1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Phát triển thị trường điện của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam

102 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển thị trường điện của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam
Tác giả Lâm Ngọc Dương
Người hướng dẫn TS. Lò Thị Hồng Điệp
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 26,83 MB

Nội dung

Việc phát triển thị trường điện đã được PV Power tập trung thực hiện tronggiai đoạn vừa qua, tuy nhiên trong quá trình sản xuất kinh doanh vẫn còn tồn tạimột số mặt hạn chế trong quá trì

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE

LAM NGỌC DUONG

LUAN VAN THAC SI QUAN LY KINH TE

CHUONG TRINH DINH HUONG UNG DUNG

Hà Nội — 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE

HƯỚNG DAN CHAM LUẬN VĂN

TS Lê Thị Hồng Điệp PGS.TS Tô Thế Nguyên

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn được hoàn thành tại khoa Kinh tế Chính trị Trường Đại học Kinh tế

- Đại học Quốc gia Hà Nội

Tôi xin cam kết bản luận văn này là kết quả nghiên cứu khoa học độc lập của

cá nhân tôi Mọi số liệu, tài liệu và kết quả được trình bày trong luận văn này là

khách quan và trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố tại bất kỳ

công trình nghiên cứu khoa học nào.

Tôi đã nghiêm túc thực hiện nghiên cứu với ý thức đạo đức tối đa trong suốtquá trình nghiên cứu của mình Các số liệu, tài liệu được dùng dé tham khảo trongluận văn đều được trích dẫn một cách minh bạch, đúng quy định

Tôi xin cam đoan và hoàn toản chịu trách nhiệm cá nhân về tính trung thựccủa các tài liệu, số liệu và các nội dung khác đã nêu trong luận văn

Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2023

Tác giả Luận văn

Lâm Ngọc Dương

Trang 4

LOI CAM ON

Trong quá trình nỗ lực nghiên cứu dé hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được

sự giúp đỡ của đồng nghiệp, gia đình, bạn bè, cá nhân trong và ngoài trường Đạihọc kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến giảng viên

hướng dẫn: TS Lê Thị Hồng Điệp đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Giáo sư, phó Giáo sư, Tiến sỹ, Giảng viêncùng toàn thé các cán bộ khoa Kinh tế Chính trị Trường Đại học Kinh tế - Dai họcQuốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tổng công ty Điện lực Dầu khí

Việt Nam, các đơn vi thành viên, các nhà máy điện, và toàn thể các cán bộ lãnh đạo,

chuyên viên trong Tổng công ty đã giúp đỡ, tao mọi điều kiện thuận lợi dé tôi cóđược những thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2023

Tác giả Luận văn

Lâm Ngọc Dương

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIET TẮTT 22 ©E©+2£+22EEEE++++2EEEEEE2+E222211222222211222222112ecee i

M280 00/9:70c7 ‹31Aä.,HằH HĂH iiM.0/28100/9:ì0):0077 5 ,), H , iii1:00 (90.000 d3+ ƠỊỎ 1CHƯƠNG | - TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU, CƠ SỞ LY LUẬN VATHUC TIEN VE PHAT TRIEN THI TRƯỜNG ĐIỆN CUA DOANH NGHIỆP 4

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài -2- ¿2 2+2 4

1.1.1 Cơng trình nghiên cứu đã cơng bỒ -2 2 +£+2E++£+EE+E£2EE+£2EEEzttrxserrres 4

1.1.2 Kết quả nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu -2- ¿22:22 8

1.2 Cơ sở lý luận về phát triển thị trường điện của doanh nghiệp . - 101.2.1 Một số khái niệm cĩ liên (0) 0 vn HH nhe 10

1.2.2 Vai trị phát triển thị trường điện của doanh nghiệp - + cc+¿ 12

1.2.3 Mục tiêu phát trién thị trường -¿- 2 ©++£+2E+++EE+EtEEEEEtEEEETEELkrrrrkrrrrrrcee 121.2.4 Nội dung phát triển thị trường điện - 2£ ©++£+E+z++E+etzEx+etrrkerrrkecrre 131.2.5 Các nhân tơ ảnh hưởng đến phát triển thị trường điện của doanh nghiệp 201.2.6 Các tiêu chí đánh giá cơng tác phát triển thị trường điện của các nhà máy điện 231.3 Kính nghiệm quản lý phát triển thị trường điện tại Tập đồn Điện lực Việt Nam

(EVN) Va Dai 1 .g(/(:‹+-Œ, ƠỊỎ 25

CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -c¿+£©2c¿z+ccvvse¿ 28

2.1 Phương pháp thu thập thơng tin, số liệu thứ cấp -¿ sz+szz+csc+¿ 282.2 Các phương pháp xử lý, phân tích số liệu -¿++e++22v+ee+rczxe¿ 292.2.1 Phương pháp thống kê mơ tả 2 22¿££©VEE+++++tEEEEE+++tttEEEAvrrrrrrrrveerree 292.2.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp -¿++222++++++t22vvverertrrrseee 30

2.2.3 Phurong phap So Sanh 8 30

CHƯƠNG 3 - THUC TRANG PHAT TRIEN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CUA TONGCONG TY ĐIỆN LUC DAU KHÍ VIỆT NAM -©c2ccc2ccvvererrrverrrrrkee 313.1 Khái quát về thị trường điện Việt Nam.oe cceecccsccsseessssessssseesssseessssecssseessssecssssesssees 31

Trang 6

3.1.1 Giới thiệu về hệ thống điện quốc gia của Việt Nam -c-¿-cccccce 31

3.1.2 Tổng quan về Thi trường điện 2 £+2E+2££+EE++£++2EE+Ee+2EEEEetrrrrrerrrrrvee 33

3 2 Khái quát về phát triển thị trường điện của PV Power -ccccccse 36

3.2.1 Giới thiệu chung về Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam 363.2.2 Thị phần của Tổng công ty Điện lực Dau khí Việt Nam - 393.3 Phân tích thực trạng phát triển thị trường điện của PV PowWer c-c+ss+ 413.3.1 Thực trạng tô chức bộ máy phát trién thị trường điện của Tổng công ty 413.3.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển thị trường điện của Tổng công ty 443.3.3 Thực trạng tô chức thực hiện phát triển thị trường điện của Tổng công ty 503.3.4 Thực trạng hoạt động giám sát, kiểm tra hoạt động quản lý tham gia, phát triểnthị trường điện cạnh tranh của Tổng công ty -¿¿£©++++22v+v+e+trrvxeeceee 603.4 Đánh giá các kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân - ¿s2 633.4.1 Những kết quả đạt được -:¿-©2222++++2222E2A2+22222112222221111 212111 re 633.4.2 Những hạn chế - 2° ++£+2EE++£+2EEEEEEEEE1E12711111271111127711112271112 2.111 cerrrve 66

3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 2 ©¿2+EE+££+2EE+E£2EEE+zzttExxeerrrrred 68CHUONG 4 - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐÂY PHAT TRIEN THỊTRƯỜNG ĐIỆN CUA TONG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIET NAM

TRONG THỜI GIAN TỚI 22 22+£92EEEES2+E2EEEEEEE+tEEEEEEEErtEEEEEEErrrtrrrrkrecree 71

4.1 Bối cảnh va định hướng phát triển thị trường điện của PV Power 71

4.1.1 Bối cảnh phát trién thị trường điện của PV Power -cccc +ccccsccceee 71

4.1.2 Dinh hướng hoàn thiện phát triển thị trường điện của Tổng công ty 75

4.2 Giải pháp hoàn thiện phát triển thị trường điện của Tổng công ty - 784.2.1 Giải pháp đối với công tác đầu tư xây dựng các nhà máy điện để phát triển nguồn

CUNG GIGN MOT 0012727 78

4.2.2 Giải pháp đối với công tác lập kế hoạch phát triển thị trường điện của Tổng

4.2.3 Giải pháp đối với công tác triển khai kế hoạch phát triển thị trường điện củaTổng CON ty ceeccesccsecscsssesssssecssssecssssessssscssssecssseecsssecsssseessssscsssesessssessssvecssuesssseesssseessssecesseees 814.2.4 Giải pháp đối với công tác kiểm tra, giám sát -¿-¿++ze+rxeerrrreerre 85

Trang 7

4.3 CAc Kin gh ẽốẽ.ẽ.ẽẽ ADHH., 864.3.1 Kiến nghị với Nha nước, các cấp tham quy6n ccceccssseecsssseesssssseessssseeesssseeesssseees 864.3.2 Kiến nghị với các đơn vị đầu mối cung cấp nhiên liệu :- 87KẾT LUẬN ee 89

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIET TAT

STT Ky hiéu Nguyên nghĩa

1 | AO Trung tâm Điều độ Hệ thông điện Quốc gia (thuộc EVN)

2 BDSC Bảo dưỡng sửa chữa

3 | CAN Giá công suất thị trường trong chu kỳ giao dich i;

4 | ĐHĐCĐ Đại hội đồng cô đông

5 |EPIC Công ty Mua bán điện (thuộc EVN)

6 EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam

7 | FMP Giá điện thị trường toàn phan

8 Genco Tổng công ty phát điện (nói chung)

Genco (1, 2, 3) Cac Tông công ty phát điện (1, 2, 3) thuộc EVN

9 | HĐQT Hội đồng quản trị

10 |KHSXKD Kế hoạch sản xuất kinh doanh

11 |NLTT Năng lượng tai tao

12 |NMĐ/NM Nhà máy điện/ Nhà máy

13 |NMNĐ Nhà máy nhiệt điện

14 |NMTĐ Nhà máy thủy điện

15 |Pc Giá hợp đồng mua bán điện dạng sai khác

16 | PV Power Tổng Công ty Điện lực Dau khí Việt Nam - CTCP

17 | PV Power Ca Mau | Chi nhánh - Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau

18 | PV Power DHC Công ty cô phan Thủy điện Dakdrinh

19 | PV Power HHC Công ty cô phần Thủy điện Hua Na

20 | PV Power HT Chi nhánh - Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh

21 |PVPowerNT Chi nhánh - Công ty Điện lực Dau khí Nhơn Trạch 1

22 | PV Power NT2 Công ty cô phần Điện lực Dau khí Nhơn Trach 2

23 | PVN Tập đoàn Dau khí Quốc gia Việt Nam

24 |Qc Sản lượng điện năng thanh toán theo giá hợp đồng

25 | SMP Giá điện năng thi trường

26 | TMDT Tổng mức đầu tư của dự án nhà máy điện

Trang 9

DANH MỤC BANG

Bang 3.1: Kế hoạch đầu tư xây dựng Tổng công ty giai đoạn 2020 + 2022 47Bang 3.2 : Kế hoạch sản lượng điện toàn Tổng công ty giai đoạn 2020 + 2022 47Bảng 3.3 : Kế hoạch thị trường điện trong giai đoạn 2020 + 2022 - 48tai NMĐ Vũng Ang 1 (PV Power Ha Tinh) - ¿2+e£+2EE+2£+2EEEEeertrrxeerrrrkee 48Bang 3.4 : Kế hoạch thị trường điện trong giai đoạn 2020 + 2022 -: 49

tai NMĐ Nhơn Trạch 2 (PV Power N12) 5 25 2s S3 23 2xx vrxrvrererreree 49

Bang 3.5 : Kế hoạch thị trường điện trong giai đoạn 2020 + 2022 -: 50

tại nhà máy thủy điện Dakdrinh (PV Power DHC) - c5 55s +sssesxsreeeerseees 50

Bảng 3.6 : Kết quả dau tư xây dựng giai đoạn 2020 + 2022 của PV Power 52

Bảng 3.7 : Kết quả tham gia thị trường điện của NMĐ Nhơn Trạch 2 56

Bang 3.8 : Két quả thực hiện SXKD, tham gia thi trường điện cua NMD Hua Na (PV

Power HHC) trong giai đoạn 2020 + 2/22 ¿+ 5+ ++++**E+t+EvE+EeEeteeresrsrsrrsesrerree 57

Bảng 3.9 : Kết quả thực hiện SXKD, tham gia thị trường điện của NMD Dakdrinh (PV

Power DHC) trong giai đoạn 2020 + 2Ú/22 - - - + SE kg gvgrrrrvrererey 57

Bảng 3.11 : Tổng hợp sản lượng phát NMĐ Nhơn Trạch 1 từ năm 2015 + 2022: 58

Bảng 3.12 : Tổng hợp doanh thu, loi nhuận của NMĐ Cà Mau 1&2 (PV Power

CaMau) từ năm 2015 + 2222: - G2 c1 11211211211 11 01 01101101 ng cư 59

Bang 3.10 : Tổng hợp các đợt kiểm tra tình hình SXKD, phát triển thị trường tại các

NMD của Tổng công ty từ năm 2015 + 202/2 2¿¿-©2222v2z+tvc2Evverrrrrrrveecree 62

Bang 4.1 : Mục tiêu kế hoạch của PV Power đến 2025 va định hướng đến 2035 76

ii

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 : Sơ đồ vận hành hệ thống điện Quốc gia -2 -¿- s2 +22 31Hình 3.2 : Mô hình tô chức các khâu SXKD của ngành điện - 32Hình 3.3 : Cơ cấu nguồn điện Việt Nam theo công nghệ - cuối NAM 2022 32Hình 3.4 : Các giai đoạn phát trién thị trường điện Việt Nam -. -c<c+ 33Hình 3.5 : Các giai đoạn phát trién thị trường điện Việt Nam (điều chỉnh) 35Hình 3.6 : Các giai đoạn phát triển thị trường điện Việt Nam (thực tế hiện tại) 35Hình 3.7 : Mô hình tổ chức của Tổng công ty Điện lực Dau khí Việt Nam 38Hình 3.§ : Sơ đồ tổ chức phát triển thị trường điện đối với các nhà máy điện đã vận

han Ca 9420101707077 53

11

Trang 11

PHAN MO DAU

1 Tinh cấp thiết của dé tài nghiên cứu

Điện năng là loại hình năng lượng thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống sinhhoạt hàng ngày của người dân, phục vụ công tác sản xuất của các công ty, nhà máy,

xí nghiệp, cơ sở sản xuất, là yếu tố hết sức quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự pháttriển của nền kinh tế quốc gia Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam — Công ty

Cổ phan (PV Power) là Tổng công ty do Nhà nước thành lập (và hiện tại là cổ đông

sáng lập và chi phối), có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị liênquan đến việc phát triển nguồn điện, dam bảo anh ninh năng lượng quốc gia, do vậy

thách thức đặt ra đối với PV Power trong việc phát triển thị trường điện là rất lớn

Việc phát triển thị trường điện đã được PV Power tập trung thực hiện tronggiai đoạn vừa qua, tuy nhiên trong quá trình sản xuất kinh doanh vẫn còn tồn tạimột số mặt hạn chế trong quá trình tô chức lập kế hoạch, triển khai và kiểm tra,giám sát triển khai kế hoạch phát triển thị trường điện tại các nhà máy điện và toànTổng công ty: công tác quản lý đầu tư xây dựng nhà máy để phát triển nguồn cungđiện còn chậm tiến độ, phát sinh chi phí; công tac đàm phán, ký hợp đồng mua bánđiện (PPA) còn gặp nhiều khó khăn; việc chủ động quản lý về nhiên liệu đầu vào

đảm bảo vận hành nhà máy, công tác chào giá khi tham gia thị trường điện, công tác

quản lý chung của Tổng công ty đối với các đơn vị còn chưa đạt yêu cầu, công tác

bảo dưỡng sửa chữa còn dé xảy ra các sự cô lớn; làm giảm hiệu quả khi tham giathị trường, phát triển thị trường, trong sản xuất kinh doanh tại các nhà máy điện vatoàn Tổng công ty

Do vậy, cần phải nghiên cứu để có các giải pháp hoàn thiện công tác tô chức,

phát triển thị trường điện của các nhà máy điện trong tất cả các khâu, nhằm nâng

cao tính cạnh tranh, hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh điện của PV Power.Trong quá trình tìm hiểu và thu thập các thông tin, tài liệu liên quan, tác giả nhận thay

chưa có nghiên cứu nao đề cập đến việc phát triển thị trường cho một đơn vi sản xuất

điện, một Tổng công ty quản lý nhiều đơn vị nhà máy điện như PV Power Vì vậy,tác giả chọn đề tài “Phát triển thị trường điện của Tổng công ty Điện lực Daukhí Việt Nam ” làm luận văn tốt nghiệp của mình Đề tài luận văn được tác giảxác định là thực sự cần thiết, đảm bảo tính khoa học, và kết quả nghiên cứu cóthể áp dụng đối với Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam trong quá trìnhphát triển thị trường, triển khai sản xuất kinh doanh

Trang 12

Câu hỏi nghiên cứu của luận văn:

Thực trạng công tác phát trién thị trường điện của Tổng công ty như thế nào ?Lãnh đạo Tổng công ty cần phải làm gì để hoàn thiện công tác phát triển thị trườngđiện của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam trong thời gian tới ?

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2

® Mục tiêu nghién cứu

Đề xuất các giải pháp nhằm thúc day công tác phát triển thị trường điện củaTổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo

“* Nhiệm vu nghiên cứu

- Hệ thống hoá các cơ sở lý luận và thực tiễn về việc phát triển thị trường điện

của doanh nghiệp.

- Phân tích và đánh giá thực trạng việc phát triển thị trường điện của Tổng công

ty Điện lực Dầu khí Việt Nam

- Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhăm thúc đây việc phát triển thịtrường điện của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

s%% Đối tượng nghiên cứu

Công tác phát triển thị trường điện của Tổng công ty Điện lực Dầu khí

Việt Nam.

s* Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực hiện tại Tổng công ty Điện lực Dầukhí Việt Nam, bao gồm việc quản lý tại cơ quan Tổng công ty, các Chi nhánh (cónhà máy điện), và các đơn vị cô phần Tổng công ty góp vốn chi phối

- Phạm vi về thời gian: giai đoạn 2015 + 2022, đồng thời đề xuất các giải pháp

hoàn thiện trong thời gian tới.

- Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu phát triển thị trường điện của

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam với các nội dung phát triển như sau:

(1) Xây dựng kế hoạch phát triển thị trường điện

(2) Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thị trường điện.

(3) Kiểm tra, giám sát việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện phát triển thị

trường điện.

Trang 13

4 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần Mở dau và Kết luận, kết cấu luận văn được cấu trúc bao gồm: 04

Chương:

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về pháttriển thị trường điện của doanh nghiệp

- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

- Chương 3: Thực trạng phát triển thị trường điện của Tổng công ty Điện lực Dầu

khí Việt Nam.

- Chương 4: Định hướng và giải pháp thúc đây phát triên thị trường điện củaTổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam trong thời gian tới

Trang 14

CHUONG 1 - TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN

VÀ THỰC TIEN VE PHÁT TRIEN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CUA DOANH

NGHIỆP

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Công trình nghiên cứu đã công bỗ

Việc nghiên cứu phát triển thị trường điện tại Việt Nam đã được các cấpChính phủ và một số tác giả nghiên cứu tại các luận án, luận văn khoa học trong

giai đoạn trước đây Trong quá trình nghiên cứu và tham khảo, tác giả luận văn này

đã tìm kiếm và tiếp xúc được một số nội dung nghiên cứu ở cấp quốc gia và đề tàikhoa học luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, với các nội dung sơ bộ như sau:

- Nghiên cứu về phát triển tong thể ngành điện Quốc gia đã được Bộ CôngThương lập, Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 củaThủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ

2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) Trong đó đã nghiêncứu và quy định về chiến lược phát triển ngành điện của Việt Nam với định hướng

và phương phát triển về: quy mô tổng công suất các nhà máy điện, loại hình nhà

máy điện, phát triển lưới điện và đường truyền tải, đảm bảo cung cấp đủ điện chonhu cau sinh hoạt va sản xuất, với tổng phụ tải hang năm tăng khoảng 8,6 ~ 9,1%

trong giai đoạn hiện nay.

- Đối với việc nghiên cứu về phát triển thị trường điện nói chung của Việt Nam:

+ Tác giả Nguyễn Hoài Nam, trong Luận án Tiến sỹ Kinh tế phát triển về đề tàiPhát triển thị trường điện lực tại Việt Nam (năm 2018) đã hệ thông lại các cơ sở lýluận và thực tiễn về phát triển thị trường điện, khảo cứu kinh nghiệm quốc tế vềphát triển thị trường điện; phân tích và đánh giá thực trạng phát triển thị trường điệntại Việt Nam, chỉ ra các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của nhữnghạn chế này Các hạn chế được chỉ ra bao gồm: việc tăng trưởng nhu cầu phụ tảichưa mang tính bền vững: việc sản xuất và cung ứng nguồn điện chưa 6n định và có

mức dự phòng hợp lý; sự tham gia của các doanh nghiệp vảo thị trường phát điện

còn hạn chế; các nguồn năng lượng tái tạo có tỷ trọng thấp và chưa phát triển đúng

Trang 15

tiềm năng; và việc quản lý vận hành thị trường điện cạnh tranh còn bộc lộ một sốhạn chế Nguyên nhân của các hạn chế bao gồm: Việc dự phòng công suất phát điện

của hệ thống điện Việt Nam còn ở mức thấp; còn tồn tại nhiều khó khăn, chưa

khuyến khích việc đầu tư vào sản xuất điện; cơ chế quản lý của các cấp thâm quyềncòn chưa chặt chẽ, đầy đủ, cơ chế quản lý giá điện chưa hợp lý

Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất phương hướng và giải pháp dé phát triển thịtrường điện tại Việt Nam đến năm 2030 Các giải pháp phát triển thị trường điện tạiViệt Nam được đưa ra xét đến các dự báo liên quan tới tăng trưởng kinh tế, xuhướng phát triển thị trường điện, và hướng đến việc khắc phục các nguyên nhân gây

ra những hạn chế đối với sự phát triển thị trường điện tại Việt Nam, bao gồm: đảm

bảo nguồn cung điện năng thông qua thu hút dau tư phát triển sản xuất điện; giatăng nguồn cung điện năng từ năng lượng tái tạo; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầngphục vụ giao dịch thị trường; và việc điều chỉnh, hoàn thiện các cơ chế chính sáchtrong công tác quản lý thị trường, khuyến khích đầu tư

+ Tác giả Nguyễn Thành Sơn, trong Luận án Tiến sĩ Kinh tế về đề tài Xây

dựng và phát triển thị trường Ban buôn điện cạnh tranh Việt Nam (năm 2014) đãnghiên cứu về việc phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh của Việt Nam.Trong đó tác giả đã phân tích tổng quan về thị trường điện, điều tiết của Nhà nướcđối với thị trường điện; nghiên cứu các mô hình tô chức thị trường điện cạnh tranhtại Việt Nam, cau trúc và cơ chế vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh, kinhnghiệm xây dựng phát triển thị trường điện cạnh tranh của các nước trên thé giới

Đồng thời tập trung nghiên cứu thực trang thị trường điện hiện nay va sự cần thiết

phải xây dựng, phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh tại Việt Nam

Trong đó, tác giả đã chỉ ra các ton tai của thị trường điện trong giai đoạn

nghiên cứu theo các khía cạnh: i) Mối quan hệ giữa các chủ thé tham gia thị trườngđiện: cá chủ thể có mối quan hệ chưa thực sự minh bach; và 11) Việc đầu tư phát

triển lưới điện truyền tải chưa đồng bộ so với nhu cầu phụ tải ngày càng tăng của

quốc gia Các nguyên nhân tồn tại được chỉ ra bởi việc tổ chức thị trường dang

trong giai đoạn phát triển ban đầu, chưa hoàn toàn đảm bảo tính cạnh tranh bởi các

đơn vi quản ly thị trường và các don vi vận hành mua bán điện, truyén tai, là các

Trang 16

đơn vi trực thuộc EVN, trong khi EVN cũng sở hữu các nhà máy điện cạnh tranh

cùng các đơn vi phát điện độc lập khác.

Trên cơ sở phân tích thực trạng thị trường điện, các ton tại của thị trường, tácgiả đã đề xuất phương án tái cấu trúc ngành điện Việt Nam với mô hình và giảipháp xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam, cơ bảnbao gồm: i) Mở rộng quy mô thị trường bằng cách đa dang hóa các chủ thé tham giathị trường, huy động vốn đầu tư, giảm giá thành sản xuất và kinh doanh; ii) Tachbiệt hoạt động của các khâu mua bán điện, điều độ thị trường điện, truyền tải điện

và phát điện; giữa các khâu do Nhà nước quản lý và doanh nghiệp thực hiện; 111)

Tách biệt các khâu cung cấp dịch vụ độc quyền với các khâu sẽ hoạt động cạnhtranh nhằm đảo bảo tính công bằng, minh bạch

+ Tác giả Lê Thị Thúy Hằng, trong Luận văn thạc sỹ Kỹ thuật điện về đề tài

Nghiên cứu thị trường bản buôn điện cạnh tranh tại Việt Nam (năm 2017) đã nghiên

cứu về tong quan thi trường điện tai Việt Nam, lộ trình phat trién thi truong dién, vaphat trién thi trường ban buôn điện tại Việt Nam Trong đó tac giả nêu về các khái

niệm, cơ chế chào giá và nguyên tắc vận hành thị trường điện và thị trường bán

buôn điện tại Việt Nam; đánh giá các thuận lợi và khó khăn khi bắt đầu vận hành thị

trường bán buôn điện cạnh tranh tại Việt Nam.

Trên cơ sở đó, tác giả đã nghiên cứu nguyên tắc vận hành, chiến lược chào giá

vận hành của nhà máy điện trên thi trường trong các trường hợp: nhà máy có chi phí

sản xuất lớn, nhà máy có chỉ phí sản xuất thấp, trong các trường hợp được giao sảnlượng điện hợp đồng Qc Tác giả cũng nghiên cứu cách tính toán thanh toán trong

thị trường điện và thị trường bán buôn điện tại Việt Nam (có áp dụng phương pháp

tính toán thanh toán cho NMD cụ thé là Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 4) dé đảm bảo

tối ưu hiệu quả, băng phần mềm Excel

- Đối với việc nghiên cứu về phát triển thị trường điện tại một đơn vị cụ thé:

Tác gia Ngô Minh Doan, trong Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật về dé tài Nghiên

cứu thị trường điện bán lẻ cạnh tranh — Ap dung cho Công ty Điện lực Thừa Thiên

Huế (năm 2019) đã nghiên cứu về tổng quan thị trường điện Việt Nam, sự cần thiếtphải xây dựng thị trường điện cạnh tranh, nghiên cứu thị trường điện tại một số

Trang 17

quốc gia trên thế giới, và giới thiệu mô hình thị trường điện cạnh tranh phát triểntheo các cấp độ theo chiến lược thị trường điện của Việt Nam Luận văn cũng đềxuất mô hình vận hành thị trường bán lẻ điện va tính toán chi phi vận hành thị

trường bán lẻ điện với quy mô giới hạn ở khu vực Điện lực Nam Sông Hương trực

thuộc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế Kết quả nghiên cứu đạt được đã đưa raphương pháp vận hành phân phối điện băng phương pháp thống kê và phân tích xuhướng dựa trên những số liệu thực tế tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế và Điệnlực Nam Sông Hương; là cơ sở để định giá giá bán lẻ điện trong thị trường bán lẻ

điện giai đoạn thử nghiệm 2021 — 2023 và từ năm 2023.

- Nghiên cứu về việc tham gia chào giá vận hành của nhà máy điện trên thị

trường điện cạnh tranh:

Tác giả Nguyễn Tuấn Dũng, trong Luận án Tiến sỹ Kỹ thuật về đề tài Kỹ thuật

dự bao trong vận hành thị trường điện Việt Nam (năm 2020) đã nghiên cứu về cácphương pháp dự báo thị trường, các kỹ thuật xử lý chuỗi dit liệu, các yếu tố tácđộng đến các mô hình dự báo phụ tải ngắn hạn Trên cơ sở việc nghiên cứu các môhình dự báo đang được sử dụng trên thế giới, tác giả đã xây dựng phương pháp sửdụng Biểu đồ phụ tải chuẩn hóa don vị (SLP) làm bộ dữ liệu đầu vào; đề xuấtphương pháp kết hợp xây dựng đường cong hồi quy bằng giải thuật huấn luyệnSVR để ước lượng, xử lý các vấn đề thiếu sót trong quá trình nghiên cứu, dự báophụ tải điện Trên cơ sở đó đã xây dựng giải thuật mới là Mô hình kết hợp SLP vàSVR làm hàm dự báo; nghiên cứu và thử nghiệm kỹ thuật dự báo bằng các mô hìnhtiên tiến (SARIMA, Neural Network, Support Vector Regression, Random Forest

để xây dựng các giải thuật dé dự báo phụ tai theo từng tháng/ năm, ngày và từng chu

kỳ (24/48 chu ky) trong ngày, qua đó phân tích và nghiên cứu dự báo cho vận hành thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam Nghiên cứu cũng đã có phân tích sự tác động

của các điều kiện hợp đồng CFD và giá thị trường đến các kết quả dự báo sản lượng

điện hợp đồng Qc dé hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro và tận dụng các biến độngcủa thị trường để mang về lợi nhuận cao nhất

Kết quả nghiên cứu cho thấy kết quả dự báo được đánh giá là có độ sai số thấp

(kết quả dự báo đã được kiểm chứng với hệ thống dữ liệu của 05 Tổng công ty điện

lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam).

Trang 18

1.1.2 Kết quả nghiên cứu và khoảng trồng nghiên cứu

Thị trường điện cạnh tranh Việt Nam là thị trường được thành lập và vận hành

trong khoảng thời gian ngắn, việc nghiên cứu cần có nhiều trải nghiệm thực tế vàchuyên sâu về chuyên ngành, do vậy chưa có nhiều đề tài/ luận án, luận văn nghiêncứu; tác giả luận văn chỉ mới tra cứu được một số luận văn, luận án với các nộidung nghiên cứu có liên quan đến vấn đề phát triển thị trường điện, tham gia thị

trường điện của các nhà máy điện đã nêu ở trên.

Các tài liệu, luận văn, luận án nêu trên đã tập trung nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý

luận, phân trích thực trạng, các vấn đề về thị trường điện của Việt Nam nói chung,

và một số giai đoạn phát triển của thị trường điện nói riêng (giai đoạn thị trường bánbuôn điện cạnh tranh, giai đoạn thị trường điện bán lẻ cạnh tranh); chỉ ra các van đềtồn tại của thị trường trong

iai đoạn nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa các chủ thể trên thịtrường, tính minh bạch trong công tác quản lý thị trường, việc phát triển nguồn cung

từ các nhà máy điện còn chậm, chưa có dự phòng đảm bảo đủ đáp ứng nhu cầu sử

dụng điện ngày càng cao của hệ thống, cũng như các chủ trương, chính sách của cáccấp thâm quyền chưa đủ động lực dé khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vàolĩnh vực phát điện, hay công tác quản lý thị trường điện còn tồn tại một số bất cậptrong công tác điều độ, vận hành Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất các phương

án, giải pháp hoàn thiện phát triển thị trường điện của Việt Nam nói chung trên cơ

Sở các giải pháp khắc phục các ton tại nêu trên, dé dam bảo việc vận hành thi trườngngày càng chặt chẽ, minh bạch, hiệu quả; khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thịtrường: đảm bảo việc phát triển thị trường đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải,đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia

Có luận án đã nghiên cứu áp dụng phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh

cho đơn vị cụ thể là Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, tuy nhiên lại là đơn vi phân

phối điện cho các hộ tiêu dùng, không phải là đơn vị phát điện Có luận án nghiêncứu về thị trường bán buôn điện cạnh tranh và phương thức chảo giá trên thị trườngbán buôn điện cạnh tranh Các nghiên cứu trên là những lý luận và phương án dé

Trang 19

phát triển các hình thái thị trường điện trong các giai đoạn tiếp theo của thị trườngđiện Việt Nam, trong giai đoạn hiện tại chưa được triển khai.

Cũng có luận án nghiên cứu việc dự bao về tình hình thị trường, nhu cầu phụtải toàn thị trường nhằm mục đích phục vụ công tác chào giá vận hành phát điện

trên thị trường của các nhà máy điện đảm bảo hiệu quả tối ưu Đây mới chỉ là mộtnội dung nhỏ trong nội dung phát triển thị trường của doanh nghiệp, trong giai đoạnvận hành các nhà máy điện đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng

Với việc tong hợp nội dung của các luận án, luận văn nghiên cứu nêu trên, cóthé thấy răng chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển thị trường điện taimột đơn vị phát điện, và đặc biệt là đơn vị quản lý/ sở hữu nhiều nhà máy điện tạicác đơn vị thành viên, cụ thể như Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, tronggiai đoạn thị trường điện cạnh tranh Đây chính là khoảng trống nghiên cứu, tạo cơ

hội cho tác giả nghiên cứu luận văn này.

Sau khi nghiên cứu các tài liệu, luận văn, luận án liên quan đến đề tài thị

trường điện, tác giả rút ra được những thành tựu và hạn chế của các nghiên cứu đó

Từ đó, đề tài của tác giả đã kế thừa một số ưu điểm của các tài liệu trên và tiếp tục

đi sâu vào nghiên cứu các khía cạnh đặc thù của công tác phát triển thị trường điệnnói chung, phát triển thị trường điện tại các nhà máy điện của Tổng công ty Điệnlực Dầu khí Việt Nam nói riêng

Như vậy việc nghiên cứu đề tài “Phát triển thị trường điện của Tổng công tyĐiện lực Dầu khí Việt Nam” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao

Với nội dung như vậy, đề tài này có ý nghĩa thiết thực với Tổng công ty Điện

lực Dầu khí Việt Nam: định hướng nghiên cứu ứng dụng vào thực tế để hoàn thiện

công tác phát triển thị trường điện tại các nhà máy điện của Tổng công ty, nhằm

đảm bảo việc tăng quy mô, công suất sản xuất điện khi thực hiện đầu tư xây dựngcác nhà máy điện mới; đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại các nhà

máy điện hiện đã đưa vào sản xuất, đạt sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả tối

đa trên thị trường điện.

Trang 20

1.2 Cơ sở lý luận về phát triển thị trường điện của doanh nghiệp

1.2.1 Một số khái niệm có liên quan

1.2.1.1 Thị trường điện

- Khái niệm điện năng: Điện năng là khái niệm dùng dé chỉ năng lượng dòng

điện hoặc công của dòng điện sản sinh Ké từ khi được tao ra cho đến nay, điệnnăng đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống cũng như các hoạt động sản

xuất, kinh doanh của con người Nhờ có điện năng các thiết bị mới có thể hoạt

động Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sông, hiệu suất công việc đồng thời tiết kiệm

tài nguyên, thời gian cùng công sức lao động.

- Khái niệm thị trường: Thị trường là một phạm tro kinh tế, gắn liền với nhu cầutrao đổi hàng hóa của con người Về khái niệm thị trường nói chung, thị trường làquá trình người mua, người bán tác động qua lại với nhau để xác định giá cả vàlượng hàng hóa mua bán, hay nói cách khác thị trường là tổng thé các quan hệ vềlưu thông hàng hóa, lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán và các dịch vụ

Đối với sản phẩm điện năng trên thị trường, là loại hàng hóa có tính đặc thù,đóng vai trò thiết yêu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân, và là yếu

tố đầu vào hết sức quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh

tế quốc dân Điện năng là loại sản phâm vô hình, không thé nhìn thay được, không

thể dự trữ, tồn kho để sử dụng dần với quy mô lớn như các loại hàng hóa thôngthường khác Quá trình sản xuất điện năng và truyền tải, tiêu thụ phải được thực

hiện đồng thời để đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật trong vận hành, sản xuất, đảmbảo giữ việc ồn định liên tục lưới điện cho toàn bộ hệ thống điện Đồng thời, về mặtchất lượng sản phâm, các nguồn điện khi đã đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật dé phát lênlưới (qua hệ thống trạm biến áp), đều có chất lượng như nhau, không có sự chênhlệch về mẫu mã, hình thức, chất lượng sản phẩm giữa các nhà sản xuất (nhà máy

điện) như các sản pham thông thường khác.

Như vậy, với các đặc thù về sản phẩm điện năng nói trên, cùng các khái niệmkinh tế liên quan đến thị trường, có thé hiểu chung nhất về khái niệm thị trường điện

như sau:

10

Trang 21

- Khái niệm thị trường điện: Thị trường điện là nơi các nhà cung ứng điện năng

và sử dụng điện gặp nhau, được xác định bằng giá mua điện trên thị trường, nhằmthỏa mãn các lợi ích kinh tế của người mua và người bán Sản phẩm điện năng được

sản xuất và tiêu thụ đồng thời cùng thời điểm, các nhà sản xuất cạnh tranh nhau vềgia ban va thời diém phát điện, không có sự cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, hìnhthức sản phẩm

1.2.1.2 Phát triển thị trường điện cua doanh nghiệp sản xuất điện

Đối với khái niệm phát triển thị trường (Market Development Strategy) thôngthường trong kinh tế, được hiểu là toàn bộ các chiến lược, kế hoạch của doanhnghiệp nhằm mục đích xác định và phát triển các sản pham hiện tại sang các thi

trường mới Chiến lược này sẽ nhắm vào các đối tượng khách hàng tiềm năng mới

mà không nằm trong phân khúc hiện tại

Với đặc thù của sản phẩm điện năng nêu trên khác biệt với các loại hình sảnphẩm thông thường khác, đối với thị trường điện của các quốc gia chỉ có một don vịmua buôn duy nhất, việc phát triển thị trường điện là nhiệm vụ và mục tiêu chung

của các thành phần tham gia hệ thống, bao gồm: Các cấp quản lý Nhà nước có trách

nhiệm ban hành các chính sách nhăm tạo môi trường sản xuất, kinh doanh điệnthuận lợi, khuyến khích các thành phần tham gia thị trường phát triển việc đầu tư,sản xuất điện để tăng nguồn cung điện; Đơn vị quản lý điều tiết vận hành thị trườngthực hiện công tác điều tiết về kỹ thuật/ kinh tế dé vận hành ổn định, liên tục toàn

bộ thị trường điện; Đơn vị mua bán điện (duy nhất) sẽ thực hiện kinh doanh điện cóhiệu quả, thực hiện điều tiết hài hòa việc mua điện của các đơn vị sản xuất và phân

phối bán điện cho các hộ tiêu thụ nhỏ lẻ (các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ gia đình,

); Các đơn vi san xuất điện thực hiện công tác đầu tư và sản xuất điện dé ngày càngtăng trưởng, phát triển về quy mô, tăng nguồn cung điện cho hệ thống điện

Do vậy, khái niệm phát triển thị trường đối với các doanh nghiệp sản xuất điệnđược hiểu như sau:

Phát triển thị trường điện đối với các doanh nghiệp sản xuất điện là toàn

bộ các công việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch, giám sát thực hiện kế

hoạch của đơn vị nhằm mục tiêu: 1) Day mạnh công tác đầu tư xây dựng các dự án

điện mới nhăm phát triên nguôn cung, tăng quy mô sản xuât, tang tông công suât

I1

Trang 22

các nha máy phát điện của doanh nghiệp trên thị trường; và 11) Thực hiện công tác

sản xuất và kinh doanh điện đối với các nhà máy điện đã đưa vào sản xuất, đảm bảophát tối đa sản lượng trên cơ sở tối ưu lợi nhuận và hiệu quả sản xuất kinh đoanh

Trên đây chính là quan niệm phát triển thị trường điện của doanh nghiệp sản

xuất điện mà tác giả làm căn cứ đề tiếp cận nghiên cứu luận văn này

1.2.2 Vai trò phát triển thị trường điện của doanh nghiệp

Thứ nhất, việc phát trién nguồn cung thông qua việc lập dự án, đầu tư xây

dựng các nhà máy điện mới có hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô,

phát triển tăng tổng công suất và phát triển đa dạng các loại hình các nhà máy điệncủa doanh nghiệp; tăng sản lượng điện phát, tăng nguồn cung điện cho thị trường,đảm bảo mục tiêu an ninh năng lượng quốc gia Việc xác định quản lý chặt chẽ

ngay từ giai đoạn lập dự án, đầu tư xây dựng ban đầu sẽ giúp công tác lập dự án đầu

tư, và triển khai đầu tư xây dựng nhà máy điện đảm bảo tính tiết kiệm chi phí đầutư; đồng thời việc đàm phán các thông số/chỉ tiêu thị trường điện cho NMĐ đảm

bảo hiệu quả.

Thứ hai, công tác phát triển thị trường đối với các nhà máy điện đã đưa vào sử

dụng chính là việc quản lý các khâu chuẩn bị sẵn sàng nguồn nguyên, nhiên liệu,quản lý kỹ thuật, bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên, định kỳ, nhằm giúp các nhàmáy điện đảm bảo an toàn, khả dụng, vận hành sản lượng tối đa, tăng nguồn cung

cho thị trường, đồng thời mang loại doanh thu, lợi nhuận đạt hiệu quả tối đa cho

doanh nghiệp.

1.2.3 Mục tiêu phát triển thị trường

Mục tiêu phát triển thị trường điện nhằm mục đích:

- Nhằm tăng quy mô, tông công suất các nhà máy điện, tăng sản lượng sản xuất

tại các nhà máy điện của doanh nghiệp.

- Đảm bảo tiết kiệm tối đa chi phi trong công tác đầu tư xây dựng nhà máy, và

trong công tác bảo dưỡng sửa chữa, quản lý vận hành nhà máy điện.

- Đảm bảo chủ động sẵn sàng các điều kiện về kha dụng máy móc, nguyên liệu/

nhiên liệu, tai chính, nhân sự, đê vận hành nhà máy điện thường xuyên, liên tục.

12

Trang 23

- Đảm bảo công tác chao giá vận hành trên thị trường điện của nhà máy điện đạt

sản lượng, doanh thu, lợi nhuận tối ưu trong công tác sản xuất kinh doanh điện

- Chuẩn bị sẵn sảng định hướng phát triển cho doanh nghiệp trong quá trình sảnxuất kinh doanh điện, phù hợp với định hướng phát triển năng lượng của thế giới,của quốc gia, và các chủ trương, chính sách của Nhà nước, Chính phủ

Như vậy, phát triển thị trường điện đối với nhà máy điện có vai trò đặc biệtquan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh điện của doanh nghiệp, giúpdoanh nghiệp nâng cao quy mô, công suất sản xuất điện, đa dạng hóa các loại hìnhnhà máy điện; tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có về nguyên/ nhiên liệu, công suất vàmức độ khả dụng của các máy móc thiết bị nhà máy, vận hành nhà máy điện đảmbảo 6n định và hiệu quả tối đa trên thị trường Việc phát triển thị trường điện là yếu

tố cơ bản giúp doanh nghiệp tăng tối đa doanh thu, lợi nhuận, có vai trò đặc biệtquan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện

Đối với Tổng công ty sở hữu nhiều doanh nghiệp phát điện, mục tiêu phát

triển thị trường điện là việc quản lý các đơn vị thành viên, các công ty con đạt được

các mục tiêu nêu trên; ngoài ra Tổng công ty với vai trò là một Genco (tổng công typhát điện) trong hệ thống điện của Việt Nam, còn quản lý để phát triển thị trường

điện của Tổng công ty thêm nhiều nhà máy điện, với nhiều loại hình nhà máy điện

phủ hợp các chủ trương chuyên dich năng lượng của thế giới, của Nhà nước, Chính

phủ, dé đảm bảo mục tiêu, chiến lược phát triển bền vững của Tổng công ty

1.2.4 Nội dung phát triển thị trường điện

Phát triển thị trường điện tại các nhà máy điện là việc quản lý tổng thé quanhiều giai đoạn (từ quá trình lập dự án đầu tư, xây dựng nhà máy, đến giai đoạnkhai thác vận hành nhà máy, sản xuất kinh doanh điện sau đầu tư xây dựng), với

nhiều khía cạnh chuyên môn, nhằm đảm bảo việc phát triển thị trường điện của các

nha máy điện đạt hiệu quả tối ưu

Phát triển thị trường điện tại đơn vị Tổng công ty với nhiều đơn vị thành viên

sở hữu nhà máy điện, là việc quản ly từ khâu giao nhiệm vụ kế hoạch SXKD đếnkhâu giám sat triển khai, kiểm tra, đánh giá thực hiện tại các đơn vi; qua đó hoàn

13

Trang 24

thiện các quy trình quản lý, và triển khai quản lý việc phát triển thị trường tại cácnhà máy điện trong từng năm/ từng giai đoạn đảm bảo hiệu quả tối ưu.

Có thé phân chia việc phát triển thị trường điện gồm 02 nội dung chính dựa

trên việc phân chia giai đoạn và yếu tố chuyên môn, cụ thé như sau:

- Công tác phát triển nguồn cung các dự án mới (theo thuật ngữ chuyên ngànhđầu tư xây dựng là việc lập dự án đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng dự án);

- Công tác phát triển nguồn cung đối với các dự án đã đưa vào sử dụng (giai

đoạn vận hành nhà máy điện).

Trong từng nội dung chính nêu trên, việc phát triển thị trường đều được thựchiện theo các bước: xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch, giám sátkiểm tra thực hiện kế hoạch cho từng nội dung Cụ thé như sau:

1.2.4.1 Công tác phát triển nguồn cung các dự án mới

Trong giai đoạn nảy, nhà đầu tư sẽ triển khai công tác xúc tiến, tìm kiếm cơ hội

đầu tư, lập dự án đầu tư và thẩm định, quyết định đầu tư, và tiến hành đầu tư xây dựng,lắp đặt thiết bị, hoàn thành dự án dé có thé phát điện các tổ máy lên lưới điện

Các vấn đề liên quan đến việc phát triển thị trường điện của nhà máy điện bao

gồm: 1) Công tác đầu tư xây dựng đảm bảo tiễn độ, chất lượng: 11) Công tac dam

phán hợp đồng mua bán điện (PPA) cho nha máy điện đảm bảo hiệu quả

Việc quản lý các nội dung nêu trên được thực hiện theo các bước sau:

a Xây dựng kế hoạch dau tư các dự án mới (công tác lập dự án dau tư)

Trước khi thực hiện công tác đầu tư xây dựng nhà máy điện và vận hành sảnxuất kinh doanh, nhà đầu tư cần lập dự án đầu tư để xem xét, quyết định triển khai,đồng thời báo cáo các cấp thầm quyền cho phép dau tư theo quy định Theo quyđịnh trong chuyên ngành đầu tư xây dựng, dự án đầu tư bao gồm: i) Thuyết minh dự

án: Đánh giá về các điều kiện tự nhiên xã hội, tình hình thủy văn, địa hình, địa chất,

cơ hội đầu tư, phương án đầu tư, các vấn đề liên quan đến triển khai đầu tư xây

dựng, ảnh hưởng môi trường, xã hội, đấu nối điện, phân tích hiệu quả dau tu, ; ii)

Thiết kế cơ sở: Là thiết kế sơ bộ ban đầu các hạng mục dự án/công trình, lựa chonphương án vị trí, địa điểm, lập tổng mức đầu tư dự án cho từng hạng mục,

14

Trang 25

Trong giai đoạn này, vấn đề liên quan đến việc phát triển thị trường điện củanhà máy điện chủ yếu bao gồm: i) công tác thiết kế cơ sở, dự toán, các chuyênngành đầu tư khác có liên quan, và việc tính toán hiệu quả đầu tư dự án: để đảm bảo

việc đầu tư dự án được hiệu quả, đảm bảo chất lượng, tiễn độ đề ra, chuẩn bị cho

giai đoạn đầu tư xây dựng sau này, và xin phép các cấp thẩm quyền chấp nhận chủtrương đầu tư; và: ii) công tác đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA) cho nhà

máy điện: Mục tiêu của nhà máy điện trong giai đoạn nay là đàm phan các nội dung

của hợp đồng đảm bảo thuận lợi cho công tác vận hành, và đạt hiệu quả trong sảnxuất kinh doanh điện, đặc biệt là các chỉ tiêu: Giá điện hợp đồng (Pc), Sản lượnghợp đồng giao hàng năm (Qc), các van đề liên quan đến bao tiêu nhiên liệu khí (đối

với các nhà máy điện khí - nêu có),

Sau khi hoàn thành công tác lập dự án đầu tư và quyết định đầu tư, nhà đầu tư

sẽ tô chức các bước thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công chỉ tiết, và triển khai đầu tư

xây dựng dự án/ nhà máy điện Trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng, các mục

tiêu chủ yếu cần đảm bảo có liên quan đến việc quản lý hiệu quả vận hành thị

trường điện của nhà máy điện bao gồm: tuân thủ đúng các quy định của pháp luật;

đảm bảo việc thi công xây dựng đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công tác xây

dựng, chất lượng máy móc thiết bị; tiết kiệm chi phí; huy động và cân đối nguồn

vốn tự có, vốn vay đủ cho công tác đầu tư xây dựng, lãi vay tốt, nhăm đạt tối đahiệu quả đầu tư nhà máy điện

c Đánh giá kết quả triển khai công tác dau tư

Sau quá trình thực hiện công tác đầu tư xây dựng nhà máy điện, nhà đầu tư

cần thực hiện công tác đánh giá kết quả lập dự án và triển khai đầu tư xây dựng.Đánh giá chất lượng công trình, máy móc thiết bị; tiến độ triển khai; đánh giá, rà

soát các khoản chi phí đã thực hiện so với Dự án đầu tư; việc tuân thủ các quy định

của Nhà nước/ Chính phủ trong công tác đầu tư xây dựng Trên cơ sở đó lập kếhoạch cho công tác vận hành nhà máy trong giai đoạn tiếp theo, điều chỉnh (nếu có)các kế hoạch tài chính, vận hành, bảo dưỡng sửa chữa, nếu quá trình triển khai

công tác dau tư xây dựng có nhiêu thay đôi so với Dự án dau tư ban đâu.

15

Trang 26

Trong quá trình này, chúng ta cũng cần rà soát và đánh giá lại hiệu quả trong

việc đàm phán Hợp đồng Mua bán điện (PPA) của nhà máy điện so với thực tế triển

khai, trên cơ sở các nội dung:

+ Các chi phí hợp lý, các chỉ tiêu được đưa vào để tính toán giá điện hợp đồng

Pe (Thời gian vận hành Tmax, thời gian khâu hao máy móc thiết bi, các khoảnchi phí có định, chi phí biến đối, các chỉ tiêu suất hao, hao tổn đường dây, vịtrí đo đếm, we)

+ Việc thực hiện thực tế, sai khác so với hợp đồng PPA đã ký, các chỉ tiêu/ chi

phí có thé không được đưa vào hợp đồng PPA khi đàm phán lại giá chính thức

sau khi hoàn thành quyết toán dự án/ công trình

1.2.4.2 Công tác phát triển nguôn cung đổi với các dự án đã đưa vào sử dụng

Giai đoạn vận hành nha máy điện là giai đoạn trực tiếp thực hiện công tác sản

xuất kinh doanh điện, sau quá trình đầu tư xây dựng nhà máy điện

Trong giai đoạn này, nhà máy điện trực tiếp thực hiện các công tác liên quan

đến: bảo dưỡng sửa chữa nhà máy điện đảm bảo thường xuyên khả dụng; chuẩn bị

các điều kiện về vốn, tài chính; chuẩn bị nguồn nguyên liệu nước (nhà máy thủyđiện), nhiên liệu dầu/ than/ khí (nhà máy nhiệt điện than, nhiệt điện khí); nghiên cứutình hình thị trường điện; cân đối các điều kiện khác có liên quan dé thực hiện công

tác chào giá vận hành trên thị trường điện.

Đối với cấp Tổng công ty, trong giai đoạn này sẽ thực hiện vai trò tổ chứctriển khai, quản lý, giám sát đối với các chi nhánh/ công ty con, bao gồm: giao thựchiện kế hoạch sản xuất kinh doanh; theo dõi, đôn đốc việc triển khai công tác bảodưỡng sửa chữa, chuẩn bị các điều kiện dé vận hành nhà máy điện; thực hiện côngtác kiêm tra với vai trò đơn vị quản lý/ chủ sở hữu doanh nghiệp

Quy trình thực hiện công tác quản lý phát triển thị trường điện:

a Lập kế hoạch phát triển thị trường điện

Bước 1: Dự báo về tình hình thị trường và các yếu tố có liên quan

Là việc dự báo tình hình nhu cầu phụ tải điện năng toàn hệ thống, khả năng

16

Trang 27

đáp ứng vận hành của các nhà máy điện và các loại hình nhà máy điện, hệ thốngtruyền tai, ; tình hình thời tiết thủy văn, kha năng cung cấp và giá nguyên/ nhiênliệu (nước, dầu, than, khí) phục vụ vận hành cho từng nhà máy điện của Tổng công

ty; dự báo sản lượng điện hợp đồng Qc, giá điện hợp đồng Pc, giá điện năng thị

trường SMP/FMP của từng tháng cho năm kế hoạch tiếp theo

Bước 2: Phân tích tình hình nội tại của NMĐ), tình hình thị tường điện

Các nha máy điện/Tổng công ty cần đánh giá, phân tích tình hình hiện tại của

từng nhà máy điện (lịch bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng sửa chữa

định kỳ và mức độ khả dụng tương ứng; lịch và khả năng cấp nguyên/ nhiên liệu

cho từng tháng; các chi phí cố định, chi phí biến đổi dự kiến và giá thành/ điểm hòavốn phục vụ công tác cân đối, chào giá vận hành; )

Trên cơ sở các đánh giá phân tích cho từng nhà máy điện, dự báo về tình hìnhthị trường và các yếu tố có liên quan nêu trên, sẽ phân tích các thuận lợi, khó khăn

cho từng nhà máy điện: khả năng chao giá vận hành trong từng tháng, giá điện có

thé vận hành dé đảm bảo hiệu quả về sản lượng/doanh thu/lợi nhuận (trong đó lợinhuận là yếu tố quan trọng nhất trong việc đánh giá về hiệu quả sản xuất)

Bước 3: Xây dựng kế hoạch phát triển thị trường điện

- Trên cơ sở phân tích tình hình nội tại của nhà máy điện, tình hình thị trường

điện nêu trên, các nhà máy điện sẽ xây dựng kế hoạch phát triển thị trường điện

(nằm trong kế hoạch SXKD của đơn vị), cơ bản bao gồm:

+ Lập kế hoạch, dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu về thị trường liên quan đến nhà

máy điện: sản lượng điện hợp đồng Qc, giá hợp đồng Pc, sản lượng dự kiếnvận hành Qmp, giá điện cho phan sản lượng phát ngoài thị trường FMP

+ Lập kế hoạch, dự kiến các khoản mục chỉ phí chủ yêu liên quan đến nội tại

nhà máy điện: giá nhiên liệu và khối lượng nhiên liệu tiêu thụ (chi phí biến đổinhiên liệu); khối lượng và giá trị vật tư tiêu hao theo sản lượng vận hành (chiphí biến đổi vật tư tiêu hao); các khoản chi phí công suất (khấu hao, lãi vay,bảo hiểm); chi phí bảo dưỡng sửa chữa (BDSC thường xuyên, BDSC định kỳ,BDSC đột xuất); chi phí vận hành cô định (chi phí lương, chi phí dịch vụ mua

17

Trang 28

ngoài, chi phí vận hành khác, ); các khoản chi phí chênh lệch tỷ giá (trong

thanh toán, đánh giá lại); các khoản chi phí khác;

+ Tính toán và cân đối các chỉ tiêu/khoản mục sản lượng, doanh thu, chi phí, lợi

nhuận cho nhà máy điện, trên cơ sở các chỉ tiêu về thị trường và tình hình nhà

máy điện nêu trên Hoàn thiện kế hoạch vận hành trên thị trường, kế hoạch sảnxuất kinh doanh cho nhà máy điện, báo cáo Tổng công ty phê duyệt/ thông qua

- Các bộ phận chuyên môn Tổng công ty, trên cơ sở chức năng của từng bộphận, sẽ thâm định kế hoạch phát trién thị trường điện (cùng kế hoạch SXKD) của

nhà máy điện, trình cấp thâm quyền phê duyệt/ thông qua.

b Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thị trường điện

Trên cơ sở kế hoạch phát triển thị trường điện được phê duyệt cùng kế hoạchsản xuất kinh doanh của nhà máy điện, các nhà máy điện sẽ trực tiếp tổ chức thựchiện kế hoạch phát triển thị trường điện trong năm Cấp Tổng công ty theo dõi,giám sát việc triển khai kế hoạch phát triển thị trường điện của nhà máy điện, và có

chỉ đạo điều chỉnh việc thực hiện (nếu có) khi cần thiết

Các bước tô chức thực hiện kế hoạch phát triển thị trường điện tại các nhà máy

điện cơ bản như sau:

Bước 1: Nhà máy điện thực hiện công tác bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên,

bảo dưỡng sửa chữa định kỳ (theo lịch BDSC mang tính dài hạn), bảo dưỡng sửa

chữa đột xuất (khi gặp sự cố, bất thường ngoài ý muốn), dé đảm bảo các tổ máy của

nhà máy điện khả dụng thường xuyên, liên tục, đảm bảo việc vận hành và thực hiện

kế hoạch phát triển thị trường điện của NMD Đồng thời, thực hiện việc mua, tiếpnhận nhiên liệu (đối với nhà máy nhiệt điện), tích nước hồ chứa (đối với nhà máythủy điện), cùng các loại vật tư vật liệu có liên quan khác, chuẩn bị đủ các điều

kiện dé sẵn sảng vận hành nha máy điện.

Bước 2: Chào giá dé vận hành trên thị trườngChào giá dé vận hành trên thi trường điện là quá trình thực hiện phân tích tìnhhình thị trường điện (tổng nhu cầu phụ tải, giá thị trường, giá trần thị trường, tình

hình vận hành các nhà máy điện, giá nhiên liệu/ mực nước ho tại các hô thủy điện,

18

Trang 29

), tình hình hiện tại của nhà máy điện (tính khả dụng, công tác BDSC, giá nhiên

liệu, tình hình tồn kho nhiên liệu/ mực nước hồ chứa thủy điện, ), để thực hiện

chào giá (bằng lệnh chào giá) trên hệ thống quản lý thị trường (do A0/EVN quản

lý) Trên cơ sở nhu cầu phụ tải điện của hệ thống điện, khả năng cung cấp và giáchao của các nhà máy điện cho từng dải công suất, hệ thống quản lý thị trường sẽkhớp lệnh cho từng nhà máy điện vận hành với công suất và giá khớp mua bán

tương ứng theo phương pháp lập lịch (giá điện thị trường FMP) Sau khi khớp lệnh,

hệ thống máy chủ quản lý thị trường điện sẽ thực hiện công tác điều độ (bằng lệnhđiều độ), gửi thông tin đến các nhà máy điện để các nhà máy tự động lên máy qua

hệ thống máy tính được liên kết với trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia

Nhà máy điện cần phân tích và đánh giá tình hình, thực hiện công tac chao giá

vận hành đề đạt hiệu quả tối ưu về sản lượng, doanh thu, đặc biệt là lợi nhuận cho

từng chu ky (30 phút), từng ngày, từng tháng và từng năm Do vậy, công tác chào giá

dé vận hành trên thị trường điện là khâu đặc biệt quan trọng, mang ý nghĩa quyết địnhđến hiệu quả trong việc phát trién/ tham gia thị trường điện của nhà máy điện

Bước 3: Vận hành nhà máy điện theo điều độ của A0/EVN

Trên cơ sở sản lượng vận hành và giá điện thị trường tương ứng được khớp

lệnh cho từng chu kỳ, hệ thống điều độ quốc gia xác định được sản lượng vận hànhcủa từng nhà máy điện, phát lệnh điều độ đến các nhà máy điện

Hệ thống máy tinh EMS tại các nhà máy điện nhận lệnh điều độ từ hệ thốngđiều độ quốc gia, sẽ điều khiển kỹ thuật cho các tổ máy của nhà máy điện vận hành

với mức sản lượng đã xác định cho từng nhà máy trong từng chu kỳ (30 phút).

Bước 4: Tính toán và xác định doanh thu tiền điện hàng tháng, xác định chi

phí và hạch toán SXKD

Trên cơ sở sản lượng thực phát tại các nhà máy điện, giá điện thị trường đã

được trung tâm điều độ hệ thống điện khớp lệnh cho từng chu kỳ vận hành các nhà

máy điện, và các quy định trong công tác thanh toán giá điện trên thị trường giữa

bên mua (Công ty Mua bán điện (EPTC) thuộc EVN) và bên bán (các nhà máy

điện), nhà máy điện sẽ lập hồ sơ thanh toán tiền điện, gửi EPTC dé thống nhất hồ sơ

thanh toán, và thực hiện thanh toán tiền điện hàng tháng cho các nhà máy điện

19

Trang 30

Đồng thời, bộ phận kế toán thực hiện hạch toán các khoản chỉ phí, lợi nhuận,

kết quả SXKD cho từng chu kỳ kế toán theo quy định

c Kiểm tra, giám sát công tác phát triển thị trường điện

Kiểm tra, giám sát công tác phát triển thị trường điện, là việc thực hiện cáccông việc, biện pháp dé thường xuyên theo dõi, giám sát và nắm bat tình hình pháttriển thị trường điện tại nhà máy điện và toàn Tổng công ty; qua đó thường xuyênthực hiện các phương án để việc triển khai phát triển thị trường điện đáp ứng đúngyêu cầu về chất lượng, tiến độ hoàn thành theo kế hoạch dé ra, và ngày càng dambảo tính hiệu quả tối ưu

Kiểm tra, giám sát công tác phát triển thị trường điện được thực hiện trên cơ

sở quy định tại các bộ Điều lệ, quy chế, quy định, quy trình tại Tổng công ty và các

đơn vi thành viên.

Tính chất quan trong của viéc kiểm tra, giám sát được thể hiện ở các vấn đề:i) Việc kiểm tra sẽ là công việc quan trọng dé các cấp quản lý phát hiện các van détồn tại nảy sinh trong quá trình triển khai phát triển thị trường điện, qua đó có cácbiện pháp dé kịp thời điều chỉnh; ii) Thông qua quá trình kiểm tra, giám sát, sẽ tựnâng cao trách nhiệm của các cấp thực hiện, do vậy sẽ nâng cao chất lượng từng

công tác cũng như chat lượng tổng thé của công tác phát triển thị trường điện, hạn

chế các sai sót có thể xảy ra, tối ưu hiệu quả trong triển khai

1.2.5 Các nhân tô ảnh hưởng đến phát triển thị trường điện của doanh nghiệp

1.2.5.1 Các nhân tổ chủ quan

> Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Năng lực tài chính, kha năng tài chính của doanh nghiệp là yếu tố tối quantrọng, ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất kinh doanh nói chung và khả năng phát triểnthị trường của doanh nghiệp nói riêng Doanh nghiệp có nguồn tài chính dồi dào cóthé cân nhắc và triển khai công tác đầu tư xây dựng, phát triển nhà máy điện mới

một cách dễ dàng và nhanh chóng: triển khai mua sắm nhiên liệu, thuê các đơn vị

bảo dưỡng sửa chữa nhà may, cũng như thực hiện các trách nhiệm trả nợ, trả các chi

phí trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo các nhà máy điện vận hành thường xuyên,

liên tục, phát triển về mặt sản lượng điện sản xuât.

20

Trang 31

Doanh nghiệp không có khả năng tài chính sẽ khó có thể đầu tư xây dựng pháttriển nhà máy mới, đồng thời có thể gặp nhiều khó khăn, đình trệ trong công tác sảnxuất kinh doanh, sản xuất điện.

> Năng lực, trình độ, ý thức của đội ngũ lãnh đạo chỉ đạo, cán bộ nhân viên trực

tiếp thực hiện công tác quản lý hiệu quả khi tham gia thị trường điệnVấn đề năng lực nhân sự quản lý, nhân sự trực tiếp thực hiện các công tác sảnxuất kinh doanh và công tác phát triển thị trường điện luôn là yếu tố hết sức quantrọng trong quá trình quản lý sản xuất

Trong công tác đầu tư xây dựng dự án, nhân lực có năng lực kinh nghiệm sẽgiúp doanh nghiệp tô chức triển khai dự án từ khâu lập dự án đầu tư đến khâu thicông lắp đặt nhà máy đưa vào sử dụng đảm bảo chất lượng, tiến độ yêu cầu Banquản lý dự án với nhiều nhân sự lãnh đạo và chuyên viên có kinh nghiệm, sẽ tổchức thâm tra, thâm định dự án, thiết kế, dự toán trong các khâu đảm bảo đúng yêu

cầu kỹ thuật, chất lượng cao, tiết kiệm chi phí, ; thực hiện công tác lựa chọn nhà

thầu đảm bảo lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế, thi công xây lắp, có năng lực

kinh nghiệm cao, đáp ứng yêu cầu thiết kế, thi công của dự án; thực hiện công tácnghiệm thu, thanh toán đảm bảo đúng thiết kế, khối lượng, giá trị được duyệt, đúng

trình tự thủ tục; qua đó giúp doanh nghiệp thuận lợi trong khâu đầu tư xây dựng

nha máy điện nhằm phát triển về quy mô nhà máy điện, đạt hiệu quả tối ưu.

Trong công tác vận hành nhà máy điện, nhân lực có trình độ cao sẽ giúp doanh

nghiệp xây dựng kế hoạch vận hành phù hợp, sát với nhu cầu và điều kiện thực tế

dé chuẩn bị sẵn sàng các yêu tố về nguồn vốn, nhiên liệu, công tác bảo dưỡng sửachữa, để sẵn sàng cho công tác sản xuất kinh doanh điện Nhân lực có trình độcao cũng trực tiếp thực hiện/ chỉ đạo thực hiện công tác bảo dưỡng sửa chữa đảmbảo nhà máy luôn khả dụng, thực hiện công tác cân đối nguồn lực dé chào giá vậnhành đảm bảo hiệu quả tối ưu

> Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý phát triển thị trường điện

Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ công tác quản lý phát triển thị trườngđiện là công cụ dé hỗ trợ con người trong quá trình triển khai sản xuất kinh doanh,

21

Trang 32

cũng là yếu tô hết sức quan trọng Đối với các nhà máy điện, theo yêu cầu về việc

đồng bộ hóa máy móc thiết bị của nhà máy với hệ thống điện phải đáp ứng các tiêuchuẩn cho trước của ngành điện, do đó ảnh hưởng của việc thay đổi, điều chỉnh cơ

sở vật chất phục vụ hiệu quả khi phát triển thị trường điện ở giai đoạn trước đây làkhông nhiều, bởi các thiết bị, cơ sở vật chất về cơ bản luôn phải đáp ứng các tiêuchuẩn đã được đặt ra

Tuy nhiên trong tình hình hiện tại, với nhu cầu quản lý hiệu quả sản xuất kinhdoanh theo tiêu chuẩn công nghệ 4.0, với việc quản lý đồng bộ ở cấp đa nhà máy,

nhu cầu quản lý vật tư thiết bị để có thể dùng thay thế giữa các nhà máy với nhau

khi cần thiết; và nhu cầu hợp tác dé có chiến lược chào giá cạnh tranh tận dụng lợi

thế tỷ lệ nguồn phát lớn của các tổng công ty lớn, việc đầu tư các máy móc thiết bị

đồng bộ phục vụ kiểm soát vật tư dự phòng, phục vụ chiến lược chào giá tổng thểcho các nhà máy là rất cần thiết

> Công tác kiểm soát nội bộ của Tổng công ty, các đơn vị thành viên

Công tác kiểm soát nội bộ là việc các cấp quản lý của Tổng công ty, các đơn

vị thành viên sử dụng các bộ phận chuyên môn dé thực hiện công tác giám sát, kiểmtra việc triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường điện của

đơn vi trên cơ sở áp dụng các bộ quy phạm (điều lệ, quy định, quy trình, tiêu chuẩn,

định mic ) được Tổng công ty và các đơn vị phê duyệt; các Luật, văn bản dướiluật, quy định, tiêu chuẩn do các cấp thâm quyền ban hành

Thông qua công tác kiểm soát nội bộ sẽ giúp lãnh đạo Tổng công ty, các đơn

vị thành viên nắm được thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình triểnkhai tham gia, phát triển thị trường điện của các nhà máy điện, qua đó phát hiệnđược các vấn đề phát sinh, các sai sót (nếu có), hoặc đề xuất các phương án hiệuquả hơn, dé điều chỉnh cách thức, phương án tô chức sản xuất kinh doanh phù hợp,mang lại hiệu quả tối ưu

1.2.5.2 Nhân tô khách quan

> Các quy định pháp luật, chủ trương về thị trường điện

Các quy định pháp luật, các chủ trương phát triển thị trường điện nói chung và

22

Trang 33

thị trường điện cạnh tranh nói riêng của Nhà nước/Chính phủ (thể hiện ở các quyếtđịnh về Quy hoạch phát triển điện năng, các quy định trong thanh toán trên thịtrường, các quy định và chính sách về ưu tiên phát triển các loại hình năng lượng,giá ưu đãi cho các loại hình năng lượng, ) sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thu hút cácnhà đầu tư thực hiện công tác đầu tư nhà máy điện; ảnh hưởng đến cán cân cung cầu

về điện; ngoài ra còn ảnh hưởng trực tiếp lên giá điện trên thị trường, và phươngthức điều hành thị trường của đơn vị quản lý thị trường, ảnh hưởng trực tiếp và ảnhhưởng lớn ngay lập tức đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà máy điện

> Tính minh bạch, cạnh tranh trong việc vận hành thị trường điện

Tinh minh bạch, cạnh tranh trong việc vận hành thị trường giúp các đơn vi sản

xuất điện có vị thế ngang nhau khi thực hiện công tác chào giá, cạnh tranh vận hànhtrên thị trường Cơ chế cạnh tranh minh bạch cũng giúp khuyến khích các nhà đầu

tư trong công tác đầu tư dự án, tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh điện, đápứng nhu cầu phụ tải ngày càng tăng của quốc gia

> Ảnh hưởng bởi các yếu tô bên ngoài khác liên quan trực tiếp đến công tác sản

xuất điện

- Các yếu tố liên quan đến nguyên/nhiên liệu đầu vào: thủy văn nước hồ (đối

với nhà máy thủy điện), sản lượng khí cấp và giá khí (đối với nhà máy điện khí),

sản lượng than cấp và giá than (nhà máy điện than), giá dầu và các nguyên/ nhiênliệu khác, làm tăng/ giảm chi phí, giá thành, ảnh hưởng đến công tác chào giá

phát điện của các nhà máy điện.

- Ảnh hưởng bởi thời tiết (mưa lũ, nhiệt độ, ) làm ảnh hưởng đến nhu cầu phụ

tải (nhu cầu dùng điện), việc cân đối phát điện của các nhà máy thủy điện/ điện mặt

trời và nhiệt điện,

1.2.6 Các tiêu chí đánh giá công tác phát triển thị trường điện của các nhà máy

điện

> Đánh giá về việc lập và quyết định phê duyệt dự án đầu tư, thực hiện công tácđầu tư xây dựng nhà máy điện

Công tác đầu tư xây dựng dự án được đánh giá là thành công và có hiệu quả,

khi dự án đầu tư nhà máy điện được quyết định đầu tư và triển khai phù hợp quy

23

Trang 34

hoạch tông thé nhà máy điện được Chính phủ phê duyệt, tuân thủ đúng các quy địnhcủa pháp luật từ khâu lập dự án đầu tư đến khâu hoàn thành bàn giao đưa vào sửdụng, thanh quyết toán vốn đầu tư; việc lập dự an đầu tư tính toán được phương ántối ưu và tiết kiệm, các chỉ số kinh tế (Giá trị hiện tại ròng NPV, Tỷ suất hoàn vốnnội bộ FIRR, Thời gian hoàn vốn PP, Ty số lợi ích — chi phi B/C, ) đảm bảo kỳvọng và hiệu quả theo mục địch của nhà đầu tư; việc triển khai đầu tư xây dựng nhàmáy đúng quy mô, tiến độ, chất lượng, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy định do Nhànước/Chính phủ quy định cho từng chuyên ngành, và tiết kiệm hiệu quả/ hiệu quảhơn so với dự án đầu tư được duyệt ban đầu.

> Đánh giá tham gia thị trường điện cạnh tranh như sau:

Việc chào giá vận hành thị trường điện cạnh tranh có hiệu quả khi từng thành

phần công việc sau có hiệu quả:

- Việc lập kế hoạch tham gia thị trường điện cạnh tranh phù hợp với thực tế thi

trường, điều kiện và tiềm năng của các nhà máy điện Công tác dự báo về thị

trường, giá và tình hình cấp nhiên liệu, lượng nước về hồ, giá thị trường, cơ bảnđảm bảo mục tiêu phan dau của các đơn vi nha may dién

- Viéc chào giá vận hành trên thị trường đảm bảo hiệu quả tối ưu, thé hiện ở các

mặt sau:

* Công tác chuẩn bị nhiên liệu: Dé việc chào giá vận hành trên thị trường đảm

bảo hiệu quả tối ưu, bộ phận chuẩn bị nhiên liệu phải làm tốt công tác ký hợp đồng

cung cấp nhiên liệu, giao nhận nhiên liệu, có đủ nhiên liệu dé phía vận hành cân đốichào giá vận hành giữa các thời điểm phù hợp, đảm bảo hiệu quả cao nhất

» Công tác bảo dưỡng sửa chữa phục vụ vận hành: Bộ phận BDSC thường

xuyên, định kỳ phải tập trung thực hiện công tác BDSC nhà máy đảm bảo luôn vận

hành ổn định, an toàn, đáp ứng yêu cầu kế hoạch vận hành của nha máy điện, vàyêu cầu vận hành của A0/EVN; chi phi BDSC đảm bảo tiết kiệm

» _ Công tác dự báo thị trường: Công tác dự báo thị trường phải thường xuyên

cập nhật tình hình thời tiết, thủy văn, nhu cầu phụ tải toàn thị trường, tình hình vận

hành và giá nhiên liệu, chi phí các nhà máy điện khác trên thị trường, qua đó dự báo

về khả năng vận hành, giá thị trường có thé khớp trong các ngày tới, dé làm cơ sở

chào giá vận hành đạt hiệu quả cao nhất

24

Trang 35

* Công tác xây dựng chiến lược, phương án chảo giá, và việc chào giá trực

tiếp: Trên cơ sở các công việc phục vụ chào giá nêu trên thực hiện có hiệu quả, bộ

phận chào giá phải xây dựng chiến lược chào giá cho cả năm, cho từng quý (dài

hạn), từng tháng (trung hạn), và từng ngày, đảm bảo việc chào giá nhà máy vận

hành tốt, giảm chi phí khởi động, khớp giá thị trường cao hơn giá nhiên liệu biếnđổi, cao nhất có thé đề đạt doanh thu và lợi nhuận cao nhất

> Đánh giá việc giám sát, kiểm tra việc triển khai phát triển thị trường điện:

Việc giám sát, kiểm tra triển khai phát triển thị trường điện có hiệu quả khicông tác giám sát, kiểm tra là động lực để các nhà máy điện triển khai và hoànthành tốt kế hoạch SXKD, kế hoạch thị trường được giao Đồng thời, công tác kiêmtra, giám sát có thể phát hiện ra được các tồn tại, hạn chế, các vấn đề chưa thực sựhiệu quả trong hoạt động SXKD của nhà máy điện hoặc toàn Tổng công ty; qua đó

đưa ra các cảnh báo, các yêu cầu để đơn vị nghiên cứu, thực hiện các phương ángiải quyết tồn tại, hạn chế, hoặc các phương án nhằm nâng cao hiệu quả trong công

tác triển khai SXKD, thị trường điện, ngày càng hoàn thiện khâu vận hành, sảnxuất, thị trường, nâng cao doanh thu, lợi nhuận của nhà máy điện và của toàn Tổng

công ty.

1.3 Kinh nghiệm quản lý phát triển thị trường điện tại Tập đoàn Điện lực Việt

Nam (EVN) và bài học

Tập đoàn Điện lực Việt Nam là Tập đoàn do Nhà nước sở hữu 100% vốn,

được thành lập ngày 22/6/2006, trên cơ sở chuyền đổi mô hình Tổng công ty Điện

lực Việt Nam hoạt động theo mô hình tập đoàn.

EVN là đơn vị sở hữu số lượng nhà máy điện nhiều nhất, với tổng công suất

và thị phần lớn nhất Việt Nam (tính đến cuối năm 2022, tổng công suất lắp đặtnguồn EVN sở hữu chiếm ty trọng 38,4% tổng công suất nguồn Quốc gia) Đồngthời, EVN cũng là đơn vị được Chính phủ giao quản lý các khâu: điều độ hệ thống

điện, truyền tải điện, mua bán điện của toàn bộ hệ thong dién quéc gia Nhu vay,

với việc sở hữu và tham gia san xuất điện, EVN là đơn vị tham gia và chủ trì toàn

bộ các khâu quan trọng của hệ thong dién Viét Nam

Ngoài công tác quan lý hệ thống điện mang tinh đặc thù theo nhiệm vu được

Chính phủ giao, đối với việc quản lý phát triển nhà máy điện EVN cũng thực hiện

25

Trang 36

với quy trình và công việc tương tự các đơn vị tổng công ty, các nhà máy điện khác.

- Đối với công tác đầu tư xây dựng các nhà máy điện dé phát triển nguồn cung,phát triển thị trường điện: EVN đã thực hiện việc quản lý đầu tư xây dựng các nhàmáy điện mới với quy mô rất lớn với tiễn độ thực hiện nhanh, chất lượng tốt, độ tincậy cao (gần đây là các dự án nhà máy thủy điện Sơn La 2.400 MW, hoàn thànhtháng 12/2012, vượt tiến độ 03 năm; nhà máy thủy điện Lai Châu 1.200 MW, hoànthành tháng 12/2016, vượt tiến độ 01 năm; nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 1.200

MW, hoàn thành tháng 9/2019, vượt tiễn độ 03 tháng; nhà máy nhiệt điện Thái Bình

2 600 MW, hoàn thành tháng 02/2019; Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum

220MW và NMTD Đa Nhim mở rộng (80MW) hoàn thành năm 2021; khởi công 3

dự án NMTD Hòa Bình mở rộng (480MW), NMTD Ialy mở rộng (360MW) và Nha

máy nhiệt điện Quảng Trạch I (1.200MW)

Tổng công suất các NMĐ do EVN sở hữu/ nắm cổ phan chi phối trong giaiđoạn vừa qua được tổng hợp như sau:

Năm 2012 2016 2022

Công suất 13.092 26.164 29.901Theo đó cho thây, trong các năm từ 2012 — 2016, với tiềm năng phát triển cácnguồn năng lượng điện còn lớn (thủy điện, nhiệt điện than), tốc độ phát triển nguồn

điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong 04 năm (từ 2012 + 2016) đạt mức tăng

trưởng ~200%; trong 6 năm tiếp theo, (từ 2016 + 2022), do tiềm năng phát triển các

nguồn điện thấp dan, EVN chi đạt mức tăng trưởng 114% EVN can đây mạnh cáchoạt động đầu tư phát triển các nguồn điện mới (NLTT mặt trời, điện gió, điện sinh

khối, ) dé đáp ứng yêu cầu phụ tải ngày càng tăng của hệ thống

- Trong công tác phát triển thị trường điện đối với các đơn vị nhà máy điện đangvận hành: Công tác dự báo tình hình thị trường, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch thịtrường điện, công tác kiểm tra giám sát được thực hiện đầy đủ, thường xuyên, và

chặt chẽ; công tác bảo dưỡng sửa chữa các nhà máy điện được EVN chủ động thực

hiện với độ tin cậy lớn, tính khả dụng của nhà máy cao; công tác chào giá vận hành

trên thị trường điện được thực hiện tốt, các dự án vận hành đạt hiệu quả cao về

doanh thu, lợi nhuận.

26

Trang 37

Qua kinh nghiệm phát triển thị trường điện từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam, làđơn vị được thành lập và phát triển sau với tổng quy mô công suất các nhà máy điệnthấp hơn EVN, Tổng công ty Điện lực Việt Nam cần phan dau tham khảo, hoc hỏikinh nghiệm và các phương thức thực hiện quản lý của EVN trong nhiều lĩnh vựcliên quan đến công tác phát triển thị trường điện:

- Đối với công tác đầu tư xây dựng nhà máy điện: Cần tuyên dụng hoặc tự đàotạo nâng cao trình độ các cấp chuyên gia quản lý dự án, đấu thầu, công tác thẩm

định thiết kế, dự toán, các chuyên gia về xây dựng, thiết bị, ; tăng cường kha

năng làm việc với các cấp Bộ/Ngành; nhằm nâng cao chất lượng công tác quản

lý dự án đầu tư xây dựng với mục tiêu tăng cường khả năng quản lý triển khai việcđầu tư các dự án điện quy mô lớn cấp Quốc gia, tổ chức thực hiện công tác đầu tưxây dựng nhà máy điện đây nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng yêu cầu

- Đối với công tác lập kế hoạch và triển khai kế hoạch: Cần tìm hiểu, tham khảo

kinh nghiệm liên quan đến công tác lập kế hoạch sát với thực tế thị trường: thực

hiện công tác dự báo thị trường chào giá cạnh tranh ngày càng hiệu quả; đặc biệt

trong công tác bảo dưỡng sửa chữa, cần học hỏi các mô hình quản lý bảo dưỡng sửa

chữa, mô hình các đơn vi tự thực hiện BDSC cho nhà máy điện và các đơn vi ngoài,

nhằm nâng cao chất lượng công tác BDSC, tăng tính hiệu quả cho nhà máy điện, vàtăng khả năng tìm kiếm công việc BDSC cho các nhà máy điện bên ngoài Tổng

công ty, nâng cao hiệu quả doanh thu, lợi nhuận cho các đơn vi.

- Đối với các công tác kiểm tra, giám sát: tham khảo thêm các kinh nghiệm thực

tế của EVN đề áp dụng (nếu phù hợp)

Cùng với EVN và các đơn vị sản xuất điện khác, PV Power là Tổng công ty

do Nhà nước nắm cô phần chi phối, có trách nhiệm thực hiện công tác phát triển thị

trường điện với quy mô ngảy càng tăng, nâng cao sản lượng và hiệu quả trong công

tác vận hành nhà máy điện, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của phụ tải trên hệthống điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia theo yêu cầu của Chính phủ

27

Trang 38

CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp

Các tài liệu, số liệu đã được công bồ chính thức được gọi là tài liệu, số liệu thứcấp (gọi chung là đữ liệu) Số liệu thứ cấp chỉ cung cấp các thông tin mô tả về tình

hình, về quy mô của sự vật, hiện tượng, vấn đề, chứ không thể hiện các mối liên hệ

bên trong của sự vật, vấn đề đang nghiên cứu Thu thập dữ liệu thứ cấp là một giaiđoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu đề tài

Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp dé thuthập thông tin, tài liệu cho đề tài nghiên cứu Quá trình thu thập thông tin thứ cấp

được thực hiện như sau:

Y Bước | - Xác định dữ liệu thu thập dé phục vụ cho đề tài:

Dữ liệu thu thập dé phục vụ dé tài là các nguồn dữ liệu về tình hình hệ thống điệnViệt Nam, dit liệu về các chủ trương phát triển thị trường điện của Nhà nước, Chínhphủ; các dữ liệu từ đơn vị quản lý vận hành trực tiếp hệ thống điện, liên quan đến nhu

cầu phụ tải, giá điện thị trường, sản lượng điện hợp đồng, giá điện hợp đồng, của

toàn bộ thị trường, của các nhà máy điện trên thị trường nói chung, và của PV Power

nói riêng trong hang năm, thang, ; và các dữ liệu, các chỉ tiêu SXKD liên quan đếncông tác quản lý SXKD, quản lý phát triển thị trường điện của PV Power

* Bước 2 - Xác định dữ liệu thứ cấp có thé thu thập từ nguồn bên trong và

bên ngoài:

Tác giả thu thập từ nội bộ Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam và các chinhánh, đơn vị thành viên của Tổng công ty, và các thông tin từ thị trường điện, hệ

thống điện quốc gia, các thông tin từ các cấp quản lý Nhà nước và đơn vị khác có liên

quan, là tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu quản lý phát triển thị trường điện của

PV Power.

Y Bước 3 - Tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp:

Sau khi xác định các loại dữ liệu, nguồn thu thập dữ liệu, tác giả tiến hành thu

thập đữ liệu như sau:

28

Trang 39

- Đối với các dữ liệu thu thập từ nội bộ Tổng công ty Điện lực Dau khí Việt

Nam và các đơn vị thành viên: Lập danh sách tài liệu cần thu thập; gặp người quản

lý/ chuyên viên các Ban chuyên môn Tổng công ty, liên hệ người quản lý/ chuyênviên các Phòng chuyên môn của các Chi nhánh, đơn vị thành viên đề xuất mượnmột số tài liệu theo danh sách Sau khi được chấp thuận, và gửi tài liệu (file mềm),

sẽ mang in tài liệu, ghi chép và lưu trữ lại những nội dung có liên quan đến việc

nghiên cứu.

- Đối với các dữ liệu thu thập từ nguồn bên ngoài:

+ Lên mang internet, sử dung các công cu tìm kiếm (google) dé tìm các bàiviết trên các website, các luận văn thạc sỹ, luận án tiễn sỹ có nội dung liên quan đếncông tác quản lý phát triển thị trường điện nói chung và của các nhà máy điện/ đơn

vị quản lý nhà máy điện nói riêng.

* Lựa chọn và doc tóm tắt tài liệu để lựa chọn những ý chính phục vụ cho

công tác nghiên cứu luận văn.

Y Bước 4 - Nghiên cứu chỉ tiết dữ liệu:

Tác giả xem lại mục tiêu nghiên cứu, các nội dung tổng thé và chi tiết cầnnghiên cứu; xác định nội dung, mức độ chi tiết và mức độ chính xác của đữ liệu đã

thu thập, qua đó chọn lọc các dữ liệu chính xác và sát với nội dung cần nghiên cứu,

sau đó đưa nội dung dữ liệu vào dé tài dé phân tích phù hợp

2.2 Các phương pháp xử lý, phân tích số liệu

2.2.1 Phương pháp thống kê mô ta

Đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả làm phương pháp chủ yếu dé

nghiên cứu, phân tích các đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được Phương pháp

thống kê mô tả sẽ bao gồm việc thu thập số liệu, cùng các tính toán, đồ thị và hìnhbiểu diễn, sẽ nhận biết các đặc trưng khác nhau dé đánh giá một cách tổng quát vàchỉ tiết đối tượng đề tài nghiên cứu

Luận văn đã thu thập các dữ liệu từ các nhà máy điện và cơ quan Tổng công ty

trong các năm gần đây, các dữ liệu từ thị trường điện; tóm tắt và thống kê các chỉ

tiêu cần thiết phục vụ nghiên cứu; phân tích và đánh giá, mô tả tình hình thực hiện

29

Trang 40

quản lý phát triển thị trường điện của các nhà máy điện và cơ quan Tổng công ty.

Qua đó năm được các kết quả cũng như các hạn chế của công tác phát triển thịtrường điện, và đề xuất các phương án hoàn thiện, phát huy hiệu quả công tác phát

triển thị trường điện của Tổng công ty

2.2.2 Phương pháp phân tích, tong hop

Ngoài các tài liệu được cung cấp từ Tổng công ty và các đơn vị thành viên,các tài liệu thứ cấp khác, tác giả còn thu thập được từ các tài liệu báo cáo đã được

xuất bản trên các tạp chí, sách báo, internet Qua việc tham khảo và kế thừa các đề

tài nghiên cứu khác đã được công bồ, tác giả có thêm cơ sở dé nhận định, đánh giá

về các điểm mạnh, điểm yếu của công tác phát triển thị trường điện tại Tổng công

ty, đồng thời dựa vào các số liệu thu thập được, phân tích để hoàn thiện các nhận

định và đánh giá.

Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được phân loại, tổng hợp và xử lý bằng phần mềm

Excel dé tính toán các chỉ tiêu, so sánh và đánh giá phù hợp Đối với dữ liệu thứcấp, tác giả nghiên cứu xử lý số liệu dưới dang bảng biểu trên phần mềm Excel và

thống kê theo từng năm

2.2.3 Phương pháp so sảnh

Trong đề tài nghiên cứu, phương pháp so sánh được tác giả sử dụng chủ yếu

để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động quản lý phát triển thị

trường điện của Tổng công ty và các nhà máy điện Phương pháp so sánh nhằm mục

đích đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu qua từng năm/ từng giai đoạn của nhà máy điện

và của toàn Tổng công ty, qua đó có thé đánh giá được tình hình thay đồi/ biến độngcủa từng chỉ tiêu; kết hợp với các phương pháp thống kê mô tả và phân tích, tổnghợp nêu trên, sẽ đánh giá vấn đề mang tính toàn diện, cụ thê và chính xác hơn

Các phương pháp xử lý, phân tích số liệu trên được tác giả sử dụng chủ yếutrong nội dung Chương 3, đánh giá thực trạng phát triển thị trường điện của Tổng

công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, khi đánh giá, so sánh tình hình giao kế hoạch

phát triển thị trường điện, các kết quả thực hiện việc phát triển thị trường điện tại

các đơn vị nhà máy điện và Tông công ty.

30

Ngày đăng: 08/10/2024, 03:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w