1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Điều kiện kết hôn và hậu quả pháp lý của các vi phạm điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam

115 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Điều Kiện Kết Hôn Và Hậu Quả Pháp Lý Của Các Vi Phạm Điều Kiện Kết Hôn Theo Pháp Luật Việt Nam
Tác giả Trần Hữu Doanh
Người hướng dẫn TS. Ngụ Thanh Hương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 27,19 MB

Nội dung

Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp, các bên trongquan hệ hôn nhân kết hôn không đảm bảo được các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật có thể kể đến như việc tảo hôn, cưỡng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TRÀN HỮU DOANH

DIEU KIEN KET HON VÀ HẬU QUÁ PHÁP LÝ CUA CÁC VI PHAM

DIEU KIEN KET HON THEO PHAP LUAT VIET NAM

Hà Nội — 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TRAN HỮU DOANH

ĐIÊU KIỆN KÉT HÔN VÀ HẬU QUÁ PHÁP LÝ CỦA CÁC VI PHẠM

DIEU KIEN KET HON THEO PHÁP LUAT VIỆT NAM

Mã số : 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Ngô Thanh Hương

Hà Nội - 2023

il

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kếtquả tôi nêu trong Luận văn chưa được công bố tại bat kỳ công trình nào khác Các

số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung

thực Tôi đã hoàn thành tắt cả các môn học và đã thanh toán tắt cả các nghĩa vụ tàichính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan đề nghị Truong Đại học Luật - Đại hoc Quốc gia

Hà Nội xem xét dé tôi có thé bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

TRAN HỮU DOANH

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

3 Mục tiêu nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

6 Kết cấu của luận văn

CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE DIEU KIEN KET

HON VA HAU QUA PHAP LY CUA CAC VI PHAM DIEU

KIEN KET HON

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về kết hôn

1.1.2 Khái niệm điều kiện kết hôn

1.1.3 Khái niệm vi phạm điều kiện kết hôn

1.1.4 Khái niệm hậu quả pháp lý của các vi phạm điều kiện kết hôn

1.2 Ý nghĩa của việc quy định về điều kiện kết hôn và hậu quả pháp

lý của các vi phạm điều kiện kết hôn

1.2.1 Y nghĩa của việc quy định về điều kiện kết hôn

1.2.2 Ý nghĩa của việc quy định về hậu quả pháp lý của các vi phạm

18

18

20

Trang 5

điều kiện kết hôn

1.3 Các yếu tố cơ bản tác động đến pháp luật về điều kiện kết hôn và

hậu quả pháp lý của các vi phạm điều kiện kết hôn

1.3.1 Yếu tố kinh tế - xã hội

1.3.2 Yếu tố truyền thống, phong tục, tập quán

1.3.3 Yếu tố đạo đức

1.4 Pháp luật của một số quốc gia về điều kiện kết hôn và hậu quả

pháp lý của các vi phạm điều kiện kết hôn

1.4.1 Pháp luật Cộng hòa Pháp về điều kiện kết hôn và hậu quả pháp

lý của các vi phạm điều kiện kết hôn

1.4.2 Pháp luật Hàn Quốc về điều kiện kết hôn và hậu quả pháp lý

của các vi phạm điều kiện kết hôn

1.4.3 Pháp luật Thái Lan về điều kiện kết hôn và hậu quả pháp lý của

các vi phạm điều kiện kết hôn

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VẺ

ĐIÊU KIỆN KÉT HÔN VÀ HẬU QUÁ PHÁP LÝ CỦA CÁC VI

PHAM DIEU KIỆN KET HON

2.1 Những quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kết hôn

2.1.1 Quy định về độ tuôi kết hôn

2.1.2 Quy định về sự tự nguyện khi kết hôn

2.1.3 Quy định về năng lực hành vi dân sự

2.1.4 Quy định về các trường hợp cắm kết hôn, cắm chung sống như

vợ chồng

2.1.5 Kết hôn giữa hai người cùng giới tính

2.2 Những quy định của pháp luật hiện hành về hậu quả pháp lý của

1H

22

22 25 26 26

26

30

34

37 38

38

38 42 46 47

52 55

Trang 6

các vi phạm điều kiện kết hôn

2.2.1 Biện pháp dân sự

2.2.2 Biện pháp hành chính

2.2.3 Biện pháp hình sự

KET LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3: THỰC TIEN THỰC HIỆN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN

THIỆN PHÁP LUẬT VIET NAM VE DIEU KIỆN KET HON

VA HAU QUA PHAP LY CUA CAC VI PHAM DIEU KIEN

KET HON

3.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn va

hậu quả của các vi phạm điều kiện kết hôn

3.1.1 Khái quát tình hình thực hiện pháp luật Việt Nam về điều kiện

kết hôn va hậu quả của các vi phạm điều kiện kết hôn

3.1.2 Những vướng mắc, bất cập trong thực hiện pháp luật Việt Nam

về điều kiện kết hôn và hậu quả của các vi phạm điều kiện kết hôn

3.2 Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và hậu quả

của các vi phạm điều kiện kết hôn

3.2.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật HN&GD

3.2.2 Hoàn thiện các quy định có liên quan trong các văn bản pháp

luật khác dé đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ

3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật về vi phạm

điều kiện kết hôn và biện pháp xử lý

KET LUẬN CHƯƠNG 3

68 69

92

96

97

99

Trang 7

trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp,

hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản

doanh nghiệp, hợp tác xã

Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12

năm 2000 của Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân

dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của

Luật HN&GD năm 2000

Thông tư liên tịch số

01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 của Tòa án nhân

dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ

Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của

Luật Hôn nhân và gia đình.

NLHVDS TAND

TTDS

UBND

DANH MỤC CÁC BAN DO, HINH VE, DO THỊ

Trang 8

Tên Bảng Trang

Bảng 3.1 Tỷ lệ tảo hôn của người dân tộc 71

thiểu số theo giới tính và vùng kinh tế xã hội, năm

2018

Bảng 3.2 Tỷ lệ kết hôn cận huyết của người 71dân tộc thiêu số năm 2014 và năm 2018

VI

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tinh cấp thiết của đề tài

Pháp luật nói chung, pháp luật hôn nhân và gia đình nói riêng được đặt ra đểNhà nước quản lý xã hội theo trật tự, đồng thời để bảo vệ quyền con người, quyềncông dân Nhằm thực hiện nhiệm vụ đó, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đãquy định nhiều chế định, trong đó có điều kiện về kết hôn, đăng ký kết hôn, bảo vệchế độ hôn nhân và gia đình, kết hôn trái pháp luật, những hành vi bị cắm

Kết hôn là quyền cơ bản của con người, tuy nhiên, quyền này cần phải đượcthực hiện trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép Bởi vì kết hôn là việc xác lậpquan hệ vợ chồng giữa một người nam và một người nữ dựa trên sự tự nguyệnnhằm mục đích phát triển gia đình, xã hội bền vững Đây là sự kiện pháp lý mà khimột người nam và một người nữ kết hôn, họ sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ đối vớinhau Do vậy, khi kết hôn họ phải đảm bảo các yêu cầu về điều kiện kết hôn, đăng

ký kết hôn, vì chỉ có đảm bảo được các yêu cầu về điều kiện kết hôn, đăng ký kếthôn thì quan hệ hôn nhân của họ mới được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không đồng đều của xã hội, dẫn tới một sốnơi những mối quan hệ cũng như những vấn đề về tâm sinh lý của con người ngàycàng trở nên phức tạp, một số nơi lại chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của hủ tục, tậpquán lạc hậu Điều này tác động không nhỏ đến quan hệ hôn nhân gia đình, trong đó

có việc kết hôn giữa hai bên Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp, các bên trongquan hệ hôn nhân kết hôn không đảm bảo được các điều kiện kết hôn theo quy định

của pháp luật có thể kể đến như việc tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa đối kết hén ,gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến mối quan hệ giữa các thành viên

trong gia đình, đến lỗi sống và đạo đức xã hội Những trường hợp vi phạm điều kiệnkết hôn vẫn tồn tại như một hiện tượng xã hội không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đếnquyền, lợi ích hợp pháp của các bên chủ thé trong quan hệ hôn nhân mà còn dé lạinhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội như những vấn đề về

đạo đức, thuân phong mỹ tục, các vân đê về sức khỏe, duy trì giông noi và hướng

Trang 10

tới việc xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững cũng không được đảm bảo, điều nàytác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Chính vì

vậy, việc đảm bảo điều kiện kết hôn là một trong những van đề đã và đang được

Đảng, Nhà nước, các cơ quan có thâm quyền và toàn xã hội đặc biệt quan tâm tronggiai đoạn hiện nay Bên cạnh những biện pháp nhằm giáo dục ý thức pháp luật trongnhân dân nhằm hạn chế việc kết hôn không đảm bảo điều kiện kết hôn thì hiện nay,

hệ thống pháp luật cũng đã quy định một cách cụ thé và nghiêm khắc những chế tài,những hậu quả pháp lý mà các chủ thể vi phạm quy định về điều kiện kết hôn phảigánh chịu Nhìn chung, các quy định của luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kếthôn và hậu quả pháp lý của việc vi phạm điều kiện kết hôn cơ bản đã đảm bảo sựphát triển 6n định của các quan hệ hôn nhân, duy trì trật tự xã hội, bảo vệ chế độhôn nhân gia đình, đồng thời giúp thực hiện có hiệu quả các chính sách pháp luật về

hôn nhân Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì thực tiễn việc áp dụng

pháp luật về điều kiện kết hôn và hậu quả của vi phạm điều kiện kết hôn vẫn còntôn tại những vướng mắc, bât cập.

Xuất phát từ thực tiễn trên, cũng như mong muốn hệ thống hóa những lý

thuyết, lý luận nền tảng của điều kiện kết hôn, hậu quả vi phạm điều kiện kết hôn,

trên cơ sở đó phân tích và đánh giá thực trạng thực thi pháp luật dé từ đó đề xuấtnhững kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật, góp phần vào việc xâydựng gia đình Việt Nam tiễn bộ, hạnh phúc và bền vững, tác giả lựa chọn đề tài:

“Điều kiện kết hôn và hậu quả pháp lý của các vi phạm điều kiện kết hôn theo pháp

luật Việt Nam” dé làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

2 _ Tình hình nghiên cứu đề tài

Các quy định về điều kiện kết hôn mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trongviệc bảo đảm quyên kết hôn, một trong những quyền cơ bản của con người Chính

vì thế, chế định kết hôn nói chung và điều kiện kết hôn, hậu quả của việc vi phạmđiều kiện kết hôn nói riêng đã được rất nhiều tác giả, nhà khoa học, cán bộ làm côngtác thực tiễn nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học, giáo trình giảng dạy, bài

Trang 11

việt trên tạp chí và một sô sách chuyên khảo Dưới đây là một sô công trình tiêu

biêu như sau:

- Nguyễn Thành Đạt (2021), /y kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp ly,Luận văn Thạc sĩ khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn đã trình bày,phân tích và đánh giá cụ thể các vấn đề liên quan đến hủy kết hôn trái pháp luật vàhậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật theo quy định của pháp luật Việt

Nam hiện hành Từ đó, khẳng định được sự quan trọng của việc thực thi pháp luật

Hôn nhân và gia đình, cũng như việc nâng cao ý thức của mỗi cá nhân về điều kiệnkết hôn

- Phan Đình Dương (2019), Biện pháp xử lý việc kết hôn trái pháp luật — Thựctrạng tại tỉnh Bắc Kạn, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật Dân sự, trường Đạihọc Luật Hà Nội Luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận chung về biện pháp

xử lý việc kết hôn trái pháp luật Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tích thực tiễn ápdụng pháp luật về xử lý việc kết hôn trái pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, từ đóđưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và đề xuất một số giải phápnhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này

- Trần Đức Mạnh (2019), 7c tiễn thực hiện pháp luật về điều kiện kết hôn

và giải pháp hạn chế nan tảo hôn tại một số tỉnh miễn nui phía Bắc, Luận văn Thạc

sĩ chuyên ngành Luật Dân sự, trường Đại học Luật Hà Nội Luận văn tập trung làm

rõ những van đề lý luận và pháp luật về điều kiện tuôi kết hôn; phân tích thực tiễn

thực hiện pháp luật về độ tuổi kết hôn tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Sơn La; từ đóđưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế nan tảohôn tại các tỉnh này.

- Đặng Thị Hồng Thái, (2018), Quy định của pháp luật hiện hành về điều kiệnkết hôn và thực tiễn thi hành tại tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngànhLuật Dân sự, trường Đại học Luật Hà Nội Luận văn trình bày một số vấn đề lý luận

về điều kiện kết hôn; phân tích quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn trong

Luật HN&GD năm 2014 và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tinh Vĩnh Phúc; từ đó

Trang 12

đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật

vê van đê nay.

- Bùi Thị Mừng, (2011), Quyên kết hôn và ly hôn của phụ nữ Việt Nam và

Thai Lan nhìn dưới góc độ so sánh luật, Tạp chí luật học số 2, năm 2011 Bài viết

đã chỉ ra điểm khác biệt cơ bản trong quyền tự do kết hôn và ly hôn giữa phụ nữThái Lan và Việt Nam Pháp luật Thái Lan, đặc biệt giáo lý đạo Hồi hầu như thểhiện sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, cho phép người đàn ông được lấy nhiều

vợ, điêu nay ít nhiêu ảnh hưởng đên quyên tự do ket hôn của người phụ nữ.

- Huỳnh Thị Trúc Giang (2016), Kết hôn giả tạo và hướng xử lý trong giảiđoạn chuyển tiếp giữa Luật HN&GP năm 2000 với Luật HN&GP năm 2014, Tạpchí Nhà nước và pháp luật, tr.36-41 Trong bai viết này, tác giả đã phân tích quyđịnh về kết hôn giả tạo trong Luật HN&GD năm 2014 Thông qua đó, tác giả chỉ racác vấn đề pháp lý phát sinh trong việc giải quyết kết hôn giả tạo trong giai đoạnchuyên tiếp giữa Luật HN&GD năm 2000 với Luật HN&GD năm 2014 và đề xuấtcác giải pháp khắc phục

- Nguyễn Thị Lan (2016), Chế định kết hôn theo Luật HN@&GÐ năm 2014, Tạpchí Luật học, trang 23 - 30 Trong bài viết này, tác giả đã đề cập một số vấn đề cơbản trong chế định kết hôn như: khái niệm, hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải

quyết trường hợp đăng ký kết hôn tại cơ quan không đúng thẩm quyền, hậu quảpháp lý của việc chung sống như vợ chồng Trên cơ sở phân tích những điểm vướng

mắc, bat cập của van dé này, tác giả đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật vềkết hôn

- Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật HN&GP, Nxb Trẻ

thành phó Hồ Chí Minh Day là một công trình nghiên cứu tông quan những van dé

lý luận và thực tiễn về Luật HN&GD năm 2000 Tại tiết thứ 2, tác giả đã dé cập đếnnội dung “kết hôn”, với các nội dung chỉ tiết của chế định kết hôn Đặc biệt, tác giả

có nhiều cách tiếp cận nội dung khá mới mẻ xung quanh vấn đề kết hôn như vấn đề

“môi giới hôn nhân”, “khái niệm kêt hôn”.

Trang 13

Từ nhiều hướng và mức độ tiếp cận khác nhau, các công trình nghiên cứu đã

làm sáng tỏ một số van dé lý luận về điều kiện kết hôn, kết hôn trái pháp luật, dé từ

đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Tuy nhiên, chưa có bat kỳmột công trình nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống hóa toàn diện những vấn đề lýluận điều kiện kết hôn Mặt khác, các công trình này cũng chỉ mới đề cập đến biệnpháp hủy kết hôn trái pháp luật, chưa có nghiên cứu tổng quát các hậu quả pháp lý

khác của vi phạm điều kiện kết hôn và thực tiễn giải quyết từ đó làm rõ những

vướng mac, bat cập và nguyên nhân.

3 Mục tiêu nghiên cứu của dé tài

Mục tiêu tổng quát: Mục đích nghiên cứu tổng quát của Luận văn là hệ thốnghóa cơ sở lý luận về điều kiện kết hôn, hậu quả pháp lý của những vi phạm điềukiện kết hôn; phân tích và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật, làm rõ nguyênnhân, vướng mắc; thông qua đó đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệuquả thực hiện pháp luật về điều kiện kết hôn và hậu quả của vi phạm điều kiện kết

hôn.

Mục tiêu cu thé: De dat được những mục tiêu nêu trên, luận văn thực hiện các

nhiệm vụ cụ thê như sau:

- Thứ nhât, luận văn xây dựng và hệ thông hóa các vân đê lý luận về điêu kiện

kêt hôn và hậu quả pháp lý của các vi phạm điêu kiện két hôn như khái niệm, đặc điêm, pháp luật một sô quôc gia trên thê giới vê điêu kiện kêt hôn, những hậu quapháp lý của vi phạm điều kiện kết hôn

- Thứ hai, trên cơ sở so sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thé giới,

luận văn phân tích, làm rõ các quy định pháp luật của pháp luật hôn nhân và gia

đình Việt Nam hiện hành về điều kiện kết hôn, những vi phạm điều kiện kết hôn và

hậu quả của các vi phạm điêu kiện kêt hôn.

- Thứ ba, luận văn đánh giá thực trạng áp dụng quy định pháp luật về điềukiện kết hôn và giải quyết hậu quả pháp lý của các vi phạm điều kiện kết hôn thông

Trang 14

qua thực tiễn xét xử tại Tòa án, qua đó tìm ra những hạn chế, bất cập trong việc giải

quyết các vụ việc có liên quan.

- Thứ tư, luận văn kiến nghị, đề xuất giải pháp dé hoàn thiện pháp luật về điềukiện kết hôn, hậu quả pháp lý của các vi phạm điều kiện kết hôn nhằm nâng cao

hiệu quả thi hành pháp luật, đảm bảo thực hiện hiệu quả, phù hợp với tình hình kinh

tế - xã hội Việt Nam hiện nay

4 _ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về điều kiện kết

hôn, vi phạm điều kiện kết hôn và hậu quả pháp lý của các vi phạm điều kiện kết

hôn, các quy tắc pháp lý xuất phát từ các nguồn của pháp luật như văn bản quy

phạm pháp luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp, các học thuyết pháp lý ; thực tiễnthực hiện pháp luật thông qua các bản án, quyết định giải quyết tranh chấp tại Tòa

án, báo cáo sơ kết, tổng kết của các cơ quan nhà nước có thâm quyền có liên quan

Trong khuôn khổ luận văn, việc nghiên cứu đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi

điều kiện kết hôn, hậu quả pháp lý của việc vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định

của pháp luật Việt Nam hiện nay đối với người Việt Nam kết hôn với người ViệtNam và một phạm vi vừa đủ cho các kết luận khoa học và quy định pháp luật từkinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới

5 _ Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Với tính cấp thiết của đề tài và các kết quả nghiên cứu đạt được, Luận văn sẽgóp phần xây dựng, hệ thống hóa toàn diện nền tảng lý thuyết về điều kiện kết hôn,hậu quả pháp lý của vi phạm điều kiện kết hôn Do đó, Luận văn có thê trở thành tàiliệu tham khảo có giá trị cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật; phục vụ cho

nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tiễn.

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về điều kiện kết hôn vàhậu quả pháp lý của việc vi phạm điều kiện kết hôn; qua đó đánh giá, bình luậnnhững vướng mắc, bất cập trong thực tiễn và đề xuất các giải pháp Luận văn có giátrị tham khảo đối với các luật gia, các chủ thé áp dụng pháp luật có liên quan

6 Ket câu của Luận văn

Trang 15

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của

luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Những vấn dé lý luận về điều kiện kết hôn và hậu quả pháp lý của

các vi phạm điều kiện kết hôn

Chương 2: Pháp luật Việt Nam hiện hành về diéu kiện kết hôn và hậu quảpháp lý của các vi phạm điều kiện kết hôn

Chương 3: Thực tiễn thực hiện và những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt

Nam về điều kiện két hôn và hậu quả của các vi phạm điêu kiện két hôn.

Trang 16

CHƯƠNG I

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE DIEU KIEN KET HON VÀ HẬU QUA

PHAP LY CUA CAC VI PHAM DIEU KIEN KET HON

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về kết hôn

Theo Từ dién Bách khoa Việt Nam, Kết hôn được hiểu là sự kết hợp hai ngườikhác giới dé lập gia đình, sinh con đẻ cái, thực hiện chức năng sinh học và các

chức năng khác của gia đình”[40, tr.476] Theo Từ dién giải thích thuật ngữ Luật

học của trường Đại học Luật Hà Nội, hôn nhân được hiểu là: “Sw lién kết giữa

người nam với người nữ dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đăng theo điều kiện vàtrình tự nhất định, nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh

phúc và hòa thuận” [62, tr.252] Theo quan điểm của luật gia Nguyễn QuangQuýnh, “Giá thú (hay hôn thú) là sự phối hợp giữa một người đàn ông và một

người đàn bà theo thể thức luật định” [51, tr234] Luật gia Vũ Văn Mẫu lại nhìn

nhận về kết hôn (hay còn gọi là giá thú) như sau: “Giá thú được hiểu là việc trai gáilấy nhau trước mặt viên hộ lại và phát sinh ra những nghĩa vụ tương hỗ cho hai bên

về phương diện đồng cư, trung thành và tương trợ” [64 tr.100]

Tiếp cận dưới góc độ xã hội học, quan hệ hôn nhân gia đình là loại quan hệ xã

hội được xác lập giữa hai chủ thể nam và nữ, tồn tại và phát triển theo quy luật của

tự nhiên với mục đích đảm bảo sự sinh tồn, phát triển của xã hội loài người Ngay

cả trong xã hội nguyên thủy của loài người, khi không có bất kỳ một quy tắc, một

quy định nào thì quan hệ hôn nhân gia đình vẫn được xác lập, con người vẫn chung

sống, sinh con đẻ cái và tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác cho tới ngày nay Do

đó, quyền kết hôn cũng là một trong những quyền tự nhiên của con người, giốngnhư quyền được sống, quyền được tự do, quyền được mưu cau hạnh phúc Tuynhiên, trải qua các giai đoạn lịch sử, với sự xuất hiện của các hình thái kinh tế xãhội khác nhau, đặc biệt với sự ra đời của nhà nước và pháp luật, những quy tắc xãhội dần xuất hiện nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội khách quan mang tính ý

Trang 17

chí Từ đó, kết hôn không còn là một quyền tự do theo bản năng của con người, mà

trở thành một quan hệ xã hội được đặt dưới sự điều chỉnh của pháp luật

Dưới góc độ pháp lý, kết hôn là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệhôn nhân giữa hai chủ thể nam và nữ, kể từ thời điểm quan hệ hôn nhân được xáclập, giữa họ phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng với nhau Theo địnhnghĩa chính thức của pháp luật Việt Nam hiện hành được quy định tại khoản 1 Điều

8 Luật HN&GD năm 2014 thì: “Kế: hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chongtheo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” Nói cách

khác, kết hôn được xem xét với ý nghĩa là một chế định pháp lý được ghi nhậntrong văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện kết hôn, đăng ký kết hôn, các hìnhthức xử lý đối với vi phạm pháp luật về kết hôn

Pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến không có điều khoản nào quy định về

Al»

“giá thú ”, “kết hôn ” hay “hôn nhân ”, mà đây chi là khái niệm tong quát dé chi việchai bên nam nữ lấy nhau thành vợ chồng Đến thời kỳ Pháp thuộc, những quy địnhthời phong kiến tiếp tục được kế thừa, tuy nhiên, cũng có sự sửa đôi, bố sung theo

quy định của Bộ luật dân sự Napoleon của Pháp năm 1804 Vì vậy, trong thời kỳ

này khái niệm kết hôn cũng chưa được quy định một cách rõ ràng

Cho tới khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt NamDân chủ Cộng hòa ra đời đến nay, Nhà nước ta đã lần lượt ban hành 04 đạo luật đề

điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình, bao gồm: Luật HN&GD năm 1959; Luật

hôn HN&GD năm 1986; Luật HN&GD năm 2000 và Luật HN&GD năm 2014.

Trong đó, Luật HN&GD năm 1959 và Luật HN&GD năm 1986 chưa đưa ra kháiniệm về kết hôn, mà khái niệm này chỉ được giải thích trong phan giải nghĩa một số

danh từ: “Kế? hôn là việc nam nữ lấy nhau thành vợ thành chong theo quy định củapháp luật” Đến khi Luật HN&GD năm 2000 ra đời thì khái niệm kết hôn mới

chính thức đưa tại khoản 2 Điều 8 như sau: “Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan

hệ vợ chong theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”[19] Theo đó, quan hệ hôn nhân phải đảm bảo hai yếu tố là thé hiện ý chí của cả

Trang 18

nam và nữ là mong muốn được kết hôn với nhau và quan hệ đó được Nhà nước thừa

nhận Định nghĩa về kết hôn này được Luật HN&GD năm 2014 tiếp tục kế thừa và

ghi nhận tại khoản 5 Điều 3: “Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồngtheo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn va đăng ký kết hôn” [20] Nhưvậy, thuật ngữ kết hôn trong Luật HN&GD năm 2014 đã phan ảnh được toàn diện,đầy đủ bản chất của quan hệ hôn nhân trong xã hội hiện nay Kết hôn được hiểu làviệc nam nữ lấy nhau thành vợ chồng và được Nhà nước thừa nhận và để được Nhà

nước thừa nhận, hai bên nam nữ khi xác lập quan hệ vợ chồng phải tuân thủ các quy

định của pháp luật về kết hôn, cụ thể là về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn

Dưới góc độ pháp lý, kết hôn phải thỏa mãn hai yếu tố sau:

Thứ nhất, khi quyết định việc kết hôn, hai bên nam nữ phải thể hiện ý chí

mong muốn kết hôn với nhau, xác lập quan hệ vợ chồng với nhau, mặt ý chí phải

thống nhất với hành vi thể hiện của nam nữ là phải hoàn toàn tự nguyện, không bịcưỡng ép, lừa dối, nhằm lẫn Day là cơ sở dé đảm bảo cho nguyên tắc hôn nhân tự

nguyện, tiễn bộ được tuân thủ và đo đó, khi kết hôn, người kết hôn phải bày tỏ ý chí

tự nguyện kết hôn trước cơ quan Nhà nước có thâm quyền Theo quy định của phápluật Việt Nam hiện hành, cơ quan có thâm quyền đăng ký kết hôn sẽ tiếp nhận Tờ

khai đăng ký kết hôn và giải quyết việc đăng ký kết hôn Khi đó, hai bên nam, nữ

phải thé hiện ý chí của mình rằng họ hoàn toàn mong muốn được kết hôn với nhau,găn bó với nhau trong quan hệ vợ chồng và cùng nhau xây dựng gia đình no ấm,

bình đăng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững, sự tự nguyện của nam nữ trong việc kếthôn vừa là điều kiện dé dam bao cho hôn nhân có giá trị pháp lý và vừa là cơ sở xây

dựng gia đình bền vững Trong trường hợp khi tiến hành đăng ký kết hôn, phát hiệnthay có dấu hiệu của sự lừa dối, cưỡng ép hoặc kết hôn giả tao, cơ quan có thầmquyền sẽ từ chối việc đăng ký kết hôn Trường hop đã đăng ký kết hôn mà phát hiệnthay các dấu hiệu vi phạm sự tự nguyện kết hôn thì việc kết hôn có thé bị hủy khi cóyêu câu.

10

Trang 19

Thứ hai, việc kết hôn phải được Nhà nước thừa nhận và chỉ được Nhà nước

thừa nhận khi việc xác lập quan hệ hôn nhân tuân thủ các quy định của pháp luật về

điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn Nhà nước thực hiện chức năng quản lý bằng

việc đưa ra các quy định đề điều chỉnh vấn đề kết hôn, do ảnh hưởng của phong tục,tập quán, truyền thống lịch sử, văn hóa của từng vùng mién, địa phương khác nhau,

vì vậy quy định của pháp luật về kết hôn cũng mang những nét đặc thù riêng biệt

của từng Nhà nước, từng quốc gia Ví dụ: theo quy định của Luật Gia đình của

Cộng hòa Liên bang Đức thì người chưa thành niên và người bị hạn chế năng lựchành vi dân sự muốn kết hôn thì phải được sự đồng ý của người đại diện, ngườigiám hộ; một số nước trên thế giới hiện nay do ảnh hưởng của Hồi giáo vẫn thừanhận chế độ đa thê, như: Iran cho phép một người chồng được phép lấy bốn ngườivợ; hôn nhân đồng giới cũng đã được cho phép và công nhận hợp pháp tại một sốquốc gia trên thế giới như Hà Lan (2001), Bi (2003), Áo (2019)

Ngoài ra, nam nữ kết hôn buộc phải đáp ứng quy định về đăng ký kết hôn Tại

Điều 9 Luật HN&GD năm 2014 quy định:

“Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyên thực

hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch Việc hôn nhân không được

đăng kỷ theo quy định tại khoản này thì không có giả trị pháp lý” [20].

Khác với các nghi lễ về cưới hỏi, dạm ngõ, tô chức hôn lễ tại nhà thờ, thuộc

về phong tục, tập quán, tín ngưỡng của từng dân tộc, từng địa phương, đăng ký kết

hôn là một thủ tục pháp lý, là cơ sở dé luật pháp bảo vệ quyền lợi và sự ràng buộc

về nghĩa vụ của môi người trong quan hệ vợ chong.

Ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014 thì cơ quan cóthẩm quyền về đăng ký kết hôn là UBND cấp xã nơi cư trú của một trong hai bênnam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn Về thủ tục đăng ký kết hôn, để đảm bảo việc kếthôn phù hợp hơn với các quy định của pháp luật, UBND xã sau khi nhận hồ sơ đăng

ký kết hôn phải tiến hành điều tra, xác minh về những van dé mà các bên nam nữ đã

khai Nêu những điêu mà các bên nam nữ đã khai là đúng và phù hợp với các điêu

11

Trang 20

kiện kết hôn thì UBND xã có trách nhiệm tiến hành đăng ký việc kết hôn cho họ

theo đúng quy định của pháp luật.

Tóm lại, hai bên nam nữ phải thực hiện việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà

nước có thâm quyền thì Nhà nước mới có căn cứ dé thừa nhận quan hệ hôn nhân,

mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng; mọi nghi thức khác khôngtuân theo quy định của pháp luật về đăng ký kết hôn như nghi thức dam ngõ, cướihỏi theo phong tục của Việt Nam tuy có sự chứng kiến của nhiều người, được sựđồng ý của hai bên gia đình và thực hiện theo các thủ tục nhất định (dạm ngõ, đón

dau, bái lễ gia tiên, lại mặt, ) đều không phải nghi thức được pháp luật ghi nhận va

không có giá trị pháp lý Những nghỉ thức này chỉ có giá trị về mặt tinh thần, phong

tục, tập quán, do đó,các bên nam nữ trong trường hợp này muốn trở thành vợ chồng

hợp pháp vẫn cần phải đăng ký kết hôn tại cơ quan có thâm quyên

Qua những phân tích ở trên, có thé đưa ra khái niệm “kết hôn” như sau: “Kế:hôn là sự kiện pháp lý nhằm xác lập quan hệ vợ chồng giữa hai bên kết hôn trên cơ

sở tuân thủ các điều kiện kết hôn và được cơ quan nhà nước có thẩm quyên công

nhận theo quy định của pháp luật ”.

1.1.2 Khái niệm điều kiện kết hôn

Tùy từng thời kỳ, từng chế độ xã hội, từng phong tục, tập quán tại từng khuvực mà những quy định về quan hệ HN&GD sẽ có sự khác nhau, trong đó có cácđiều kiện hôn Nhìn chung, các điều kiện kết hôn được hình thành dựa trên nền tảng

của những chuẩn mực đạo đức và pháp luật mà con người phải tuân theo Ở nước ta,

việc kết hôn được chỉ được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ bang phap luat khi cacbên nam, nữ kết hôn đã tuân thủ day đủ các điều kiện kết hôn va đăng ký kết hôn.Nếu vi phạm các điều kiện kết hôn thì quan hệ HN&GD đó sẽ không có giá trị pháp

lý, cũng như không được Nhà nước bảo vệ theo luật HN&GD.

Tại khoản 5 Điều 3 Luật HN&GD năm 2014 quy định: “Kế hôn là việc nam

và nữ xác lập quan hệ vợ chong với nhau theo quy định cua Luật này về điều kiệnkết hôn và đăng ký kết hôn ” [20] Theo đó, điều kiện kết hôn và thực hiện thủ tục

12

Trang 21

đăng ký kết hôn tại Cơ quan nhà nước có thắm quyên là quy định bắt buộc khi nam

nữ kết hôn với nhau, là điều kiện tiên quyết để xem xét tính hợp pháp của quan hệ

vợ chồng Nếu không đáp ứng dù chỉ một trong những điều kiện quy định thì hôn

nhân đó là trái pháp luật và không được pháp luật thừa nhận Do đó, việc đưa ra

khái niệm đầy đủ và khái quát về điều kiện kết hôn có ý nghĩa quan trọng trong việcphản ánh bản chất pháp lý của việc kết hôn, đồng thời tạo ra cơ sở lý luận cho việc

áp dụng pháp luật một cách phù hợp.

Trong Từ điển tiếng Việt, từ “Điêu kiện ” được hiểu là: “diéu nêu ra như một

đòi hỏi trước khi thực hiện một việc nào đó” [63] Theo các tiếp cận này thì điềukiện kết hôn có thé được hiểu là những yêu cầu, đòi hỏi bắt buộc phải tuân thủ, phải

đáp ứng trước khi thực hiện việc kết hôn Theo Từ điển luật học, thì: “Điều kiện kếthôn là đòi hỏi về mặt pháp lý đối với nam, nữ và chỉ khi thỏa mãn những đòi hỏi đóthì nam nữ có quyên kết hôn” [62] Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Vânthì: “Diéu kiện kết hôn là những tiêu chuẩn pháp by do cơ quan nhà nước có thẩm

quyên đặt ra thông qua các quy phạm pháp luật buộc các bên nam nữ phải đáp ứng

trên cơ sở đó việc kết hôn của họ mới được pháp luật công nhận ” [50] Đồng quanđiểm nêu trên, tac giả Đặng Thị Hồng Thái cho rằng: “Điêu kiện kết hôn là các tiêuchuẩn pháp lý do luật HN@&GÐ đặt ra, buộc các bên nam, nữ phải tuân theo khiđăng ky kết hôn, trên cơ sở đó việc kết hôn của họ mới được thừa nhận ” [39]

Như vậy, dù tiếp cận theo góc độ nào, các tác giả đều có điểm chung khi nói

về điều kiện kết hôn là những đòi hỏi của pháp luật đặt ra khi kết hôn và chỉ khi đáp

ứng đầy đủ các điều kiện đó, thì hai bên nam nữ mới được phép thực hiện việc kết

hôn, việc kết hôn đó mới được coi là hợp pháp và được pháp luật thừa nhận và bảo

vệ Việc pháp luật dé ra những quy định về điều kiện kết hôn giữa nam, nữ nhammục đích thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, đồng thời ngăn chặn việc kết hôntrái pháp luật, cùng những hậu quả do việc kết hôn trái pháp luật gây ra, giúp giađình phát triển bình thường, đảm bảo mục đích của hôn nhân, giữ gìn các giá trị

truyền thông, tạo sự vững bên cho mỗi gia đình và xã hội.

13

Trang 22

Tóm lại, khái niệm điều kiện kết hôn có thé hiểu là: “Điều kiện kết hôn là quyđịnh của pháp luật về những yêu cau bắt buộc mà hai bên kết hôn cần phải đáp ứng, la

cơ sở dé cơ quan Nhà nước có thẩm quyển công nhận việc kết hôn hợp pháp ”

1.1.3 Khái niệm vi phạm điều kiện kết hôn

Để có cách nhìn nhận đúng đắn về khái niệm “vi phạm điều kiện kết hôn”,

chúng ta cần phân biệt được khái niệm “vi phạm điều kiện kết hôn và khái niệm

“kết hôn trái pháp luật” Trong đó, theo phần giải thích thuật ngữ được quy tạikhoản 6 Điều 3 Luật HN&GD năm 2014, thì “Kết hôn trái pháp luật” là “việc nam,

nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyên nhưng một bên hoặc cảhai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật nảy ”[20] Kháiniệm này đã nhắc tới nội dung “vi phạm diéu kiện kết hôn”, từ đó dẫn đến nhiều

quan điểm, cách hiểu khác nhau về hai khái niệm này

Quan điểm thứ nhất cho rằng, khái niệm “kế? hôn trái pháp luật” đồng nghĩa

với “vi phạm diéu kiện kết hôn ”, điều này xuất phat từ cách hiểu vi phạm điều kiện

kết hôn là việc không tuân thủ điều kiện kết hôn hoặc vi phạm các hành vi bị cắmtheo quy định tại Điều 8 Luật HN&GD, cũng tương tự như việc kết hôn trái phápluật, nên có thể hiểu kết hôn trái pháp luật là vi phạm điều kiện kết hôn, vi phạmđiều kiện kết hôn là kết hôn trái pháp luật Do đó, hậu quả pháp lý và hướng xử lý làgiống nhau

Quan điểm thứ hai cho rang không đồng nhất hai khái niệm “kết hôn trái pháp

luật” và “vi phạm điều kiện kết hôn” Bởi lẽ, “vi phạm điều kiện kết hôn” bao gồm

cả các trường hợp nam, nữ sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn, trong

đó một hoặc hai bên vi phạm điều kiện kết hôn hoặc vi phạm các hành vi bị cắmtheo Luật HN&GD Do đó, tùy từng trường hợp mà hậu quả pháp ly và hướng xử lý

là không giống nhau

Theo từ điển tiếng Việt, “vi phạm” là “không tuân theo hoặc lam trái lạinhững điều đã được quy định ” [63], theo đó, “vi phạm điều kiện kết hôn” được hiểu

là không tuân theo hoặc làm trái lại các quy định về điều kiện kết hôn được quy

14

Trang 23

định trong Luật HN&GD Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ các điều kiện

được pháp luật quy định, đồng thời không vi phạm các trường hợp cam kết hôn thìhôn nhân mới được coi là hợp pháp Điều đó có nghĩa là, chỉ khi tuân thủ các điềukiện kết hôn thì hôn nhân mới có giá trị pháp lý, giữa các bên mới phát sinh và tồntại quan hệ vợ chồng được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ Nếu các bên nam, nữ chỉsông chung với nhau như vợ chồng nhưng không tuân thủ các quy định của phápluật về điều kiện kết hôn thì cũng không được Nhà nước công nhận, tùy trường hợpcòn có thé bị xử lý vi phạm (hành chính, hình sự) theo quy định

Mặt khác, Luật HN&GD năm 2014 có sự tách bạch giữa điều kiện kết hôn vàthực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, trong đó đăng ký kết hôn chi là một hình thức dégiám sát, quản lý việc tuân thủ theo các điều kiện kết hôn do pháp luật đặt ra các

cho các bên nam nữ trong việc kết hôn Nếu điều kiện kết hôn là những đòi hỏi củapháp luật đặt ra khi kết hôn, và chỉ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó thì hai bênnam nữ mới được phép thực hiện việc kết hôn, việc kết hôn đó mới được coi là hợppháp, thì đăng ký kết hôn là một nghỉ thức có giá trị pháp lý và có ý nghĩa được cơquan nhà nước có thâm quyên ghi nhận sự kiện kết hôn Như vậy, nội dung “viphạm điều kiện kết hôn” chỉ bao hàm những vi phạm về mặt nội dung điều kiện kếthôn được quy định tại Điều 8 Luật HN&GD, không bao hàm việc đăng ký kết hôn.Việc vi phạm trình tự, thủ tục, thẩm quyền đăng ký kết hôn không đồng nhất với

việc vi phạm điêu kiện kêt hôn.

Trường hợp nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng kýkết hôn thì quan hệ giữa họ không phải là quan hệ hôn nhân mà chỉ được hiểu làviệc “nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như là vợ chong” [20] theođịnh nghĩa tại khoản 7 Điều 3 Luật HN&GD năm 2014 Do đó, căn cứ vào việc đápứng các điều kiện kết hôn, có hai trường hợp sống chung như vợ chồng là: Trườnghợp thứ nhất là việc sống chung như vợ chồng mà hai bên nam, nữ đã đủ điều kiệnkết hôn nhưng không đăng ký kết hôn theo quy định Hành vi sống chung này

không được nhà nước bảo vệ nhưng cũng không vi phạm pháp luật Trường hợp thứ

hai là việc sống chung như vợ chồng mà một trong các bên hoặc cả hai bên nam, nữ

15

Trang 24

vi phạm điều kiện kết hôn, vi phạm các điều cắm theo quy định của pháp luật là

hành vi vi phạm pháp luật và cần phải bị xử lý tùy theo mức độ vi phạm.

Như vậy, các bên nam nữ vi phạm điều kiện kết hôn có thể thuộc một tronghai trường hợp: Một là, các bên đã đăng ký kết hôn, xác lập quan hệ vợ chồng

nhưng một trong hai bên hoặc cả hai bên đã vi phạm điều kiện kết hôn tại thời điểmkết hôn; Hai là, các bên chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hônđồng thời vi phạm điều kiện kết hôn hoặc vi phạm các trường hợp cấm kết hôn theo

quy định của pháp luật Do đó, tác giả cho rang cách hiểu tách biệt, không đồngnhất khái niệm “vi phạm diéu kiện kết hôn ” và khái niệm “kết hôn trái pháp luật”theo quan điểm thứ hai là hợp lý

Từ những phân tích trên, có thé hiểu khái niệm: “Vi phạm điều kiện kết hôn là

việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chông có đăng kỷ kết hôn hoặc chung sống như vợ

chong nhưng vi phạm điều kiện kết hôn hoặc vi phạm các trường hop cam chungsống như vợ chong theo quy định của pháp luật ”

1.1.4 Khái niệm hậu quả pháp lý của các vi phạm điều kiện kết hôn

Xét dưới góc độ pháp lý, hành vi vi phạm pháp luật nói chung và việc kết hôn

vi phạm điều kiện kết hôn nói riêng xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng củacông dân, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước, khiếncho các cơ quan nhà nước khó có thể nắm bắt và quản lý được các vấn đề liên quanđến hộ tịch, khai sinh hay giải quyết những tranh chấp khác, bên cạnh đó, việc viphạm điều kiện kết hôn còn ảnh hưởng xấu tới nhiều mặt của đời sống xã hội như viphạm nghiêm trọng về đạo đức, nhân cách, lối sống của gia đình Việt Nam, phá vỡhạnh phúc của nhiều gia đình, ảnh hưởng đến sức khỏe và việc duy trì nòi giống

Do đó, Nhà nước ta đã thê hiện thái độ nghiêm khắc thông qua các biện pháp xử lýnhững trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn Biện pháp xử lý những trường viphạm điều kiện kết hôn chính là cách thức mà nhà nước dùng để xử lý những

trường hợp vi phạm pháp luật về kết hôn Theo đó, tùy theo mức độ và biện pháp xử

lý vi phạm, chủ thể vi phạm điều kiện kết hôn sẽ phải gánh chịu những hậu quả

16

Trang 25

pháp lý nhất định Theo ngữ nghĩa tiếng Việt thì hậu quả được hiểu là những kết

cục, kết quả được phát sinh từ những hành động, sự kiện trong cuộc sống, có tácđộng đến sự vật, hiện tượng sau nay, theo đó hậu quả pháp lý có thé được hiểu là

kết quả tất yếu của một sự kiện, hành vi pháp lý do pháp luật đặt ra dẫn đến làmphát sinh, thay đổi hoặc cham dứt quan hệ pháp luật nhất định Theo pháp luật ViệtNam, tùy từng trường hợp cụ thể mà hành vi vi phạm có thế bị xử lý ở từng mức độkhác nhau, bao gôm:

+ Công nhận quan hệ vợ chồng hoặc không công nhận quan hệ vợ chồng

+ Hủy kết hôn trái pháp luật, đây là là một chế tài dan sự được áp dụng đối vớiviệc kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn của các chủ thé kết hôn trong quan hệkết hôn trái pháp luật

+ Bi xử phạt vi phạm hành chính: Do tính chất đặc thù của quan hệ HN&GD

nên những hậu quả pháp lý của biện pháp hành chính được áp dụng phô biến dé xử

lý việc vi phạm điều kiện kết hôn là cảnh cáo và phạt tiền

+ Bị xử lý hình sự: Trong từng trường hợp cụ thể mà từng người phạm tội khác nhau phải chịu những hình phạt, những hậu quả pháp lý khác nhau Tuy nhiên,

pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật hình sự nói riêng thì mục đích chủ yếu

của hình phạt không phải là trừng tri người phạm tội; mà là việc cải tạo, giáo dục

người phạm tội dé họ từ một con người lầm lỗi, vi phạm pháp luật trở thành người

có ý thức tôn trọng pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn

ngừa họ phạm tội mới, điều này được thể hiện đặc biệt rõ nét trong các quy định vềhình phạt đối với các tội phạm về HN&GD Tuy nhiên, việc xử lý hình sự đối vớicác vi phạm pháp luật về HN&GD nói chung và vi phạm điều kiện kết hôn nóiriêng còn rất hạn chế Nồi bật là tình trạng vi phạm chế độ một vợ, một chồng xảy

ra tương đối nhiều, đặc biệt là ở nông thôn và miền núi nhưng rất ít bị xử lý, do đó,

có nhiều quan điểm cho rằng chế tài hình sự được xem như một thứ “công cụ pháp

lý bị lãng quên”.

17

Trang 26

Như vậy, theo nghĩa hẹp “Hau quả pháp lý của việc vi phạm điêu kiện kết hôn

có thé hiểu là những hệ quả, biện pháp do nhà nước đặt ra đối với việc nam, nữ xác

lập quan hệ vợ chong có đăng ký kết hôn hoặc chung sống như vợ chong vi phạm

quy định về điều kiện kết hôn nhằm đảm bảo sự ồn định của gia đình và trật tự xãhội ”.

1.2 Ý nghĩa của việc quy định về điều kiện kết hôn và hậu quả pháp lý của

các vi phạm điều kiện kết hôn1.2.1 Ý nghĩa của việc quy định về điều kiện kết hôn

Cũng tương tự như những quyền tự do cá nhân khác, mỗi cá nhân đều cóquyền tự do kết hôn nhưng phải thực hiện quyền này trong khuôn khổ pháp luật chophép Mỗi cá nhân không sống một cách đơn lẻ mà sống trong mối quan hệ với các

cá nhân khác, gia đình và xã hội, do đó, khi thực hiện quyền kết hôn của mình,người đó cũng phải tôn trọng quyền của người khác; người kết hôn không chỉ bảo

vệ lợi ích của bản thân mình mà phải tôn trọng lợi ích của người khác, lợi ích củagia đình và xã hội Vì vậy, bản thân người kết hôn phải tuân thủ pháp luật về kếthôn, về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn Ở góc độ này, chế định kết hôn đã tạo

ra chuẩn mực pháp lý cho hành vi ứng xử của chủ thể thi hành pháp luật mà theo

đó, người kết hôn nhận biết được rằng mình được phép và không được phép làm gìkhi kết hôn

Kết hôn là hoạt động làm thay đôi tư cách pháp lý của hai bên tham gia quan

hệ HN&GD Theo đó, sau khi kết hôn thì pháp luật trao cho người vợ và ngườichồng những quyền và nghĩa vụ để đảm bảo, duy trì, phát triển, xây dựng một giađình hạnh phúc, không chỉ với hai bên vợ, chồng mà còn với những thành viên kháctrong gia đình Gia đình là đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên xã hội, gia đình có hạnhphúc thì xã hội mới phát triển và ngày càng văn minh Chính vì vậy, việc nhà nước

quy định về kết hôn nói chung và điều kiện kết hôn nói riêng có ý nghĩa rất quan

trọng đôi với gia đình, nhà nước và xã hội.

18

Trang 27

Thứ nhất, đối với gia đình, mục đích của hôn nhân chính là trách nhiệm với

sự gắn bó, công khai, lâu dài giữa hai vợ chồng Ngoài ra, hôn nhân cũng là một

phương tiện để đảm bảo sự duy trì giống nòi, hương hỏa (đó là sự ra đời của những

đứa trẻ) và phát triển cuộc sống (nhờ có sự sắp xếp, sẻ chia, gánh vác về mặt kinh tế

cũng như tinh thần của hai bên vợ, chồng) và sâu sa hơn là thể hiện sự cam kết

của các bên sẵn sàng hy sinh cho nhau trong mối quan hệ Xuất phát từ mục đích

cao đẹp của hôn nhân như vậy, cho nên việc đặt ra các quy định về điều kiện kết

hôn là thực sự cần thiết nhằm giúp cho các bên đạt được cuộc hôn nhân hợp pháp vàbền vững Chỉ khi các bên đáp ứng các điều kiện kết hôn thì khi đó họ mới có théđảm bảo về sức khỏe thé chat cũng như sự trưởng thành trong tư duy dé đưa ra camkết có tính trách nhiệm đối với quyết định kết hôn của mình Đồng thời, chỉ khi đó,

họ mới có đủ nhận thức và năng lực để gánh vác những nghĩa vụ về phong tục, tậpquán, tài chính, pháp lý đối với gia đình, xã hội và đối với nhau Những nghĩa vụ

mà họ phải gánh vác có thể là về việc sinh con, nuôi dưỡng con cái, chia sẻ các loạichỉ phí sinh hoạt trong gia đình, cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc, đều

là những trách nhiệm, nghĩa vụ mà một người khi chưa đủ những điều kiện nhất địnhkhông thé gánh vác được

Thứ hai, đối với xã hội, hôn nhân chính là quan hệ nền tảng dé tạo nên một giađình, các gia đình đều xuất phát từ mối quan hệ giữa người vợ và người chồng rồiđến giữa cha, mẹ và con và những thành viên khác trong gia đình Mỗi một gia đình

là một tế bào của xã hội, gia đình hạnh phúc chính là nên tảng của một xã hội hạnh

phúc và phát triển Chính vì vậy, chế độ hôn nhân nói chung và điều kiện kết hônnói riêng có tầm quan trọng rất lớn đến sự ồn định và phát triển của từng gia đình varộng hơn là toàn xã hội Nếu như các bên nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng khôngđảm bảo tuân thủ đúng các điều kiện về kết hôn, cũng như việc quy định về điềukiện kết hôn không khả thi hoặc dé dang bị phá vỡ thì sẽ tạo ra rất nhiều những hệlụy đến xã hội Chăng hạn, kết hôn cận huyết có thể dẫn đến việc những đứa trẻ(những thế hệ sau) được sinh ra trong di tật, hoặc việc sinh con khi cơ thể người mẹchưa phát triên hoàn thiện có thê khiên nguy cơ tử vong của cả mẹ và con tăng cao,

19

Trang 28

việc cha mẹ chưa trưởng thành đã phải gánh vác những trách nhiệm to lớn có thểdẫn đến đói nghèo, không có khả năng nuôi dạy con cái một cách phủ hợp, Dayđều là những nguyên nhân gây mắt ôn định, kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Thứ ba, đối với nhà nước, việc nghiên cứu dé ban hành hoặc ghi nhận những

quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn nói riêng và chế định hôn nhân nói

chung đã tạo hành lang pháp lý cho cơ quan nhà nước khi áp dụng các quy định của

pháp luật, có cơ sở để công nhận hôn nhân hợp pháp cũng như xác định các chế tài

nếu có sự vi phạm điều kiện kết hôn Dién hình là hành vi “tảo hôn” đang xảy rakhá phé biến ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa của nước ta.Đồng thời, cũng thé hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với sự phát triển

về mặt tâm lý, sinh lý của nam, nữ có thể làm tròn trách nhiệm công dân của mình

đối với xã hội Ngoài ra, việc quy định về điều kiện kết hôn cũng thể hiện tráchnhiệm pháp lý của nhà nước trong việc thực hiện những cam kết, điều ước quốc tế

mà Việt Nam đã tham gia Như vậy, nếu việc quy định về điều kiện kết hôn có tínhkhả thi, phù hợp sé góp phan dam bảo cho cuộc hôn nhân được 6n định từ đó tạo ranhững cộng đồng én định Ngược lại, cộng đồng ôn định sẽ dẫn đến xã hội được

tế, chính trị, xã hội tồn tại rất nhiều trường hợp “vượt rào” gây những hậu quả tiêu

cực đối với chính các bên kết hôn và tác động xấu đến xã hội Chính vì vậy, việcquy định về hậu quả pháp lý của việc vi phạm điều kiện kết hôn có những vai trò, ý

nghĩa quan trọng xét trên các khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, việc quy định hậu quả pháp lý tạo hành lang pháp lý dé áp biện pháp

xử lý việc vi phạm điêu kiện kết hôn sẽ góp phân vào sự ôn định trật tự công cộng,

20

Trang 29

đảm bảo sự ôn định của xã hội ở một chừng mực nhất định Đây được coi là các chế

tài áp dụng cho các hành vi vi phạm pháp luật về kết hôn tương ứng với mức độ của

việc vi phạm Việc đưa ra các biện pháp chế tài này đã phần nào giảm bớt tình trạng

kết hôn không đảm bảo hoặc tuân thủ các điều kiện kết hôn do pháp luật quy định.Chăng hạn, khi đặt ra các biện pháp xử lý kết hôn trái pháp luật, có thể sẽ làm giảmthiểu tình trạng tảo hôn, kết hôn gia tạo, kết hôn vi phạm nguyên tắc hôn nhân một

vợ một chồng Nhà nước đưa các quan hệ kết hôn về đúng quỹ đạo của nó, để các

quan hệ HN&GD tồn tại và phát triển theo đúng định hướng của mà nhà nước mong

muôn.

Thứ hai, việc quy định hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm điều kiện kết hôn

không chỉ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân trong quan hệ

hôn nhân, mà còn bảo vệ lợi ích chung của gia đình và xã hội Khi các biện pháp xử

lý vi phạm điều kiện kết hôn được áp dụng dé xử lý các trường hợp vi phạm điềukiện kết hôn trên thực tế, các bên vi phạm phải chấm dứt ngay hành vi trái pháp

luật Điều đó có thê trực tiếp hoặc gián tiếp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của

các bên nam nữ không tuân thủ điều kiện kết hôn và các chủ thể có liên quan Bởi

vì, việc cham dứt ngay hành vi vi phạm sẽ giảm bớt nguy cơ sinh ra những đứa trẻ

đị tật do kết hôn cận huyết thống hoặc giảm bớt tình trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ

do bố mẹ vi phạm chế độ một vợ một chồng dẫn đến bất hòa trong gia đình gây

nên

Thứ ba, việc quy định về hậu quả pháp lý của các vi phạm điều kiện kết hôn

góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của gia đình Các truyền

thống về tình cảm gia đình, tình yêu thương, sự chia sẻ khó khăn của hai vợ chồng

là những truyền thống tốt đẹp được lưu giữ qua nhiều thế hệ Việc áp dụng các biệnpháp xử lý những trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn tạo ra sự răn đe đối với cácbên kết hôn và các chủ thể liên quan khi có ý định vi phạm điều kiện kết hôn Từ

đó, góp phần quan trọng vào việc ngăn ngừa tình trạng kết hôn trái pháp luật, chănghạn người Việt Nam ta tôn vinh va coi trọng đức tính chung thủy và coi đó là mộtnét đẹp văn hóa truyền thống Do đó, việc xử lý kết hôn trái pháp luật trong trường

21

Trang 30

hop vi phạm chế độ một vợ, một chồng tức là kết hôn khi đang có vợ, có chồng

chính là biện pháp giữ gìn truyền thống chung thủy của dân tộc ta

Thứ tư, việc quy định về hậu quả pháp lý của các vi phạm điều kiện kết hôn

góp phần giảm tải sức nặng đối với nền kinh tế, đây lùi tình trạng đói nghèo và lạchậu, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Giảm đi những con người

đị tật, những con người bị mặc bệnh truyền nhiễm, những trẻ em lang thang cơ nhỡ,

xã hội sẽ bớt đi gánh nặng phải nuôi dưỡng những đối tượng này Mặt khác, ngănchặn được tình trạng kết hôn trái pháp luật, xã hội sẽ tạo ra được nhiều gia đìnhhạnh phúc bền vững, sinh ra được nguồn nhân lực có chất lượng cao dé cung cấpcho nền kinh tế Hơn nữa, khi các bên vi phạm điều kiện kết hôn bị chấm dứt quan

hệ, họ sẽ không thé cung tham gia vao cac méi quan hé kinh tế với tư cách là vo

chồng mà chỉ có thé tham gia với tư cách cá nhân Điều đó sẽ góp phan ồn định cácmôi quan hệ về kinh tê, các giao lưu dân sự trong xã hội.

1.3 Các yếu tố cơ bản tác động đến pháp luật về điều kiện kết hôn và hậu quảpháp lý của các vi phạm điều kiện kết hôn

1.3.1 Yếu tố kinh tế - xã hội

Dưới góc độ của triết học, pháp luật với tư cách là kiến trúc thượng tầng luôn

bi chi phối bởi cơ sở hạ tầng, do đó, nội dung của các quy định pháp luật luôn chịuảnh hưởng của các quan hệ kinh tế xã hội, chế độ kinh tế là cơ sở của pháp luật.Kinh tế, xã hội ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử đều chi phối đến việc xây dựng

pháp luật, trong đó, có cả các quy định về pháp luật hôn nhân gia đình nói chung và

các điêu kiện kết hôn, hậu quả pháp lý của việc vi phạm điêu kiện kết hôn nói riêng.

Ở nước ta, dưới chế độ phong kiến, phong kiến nửa thực dân trước năm 1945,

nền kinh tế chim đắm trong nghèo nàn, lạc hậu, nhân dân phải sống trong cảnh bịbóc lột, đói nghèo cả về vật chất và tinh thần, dẫn tới xã hội thời kỳ này quan niệmhôn nhân là một loại quan hệ xuất phát từ quyền lợi gia đình, dong họ Mục đíchcủa hôn nhân trước hết là nhằm duy trì sự giao kết giữa hai dòng họ, nhằm thờphụng tô tiên và kế thừa dòng đõi, hương hỏa cho gia tộc, đồng thời nhằm bảo vệ

22

Trang 31

quyền lợi của tối đa cho người đàn ông trong gia đình Vì vậy, quy định về kết hôn

ở thời kỳ này thể hiện rõ sự bất bình đăng, trọng nam khinh nữ, bảo vệ chế độ gia

trưởng, các quy định về kết hôn theo sự sắp đặt của cha mẹ hay quan niệm “gái

chính chuyên chỉ có một chồng”, còn đàn ông được phép lấy nhiều vợ (hay còn gọi

là thê, thiếp) đã phản ánh rõ thực trạng bất bình đắng giữa nam nữ thời kỳ phongkiến

Không chi sự bất bình dang giữa nam và nữ, trong xã hội phong kiến, vì hoàncảnh kinh tế, vì những khoản nợ truyền đời mà có không ít những cuộc hôn nhân

mang tính chất gả bán con cái của cha mẹ Vì đói nghèo và lạc hậu, nên ngay cả

hạnh phúc của một đời người cũng có thể đem ra dé trao đổi bằng tiền, điều này đã

làm biến đối ngay cả những hành vi, những xử sự thường nhật Khi mục đích kinh

tế được đặt lên hàng đầu khiến người ta có thé dé dàng bỏ qua những lẽ sống,những chuẩn mực đạo đức Kết hôn vốn được coi như một nét đẹp, là kết quả củatình yêu, nay lại được chuyền hóa thành những hợp đồng, những thỏa thuận mangnặng mục đích kinh tế mà coi nhẹ đi những chức năng của gia đình

Nguồn gốc của những tồn tại, hạn chế đó là do trong suốt thời kỳ đô hộ nước

ta, Trung Quốc đã không ngừng cố gắng đồng hóa dân ta và đặc biệt là các triết lýnho giáo của Trung Quốc với tư tưởng gia đình, gia trưởng, cùng với sự phân biệt

giàu nghèo, quyền lực, địa vị của những con người trong xã hội phong kiến Bêncạnh những hạn chế nhất định, các quy định về kết hôn của pháp luật Việt Nam thời

kỳ nay cũng có những đóng góp nhất định nhằm củng cố trật tự gia đình phongkiến

Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, nước ta giành đượcđộc lập, dé phù hợp với nhiệm vu kinh tế, chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội, nhà nước đã ban hành Luật HN&GD năm 1959, đây là luật HN&GDđầu tiên ở nước ta, đồng thời cũng là một trong những đạo luật được ban hành sớmnhất, là công cụ pháp lý dé nước ta xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến,lạc hậu, xây dựng chê độ hôn nhân và gia đình kiêu mới, dân chủ và tiên bộ Bắt

23

Trang 32

đầu từ cuối những năm 80 của thế kỷ XIX, nền kinh tế của nước ta bước vào giai

đoạn phát triển mới với cơ chế thị trường thay cho cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp

Sự thay đổi nay tác động mạnh mẽ đến mọi phương diện của đời sống xã hội trong

đó có quan hệ hôn nhân gia đình, từ đó, đòi hỏi yêu cầu cấp thiết phải có sự thay đôithích hợp để điều chỉnh các mối quan hệ trong hôn nhân và gia đình Trước tìnhhình đó, ngày 29 tháng 12 năm 1986, luật HN&GD năm 1986 đã được ban thông

qua, kế thừa những nguyên tắc dân chủ, tiến bộ của chế độ hôn nhân gia đình trong

luật HN&GD năm 1959 và những truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, sửađổi bổ sung những quy định phù hợp với quan hệ hôn nhân gia đình trong thời kỳmới, từ đó góp phần xóa bỏ những tập tục lạc hậu, tản dư của chế độ HN&GDphong kiến

Sau gần 14 năm thi hành thì luật HN&GD năm 1986 cũng đã bộc lộ nhữngđiểm không phù hợp, nguyên nhân chủ yếu là do luật HN&GD năm 1986 được banhành trong thời kỳ đầu đổi mới, dẫn đến chưa có điều kiện thé chế hóa đường lỗi

đổi mới của Đảng và Nhà nước trong Hiến pháp năm 1992 nên nhiều quy định của

luật chưa phù hợp với sự vận động của các quan hệ hôn nhân gia đình trong cơ chế

kinh tế thị trường và sự giao lưu kinh tế Để đáp ứng yêu cầu của tình hình phát

triển kinh tế - xã hội, nhà nước ta đã ban hành Luật HN&GD năm 2000 thay thé choLuật HN&GD năm 1986 với những sửa đổi, b6 sung đáng ké như: Quy định cắm

người chưa có vợ, chưa có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với ngườiđang có chồng, có vợ (Khoản 2 Điều 4 Luật HN&GD năm 2000), quy định cắm kết

hôn giữa những người cùng giới tính (Khoản 5 Điều 10 Luật HN&GD năm2000),

Luật HN&GD năm 2000 đã góp phan quan trọng vào việc dé cao vai trò củagia đình trong đời sống xã hội; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, đạo đứctốt đẹp của gia đình Việt Nam; phát triển nguồn nhân lực, ôn định và phát triển kinh

tế - xã hội của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng Mặc dù đạtđược nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên, sau hơn 13 năm thi hành, Luật HN&GDnăm 2000 cũng đã bộ 16 không ít hạn chế bat cập trong bối cảnh đất nước bước sang

24

Trang 33

giai đoạn phát triển mới, cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

và hội nhập quốc tế, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu

cực, không chỉ về mặt kinh tế ma còn cả về mặt văn hóa, xã hội Trước tình hình đó,

Luật HN&GD năm 2014 đã được ban hành dé phù hợp với sự hội nhập và phát triểncủa xã hội, ví dụ như xu hướng công khai đồng tính ngày càng rộng rãi, đặc biệt lànhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu công nhận việc hôn nhân đồng giới, thì ở

Việt nam, nếu như trước đây, Luật HN&GD năm 2000 cấm kết hôn giữa những

người cùng giới tính, thì hiện nay, van đề này được ghi nhận tại khoản 2 Điều 8

Luật HN&GD năm 2014, theo đó: “Nha nước không thừa nhận hôn nhân giữa

những người đông giới ” [20]

Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tư tưởng của một bộphận giới trẻ: lối sống muốn hưởng thụ, sống thử, công khai giới tính thật, du nhậplối sông phương tây các cặp đôi chung sống với nhau như vợ chồng Vì vậy, van

đề kết hôn vì vật chất, vi phạm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, một vợ một chong,

kết hôn giữa những người cùng giới xảy ra ngày càng phô biến Do đó, pháp luậtHN&GD cần có những thay đổi dé phù hợp với các van dé nảy sinh trong xã hội nói

chung và vấn đề điều kiện kết hôn, xử lý vi phạm điều kiện kết hôn nói riêng

1.3.2 Yếu tố truyền thống, phong tục, tập quan

Trải qua hàng nghìn năm tồn tại và phát triển, những truyền thống, phong tục,

tập quán thể hiện bản sắc văn hóa và truyền thống của các dân tộc có những biến

đổi (cả theo chiều hướng tích cực và hạn chế) Theo đó, những phong tục, tập quántiến bộ, tích cực dù được thể chế hóa thành quy định pháp luật hay không cũng

khẳng định được vi tri, vai trò của mình trong xã hội Tạo ra những chuẩn mực đạođức, lối sống, cách ứng xử theo văn hóa cộng đồng, xã hội và từng cá nhân Saunhiều năm tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động đồng bào thiểu số ở các địa

phương thực hiện các phong tục tập quán tốt đẹp, xóa bỏ các phong tục, tập quánlạc hậu cho thấy có nhiều chuyền biến tích cực về nhận thức, góp phan quan trọngtrong việc bảo vệ các giá trị chuân mực đạo đức con người, tuy nhiên, việc vận

25

Trang 34

động xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó

khăn, vướng mac.

Yếu tô phong tục, tập quán ảnh hưởng nhiều đến quan hệ nam nữ chung sống

với nhau như vợ chồng; van đề tảo hôn; ảnh hưởng đến sự tự nguyện kết hôn; việc kết

hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ: gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho bảnthân cuộc hôn nhân, gia đình và xã hội Do đó, pháp luật cần có những quy định để loại

bỏ những hủ tục lạc hậu ra khỏi đời sống nhân dân Pháp luật điều chỉnh việc kết hôn

không chỉ chịu sự tác động và chỉ phối bởi phong tục, tập quán của dân tộc mà pháp luậtcũng có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ các giá trị truyền thống về HN&GD màchúng ta cần phát huy Những truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp về HN&GD củadân tộc được đề cao có ảnh hưởng tích cực tới việc thực thị pháp luật về kết hôn Ví dụ,

truyền thống trọng tình, trọng nghĩa đề cao lòng chung thủy được phát huy sẽ là cơ sở

quan trọng dé mỗi cá nhân tuân thủ nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng, qua đó,

việc cắm kết hôn đối với người đang có vợ hoặc có chồng được tuân thủ Ngược lại, nếu

truyền thống này bị xem nhẹ, sẽ ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả điều chỉnh của pháp luật

Vì thế, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc giữ gìn và phát huy nền văn hóa Việt

Nam đậm đà bản sắc dân tộc có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực thi pháp luật về

HN&GD góp phan xây dựng gia đình Việt Nam hạnh phúc, bền vững

1.3.3 Yếu tố đạo đức

Đạo đức cũng là một yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến việc điều chỉnh pháp

luật về chế định kết hôn nói chung, điều kiện kết hôn và cách thức xử lý với việc viphạm điều kiện kết hôn nói riêng Đạo đức thường là những quy tắc, chuẩn mựchành vi ứng xử của con người, phù hợp với lợi ích chung của xã hội, phù hợp vớigiá tri tốt đẹp, thuần phong mỹ tục của dân tộc Đạo đức là một loại thể chế đặc

biệt, được điều tiết bằng dư luận của xã hội và chính lương tâm của từng cá nhân

Sức điều tiết của nó cũng mạnh mẽ không thua kém pháp luật Khi xây dựng phápluật, đặc biệt là pháp luật về HN&GD, người ta luôn chú ý đến van dé đạo đức.Nhiều quy phạm pháp luật đã được nâng lên từ các quy phạm đạo đức, đạo đức

26

Trang 35

chính là sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích chung và lợi ích riêng Do đó, khi điều

chỉnh việc kết hôn, cần phải cân nhắc yếu tố lỗi, yếu t6 tình cảm của các chủ thé,

xem xét và cân nhắc cách thức xử lý như thế nào là hợp tình hợp lý, có tính đạo

đức, giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của việc kết hôn trái pháp luật đến cácđương sự, đặc biệt là con chung Ở một góc độ nào đó, có thé nói đạo đức của mỗicon người được biểu hiện ở năng lực hành động tự nguyện, tự giác vì lợi ích củanhững người khác và xã hội Vi vậy, khi xử lý việc vi phạm điều kiện kết hôn, cơquan có thâm quyền xử lý cần xem xét đến vấn đề lương tâm và đạo đức của cácbên tham gia vào quan hệ kết hôn trái pháp luật và các chủ thể khác dé có sự điều

+ Về điều kiện kết hôn:

Thứ nhất, điều kiện về độ tuổi, khác với quy định của pháp luật Việt Nam,

pháp luật của Pháp quy định độ tuổi kết hôn chung cho cả nam và nữ là 18 tudi,

đồng nhất với độ tuôi của người thành niên (Điều 144 BLDS Pháp) Ngoài ra, phápluật Pháp cũng có quy định về trường hợp ngoại lệ cho phép người chưa thành niên

được kết hôn nếu có sự đồng ý của cha mẹ hoặc của ông bà nội và ông bà ngoại

(trong trường hợp cha, mẹ của người chưa thành niên đều đã chết hoặc thể hiệnđược ý chí) (Điều 148, 149, 150 và 159 BLDS Pháp) Đối với người chưa thànhniên ở độ tuổi 18 (chưa đủ 18 tuổi) mà không có cha, mẹ, cũng như không có ông

bà nội, ngoại hoặc họ đều không thé hiện được ý chí thì việc kết hôn được thừanhận nếu có sự đồng ý của hội đồng gia tộc (Điều 160 BLDS Pháp) Những ngoại lệnày hoàn toàn khác biệt với quan điểm lập pháp của Việt Nam, vì Việt Nam không

cho phép người chưa thành niên kết hôn, không có bat kỳ ngoại lệ nào

27

Trang 36

Thứ hai, việc kết hôn phải có sự ưng thuận của hai người kết hôn Điều 146BLDS Pháp quy định: “Không thể kết hôn nếu không có sự ưng thuận ”[14] Mộttrong những tư tưởng chủ đạo trong BLDS Pháp là tôn trọng tự do ý chí của chủthể, theo đó, sự ưng thuận của các bên là điều kiện không thể thiếu trong giao kếthợp đồng cũng như trong việc kết hôn Sự ưng thuận của hai người kết hôn theo quyđịnh của BLDS Pháp có nét tương đồng với điều kiện “Việc kết hôn do nam và nữ

tự nguyện quyết định ” theo quy định của pháp luật Việt Nam

Thứ ba, không vi phạm những trường hợp cam kết hôn Điều 147 BLDS Pháp

quy định việc kết hôn khi đang có có vợ, có chồng là trái pháp luật Trong xã hộihiện đại, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận nguyên tắc hôn nhân một

vợ, một chồng, trong đó có Pháp

Điều 161, 162, 163 BLDS Pháp cấm kết hôn giữa tất cả những người có quan

hệ về trực hệ, bao gồm cả quan hệ thông gia (bố chồng và con dâu, mẹ vợ và con ré,ông bà của chồng va cháu dâu ); về bàng hệ, cấm kết hôn giữa anh/em trai vàchi/em gái (kế cả giữa các anh em trai với nhau/chị em gái với nhau); cấm kết hôn

giữa bác, cô, chú với cháu (cũng như giữa cô với chau gái, bác trai với cháu trai).

Pháp luật Pháp cũng cấm việc kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, cũngnhư kết hôn giữa người con nuôi với cha mẹ của người nhận nuôi, với con củangười nhận nuôi va với các thành viên khác trong gia đình của cha mẹ nuôi, cụ thể,

theo Điều 356 BLDS Pháp thì hậu quả của việc nuôi con nuôi theo hình thức đầy đủ

là làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi va cham dứt quan hệcha mẹ và con giữa người con đã làm con nuôi với cha mẹ đẻ (cũng như chấm dứtcác quan hệ gia đình với các thành viên khác trong gia đình gốc) nên các quy định

về cam kết hôn đối với những người có quan hệ huyết thống như đã nêu ở trên cũng

được áp dụng đôi với những chủ thê trong quan hệ nuôi con nuôi.

Đối với trường hợp kết hôn giữa hai người cùng giới tính, BLDS của Pháp đãthừa nhận quyền kết hôn của hai người cùng giới tính Với việc thông qua Luật số

2013 - 404 ngày 17 tháng 5 năm 2013, Pháp trở thành quốc gia thứ 9 trong Liên

28

Trang 37

minh châu Âu và quốc gia thứ 14 trên thế giới công nhận hôn nhân giữa hai người

cùng giới tính Quy định của Luật này được đưa vào trong Điều 143 BLDS với nội

dung: “Việc kết hôn được tiến hành bởi hai người khác giới tính hoặc cùng giới

tính” Do đó, việc kết hôn giữa hai người cùng giới tính hiện nay là hoàn toàn hợppháp, nếu ho đáp ứng được các điều kiện kết hôn

+ Về hậu quả pháp lý của các vi phạm điều kiện kết hôn.

Liên quan đên việc xử ly va hậu quả pháp lý của việc vi phạm điêu kiện kêt

hônBLDS Pháp quy định như sau:

Thứ nhất, pháp luật Pháp cho phép người có quan hệ hôn nhân với một tronghai bên kết hôn có quyền phản đối việc tổ chức lễ kết hôn của người đó (Điều 172BLDS Pháp) Ngoài ra, pháp luật cũng trao quyền này cho cha mẹ và ông bà nộingoại (nếu không có cha mẹ) đối với việc phản đối việc tô chức lễ kết hôn của con,cháu của họ ké cả khi họ đã thành niên (Điều 173 BLDS Pháp) Đối với trường hop

tổ chức lễ kết hôn cho người chưa thành niên ở độ tuổi 18 (nhưng chưa đủ 18 tuổi)

mà người này không có cha, mẹ và ông bà nội, ngoại và không được sự đồng ý củahội đồng gia tộc thì cô, dì, chú, bác, anh, chi, em của người kết hôn cũng có quyềnphản đối việc kết hôn (Điều 174 BLDS Pháp) Việc phản đối này được thực hiệntheo một trình tự, thủ tục luật định và cơ quan có thâm quyền sẽ xem xét, ra quyết

định cho phép hoặc không cho phép việc kết hôn được tiến hành hay không (Điều

175 BLDS) Quy định này nhằm đem lại sự đồng thuận trong gia tộc đối với việckết hôn của người trong gia tộc và cũng góp phần làm giảm thiểu tinh trạng kết hôn

trái pháp luật trong trường hợp một bên bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc trườnghợp các bên kết hôn có quan hệ huyết thống trực hệ hoặc quan hệ họ hàng

Thứ hai, về quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, pháp luật Pháp quyđịnh khá chặt chẽ về quyền này đối với từng trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn,

cụ thể: Điều 180 BLDS Pháp quy định đối với trường hợp kết hôn không có sự ưng

thuận của người kết hôn thì một hoặc cả hai bên đã kết hôn mà không có sự tự do ýchí, viện công tổ có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn Điều 181 BLDS Pháp quy

29

Trang 38

định đối với trường hợp kết hôn cần thiết phải có sự đồng ý của cha mẹ, ông bà hay

hội đồng gia tộc mà không có sự đồng ý của những người này thì họ có quyền yêu

cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật Điều 182 BLDS Pháp quy định đối với các

trường hợp kết hôn vi phạm về độ tuổi, khi đang có vợ, có chồng, kết hôn giữanhững người có mối quan hệ họ hàng huyết thống hoặc giữa những người có quan

hệ gia đình phát sinh do việc nuôi con nuôi thì người có quyền yêu cầu hủy việc kếthôn gồm: vợ, chồng, tất cả những người có lợi ích bị ảnh hưởng do việc kết hôn gây

ra và viện công tô.

Dù thuộc trường hợp nào thì khi giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn, cơ quannhà nước có thâm quyền yêu cầu hai bên kết hôn phải ngừng việc sống chung (Điều

184 BLDS Pháp).

Thứ ba, khi xem xét yêu cầu hủy việc kết hôn, pháp luật Pháp quy định giải

quyết một cách linh hoạt, không phải mọi trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn đều

bị tuyên bố hủy kết hôn Cu thé, vo, chồng và những họ hàng mà cần phải có sự

đồng ý của họ về việc kết hôn không có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn nữa nếuviệc kết hôn đã được những người này chấp thuận công khai hoặc ngầm định hoặc

nếu sau một năm ké từ khi biết việc kết hôn mà không có yêu cầu Người vợ hoặc

chồng cũng không có quyền yêu cầu hủy kết hôn nữa nếu đã qua 5 năm kể từ khi

người nay đủ tuổi dé thé hiện sự tự nguyện kết hôn mà không yêu cầu hủy việc kếthôn (Điều 183 BLDS Pháp)

Thứ tư, về hậu quả pháp lý khi việc kết hôn bị tuyên bố hủy bỏ, về nguyên tắc,việc kết hôn không làm phát sinh hiệu lực của hôn nhân, các bên kết hôn không có

tư cách vợ, chồng Tuy nhiên, pháp luật Pháp có quy định ngoại lệ để đảm bảo lẽcông bằng Cu thé, theo Điều 201 BLDS Pháp thì trường hợp việc kết hôn bị hủy

nhưng hai người kết hôn ngay tình thì việc kết hôn đó vẫn làm phát sinh hiệu lực

đối với hai bên vợ chồng: nếu chỉ một bên vợ hoặc chồng ngay tình thì việc kết hôn

chỉ làm phát sinh hiệu lực đối với người vợ/chồng ngay tình Đây là điểm khác biệtcủa pháp luật Pháp so với pháp luật Việt Nam Pháp luật của Việt Nam chỉ quy định

30

Trang 39

về nguyên tắc, khi việc kết hôn bị hủy thì các bên kết hôn đều không có các quyền,

nghĩa vụ của vợ chồng Nhưng có một điểm tương đồng với pháp luật Việt Nam, đó

là pháp luật Pháp quy định dù việc kết hôn bị hủy, nếu họ đã có con chung, thì các

bên vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với con chung như các trường hợp con sinh ra

từ quan hệ hôn nhân hợp pháp.

Như vậy, có thé thay pháp luật Pháp quy định khá chỉ tiết về điều kiện kết hôn

và việc xử lý khi có vi phạm điều kiện kết hôn Việt Nam có thé tham khảo một sốquy định của pháp luật Pháp dé hoàn thiện pháp luật về kết hôn và biện pháp xử lý

việc vi phạm điêu kiện kêt hôn.

1.4.2 Pháp luật Hàn Quốc về điều kiện kết hôn và hậu quả pháp lý của các viphạm điều kiện kết hôn

+ Về điều kiện kết hôn:

Thứ nhất, điều kiện về độ tuổi, pháp luật của Hàn Quốc quy định độ tuổi kếthôn chung cho cả nam và nữ là 18 tuổi, đồng nhất với độ tuôi của người thành niên

(Điều 807 BLDS Hàn Quốc) Bên cạnh đó, pháp luật Hàn Quốc cũng cho phép

người chưa thành niên kết hôn nếu được sự chấp thuận của cha mẹ Điều 803 Bộ

Luật Dân sự Hàn Quốc quy định người chưa thành niên được phép kết hôn nếu có

sự đồng ý của cha mẹ Nếu một cha hoặc mẹ không thé thé hiện được sự đồng ý thìcần có sự đồng ý của người còn lại, nếu cả cha và mẹ không thé thé hiện sự đồng ý

thì cần có sự đồng ý của người giám hộ Việc cho phép người chưa thành niên kếthôn nếu có sự đồng ý của cha, mẹ như pháp luật Pháp đã nêu ở phần trên

Thứ hai, việc kết hôn phải có sự ưng thuận của hai người kết hôn: Hiến phápHàn Quốc năm 1987 có quy định: “Hôn nhân và cuộc sống gia đình được hìnhthành và duy trì trên cơ sở nhân phẩm cá nhân và bình đăng về giới, Nhà nướchướng đến mục tiêu đó theo thẩm quyên ” (Điều 36) và “Mọi công dân déu đượcbảo đảm về giá trị và phẩm giá con người và có quyền mưu cẩu hạnh phúc nhànước có trách nhiệm xác nhận và đảm bảo các quyên con người cơ bản và bat khảxâm phạm của cá nhân ” (Điều 10) Bên cạnh đó, Luật Dân sự Hàn Quốc quy định

31

Trang 40

về trường hợp hủy hôn nhân xảy ra “Khi tuyên bó về ý định kết hôn đã được thựchiện bởi lừa doi hoặc cưỡng ép” (Điều 816)

Trong pháp luật Hàn Quốc, nguyên tắc tự nguyện là nguyên tắc đầu tiên, quan

trọng nhất và xuyên suốt trong các quan hệ dân sự trong đó có quan HN&GD Sự tự

nguyện trong quan hệ hôn nhân được hiểu là việc người nam và nữ tự mình quyếtđịnh việc kết hôn và thé hiện sự mong muốn trở thành vợ chồng của nhau và khôngphụ thuộc vào ý chí của người khác, điều này tương đồng với điều kiện “Việc kết

hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định ” theo quy định của pháp luật Việt Nam

Thứ ba, không vi phạm những trường hợp cấm kết hôn như:

- Không có thỏa thuận hôn nhân Tại khoản 1 Điều 815 BLDS Hàn Quốc quyđịnh: “Hôn nhân là vô hiệu trong bat kỳ trường hop nào sau: 1 Khi không có thỏathuận kết hôn giữa các bên” Trường hợp này tương tự như kết hôn giả tạo theopháp luật Việt Nam, trường hợp các bên kết hôn không có thỏa thuận kết hôn dẫn

đến hủy hôn nhân được hiểu, mặc dù các bên đồng thuận và thực hiện việc đăng ký

kết hôn nhưng thực chất không nhằm mục đích chung sống, xây dựng gia đình mà

để đạt được các mục đích khác

- Đang trong quan hệ hôn nhân với người khác: Điều 810 BLDS Hàn Quốcquy định: “Ai đang có người phối ngẫu không được kết hôn lại ” Theo đó, nếu khixác lập hôn nhân, một trong hai bên kết hôn còn dang ở trong tinh trang tồn tại hônnhân với người khác và quan hệ hôn nhân này chưa cham dứt thì việc kết hôn đó sẽ

bị hủy Giữa những người kết hôn có quan hệ huyết thống, cha mẹ con nuôi: Điều

809 BLDS Hàn Quốc có quy định:

“1 Không được phép kết hôn giữa huyết thong trong anh em họ đời thứ 8

2 Không được phép kết hôn giữa các bên là người phối ngẫu của huyết thong

trong anh em họ đời thứ 6, huyết thông trong anh em họ đời thứ 6 của người phối

ngẫu, họ hang mau của vợ hoặc chẳng trong anh em họ đời thứ 6 và vợ và quan hệ

thông gia hoặc quan hệ thông gia trước như người phối ngẫu của huyết thong tronganh em họ đời thứ 4 với người phối ngẫu

32

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Tỷ lệ tảo hôn của người dân tộc 71 - Luận văn thạc sĩ luật học: Điều kiện kết hôn và hậu quả pháp lý của các vi phạm điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam
Bảng 3.1. Tỷ lệ tảo hôn của người dân tộc 71 (Trang 8)
Bảng 3.2. Tỷ lệ kết hôn cận huyết của người dân tộc thiểu số năm 2014 và năm - Luận văn thạc sĩ luật học: Điều kiện kết hôn và hậu quả pháp lý của các vi phạm điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam
Bảng 3.2. Tỷ lệ kết hôn cận huyết của người dân tộc thiểu số năm 2014 và năm (Trang 82)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w