chi phí cho các hàng hóa và dịch vụ phát sinhtrong suốt hành trình (Mạnh N.V & Chương P.H, 2006)
Như vậy, chương trình du lịch được coi như một SPDV đặc thù, năm ở ranh giớigiữa hàng hóa và dịch vụ với những đặc tính như tính vô hình và không thé lưu trữ.Điểm đặc biệt của chương trình du lịch là khả năng linh hoạt cao, có thể được điều chỉnh
dé phù hợp với yêu cầu cụ thé của từng khách du lịch Chất lượng của một chương trình
du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tô khác nhau, từ điều kiện thời tiết đến chất lượng dịch
vụ được cung cấp bởi các đối tác như khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vận chuyền, muasắm và giải trí, cũng như trình độ chuyên môn và sự chuyên nghiệp của hướng dẫn viên
chương trình du lịch có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau: từmục đích chuyến đi, cách tính giá, nguồn gốc phát sinh, đến phạm vi địa lý của chuyến
đi, và loại phương tiện giao thông sử dụng Cụ thé, về cách tính giá, chương trình dulịch có thể được chia thành các loại như tour trọn gói, gia combo cơ bản, hoặc du lịch tựchọn Dựa vào phạm vi thời gian của chuyến đi, chương trình du lịch có thể được phânthành các loại như du lịch ngăn ngày hoặc dài ngày, du lịch nội địa hoặc quốc tế Phươngtiện giao thông cũng là một yếu tố quan trọng trong việc định hình chương trình du lịch,với sự lựa chọn đa dạng từ ô tô, tàu hoả, xe máy, máy bay, cho đến những trải nghiệm
du lịch bằng động vật như tại Bản Đôn - Buôn Mê Thuột
Theo tìm hiểu của tác giả, đến nay chưa có một khái niệm đồng nhất và chínhthức nào về chương trình du lịch vùng phi quân sự (DMZ tour) Tuy nhiên, dựa vào khái
niệm về khu phi quân sự và khái niệm vê chương trình du lich, tác giả có thé đưa ra cách
27
Trang 39hiểu về chương trình du lịch vùng phi quân sự như sau “DMZ tour, hay chương trình
du lịch vùng phi quân su, là một loại hình DL đặc biệt nhằm mục đích Cung cấp chokhách du lịch cái nhìn toàn diện về một khu vực được xác định là khu phi quân sự Vùngphi quân sự, là một biên giới hoặc ranh giới được thiết lập giữa hai hoặc nhiều lựclượng quân sự đối đầu, nơi mọi hoạt động quân sự đều bị nghiêm cam theo các thỏathuận song phương, da phương, hiệp định đình chiến, hoặc hiệp định hòa bình Chươngtrình du lịch này bao gốm lịch trình cụ thể, các dịch vụ du lịch và giá ban đã được địnhtrước cho chuyến di, từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc, giúp khách du lịch khám phá,
học hỏi và trải nghiệm các giá trị lịch sử, văn hóa, chính trị và sinh thải đặc trưng của khu vực DMZ” (Tác giả).
Một DMZ tour thường bao gồm các hoạt động như thăm quan các điểm lịch sử,các trung tâm thông tin, tham gia các cuộc thuyết trình hoặc triển lãm, và được hướngdẫn bởi các chuyên gia hoặc hướng dẫn viên du lịch có kiến thức sâu rộng về khu vực.Các tour cũng thường tập trung vào việc quảng bá sự hiểu biết và nhận thức về tam quantrọng của hòa bình, an ninh và bảo tồn môi trường trong và xung quanh điểm đến DMZ.1.2.1.7 Sản phẩm du lịch
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) trong Khuyến nghị Quốc tế về Thống
kê Du lich 2008 (IRTS 2008), sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của các yếu tố hữu hình
và vô hình như tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, các điểm tham quan, cơ sở vật chất,
dịch vụ và hoạt động, được tập trung quanh một điểm thu hút chính Đây chính là nêntang của chiến lược tiếp thị cho điểm đến và tạo nên trải nghiệm tổng thé cho kháchtham quan, bao gồm cả những ấn tượng cảm xúc đối với khách hàng tiềm năng Sảnphẩm du lịch này được định giá, quảng bá và phân phối qua các kênh bán hàng và sởhữu một vòng đời riêng biệt (UNWTO, 2008) Kotler và cộng sự trong cuốn “Marketingfor Hospitality and Tourism” thì định nghĩa định nghĩa “sản phẩm du lịch là tổ hợp củahàng hóa và dịch vụ cung cấp cho khách du lịch trong suốt hành trình của họ, bao gồm
cả lưu trú, vận chuyền, ầm thực, và các trải nghiệm văn hóa hoặc giải trí tại điểm đến”
(Kotler et al., 2014) Neil Leiper mô tả “sản phẩm du lịch là một hệ thong da dang, baogom cơ sở vật chat, dịch vu, và trải nghiệm mà khách du lịch sử dụng và tận hưởng trongchuyên đi của minh Ông nhắn mạnh răng sản phâm du lich không chi bao gồm những
28
Trang 40gi được cung cấp tại điểm đến mà còn cả quá trình di chuyên và chuẩn bị cho chuyếnđi” (Leiper, 1990) Dimitrios Buhalis định nghĩa san phẩm du lịch là sự kết hợp giữa cácyếu tố tự nhiên, văn hóa, và nhân tạo tại một điểm đến, cùng với các dịch vụ hỗ trợ như
vận chuyên, lưu trú, và giải trí, tạo ra trải nghiệm tổng thé cho khách du lịch Buhalis
nhắn mạnh việc tao ra giá trị gia tăng thông qua sự đổi mới va quan lý chất lượng sảnphẩm du lịch là chìa khóa cho sự thành công của điểm đến (Buhalis, 2000)
Theo khoản 5 Điều 3 của Luật du lịch 2017, sản phẩm du lịch (sản phẩm du lịch)được định nghĩa là một tập hợp các dịch vụ được phát triển dựa trên việc khai thác giátrị của các tài nguyên du lịch nhăm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch (Quốc Hội,2017) Từ góc độ khách du lịch, sản phẩm du lịch bao gồm tất cả những lợi ích và trải
nghiệm mà họ nhận được trong suốt chuyến đi Đối với nhà cung cấp, sản phẩm du lịch
là sự tổng hợp các dịch vụ thiết yếu nhằm đáp ứng các nhu cầu cụ thể của khách du lịchtrong chuyến tham quan của họ
1.2.2 Lý thuyết nền tảng
1.2.2.1 Cau du lịch (Tourism Demand)
Có những câu hỏi đặt ra dành cho các nhà nghiên cứu về du lịch, cho các nhà
marketing du lịch là “cái gì thúc đây con người đi du lịch?”, “cái gì dẫn đến việc ra quyết
định đi du lịch của con người?”; rồi tại sao có người thì lựa chọn đi du lịch loại hình
mạo hiểm thay vì số khác lại muốn đi loại hình du lịch sinh thai?” Từ đó có rất nhiều
nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tô thúc đây con người đi du lịch là động cơ, mà động cơ đódựa trên cơ sở có nhu cầu, mong muốn
Trong Marketing, cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán Theo Vũ Mạnh Hà(2014) “cầu du lịch là cầu về sản phẩm du lịch” Theo Nguyễn Văn Mạnh và NguyễnĐình Hoà trong “Giáo trình Marketing du lịch”, cầu trong du lịch được định nghĩa làmong muốn mua dịch vụ và hàng hóa du lịch của những người có khả năng thanh toán,
thời gian rảnh rỗi, và sự sẵn sàng chi tiêu cho du lịch (Mạnh N.V & Hòa N.Đ, 2015).
Do đó, cầu du lịch bao gồm nhu cầu có khả năng thanh toán cho các dịch vụ như tư vấn,
vận chuyền, lưu trú, ăn uống, và các dịch vụ khác liên quan đến du lịch.
Boniface Brian và Cooper (1975) mô tả ba khái nệm cầu du lịch bao gồm: cầu
thực tế, cầu kìm nén và không cầu Cầu thực tế là số lượng người đang thực sự di du
29