1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại tp hcm

232 16 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thị Diễm My
Người hướng dẫn GS. TS. Huỳnh Văn Sơn, PGS. TS. Nguyễn Thị Tứ
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại Luận án Tiến sĩ Tâm lý học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 232
Dung lượng 5,51 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (12)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (13)
  • 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu (13)
  • 4. Giả thuyết khoa học (13)
  • 5. Nhiệm vụ nghiên cứu (13)
  • 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu (14)
  • 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu (14)
    • 7.1. Phương pháp luận (14)
    • 7.2. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔN THƯƠNG TÂM LÝ CỦA THIẾU NIÊN BỊ CHA MẸ BẠO LỰC (18)
    • 1.1. Tổng quan nghiên cứu về tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực (18)
      • 1.1.1. Các nghiên cứu về thiếu niên bị cha mẹ bạo lực (18)
      • 1.1.2. Các nghiên cứu về tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực (23)
      • 1.1.3. Các nghiên cứu về mô hình phòng ngừa và can thiệp ̣ tổn thương tâm lý ở thiếu niên bị cha mẹ bạo lực (0)
    • 1.2. Cơ sở lý luận về tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực (40)
      • 1.2.1. Lý luận về hành vi bạo lực của cha mẹ (40)
      • 1.2.2. Lý luận về tổn thương tâm lý (47)
      • 1.2.3. Lý luận về tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực (56)
  • CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (74)
    • 2.1. Giới thiệu về khách thể và địa bàn nghiên cứu (74)
      • 2.1.1. Địa bàn nghiên cứu (74)
      • 2.1.2. Khách thể nghiên cứu (74)
    • 2.2. Tổ chức nghiên cứu (76)
      • 2.2.1. Nghiên cứu lý luận (76)
      • 2.2.2. Nghiên cứu thực tiễn (77)
    • 2.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể (79)
      • 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản và tài liệu (79)
      • 2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (79)
      • 2.3.3. Phương pháp trắc nghiệm (81)
      • 2.3.6. Phương pháp thực nghiệm (91)
      • 2.3.7. Phương pháp thống kê toán học (92)
  • CHƯƠNG 3: TRIỆU CHỨNG TỔN THƯƠNG TÂM LÝ CỦA THIẾU NIÊN BỊ CHA MẸ BẠO LỰC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (95)
    • 3.1. Kết quả sàng lọc thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại thành phố Hồ Chí Minh (95)
      • 3.1.1. Các sự kiện tiêu cực đã xảy ra với thiếu niên (95)
      • 3.1.2. Trải nghiệm bạo lực đã xảy ra với thiếu niên (96)
      • 3.1.3. Thời điểm diễn ra hành vi bạo lực với thiếu niên (97)
    • 3.2. Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực của cha mẹ với thiếu niên (98)
      • 3.2.1. Kết quả nghiên cứu chung về hành vi bạo lực của cha mẹ với thiếu niên (98)
      • 3.2.2. Kết quả nghiên cứu cụ thể về hành vi bạo lực của cha mẹ với 197 thiếu niên (99)
    • 3.3. Kết quả nghiên cứu về tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực (103)
      • 3.3.1. Kết nghiên cứu về các triệu chứng của tổn thương tâm lý trên bình diện (103)
      • 3.3.2. Kết quả xếp hạng các nhóm triệu chứng tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực (110)
      • 3.3.3. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ phân bố mức độ triệu chứng tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại thành phố Hồ Chí Minh (112)
      • 3.3.4. Kết quả so sánh các triệu chứng của tổn thương tâm lý trên các vấn đề liên (113)
      • 3.3.5. Kết quả nghiên cứu so sánh các triệu chứng của tổn thương tâm lý trên trên một số thông tin về nhân khẩu (120)
    • 3.4. Kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa mức độ các hình thức bạo lực với mức độ triệu chứng tổn thương tâm lý (122)
      • 3.4.1. Kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa mức độ các hình thức bạo lực với mức độ triệu chứng tổn thương tâm lý (122)
      • 3.4.2. Kết quả nghiên cứu về vai trò của chiến lược đối phó (biến điều tiết) trong mối tương quan giữa mức độ các hình thức bạo lực với mức độ triệu chứng tổn thương tâm lý (124)
      • 3.5.1. Trường hợp 1 (125)
      • 3.5.2. Trường hợp 2 (129)
  • CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TỔN THƯƠNG TÂM LÝ CHO THIẾU NIÊN BỊ CHA MẸ BẠO LỰC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (136)
    • 4.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý cho thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại thành phố Hồ Chí Minh (136)
      • 4.1.1. Cơ sở lý luận (0)
      • 4.1.2. Cơ sở thực tiễn (0)
    • 4.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý cho thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại thành phố Hồ Chí Minh (140)
      • 4.2.1. Đảm bảo tính hệ thống (140)
      • 4.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn (140)
      • 4.2.3. Đảm bảo tính khả thi (141)
    • 4.3. Các biện pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý cho thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại thành phố Hồ Chí Minh (141)
      • 4.3.1. Biện pháp 1: Tuyên truyền cho cha mẹ về hậu quả của hành vi bạo lực trẻ (142)
      • 4.3.2. Biện pháp 2: Tuyên truyền cho thiếu niên về Luật trẻ em và dịch vụ bảo vệ trẻ em qua điện thoại (144)
      • 4.3.3. Biện pháp 3: Định hướng phát triển kỹ năng tự nhận thức bản thân để tư (145)
      • 4.3.4. Biện pháp 4: Sử dụng một số giá trị sống tác động đến nhận thức của thiếu niên nhằm giúp thiếu niên tìm được ước mơ và có niềm tin vào tương lai phía trước (147)
      • 4.3.5. Biện pháp 5: Phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc, phòng ngừa và giảm thiểu hành vi hung tính cho thiếu niên bị cha mẹ bạo lực (148)
      • 4.3.6. Biện pháp 6: Tham vấn, trị liệu làm giảm các triệu chứng của tổn thương tâm lý (150)
    • 4.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý cho thiếu niên bị (152)
      • 4.5.2. Khảo sát tính khả thi của một số biện pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý (154)
    • 4.6. Kết quả về việc sử dụng trị liệu cá nhân trong việc làm giảm các triệu chứng của tổn thương tâm lý (156)
      • 4.6.1. Đạo đức trong thực hành ca lâm sàng và một số vấn đề liên quan đến tính bảo mật, pháp lý (157)
      • 4.6.2. Báo cáo trường hợp lâm sàng (157)
  • KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 160 (171)
    • 1. Đối với thiếu niên (173)
    • 2. Đối với gia đình (173)
    • 3. Đối với nhà trường (174)
    • 4. Đối với xã hội (174)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 164 (175)

Nội dung

Các nghiên cứu về thiếu niên bị cha mẹ bạo lực Các nghiên cứu về thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tập trung vào ba khía cạnh chính: các nghiên cứu về thực trạng thiếu niên bị cha mẹ bạo lực

Mục đích nghiên cứu

Xác định triệu chứng TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại TP HCM, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu những tổn thương này ở thiếu niên.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: 849 thiếu niên ở một số quận huyện tại TP.HCM

- Đối tượng nghiên cứu: triệu chứng TTTL của thiếu niên tại TP.HCM bị cha mẹ bạo lực

Giả thuyết khoa học

Giả thuyết 1: Cú khoảng ẳ thiếu niờn tại TP HCM bị cha mẹ bạo lực HVBL về tinh thần phổ biến hơn các HVBL khác

Giả thuyết 2: TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại TP HCM bao gồm các triệu chứng phổ biến như đánh giá thấp bản thân, không hài lòng với cuộc sống, khó ngủ, cảm giác thất bại, đau khổ, tái trải nghiệm, hành vi né tránh sự kiện bị cha mẹ bạo lực, hành vi hung tính

Giả thuyết 3: Có sự khác biệt giữa mức độ bạo lực, thời gian bạo lực về một số triệu chứng của TTTL

Giả thuyết 4: Trị liệu tâm lý bằng lý thuyết nhận thức hành vi có thể làm giảm thiểu các triệu chứng của TTTL.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khảo sát toàn diện các công trình nghiên cứu liên quan và xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài

- Xác định thực trạng HVBL của cha mẹ với thiếu niên và triệu chứng TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại TP HCM

- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại TP HCM và thực nghiệm trị liệu tâm lý bằng lý thuyết nhận thức hành vi làm giảm các triệu chứng của TTTL.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tập trung vào đối tượng là thiếu niên cư trú tại một số quận huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là quận 1, quận 3, quận Bình Thạnh, quận Bình Tân và quận Tân Phú

+ Nghiên cứu tập trung vào ba hình thức bạo lực chính: bạo lực tinh thần, bạo lực thể chất và bạo lực kinh tế

+ Các triệu chứng TTTL được khảo sát thông qua thang tự báo cáo của thiếu niên, không dựa trên đánh giá của chuyên gia tâm lý

+ Nghiên cứu tập trung vào các triệu chứng TTTL liên quan đến căng thẳng, trầm cảm, lo âu, hành vi phá luật và hành vi công kích

+ Nghiên cứu chỉ sử dụng trị liệu cá nhân nhằm giảm thiểu TTTL ở thiếu niên Các biện pháp can thiệp khác chỉ được đưa ra dưới dạng đề xuất

- Thời gian thực hiện: Nghiên cứu được triển khai trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận

Nghiên cứu về TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại TP.HCM được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau Dưới đây là một số quan điểm đã được áp dụng trong nghiên cứu: -Tâm lý học lâm sàng: Quan điểm này tập trung vào việc chẩn đoán dựa trên đánh giá của nhà tâm lý trị liệu các vấn đề tâm lý cá nhân mà thiếu niên gặp phải, như rối loạn stress sau chấn thương (PTSD), trầm cảm, lo âu, và một số vấn đề về hành vi Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận án này, người nghiên cứu chỉ sử dụng các thang đo về sức khoẻ tâm thần dựa trên báo cáo chủ quan của khách thể nghiên cứu để tính tổng số lượt từng triệu chứng được cho là “có xuất hiện” ở họ

- Quan điểm văn hóa xã hội: Mỗi văn hóa có cách tiếp cận và hiểu về bạo lực gia đình khác nhau Quan điểm này giúp nhận diện cách các yếu tố văn hóa, như quan niệm về gia đình, vai trò giới tính, và kỳ thị xã hội đã ảnh hưởng đến cách trẻ em và thanh thiếu niên trải nghiệm và phản ứng với bạo lực gia đình Điều này rất quan trọng để phát triển các chương trình hỗ trợ và can thiệp phù hợp với bối cảnh văn hóa đặc thù của nhóm đối tượng được nghiên cứu

Tâm lý học phát triển là phương pháp tiếp cận nghiên cứu tác động lâu dài của bạo lực gia đình lên sự hình thành nhân cách và quá trình hòa nhập xã hội của trẻ em, thanh thiếu niên Phương pháp này xem xét sự tương tác của trẻ với bạn bè, tiến trình học tập và sự hình thành các kỹ năng xã hội như những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ em, thanh thiếu niên đã phải trải qua bạo lực gia đình.

- Tâm lý học giáo dục: Nghiên cứu từ quan điểm này tập trung vào ảnh hưởng của TTTL đối với quá trình học tập và thành tích học thuật của trẻ, cũng như cách thức các trường học và giáo viên có thể hỗ trợ giáo dục học sinh trong những hoàn cảnh này

Mỗi quan điểm này đều cung cấp một góc nhìn riêng biệt và quan trọng, đóng góp những hiểu biết sâu sắc và đa chiều vào vấn đề, giúp cho việc nắm bắt và giải quyết được toàn diện hơn Ngoài ra, các quan điểm này cũng giúp định hình các chiến lược hỗ trợ và can thiệp hiệu quả cho thiếu niên chịu ảnh hưởng của bạo lực gia đình.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn này được triển khai dựa trên sự kết hợp nhuần nhuyễn của nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học, bao gồm phân tích văn bản và tài liệu, khảo sát thực tế bằng bảng câu hỏi và trắc nghiệm, nghiên cứu trường hợp cụ thể, thực nghiệm và thống kê toán học

7.2.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu

Khái quát hóa, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó xây dựng các bảng hỏi, lựa chọn công cụ đánh giá

Tiến hành nghiên cứu tài liệu và tham khảo các công trình liên quan, tìm ra những cơ sở nghiên cứu TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực

7.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi a Mục đích

Xây dựng bảng hỏi dành cho thiếu niên nhằm xác định thực trạng HVBL của cha mẹ với thiếu niên tại TP.HCM b Cách thực hiện

Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và phương pháp luận để tiến hành thiết kế bảng hỏi phù hợp với mục đích Bảng hỏi được thử nghiệm trước khi điều tra chính thức trên khách thể Thực trạng HVBL của cha mẹ thiếu niên tại TP.HCM thể hiện ở mức độ xảy ra các hình thức bạo lực: bạo lực tinh thần, bạo lực thể chất, và bạo lực kinh tế

7.2.2.2 Phương pháp trắc nghiệm a Mục đích

Phương pháp này áp dụng các bài kiểm tra đã được chuẩn hóa nhằm đánh giá và đo lường một chỉ báo tâm lý của cá nhân hoặc nhóm người, dựa trên sự đối chiếu với thang đo chuẩn hoặc hệ thống phân loại trên các mẫu xã hội khác nhau Mục đích sử dụng chính trong luận án là làm rõ những triệu chứng TTTL ở thiếu niên trên cơ sở thiếu niên tự báo cáo, đồng thời phương pháp này còn cung cấp những kết quả làm căn cứ cho việc so sánh, đánh giá mức độ tương quan giữa các triệu chứng TTTL này với HVBL từ cha mẹ b Cách thực hiện

Tìm kiếm, tham khảo và sử dụng trắc nghiệm:

Thử nghiệm trắc nghiệm cho thanh thiếu niên tự báo cáo các triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) được thực hiện bằng Bảng kiểm PTSD cho DSM-5 (PCL-5) gồm 20 mục PCL-5 được phát triển vào ngày 14 tháng 8 năm 2013 bởi Trung tâm Quốc gia về Rối loạn căng thẳng sau chấn thương của Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ.

Thang đo trầm cảm Beck là một bài trắc nghiệm tự báo cáo được phát triển để đánh giá mức độ trầm cảm ở thanh thiếu niên dựa trên các triệu chứng mà các em tự trình bày Thang đo này được tiêu chuẩn hóa vào năm 1969 và bao gồm nhiều câu hỏi giúp đánh giá cường độ, mức độ và nhận thức về trầm cảm ở những cá nhân có dấu hiệu của tình trạng này.

+ Trắc nghiệm sử dụng để thiếu niên tự báo cáo về các triệu chứng của rối loạn lo âu: sử dụng thang đánh giá lo âu SAS - trắc nghiệm tâm lý được sử dụng để đánh giá mức độ lo âu do William W.K Zung thiết kế năm 1965 Đánh giá triệu chứng lo âu dựa trên 4 nhóm triệu chứng: nhận thức, thần kinh tự trị, vận động và hệ thần kinh trung ương

+ Trắc nghiệm sử dụng để thiếu niên tự báo cáo về các triệu chứng của hành vi – cảm xúc: sử dụng bảng kiểm YSR của Achenbach và cộng sự Tại Việt Nam, thang đo đã được chuẩn hóa (Khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung Ương, 1993 và Trường Đại học Giáo dục

7.2.2.3 Phương pháp nghiên cứu trường hợp a Mục đích

Nghiên cứu bổ sung phương pháp định tính, cụ thể là phỏng vấn, quan sát lâm sàng và trắc nghiệm tự báo cáo của trẻ, để xác định các triệu chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (TTTL) đặc trưng từ trẻ bị bạo lực bởi cha mẹ.

Kết quả này đảm bảo sự nhất quán giữa các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, đồng thời làm rõ thêm các kết quả thu được từ những phương pháp khác Hình ảnh tâm lý của trẻ em được dựng nên dựa trên việc mô tả và phân tích tâm lý một cách khoa học

7.2.2.4 Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia a Mục đích Đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp giảm thiểu TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực b Cách tiến hành

Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng phiếu hỏi ý kiến chuyên gia Bảng hỏi ý kiến chuyên gia được thử nghiệm trước khi tiến hành điều tra chính thức với khách thể Mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp nhằm giảm thiểu tình TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực được thể hiện qua mức độ lựa chọn các biện pháp

7.2.2.4 Phương pháp thực nghiệm a Mục đích Đánh giá tính hiệu quả của trị liệu nhận thức hành vi trong việc giảm thiểu các triệu chứng của TTTL ở thiếu niên bị cha mẹ bạo lực b Cách tiến hành

Tìm hiểu về trị liệu nhận thức hành vi và hiệu quả của trị liệu nhận thức hành vi trong việc giảm thiểu các triệu chứng của TTTL

Sử dụng trị liệu nhận thức hành vi trong việc giảm thiểu các triệu chứng của TTTL ở một thiếu niên

7.2.3 Phương pháp thống kê toán học

Cung cấp kết quả mang tính định lượng về các triệu chứng TTTL ở thiếu niên khi bị cha mẹ bạo lực và cung cấp kết quả về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp giảm thiểu TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔN THƯƠNG TÂM LÝ CỦA THIẾU NIÊN BỊ CHA MẸ BẠO LỰC

Tổng quan nghiên cứu về tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực

1.1.1 Các nghiên cứu về thiếu niên bị cha mẹ bạo lực

Các nghiên cứu về thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tập trung vào ba khía cạnh chính: các nghiên cứu về thực trạng thiếu niên bị cha mẹ bạo lực, cung cấp cái nhìn tổng quát về tần suất và hình thức bạo lực mà thiếu niên phải đối mặt; tiếp theo là các nghiên cứu về sự tác động của bạo lực cha mẹ đối với sự phát triển của thiếu niên, phân tích những ảnh hưởng sâu rộng của bạo lực lên tâm lý, hành vi và xã hội của thiếu niên và cuối cùng là các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng bạo lực cha mẹ đối với thiếu niên

1.1.1.1 Các nghiên cứu về thực trạng thiếu niên bị cha mẹ bạo lực

Nghiờn cứu của Sari Lepistử và cộng sự (2011) đó khảo sỏt 1.393 học sinh lớp 9 tại Phần Lan và chỉ ra rằng “bạo lực gia đình khá phổ biến trong cuộc sống của thanh thiếu niên, cụ thể, 67% học sinh đã trải qua sự tấn công bằng lời nói từ cha mẹ, 55% đã gặp phải bạo lực nhẹ, và 9% đã trải qua bạo lực nghiêm trọng trong thời thơ ấu; thêm vào đó, 12% học sinh đã chứng kiến bạo lực giữa cha mẹ” Nghiên cứu cũng cho thấy “việc chứng kiến và tiếp xúc với bạo lực gia đình có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều yếu tố nền tảng của thanh thiếu niên, bao gồm sức khỏe tự cảm nhận, sự hài lòng với cuộc sống, mối quan hệ gia đình, việc bị bắt nạt ở trường, và hoạt động tình dục… Các hình thức bạo lực gia đình, dù là nhẹ hay nghiêm trọng, đều có tác động đáng kể đến sự phát triển và hành vi rủi ro của thanh thiếu niên” Cũng theo tác giả này, “để ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực này, các chuyên gia, bao gồm y tá và những người làm việc với thanh thiếu niên, cần chú ý đến tất cả các hình thức bạo lực, kể cả những hình thức nhẹ, và thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời để giảm thiểu tác động của bạo lực gia đình đối với thanh thiếu niờn” (Lepistử, S., Luukkaala, T., & Paavilainen, E.,

Báo cáo của Tổng cục Thống kê và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ (MICS) năm 2011, cho thấy “73,9% trẻ em ở Việt Nam từ

2 đến 14 tuổi đã phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực, bao gồm cả hình phạt tâm lý và thể xác từ cha mẹ, người chăm sóc hoặc các thành viên khác trong gia đình Tỷ lệ trẻ em bị áp dụng hình phạt thể xác giảm khi trẻ lớn tuổi hơn Hình phạt nghiêm trọng thường gặp hơn ở các khu vực nông thôn và trong các hộ gia đình có trình độ học vấn thấp, thu nhập thấp và thuộc các dân tộc thiểu số Hình phạt tinh thần cũng có sự biến động tương tự, đặc biệt là liên quan đến trình độ học vấn của người đứng đầu hộ gia đình và chỉ số tài sản Trẻ em trong các hộ gia đình có người đứng đầu có trình độ giáo dục đại học ít bị áp dụng hình phạt tâm lý hơn khoảng 30% so với trẻ em trong các hộ gia đình mà người đứng đầu không có giáo dục” (Tổng cục Thống kê & UNICEF, 2015)

Nghiên cứu của Cappa và Dam (2013) đã sử dụng dữ liệu quốc gia từ Điều tra MICS năm 2011 của Việt Nam để phân tích bản chất và mức độ của các phương pháp bạo lực mà trẻ em phải chịu đựng tại gia đình, cũng như sự khác biệt trong việc áp dụng các phương pháp này dựa trên đặc điểm của người chăm sóc Kết quả cho thấy, “phần lớn trẻ em từ 2 đến 14 tuổi trải qua cả phương pháp kỷ luật bạo lực và phi bạo lực, với 69,7% trẻ em bị áp dụng ít nhất một hình thức bạo lực Cụ thể, 55% trẻ bị phạt thể xác, và 55,4% trẻ bị lạm dụng bằng lời nói Hơn nữa, 36,5% trẻ phải chịu đựng cả hai hình thức bạo lực trên Trong số các phương pháp, 50,4% trẻ bị la hét hoặc quát mắng, trong khi việc bị gọi tên như ngu ngốc hay lười biếng ít phổ biến hơn (24,1%) Hình thức kỷ luật thể chất phổ biến nhất là đánh vào mông bằng tay (43%), trong khi các hình thức nghiêm trọng hơn như đánh vào mặt, đầu hoặc tai chỉ xảy ra ở 3,4% trẻ” Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng “có sự khác biệt về yếu tố giới tính (bé trai có nguy cơ cao hơn), khu vực cư trú (trẻ sống ở khu vực nông thôn có nguy cơ cao hơn), và điều kiện kinh tế (trẻ trong các hộ gia đình nghèo có nguy cơ cao hơn) Ngoài ra, các hộ gia đình với người lớn có độ tuổi trung bình dưới 30 và trình độ học vấn thấp hơn cũng có xu hướng áp dụng bạo lực nhiều hơn” (Cappa, C., & Dam, H., 2013)

Nghiên cứu của Susan Hillis và cộng sự (2016) về tỷ lệ bạo lực trẻ em toàn cầu phân tích 38 báo cáo từ 96 quốc gia, thu thập dữ liệu từ các cơ sở như Medline, PubMed, Global Health, NBASE, CINAHL và các nguồn tài nguyên trực tuyến để ước tính tỷ lệ bạo lực trẻ em Kết quả cho thấy “tỷ lệ trẻ em từ 2 đến 17 tuổi trải qua bạo lực đạt hoặc vượt 50% ở châu Phi, châu Á và Bắc Mỹ, và trên 30% ở châu Mỹ La-tinh Tỷ lệ bạo lực nghiêm trọng ở châu Âu thấp hơn so với các khu vực khác Đối với trẻ em từ 2 đến 14 tuổi, tỷ lệ tối thiểu bạo lực trong năm qua vượt 60% ở Bắc Mỹ và châu Mỹ La-tinh, 70% ở châu Âu, và 80% ở châu Á và châu Phi Ước tính cho trẻ em từ 2 đến 17 tuổi cho thấy ít nhất 64% trẻ em ở châu Á, 56% ở Bắc Mỹ, 50% ở châu Phi, 34% ở châu Mỹ La-tinh, và 12% ở châu Âu đã trải qua bạo lực trong năm 2016 Ước tính cho năm 2016 cho thấy, ít nhất 64% trẻ em ở châu Á, 56% ở Bắc

Mỹ, 50% ở châu Phi, 34% ở châu Mỹ La-tinh, và chỉ 12% ở châu Âu đã trải qua bạo lực Điều này cho thấy sự khác biệt rõ rệt trong tỷ lệ bạo lực giữa các khu vực Đặc biệt, số lượng trẻ em bị bạo lực ở các quốc gia đang phát triển là rất lớn, với hơn 1 tỷ trẻ em bị ảnh hưởng trong năm 2014 Đến năm 2015, ước tính có hơn 1,4 tỷ trẻ em trong tổng số gần 2 tỷ trẻ em từ 2 đến 17 tuổi đã trải qua các hình thức bạo lực thể chất, tinh thần, và/hoặc tình dục” Nghiên cứu của Hillis và các cộng sự cho thấy “bạo lực đối với trẻ em là một vấn đề toàn cầu nghiêm trọng, với tỷ lệ cao ở các khu vực châu Á, châu Phi, và Bắc Mỹ” Các số liệu ước tính cung cấp bằng chứng rõ ràng về quy mô và tầm ảnh hưởng của bạo lực đối với trẻ em, nhấn mạnh

“sự cần thiết phải có các biện pháp can thiệp và phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực và đảm bảo sự phát triển lành mạnh cho các em” (Hillis, S., Mercy, J., Amobi, A., & Kress, H., 2016)

Nghiên cứu của A Hadi (2000) điều tra tỷ lệ bạo lực kinh tế đối với trẻ em làm việc tại các vùng nông thôn của Bangladesh Dữ liệu được thu thập từ khảo sát năm 1995, với 4.643 trẻ em từ 10 đến 15 tuổi ở 150 làng Kết quả cho thấy “21% trẻ em tham gia lao động, mặc dù pháp luật Bangladesh cấm lao động trẻ em Trong số này, các hình thức bạo lực cụ thể bao gồm: 2,3% trẻ em bị bóc lột sức lao động, 2% bị khai thác tài chính, 1,7% bị buộc tham gia các hoạt động không phù hợp với lứa tuổi, và 3% bị bắt làm việc quá giờ Nghiên cứu cho thấy bạo lực thể chất phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, trong khi các hình thức bạo lực khác thường gặp nhiều hơn ở trẻ lớn tuổi Đồng thời, bé trai có nguy cơ bị lạm dụng cao hơn so với bé gái Thành quả khảo sát nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của bạo lực kinh tế đối với trẻ em lao động và chỉ ra rằng các biện pháp can thiệp cần phải được thực hiện để bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức bạo lực này” (Hadi, A., 2000)

Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Trang và cộng sự (2021) đã tiến hành khảo sát cắt ngang trên 372 HS tại trường THCS Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội để mô tả thực trạng bạo lực trẻ em và phân tích các yếu tố liên quan Kết luận điều tra cho thấy “HVBL chủ yếu xuất phát từ các thành viên trong gia đình, đặc biệt là từ cha mẹ Cụ thể, tỷ lệ bạo lực thể chất do cha thực hiện là 38,17% và do mẹ thực hiện là 47,04% Tương tự, tỷ lệ bạo lực tinh thần do cha thực hiện là 28,23% và do mẹ thực hiện là 33,87% Đặc biệt, tỷ lệ bạo lực từ mẹ cao hơn so với cha trong cả hai hình thức bạo lực” Nghiên cứu cũng chỉ ra “hai yếu tố gia đình quan trọng liên quan đến bạo lực: thói quen uống rượu bia của cha và sự mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa cha mẹ Trẻ em sống trong gia đình có cha thường xuyên uống rượu bia có nguy cơ bị bạo lực thể chất cao gấp gần 10 lần so với trẻ em sống trong gia đình không có thói quen này Tương tự, trẻ em trong gia đình có mối quan hệ giữa cha mẹ mâu thuẫn có nguy cơ bị bạo lực thể chất cao gấp khoảng 4 lần so với những gia đình có mối quan hệ hòa thuận” Kết quả này nhất quán với các nghiên cứu trước đó trong cùng lĩnh vực (Trang, P T T., Vững, N Đ., & Hiếu, K T M., 2021)

Các nghiên cứu về thực trạng thiếu niên bị cha mẹ bạo lực, từ các quốc gia với các bối cảnh xã hội khác nhau, đều cho thấy một số điểm chung quan trọng Trước hết, bạo lực gia đình là một vấn đề phổ biến và nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển và hành vi của thanh thiếu niờn Từ nghiờn cứu của Sari Lepistử và cộng sự (2011) tại Phần Lan đến bỏo cáo của Tổng cục Thống kê và Quỹ Nhi đồng (MICS) (2011) tại Việt Nam, hay các phân tích toàn cầu của Susan Hillis và cộng sự (2016), tất cả đều nhấn mạnh mức độ phổ biến của bạo lực gia đình đối với trẻ em và thanh thiếu niên Một điểm chung nổi bật khác là các hình thức bạo lực mà trẻ em phải chịu đựng rất đa dạng, bao gồm bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, và thậm chí là bạo lực kinh tế Các nghiên cứu chỉ ra rằng, dù là hình thức bạo lực nào, hậu quả đều rất nghiêm trọng và kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, sự hài lòng với cuộc sống, mối quan hệ gia đình, và cả thành tích học tập của trẻ em

1.1.1.2 Các nghiên cứu về sự tác động của bạo lực cha mẹ đối với sự phát triển của thiếu niên

Nghiên cứu của Stephanie Holt và cộng sự (2008) sử dụng phương pháp phân tích liên văn bản để khảo sát tài liệu từ giai đoạn 11 năm (1995–2006) Tài liệu được phân loại và phân tích theo 4 lĩnh vực chính: “bạo lực gia đình và lạm dụng trẻ em; ảnh hưởng đối với khả năng làm cha mẹ; tác động đối với sự phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên; và tiếp xúc với các nghịch cảnh khác” Kết quả nghiên cứu cho thấy “trẻ em và thanh thiếu niên sống trong môi trường bạo lực gia đình có nguy cơ cao gặp phải các hình thức lạm dụng cảm xúc, thể chất và tình dục Những trẻ em này cũng thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề cảm xúc và hành vi, cũng như tiếp xúc với các yếu tố bất lợi khác trong cuộc sống” Bài viết nhấn mạnh rằng

“mối quan hệ gần gũi và sự gắn bó với một người trưởng thành quan tâm, thường là mẹ, có thể giúp giảm bớt tác động tiêu cực của bạo lực gia đình Dù có các biện pháp bảo vệ, tác động của việc sống trong bạo lực gia đình vẫn có thể rất nghiêm trọng và kéo dài” (Holt, S., Buckley, H., & Whelan, S., 2008)

Nghiên cứu của Herbert C Covey và cộng sự (2013), dựa trên dữ liệu từ Nghiên cứu Gia đình Khảo sát Thanh niên Quốc gia Hoa Kỳ, đã điều tra tác động lâu dài của các trải nghiệm bạo lực trong thời kỳ thanh thiếu niên đến tình trạng kinh tế xã hội khi trưởng thành

Sử dụng thông tin tự báo cáo từ nhiều nhóm dân cư khác nhau, nghiên cứu chỉ ra rằng “các hình thức bạo lực như đánh đập và tấn công thể chất có ảnh hưởng sâu rộng và kéo dài Những cá nhân trải qua bạo hành thể chất thường gặp phải các vấn đề hành vi nghiêm trọng, chẳng hạn như lạm dụng chất gây nghiện, phạm tội và các hành vi có vấn đề khác, dẫn đến tình trạng kinh tế xã hội bất lợi khi trưởng thành” (Covey, H C., Menard, S., & Franzese, R J., 2013) Năm 2000, nghiên cứu của Higgins và các cộng sự về “Mối quan hệ giữa việc bị ngược đãi trong gia đình trong thời thơ ấu và khả năng thích ứng ở tuổi trưởng thành” cho thấy rằng

Cơ sở lý luận về tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực

1.2.1 Lý luận về hành vi bạo lực của cha mẹ

1.2.2.1 Lý luận về hành vi bạo lực a Khái niệm hành vi bạo lực

Trong lĩnh vực nghiên cứu về bạo lực, các quan điểm từ các chuyên ngành khác nhau cung cấp những định nghĩa và cách tiếp cận đa dạng Từ quan điểm chính trị học, bạo lực thường được coi là một phương thức để đạt được mục tiêu chính trị, như là “sức mạnh dùng để trấn áp, lật đổ” hoặc “sức mạnh dùng để chống lại lực lượng đối lập” (Hoàng Phê, 1994) Theo quan điểm này, bạo lực được hiểu chủ yếu trong bối cảnh các hoạt động chính trị và đấu tranh quyền lực

Ngược lại, một quan điểm khác xem xét bạo lực là một hiện tượng xã hội, phản ánh cách thức hành xử trong các mối quan hệ Theo Jan Volavka (1999), bạo lực được định nghĩa là những hành động gây ra tổn thương về thể chất hoặc tinh thần cho người khác và thường bị pháp luật xử lý Quan điểm này mở rộng khái niệm bạo lực ra ngoài các vấn đề chính trị, tập trung vào hành vi bạo lực trong các mối quan hệ xã hội Các quan điểm hiện đại cũng đã cung cấp một cách tiếp cận đa chiều hơn đối với khái niệm bạo lực:

Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa bạo lực trong Báo cáo thế giới về bạo lực và sức khỏe (WRVH) (1996) như sau: “Bạo lực được hiểu là hành vi đe dọa hoặc cố ý sử dụng vũ lực hoặc quyền lực nhằm vào một cá nhân hoặc một nhóm cộng đồng, gây ra hoặc có khả năng cao gây ra thương tích, tử vong, tổn hại tâm lý, hoặc làm thiếu hụt các nhu cầu cơ bản, tài nguyên cần thiết cho sự sống hay sự phát triển” (WHO, 1996)

Theo Alison Rutherford và cộng sự (2007), HVBL là tập hợp các hành vi đặc trưng bởi sự thù địch và tức giận với ý định gây thương tích hoặc làm hư hại người hoặc tài sản thông qua tác động vật lý HVBL bao gồm nhiều hình thức bạo lực khác nhau bao gồm lạm dụng thể chất, bạo lực gia đình, bạo lực giới và bạo lực học đường Nó có thể gây ra những hậu quả nặng nề về thể chất, tinh thần và xã hội, góp phần lớn vào tỉ lệ mắc bệnh và tử vong toàn cầu Nguyên nhân cơ bản của HVBL có thể đa dạng, bao gồm các yếu tố kinh tế- xã hội, chính trị và văn hóa, và hậu quả của nó bao gồm cả chấn thương trực tiếp và các tác động sức khỏe rộng lớn hơn như vấn đề sức khỏe tâm thần và các bệnh lý dài hạn (Rutherford, A., Zwi, A B., Grove, N J., & Butchart, A, 2007)

Theo Trung tâm Hợp tác Quốc gia về Sức khỏe Tâm thần Vương quốc Anh (2015), khái niệm HVBL và gây hấn được hiểu là một loạt các hành động hoặc hành vi có thể gây tổn thương, gây hại hoặc làm đau người khác, không phân biệt việc bạo lực hay gây hấn đó được thể hiện qua hành động hay lời nói, có gây tổn thương thể chất hay không, và có ý định rõ ràng hay không Các định nghĩa về bạo lực và gây hấn thường bao gồm các yếu tố như sự thể hiện năng lượng có thể hướng đến mục tiêu; hành vi trái đạo đức, ghê tởm hoặc không phù hợp; ý định làm tổn thương người khác cả về thể chất lẫn tâm lý; ý định chi phối hoặc thống trị người khác; sự trải nghiệm và thể hiện của sự tức giận; hành vi phòng vệ và bảo vệ; lăng mạ, nói xấu, đe dọa, hoặc các cử chỉ không lời tương tự; việc sử dụng các đe dọa nhằm đạt được mục đích cá nhân; phá hoại tài sản hoặc môi trường, từ việc phá hoại nhẹ đến việc đập vỡ cửa sổ, đồ đạc; cố gắng hoặc thành công trong việc gây thương tích hoặc giết người, có hoặc không sử dụng vũ khí, hoặc ép buộc người khác phải chấp nhận các hành động hoặc tình huống không mong muốn thông qua việc sử dụng vũ lực; và hành vi hoặc tiếp xúc tình dục không phù hợp, không mong muốn hoặc bị từ chối (National Collaborating Centre for Mental Health (UK), 2015)

Theo Từ điển của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA, 2018), hành vi bạo lực được mô tả là sự thể hiện của thù địch và tức giận nhằm gây thương tích hoặc phá hoại người hoặc tài sản thông qua việc sử dụng sức mạnh vật chất Nó cũng có thể bao gồm hành vi gây hấn bệnh lý (American Psychological Association, 2018)

Từ việc tổng hợp các quan điểm về bạo lực, đề tài xem xét hành vi bạo lực là những phản ứng, cách ứng xử của một cá nhân, sử dụng sức mạnh, quyền lực thông qua các lời nói, hành động để cưỡng bức, trấn áp, đe dọa, hành hung… làm tổn thương đến thể chất, tinh thần người khác Hành vi bạo lực có thể diễn ra ở tất cả các môi trường Hành vi bạo lực diễn ra trong gia đình được gọi là (hành vi) bạo lực gia đình b Các học thuyết về hành vi bạo lực

Theo học thuyết học tập xã hội của Bandura (1965), kết hợp với các khái niệm về cấu trúc xã hội và các nguyên tắc như sự kết hợp khác biệt, củng cố, định nghĩa và mô hình hóa cho thấy HVBL được học qua việc bắt chước và được củng cố tích cực nhờ phần thưởng từ các mô hình (National Institute of Justice, 2002) Theo Zahn, Brownstein và Jackson (2015), khả năng một cá nhân thực hiện HVBL phụ thuộc vào các yếu tố cá nhân như: tiếp xúc với những người có HVBL, chấp nhận các định nghĩa tích cực về bạo lực, quan sát các mô hình bạo lực, coi bạo lực là hợp lý trong các tình huống cụ thể, và nhận được sự củng cố từ các phần thưởng trước đó hoặc kỳ vọng vào phần thưởng lớn hơn so với khả năng bị trừng phạt Mặc dù nghiên cứu HVBL dựa trên nền tảng học thuyết học tập xã hội có nhiều thành tố phát sinh, học thuyết này đã được kiểm tra rộng rãi và cho thấy tỷ phù hợp cao trong nhiều tình huống (National Institute of Justice, 2002) Ví dụ, các nghiên cứu của Cochran, Maskaly và Jones (2017) cũng như Fox, Nobles và Akers (2011) đã xác nhận tính dự đoán cao của học thuyết này đối với hành vi của kẻ phạm tội và nạn nhân trong các trường hợp bạo lực đối tác thân thiết và quấy rối Kết luận, học thuyết học tập xã hội đã cho thấy tiềm năng trong việc giải thích, nhưng không nhất thiết là dự đoán, các hành vi khủng bố (Akins & Winfree, 2017; Zahn, Brownstein, & Jackson, 2015)

Học thuyết căng thẳng về bạo lực của Agnew (2007) cho rằng các yếu tố gây căng thẳng nhất định làm tăng nguy cơ xảy ra HVBL Học thuyết này tập trung vào các mối quan hệ xã hội tiêu cực cụ thể dẫn đến bạo lực (Agnew, 1992) Agnew chỉ ra rằng các yếu tố căng thẳng chính bao gồm không thể đạt được các mục tiêu quan trọng, trải nghiệm tiêu cực như bạo lực giữa các cá nhân hoặc lạm dụng trẻ em, và sự mất mát các yếu tố có giá trị như cái chết của người thân, mất việc làm, hoặc kết thúc mối quan hệ lãng mạn (Eaton & Shannon, 2020) Theo Silver và cộng sự (2019), các yếu tố căng thẳng do Agnew (2007) đề xuất có dẫn đến HVBL hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân, chẳng hạn như tính cách và nhận thức về hậu quả của HVBL Học thuyết căng thẳng đã được áp dụng thành công để hiểu các mối quan hệ tiêu cực liên quan đến căng thẳng đơn lẻ và căng thẳng tích lũy Tuy nhiên, các bảng kiểm tra căng thẳng thường chỉ áp dụng cho nhóm nghiên cứu cụ thể và không nhất thiết có thể tổng quát cho tất cả các nhóm dân cư (Eaton & Shannon, 2020) Tóm lại, Eaton và Shannon (2020) cho rằng dù học thuyết căng thẳng cung cấp một giải thích hợp lý về cách thức căng thẳng dẫn đến bạo lực, nó gặp khó khăn trong việc phân tích các biến tiềm ẩn như chủng tộc, giới tính và độ tuổi, khiến việc nghiên cứu thực nghiệm trở nên phức tạp Thêm vào đó, học thuyết này không giải thích được lý do tại sao một số cá nhân dưới áp lực lớn lại tránh HVBL, trong khi một số người với áp lực ít lại có thể tham gia vào HVBL Do đó, việc thiết lập các yếu tố bảo vệ và dự đoán chung để phòng ngừa bạo lực có thể gặp khó khăn

Thuyết cấu trúc bạo lực của Black (2004) nhấn mạnh sự liên kết giữa khoảng cách xã hội và mức độ nghiêm trọng của hành vi bạo lực (HVBL) Ví dụ, nghiên cứu của Rennison và cộng sự (2011) cho thấy mức độ thân mật và tương đồng văn hóa càng thấp, mức độ nguy hiểm và sát thương của vũ khí sử dụng càng tăng Ngược lại, khi khoảng cách xã hội lớn hơn, các hành vi tự vệ hung hăng có xu hướng giảm (Jacques và Rennison, 2013) Thuyết này không chỉ xem xét những chiều ngang của mối quan hệ mà còn cả những chiều dọc như tầng lớp xã hội (Black, 2004).

2004) Ví dụ, sự chênh lệch về địa vị xã hội giữa người bạo lực và nạn nhân có thể được mô tả là thấp hơn khi một bên có địa vị xã hội cao hơn, là cao hơn khi một bên có địa vị xã hội thấp hơn, hoặc ngang bằng khi cả hai bên có địa vị xã hội tương đương (Eaton & Shannon,

2020) Đồng thời, học thuyết cấu trúc bạo lực cho rằng mỗi sự kiện xung đột đều có một cấu trúc xã hội vượt ra ngoài giới tính, chủng tộc, văn hóa và điều kiện kinh tế xã hội (Black,

2004) Do đó, học thuyết này độc đáo vì không tập trung vào các yếu tố cá nhân hay tập thể, mà thay vào đó là cấu trúc của xung đột Chẳng hạn, khoảng cách xã hội giữa thủ phạm và nạn nhân được sử dụng để dự đoán cách mà một tương tác tiêu cực sẽ được thể hiện Vì vậy, học thuyết cấu trúc xã hội có thể giải thích tại sao các phản ứng đối với xung đột khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân và tình huống (Eaton & Shannon, 2020) Thuyết cấu trúc xã hội bao gồm hai yếu tố chung là xung đột và đời sống xã hội (Black, 2004) Vì các biến số này tồn tại trong hầu hết các trường hợp HVBL, nên học thuyết cấu trúc xã hội có thể được áp dụng cho các quần thể và đặc điểm cá nhân, cộng đồng và sự kiện khác nhau Cuối cùng, do sự đơn giản liên quan đến hai yếu tố chung, việc phân tích các chiều dọc và ngang có thể dễ dàng đo lường trong khi giữ các yếu tố khác không đổi (Eaton & Shannon, 2020)

Thuyết sinh học về bạo lực của Ling, Umbach và Raine (2019) cho rằng các yếu tố di truyền hoặc thần kinh sinh học góp phần vào HVBL Nghiên cứu ban đầu về mối liên hệ giữa di truyền học và bạo lực của Cassel và Bernstein (2007) cho thấy kết quả đáng kể trong các nghiên cứu về cặp song sinh và nuôi dưỡng Các nghiên cứu gần đây, theo Eaton và Shannon

(2020), đã xác định được những mối liên hệ quan trọng giữa HVBL và các yếu tố sinh hóa như chế độ ăn uống, hoạt động nội tiết tố và dị thường não bộ (Caspi A, et al., 2002; Dabbs,

J M., Ruback, R B., Frady, R L., Hopper, C H., & Sgoutas, D S., 1988; Meijers, J., Harte,

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Giới thiệu về khách thể và địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những đô thị lớn và phát triển nhất tại miền Nam Việt Nam Để phù hợp với bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nghiên cứu tập trung khảo sát ở một số quận huyện đại diện của TP HCM thay vì tiến hành trên toàn thành phố

Các quận huyện được lựa chọn gồm Quận 1, Quận 3, Quận Bình Thạnh, Quận Bình Tân và Quận Tân Phú, đảm bảo tính đại diện cho các khu vực trung tâm, nội thành và ven đô Quận 1 và Quận 3 đại diện cho khu đô thị sầm uất, Quận Bình Thạnh đa dạng về kinh tế văn hóa, Quận Bình Tân phát triển mạnh mẽ ở phía Tây, còn Quận Tân Phú đô thị hóa nhanh chóng và đa văn hóa Việc lựa chọn này giúp nghiên cứu phản ánh sự khác biệt về điều kiện sống, văn hóa và kinh tế giữa các khu vực, từ đó đưa ra kết luận và đề xuất phù hợp hơn.

Đối tượng nghiên cứu trong bài viết này là trẻ vị thành niên từ 12 đến 15 tuổi sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh Theo định nghĩa của WHO, nhóm đối tượng này được xem là thiếu niên, tương đương với học sinh THCS mặc dù một số trường hợp có thể không theo học tại trường học chính quy.

Kết quả nghiên cứu của Sở Y tế TP HCM ước tính, đến năm 2023, trẻ em trong độ tuổi từ 12 đến 15 tại TP HCM sẽ đạt khoảng 735.773 em Để tiến hành điều tra, cơ quan y tế áp dụng công thức chọn mẫu điều tra với tổng thể đã biết.

Trong đó: n: Số lượng mẫu cần xác định N: Số lượng tổng thể e: Sai số cho phép Tác giả chọn e = ± 0.05 (5%)

Từ công thức trên, tác giả suy ra số lượng mẫu tối thiểu cần thiết trong luận án này với sai số 5% là xấp xỉ 408 thiếu niên Phương pháp chọn mẫu luận án sử dụng quan điểm của Cochran

(1977), sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất (phi ngẫu nhiên), kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện: nhà nghiên cứu tiến hành chọn những phần tử nào mà họ có thể tiếp cận được, lấy đủ số quan sát theo kích thước mẫu mà nghiên cứu cần Thiếu niên được tiếp cận bao gồm:

(1) thiếu niên đang học tại trường THCS: Trường học là nơi tập trung đông đảo thiếu niên, bao gồm cả những em có thể đã trải qua bạo lực gia đình

(2) thiếu niên tại các mái ấm: Mái ấm thường chứa những thiếu niên bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hoàn cảnh gia đình, bao gồm cả bạo lực

(3) thiếu niên tại trung tâm Công tác Xã hội Giáo dục Dạy nghề: Trung tâm Công tác

Xã hội Giáo dục Dạy nghề thường làm việc với trẻ em và thiếu niên gặp khó khăn, bao gồm những người bị bạo lực gia đình, lạm dụng, hoặc có hoàn cảnh đặc biệt

Với 900 phiếu hỏi phát ra, người nghiên cứu thu về được 849 phiếu Qua quá trình xử lý bảng hỏi, cả 849 phiếu đạt yêu cầu đảm bảo cung cấp dữ liệu nghiên cứu đáng tin cậy cho đề tài

Bảng 2 1 Vài nét khách thể nghiên cứu chính Đặc điểm Thành phần Số lượng Tỷ lệ %

Tổ chức chăm sóc/giáo dục

Trung tâm Công tác Xã hội Giáo dục

Dạy nghề Thiếu niên TP HCM 48 5,7 Đang sống cùng:

Cả cha và mẹ ruột 657 77,4

Cả cha và mẹ nuôi 8 0,9

Không sống cùng cha mẹ 77 9,1

-Tiêu chí về lứa tuổi: Nghiên cứu bao gồm các thiếu niên từ 12 đến 15 tuổi Trong đó, tỷ lệ các nhóm tuổi như sau: 12 tuổi có 297/849 người, chiếm 35,0%; 13 tuổi có 264/849 người, chiếm 31,1%; 14 tuổi có 168/849 người, chiếm 19,8%; và 15 tuổi có 120/849 người, chiếm 14,1%

- Tiêu chí về giới tính: Khảo sát bao gồm cả nam và nữ Cụ thể, số lượng nam là 417/849 người, chiếm 49,1%, và số lượng nữ là 432/849 người, chiếm 50,9%

- Tiêu chí về tổ chức chăm sóc/giáo dục: Có 784/849 thiếu niên được khảo sát tại 5 trường THCS được chọn ngẫu nhiên, bao gồm 2 trường ngoại thành và 3 trường nội thành, chiếm 92,34% Ngoài ra, mẫu nghiên cứu cũng bao gồm 48/849 thiếu niên từ Trung tâm Công tác Xã hội Giáo dục Dạy nghề Thiếu niên TP HCM, chiếm 5,7%, và 17/849 thiếu niên từ mái ấm, chiếm 2,0%

- Tiêu chí về người chăm sóc: Đề tài khảo sát tất cả các trường hợp Trong đó, thiếu niên sống cùng cha mẹ ruột có 761/849 người, chiếm 89,63%; sống cùng cha mẹ nuôi có 11/849 người, chiếm 1,3%; và không sống cùng cha mẹ có 77/849 người, chiếm 9,1%

Những thông tin này cho thấy sự đa dạng và phân tán về lứa tuổi, giới tính, nơi chăm sóc/giáo dục, và người chăm sóc trong nhóm nghiên cứu Điều này cho phép số liệu nghiên cứu có khả năng đại diện và tính khách quan ở mức độ nhất định

Khách thể nghiên cứu hỗ trợ là 120 khách thể, bao gồm các khách thể hoạt động trong lĩnh vực Tâm lý học và các lĩnh vực có liên quan Mục tiêu khảo sát là đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp giảm thiểu TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại TP HCM, trong đó chúng tôi sử dụng kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện Một số thông tin cụ thể về mẫu khảo sát được thể hiện ở bảng 2.2:

Bảng 2 2 Vài nét về khách thể tham gia đánh giá các biện pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)

+ Tiêu chí về giới tính: Nghiên cứu cả nam và nữ, trong đó nữ chiếm ưu thế với 79/120 (chiếm 65,8%) và nam có 41/120 (chiếm 34,2%)

+ Tiêu chí về trình độ chuyên môn: Khảo sát ở tất cả trình độ, trong đó thạc sĩ, tiến sĩ có đến 103/120 (chiếm 85,7%) và cử nhân có 17/120 (chiếm 14,2%)

Tổ chức nghiên cứu

2.2.1.1 Mục đích nghiên cứu lý luận

- Tổng quan lịch sử các nghiên cứu về TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực

- Hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực

2.2.1.2 Nội dung nghiên cứu lý luận

- Tổng quan các nghiên cứu về thiếu niên bị cha mẹ bạo lực, các nghiên cứu về TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực, các nghiên cứu về mô hình phòng ngừa và can thiệp ̣ TTTL ở thiếu niên bị cha mẹ bạo lực

- Xây dựng cơ sở lý luận về hành vi bạo lực, TTTL, TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực và các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thương này

2.2.1.3 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của bài viết là phương pháp nghiên cứu văn bản và tài liệu, thực hiện thông qua việc phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát lý thuyết và các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến tình trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em.

2.2.2.1 Mục đích nghiên cứu thực tiễn

- Tìm hiểu HVBL của cha mẹ đối với thiếu niên có trải nghiệm bạo lực tại TP HCM

- Xác định triệu chứng TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại TP HCM

- Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại TP HCM và tiến hành thực nghiệm điển hình một biện pháp dựa trên kết quả khảo sát về tính cần thiết, tính khả thi từ các nhà giáo dục, nhà tâm lý học

2.2.2.2 Nội dung nghiên cứu thực tiễn

- Về HVBL của cha mẹ đối với thiếu niên có trải nghiệm bạo lực tại TP HCM: bao gồm HVBL về thể chất, HVBL về tinh thần, HVBL về kinh tế

- Về triệu chứng TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại TP HCM: bao gồm các triệu chứng căng thẳng, các triệu chứng trầm cảm; các triệu chứng lo âu; các triệu chứng về hành vi công kích, hành vi phá luật

- Đề xuất 6 biện pháp giảm thiểu TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại TP HCM: tuyên truyền cho cha mẹ về hậu quả của hành vi bạo lực trẻ em; tuyên truyền cho thiếu niên về Luật trẻ em và dịch vụ bảo vệ trẻ em qua điện thoại; phát triển kỹ năng tự nhận thức bản thân để tư duy tích cực từ hoàn cảnh cá nhân của khách thể; sử dụng một số giá trị sống tác động đến nhận thức của khách thể nhằm giúp thiếu niên tìm được ước mơ và có niềm tin vào tương lai phía trước; phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc, phòng ngừa và giảm thiểu hành vi hung tính cho thiếu niên bị cha mẹ bạo lực; tham vấn, trị liệu cá nhân làm giảm các triệu chứng của TTTL vào khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của 6 biện pháp này

- Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả của biện pháp: tham vấn, trị liệu cá nhân làm giảm các triệu chứng của TTTL

2.2.2.3 Quá trình nghiên cứu thực tiễn a Giai đoạn thiết kế bảng hỏi và tìm kiếm thang đo

Mục đích: Hình thành sơ bộ công cụ khảo sát

Phương pháp: Phương pháp nghiên cứu văn bản và tài liệu

- Dựa trên các biểu hiện của HVBL để xác định nội dung cần khảo sát

- Dựa trên các triệu chứng của TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực để tìm kiếm và lựa chọn thang đo phù hợp b Giai đoạn khảo sát thử

Mục đích: Hoàn thiện nội dung công cụ đo để tiến hành giai đoạn khảo sát chính thức Nội dung: Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia kết hợp phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Khách thể nghiên cứu: Bảng hỏi được lấy ý kiến 20 chuyên gia tâm lý học, xã hội học, công tác xã hội có làm việc với thiếu niên bị cha mẹ bạo lực và 20 thiếu niên để góp ý về hình thức và ngôn ngữ Các chuyên gia tiến hành gửi bảng hỏi cho 25 thiếu niên có nguy cơ, triệu chứng ban đầu về TTTL trên cơ sở đạt được sự đồng thuận của thiếu niên tham gia làm khảo sát và trên nguyên tắc giữ bí mật, đảm bảo nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu tâm lý học theo tiêu chuẩn APA

Thời gian thực hiện: Từ tháng 3/2018 đến tháng 6/2018 c Giai đoạn khảo sát chính thức

Mục đích: Tìm hiểu thực trạng HVBL của cha mẹ với thiếu niên và triệu chứng TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực

Nội dung: Đánh giá thực trạng HVBL của cha mẹ với thiếu niên và triệu chứng TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực, làm cơ sở đề xuất biện pháp giảm thiểu TTTL ở trẻ

Phương pháp: Điều tra bằng bảng hỏi, phiếu trắc nghiệm, nghiên cứu trường hợp, thống kê toán học

Khách thể: Tiến hành nghiên cứu trên khách thể nghiên cứu sàng lọc là 849, khách thể nghiên cứu chính thức là 197 thiếu niên bị cha mẹ bạo lực

Để tiến hành nghiên cứu, các khách thể không bị cha mẹ bạo lực sẽ được lọc ra, chỉ giữ lại những khách thể bị cha mẹ bạo lực Những khách thể tham gia này sẽ thực hiện đầy đủ các câu hỏi trong bảng khảo sát Sau khi hoàn thành, người nghiên cứu sẽ sàng lọc để lựa chọn những khách thể sẽ tham gia vào nghiên cứu chính thức.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 4/2020 đến tháng 7/2020 d Giai đoạn thực nghiệm

Mục đích: Giảm thiểu triệu chứng TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại TP HCM Nội dung: Thực nghiệm biện pháp tham vấn, trị liệu cá nhân làm giảm các triệu chứng của TTTL

Khách thể: P.D.T (15 tuổi), học viên Trung tâm Công tác Xã hội Giáo dục Dạy nghề

Tiến trình thực hiện qua các bước: xác định đạo đức trong thực hành ca lâm sàng và một số vấn đề liên quan đến tính bảo mật, pháp lý, tìm hiểu thông tin về thân chủ, trình bày bối cảnh gặp gỡ thân chủ, khó khăn tâm lý hiện tại của thân chủ, đánh giá các triệu chứng của

TTTL, lập kế hoạch trị liệu, thực hiện kế hoạch trị liệu, đánh giá kết quả trị liệu, kết thúc ca và kế hoạch theo dõi sau trị liệu

Hình thức thực nghiệm: tham vấn, trị liệu cá nhân

Thời gian thực hiện: Từ tháng 2/2022 - tháng 8/2022

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản và tài liệu

Phân tích và tổng hợp các nguồn tư liệu từ sách, báo, các tài liệu nghiên cứu trong nước và ngoài nước, các bài báo khoa học nhằm hệ thống hoá những vấn đề có liên quan đến luận án Từ đó, khái quát hoá, hệ thống hoá thành cơ sở khoa học để thực hiện định hướng cụ thể nội dung nghiên cứu, làm cơ sở để xây dựng bộ công cụ nghiên cứu

- Tổng quan các nghiên cứu về thiếu niên bị cha mẹ bạo lực, các nghiên cứu về TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực, các nghiên cứu về mô hình phòng ngừa và can thiệp ̣ TTTL ở thiếu niên bị cha mẹ bạo lực

- Xây dựng cơ sở lý luận về hành vi bạo lực, TTTL, TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực và các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thương này

Tìm kiếm tài liệu từ các nguồn như thư viện Quốc gia, thư viện Khoa học xã hội, thư viện Tổng hợp, thư viện điện tử, trang web, và kho tài liệu liên quan đến tâm lý học, tâm lý học giáo dục, pháp luật, và công tác xã hội

Các nguồn tài liệu phục vụ cho việc tổng quan và nghiên cứu khoa học bao gồm giáo trình, tài liệu tham khảo, các bài viết đã được bình duyệt, sách, và các văn bản pháp luật từ chính phủ cũng như tổ chức phi chính phủ

Các bước tiến hành sẽ bao gồm: Tìm kiếm tài liệu và tổ chức nội dung; chọn lọc, phân loại và hệ thống hóa tài liệu theo các vấn đề liên quan đến tình trạng thiếu niên bị bạo lực từ cha mẹ

2.3.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp này dùng để sàng lọc khách thể có trải nghiệm bạo lực và xác định thực trạng HVBL của cha mẹ với thiếu niên có trải nghiệm bạo lực tại TP HCM

- Đảm bảo tính chính xác về nội dung

- Đảm bảo độ tin cậy về mặt thống kê

- Lựa chọn các hình thức câu hỏi phù hợp với nội dung nghiên cứu và đặc điểm của nhóm đối tượng được nghiên cứu

- Dựa vào cơ sở lý luận đã xác lập, xây dựng bảng hỏi thử nghiệm nhằm sàng lọc khách thể có trải nghiệm bạo lực tại TP HCM và xác định thực trạng HVBL của cha mẹ với thiếu niên có trải nghiệm bạo lực tại TP HCM dựa trên các chỉ báo về hình thức bạo lực: bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế

- Bảng hỏi được phát cho và 20 nhà khoa học và 15 thiếu niên để góp ý về hình thức, ngôn ngữ Bảng hỏi được chỉnh sửa dựa trên các đánh giá và góp ý nêu trên Song song đó, các câu hỏi chính thức có điều chỉnh một số chi tiết không đáng kể nhằm làm rõ nghĩa hơn về cách diễn đạt

Tiến hành khảo sát ban đầu trên 25 đối tượng là thiếu niên có nguy cơ cao có triệu chứng trầm cảm từ tuổi thơ (TTTL) nhằm thử nghiệm độ tin cậy của bảng câu hỏi Dựa vào kết quả, các item có độ tin cậy thấp được chỉnh sửa kịp thời, góp phần hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Bảng khảo sát đã được kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach's Alpha với độ tin cậy chung đạt 0,897, cho thấy bảng khảo sát có độ tin cậy tốt Điều này đáp ứng yêu cầu sử dụng bảng khảo sát để tiến hành điều tra chính thức trên đối tượng thanh thiếu niên.

- Bước 1: Liên hệ với Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Quản lý các mái ấm, Trung tâm CTXH và dạy nghề để xin phép, trao đổi trực tiếp với GV chủ nhiệm dưới sự cho phép của Ban giám hiệu bằng giao tiếp gián tiếp (điện thoại, tin nhắn trên facebook, zalo, email) để phối hợp thực hiện khảo sát

- Bước 2: Trao đổi thông tin về nghiên cứu và đạo đức nghiên cứu (quy tắc bảo mật và các tuyên bố đạo đức nghiên cứu của tác giả) với HS, hướng dẫn cách trả lời bảng hỏi Sau đó triển khai khảo sát trực tiếp tại cơ sở HS được hướng dẫn thực hiện khảo sát bởi người nghiên cứu và có sự giám sát của GVCN để đảm bảo sự giám hộ trên nguyên tắc đồng thuận từ thiếu niên và thiếu niên có quyền từ chối tham gia nghiên cứu

- Bước 3: Chuyển dữ liệu qua SPSS để tiến hành sàng lọc và đánh giá thực trạng HVBL của cha mẹ với thiếu niên có trải nghiệm bạo lực

2.3.2.4 Mô tả chung về bảng hỏi

- Phần 1 là thông tin nhân khẩu của khách thể (giới tính, tuổi, trường, nơi sống…);

+ Nội dung 1: Sàng lọc khách thể (A, Tóm tắt lại sự kiện tồi tệ (nếu em thấy thoải mái);

B Nội dung sự kiện tồi tệ đã xảy ra với thiếu niên; C Thời gian xảy ra sự kiện tồi tệ)

+ Nội dung 2: 26 câu hỏi với nội dung cụ thể như sau:

Bảng 2 3 Cấu trúc bảng hỏi đánh giá thực trạng hành vi bạo lực của cha mẹ với con

Tiêu đề câu hỏi Chỉ báo nghiên cứu

Câu 1 đến Câu 10 Các HVBL thể chất

Câu 11 đến Câu 23 Các HVBL tinh thần

Câu 24 đến câu 26 Các HVBL kinh tế

2.3.2.5 Cách xử lý số liệu

Các câu hỏi nội dung 1 dùng để sàng lọc khách thể: Tiến hành lọc bỏ những thiếu niên chưa trải qua sự kiện tồi tệ; đã trải qua một sự kiện tồi tệ khác (không phải việc bị ba mẹ bạo lực); đã trải qua nhiều sự kiện tồi tệ, trong đó bị ba mẹ bạo lực không phải là sự kiện tồi tệ nhất

Các câu hỏi nội dung 2 bao gồm 5 mức độ là không bao giờ, ít khi, thỉnh thoảng, thường xuyên, rất thường xuyên Bình luận dựa vào điểm trung bình (ĐTB) Cụ thể:

Bảng 2 4 Cách quy đổi điểm trong việc đánh giá thực trạng hành vi bạo lực

TRIỆU CHỨNG TỔN THƯƠNG TÂM LÝ CỦA THIẾU NIÊN BỊ CHA MẸ BẠO LỰC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Kết quả sàng lọc thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại thành phố Hồ Chí Minh

Sàng lọc giúp xác định và phân loại các thiếu niên bị bạo lực tại TP HCM Điều này cho phép các nhà nghiên cứu tập trung vào nhóm đối tượng cụ thể, cung cấp một bức tranh rõ nét về tình trạng TTTL của họ Thông qua sàng lọc, các nhà nghiên cứu có thể thu thập thông tin chi tiết về các triệu chứng TTTL của thiếu niên Điều này giúp hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với thiếu niên, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp

3.1.1 Các sự kiện tiêu cực đã xảy ra với thiếu niên

Bảng 3 1 Kết quả nghiên cứu về các sự kiện tiêu cực đã xảy ra với thiếu niên

Các sự kiện tiêu cực Số lượng Tỷ lệ (%)

Không có sự kiện tiêu cực 405 47,7

Thảm họa thiên nhiên (bão, lốc xoáy, động đất ) 4 0,5

Bị bạo lực hoặc một sự kiện tương tự 277 32,6

Kết quả nghiên cứu về các sự kiện tiêu cực đã xảy ra với thiếu niên cho thấy:

- Trong tổng số 849 thiếu niên, 277 em (chiếm 32.6%) đã trải qua bạo lực hoặc các sự kiện tương tự Đây là tỷ lệ cao nhất so với các sự kiện tiêu cực khác như tai nạn nghiêm trọng, hỏa hoạn, hoặc thảm họa thiên nhiên Tỷ lệ này cho thấy bạo lực là một vấn đề phổ biến hơn trong nhóm đối tượng khảo sát Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển Cộng đồng (RTCCD, 2010) chỉ ra rằng tỷ lệ bạo lực tại Việt Nam có xu hướng cao và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tâm lý của trẻ em Cụ thể, nghiên cứu của RTCCD cho thấy khoảng 30% trẻ em tại các khu vực nghiên cứu đã từng chứng kiến hoặc trải qua bạo lực gia đình Con số này tương tự như tỷ lệ 32.6% trong khảo sát của chúng tôi, cho thấy mức độ phổ biến của bạo lực gia đình trong cộng đồng nghiên cứu là khá cao Ngoài ra, tại Quảng Bình, theo Báo cáo tổng hợp thông tin về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình năm 2012 thì tổng số vụ bạo lực gia đình là 449 vụ, năm 2013 là 576 vụ và năm 2014 là 299 vụ (Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Bình, 2012) Đề tài nghiên cứu của tác giả Trần Thị Sáu cũng đề cập đến sự nghiêm trọng của vấn nạn bạo lực gia đình, cụ thể trong việc để lại những di chứng nặng nề cho con cái (Trần Thị Sáu, 2015) Kết quả khảo sát của chúng tôi, với tỷ lệ 32.6% thiếu niên trải qua bạo lực gia đình, không chỉ phù hợp với các nghiên cứu trước đây mà còn cho thấy mức độ nghiêm trọng và phổ biến của bạo lực gia đình tại TP HCM có thể ngang bằng hoặc thậm chí cao hơn so với nhiều khu vực khác

- Bị bạo lực hoặc một sự kiện tương tự là một vấn đề có thể kiểm soát được hơn so với các sự kiện tự nhiên không thể kiểm soát như thảm họa thiên nhiên, hỏa hoạn… Điều này có thể được giải thích bởi tính chất chủ quan của bạo lực, tức là các HVBL có thể được ngăn chặn hoặc giảm thiểu thông qua các chính sách và can thiệp xã hội, trái ngược với các sự kiện thiên nhiên mà con người ít có khả năng tác động

Nhìn chung, số liệu khảo sát cho thấy bạo lực là một trong những sự kiện tiêu cực phổ biến và nghiêm trọng nhất mà thiếu niên phải đối mặt, nhấn mạnh sự cần thiết phải có các biện pháp can thiệp và hỗ trợ kịp thời và hiệu quả nhằm giảm thiểu TTTL cho nhóm đối tượng này

3.1.2 Trải nghiệm bạo lực đã xảy ra với thiếu niên

Bảng 3 2 Kết quả nghiên cứu về trải nghiệm bạo lực đã xảy ra với thiếu niên

Nội dung Số lượng Tỷ lệ % của mẫu

Trẻ chứng kiến bạo lực của cha mẹ

Cha mẹ làm tổn thương thân thể nhau: đánh nhau, tát nhau…

Cha mẹ làm tổn thương tinh thần nhau: chửi nhau, nói những lời không tôn trọng nhau…

Trẻ bị cha mẹ bạo lực

Chỉ bị bạo lực thân thể 50 18,0 5,9

Chỉ bị bạo lực tinh thần 103 37,2 12,1 Vừa bị bạo lực thân thể, tinh thần và các dạng bạo lực khác

Dữ liệu từ nghiên cứu cho thấy trong số 277 thiếu niên đã trải qua bạo lực hoặc các sự kiện tương tự, có một phân chia rõ ràng giữa những trẻ chỉ chứng kiến bạo lực và những trẻ trở thành nạn nhân trực tiếp Cụ thể:

Trẻ chứng kiến bạo lực (56,3%) có thể bao gồm chứng kiến bạo lực thể chất, như cha mẹ đánh nhau (16,6%), hoặc bạo lực tinh thần, như nghe cha mẹ chửi bới nhau (39,7%) Mặc dù không phải là nạn nhân trực tiếp, việc chứng kiến bạo lực cũng gây ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển tâm lý của trẻ Nghiên cứu về chứng kiến bạo lực ở trẻ em cung cấp cái nhìn quan trọng về tác động của việc chứng kiến bạo lực đối với sự phát triển cảm xúc và hành vi của trẻ, đặc biệt là trong việc hình thành mối quan hệ và cảm giác an toàn.

- Trở thành nạn nhân trực tiếp (71,1%): bạo lực thể chất gồm 50 trẻ (18,0%) chỉ bị bạo lực thể chất; bạo lực tinh thần gồm 103 trẻ (37,2%) chỉ bị bạo lực tinh thần; bạo lực kết hợp:

44 trẻ (15,9%) bị cả bạo lực thể chất, tinh thần và các dạng bạo lực khác Có thể thấy tỷ lệ cao của bạo lực tinh thần (37,2%) so với bạo lực thể chất (18,0%) phản ánh một vấn đề nghiêm trọng trong các mối quan hệ gia đình Bạo lực tinh thần, với đặc điểm dễ xảy ra và có thể diễn ra liên tục, thường không được chú ý nhiều bằng bạo lực thể chất nhưng vẫn có tác động sâu rộng đến sức khỏe tinh thần của trẻ Đặc biệt, bạo lực tinh thần có thể gây ra những tổn thương lâu dài, ảnh hưởng đến lòng tự trọng, cảm giác an toàn và khả năng phát triển mối quan hệ xã hội của trẻ Tuy nhiên có thể thấy dù là bạo lực thể chất, tinh thần, hay có sự kết hợp của cả hai cùng nhiều dạng bạo lực khác thì dưới sự nhân danh “dạy dỗ”, “yêu thương” cha mẹ đã vô tình biến con của mình trở thành nạn nhân

3.1.3 Thời điểm diễn ra hành vi bạo lực với thiếu niên

Bảng 3 3 Thời điểm diễn ra hành vi bạo lực với thiếu niên

Thời điểm diễn ra việc bị cha mẹ bạo lực Số lượng Tỷ lệ (%)

Cách đây từ 4 – 5 năm 17 8,6 Đã rất lâu, có thể trên 5 năm 61 31,0

Bảng 3.3 phản ánh các thời điểm xảy ra hành vi bạo lực (HVBL) đối với thiếu niên, cho thấy sự phân bố rõ ràng về thời điểm xảy ra bạo lực Các kết quả này cung cấp cái nhìn sâu sắc về thời gian gần đây của bạo lực mà thiếu niên phải trải qua:

- Bạo lực xảy ra trong khoảng một năm (42,6%), gồm 82 thiếu niên Tỷ lệ cao nhất của bạo lực diễn ra trong khoảng thời gian gần đây (một năm) cho thấy bạo lực là một vấn đề hiện tại và có thể đang tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tâm lý của các thiếu niên này Bạo lực gần đây có thể gây ra những tác động tâm lý ngay lập tức, làm tăng nguy cơ phát triển các triệu chứng TTTL như lo âu, trầm cảm, và các hành vi phản ứng…

- Bạo lực diễn ra trên 5 năm (31%), gồm 61 thiếu niên Bạo lực xảy ra trong khoảng thời gian trên 5 năm vẫn giữ một tỷ lệ đáng kể Mặc dù khoảng thời gian này đã kéo dài, các trải nghiệm bạo lực trong giai đoạn này vẫn có thể tạo ra những TTTL sâu sắc

- Bạo lực diễn ra 2-3 năm trước (18,8%), gồm 37 thiếu niên Tỷ lệ này vẫn cho thấy một mức độ đáng kể Những trải nghiệm này có thể đã trở thành phần của quá trình hồi tưởng và xử lý tâm lý, dẫn đến các vấn đề liên quan đến TTTL kéo dài

- Bạo lực diễn ra 4-5 năm trước (8,6%), gồm 17 thiếu niên Đây là tỷ lệ thấp nhất, tuy nhiên, những trải nghiệm này vẫn có thể để lại các TTTL lâu dài, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của thiếu niên trong suốt thời gian dài

Kết quả từ bảng 3.3 cho thấy bạo lực đối với thiếu niên chủ yếu xảy ra trong thời gian gần đây, với tỷ lệ cao nhất là trong khoảng một năm Điều này chỉ ra rằng bạo lực gia đình là một vấn đề hiện tại và cần được can thiệp ngay lập tức Tuy nhiên, việc bạo lực đã diễn ra trong thời gian dài cũng cho thấy sự cần thiết phải xem xét các ảnh hưởng lâu dài của bạo lực trong quá khứ Việc hiểu rõ thời điểm xảy ra bạo lực có thể giúp trong việc xây dựng các chiến lược hỗ trợ và điều trị phù hợp hơn cho thiếu niên bị ảnh hưởng

Sàng lọc thiếu niên bị cha mẹ bạo lực nhằm phân loại khách thể thành các nhóm sau đây: (1) Nhóm khách thể không bị cha mẹ bạo lực ; (2) Nhóm khách thể có chứng kiến bạo lực gia đình; (3) Nhóm khách thể bị cha mẹ bạo lực; (4) Nhóm khách thể vừa có chứng kiến bạo lực gia đình, vừa bị cha mẹ bạo lực, trong đó việc chứng kiến bạo lực gia đình là sự kiện tồi tệ nhất với thiếu niên; (5) Nhóm khách thể vừa có chứng kiến bạo lực gia đình, vừa bị cha mẹ bạo lực, trong đó việc bị cha mẹ bạo lực là sự kiện tồi tệ nhất với thiếu niên

Căn cứ trên các nhóm nêu trên, luận án tiến hành lựa chọn nhóm (3) và (5) bao gồm

Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực của cha mẹ với thiếu niên

3.2.1 Kết quả nghiên cứu chung về hành vi bạo lực của cha mẹ với thiếu niên

Bảng 3 4 Kết quả nghiên cứu chung về mức độ hành vi bạo lực của cha mẹ với 197 thiếu niên

Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%) Ít khi 163 82,7

Kết quả đánh giá chung về mức độ HVBL của cha mẹ đối với thiếu niên cho thấy rằng có 163/197 trường hợp đánh giá rằng HVBL xảy ra “ít khi”, chiếm 82,7% Trong khi đó, 17,3% số thiếu niên còn lại tự đánh giá rằng họ bị bạo lực ở mức “thỉnh thoảng”, “thường xuyên” và “rất thường xuyên” Điều này chỉ ra rằng, mặc dù đa phần thiếu niên tại TP.HCM báo cáo rằng họ chỉ ít khi bị bạo lực từ cha mẹ, nhưng một tỷ lệ không nhỏ vẫn phải chịu đựng bạo lực với tần suất cao hơn Sự khác biệt trong tần suất HVBL có thể phản ánh sự đa dạng trong trải nghiệm cá nhân của thiếu niên cũng như các yếu tố môi trường và gia đình Đối với nhóm thiếu niên báo cáo HVBL xảy ra “thỉnh thoảng”, “thường xuyên” và “rất thường xuyên”, những trải nghiệm này có thể để lại những vết thương tâm lý sâu sắc và kéo dài Nghiên cứu của Giller (1999) và Dutton (2009) đã chỉ ra rằng tần suất và cường độ của HVBL có mối liên hệ chặt chẽ với mức độ TTTL, cho thấy rằng những thiếu niên trải qua HVBL thường xuyên có nguy cơ cao hơn bị các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo âu, trầm cảm, và căng thẳng sau chấn thương (Giller, E., 1999; Dutton, M A., 2009) Tuy nhiên, để đánh giá toàn diện tác động của HVBL lên thiếu niên, cần xem xét thêm các yếu tố khác và cần nghiên cứu chuyên sâu hơn

Kết quả xếp hạng giữa các hình thức bạo lực được mô tả trong bảng 3.5 dưới đây:

Bảng 3 5 Xếp hạng giữa các hình thức bạo lực của cha mẹ với 197 thiếu niên

Mức độ ĐTB Xếp hạng

Kết quả thống kê cho thấy hành vi bạo lực (HVBL) về tinh thần có ĐTB cao nhất với 2,22, tiếp theo là HVBL về kinh tế (ĐTB = 1,93) và cuối cùng là HVBL về thể chất (ĐTB 1,88) Điều này cho thấy HVBL về tinh thần của cha mẹ với thiếu niên phổ biến hơn so với các hình thức bạo lực khác Kết quả này phản ánh sự tương đồng với các nghiên cứu gần đây về thực trạng HVBL của cha mẹ với thiếu niên (Nguyễn Thị Minh Nguyệt, 2010; Trần Thị Thanh Xuân, 2014) Những hình thức bạo lực tinh thần, chẳng hạn như chửi bới, nhục mạ, và làm tổn thương tinh thần, thường ít bị phát hiện và đánh giá nghiêm trọng như bạo lực thể chất Tuy nhiên, hậu quả của chúng có thể kéo dài và gây ra những tổn thương sâu sắc cho tâm lý của thiếu niên, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách và khả năng tương tác xã hội của các em

Bạo lực kinh tế là hiện tượng ít phổ biến hơn các loại bạo lực khác, nhưng vẫn gây ra căng thẳng và bất an trong môi trường gia đình.Tình trạng thiếu hụt kinh tế, quản lý tiền bạc khắc nghiệt hoặc sử dụng tiền bạc như một công cụ kiểm soát có thể làm suy yếu lòng tự trọng và tạo ra cảm giác bất lực ở trẻ vị thành niên.

Bạo lực thể chất, mặc dù có ĐTB thấp nhất trong nghiên cứu, vẫn là một vấn đề nghiêm trọng cần được quan tâm Những hành vi bạo lực này không chỉ gây ra những tổn thương vật lý mà còn để lại những TTTL về sau

3.2.2 Kết quả nghiên cứu cụ thể về hành vi bạo lực của cha mẹ với 197 thiếu niên 3.2.2.1 HVBL về thể chất

Bảng 3 6 Thực trạng hành vi bạo lực thể chất của cha mẹ với 197 thiếu niên

Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%) Ít khi 184 93,4

Từ bảng số liệu trên, có thể nhận thấy rằng trong 197 thiếu niên được khảo sát, 184 thiếu niên (chiếm tỷ lệ 93,4%) cho biết cha mẹ “ít khi” có hành vi bạo lực (HVBL) về thể chất đối với họ Chỉ có 13 thiếu niên (chiếm 6,6%) cho biết đã từng bị bạo lực thể chất ở mức “thỉnh thoảng” và “rất thường xuyên”, trong đó 9 thiếu niên (chiếm 4,6%) ở mức “thỉnh thoảng” và

4 thiếu niên (chiếm 2,0%) ở mức “thường xuyên”

Có thể thấy việc hiện nay bạo lực thể chất hạn chế hơn có thể do nhiều nguyên nhân Trước hết, nhận thức của xã hội về hậu quả nghiêm trọng của bạo lực thể chất đối với sự phát triển tâm lý và thể chất của trẻ em đã được nâng cao Các chương trình giáo dục và truyền thông đã góp phần thay đổi quan niệm cũ về việc sử dụng bạo lực như một phương pháp giáo dục Bên cạnh đó, các quy định pháp luật ngày càng nghiêm ngặt hơn đối với hành vi bạo lực gia đình cũng đóng vai trò quan trọng Những biện pháp can thiệp và hỗ trợ từ các tổ chức xã hội, nhà trường, và cộng đồng giúp ngăn chặn và giảm thiểu các hành vi bạo lực trong gia đình Nhìn chung, mặc dù tỷ lệ bạo lực thể chất đã giảm, việc theo dõi và tiếp tục nâng cao nhận thức, cũng như cung cấp hỗ trợ cho những thiếu niên bị ảnh hưởng, vẫn là một yếu tố quan trọng để đảm bảo môi trường gia đình an toàn và lành mạnh cho trẻ em

Ba HVBL về thể chất của cha mẹ với con cái có ĐTB cao nhất bao gồm:

Bảng 3 7 Ba hành vi bạo lực thể chất của cha mẹ với con cái có ĐTB cao nhất hành vi bạo lực về thể chất ĐTB Xếp hạng Đánh em bằng tay 3,03 1 Đánh em bằng đồ vật (gậy, thắt lưng, roi, giày…) 2,61 2

Trong những hành vi bạo lực về thể chất đối với thiếu niên, có ba hành vi của cha mẹ có ĐTB cao nhất Đầu tiên là “đánh em bằng tay” với ĐTB 3,03 Tiếp theo là “đánh em bằng đồ vật (gậy, thắt lưng, roi, giày )” với ĐTB 2,61, chủ yếu ở mức “thỉnh thoảng” Cuối cùng là “véo em” với ĐTB 2,26 ở mức “ít khi” Những hành vi này cần được chú ý vì chúng chiếm ĐTB cao hơn so với các hành vi khác trong nhóm bạo lực thể chất Điều này phản ánh rằng mặc dù tần suất không cao, những hành vi này vẫn phổ biến và có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến thiếu niên Việc cha mẹ đánh con bằng tay hay đồ vật không chỉ gây đau đớn về thể chất mà còn để lại những vết thương tinh thần lâu dài, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và cảm xúc của trẻ “Đánh em bằng đồ vật” có mức độ thỉnh thoảng cho thấy sự nghiêm trọng trong việc sử dụng các công cụ gây đau đớn, trong khi hành vi “véo em” dù ít khi xảy ra, nhưng vẫn là biểu hiện của sự lạm dụng quyền lực và sự thiếu kiểm soát cảm xúc của cha mẹ

Bảng 3 8 Thực trạng hành vi bạo lực kinh tế của cha mẹ với 197 thiếu niên

Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%) Ít khi 180 91,4

Quan sát bảng thống kê cho thấy, có 180/197 thiếu niên xác nhận cha mẹ có hành vi bạo lực (HVBL) về kinh tế ở mức “ít khi”, chiếm 91,4% Điều này đồng nghĩa với việc có 8,6% ý kiến xác nhận cha mẹ có HVBL về kinh tế ở các mức độ “thỉnh thoảng”, “thường xuyên”, và “rất thường xuyên” Cụ thể, mức độ “thỉnh thoảng” chiếm 5,1%, và mức “thường xuyên” và “rất thường xuyên” chiếm 3,5% Kết quả này cho thấy mặc dù HVBL về kinh tế không phổ biến, nhưng vẫn có một số lượng đáng kể thiếu niên phải chịu đựng Điều này đặc biệt lo ngại vì ở lứa tuổi thiếu niên, các em vẫn phụ thuộc vào gia đình về mặt tài chính Bạo lực kinh tế, dù không trực tiếp gây tổn thương về thể chất, nhưng có thể ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý và tinh thần của các em Thiếu niên bị hạn chế hoặc kiểm soát tài chính có thể trải qua cảm giác bất an, tự ti, và khó khăn trong việc phát triển các kỹ năng quản lý tài chính cá nhân Những ảnh hưởng này có thể kéo dài và cản trở sự phát triển toàn diện của các em, từ đó ảnh hưởng đến khả năng học tập, quan hệ xã hội, và sức khỏe tinh thần

3 HVBL về kinh tế của cha mẹ với con cái có ĐTB cao nhất như sau:

Bảng 3 9 Ba hành vi bạo lực kinh tế của cha mẹ với con cái có ĐTB cao nhất hành vi bạo lực về kinh tế ĐTB Xếp hạng

Không cung cấp tiền tiêu vặt cho em khi em xin hoặc nếu có cho thì mặt nặng mày nhẹ, mắng, thậm chí đánh đòn 2,1 1

Bắt em làm việc quá sức 2,07 2

Không cung cấp tiền đóng học, tiền sinh hoạt nhóm, tiền sinh hoạt lớp cho em khi em xin hoặc nếu có cho thì mặt nặng mày nhẹ, mắng, thậm chí đánh đòn

Quan sát từ kết quả thống kê cho thấy ba hành vi bạo lực về kinh tế được báo cáo cao nhất, với ĐTB lần lượt là 2,1, 2,07 và 1,97, phản ánh mức độ phổ biến và nghiêm trọng của các hành vi này đối với 197 thiếu niên, bao gồm:

- Hành vi “không cung cấp tiền tiêu vặt cho em khi em xin hoặc nếu có cho thì mặt nặng mày nhẹ, mắng, thậm chí đánh đòn" có điểm số cao nhất là 2,1 Điều này cho thấy hành vi này không chỉ xảy ra phổ biến mà còn đi kèm với sự trừng phạt hoặc áp lực tinh thần đối với các em Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và cảm giác tự trọng của các thiếu niên, gây ra cảm giác thiếu thốn và bất công

- Hành vi “Bắt em làm việc quá sức” có ĐTB là 2,07 Hành vi này phản ánh sự bóc lột lao động trẻ em, có thể dẫn đến sức khỏe kém và cảm giác bị lạm dụng Làm việc quá sức không chỉ gây tổn thương thể chất mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và xã hội của thiếu niên

- Hành vi “không cung cấp tiền đóng học, tiền sinh hoạt nhóm, tiền sinh hoạt lớp cho em khi em xin hoặc nếu có cho thì mặt nặng mày nhẹ, mắng, thậm chí đánh đòn” với điểm số là 1,97 Mặc dù điểm số thấp hơn hai hành vi trên, nhưng hành vi này vẫn cho thấy sự thiếu hỗ trợ tài chính cần thiết cho các nhu cầu học tập và sinh hoạt của thiếu niên, có thể gây cản trở sự phát triển học vấn và xã hội của các em

3.2.2.1 Hành vi bạo lực tinh thần

Bảng 3 10 Thực trạng hành vi bạo lực tinh thần của cha mẹ với 197 thiếu niên

Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%) Ít khi 136 69,0

Bảng 3.12 phản ánh thực trạng hành vi bạo lực tinh thần của cha mẹ đối với 197 thiếu niên, cho thấy rằng mặc dù phần lớn thiếu niên báo cáo rằng họ ít khi gặp phải hành vi bạo lực tinh thần từ cha mẹ (69,0%), vẫn có một tỷ lệ đáng kể (23,9%) cho biết họ thỉnh thoảng phải đối mặt với tình trạng này Đặc biệt, mặc dù số lượng thiếu niên gặp phải hành vi bạo lực tinh thần ở mức thường xuyên (4,1%) và rất thường xuyên (3,0%), điều này cho thấy rằng bạo lực tinh thần vẫn tồn tại như một vấn đề cần được chú ý Dữ liệu cho thấy rằng bạo lực tinh thần không phải là hiện tượng phổ biến hoặc thường xuyên cho phần lớn các thiếu niên, nhưng vẫn có một nhóm nhất định trải qua vấn đề này một cách đáng kể Điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục theo dõi và can thiệp để giảm thiểu tác động tiêu cực của bạo lực tinh thần đối với sức khỏe tâm lý của trẻ em

3 HVBL về tinh thần của cha mẹ với con cái có ĐTB cao nhất như sau:

Bảng 3 11 Mức độ 3 hành vi bạo lực tinh thần của cha mẹ đối với con cái

Hành vi bạo lực về tinh thần ĐTB Xếp hạng

Có những cử chỉ, lời nói mà em không thích, em đã thể hiện thái độ rõ ràng nhưng cha mẹ vẫn lặp đi lặp lại nhiều lần 3,03 1

Có thái độ nghi ngờ, coi thường, không tin tưởng em 2,74 2

La hét, quát tháo, đe dọa em với bộ mặt giận dữ và cử chỉ thô bạo 2,73 3

Dựa trên thang điểm đánh giá mức độ, các hành vi bạo lực tinh thần phổ biến của cha mẹ với thiếu niên tại TP HCM như sau:

Kết quả nghiên cứu về tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực

3.3.1 Kết nghiên cứu về các triệu chứng của tổn thương tâm lý trên bình diện chung Để quan sát ban đầu với 88 biến quan sát thuộc 5 nhóm yếu tố thuộc về các triệu chứng liên quan đến PTSD, lo âu, trầm cảm, hành vi công kích, hành vi phá luật, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích nhân tố (EFA)

Kết quả từ lần phân tích EFA đầu tiên (Phụ lục 5, mục 5.2.1) cho thấy KMO = 0,839, lớn hơn 0,5, và p trong kiểm định Bartlett là 0,000, nhỏ hơn 0,05, cho thấy việc phân tích nhân tố khám phá là phù hợp Có 22 nhóm nhân tố được trích ra với tiêu chí eigenvalue lớn hơn 1, và tổng phương sai tích lũy đạt 71,132% Để chọn ra các biến quan sát chất lượng, tác giả quyết định sử dụng ngưỡng hệ số tải là 0,5 thay vì theo cỡ mẫu So sánh ngưỡng này với kết quả ở ma trận xoay, có xuất hiện 38 biến xấu cần xem xét loại bỏ (hệ số tải 0,5 và p trong kiểm định Bartlett = 0,000 < 0,05, đủ điều kiện tiến hành phân tích nhân tố Trích được 12 nhóm nhân tố với eigenvalue > 1, tổng phương sai tích lũy 67,448% Ngưỡng hệ số tải 0,5 loại bỏ 14 biến có hệ số tải nhỏ hơn ngưỡng này Sau khi loại bỏ, còn 36 biến được đưa vào EFA lần thứ ba.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được thực hiện hợp lí với hệ số KMO đạt 0,870 và Bartlett p-value < 0,05 Sau ba lần phân tích EFA với ngưỡng tải 0,5, 9 biến có tải thấp hơn ngưỡng này đã bị loại bỏ khỏi phân tích tiếp theo, giảm số biến từ 36 xuống 30.

Trong lần EFA thứ tư, hệ số KMO 0,873 cao hơn 0,5 và xác suất của kiểm định Bartlett là 0,000, thấp hơn 0,05, chỉ ra tính hợp lý của phân tích nhân tố Trích xuất được 7 nhóm nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1, giải thích 62,092% tổng phương sai Tiếp tục duy trì ngưỡng hệ số tải là 0,5 Sau khi đối chiếu với ma trận xoay, 3 biến có hệ số tải bé hơn 0,5 và bị tác giả loại bỏ tương ứng trong phân tích EFA này.

30 biến quan sát ban đầu, 2 biến đã bị loại, và 28 biến còn lại được đưa vào phân tích EFA lần thứ năm

Trong lần phân tích EFA thứ năm (Phụ lục 5, mục 5.2.4), hệ số KMO đạt 0,871, vượt ngưỡng 0,5, và p trong kiểm định Bartlett là 0,000, nhỏ hơn 0,05, cho thấy rằng phân tích nhân tố là hợp lý Bảy nhóm nhân tố đã được trích ra dựa trên tiêu chí eigenvalue lớn hơn 1 Không còn biến nào cần loại bỏ, vì tất cả các hệ số tải đều lớn hơn 0,5 Điều này cho thấy bảy nhân tố này đã tổng hợp thông tin từ 28 biến quan sát một cách hiệu quả Tổng phương sai giải thích được từ bảy nhân tố này là 66,128%, vượt mức 50%, chứng tỏ rằng chúng giải thích được 66,128% sự biến đổi trong dữ liệu của 28 biến quan sát tham gia EFA Kết quả từ ma trận xoay chỉ ra rằng 28 biến quan sát đã được phân chia thành 7 nhóm nhân tố, với tất cả các biến đều có hệ số tải lớn hơn 0,5 và không còn biến nào không phù hợp

Bảng 3 12 Triệu chứng tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại thành phố Hồ Chí Minh trên bình diện chung

Nhóm Item Triệu chứng Đối sánh khung lý thuyết

4.18 Em cảm thấy hoảng hốt và dễ giật mình Nhóm triệu chứng liên quan đến việc phản ứng nhạy cảm quá mức, tập trung vào sự sợ hãi, hoảng loạn với các kích thích

5.2 Tôi cảm thấy sợ mà không có nguyên nhân nào 5.3 Tôi dễ bối rối và cảm thấy hoảng sợ

5.5 Tôi cảm thấy mọi thứ đều không tốt và có điều gì xấu sẽ xảy ra 5.10 Tôi cảm thấy tim tôi đập nhanh 4.17 Em trở nên quá cảnh giác, phòng vệ và cầu toàn 4.19 Em khó tập trung 4.14 Em khó có cảm xúc tích cực (khó cảm thấy hạnh phúc, khó có cảm giác yêu thương người thân)

Nhóm Item Triệu chứng Đối sánh khung lý thuyết

4.11 Em có cảm xúc rất tiêu cực như sợ hãi, kinh hãi, tức giận, tội lỗi hay xấu hổ 5.20 Tôi thường có ác mộng

5.12 Tôi có cơn ngất và cảm thấy gần như thế

4.7 Em cố gắng né tránh những đồ vật, địa điểm, một ai đó, các tình huống… có thể gợi nhớ về sự kiện tồi tệ trước đây

Nhóm triệu chứng liên quan đến tái trải nghiệm và hành vi né tránh sự kiện bị cha mẹ bạo lực

4.8 Em có vấn đề đối với việc nhớ lại các phần quan trọng của sự kiện tồi tệ trước đây 4.6 Em cố gắng tránh né những ký ức, những suy nghĩ, những cảm giác liên quan đến sự kiện tồi tệ trước đây

4.5 Khi một thứ gì đó gợi nhớ lại sự kiện tồi tệ, có thể em phản ứng mạnh (tim đập nhanh, khó thở, vã mồ hôi…)

4.1 Những ký ức về sự kiện tồi tệ khiến em căng thẳng mà không muốn nhớ lại, nó làm em sợ hãi

5.19 Tôi khó để ngủ dễ dàng và khó để có một giấc ngủ tốt

Nhóm triệu chứng liên quan đến sự bồn chồn không yên (Restlessness) và khó ngủ (Insomnia)

5.9 Tôi cảm thấy khó bình tĩnh và ngồi yên một cách dễ dàng 4.20 Em khó đi vào giấc ngủ hoặc khó ngủ

7.8 Em không vâng lời thầy cô Nhóm triệu chứng liên quan đến hành vi không vâng lời và đánh nhau

7.9 Em không vâng lời bố mẹ

7.17 Em la hét quá nhiều Nhóm triệu chứng liên quan đến hành vi la hét và sở thích nghịch lửa

6C Tôi có cảm giác mình bị thất bại hoàn toàn trong cuộc sống riêng tư (trong quan hệ với bố mẹ)

Nhóm triệu chứng liên quan đến cảm

Nhóm Item Triệu chứng Đối sánh khung lý thuyết

6A Tôi buồn và đau khổ đến mức không thể chịu đựng nổi giác thất bại và sự đau khổ

6D Tôi bất bình và không hài lòng với tất cả Nhóm triệu chứng liên quan đến việc đánh giá thấp bản thân và sự không hài lòng với cuộc sống 6J Tôi có cảm giác là mình xấu xí và gớm ghiếc

Hệ số tin cậy (Cronbach's Alpha) của 28 items sau khi phân tích nhân tố khám phá là 0.849 đạt mức tốt, trong đó: nhóm 1, Cronbach's Alpha = 0,868; nhóm 2, Cronbach's Alpha

= 8.41; nhóm 3, Cronbach's Alpha = 0.782, nhóm 4, Cronbach's Alpha =, nhóm 5, Cronbach's Alpha = 0.866, nhóm 6, Cronbach's Alpha = 0.76; nhóm 7, Cronbach's Alpha

* Nhóm triệu chứng liên quan đến việc phản ứng nhạy cảm quá mức, tập trung vào sự sợ hãi, hoảng loạn với các kích thích Đây là nhóm triệu chứng mạnh mẽ nhất của TTTL ở thiếu niên bị cha mẹ bạo lực, bao gồm 11 triệu chứng 11 triệu chứng thành phần đều liên quan đến việc phản ứng nhạy cảm quá mức của thiếu niên Điều này có nghĩa là thiếu niên bị cha mẹ bạo lực thì dễ bị kích thích tác động tạo ra phản ứng và khi phản ứng thì cường độ phản ứng mạnh hơn người khác

- Tính dễ bị kích thích của các em thể hiện thông qua “cảm thấy hoảng hốt và dễ giật mình”, “cảm thấy sợ mà không có nguyên nhân nào”, “dễ bối rối và cảm thấy hoảng sợ” Sự hoảng hốt, dễ giật mình và cảm giác sợ hãi không rõ nguyên nhân là dấu hiệu của sự nhạy cảm quá mức với môi trường xung quanh

- Cường độ phản ứng mạnh được thể hiện tập trung thông qua mạch cảm xúc “có cảm xúc rất tiêu cực như sợ hãi, kinh hãi, tức giận, tội lỗi hay xấu hổ” Những cảm xúc tiêu cực này không chỉ là phản ứng tức thời mà còn là biểu hiện của cường độ cảm xúc mạnh mẽ Chúng cho thấy thiếu niên bị ảnh hưởng nặng nề bởi cảm xúc tiêu cực, có thể dẫn đến cảm giác căng thẳng và bất ổn tâm lý Điều này phản ánh sự khó khăn trong việc quản lý và điều chỉnh cảm xúc, đặc biệt là khi phải đối mặt với các tình huống kích thích hoặc căng thẳng

- Hậu quả của việc phản ứng nhảy cảm quá mức của thiếu niên là làm cho các em tăng cảnh giác với các mối đe dọa “trở nên quá cảnh giác, phòng vệ và cầu toàn”, cảm giác bất an “cảm thấy mọi thứ đều không tốt và có điều gì xấu sẽ xảy ra”, hạn chế về các thuộc tính của chú ý “khó tập trung”, khó khăn trong việc cân bằng cảm xúc “khó có cảm xúc tích cực

(khó cảm thấy hạnh phúc, khó có cảm giác yêu thương người thân)”, kéo theo những vấn đề liên quan để thể lý “cảm thấy tim tôi đập nhanh”, “thường có ác mộng”,“có cơn ngất và cảm thấy gần như thế”

Kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa mức độ các hình thức bạo lực với mức độ triệu chứng tổn thương tâm lý

3.4.1 Kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa mức độ các hình thức bạo lực với mức độ triệu chứng tổn thương tâm lý

Bảng 3.21 mô tả mối tương quan giữa mức độ tiếp xúc với các hình thức bạo lực với mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng tổn thương tâm lý.

Bảng trên cho thấy mối quan hệ giữa các hình thức bạo lực khác nhau và mức độ triệu chứng TTTL dựa trên hệ số tương quan Pearson và mức độ ý nghĩa (Sig.) Kết quả cho thấy bạo lực tinh thần có mối tương quan mạnh nhất với mức độ triệu chứng TTTL, với hệ số tương quan Pearson là 0,552 và mức độ ý nghĩa Sig là 0,000 Điều này cho thấy mối tương quan dương mạnh giữa bạo lực tinh thần và mức độ triệu chứng tâm lý, và kết quả này có ý nghĩa thống kê cao Tiếp theo, bạo lực kinh tế có hệ số tương quan Pearson là 0,262 và mức độ ý nghĩa Sig là 0,000, cho thấy một mối tương quan dương nhẹ nhưng có ý nghĩa thống kê giữa bạo lực kinh tế và triệu chứng TTTL Cuối cùng, bạo lực thể chất có hệ số tương quan Pearson là 0,249 và mức độ ý nghĩa Sig là 0,000, cũng chỉ ra một mối tương quan dương nhẹ và có ý nghĩa thống kê với các triệu chứng TTTL

Nhìn chung, các kết quả này nhấn mạnh rằng tất cả các hình thức bạo lực đều có mối tương quan đương với mức độ triệu chứng TTTL Điều này khẳng định tầm quan trọng của việc nhận diện và can thiệp sớm trong các trường hợp bạo lực để giảm thiểu các tác động tiêu cực lên sức khỏe tâm lý của thiếu niên

Luận án cũng tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính đa biến (multivariate linear regression) và ghi nhận một số kết quả nổi bật Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy mô hình có khả năng dự báo khá tốt về mối quan hệ giữa các hình thức bạo lực và triệu chứng TTTL Với hệ số R bình phương hiệu chỉnh là 0.309, mô hình giải thích được 30,9% biến thiên của biến phụ thuộc, đó là mức độ triệu chứng TTTL Kiểm định ANOVA với F(3, 193)

= 30,185 và p < 0,001 chứng tỏ mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê

Bảng 3 22 Hệ số hồi quy của các hình thức bạo lực đối với triệu chứng tổn thương tâm lý

Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig β Std Error Beta

Trong các hình thức bạo lực được nghiên cứu, bạo lực tinh thần thể hiện tác động dự báo mạnh mẽ nhất đến TTTL Với hệ số Beta chuẩn hóa là 0,649 và p < 0,001, bạo lực tinh thần có mối quan hệ cùng chiều và đáng kể với mức độ triệu chứng TTTL Điều này cho thấy khi mức độ bạo lực tinh thần tăng lên, khả năng xuất hiện các triệu chứng TTTL cũng tăng theo một cách đáng kể Bạo lực thể chất có tác động cùng chiều nhẹ đến TTTL với hệ số Beta là 0,153 và p-value = 0,047, cho thấy mối quan hệ đáng kể về mặt thống kê Trong khi đó, bạo lực kinh tế không có tác động dự báo đáng kể đến TTTL với hệ số Beta là 0,004 và p- value = 0,953, cho thấy rằng trong bối cảnh nghiên cứu này, bạo lực kinh tế không phải là yếu tố quan trọng trong việc dự đoán mức độ biểu hiện TTTL Phân tích bảng trên có thể phát biểu phương trình hồi quy như sau:

Triệu chứng TTTL = 1,216 + 0,128 × Bạo lực thể chất + 0,270 × Bạo lực tinh thần + 0,002 × Bạo lực kinh tế

Sơ đồ 3 1 Mô hình hồi quy của các hình thức bạo lực đối với triệu chứng tổn thương tâm lý

- Hằng số (Intercept): Giá trị 1,216 biểu thị mức độ triệu chứng TTTL khi các yếu tố bạo lực bằng 0, tức là mức cơ bản của TTTL không bị ảnh hưởng bởi bạo lực

- Bạo lực thể chất: Hệ số 0,128 cho thấy mỗi khi mức độ bạo lực thể chất tăng thêm 1 đơn vị, triệu chứng TTTL sẽ tăng thêm 0,128 đơn vị Điều này chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa bạo lực thể chất và TTTL

- Bạo lực tinh thần: Hệ số 0,270 cho thấy bạo lực tinh thần có tác động mạnh nhất đến TTTL Khi mức độ bạo lực tinh thần tăng 1 đơn vị, triệu chứng TTTL tăng 0,270 đơn vị, cho thấy nó là yếu tố dự báo mạnh mẽ nhất

- Bạo lực kinh tế: Hệ số 0,002 là rất nhỏ, cho thấy tác động của bạo lực kinh tế lên TTTL là không đáng kể về mặt thực tế

Phân tích làm nổi bật vai trò then chốt của bạo lực tinh thần trong việc gây ra các triệu chứng tự tử ở trẻ vị thành niên, nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết về các biện pháp can thiệp và hỗ trợ tâm lý tập trung vào yếu tố này Mặc dù bạo lực thể chất và kinh tế cũng có ảnh hưởng, tác động của chúng ở mức độ thấp hơn.

3.4.2 Kết quả nghiên cứu về vai trò của chiến lược đối phó (biến điều tiết) trong mối tương quan giữa mức độ các hình thức bạo lực với mức độ triệu chứng tổn thương tâm lý

Sử dụng mô hình hồi quy biến điều tiết MMR (Moderated Multiple Regression) được đề xuất bởi Saunders (1956), thông qua công cụ Macro PROCESS trên phần mềm SPSS (Saunders, D R., 1956)

Tổng quan về mô hình:

- Biến độc lập (X): BL (ĐTB của các loại bạo lực)

- Biến phụ thuộc (Y): triệu chứng TTTL (ĐTB của 28 triệu chứng TTTL)

- Biến điều tiết (W): UPh (ĐTB của các chiến lược ứng phó)

Sơ đồ 3 2 Mô hình tác động giữa mức độ bạo lực, triệu chứng tổn thương tâm lý thông qua biến điều tiết là chiến lược ứng phó

Bảng 3.23 cho thấy kết quả hồi quy phân tích vai trò điều tiết của chiến lược ứng phó trong mối quan hệ giữa mức độ bạo lực và triệu chứng tổn thương tâm lý.

Thành Phần β Sai Số Chuẩn

Hệ số hồi quy (β) của biến điều tiết (UPh) là 0,3288 với p-value = 0,0017, cho thấy biến điều tiết có ảnh hưởng đáng kể đến biến phụ thuộc Hệ số của tương tác (Int_1, BL x UPh) là 0,6088 với p-value = 0,0329, chỉ ra rằng sự tương tác giữa mức độ bị bạo lực và các chiến lược ứng phó cũng có ảnh hưởng đáng kể So sánh giả thuyết cho thấy với p-value của tương tác (Int_1) là 0,0329 < 0,05 có thể bác bỏ giả thuyết H0 Điều này cho thấy rằng biến điều tiết (UPh) chiến lược ứng phó có ảnh hưởng đáng kể trong mối quan hệ giữa mức độ bị bạo lực (BL) và triệu chứng TTTL (TTTL) Kết quả cho thấy các chiến lược ứng phó có thể làm thay đổi mức độ ảnh hưởng của các loại bạo lực lên triệu chứng TTTL Khi các chiến lược ứng phó tốt hơn, ảnh hưởng của bạo lực đến triệu chứng giảm Kết luận từ mô hình cho thấy rằng chiến lược ứng phó đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực của bạo lực lên triệu chứng TTTL ở thiếu niên Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu chuyên sâu để xác định chiến lược ứng phó nào giúp giảm thiểu các TTTL mạnh hơn

3.5 Kết quả nghiên cứu trường hợp về tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực

Trường hợp này nhằm phân tích tình trạng tâm lý của thiếu niên T C P., một nữ sinh

14 tuổi, sinh năm 2005, quốc tịch Việt Nam, hiện đang học lớp 8 tại Phú Nhuận, TP HCM Trường hợp này được chọn vì hai lý do: Thứ nhất, P sống trong một gia đình có truyền thống Nho giáo khắt khe, nơi các quan điểm cổ hủ và bạo hành từ cha và gia đình nội, tập trung nhiều vào bạo lực tinh thần đã tạo ra môi trường áp lực lớn Thứ hai, P biểu hiện nhiều triệu chứng nghiêm trọng về sức khỏe tâm lý, dẫn đến khả năng thích nghi kém trong cả môi trường gia đình và xã hội Mục đích của nghiên cứu là hiểu rõ tác động của bạo hành tinh thần đến sức khỏe tâm lý của thiếu niên, từ đó đề xuất các giải pháp hỗ trợ phù hợp

Phương pháp nghiên cứu bao gồm phỏng vấn sâu và quan sát trực tiếp Tiêu chí lựa chọn đối tượng là thiếu niên trong độ tuổi từ 13 đến 18, có dấu hiệu của bạo lực, tập trung đáng kể vào bạo lực tinh thần trong gia đình và có vấn đề về sức khỏe tâm lý Quy trình thu thập dữ liệu bao gồm các buổi phỏng vấn trực tiếp với P., cũng như quan sát môi trường sống và học tập của P

3.5.1.3 Thông tin về đối tượng nghiên cứu

Thiếu niên Trịnh Châu P là nữ, 14 tuổi, sinh năm 2005 Gia cảnh của em đầy đủ với cha mẹ cùng hai chị gái Gia đình P có truyền thống Nho giáo, trọng nam khinh nữ với người cha là trụ cột kinh tế chính P hiện đang học lớp 8, toàn tâm toàn ý vào việc học tập.

3.5.1.4 Mô tả chi tiết các phát hiện

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TỔN THƯƠNG TÂM LÝ CHO THIẾU NIÊN BỊ CHA MẸ BẠO LỰC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cơ sở đề xuất các biện pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý cho thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại thành phố Hồ Chí Minh

Cơ sở để đề xuất các biện pháp giảm thiểu TTTL cho thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại

TP HCM bao gồm hai khía cạnh chính: giảm thiểu hành vi bạo lực từ cha mẹ và giảm thiểu trực tiếp các triệu chứng TTTL của thiếu niên Việc giảm thiểu HVBL từ cha mẹ là một cách gián tiếp để giảm thiểu các triệu chứng TTTL Điều này có thể được thực hiện thông qua việc tăng cường giáo dục và nhận thức cho cha mẹ về tác hại của bạo lực, đồng thời cung cấp các kỹ năng nuôi dạy con cái tích cực và hiệu quả Các chương trình hỗ trợ và tư vấn tâm lý cho cha mẹ cũng cần được triển khai rộng rãi Bên cạnh đó, để giảm thiểu trực tiếp các triệu chứng TTTL của thiếu niên, cần có các biện pháp như cung cấp dịch vụ tư vấn và trị liệu tâm lý cho các em, xây dựng các chương trình hỗ trợ tâm lý tại trường học, và tạo ra môi trường an toàn và hỗ trợ cho các em trong gia đình và cộng đồng Việc tăng cường khả năng đối phó và kỹ năng sống cho thiếu niên cũng là một yếu tố quan trọng để giúp các em vượt qua những khó khăn về tâm lý do bạo lực gia đình gây ra Các biện pháp này cần được thực hiện một cách toàn diện và đồng bộ để đạt hiệu quả tối ưu trong việc giảm thiểu TTTL cho thiếu niên Theo Mikton và Butchart (2009), “biện pháp giáo dục cha mẹ về bạo lực gia đình, nâng cao kỹ năng nuôi dạy con cái của cha mẹ có hiệu quả trong việc giảm các yếu tố nguy cơ ngược đãi trẻ em” (Mikton, C., & Butchart, A., 2009) Nghiên cứu của Barlow, Simkiss và Stewart‐Brown (2006) cũng chỉ ra rằng “các chương trình giáo dục cha mẹ về nuôi dạy con cái cũng đã được đánh giá rộng rãi cả về mặt phòng ngừa và điều trị ngược đãi và bỏ bê trẻ em, với các nghiên cứu tập trung vào việc đo lường sự thay đổi trong việc nuôi dạy con cái và sự phát triển của trẻ” (Barlow, J., Simkiss, D., & Stewart‐Brown, S., 2006)

Nghiên cứu của Kolko và Swenson (2002) đề xuất việc giúp đỡ trẻ, nhấn mạnh vảo việc

“phân biệt giữa kỷ luật và trừng phạt, và giải thích rằng có luật bảo vệ trẻ em khỏi bị tổn hại là một cách để giảm thiểu bạo lực” (Kolko, D J., & Swenson, C., 2002) Tác giả Hoàng Bá Thịnh đã đề xuất rằng “việc cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình, giúp trẻ hồi phục về thể chất và tinh thần là một trong những giải pháp hiệu quả để giảm thiểu bạo lực trẻ em trong gia đình” (Hoàng Bá Thịnh, 2007)

"Các chương trình can thiệp được cá nhân hóa tập trung kích thích sự tự xem xét nội tâm, hiểu biết bản thân, chấp nhận bản thân, cải thiện lòng tự trọng và giải quyết các vấn đề cá nhân của trẻ em bị lạm dụng, qua đó giúp các em thích ứng tốt hơn với chính mình và hoàn cảnh sống xung quanh" (Mărgăriţoiu, A & Eftimie, S., 2012) Theo Verduyn và Calam (1999), "kỹ thuật tái cơ cấu nhận thức có thể được sử dụng trong việc giảm TTTl, khuyến khích trẻ đưa ra nhiều tuyên bố tích cực về bản thân hơn và tập suy nghĩ tích cực để chống lại những tuyên bố tự ti tiêu cực" (Verduyn, P & Calam, R., 1999).

C., & Calam, R., 1999) Cũng theo tác giả này, để cung cấp các biện pháp can thiệp nhận thức hiệu quả cho trẻ, điều quan trọng là “xác định niềm tin cốt lõi mà trẻ có về bản thân và thế giới nơi chúng đang sống, quan điểm của chúng về hiện tại và tương lai cũng như niềm tin của chúng về khả năng kiểm soát”

Tác giả Gootman (1993) cũng cho rằng “một phương pháp hiệu quả trong việc giảm thiểu triệu chứng của TTTL đó là hướng dẫn cho trẻ cách quản lý cảm xúc và cơn tức giận, bên cạnh đó là dạy trẻ thể hiện sự tức giận bằng lời nói thay vì hành động” (Gootman, M E.,

1993) Cùng chủ đề nghiên cứu này, theo nhóm tác giả Soheilimehr và Eshraghi (2022), “đào tạo kỹ năng sống cho những trẻ em bị lạm dụng giúp trẻ hiểu rõ hơn cảm xúc bên trong của mình và có khả năng thể hiện cảm xúc trong các tình huống khác nhau một cách dễ dàng hơn” (Soheilimehr, S., & Eshraghi, B., 2022)

Bên cạnh đó, qua các nghiên cứu, trẻ em bị lạm dụng tham gia các chương trình trị liệu đã cho thấy sự cải thiện về mặt hành vi xã hội, phát triển nhận thức và tự nhận thức, đồng thời giảm các hành vi hung hăng và cưỡng bức (Wolfe, D A., & Wekerle, C., 1993)

Các biện pháp giảm thiểu TTTL cho thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại TP HCM cần được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận vững chắc Việc giảm thiểu hành vi bạo lực từ cha mẹ, thông qua giáo dục và tăng cường nhận thức về tác hại của bạo lực, cùng với các chương trình hỗ trợ tâm lý cho cha mẹ, là một phương pháp gián tiếp nhưng hiệu quả để giảm bớt các triệu chứng TTTL ở trẻ Đồng thời, việc cung cấp dịch vụ tư vấn và trị liệu tâm lý trực tiếp cho thiếu niên, xây dựng môi trường hỗ trợ tại trường học và trong cộng đồng, cùng với việc nâng cao kỹ năng sống và khả năng đối phó của các em, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ vượt qua những khó khăn tâm lý do bạo lực gia đình gây ra Những biện pháp này, khi được triển khai đồng bộ và toàn diện, sẽ góp phần giảm thiểu hiệu quả tình trạng TTTL ở thiếu niên, tạo điều kiện cho các em phát triển một cách lành mạnh và toàn diện

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy trong 849 trẻ em từ 6 – 12 tuổi có 197 trẻ tự đánh giá rằng bị cha mẹ bạo lực và đây cũng là sự kiện tồi tệ nhất với thiếu niên Kết quả nghiên cứu về các triệu chứng của TTTL và các nội dung cần hỗ trợ được tóm tắt theo bảng sau:

Bảng 4 1 Tóm tắt các nhóm triệu chứng của tổn thương tâm lý và các nội dung cần hỗ trợ

Nhóm Tên nhóm Nội dung cần hỗ trợ thiếu niên

1 Nhóm triệu chứng liên quan đến việc phản ứng nhạy cảm quá mức, tập trung vào sự sợ hãi, hoảng loạn với các kích thích

Giảm thiểu tính dễ kích thích, đặc biệt là cảm giác “sợ”, “hoảng sợ”, “dễ giật mình”, “dễ bối rối” và cân bằng mối quan hệ giữa kích thích và phản ứng

Nhóm Tên nhóm Nội dung cần hỗ trợ thiếu niên

2 Nhóm triệu chứng liên quan đến tái trải nghiệm (ký ức xâm nhập) và hành vi né tránh sự kiện bị cha mẹ bạo lực

Nâng cao khả năng đối mặt được với sự kiện bị cha mẹ bạo lực đã từng xảy ra

3 Nhóm triệu chứng liên quan đến sự bồn chồn không yên (Restlessness) và khó ngủ (Insomnia)

Nâng cao khả năng kiểm soát sự bồn chồn không yên và các phương pháp hỗ trợ giấc ngủ

4 Nhóm triệu chứng liên quan đến hành vi không vâng lời và đánh nhau

Hình thành giá trị sống cốt lõi và chuẩn mực đạo đức

5 Nhóm triệu chứng liên quan đến hành vi la hét và sở thích nghịch lửa

Phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc và định hướng các sở thích phù hợp

6 Nhóm triệu chứng liên quan đến cảm giác thất bại và sự đau khổ

Thay đổi nhận thức về sự thất bại và cân bằng về cảm xúc

7 Nhóm triệu chứng liên quan đến việc đánh giá thấp bản thân và sự không hài lòng với cuộc sống

Phát triển khả năng tự ý thức và niềm tin vào cuộc sống

Nghiên cứu của Wethington và cộng sự (2008) đã cung cấp bằng chứng mạnh mẽ về

“hiệu quả của liệu pháp nhận thức hành vi trong việc giảm thiểu các triệu chứng TTTL ở trẻ em và thanh thiếu niên sau khi trải qua các sự kiện sang chấn như bạo lực gia đình, tai nạn giao thông, hoặc thảm họa tự nhiên Bằng cách sử dụng các kỹ thuật như tái cấu trúc nhận thức, huấn luyện kỹ năng đối phó, và phơi nhiễm dần, CBT giúp cá nhân thay đổi các mô hình suy nghĩ và hành vi tiêu cực liên quan đến tổn thương, từ đó giảm thiểu các triệu chứng như hồi tưởng ám ảnh, tránh né, và tăng động Các nghiên cứu hình ảnh não đã chỉ ra rằng CBT có thể tác động đến các vùng não liên quan đến điều hòa cảm xúc, góp phần vào việc giảm thiểu các triệu chứng tâm lý Mặc dù CBT đã được chứng minh là một liệu pháp hiệu quả, nhưng cần có thêm các nghiên cứu để xác định các yếu tố dự đoán đáp ứng điều trị tốt hơn, cũng như để phát triển các phiên bản CBT phù hợp hơn với các nhóm dân tộc và văn hóa khác nhau” (Wethington, H R., et al., 2008)

Theo nghiên cứu của Cohen và Mannarino (2015), “trị liệu nhận thức hành vi tập trung vào tổn thương, có hiệu quả đáng kể trong việc giảm thiểu các triệu chứng TTTL do bạo lực gia đình (Cohen, J A., & Mannarino, A P., 2015) Cụ thể:

- CBT giúp giảm lo âu, buồn bã, tức giận và các rối loạn cảm xúc khác bằng cách cung cấp kỹ năng đối phó và hỗ trợ trong việc điều chỉnh cảm xúc

- CBT giảm các hành vi tránh né, tự gây thương tích, và các hành vi không thích nghi như bắt nạt hoặc hung hăng bằng cách xử lý và thay đổi phản ứng hành vi liên quan đến chấn thương

- CBT hỗ trợ giảm các vấn đề như tăng cảnh giác, rối loạn giấc ngủ, và các triệu chứng cơ thể khác bằng cách giảm căng thẳng và hỗ trợ hồi phục từ chấn thương

Nguyên tắc đề xuất giải pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý cho thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại thành phố Hồ Chí Minh

4.2.1 Đảm bảo tính hệ thống Để giảm thiểu TTTL cho thiếu niên bị cha mẹ bạo lực một cách hiệu quả, các biện pháp can thiệp cần được xây dựng và tổ chức trên một hệ thống cấu trúc chặt chẽ và đồng bộ Điều này yêu cầu mỗi biện pháp phải được sắp xếp theo một thứ tự hợp lý, từ những biện pháp chung đến những can thiệp đặc thù Việc này đảm bảo rằng nền tảng và nhận thức đã được thiết lập trước khi áp dụng các biện pháp can thiệp sâu hơn

Các biện pháp cần phối hợp nhịp nhàng để đảm bảo tính đồng bộ và tích hợp khoa học

Sự liên kết giữa các biện pháp không chỉ giúp từng biện pháp hoạt động hiệu quả độc lập mà còn tăng cường hiệu quả của các biện pháp khác trong hệ thống Đồng thời, hệ thống các biện pháp cần được thiết kế sao cho thống nhất và dễ tiếp cận Điều này đảm bảo rằng các đối tượng tham gia, bao gồm cha mẹ, thiếu niên và các chuyên gia, có thể dễ dàng nhận diện, áp dụng và phối hợp các biện pháp Cấu trúc rõ ràng và dễ hiểu không chỉ giúp cải thiện hiệu quả của các can thiệp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi và đánh giá kết quả, từ đó điều chỉnh các biện pháp khi cần thiết

4.2.2 Đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn là yếu tố then chốt trong việc thiết kế các biện pháp can thiệp đối với TTTL ở thiếu niên bị cha mẹ bạo lực Theo nguyên tắc này, các biện pháp giảm thiểu TTTL phải được phát triển từ sự hiểu biết sâu sắc về thực trạng của trẻ em, bao gồm các triệu chứng tâm lý cụ thể mà chúng đang gặp phải, điều kiện sống, và các yếu tố xã hội, tâm lý ảnh hưởng đến tình trạng của trẻ Những biện pháp này cần phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, đảm bảo rằng chúng phù hợp với lứa tuổi và tình trạng tâm lý hiện tại của trẻ

Các biện pháp giảm thiểu TTTL cũng phải linh hoạt, cho phép điều chỉnh theo sự thay đổi trong tình trạng của trẻ và hoàn cảnh xung quanh Tính linh hoạt là cần thiết để đáp ứng đúng nhu cầu của từng cá nhân và tình huống cụ thể Đồng thời, các biện pháp cần phải được kết hợp với môi trường sống của trẻ, bao gồm gia đình, trường học và cộng đồng, để dễ dàng tích hợp vào các hoạt động và thói quen hàng ngày

Việc đánh giá và điều chỉnh các biện pháp cũng cần dựa trên kết quả thực tiễn Cần có cơ chế theo dõi liên tục để đo lường hiệu quả và thực hiện điều chỉnh cần thiết để đảm bảo biện pháp vẫn phù hợp và hiệu quả Hơn nữa, các biện pháp phải thực tế trong việc triển khai, đảm bảo tính sẵn có của nguồn lực và khả năng thực hiện Điều này bao gồm việc có kế hoạch chi tiết về phân bổ nguồn lực, đào tạo nhân viên và chuẩn bị các công cụ cần thiết

Như vậy, việc đảm bảo tính thực tiễn trong các biện pháp ứng xử với TTTL nhằm đảm bảo rằng những biện pháp này không chỉ có hiệu quả về lý thuyết mà còn có thể được áp dụng một cách thực tế và mang lại lợi ích thiết thực cho trẻ em bị bạo lực gia đình

4.2.3 Đảm bảo tính khả thi Để đạt hiệu quả tối ưu trong việc giảm thiểu TTTL, việc xây dựng và thực hiện các biện pháp cần phải được thực hiện theo một quy trình rõ ràng, cụ thể và chính xác Quy trình này bắt đầu bằng việc xác định rõ ràng mục tiêu và nội dung của các biện pháp, đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan đều hiểu được mục đích và cách thức hoạt động của chúng Sau đó, cần đánh giá các điều kiện cần thiết để thực hiện các biện pháp, bao gồm các nguồn lực, công cụ, và yếu tố môi trường cần thiết Trước khi triển khai thực tiễn, việc khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp là rất quan trọng để xác định xem chúng có thực sự cần thiết và có thể được thực hiện trong điều kiện thực tế hay không Để đảm bảo tính khả thi, cần thực hiện một phân tích chi tiết về các yếu tố như chi phí, thời gian, nguồn lực và rủi ro có thể phát sinh Cuối cùng, các bước thực hiện phải được tiến hành chính xác và theo đúng quy trình đã được xác định để tránh gặp phải các vướng mắc và vấn đề không mong muốn trong quá trình triển khai

Các nguyên tắc này cần được áp dụng đồng bộ và không được xem nhẹ, vì chúng có mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau Trong quá trình thực hiện, tất cả các nguyên tắc phải được xem xét và phối hợp chặt chẽ để đạt được kết quả tốt nhất.

Các biện pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý cho thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu đề xuất các biện pháp giảm thiểu tình trạng thiếu thốn tình thương của trẻ em bị bạo lực từ cha mẹ Những biện pháp này bao gồm: giảm thiểu bạo lực từ cha mẹ và giảm thiểu các triệu chứng thiếu thốn tình thương Các biện pháp được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn và nguyên tắc đề xuất giải pháp.

Các biện pháp giảm thiểu các triệu chứng của TTTL được xây dựng dựa trên ma trận sau đây:

Bảng 4 2 Ma trận các biện pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý cho thiếu niên bị cha mẹ bạo lực Nhóm Nội dung cần hỗ trợ thiếu niên

3: Định hướng phát triển kỹ năng tự nhận thức bản thân để tư duy tích cực từ hoàn cảnh cá nhân của khách thể

Biện pháp 4: Sử dụng một số giá trị sống tác động đến nhận thức của khách thể nhằm giúp thiếu niên tìm được ước mơ và có niềm tin vào

Phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc, phòng ngừa và giảm thiểu hành vi hung tính cho thiếu

Tham vấn, trị liệu làm giảm các triệu chứng của TTTL tương lai phía trước niên bị cha mẹ bạo lực

1 Giảm thiểu tính dễ kích thích, đặc biệt là cảm giác “sợ”,

“hoảng sợ”, “dễ giật mình”, “dễ bối rối” và cân bằng mối quan hệ giữa kích thích và phản ứng

2 Tăng cường khả năng đối mặt được với sự kiện bị cha mẹ bạo lực đã từng xảy ra

3 Tăng cường khả năng kiểm soát sự bồn chồn không yên và các phương pháp hỗ trợ giấc ngủ

4 Hình thành giá trị sống cốt lõi và chuẩn mực đạo đức

5 Phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc và định hướng các sở thích phù hợp

6 Thay đổi nhận thức về sự thất bại và cân bằng về cảm xúc

7 Phát triển tự ý thức và niềm tin vào cuộc sống

4.3.1 Biện pháp 1: Tuyên truyền cho cha mẹ về hậu quả của hành vi bạo lực trẻ em

Tuyên truyền cho cha mẹ về hậu quả của HVBL đối với trẻ em nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong cộng đồng Mục đích chính là giúp cha mẹ nhận thức rõ ràng về tác hại lâu dài của bạo lực đối với sự phát triển tâm lý và thể chất của trẻ, từ đó thúc đẩy việc áp dụng các phương pháp giáo dục tích cực và không bạo lực Việc này không chỉ bảo vệ quyền lợi của trẻ mà còn giảm thiểu các triệu chứng của TTTL do bạo lực gây ra, đồng thời xây dựng môi trường gia đình lành mạnh, nơi trẻ có thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh

- Thông tin về tác hại của hành vi bạo lực: Cung cấp thông tin chi tiết về các loại bạo lực đối với trẻ em, bao gồm bạo lực thân thể, bạo lực tinh thần và bạo lực kinh tế Bên cạnh đó, trình bày các nghiên cứu và số liệu thống kê về tác động tiêu cực của bạo lực lên sức khỏe tâm lý và thể chất của trẻ, chẳng hạn như các vấn đề về rối loạn tâm lý, hành vi, sự phát triển xã hội và học tập Điều này giúp cha mẹ hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của TTTL và các triệu chứng có thể phát sinh từ hành vi bạo lực

-Thông tin thực tế và chia sẻ kinh nghiệm: Sử dụng các câu chuyện thực tế và ví dụ từ cuộc sống để minh họa tác hại của bạo lực, từ đó giúp cha mẹ nhận thức rõ hơn về những ảnh hưởng tiêu cực của hành vi này đối với sự phát triển của trẻ; cung cấp thông tin về các nghiên cứu khoa học và chuyên gia về sự ảnh hưởng của bạo lực đối với trẻ em, qua đó làm rõ mối liên hệ giữa bạo lực và các triệu chứng TTTL

-Tuyên truyền phương pháp giáo dục tích cực: Đưa ra các phương pháp thay thế cho bạo lực, chẳng hạn như kỷ luật tích cực, giao tiếp hiệu quả và kỹ năng giải quyết xung đột Những phương pháp này không chỉ giúp giảm thiểu hành vi bạo lực mà còn hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng TTTL ở trẻ Tổ chức các buổi hội thảo, đào tạo và cung cấp tài liệu hướng dẫn để cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp giáo dục này trong việc nuôi dạy con cái, nhằm giảm thiểu các hành vi gây tổn thương và hỗ trợ sự phục hồi tâm lý của trẻ

- Tạo cơ hội để cha mẹ trao đổi và thảo luận: Tạo điều kiện cho cha mẹ tham gia các buổi thảo luận nhóm hoặc tư vấn cá nhân để chia sẻ kinh nghiệm, thắc mắc và nhận hỗ trợ từ các chuyên gia Những hoạt động này giúp cha mẹ nhận thức rõ hơn về ảnh hưởng của hành vi bạo lực và các phương pháp giảm thiểu TTTL Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức địa phương trong việc hỗ trợ và giáo dục cha mẹ, từ đó giảm thiểu hành vi bạo lực và hỗ trợ giảm các triệu chứng TTTL cho trẻ

4.3.1.3 Các yêu cầu khi thực hiện a Đối với người tuyên truyền

Cung cấp thông tin chính xác là yếu tố quan trọng trong việc tuyên truyền về tác hại của bạo lực đối với trẻ em Các thông tin nên dựa trên nghiên cứu khoa học và dữ liệu đáng tin cậy để đảm bảo độ chính xác Điều này giúp làm rõ mối liên hệ giữa bạo lực và các triệu chứng tiêu cực ở trẻ em, từ đó nâng cao nhận thức của xã hội và thúc đẩy các biện pháp bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực.

- Truyền đạt theo cách tích cực: Sử dụng ngôn ngữ và thái độ tích cực để tránh gây cảm giác chỉ trích hoặc xâm phạm, đồng thời khuyến khích cha mẹ thay đổi hành vi một cách tích cực

- Sử dụng học liệu hấp dẫn: Kết hợp hình ảnh, video clip và các phương tiện truyền thông khác để làm cho thông tin trở nên dễ tiếp cận và dễ hiểu, đồng thời minh họa rõ ràng mối liên hệ giữa bạo lực và TTTL b Đối với cha mẹ

- Tiếp nhận thông tin với tâm thế cởi mở: Đón nhận các thông tin và phương pháp mới với sự sẵn sàng học hỏi và thay đổi Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực và không áp dụng hành vi bạo lực trong việc nuôi dạy con cái

- Áp dụng các phương pháp giáo dục tích cực: Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực được giới thiệu và không áp dụng hành vi bạo lực trong việc nuôi dạy con cái Điều này giúp giảm thiểu TTTL và thúc đẩy sự phục hồi cho trẻ

- Tham gia hoạt động hỗ trợ: Tham gia các buổi thảo luận, hội thảo và các hoạt động giáo dục khác để cải thiện kỹ năng nuôi dạy con cái và nhận sự hỗ trợ khi cần thiết Những hoạt động này không chỉ giúp giảm thiểu hành vi bạo lực mà còn hỗ trợ giảm các triệu chứng TTTL ở trẻ

4.3.2 Biện pháp 2: Tuyên truyền cho thiếu niên về Luật trẻ em và dịch vụ bảo vệ trẻ em qua điện thoại

Tuyên truyền về Luật trẻ em và dịch vụ bảo vệ trẻ em qua điện thoại nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức của thiếu niên về quyền lợi và các cơ chế hỗ trợ có sẵn, giúp các em nhận thức rõ ràng về quyền được sống an toàn và phát triển một cách toàn diện Bằng việc cung cấp thông tin chính xác và dễ tiếp cận về Luật trẻ em, các em sẽ hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình và biết cách yêu cầu sự giúp đỡ khi cần thiết Việc này sẽ góp phần giảm thiểu hành vi bạo lực và TTTL bằng cách trang bị cho thiếu niên những công cụ cần thiết để tự bảo vệ bản thân, đồng thời tạo ra một môi trường an toàn hơn và hỗ trợ sự phát triển tâm lý khỏe mạnh b Nội dung

- Giới thiệu về luật trẻ em:

+ Quyền lợi của trẻ em: Cung cấp thông tin chi tiết về các quyền lợi được bảo vệ theo Luật trẻ em, bao gồm quyền sống an toàn và phát triển Điều này giúp thiếu niên nhận thức rõ ràng về quyền lợi của mình và khả năng được bảo vệ khi gặp phải tình huống bạo lực + Các quy định về quyền bảo vệ: Giải thích các quy định pháp lý liên quan đến việc bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực, xâm hại, và các hành vi gây tổn thương Đưa ra ví dụ về các tình huống có thể xảy ra và cách pháp luật can thiệp để bảo vệ quyền lợi của các em

-Thông tin về dịch vụ bảo vệ trẻ em qua điện thoại:

Mối quan hệ giữa các biện pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý cho thiếu niên bị

bị cha mẹ bạo lực

Các biện pháp giảm thiểu triệu chứng của TTTL ở thiếu niên bị cha mẹ bạo lực được thiết kế để hoạt động phối hợp với nhau, cung cấp hỗ trợ toàn diện và hiệu quả.

-Tuyên truyền cho cha mẹ và thiếu niên là bước đầu tiên quan trọng nhằm giảm thiểu triệu chứng TTTL Khi cha mẹ hiểu rõ hậu quả của hành vi bạo lực, họ có thể thay đổi hành vi của mình và tạo ra một môi trường an toàn hơn cho trẻ Đồng thời, việc cung cấp thông tin cho thiếu niên về Luật trẻ em và các dịch vụ bảo vệ giúp họ nhận thức được quyền lợi của mình và các phương tiện hỗ trợ có sẵn Điều này giúp thiếu niên cảm thấy an toàn hơn và giảm cảm giác bất lực hoặc lo lắng về tương lai

- Phát triển kỹ năng tự nhận thức và xác định giá trị sống giúp thiếu niên xây dựng một cái nhìn tích cực về bản thân và tương lai Khi thiếu niên có khả năng tự nhận thức và nhận ra giá trị của bản thân, họ có thể điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực Việc thiết lập mục tiêu và ước mơ giúp tạo động lực và niềm tin vào tương lai, từ đó giảm cảm giác vô vọng và lo âu, làm giảm triệu chứng TTTL

- Kỹ năng quản lý cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc đối phó với triệu chứng TTTL Khi thiếu niên học cách nhận diện và điều chỉnh cảm xúc của mình, họ có thể giảm thiểu tác động của căng thẳng và bạo lực, giúp cải thiện trạng thái tâm lý và giảm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến TTTL

- Tham vấn và trị liệu cá nhân là bước can thiệp trực tiếp để giảm các triệu chứng TTTL Các phương pháp trị liệu, như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), giúp thiếu niên xử lý các ký ức về sang chấn, thay đổi suy nghĩ tiêu cực và giảm các triệu chứng lâm sàng Trị liệu cá nhân cung cấp sự hỗ trợ sâu sắc, giúp thiếu niên phát triển các kỹ năng cần thiết để đối phó với triệu chứng TTTL và phục hồi sức khỏe tâm thần

Sự kết hợp của các biện pháp này tạo nên một hệ thống hỗ trợ toàn diện, giúp giảm thiểu các triệu chứng TTTL từ nhiều góc độ Mỗi biện pháp đóng góp vào việc giảm thiểu triệu chứng TTTL bằng cách cung cấp thông tin, phát triển kỹ năng, quản lý cảm xúc, và điều trị triệu chứng, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực

4.5 Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý cho thiếu niên bị cha mẹ bạo lực

4.5.1 Khảo sát tính cần thiết của một số biện pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý cho thiếu niên bị cha mẹ bạo lực

Theo Bảng 4.3, các biện pháp giúp giảm thiểu tổn thương tâm lý ở trẻ vị thành niên bị cha mẹ bạo hành được xếp hạng dựa trên mức độ cần thiết như sau:

Biện pháp 1: Tuyên truyền cho cha mẹ về hậu quả của hành vi bạo lực trẻ em 4.33 4

Biện pháp 2: Tuyên truyền cho thiếu niên về Luật trẻ em và dịch vụ bảo vệ trẻ em qua điện thoại 4.42 3

Biện pháp 3: Phát triển kỹ năng tự nhận thức bản thân để tư duy tích cực từ hoàn cảnh cá nhân của khách thể

Biện pháp 4: Sử dụng một số giá trị sống tác động đến nhận thức của khách thể nhằm giúp thiếu niên tìm được ước mơ và có niềm tin vào tương lai phía trước

Biện pháp 5: Phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc, phòng ngừa và giảm thiểu hành vi hung tính cho thiếu niên bị cha mẹ bạo lực

Biện pháp 6: Tham vấn, trị liệu cá nhân làm giảm các triệu chứng lâm sàng của TTTL

Các số liệu cho thấy rằng việc giảm thiểu các triệu chứng của TTTL cho thiếu niên bị cha mẹ bạo lực có sự ưu tiên rõ rệt đối với các biện pháp hỗ trợ trực tiếp và phát triển kỹ năng ứng phó Dưới đây là phân tích chi tiết dựa trên xếp hạng và điểm số của từng biện pháp:

- Biện pháp 6: Tham vấn, trị liệu cá nhân làm giảm các triệu chứng lâm sàng của tổn thương tâm lý (ĐTB: 4.97, Xếp hạng: 1) Biện pháp này đạt điểm số cao nhất, cho thấy sự ưu tiên hàng đầu trong việc hỗ trợ các triệu chứng lâm sàng của TTTL Tham vấn và trị liệu cá nhân không chỉ giúp giảm bớt các triệu chứng ngay lập tức mà còn hỗ trợ trong việc xử lý các sang chấn tâm lý, làm giảm mức độ căng thẳng và lo âu của thiếu niên Sự đánh giá cao đối với biện pháp này nhấn mạnh vai trò thiết yếu của trị liệu chuyên sâu trong việc điều trị và giảm thiểu tác động của TTTL

- Biện pháp 5: Phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc, phòng ngừa và giảm thiểu hành vi hung tính cho thiếu niên bị cha mẹ bạo lực (ĐTB: 4.56, Xếp hạng: 2) Với điểm số cao, biện pháp này đứng thứ hai trong bảng xếp hạng, cho thấy tầm quan trọng của việc trang bị kỹ năng quản lý cảm xúc Kỹ năng này giúp thiếu niên kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của mình, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực của bạo lực gia đình Việc phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc là một phần quan trọng trong việc cải thiện khả năng đối phó với các triệu chứng TTTL

Biện pháp này được đánh giá cao (ĐTB: 4,42, Xếp hạng: 3) do nhấn mạnh vào việc cung cấp thông tin pháp lý và dịch vụ hỗ trợ cho thanh thiếu niên Nhận thức về quyền lợi và khả năng tiếp cận dịch vụ bảo vệ có thể giúp thanh thiếu niên bớt cảm thấy cô lập và không được hỗ trợ, từ đó làm giảm các triệu chứng TTTL.

- Biện pháp 1: Tuyên truyền cho cha mẹ về hậu quả của hành vi bạo lực trẻ em (ĐTB:

4.33, Xếp hạng: 4) Đây là biện pháp đứng thứ tư, cho thấy việc nâng cao nhận thức của cha mẹ về hậu quả của hành vi bạo lực cũng là một yếu tố quan trọng Khi cha mẹ nhận thức rõ hơn về tác động của hành vi của mình, có khả năng họ sẽ thay đổi hành vi, giảm thiểu nguồn gốc gây ra TTTL cho trẻ

- Biện pháp 3: Phát triển kỹ năng tự nhận thức bản thân để tư duy tích cực từ hoàn cảnh cá nhân của khách thể (ĐTB: 4.12, Xếp hạng: 5) Mặc dù điểm số thấp hơn, biện pháp này vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện quan điểm cá nhân của thiếu niên về bản thân và hoàn cảnh Phát triển kỹ năng tự nhận thức và tư duy tích cực giúp thiếu niên có cái nhìn lạc quan hơn về tình trạng của mình, từ đó gián tiếp hỗ trợ trong việc giảm thiểu các triệu chứng TTTL

- Biện pháp 4: Sử dụng một số giá trị sống tác động đến nhận thức của khách thể nhằm giúp thiếu niên tìm được ước mơ và có niềm tin vào tương lai phía trước (ĐTB: 4.01, Xếp hạng: 6) Đây là biện pháp có điểm số thấp nhất và đứng cuối bảng xếp hạng, cho thấy mặc dù việc tạo động lực và niềm tin vào tương lai là quan trọng, nó không phải là ưu tiên hàng đầu trong việc giảm thiểu các triệu chứng TTTL Tuy nhiên, việc khơi dậy ước mơ và niềm tin vào tương lai vẫn có giá trị trong việc cải thiện tâm lý tổng thể của thiếu niên

Kết quả về việc sử dụng trị liệu cá nhân trong việc làm giảm các triệu chứng của tổn thương tâm lý

Mặc dù đề xuất 6 biện pháp giảm thiểu TTTL cho thiếu niên bị cha mẹ bạo lực, tuy nhiên vì điều kiện không cho phép, đề tài chỉ có thể thử nghiệm được biện pháp 6 là sử dụng trị liệu cá nhân trong việc làm giảm các triệu chứng của TTTL Người nghiên cứu lựa chọn biện pháp 6 vì những lý do sau đây:

- Biện pháp 1 và 2 cần sự hỗ trợ của nhiều lực lượng giáo dục, nhất là chuyên ngành công tác xã hội

- Biện pháp 3, 4, 5 chưa đủ thời gian để thực hiện

- Biện pháp 6 tập trung vào các nhóm triệu chứng mạnh mẽ nhất của thiếu niên có TTTL do bị cha mẹ bạo lực mà luận án đã xác lập, bao gồm làm giảm thiểu tính dễ kích thích, đặc biệt là cảm giác “sợ”, “hoảng sợ”, “dễ giật mình”, “dễ bối rối” và cân bằng mối quan hệ giữa kích thích và phản ứng; tăng cường khả năng đối mặt được với sự kiện bị cha mẹ bạo lực đã từng xảy ra và kiểm soát sự bồn chồn không yên và các phương pháp hỗ trợ giấc ngủ

4.6.1 Đạo đức trong thực hành ca lâm sàng và một số vấn đề liên quan đến tính bảo mật, pháp lý

Trong việc giảm thiểu các triệu chứng của TTTL ở thiếu niên bị cha mẹ bạo lực, việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề tâm lý là thiết yếu để đảm bảo quá trình trị liệu diễn ra hiệu quả và an toàn Đạo đức nghề tâm lý cung cấp một khung chuẩn mực để hướng dẫn hành vi của nhà tâm lý, đảm bảo rằng quá trình trị liệu không chỉ phù hợp với các giá trị nhân văn mà còn góp phần giảm thiểu các triệu chứng của TTTL Dưới đây là các nguyên tắc đạo đức quan trọng trong việc trị liệu TTTL, cùng với cách chúng hỗ trợ việc giảm thiểu triệu chứng:

- Sự đồng ý và thông tin đầy đủ: Để đảm bảo hiệu quả trị liệu, khách thể cần phải đồng ý tham gia vào quá trình trị liệu sau khi được cung cấp thông tin đầy đủ về mục đích và phương pháp Sự đồng ý này giúp xây dựng niềm tin và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảm thiểu các triệu chứng TTTL

- Bảo mật thông tin cá nhân: Việc bảo mật thông tin về khách thể không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự an toàn tâm lý Đảm bảo rằng thông tin cá nhân không bị lộ ra ngoài giúp giảm lo âu và cảm giác bị xâm phạm, từ đó hỗ trợ quá trình giảm triệu chứng TTTL

- Không gây hại và đảm bảo an toàn: Trong quá trình trị liệu, việc thiết kế các phương pháp phù hợp và tránh các tình huống có thể gây ra tổn thương thêm cho khách thể là vô cùng quan trọng Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ làm gia tăng triệu chứng TTTL và đảm bảo sự an toàn tâm lý cho khách thể

Ngăn ngừa tái sang chấn là điều thiết yếu để giảm triệu chứng Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD), đòi hỏi nhà trị liệu phải chủ động tránh làm trầm trọng thêm tình trạng Họ cần nhận diện và phản ứng kịp thời với dấu hiệu báo trước tái sang chấn Các bài tập và phương pháp trị liệu nên được thiết kế phù hợp với khả năng chịu đựng của khách hàng, đảm bảo quá trình trị liệu không gây căng thẳng hay làm gia tăng triệu chứng PTSD, góp phần hiệu quả hơn cho quá trình hồi phục.

Tóm lại, việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề tâm lý không chỉ đảm bảo sự an toàn và bảo mật cho khách thể mà còn trực tiếp góp phần làm giảm thiểu các triệu chứng của TTTL Các nguyên tắc này giúp xây dựng một môi trường trị liệu an toàn và hiệu quả, từ đó cải thiện tình trạng tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực

4.6.2 Báo cáo trường hợp lâm sàng

4.6.2.1 Giới thiệu và lý do chọn trường hợp

Trường hợp nghiên cứu này tập trung vào P.D.T, một thiếu niên 15 tuổi sống tại TP.HCM, và được chọn vì đây là một ví dụ điển hình của tác động của bạo lực gia đình đối với sự phát triển tâm lý của trẻ em P.D.T đã trải qua một chuỗi các sự kiện căng thẳng và biến cố trong cuộc đời, từ việc sống trong một gia đình không ổn định về tài chính và mối quan hệ gia đình, đến việc phải đối mặt với bạo lực từ cha dượng, cảm giác bị bỏ rơi khi mẹ sinh em trai, và những khó khăn trong thời gian đại dịch COVID-19

Trường hợp P.D.T là một ví dụ điển hình của bạo lực gia đình và tác động sâu rộng của nó đến sức khỏe tâm lý của trẻ em Việc nghiên cứu trường hợp này giúp hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của bạo lực gia đình và cung cấp cái nhìn sâu sắc về các triệu chứng TTTL mà trẻ em có thể trải qua Trường hợp này đại diện cho nhiều thiếu niên khác đang trải qua tình trạng tương tự, đặc biệt trong bối cảnh bạo lực gia đình Nghiên cứu P.D.T giúp nhấn mạnh sự cần thiết của các biện pháp can thiệp phù hợp để hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về các vấn đề tâm lý trong nhóm đối tượng này

4.6.2.2 Thông tin cơ bản của đối tượng

P.D.T là một thiếu niên 15 tuổi, nam, hiện đang học lớp 8 tại một trường trung học cơ sở ở TP.HCM P.D.T là học sinh và hiện đang tạm nghỉ học T trở thành học viên tại Trung tâm Công tác Xã hội (CTXH)

Bối cảnh gia đình:

Gia đình hiện tại: P.D.T sống cùng mẹ ruột, cha dượng và em trai Gia đình hiện tại đối mặt với nhiều khó khăn tài chính, đặc biệt trong thời gian đại dịch COVID-19, khi cha dượng và mẹ đều mất việc làm và phải sống chật chội trong một căn phòng trọ nhỏ

Gia đình gốc: Cha mẹ của P.D.T ly hôn khi mẹ đang mang thai và P.D.T không có liên lạc với cha ruột

Người sống cùng: Hiện tại, P.D.T sống với bà ngoại và dì út Trước đây, khi còn nhỏ, P.D.T sống cùng mẹ, bà ngoại, và dì út ở Bình Chánh

Bối cảnh xã hội - văn hóa: P.D.T và gia đình sống ở TP.HCM, một khu vực đô thị lớn của Việt Nam, nơi có sự đa dạng về xã hội và văn hóa Tình trạng tài chính hạn chế và các sự kiện xã hội như đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của gia đình P.D.T Điều này làm nổi bật những thách thức mà các gia đình gặp phải trong các điều kiện khó khăn và tác động đến sự phát triển tâm lý của trẻ em

Bối cảnh gặp gỡ thân chủ: Vào năm 2020, người nghiên cứu đã thực hiện khảo sát thực trạng tại Trung tâm Công tác Xã hội (CTXH) và nhờ ban quản lý của trung tâm chú ý đến các trường hợp trẻ em bị bạo lực gia đình để có thể tham gia nghiên cứu và nhận hỗ trợ dịch vụ tâm lý – giáo dục miễn phí Đến tháng 2 năm 2022, Trung tâm CTXH đã liên hệ với nhà nghiên cứu về trường hợp của P.D.T, người mới vào trung tâm được ba ngày Với sự cho phép của ban quản lý trung tâm, nhà nghiên cứu đã liên hệ được với dì út, người giám hộ hiện tại của P.D.T, vì mẹ của P.D.T đã bất lực và giao quyền cho dì út sắp xếp cuộc sống cho P.D.T Trong cuộc gặp gỡ với dì út, nhà nghiên cứu đã trình bày mục đích nghiên cứu, các quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia nghiên cứu, cũng như các vấn đề liên quan đến đạo đức nghiên cứu và cam kết của mình đối với thân chủ Dì út đã xin phép để trao đổi với mẹ P.D.T, P.D.T, và các thành viên trong gia đình trước khi đưa ra quyết định Cuối tháng 2 năm 2022, dì út đã gọi điện thoại cho nhà nghiên cứu để đồng ý tham gia nghiên cứu và nhận hỗ trợ trị liệu miễn phí cho P.D.T

4.6.2.3 Lịch sử y tế và tâm lý

Từ 0 – 2 tuổi: T sống chung với mẹ, bà ngoại và dì út ở Bình Chánh Mẹ và bà ngoại đều ít nói nhưng rất thương yêu và chăm sóc chu đáo cho T Dì Út là nhân viên văn phòng ở một công ty ở Gò Vấp

Ngày đăng: 08/10/2024, 00:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. 7. Cách quy đổi điểm trong việc đánh giá các triệu chứng lo âu - Tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại tp  hcm
Bảng 2. 7. Cách quy đổi điểm trong việc đánh giá các triệu chứng lo âu (Trang 88)
Bảng 3. 2. Kết quả nghiên cứu về trải nghiệm bạo lực đã xảy ra với thiếu niên - Tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại tp  hcm
Bảng 3. 2. Kết quả nghiên cứu về trải nghiệm bạo lực đã xảy ra với thiếu niên (Trang 96)
Bảng 3. 7. Ba hành vi bạo lực thể chất của cha mẹ với con cái có ĐTB cao nhất - Tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại tp  hcm
Bảng 3. 7. Ba hành vi bạo lực thể chất của cha mẹ với con cái có ĐTB cao nhất (Trang 100)
Bảng 3. 10. Thực trạng hành vi bạo lực tinh thần của cha mẹ với 197 thiếu niên - Tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại tp  hcm
Bảng 3. 10. Thực trạng hành vi bạo lực tinh thần của cha mẹ với 197 thiếu niên (Trang 102)
Bảng 3. 12. Triệu chứng tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực - Tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại tp  hcm
Bảng 3. 12. Triệu chứng tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực (Trang 104)
Bảng 3. 15. So sánh các nhóm triệu chứng của tổn thương tâm lý - Tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại tp  hcm
Bảng 3. 15. So sánh các nhóm triệu chứng của tổn thương tâm lý (Trang 115)
Bảng 3. 17. So sánh các nhóm triệu chứng của tổn thương tâm lý theo thời gian - Tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại tp  hcm
Bảng 3. 17. So sánh các nhóm triệu chứng của tổn thương tâm lý theo thời gian (Trang 118)
Sơ đồ 3. 1. Mô hình hồi quy của các hình thức bạo lực - Tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại tp  hcm
Sơ đồ 3. 1. Mô hình hồi quy của các hình thức bạo lực (Trang 124)
Hình thành giá trị sống cốt lõi và chuẩn  mực đạo đức - Tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại tp  hcm
Hình th ành giá trị sống cốt lõi và chuẩn mực đạo đức (Trang 138)
Bảng 4. 2. Ma trận các biện pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý - Tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại tp  hcm
Bảng 4. 2. Ma trận các biện pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý (Trang 141)
4  Hình thành giá trị sống cốt lõi - Tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại tp  hcm
4 Hình thành giá trị sống cốt lõi (Trang 142)
Bảng 4. 4. Mức độ khả thi của một số biện pháp ứng xử với tổn thương tâm lý - Tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại tp  hcm
Bảng 4. 4. Mức độ khả thi của một số biện pháp ứng xử với tổn thương tâm lý (Trang 155)
4.6.2.6. Hình thức can thiệp và kết quả trị liệu - Tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại tp  hcm
4.6.2.6. Hình thức can thiệp và kết quả trị liệu (Trang 161)
Bảng kết quả tự đánh giá triệu chứng của TTTL của thân chủ cho thấy những thông tin  quan trọng về mức độ và tính chất của các triệu chứng mà thân chủ đang trải qua - Tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại tp  hcm
Bảng k ết quả tự đánh giá triệu chứng của TTTL của thân chủ cho thấy những thông tin quan trọng về mức độ và tính chất của các triệu chứng mà thân chủ đang trải qua (Trang 162)
Bảng kết quả tự đánh giá triệu chứng của TTTL của thân chủ sau trị liệu cho thấy:   -Nhóm triệu chứng liên quan đến sự bồn chồn không yên và khó ngủ (ĐTB = 1,22):  Điểm này nằm trong khoảng từ 1,22 đến 1,45, cho thấy mức độ triệu chứng thuộc loại “Có  một - Tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại tp  hcm
Bảng k ết quả tự đánh giá triệu chứng của TTTL của thân chủ sau trị liệu cho thấy: -Nhóm triệu chứng liên quan đến sự bồn chồn không yên và khó ngủ (ĐTB = 1,22): Điểm này nằm trong khoảng từ 1,22 đến 1,45, cho thấy mức độ triệu chứng thuộc loại “Có một (Trang 166)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w