1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở: Quan điểm mácxit về nhân cách trước thách thức của những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan điểm Mácxit về nhân cách trước thách thức của những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại
Tác giả Phạm Thu Trang, Đặng Hà Chi
Người hướng dẫn Phạm Thu Trang, TS
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 25,75 MB

Nội dung

Tác giả cũng đã phân tích khá chỉ tiết những tư tưởng của Mác về con người và nhân cách gồm có: tư tưởng của Mác về con người với tư cách một nhân cách là con người có ý thức, là một chỉ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

QUAN DIEM MÁCXIT VE NHÂN CÁCH TRƯỚC THÁCH THỨC CUA

NHỮNG THÀNH TỰU KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

Chủ nhiệm đề tài: TS Phạm Thu Trang

Mã số: CS.2023.25

Thời gian thực hiện: 2/2023 — 2/2024Đơn vị: Khoa Triết học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Hà Nội — 2024

Trang 2

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA DE TÀI

TS Đặng Hà Chi Truong DH Văn hoá Hà Nội

Trang 3

THONG TIN KET QUÁ NGHIÊN CỨU

I THÔNG TIN CHUNG

1 Đề tài

Tên đề tài: Quan điểm mácxit về nhân cách trước thách thức của những thànhtựu khoa học công nghệ hiện đại

Chủ nhiệm đề tài: Phạm Thu Trang

Cơ quan chủ trì dé tài: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Thời gian thực hiện đề tài: 2/2023 - 2/2024

2 Mục tiêu

Trên cơ sở làm rõ các quan điểm mác-xít về nhân cách và những thách thức đangđặt ra của những thành tựu khoa học — công nghệ hiện đại, dé tài sẽ làm rõ những giátrị bền vững của quan điểm mác xít về nhân cách trước thách thức của những thànhtựu khoa học — công nghệ hiện đại trong bối cảnh hiện nay

3 Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Đề tài đã làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến quan điểm mác-xít về nhâncách, về khoa học công nghệ hiện đại, về thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại,

cũng đã phân tích những thách thức đang đặt ra của các thành tựu khoa học công nghệ

hiện đại trong bối cảnh hiện nay, từ đó làm rõ những giá trị bền vững về mặt lý luận và

về mặt phương pháp luận trong quan điểm mác xít về nhân cách trước thách thức củanhững thành tựu khoa học — công nghệ hiện đại.

4 Sản phẩm

- 01 báo cáo tông kết 85 trang

- 01 bài báo quốc tế đăng trên tạp chí International Journal of Social Science and

Human Research, ISSN (print): 2644-0679, ISSN (online): 2644-0695, Vol Ø7, Issue.

01; January, 2024 https://doi.org/10.47191/ijsshr/v7-i01-49

5 Hiệu quả, phương thức chuyền giao kết quả nghiên cứu và khả năng ứng dụng

Đề tai có thé làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các ngành KHXH&NV, đặcbiệt là các ngành triết học, tâm lý học

Ha Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2023

CHỦ NHIỆM ĐÈ TÀI

(ký, họ tên)

Trang 4

MỤC LỤC

THONG TIN KET QUÁ NGHIÊN CỨU - 2 SE SSE£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEErkerkererxere 2

(00200 4

1 Tính cấp thiết của đề tài + s+Sx+E22E2EEEEE1E7152112121121121121121 21111111111 xe 4 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài ¿-5¿75¿22++2x+2£xzzxezxrerxecree 6 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của GG tầi ccct n T112 1111111111111 11x cxee 14 4 Đối tượng nghiên CỨU: ¿2£ +¿+E++2EE+EE+2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErErrkrrrrees 14 5 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: . - 14

6 Kết cấu của để tài cv nh ng re 14 CHƯƠNG 1 QUAN DIEM MACXIT VE NHÂN CÁCH VA CÁC THÀNH TỰU KHOA HỌC CONG NGHẸ HIEN ĐẠI: MOT SO VAN DE LY LUẠN 15

1.1 Quan điểm mác-xit về nhân cách - + s+Sx#E£EE+EE£EEEEEEEEEEerkerkerkerkervee 15 1.1.1 Khái niệm nhân cách theo cách tiếp cận của triết học Mác-xít -s-+ 15 1.1.2 Đặc trưng và cầu trúc của nhân cáCh -+©e+cs+cxe+E+E+rkerkerrrrserserreee 20 1.1.3 Những yếu tổ tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách 30

1.2 Khai niệm, đặc trưng của các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại 43

1.2.1 Khái niệm về khoa học công nghệ, cách mang công nghiệp 4.0 43

1.2.2 Đặc trưng cua các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại - 49

Chương 2 GIÁ TRI BEN VUNG CUA QUAN DIEM MÁC-XIT VE NHÂN CÁCH TRƯỚC THACH THUC CUA NHỮNG THÀNH TUU KHOA HOC - CONG NGHE HIEN DAL - - CS 2121121 111151 11101 10101 10101 1101010 111111 TT 53 2.1 Những thách thức của các thành tựu Khoa học công nghệ hiện dai trong bối cảnh 0008) 0 e 53

2.1.1 Nhitng thách thức cua các thành tựu Khoa học công nghệ hiện đại đối với quan niệm về nhân cách nhìn từ quan Ai€M HHỐC-XỈÍ HH HH Hệ, 53 2.1.2 Những thách thức cua các thành tựu Khoa học công nghệ hiện đại đối với sự hình thành nhân cách nhìn từ quan điÊH IHẮC-XỈH che seterserseesre 58 2.1.3 Những thách thức cua các thành tựu Khoa học công nghệ hiện đại đối với bản chát của nhân cách nhìn từ quan điÊM HHẮC-XÍ Sàn shihritrerrerererrrerses 60 2.2 Giá trị bền vững của quan điểm mác-xít về nhân cách trước thách thức của những thành tựu khoa học — công nghệ hiện đại 5 2S 3213 irerrrrrrerrrrrrree 64 2.2.1 Giá trị VE lý WGN ececcessesscsseessessessesssessessessssssessecssssssssessessussusssessesssesseesesssaseeseeseess 64 2.2.2 Giá trị phương pháp luận của quan điểm mác-xít về nhân cách trước thách thức của những thành tựu khoa học — công nghệ hiện đại 55-5 cSSSs++scexsseesssers 67 4009700015 77 TAI LIEU THAM KHẢO 2 ©2+22++2EEE+22EE+22211222112271112211122111 211 cee 79

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vấn đề con người đã và đang tồn tại song hành cùng con người trong lịch sửnhận thức, khi con người bắt đầu tìm hiểu về thế giới tự nhiên xung quanh thì đồngthời họ cũng tìm hiểu về chính bản thân mình Ở mỗi giai đoạn thăng trầm của lịch sử,vấn đề con người lại nôi lên như một chủ dé trung tâm của những thảo luận học thuậtđương thời và cho đến ngày nay, những suy tư, tranh luận về: bản chất của con người

là gì - thiện hay là ác, là cá nhân hay là xã hội? quan hệ giữa con người với con người,

con người với cộng đồng, cũng như con người với thế giới ra sao? Mục đích sống củacon người là gì? Điều gì sẽ đến với con người sau khi chết - ý nghĩa của cuộc sông con

người là gì? van chưa đến hồi kết thúc Điều đó không phải là ngẫu nhiên, mà bởi vi

thời đại chúng ta đang sống là thời đại của những biến đổi sâu sắc với những cái cũ vàcái mới dan xen, với những hệ gia tri chuẩn mực và chưa chuẩn mực biến thiên, phứctạp, với những trật tự xã hội diễn ra nhiều thay đôi khó lường Trong bối cảnh đó, van

đề nhân cách với tư cách là vấn đề đụng chạm đến những nền tảng sâu sa của cuộc

sông con người ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn trong nghiên cứu khoa

học, nhất là của Suy tư triết học

Hơn nữa, từ nhiều năm nay, các thế lực thù địch chủ nghĩa Mác luôn lợi dụngvấn đề con người dé xuyên tac chủ nghĩa Mac, theo ho, chủ nghĩa Mac, triết học Macchỉ quan tâm đến những vấn đề xã hội, kinh tế, vật chất mà bỏ rơi con người cá nhân,

cá tính Vì thế, họ cho răng sau ngày Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âusụp đồ, trong xã hội hiện đại, khi mà đời sống con người đường như có xu hướng ngày

càng phức tạp hơn thì chủ nghĩa Mác, triết học Mác nói chung, nhận thức duy vật lịch

sử nói riêng không theo kịp sự chuyên biến của thời đại, không lý giải được những vấn

đề liên quan đến cuộc sống con người, mà phải thay nó băng các học thuyết khác, lýluận khác phù hợp hơn.

Trên thực tế, đúng là các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác không dé lại một tácphẩm riêng viết về con người và về van đề nhân cách cũng vậy Nhung chúng ta có thétìm thấy trong di sản lý luận của các ông những chỉ dẫn có tính chất quan trọng về mặtphương pháp và phương pháp luận Hướng đến nghiên cứu con người và nhân cáchtrong chỉnh thể, triết học Mác, chủ nghĩa Mác luôn có chỗ đứng và vị trí riêng củamình trong nghiên cứu về con người và nhân cách Những tư tưởng về con người, về

Trang 6

nhân cách của C Mác bắt đầu từ những tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844”

qua “Luận cương về Phoiobac”, “Hệ tư tưởng Đức” đến “Tu bản” nhìn bề ngoài có vẻrời rạc, chưa hệ thống nhưng nếu nghiên cứu sâu sắc và nghiêm túc chúng ta sẽ nhậnthấy một hệ thống quan điểm thống nhất về nội tại, tạo nền móng vững chắc về mặt lýluận cho nghiên cứu vấn đề con người và nhân cách

Lý luận Mác-xit về nhân cách không phải là một luận thuyết hoàn chỉnh và khépkín Dựa trên cơ sở triết học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và những thành tựucủa các ngành khoa học cụ thé, các nhà lý luận Mác-xít đã và đang tiếp tục phát triển

nó Tiếp thu những quan điểm lý luận về nhân cách của chủ nghĩa Mác, với việc phântích sâu sắc hơn về bản chất xã hội, bản chất hoạt động của con người và nhân cách,

các nhà lý luận Mac-xit sau này như L.X Vưgotxki, A.N Leonchiep, X.L Rubinstein,

trên cơ sở nền tảng lý luận đó đã phát triển và luận giải cụ thể, sâu sắc hơn cho vấn

dé nhân cách

Khi quan điểm Mác - xít về nhân cách được hiểu và vận dụng một cách đúng

đắn sẽ cung cấp cho chúng ta vũ khí sắc bén dé bác bỏ các quan điểm ngoài Mác -xít

rằng con người với những van đề thiết thân của nó “nam ngoài phạm vi” của chủ nghĩa

duy vật lịch sử và chủ nghĩa Mác nói chung, đồng thời cũng giúp chúng ta tránh được

việc tuyệt đối hóa phiến diện như đã từng xảy ra đối với các quan điểm “sinh vật hóa”

“xã hội hóa”, “tâm lý hóa” trong nghiên cứu về con người và nhân cách

Ở nước ta, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc xây dựng con

người mới đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng - đòi

hỏi chúng ta phải day mạnh một cách cấp thiết hoạt động nghiên cứu những van đề

liên quan đến con người và nhân cách Đặc biệt, tại Đại hội XI, Đảng ta cũng đã xác

định: “Chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạođức, lối sống, thê chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành phápluật, nhất là trong thế hệ trẻ”

Thêm nữa, trong thực tiễn sau gần bốn mươi năm Đổi mdi, trên các phương tiệnthông tin đại chúng, người ta có thể bắt gặp rất nhiều hiện tượng phản ánh sự thay đổitích cực trong nhân cách con người Tuy nhiên, bên cạnh những hiện tượng tích cực

đó, tại thời điểm này, nhiều hiện tượng tiêu cực liên quan đến sự suy thoái đạo đức, làm biên đôi, thậm chí, làm méo mó nhân cách con người đang xuât hiện dường như

' Dang Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lan thứ XI, Nxb CTQG, Hà

nội, 2011, tr.126

Trang 7

nhiều hơn và có phần nghiêm trọng hơn Trong giáo dục nhân cách cho học sinh, sinhviên, nhiều vấn đề như: thầy, cô giáo lợi dụng học trò, giáo viên mầm non dùng bạo

lực với trẻ, nữ sinh đánh nhau, người học chạy bằng, mua điểm, v.v đang trở thành

van nạn khiến toàn xã hội phải quan tâm Van dé đặt ra là phải chăng hiện nay hệ giá

trị đang đảo lộn, những mẫu hình nhân cách như thế nào là điểm tựa tinh thần phù hợp

với thời đại? Những giá trị nào được coi là chuẩn mực? Những yếu tổ nội sinh hayngoại sinh đang tác động mạnh hơn lên ý thức, nhân cách của giới trẻ? Nhìn chung, sự

thay đôi, biến đổi nhân cách người Việt như vậy có phải là tất yêu hay không? Sự biếnđổi đó do những nguyên nhân nào? Lam thé nào dé khắc phục những tác động, ảnhhưởng tiêu cực, duy trì và phát huy những tac động, ảnh hưởng tích cực?

Trong bối cảnh đó, van đề nhân cách con người nổi lên như là một van đề “nóng”

của xã hội và được chú ý từ nhiều góc độ khác nhau, không chỉ trên bình diện nghiên

cứu mà cả trên bình diện thực tiễn, không chỉ từ góc độ tâm lý mà cả từ góc độ đạo đức

cá nhân và đạo đức xã hội Tuy nhiên, vấn đề này chưa được luận giải một cách thấu

đáo từ góc nhìn triết học Nhất là trước những thách thức của khoa học công nghệ hiện

đại thì việc tìm kiếm và xác lập nền tảng lý luận cho nghiên cứu nhân cách dé khang

định va bảo vệ những giá trị vĩnh cửu va bền vững của học thuyết mac xit về con người

và về nhân cách trong việc luận giải bản chất của con người, luận giải về những yếu tốkhông thể bị trí tuệ nhân tạo hay công nghệ vượt qua được của những công trình nghiêncứu triết học chuyên sâu càng trở nên cấp thiết hơn

Những vấn đề đặt ra về mặt lý luận và thực tiễn trên đây là những lý do chính

khiến chúng tôi chọn Quan điểm mdc-xit về nhân cách trước thách thức của những

thành tựu khoa học — công nghệ hiện đại làm đề tài nghiên cứu cơ sở của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu về nhân cách đã được phân tích với các mức độ, phạm vi, mục đíchkhác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau Dé đánh giá tình hình nghiên cứu van đề nhâncách một cách cụ thể hơn, chúng tôi lựa chọn và sắp xếp các công trình nghiên cứu về

nhân cách theo các nhóm sau:

Thứ nhất, nghiên cứu mácxít về nhân cáchKhi đề cập đến các nghiên cứu mácxít về nhân cách thì không thể không nhắctới các công trình nghiên cứu ở Liên Xô trước đây, trong đó nhân cách chủ yếu đượcxem xét từ góc độ tâm lý học và từ cách tiếp cận hoạt động (ngày nay, còn gọi là cách

Trang 8

tiếp cận hành vi - the action approach) Có thể kê đến tên tuổi của một số nhà khoa học

tiêu biểu như:¬ A.R Luria, A.N Leonchiep, X.L Rubinstein, L.X Vugotxki

Trong số it tài liệu đã được dich ra tiếng Việt, cuốn Hoạt động, ý thức, nhân

cách (bản gốc xuất bản năm 1978, bản dịch xuất bản năm 1989) của Leonchiep là tài

liệu tham khảo có nhiều giá trị đối với nghiên cứu lý luận về nhân cách Đáng chú ý là

trong tác phâm này tác giả đã xây dựng khá hệ thống bộ máy khái niệm của tâm lý họcmácxít Trong chương 5 “hoạt động và nhân cách”, tác giả đã xem xét, phân tích nhân

cách như là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học, phân biệt 2 khái niệm cá nhân và

nhân cách Từ đó, tác giả cũng chỉ ra hoạt động là cơ sở cho sự hình thành và phát triểncủa nhân cách, phân tích các yếu tố và xác lập mối quan hệ giữa động cơ, cảm xúc và

nhân cách, phần cuối cùng nêu lên quá trình hình thành nhân cách

Cuốn Chủ nghĩa xã hội và nhân cách, (năm 1983,1984) gồm 2 tập, là công trìnhchuyên khảo về đề tài nhân cách đã được xuất bản băng tiếng Việt Đây là công trìnhcủa tập thé các nhà khoa học khối xã hội chủ nghĩa Xuất phat từ chủ trương dé cao va

bảo vệ học thuyết Mác về nhân cách, các tác giả đã có giải đáp những van đề liên quan

tới sự phát triển nhân cách trong xã hội xã hội chủ nghĩa và đó cũng là nội dung cơ bản

đư¬ợc nghiên cứu và trình bày trong tác phẩm này Cuốn sách không chỉ nhấn mạnh

đến mối liên hệ lẫn nhau giữa các quan hệ kinh tế, chính trị, pháp luật, tinh thần, ké cảđạo đức, mỹ học như là cơ sở xã hội của sự phát triển những đặc trưng của con ngườimới, tạo thành một tổng hòa các mặt phát triển toàn diện của nhân cách, mà còn là cơ

sở của sự tác động lẫn nhau giữa nhân cách với các nhân tố quyết định bộ mặt hiện tại

của xã hội xã hội chủ nghĩa, như cách mạng khoa học - kỹ thuật, nền văn hóa tinh than,chủ nghĩa tập thê xã hội chủ nghĩa, thời gian nhàn rỗi Mặt khác, cuốn sách đã tập trungchú ý đến những vấn đề có tính chất xuất phát điểm của học thuyết mácxít về nhân cáchnhư: ban chất của nhân cách, cơ chế quyết định thế giới tinh than và hoạt động củanhân cách.

Trong số các học giả phương Tây nghiên cứu triết học và tâm lý học khá công

phu theo khuynh hướng mácxít, không thé không nhắc tới học giả người Pháp

Luyxiêng Sevo (Lucien Seve) với tác phẩm nỗi tiếng Chủ nghĩa Mác và lý luận về nhâncách (năm 1989) Ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu chủ nghĩa Mác, đặc biệt là

bộ Tư bản, từ đó rút ra những khái niệm cơ bản làm phương pháp luận cho nghiên cứu

tâm lý học Cuôn sách có tên nêu trên ra đời là kêt quả nhiêu năm dày công nghiên cứu

Trang 9

của ông Nó đã thu hút được sự chú ý lớn trong giới triết học mácxít thời bấy giờ Với 4

chương, “lý luận về nhân cách” đã được hình thành và triển khai khá chỉ tiết, cụ thểtrong tác phẩm này trên tinh thần mácxit

Trong khi đề cập đến các vấn đề nghiên cứu mới về con người, cuốn sách Conngười - Những ý kiến mới về một dé tài cũ (năm 1986) cũng đã khang định và dé caokhuynh hướng tiếp cận duy vật lich sử trong lý giải van dé lý luận về nhân cách mà L.Sevơ là một đại biểu theo khuynh hướng này Công trình khoa học này đã luận giải rấtnhiều vấn đề cơ bản, nền tảng về con người, phê phán những quan điểm sai lệch và trựctiếp dau tranh bảo vệ quan điểm Mac - Lênin về con người Theo các tác giả, van dé lýluận về nhân cách được lý giải theo quan điểm duy vật lịch sử là van đề quan trọng trở

thành trọng điểm trong các cuộc tranh luận.

Ở Việt Nam, nghiên cứu các quan điểm mácxít về nhân cách cũng đã được cácnhà khoa học đề cập đến như là cơ sở lý luận và phương pháp luận của mình Việc hệthống hóa các quan điểm mácxít về nhân cách đã được tác giả Nguyễn Ngọc Bich trongcông trình Tâm lý học nhân cách: một số vấn đề lý luận (năm 1998) đề cập đến Cùngvới việc khái quát các tư tưởng trong lịch sử phương Đông và tâm lý học phương Tây

về nhân cách, cuốn giáo trình này cũng đã đề cập đến xu hướng nghiên cứu nhân cách ở

Liên Xô (cũ), trong đó tác giả trình bày các nguyên tắc nghiên cứu, các trường phái lớn,

các trung tâm nghiên cứu nhân cách ở Liên Xô Bên cạnh đó, tác giả đã khái quát chín

xu hướng nghiên cứu nhân cách ở Liên Xô với từng đại diện tiêu biéu cho từng xuhướng Đặc biệt tác giả đã dành một chương riêng để phân tích những tư tưởng củaMác, Lênin, Hồ Chí Minh về vấn đề nhân cách như là cơ sở phương pháp luận xây

dựng tâm lý học nhân cách Theo tác giả, “Mác đã đặt cơ sở triết học cho việc giải

quyết van đề nhân cách Đó cũng chính là mặt phương pháp luận của nhân cách Muốn

nghiên cứu nhân cách phải đặt nó trong mối quan hệ xã hội, sự hoạt động của con

người trong xã hội đó” Tác giả cũng đã phân tích khá chỉ tiết những tư tưởng của Mác

về con người và nhân cách gồm có: tư tưởng của Mác về con người với tư cách một

nhân cách là con người có ý thức, là một chỉnh thể, nhân cách được hình thành qua mốiquan hệ giữa người này với người khác trong xã hội, nhân cách phát triển hài hòa, toàndiện, điều kiện để nhân cách phát triển hài hòa toàn diện, nghiên cứu nhân cách phảinghiên cứu phạm trù hoạt động của nhân cách Những phân tích này là những gợi ý rấtquan trọng cho người thực hiện đề tài Tuy nhiên, việc hệ thống hóa và phân tích tư

Trang 10

tưởng của Mác về nhân cách của tác giả còn những điểm chưa nhất quán, dàn trải và

trùng lặp Kế thừa những tri thức gợi mở của tác giả, trong dé tài chúng tôi sẽ khắcphục những hạn chế mà cuốn sách này còn dé lại nhằm phân tích cụ thé, chi tiết, côđọng những giá trị tư tưởng trong quan niệm của Mác và các tác giả mácxít khác về conngười và nhân cách.

Trong cuốn sách Vấn đề nhân cách trong tâm lý học ngày nay (Đào Thị Oanhchủ biên, 2007), các tác giả đã tổng hợp khá cơ bản va day đủ những van dé lý luậnnhân cách, trong đó có phân tích lý luận về nhân cách trong tâm lý học Xô Viết với một

số quan điểm và khuynh hướng chủ yếu như: khuynh hướng sinh - tâm lý, khuynhhướng tiếp cận triết học từ cái chung đến cái riêng, khuynh hướng nghiên cứu nhân

cách định hướng giáo dục con người mới Các tác giả cũng đã hệ thống hóa cách hiểu

về nhân cách, quan niệm về cấu trúc nhân cách cũng như phân tích những tư tưởng chủyếu trong Tâm lý học Xô Viết với các đại diện tiêu biểu như Vugotxki, V.X Merlin,B.G Ananhiep, A N Leonchiep Tuy nhiên, cũng giống như một số giáo trình tâm lý

học khác về nhân cách, việc xác định rõ tiêu chí dé hệ thống hóa các học thuyết va các

cách tiếp cận ở cuốn sách này còn chưa thật rõ nét, cách sắp xếp vấn đề trong công

trình này chưa thật logic và thiếu tính chặt chẽ

Khang định trong lich sử tâm lý hoc nhân cach, tâm lý hoc mácxít và tâm lý hoc

Xô Viết trước đây luôn giữ một vị trí quan trọng, tác giả Lê Đức Phúc, trong bài viết

Về nhân cách và nghiên cứu nhân cách bên cạnh việc khái quát lịch sử nghiên cứu nhân

cách với các xu hướng tiêu biểu ngoài mácxít cũng đã có nhận định về quan điểm

mácxít là “những quan điểm cơ bản có ý nghĩa lý luận và phương pháp luận chỉ đạo

chung cho hoạt động nghiên cứu con người và nhân cách” Tác giả cũng đã phân tích

những nội dung cơ bản của quan điểm mácxít về nhân cách của các đại biểu tiêu biểunhư Leonchiep, Rubinstein, Những nội dung tóm lược này là một trong những gợi ý

của tác giả đối với người thực hiện đề tài

Trực tiếp bàn về “Chủ nghĩa Mác và vấn đề nhân cách”, (năm 1983) tác giảPhạm Văn Sỹ đã làm rõ quan điểm duy vật lịch sử về nhân cách Theo tác giả, nhữngyếu tô cơ bản của lý luận mácxít về nhân cách đã có trong tác phâm của Mác và được

những người mácxit vận dụng triển khai theo yêu cầu phát triển của chủ nghĩa xã hội và

yêu cầu đấu tranh tư tưởng Tác giả đã phân tích những luận điểm cơ bản trong các tácphâm của Mác vê con người và nhân cách, từ đó có sự so sánh đôi chiêu với những

Trang 11

quan điểm khác và đối lập nhau giữa người mácxít và học giả tư sản về nhân cách Tác

giả đã khang định: “Chủ nghĩa Mác đã có một lý luận về nhân cách, lý luận này timthấy những yếu tố cơ bản trong nhiều tác phẩm của Mác và Ph Ăngghen Vấn đề làchúng ta phải khéo léo kết hợp ba cuộc cách mạng: cách mạng tư tưởng và văn hóa với

cách mang quan hệ sản xuất, cách mạng học - kỹ thuật nhằm làm cho trình độ đạo đức,

thâm mỹ của cá nhân, nhân cách được gìn giữ và phát huy phù hợp với tình hình pháttriển thực tế xã hội ”

Như vậy, sự đa dạng của các quan điểm, học thuyết, các cách tiếp cận trên đây

đối với vẫn đề nhân cách đã phần nào nói lên tính chất phức tạp, khó khăn của vấn đềnghiên cứu Như đã xác định ngay từ ban đầu, trong đề tài của mình, chúng tôi lựa chọn

quan điểm mácxít dé triển khai van đề nghiên cứu, theo đó, chúng tôi sẽ hệ thống hóa

và phân tích những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin với tư cách là nền tảng

lý luận và phương pháp luận cho nghiên cứu nhân cách Kế thừa thành quả nghiên cứucủa những người đi trước, dựa trên nền tảng lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩaMác - Lênin về nhân cách, dẫn chứng thêm quan điểm về nhân cách của một số nhànghiên cứu tiêu biểu theo khuynh hướng mácxít như A.N Leonchiep, X.L Rubinstein,

L.X Vugotxki, L.Sevo, chúng tôi sẽ luận giải và làm rõ những nội dung lý luận co

bản về nhân cách như khái niệm, đặc trưng cấu trúc, các yếu tố tác động đến sự hìnhthành và phát triển của nhân cách theo lập trường của quan điểm mácxit

Thứ hai, các nghiên cứu về những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại

và tác động của những thành tựu công nghệ hiện đại

Ngay từ những năm cuối thập niên 90, đầu những năm 2000, đã có rất nhiều nhà

khoa học ở Việt Nam dự báo về sự phát triển mạnh mẽ của khoa học hiện đại và đề cập

đến trong các công trình của mình Trong đó có thé kế đến một số nhà khoa học có tên

tuổi như: Nguyễn Trọng Chuan, Phạm Thi Ngoc Tram, Dang Hữu, Vũ Cao Dam với

các công trình như: “Khoa hoc hay tri thức là lực lượng trực tiếp” của Vũ Cao Đàm

(2011), Khoa học công nghệ với nhận thức và biến đồi thế giới và con người — May van

dé ly luận và thực tiễn của Pham Thi Ngoc Trầm (2003), “Cách mạng khoa học kỹthuật và sự tác động của nó đến các nước đang phát triển” của Nguyễn Trọng Chuẩn(1988), Khoa học và công nghệ với sự phát triển kinh tế - xã hội của Đặng Hữu(1989)

Trong những công trình này các tác giả đêu đã luận giải các vân đê lý luận liên

Trang 12

quan đến khoa học — công nghệ cũng như vai trò của nó với tư cách là “lực lượng sản

xuất trực tiếp” Trong các công trình đó các tác giả cũng đã đề cập đến một số nhữngthành tựu khoa học lúc bấy giờ có tác động đến một số lĩnh vực của đời sống xã hội.Những công trình này nhìn chung đều có các giá trị mang tính lịch sử của nó Tuynhiên, hiện nay, với sự phát triển thực tiễn rất mạnh mẽ và nhanh chóng của khoa học

và công nghệ, đòi hỏi cần có các công trình hệ thống hoá và cập nhật các thành tựu mớihơn cũng như luận giải các vấn đề một cách đầy đù và toàn diện hơn nữa

Đáng chú ý trong thời gian gần đây không thể không nhắc đến tác giả YuvalNoah Harari là một nhà sử học người Israel và là giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học

Hebrew Jerusalem Ông là tác giả của các cuốn sách đang nổi tiếng trên thế giới hiện

nay như Sapiens: Lược sử loai người (2014), Homo Deus: Lược sử tương lai (2016) va

21 bài học cho thế kỷ 21 (2018)

Trong bộ 3 cuốn sách này, liên quan đến những thành tựu công nghệ hiện đại,cần phải đề cập đến công trình Homo deus: Lược sử tương lai mà ở đó, Harari đưa ra

những dự đoán về sự phát triển của AI (trí tuệ nhân tạo) và ảnh hưởng của nó đến tương

lai loài người — đây là chủ đề đang hot và được bàn luận nhiều trong giới học giả những

năm gần đây Trong tác phẩm này, ông có cái nhìn lạc quan về AI, thế giới tương lai

trong dự đoán của Harari là nơi của những siêu nhân, những con người biến đôi, đồnghóa với AI thành thực thể mới — Homo deus Theo ông, AI giúp loài người (di nhiên làchỉ 1 nhóm nhỏ) vượt qua bệnh tật, sự lão hóa và giới han của bộ não để có cuộc sôngvĩnh cửu.

Cùng với cuốn sách nêu trên thì công trình “21 bài học cho thế kỷ 21” đã đề cập

tới những vấn đề mà con người đang phải đối mặt: đó là những vấn đề toàn cầu như

biến đổi khí hậu, các thảm hoạ toàn cầu và những vấn đề liên quan đến thách thức củakhoa học công nghệ Ngay ở chương 1 của cuốn sách tác giả đã đề cập đến những tháchthức của các thành tựu Công nghệ đối với những vấn việc làm, sự giác ngộ, tự do, bình

đẳng của con người

Đi sâu phân tích những tác động của thành tựu công nghệ hiện đại đến đời sốngvật chất và tinh thần của xã hội nói chung, từ năm 1992, công trình “Công nghệ năm2000” đưa con người về đâu của tác giả Đặng Ngọc Dinh đã nhấn mạnh “công nghệ viđiện tử - tin học — viễn thông — rôbốt, vật liệu mới thuỷ tinh — tia laser, sinh học di

truyền, đang là chìa khoá để thúc đây sự phát triển kinh tế, tạo bộ mặt hoàn toàn mới,

Trang 13

một xã hội phát triển nhanh dựa trên nền tảng công nghệ vi mô nhưng hùng hậu, ở đócon người hướng tới một cuộc sống giàu sang và đạo đức”.

Trong công trình “Hiện đại hoá xã hội — một số vấn đề lý luận và thực tiễn”(2001), tác giả Lương Việt Hải đã khái quát những đặc điểm của cách mạng khoa học

kỹ thuật và phân tích những tác động của nó đến quá trình hiện đại hoá đời sống tỉnhthần Từ đó, tác giả khang định tác động của “cách mạng công nghiệp cùng với tiến bộkhoa học kỹ thuật trong quá trình biến đổi xã hội rất cách mạng của mình đã đập vỡ nát

mô hình gia đình cũ và cải biến nó cho thích ứng với đời sống kinh tế công nghiệp dựatrên nền tảng khoa học — kỹ thuật mới”

Alvin Toffler trong công trình Làn sóng thứ ba (2002) cho rằng, dưới tác độngcủa cách mạng công nghiệp làm thay đổi dir đội từ “gia đình hạt nhân bị phá vỡ” danđến “những giá trị về gia đình bị đảo lộn” Đồng thời, làn sóng thứ ba mang theo mộtkiểu sống mới dựa trên những nguồn năng lượng tái sinh đa dạng, trên những phươngthức sản xuất sẽ làm cho những dây truyền sản xuất trở nên lỗi thời, trên những giađình mới không có hạt nhân, trên những thé chế mới có thé gọi là “nhà tranh điện tử”

Tác giả Nguyễn Đình Hoà trong công trình “Khoa học, công nghệ và đạo đức

trong điều kiện kinh tế thị trường” (2003) cho rằng khoa học, công nghệ đặc biệt là

công nghệ thông tin, bên cạnh những mặt tích cực, thì cũng gây nên những ảnh hưởng

tiêu cực đối với đạo đức Theo tác giả, chính “sự ra đời của các phương tiện đại chúng,nhất là văn minh màn hình đang làm cho thế giới nội tâm con người trở nên nghèo nàn,

sự giao cảm giữa mỗi cá nhân với thế giới bên ngoài trở nên hời hợt, những khoảng

trống, sự thiếu hụt trong cấu trúc nhân cách như mối đồng cảm, sự quan tâm đến người

khác, xuất hiện ngày càng nhiều Sự thâm nhập và tiếp cận văn hoá không lành mạnh

thông qua mạng internet đã gây ra những bức xúc về mặt đạo đức như chủ nghĩa thựcdụng, tâm lý hưởng thụ, song gap, chay theo đồng tiền của một bộ phận dân cư, đặcbiệt là thanh thiếu niên” Đây chính là những gợi ý có giá trị đối với chúng tôi khi phân

tích và soi chiếu vào những thách thức của các thành tưu khoa học và công nghệ hiện

đại ngay nay.

Trong công trình Thế giới Phang — Tóm lược lich sử thé ky XXI, Thomas L.Friedman (2007) đã truyền tải thông điệp quan trong — công nghệ thông tin [thành tựuquan trọng của công nghệ hiện đại] được xem là nhân tố cơ bản nhất làm “phang thégiới”, làm thay đổi cách thức con người ta lao động, tìm kiếm thông tin, nghỉ ngơi, thư

Trang 14

giãn và các sinh hoạt văn hoá tinh thần khác Theo tác giả, thành tựu khoa học và công

nghệ hiện đại - công nghệ thông tin nhân tố mang tính đột phá góp phần làm “thế giớiđang trở nên phẳng”

Khi đánh giá “Về tác động có tính hai mặt của tiễn bộ khoa học — công nghệ đối

với đạo đức”, tác giả Nguyễn Văn Phúc (2012) đã phân tích thực trạng tác động đó ở cả

2 mặt tích cực và tiêu cực Theo tác giả, do có ưu thế vượt trội trong việc cung cấpthông tin, truyền thông đại chúng thường bị lạm dụng trong việc đáp ứng nhu cầu giaotiếp của con người với ngoại giới Thay vì tham gia trực tiếp vào các hoạt động hay cácquan hệ giao tiếp của cuộc sống sinh động, con người ngôi lì hàng giờ trước màn hìnhtivi hoặc vi tính, giao tiếp với thế giới bên ngoài thông qua một thế giới ảo”

Phân tích sự phát triển của các phương tiện truyền thông hiện đại, nổi bật là

Internet, công trình “Internet: Mạng lưới xã hội và sự thể hiện bản sắc”, tác giả NguyễnThị Phương Châm cho rằng: internet đưa con người đến gần nhau hơn và bình đắnghơn về mặt tiếp cận thông tin, nhưng mặt khác, cũng khiến con người choáng ngợp vớinhững tiện dụng cùng những lợi ích mà nó đem lại và dần lệ thuộc vào nó rất nhiều Vìthế, ngày nay, internet đã trở thành một thứ có quyền lực to lớn trong rất nhiều mặt của

đời sống xã hội

Liên quan trực tiếp đến chủ đề của đề tài này, bài viết “Quan điểm mácxit vềmỗi quan hệ giữa khoa học — công nghệ va đạo đức” của Nguyễn Ngoc Kha (2013) cho

rằng “giữa khoa hoc — công nghệ vào dao đức có mỗi quan hệ tác động qua lại lẫn

nhau Trong đó, những thành tựu của khoa học — công nghệ đóng vai trò là cơ sở của

các nắc thang giá trị đạo đức; ngược lại, những quan niệm đạo đức có vai trò địnhhướng cho sự phát trién của khoa học — công nghệ”

Như vậy, tổng quan tình hình nghiên cứu đã cho thấy, các tác giả đi trước đãnghiên cứu về các quan điểm mác-xit về nhân cách và những thành tựu của khoa học —công nghệ hiện đại cũng như những tác động của nó đến nhiều mặt của đời sống xã hộikhá phong phú và đa diện Tuy nhiên, việc phân tích và làm rõ những giá trị bền vững

và những luận giải hợp lý, sâu sắc trong quan điểm mácxit về nhân cách trước thách thức của những thành tựu khoa hoc — công nghệ hiện đại trong giai đoạn hiện nay, đặc

biệt là những ảnh hưởng to lớn của trí tuệ nhân tạo ngày càng thông minh ưu việt thì

hầu như chưa thấy công trình nào đề cập đến Tiếp nối các thành tựu nghiên cứu vềquan điêm mácxít vê nhân cách đã được triên khai trong nghiên cứu trước đây, đê tài cơ

Trang 15

sở mà chúng tôi lựa chọn về “Quan điểm mácxít về nhân cách trước thách thức củanhững thành tựu khoa học — công nghệ hiện đại” sẽ làm rõ hơn khía cạnh đó nhằmkhang định sức sống lâu bền của học thuyết triết học mà chúng ta đang tiếp nối và pháttriển.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ các quan điểm mác-xít về nhân cách vànhững thách thức đang đặt ra của những thành tựu khoa học — công nghệ hiện đại, đềtài sẽ làm rõ và luận chứng những giá trị bền vững của quan điểm mác xít về nhâncách trước thách thức của những thành tựu khoa học — công nghệ hiện đại trong bốicảnh hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Thứ nhất, làm rõ các van đề lý luận liên quan đến quan điểm mác-xít về nhâncách, về khoa học công nghệ hiện đại, về thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại

- Thứ hai, phần tích những thách thức đang đặt ra của các thành tựu khoa học

công nghệ hiện đại trong bối cảnh hiện nay

- Thứ ba, luận chứng và làm rõ những giá trị bền vững trong quan điểm mác xít

về nhân cách trước thách thức của những thành tựu khoa học — công nghệ hiện đại

4 Đối tượng nghiên cứu:

Quan điểm mác-xit về nhân cách và những thách thức của các thành tựu khoa họccông nghệ hiện đại

5 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:

- _ Cách tiếp cận: Dé tài tiếp cận van đề chủ yếu từ góc độ triết học, tức là phân

tích những vấn đề chung của nhân cách trước thách thức của những thành tựu

khoa học công nghệ hiện đại, từ đó làm rõ những giá trị về mặt phương phápluận của những tác động này.

- - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích tài liệu,

phương pháp phân tích, tổng hop, thống nhất lôgic — lịch sử, đi từ trừu tượngđến cụ thể, đối chiếu, trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa, so sánh

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tải liệu tham khảo, nội dung của đề tàiđược kết câu gồm 2 chương, 4 tiết

Trang 16

CHƯƠNG 1 QUAN DIEM MÁCXIT VE NHÂN CÁCH VA CÁC THÀNH TỰU

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIEN DAI: MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN

11 Quan điểm mác-xit về nhân cách

1.1.1 Khái niệm nhân cách theo cách tiếp cận của triết học Mác-xứtNhân cách được nhiều ngành khoa học nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau

như đạo đức học, xã hội học, mỹ học, nhân học Triết học nghiên cứu nhân cách vàxác định những kết luận trên cơ sở khái quát nhận thức của tất cả các khoa học chuyênngành, triết học trong đặc thù nhận thức của nó còn có thé chỉ ra xu hướng vận độngbiến đổi và dự báo về nhân cách

Chúng tôi cho rằng, không có triết học về nhân cách nào lại đứng ngoài, tách rời,

hay độc lập tuyệt đối với tâm lý học và các khoa học chuyên ngành đang nghiên cứu

về nhân cách Triết học về nhân cách là một phương thức nhận thức nhân cách, làmcho nhân cách biéu hiện ở phạm vi ứng dụng rộng hơn và ở trình độ khái quát cao hơn

Theo nghĩa đó, nhân cách của một con người hay của một cộng đồng, nếu được phản

ánh đúng, phải là một đối tượng có sự thống nhất trong nghiên cứu triết học và trong

nghiên cứu của các khoa học về nhân cách khác

Các nghiên cứu triết học về nhân cách có thé đưa ra những định hướng mang tinh

chất thế giới quan và phương pháp luận cho các nghiên cứu chuyên ngành về nhâncách Những kết luận, luận điểm của triết học trong nghiên cứu nhân cách mang giá trịđịnh hướng bởi nó là kết quả nhận thức những mặt, những thuộc tính, những mối liên

hệ của nhân cách con người nói chung trên cơ sở khái quát kết quả của các khoa học

chuyên ngành chứ không đứng ngoài tách riêng các khoa học chuyên nganh hay bó

hẹp trong chỉ trong phạm vi nhất định của các khoa học chuyên ngành nghiên cứu vềnhân cách.

Thuật ngữ personality (nhân cách) xuất phát từ tiếng Latinh cổ là persona, nghĩagốc của từ này là mặt nạ, chỉ vẻ bên ngoài của một cá nhân, nó bắt đầu từ Totem giáo

và thái độ sung bái t6 tiên của người nguyên thuỷ Tuy nhiên, vì nhân cách là một khái

niệm phức tạp, bao hàm rất nhiều lớp nghĩa, nghĩa ban đầu của từ không thể chuyền tải

hết nội dung mà hiện nay khái niệm nhân cách thể hiện (cả đặc điểm bên trong vànhững phẩm chất cá nhân cũng như diện mạo bên ngoài của cá nhân), do đó, sau này,khái niệm nhân cách được mở rộng hơn Theo thống kê, ngay từ năm 1937, Allport đãcho rằng có 50 định nghĩa tiêu biểu

Trang 17

Thống nhất trong cách hiểu về bản chất xã hội - lịch sử của nhân cách, A.N.Leonchiep thì cho rằng: “Nhân cách là một cấu tạo tâm lý mới, được hình thành trong

các quan hệ sống của cá nhân, đo hoạt động của người đó cải biến đi mà thành”” hay

“Nhân cách là sản phâm tương đối muộn của sự phát triển xã hội - lịch sử và của sự

tiến hoá cá thé của con người”” X L Rubinstein nhắn mạnh: “Nhân cách con người

nói chung chỉ được hình thành qua quan hệ của con người với những người khác Chỉ

trong chừng mực mà những quan hệ có tính chất người đối với những người khác đãđược xác lập với tôi thì tôi mới tự hình thành như một con người”

Theo các quan niệm nay, nhân cách được hiểu là tất cả các mặt, các phẩm chấtmang tính xã hội của con người, được hình thành và phát triển nhờ những quan hệ xã

hội mà cá nhân đó sông, hoạt động Nhân cách, một mặt, là quá trình xã hội hóa cá

nhân, quá trình cá nhân thường xuyên điều chỉnh hành vi của mình, quá trình phản tư,quá trình tự đánh giá, tự ý thức của cá nhân sao cho phù hợp với những chuan mực vàyêu cầu của xã hội Nhân cách khi ấy phản ánh trình độ phát triển văn hóa, tinh thần

của xã hội đã đạt được trong giai đoạn đương thời Mặt khác, nhân cách là quá trình cá

nhân hóa xã hội, thé hiện qua dấu ấn của cá nhân, qua vai trò chủ thé với những tính

chất riêng, tự do và độc đáo của mỗi người Nhân cách được coi là một chuẩn mực dé

đánh giá thành tựu cũng như thiếu sót trong sự phát triển văn hóa chung của cá nhân

Như thế, quan điểm Mác-xít về nhân cách không hạn chế nhân cách ở mặt nàyhay mặt khác mà xem nhân cách như là một chỉnh thé có tính lich sử - cụ thé, tham giavào hoạt động thực tiễn, đóng vai trò là chủ thé nhận thức va cải tạo thế giới, chủ thécủa quyền hạn và nghĩa vụ, của những chuẩn mực đạo đức, thẩm my va mọi chuan

mực xã hội khác Là một chỉnh thé nên trong sự hình thành va phát triển nhân cách các

yếu tố di truyền, sinh học bam sinh, các yếu tô tâm lý của cá nhân kết hợp chặt chẽ vớicác yếu tố xã hội trong quá trình sống Các yếu t6 xã hội này được thé hiện thànhnhững phẩm chất xã hội đặc thù của cá nhân và chính những phẩm chất này lại quy

định nội dung cơ bản của tư tưởng và tình cảm con người, chỉ phối hành động xã hội

và hoạt động thực tiễn của nó Song nhân cách không chỉ là sản phẩm của các quan hệ

?A.N Lé6nchiep (1989) (Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Phạm Huy Chau dịch), Hoạ động, ý thức, nhân

Trang 18

xã hội có tính lịch sử - cụ thé, không chi là sự kế thừa những di sản văn hóa mà còn làchủ thể của các quan hệ xã hội.

Ở nước ta, hiện cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về nhân cách Từ cách tiếp

cận hoạt động - giá trị, tac giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “nhân cách của con người là

hệ thống các thái độ của mỗi người thể hiện ở mức độ phù hợp giữa thang giá tri và

thước do giá trị của người ây với thang giá tri và thước do giá trị của cộng đồng va xã

hội, độ phù hợp càng cao nhân cách càng lớn”” Còn theo Lê Đức Phúc, để xác định

nội hàm khái niệm nhân cách, cần chú ý tới ba tiền đề cơ bản của nhân cách là: tínhđộc đáo ít hay nhiều; tính tương đăng theo nghĩa dù thay đổi cũng có thé nhận dạngđược và tính đại diện cho những giá trị tốt hay xấu, còn có nghĩa là nhân phẩm hay

chân giá trị thông qua hoạt động thực tế Từ đây, ông cho rằng: “nhân cách là câu tạo

tâm lý phức hợp, bao gồm những thuộc tính tâm lý cá nhân, được hình thành và pháttriển trong cuộc sống và hoạt động, tạo nên nhân diện và quy định giá tri xã hội của

mỗi người”5 Trong khi đó, Trần Trọng Thủy cho rằng, cần xem xét nhân cách là một

hệ thống các đặc điểm có ý nghĩa xã hội, đặc trưng cho cá thé như là một con người

của một xã hội hay một cộng đồng nhất định Theo ông, “nhân cách là toàn bộ những

đặc điểm, phẩm chat tâm lý quy định gid tri xã hội và hành vi xã hội của cá nhân”

Nhân cách của con người phải được phân tích và được đánh giá ở 3 mức độ khác nhau:

mức độ bên trong cá nhân, mức độ bên ngoài cá nhân, mức độ siêu cá nhân”

Đặc điểm chung của các định nghĩa này là có xu hướng đặt gid tri xã hội lên làmmột thành tố, một bộ phận quan trọng dé đánh giá và xác định nhân cách Mức độ giátrị xã hội của nhân cách được đánh giá là quy định tinh chất xã hội của nhân cách ấy

Dưới góc độ của tam lý học nhân cách, Nguyễn Ngọc Bich hiểu rằng: “nhân cách

là hệ thống những phẩm giá xã hội của cá nhân thé hiện những phẩm chất bên trongcủa cá nhân, mối quan hệ qua lại giữa cá nhân đó với cá nhân khác, với tập thể, xã hội,với thé giới xung quanh và mối quan hệ của cá nhân với công việc trong quá khứ, hiện

tại và tương lai”?

Như vậy, nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống nhất quan niệm coi nhâncách không phải chỉ là toàn bộ các tính chất hoặc thuộc tính tâm lý của một cá nhân,

> Phạm Minh Hạc, Lê Đức Phúc (chủ biên, 2004), Một số vấn dé nghiên cứu nhân cách, NXB Chính trị quốc gia,

Hà Nội, tr.24

Š Pham Minh Hạc, Lê Đức Phúc (chủ biên, 2004), Một số vấn dé nghiên cứu nhân cách, NXB Chính trị quốc gia,

Hà Nội, tr.74-76

7 Dẫn theo Dao Thị Oanh (2007), Van dé nhân cách trong tâm ly học ngày nay, NXB Giáo dục, 147

® Nguyễn Ngọc Bich (1998), Tâm lý học nhân cách: Một số van dé lý luận, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.233

Trang 19

mà nhân cách thường được hiéu là “phẩm giá con người” Nói cách khác, khi vận dụng

cho cá nhân thì nhân cách là “giá tri xã hội của một con người có ý thức, bao gồm cảnhững phẩm chất tâm lý xã hội của người ấy và cả những giá trị mà hoạt động củangười ấy tạo ra trong xã hội”

Chúng tôi cho rằng, bản thân mỗi cá nhân, mỗi con người theo một nghĩa nào đóđều đã là một nhân cách Mỗi nhân cách cụ thể đều là hiện thực và biểu hiện ra ở mỗi

cá thể người Hơn nữa, nhân cách là nhân cách của từng người, trong tính cá thể sinhđộng của nó, trong sự tw biểu hiện và tự khẳng định chất lượng phát triển người của nóvới tư cách một cá nhân, một chủ thể mang nhân cách Đây là sự phát triển đặc trưng củacái riêng, của từng cái riêng một trong mối liên hệ mật thiết về bản chất với cái chung

Mỗi cái riêng đó là một con người cá thể, cá nhân mà nhân cách của nó phản ánh nhân

cách xã hội, là sản phẩm của sự phát triển xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định

Từ những chỉ dẫn trên đây, chúng tôi hiểu rằng: Nhân cách là tổng hòa toàn bộ nhữngphẩm chất xã hội của cá nhân, thể hiện trình độ NGUỜI của mỗi cá nhân trước hết về

các mặt đạo đức, văn hóa, xã hội Nhân cách biểu hiện giản tiếp hoặc trực tiếp trong

và thông qua các mối quan hệ xã hội của mỗi cá nhân Nhân cách được hình thành và

phát triển trong quá trình hoạt động và giao tiếp của con người với những điều kiện,

hoàn cảnh lịch sử cụ thể Nhân cách trước hết là khái niệm thuộc cá nhân Nhưng vẫn

có sự ton tại hiện thực của nhân cách cộng dong (tang lóp, giai cấp, dân tộc ) Hoạt

động song, diéu kién ton tai va phat triển của mỗi cộng đồng quy định đặc trưng nhân

cách của cộng dong do

Thông qua định nghĩa này bản chất và đặc trưng tiêu biểu của nhân cách đã đượclàm sáng tỏ Định nghĩa không chỉ đề cập đến những biểu hiện của nhân cách ởphương diện cá nhân qua sự phát triển về các mặt đạo đức, văn hóa, xã hội mà còn làm

rõ tính chất chỉnh thé hệ thống của nhân cách, làm rõ cơ chế của mối quan hệ giữa các

cá nhân trong xã hội biểu hiện thông qua quá trình hoạt động và giao tiếp của conngười với những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể

Trên cơ sở định hình cơ bản về mặt khái niệm thì trong nghiên cứu nhân cách

chúng ta cũng phải xác định được ranh giới giữa các khoa học nghiên cứu về đối tượng

này Bởi lẽ, nghiên cứu cơ thé người, những chức năng của não bộ, động thái các quá trình và trạng thái tâm lý, những đặc trưng cá nhân của các quá trình, trạng thái này

? Phạm Hoàng Gia (1986), “Vấn đề nhân cách”, Tạp chí Triết học (04), tr 113

Trang 20

dù có sâu sắc đến đâu, nhưng dé hiểu nền tang và những yếu tố quyết định các thuộc

tính của nhân cách mà chỉ trên cơ sở đó thì không thể thành công được Vai trò củatriết học và các khoa học xã hội và nhân văn trong nghiên cứu con người, nhân cách là

không thé phủ nhận được Nhưng các khoa học tự nhiên như sinh lý học, di truyền

học, giải phẫu học, y học cũng không thể thiếu trong nghiên cứu con người, sinh lý

người - thực thể khách quan của sự tồn tại nhân cách

Tuy nhiên, nghiên cứu nhân cách bằng các phương pháp, công cụ của khoa học

tự nhiên và thực nghiệm theo chúng tôi, không thể đi đến tận cùng bản chất của nhâncách Vì những nghiên cứu như vậy cho dù có phong phú, toàn diện bao nhiêu chăng

nữa cũng mới chỉ vạch ra được các hiện tượng, các khía cạnh thuộc tiền đề vật chat,

tức là một số trong các tién dé của việc hình thành tâm lý và nhân cách, một số trong

các điều kiện cần cho sự ra đời va tồn tai của con người và nhân cách người, chứkhông chỉ ra được toàn bộ những bí ấn bản chất của nhân cách Các mối liên hệ sinhhọc cau thành nên cơ thê sinh ly cho các cá thé dang “homo sapiens” chỉ tạo thành tién

đề (dù rất cần thiết), là điều kiện của con người, thê hiện tính loài trong con người, chứ

không thể tạo nên “bản chất” hay điều kiện bên trong của cá nhân và nhân cách Bản

chất của nhân cách sẽ không thể nào được làm sáng tỏ nếu chỉ xét về mặt chức năng

cũng như mặt cấu trúc vật chất Dé tìm ra bản chat thi cần phải đặt nó trong hệ thốngquan hệ xã hội đa dạng Nghĩa là, muốn tìm ra nền tảng khách quan của nhân cách, thìviệc cần phải di sâu vào nghiên cứu ngoài phạm vi cá nhân, coi cá nhân như là mộtthành viên của hệ thống là việc làm cần thiết Hệ thống xã hội này phải được hiểu nhưMac hiểu, tức là xuất hiện và phát triển trong lịch sử và ton tại như một chỉnh thé hoàn

chỉnh không phân tách Từ đó, qua việc nghiên cứu cuộc sống cá nhân trong xã hội

mới có thé hiểu được các thuộc tính nhân cách như là sự thé hiện các phẩm chất xã hộicủa cá nhân Cũng như chỉ nhờ việc phân tích mối quan hệ “cá nhân - xã hội” mới chophép ta làm sáng tỏ nền tảng các thuộc tính con người như là một nhân cách Như tácgiả Spirkin đã khăng định: không thể giải quyết được vấn đề nhân cách một cáchnghiêm túc nếu không đặt ra vấn đề triết học về mối liên hệ qua lại giữa cá nhân và xãhội Mối liên hệ này trước hết lấy tập thể ban đầu làm trung gian, vì chỉ thông qua

tập thể, mỗi thành viên của nó mới gia nhập vao xã hội Trong tập thể, cá nhân được

hình thành về các mặt tinh thần và thể xác, nam vững ngôn ngữ, chiếm lĩnh những

Trang 21

hình thức hoạt động - giao tiếp xã hội, hấp thụ tri thức và kinh nghiệm truyền thống,

làm hình thành diện mạo của mỗi con người I0

Như vậy, bí mật về bản chất nhân cách con người được hiểu không phải như là

“mối liên hệ” của các yếu tố sinh học do tự nhiên định sẵn mà phải là các mối quan hệ

giữa con người với con người phát sinh trong hệ thống xã hội Hệ thống này khiến cho

nhân cách thé hiện ra như thân thé hữu cơ sinh lý của con người cộng với những cơquan nhân tạo mà con người tạo ra từ chất liệu tự nhiên bên ngoài, băng cách đó nốidài và gia tăng nhiều lần các cơ quan tự nhiên của thân thể mình và như thế làm phứctạp và phong phú thêm các quan hệ qua lại của mình với các cá thể khác, từ đó biểuhiện “bản chất” của mình Như vậy, phương thức hoạt động của con người không tồn

tại một cách thuần tuý ở thân thé sinh học ma chủ yêu ở thân thé văn hóa, thân thé vô

cơ của con người Chúng được di truyền theo cơ chế ngoài sinh học, cơ chế xã hội hóa

và văn hóa con người.

Nhờ cơ chế di truyền đặc biệt ấy mà một người có thé trở thành đại diện cho cả

nhân loại đã và đang sống Từ đó, nhân cách không chỉ ton tại, mà còn lần đầu tiên

được sinh ra như là “nút điểm” nối vào mạng lưới các quan hệ lẫn nhau xuất hiện giữa

các cá thê trong quá trình hoạt động (lao động) tập thể về các sự vật tạo nên và được

tao ra bởi lao động Những thực thé được gọi là nhân cách này tôn tại trong không gianhoàn toàn hiện thực - trong không gian mà ngoài môi trường thiên tự nhiên vốn có racòn là môi trường nhân tạo, môi trường văn hóa mà ở đó con người bằng lao động,bằng hoạt động thực tiễn của mình sống và cải tạo hiện thực “Nhân cách như vậy théhiện mình không phải ở bên trong thân thé cá thé đơn nhất, mà chính ra là ở ngoài thân

thê đó, trong hệ thống các mối quan hệ lẫn nhau hiện thực của thân thé đơn nhất đó với

thân thể khác cũng như thé thông qua các sự vật nam trong không gian giữa họ và gắn

kết họ “đường như vào một than thế””!!

1.1.2 Đặc trưng và cầu trúc của nhân cách

Đặc trưng của nhân cách

Nhân cách có bản chất lịch sử - xã hội, phản anh sự phát triển về mặt xã hội, văn hóacủa con người

Nhân cách con người được hình thành muộn do sự phát triển lịch sử và do các quan hệ xã hội mà cá nhân gia nhập trong hoạt động thực tiễn của mình và theo đó

' A G Spirkin (1989), Triét học xã hội, NXB Tuyên huấn, Hà Nội, tr.33

'' Xem E V Ilencov (1979) (Nguyễn Anh Tuan dịch), Thé nào là cá nhân, NXB Chính trị, Matxcova

Trang 22

những thuộc tinh di truyền cũng có thé biến đổi trong chừng mực nhất định, do cánhân chi phối chúng một cách có ý thức dé trở thành một nhân cách.

Găn liền với quan niệm duy vật về tính xã hội của con người, về tính giai cấpcủa cá nhân, chủ nghĩa duy vật lịch sử quan niệm nhân cách không tách rời tính xã hội

của một cá nhân nhất định Bản chất nhân cách chỉ có thê đạt được tính quy định hợp

lý của nó từ trong xã hội Nhân cách cụ thể vừa do các điều kiện cụ thé như điều kiệnsản xuất, môi trường xã hội, giáo dục văn hóa hun đúc nên, vừa như sự lắng đọng tramtích của văn hóa truyền thong và đặc trưng bên trong, định hướng giá trị của chủ théđồng thời còn thông qua các hiện tượng như mô hình hành vi bên ngoài, cảm tính biểuhiện ra Đúng như L.X Vugotxki đã khang định: “Văn hóa sáng tao ra các hình tháiđặc biệt của hành vi, văn hóa thay đôi loại hình hoạt động của các chức năng tâm lý,văn hóa kiến tạo nên các tầng mới trong hệ thống phát triển của hành vi con

ngudi ”'* “Phan ứng của nhân cách là các hình thức văn hóa của hành vi Nghiên

cứu các phản ứng của nhân cách là nghiên cứu các dạng thức văn hóa hành vi Chúng

ta không bàn đến các quá trình riêng rẽ được lay ra một cách trừu tượng, mà là nghiêncứu nhân cách một cách chỉnh thể”,

Kế thừa và tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất xã hội

của con người và nhân cách, X L Rubinstein cho rằng, quan hệ xã hội là quan hệ

trong đó không phải từng giác quan riêng lẻ hay từng quá trình tâm lý riêng lẻ tham

gia, ma là con người, là nhân cách Ảnh hưởng quyết định của các quan hệ xã hội, củalao động đối với sự hình thành tâm lý chỉ có thê thực hiện thông qua trung gian nhâncách Ông cho rằng, nhân cách chỉ tồn tại khi có ý thức: quan hệ của cá nhân vớinhững người khác phải được cảm thấy như là thái độ; ý thức là một phẩm chất củanhân cách con người mà không có phẩm chat đó thì nhân cách không thé nao tồn tại

như là nhân cách Còn bản chất của nhân cách là tong thé của các quan hệ xã hội 'Ý

Không dừng lại ở đó, ông còn cụ thé hóa đặc trưng xã hội - lịch sử của nhân

cách qua các nhu cầu và năng lực bằng luận điểm rất đáng chú ý: “Bản chất tâm lý của

nhân cách được cụ thê hóa trong các nhu câu va các năng lực Bản chat tâm ly đó về

!? Dẫn theo Phạm Minh Hạc (1997), Tam lý học Vue-gotxki: khảo cứu, ghi chép, tóm tắt, binh luận, dịch thuật,

NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.130

'3 Dẫn theo Nguyễn Quang Uân, “L.X Vugotxki với van đề nhân cách”, Tap chi Tâm lý học, số 4, 1997, tr.14

'* Học viện chính tri quân sự (1984) (tai liệu dich), Tam ly học - Những cơ sở ly luận và phương pháp luận, Ha Nội, tr.56

Trang 23

thực chất là cái được quyết định, là cái trung gian thông qua các điều kiện xã hội - lịch

sử cụ thé mà trong đó bản chất ấy được hình thành”!”

Theo ông, khái niệm nhu cầu là một khái niệm cơ bản, trên cơ sở khái niệmnày, toàn bộ học thuyết về động cơ hành vi con người đã được đặt ra một cách hoàn

toàn khác với cách xem xét trên cơ sở của các thuyết về bản năng và xu hướng Ngược

lại với tất cả mọi quan niệm thuần túy, trong các nhu cầu người ta đã chú ý đến nhữngđòi hỏi tự nhiên của con người, của cá thể con người Nhưng trong mối quan hệ đó,nhu cầu vốn gần gũi với bản năng và xu hướng lại khác biệt về nguyên tắc với chúng.Được trung gian hóa bởi những quan hệ xã hội mà qua đó chúng đã bị khúc xạ, những

nhu cầu là sản phẩm của lịch sử khác với bản năng vốn chỉ là những cấu hình sinh học.Khác với ban năng là sản phâm tiến hóa mang tính loài, nhu cầu về sau có một lịch sửtiến hóa cá thể Rõ ràng là không thé rút ra đặc trưng của nhân cách con người với tưcách chủ thé hoạt động từ bản chất “tự nhiên”, sinh học của nó, cũng không thể từ sựphân tích mối liên hệ qua lại của con người với đặc tính “tự nhiên” như là yếu tố khách

quan ton tại ngoài nó Trên thực tế, con người không thể tồn tại ở môi trường tự nhiênchưa được cải biến theo cách xã hội, bởi con người là sản phẩm của sự phát triển xã

hội, mà các nhu cầu của họ, kế cả những nhu cầu sinh vật ngay từ đầu cũng đã bị quy

định về mặt xã hội Về điều này, khi nhận xét rằng, người nguyên thuỷ khác động vật

chỉ là “ở chỗ trong con người, ý thức thay thế bản năng, hoặc bản năng của con người

»16 Mác đã hiểu đó là con người, tuy chưa phát triển nhưng

là bản năng đã được ý thức

đã thành người bởi ý thức “ngay từ dau, đã là một sản phâm xã hội”'” Tính được ý

thức của bản năng đúng là đã minh chứng cho việc, bản năng không được ý thức

không thé đảm bảo sự tồn tại của con người trong tự nhiên, bởi các khả năng thích

nghi của họ không có sẵn bằng con đường di truyền, mà được hình thành trong cuộcsống, trong quá trình giao tiếp, tức là một cách xã hội Bản thân phương thức tồn tạicủa con người trong tự nhiên, gồm cả hoạt động của họ nhằm thoả mãn các nhu cầusinh học cũng đã được định hình trong quá trình hình thành con người như là thực thể

lịch sử - văn hóa, xã hội Điêu nay cũng đúng với từng cá nhân riêng rẽ mà nhân cách

'S Học viện chính trị quân sự (1984) (tài liệu dich), Tâm lý học - Những cơ sở lý luận và phương pháp luận, Hà Nội, tr 63

'© C, Mác và Ph Angghen (2002), Todn áp, T 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.44

'7 C Mác và Ph Angghen (2002), Toàn ráp, T 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.43

Trang 24

của họ vốn không phải ngay từ khi sinh ra đã có, mà được định hình trong quá trình

phát triển của mỗi người như là kết quả họ tham gia vào các quan hệ xã hội, tức là quatrao đối hoạt động và giao tiếp với những người khác

Như thế, bản chất của nhân cách phải được giải thích băng những đặc điểm quychuẩn lịch sử - xã hội, bằng những nguyên nhân xã hội, bằng những đặc điểm của cácmỗi quan hệ lẫn nhau mà trong hệ thống của chúng đã tạo ra nhân cách Bởi, nhâncách không chỉ tồn tại, mà còn phát triển và nâng cao tính tích cực của mình thông quaviệc mở rộng các mối quan hệ qua lại của mình với người khác và những sự vật trunggiới cho các quan hệ đó Đương nhiên, nói nhân cách mang tính xã hội chúng ta cũng

không quên nói đến tính riêng của mỗi cá nhân, tính độc đáo của mỗi cá nhân Song về

tính riêng, tính độc đáo của mỗi cá nhân, quan niệm Mac-xit có sự khác biệt với quan

niệm của các nhà tâm lý học phương Tây Trong khi chúng ta nhấn mạnh nhân cáchcủa con người trưởng thành và phát triển nhưng cũng không coi nhẹ đời sống của conngười khi còn nhỏ, thì các nhà tâm lý học phương Tây lại nhắn mạnh một chiều tính

quyết định của sự hình thành nhân cách ở trẻ em

Như vậy, dé hiểu thé nao là nhân cách thì khác với các khoa học cụ thể như sinh

lý học, tâm lý học, xã hội học triết học hướng đến nghiên cứu tổ chức của toàn bộcác quan hệ người - người, tức là cộng đồng năng động giữa người với người gắn kếtvới nhau bằng những mạng lưới tác động qua lại mà trong bản thân những quan hệ đó,những mạng lưới đó đều đã mang tính chất lịch sử - xã hội Không gian tồn tại củanhân cách, như thế hoàn toàn mang tính hiện thực Đó chính là không gian ở đó tổn tạitất cả những sự vật mà theo đó và thông qua đó thân thể con người gắn với thân thể

người khác “như là vào một thân thể” (Xpinoda), vào một “đại hội đồng” (C Mác) hay

chính là tổ chức văn hóa - lịch sử theo cách nói hiện nay Đây chính là “thân thể”không phải do thiên nhiên tạo ra mà do lao động của con người cải biến thiên nhiên đóthành “thân thể vô cơ” riêng của mình Nhân cách được hiểu theo cách như vậy không

ở bên trong cơ thê đơn nhất của một cá nhân cụ thể mà ở bên ngoài thân thê đó, trong

hệ thông các mối quan hệ hiện thực lẫn nhau của cá nhân đó với cá nhân khác.

Nhân cách hình thành và biểu hiện thông qua hoạt động và giao tiếpNhân cách vừa là khách thé, vừa là chủ thé của các quan hệ xã hội, nhân cáchvừa hình thành và vừa biểu hiện ra bang hoạt động và giao tiếp mà các quan hệ xã hội

đã quyện vào trong đó.

Trang 25

Theo quan điểm Mác-xít, hoạt động của con người một mặt tùy thuộc vào các

thuộc tính sinh lý, tâm lý của người đó nhưng mặt khác chủ yếu còn phụ thuộc vàohoàn cảnh xã hội bên ngoài, đặc biệt là các quan hệ xã hội mà người đó tham gia và

trong một phương thức sản xuất nhất định Toàn bộ các quan hệ xã hội ứng với hoạt

động của một cá nhân thường được cụ thê hóa trước hết ở vai trò xã hội của người ấy

trong hoạt động và ở các công cụ vật chất và quy cách hoạt động

Vai trò của con người thê hiện trong hoạt động thường gọi bằng cương vị, chức

vụ, chức năng, vi thế, vị trí Mỗi vai trò cụ thể đều ứng với những yêu cầu, nhiệm vụ,quyền hạn, chuẩn mực, quy cách làm việc nhất định mà xã hội đã định sẵn cho nó.Một mặt, do đặc điểm tâm lý, do thái độ của cá nhân đối với vai trò và các chuẩn mực

này mà hoạt động mang sắc thái riêng của cá nhân; nhưng mặt khác, sự điều chỉnh của

xã hội thông qua các quy định này và các phản ứng xã hội cũng quyết định tính chấtcủa hoạt động Vì vậy cùng một hoạt động ấy mà tùy theo vai trò nào của cá nhân làchủ đạo trong đó ma tính chất của nó sẽ khác đi và do đó có tác dụng khác nhau đến sựhình thành các thuộc tính tâm lý của cá nhân.

Bên cạnh việc thê hiện ở vai trò xã hội thì các quan hệ xã hội ứng với hoạt động

của một cá nhân còn được cu thé hóa qua các công cụ vật chất và quy cách hoạt động

Bởi mỗi người chỉ có thể hoạt động với những phương tiện, vật liệu, công cụ, cónhững hình thức, tính năng, đặc điểm nhất định và hoạt động theo những quy trình,cách thức, phương pháp nhất định đã được xã hội xác lập nên Ngay khi hoạt độngnhằm sáng tạo cái mới, bắt đầu con người cũng phải lựa chọn trong những điều kiệnhoạt động sẵn có và sử dụng nó Những điều kiện này mang theo đặc điểm của tâm lý

xã hội và đòi hỏi tâm lý của người sử dụng phải thích ứng với nó Như vậy, một mặt,

sự nhận thức chủ quan, các thái độ, kỹ năng - kỹ xảo va thuộc tính tâm ly của cá nhân

sẽ làm cho hoạt động mang sắc thái riêng của mình, nhưng mặt khác các đặc trưng đócũng phải thích ứng với những điều kiện ấy, do đó mà được “xã hội hóa” Như vậy,khi biểu hiện ra hành động, các thuộc tính tâm lý của cá nhân đã phải “lồng” vào cái

“khung” các quan hệ xã hội của người ấy.

Nhưng bản thân hoạt động này cũng chưa phải là nhân cách Những hoạt động

đó là biểu hiện khách quan của nhân cách, có khả năng tác động đến tâm lý nhữngngười khác cũng như bản thân người đó và điều quan trọng là được dùng làm cơ sở đểnhìn nhận, đánh giá nhân cách con người Muôn nhìn nhận, đánh giá cân có sự tham

Trang 26

gia của nhiều nhân tố xã hội khác nữa như những chuẩn mực của một xã hội cụ thể ởmỗi giai đoạn lịch sử nhất định cùng với những hiểu biết và kinh nghiệm về tâm lý con

người mà xã hội đã đạt được cho đến lúc ay.

Hoạt động của một cá nhân được xem xét trên cơ sở những yếu tố như vậy, sẽ

thông qua các cơ chế tâm lý xã hội như sự hình thành dư luận xã hội, sự nhìn nhận, đánh

gia cua xã hội để tạo thành một hình ảnh xã hội về phẩm chất, năng lực, tâm tính, tư

cách, tác phong của cá nhân ấy tức là giá trị tinh thần của người ấy đối với xã hội

Như vậy, nhân cách của một người biéu hiện không chi thông qua hoạt động màcòn bao gồm cả sự nhìn nhận, đánh giá của xã hội về các thuộc tính tâm lý dựa trênhoạt động của người ấy Nhân cách đã thực hiện những hoạt động theo phương thức

của “loài” nhưng đã được chương trình hóa một cách lịch sử - xã hội Toàn bộ hoạt

động này tạo ra một kết quả thực tiễn cụ thể đối với sự phát triển của xã hội (tích cực,

xây dựng hoặc tiêu cực, phá hoại) Đó là nội dung khách quan, là “co sở vat chất bên

ngoài cơ thé của nhân cach” 'Š người ấy Theo Phạm Hoàng Gia, nội dung này đượcphản ánh vào xã hội, và ngoài những hình ảnh về các mặt khác (giá trị kinh tế, chínhtrị, đạo đức ) còn tạo ra những hình ảnh xã hội về tâm lý người ấy mà tác giả gọi là

giá trị tỉnh thần - tâm lý của cá nhân ấy Hình ảnh này, giá trị này theo tác giả cũngthuộc về nhân cách con người và tác giả quy ước gọi là “nhân cách bên ngoài”

Theo ý nghĩa này, nhân cách không chỉ biểu hiện điển hình ở từng cá nhân maqua hoạt động của họ để tạo nên những kết quả phô biến và mới, đại diện cho nhữnggiá trị chung, phổ quát của toàn nhân loại Do đó, những nhân cách này luôn sinh ra ởhàng dau sự phát triển văn hóa phổ quát, nơi tạo ra thứ sản phẩm sẽ trở thành của cải

của tat cả và vì thé không chết cùng với “thân thé hữu cơ” của mình Bethoven, Moza,

Leonad de venci, Hegel hay C.Mác - đó là những nhân cách mà chúng ta không thênhằm lẫn với ai khác; họ là tâm điểm của văn hóa Thông qua hoạt động và công việc

xã hội của đời mình, họ đã bẻ gãy những chuẩn mực cũ kỹ, để bắt đầu những kỷ

nguyên sáng tạo mới Vì thế, những nhân cách chân chính biểu hiện ra không phải ởdáng vẻ điệu bộ, mà ở việc họ đầu tiên tạo ra (mở ra) cái phổ biến mới cho xã hội!”

Đi sâu phân tích và đánh giá về vai trò của hoạt động con người, Leonchiep đã viết:Nhưng đời sống con người là gì? Đó là một toàn bộ, nói chính xác hơn, một hệ thốngcác hoạt động thay thế nhau Trong hoạt động, xảy ra sự chuyển hoá của khách thể

'* Pham Hoàng Gia (1977), “Lại bàn về van đề nhân cách”, Tap chí Triét học (01), tr 123

'? EV Ilencov (1979) (Nguyễn Anh Tuan dịch), 7hể nào là cá nhân, NXB Chính trị, Matxcova

Trang 27

sang hình thức chủ quan của nó, sang hình tượng; đồng thời trong hoạt động cũng

hoàn thành sự chuyển hoá của hoạt động thành kết quả khách quan, thành sản phẩmcủa hoạt động Về phương diện này hoạt động là một quá trình thực hiện sự chuyền

hoá lẫn nhau giữa hai cực chủ thê - khách thể 70

Tuy nhién, chu trinh xoay ốc của hoạt động không chỉ dừng lại ở đó, theoLeonchiep, ngay khi khách thể đã được chuyên hóa thành hình tượng thì lại tiếp tụcdiễn ra việc đối tượng hóa, vật thể hóa cả những biểu tượng đã kích thích, hướng dẫn

và điều tiết hoạt động của chủ thể Những biểu tượng mang hình thức tồn tại mới trong

sản phẩm của hoạt động, dưới dang là những khách thé bên ngoài có thé tri giác đượcbằng cảm tính Bây giờ, dưới hình thức bên ngoài, chuyển ra ngoài, hay “công khai”

đó, bản thân biểu tượng lại trở thành đối tượng của phản ánh Sự đối chiếu chúng với

những biểu tượng xuất phát chính là quá trình chủ thé có ý thức về chúng - quá trình

mà kết quả là trong đầu óc của chủ thể, chúng được phân đôi, có một tồn tại tinh thầncủa mình.

Nói cách khác, muốn cho quá trình nội dung đối tượng của hoạt động chuyển

thành sản phẩm của hoạt động được thực hiện, thì “riêng việc sản phẩm của hoạt động

- cái ma đã hap thu hoạt động vào trong nó - trình diễn ra trước chủ thé với những

thuộc tính vật thể của nó, là chưa đủ; sản phẩm ay đã phải được biến hóa sao cho nó cóthé xuất hiện như là đã được chủ thé nhận thức, có nghĩa là xuất hiện dưới hình thức

tinh thần””'

Cũng đề cập đến chu trình hoạt động nhưng mục đích là hướng tới số phận của

nhân cách trong chế độ tư hữu, Rubinstein cho rằng, những sản phẩm của hoạt động của

con người là bản chất “đối tượng hóa”, khách thê hóa của con người (lực lượng bản chất

của con người), nhờ có tôn tại đối tượng hóa, khách thể hóa của nó mà sự phong phú chủquan bên trong của con người được hình thành và là các vật tha hóa, xa lạ dưới sự thốngtrị của chế độ tư hữu Kết quả là, mỗi nhu cầu mới của con người lẽ ra là biểu hiện mới và

nguồn gốc mới cho sự phong phú của bản chất con người lại trở nên nguồn gốc của sự

phụ thuộc mới; mỗi năng lực do thực hiện nhu cầu mới mà sinh ra càng tăng thêm sự phụ

thuộc đó và kết quả là, con người đường như luôn luôn trừu xuất nội dung bên trong của

bản thân mình và đường như tự hạ thấp mình, ngày càng bị cột vào các mối phụ thuộc

? A.N Lêônchiep (1989) (Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Phạm Huy Châu dịch), Hoạt động, ý thức, nhân

cách, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr 93

? A.N Lêônchiep (1989) (Phạm Minh Hạc, Pham Hoàng Gia, Phạm Huy Châu dịch), Hoat động, ý thức, nhân

cách, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr 148.

Trang 28

mới ở bên ngoài Chỉ có khắc phục sự tha hóa đó, một sự tha hóa không phải siêu hình về

tinh thần mà tha hóa một cách thực tế thô lỗ bởi chế độ tư hữu thì mới bao đảm sự pháttriển nhân cách Chỉ có thực hiện những quan hệ thật sự có tính chất người trong tập thémới bao dam sự phát trién nhân cách con người

Về điểm này, quan điểm của Rubinstein gần với nhận định của Ilencov, rang:

“Chính sự phát triển toàn diện, hài hòa (chứ không phải là méo mó, dị dạng, phiếndiện) của mỗi người là điều kiện chủ yếu sinh ra cá nhân biết tự quyết định lẫy cuộcđời của mình, vị trí của mình trong cuộc đời đó, công việc có ích và quan trọng với

moi người của mình, trong đó cả đối với chính minh””’

Như vậy, nói đến nhân cách là nói đến con người đã trưởng thành về mặt xã hội

và văn hóa, là sự biểu hiện chức năng xã hội của con người, là chủ thể của sự nhậnthức và cải tạo thế giới, là chủ thể của quyền hạn và nghĩa vụ, chủ thể của các mốiquan hệ và những giá tri xã hội, chịu hoàn toàn trách nhiệm về những hành vi củamình trước xã hội và bản thân.

Cầu trúc của nhân cách

Cấu trúc nhân cách được hiểu là sự sắp xếp các tính chất, thành phần của nhân

cách thành một chỉnh thể trọn vẹn tương đối ôn định theo một tiêu chí (mối liên hệ và

quan hệ) nhất định Trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về cấu trúc nhân cách

Từ thuyết phân tâm học của Freud cho răng cấu trúc nhân cách gồm cái ấy (xung độngban năng), cái tôi và cái siêu tôi (id, ego và superego), đó là những tiểu hệ thống táchbiệt nhưng vẫn tương tác với nhau, đến quan điểm của các nhà tâm lý học Xô Viết nhưLeonchiep, Ananhiep, Platonop déu da dé cap đến nhiều khía cạnh, nhiều thành tố

của vấn đề này

Vugotxki cho rằng đứng về mặt sinh trưởng nhân cách có nhiều bình diện, trong đó

có các lớp hình thành ở các thời kỳ khác nhau, và do đó nhân cách có cấu trúc cực kỳphức tạp Còn Leonchiep cho rang, cấu trúc nhân cách là một hệ thống tương đối ôn

định của những đường hướng động cơ chủ đạo được sắp xếp thành các thứ bậc giữa

chúng với nhau Cấu trúc của nhân cách không quy về sự phong phú của những liên hệgiữa con người với thế giới, cũng không quy về mức thứ bậc hóa của các liên hệ ấy,

mà đặc trưng của cấu trúc nhân cách là ở mối tương quan giữa các hệ thống quan hệsống khác nhau đã hình thành và tạo ra sự tranh chấp giữa chúng với nhau Theo ông,

? Theo E V Ilencov (1979) (Nguyễn Anh Tuan dịch), Thé nào là cá nhân, NXB Chính trị, Matxcova

Trang 29

nhân cách có 3 thông số: bề rộng của mối quan hệ giữa con người với thế giới, mức độ

thứ bậc hóa các hoạt động và các động cơ hoạt động của chúng va cơ cau tổng quátcủa nhân cách Ông còn cho rằng, nhân cách còn có các “tiêu cấu trúc” tâm lý như tínhkhí, nhu cầu và ý hướng, rung cảm và hứng thú, tâm thế, kĩ xảo và thói quen, phẩm

chất, đạo đức ”

Ở nước ta, quan niệm phổ biến hiện nay cho rằng nhân cách con người bao gồmhai thành phan cơ bản là đức và tai hay phẩm chất và năng lực Quan niệm này hiện

được các nhà tâm lý học, giáo dục học sử dụng chủ yếu và hiện đang chi phối, chỉ đạo

các hoạt động giáo dục ở Việt Nam.

Chúng tôi tiếp cận nhân cách từ góc nhìn của quan diém Mác-xít với tính khái quát

của nó, theo đó muốn định hình nhân cách, trước hết, cá nhân phải là một cơ thé sống

VỚI đầy đủ các điều kiện, tiền đề phát triển hoàn chỉnh về mặt sinh học Sau đó, trongquá trình hoạt động thực tiễn và giao tiếp trong đời sống hiện thực, cá nhân dần dầnlĩnh hội nền văn hóa của loài người, tạo thành tổng hòa các quan hệ xã hội riêng cho

chính mình, hình thành một chỉnh thé những thuộc tính tâm lý ồn định, nhờ đó tạo nên

những giá trị xã hội được thừa nhận như những chuẩn mực, nguyên tắc chung là đại

diện tiêu biểu cho giá trị thời đại, chính như vậy mà hình thành và phát triển nhân cách

rất 6n định và chỉnh thé này vừa có những nét chung và cũng có những nét riêng đơn

nhất Chỉnh thé thuộc tinh tâm lý ay sé biéu hién trong toàn bộ các hoạt động - baogồm cả hoạt động đối tượng và giao tiếp của cá nhân trong xã hội

Phương diện /h# hai là những biểu hiện của các thuộc tính tâm lý này thành các tácđộng kết tinh vào thế giới đồ vật mà họ làm ra và những chuyền biến của những conngười mà họ giao tiếp với (bao gồm cả sản phẩm vật chất và tinh thần) và cũng đồngthời sự hình thành nên bộ mặt tâm lý này mang dấu ấn các quan hệ xã hội của cá nhânđan dét vào trong các hoạt động ấy Đây là toàn bộ những hoạt động (việc làm) của cá

3 Xem A.N Lêônchiep (1989) (Phạm Minh Hac, Phạm Hoang Gia, Phạm Huy Châu dịch), Hoạt động, ý thức,

nhân cách, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr 260-265

Trang 30

nhân sẽ tạo nên sự nghiệp, cống hiến của người ấy đối với xã hội Phương diện này

còn được gọi là “cơ sở vật chất của nhân cách nằm ngoai co thé của cá nhân”?

Phương diện thir ba là hình ảnh tông thé của những thuộc tính tâm ly của cá nhân

ay trong xã hội Đây là sự phản ánh vào tâm lý xã hội (của nhóm, tập thé, cộng đồng,

của làng xã, nhà nước hay cả loài người) về diện mạo tâm lý của cá nhân thể hiện

trong toàn bộ những hoạt động của người ấy và sản phẩm của nó Những nhận định xãhội nay tạo thành nội dung cụ thé của cái hình anh tong thé mà chúng ta gọi là “công

đức, ân đức”, “tên tuổi”, “danh”, “tiếng”, Đây được coi là “nhân cách bên ngoài”

hay “hình ảnh xã hội” của cá nhân.

Trong ba phương diện trên thì phương diện thứ hai và thứ ba tuy xuất phát trên nền

tang là hoạt động của yếu tố sinh học như não bộ hay của cơ thé và những hoạt động,

hành động của cá nhân nhưng nó đã được vật chất hóa vào trong nền văn hóa, xã hội vatrong những người khác, nên đã trở thành một hiện tượng xã hội, tồn tại tương đối độc lậpvới đời sống thể xác và tâm thần của cá nhân Chính vì thế nên hai phương diện này của

nhân cách sẽ còn đọng lại hay cũng có thê biến đổi, phát triển cùng với sự biến đổi và phát

triển của ý thức của các nhóm xã hội phản ánh bộ mặt tâm lý của cá nhân ay, tham chi ca

sau khi cá nhân đã chết về mặt sinh hoc va các chức năng tâm lý gắn liền với hoạt động bộ

não của người nay đã ngừng hoạt động Như thế, những giá trị vat chất và tinh thần mà cánhân tạo ra bang hoạt động của mình tuy có dựa trên hoạt động cua co thể sống của cánhân và mang dấu vết những đặc điểm của nó, nhưng tuyệt nhiên không đồng nhất, không

phải là những cái đó Thêm nữa, tuy nội dung cụ thé của giá trị xã hội này là những thuộc

tính tâm lý, nhưng không dừng lại ở “bộ mặt tâm lý” của cá nhân nữa, hay ở những hoạt

động gan liền với cơ thé của người ấy, mà đã hòa quyện vào những quan hệ xã hội cụ thé

của cá nhân khi ““xuất tâm” vào các sản phâm hoạt động, các hiệu quả giao tiếp

Thực chất, các phương diện này trong cấu trúc của nhân cách không tồn tại độclập, tách rời nhau mà có quan hệ gắn bó, chặt chẽ, chuyên hóa lẫn nhau Trong cơ chếhoạt động đề hình thành nhân cách thì ở phương diện thứ hai và thứ ba còn có sự tham

gia của rất nhiều nhân tố xã hội phức tạp làm trung giới, “khúc xạ” sự chuyên hóa từ

phương diện này sang phương diện khác trong cấu trúc nhân cách

Trước hết là vị trí xã hội của cá nhân trong mỗi hoạt động Vị trí này thể hiện mộtcách tập trung các quan hệ xã hội tương ứng với cá nhân đó Nó quy định và liên quan

4 Phạm Hoang Gia (1986), “Van đề nhân cách”, Tap chí Triết học (04), tr 115

Trang 31

mật thiết với toàn bộ những chức năng, vai trò và vị thế của cá nhân trong xã hội, do

đó cũng quy định lối sống, các phương tiện và đối tượng hoạt động của nó, quy địnhnghĩa vụ, quyền hạn, các luật lệ, thé chế, tập quan, ma cá nhân tuân theo trong moihoạt động khác nhau của mình VỊ trí này cũng xác định quan hệ của cá nhân với

những người khác, những nhóm xã hội, những cộng đồng khác nhau có liên quan hoặccùng hoạt động với cá nhân ấy

Bên cạnh đó là toàn bộ những quan hệ đánh giá mà những người khác, các nhóm,

tập thé, cong đồng xã hội vận dụng cụ thê đối với toàn bộ hoạt động của cá nhân này

dé nhận định về nó Đây chính là biéu hiện của các chuẩn mực, các định hướng giá trị,phong tục, tập quán, những đặc điểm tâm lý xã hội cũng như thái độ đánh giá củanhững người khác và của các nhóm xã hội có liên hệ với cá nhân trong toàn bộ các

hoạt động.

Sự đánh giá xã hội một mặt bị quy định, tùy thuộc vào vi trí xã hội cua cá nhân

nhưng mặt khác, chính sự đánh giá này lại là một nhân tố góp mặt vào sự hình thành

nhân cách, vì nó làm cho đối tượng được đánh giá bị biến đổi đi cùng với sự đánh giá

ấy Sự đánh giá xã hội khá phức tạp bởi các cá nhân, các nhóm người, các cộng đồng

xã hội khác nhau, có những quan hệ với cá nhân rất khác nhau trong những hoạt độngkhác nhau của người đó, do đó cũng vận dụng những chuẩn mực và thang đánh giákhác nhau; từ đây tạo nên những nhận định, thiên kiến khác nhau về cá nhân trong xãhội Hiện tượng “sùng bái cá nhân” là một ví dụ tiêu biểu cho thiên hướng “thần thánhhóa” với nhận định, thiên kiến sai lệch, quá đề cao hình ảnh nhiều khi không đúng

hoặc không có thực so với nhân vật thật.

Như vậy, cấu trúc của nhân cách khá phức tạp, đa diện Các thành phần của nhân

cách đều quan hệ qua lại và quy định lẫn nhau Với sự phát triển của nhân cách cautrúc của nó cũng có những biến đổi Đồng thời, cấu trúc của mỗi nhân cách lại tươngđối ổn định, nó chứa đựng những hệ thống thuộc tính điển hình cho mỗi cá nhân

1.1.3 Những yếu tô tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách

Nhân cách con người không phải tự có, tự xuất hiện mà phải trải qua quá trìnhphan dau, rén luyện, hoàn thiện lâu dai trong suốt cả cuộc đời mỗi con nguoi

Ở mỗi chủ thé khác nhau, mỗi một thời kỳ, giai đoạn, độ tuổi, tùy mức độ và

chiều hướng khác nhau, sự phát triển nhân cách lại khác nhau và diễn ra không đồng

đêu Động lực của sự phát triên nhân cách là sự xuât hiện các mâu thuẫn giữa cái cũ,

Trang 32

cái hiện có của cá nhân với những yêu cầu mới của hoạt động Nhưng không phải bất

cứ mâu thuẫn nào cũng tạo ra sự phát triển mà chỉ những mâu thuẫn tương đối chínmudi mới có thê thúc đây sự phát trién

Hiện nay, nhiều học giả quan niệm có ba yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự hìnhthành và phát triển nhân cách là: Yếu té sinh học, yếu tố môi trường, và hoạt động của

cá nhân Tuy nhiên, cũng có không ít tác giả quan niệm rằng, ngoài 3 yếu tố trên, thì

sự hình thành nhân cách còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: môi trường giáo dục,

ý thức, tâm lý, Và trong số các yếu tô được nêu ra yêu tố nào quyết định đến sự hìnhthành và phát triển nhân cách thì vẫn đang là vấn đề đang được tranh cãi

Bên cạnh đó, còn có quan điểm cho răng sự hình thành và phát triển nhân cách ởmức độ chung nhất là do hai nhân tố quyết định: nhân tố bên ngoài - những yếu tố xãhội, tính quyết định xã hội và nhân tố bên trong - tính tích cực của chính cá nhân”

Chúng tôi cho rằng, sự hình thành và phát triển nhân cách chịu ảnh hưởng củanhiều yếu tố, nhưng có 2 yếu tô căn bản và bao trùm là yếu tố sinh học giữ vai trò làđiều kiện, tiền đề cho sự hình thành nhân cách và những tác động xã hội là yếu tốmang tính quyết định đến sự hình thành và phát triển của nhân cách

Yếu t6 sinh học - điều kiện, tiền dé cho sự hình thành và phát triển nhân cách

Trong các công trình nghiên cứu ở Nga, có rất nhiều quan điểm khác nhau về vaitrò của yếu tố sinh học, yếu tố xã hội và mối quan hệ giữa chúng Viện sĩ Dubinin địnhnghĩa yếu tố sinh học như sau: Theo những đặc điểm sinh học thì con người là một bộphận của tự nhiên Những đặc điểm này được củng cố trong tính di truyền của nó.Chúng được ghi lại trong các cấu trúc của phân tử ADN có vai trò đi truyền Điều này

liên quan đến cả những đặc tính đảm bảo cho mỗi con người thuộc loài người có lý trí

“Homo sapiens” cũng như đến các đặc điểm sinh học: cá nhân, cá thể của từng con

người.”

Theo cách hiểu này, yếu tố sinh học của con người trước tiên thuộc về tự nhiên,

là một phần của tự nhiên Mặt khác, yếu tố sinh học của con người phải gắn với đặctính đi truyền, với cấu trúc gen vừa bao gồm cả những đặc tính chung của loài (Homosapiens) lẫn những đặc tính riêng quy định sự khác nhau giữa cá thé này với cá thé kia

? Xem Cao Thu Hang (2007), “Về sự hình thành nhân cách”, Tap chí Triết học (12) và Thái Ninh (1987), “Van

dé hình thành nhân cách”, Tap chí Triết học (02), tr 119 — 134

°° Dẫn theo Đỗ Long (chủ biên, 1999), Yếu tổ sinh học và yếu tô xã hội trong sự phát triển tâm lý người, NXB

Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.16

Trang 33

Kêđrôp xem xét yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người dưới góc độ là

yếu tố quyết định của sáng tạo khoa học Ong cho rang yếu tô sinh học là các tư chấtthiên nhiên tiềm ân trong cá thể như một tiền đề, còn yếu tố xã hội như là các điều kiệncần thiết dé cho tiền dé này được bộc lộ, phát triển và chuyển hóa vào hành động của

cá thể đó” ”

Ngoài ra, còn có quan niệm cho rằng: yếu tố sinh hoc của con người được đặc trưng bởithú tính Nếu con người sinh học đặc trưng bởi thú tính, thì con người văn hóa đặc trưng bởinhân tính bao gồm nhân tính, nhân trí, nhân cách, nhân văn

Theo chúng tôi, có thé hiểu yếu tố sinh học là tat cả những gi phát sinh, phát triển

và hoạt động gắn bó hoặc có liên hệ với tổ tiên động vật của con người, cái làm cho

Con người ton tại và hoạt động như một cá thể, một hệ thống phục tùng các quy luật tự

nhiên và sinh học Nói cách khác, đó là toàn bộ tiền đề sinh học của tồn tại người

Ngày nay, yếu t6 sinh học trong con người được nhiều lĩnh vực khoa học chuyênsâu khác nhau nghiên cứu, chúng dem lại cái nhìn tổng quát hơn về cau tạo, chức năng

của cơ thé như nó vốn có, tạo cơ sở khoa học cho các nhà triết học khái quát một cáchsâu sắc hơn về yếu tố sinh học trong con người Những van đề thuộc di truyền học,trong đó có những nghiên cứu về kết cau và tổ chức di truyền của con người, về kha

năng và tai họa của sự biến đối di truyền đã đặt ra nhiều van dé mới: phải chăng yếu tốsinh học quyết định bản chất con người? Yếu tố di truyền có vai trò, đóng góp gì cho

sự hình thành nhân cách?

Về vấn đề này, Spirkin đã có nhiều kết luận đáng suy ngẫm: “cơ chế di truyền

quyết định mặt sinh học của con người, cơ chế này bao hàm cả bản chất xã hội của con

người tính di truyền không chỉ trang bị cho đứa trẻ những thuộc tính và bản năng

đậm nét sinh học mà cả năng lực bắt chước các hành vi xã hội của ngÝời lớn”?.

Theo tác giả, tinh di truyền hay quỹ gene của mỗi cá thé người đã góp phan không nhỏvào việc tạo nên tư chất riêng biệt hay cá tính của mỗi người, làm cho xã hội đa dạngtrong lối sống, trong giao tiếp cộng đồng, trong mọi hoạt động khác như nghiên cứu

khoa học, vui chơi giải trí, thể thao, hưởng thụ các sản phẩm văn hóa, sáng tạo văn học

nghệ thuật; ngay cả hoạt động chính trị cũng cần có những cá tính độc đáo, tính cáchmạnh mẽ và ý chí quyết đoán khác người Do vậy, cần thừa nhận một cách khách quanrằng, trong nhân cách, điều quan trọng là nhìn thấy không chỉ cái thống nhất và cái

7 Dẫn theo Đỗ Long (chủ biên, 1999), Sdd, tr.16

?® AG Spirkin (1989), Triét học xã hội, NXB Tuyên huấn, Hà Nội, tr 18

Trang 34

chung mà cả cái độc nhất, độc đáo Dé hiểu sâu bản chất của nhân cách, phải xem xét

nó không chỉ như là một thực thé xã hội, mà còn như là một thực thé cá nhân độc đáo.Tính đơn nhất của con người biểu hiện ngay ở cấp độ sinh học Bản thân giới tự nhiênsáng suốt gìn giữ trong con người không chỉ bản chất giống nòi của nó, mà cả cái đơn

nhất, cái đặc thù được tàng trữ trong quỹ gene của nó Tất cả các tế bào của cơ thé đều

chứa đựng những phân tử đặc biệt có thể kiểm tra được về mặt di truyền; những phân

tử này khiến cho mỗi cá nhân nào đó không thê lặp lại được về mặt sinh học

Chúng tôi cũng đồng thuận với ý kiến của tác giả Cao Thu Hăng khi cho rằng: tổ

chức cơ thé của con người, như các giác quan, hệ thần kinh trung ương là những tiền

đề vật chất, sinh học có ảnh hưởng tới sự phát triển con người Tuy nhiên, môi trường

xã hội có những tác động và ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển con người Nếu

con người không có sự trao đôi hay tiếp xúc hạn chế với con người hoặc môi trườngsống xung quanh thì đời sống tinh thần va tình cảm cũng sẽ không phong phú và kémsinh động.

Yếu tổ sinh học và yếu tổ xã hội là hai nguồn gốc tạo nên con người với tính

cách là một chủ thé toàn vẹn của vũ trụ, một thực thé sinh hoc - xã hội Yếu tổ sinh vật

đóng vai trò là tiền đề, điều kiện nền tảng Trong tính hiện thực của mình, con người

thé hiện ra không phải là một cái gì trừu tượng mà là một thực thé cụ thé cảm tính vớitoàn bộ thân thé sinh vật của nó cùng các quá trình sinh học diễn ra trong đó: hô hấp,bài tiết, biến di, di truyền Chính đây là tiền đề dé tạo nên cái xã hội: thiếu nhữngđiều kiện sinh vật ấy thì rõ ràng những phẩm chất người không thê phát triển như là nó

đã từng tồn tai trong lich sử

Xét theo thời gian, cái sinh vật là cái có trước dé hình thành nên cái xã hội Mặtsinh vật trong con người là những quá trình và quy luật sinh lý xảy ra cũng giống như

ở một số động vật có trình độ tiến hóa cao; chăng hạn, quy luật trao đôi chất giữa cơthé sinh vật với môi trường: quy luật biến di, di truyền; một số nét tâm lý biểu hiện

hình thức phản anh cấp thấp: tri giác cam tính, hoạt động thụ cảm Do có những đặc

điểm chung này nên trong y học, tâm lý học người ta cũng đã chứng minh được

rằng, những trường hợp rối loạn cơ chế di truyền, hay hệ thần kinh bị tổn thương, tức

ở những người phát triển không bình thường về mặt sinh học sẽ không phát triển bìnhthường về mặt xã hội được.

Trang 35

Trên thực tế, mọi quá trình ý thức, tâm lý xảy ra trong con người tất nhiên phải

có một cơ chế sinh học tương ứng Bất kỳ hành vi thực tiễn nào cũng đều gắn với quátrình sinh lý thần kinh xảy ra trong hệ thống thần kinh trung ương Lý luận phản ánh

đã nêu rõ, ý thức được hình thành và phát triển trên cơ sở hoạt động của một dạng vật

chất có tô chức cao nhất là bộ óc người

Như vậy, cái sinh vật với tính cách là một thành tố của sự tồn tại người khôngcòn tổn tại theo nguyên nghĩa mà nó đã bị “vượt bỏ” bởi cái xã hội, nghĩa là nó liên hệ

khang khít, chịu sự chi phối của cái xã hội Nó đã mang tính chất xã hội Ngay trong

những hoạt động đơn giản nhất của con người, người ta cũng có thé nhận ra điều ấy.Mác đã chi ra rang: “Cố nhiên là ăn, uống, sinh con đẻ cái v.v cũng là những chức

năng thực sự có tính người””

Trong quan hệ với cái sinh vật, cái xã hội đóng vai trò kép, một mặt nó hạn chếcái sinh vật, xác định vai trò kiềm chế, quy định, điều chỉnh cái sinh vật, làm cái sinhvật có tính xã hội, không còn là cái sinh vật thuần túy; mặt khác, nó lại tạo ra khoảngtrống rộng lớn làm cho cái sinh vật phát triển hơn nữa, thé hiện tốt nhất khả năng củamình trong quan hệ với cái xã hội.

Mác đã vạch ra sự khác biệt về chất giữa con người và con vật ngay cả khi con

người thỏa mãn những nhu cầu thuần túy sinh vật Một bên là theo bản năng, còn bênkia là hành động có ý thức Con vật khi đói thì ăn tất cả những gì có thể ăn được, còncon người lại không xử sự như vậy “Nhưng con vật chỉ sản xuất cái mà bản thân nó

hoặc con nó trực tiếp cần đến; nó sản xuất một cách phiến diện, trong khi con người

sản xuất một cách toàn diện, con vật chỉ sản xuất vì bị chi phối bởi nhu cầu thể xác

trực tiếp, còn con người sản xuất ngay cả khi không bị nhu cầu đó ràng buộc””?

Con người trong lúc hành động dé thỏa mãn nhu cầu sinh học trực tiếp của mình

cũng vẫn ý thức hoặc tự phát tính đến nhu cầu và lợi ích của đồng loại Khi tác độngvào thế giới khách quan để nhận thức và cải biến nó nhằm phục vụ cho lợi ích củamình, bao giờ con người cũng hoạt động theo mục đích và có định hướng, dù rằngmục đích và định hướng ấy có thể không phải luôn luôn được xác định một cách rõrang.Trong tác phẩm Tw bản, Mác viết: “Lao động trước hết là một quá trình diễn ragiữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình,con người làm trung gian, điêu tiét và kiêm tra sự trao đôi chat giữa họ và tự nhiên.

°C Mác và Ph Angghen (2000), Toàn tap, T 42, NXB Chính tri quốc gia, Hà Nội, tr.133

3C Mác va Ph Angghen (2000), Toàn tap, T 42, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 137

Trang 36

Bản thân con người đối diện với thực thể của tự nhiên với tư cách là một lực lượng

của tự nhiên Đề chiếm hữu được thực thé của tự nhiên dưới một hình thái có ích chođời sống của bản thân mình, con người vận dụng những sức tự nhiên thuộc về thânthể của họ: tay và chân, đầu và hai bàn tay Trong khi tác động vào tự nhiên ở bên

ngoài thông qua sự vận động đó, và làm thay đổi tự nhiên, con người cũng đồng thời

làm thay đổi bản tính của chính nó Con người phát triển những tiềm lực đang ngáingủ ở trong bản tính đó và bắt sự hoạt động của những tiềm lực ấy phải phục tùng

quyền lực của mình””!

Ở đây, Mác đã nêu rõ vai trò con người như là một thực thể sinh vật tự hoạt độngvới tính cách là hoạt động tích cực, sáng tạo Mác xác định sự biến đổi bản tính con

người là do chính con người quyết định khi tác động vào giới tự nhiên Trong quan hệ

với tự nhiên, “những lực lượng tiềm tàng đang ngái ngủ trong bản tính” con người sẽthể hiện ra, đồng thời “sự hoạt động của những lực lượng ay” cũng sẽ được địnhhướng.

Cần lưu ý là, điều Mác nói về sự thay đổi bản tính riêng của con người không

phải là sự thay đổi bản tính sinh vật mà Mác muốn nói đến sự thay đôi, phát triển về

khả năng xã hội của con người Dĩ nhiên, hoạt động của con người nhằm tạo ra môitrường thuận lợi cho mình dù ít dù nhiều cũng có ảnh hưởng nhất định đến các quátrình sinh học ở con người.

Sự phủ định biện chứng ấy không có nghĩa là sự hòa tan, sự tiêu diệt, làm nó biếnmat đi Trái lai, bản chất sự phủ định cũng là quá trình chuyên biến từ thấp đến cao, vàkhi đến mức độ nào đó thì cái xã hội lại là cơ sở để cái sinh vật có thể phát huy hết

tiềm năng cao nhất của nó Như vậy, cái sinh vật mất đi tính độc lập trước đây của

mình và giờ đây nó gan chặt với sự vận động cua bản thân cái xã hội

Chủ nghĩa Mác đã không tuyệt đối hóa sự đối lập giữa cái sinh vật và cái xã hội

Ngược lại, chủ nghĩa Mác khẳng định con người là động vật duy nhất nhờ lao động

nên đã thoát khỏi thế giới loài vật Song việc con người “thoát ra khỏi” giới tự nhiên

không có nghĩa là nó mâu thuẫn tuyệt đối mà trái lại nó càng phải có khả năng tạo ra

sự thông nhất hài hòa với tự nhiên

Có thê thấy, chủ nghĩa Mác trước sau như một đều nhất quán khăng định, conngười có nguôn gôc tự nhiên và nguôn gôc xã hội Vân đê là ở chô, tuy là sản vật của

3! ©, Mác va Ph Ăngghen (2002), Toản đập, T 23, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 266

Trang 37

tự nhiên nhưng bản chất con người khác hắn con vật Con người là một động vật đặcbiệt, đặc điểm sinh học của con người, trong tính quy luật khách quan của nó, đã được

chuẩn bị về mặt chương trình di truyền sinh vật dé tiép thu hình thái xã hội của sự vận

động của vật chất Biểu hiện rõ nhất là ở cấu tạo của bộ não

Khác với con vật, con người ngoài chương trình di truyền sinh học còn có tính kế

thừa xã hội Bằng con đường giáo dục, tính kế thừa xã hội có khả năng truyền lại kinhnghiệm của những thế hệ trước cho các thế hệ sau Mặc dù chương trình kế thừa vềmặt xã hội không được ghi lại trong các gen, nhưng nó vẫn biểu hiện như một nguyênnhân bên trong của sự phát triển cá nhân Chương trình đó có tác dụng quyết định đốivới việc hình thành cá nhân Đương nhiên, nó cũng không thực hiện một cách tự động,

tách rời với chương trình di truyền sinh học mà thực hiện trong sự tác động đặc biệt

phức tạp với thông tin đi truyền nhận được từ tổ tiên Những đặc điểm di truyền củatừng người vừa bảo đảm cho sự ton tại những thuộc tính sinh vật của mình, vừa bảođảm dé con người tiếp thu các chương trình xã hội trong sự biến đôi thường xuyên của

nó Nhu vậy, phâm chat của bat kỳ người nào cũng đều phụ thuộc một cách tất nhiên

vào gen nhận được từ cha mẹ và chịu ảnh hưởng cua môi trường xã hội.

Tiếp thu giá trị tư tưởng của chủ nghĩa Mác, L.X.Vugotxki cũng đã khẳng

định: “Sự hình thành nhân cách ở trẻ là quá trình phát triển không chỉ biểu hiện ở

sự tăng thêm những cấu tạo, những chức năng tâm lý mới, mà giữa các chức năng,

các quá trình và các thuộc tính tâm lý cá nhân còn có những mối quan hệ qua lại, có

sự ảnh hưởng lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau, tạo thành một cấu trúc toàn vẹn”

Như vậy, trong quá trình hình thành nhân cách, yếu tố sinh học là tiền đề, làđiều kiện cho sự phát triển nhân cách chứ không mang sắc thái của nhân cách Sựhình thành về mặt sinh học chỉ quan trọng như là sự xây đắp cơ sở vật chất cho tồntại của con người ma thôi Cách hiểu như vậy đối lập lại với xu hướng sinh vật hóabản chất của nhân cách Đúng ra bản chất nhân cách mang tính xã hội - lịch sử Bản

chất này do sự tác động của yếu tố xã hội cùng với quá trình hoạt động tích cực của

chủ thé hình thành nên trên cơ sở vận hành của những yếu t6 sinh học Vì thế, trong

nghiên cứu về con người không thé dé cao thái quá hoặc tuyệt đối hóa vai trò củayếu tố sinh học hay xã hội mà phải luôn xét chúng trong mối quan hệ, trong sựthống nhất, liên hệ, tác động qua lại giữa chúng với nhau

* Dẫn theo Đào Thị Oanh (2007), Van dé nhân cách trong tâm lý học ngày nay, NXB Giáo duc, tr 118

Trang 38

Tinh quyết định của yếu to xã hội đối với sự hình thành và phát triển nhân cách

Con người là chỉnh thể sinh học - xã hội, vì trước tiên, con người là một sinh vật

có tính xã hội, sáng tạo ra lịch sử của chính mình, sáng tạo ra toàn bộ nền văn hóa vật

chất và tinh thần Quan điểm duy vật cho rằng, lao động và các mối quan hệ xã hội là

yếu tố quyết định về mặt xã hội trong quá trình chuyên biến từ vượn thành người Sự

hoàn thiện của các cá nhân riêng lẻ còn phải phụ thuộc vào hoàn cảnh giáo dục, môi

trường xã hội mà cá thé đó sinh sống

Đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, yếu tố sinh học như cấu tạo sinh

vật, di truyền, tâm sinh lý ở một cá nhân chỉ là cơ sở sinh vật, là những điều kiện tự

nhiên, mà trên cơ sở đó hình thành nên những đặc điểm lịch sử - xã hội của con người

Con người như là một nhân cách bao giờ cũng là một chỉnh thê thống nhất, trong đó

những yếu tô xã hội và tự nhiên của con người có quan hệ mật thiết với nhau Nếu chỉ

là một cơ thé sinh vật thì con người không thé là một nhân cách Tổng hòa nhữngphẩm chất xã hội có được trong tiến trình sinh hoạt xã hội thực tiễn mới làm cho con

người có nhân cách Chính Vugotxki cũng đã khang định: “Hai bình diện phát triển

-tự nhiên và văn hóa - nhập vào với nhau Hai dãy biến đổi xâm nhập qua lại với nhau

và thực chất tạo nên một sự hình thành thống nhất xã hội sinh vật của nhân cách trẻ

Sự phát triển cơ thể xảy ra trong môi trường văn hóa trong chừng mực sự phát triển đóchuyền thành quá trình phát triển sinh vật được lịch sử quy định Mặt khác, sự pháttriển văn hóa có tính chất độc đáo đặc thù diễn ra đồng thời và quyện với sự chín mudi

cơ thé trong chừng mực cơ thể đang biến đổi, lớn lên, chin mudi là kẻ mang sự phát

triển văn hóa, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ có thé làm một ví dụ tốt về sự gắn quyệnhai bình diện phát triển - tự nhiên và văn hóa”

Trong quan niệm về yếu tố xã hội còn nhiều điểm chưa thống nhất với nhau

Theo Lêônôvich *, yếu tố xã hội bao gồm:

Lao động như là một yếu tố quan trọng nhất trong sự hình thành con người, thêm

vào đó khả năng ảnh hưởng của lao động được quy định bởi hình thái kinh tế xã hội

Quan hệ giữa người với người (theo nghĩa rộng của từ này) mà chủ yếu là quan

hệ sản xuất ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hoạt động sống của cơ thê

Môi trường sông được con người tạo ra.

3 Dẫn theo Phạm Minh Hạc (1997), Tâm lý hoc Vie-gotxki: khảo cứu, ghỉ chép, tom tắt, bình luận, dịch thuật,

NXB Giáo dục, Hà Nội, tr 131

* Dẫn theo Đỗ Long (chủ biên, 1999), Yếu tổ sinh học và yếu tô xã hội trong sự phát triển tâm lý người, NXB

Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.25

Trang 39

Di sản tư tưởng do con người tạo nên, gồm tat cả các hình thái ý thức xã hội.

Có thê thấy, những yếu tố do Lêônôvích đưa ra đã tập hợp tương đối toàn diệnnhững điều kiện, hoàn cảnh có ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành, trưởng thành vàhoàn thiện của cá thể, cũng như của loài Nhưng nếu nói đó là những yếu tố xã hộitrong bản thân con người, nhân cách thì cần phải xem xét thêm Vì theo chúng tôi, yếu

tố xã hội trong con người ở đây phải hiểu là tất cả những cái cùng với những yếu tốsinh học dé tạo thành chỉnh thé sinh học - xã hội trong con người, là những yếu tố kếttinh trong bản chat của con người, phân biệt con người với con vật Còn những yếu tố

mà Lêônôvích đưa ra là những yếu tố xã hội mang tính tác động, trong khi yếu tố xãhội trong con người còn là những yếu tố được cá nhân hóa và cá thể hóa Yếu tố xã hộitrong con người không phải đơn thuần chỉ là những sự quy định về mặt xã hội, hay do

sự tác động, do ảnh hưởng của môi trường sống khác nhau tạo nên, mà nó còn do khả

năng nhận thức, trí nhớ, tư duy logic, tình cảm khác nhau của mỗi người tạo ra nữa.

Ngoài những yếu tố như hoàn cảnh xã hội, môi trường giáo dục thì bản thân mỗingười còn phải tích cực và chủ động tiếp nhận những yếu tố đó

Có thé nói, cái làm cho con người hơn han con vật ở chỗ nó có thé tự rèn luyện

mình, có thể tiếp nhận sự giáo dục và tự giáo dục không là gì khác ngoài là yếu té sinh

học làm tiền đề cho sự khác nhau ay.

Theo chúng tôi, có thé khái quát rằng yếu tố xã hội là tất cả những gì hình thành

từ sự ảnh hưởng của các điều kiện xã hội khác nhau, do sự quy định về mặt xã hội tạonên cá nhân con người Những sự quy định này là sản phẩm của sự kết hợp giữa sựhoàn thiện của đại não với sự tác động của môi trường xã hội tạo nên phần ý thức củacon người, làm cho con người có khả năng nhận thức, có trí nhớ, có tư duy logic, biếtquyết định hợp ly đúng dan, tùy theo từng hoàn cành cụ thé một cách linh hoạt Cơ sởsinh học để tạo nên yếu tô xã hội trong con người là vỏ đại não, còn cơ sở xã hội dé

tao nén yếu tố đó là môi trường xã hội mà nó sông, học tập, lao động và giao tiếp.

Con người trước hết là chủ thé của hoạt động xã hội, của quá trình lịch sử và của

nhận thức Con người chỉ được hình thành như là một nhân cách, khi mà với những

điều kiện xã hội nhất định, nó hoạt động thực tiễn với tư cách là chủ thể của phát triển

xã hội và là chủ thé phát triển của chính nó Trong quá trình đó, mỗi cá nhân tiến hànhtrao đôi hoạt động, nhận được kinh nghiệm xã hội và kiến thức, hình thành các phẩmchất xã hội và tâm lý nhất định Sự hình thành những pham chat xã hội đó không diễn

Trang 40

ra một cách tự nhiên như khi kế thừa những đặc điểm di truyền sinh vật của mình, mà

con người phải tiếp thu chúng bằng sự nỗ lực của bản thân, bằng hoạt động thực tiễntích cực và thông qua tác động xã hội trong quá trình sinh hoạt cá nhân Trong quá

trình này mỗi cá nhân đều biểu hiện vừa là chủ thể vừa là khách thé của sự phát triển

trò chủ thé của quá trình lịch sử - xã hội Cho nên, nhân cách vừa là người sáng tạovừa là sản phẩm của sự phát triển xã hội, vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quá trìnhlịch sử.

Con người sở di trở thành nhân cách, có phẩm chat xã hội, là do nắm vững được

những kinh nghiệm đã được khách thê hóa trong văn hóa vật chất và tinh thần của xã

hội, dưới dạng vật thể cũng như trong những phương thức hoạt động lao động và xã

hội đa dạng, trong những hình thức quan hệ xã hội và giao tiếp Kinh nghiệm này đượcđúc kết nhờ phương thức tư duy, nhờ những hệ thống tín hiệu chung và đặc thù có khảnăng truyền đạt hệ thống ý nghĩa tiêu biểu cho mỗi xã hội và cho nền văn hóa của xãhội đó.

Đây chính là quá trình mà Vugotxki gọi là sự nhập tâm các quan hệ xã hội (hay

còn gọi là “nội tam hóa”) Nội tâm hóa trong quan niệm của ông là cơ chế cá thé lĩnh

hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử có trong môi trường xã hội, ông nhận xét: Hành động

nhập tâm chủ yếu được thực hiện trong quá trình giao tiếp, đây là quá trình mà dựa

trên cơ sở thông hiểu và truyền đạt có chủ định các ý tưởng và cảm nghiệm nhờ hệ

thống phương tiện nhất định Quá trình này tựa hồ như sự lưu chuyền các đặc điểm chonhau giữa những người giao tiếp với nhau, hình thành nên một sự “đại điện tinh thần của

ho trong một cái Tôi khác” L.X Vugotxki cũng đã chỉ rõ: Trong sự tác động qua lại với

những người xung quanh, trẻ em năm được các công cụ tâm lý, và nhờ các công cụ này,

trẻ học được các hành vi của bản thân Đối với ông, sự phát triển tâm lý của trẻ khởi thủy

từ cái xã hội, được nội tâm hóa thành cái riêng của trẻ Mọi chức năng tâm lý câp cao xuât

Ngày đăng: 08/10/2024, 02:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w