Đề tài nghiên cứu ở Việt Nam Tác giả Triều Thị Thúy với “Hoạt động thu hút khách nội địa đến du lịch Phú Yên — Thực trạng và giải pháp”, luận văn Thạc sỹ Du lịch học của Trường Dai hoc K
Đề tài nghiên cứu về làng nghề, làng lụa Vạn Phúc, Hà ĐôngNhắc đến lụa Vạn Phúc, người ta nhớ ngay đầu tiên đến nhạc phẩm “Áo lụa Hà Đông” của Ngô Thụy Miên đã đi sâu vào lòng người lời ca, tiếng hát qua nhiều thế hệ nghệ sĩ.
Có rat nhiều tài liệu, sách viết về làng nghề phải ké đến cuốn Hoang VănChâu (2007) “Làng nghề du lịch Việt Nam” đã chỉ ra được mạng lưới làng nghề ở Việt Nam Tác giả đã chỉ ra được vấn đề phát triển du lịch bền vững làng nghề Việt Nam; Xu hướng phát triển của làng nghề du lịch trên thế giới Từ đó,tác giả đã chỉ ra được vấn đề xây dựng mô hình làng nghề ở nước ta Đây là cơ sở lý luận vững chắc làm nền tảng cho việc tìm hiểu về làng nghề trong sự phát triển du lịch nói chung, phát triển du lịch làng nghề theo xu hướng hội nhập quốc té.
Tác giả Truong Minh Hang (2011-2012) với 6 tập “Tổng hợp nghề va làng nghề truyền thống Việt Nam” với mỗi tập trên đưới gần 1000 trang “Nghề đan lát; nghề thêu, dệt; nghề làm giấy; đồ mã và nghề làm tranh dân gian” dày 1502 trang, xuất bản năm 2011 năm ở tập 5 Tác giả đã cho người đọc thấy những bằng chứng xác thực về nguồn sốc nghề dệt xuất hiện ở nước ta một cách tong hợp và rõ ràng những căn cứ.
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về làng nghề, đặc biệt là làng nghề lua Van Phúc, trong đó tiêu biểu có thé ké đến tác giả Nguyễn Tiến Quyết (2014) với luận văn Thạc sỹ Kinh tế của Trường Đại học Lâm Nghiệp với đề tài “Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa Van Phúc, Hà Đông, thành phố Hà Nội” Tuy nhiên, đề tài này chỉ nghiên cứu ở khía cạnh kinh tế nhằm bảo tồn và phát triển chứ chưa phân tích được mối quan hệ hai chiều của kinh tế du lịch và bảo tồn làng nghề dưới góc độ du lịch Bởi vậy, tác giả chi đưa ra những thực trạng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Tuy vậy, đây cũng là một trong những đề tài quan trọng, làm cơ sở cho tác giả làm đề tài nghiên cứu.
Những cuốn tài liệu khoa học khác viết về phố cô dưới góc độ nghiên cứu khác nhau, tác giả Nguyễn Thùy Dương với đề tài luận văn thạc sỹ Kinh tế
“Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề truyền thống lụa tơ tam Vạn Phúc — Hà Đông” cũng chi ra van dé phát triển kinh tế của làng nghề, những thực trạng tình hình các cơ sở sản xuất kinh doanh của làng nghề nơi đây Và để có thé thu hút du khách du lịch thì van dé chất lượng sản phẩm cũng là một trong vẫn đề quan trọng Bởi vậy đây cũng là nguồn dữ liệu phong phú đa dạng cho tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài của mình.
Tác giả Phạm Thị Hồng Phương (2008) với luận văn thạc sỹ Du lịch học
“Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành với điểm du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây” Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội đã nhìn làng nghé, trong đó có làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông dưới góc góc độ du lịch Cụ thé trong van dé phát triển du lịch nhân liên kết giữa các công ty lữ hành và điểm du lịch là vô cùng quan trọng Từ đó tác giả đã xây dựng được mô hình liên kết chung giữa hai thành phần quan tọng trong van đề phát triển du lich làng nghề lụa Vạn Phúc, Ha Đông Đây là một trong những giải pháp thu hút du khách đến với làng nghề du lịch lụa Vạn Phúc.
Tác giả Trịnh Thị Oanh (2015) với luận văn Du lịch học “Ứng xu văn hóa trong du lịch tại làng nghề truyền thống ở Hà Nội (Khảo sát tại làng nghề gốm Bát Tràng và làng lụa Vạn Phúc)”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra góc độ ứng xử văn hóa trong du lịch tại các làng nghề, trong đó có làng nghề lụa Vạn Phúc đang diễn ra hàng ngày Ứng xử văn hóa trong du lịch là nhân tố quan trọng để có sự thu hút du khách đến với làng nghề Dưới góc độ trên, tác giả đã có những nguồn dit liệu tiêu biểu và quan trọng làm tài liệu cho đề tài nghiên cứu của tác giả.
Có thể nhận thấy rằng, vấn đề thu hút khách du lịch đến với làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, Hà Đông không chỉ một khía cạnh mà bao gồm rất nhiều khía cạnh như vấn đề của cơ quan quản lý, van dé văn hóa, van đề kinh doanh của cơ sở sản xuất, sự kết hợp của các côcng ty du lịch và điểm đến du lịch
Từ đó đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào thật toàn diện về van đề thu hút khách du lịch đến với làng nghề lụa Vạn Phúc Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vấn đề phát triển du lịch, tính riêng du lịch làng nghề là một khía cạnh phát triển chung của du lich thủ đô theo định hướng phát triển du lịch của Hà Nội Bởi vậy, tác giả đã học hỏi, tham khảo những tư liệu của những công trình đi trước trên đây dé làm cơ sở cho tác giả nghiên cứu thực hiện đề tài này.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định được cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất định hướng giải pháp góp phần thu hút khách du lịch đến ngày càng nhiều với làng nghề vạn Phúc, góp phan gia tăng giá trị làng nghề truyền thống và tuyên truyén, gin giữ bản sắc một trong những làng nghề cổ nhất Việt Nam.
- Thu thập các công trình nghiên cứu về thu hút khách du lịch đến với điểm đến hay điểm tham quan dé làm tổng quan tài liệu về van đề nghiên cứu, làm cơ sở cho việc xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Thu thập các dữ liệu về làng lụa Vạn Phúc, đặc biệt về giá tri truyền thống của làng nghề, về hoạt động du lịch và hoạt động thu hút khách của làng nghề nay dé có cái nhìn khái quát về dia bàn nghiên cứu
- Khảo sát (quan sát tham dự, phỏng van va bằng bang hỏi) để có được bức tranh thực trạng tình hình du lịch nói chung, tình hình thu hút khách du lịch đến làng nghề nói riêng Nhận diện các vấn đề đặt ra cho công tác gìn giữ làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch.
- Phân tích kết quả điều tra dé phát hiện thấy vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến độ hap dẫn khách du lịch đến với làng nghề.
- Dé xuất một số gợi ý nhăm thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với làng nghề dệt lụa tơ tăm Vạn Phúc.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Kết cấu luận vanNgoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài tiệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cầu gồm 3 chương chính:
Tổng quan và cơ sở lý luận về hoạt động thu hút khách du lịch đến làng nghềThực trạng thu hút khách du lịch đến với làng lụa VạnPhúc, Hà Đông, Hà Nội.
Một số giải pháp nhằm day mạnh khách du lịch đến vớilàng lụa Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.
KHACH DU LICH DEN LANG NGHECác yếu tổ thu hút khách du lịch Nghiên cứu các yếu tố thu hút khách du lịch nhận được sự quan tâm củaMột trong những tác giả có nghiên cứu sớm về yếu tô thu hút khách du lịch là Crompton (1979), tiếp theo là Haider and Ewing (1990), Morey và cộng sự (1991), Schroeder và Louviere (1999), Hsu và cộng sự (2009) Các tác giả này cho rằng, đặc điểm/đặc trưng của điểm đến là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự lựa chọn đến đến du lịch, bao gồm các nhân tố: giá cả, quy mô và dịch vụ lưu trú, điểm đến gần biển, điểm đến gần trung tâm, khoảng cách từ điểm đến tới sân bay, khoảng cách của các cơ sở lưu trú, cửa hàng mua sắm, các hoạt động tại điểm đến, các van đề liên quan đến sức khỏe và các nhân tổ an ninh an toàn.
Chen and Tsai (2007) chỉ ra 3 nhân tố chính anh hưởng đến lựa chọn điểm đến du lịch của du khách bao gồm: Một là, nguồn thông tin, như: Thông tin từ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp; Thông tin truyền miệng; Thông tin thương mại (thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Tivi, báo chí, mạng xã hội, website ) Hai là, đánh giá của du khách về điểm đến, như: Đánh giá hình ảnh thương hiệu điểm đến; Giá cả; Các nhân tố hữu hình khác (tài nguyên, giao thông, dịch vụ ); Ba là, động cơ, như: Xu hướng của xã hội (nơi đang sinh sống); Thỏa mãn tính tò mò, hiếu kỳ (khám phá âm thực, văn hóa, lich sử, );
Muốn trải nghiệm cảm giác khác lạ so với cuộc sông hàng ngày (thoát khỏi nơi cư trú thường xuyên, rời xa căng thắng stress hàng ngày, gặp gỡ những người mới, tham gia các hoạt động thể thao mạo hiểm, thử thách bản thân) (Chen &
Correia and Pimpao (2008), cũng chỉ ra 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến lựa chọn điểm đến du lịch của du khách bao gồm: Một là, nguồn thông tin,
23 gồm: Nguồn trung lập (các văn phòng Du lịch); Nguồn mang tính thương mai (các công ty/đại lý lữ hành); Nguồn từ xã hội (từ người thân, bạn bè, gia đình);
Nguồn thông tin quảng cáo, xúc tiến hỗn hợp (Tập gấp brochures, báo chí, phim ảnh, radio, TV, internet); Hai là, đặc điểm, đặc trưng của điểm đến, gồm: Âm thực, môi trường xã hội, khả năng tiếp cận, bầu không khí thư giãn, an ninh an toàn, thời tiết, phong cảnh, hoạt động mua sắm, các hoạt động về đêm, trang thiết bi thé duc thé thao, dịch vụ lưu trú, dich vụ vui chơi giải trí, có tính độc đáo, kỳ lạ ; Ba là, đặc điểm cá nhân, gồm: Có thêm trải nghiệm với nhiều nền văn hóa và lối sông, có thêm nhiều kiến thức về điểm đến, làm giàu hiểu biết của bản thân, thăm quan nhiều địa danh mới, được vui chơi giải trí, đến những địa danh mà bạn bè chưa bao giờ đến, muốn ké cho mọi người nghe về điểm đến, gắn kết thêm tình bạn, giải tỏa stress, rời khỏi nơi cư trú thường xuyên, gap gỡ, giao lưu với những người bạn mới, trải nghiệm cảm giác phiêu lưu mao hiểm.
Quan điểm của một số tác giả về các yếu tố tạo nên sức hap dẫn= = |8 Bo |e) F | SS) 2 ss a ne Slo lec aw O
3 Morey và cộng sự (1991) x x X x x x X 4 Dickman S (1997) x X X X xX |X x
5 Chen and Tsai (2007) X X X x X 6 Hsu và cộng sự (2009) X X xX |X X X 7 Kresic and Prebezac (2011) X X X
10 | Chuang và cộng sự (2014) X X X x |x x 11 | Klufova (2016) X X X X X
Kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả trước, Nguyễn Hoang Đông (2020) hầu như đưa tất cả các yếu tô ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch miền Trung của khách du lịch Hàn Quốc Theo tác giả, du khách Hàn Quốc lựa chọn điểm đến Miền Trung được thúc đây bởi nhiều nhân tố thuộc về động cơ đây và động cơ kéo Trong đó, kiến thức và khám phá, văn hóa và tôn giáo, giải trí và thư giản, thông tin điểm đến, lịch trình chuyến đi hợp lý và thuận tiện, hình ảnh điểm đến là những tố tố được du khách đánh giá cao Có sự khác biệt rõ rệt ở một số nhân t6 thuộc về động cơ day và kéo theo lứa tuôi và nghề nghiệp.
Tuy có nghiên cứu về việc thu hút khách du lịch, song Mai Chánh Cường (2008), Triệu Thị Thúy (2010) và Lê Việt Hà (201 1) không đưa ra các yếu tố có ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch
Như vậy, hầu hết các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn điểm đến du lịch của du khách đều đề cập đến các nhân tố bên trong (nhân tố cá nhân), và nhân tố bên ngoài (nhân tố môi trường).
1.1.4 Tổng quan nghiên cứu về làng lụa Vạn Phúc
Theo cô Giáo sư Trần Quốc Vượng “làng nghề là một làng tuy vẫn còn trồng trọt theo lối tiêu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác
25 như đan lát, gốm sứ, làm tương song đã nồi trội một nghề cô truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp” Tác giả Trương Minh Hang, trong cuốn Tổng quan về nghề và làng nghé truyền thong ở Việt Nam, đã nói về làng nghề như sau: “Theo cách định nghĩa trong dân gian, một nghề có “thâm niên” và tỷ lệ người làm nghề ở trong làng cao, thu nhập từ nghé là nguồn thu chính, tên làng dan dần gan với tên nghề thì được gọi là làng nghề”.
Trong bài viết Một số van dé về làng nghề ở nước ta hiện nay của tác giả Luu Thị Tuyết Vân, có định nghĩa làng nghề truyền thống như sau: “trước hết phải là một làng nghề nhưng đã có lịch sử tồn tại lâu đời, đến nay vẫn sản xuất một hoặc nhiều mặt hàng truyền thống có giá trị trên thị trường trong nước và quốc tế” Tác giả Dương Bá Phượng trong Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đã chỉ ra “làng nghề truyền thống là những làng nghé xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử và còn tồn tại cho đến ngày nay, là những làng nghề đã tồn tại hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm”.
Ngày nay, nhiều làng nghề truyền thống vẫn tồn tại, song các nghề thủ công nói chung đã có những thay đổi về kỹ thuật, tổ chức sản xuất, loại hình sản phẩm Sự thay đổi này đã tác động đến kinh tế, xã hội trong làng Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong Thông tư số 116/2006/TT-BNN, ngày 18-12-2006, làng nghề được công nhận là truyền thống phải đạt 3 tiêu chí: xuất hiện tại địa phương trên 50 năm tính đến thời điểm được công nhận; tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; găn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
Trên cơ sở đó, có thể hiểu làng nghề truyền thống là làng có nghé thủ công được hình thành lâu đời, vẫn duy trì và phát trién cho đến thời điểm hiện tại, là làng đang sản xuất một hoặc nhiều mặt hàng thủ công truyền thống, nhằm
26 tạo ra các sản pham có tính riêng biệt, đặc thù; Trong đó, thời gian, nguồn thu nhập chính chiếm tỷ lệ cao so với các hoạt động kinh tế khác.
Làng Vạn Phúc thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội Hà Đông khi xưa có 7 làng La, 3 làng Mỗ, đều làm nghề dệt lụa nhưng chỉ có lụa Vạn Phúc là nôi tiếng nhất Từ sản pham của làng, lụa, gam Vạn Phúc đã vượt qua giá trị hàng hóa đơn thuần trở thành một sản phâm của văn hóa.
Qua các thư tịch cô cho thấy, làng Vạn Phúc vốn có tên là Vạn Bảo, được hình thành từ khoảng năm 865 sau CN, sau đổi tên thành Vạn Phúc Thuở ấy, trong một lần đi thuyền bên sông Nhuệ, tướng quân Cao Bién có nói “Dat Vạn Phúc núi sông uốn khúc, long hỗ ôm quanh, hai bên giếng nước nuôi dưỡng tụ khí rồng xanh” Sau này, vợ tướng quân Cao Bién là ba La Thị Nga đã dạy dân làng cách dệt lụa Khi bà qua đời, nhớ công ơn của bà, dân làng Van Bao đã tôn ba là Thanh Hoàng làng và lập miéu thờ.
Trải qua các thời Lý, Trần, Hồ (gần 4 thế kỷ), nghề dệt lụa vẫn được duy trì dé phục vụ cho việc may mặc của vua quan, dân chúng ở kinh đô Tuy nhiên, dưới thời Lê, chỉ có làng Vạn Phúc là nơi duy nhất biết dệt gam, lụa Vì thé, đến cuối TK XIX, nhà Nguyễn chủ trương khuyến khích, ưu tiên hàng nội nên người thợ Vạn Phúc đã tìm tòi cải tiễn, tăng năng suất và cho ra đời những loại lụa mới như the, vân, xa, qué với mau mã hoa văn đạt đến độ tinh xảo Lua Van Phúc từng được chọn là chất liệu chính để may lễ phục cho các đời vua nhà Nguyễn Sau này, vua Khai Dinh, Bảo Đại đều sử dụng lụa, gam, sa Vạn Phúc
(Hà Đông) cho trang phục trong cung đình.
Trước năm 1945, lụa Vạn Phúc nổi tiếng trên thị trường Đông Dương, tham gia nhiều hội chợ ở cả ba vùng Bắc, Trung, Nam Việt Nam Tơ lụa Vạn Phúc có nhiều mẫu mã đa dạng, lên tới 70 loại the, lụa, sắm, lĩnh với nhiều tên gọi khác nhau như: băng hoa, long phượng, mây bay, tứ quế, sa trơn, the trơn, đũi hoa, vân thọ đỉnh.
Hoa văn, họa tiết trên gam, lua Van Phúc được chia thành các nhóm sau: hoa văn động vật gồm tứ linh, lưỡng long chầu nguyệt, lưỡng long song phượng, long vân, rồng vàng cuốn thủy, phượng trong mây, phượng ngậm cuốn thư, phượng xòe chữ thọ, rùa ngậm cuốn thư, quy nhả ngọc vàng, song hạc, ngũ phúc, quần ngư vọng nguyệt Họa tiết côn trùng, chim muông như chuôn chuồn, con cò, con bướm, dơi ; hoa văn thực vật gồm: cúc, trúc, mai, lan, hoa chanh, hoa hồng, hoa dâu ; hoa văn đồ vật, hình học mô phỏng: cuốn thư, đồng tiền, lang hoa, bình cổ, đèn lồng, chữ thọ (tròn và vuông), chữ triện, chữ vạn, chữ S, qua tram, hình vuông, hình thoi, 6 gạch, ca rô, ba sọc.
Tất cả hình dạng hoa văn trên lụa Vạn Phúc được trí tưởng tượng phong phú, ban tay tài hoa của nghệ nhân dệt thành sản phẩm độc đáo, thé hiện sức sáng tạo tinh tế, giàu thâm mỹ của cộng đồng dân thị tứ Hà Nội cuối TK XIX, đầu TK XX Thời điểm đó, làng Vạn Phúc có tới 1.500 khung dệt lụa Trai gái trong làng từ 15, 16 tuổi đã biết điều khiển khung cửi làm ra sản phẩm Vào thời kỳ này, người thợ dét Vạn Phúc đã thành công trong việc cải tiến chuyên từ khung đạp chân năng suất thấp, khổ vải hẹp, thành khung giật tay, với năng suất từ 3 thước khổ nhỡ lên 8 thước khổ rộng Lúc bấy giờ, ở Hà Nội xuất hiện nhiều cửa hàng bán lụa lớn ở Hàng Ngang, Hàng Đào.
VAN PHÚC, HÀ DONG, HÀ NOINguồn khách đến trong những năm gan đâyTrong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, các làng nghề nói chung, làng nghề Vạn Phúc nói riêng đã phát trién với tốc độ nhanh chóng Trước đây, Vạn Phúc chỉ dệt bằng khung dệt thủ công và chưa đầy 100 khung dệt, nay đã tăng lên trên 1000 khung và đã được cơ khí hoá 100% Các cơ sở sản xuất trong làng nghề đã thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm mang lại thu nhập 6n định và cao hơn nhiều so với sản xuất nông nghiệp cho các hộ gia đình.
Bang 2.1 Số lượng hộ kinh doanh va sản xuất tại làng nghề tăng đều qua các năm
(Nguồn: UBND Phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông) Năm 2019, làng nghề đã có 264 máy dệt, 164 cơ sở sản xuất và hơn 100 cơ sở kinh doanh, 3 công ty trách nhiệm hữu hạn, 1 công ty cô phan lụa, I khu trung tâm kinh doanh sản phẩm lụa chất lượng cao.
Sản phẩm lụa Vạn Phúc đa dạng, phong phú về chủng loại Một số sản phẩm tiêu biểu của làng nghề như: Sản phẩm lụa tơ tằm cao cấp không phai; sản phẩm lụa Vân; thiết kế ứng dụng vào sản xuất 10 mẫu hoa; khăn lụa tơ tam cao cấp Sản lượng lụa năm 2018 đạt trên 1,8 triệu mét vải lụa các loại, đạt
90% so với kế hoạch, doanh thu ước đạt 108 tỉ đồng, đạt 127% kế hoạch.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu của lụa Vạn Phúc vẫn là nội địa với 70% thị phần, còn lại 30% là xuất khâu (với phương thức chủ yếu là xuất khâu tại chỗ).
Có một số ít xuất sang Anh, Thụy Sy, Canada, Italia, Đức dưới dạng chao hang và thăm dò thi trường.
Về nguồn nhân lực cho làng nghề, hiện nay, Vạn Phúc có trên 50 thợ giỏi có tay nghề cao và 02 nghệ nhân được thành phố công nhận, 06 nghệ nhân được Hiệp hội làng nghề Việt Nam công nhận.
Về hoạt động KDDL, hiện nay số lượng KDL đến tham quan, mua sắm tại làng nghề trong những năm gan đây đã tăng đáng ké.
Bảng 2.2 Số lượng khách quốc tế đến làng nghề Van Phúc từ nam 2016-
Năm Số đoàn khách quốc tế Số lượt khách quốc tế
(Nguồn: UBND Phường Vạn Phúc, Quận Hà Dong) Số lượng khách nội địa mỗi năm ở đây cũng đạt tới 10.000 lượt khách.
Tuy nhiên, đây vẫn là những con số chưa xứng với kì vọng và tiềm năng của một làng nghề lâu đời bậc nhất Việt Nam.
Hiện nay, có nhiều công ty DL, hãng lữ hành đã tô chức các tour DL tới làng lụa Vạn Phúc, nhưng mới chỉ dừng lại ở hoạt động tham quan, mua săm.
Du khách chưa có cơ hội thực sự trải nghiệm các công đoạn sản xuất lụa, trải nghiệm văn hoa của làng nghề Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và doanh nghiệp khai thác KDDL thì sự phát triển DL làng nghề ở đây còn rat hạn chế về hình thức, quy mô, số lượng cũng như chất lượng sản phẩm Ngoài những hộ thuộc diện được quy hoạch thì số còn lại là tự phát, manh mún, thiếu chuyên
52 nghiệp Sản phẩm du lịch vừa thiếu vừa yếu, DV nghèo nàn, CSHT và giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu của KDL.
Mặc dù là điểm DL làng nghề nhưng nơi đây chưa có nhiều điểm tham quan hap dẫn, chưa kết nối được san phâm thủ công truyền thống với các sản phẩm văn hoá, lịch sử, cũng như cảnh quan, thậm chí là phong tục, tập quán, ầm thực (từ khâu nuôi trồng, chăm bón, thu hoạch, đến nghệ thuật chế biến, thưởng thức ) của người dân làng nghề Ban thân các đơn vị du lịch, hãng lữ hành muốn đưa khách tham quan tới nhưng sản phẩm hàng hoá, SPDL, sản phẩm DV quá đơn điệu, chưa tạo được sự hấp dẫn đối với KDL.
2.1.2 Các yếu tô chính thu hút khách du lịch đến với làng lụa Vạn Phúc
Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) hiện nay đã thành “địa chỉ đỏ” của du lịch làng nghề khi mỗi năm thu hút hàng vạn du khách trong và ngoài nước đến tham quan và mua sam Vậy yếu tố nào giúp thu hút du khách đến với làng nghề nơi đây.
Chat lượng sản phẩm Các hộ dân mở cửa hàng trên tuyến phố lụa phải đăng ký gian hàng đạt chuẩn với Sở Du lịch về giá cả và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, bảo đảm chất lượng về hàng hóa cho người sử dụng.
Các loại lụa Vạn Phúc: lụa, gam, voc, van, the, linh, bang, qué, doan, sa, ky, cầu, đũi với đặc trưng bền đẹp, mềm mại vừa tạo sự sang trọng, vừa gần gũi Trong đó, dòng lụa vốn được đánh giá là quý nhất của làng Vạn Phúc là lụa vân với lối dét tinh xảo Trên cơ sở những dé tài trang tri từ nghệ thuật truyền thống, người thợ làng lụa Vạn Phúc sáng tạo thêm dé thích ứng với từng chất liệu dệt như ngũ phúc, long vân, thọ đỉnh, quần ngư vọng nguyệt, hoa lộc để cho ra đời những sản phẩm đẹp.
Không ít khách hàng đến Vạn Phúc mua nhằm lụa nơi khác, tạo tâm lý và những đánh giá chưa tích cực về làng nghề Đó là thời điểm của nhiều năm về trước.
Hiện nay, người dân Vạn Phúc ý thức được rằng không có gì bền vững băng chính những yếu tổ truyền thống, những giá trị gốc cần được bảo tồn và phát huy Khách du lịch đến với Vạn Phúc bởi muốn tìm thấy tỉnh hoa của một làng nghề trên những tam lụa bản địa, tìm hiểu nghề truyền thong, không phải mua tam lụa nhập từ nơi khác.
Vì vậy, người Vạn Phúc đã chú trọng phát huy bản sắc làng nghề Dù số hộ trực tiếp sản xuất lụa là 145 hộ và số hộ kinh doanh lụa là 160 hộ, vẫn là con số khiêm tốn so với 3.900 hộ của cả làng nghề song so với những năm trước đã phát triển hon.
Sản lượng lụa mỗi năm sản xuất đạt khoảng 2 triệu mét, chỉ đủ đáp ứng nhu cầu thị trường trên 60%, số còn lại vẫn nhập từ nơi khác Tuy vậy, như ông Kiều Thanh Hải, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường Vạn Phúc, chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không nên bán hàng nhập ngoại, vì vậy hầu như rất ít cửa hàng bán sản phẩm lụa của Trung Quốc Hai năm trở lạ đây, địa phương tiễn hành kiểm tra và chưa phát hiện cửa hàng nào bán hàng Trung Quốc Với các hàng lụa nhập từ các tỉnh, thành khác, địa phương yêu cầu chủ cửa hàng niêm yết công khai để khách không nhằm lẫn.
trình bày giá trị Cronbach’s Alpha dé đo lường độ tin cậy củacác thang đo được xây dựng trong các khái niệm của mô hình Theo Nunnally
& Bernstein (1994), giá trị nay doi hỏi không nhỏ hơn 0,7 thì mới đủ điều kiện xây dựng nên một đo lường đáng tin cậy Tuy nhiên, theo Churchill (1979) và
Peter (1979) giá trị này có thê chấp nhận >= 0,6 thì thang đo vẫn đảm bảo độ tin cậy Hair et al (2010) cũng ủng hộ giá trị nhỏ nhất của hệ số Cronbach’ s Alpha là 0,6 và giá trị này thường được chấp nhận trong các nghiên cứu mà vấn đề nghiên cứu là tương đối mới cũng như bộ tiêu chí xây dựng thang đo cũng mới Trong điều kiện phạm vi của nghiên cứu, tác giả quyết định sử dụng giá trị 0,6 làm giá trị tối thiểu để đo lường độ tin cậy của thang đo.
Kết quả khảo sát kiểm định Cronbach’s Alpha tất cả thang đo đều đạt yêu cau về độ tin cậy các biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA ở phan tiếp theo.
Giá trị Cronbach’s Alpha của các thành phanNhóm thành phần Biến Alpha Tiếp cận TCI, TC2, TC3 0,855
Su đặc sắc và phong phú của sản phẩm DSPPI, DSPP2, DSPP3 0,89
Thái độ cộng đông TĐI, TĐ2, TD3 0,728
Giá cả GCI, GC2, GC3 0,672 Môi trường MT1, MT2, MT3 0,748
Su lựa chọn điểm đến LCDD3 0,816
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
2.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Mô hình lý thuyết các yêu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch của làng lụa Vạn Phúc gồm 5 thành phần và được đo lường bằng 15 biến quan sát Sau khi kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha tat cả 15 biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố khám phá dé đánh giá lại mức độ hội tụ của các biến quan sát theo các thành phan 0,5 < KMO = 0,682 < 1, do đó phân tích khám phá là thích hợp cho dit liệu điều tra Kiểm định Bartlett có Sig < 0,05; điều này cho thay các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tổ đại diện Trị số phương sai trích là 73.574% điều nay có nghĩa là 73.574% thay đôi của các nhân tô được giải thích bởi các biến quan sát (Bảng 2.6) Trong kết quả này, tat cả các biến quan sát được gom lại mà không có sự xáo trộn giữa các nhóm thành phan Như vậy, mô hình nghiên cứu ban dau là phù hợp.
TCl TC3 GC2 GC3 GCI MT2 MT3 MTI
Hệ số KMO 0,5 < 0,682 < 1 Kiém dinh Bartlett Sig < 0,05
(Nguôn: Kết quả phân tích SPSS)
Bảng 2.7 Kết quả phân tích tương quan
(Nguồn: Kết qua phân tích SPSS)
Kết quả phân tích tương quan như bảng 2.8 cho thấy không có dấu hiệu xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến Các biến độc lập có mối liên hệ tương quan tuyến tính thấp với nhau Các biến độc lập đều có mức ý nghĩa Sig (2 đuôi)
Kiểm định mức độ phù hợp Bảng 2.8 Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên a Predictors: (Constant), MT, DSPP, TD, TC, GC b Dependent Variable: LCDD
(Nguon: Kết quả phân tích SPSS)
Từ kết quả bảng trên, ta thay rằng kiểm định F cho giá trị Sig < 0.05, chứng tỏ là mô hình phù hợp và cùng với đó là R2 hiệu chỉnh có giá trị bằng 0,739 có nghĩa là mô hình hồi quy giải thích được 0,739% sự biến thiên của biến phụ thuộc Như vậy, mô hình có giá trị giải thích ở mức khá tốt.
> Kiểm định độ phù hợp của mô hình
Giả thuyết H0 đặt ra đó là: B1 = B2 = B3 = B4= B5 =0.
(Nguồn: Kết qua phân tích SPSS)
Ngoài ra, hệ số tương quan cho thấy rằng, kết quả kiểm định tất cả các nhân tố đều cho kết quả Sig < 0.05; điều này chứng tỏ răng có đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết HO đối với các nhân tổ này, hay các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 được chấp nhận ở mức ý nghĩa là 95%.
> Kiểm định hiện tượng da cộng tuyén
Bảng 2.10 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Thong kê đa cộng tuyến Độ phóng dai của biến
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Với độ chấp nhận (Tolerance) lớn và hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF) của các biến nhỏ, mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng
82 đa cộng tuyến Mô hình hồi quy vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến khi có giá trị VIF lớn hơn hay bằng 10.
> Kết quả phân tích hôi quy da biễn và đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tổ
(Nguôn: Kết quả phân tích SPSS)
Từ những phân tích trên, ta thấy tất cả 5 nhân tố đều ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch của làng Lụa Vạn Phúc Từ đó ta có được phương trình mô tả các nhân tố anh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch làng lụa Vạn Phúc như sau:
LCDD = 0,308 + 0,161*TC + 0,183* DSPP + 0,175*TD + 0,177*GC +
Hệ số beta chuẩn hóa của TC, MT, DSPP, TD, GC, MT lớn hơn 0 (lần lượt là 0.294, 0.296, 0.276, 0.242, 0.192), nghĩa là các biến độc lập này tác
83 động thuận chiều với biến phụ thuộc, biến độc lập càng tăng, biến phụ thuộc sẽ cảng tăng.
Ké đến tác động mạnh nhất thuộc về nhân tố DSPP “Su đặc sắc va phong phú của sản phẩm” (0.296) có tác động thuận chiều với biến phụ thuộc Khi khách du lịch đánh giá yếu tổ “Sự đặc sắc và phong phú của sản phẩm” tăng thêm 1 điểm thì anh hưởng của nhân tố này đến sự lựa chọn đến làng lụa Vạn Phúc tăng 0.296 điểm Đây là yếu tố quan trọng nhất, tác động mạnh nhất tới sự lựa chọn của du khách.
Nhân tố TC: “Tiếp cận” có tác động thuận chiều lớn thứ hai (0.294) Tuy không có hệ số tác động cao nhưng thé hiện một sự quan tâm đáng kề của khách du lịch về yếu tố cách tiếp cận đến làng lụa Vạn Phúc.
Nhân tố TD: “Thái độ của cộng đồng” có tác động thuận chiều lớn thứ ba (0.276) Hệ số tác động cao thể hiện sự quan tâm của du khách đến thái độ văn hóa ứng xử của người dân ở làng lụa Vạn Phúc Đây là yếu tô tác động mạnh thứ ba tới sự lựa chọn của du khách.
Nhân tố GC “Giá cả” có tác động thuận chiều lớn thứ tư (0.242) Hệ số tác động thuận chiều tuy không cao nhưng thể hiện khách du lịch làng lụa Vạn
Phúc quan tâm tới giá cả các sản phẩm được bán tại làng lụa Vạn Phúc.
Yếu tố MT “Môi trường” có tác động thuận chiều tới sự lựa chọn của khách du lich làng lụa Vạn Phúc Mặc dù đây là tác động nhỏ so với tổng thé, tuy nhiên đây cũng là một cơ sở dé tiến hành đề xuất khuyến nghị cho nghiên cứu này.
2.2.6 Nhận định và bàn luận
Bảng 2.12 Kết quả giá trị trung bình các thang đo
Giá trị| Độ Ký hiệu Thang đo trung | lệch bình | chuẩn
TC] Tiếp cận đến làng lụa Vạn Phúc rất thuận lợi 453 | 0.567
TC2_ | Dễ dàng tra cứu trên Google Map 464 | 0.324
TC3 Có thê đi đến làng lụa Vạn Phúc băng nhiêu 492 | 0786 phương tiện
DSPP | Sự đặc sắc và phong phú của sản phẩm 3.38 | 0.752 DSPP1 | Hàng hóa ở đây có chất lượng tốt 3.86 | 0.647
DSPP2 | Hàng hóa ở đây rất phong phú và đa dạng 3.25 | 0.354 DSPP3 Dễ dàng mua do an, thức uéng khi tham quan 375 | 0548 lang lua Van Phúc
TD_ | Thái độ cộng đồng 3.85 | 0.685
TDI | Người dân ở day chân thành, coi mở 412 | 0.714
TD2 | Người bán hang niềm nở đón khách 3.82 | 0.649
TD3 | Người bán hang ở đây thân thiện và dang tin 3.95 | 0.523
GC Giá cả 3.45 0.812 GCI _ | Giá cả các mặt hang ở đây rẻ 3.12 | 0.456
GC2_ | Khi mua hang phải mặc cả 3.24 | 0.648
GC3 Giá cả hợp lý, có nhiêu chương trình khuyên 354 | 0658
MT1 | Có nhiều cảnh đẹp, không khí trong lành 4.13 | 0.614 MT2_ | Có nhiều khu vui chơi, giải trí 4.28 | 0.648 MT3 | Môi trường làng nghé sạch sé, tươm tat 435 | 0.458
LCDD | Sự lựa chọn điểm đến 4.18 | 0.562
LCDDI đến diy giới thiệu cho bạn bè, người thân 389 | 0784
LCDD2 | Nếu có dịp Quý vị sẽ quay lại đây 4.16 | 0.648 LCDD3 | Lang Lua Van Phúc rất hap dẫn khách du lich | 4.24 | 0.688
(Nguon: Kết qua phân tích SPSS)
Yếu tố tiếp cận đứng vi trí thứ nhất trong bảng đánh giá với điểm trung bình nhân tố (hệ số Mean) = 4.52 Trong khi bảng phân tích hồi quy cho thấy yếu tố này cũng có ảnh hưởng mạnh thứ hai đến sự lựa chọn điểm đến du lịch làng lụa Vạn Phúc của du khách Các biến quan sát của nhóm này có mức độ cảm nhận dao động từ 4.53 đến 4.92 và ở mức hoàn toàn đồng ý Trong đó, biến quan sát TC3: Có thê đi đến làng lụa Vạn Phúc bằng nhiều phương tiện được nhiều người đánh giá hoàn toàn đồng ý Điều này phù hợp vì du khách có thê đi đến làng lụa Vạn Phúc băng nhiều phương tiện như ô tô, xe bus, xe máy, xe dap, taxi, xe ôm
Yếu tô Sự đặc sắc và phong phú của sản phẩm đứng vị trí thứ năm trong bảng đánh giá với điểm trung bình nhân tổ (hệ số Mean) = 3.38 Trong khi bảng phân tích hồi quy cho thấy yếu tố này có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự lựa chọn điểm đến du lịch làng lụa Vạn Phúc của du khách Các biến quan sát của nhóm này có mức độ cảm nhận dao động từ 3.25 đến 3.86 và ở mức đồng ý Trong đó, biến quan sát DSPP2: Hàng hóa ở đây rất phong phú và đa dạng có mức đánh không tốt Điều này củng phù hợp thực tế vì các quầy hàng tại làng lụa Vạn Phúc chưa có nhiều mặt hàng khác nhau, mẫu mã vải chưa được cập nhập thường xuyên.
MOT SO GIẢI PHÁP NHẰM DAY MANH THU HUT KHACH DUCăn cứ vào chiến lược và quy hoạch chung về phát triển du lịch thủTrong cơ chế nền kinh tế thị trường, nhiều làng nghề truyền thống đã phải tìm ra cho minh một hướng di mới dé tồn tại và phát triển Vạn Phúc là một trong những làng nghé đã thành công trong việc bảo tồn nghề truyền thống, phát triển và đa dang hóa các sản phẩm lụa to tăm, gắn với phát triển du lịch.
Dựa trên căn cứ vào chiến lược và quy hoạch chung về phát triển du lịch Thủ đô, đặc biệt chuỗi DL làng nghề.
Theo Quyết định 14/QD-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã chỉ rõ quan điềm về phát triển: “Phát triển nghé, làng nghề phù hợp với Chiến lược vàQuy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, gan VỚI chuyển dich cơ cấu kinhté nông thôn ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn kết vớiphát triển làng nghề chung cả nước Phát huy sự tham gia của cộng đồng có sự hỗ trợ củaNhà nước và các tổ chức quốc tế, gop phan tạo việc làm tại chỗ dé tăng thu nhập, để xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn theo phương châm “ly nông bat ly hương”, gan với quá trình xây dựng nông thôn mới Phát triển làng nghề song song với khôi phục, phát triénnganh nghề truyền thống, ôn định thị trường tiêu thụ, bảo đảm an toàn về môitrường sinh thái Phát triển nghề, làng nghề cần gan với phát triển dulich, tạo thành các tua du lich hap dẫn Khuyến khích tạo điều kiện thu hút khách quốc tế đến với làng nghề, sử dụng sản phẩm và dịch vụ của làng nghề.”
Với mục tiêu bảo tồn các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của làng xã; phát triên nghé và làng nghề một các bền vững gan với du lich, văn hóa, lễ hội, Hà Nội phan dau đến 2015, tỷ trọng sản xuất của các nghề, làng nghề chiếm 9% và đến năm 2030 chiếm 12% trong tông giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thành phó Làng nghề cũng sẽ tạo việc làm cho khoảng 800.000 đến 1.000.000 lao động nông thôn, trong đó tạo việc làm mới cho 200.000 lao động Phan đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 20 - 30 triệu đồng/năm vào năm 2015 và đạt 35 - 40 triệu đồng/năm vào năm 2020, 50 - 60 triệu đồng vào năm 2030 Đặc biệt, Hà Nội phan đấu đến năm 2030, trên địa bàn thành phố có khoảng 1.500 làng có nghề, chiếm 65,3% số làng ở ngoại thành (2.296 làng).
Hà Nội hiện có số làng nghề và làng có nghề nhiều nhất cả nước Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển làng nghề trong phát triển kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, ôn định xã hội, xây dựng bản sắc riêng Hà Nội, đặc biệt đứng trước những thách thức của bối cảnh mới, Thành phố đã và đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nham day mạnh phát triển làng nghề
Trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện có 806 làng nghé và làng có nghé, quy tụ 6/7 nhóm nghề của cả nước, trong đó có 318 làng nghề đã được UBND Thành phố công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống và làng nghề Hà Nội.
Hệ thống làng nghề Hà Nội tạo ra doanh thu hơn 20.000 tỷ đồng mỗi năm và có sự tăng trưởng, phát triển ôn định cả về doanh thu, giá trị sản xuất, xuất khẩu
Phát triển làng nghề là một trong những mục tiêu quan trọng nhằm thúc đây chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm ồn định xã hội Bên cạnh đó, hoạt động của các làng nghề còn góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống, xây dựng bản sắc, thương hiệu
90 riêng cho Thủ đô; không gian sáng tạo trong làng nghề góp phần tạo nên không gian cảnh quan cho đô thị.
Căn cứ vào mục tiêu chiến lược và đổi mới thu hút làng nghề du lịchHiện nay, Hà Nội đang triển khai thực hiện nhiều đề án, kế hoạch, chương trình đồng bộ nhằm đây mạnh phát triển bền vững làng nghề như: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021-2025; Đề án Quy hoạch phát triển làng nghề Hà Nội giai đoạn 2021-2030, định hướng đến 2040; Kế hoạch Phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021-2025 Đặc biệt, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với việc hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu chứng nhận/nhãn hiệu tập thể sản pham làng nghé, xây dựng các điểm giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP gan với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn đã đạt được những hiệu quả rat thiết thực trong phát triển làng nghé và phát triển kinh tế Trong thời gian tới, TP Hà Nội tiếp tục tập trung thực hiện một số giải pháp trên địa bàn như như: công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề, ngành nghé; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quan lý làng nghề; chính sách thu hút nghệ nhân làng nghề; day mạnh ứng dụng khoa học công nghệ; xử lý chat thải, giảm thiêu ô nhiễm môi trường làng nghé; các chương trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các làng nghề đặc biệt là nghề truyền thống trong phát triển sản phẩm OCOP gan với thúc đây hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn Đồng thời, Thành phố phan đấu đến hết năm 2025 sẽ công nhận thêm trên 50 làng nghề, nghề truyền thống; có ít nhất 100 làng nghề, nghề truyền thong được hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu tập thé; 100% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận thuộc danh mục được đánh giá tác động môi trường.ng thôn nói chung.
Nhận thức duoc tam quan trọng của mẫu mã sản phẩm, năm 2014, một số hộ sản xuất đã góp tiền mua máy làm mẫu mã tự động Nếu năm 1993, lụa Vạn Phúc chỉ có khoảng 20 mẫu thì nay đã có hơn 400 mẫu Trước đây dé làm một mẫu mắt 6-7 tháng, nay chỉ mat khoảng một tuần Việc xây dựng va bảo vệ thương hiệu lụa Vạn Phúc cũng được quan tâm hơn Năm 2014, lụa Vạn
Phúc bắt đầu in tên thương hiệu, lô gô vào biên vải và tích cực hướng dẫn, giới thiệu tới khách quy trình dệt lụa và cách nhận biết lụa Từ năm 2013 đến nay, thực hiện chương trình khuyến công của Sở Công Thương TP Hà Nội, hằng năm, Hội Làng nghề Dệt lụa Vạn Phúc t6 chức lớp dạy nghề cho nhân dân địa phương và lao động ngoài địa phương đang làm việc tại làng Mỗi lớp có khoảng 35 học viên và giáo viên là những nghệ nhân làng nghề Dé đáp ứng yêu cầu thực tế và dé hoạt động sản xuất, kinh doanh của làng nghề mang tinh hệ thống hơn, năm 2018, hội làng nghè đã tổ chức lớp học nghề cắt may, các học viên học xong gần như đều có việc làm Không ít bạn trẻ chọn học nghề dệt dé làm chủ, tiếp nối, xây dựng nghề truyền thống của cha ông ngày càng phát triển.
Căn cứ vào thực tiễn nhu cau du lịchNhững thách thức mới trong thời kỳ hội nhập với tính cạnh tranh cao từ các nước trong khu vực và trên thế giới, thời đại chuyên đổi số, thương mại điện tử, những quy định về quy trình sản xuất tuần hoàn bền vững gắn với bảo vệ môi trường, đặc biệt trải qua hơn 2 năm chịu tac động không nhỏ của Dai dịch Covid-19 đòi hỏi phải chuyên mình tích cực phát triển bền vững các làng nghề Thủ đô Theo thống kê, dịch Covid-19 đã làm giảm doanh thu hoạt động kinh tế làng nghề từ 20-50% so với thời điểm chưa có dịch bệnh, nhiều cơ sở làng nghề phải thu hẹp quy mô, tạm dừng sản xuất, chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm Trước sức ép của bối cảnh mới, một số hộ kinh doanh, doanh nghiệp làng nghề đã phát huy sức mạnh nội sinh
92 đổi mới, thích nghi, chủ động vượt khó bang việc sản xuất đa dạng chủng loại mẫu mã sản phẩm phù hợp thị hiếu tiêu dùng; kết hợp tiêu thụ sản phẩm trực tiếp với trực tuyến; kết nối giao thương trong trưng bày, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm
Một số giải pháp cụ thểNgày nay, xu hướng tự do hoá, mở cửa thị trường, phát triển kinh tế kèm theo nhu cầu nâng cao mức sống sẽ dẫn đến những nhu cầu mới về chất lượng, giá tri vật chất, giá trị văn hoá, tính độc đáo của các sản phẩm Ngoài ra, nhu cầu về DL, thủ công mĩ nghệ, dịch vụ đời sống cũng sẽ phát triển rất mạnh, mở ra triển vọng to lớn cho các làng nghề và kinh tế nông thôn nói chung Vì thé dé phát triển du lịch làng nghề một cách bền vững, cần xác định đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế làng nghề và kinh tế đô thị, dịch vụ du lịch với bảo tồn, phát triển văn hoá truyền thống Và phát triển du lịch làng nghề truyền thong tai Vạn Phúc không phải là một ngoại lệ Bởi vậy, ngành du lịch, chính quyền địa phương, đơn vị cung ứng du lịch, cộng đồng dân cư cần phải xem xét tính đến những giải pháp phát triển du lịch một cách bền vững.
3.2.1 Giải pháp về phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch
- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ vay vốn và ưu đãi về thuế cho các hộ sản xuất kinh doanh về dệt lụa Vạn Phúc nhăm mở rộng quy mô.
Muốn gìn giữ sản phẩm lụa truyền thống của làng nghề cũng như phát triển DVDL đưa làng nghề trở thành điểm DL sáng của thủ đô thì chính sách nhà nước cũng như địa phương bên cạnh vấn đề về vốn, Nhà nước cũng đã có một số chính sách đãi ngộ nghệ nhân nhằm khuyến khích việc sản xuất, kinh doanh của các hộ gia đình ở Vạn Phúc Trải qua hơn 1000 năm làng lụa Vạn
Phúc ra đời và phát triển đến tận ngày nay không thê không kể đến công lao to lớn của những người thợ đã nhiều năm gắn bó với làng nghề Ghi nhận những công lao va đóng góp đó, năm 2006, Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam đã
93 vinh danh 3 người làm nghề của làng lụa Vạn Phúc với danh hiệu nghệ nhân. Đó là các ông: Triệu Văn Mão (nay đã mắt), Lê Văn Băng, Nguyễn Hữu Chỉnh.
Cùng trong năm này, Cục sở hữu trí tuệ đã chính thức công nhận thương hiệu lụa Hà Đông Hiện nay, HTX cũng như chính quyền địa phương đang đề nghị suy tôn một số thợ giỏi lên thành nghệ nhân Chính sách này đã góp phần nâng cao vị thé của những người có tay nghé cao, hơn nữa nó cũng góp phan nâng cao uy tín, thương hiệu cho sản phẩm lụa, từ đó khuyến khích họ mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng cũng như tăng gia sản xuất.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm (Chủ cơ sở dệt lụa Triệu Văn Mão- Làng
Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội) đã “hồi sinh” thứ lụa quý giá ấy và gìn giữ “hồn cốt” của làng lụa Vạn Phúc cho đến tận ngày nay Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm chia sẻ: “Muốn có tam lụa tốt, điều đầu tiên là nguyên liệu phải tốt Sau đó tới kỹ thuật dệt, làm sao dé ty lệ giữa sợi dọc va sợi ngang can đối Một tắm lụa đẹp phải mềm, mịn và đặc mặt” Có lẽ vậy, cái duyên với lụa càng thêm thắm đẫm trong tâm hồn bà Tâm: “Vào thời điểm đất nước bắt đầu đổi mới, chuyển mình dé phát huy sáng tạo, lúc bay giờ tôi cũng nghĩ nếu bây giờ mà lụa Vân không còn nữa thì sau này rất là tiếc Cũng chính vì đam mê, cũng như các cụ đã trao duyên mà tôi cùng gia đình đã nhờ một số cụ lớn tuôi trong làng dé làm lại lụa Vân.
Rất nhiều các cụ đã cho những cái áo cũ dé mình dựa vào mình làm lại.
Chúng tôi lúc bấy giờ cũng hy vọng, từ những mẫu cũ như vậy mà có thê giữ lại được những cái truyền thống của làng nghề Những gia đình đầu tiên ở làng Vạn Phúc vận dụng năng lượng ánh sáng mặt trời dé nhuộm sợi, thay vì đốt lò hay dùng điện như trước đây Bởi hơn ai hết, anh hiểu rằng, có cải tiễn thì làng nghề truyền thống mới không bị mai một.
- Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các hộ dân Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu thương hiệu sản phầm làng nghề.
Giải pháp đầu tiên là hạn chế sự có mặt của những hàng hóa có xuất xứ bên ngoài làng nghề, đặc biệt là hàng lụa có nguồn nguyên vật liệu công nghiệp và xuất xứ từ Trung Quốc Tiếp đó, chính quyền địa phương cần phải tìm cách bán được nhiều hơn hàng hóa có xuất xứ tại địa phương thông qua hoạt động quảng bá, marketing nhằm khẳng định lại giá trị của sản phẩm làng nghề, trong đó nhân mạnh đến phẩm chất và tính độc nhất của chúng Người dân địa phương cần được giáo dục lòng tự hào về nghề truyền thống dé từ đó gắn bó với nghề hơn và chuyên tâm vào cải tiễn mẫu mã, chất lượng sản phẩm của làng nghề.
Hiện nay làng nghề vẫn phát triển một cách tự phát, chính quyền địa phương và ngành Du lịch chưa có tác động đáng ké đến hoạt động du lich nơi đây Hiện tượng suy giảm khách du lịch và mức độ thỏa mãn của họ tác động đến mong muốn quay lại điểm ngày càng giảm dẫn đến sự suy giảm các chỉ số kinh tế - xã hội của các hoạt động liên quan đến du lịch Vấn đề này nếu không được giải quyết tốt, rất có thể làng lụa Vạn Phúc đang là một điểm sáng tiên phong trong hoạt động du lịch làng nghề của cả nước sẽ trở thành một điểm chết của hoạt động du lịch và chịu ảnh hưởng nặng nề của xói mòn văn hóa truyền thống Lập quy hoạch du lịch liên quan đến nguồn vốn đầu tư, xác định sự sử dụng không gian khác nhau của làng nghề và định hướng cơ cấu lao động, kinh tế của điểm.
Vẫn đề quan trọng chính là đầu vào, đầu ra của sản phẩm Thực tế cho thấy nếu có thu nhập tốt từ sản phẩm lụa Vạn Phúc, người dân sẽ gan bó với nghề Cái người dân cần là những biện pháp hỗ trợ về vốn, về kỹ dé nâng cao hiệu quả sản xuất, qua đó giảm giá thành sản phẩm Mặt khác, người dân cũng cần những biện pháp hỗ trợ dé đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng một cách thuận lợi hơn Hà Nội có hàng nghìn làng nghề, nhưng những làng nghề mang đậm yếu tố văn hóa - mỹ thuật như Vạn Phúc không nhiều Đầu năm 2022, hệ thống biển chỉ dẫn du lịch, bộ nhận diện thương hiệu (logo) du lịch làng nghé,
95 trong đó có làng lụa Vạn Phúc và sản phẩm lưu niệm du lịch Hà Nội sẽ mang lại sự thuận tiện, dễ dàng cho du khách trong nước và quốc tế khi đến tham quan du lịch Thủ đô.
Các hộ kinh doanh cũng xây dựng nhận diện thương hiệu lụa Vạn Phúc lên trực tiếp sản phẩm và nếu có sản phẩm không phải sản phẩm lụa Vạn Phúc bay bán tại cửa hàng cũng niêm yết giá cũng như tem nhãn mác rõ ràng dé khách hàng phân biệt Chủ cửa hàng cũng như hướng dẫn viên địa phương giúp du khách năm rõ quy trình, cách phân biệt thương hiệu lụa Vạn Phúc cũng như các loại lụa khác một cách rõ ràng.
- Các dịch vụ du lịch bố sung Hiện nay đến làng nghé, ngoài hoạt động mua sam tại các cửa hàng, tham quan các điểm di tích lịch sử văn hóa và ăn uống tại nhà người dân địa phương khách du lịch khó có thé tim kiếm được hoạt động nào khác trong thời gian rỗi.
Một số khuyến nghị 1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịchĐề khắc phục tính manh mún, tự phát, chính quyền địa phương và ngành du lịch cần có những điều tra, đánh giá về tài nguyên, cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật, nguồn nhân lực , từ đó lập quy hoạch du lịch cho làng nghề, xác định không gian, sản phẩm của làng nghé, định hướng cơ cấu lao động cũng như mục tiêu kinh tế, mục tiêu du lịch.
Tăng cường quản lí các hoạt động thương mại, kinh doanh tại làng lụa
Van Phúc dé đảm bảo sự phát triển lành mạnh của làng nghề Kiểm soát đối với những sản phẩm lụa không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc xuất từ Trung Quốc trà trộn tại đây Đồng thời tăng cường hoạt động quảng bá, marketing nhằm khang định giá trị của sản phẩm làng nghề, nhân mạnh đến chat lượng và tinh độc nhất của sản phẩm.
3.3.2 Đối với các doanh nghiệp du lịch
Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển du lịch (cụ thé ở đây là công bằng về lợi ích kinh tế) Để làm được điều này cần tăng cường sự phân phối lại thu nhập, trong đó định hướng phát triển loại hình du lịch cộng đồng mà hình thức lưu trú homestay trở thành hạt nhân của hoạt động này Chính quyền địa phương và hiệp hội làng nghề cần có gắng gia tăng ty lệ người dân bản địa tham gia vào hoạt động du lịch và hoạt động thương mại tại chính quê hương họ thông qua việc cho vay vốn mở sạp hàng, sửa sang nhà cửa, công trình phụ đạt chuẩn dé đón tiếp khách và đầu tư vào máy móc duy trì nghề.
Việc thuyết phục sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các công ty lữ hành và người dân bản địa cũng góp phần phân chia lại lợi ích và thúc đây hoạt động du lịch tăng trưởng trở lại.
Nhằm gia tăng mức độ thỏa mãn của khách du lịch và đa dang hóa sản phẩm du lịch của vùng du lịch; cần xây dựng các tour làng nghề - sinh thái - mua săm hoặc làng nghề - di tích lịch sử, du lịch làng nghé - lễ hội và du lịch thiền gắn liền với không gian văn hóa làng (đình, chùa).
3.3.3 Đối với chính quyền địa phương và cư dân địa phương
Da dạng hoá sản phẩm du lịch nham đáp ứng ngày càng cao các nhu cầu của khách du lịch Đề giữ chân du khách ở lại lâu hơn và thoả mãn nhiều hơn nhu cầu của học, ngành du lịch, chính quyền địa phương, người dân trong làng cần phối kết hợp tạo ra những sản phẩm du lịch bổ trợ như: tổ chức các buổi
101 biểu diễn nghệ thuật, chương trình trải nghiệm của du khách trong các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân trong quy trình chế biến lụa tơ tằm.
Xây dựng văn hóa ứng xử khi bán hàng và cung cấp các dịch vụ tại làng nghề du lịch Ngăn chặn những hành vi gian lận, chặt chém hay chèo kéo du khách Xây dựng làng nghề thành điểm du lịch văn minh, lịch sự và giàu truyền thống văn hóa. Địa phương cần đảo tạo thợ giỏi tay nghề gìn giữ nét văn hóa truyền thong làng nghề từ lâu đời Cần chuyên nghiệp hóa và dịch vụ du lịch, xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên địa phương, nghệ nhân lành nghề giới thiệu đến du khách.
3.3.4 Một số khuyến nghị khác
Các giải pháp về môi trường cũng cần được tính đến và thực hiện triệt dé Không thé có hoạt động du lịch bền vững nếu chất lượng môi trường ngày càng suy thoái Vì thế cần có quy định về xả thải an toàn, tách khu vực sản xuất khỏi nơi cư trú của người dân dé đảm bao môi sinh của dân cư trong vùng cũng như hoạt động du lịch tại làng nghề. Đảm bao sự công bang về lợi ích của các bên liên quan trong phát triển du lịch, đặc biệt đối với người dân địa phương — người lưu giữ những giá tri cốt lõi của làng nghề Bằng việc tăng cường phân phối lại thu nhập, định hướng phát triển du lịch cộng đồng, gia tăng tỉ lệ người dân làng nghề tham gia vào hoạt động du lịch (bán hàng, hướng dẫn viên, cung cấp cơ sở lưu trú ), người dân địa phương sẽ được hưởng những lợi ích chính đáng từ hoạt động du lịch nhiều hơn Từ đó họ có ý thức bảo vệ, tôn tạo, giữ gìn nghé và làng nghề cho thế hệ tương lai.
Cuối cùng, cần phải có sự liên kết du lịch làng nghề tại Vạn Phúc với các điểm du lịch văn hoá, điểm du lich tự nhiên dé đảm bao tinh đa dạng và thoả mãn ngày càng nhiêu hơn các nhu câu của khách du lịch Những cách nôi dài
102 chương trình du lịch như thế này cũng sẽ giúp tăng thời gian lưu trú của khách du lịch.
Làng nghề đã nhận được đề án tách rời khu vực sản xuất ra khỏi nơi cư trú của người làng (nhà dân) Đề án này giúp ngăn chặn những tác động xấu đến môi trường do sự tùy tiện của người dân nhưng có nguy cơ de doa đến tính truyền thống cũng như hấp dẫn dành cho hoạt động du lịch Làm thé nào dé làng nghé van có thé gìn giữ được bản sắc truyền thông của nó đồng thời vẫn đảm bảo các van dé môi trường như giữ gìn sự trong lành của nguồn nước, han chế xả các loại chất thải hóa chất và hạn chế tiếng ồn là van dé then chốt cần giải quyết tức thì là hạt nhân của phát triển du lịch bền vững tại làng nghề.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thu hút KDL đến với làng lụa Vạn Phúc, căn cứ cào chiến lược và quy hoạch phát triển làng nghề, chiến lược đổi mới thu hút DK, căn cứ vào thực tiễn nhu cầu DL, luận văn đã đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách như sau
+ Giải pháp về phát triển sản phẩm và dịch vụ bé sung: trước tiên giải quyết khâu đầu tiên về van dé sản phâm của làng nghề chính là việc gìn giữ lụa truyền thống, loại bỏ hàng giả, lụa kém chất lượng vào làng nghề nhằm gìn giữ thương hiệu Sự biến đổi từ một làng nghề truyền thống sang làng nghề du lịch cần sự phát triển các dịch vụ du lịch đi kèm.
+ Giải pháp xúc tiến và quảng bá du lịch: Liên kết chặt chẽ với các địa phương trong khu vực, tiếp tục mở rộng đến những địa phương có thị trường khách mục tiêu và tiềm năng dé tạo cơ hội phát triển cho ngành DL, trên cơ sở đó xây dựng các chiến lược phát triển nhằm quảng bá du lịch làng nghề.
+ Đối với dân địa phương: cần phải tuyên truyền về vai trò của DL làng nghề, chia sẻ lợi ích, khuyến khích sự tham gia của người dân vào hoạt động ngành.
KET LUẬN Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc với lịch sử hàng nghìn năm đã và đangtạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, quảng bá và giới thiệu hình ảnh, giá trị văn hoá của làng nghề Tuy nhiên, mặc dù trên thực tế làng nghề đã thu hút một số lượng khách du lich đáng ké, nhưng đây vẫn chỉ là những nỗ lực tự phát, chưa hình thành được cách làm chuyên nghiệp Hàng loạt những van đề trong quá trình thay đổi cơ cau sản xuất và chuyên dịch kinh tế của làng nghề đang được đặt ra như: môi trường tự nhiên và xã hội, phương thức phát triển du lịch làng nghề, sự tham gia và cân bằng lợi ích của các bên liên quan trong quá trình thực hiện du lịch (du khách — người dan tại làng nghề — doanh nghiệp — chính quyền địa phương), sản phẩm đặc trưng của làng nghé, sản pham du lịch — dịch vụ Bởi vậy, dé phát triển du lịch làng nghề theo định hướng bền vững tại Vạn Phúc nói riêng và tại các làng nghề ở Hà Nội nói chung cần phải có nghiên cứu và tiến hành quy hoạch, đầu tư đồng bộ về hạ tầng giao thông (đường sá, phương tiện giao thông ), cơ sở vật chất kĩ thuật (cơ sở đón tiếp, điểm trình diễn, khu trải nghiệm, khu bán hàng ), phát triển nguồn nhân lực (nhân lực làm nghề và nhân lực du lịch), xúc tiến quảng bá hình ảnh, cũng như bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống
Luận văn nghiên cứu làng lụa Vạn Phúc như một trường hợp điển hình cho quá trình chuyên mình từ làng nghề thủ công truyền thống sản xuất hàng hoá vật chất sang phát trién mô hình làng nghề kết hợp giữa sản xuất hang hoá và phát triển sản phẩm du lịch — dich vụ.
Quan nghiên cứu đánh giá thực trạng thu hút du khách đến với làng nghề dé đưa ra các giải pháp thiên về cầu du lịch về điểm đến với mục tiêu thu hút du khách đến du lịch làng nghề Vạn Phúc.
PHU LUC LUẬN VĂN THẠC SĨPhụ lục 1 Bảng hỏi của khách du lịch - s5 + + + x+sxsvexeerseerseerrserrks 114
Phụ lục 2 Kết quả nghiên cứu định lượng - s5 + *++s+svxseexserssexes 117 Phụ lục 3 Quá trình sản xuất I0 133
Phụ lục 4 Hình anh làng lụa Vạn Phúc - - c5 + sesieseske 135
LUA VAN PHUC?Nghé nghiépO Công chức, viên chức O Công nhân
Quý vị đến từ nước nào ơO Châu Au, châu Mỹ O Đông Bac AO Chau Phi O Nước khác
Quy vị đến từ vùng nào (cho người Việt Nam)O Các tỉnh đồng bằng Bắc
O Các trung du miền núi phía Bắc
O Các tỉnh Nam Trungbộ O Các tỉnh Tây Nguyên O Các tỉnh Nam Bo
Quy vị biết dén lang lua Van Phúc qua (có thé chon nhiều đáp án)Phương tiện truyên thông Công ty du lịch
Hôm nay Quý vị đến đây để (có thé chọn nhiều đáp án)Đây là lan thứ may Quy vị đến Van Phúc?9 Hôm nay Quy vị đến đây: © Một mình
Quân áo trẻ em Khăn quàng
Quân áo phụ nữ Túi xách
L1 Trải nghiệm làm nghề F1 Khác
10.Hôm nay Quý vị đến đây để (có thể chọn nhiều đáp án)
11 Những mặt hàng có bán ở đây (có thé chọn nhiều đáp án)
Quý vị hãy cho ý kiến của mình về những nhận định dưới đây với
@®: Rat không dong ý, @: Khong đồng ý, ®: Binh thường,
12.| Tiếp cận đến làng lụa Vạn Phúc rất thuận lợi ®@@@@
13.| Dễ dàng tra cứu trên Google Map ®@@@@
Có thé đi đến làng lụa Vạn Phúc băng nhiều phươngSự đặc sắc và phong phú của sản phầm15 Hàng hóa ở đây có chất lượng tốt
Hàng hóa ở đây rất phong phú va da dạng17 Dễ dàng mua đồ ăn, thức uống khi tham quan làng lụa Vạn Phúc ©|©OIl | | ©@| @| ©®| ®| ©@| @| @
18 Người dân ở đây chân thành, coi mở 19 Người bán hàng niêm nở đón khách
20 Người bán hàng ở đây thân thiện và đáng tin
Giá cả 21 Giá ca các mặt hang ở đây rẻ
22 Khi mua hàng phải mặc cả
23 Giá cả hợp lý, có nhiều chương trình khuyến mại
Môi trường 24 Có nhiều cảnh đẹp, không khí trong lành
25 Có nhiêu khu vui chơi, giải trí26 Môi trường làng nghề sạch sé, tươm tatSự lựa chọn điêm đên ©l©/©j |G, QO, 9} |C©CGQROQB} V8) 8} |S, GS S| | OQ, Oe@| G GO| |G, GO| | ©| @| ©®| ®|@[ |S S| @| |@@|®@| @|@[J |@|@|@[ |@|@|@
Quý vị sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân đến đây28 Nếu có dịp Quý vị sẽ quay lại đây
Quý vị có ý kiến hay nhận xét gì dé thu hút khách dé zXin chân thành cám ơn Quý vi!
PHU LUC 4 HÌNH ANH LANG LUA VAN PHÚC(Nguồn: Tác giả chụp trong tuần lễ văn hóa du lịch năm 2018)
4.2 Công chào ban đồ du lich Vạn Phúc
(Nguồn: Tác giả chụp năm 2018)
4.4 Cửa hàng tại chợ Vạn Phúc
(Nguôn: Ban Văn hóa UBND phường Vạn Phúc)
4.7 Hình ảnh bia đá sừng sững cạnh cây đa tại làng lụa Vạn Phúc
(Nguon: Ban Van hóa UBND phường Van Phúc)4.8 Cau Chu Tién di vao phó Âm thực tại làng lụa Vạn Phúc
4.9 Công vào Trung tâm Bảo tồn và phát triển lụa Vạn Phúc chất lượng cao
(Nguon: Cac bé mam non Bibihome tham quan tai lang lua Van Phiic)
4.11 Tuyến phố đi bộ và chợ đêm Vạn Phúc
(Nguôn: Ban Văn hóa UBND phường Vạn Phúc)
(Nguôn ảnh: https://ngoisao.vnexpress.net/dia-chi-cuoi-tuan-lang- lua-van-phuc-4118165.html)
4.14 Vé mời tham du khai mạc tuần lễ văn hóa du lịch làng lụa Vạn
Bộ nhận diện thương hiệu (logo)
(Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội)4.16 Ảnh xác lập kỷ lục Việt Nam về làng lụa truyền thống lâu đời nhất
TỔ CHỨC KY LUC VIỆT NAMne i BOOK j2 Ì XÁC LẬP KY LUC IUTV VOLE số Sess XL gy When điểm Xác Wind lc Aly 108 7 2VđẠ, ta HIỆP HỘI LANG NGHE DET LUA VAN PHÚC
^ là 'NGHỆDET LUA TOTAM TRUYỆN THONG LAU ĐỜI NHẤT VIỆT NAM.
‘ie CON DUY TRÍ HOAT ĐỘNG DEN NGÀY NAY
May đang WỊ 1 d8 92 tự N44 gi) #; bự, A Hear heey tn, Lắm cứng PWl% l #j k kằig Brag bE chức Rý ae Vật Ra
: tony deride ‘Tha Ht làằ, ers Bột wp (NY hs roe Dy fem iy Ae A lute vi” tntlylXiel,SrhuoEmetrlD điờn Ouy nh Mới thai Vệ Wc vt vỉ An ‘Welt Ras lổ hủ: bắn bỏn ct
(Nguôn: Tác giả chụp năm 2018)4.18 Một số sản phẩm tại chợ Vạn phúc
4.19 Tượng bà quan âm giữa hồ vn/explore/destination/du-lich-lang-lua-van-phuc-ha-noi/59122)