1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Nhân học: Nhà nước, Nông dân và Chỉ dẫn địa lý đặc sản gạo nếp Khẩu Tan Đón ở xã Thẩm Dương, tỉnh Lào Cai

188 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhà nước, Nông dân và Chỉ dẫn địa lý đặc sản gạo nếp Khẩu Tan Đón ở xã Thẩm Dương, tỉnh Lào Cai
Tác giả Phan Thị Kim Tâm
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Văn Chính
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Nhân học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 188
Dung lượng 49,58 MB

Nội dung

Đây là một dự án nghiên cứu liên ngành nông học, di truyền học nông nghiệp, lịch sử học, kinh tếhọc và nhân học về các động lực xã hội, chính tri và thé chế liên quan đến sự phát triển c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAN THỊ KIM TÂM

Ở XÃ THAM DUONG, TINH LAO CAI

LUAN VAN THAC Si CHUYEN NGANH NHAN HOC

HÀ NOI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAN THỊ KIM TÂM

Luan van Thac si chuyén nganh Nhan hoc

Mã sé: 8310302.01

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYEN VAN CHÍNH

Hà Nội - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bồ trong bất kì một công

trình nào khác Các bảng biểu, số liệu được thu thập và phân tích dựa trên nguồn số

liệu của các Cơ quan thống kê quốc gia, Chính quyền và người dân xã ThâmDương, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai Các nguồn tài liệu tham khảo được trích dẫnđầy đủ và trung thực

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2022

Tác giả

Phan Thị Kim Tâm

Xác nhận của Khoa Xác nhận của người hướng dẫn

Quản lý chuyên môn

Trang 4

LOI CAM ON

Luận văn này không chỉ là kết qua của ban thân tôi mà còn nhờ tới sự giúp

đỡ của các thầy cô khoa Nhân học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

chính quyền địa phương và cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình ông Lương Văn

Tuyền - những người đã cưu mang, che chở tôi trong suốt quá trình nghiên cứu tạiđịa bàn Tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ Uy ban nhân dân Xã Tham Dương đã tạo

điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình điền dã

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc nhất tới PGS TS NguyễnVăn Chính, người thầy đã tận tình hướng dẫn, định hướng dé tài và theo sát quátrình nghiên cứu của tôi Thầy đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức cũng như đónggóp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin cảm on dự án OriZine Vietnam đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận

dé tài nghiên cứu của mình cũng như hỗ trợ về mặt kinh phí dé tôi có thé tiến hànhnghiên cứu điền dã Tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Emmanuel Pannier vàTS Frédéric Thomas - hai nhà nghiên cứu đã luôn đồng hành, động viên, giúp đỡtôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và gợi mở cho tôi những kiến thức mới về

cả phương pháp và nhận thức trong nghiên cứu khoa học xã hội.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè tôi - những người luôn

quan tâm, chia sẻ, cô vũ, khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua

Xin trân trọng cảm on!

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2022

Tác giả

Phan Thị Kim Tâm

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT DUNG TRONG LUẬN VĂN 4

DANH MỤC BANG, BIEU DO, HÌNH ANH 2 SSsccsecErerkrree 5J(987.10013 71 Lý do chọn đề tài - 2 5s St t2 2E E1 71221121121121121111211 2121011 arree 7

2 Mục đích nghiên cứu và đóng góp của luận văn - 5 s5 <++<<+<ss+<+ 83 Car Od mghién CUU 0 9

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2-22 s+cxezxe+seez 105 Cấu trúc luận văn - 2 2+S+Sx£EE2E2E1E21E717112112112117171.111 21.111 10

CHƯƠNG 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU -2:¿5555cccsccxxeccee 11

1.1 Lich sử nghiên cứu van đề: Quan ly nhà nước về các đặc sản lúa gạo va bảo

hộ Chi dẫn địa lý tại Việt Nam 5C ng 1211011211121 rree 11

1.2 Cơ sở lý luận và khái niệm - - cee +2 *+**+ + kg g gtnưkg 21

mm 5 7 a Ắ.Ắ 23I4 haaa L ^L Ả ,Ô 23

1.2.3 “Chính trị hàng ngày” và moi quan hệ giữa nhà nước và nông dan 281.2.4 Nhóm chiến lược, nhóm nông dân tinh hoa va lực lượng trung gian 34

1.3 Phương pháp nghiên CỨU - - - c2 82211231 35113411111 51111151 E1 kg 36

1.4 Khái quát về dia bàn nghiên cứu: Xã Tham Dương 5- 5-52 42

1.4.1 Sự hình thành xã Thẩm Duong - 5:25 ©5cScxSzectcerkerrrrkerkrerrees 441.4.3 Đặc điểm AGN CH 5+5 EEEEEEE121122112112111121121 11 ree 45

1.4.4 Các hoạt động kinh té cccceccccccescscsessessesssessessessessssssessessessussssssessessessessseeseesess 46

Tiểu kết chương 1 - 2-52 +2EE£EE£EEE2EE2E12E1E7171121121111711111111 1111 xe 52

0:109)/0 211 ỐäÄ 53

LUA NEP KHẨU TAN DON Ở THẤM DUONG 2¿-555cc55s+2 53

2.1 Sản xuất lúa gạo ở Thâm Dương - 2© 2 5£2x+2£++£x++zxezzxerxeerxee 54

2.1.1 Các giống lÚA +: + + +éTềEEEKEEEEEEEEETEETE1171111111 1111.1111111 ExEnee 54

2.1.2 Thị trường giỗng và cơ cấu gÌỐng 5:5 StccteEeEEErtrterkerrerrree 572.2 Lúa nếp Khau Tan Đón - ¿2-52 SE +SSEEEỀ SE EEEE 1111111111111 11c 60

Trang 6

TU “NEP THAM DUONG” DEN CHỈ DAN DIA LÝ: QUA TRÌNH

XÂY DUNG VA QUAN LY CHỈ DAN DIA LÝ THÂM DUONG O CAC CAP

QUAN LÝ NHÀ NU OC ooeocccccssssssssssesssesssessscssecssessecssecsssssecssecsusssecssecsusesecssesseseses 89

3.1 Quá trình hình thành và xây dựng Chi dẫn địa lý Tham Dương cho sảnphẩm gạo nếp Khẩu Tan Đónn 22525251 SE E2 2212217171111 89

3.1.1 “Nếp Tham Dương” và các mô hình lúa nếp: những tiền đề đầu tiên cho

quá trình hình thành và xây dựng Chỉ dẫn địa lý 2-5255 5cccccrreses 89

3.1.2 Xây dựng hồ sơ Bản mô tả và đăng ký Chỉ dẫn địa lý Tham Dương 98

3.2 Quá trình xây dựng hệ thống quản lý Chi dan địa lý Tham Duong cho sảnphẩm gạo nếp Khẩu Tan Đón - 2-2 2 2 SSEÉEEEEE2EE2EEEEEEEEEEEEEEkrrkrkrree 1073.2.1 Thành lập Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp: một nỗ lực xây dựng hệ thốngquản lý và kiểm soát cấp CO SỞ -2- 2 2¿22+2EE‡EE22EEE2E122112212112711221 21121 108

3.2.2 Mé rộng diện tích canh tác, quảng bá và tiếp thị sản phẩm - 112

3.2.3 Phòng, chống xâm hại quyền sở hữu và sử dụng Chi dẫn dia lý 115

Tidu Két Chu ong 3 n 444)1: ÔÒỎ 116

0:10/9)/0 1 (dd 118

SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH

XÂY DỰNG VA QUAN LÝ CHÍ DAN DIA LY TẠI DIA PHƯƠNG 118

4.1 Những người tiên phong trong giai đoạn đầu của mô hình phát triển lúanép va Chi dan dia ly 086 -ÖŒ+1 119

4.1.1 Nhóm “tinh hoa” trong một xã hội nông dân người dân tộc thiểu số ở miềnnúi phía Bắc Việt Ìaim 2-55 SE EEEEEEEEE2212112112111121121 11k 119

4.1.2 Vai trò của nhóm nông dân “tỉnh hoa” trong giai đoạn đầu 124

Trang 7

4.1.3 Thế nước đôi của nhóm nông dân “tinh hoa”” ¿- 5¿©++2s++zxz+s+2 1274.2 Các chiến lược của hộ gia đình 2 2 sex 2 EeEEerkrrkrrrkerrees 1284.2.1 Các chiến lược sản xuất và buôn bán Khẩu Tan Đón - 129

4.2.2 Sinh kế bán tự cung tự cấp: Sự cân bằng giữa an ninh lương thực và lợi/1//7871/11.)7).1.88nnnn nu 137

4.2.3 Những tác động của yeu tố thị fFỜïg, 55- 552 S5eccccererkerrrrrrred 141

4.3 Hop tác xã: từ một tổ chức được nhà nước định hướng đến tổ chức kinh

doanh cá nhân - - LG E2 1111301111930 119331111911 ng kg 146

4.3.1 Người lãnh đạo “bất đắc dĩ” - 5c ccctécE E211 112122 1474.3.2 Vận hành hop tác xã: từ thé bị động đến chiến lược cá nhân 1484.3.2.1 Ké hoạch và nhiệm vụ của NOP AC XÃ SG Sex 148

4.3.2.2 Các nguồn lực được huy AON Sàn Sàn tre, 149

4.3.2.3 Chiến lược vận hành hợp tác xã: từ bị động đến chủ động - 1514.4 Sự hình thành bản sắc: một kết quả ngoài mong đợi của dự án Chi dan dia ly 154

Tiểu kết chương 4 2-2 SE SE2E12E1EEEE71121121121111111211211 11111111 xe 160

KET LUẬN 5-5-5222 2E 211211221 2111211211111 11111211011 111g grreg 162

TÀI LIEU THAM KHAO -. 22-22 2SE9EESEEE£EEECEEEEEEEEE211211 E1 re 165

PHU LUC ẢNH - - 2 2 SE+SE+2E22E12E12E1E712112112711171121111 11111 1xx ee 173

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT DUNG TRONG LUẬN VAN

Từ viết tắt Viết đầy đủ

CDĐL Chỉ dẫn địa lý

IRRI Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế

HTX Hop tac xaNOIP Cục so hữu trí tuệ

OCOP Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản

phâm

TCTK Tổng cục thông kê

UBND Uỷ ban nhân dânXHDS Xã hội dân sự

Trang 9

DANH MỤC BANG, BIEU DO, HINH ANH

BANGBang 1 1 Dữ liệu thống kê dân số, dan tộc năm 2019 - 2-2 2 2£x+£s+£z£z 46

Bảng 1 2 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa theo vụ từ 2018 đến 2021 47

Bang 2 1 Các giống lúa ở Thâm Dương - 2-2: 2© 2E2+E£2EE2EE+EEEEEeEEerkerreree 56Bang 2 2 Giải nghĩa lịch chọn ngày tốt dé gieo ma, cấy lúa -. 2: 5-5+ 77Bảng 3 1 So sánh Khau Tan Lương (Me), Khau Tan Đón va Khau Báo Sao 94

Bang 3 2 So sánh Ban mô ta CDDL Thâm Dương và Châu Âu - 98

Bảng 3 3 Quản lý CDĐL ở Châu Âu-Asean và Việt Nam - : - 107

Bảng 4 1 So sánh ba hình thức quản lý tổ chức dân cư cấp nhỏ nhắt 121

Bảng 4 2 Những yêu cầu thay đổi trong kỹ thuật canh tác Khẩu Tan Don 136

Bảng 4 3 Các nguồn lực huy động cơ sở vật chất của HTX - : 149

Bang 4 4 Các khoản vay nợ của HÏT ÄX - cece ese kg Hy 150Bảng 4 5 Một số khoản chi phí tài chính duy trì HTX 2 25s: 151BIEU DOBiéu 2 1 Cơ cau giống trong cả hai vụ ở Thâm Dương năm 2018 và 2021 (ha) 57

Biểu 2 2 Cơ cau dân cư theo tộc người ở vùng thung lũng Thâm Dương (2019) 63

Biểu 3 1 Cơ cau diện tích sản xuất lúa vụ mùa xã Thâm Dương qua các năm (%) 113

Biểu 4 1 Cơ cau giống lúa của từng hộ gia đình vụ chiêm và vụ mùa 2018 141

Biểu 4 2 Cơ cau diện tích trồng Khẩu Tan Đón từ 2018 đến 2021 của gia đình ôngVi VAN VEN woe 145

HINH ANHHình 1 1 Bản đồ xã Tham Duong o.eccececceccccsessesessessessesseseseseesessessesessesesseeseesees 43Hình 1 2 Ban đồ kế hoạch sử dung dat ở xã Tham Dương năm 2016 — 2020 45Hình 2 1 Vùng canh tác Khẩu Tan Đón - ¿+ 2 2+S£+E££E+EEeEZErEerkerxersrree 59Hình 2 2 Quá trình canh tác Khau Tan Đón - 2 + s eSk+EvEEeEvrEeErEerxereree 75Hình 2 3 Lịch pháp chọn ngày tốt dé gieo mạ, cấy lúa - 2-2 s25: 77

Trang 10

Hình 2 4 Một mạng lưới trao đôi giống ở Tham Dương (2019) . 82Hình 3 1 Bản đồ chỉ dẫn địa lý vùng trồng lúa nếp Khẩu Tan Đón tại xã Thâm

ii 0 101

Hình 3 2 Quy trình đăng ký và xây dựng hệ thống quản lý CDDL Tham Dương 106Hình 4 1 Sơ đồ gia đình trưởng họ Hà 2-5222 2x+2£x2Eerxeerxrrrerred 125

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tại Việt Nam, ngành lúa gạo đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu kinhtế cũng như an ninh lương thực của đất nước: năm 2020, cây lúa chiếm 45% diện

tích đất trồng trọt trong cả năm, với tổng diện tích lúa ước tính đạt 7,28 triệu ha và

sản lượng đạt 42,69 triệu tấn (TCTK 2020) Bởi vậy, lúa gạo là một chủ đề luôn

được cộng đồng, từ nông dân, thị dân, người kinh doanh, các nhà hoạch định chính

sách đến các nhà nghiên cứu quan tâm Năm 2018, tôi có cơ hội tham gia dự ánOriZine Vietnam 2018-2019 do Viện nghiên cứu phát triển Pháp (IRD), Viện Ditruyền Nông Nghiệp (AGI) và Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp thực

hiện, cùng với sự tài trợ của Đại Sứ Quán Pháp tại Việt Nam Đây là một dự án

nghiên cứu liên ngành (nông học, di truyền học nông nghiệp, lịch sử học, kinh tếhọc và nhân học) về các động lực xã hội, chính tri và thé chế liên quan đến sự phát

triển của các giống lúa nếp truyền thống ở miền núi phía Bắc với hai nghiên cứu

trường hợp là Nếp Tú Lệ (Yên Bái) va Chi dẫn địa ly (CDĐL) gạo nếp Khẩu TanĐón (Lào Cai) Từ quá trình nghiên cứu khi tham gia dự án, tôi đã tìm hiểu và thực

hiện khoá luận cử nhân về trường hợp gạo nêp Khâu Tan Đón.

Trong khuôn khổ khoá luận, tôi tập trung nhiều hơn vào mối quan hệ giữa trithức và thực tiễn địa phương, các hành động tập thể và đa dạng sinh học Mặc dùvan đề xây dựng CDĐL được xác định là quan trọng bởi nó có thé tác động đến cả

thực tiễn địa phương lẫn đa dạng sinh học, nhưng chưa được tôi tập trung nghiên

cứu sâu Hơn nữa, dự án CDDL Tham Duong là một quá trình chi mới bắt đầu vàchưa phát triển nhiều Do vậy trong giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu, thay vidừng lại và đợi đến “thời điểm kết thúc”, tôi đã lựa chọn “giám sát” dự án này như

một quá trình xã hội, chính trị, kinh tế và văn hoá có tính thiết chế được hình thành

dưới tác động của chính sách ngay từ khi nó bắt đầu và “đang trong quá trình tiến

hành” Đây quả thực là cơ hội tuyệt vời theo quan điểm nhân học, và cũng là lý do

tại sao tôi quyết định quan sát, theo dõi và ghi lại quá trình này Từ đó, tôi nhận

Trang 12

thấy rằng quá trình xây dựng, quản lý và phát triển CDĐL là một quá trình có tính

thiết chế tại địa phương, nó đã làm nổi lên sự tương tác giữa người dân và nhànước, chính quyền địa phương trong mối quan hệ với yếu tố thị trường Từ những

dữ liệu đã có kết hợp với mối quan tâm trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Nha

nước, Nông dân và Chỉ dẫn địa lý đặc sản gạo nếp Khẩu Tan Đón ở xã Tham

Dương, tinh Lào Cai.” làm dé tài luận văn thạc sĩ của mình.

2 Mục đích nghiên cứu và đóng góp của luận văn

Nghiên cứu này của tôi sẽ đan xen giữa quan điểm của Nhân học chính trị vàphương pháp tiếp cận của Nhân học phát triển, tập trung vào các nhóm tác nhânchính (nhà nước, nông dân, thị trường) trong một chính sách phát triển cụ thể(Chính sách phát triển CDĐL Thâm Dương) Tôi sẽ tập trung vào quá trình chínhsách được triển khai thực hiện, nhận thức và chiến lược của các tác nhân khác nhau,và các hệ thống tương tác giữa các tác nhân đó dựa trên khái niệm “chính trị hàng

ngày”: là sự hợp tác, né tránh, phản kháng, phản đối, tranh chấp, hay đàm phán,

thương lượng? Đồng thời cho thấy việc “nâng cao” giống lúa địa phương đó diễn ranhư thé nào giữa những huy động của Nhà nước, sự thúc day từ thị trường và cácthực hành văn hóa — xã hội địa phương (bao gồm bí quyết canh tác, thói quen, trao

đôi giông, thê giới quan, môi quan hệ với cây lúa va con người v.v.).

Những đóng góp mà luận văn có thể mang lại đó là cung cấp những tư liệudân tộc học chuyên sâu về một trường hợp xây dựng CDĐL đặc sản gạo cụ thé,

thông qua sự đan xen các logic xã hội của các tác nhân tham gia vào dự án hoặc

chính sách phát triển Luận văn này sẽ góp phần bổ sung vào phân tích về các thànhphần khác nhau của chính quyền nhà nước Mặt khác, luận văn cũng khám phá thựctiễn xã hội nông dân bang cách làm rõ sự đa dang giữa các nhóm nông dân khác

nhau, các phản hồi của từng nhóm đối với một chính sách phát triển đặt trong bối

cảnh chịu tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường cũng như vai trò và sức ảnh

hưởng của từng nhóm Tôi cũng sẽ thảo luận về nhóm nông dân tỉnh hoa/ưu tú và vị

trí ở “không gian giữa” của một sô cá nhân đóng vai trò người trung gian (broker)

Trang 13

trong mối quan hệ giữa nhà nước và nông dân; và sự hình thành hợp tác xã (HTX) —

một thiết chế xã hội đặc biệt Cuối cùng, tôi muốn đề cập đến sự hình thành quátrình “bản sắc hoá” tại địa phương, một kết quả ngoài mong đợi của dự án CDĐL

3 Câu hỏi nghiên cứu

Theo đó, câu hỏi nghiên cứu chính mà tôi xac định do là:

- _ Các chính sách phát triển và quá trình xây dựng CDĐL gạo nếp Khẩu Tan

Đón Tham Dương diễn ra như thé nào?

- _ Tương tác giữa nhà nước và nông dân trong mỗi quan hệ với thi trường trong

quá trình xây dựng CDĐL đặc sản lúa nếp Khẩu Tan Don ở Thâm Duongdiễn ra như thế nào? Cụ thể, những phản hồi của người nông dân trước cácchính sách phát trién CDĐL ra sao? Tác động của yếu tố thị trường lên sự

tương tác giữa nhà nước và nông dân thê hiện như thê nào?

Tôi cũng muốn liệt kê một số câu hỏi phụ quan trọng giúp làm rõ hơn van đề của

các câu hỏi nghiên cứu chính, đó là:

- Những tác động cu thé của CDDL - một dự án nhăm cải thiện thu nhập của

nông dân và nâng cao di sản địa phương - thông qua việc hàng hóa hoá một

giống lúa bản địa là gì? Làm thế nào mà nó định hình cả nền kinh tế địaphương và bản sắc địa phương, và ngược lại, được định hình bởi hai yếu tố

này?- Lam thé nào một công cụ thể chế nhằm nâng cao giống lúa địa phương thông

qua thị trường hóa như CDĐL lại có thể gây ảnh hưởng đến cả nền kinh tế

địa phương lẫn bản sắc địa phương, và đồng thời bị tác động ngược lại bởi

hai yếu tố này?- _ Đối với dự án này, “người nông dân thụ hưởng” các lợi ích của chính sách

được xác định như thế nào?

- Một cơ chế từ trên xuống/do nhà nước định hướng được người dân dia

phương chấp nhận và thay đổi như thé nào? Các động lực nội sinh và ngoại

Trang 14

sinh chồng chéo, đan xen nhau ra sao và cuối cùng làm thế nào chúng định

hình cơ chế đó dé tao cho nó một hình thức và cách thức vận hành cụ thé?- _ “Đấu trường” cụ thé và các nhóm chiến lược nào đã xuất hiện trong quá trình

thực hiện và triển khai CDĐL? Hình thức tương tác đa dạng giữa nhà nước,nông dân và thị trường: là sự hợp tác, né tránh, phản kháng, phản đối, tranh

chấp, hay đàm phán, thương lượng, hoặc kết hợp?

- _ Chúng ta có thé rút ra bài hoc chung nào từ nghiên cứu trường hợp này về co

hội và hạn chế của việc triển khai CDĐL ở Việt Nam?

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của nghiên cứu được xác định là tương tác giữa nhà nước và nông

dân trong mối quan hệ với thị trường trong quá trình xây dựng và quản lý CDĐL

Khẩu Tan Đón Thâm Dương Về mặt phạm vỉ nghiên cứu, không gian nghiên cứuđược thực hiện tại xã Tham Dương, huyện Văn Ban, tỉnh Lao Cai Pham vi thời

gian được xác định từ khi CDDL được bảo hộ (12/2017) đến nay

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành các phần sau:Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Lúa nếp Khâu Tan Đón ở Thắm DươngChương 3: Từ “Nếp Tham Dương” đến CDĐL: Quá trình xây dựng và quản lý

CDĐL Thâm Dương ở các cấp quản lý nhà nướcChương 4: Sự tương tác giữa nhà nước và nông dân trong quá trình phát triểnCDĐL Thâm Dương

10

Trang 15

CHUONG 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Lich sử nghiên cứu van dé: Quan lý nhà nước về các đặc san lúa gao và bao

hộ Chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam

Nghiên cứu về lúa gạo không phải là một lĩnh vực mới xuất hiện Cho đến

nay, trong các kho lưu trữ và các thư viện đã có nhiều tài liệu trong và ngoài nước

nghiên cứu về vấn đề lúa gạo ở Việt Nam với những cách tiếp cận khác nhau: tiếpcận sinh học, đi truyền học, nông học, kinh tế học, luật học, lịch sử, khảo cô học —

thực vat, dân tộc — thực vật học, ngôn ngữ học - dân tộc và nhân học — dân tộc học,

v.v Qua quá trình khảo cứu các tài liệu, tôi nhận thấy có một số vấn đề chínhthường được các nhà nghiên cứu tập trung giải quyết, ví dụ như:

(1) Các giống lúa ở Việt Nam và cơ cấu lương thực(2) Nguồn gốc của cây lúa Việt Nam

(3) Các giai đoạn hình thành nông nghiệp ở Việt Nam

(4) Các hình thức canh tác lúa trong lịch sử: các giai đoạn, phân loại, kĩ thuật

(5) Các nghi lễ, tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp va cây lúa(6) Quản lý nhà nước về vấn đề lúa gạo

Trong đó, Sinh học, Di truyền học, Nông học, Lịch sử và Khảo cô học — thực vật

chủ yêu giải thích vấn đề 4 vấn dé đầu tiên; cách tiếp cận dân tộc — thực vật hoc,

ngôn ngữ - dân tộc học và nhân học — dân tộc học đi sâu vào vấn đề 4, 5 Đối vớivan dé (6) quản ly nhà nước về lúa gạo, các tiếp cận chủ yếu là kinh tế học, phápluật, lịch sử và nghiên cứu chính sách Đây cũng là vấn đề mà luận văn này sẽ tập

trung khảo cứu tài liệu.

Việc phát triển các giống lúa năng suất cao từ giữa những năm 1960 đã đóngmột vai trò quan trọng trong việc duy trì an ninh lương thực và sinh kế ở các nướcđang phát triển, trong đó có Việt Nam (Trinh Nguyen Chau và Scrimgeour 2020).Năm 1968, cuộc Cách Mạng Xanh ở Việt Nam đã đánh dấu bước chuyển mình

11

Trang 16

quan trọng của nền nông nghiệp Việt Nam, khởi đầu bằng việc nhập khâu các giống

lúa có năng suất cao (lai hoặc thuần) không có nguồn gốc bản địa của Viện nghiêncứu lúa quốc tế (IRRI) (Vu Tuyen Hoang 1994) Cùng các chính sách tăng năng

suất lúa gạo và sự ra đời của Hợp tác xã nông nghiệp (HTX) thuộc chế độ tập thểhoá, các giống lúa nhập khâu từ IRRI đã phân tán rộng khắp và dân thay thế cho các

giống cô truyền, bước đầu ở Đồng bằng Sông Cửu Long, và sau đó là miền Bắc

trong suốt thời gian từ 1969! đến những năm 90 (Vu Tuyen Hoang 1994; Vo TongXuan 1994; Trung Dang 2018; Hurt 2020) Riêng lúa lai, từ năm 1985 đến năm2009, đã có tới 68 giống cao sản lai được canh tác, chiếm 98% tổng diện tích lúa.Trong đó, có 21 giống được phát triển bởi IRRI cùng với những giống khác từ cáctrung tâm nghiên cứu trong nước Ké từ 2006, tốc độ tăng năng suất lúa lai đã chậmlại và đến năm 2010, các giống lúa lai chỉ chiếm 13% tong diện tích canh tác lúa,trong đó giống nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 80% tổng lượng giống lai sử dụng

(Brennan và Malabayabas 2011; Trinh Nguyen Chau và Scrimgeour 2020).

Dù vậy, hiện nay hàng loạt các giống lúa cao năng đến từ việc nhập khẩu vàcông nghệ lai tạo vẫn đang chiếm lĩnh thị trường lúa gạo nước ta Nó đã đặt ra một

thách thức mới đó là vấn đề chất lượng gạo và thậm chí là sự cạnh tranh gay gắt

giữa thương hiệu gạo Việt và quốc tế Nhằm tái cấu trúc lại ngành lúa gạo của Việt

Nam, chính phủ gần đây đã bắt đầu thực hiện các chính sách thúc đây giá trị thương

hiệu gạo bản địa trên thị trường trong nước và quốc tế (MARD, NOIP, MALICA vàRUDEC 2015; Tran Quoc Cong và Do Ngoc Hien 2016), đặc biệt là thông qua Dé

án Tái cơ cầu ngành lúa gạo Việt Nam, Đề án Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam

và Chiến lược Phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam” Năm 2016, “Diễnđàn Thương hiệu quốc gia với sản phẩm địa phương” được tô chức trong bối cảnh

! IR8 hay Thần Nông được dùng với tên gọi Nông Nghiệp 8 (NN8) ở miền Bắc, được nhân giống rộng rãitrong năm 1969, và chẳng bao lâu sau đã bao phủ khoảng 50% diện tích lúa ở miền Bắc Việt Nam (Vo Tong

Xuan 1994; Trung Dang 2018; Hurt 2020).

2 Trong các chuyến điền dã ở địa bàn tỉnh Lào Cai (Văn Bàn, Bảo Yên, Bát Xát), không chỉ có NN8, tôi cũngđược người dân cung cấp thông tin về sự xuất hiện của các giống lúa có nguồn gốc Trung Quốc trong thời kỳ

Trang 17

các địa phương đang nỗ lực kết hợp phát triển kinh tế với việc chú trọng xây dựng

hình ảnh về địa phương, vùng miền gắn với việc nâng cao hình ảnh quốc gia trong

con mắt của cộng đồng quốc tế (Bộ công thương 2016) Do đó, việc phát triển

thương hiệu gạo bản địa không chỉ dừng ở việc phát triển một sản phẩm mà còn làquá trình “quốc gia hoá đặc sản địa phương” — một quá trình mang ý niệm chính trịnhằm góp phần xây dựng và phát triển sức cạnh tranh tổng thể của quốc gia TạiViệt Nam, các chính sách nằm trong các dé án và chiến lược chung về phát triểnngành lúa gạo và nâng tầm thương hiệu gạo bản địa gắn với việc phát triển Nhãnhiệu (từ 1988) và CDĐL (từ 2000) Cho đến năm 2021, theo thống kê của Cục sởhữu trí tuệ, đã có 1457 nhãn hiệu tập thể và 497 nhãn hiệu chứng nhận được cấp.Trái với sự phát triển của Nhãn hiệu, số lượng văn bằng bảo hộ CDDL ở Việt Nam

còn khiêm tốn, dừng ở con số 116 văn bang sau hon 20 năm phát triển Xét riêng về

các sản phẩm lúa gạo, có 56/1457 nhãn hiệu tập thể, 27/497 nhãn hiệu chứng nhậnvà 10/116 CDĐL (tính đến tháng 8/2021 dựa trên danh sách tổng hợp của Cục sở

hữu trí tuệ công bố trên website điện tử chính thức) Tuy số lượng lớn hơn CDĐL

nhiều lần, các Nhãn hiệu lại dễ xảy ra tranh chấp bởi cùng một sản phẩm có thểđăng ký nhiều nhãn hiệu khác nhau và không mang tính độc quyền, dẫn đến việcđôi khi có thể mất kiểm soát chất lượng của sản phẩm (Marie-Vivien và cộng sự2015) Dưới đây là một bang tổng hợp so sánh và phân biệt giữa Nhãn hiệu tập thé,

sở hữu nhãn hiệu cho

phép tô chức, cá nhân

Bảo hộ tên địa lý chỉnguôn goc địa lý của

Chức chủ sở hữu nhãn hiệu | khác sử dụng trên hàng | sản phâm từ khu vực,năng Am mm Z nk | ge `

(Điều 4) đó với hàng hóa, dịch hóa, dịch vụ của tô | địa phương, vùng

vụ của các cá nhân, tô

chức kinh doanh khác

không phải là thành

chức, cá nhân đó đêchứng nhận các đặc

tính vê xuât xứ, nguyên

lãnh thô hoặc quôc

gia cụ thê.

4 Nghị định số 197/HĐBT về Điều lệ Nhãn hiệu hàng hóa; Nghị định số 85-HĐBT ngày 13/5/1988 về bảo hộ

kiểu dáng công nghiệp; Nghị định số 200-HĐBT ngày 28/12/1988 về bảo hộ giải pháp hữu ích; Nghị định số201-HDBT về li-xăng sở hữu công nghiệp.

13

Trang 18

viên của tô chức đóliệu, vật liệu, cách thức

sản xuất hàng hoá,cách thức cung cấp

CDĐL

Quyền sở ; ` , A

hữu | Tổ chức tập thể noép| .„: „ Nhà nước (khôngLÀ Chủ thê nộp đơn phải chủ thê nộp

(Điêu 88, | đơn đơn)

121)

Quy chêđặc biệt P ^ : Ạ

(Điều Có Không Quy định trong luật105, 106)

Tô chức, cá nhân tiên

sử dụng | Thành viên của tô | các tiêu chuân do chủ

CÀ or Ron ; ~ ~ ^ | CDĐL tại địa

(Điêu 87, | chức tập thê nộp đơn |sở hữu nhãn hiệu , `

, neki qa phương tương ứng va

Bảng: So sánh Nhãn hiệu tập thể, Nhãn hiệu chứng nhận va CDDL tại Việt Nam

theo Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Sửa doi bô sung 2009, 2019)

Từ bảng trên có thể thấy một sự khác biệt quan trọng giữa nhãn hiệu chứng nhận,

nhãn hiệu tập the và CDĐL đó là quyền sử dung Các nhãn hiệu tập thé được sửdụng bởi các thành viên của tô chức đăng ký, nhãn hiệu chứng nhận thậm chí có thể

14

Trang 19

do bất kỳ ai đáp ứng các tiêu chuẩn định sẵn sử dụng, trong khi CDĐL thu hẹp

quyền sử dụng trong nhóm tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm CDDL trực tiếp taikhu vực địa lý được xác định Bởi vậy, việc xây dựng CDĐL là một ví dụ điển hình

về “bước ngoặt chất lượng” mà chính phủ đặt trọng tâm hướng đến, vừa nâng caovà tôn vinh các giá trị, vừa góp phần bảo tồn giống địa phương và cũng vừa cải

thiện thu nhập của người dân.

“Tén gọi xuất xứ” và CDĐL có thé hiểu là chiến lược dé định giá tri một sản

phẩm nông nghiệp có chất lượng đặc thù (Truong Binh Vu va Duc Huan Dao

2007) Điều 2 của Hiệp ước Lisbon? về bảo hộ tên gọi xuất xứ và Đăng ký quốc tếtên gọi xuất xứ năm 1958 (sửa đôi năm 1967 và 1979) đã định nghĩa về tên gọi xuất

xứ: “Tên gọi xuất xứ là tên địa lý của một nước, vàng hoặc địa phương dùng để chỉ

dẫn xuất xứ của sản phẩm, mà chất lượng và những đặc tính của nó dựa trên các

điều kiện môi trường địa ly độc dao, ưu việt, bao gom yếu tô tự nhiên và con

người.” Trong Khoản 22, Điều 1 của Hiệp định về các khía cạnh thương mại của

quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs)°, thuật ngữ CDĐL được sử dụng với nội

hàm rộng hơn: “CDDL là những chỉ dẫn về hàng hóa được bắt nguôn từ lãnh thổ

của một quốc gia thành viên hoặc từ khu vực hay địa lý của lãnh thổ đó có chất

lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định.” Nhìn

chung, cả CDĐL và “tên gọi xuất xứ” đều yêu cầu một mối liên hệ giữa sản phẩm

và nơi xuất xứ của nó Sự khác biệt cơ bản giữa hai khái niệm này là mối liên hệ vớinơi xuất xứ phải mạnh hơn trong trường hợp tên gọi xuất xứ Nói cách khác, tên gọi

xuất xứ là một loại CDĐL đặc biệt (WIPO 2022)

Cả hai thuật ngữ này đã có một lịch sử phát triển lâu dài trên thế giới Đầuthế kỷ XX, trong bối cảnh nền thương mại quốc nội lẫn quốc tế tại Châu Âu đangtrên đà phát triển nhanh chóng, Pháp được xem là nhà tiên phong trong việc xâydựng “tên gọi xuất xứ” và CDĐL Điều luật có liên quan đầu tiên đã được ban hànhvào năm 1905 và cho tới năm 1990, nó đã được sử dụng rộng rãi cho các sản phẩm

Š Truy cập văn bản trực tuyến: https://wipolex.wipo.int/en/text/2858565 Truy cập van bản trực tuyến: https://www.wto.org/english/docs_e/legal_e/3 1 bis_trips_04b_e.htm#3

15

Trang 20

đa dạng khác nhau như bơ sữa, hoa quả v.v Không chỉ dừng ở Pháp, bảo hộ các sản

phẩm nông nghiệp dưới hình thức “tên gọi xuất xứ” và CDDL cũng trở nên phốbiến khắp châu Au (Truong Binh Vu và Duc Huan Dao 2007)

Tại Việt Nam, hai thuật ngữ này lần đầu được đưa vào các văn bản pháp luậtvào năm 1995 và 2000 “Tên gọi xuất xứ hàng hoá” được quy định trong điều 786Bộ luật Dân sự 1995: “Tén gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương

dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt

hàng này có các tính chat, chat lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa ly độc đáo

và uu việt, bao gom yếu to tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tổ đó” Năm

2000, khái niệm CDĐL được pháp luật Việt Nam đưa vao trong Nghị định sỐ54/2000/NĐ-CP của Chính phủ Đây là văn bản pháp luật đầu tiên của Việt Namquy định về quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL và sau này được quy định

trong luật Sở hữu trí tuệ (2005, sửa đổi bố sung 2009 và 2019) Khi luật Sở hữu trí

tuệ được ban hành năm 2005, CDĐL được hiểu là “đấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm

có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh tho hay quốc gia cụ thé” và bao

hàm cả “tên gọi xuất xứ hang hoá” (Khoản 22, Điều 4) Tựu chung lại, một CDĐL

cân phải hội tụ hai yêu tô sau:

- Một là, tên khu vực địa lý phải được xác định;

- Hai là, chất lượng và tính đặc thù của sản phẩm phải có nguồn gốc từ khu

vực địa lý đã xác định và môi liên hệ này cân được thê hiện rõ ràng;

Mục tiêu chính của CDĐL được xác định là một công cụ đầy hứa hẹn để

“phát triển kinh tế xã hội xóa đói giảm nghèo” và dé bảo tồn “các giá trị văn hóa

và tri thức truyền thong cua dân tộc” (NOIP 2012; Pick và cộng sự 2017) CDDL

cũng sẽ cho phép (một số) nông pham giữ được ban sắc văn hóa và khu vực (Dao

The Anh và cộng sự 2009) Trong luận văn này, tôi cũng muốn chỉ ra rằng CDĐL

hình thành dé “định giá lại” giống địa phương, đặc biệt là nâng cao “giá trị thương

mại” trong bối cảnh toàn cầu hoá bằng cách huy động, thậm chí là vận dụng “giá trị

văn hóa” (bản sắc và di sản) liên quan đên giông địa phương.

16

Trang 21

Kể từ năm 2005, cùng với sự phát triển của Luật sở hữu trí tuệ, một sốchương trình đã được triển khai tại Việt Nam dé hỗ trợ bảo hộ CDĐL Những cuộc

hội thảo đầu tiên đã được tổ chức nhằm phổ biến các kiến thức, kinh nghiệm xây

dựng CDĐL như Hội thảo “Chi dẫn địa lý — Cách thâm nhập thị trường” (2003), hội

thảo “Chi dẫn địa lý — vùng dat của những cơ hội” (2005) (Vũ Thị Hải Yến 2008).Trong bối cảnh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đã khởi động giai đoạn đầu của“Chương trình 68” về Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ quốc gia vào năm 2008 nhằm

xác định các đặc sản có thể được hưởng lợi từ việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,

dưới dạng CDĐL hoặc Nhãn hiệu Chương trình 68 sau đó được triển khai khắpViệt Nam với mục tiêu 3 ngạch sản phẩm cho mỗi tỉnh (01 CDĐL, 01 Nhãn hiệutập thé, 01 Nhãn hiệu chứng nhận) (Pick và cộng sự 2017)

Sau hơn 25 năm ké từ khi khái niệm “Tên gọi xuất xứ” và CDDL xuất hiện

trong văn bản pháp luật Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu, xuất bản

quan tâm đến CDDL tại nước ta Giang Hoang và cộng sự đã khang định rang sựphát triển CDĐL gắn liền với công cuộc phát triển bền vững nông thôn Thứ nhất,

CDĐL tác động đến sinh kế nông thôn, tạo ra hiệu quả kinh tế cho bà con Thứ hai,

CDĐL góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường, cảnh quan nông thôn, duy trì đa

dạng sinh học (Giang Hoang và cộng sự 2020) Durand và Fournier cũng cho rằng

việc bảo hộ CDĐL giúp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và tăng chất lượng

sản phẩm ở Việt Nam (Durand và Fournier 2017) Nhóm nghiên cứu của Dao TheAnh đã b6 sung cho lập luận này bang cách dẫn chứng có một “số /ượng lớn các

giống địa phương hiện đang được bán trên thị trường Việt Nam thông qua tên địa

ly và được sản xuất trong các hệ sinh thái cụ thể, CDĐL dường như là một công cụ

khả thi dé đảm bảo da dạng sinh học và ngăn chặn quá trình xói mòn hiện tại của

nớ” (Dao The Anh và cộng sự 2009) Tuy nhiên, việc duy trì đã dạng sinh học vẫn

chưa có băng chứng xác đáng nào bởi CDĐL yêu cầu sự đồng nhất về chất lượngsản pham và có thé dẫn đến mat các “nhóm” đa dang trong sản phẩm ấy, hoàn toàntrái ngược với đa dạng sinh học Thứ ba, tác giả có nhắc đến tác động của CDĐL tớivăn hoá — xã hội nhưng chưa thực sự rõ ràng và thuyết phục Hon nữa, lay CDĐL

17

Trang 22

Cam Cao Phong làm trường hợp nghiên cứu, bài viết chưa thé hiện được nhiều các

mô tả sâu liên quan đến quá trình hình thành và quản lý CDĐL cũng như các hạn

chế trong trường hợp này

Những nghiên cứu về CDĐL ở Việt Nam thường tập trung vào hệ thống

quản lý, đặc biệt là lĩnh vực luật pháp (các hệ thống văn bản pháp luật liên quan vàcác hiện tượng vi phạm, xâm phạm quyền bảo hộ), phân tích chính sách hay tính

hiệu quả từ góc độ kinh tế và chuỗi giá trị của mô hình quản lý Trong thư mục

chuyên đề “Sở hữu trí tuệ” tính đến năm 2017 của trường Đại học Luật Hà Nội đã

thống kê ít nhất có 10 đầu sách, luận án tiến sĩ và các bài báo khoa học liên quan

đến CDĐL trên khía cạnh pháp luật Các bài viết phần lớn hướng đến phân tíchcách triển khai dự án phát trién CDĐL ở Việt Nam và chỉ ra những bat cập cùng cáckhuyến nghị (Xuân Anh 2004; Truong Binh Vu và Duc Huan Dao 2007; Trần Thị

Diệu Oanh 2007; Lê Mai Thanh và Định Thị Quỳnh Trang 2008; Lê Thị Thu Hà

2011; Lý Nam Hải 2016; Đào Đức Huấn 2017; Đặng Đức Chiến và Marie-vivien2018; Bùi Thị Hằng Nga và cộng sự 2021; v.v.) Pick và các cộng sự đã chỉ ra haihạn chế của việc triển khai CDĐL tại Việt Nam đó là số lượng CDDL còn quá it so

với các nhãn hiệu, hai là hiệu quả của việc đăng ký CDĐL hầu như không có

Những hạn chế này bắt nguồn từ một loạt các yếu tố về thé chế, kinh tế xã hội và tổ

chức có liên quan (Pick 2017, 2018) Thứ nhất, hệ thống quản lý CDDL tỏ ra kém

hiệu quả khi là quá trình từ trên xuống và do nhà nước dẫn dắt (top-down, driven), điều này làm hạn chế sự hiện diện và tham gia của cộng đồng nhà sản xuất

state-địa phương, đồng thời cũng dẫn đến sự thiếu hiểu biết và nhu cầu sử dụng CDĐL

(Pick và cộng sự 2021) Dù có nhắc tới sự hạn chế tham gia của người san xuất vàoquá trình xây dựng CDĐL, các tác giả chưa đề cập nhiều tới vai trò của tri thức địaphương Hơn nữa, trong phần lớn hồ sơ CDĐL và các văn bản chỉ đạo liên quanđến hệ thống quản lý các cấp mới chỉ tập trung vào một vài khía cạnh của giống địaphương như nguồn gen hay các đặc tính vượt trội của môi trường (khí hậu và thổ

nhưỡng) mà chưa quan tâm nhiều đến các tri thức của con người xung quanh nó,

bao gồm tất cả kỹ thuật, bí quyết và các thực hành văn hoá xã hội liên quan (trao

18

Trang 23

đổi giống, phong tục tập quán ) Từ những tri thức đó, các giá trị về hương vi, giátrị văn hoá, giá trị kinh tế hay chất lượng và danh tiếng của lúa gạo đã được sản sinhra trong qua trình canh tác Chính vì vậy, muốn hiểu rõ và tôn vinh giá trị của cácgiống lúa nếp thì một câu hỏi thiết yếu cần đặt ra đó là con người ứng xử như thếnào đối với lúa nếp hay các tri thức của con người liên quan đến lúa nếp là gì? Thứhai, khía cạnh thương mại và tiếp thị tác động đến việc sử dụng nhãn CDĐL cóđược người sản xuất/kinh doanh quan tâm không (Pick 2017, 2018) Tuy nhiên, yếu

tố quan trọng này chưa được phân tích sâu sắc Mặt khác, khi so sánh với mô hình

CDĐL tại Pháp, tác giả cũng nhận thấy một ưu điểm của hệ thống quản lý từ trênxuống ở Việt Nam Ở Pháp, hệ thống quản lý dựa trên các tác nhân, tập trung vàocác nhà sản xuất, đôi khi có thé dẫn đến các cuộc tranh luận kéo dai dé thong nhat

các quy tắc và bản mô ta Tại Việt Nam, không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức

chuyên sâu về CDĐL, và nhà nước sẽ thúc đây nhanh tiến trình xây dựng CDĐLbằng cách điều hướng trực tiếp Tất nhiên, hệ quả nghiêm trọng của việc này đó làhệ thống quản lý không có sự tham gia của người sản xuất và xa rời thực tế (Pick vàcộng sự 2021) Dao The Anh và các đồng nghiệp cũng bồ sung thêm việc xây dựng,quản lý và bảo hộ CDĐL sẽ gặp một số khó khăn như hệ thống hành chính chưahoàn thiện và thiếu sự thống nhất giữa các quy tắc, kiểm soát và các chế tài xử phạt

(Dao The Anh và cộng sự 2009) Do vậy, một mô hình CDĐL từ dưới lên có xem

xét vai trò của các bối cảnh CDĐL cụ thể được đề xuất khuyến nghị (Đặng Đức

Chiến và Marie-vivien 2018; Pick 2021) Tiếp tục vấn đề những hạn chế của mô

hình CDĐL ở Việt Nam, tác giả Nguyen Thu Thuy lại tập trung phân tích sâu tác

động của hệ thống quản lý đến chất lượng CDĐL (Nguyen Thu Thuy và cộng sự2016) Bài viết chỉ ra các vai trò của chính quyền ở cả cấp quốc gia và địa phương

trong việc xây dựng, quản lý và nâng cao chất lượng CDĐL chè San Tuyết Mộc

Châu, nước mắm Phú Quốc, vải thiều Lục Ngạn Mặt khác, cũng chỉ ra những hạn

chế và bất cập trong hệ thống quản lý của nhà nước một cách chung chung và

không có phân tích sâu từ ba trường hợp nghiên cứu trên.

19

Trang 24

Trong một số nghiên cứu và báo cáo, các tác giả đã cho thấy sự xung đột

giữa các cấp ban hành chính sách và quản lý CDĐL từ trung ương tới địa phươngcó một khoảng cách lớn và nhiều xung đột chồng chéo nhau, đặc biệt là khi mỗi

một cơ quan quản lý (Bộ/Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ/Sở Khoa họccông nghệ, Bộ/Sở công thương v.v.) với một nhiệm vụ riêng biệt lại gần như tách

rời và chưa thé hiện được sự phối hợp cùng nhau trong triển khai chính sách Hơn

thé, ở mỗi trường hợp cụ thể, sự “phân hoá” này lại khác biệt bởi quyền quản lý

CDĐL được trao cho các cấp cơ quan khác nhau (Vũ Thị Hải Yến, 2008; Dao The

Anh và cộng sự 2009; Đào Đức Huấn 2017; Đặng Đức Chiến và Marie-vivien2018; Bùi Thị Hang Nga và cộng sự 2021)

Riêng trường hợp lúa nếp Khẩu Tan Don, đã có một Luận văn thạc sĩ Pháttriển Nông thôn nghiên cứu về CDĐL này Tuy không đặt trọng tâm phân tích về

CDĐL, Hoàng Văn Sơn vẫn mô tả quá trình phát triển giống lúa nếp này gắn với

CDĐL và phát triển sản xuất nông thôn Tác giả đã mô tả thực trạng sản xuất KhâuTan Đón tại địa, đồng thời phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến sản xuất bền vữngKhẩu Tan Đón trong tương lai (yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội) Tác giả nhiều lần

dé cập CDDL là một trong các yếu tố làm thay đổi quy mô và chiến lược sản xuất

của người dân, tuy nhiên tác giả không có những lập luận và phân tích dẫn chứng

mà chỉ nêu chung chung (Hoàng Văn Sơn 2019).

Nhìn chung, các nghiên cứu trên thường phân tích theo góc độ kinh tế, chính

sách, luật định, các tài liệu sử dụng thường là tài liệu thứ cấp, hồ sơ, văn bản hành

chính, pháp luật và ít sử dụng tài liệu định tính trong nghiên cứu trường hợp Nhận

thấy rằng quản lý và phát triển lúa gạo nói chung, CDĐL nói riêng đã và đang làmột trong các van dé trọng tâm trong công cuộc phát triển đất nước, dé hiéu rõ nó,cần có một góc nhìn đan xen giữa các vấn đề nghiên cứu với bối cảnh cụ thê, đặc

biệt là các góc nhìn dựa trên tiếp cận Nhân học (nhân học phát triển) Ngoài ra, vai

trò của người sản xuất hay các nông dân cùng các tri thức của họ đối với chat lượngsản phẩm và tính hiệu quả trong quản lý CDĐL dù đã được điểm qua trong các hạn

chê nhưng chưa nhận được sự quan tâm xác đáng Cũng bởi nghiên cứu chính sách

20

Trang 25

được đặt làm trọng tâm phân tích, những nghiên cứu ở Việt Nam chưa tập trung

nhiều vào việc xem xét sự tương tác giữa các tác nhân khác nhau trong một dự ánphát triển CDĐL trong bối cảnh kinh tế thị trường (người dân, chính quyền, thi

trường ) Theo đó, một nghiên cứu nhân học về trường hợp CDĐL cụ thể có thểmang lại những đóng góp và bé sung cho van đề nghiên cứu này

1.2 Cơ sở lý luận và khái niệm

CDDL ở Việt Nam là một chính sách bao gồm cả mục tiêu hỗ trợ thu nhậpvà cải thiện đời sống cho người nông dân Nó có thé được coi là một dự án pháttriển của nhà nước, bởi vậy, ta có thể tiếp cận nó thông qua một phạm vi tiếp cậnrộng là Nhân học phát triên” Olivier De Sardan đã chỉ ra rằng có ba cách tiếp cậnphổ biến khi nghiên cứu nhân học phát triển, trước hết là: 1) Giải kiến tạo các diễnngôn phát trién/disconstruction of development discour và 2) Tiếp cận theo chủnghĩa dân tuý/populist approach (Olivier De Sardan 2005, 2008) Cách tiếp cận thứ

nhất thường phản bác lại các dự án phát triển, tuy nhiên nó áp đặt một hệ tư tưởng

chung chống lại sự phát triển theo định hướng phương Tây vào các bối cảnh khác

nhau Olivier de Sardan chỉ trích về cách tiếp cận này rằng: họ tập trung nhiều hơnvào “cấp độ thê chế và hệ tư tưởng”, vào “tường thuật và diễn thuyết” hơn là những

gì xảy ra trên thực địa Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhiều dự án phát triểnđem lại “vấn đề” nhiều hơn là giải pháp, nhưng thường có xu hướng áp dụng nhữngquan điểm mang tính tư tưởng và ít tính thực nghiệm, đôi khi theo sát một quanđiểm chung và bat chap sự đa dang trong thực tiễn (Olivier De Sardan 2005, 2008;Pannier 2020) Cách tiếp cận thứ hai tập trung nhiều hơn vào người dân, cụ thê làcoi trọng việc xem xét tri thức bản địa của họ Nhiều nhà nghiên cứu theo hướngnày mong muốn xem xét và phát huy giá trị của người dân địa phương, vốn lànhững người tiếp nhận và thụ hưởng các dự án nhưng hiểu biết và sự tham gia của

họ không được dự án tính đến trực tiếp Tác giả cũng nhắn mạnh ở cách tiếp cận thứ

hai chia ra hai trường phái là trường phái hệ tư tưởng và trường phái phương pháp

7 Khái niệm nhân học phát triển ở đây dùng với nghĩa là nghiên cứu về phát triển theo hướng nghiên cứu hàn

lâm học thuật (Nguyên Văn Sửu 2016).

21

Trang 26

luận Theo đó ông phản đối hướng hệ tư tưởng bởi nó tạo ra một số khung hay

khuôn mẫu có sẵn áp đặt vào cách tiếp cận và phân tích hay có xu hướng đề cao “lý

tưởng hoá” các thực tiễn và tri thức dân gian (ví dụ như hệ tư tưởng duy văn hoá),

trong khi đó hướng phương pháp luận sẽ dựa vào thực tiễn và bối cảnh của từng

trường hợp cụ thé.

Ông đề xuất một cách tiếp cận thứ ba mà ở đó cung cấp một lối diễn giải mới

và tổng thể hơn, đó là tiếp cận theo “sự đan xen của các logic xã hội”, trong đó đã

khắc phục những hạn chế của hai cách tiếp cận đầu tiên Đây là một cách tiếp cận

đặt các dự án hay các chính sách phát triển làm đối tượng, theo đó tập trung vào cáctác nhân (actor-centered approach) bao gồm cả những người ban hành, t6 chức thực

hiện dự án, chính sách và cả những người “thụ hưởng” Hướng tiếp cận này giúpnăm bắt thực tiễn xã hội, nhận thức và chiến lược của các tác nhân khác nhau thamgia vào dự án/chính sách phát triển cũng như các quan hệ tương tác giữa các tácnhân đó mà không đặt nặng vào hệ tư tưởng (giống như hệ tư tưởng “chống phát

triển” ở cách tiếp cận thứ nhất), hoặc nhấn mạnh quá mức vao người dân địa

phương (người nghèo, tri thức địa phương v.v trong cách tiếp cận thứ hai) (Olivier

De Sardan 2005, 2008; Pannier 2020).

Đồng thời, ông cũng xây dựng một khái niệm quan trọng, đó là “đấutrường”: “Một dau truong [ ] la noi dién ra những cuộc đụng độ cụ thể của những

tác nhân xã hội vốn đang tương tác với nhau xung quanh những vấn đề chung nào

đó Một dự án phát triển là một dau trường Quyên lực ở làng xã là một dau trường.Một hợp tác xã là một dau trường [ ] Đây là một khái niệm uyén chuyển, mà

ngoại dién và hình thức của nó biến thiên tùy theo các bối cảnh va các chủ dénghiên cứu” (Olivier De Sardan 2008, 321) Luận văn này sẽ tập trung đề cập đến

nhà nước, nông dân, thị trường với tư cách là các tác nhân chính tham gia vào chính

sách phát triển và quản lý CDĐL (“đấu trường”) Dé phản ánh và mô tả sự tương

tác trong quan hệ nhà nước và nông dân cùng với tác động của thị trường (người

buôn bán, giá cả, doanh nghiệp tư nhân v.v.) trong “đấu trường” chính sách này, tôicho rằng cần thực hiện một nghiên cứu dựa trên phương pháp tiếp cận thứ ba của

22

Trang 27

nhân học phát triển đan xen với nhân học chính trị Tuy nhiên, dé làm được điều đó,

ta phải xuất phát từ việc tìm hiểu một số khái niệm và quan điểm quan trọng.1.2.1 Nhà nước

“Nhà nước” là một từ ngữ xuất hiện phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, tuy

nhiên nó cũng là một thuật ngữ quan trọng trong các nghiên cứu khoa học xã hội,

đặc biệt là các nghiên cứu liên quan đến Nhân học phát triển và Nhân học chính trị.Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau xung quanh thuật ngữ trên, và trong luận

văn nay, tôi sẽ sử dụng khái niệm “Nhà nước/State” của Kerkvliet: “Nhà nước là

các tổ chức và cơ quan ban hành, áp dụng và thực thi pháp luật nhằm phổ biếnchúng tới toàn thé xã hội và các đơn vị nhỏ hon.” (Kerkvliet 2001, 240) Có théhiểu ngắn gọn rằng Nhà nước là một tô chức chính trị tập trung (gồm các cơ quan,ban ngành ở các cấp khac nhau), ban hành, áp dụng và thực thi các quy tắc và luật

pháp đối với dân cư trong một lãnh thổ quốc gia nhất định

1.2.2 Nông dân

Trên thế giới, thuật ngữ nông dân vốn có một lịch sử tranh luận dài và phứctạp Nó không chỉ có nhiều cách định nghĩa khác nhau, mà ở những ngôn ngữ khácnhau lại mang những sắc thái riêng biệt trong nội hàm ý nghĩa Trong một số bàitổng thuật xung quanh khái niệm này, các tác giả đã đồng tình rằng có nhiều định

nghĩa bởi sự đa dạng của các nhóm nông dân, sự đa dạng của các trường phái tư

tưởng trên khắp thế giới lẫn yếu tố “động/biến đổi” của nội hàm khái niệm theochiều dài lịch sử (Nguyễn Văn Sửu 2002; Edelman 2013) Khi lược thuật về khái

niệm nông dân, Edelman đã phân loại nó theo 4 nhóm khác nhau: các định nghĩa cótính lịch sử, nhóm định nghĩa trong khoa học xã hội; định nghĩa của các nhà hoạt

động chính trị và các định nghĩa có tính quy phạm, chuẩn mực Xét theo khía cạnhlịch sử, trong ngôn ngữ Latinh, cái gốc đầu tiên của từ “nông dân/peasant” dùng déchỉ người nghèo ở nông thôn, người làm nông hay ngững kẻ tam thường, phổ thông,

thậm chí là những nét nghĩa tiêu cực có tính xúc phạm (Edelman 2013) Trong khoa

học xã hội, điều này cũng được những chuyên gia về nông dân (như Teodor Shanin,

23

Trang 28

Eric Wolf) chỉ ra khi xem xét đặc trưng có tính quyết định thân phận nông dân củamột cá nhân đó chính là địa vị “thấp kém” của anh ta trong xã hội (Mintz 1973; Van

Nguyen-Marshall 1994) Soi xét theo góc nhìn này vào lịch sử xã hội Việt Nam,

điều này tưởng chừng như không thực sự phù hợp, bởi nói cho cùng, nông dân làsản phẩm của từng bối cảnh lịch sử cụ thé (Mintz 1973) Trong tiếng Việt, từ “nông

dân” là một từ Hán Việt, vốn dùng dé ám chỉ người làm nghề nông, nhưng đồng

thời cũng được giai cấp thống trị gán cho hàm nghĩa phân tầng xã hội Vào các thời

kỳ chịu ảnh hưởng mạnh bởi Nho giáo, Si — Nông — Công — Thuong là trật tự xã hội

mà trong đó, tang lớp nông dân được dé cao về mặt danh vi, ít nhất là hơn so vớitang lớp làm nghề thủ công nghiệp và buôn bán Sang thời kỳ cách mang vô sản vàChủ nghĩa xã hội, nông dân trở thành một giai cấp quan trọng có lực lượng đông

đảo, đóng vai trò như một lực lượng chính trỊ nòng cốt được ngoi ca Điều này được

thé hiện rõ trong các văn kiện và tư liệu của Dang cùng hàng loạt các công trìnhnghiên cứu về giai cấp nông dân ở Việt Nam Ở thời kỳ này, “nông dân” là mộtminh chứng cho địa vị “vô sản” của một cá nhân và anh ta có quyền tự hào về nó.Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phản bác hoàn toàn những lập luận của mộtnhóm các học giả phương Tây về vị thế của người nông dân khi nhìn vào trườnghợp Việt Nam và đây cũng chính là điều chưa nhận được sự quan tâm xác đáng củacác công trình học thuật trong nước Nếu xem xét về mặt quyền của nông dân, phầnlớn họ luôn là những người bị bóc lột (sở di tôi muốn nhấn mạnh “phần lớn” ở đâybởi nông dân không phải là một tập thể đồng nhất và điều này sẽ được quay trở lạisau), họ có ít hoặc không có quyền sở hữu ruộng đất và chính vì thế, nó đã dẫn đến

phong trào khởi nghĩa nông dân và sau nay là cuộc cách mạng vô sản bởi những

xung đột, mâu thuẫn không thể điều hoà Trên thực tế, họ thực sự đã trở thành

những người ở dưới đáy của xã hội Sau khi cách mạng thành công, dưới sự lãnh

đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, giai cấp nông dân tất yếu là một lực lượng cáchmạng quan trọng, tuy nhiên họ cũng đồng thời được cho là có nhiều điểm hạn chế

cần loại bỏ: 1/ nông dân không thể tự lãnh đạo mình và cần có giai cấp công nhân

dẫn dắt; 2/ nông dân (đặc biệt là nông dân miền Bắc) được gọi chung là “tiêu nông”

24

Trang 29

bởi họ mang tư duy tiểu nông, thủ cưuŠ, có thể gây cản trở cho sự thăng lợi của cách

mạng và sự phát triển của đất nước (Kerkvliet 2005; Lâm Minh Châu 2017) Kê từsau đối mới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, “địa vị thấp kém” của

người nông dân lại được tái khăng định cùng với thuật ngữ “tách biệt xã hội”? khihọ rất khó tiếp cận những quyền lợi của mình trong xã hội, từ kinh tế, giáo dục, y tếcho đến chính trị (Mai Ngọc Anh 2013) Đồng thời, xã hội cũng tồn tại thuật ngữ

“người nhà quê” như một danh xưng mang tính phân biệt giữa nông thôn và thành

phó, nhà quê và thành thị Có thé thấy rằng, bức tranh tông thé về thân phận người

nông dân Việt Nam qua các thời kỳ tương đối giống với những gì mà nhà nhân họcGeorge Dalton đã nhận định về người nông dân ở Châu Âu thời trung cổ: Nông dân lànhững người thấp kém về mặt luật pháp, chính trị, xã hội và kinh tế (Edelman 2013)

Vào những năm 60-70 của thế kỉ 20, sức ảnh hưởng to lớn của những cuộc

cách mạng nông dân, các phong trào giải phóng dân tộc hay cuộc chiến chống thực

dân đã kích thích sự quan tâm của các học giả khoa học xã hội về nông dân cũng

như các cư dân nông thôn (rural population) (Edelman 2013) Nông dân, theo một

cách nào đó đã được các học giả cố găng định nghĩa thành một nhóm phân biệt vớiphần còn lại của xã hội, những nhóm không thuộc nông dân Lâm Minh Châu đãtổng thuật từ các định nghĩa của Chayanov, Scott và Shanin: ““peasant” là một

thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong các tranh luận nhân hoc dé chỉ những người

nông dân sản xuất nhỏ, sống trong các làng xã khép kín, canh tác các mảnh ruộngmanh mún, sử dụng thuần tuỷ lao động gia đình và các công cụ thô sơ, trên cơ sở

một nên kinh tế hoàn toàn tự Cung tu cấp và hiểm khi có du thừa của cai.” (Lâm

Minh Châu 2017, 38) Nhìn chung, các định nghĩa này là một sự cố gang của việckhái quát hoá, điều này đã làm mờ đi sự đa dạng và phân hoá trong chính nhómnông dân Mintz đã lưu ý rằng “/ưực tế là không có nơi nào mà các tang lớp nôngdân tạo thành một khối đồng nhất, mà ở khắp mọi nơi họ luôn luôn được định hình

8 Tiểu nông, thú cựu là hai tính từ ám chỉ tâm lý, tư duy bảo thủ của người nông dân về việc sản xuất nhỏ lẻ,e dé trước việc sản xuất lớn (Lam Minh Châu 2017).

° Tach biệt xã hội theo định nghĩa của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): là một quá trình mà những thành

viên hay gia đình, nhóm người (cộng đồng) bị tước đoạt những nguồn lực cần thiết cho sự tham gia đầy đủvào xã hội, kinh tế và cá hoạt động chính trị trong cộng đồng (Mai Ngọc Anh 2013).

25

Trang 30

bởi sự phân hóa nội tại theo nhiều hướng khác nhau.”, do đó các định nghĩa khái

quát chung sẽ phải đối mặt với một “hỗn hợp” nông dân xét theo địa vị, tộc người,hay các xã hội khác nhau và vì vậy, cần phải có các định nghĩa cụ thể hơn cho từng

trường hợp (Mintz 1973, 93) Trong các văn bản chính thống ở Việt Nam, nông dânhay giai cấp nông dân, và đôi khi là tiểu nông, là các thuật ngữ đã vô hình chungđóng khung người nông dân thành một tập thê đồng nhất, làm ân đi sự đa dạng vàchồng chéo phức tạp của bản chất các nhóm nông dân khác nhau cũng như quan hệ

giữa chúng Hơn nữa, như Shanin đã lưu ý, nông dân “không chỉ là một công trình

phân tích mà còn là một nhóm xã hội ton tại trong ý thức tập thể và hành vi chính

trị của các thành viên.”, do đó “nông dân” không chỉ là một khái niệm mang tính

cấu trúc xã hội được gán cho một nhóm người, mà còn là một dạng tự nhận dạng và

tự mô tả (Shanin 1973; Edelman 2013) Có thé hiểu rằng đây là câu hỏi liên quan

đến việc “nông dân” được gán vào các cá nhân và nhóm bởi ai, khi nào và vì sao: ta

thường xem xét những khái niệm phân tích được gan cho nhóm “nông dân” ma

thường bỏ qua việc xem xét họ tự nhận dạng mình như thế nào, là một người nông

dân nguyên ban hay cũng pha lẫn với các nhận dạng khác như người di cư, người

buôn bán nhỏ, giáo viên, cán bộ nhà nước, cán bộ về hưu, cựu chiến binh v.v

(Edelman 2013) Việc xem xét kĩ lưỡng sự phân hoá của các nhóm nông dân này sẽ

bổ sung cho những khoảng trống mà sự khái quát hoá định nghĩa về nông dân ởViệt Nam đã tạo ra, ví dụ như nông dân đồng băng Bắc Bộ không thé là đại diện

cho toàn bộ nông dân Việt Nam, sự khác nhau giữa nông dân đồng bằng Bắc Bộ so

với nông dân ở Tây Nguyên, Nam Bộ, nông dân ở miền núi phía Bắc, giữa nôngdân là người Kinh với nông dân là các đồng bào dân tộc thiêu số v.v Hơn nữa, bêncạnh việc so sánh những nhóm nông dân theo khu vực hay tộc người, ta còn có thé

tìm hiểu sâu về sự đa dạng chồng chéo trong thực tiễn xã hội của từng nhóm nhỏ

hon trong một nhóm cụ thé, ví dụ như các nhóm tinh hoa nông thôn (rural elites),các nhóm lợi ích, các nhóm chiến lược khác nhau đối với những đối tượng và bối

cảnh cụ thể, hay những nhóm mà các cá nhân trong đó mang một số đặc tính chính

26

Trang 31

của nông dân nhưng cũng đông thời có những đặc tính của các nhóm khác ngoài

nông dân.

Dù có thể nói rằng không có định nghĩa chung nao có thể giải thích cho toàn

bộ sự đa dạng giữa các bộ phận của tầng lớp nông dân, Mintz vẫn đưa ra những đặc

tính chung, đó là: “sản xuất nông nghiệp có định hướng tiền mặt, sự phụ thuộc vào

nhà nước và các lực lượng bên ngoài khác, cộng dong sinh sống nhỏ và nên kinh tế

hộ gia đình” (Mintz 1973, 102) Tôi cho rang những đặc tính này cần chú ý khi

phân tích một xã hội/cộng đồng nông dân cụ thể ở Việt Nam

Thứ nhất, trong bối cảnh các cộng đồng nông dân ở vùng châu thô Bắc Bộ

trước đây, sức ảnh hưởng của cộng đồng làng xã người Việt đến xã hội nông dân rất

quan trọng, hay còn được dân gian ví von “Pháp vua thua lệ làng” Rõ rang, không

một người nông dân nào có thể tự tồn tại mà không gan với cái làng của anh ta Vì

vậy, dé hiểu được người nông dân, cần tìm hiểu về cộng đồng sinh sống của họ theotừng bối cảnh, từng khu vực nghiên cứu Tiếp theo, trong các nghiên cứu về nông

thôn Việt Nam nói chung, làng thường được xem là trọng tâm của đơn vị phân tích

(Papin và Tessier 2002; Nguyễn Công Thảo 2010) Tuy việc hiểu về cộng đồng haytổ chức xã hội của nông dân là quan trọng, nhưng nền kinh tế hộ gia đình được coilà động lực cho nông dân, tạo ra những lợi ích và xung đột, do đó cũng cần xem xét

phân tích sự tương tác giữa nhà nước, nông dân và thị trường dựa trên hộ gia đình.

Thứ hai, tác giả đã đề cập đến một yếu tố rất quan trọng khi xem xét định

nghĩa nông dân đó là mối quan hệ hay sự tương tác giữa nông dân và phần còn lại

cua xã hội/lực lượng bên ngoai như “giai cấp thống trị” (địa chủ, nhà nước v.v.) vàkhông thé không kể đến lực lượng thị trường (thương nhân, tiêu thương, doanhnghiệp v.v.) trong bối cảnh hiện nay Trong định nghĩa của mình, Shanin cũng nhắc

đến thế lực bên ngoài khi khẳng định “sự khuất phục đa chiều cạnh đối với các thế

lực bên ngoài” là một trong các yếu tố gắn kết với nhau dé hình dung tầng lớp nông

dân (Shanin 1973).

27

Trang 32

Thứ ba, ở những đặc tính mà Shanin hay Mintz nêu ra về mối quan hệ giữa

nông dân và các lực lượng ngoài nông dân dường như đang đi theo một khung cố

định là “sự phụ thuộc” hay “sự khuất phục” dù rằng có yếu tố đa dạng về hình thức,chiều cạnh, mức độ Tôi cho rằng mối quan hệ này là một sự tương tác hai chiều, cóthể ở phần đa các trường hợp, nông dân là một lực lượng dễ bị tốn thương và lệ

thuộc, nhưng cũng không vi thé mà phủ nhận những phản hôi"? khác của nông dântrước sự chi phối, ảnh hưởng hay sức mạnh của các lực lượng bên ngoài và bó heptrong sự khuất phục Điều này có thể thấy được qua nghiên cứu của BenedictKerkvliet về các dạng thức của khái niệm “chính trị hàng ngày” mà ông đưa ra

1.2.3 “Chính trị hàng ngày” và mối quan hệ giữa nhà nước và nông dân

Trong những nghiên cứu về tương tác giữa nông dân và các lực lượng ngoàinông dân, đã có nhiều nghiên cứu tập trung về quan hệ giữa nhà nước và nông dân.Với trường hợp Việt Nam, hệ thống công trình của Benedict Kerkvliet từ các tiếpcận phân tích mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội, làng và xã hội nông dân đều thểhiện rõ mối tương tác trên, từ phạm trù rộng đến hẹp Nhưng nói chung, “xã hội”

hay “làng xã” đều bao gồm xã hội nông dân Ông cho rằng khó lòng nào mà phân

định rạch roi biên giới giữa nhà nước (state) và xã hội (society), bởi nhà nước cũng

tự bản thân nó là một phần của xã hội (Kerkvliet 2001) Do đó, thay vì cố gắngphân tách chúng, ông lại quan tâm đến mối quan hệ giữa hai chủ thé này Ông định

nghĩa (Kerkvliet 2001, 240):

Xã hội/Soclety: “là một thuật ngữ tóm tắt để chỉ những người trong một

quốc gia, bao gồm các thé chế và phong tục của họ, những người có chung

hoàn cảnh chính trị, sinh thái và môi trường Không một xã hội nào có thể

đồng nhát Nhưng dé trở thành một xã hội, họ phải có một số đặc điểm

chung quan trọng, một số tập quán nhất định, hoặc những vấn đề cụ thể.”

10 Phản hồi ở đây mang hàm nghĩa bao trùm, có thé là sự chấp thuận, đồng thuận, thoả hiệp, khuất phục, phản

kháng hoặc một cách phan hôi nào đó nam ở giữa những yêu tô trên.

28

Trang 33

Từ định nghĩa vê xã hội này và những khảo liệu vê khái niệm nông dân, ta có thê

thay hai từ khoá được nhắc lại đó là xã hội nông dân có một sô đặc diém chung nhat

định, nhưng không đồng nhất

Một trong những luận điểm chính của ông là đưa ra 3 cách tiếp cận để xemxét mối quan hệ nhà nước — xã hội ở Việt Nam: 1) Nhà nước cầmquyén/dominating state, 2) Chủ nghĩa huy động hội đoàn/mobilisational

corporatism và 3) Đối thoại/dialogue Cách tiếp cận thứ nhất và thứ hai tập trung

vào các thé chế chính thức của chính trị Cả hai cũng nhấn mạnh chính tri cấp quốcgia, chú trọng ít đến các động lực chính trị địa phương Trong đó, ở cách tiếp cận

thứ ba, Kerkvliet quan tâm đến các cuộc đàm phán giữa nhà nước và các cá nhân,

nhóm và lực lượng xã hội nằm ngoài sự chặt chẽ của hệ thống điều hành (thường ởcấp địa phương — mắt xích yếu nhất) Ông cho rằng những lực lượng này có thé tácđộng ngược lại chính sách và hệ thống chính trị của nhà nước, đơn cử, đó là trườnghợp Đổi mới khi sức ép của những người nông dân đã khiến nhà nước phải từ bỏnền kinh tế tập thé Kerkvliet cũng đề cập đến sự lỏng lẻo của các cấp chính quyềnđịa phương, bởi ông đồng tình với Melanie Beresford rằng “nhà nước từ lâu đã

phân quyên cao độ”, khiến các chính sách và chương trình của chính quyên trung

ương khó thực sự được thực hiện và can có sự thương lượng đáng kể giữa cơ quan

có thẩm quyên ở cấp địa phương và cấp trung ương.” (Kerkvliet 2001, 244) Các cơ

quan nhà nước từ cấp quốc gia cho đến cấp thôn bản có mức độ gắn kết khác nhau,nhưng nhìn chung nhà nước và các cơ quan chính thường gắn kết ở cấp trung ương

và lỏng lẻo dần ở cấp địa phương, ngược lại, các đoàn thê hay hội nhóm lại gắn kết

hơn ở cấp địa phương (Kerkvliet 1995; Huynh Thi Phuong Linh 2015) Tuy vậy,

ông chưa phân tích sâu về các mức độ phân quyền, phân tầng hay thậm chí là những

xung đột, sự tách rời và chồng chéo của các cấp cơ quan, chính quyền, đoàn théthuộc khối nhà nước trong việc ban hành, triển khai các chỉ đạo, chính sách Bêncạnh đó, ở cấp địa phương sự lỏng lẻo không chỉ thé hiện ở cấp độ quản lý hay sự

bat cap trong viéc triển khai các chi đạo, mà còn thé hiện ở mức độ ảnh hưởng của

quyền lực nhà nước mà các hội, nhóm/tô hay hợp tác xã là một ví dụ điền hình

29

Trang 34

Trong quá khứ, ta đã chứng kiến sức mạnh và vai trò của các tổ chức xã hội dânsự!! (XHDS), ví dụ như các giáp, phường, hội trong làng Việt Bắc Bộ cho đến trước

thời kỳ tập thé hoá Ké từ thời kỳ tập thé hoá, các tổ chức này gần như biến mat

nhiều và mới chỉ bắt đầu hồi phục lại sau Đổi mới, nhưng không còn giữ được vị trivà chức năng như cũ bởi sự kiểm soát của nhà nước, hay hiện tượng mà Kerkvlietgọi là chủ nghĩa huy động hội đoàn Một trong những đặc điểm quan trọng của tổchức XHDS là dé cao tính tự nguyện của người tham gia, nhưng dường như điềunày dang bị phot lờ trong hau hết các hội ở Việt Nam khi “quyền lập hội” xuất pháttừ chính sách khuyến khích, vận động của nhà nước như Hội nông dân, Hội phụ nữ,Hội cựu chiến binh và cả các HTX dịch vụ Thực tế, khi nhà nước muốn kiểm soátcác tô chức XHDS thì tính tự nguyện sẽ suy giảm và theo thời gian nó trở nên hình

thức (Bùi Quang Dũng 2014) Câu hỏi đặt ra ở đây là hiện nay, sức ảnh hưởng của

nhà nước trong các hội nhóm này ở mức độ như thế nào, liệu các hội nhóm này chỉcòn là hình thức, hay trong nội tại nó vẫn đang âm thầm diễn ra một thứ chính trị

hàng ngày phức tạp? Day cũng là điểm tôi muốn tìm hiểu trong nghiên cứu trường

hợp của mình về một HTX dịch vụ cu thé tại dia bàn nghiên cứu

Kerkvliet cũng phân biệt ba hình thức chính trị khác nhau Các nghiên cứu

chính trị thông thường phần lớn chỉ giới han ở các khía cạnh của hai nhóm: 1)Chính trị chính thức/official politics (nó gắn với chính quyền và các cơ quan, ngoàira cũng có thể kế đến các tổ chức như trường học, các hiệp hội, đoản thể v.v., cáchoạt động chính trị chính thức cũng có thể bao gồm từ chính thức đến không chính

!! Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất nào bao hàm hết nội dung của XHDS nhưng nhìn chung,

tất cả các cách định nghĩa về XHDS đều nhắn mạnh đến tinh thần tự nguyện của công dân trong việc tham

gia các tổ chức hay hoạt động nhằm bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trị của mình Ngoài ra, XHDS còn

là một khu vực thứ 3 của xã hội hay còn gọi là khu vực “phi lợi nhuận”, bởi nó nằm giữa Nhà nước và thị

trường kinh doanh bởi mục đích của nó không nhằm theo đuôi quyền lực chính trị hay mục tiêu về lợi nhuận

kinh tê (Bùi Quang Dũng 2014) Tất nhiên, nó cũng có thé coi là khu vực phi nhà nước bởi không chịu sự chi

phối hay kiểm soát của nhà nước mà hoàn toàn do cộng đồng tự do kiểm soát (tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự

phân tách giữa XHDS với quyền lực của nhà nước mới chỉ được tách ra từ thé ki XVII, XVIII ở châu Âu và

thực tế, XHDS có nhiều mỗi quan hệ chặt chẽ với nhà nước) (Phạm Quỳnh Phương 2016) Bên cạnh đó, cóthể thấy rõ ràng XHDS được cấu thành nên bởi các hệ thống các tổ chức xã hội của người dân và những tổ

chức này được hình thành, gắn kết bởi những nhu cầu, sự hợp tác, chiến lược chung, lợi ích chung, sự tương

trợ (Nguyễn Minh Phương 2006).

Cần phân biệt giữa hai thuật ngữ XHDS va Tổ chức XHDS O Việt Nam XHDS chưa được nhà nước chínhthức thừa nhận và hơn nữa còn đang được các giới học giả tranh luận về sự tồn tại của nó (Bùi Hải Thiêm2016) Còn tô chức XHDS rõ ràng là một bộ phận quan trọng cấu thành nên một XHDS.

30

Trang 35

thức, đến các hoạt động bat hợp pháp); 2) Chính trị vận động/advocacy politics (nóliên quan đến những nỗ lực vận động, phối hợp trực tiếp dé hỗ trợ, chỉ trích và phảnđối chính quyền, các chính sách và chương trình của họ, nó cũng bao gồm côngkhai ủng hộ các chương trình và hệ thống chính trị thay thế) (Kerkvliet 2009) Điềumà ông muốn đặt trọng tâm chú ý hơn đó chính là hình thức thứ 3 - khái niệm“chính trị hàng ngày”, tập trung vào nghiên cứu chính trị của những người ở tầngthấp/dân thường (grassroot), mà cụ thể là nông dân “Chính trị hàng ngày liên quan

đến việc mọi người chấp nhận, tuân thủ, điều chỉnh và tranh chấp các chuẩn mực

và quy tắc liên quan đến quyên hạn, sản xuất hoặc phân bồ các nguồn lực”, hơnhết, điểm khác biệt của nó là “ liên quan hoặc không có tổ chức, thường là hành vi

cá nhân và nhỏ nhặt, được thực hiện bởi những người có lẽ không coi hành động

của họ là chính trị.” (Kerkvliet 2009, 232) Bên cạnh đó, những hoạt động chính tri

phi chính thức trong nhóm 1 cũng có thê được coi là chính trị hàng ngày

Ông lập luận rằng có 3 loại hình của chính trị hàng ngày mà tôi cho rằng nó

cũng tương ứng với các hình thức phản hồi khác nhau khi xem xét quan hệ nông

dân — nhà nước: hỗ trợ và tuân thủ; sửa đổi và né tránh; kháng cự hay phan kháng.Trong đó, hình thức chính trị hàng ngày được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất đóchính là sự phản kháng của nông dân và có thé ké đến James Scott với các tác phâm

như “Weapon of the weak: Everyday Forms of Peasant Resistance” (Vũ khí của kẻ

yếu: những hình thức phản kháng hàng ngày của nông dân) (1985), “Seeing like astate” (1998), “The art of not being governed” (Nghệ thuật để không bị cai trị)

(2009) Scott cho rằng các nghiên cứu về nông dân đã quá tập trung và đề cao các

cuộc nổi dậy trong khi chúng thường bị đàn áp tàn khốc hoặc đi đến thất bại Ôngkhang định những cuộc khởi nghĩa nông dân có sứ mệnh va vai trò của nó trong lịchsử, nhưng ko thé phot lờ tầm quan trọng của những cuộc phan kháng “du kích”thầm lặng hàng ngày của nông dân Đó là những hình thức phản kháng hàng ngày(everyday forms) hay những “vũ khí” mà người nông dân sử dụng như việc lan đấtruộng 5% của nhà nước, giả vờ phục tùng, nói xấu, lề mé, ăn cắp thức ăn v.v Ôngđịnh nghĩa “Những sự phản kháng của giai tang thấp hơn (thể hiện) trong giới nông

31

Trang 36

dan là bat kỳ hành động nào của (các) thành viên thuộc giai tang đó có ý định làm

giảm nhẹ hoặc tw chối những yêu cầu (ví dụ: tiền thuê nhà, thuế, sự tôn kính/tuântheo/phục tùng) được áp đặt vào họ bởi các giai tang cao hon (vi du: dia chu, nha

nước, chủ sở hữu máy móc, chủ nợ) hoặc dé dé nghị các yêu sách của chính minh

doi với các giai tang cao hơn này (ví dụ: công việc, đất dai, sự cứu tế, sự tôntrong).” (Scott 1986, 22) Biéu hiện của chúng thường nhỏ lẻ, cá nhân và ko đi đến

một cuộc tranh đấu tập thể trực diện băng cách phối hop với nhau (Scott 1985,

1986; Vũ Thi Thu Thanh 2016).

Bên cạnh đó, các hình thức còn lại ít được quan tâm hon, đặc biệt, tôi cho

rằng né tránh và sửa đổi là một hình thức phản hồi quan trọng và thường thấy trongxã hội nông dân ở Việt Nam như Kerkvliet đã phân tích Bên cạnh đó, nếu xemquan hệ giữa nhà nước và nông dân như một cuộc đối thoại và đàm phán, không thểkhông xem xét đến những yêu cầu hay áp đặt của người nông dân đối với nhà nướcvề trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với việc trợ giúp và hỗ trợ Vấn đề lệ thuộc

và sự kỳ vọng của người dân vào các hỗ trợ của nhà nước trong mối tương tác này

cũng rất đáng được quan tâm thêm Ngoài ra, nông dân vốn là tập hợp của nhữngnhóm khác nhau, cách phản hồi của từng nhóm cũng sẽ khác nhau Vậy, su đa dạng

này diễn ra như thế nào và liệu có nhóm nào có sức ảnh hưởng vượt trội và dẫn dắt

các phan ứng của các nhóm khác không? Nghiên cứu của Kerkvliet chưa giải đáp

được câu hỏi này.

Trong mối quan hệ với sản xuất nông nghiệp và các chính sách của nhà nướcliên quan đến kinh tế, cuộc tranh luận giữa hai trường phái nền kinh tế đạođức/người nông dân duy tình của Scott và người nông dân duy lý của Popkin đã cógắng lý giải cho các phản ứng và chiến lược của người nông dân Scott cho rằng vớiđặc thù sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, người nông dân luôn giữ nguyên tắc “an

toàn là trên hết” và bảo vệ nó bằng tô chức xã hội và giá trị văn hoá cộng dong

Chính vì thé họ e ngại việc đầu tư và chấp nhận rủi khi dé sản xuất lớn dé tối da hoálợi nhuận, và có xu thé phản kháng lại các chính sách của nhà nước nếu nguyên tắc

an toàn bị vi phạm (Scott 1985; Nguyễn Văn Sửu 2002; Nguyễn Công Thảo 2010).

32

Trang 37

Phan bác lại Scott, Popkin cho rằng nông dân Việt Nam có đề cao lợi nhuận thông

qua lối tư duy duy lý Việc chuyên đổi ở khu vực nông thôn cũng diễn ra mạnh mẽ

khi thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp ngày cảng tăng, sản xuất nông nghiệp

giảm và quá trình đa dạng hoá ngành nghề và nguồn thu nhập được thúc đây(Popkin 1979; Nguyễn Công Thảo, 2010) Thực vậy, cơ cau nền kinh tế Việt Nam

năm 2020 cho thấy khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm tỷ trọng

14,85% (TCTK 2020) Trong bài viết của mình, Nguyễn Công Thảo đã lập luậnrằng các lựa chọn của người nông dân phải ứng với từng giai đoạn lịch sử cụ thể

Trong bối cảnh kinh tế thị trường, “duy tình” dường như không còn phù hợp khi

xem xét xã hội nông dân, tuy vậy nông dân cũng không “duy lý” trong mọi trường

hợp mà cần đi kèm với điều kiện bảo đảm tính rủi ro ở một ngưỡng cho phép và

luôn có phương án dự phòng Mặc dù tác giả đã đặt vai trò của bối cảnh và sự tác

động đa dạng của các yếu tố liên quan lên cách lý giải quyết định của người nôngdân, nhưng chưa xem xét nông dân là một nhóm đa dạng Điểm thú vị mà tôi cho

rằng có thể đào sâu thêm từ thảo luận của tác giả đó chính là những “bảo hiểm”,

“lối thoát” hay phương án dự phòng trong những phản ứng của từng nhóm nôngdân, “chính trị hàng ngày” của họ có lẽ không phải là một phản ứng có định, mà nó

có sự linh hoạt tuỳ vào điều kiện và đối tượng cụ thé, một sự “thích ứng” mềm dẻo.

Đây cũng là điểm mà Kerkvliet chưa đề cập nhiều khi ông chỉ mới cố gắng phânbiệt riêng rẽ các xu hướng chính Ông cũng chưa nhắc nhiều đến sự hiện diện của

thị trường khi phân tích quan hệ nhà nước và nông dân.

Quay trở lại công trình của Lâm Minh Châu (2017), tuy chưa đề cập trong

phần khảo định nghĩa, tác giả thực ra vẫn tập trung vào việc xem xét các đối ứng

của người nông dân với nền kinh tế thị trường và các chính sách của nhà nước trong

bối cảnh chuyên đổi từ nền kinh tế tập thể hoá với trọng tâm phân tích đặt vào hộ

gia đình thay vì các cá nhân Trong đó, sự phân hoá trong nhóm nông dân đã tạo ra

các nhóm với các quyền tiếp cận khác nhau với lợi ích và cơ hội kinh tế thị trường

mang lại, từ đó tạo ra các phản ứng khác nhau Điểm mới của tác giả là đã sử dụng

“quyên tiép cận” làm tiêu chi phân loại các nhóm nông dân, phá bỏ sự khái quát hoá

33

Trang 38

một khuôn mẫu phán ứng đồng nhất của nông dân với tác nhân kinh tế thị trường.

Đặc biệt, tác giả phản bác lối tiếp cận diễn giải theo trường phái duy lý hoặc duytình bởi quyền tiếp cận mới là yếu tố quyết định chiến lược của họ Những mô tả

dân tộc học của tác giả cũng đã phần nào làm sáng rõ sự tương tác giữa nông dân và

nhà nước trước những đôi thay hay tác động của yếu tố thi trường, tuy chưa đượcđặt làm trọng tâm thảo luận Có thé thay, xã hội Việt Nam nói chung và nông dân

Việt Nam nói riêng đã có những thay đổi lớn so với thời kỳ trước và sau Đổi mới

Do đó, yếu tô thị trường hay các lực lượng thị trường là một tác nhân quan trọng

cần phân tích khi xem xét quan hệ giữa nông dân và nhà nước hay rộng hơn là nôngdân và các lực lượng khác, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộngvào nền kinh tế thị trường

Luận văn nay của tôi sẽ sử dụng khái niệm vê “chính trị hàng ngày” củaKerkvliet làm kim chỉ nam dan dat các hướng phân tích của mình vê môi quan hệgiữa nhà nước và nông dân trong bôi cảnh thị trường năng động hiện nay, cụ thê là

trong trường hợp CDDL Tham Dương

1.2.4 Nhóm chiến lược, nhóm nông dân tỉnh hoa và lực lượng trung gian

Có 3 khái nệm mà tôi cũng muôn đê cập đên trong khuôn khô luận vănnhăm phân tích sâu hơn về môi quan hệ giữa nhà nước và nông dân, đó là:

1) Nhóm chiên lược

Trước một vấn đề hay sự kiện cụ thể nào đó trong một bối cảnh nhất định,

các ứng xử và phản ứng là đa dạng và không đồng nhất, tuy nhiên nó cũng không

hoàn toàn biệt lập nhau mà có thể phân chia thành các nhóm phản ứng gắn liền với

những vị trí xã hội và lợi ích của các tác nhân trong mối tương quan với vấn đề.Theo quan điểm của Olivier de Sardan, “các nhóm chiến lược chính là những tậphợp xã hội cụ thể với đặc trưng hình học đa dạng, vốn bảo vệ những lợi ích chung,

đặc biệt thông qua hành động xã hội và chính trị” và đây là một khái niệm hữu dụng

“có thé được sử dụng dé quan sát các hình thức tương tác trực tiếp giữa các tác nhân

34

Trang 39

có hình hài cụ thể” ở cấp độ địa phương (Olivier de Sardan 2008, 322) Trong bối

cảnh cụ thê, một tác nhân cũng có thê thuộc nhiêu nhóm chiên lược khác nhau.

“Nhóm chiến lược” có thé là một nhóm “thực” trong thực tế hoặc “ảo” trong

đầu óc của người nghiên cứu Tuy nhiên khi sử dụng khái niệm này để phân tích,

“nó sẽ như là một gid thuyết làm việc của nhà nghiên cứu, như là một thứ 'nhómao’ có kha năng giúp chúng ta đi tim sự hội tu của các chiến lược giữa một số cánhân nào đó mà chúng ta có thé giả định là họ chia sẻ cùng một lập trường khiđứng trước cùng một ‘van dé’ nào đó (di nhiên có thé là van dé kinh tế hoặc không

phải là van dé kinh tế)” (Olivier de Sardan 2008, 322) Day là một cách dé xây dung

các nhóm dựa trên tình hình thực nghiệm với tính linh hoạt có thê thay đồi, và không sửdụng các khái niệm đã tồn tại có định nông dân như một giai cấp xã hội chung

2) Nhóm nông dân “tinh hoa”

Như đã lập luận, xã hội nông dân không đồng nhất mà có sự đa dạng Trongcộng đồng nông dân luôn tồn tại những cá nhân có tri thức (thầy cúng, thầy lang),có tuổi tác (già làng), có gia sản, có uy tín và quyền lực xã hội (trưởng bản, ngườilàm công tác xã hội cấp thôn bản hoặc từng công tác nhà nước ) Dựa trên các tiêuchí trên, họ trở thành những người có ảnh hưởng trong cộng đồng dân cư Vậy, sức

ảnh hưởng này trong cộng đồng được biểu hiện như thế nào và họ có vai trò gì

trong mối quan hệ giữa nhà nước và nông dân?

3) Lực lượng trung gian

Lực lượng trung gian là nhóm thuộc “không gian ở giữa”, là những người có

thể tham gia và/hoặc mang lại lợi ích lẫn tác động vào cả hai không gian mang tính

quy phạm nhà nước và hệ thống làng xã, buôn làng, thôn bản; giữa nhà nước vànông dân Họ có thê là những người giữ cả hai vị trí xã hội là người làm nông vàcán bộ nhà nước, những chuyên gia theo từng lĩnh vực (nông nghiệp, kinh tế,

CDĐL ) hay lực lượng thị trường (người buôn bán, tiểu thương, các đại lý, côngty ) V.V.

35

Trang 40

Cả ba khái niệm trên sẽ chủ yếu được nhắc đến và sử dụng trong Chương 4

của luận văn này.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Dưới góc độ một nghiên cứu nhân học tập trung vào sự tương tác giữa con

người với các yếu tố phi con người (cây lúa) và dựa trên phương pháp tiếp cận dân

tộc học, tôi đã bat đầu thực hiện một nghiên cứu điển hình về lúa nếp Khẩu TanĐón từ năm 2018 Trong 4 năm theo đuôi dé tài, tôi đã tìm hiểu và tiếp cận nhiềuvan đề xung quanh giống nếp bản địa này Đồng thời, tôi đã sử dụng nhiều công cụthu thập thông tin gắn chặt với hướng tiếp cận dân tộc học — nhân học cùng phươngpháp điền dã dân tộc học chủ đạo

Bốn năm là một khoảng thời gian nghiên cứu dai hơi Tôi đã tiến hành nhiều

đợt điền dã trên thực địa, mỗi chuyến điền đã kéo dài từ một tuần đến hơn một

tháng và trở đi trở lại dựa theo chu kỳ nông nghiệp cũng như các sự kiện quan trọng

tại địa bàn:

- Nam 2018: 4 đợt

- Nam 2019: 4 đợt

- Nam 2020: 2 dot- Nam 2021-2022: 2 dot

Tất cả những chuyến điền dã tôi đã thực hiện đều có ý nghĩa quan trọng về mat dữliệu lẫn phát triển phương pháp nghiên cứu tại địa bàn Trong đó, chuyến đi kéo dàigần 03 tháng từ ngày 04/11/2021 đến 28/11/2021 và từ 27/12/2021 đến 21/02/2022

phục vụ trực tiếp cho chủ đề mà tôi thảo luận chính trong luận văn này Tiếp cận

dân tộc học — nhân học cũng như điền dã dân tộc học đã giúp tôi có những khoảngthời gian trải nghiệm nghiên cứu tuyệt vời, nhưng cũng với nhiều kỉ niệm khó khănđầy thử thách đối với người nghiên cứu nhân học

Điền dã dân tộc học trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19

36

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN