Đề có thé hoàn thành các mục tiêu trên, luận văn tập trung vào một số nhiệm vụcụ thê sau: - Phan tích những cơ sở nền tảng cho sự hình thành và phát triển của nghệ thuật rối bóng Wayang
MUA ROI BONG TIEU BIEU KHÁC Ở ĐÔNG NAM A3.1 Nghệ thuật múa rối bóng Wayang Kulit Kelantan ở Malaysia
Wayang Kulit Kelantan, hay còn được gọi là Wayang Kulit Siam, là một trong bốn loại hình nghệ thuật múa rối bóng tiêu biểu của Malaysia và cũng là loại hình phổ biến nhất Đây được coi như là sự kết hợp hoàn thiện nhất của Wayang
Kulit nguyên bản với văn hóa khác biệt của người Malaysia Ngay từ tên gọi đã cho ta thay phần nào về nguồn gốc của loại hình nghệ thuật này Wayang Kulit Kelantan được hình thành ở khu vực dân cư gốc Xiêm sinh sống ở cực bắc của bang Kelantan, vậy nên hình thức biểu diễn này vẫn còn đôi nét ảnh hưởng Thái Lan, được thể hiện ở các phụ kiện trang trí tốc và lời mở đầu có sử dụng các câu thần chú băng tiếng Thái Wayang Kulit Kelatan được biểu diễn chủ yếu bằng phương ngữ cùng Kelantan — Pattani, và mang nhiều đặc điểm biến đổi dé phù hợp với thị hiếu dân cư nơi đây [63] Kịch ban của Wayang Kulit Kelantan là câu chuyện sử thi
Ramayana phiên bản Malaysia cùng với các biến thể phát sinh mà nhân dân Malaysia đúc kết trong quá trình lao động, sản xuất [64].
Về bản chất, linh hồn của nghệ thuật truyền thống Wayang Kulit Kelantan vẫn tương đồng với Wayang Kulit Indonesia khi cùng là sự hợp thành bởi ba nhân tố quan trọng: sử thi, con người và con rối Trong đó, sử thi giữ vai trò là hồn cốt của câu chuyện, con rối là hiện thân cho thé xác của con người và bóng rối chính là linh hồn Nhưng bởi nhiều yếu tố khác biệt trong quan điểm sùng bái tâm linh nên Wayang Kulit Kelatan không giữ được yếu tố linh thiêng trong các phan trình diễn.
Dù các câu thần chú vẫn được thực hiện trong phần mở đầu của mỗi buổi diễn, những buổi diễn phục vụ các hoạt động đời sống khi con người có mong muốn thiết lập lại cân băng vũ trụ vẫn được tô chức nhưng giá trị thiêng liêng trong việc kết nỗi và truyền tải giữa con người trần thế với tổ tiên, thần linh đã không được lưu truyền.
Wayang Kulit Kelantan dần trở thành một loại hình nghệ thuật giải trí cho cư dân các vùng nông thôn và phục vụ khách du lịch hơn là một loại hình nghệ thuật của tín ngưỡng.
Về quy cách tổ chức, Wayang Kulit Kelantan cũng được tổ chức biểu diễn vào các buổi tối, nhưng không có định thời gian biểu diễn từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng ngày hôm sau như người Indonesia Đồng thời, quy luật thời gian của budi biểu diễn cũng không còn gan liền với con số 9, con số của sự đủ đầy và may mắn nữa Các buổi biểu diễn thường tổ chức tự phát, tùy theo mục đích và cách sắp xếp của đoàn biểu diễn hoặc đơn vị tổ chức Tuy nhiên, một buổi biểu diễn không bắt buộc phải chia thành ba hồi riêng biệt, mà có thể thay đổi thành hai hồi hoặc một hồi tùy theo kịch bản được lựa chọn hoặc tùy theo phản ứng của khán giả Đồng thời, dàn nhạc phục vụ Wayang Kulit Kelantan cũng thường được tiết chế lại cho thật gọn nhỏ về quy mô, thường chỉ sử dụng 03 đến 05 nhạc cụ quan trọng nhất như: trống, chiêng, phách gõ Một phần nguyên do của sự tiết chế này có thé xuất phát từ lịch sử hình thành, phát triển đơn lẻ, không đồng bộ và nhận được sự bảo trợ của hoàng gia Malaysia.
Khác với Wayang Kulit — Indonesia diễn ra quanh năm, mùa biểu diễn Wayang Kulit Kelantan bắt đầu hằng năm sau vụ thu hoạch lúa và thường kéo dài đến đầu mùa mưa, khoảng thời gian rảnh rỗi nông nhàn của người nông dân Trình diễn múa rối bóng có thé được tổ chức ở bat kỳ buổi tối hoặc bat ky lễ kỷ niệm nào, chăng hạn như đám cưới, lễ cắt bì, mừng sinh nở, tiệc đầy tháng, mừng vụ mùa
Nhưng đặc biệt bị cắm vào tối thứ Năm, đêm trước ngày Sabbath của người Hồi giáo Trên thực tế, nếu tại Indonesia, Wayang Kulit như một giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy thì Wayang Kulit Kelantan dường như bị kìm hãm phát triển.
Theo đó, Nhà nước và chính quyền Malaysia áp dụng luật cam các buổi biểu diễn kéo dài quá nửa đêm, buộc phải kết thúc trước 12h và chỉ ở một số khu vực hẻo lánh, thiếu sự quản lý của chính quyền thì mới có những buổi biểu diễn kéo dài đến tận khi mặt trời mọc.
Hồi giáo hiện đang là quốc giáo ở Malaysia, nhưng các tín ngưỡng và tôn giáo khác vẫn có chỗ đứng trong lòng xã hội Malaysia với những khu đông đúc người nhập cư, tiêu biéu có thé kế đến Phật giáo ở khu phố người Hoa và Ấn giáo với hầu hết những người Ấn Độ Một mặt, dường như xã hội Malaysia hiện đại tồn
65 tại sự tách biệt so với khu vực nông thôn lạc hậu vẫn đang tuân theo những tục lệ lâu đời của Ấn Độ giáo được truyền bá và bồi đắp từ hàng nghìn năm trước Khu vực mà tôn giáo có mối liên kết mật thiết với nghệ thuật múa rối bóng Wayang Kulit Kelantan truyền thống Nhưng xét trên phương diện khác, chính phủ Malaysia lại đang tìm cách để nuôi dưỡng và phục hưng lại những di sản văn hóa truyền thống của quốc gia, trong đó có Wayang Kulit Kelantan như một cách để bảo tồn những giá trị bản sắc dân tộc rất riêng và có thêm một sản phẩm để giới thiệu trong các tài liệu quảng cáo thu hút du lịch Wayang Kulit Kelantan dang bap bênh, chấp chới giữa sự đấu tranh của những cực đối lập gay gắt trong lòng xã hội Malaysia.
Dé tìm điểm cân bằng và dung hòa mâu thuẫn trong văn hóa tín ngưỡng, con đường, người Malaysia lựa chọn là vừa bảo tồn cấu trúc, thê thức quan trọng của nghệ thuật Wayang Kulit Kelantan truyền thống nhưng lược bỏ, tối giản những giá trị tỉnh thần, giá trị tâm linh nặng nề trong hình thức biểu diễn để đưa nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với giới trẻ, đến gần hơn với khách du lịch nước ngoài.
Phương pháp này đang dần dần được thực hiện hóa bằng cách khởi xướng giới luật yêu cầu các buổi biểu diễn Wayang Kulit Kelantan phải kết thúc trước nửa đêm, trước khoảnh khắc mà thần linh có thể phô trương thể hiện sức mạnh.
Về con rồi: So sánh với các loại hình nghệ thuật múa rối bóng tương đồng ở các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, con rối của Wayang Kulit Kelantan có vẻ ngoài mộc mạc, đôi phần thô kệch hơn Vì tại Malaysia, nghệ thuật múa rỗi bóng thường gắn liền và phát triển trong lòng cộng đồng dân cư làng xã, hơn là nhận được sự bảo hộ của chính quyền hay hoàng gia như ở Indonesia, Thái Lan hay Campuchia Kết cấu và nhịp độ của buổi biểu diễn cũng bình lặng, chậm rãi, ít cao trào để phù hợp với thị hiếu của dân cư làng xã, chứ không mang nặng tính biểu diễn nghệ thuật.
Trên thực tế, do các nhân vật sử thi vi đại của An Độ giáo đã rất quen thuộc với người Mã Lai, nên nếu việc thiết kế một con rối không phù hợp với vẻ đẹp, phẩm giá của vị thần linh, hoàng tử hay công chúa hoặc không lột tả được sự hung dữ, thù hận của những nhân vật phản diện, ác quỷ sẽ bị coi như một sự xúc phạm với khán giả và nhân vật được thê hiện Ngoài ky vọng đó ra, các khu vực khác