Đây là một cách tiếp cận đầy thú vị và dường như tỏ ra hiệu quả khi giúp nhà nghiên cứu thấy được sự tương tác qua lạigiữa hai thực thé Nhà nước và Xã hội dé hiểu rõ hơn về mối quan hệ n
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN THỊ THUY TRANG
NHA NUOC VA XA HOI TRONG KIEN TAO KHONG GIAN CONG: NGHIEN CUU TRUONG HOP
KHU PHO DI BO HO GUOM, HA NOI
Hà Nội - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN THI THUY TRANG
LUAN VAN THAC SI
CHUYEN NGANH: NHAN HOC
MA SO: 8310302.01
Người hướng dẫn khoa hoc: PGS TS Nguyễn Văn Sửu
Hà Nội — 2022
Trang 3cũng vô cùng kiên nhẫn và tận tình dẫn dắt tôi trong suốt cuộc hành trình dài mà tôi đã
trải qua: từ giai đoạn chuẩn bi đề cương — tiến hành điền dã — viết ra các bản nháp —trình bày các kết quả nghiên cứu — cho đến khi hoàn thiện bản thảo cuối cùng dé công
bố Những điều tôi học hỏi được từ thầy không đơn thuần chỉ là các kiến thức, hơn tấtthay, đó còn là tác phong làm việc, tinh thần trách nhiệm, sự tận tụy đối với từng sảnphẩm mình làm, cũng như cả những phẩm chat cần thiết khác mà một người làm
nghiên cứu buộc phải có.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô Khoa Nhân học
— những người đã và đang nỗ lực tạo ra một môi trường học thuật chuyên nghiệp
mà ở đó, tôi có cơ hội được trưởng thành hơn về kinh nghiệm nghiên cứu cũng như
tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm sống hữu ích Đặc biệt, tôi vô cùng cảm kích trước
sự giúp đỡ hết lòng của tất cả các thầy cô trong Hội đồng chấm Luận văn Nhữngnhận xét rất tâm huyết, ti mi và bé ích ấy không chỉ giúp tôi hoàn thiện công trìnhnày một cách tốt nhất có thé, mà hơn hết còn trở thành những chỉ dẫn quan trọng détôi tiếp tục có gắng nhiều hơn trong tương lai
Tôi thực sự mang ơn những người bạn — dù họ gặp mặt tôi không nhiều, hay
thậm chí chưa từng gặp mặt — nhưng cũng van bỏ công sức và thời gian của mình ra
dé giúp tôi kết nối với UBND Quận Hoàn Kiếm, Ban Quan lý Khu vực hồ HoànKiếm và Sở Văn hóa Thẻ thao Hà Nội Xin chân thành cảm ơn anh Đạt, anh Giáp,bác Cảnh Nếu không có họ, chắc chăn tôi sẽ không thể hoàn thành quá trình điền
dã cho đề tài này Cùng với đó, sự giúp đỡ cực kỳ nhiệt tình và niềm nở của các
bác, các cô chú, các anh ở Sở Văn hóa Thé thao và Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm
cũng là điêu mà tôi không thê nào quên Xin trân trọng cảm ơn tât cả mọi người!
Trang 4Sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu như tôi không nhắc đến sự đóng góp cực kỳquan trọng và cần thiết của các thông tín viên Xin cảm ơn những người dân mà tôi
đã gặp ở Phố đi bộ Hồ Gươm vì họ đã tin tưởng một người lạ như tôi mà sẵn sàngtâm sự và sẻ chia nhiều chuyện Thật sự mong rằng những điều tốt đẹp nhất sẽ đếnvới cuộc sống của họ!
Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn từ tận đáy lòng tới những người thân
trong gia đình tôi Nhờ sự động viên và ủng hộ hết mình của họ, tôi mới có đủ động
lực và điều kiện để hoàn tất quá trình học tập như hôm nay!
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và dữ liệu trong luận văn đều trung thực, phần lớn trong số chúng đều
do tôi tự thu thập trong quá trình điền đã dé viết nên các kết quả nghiên cứu Cácthông tin còn lại như tài liệu trích dẫn, tài liệu tham khảo, hình ảnh đều có xuất xứ
rõ rằng và đầy đủ Nếu lời cam đoan trên là sai, tôi sẽ tự mình chịu trách nhiệm vàchấp nhận kỷ luật của Nhà trường
Hà Nội, tháng 11 năm 2022
Học viên
Nguyễn Thị Thùy Trang
Trang 6MỤC LỤC
967108 |
1 Lý do chọn đề tài ¿5s s2 2 12 EEEEE2112112111111112112111111 211211111111 1
2 Mục tiờu và cõu hỏi nghiấn CỨU - 5 + 112119113 1119 1119 1H nh ng 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiờn cứu - 2 2 + +EÊ+EÊ+EE+EE+EE++EÊEEeEErEezrerrxerree 4
4 Phương phỏp nghiấn CỨU 6 6 +2 3193191199191 1T ng ng nh nh nh nh nàn 5
5 Cấu trỳc của i00 la IIILIAễ 10
CHƯƠNG 1 TONG QUAN TAI LIEU, CƠ SỞ Lí THUYET_VA DIA BAN
NGHIEN COU ỚNợỢIN,,s1 11
1.1 Tổng quan tài QU eeececcecccccsscesssecsessessessessessssusscsessessessessssscsessvssessessessesseeseees 111.1.1 Cỏc nghiờn cứu về khụng gia cceceececcscsssesssesssesssessesssecssecsssssecssecssseseessecsseess 111.1.2 Cac nghiộn ctru vộ quan hệ Nha nước và Xó hội ở Việt Nẹam 15
1.1.3 Cỏc nghiờn cứu về Hà Nội, Hồ Guom và Phố cổ Hà Nội 17
1.2 Khỏi niệm và cơ sở lý thuyẾt -¿ :-â2+-â2+22xt2EEE2EE2EEE2EE 222122 Etrrrrrcree22
1.2.1 Cỏc khỏi niệm -¿-2-â5¿â22+2x‡2E22Et2E12212212112112717121121121111211 21111 re 221.2.2 Cơ sở lý thUYẾT ¿-52-S522222E1EE1E211211211271211211211 1111121111111 11 1e 26
1.3 Tổng quan về địa bàn nghiờn cứu ¿- + ¿+ x+E++E++EE+EÊEÊEerkerxerxerssree 29
8 .: 29 1.3.2 Giỏ tri lịch sử, văn húa, chớnh fTỊ - << +2 1122111122111 E1 xkksrsrxe 291.3.3 í nghĩa biểu tượng - ¿2 25+ 2E2EEEEEEEE2112117171121121111211 21111110 35CHUONG 2 QUÁ TRèNH KIấN TẠO KHễNG GIAN ĐI BO HO GƯƠM 39
"ga 392.2 Xõy dựng chớnh sỏch và tổ chức thực hiện c c1 S33 seAl2.2.1 Chủ thể kiến ta0 oecccccccsessesssessessessusssessessessusssessessessesssessessessesssesseesessessseeseeseees 412.2.2 Hoạt động 8 ceeeceesecccscscecsesecscsesucscsesreecsrsucecstsveucessesucacsvsusassvsnsassteeecensees 42
"W8 04.8 nọ›°ồễđờ.e.ồ^ Ả 442.3.1 Kiến tạo về giao thong -:- 22 25s E2 2E12712121121121 712112111 cxcre 44
2.3.2 Kiến tạo về cảnh quan s- 22 s¿+++2E++EE+ÊEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrsrkrrrrres 51
2.3.3 Kiến tạo về quy mụ phố đi bộ - 2 +¿+++2+++E+++E+++Ex+zx+erx+zrxrzrxees 59
CHUONG 3 QUÁ TRINH QUAN Lí KHU PHO DI BO HO GƯƠM 63
3.1 Chit thộ 00 › :4 ẢAA Ả 63
Trang 73.1.1 Quản lý không gian hồ Hoàn Kiếm 2- 2 2 2 ++E£+E££Eerxerxersxee 63
1.1.2 Quản lý Khu phố đi bộ Hồ Gươm ¿2 2 +2 £+££2E££E£E££EezEerxerxzree 63
3.2 Chính sách quản ly - . + < 11H TH TH HH KH ng ng kkrry 68
3.2.1 Quản lý về giao thOng w.oceceececccccsscssessessessessessessessesscsvcsessessessessesuesssessessessessease 68
3.2.2 Quản lý cảnh quan môi †rƯỜng - - 5 + +2 xxx ng ng ng 72
3.2.3 Quan lý hoạt động kinh tẾ 2-2 s2E+E2EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEE2EEEEExerkrrei 74
3.2.4 Quản lý hoạt động văn hóa nghệ thuật - - 5 55+ 5+ s+sssesserssrrrs 77
3.2.4 Quan ly về an ninh trật tự địa bàn ¿+ + t+x+E+EvEE+ESEEEEEEeEeExrksrerrrrsree 803.2.5 Xây dựng quy chế quản lý phố đi bộ, - ¿- 2: ©+©s++x+2z++zx++zxzrxeez 81
CHUONG 4 VIEC SU DUNG KHONG GIAN PHO DI BO HO GUOM CUA
CAC CA NHÂN VA TO CHỨC -2-2¿©222++2EE+SEEEEEEECEEEESEEerrrrrrrkree 83
4.1 Hoạt động sử dung của cá nhân - -.- + +3 193119111111 111g ng rưy 83 4.1.1 Các hoạt động vui chơi gidi tTÍ - c3 +3 *E*EEEeeeeereeerrserrerererrre 83
4.1.2 Các hoạt động gắn với kinh tẾ - 2 + + +E£EE9EE+EEEEEEEEEEEEEeEEerkerkrrkrree 854.1.3 Các hoạt động gắn với văn hóa 2-22 +¿©5+2E++EE+2Ext2EEtEEEerkrrrkrrrrsree 944.1.4 Các hoạt động gan với chính trị 2-52 £+++£E+£E++EE+Exerxezrerrerrxee 1004.2 Việc sử dụng không gian Khu phố đi bộ Hồ Gươm của tổ chức 105
4.2.1 Các tô chức tư nhân và hoạt động sử dụng của họ -‹+ <++c+<s2 105
4.2.2 Các tô chức nhà nước và hoạt động sử dụng của họ -«« -x++ 107
KET LUẬN VÀ MOT SO KIÊN NGHỊ, -2- 225 2Ec2ExeEExerxrrrkerred 109TÀI LIEU THAM KHAO 22 5£ 55222 £EE£2EEtEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrkerred 117
PHU LUC 1 CAC BANG, SƠ ĐỎ, BẢN ĐỒ 5- 5c 2S 22tErerrrerrerrrrkee |
PHU LUC 2 CÁC VAN BẢN LƯU TRỮ -2- 2: 22+2E£+EE+2EE£EEtExzrxrrrerree l6
PHU LUC 3 HÌNH ẢNH - - 5: St StSESEEEEEESEEEEEESEEEEEESESEEEEEESEEEEEErErrkrkrree 56
Trang 8QUY UOC VIET TAT TRONG LUẬN VAN
BQL : Ban Quan ly
CA : Công an
GTVT : Giao thông Vận tai
TNHH MTV : Trach nhiệm hữu han Một thành viên
TP : Thành phố
TW : Trung ương
UBND : Ủy ban Nhân dân
URENCO : Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội
VH&TT : Văn hóa và Thể thao
VHTT&DL : Văn hóa, Thé thao và Du lịch
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Phân tích quan hệ giữa Nhà nước và Xã hội là một cách tiếp cận đã đượcnhiều học giả sử dụng khi nghiên cứu về các van đề chính trị - xã hội ở các quốc giatrên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Đây là một cách tiếp cận đầy thú vị
và dường như tỏ ra hiệu quả khi giúp nhà nghiên cứu thấy được sự tương tác qua lạigiữa hai thực thé Nhà nước và Xã hội dé hiểu rõ hơn về mối quan hệ này, nhằm tiếngần hơn đến mục đích xây dựng các chính sách phát triển phù hợp với từng xã hội
riêng biệt hoặc với các bộ phận khác nhau của một xã hội.
Nghiên cứu về hệ thống chính trị và quan hệ Nhà nước và Xã hội ở Việt
Nam từ lâu đã trở thành mối quan tâm của nhiều học giả quốc tế, với những nghiên
cứu sớm nhất từ khoảng cuối thập niên 80 và nở rộ thành trào lưu vào thập niên 90của thế ky XX Tác giả Kerkvliet (2001) đã tổng hợp lại nội dung của những tài liệu
đó và phân loại thành ba quan điểm nổi bật Quan điểm thứ nhất nhấn mạnh “uy
quyền thống trị” của Nhà nước, cho rằng Việt Nam có một Nhà nước mạnh, các
thực thể Xã hội không có ảnh hưởng gi đáng ké đến Nhà nước, trừ các ảnh hưởng
quốc tế Quan điểm thứ hai nhận định rằng các lực lượng trong Xã hội có tác động
đến chính sách của Nhà nước thông qua các tổ chức do Nhà nước thành lập và điềuhành Quan điểm thứ ba cho rằng quan hệ Nhà nước và Xã hội ở Việt Nam giống
như một cuộc đối thoại chủ yếu diễn ra dưới hình thức giao tiếp gián tiếp và phingôn ngữ, thông qua đó thực thể Xã hội có tác động đáng ké đến chính sách của
Nhà nước, thậm chí làm thay đổi các chính sách của Nhà nước
Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là mối quan hệ giữa Nhà nước với Xã hội ở
Việt Nam hiện nay đang diễn ra như thế nào, đặt trong bối cảnh một không gian cụthể? Gần đây, đã có một số công trình mà dù trọng tâm nghiên cứu của chúngkhông trực tiếp nhắc đến mối quan hệ Nhà nước và Xã hội song đã chạm đến vấn đề
này, như nghiên cứu của Chu Thu Hường (2021) ở một không gian làng ven đô, của
Danielle Labbé (2014) ở không gian làng trong đô thị, hay của Nguyễn Vũ Hoàng
(2008) tại một ngõ phố tọa lạc trong nội đô Hà Nội Tuy vậy, còn thiếu văng những
Trang 10trao đôi thảo luận về mối quan hệ Nhà nước và Xã hội trong không gian công ở đôthi và điều này đã tạo ra một khoảng trống đáng ké trong nghiên cứu.
Do đó, dé trả lời câu hỏi nêu trên, tôi đã chọn Khu phố đi bộ Hồ Gươm làm
một nghiên cứu trường hợp Là một hình thái không gian công cộng mới ở Hà Nội,
khu phố đi bộ này nằm trên vị trí vô cùng đắc địa — nơi mang đậm giá trị lịch sử
-văn hóa - chính trị của Thủ đô Trong quá trình kiến tạo nó, người ta đã tổ chức rất
nhiều hoạt động phong phú bên trong như: kinh doanh buôn bán, biểu diễn nghệthuật, vui chơi giải trí, thể dục thé thao, quảng bá giao lưu văn hóa nhằm phục vu
cho người dân ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp và mọi vùng miễn Thoạt nhìn, các hoạtđộng đã và đang diễn ra hàng ngày ở không gian phố đi bộ Hồ Gươm tưởng chừngnhư là những hoạt động tất yếu của cuộc sống thường nhật, không có gì đáng chú ý
Thế nhưng, nếu xem xét kỹ sẽ thấy bên trong mỗi hoạt động tương tác đều ân chứanhững động năng chính trị, mà việc lý giải về chúng hứa hẹn sẽ đem đến một cáinhìn cận cảnh về mối quan hệ phức tạp giữa các thực thé Nhà nước và Xã hội ở Việt
Nam trong một không gian cụ thể hiện nay.
Có 2 vấn đề mà tôi muốn làm rõ trước khi bắt đầu cuộc tranh luận này Thứnhất, sự kiến tạo không gian đi bộ hồ Gươm không phải chỉ xảy ra và kết thúc ởmột thời điểm nhất định mà nó là một quá trình vẫn đang tiếp diễn Quá trình nàykhông phải là quá trình riêng rẽ, đơn nhất mà nó luôn có sự gắn bó mật thiết với tiềntrình quản lý và sử dụng Vì thế, không thê chỉ xem xét mỗi việc nó đã được tạo ra
như thé nào, mà còn cần phải làm rõ nó được quản lý và sử dụng bởi ai, bằng cách
nào, ra sao Thứ hai, để hiểu một cách sâu sắc về quá trình kiến tạo này, đươngnhiên phải xem xét nó trong mối quan hệ tương tác giữa hai thực thể Nhà nước và
Xã hội Tuy nhiên, thay vì hướng sự chú ý đến mối quan hệ Nhà nước và Xã hội ởcấp quốc gia như đa số các nghiên cứu trước đã làm, tôi sẽ tập trung chủ yếu vào
mối quan hệ giữa 2 thực thé này ở cấp địa phương, song thông qua đó, việc lý giải
về chúng cũng sẽ phan nào đưa đến cách hiểu về mối quan hệ Nhà nước và Xã hội
Việt Nam ở cấp quốc gia
Việc kết hợp đồng thời các lý thuyết như Kiến tạo không gian, tiếp cận
Quan hệ Nhà nước và Xã hội để phân tích sẽ cho phép chúng ta nhìn rõ không
Trang 11chỉ những kiến tạo trên bề mặt mà hơn hết còn là những động năng ẩn sâu phíadưới sự tham gia của mỗi thực thé trong quá trình kiến tạo Khu phố đi bộ HồGươm, từ đó cung cấp một góc nhìn đa chiều hơn về một xã hội đô thị ở ViệtNam đương đại Băng cách này, đề tài được kỳ vọng sẽ vừa giải quyết những vẫn
đề mang tính lý luận, lại vừa trở thành nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để giúp
chính quyền TP Hà Nội tạo ra những chính sách quản lý không gian công phù
hợp và hiệu quả hơn trong thực tiễn.
2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đặt ra các mục tiêu chính: (i) Phân tích những tương tac và lý giải
vai trò của Nhà nước và Xã hội trong quá trình kiến tạo, quản lý và sử dụng Khu
phố đi bộ Hồ Guom; (ii) Chỉ ra mối quan hệ phức tạp, bên trong có an chứa sựthương lượng giữa hai thực thé Nhà nước và Xã hội ở địa bàn nghiên cứu
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu chính:
- Trong quá trình kiến tạo Khu phố đi bộ Hồ Gươm, Nhà nước va Xã hội đã có
những vai trò, tương tác và thương lượng như thế nào?
- Qua nghiên cứu trường hop Khu phố đi bộ Hồ Gươm, chúng ta có thé hiểu
gì về mối quan hệ Nhà nước và Xã hội ở Việt Nam đương đại?
Trên cơ sở đó, luận văn đặt ra một số câu hỏi cụ thé để triển khai nghiên cứunày, bao gồm:
- _ Tiến trình kiến tao Khu phố đi bộ Hồ Gươm diễn ra như thé nào?
- Các thực thé nào đã tạo ra phố đi bộ hồ Gươm, trong bối cảnh nào, dé làm gi,
kết quả ra sao?
- Khu phố đi bộ Hồ Gươm được quan lý bởi ai/các thực thé nào, công tác quản
lý được thực hiện như thế nào?
- Cac thực thé nào được sử dụng, họ sử dụng khu phố đi bộ này như thế nào,
dé làm gi?
- _ Những tương tác, thương lượng giữa các thực thé này diễn ra dưới hình thức
gì, kêt quả ra sao?
Trang 12Trong luận văn này, tôi lập luận rằng khi tham gia vào quá trình kiến tạo Khuphố đi bộ Hồ Gươm, hai thực thể Nhà nước và Xã hội đã tương tác dưới nhiều hìnhthức khác nhau Dựa trên sự kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đi trướckhi cho rằng có thé có sự thương lượng giữa các thành phan trong thực thể Nhà
nước với thực thê Xã hội, tôi nhận định rằng trong mối quan hệ Nhà nước và Xã hội
ở Việt Nam nói chung và ở không gian đi bộ Hồ Gươm nói riêng luôn tồn tại một
sự thương lượng và nó được biéu hiện chủ yếu bằng cách gián tiếp và phi ngôn ngữ.Điều này cho thay rang quyền lực của Nhà nước không chi phối tat cả và quyền lực
của Xã hội không hề yếu Trong một vài trường hợp nhất định, Xã hội không thé bat
tuân các quy định do Nhà nước đặt ra, nhưng cũng có lúc Xã hội lại hành động theo
những cách trái với mong đợi của Nhà nước và các hành động ấy đã có sức ảnhhưởng rat lớn đến việc thay đổi một số chính sách của Nhà nước
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối twong nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quan hệ Nhà nước và Xã hội trong tiến trình kiến tạo
không gian phố đi bộ Hồ Gươm, trong đó tập trung vào những tương tác, thươnglượng diễn ra trong không gian này của các thành phần trong mỗi thực thé Nhà
nước và Xã hội.
3.2 Pham vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tập trung tại khu vực được xác định là Khu phố
đi bộ Hồ Guom - tô chức trên 16 tuyến đường nằm xung quanh hồ như: Đinh Tiên
Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ (1/2 đường Lê Thái Tổ phía bên hồ Hoàn Kiếm,đoạn từ Hàng Trống đến Hàng Khay), Lê Lai (đoạn từ Đinh Tiên Hoàng đến LýThái Tổ), Lê Thạch, Trần Nguyên Han (đoạn từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tô),Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Tràng Tiền (đoạn từ Ngô Quyền đến Hàng Bài), Lò Sũ (đoạn
từ Đinh Tiên Hoàng đến Nguyễn Hữu Huân), Hàng Dầu (Đinh Tiên Hoàng đến Cầu
Gỗ), phó Hồ Hoàn Kiếm, Lương Văn Can (đoạn từ Hàng Hành đến Lê Thái Tô),
Hàng Bài (đoạn từ Hai Bà Trưng đến Hàng Khay), Bảo Khánh (đoạn từ Ngõ BảoKhánh đến Lê Thái Tổ) Đây là mô hình phố đi bộ có giới hạn, trên cơ sở cấm các
Trang 13phương tiện giao thông lưu thông trên các tuyến phố này trong khoảng thời gian từ19h thứ Sáu đến 24h Chủ nhật hàng tuần.
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2021 Trong đó, tháng 9/2016 làmốc đánh dấu thời điểm khu phố đi bộ ra đời, còn thời gian mà tôi thực hiện điền dã
tại địa bàn chỉ kéo dài từ tháng 1/2020 đến tháng 3/2021
4 Phương pháp nghiên cứu
Điền dã dân tộc học là hệ phương pháp chính mà tôi sử dung dé thu thập dữliệu cho đề tài nghiên cứu của mình Các thao tác, kỹ thuật cụ thé được áp dụng
trong nghiên cứu này bao gồm: quan sát tham gia, phỏng vấn dưới nhiều hình thức
khác nhau (phỏng vấn phi cấu trúc, phỏng vấn bán cấu trúc), thu thập tài liệu thứ
cấp, chụp anh và vẽ bản đồ Với một địa bàn nghiên cứu có rất nhiều đối tượng khác
nhau như phố đi bộ Hồ Guom, “Studying through” là cách dé tôi thực hiện nhằmkhai thác thông tin cho luận văn này, trong đó bao gồm 3 góc nhìn cụ thé: Studying
up, Studying down và Studying sideways.
Sfudying up được áp dụng để nghiên cứu tầng lớp có quyền lực tại địa bàn
như chính quyền thành phó Hà Nội và Sở VH&TT Hà Nội, chính quyền quận HoànKiếm và lực lượng an ninh giữ gìn trật tự trong phố đi bộ Có thé nói, việc tiếp cậnvới nhóm đối tượng này là rào cản có tính thách thức nhất mà tôi phải nỗ lực rấtnhiều để vượt qua Đề chuẩn bị cho việc tiếp cận với chính quyền khu vực này, tôi
đã tìm hiểu qua Internet và biết được có 3 cơ quan nhà nước nắm vai trò quan trọngtrong việc quản lý phố đi bộ Hồ Gươm, đó là: UBND TP Hà Nội, Sở VH&TT Hà
Nội, UBND quận Hoàn Kiếm UBND Hà Nội là cơ quan rất khó dé tiếp cận trựctiếp, vì vậy tôi đã chọn cách liên hệ với họ qua Công thông tin trực tuyến Thật maymắn là bộ phận phụ trách chuyên mục “Hỏi — Đáp trực tuyến” trên website này làmviệc khá hiệu quả, họ trả lời tôi rất nhanh gọn và gửi cho tôi đầy đủ đường link của
các văn bản liên quan đến Khu phó đi bộ Hồ Gươm mà UBND Hà Nội đã ban hành,đồng thời cũng chi dẫn tôi đến UBND quận Hoàn Kiếm và BQL khu vực hồ Hoàn
Kiếm để tìm hiểu thêm Nhờ có những văn bản lưu trữ ấy mà tôi đã có được cáinhìn khái quát nhất về địa bàn, các thông tin mà tôi thu thập từ trong đó đã trở thành
Trang 14những “kim chỉ nam” để tôi thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn cho Sở VH&TT vàUBND quận Hoàn Kiếm.
Vậy là chỉ còn lại 2 cơ quan nhà nước mà tôi phải tự mình đến đề thu thập tàiliệu Trước khi đi thực địa, một số thầy cô đã gợi ý cho tôi rằng dé làm được đề tàinày thì can phải có mối quan hệ quen biết với những người thuộc chính quyền nơi
đó Vì vậy, tôi đã tận dụng mối quan hệ quen biết mà mình có dé nhờ họ kết nối tôivới một vài người đang công tác trong Sở Văn hóa và UBND Hoàn Kiếm Đầu tiên,tôi được người quen của mình giới thiệu với một bác có “vai vế” bên Sở Văn hóa.May mắn thay, bác rất nhiệt tình và luôn vui vẻ giúp đỡ tôi, mỗi lần bác dẫn tôi tới
phòng/ban chuyên môn nào thuộc Sở dé tim tài liệu, bác cũng giới thiệu tôi là cháucủa bác, nhờ đó mà tôi có thê thu thập tài liệu nghiên cứu (bao gồm tài liệu lưu trữ
và tài liệu phỏng vấn) từ Sở Văn hóa một cách dễ dàng Tôi đã từng nghĩ rằng việcnhờ người quen giới thiệu là một lợi thế và nó luôn có hiệu quả trong mọi trườnghợp, thế nhưng với UBND quận Hoàn Kiếm thì cách này thôi là chưa đủ, vì những
“người gác công” ở đây thực sự rất thận trọng và vô cùng dè dặt Vả lại, cơ quan
này không có bộ phận nào chuyên trách quản lý phố đi bộ Hồ Gươm, thế nên việc
tìm đúng người dé giới thiệu tôi với họ cũng là việc khá gian nan Ban đầu, người
quen của tôi kết nối tôi với một chị phụ trách Công đoàn (tạm gọi là chị A), vớimong muốn chị ấy sẽ giới thiệu tôi với lãnh đạo của các phòng ban có tham giaquản lý không gian phố đi bộ Lần đầu, khi tôi gọi điện thoại cho chị A nói rằng tôi
muốn nghiên cứu về quá trình kiến tạo phố đi bộ Hồ Gươm, chị ay hoi lai ngay:
“Em có dang làm ở co quan quản lý nào không? Nếu không thi sẽ khó đấy vì emkhông có kiến thức chuyên môn, em sẽ không hiểu đâu, mà đã không hiểu thì sao
em viết đúng được Em nên đôi đề tài khác đi nhé! Với lại phố đi bộ Hồ Gươm mấynăm nay đều là do UBND TP quản lý trực tiếp, tài liệu văn bản gì đều ở trên ay giữ
hết, quận Hoàn Kiếm không có đâu Quận mới chỉ được thành phố giao nhiệm vụ
quản lý từ đầu năm nay thôi (tháng 1/2020)” Nghe vậy, tôi liền bày tỏ rằng muốn
đến gặp chị dé trao đổi kỹ hơn thì chị vội từ chối gặp và bảo chị không biết gì cả.Song, sau một hồi nhờ vả, trước khi kết thúc cuộc gọi, chị cũng đã đồng ý giới thiệu
tôi với một sô cô chú lãnh dao quận Hoàn Kiêm va bác Trưởng BQL khu vực hồ
Trang 15Hoàn Kiếm, đồng thời chị hứa sẽ liên lạc lại với tôi sau Tuy nhiên, tôi đã chờ rấtlâu mà không thấy chị A liên lạc lại, tôi chủ động liên lạc với chị bang nhiều cáchnhưng chị cũng không trả lời, tôi liền nhờ một người quen khác của tôi giới thiệuvới một công chức khác của UBND Hoàn Kiếm Lần này, tôi được giới thiệu với
một chú phụ trách vấn đề Quản lý đô thị (tạm gọi là chú B) vì chú nói rằng Phòng
của chú quản lý phố đi bộ Hồ Gươm Khi tôi gọi điện thoại cho chú B dé giới thiệu
và xin được gặp chú, chú nói rằng chú đang rất bận, bảo tôi hãy nhắn tin cho chúcác van dé mà tôi định nghiên cứu dé chú xem co quan của chú có tài liệu đó không
rồi chú sẽ gửi cho tôi, sau đó nhanh chóng cúp máy Tôi cũng theo lời chú B, nhắntin cho chú các vấn đề tôi cần hỏi nhưng không thấy chú hồi âm Tôi cũng thử liên
lạc lại với chú thêm vài lần nữa mà không được Đúng lúc tôi bắt đầu cảm thấy bếtắc thì chị A nhắn cho tôi số điện thoại của bác Trưởng BQL hồ Hoàn Kiếm (tạmgọi là bác C), nói rang chị đã giới thiệu tôi với bác ấy, khi nào tôi đến gặp thì gọi
trước cho bác, còn việc chị đã hứa là giới thiệu tôi với các cô chú lãnh đạo quận thìchị không trả lời Vậy là tôi quyết định đi gặp bác C, may sao, đây là cơ quan phụ
trách quản lý vận hành phố đi bộ Hồ Gươm Ở đây, tôi chỉ thu thập được tài liệuphỏng vấn chứ gần như không thu thập được tài liệu lưu trữ vì hầu hết tài liệu quantrọng đều do UBND quận Hoàn Kiếm quản lý Bác C giúp đỡ tôi rất nhiệt tình, nhờbác mà tôi có thé gặp thêm rất nhiều người nữa dé phỏng van, chang hạn như cácanh nhân viên bảo vệ hay một số anh công an phường trực tại các chốt trong không
gian phố đi bộ Những câu hỏi phỏng van của tôi chủ yếu xoay quanh các van đề
như: vai trò, đặc điểm và thời gian hoạt động của từng nhóm phụ trách van dé anninh trật tự; vai trò, đặc điểm của từng khu vực trong không gian phố đi bộ; các cánhân, tổ chức tham gia hoạt động trong không gian phố đi bộ; các quy tắc/quy địnhtrong phô đi bộ, các vi phạm từng có tại phố đi bộ và cách thức mà lực lượng anninh xử lý các vi phạm Tổng cộng, tôi đã thực hiện 16 cuộc phỏng vấn sâu, 2 cuộcthảo luận nhóm trên tổng số 14 thông tin viên tham gia phỏng van ở nhóm này
Xen kẽ với công việc phỏng vấn, thời điểm đó tôi cũng xin giấy giới thiệu và
tự mình đến trụ sở UBND quận Hoàn Kiếm để đăng ký gặp lãnh đạo Quận Tuynhiên, khi đăng ký qua bộ phận tiếp dân thì thời gian chờ đợi rất lâu, mà thời gian
Trang 16điền dã của tôi lại có hạn, vì thế tôi quyết định thay đối cách thức một chút bangviệc thu thập tài liệu qua Internet Ban đầu tôi tìm kiếm các từ khóa rất chung chungnhư “phố đi bộ Hồ Gươm”, “phố đi bộ Hà Nội pdf”, “phố đi bộ Hồ Gươm bán hàng
rong”, “phô đi bộ Hồ Gươm biéu diễn nghệ thuật”, v.v rồi dựa vào các tài liệu màtôi có được nhờ phỏng van, dan dan tôi tìm kiếm các từ khóa cụ thé hơn như “cậu
bé đánh dan phố đi bộ Hồ Gươm”, “biểu tình Hồ Gươm 10/6/2018”, “ăn xin phố đi
bộ Hồ Gươm”, “công an bắt hàng rong phố đi bộ Hồ Gươm”, v.v trên các phươngtiện truyền thông như Google, Facebook, Youtube và các website lưu trữ văn bản
quy phạm pháp luật Tôi đọc từng bài báo - blog, xem các phóng sự - video liên
quan sau đó chọn lọc thông tin và thu thập các hình ảnh dé sử dụng cho luận văn
này.
Studying down hướng đến nhóm dân chúng số đông trong cộng đồng, nhữngngười trực tiếp sử dụng không gian phố đi bộ Hồ Gươm cho nhiều mục đích khácnhau như vui chơi giải trí, thé dục thé thao, kiếm sống Tuy tiếp cận họ không quákhó khăn nhưng đòi hỏi phải có kế hoạch tỉ mỉ trước khi tiếp xúc với họ
Đầu tiên, tôi dành ra khoảng 1 tháng chỉ để quan sát một cách thuần túy các
hoạt động của tất cả mọi người trong không gian phố đi bộ, xem thời gian họ hoạt
động trong ngày là từ khi nào đến khi nào, khu vực họ thường xuyên hoạt động làchỗ nào, cách họ tương tác với nhau và với lực lượng an ninh ra sao, có vẫn đề gì
mà họ thường gặp phải không Sau đó tôi phân loại họ ra thành các nhóm nhỏ theo các tiêu chí khác nhau như: hình thức hoạt động, không gian — thời gian hoạt động,
lứa tuổi, xuất thân Trước tiên, dựa theo hình thức hoạt động, tôi chia những ngườidân trong phố đi bộ thành 2 nhóm lớn là nhóm kiếm sống và nhóm vui chơi giải trí.Trong đó, nhóm kiếm sống thì có nhóm bán hàng, kinh doanh dịch vụ trò chơi, vẽ
tranh truyền thần, biểu diễn nghệ thuật (và trong mỗi hoạt động ay đều tồn tại 2
hình thức có phép và trái phép); nhóm vui chơi giải trí thì phân loại theo độ tuổi,gồm có nhóm trẻ em, nhóm thanh niên, nhóm trung niên, nhóm người caotudi Tiếp đến, tôi lại phân loại họ thành các nhóm nhỏ hơn nữa — dựa theo khônggian và thời gian mà họ hoạt động — chăng han, bán hàng rong thì có nhóm bánhàng ở khu vực Tràng Tiền và Nguyễn Xí (trong nhóm này lại phân loại ra thành
Trang 17nhóm dân bản địa và nhóm ngoại tỉnh/người nước ngoài), nhóm ở khu vực Lò Sũ, nhóm ở khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, nhóm ở khu vực vườn hoa
quanh hồ, nhóm không có định: hoạt động thể dục thể thao thì có nhóm các cụ già
tập dưỡng sinh ở khu vực vườn hoa Bưu điện Hà Nội từ 5-6h sáng, nhóm các cô bác
trung niên tập Aerobic ở khu vực vườn hoa Công an quận Hoàn Kiếm lúc 17h30,
nhóm các chú bác trung niên choi bóng chuyền tại khu vực nhà Bát giác lúc 15-17h,nhóm các bạn trẻ chơi đá cầu ở khu vực Bưu điện lúc 19-20h Bằng phương phápnày, chăng những tôi vừa có tài liệu quan sát để hỗ trợ việc mô tả sâu trong luận
văn, vừa có dữ liệu đề thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn, mà còn tìm ra cách thức phùhợp dé tiếp cận với từng nhóm sao cho hiệu quả:
Thời điểm tiếp cận: Lựa chọn thời điểm hợp lý đề tiếp cận với các nhóm là
một việc rất quan trọng vì điều này có thể trực tiếp quyết định thành bại của cuộc
phỏng van Do đó, với nhóm bán hàng thì tôi không tiếp xúc với họ vào buổi sáng
mà chỉ chọn thời điểm giữa chiều cho đến tối muộn, nhóm tập thé dục thé thao thì
có thé gặp họ trước 7h sáng hoặc sau 5h chiều, nhóm biểu diễn âm nhạc nghệ thuật
thì gặp họ sau 7h tối, nhóm vui chơi giải trí thì có thé gặp bat cứ lúc nào trong ngày
Quan sát tham gia: Đây là phương pháp rất quan trọng và giúp tôi thu thập
được nhiều thông tin cần thiết cho dé tài này Đôi lúc, chỉ cần ngồi ở ghế đá, tôi cóthể vừa quan sát cách mọi người hoạt động, vừa có thê lắng nghe họ nói chuyện vớinhau Thỉnh thoảng, tôi cũng tham gia các hoạt động vui chơi tập thé với mọi người,
nhờ đó mà tôi có cơ hội tiếp cận với nhiều người dân một cách dễ dàng, tạo điều
kiện dé tiến tới việc thu thập thông tin bang hình thức phỏng van
Phỏng vấn: Đối với các nhóm hoạt động giống nhau, họ thường cùng tập
trung tại một khu vực theo kiểu phường hội, vì thế khi đã làm quen với | — 2 người
trong số họ, tôi lại được giới thiệu dé gặp gỡ những người còn lại trong nhóm Nhờ
đó, tôi có thé vừa thực hiện phỏng van sâu cá nhân, lại vừa có thé thảo luận nhóm.Mặc dù là phỏng van bán cấu trúc nhưng bề ngoài tôi cố gang làm quen và nóichuyện với họ như cách thức của phỏng vấn thân mật, nhờ đó mà các câu chuyện tôi
thu thập được cũng sinh động hơn Những định hướng câu hỏi của tôi thường xoay
quanh cách thức hoạt động cá nhân của họ, các quy định của phố đi bộ mà họ phải
Trang 18tuân thủ, các tương tác giữa cá nhân với nhau, tương tác giữa cá nhân với lực lượng
chức năng Tổng cộng, tôi đã thực hiện 9 cuộc thảo luận nhóm, 55 cuộc phỏngvan sâu, 31 cuộc trò chuyện thân mật trên tổng số 95 người
Bên cạnh việc tiếp xúc trực tiếp, tôi cũng chú ý đến các hoạt động trên khônggian mang bằng cách tìm kiếm và thu thập các ý kiến, bài viết liên quan đến phố đi
bộ Hồ Gươm trên mang xã hội Đặc biệt, đây là nơi cung cấp nguồn thông tin dồi
dào và sinh động về các hoạt động sử dụng không gian di bộ Hồ Gươm cho các mụcđích văn hóa và chính tri của người dân trong xã hội.
Studying sideways — góc nhìn tập trung vào những cá nhân mà tiếng nói của
họ có sức ảnh hưởng đáng kể trong xã hội như nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu,kiến trúc sư tóm lại là những người có chỗ đứng trong xã hội, từng tham gia vàomột hay nhiều cuộc thảo luận xoay quanh các hoạt động phát triển tại khu vực HồGươm nói chung và không gian phố đi bộ Hồ Gươm nói riêng Sự hiện diện củanhóm này chủ yếu được thé hiện thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng
vì thế, trong quá trình tìm kiếm các tin tức liên quan đến các dự án tại phố đi bộ HồGươm, tôi cũng lưu ý đến việc thu thập các phát biểu của họ từ các bài báo hay bàiđăng Facebook Cuộc thảo luận của họ thường xoay quanh các vấn đề như: dự ánxây dựng hạ tầng giao thông quanh khu vực Hồ Gươm, các hoạt động chỉnh trang —cải tạo bờ hồ và lòng hồ, những ý tưởng kiến tạo cảnh quan trang trí cho không gian
phố đi bộ Đây là một trong những nguồn tài liệu quan trọng cho luận văn này, bởi
các quan điểm ấy sẽ càng nhân mạnh thêm sự tương tác đa chiều và liên tục giữaNhà nước với Xã hội, cũng như góp phần chỉ ra mối quan hệ phức tạp giữa cả hai
thực thé
5 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 4
chương:
Chương 1 Tổng quan tài liệu, cơ sở lý thuyết và địa bàn nghiên cứu
Chương 2 Quá trình kiến tạo không gian Phố đi bộ Hồ Gươm
Chương 3 Quá trình quản lý Khu phố đi bộ Hồ Gươm
Chương 4 Việc sử dụng không gian Phố đi bộ Hồ Gươm của các cá nhân và tổ
chức
10
Trang 19CHUONG 1 TONG QUAN TÀI LIEU, CƠ SỞ LÝ THUYET
VA DIA BAN NGHIEN CUU
1.1 Tổng quan tài liệu
1.1.1 Các nghiên cứu về không gian
Không gian là một khái niệm vô cùng trừu tượng và đã được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực khoa học như vũ trụ học, toán học, vật lý, triết học Đối với riêng
lĩnh vực khoa học xã hội — nhân văn, không gian vừa có vai trò như một khái niệm
công cụ quen thuộc, vừa trở thành một cách tiếp cận lý thú dé phân tích nhiều van
dé trong xã hội Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về không gian nên rất khó dé đưa
ra một định nghĩa chung Thay vào đó, các học giả thường chú trọng vào việc phân loại và xác định các phạm trù khác nhau của không gian như: không gian công - không gian tư, không gian thiêng, không gian văn hóa.
Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về không gian công ởViệt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng Các sản phẩm nghiên cứu này thường
tập trung vào 3 khía cạnh: Một là khảo tả quá trình kiến tạo một số không gian công
cụ thể ở Việt Nam; Hai là khái quát chung về thực tiễn sử dụng không gian công,
Ba là tập trung sâu vào các hình thức tương tác trong việc sử dụng những loại hình không gian công đó.
Ở khía cạnh phân tích thứ nhất, các công trình thường chỉ nhìn nhận việc
kiến tạo từ bề nổi — tức là những gi có thé dé dang quan sát được băng mắt thường.Trong đó, cả công trình của Nguyen Thanh Binh và của Đinh Anh Tuấn đều chỉ chú
trọng đến việc kiến tạo, tổ chức và quản lý không gian từ góc độ kiến trúc Trongkhi Nguyen Thanh Binh quan tâm tới việc kiến tạo một số không gian công cộng ởHải Phòng [Nguyen Thanh Binh 2011] thì Đinh Anh Tuấn tập trung vào việc kiếntạo không gian văn hóa công cộng ở các khu chung cư mới của Thành phó Hồ ChíMinh [Đinh Anh Tuan 2015] Tương tự như Dinh Anh Tuan, Nguyễn Hong Giang
cũng hướng sự quan tâm của mình đến việc tổ chức không gian sinh hoạt chung của
một khu đô thị mới ở Hà Nội, song tiếp cận từ góc độ xã hội học — thông qua việcghi nhận những ý kiến của các dân cư [Nguyễn Hồng Giang 2009]
11
Trang 20Đối với khía cạnh phân tích thứ hai, nổi bật trong đó là các công trình của
Lisa Drummond (2000), Mandy Thomas (2002) va Sandra Kiirten (2008) Khi phan
tích về thực tiễn sử dụng không gian ở các đô thị Việt Nam, Lisa Drummond đã chothay hai phạm trù không gian công — không gian tư tai đây trái ngược han với quanniệm của xã hội phương Tây Cụ thé, không gian công có xu hướng “hướng vào bêntrong” (outside — in) với các hoạt động chiếm dụng không gian chung cho các mục
đích cá nhân, còn không gian tư có xu hướng “hướng ra bên ngoài” (inside — out) vi
các hoạt động riêng tư đáng lẽ chỉ diễn ra trong gia đình thì lại được người dân thực
hiện tại không gian công cộng Không chỉ vậy, những tình trạng này còn hàm ý sự
kiểm soát của nhà nước: không gian công thuộc sở hữu của nhà nước nhưng nhànước lại không thé giải quyết triệt dé các hoạt động “biến công thành tư”, trong khi
không gian tư là không gian thuộc về cá nhân, gia đình thì lại bị nhà nước vươn taytác động đến Bên cạnh đó, khi quan sát các không gian công ở Hà Nội, Drummondcũng nhận thấy rằng, mặc dù sự chiếm dụng loại hình không gian này cho những
mục đích cá nhân đến từ cả những cư dân đô thị và những người dân di cư nông
thôn — đô thị, song chính phủ Việt Nam dường như chỉ nỗ lực kiểm soát các hoạtđộng lan chiếm của những người di cư — những hoạt động dễ nhìn thấy và bị coi là
“lạc hậu” đối với một đô thị đang cố gang tạo dựng hình ảnh “hiện đại” như Hà Nội
[Drummond 2000, tr 2382 - 2387] Trong khi đó, Mandy Thomas lại tập trung vàomối tương quan giữa cách thức sử dụng không gian công cộng ở đô thị Hà Nội với
sự biến đổi chính trị của Việt Nam kế từ khi Đổi mới Theo tác giả, không gian
công cộng ở Hà Nội ké từ khi Đổi mới đã trở nên nhộn nhịp hơn so với cảnh quanđường phố yên tĩnh trong thời kỳ kinh tế tập trung trước đây, biểu hiện bằng những
mục đích sử dụng hết sức đa dang: vui chơi, giải trí, ky niệm và thậm chi là cả các
hành động phản kháng đối với các dự án phát triển và quy hoạch đô thị Đặc biệt,các hành động phan kháng đã cho thấy sự mat kiểm soát của nhà nước trong việcquan lý không gian công cộng — không gian do chính nhà nước kiến tạo và nắmquyền sở hữu, đồng thời cũng đánh dấu sự xuất hiện của xã hội dân sự ở Việt Nam
đương đại [Thomas 2002] Tương tự Thomas, Sandra Kũrten cũng hướng sự chú ý của mình vào sự biên đôi của không gian công cộng ở Hà Nội, song tác giả lại chú
12
Trang 21trọng hơn vào việc phân tích những mối quan hệ quyền lực giữa hai chủ thể là nhànước và xã hội thông qua việc kiến tạo và sử dụng không gian công cộng ở đô thịnày Cụ thể, tác giả đã đưa ra quan điểm rằng không gian công cộng ở Hà Nội lànhững không gian của sự thương lượng bởi đó là những cảnh quan mang tính quyềnlực, thé hiện sự chi phối ý thức hệ do nhà nước tạo ra, song đó cũng là những nơi
mà các công dân chọn để tiến hành các cuộc phan kháng (liên quan đến các dự ánphát triển) như những hành động dé thách thức nhà nước [Kiirten 2008]
Trong khía cạnh phân tích thứ ba, đáng chú ý là công trình của Noelani Eidse
và cộng sự (2008) và cua Stephanie Geertman với cộng sự (2016) Những tương tac
mà cả hai công trình này tập trung vào chủ yếu là hành động lấn chiếm và tranh
chấp không gian của người dân, trong đó ít nhiều nhắc đến sự kiểm soát của các lựclượng chức năng trong thực thể Nhà nước Khi phân tích về vấn đề bán hàng rongcủa những người di cư tại Hà Nội, Eidse Noelani cùng những cộng sự đã cho thấy
những hành động mang tính chính trị hàng ngày của những người bán hàng, được
thể hiện qua những chiến lược sinh kế khác nhau để đối phó với lực lượng công anphường và với những người bán hàng cố định tại dia bàn [Eidse, Turner và Oswin
2016] Stephanie Geertman và cộng sự thì lại tập trung bàn luận về vấn đề chiếm
đoạt không gian công cộng đề chơi những môn thé thao đường phố của một bộ phận
thanh niên ở Hà Nội Trượt ván (skateboarding) và nhào lộn trên những địa hình
không bằng phăng (parkour) là hai bộ môn gắn bó mật thiết với không gian công
cộng, chúng đòi hỏi người chơi phải có một không gian với độ rộng nhất định thì
mới có thé thực hành Tuy vậy, với tình trạng không gian công cộng đang ngày
càng bị thu hẹp một cách nhanh chóng, những thanh niên đam mê 2 bộ môn này
không những phải đối mặt với việc cạnh tranh lẫn nhau, mà còn phải lo ngại trướcmột số hành động kiểm soát của lực lượng an ninh và những cư dân sinh sống tại
khu vực công cộng đó [Geertman et al 2016].
Không gian thiêng cũng là một phạm trù không thể thiếu trong các nghiêncứu về không gian ở Việt Nam Phạm Quỳnh Phương cho rằng không gian thiêngkhông chỉ là nơi chứa đựng các vật thể và hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, mà đó
còn là những nơi chốn được con người gắn những “tính thiêng” vào [Phạm Quỳnh
13
Trang 22Phương 2010], còn Đỗ Quang Hưng thì định nghĩa rằng đó là nơi mà có sự lồngghép của “không gian tâm linh” vào “không gian xã hội bình thường” vốn có [ĐỗQuang Hưng 2010] Khi phân tích về không gian thiêng của Thăng Long — Ha Nội,
Đỗ Quang Hưng đã trình bày cấu trúc của nó với ba vòng chặt chẽ: vòng ngoài làvùng không gian ven sông Hồng (hay vùng ngoại thành), vòng giữa là cấu trúc
“Thăng Long tứ tran” và vòng trong là “vòng xoáy tâm linh” của Khu phố cổ và
Hoàng thành Thăng Long Tác giả cũng nhận định răng đặc điểm của không gianthiêng Thăng Long — Hà Nội là không có sự tách biệt tuyệt đối giữa “không gian
tôn giáo” và “không gian xã hội”, vì thế nghiên cứu về “không gian tâm linh — tôn
giáo — tín ngưỡng” của Thăng Long — Hà Nội sẽ khiến chúng ta hiểu rõ bối cảnh
sông cũng như vẻ đẹp của người Tràng An Lê Việt Liên cũng nghiên cứu về không
gian thiêng Hà Nội nhưng lại quan tâm nhiều đến việc tái tạo loại hình không giannày trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra ở Hà Nội Cụ thẻ, tác giả mô tả việc xâydựng lại miếu thờ Linh Lang Đại Vương trong khu đô thị Đặng Xá - huyện GiaLâm trên nền đất cũ thuộc thôn Kim Âu (xã Đặng Xá) đã diễn ra như thế nào, sau
đó đưa ra nhận định về mối liên kết giữa tính nông thôn và thành thị trong đời sống
của một bộ phận cư dân tại Hà Nội đương đại [Lê Việt Liên 2018].
Không gian văn hóa là một phạm trù cũng trừu tượng như khái niệm “không
gian” vậy, do đó, trong những nghiên cứu về phạm trù này, các tác giả thường bỏqua việc định nghĩa về khái niệm Khi nhìn nhận Hà Nội như một “không gian lịch
sử - văn hóa”, Vũ Văn Quân đã gợi ý cách phân chia thành các “lớp Hà Nội” để
phân tích Thông qua việc xem xét về lich sử của các lớp như: lớp “Hà Nội — ThăngLong”, lớp “Hà Nội - địa phương” và lớp “Hà Nội — vùng”, tác giả đã cho thấy rang
văn hóa đặc trưng của một vùng được hình thành dựa trên quá trình lịch sử lâu dài.
Do đó, văn hóa của lớp có bề dày lịch sử nhất (lớp Hà Nội — Thăng Long) sẽ trở
thành văn hóa đặc trưng của Hà Nội, đóng vai trò trung tâm và lan tỏa ra các vùng
xung quanh [Vũ Văn Quân 2008] Còn công trình của Nguyễn Văn Chính dù không
trực tiếp nhắc đến khái niệm “không gian văn hóa”, song, việc phân tích về bản sắc
Hà Nội đã tự thân làm nỗi rõ diện mạo văn hóa của đô thị Hà Nội Những mô tả về
đặc điểm của các bộ phận dân cư, cùng những khác biệt trong không gian sinh tồn
14
Trang 23và lỗi sống của họ đã trở thành cơ sở để tác giả kết luận rằng bản chất văn hóa của
Hà Nội là đa dạng, đa chiều và đa nguyên Những mỹ từ đã và đang được gắn vớiban sắc Hà Nội như “thanh lịch”, “hào hoa” là những thứ không có thật, màchúng thực chất chỉ là những biểu tượng tinh thần được kiến tạo một cách có chủ
đích [Nguyễn Văn Chính 201 1].
1.1.2 Các nghiên cứu về quan hệ Nhà nước và Xã hội ở Việt Nam
Trong 3 thập niên từ 1960 đến 1990, chủ đề quan hệ Lang xã — Nhà nước(hay nói ngắn gọn là quan hệ làng nước — cũng chính là quan hệ Nha nước va Xã
hội) được quan tâm đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân
văn ở Việt Nam Các tài liệu thời ky này thường tập trung vào 2 van đề chính: (i)
Khái quát đặc điểm và những xu hướng của mối quan hệ làng nước ở Việt Nam
trong các giai đoạn lịch sử khác nhau; (ii) Tập trung vào việc phân tích các hành
động tương tác của người nông dân đối với một số chính sách của Nhà nước
Dau tiên, các tài liệu trong nhóm (i) đã chi ra những van dé quan trọng trong
mối quan hệ làng nước qua các thời kỳ: phong kiến — thực dân — kháng chiến chống
Pháp và Mỹ Vào thời kỳ phong kiến, quan hệ làng nước là mối quan hệ 2 chiều:
Làng có nghĩa vụ nộp thuế (thuế đinh và thuế điền), cung cấp lực lượng phu phen
và binh dịch cho Nhà nước; còn Nhà nước lại có trách nhiệm đảm bảo an ninh trật
tự cho Lang (chang hạn khi đất nước gặp nạn xâm lăng, hoặc khi ở xã hội nông thônxuất hiện những “tao loạn”), hay hỗ trợ mỗi khi Làng bị mất mùa, đói kém, dịchbệnh [Nguyễn Đồng Chi 1978] Các làng người Việt ở khu vực trung du, châu théBắc Bộ và Bắc Trung Bộ là những đơn vị tụ cư có tính tự quản và tính độc lập rấtcao, vì thế, dù là ở thời kỳ bị đô hộ hay thời kỳ phong kiến tự chủ, các cộng đồngnày vẫn luôn muốn thoát khỏi sự kiểm soát của Nhà nước Cụ thể, vào thời màchính quyền đô hộ nhà Đường áp đặt đơn vị hành chính cấp địa phương ở nông
thôn, các làng thường có xu hướng “ly tâm” khỏi “lực hướng tâm” của Nhà nước.
Còn ở thời kỳ tự chủ sau đó, dé đối phó với các hành động kiểm soát các nguồn lực
đất đai và lao động từ phía Nhà nước, bộ máy quản lý cấp xã của làng thường khaiman về dân số và ruộng đất, làm cho Nhà nước khó năm được thông tin chính xác
về các nguồn lực này Mỗi khi Nhà nước thực thi một số chính sách gây ảnh hưởng
15
Trang 24tiêu cực tới lợi ích của làng (ví dụ tăng sưu thuế, khám đạc ruộng đất, mở đường diqua làng), Nhà nước thường vấp phải những phản ứng mang tính cản trở từ dân làng
[Bùi Xuân Đính - trích dẫn trong Nguyễn Thị Thanh Bình 2018] Vào thời kỳ thực
dân, quan hệ làng nước trở nên lỏng lẻo Sự cai trị hà khắc của chính quyền thuộc
địa đã tạo ra nhiều mâu thuẫn về kinh tế xã hội trong cộng đồng làng xã, khiến cho
ngày càng xuất hiện nhiều phản ứng chống thực dân của cộng đồng làng, song các
cuộc đấu tranh thường trở nên khó khăn do sự thiếu đoàn kết và phân hóa tầng lớp
trong làng xã [Bùi Xuân Đính 1998].
Việc các tài liệu nhóm (ii) tập trung vào những hành động của người dân
nhằm phản ứng lại với chính sách của Nhà nước đã cho thấy về tình hình xã hội bất
ồn trong thời kỳ tập thể hóa nông nghiệp (những năm 1960-1980) ở Việt Nam Dựatrên việc điền dã tại hàng chục xã ở đồng bằng Bắc bộ, Benedict Kerkvliet đã khám
phá ra các hình thức của “Chính trị hàng ngày” trong những hành động phản ứng
của người dân trước mô hình tập thê hóa nông nghiệp của Nhà nước Xuất phát từnhững hoài nghỉ dai dang và lâu dài về mô hình này, sự phản kháng kín đáo, không
có tô chức của người dân cứ lặng lẽ diễn ra và chính những hành động ấy đã buộc
Nhà nước phải xóa bỏ mô hình canh tác tập thể vào những năm cuối thập niên 80
của thế kỷ XX [Kerkvliet 2005] Qua việc phân tích những tương tác của người dân
và Nhà nước trong các vấn đề như: truyền thông đại chúng, tập thê hóa nông nghiệp
và tham những ở nửa cuối thế ky XX, Kerkvliet đã đưa ra nhận định rang mối quan
hệ Nhà nước và Xã hội ở Việt Nam có tính đối thoại, thương lượng và chúng
thường được biểu hiện bằng hình thức gián tiếp hay không lời [Kerkvliet 2001]
Trong 2 thập niên trở lại đây, chủ đề nghiên cứu quan hệ Nhà nước và Xã hộiđược đặt trong các bối cảnh mới, đó là các không gian làng ven đô hay các khônggian đô thị Khi nghiên cứu về không gian Phường tại Hà Nội, David Koh đã pháttriển một luận điểm rằng “phường” là những “không gian dàn xếp” của Nhà nước
và Xã hội, bởi các cư dân trong phường thường chiếm dụng không gian công (trong
phạm vi của phường) cho các hoạt động riêng tư (đặc biệt là hoạt động kinh tế) vàđiều này thường bi Nhà nước ngăn cam, song các cán bộ phường — những người
chịu trách nhiệm thi hành luật — thường không can thiệp do chính họ cũng là một cư
16
Trang 25dân thành viên trong không gian này [Koh 2006, tr 9] Về mối quan hệ Nhà nước và
Xã hội ở Việt Nam, tác giả cũng nhận định thêm: Đảng và Nhà nước thường có ưu
thế mạnh hơn trong việc ra quyết định và xây dựng chính sách, nhưng chính Xã hội
mới là thực thê thường giành chiến thắng trong quá trình thực thi chính sách [Koh
2006, tr 10] Còn Chu Thu Hường và Danielle Labbé cùng sử dụng tiếp cận quan hệ
Nhà nước và Xã hội do Kerkvliet đề xuất nhưng 2 tác giả lại vận dụng vào dé giảiquyết những van đề khác nhau Khi nghiên cứu về sự biến đổi không gian làng, ChuThu Hường đã cho thay những thay đổi của 3 loại hình: không gian cư trú, khônggian sản xuất và không gian thiêng trong làng Đồng Ky (Bắc Ninh) đương đại Theo
tác giả, sự biến đổi này xuất phát từ chính các động năng phát triển trong nội tại
cộng đồng làng, kết hợp với những chính sách công nghiệp hóa — hiện đại hóa — đôthị hóa của Nhà nước, khiến cho Đồng Ky từ một làng truyền thống đã trở thành
một làng đô thị hiện đại [Chu Thu Hường 2021] Còn với trường hợp làng Hòa Mục
(Trung Hòa, Hà Nội) — một ngôi làng cỗ vốn có bề dày lịch sử cùng những giá trịvăn hóa lâu đời — nhưng lại đang đứng trước nguy cơ mất tat cả do hệ quả của cácchính sách đô thị hóa ở Hà Nội, Danielle Labbé tập trung vào việc khắc họa những
mâu thuẫn, xung đột và các hành động đấu tranh của người dân nơi đây trong nỗ lực
giữ lại những điều được coi là quý giá và quan trọng với họ (sinh kế của các hộ giađình, bản sắc và đời sống lễ nghi của làng, những giá trị phát triên bình đăng) Cuốicùng, tác giả khăng định rằng, những hành động và diễn ngôn của người dân làng
Hòa Mục trong quá trình phản kháng là một cuộc đấu tranh đầy nghịch lý, nhằm
chống lại giới tinh hoa kinh tế - chính trị trong việc giữ gìn các giá trị bá quyền maĐảng - Nhà nước luôn tự bảo vệ trong phan lớn thời gian tồn tại [Labbé, 2014]
1.1.3 Các nghiên cứu về Hà Nội, Hồ Gươm và Phố cỗ Hà Nội
Khu vực Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Guom) và khu phố cô Hà Nội là những cảnhquan quan trọng, là không gian biểu trưng cho hình ảnh của Hà Nội nên đã trở
thành đối tượng được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu
Dựa trên những tài liệu đang có, tôi nhận thấy Hồ Gươm và Phố cổ Hà Nội đã
được nghiên cứu từ những góc độ đa dạng khác nhau, nhưng nhìn chung có 3
17
Trang 26khuynh hướng chủ yếu: 1) Tiép can lich su; 2) Tiép cận bảo tồn di sản văn hóa;3) Tiếp cận không gian.
Tiếp cận lịch sử
Là một khu vực đã có thời gian ton tại lâu đời và là một chứng nhân đã trải
qua bao thăng tram của lịch sử, Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội đã trở thành đối
tượng được quan tâm của nhiều công trình nghiên cứu từ góc độ lịch sử Hai hướngnghiên cứu phô biến nhất từ tiếp cận lịch sử là: khảo cứu về tình hình các di tíchlịch sử - văn hóa còn tôn tại cho đến ngày nay ở khu vực hồ Hoàn Kiếm và tái hiện
diện mạo của không gian này ở các thời kỳ lịch sử khác nhau Từ hướng nghiên cứu
thứ nhất, trong khi Lê Văn Lan tập trung vào việc liệt kê các di tích trong khu vực
hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ [Lê Văn Lan 2002] thì Nguyễn Vĩnh Phúc lại chỉ tập trung
mô tả về riêng hồ Hoàn Kiếm cùng hệ thống di tích tại khu vực này [Nguyễn VĩnhPhúc 2003] Ở hướng nghiên cứu thứ hai, các học giả quan tâm tới diện mạo củakhu Phố cô Hà Nội hoặc của Hồ Gươm trong quá khứ như thé nào Nguyễn Thị Hòa
nghiên cứu về các loại hình di tích kiến trúc trong khu phố cổ trong thế kỷ XIX
[Nguyễn Thị Hòa 2003], Đào Thanh Thủy thì tái hiện không gian kiến trúc nhà ở và
các cơ sở thờ tự của các ô phố cô như Hàng Bạc, Mã Mây, Tạ Hiện, Lương Ngọc
Quyền trong nửa dau thé kỷ XX [Đào Thanh Thủy 2009], còn Nguyễn Thi HồngNhung thì phân tích về khu vực hồ Gươm và vị trí của hồ trong đời sống đô thịThăng Long — Hà Nội kể từ khi nó được hình thành cho đến giai đoạn dau thé kỷ
XX [Nguyễn Hồng Nhung 2011] Tựu trung, các nghiên cứu đều làm toát lên giá trịlịch sử - văn hóa to lớn của khu vực hồ Hoàn Kiếm và phố cô Hà Nội, đồng thờicũng cho thấy phần nào bức tranh đô thị hóa đã và đang diễn ra tại khu vực này
Tiếp cận bảo tồn di sản văn hóa
Vấn đề bảo tồn hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ Hà Nội như những di sản văn
hóa đặc trưng của Hà Nội đã được các học giả quan tâm đến từ lâu Nhìn chung, cáctài liệu có sử dụng cách tiếp cận này thường xoay quanh hai vấn đề: thứ nhất, tôn
vinh những giá trị văn hóa và đưa ra khuyến nghị về các biện pháp bảo tồn hợp lý;
thứ hai, xem xét việc bảo vệ các di sản này trong bôi cảnh đô thị hóa tại Hà Nội.
18
Trang 27Với vấn đề nghiên cứu thứ nhất, một số tác giả đã thể hiện quan điểm bảotồn Khu Phố cổ một cách rất hoài cổ, tức là đặt ra mục tiêu phải đảm bảo giữ gìnđược cả kiến trúc cô lẫn không khí cô, trong khi ít quan tâm đến việc cải thiện đờisông cho các cư dan sinh sống tại đây [Nguyễn Thế Bá 2003, Phạm Sỹ Liêm 2003,Nguyễn Quốc Thống 2003] Điều này đã cho thấy xu hướng bảo tồn theo kiểu
“đóng băng” đi sản — vốn là những mục tiêu không khả thi trong bối cảnh đang pháttriển của Việt Nam nói chung va của Hà Nội nói riêng Đi ngược lại với quan điểmtrên, Đặng Văn Bài đưa ra biện pháp bảo tồn bằng cách gắn di sản với việc phát
triển du lịch bền vững Theo tác giả, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ
để tạo ra sản phẩm du lịch dựa trên nền tảng của các giá trị văn hóa chính là conđường ngắn nhất dé “thức tỉnh” các di sản nói chung và khu vực hồ Hoàn Kiếm nóiriêng [Đặng Van Bài 2014].
Bên cạnh đó còn có một số công trình thảo luận về quá trình bảo vệ hồ HoànKiếm khỏi sự tổn hại do các dự án phát triển hạ tang đô thị gây ra Trong một côngtrình nghiên cứu của mình về sự bảo tồn di sản tại Hà Nội, thông qua công cuộcphản kháng đối với dự án xây dựng khách sạn Vàng Hà Nội (có chiều cao dự kiến
vượt quá ngưỡng cho phép) tại bờ hồ Hoàn Kiếm vào cuối những năm 90 của thế kỷ
XX, William Logan đã cho thấy những tranh luận gay gắt giữa các chủ thể khácnhau trong thực thể Xã hội với thực thể Nhà nước (các cá nhân có sức ảnh hưởng
trong xã hội, các hiệp hội kiến trúc và lịch sử với chính quyền TW); và giữa chínhcác chủ thé năm trong thực thé Nhà nước với nhau (chính quyền địa phương với
chính phủ Việt Nam) trong công cuộc bảo vệ cảnh quan hồ Hoàn Kiếm Sau nhữngtranh cãi kịch liệt, cuối cùng những người chú trọng bảo vệ di sản đã giành chiếnthắng, khi mà đã buộc chính phủ phải dừng thi công dự án một cách thành công
[Logan 2002] Tương tự, Huê — Tâm Webb Jamme cũng đã chỉ ra những tranh luậngiữa việc bảo tồn cảnh quan hồ Hoàn Kiếm với việc xây dựng ga ngầm C9 trong dự
án tàu điện ngầm ở khu vực này Mâu thuẫn xảy ra giữa một bên là những người
mong muốn phát triển hạ tầng giao thông đô thị với một bên là những người lo ngạicho sự tốn hại của di sản Hồ Gươm Kết quả của việc tương tác đó là nó đã cung
cap cơ hội đê cả 2 bên cùng cân nhac và tinh chỉnh lại quan diém của họ về các hoạt
19
Trang 28động bảo tồn di sản trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra tại Hà Nội [Webb Jamme2019] Có thể nói, dù không tập trung vào việc phân tích mối quan hệ giữa Nhànước và Xã hội, song cả 2 công trình nói trên đều cho thay những tương tác phứctạp giữa hai thực thé với nhau, góp phan tạo ra những mảnh ghép sinh động cho bức
tranh về quan hệ Nhà nước và Xã hội ở Việt Nam đương đại
Tiếp cận không gianBên cạnh các nghiên cứu về hồ Gươm — Phố cô Hà Nội từ góc độ lịch sử vàbảo tồn văn hóa, còn có một số nghiên cứu về 2 đối tượng này từ góc độ không gian
— chính là hướng tiếp cận có liên quan trực tiếp tới đề tài này Cu thé, đó chính lànhững đề tài nghiên cứu về không gian đi bộ tại phố cô Hà Nội và không gian đi bộ
Hồ Gươm Với khu phố đi bộ trong khu Phố cô Hà Nội, Ngô Thanh Thảo đã trình
bày chỉ tiết về quá trình tổ chức không gian tuyến phố đi bộ ở đây dé phục vụ ẩmthực, văn hóa Dựa trên việc phân tích thực trạng của không gian kiến trúc, các điềukiện kinh tế và văn hóa — xã hội, điều kiện tự nhiên và khí hậu môi trường của khu
phố cổ, tác giả đã đưa ra những giải pháp về quy hoạch kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật
cũng như giải pháp quản lý đô thị nhằm cải thiện không gian tuyến phố đi bộ này[Ngô Thanh Thảo 2016] Lê Thị Minh Ngọc và Võ Hồng Nhung thì tập trung vàoKhu phố đi bộ Hồ Gươm, nhưng hướng nghiên cứu của 2 đề tài lại khác nhau.Trong đó, Lê Thị Minh Ngọc chú trọng đến việc phân tích sự biến đổi không gian
của khu vực hồ Hoàn Kiếm trước và sau khi phố đi bộ Hồ Gươm ra đời, cùngnhững tác động tích cực lẫn tiêu cực của chúng đến ngành du lịch và đến đời sống
của các cư dân Hà Nội [Lê Thị Minh Ngọc 2017] Võ Hồng Nhung hướng sự chú ý
của mình vào lĩnh vực quản lý các hoạt động văn hóa đang có tại không gian này,
đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thé nhằm cải thiện thực trạng của hoạt động vănhóa, làm tiền đề dé phát triển du lịch tại đây [Võ Hồng Nhung 2019]
Tóm lại, những nghiên cứu về những phân loại không gian nói chung vàkhông gian hồ Hoàn Kiếm, phố cô Hà Nội nói riêng đã khái quát được các vấn décốt lõi nhất Tuy nhiên, các công trình đó cũng dé lộ ra những khoảng trống nhất
định, thê hiện rõ ở những điêm sau:
20
Trang 29Thứ nhất, đối với những nghiên cứu về các phạm trù không gian nói chung,các học giả vẫn dành nhiều sự ưu ái cho 2 vấn đề: một là mô tả riêng rẽ quá trìnhkiến tạo không gian trên bề mặt, hai là khái quát thực tiễn sử dụng các loại hìnhkhông gian — đặc biệt là không gian công Điều nay đã làm nảy sinh những van đềnoi com: Nếu chỉ được quan sát từ riêng không gian vật lý thì liệu có thé hiểu rõ vềkhông gian đó một cách đầy đủ và đa chiều không? Thêm nữa, nếu không đặt quátrình kiến tạo không gian vào trong sự vận động, tức là xem xét và phân tích nhữngtương tác của các thực thé có tham gia vào việc tạo nên không gian ấy thì liệu có thénhìn thấy được những vấn đề bắt cập trong đó? Mặc dù đã có một vài công trình củamột số học giả nước ngoài (Sandra Kurten, Eidse Noelani và cộng sự, StephanieGeertman với cộng sự) quan tâm đến những tương tác giữa các thực thé khác nhau
trong việc sử dụng các không gian công ở Hà Nội, song, những công trình của họ
mới chỉ dừng lại ở quy mô bài viết tạp chí, với các kết quả mang tính khái quát (dođịa bàn nghiên cứu rộng và thời gian nghiên cứu không cụ thê)
Thứ hai, việc tông quan các tài liệu nghiên cứu về mối quan hệ Nhà nước và
Xã hội đã cho thấy, luôn có sự thương lượng manh nha xuất hiện giữa 2 thực thể
này — ngay cả thời phong kiến lẫn xã hội đương đại Tuy nhiên, còn thiếu vắngnhững nghiên cứu xem xét và đánh giá mối quan hệ này một cách có hệ thống trongnhững không gian cụ thể Đối với các nghiên cứu trong những thập niên cuối thế kỷ
XX, do phụ thuộc vào bối cảnh của Việt Nam khi ấy nên các nghiên cứu thường tập
trung vào xã hội nông thôn và không gian làng Còn trong bối cảnh xã hội Việt Namhiện nay, khi mà không gian đô thị bắt đầu chiếm ưu thế, các nghiên cứu mới chỉ
tập trung nhiều tới các không gian bị biến đồi bởi quá trình đô thị hóa Do vậy, một
van đề đặt ra là quan hệ Nhà nước và Xã hội trong các không gian khác của đô thị
-cụ thê là không gian công - đang diễn ra như thế nào? Ngoài các hình thức phảnkháng, đấu tranh mà các công trình gần đây thường chú ý đến, còn có những hình
thức tương tác nào giữa Nhà nước và Xã hội bên trong không gian ấy?
Thứ ba, trong các nghiên cứu về hồ Hoàn Kiếm và phố cé Hà Nội, các tác
giả trong nước thường chỉ chú ý đến việc tôn vinh giá trị của các di tích trong khuvực này và đưa ra những giải pháp dé bảo tồn quá khứ huy hoàng của chúng Trongkhi đó, một số học giả nước ngoài như William Logan và Webb Jamme Huê — Tâm
21
Trang 30đã bước đầu quan tâm đến sự tương tác giữa các thực thể Nhà nước và Xã hội trong
van dé bảo tồn các di sản này trước bối cảnh đang phát triển của Hà Nội Tuy nhiên,
hình thức tương tác được nói đến trong các công trình này thường chỉ có mâu thuẫn
và xung đột Thêm nữa, các thực thể tham gia vào những cuộc tranh luận trái chiều
ấy chỉ bao gồm các bộ — ban — ngành trong chính quyền với nhau, giữa các cá nhân
có tam ảnh hưởng với chính quyền, giữa các cơ quan chức năng với nhau — đặt
trong bối cảnh của một sự kiện cụ thể (cuộc phản kháng); chứ chưa xem xét mối
tương tác giữa dân chúng số đông trong xã hội với chính quyền, đặt trong tính liên
tục diễn ra hàng ngày.
Thứ tư, khi nghiên cứu về không gian đi bộ xung quanh khu vực hồ Gươm,
đã có một số công trình chuyên khảo ở dạng khóa luận tốt nghiệp đại học và luậnvăn thạc si, với các van đề được đưa ra thảo luận là: Thực trạng tô chức không giankiến trúc dé phục vụ tuyến phố đi bộ trong khu phố cô: Việc quản lý hoạt động vănhóa của Khu phố đi bộ Hồ Gươm; Các biến đôi về không gian văn hóa phố đi bộ hồ
Gươm và những tác động của chúng đối với du lịch, đời sống cư dân của Hà Nội
Các công trình đó đều cho thấy một mối quan tâm chung là kiến tạo không gian đểphục vụ hoạt động đi bộ ở khu vực hồ Gươm, tuy nhiên, việc kiến tạo lại chưa đượcxem xét một cách đa chiều, từ đó làm xuất hiện một vấn đề còn bỏ ngỏ: sự tươngtác giữa 2 thực thé Nhà nước và Xã hội trong quá trình kiến tạo không gian phố đi
bộ Hồ Gươm đã diễn ra như thế nào
Vì thế, để góp phần lấp đầy những khoảng trống ấy, tôi sẽ đưa đến một mô tảsâu hơn về quá trình kiến tạo phố đi bộ hồ Gươm dựa trên các chiều cạnh cụ thể:Kiến tạo, Quản lý và Sử dụng Trong mỗi chiều cạnh ấy, tôi tập trung vào các tươngtác chồng chéo phức tap và da dạng giữa 2 thực thé Nhà nước và Xã hội dé cuối
cùng khái quát về mối quan hệ giữa 2 thực thể này trong không gian đi bộ HồGươm nói riêng và trong Xã hội Việt Nam đương đại nói chung.
1.2 Khái niệm và cơ sở lý thuyết
Trang 31hoạt động chính trị của công chúng có thé diễn ra [Mitchell 1995, tr 116] Với cách
hiểu này, không gian công là không gian “ngoài kia”, nơi mà thuộc về ca cộng đồng
và hành vi của con người được điều chỉnh bởi những chuẩn mực xã hội và các quyđịnh trong pháp luật hiện hành [Drummond 2000, tr 2379] Dé hiểu rõ hơn vềkhông gian công, người ta cũng đặt nó trong sự đối sánh với không gian tư, bởi dù
công và tư là cặp phạm trù có tính chất đối lập nhau nhưng có mối quan hệ biện
chứng với nhau Theo đó, không gian tư là không gian gắn với gia đình, về lý thuyếtthì đó là nơi mà những trải nghiệm của con người được tự do thoát khỏi sự kiểm
soát từ bên ngoài — trong đó có Nhà nước [Drummond 2000, tr 2379] Tuy nhiên, việc phân định rạch ròi giữa “không gian công” và “không gian tư” ở Việt Nam như
cách hiểu của phương Tây là điều không thé, bởi theo nhận định của Kiirten, sự can
thiệp của Nhà nước vào bối cảnh đời sống hàng ngày đã khiến cho khái niệm
“không gian tư” rất khó dé áp dụng thuần túy tại đây [Kiirten 2008]
Do đó, không gian công trong đề tài này được hiểu là không gian công cộng
— tức không gian sinh hoạt chung của toàn bộ người dân đang sinh sống trong xã
hội Nó không chi là những không gian vật lý mà ai cũng có thé dé dàng nhận thay,
nó còn bao gồm những yếu tố tinh thần bên trong đó Không gian công thuộc sở
hữu của Nhà nước, do Nhà nước có quyền định hình — kiến tạo và cho phép cáccách sử dụng phù hợp với chức năng của không gian ấy Không gian này mang tính
lỏng, ranh giới của nó không “cứng” và rõ ràng, vì nó có thé bao ham trong đó cả
không gian tư, không gian thiêng, không gian văn hóa, không gian xã hội Như
trường hợp về phố đi bộ Hồ Gươm mà chúng ta dang xem xét ở đây, du về ban chất
nó là một không gian công cộng, song bao quanh nó là những hộ gia đình sống tạivòng ngoài của phố đi bộ - mà nơi cư trú của các hộ dân chính là không gian tư
Không chỉ vậy, trong khu vực hồ Hoàn Kiếm cũng có một hệ thống các công trìnhkiến trúc — tâm linh có giá trị và ý nghĩa lớn, do đó, chính nó đã là một không gianthiêng của Hà Nội Không chỉ vậy, Khu phố đi bộ Hồ Gươm cũng có rất nhiều hoạtđộng văn hóa và xã hội bên trong, vì vậy không gian này còn có thê được xem xét
từ phạm trù không gian văn hóa hay không gian xã hội.
23
Trang 32Nhà nước và Xã hội
Ranh giới giữa khái niệm Nhà nước và Xã hội khá mờ nhạt, và việc có gangphân định chúng vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi lớn trên các diễn đàn học thuật.Tình trạng này đúng ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam Do đó, cách định nghĩadưới đây cũng chỉ là tương đối, nó chỉ có ý nghĩa giúp người đọc dễ hình dung hơn
về mối quan hệ giữa “những cá nhân/tổ chức tạo ra chính sách” và “những cánhân/tô chức tiếp nhận chính sách”
Theo định nghĩa của Benedict Kerkvliet, Nhà nước dé cập đến các công chức và
tổ chức có nhiệm vụ hoạch định, thi hành va cưỡng chế các quy tắc được dự định áp
dụng trên toàn xã hội và cho các bộ phận khác nhau của xã hội [Kerkvliet 2001, tr
158] Ông gọi Nhà nước là một thực thé (entity) bởi bên trong nó có các tô chức, cánhân, thể chế, cơ quan ở rất nhiều tầng bậc và lĩnh vực khác nhau Ngay cả những
viên chức thuộc biên chế của Nhà nước như giảng viên của một trường Đại học, hay
những cá nhân tham gia vào môi trường công lập đó như sinh viên chang han —cũng có một phần thuộc về Nhà nước, mặc dù họ thường tự coi mình là những họcgiả độc lập chứ không thuộc về Nhà nước [Kerkvliet 2001, tr 157-159] Chính điềunày đã góp phần khiến cho ranh giới Nhà nước và Xã hội càng khó trở nên rõ ràng.Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ giới hạn khái niệm Nhà nước vào các cơquan chức năng thuộc Nhà nước Đôi chỗ, tôi sẽ sử dụng khái niệm Nhà nước đểnói về Nhà nước ở cấp độ TW, hoặc dé dé cập đến các đối tượng làm nhiệm vụ kiếntạo và quản lý phố đi bộ Hồ Gươm như:
- UBND TP Hà Nội, các Sở trực thuộc nó và các công chức;
- UBND quận Hoàn Kiếm, các Phòng trực thuộc nó và các công chức;
- UBND các Phường trong phạm vi phố đi bộ Hồ Gươm và các công chức;
- Ban Quản lý khu vực hồ Hoàn Kiếm và các viên chức;
- _ Công an quận Hoàn Kiếm;
- Đội trật tự và các thành viên của đội;
Khái niệm Xã hội cũng được hiểu theo cách định nghĩa của Kerkvliet: đó là toàn
bộ người dân sống trong cùng một quốc gia — nơi chứa đựng những thể chế và
những phong tục tập quán của họ Những con người này có chung những hoàn cảnh
24
Trang 33kinh tế và chính trị, có chung môi trường sống [Kerkvliet 2001, tr 158] Kerkvlietcũng coi day là một “thực thể”, bởi nó không chỉ bao gồm các cá nhân mà còn có cảnhững tổ chức khác nhau — ké cả Nhà nước Tuy nhiên, định nghĩa trên đượcKerkvliet đưa ra năm 2001, khi đó ông chỉ xem xét “Xã hội” như một thực thể đóngkín Nhìn vào tình hình thực tế hiện nay, dưới sự tác động của hiện tượng Toàn cầu
hóa, Xã hội không chỉ có người dân của mỗi quốc gia đó sinh sống mà còn có sự
xuất hiện của những dòng chảy con người mới — đó là những người nước ngoài.Mặc dù họ không mang quốc tịch Việt Nam nhưng họ đang tạm thời ton tại trong
một không gian chung với người Việt Nam — nơi mà ở đó họ cũng phải tuân thủ
những thể chế và phong tục của người Việt Nam Vì thế, khái niệm “Xã hội” được
sử dụng trong luận văn này không chỉ nói về riêng người Việt Nam mà còn đề cậpđến cả những người nước ngoài có tham gia vào không gian phố đi bộ Hồ Gươm.Với phạm vi của đề tài này, đôi khi tôi sẽ sử dụng khái niệm “Xã hội” để nói vềnhững dân chúng số đông đang hoạt động trong không gian đi bộ Hồ Gươm Đó cóthể là:
- _ Những cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động gắn với kinh tế;
- Những cá nhân, tô chức sử dụng không gian Hồ Gươm để hoạt động văn
“thương lượng cho thấy một viễn cảnh trao đổi — điều mà có thé đạt được và điều
mà phải mắt di dé đạt được lợi ich đó — điều này ngẫm bao ham tinh công bằng và
tình trang kỳ vọng cho di thì sẽ được nhận lại” [trích dẫn trong Brown và Duku
2008, tr 415] Scholl (1981) thì nhận định “nhiéu khía cạnh của đời sống xã hội cóthé được giải thích bang cái gọi là sự mặc cả hay dan xếp ngắm ngam/dan xếp rõràng” [trích dẫn trong Brown và Duku 2008, tr 415] Hoyle (1986) khẳng định “sự
25
Trang 34thương lượng thành công ngụ ý một mối quan hệ trao đổi tích cực Tuy nhiên,thương lượng là một quá trình nên chúng ta sẽ không thể thấy nó một cách rõ ràngcho đến khi nó được đặt vào trong sự vận động Tư lợi là một trong những động lực
chính của thương lượng” [trích dẫn trong Brown và Duku 2008, tr 415] Blasé và
Anderson (1995) thì bố sung: “Các cá nhân sẽ tham gia vào quá trình thương lượng
dé nhận được lợi ích Bản thân tư lợi có thé dựa trên nhu cầu về quyền lực và sức
ảnh hưởng, hoặc dựa trên các mục tiêu cả nhân khác và các chương trình nghị sự
tiềm dn” [trích dẫn trong Brown và Duku 2008, tr 415]
Tóm lại, khái niệm thương lượng trong đề tài này được hiểu là một hình thức
trao đối giữa các bên liên quan (có thé là giữa 2 thực thé Nhà nước và Xã hội, hoặccác đối tượng bên trong mỗi thực thé với nhau) dé đi đến một thỏa thuận có lợi
nhất Dé thương lượng thành công, đôi lúc mỗi bên cũng phải chấp nhận đánh đổimột điều gì đó mà tôi gọi là sự trao đôi được — mất Chúng ta chỉ có thể nhìn rõ sựthương lượng khi đặt nó vào trong sự vận động, tức là bằng việc quan sát nhữnghoạt động tương tác của cá nhân hay tổ chức đã và đang hoạt động trong không gian
đi bộ Hồ Gươm này
1.2.2 Cơ sở lý thuyết
Lý thuyết kiến tạo không gian
Lý thuyết “Kiến tạo không gian” được thé hiện trong cuốn sách Production
de l’espace (1974) của Henri Lefebvre — một lý thuyết kinh điển lý giải về mối quan
hệ cấu trúc giữa không gian và xã hội Để đi sâu vào phân tích mối quan hệ này,
Lefebvre đã khái niệm hóa “không gian” như một “sản phẩm của xã hội” và đề xuất
3 khía cạnh cụ thê để xem xét:
Thực tiễn không gian (spatial practice)/không gian trực quan (perceived
space): liên quan đến những công trình xây dựng như các tuyến đường, tuyến phó,
các địa điểm dành cho công việc, cho giải trí và cho cuộc sống riêng tư của conngười Chúng đảm bảo cho sự cố kết giữa tính thường nhật (thói quen hàng ngày
trong đời sống của người dân) với thực tế đô thị [Lefebvre 1991, tr 33-38]
Những hình dung cua không gian (representations of space)/không gian nhận thức (conceived space): là không gian mang tính khái niệm Những người
26
Trang 35hình dung ra không gian này chính là các nhà khoa học, nhà quy hoạch hay hoạch
định xã hội Họ thể hiện sự hình dung về không gian này bằng cách trình bày nódưới dạng vật thé như: bản dé, biéu đồ, mô hình, hình ảnh Việc hình dung ra khônggian này nhằm hỗ trợ và hợp pháp hóa phương thức quản lý nhà nước [Lefebvre
1991, tr 33-38].
Những không gian thé hiện (representational spaces)/không gian sống (lived
space): được kiến tạo từ không gian vật chất, những không gian này gắn với việc sử
dụng của những người dân, các nghệ sĩ, nhà triết học, nhà văn Theo Lefebvre, đây
là không gian trải nghiệm thụ động, nơi mà trí tưởng tượng thường tìm cách thay
đôi (cách sử dụng) hay chiếm dụng (cho các mục đích khác nhau) Những cốt liệu
thé hiện không gian này là: các câu slogan, biểu ngữ hay những dấu hiệu vẽ lên
tường [Lefebvre 1991, tr 39].
Nhìn chung, 3 chiều cạnh của không gian do Lefebvre đề xuất đã cho thayrằng việc nghiên cứu về không gian có thé làm hé lộ những mối quan hệ đa chiều
của một xã hội nhất định Thực tiễn không gian là nền tảng cơ bản của một xã hội —
bao gồm những vật hữu hình, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày Không gian trong
hình dung hay không gian khái niệm (ví dụ không gian công, không gian tư, không
gian thiêng) là nơi mà Nhà nước định hình, tạo thành và tuyên bố những cách sửdụng phù hop - bang việc đặt ra những quy tắc cụ thé để người dân tuân theo.Không gian sống là không gian thực tế — nơi có những hoạt động sử dụng (có théhợp pháp hoặc trái phép) của người dân — dé hiện thực hóa ý nghĩa và chức năng
của các không gian (trong hình dung).
Lý thuyết trên được Lefebvre phát triển dựa vào việc phân tích các khônggian đô thị, vì thế, việc vận dụng nó vào đề tài này là rất phù hợp Nhờ đó, tôi có théxem xét quá trình kiến tạo không gian đi bộ hồ Gươm trên 3 vấn dé: (i) Không gian
trực quan — tương ứng với hoạt động kiến tạo; (ii) Không gian nhận thức — tương
ứng với hoạt động quản ly; (iii) Không gian sống — tương ứng với hoạt động sử
dụng Đó cũng chính là cấu trúc “xương sống” của luận văn này
Tiếp cận Nhà nước và Xã hộiCách tiếp cận “Quan hệ Nhà nước — xã hội” xem xét sự tương tác, thươnglượng, hội thoại giữa nhà nước và xã hội do Benedict J Tria Kerkvliet thúc đây
27
Trang 36trong nghiên cứu một số van đề ở Việt Nam kể từ nửa sau thế ky XX Trên cơ sởphân tích cách thức mà hệ thống chính trị hoạt động, sau đó thảo luận về những
tương tác giữa Nhà nước và Xã hội trong các vấn đề truyền thông đại chúng, tập thể
hóa nông nghiệp và tham nhũng, Kerkvliet đã cho thấy giữa Nhà nước và Xã hộiton tại mối quan hệ hai chiều và thúc đây lẫn nhau Nhà nước tạo ra và ban hành
những quy tắc và luật lệ dé duy trì trật tự xã hội, chúng ảnh hưởng đến cách sốngcủa các thành viên trong toàn bộ xã hội; tuy nhiên, những hành động của những
thực thể trong Xã hội có thé tạo ra sức ảnh hưởng, buộc Nhà nước phải điều chỉnhhoặc hủy bỏ các chính sách đã soạn thảo ra Nói chung, có thể có sự thương lượnggiữa các thành phan của thực thé Nhà nước với của thực thé Xã hội — mà theo cáchdiễn giải về hiện tượng này của Kerkvliet — đó là sự đối thoại giữa 2 thực thé vàcuộc đối thoại này thường được diễn ra theo cách gián tiếp và phi ngôn ngữ[Kerkvliet 2001] Theo đó, tôi sử dụng cách tiếp cận này nhằm hướng tới lý giải quátrình và các hình thức tương tác giữa Nha nước va Xã hội, giữa các chủ thé trong
thực thé Nhà nước, và giữa các chủ thé của Xã hội với nhau — trong quá trình kiến
tao, quan lý và sử dụng không gian phố đi bộ Hồ Gươm
Khi sử dụng cách tiếp cận Nhà nước và Xã hội, tôi cũng quan tâm đến chiềucạnh chính trị hàng ngày của mối quan hệ và sự tương tác giữa 2 thực thể này trongquá trình kiến tạo không gian “Chính trị hàng ngày” (everyday politics) là mộtquan điểm lý thuyết nhằm phân biệt với hai lĩnh vực chính trị khác là “chính trịchính thống” (official politics) và “chính trị vận động” (advocacy politics) Theocách định nghĩa của Kerkvliet, chính trị hàng ngày “/ién quan đến việc mọi người
chấp nhận, tuân thủ, điều chỉnh và tranh cãi về các chuẩn mực và luật lệ liên quanđến quyên hạn, sản xuất hay phân bổ các nguồn lực và thực hiện điều này với hành
động và sự biểu lộ một cách lặng lẽ, chậm chap, tỉnh vi, song hiếm khi có tổ chức
hoặc có sự chỉ dao” [Kerkvliet 2009, tr 680] Các hình thức của chính tri hàng ngàygồm có: sự phản kháng, sự ủng hộ, sự phục tùng, sự điều chỉnh và lang tránh
[Kerkvliet 2009].
28
Trang 371.3 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.3.1 Vị trí địa lý
Hồ Gươm ngày nay tọa lạc ở trung tâm của Hà Nội và được bao quanh bởi 3con đường Dinh Tiên Hoàng — Lê Thái Tổ - Hàng Khay Nó có vị trí vô cùng đắc
địa khi là cửa ngõ kết nối 3 khu vực quan trọng của Thủ đô: Khu Phố cổ (tiếp giáp
với các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can), Khu Phố cũ (tiếpgiáp các phố Tràng Tiền, Hàng Bài, Hàng Khay, Tràng Thi), Khu Hoàng thànhThăng Long và Khu chính trị Ba Đình Nhờ thế, khu vực này được chọn dé dat tru
sở của các cơ quan Nhà nước quan trong từ cấp dia phương (UBND TP Hà Nội, SởVăn hóa Thẻ thao, Sở Ngoại vụ) tới cap Trung ương (Bộ Lao động — Thương binh
và Xã hội, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Nhà khách Chính phủ); các Đại sứquán và nhà riêng của các Dai su.
Tổng diện tích của Hồ Gươm hiện nay là 12 ha, với chiều dai 700m và chiềurộng 200m Trong quá khứ, Hồ Gươm từng có phạm vi và diện tích rộng lớn hơn
bây giờ, với tên gọi cũ là hồ Lục Thủy Đây vốn là dấu tích của một khúc sông Nhị
Hà, bị chèn bởi những bãi cát ở phía Bac và phía Đông Vào cuối thé ky XVIII —
đầu thế kỷ XIX, phạm vi của hồ được Phạm Đình Hỗ miêu tả trong sách “Tang
thương ngẫu lục” là: “Hồ Gươm thông với nước ngoài sông, hình thé rất là to rộng”.Thời Lê Mat, cửa thông ra sông Cái của hồ bị người ta lấp lại và đắp bờ ngang hô,ngăn hồ ra thành 2 phía, gọi là hồ Tả Vọng và Hữu Vọng — đều chau về Phủ ChúaTrịnh Bờ ngang ấy chính là đường hàng Khay và Tràng Tiền ngày nay Hồ HữuVọng xưa kia từng có phạm vi từ phố Tràng Tiền tới Hàng Chuối nhưng đã bị lấp,chỉ còn hồ Tả Vọng chính là Hồ Gươm sau này [Ban Quản lý Di tích và Danh thắng
2004, tr 2].
1.3.2 Giá trị lịch sử, văn hóa, chính trị
Giá trị lịch sử
Có thê nói, Hồ Gươm là một trong những di sản văn hóa có giá trị lịch sử lớn
của Việt Nam nói chung và của thủ đô Hà Nội nói riêng Từ thời Lý — Trần — Lê sơ
— Lê Trung Hưng — Nguyễn cho đến thời Pháp thuộc, Hồ Gươm van nằm đó và lặng
lẽ chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử
29
Trang 38Vào thời Lý — Tran, phạm vi của hồ Lục Thủy gap 3 đến 4 lần diện tích của
Hồ Gươm bây giờ Năm 1010, khi Lý Thái Tổ mới định đô ở Kinh thành ThăngLong, cảnh quan tại khu vực này vẫn còn rất hoang sơ Lúc này, hồ có hình thế
“giáp điệu xuyên hoa” — tức là bươm bướm châm hoa — với 2 phần đối xứng nhau
như hai cánh bướm, xòe rộng ra 2 phía: phía trên có phạm vi từ phố Hàng Đào —Hàng Dầu trở xuống Hàng Khay, phần dưới từ phố Hàng Khay — Tràng Tiền tớiphố Hàng Chuối và Lò Đúc bây giờ Giữa 2 “cánh bướm” thắt lại bằng một khoảngđất dài trông như thân con bướm, phía cuối của khoảng đất này là một ngòi nhỏ
thông ra sông Hồng, thuyền bè có thể ra vào được [Doãn Kế Thiện 1999] Vì vậy,
vào thời Tran, tàu bè van đi từ sông Hồng vào tận khu vực Hàng Dao ngày nay dé
buôn bán Trong cả 2 thời Lý — Tran, đã có những công trình được xây dựng tại đây
dé ghi nhận chiến công của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc từ thé ky XI đếnXIV [Nguyễn Thị Hồng Nhung 2011, tr 15]
Thời Lê So là giai đoạn tiền đề dé truyền thuyết Lê Lợi trả gươm cho Rùa
thần tại hồ này ra đời, bởi việc tạo tác truyền thuyết bắt nguồn từ sự thắng lợi trong
công cuộc kháng chiến chống giặc Minh của Lê Lợi vào thế kỷ XV Ở giai đoạn
này, Hồ Lục Thủy còn được Lê Lợi chon dé làm nơi duyệt thủy quân nên lúc này hồ
có tên là hồ Thủy Quân [Phan Huy Chú 1997]
Trong giai đoạn Lê Trung Hưng hay còn gọi là thời Lê — Trinh, nơi đây ghidấu lịch sử bằng sự kiện trung tâm chính tri của đất nước đã chuyển từ khu Hoàng
thành Thăng Long sang khu vực cạnh Hồ Gươm Đó là khi vua Lê không còn quyềnlực gì nữa ngoài việc được dựng lên làm “bù nhìn”, chúa Trịnh đã vượt quyền vua
Lê mà lập nên phủ chúa — cơ quan trung ương giải quyết mọi việc lớn nhỏ trongnước thời bay giờ - ngay tại không gian này [Nguyễn Thị Hồng Nhung 2011]
Ở thời N guyén, do chịu anh hưởng của việc độc tôn Kinh đô Phú Xuân —
Huế, Kinh thành Thăng Long bị giáng xuống làm tỉnh thành Hà Nội, cùng với
những hành động của các vua nhà Nguyễn dé hạ thấp uy tín chính trị và thu nhỏ quy
mô kinh thành cũ Từ vi trí trung tâm chính tri của đất nước, khu vực Hồ Gươm nay
chỉ còn là trung tâm giáo dục - văn hóa của tỉnh thành Hà Nội Trường thi hươngtừng được đặt ở gần hồ Tây, nay đã được nhà Nguyễn đưa về khu vực của phố
30
Trang 39Tràng Thi ngày nay Vì vậy, có rất nhiều trường tư đã được mở ra tại khu vực này,noi bật nhất là trường Hồ Đình của ông Nghé Vũ Tông Phan (1800 — 1851) và
trường Phương Đình của Phó bảng Nguyễn Văn Siêu (1799 — 1872), ngoài ra còn
có các trường của ông cử Nguyễn Huy Đức, ông Đốc Mọc Lê Đình Diên, ông cử
Ngô Văn Dang tập trung tại ven bờ phía Tây — phía Bac và phía Nam của Hồ Guom
[Nguyễn Thị Hồng Nhung 2011, tr 81-82].
Đến thời Pháp thuộc, sau quá trình đô thị hóa của thực dân Pháp, khu vực
Hồ Gươm đã chuyển mình mạnh mẽ về diện mạo Từ một vùng mang đậm nét
nông thôn với những ruộng lúa, ao chuôm, đầm lầy, bãi tha ma khu vực nàybỗng biến thành các con phố mang tên tiếng Pháp với những thảm cỏ, hàng câyxanh rợp bóng được trồng khắp ven hồ [Logan - trích dẫn trong Nguyễn Thi
Hồng Nhung 2011, tr 140]
Giá trị văn hóa
Không chỉ có giá trị to lớn về mặt lịch sử, khu vực Hồ Gươm còn là nơi có
bề dày văn hóa của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn vật, được thể
hiện bởi việc không gian này có một hệ thống những di tích lịch sử vô cùng phong
phú đa dạng Dưới đây là khái quát về những di tích hiện còn tồn tại trong phạm vi
của Khu phố đi bộ Hồ Gươm:
Dén Ngọc Son: Được khởi dựng vào cuối thời Hậu Lê, Đền Ngọc Sơn tọa lạctrên đảo Ngọc, phía Bắc hồ Hoàn Kiếm, thuộc thôn Tả Vọng, thành Thăng Long.Trong quá khứ, đền từng được gọi là đền Quan Dé, chùa Ngọc Sơn Đền Ngọc Sơn
là di tích tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Quan Vũ, Văn Xương ĐềQuân và Thần Lã Tô Đây cũng từng là nơi sinh hoạt của Hội Hướng thiện — một tổ
chức tập hợp các nhà Nho yêu nước đương thời như Nguyễn Văn Siêu và Vũ Tông
Phan — nhằm tuyên truyền giáo dục điều thiện cho quan chúng Cụm di tích “Đền
Ngọc Sơn và khu vực hồ Hoàn Kiếm” đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (Bộ
VHTT&DL ngày nay) xếp hạng là Di tích lịch sử và danh thắng vào ngày10/7/1980 Hiện nay, Đền Ngọc Sơn thuộc phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm[Ban Chỉ đạo Quốc gia Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long — Hà Nội và UBND quậnHoàn Kiếm — Hà Nội 2002]
3l
Trang 40Dén Bà Kiệu: Nam đối diện Đền Ngoc Son, Đền Bà Kiéu được xây dựng vàothời Lê Trung Hưng, có tên chữ là “Thiên Tiên Điện” vì thờ 3 vị nữ thần: LiễuHạnh công chúa, Đệ nhị ngọc nữ Quynh Hoa và Dé tam ngọc nữ Quế Nương Kiếntrúc của Đền được quy hoạch hình chữ Công, gồm: nhà đại bái 3 gian, phương đình
2 tang 4 mái và 3 gian hậu cung Vào năm 1891, chính quyền Pháp thu một phan
đất của Đền để mở đại 16 Francis Garnier (đường Đinh Tiên Hoang ngày nay) nên
đã dỡ tòa tiền tế và sân trước, khiến cho ngôi đền bị tách thành 2 phần: Nghi mônnằm sát hồ Hoàn Kiếm và đền thì nằm bên phía phố Lò Sũ [Trần Thanh Tùng và
Nguyễn Doãn Văn 2016].
Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục: Nằm ở phía Đông Bắc quận Hoàn Kiếm,quảng trường này là nút giao của các phố Lê Thái Tổ, Hàng Đào, Hàng Gai, Đinh
Tiên Hoàng và Cầu Gỗ Thời Pháp thuộc, tên gọi của nó là Place Négrier, dùng làmnơi để hành hình những người Việt Nam yêu nước chống Pháp Vào năm 1945,quảng trường được đổi tên thành Đông Kinh Nghĩa Thục để kỷ niệm và tôn vinh
ngôi trường tư cùng tên — từng tọa lạc tại phố Hàng Đào - nơi dạy chữ quốc ngữ
miễn phí cho các học trò, cũng như làm địa bàn hoạt động sôi nổi cho các sĩ phu
yêu nước [Báo Lao động Thủ đô 2018].
Hội Khai Trí Tiến Đức: Là trụ sở của Hội AFIMA (IAssociation pour la
Formation Intelleetuelle et Morale des Anmamites), một hiệp hội tư nhân với chủtrương giao lưu văn hóa giữa trào lưu Tây học và học thuật truyền thống Việt Nam,
được thành lập vào ngày 2/5/1919 Năm 1922, Hội mua được căn nhà ở phía Tây
Hồ Gươm để làm Hội quán, tô chức các hoạt động học thuật cũng như các trò tiêu
khiến Ngày 24/9/1945, Hội bị Việt Minh giải tán vì bi coi là “công cụ thông tri tinh
thần va nô dịch văn hóa của thực dân” Hiện nay, nơi nay là toa nhà Không gianVăn hóa Việt (thuộc sở hữu của Nhà hát ca múa nhạc nhẹ Việt Nam) nam tại số 16,đường Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm [Trần Thanh Tùng và Nguyễn Doãn Văn
2016].
Khu di tích tưởng niệm vua Lê: Nam ở phía Tây Hồ Gươm, có địa chi ở số
16 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, khu di tích này bao gồm các hạng mục kiến trúc:cổng nghi môn, nhà phương đình và tượng đài vua Lê Thái Tổ Tượng vua Lê có
32