1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Du lịch: Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên không gian văn hóa sinh thái của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

171 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên không gian văn hóa sinh thái của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Tác giả Dang Thi Oanh
Người hướng dẫn PGS.TS Tran Thuy Anh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Du lịch học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 171
Dung lượng 59,79 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên không gian văn hóa sinh thái của người Hà Nhì Den ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” là công trình nghiên

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

DANG THỊ OANH

PHAT TRIEN SAN PHAM DU LICH ĐẶC THU

DỰA TREN KHONG GIAN VAN HÓA SINH THAI CUA NGƯỜI

HA NHI DEN Ở HUYỆN BAT XAT, TINH LAO CAI

Chuyén nganh: Du lich hoc

Mã số: 8810101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: PGS.TS TRAN THUY ANH

Hà Nội, 2021

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Lời cảm ơn đầu tiên em xin được gửi tới các Thầy cô Khoa Du lịch học — Đại học Khoa học Xã hôi và Nhân văn đã giảng dạy, truyền đạt cho

em những kiến thức quý báu băng tắt cả sự nhiệt tình và tâm huyết.

Lời cảm ơn đặc biệt em xin gửi tới giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Thúy Anh, Cô đã tận tình hướng dẫn và đồng hành cùng em trong suốt quá trình nghiên cứu Không chỉ lĩnh hội về mặt kiến thức, em còn được học hỏi ở Cô cách tư duy, tiếp cận và xử lý vấn đề nghiên cứu một cách khoa

hoc, logic.

Tác giả xin gửi cảm ơn chân thành tới các đồng chí lãnh đạo UBND các

xã Y Tý, Trịnh Tường, Nậm Pung và các nghệ nhân là người Hà Nhì Đen ở Bát

Xát; các đồng chí cán bộ Phòng Quản lý Văn hóa Thông tin huyện Bát Xát và

Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch tỉnh Lào Cai đã giúp đỡ trong việc cung cấp số

liệu phục vụ cho việc thực hiện luận văn.

Xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Phân hiệu DHTN tại Lào Cai đã luôn tạo điều kiện thuận lợi dé tôi có đủ thời gian cần thiết dé hoàn thành

luận văn.

Sau cùng, tôi xin bày tỏ lời tri ân tới bạn bè, anh chị em đồng nghiệp

và gia đình đã quan tâm, động viên, chia sẻ và tiếp thêm sức mạnh tinh thần

giúp tôi hoàn thành luận văn.

Xin trân trọng cam ơn!

Tác giả luận văn

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù dựa

trên không gian văn hóa sinh thái của người Hà Nhì Den ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” là công trình nghiên cứu khoa học của tôi Những dữ liệu

trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, trung thực Những kết luận, kết quả nghiên cứu chưa được ai công bố dưới bất cứ hình thức nào Tôi hoàn

toàn chịu trách nhiệm trước Hội đông vê sự cam đoan này./.

Tác giả luận văn

Trang 5

MỤC LỤCDANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

DANH MỤC CAC BANG, BIEU

MO DAU

1 Tính cấp thiết của dé tài - c2 112 SH nhà

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

-3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu -‹ - c2:

4 Phương pháp nghiên cứu c 2c ene eens se5.Y nghia khoa hoc va thuc tiễn của dé tài ccc cà,

văn hóa sinh thai của người Hà Nhì sccẶccksnknhieireeirerirerkrree

1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài

1.2.1 Không gian văn hóa sinh thải cee cee cà cà cà si kề teens1.2.1.1 Khái niệm về văn hóa 2 11111322222 252511 11km1.2.1.2 Văn hóa sinh thái -cc c2 c2 se 1.2.1.3 Không gian văn hóa sinh thai -. -1.2.2 Sản phẩm du lịch đặc thù csv cà cesses ees tsetse se se se1.2.2.1 Khái niệm cSSnnSn nh kv ees 1.2.2.2 Vai trò, giá tri của SPDLĐÏT -.cc-< <<: 1.2.2.3 Đặc trưng của SPDLĐÏT' ca

1.2.2.4 Các thành tố của SPDLĐT 7 c S222 se1.2.2.5 Nguyên tắc trong xây dựng SPDLĐT

1.2.2.6 Quy trình xây dựng, phát triển 1.2.2.7 Quang bá SPDL c2 nh henTiểu kết chương «5 «<< << << + +++Esssssssssssss

SPDLĐT -Chương 2: THUC TRẠNG XÂY DỰNG, PHÁT TRIEN SAN PHAM

DU LỊCH ĐẶC THÙ TỪ KHÔNG GIAN VĂN HÓA SINH THÁI CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ ĐEN TẠI HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO

Trang 6

2.1 Khái quát về các điều kiện tự nhiên của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

2.1.1 Các điều kiện tự nhiÊn ces cuss ses Sàn SE Họ sss SE Hy si se xin

2.1.2 Các điều kiện văn hóa xã hội ecceccccccscscscsscsvscssesvsveseseevesesesveveresvevevsreseee

2.1.3 Các hoạt động AU LICH c3 kh kiệt

2.2 Không gian văn hóa sinh thái của người Hà Nhì Den huyện Bát

Xát, tỉnh Lào Cai

2.2.1 Vài nét về người Hà Nhì Den ở Bát Xát -.- cà cà c5:

2.2.1.1 Nguồn gốc, dân số, địa bàn cư trú cc c2

2.2.1.2 Đời sống vật chất c2 2001112222111 1111 15511 rến

2.2.1.3 Đời sống tinh than .- c2 11112211112 se:

2.2.2 Văn hóa sinh thái của người Hà Nhì Den ở Bát Xát

2.2.2.1 Văn hóa sinh thái biểu hiện trong tập quán chọn dat dé lập bản

làng, dựng nhà ở của người Hà Nhì Den

2.2.2.2 Văn hóa sinh thái của người Hà Nhì Den biểu hiện trong tập quán,

tín ngưỡng Ứng XỬ VỚI TỪng c2 se

2.2.2.3 Ngôi làng và hệ thống nhà trình tường của người Hà Nhì Đen là

ứng xử thông minh với môi trường tự nhiên khắc nghiệt nơi vùng núi cao

2.2.2.4 Ruộng bậc thang là một nét văn hóa sinh thái độc đáo của người Hà

Nhì Den ở Bát Xát cQQnnn SH HS nhớ

2.3 Thực trạng các sản phẩm du lịch đặc thù của huyện Bát Xát

2.3.1 Hiện trang các sản phẩm du lịch đặc thù

2.3.2 Đánh giá một số yếu tổ liên quan đến xây dựng SPDL tại Bát Xát

2.3.2.1 Hệ thống đường giao thông, khả năng tiếp cận điểm đến

2.3.2.2 Cơ Sở lưu tTÍ SH SH HH nh nh nh nh nh nh

2.3.2.3 Dịch vụ du lich c een eee ene SH kh kh hy

2.3.2.4 Cơ sở hạ tầng: điện, nước, thông tin liên lạc

2.3.2.5 An ninh an toàn và thái độ của chính quyền, người dân địa phương

2.3.2.6 Giá cả, sức chứa tại các điểm đến c ccccc si

2.3.3 Thời gian lưu tru của khách du lịch tại các điểm du lịch của Bát Xát

2.4 Khảo sát ý kiến người dân và chính quyền địa phương về xây

dựng SPDLĐT tại một số điểm du lịch vùng người Hà Nhì Den cư trú

2.4.1 Hiểu biết về SPDLĐT và quá trình xây dựng SPDLĐT của người Hà Nhì

29

30 31

32

32 33

34 35 36 39

42

47

40

55 55 57 59

60 61 61

63

64

Trang 7

2.4.2 Về các dich vụ du lich mà người Hà Nhì Den da, đang tham gia 642.4.3 Các hoạt động người Hà Nhì Đen đã tham gia để phát triển du lịch 66

2.4.4 Nhận thức của người Hà Nhì Đen về những tác động tích cực từ

hoạt động du Lich ằẰ tee tee testes se se sex se seo Ô

2.4.5 Nhận thức của người Hà Nhi Den về những tác động tiêu cực của

hoạt động du lich cằẰ cẶẶ cà se se se se kê cá 68

2.4.6 Sự hỗ trợ của của chính quyên địa phương với người Hà Nhì Đen

trong hoạt động du lịch cà cà cà testes se se se xà sec có 692.4.7 Sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ của các doanh nghiệp tới người Hà Nhì

Den trong phát triển du lịch - cc ses cà cà cềc se sẽ sec TÍ2.4.8 Mong muốn của người Hà Nhì Đen trong tham gia vào các hoạt động

2.5 Đánh giá chung về sản phẩm du lich tại Bát Xát 722.5.1 UU điểm cà cà cà Sàn Họ SH ce SH HH KH HH th Hi 2

2.5.3 Nguyên nhân của tôn tại hạn Chế 2-2 2©5£+tecte£+EzEezEerersses 752.5.4 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức trong xây dựng

SPDL đặc thù tại Bát Xát theo SWWTT' - te ray 76

Tiểu kết chương 2 - cc << <1 333 1355 3555 £e+ 77Chuong 3: KHAI THAC VAN HOA SINH THAI CUA NGUOI HA

NHÌ DEN DE PHAT TRIEN MOT SO SAN PHAM DU LICH ĐẶC

THU CUA HUYỆN BAT XAT TINH LAO CAI

3.1 Một số điểm lưu ý << << << c2 783.2 Xác định phát triển các SPDLĐT và đề xuất các giải pháp riêng

cho từng SPDILLĐT - << << S910 10 10 10 80 1 1 3 78

3.3 Các nhóm giải pháp chung trong phát triển SPDLĐT từ khai thác

không gian văn hóa sinh thái của người Hà Nhì Đen 86

3.3.1 Bảo tôn tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa vùng người Hà Nhì Đen

3.3.2 Ứng dụng xây dựng, phát triển SPDLĐT từ khai thác không gian văn

hóa sinh thái của người Hà Nhì Den ở Bát Xát "——— 86

3.3.3 Phát triển thị trường du lịch đối với SPDLĐT từ khai thác không

gian văn hóa sinh thái của người Hà Nhì Đen 88

3.3.4 Quy hoạch các điểm du lịch và dau tư CSVCKT hạ tang 89

Trang 8

3.3.9 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là người dân tộc thiểu

số nói chung, người Hà Nhì Den ở Bát Xát nói riêng 89

3.3.6 Chính quyên địa phương và các cơ quan quản lý du lịch hỗ trợ

người dân trong tuyên truyén, quảng bá, giới thiệu SPDLDT 903.3.7 Quản lý nhà nước về SPDLDT wecescesesssessesseessessessessesssessessessessesssesessseees 913.3.6 Phòng tránh và giải quyết những rủi ro trong quá trình áp dụng kết

quả nghiÊH CUU cà cee cee cee cee tee cee hy xe set se seeseeeeecer— 93

Tiểu kết chương 3 s- 5< es©ssssEssSssExseEsersersstsserserserserssrssrse 94

KET LUẬN, KHUYEN NGHỊ

1 Kết luận - << c2 3311 1 1 11 x1 ve sy 95

2 Khuyến nghị - -c c5 555 S3 111115555 11555 972.1 Đối với Phòng Quản lý Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Bát Xát 972.2 Đối với Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bát Xát . - 982.3 Doi với Phòng Kinh tế - Ha tang huyện Bát Xát -. . 5- 98

2.4 Đối với Phòng Tài nguyên- Môi trường huyện Bát Xát - 982.5 Đối với Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện Bát Xát 982.6 Đối với Đài truyền thanh huyện Bát Xát -2- 25s: 982.7 Đối với Ủy ban nhân dân các xã có người Hà Nhì Đen sinh sống tại

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Dự án Binh dang giới

Không gian văn hóa sinh thái

Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch đặc thù

Phụ lục Tài nguyên du lịch

Ủy ban nhân dân

CSVC CSVCKT

CHXHCN GREAT

KGVHST SPDL

SPDLDT

PL TNDL

UBND

Trang 10

DANH MỤC CAC BANG, BIEUDANH MUC CAC BANG

Bang 2.1: Đánh giá về SPDL của cán bộ chuyên môn phòng Quan lý van

hóa huyện Bát Xát (PL) -.-ccccc ence nh se,

Bảng 2.2: Đánh giá của khách du lịch về các SPDLĐT của huyện Bát Xát

Bảng 2.3: Mô tả SPDLDT vùng người Hà Nhì Den cư trú

Bảng 2.4: Đánh giá của khách du lịch về hệ thống đường giao thông, khả

năng tiếp cận điểm đến huyện Bát Xát cc c2 22222

Bảng 2.5: Hệ thống cơ sở lưu trú homestay tại xã Y Tý, huyện Bát Xát

Bảng 2.6: Đánh giá của khách du lịch về hệ thống các dịch vụ du lịch tại

I11À/5)0857.119.{- liiaiaiaiiiadaầaẳaả ete

Bảng 2.7: Đánh giá của khách du lịch về hệ thống điện thắp sáng, nước

sạch, mạng điện thoại di động tại các vùng người Hà Nhì Den cư trú

Bảng 2.8: Đánh giá của khách du lịch về an ninh và thái độ chính quyền,

người dân địa phương tại điểm đến huyện Bát Xát

Bảng 2.9: Đánh giá của khách du lịch về sức chứa, giá cả các điểm đến nơi

người Hà Nhì Den cư trl eee cent 2n 2n Sen

Bảng 2.10: Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch tại Bát Xat

Bang 2.11 Địa điểm và thành phần giới tính các đối tượng khảo sát

Bảng 2.12: Các dịch vụ du lịch mà người dân địa phương đã tham gia (PL)

Bảng 2.13: Các hoạt động người dân địa phương đã tham gia để phát triển

Bảng 2.16: Sự hỗ trợ của của chính quyền địa phương tới người dân trong

hoạt động du lịch -.- c2 ene enc eee eae ene eae enenaes

Bang 2.17: Sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ của các doanh nghiệp tới người

Hà Nhì Den trong phát triển du lịch -‹ .-c c2 cse

Trang 11

Bảng 2.18: Mong đợi của người dân địa phương trong tham gia vào các

hoạt động du lịch (PL) -.:- c2 2222122133132

Bảng 2.19: Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức trong xây

dựng SPDLĐT từ khai thác văn hóa sinh thai của người Hà Nhì Den tại

Bát Xát (PL) con nh nh ene ni nà nà nh

Bang 3.1: Các giải pháp phát triển riêng cho từng SPDLĐ

DANH MỤC CÁC BIEU DO, SO DO

Sơ đồ 1.1: Các thành phan co bản cấu thành nên SPDL

Sơ đồ 1.2: Các thành tố cấu tạo nên SPDLĐT -

-Sơ đồ 1.3: Đánh giá chất lượng SPDL -ccc c2

Sơ đồ 2.1: Không gian văn hóa sinh thái liên kết giữa ngôi làng và các khu

rừng, ruộng bậc thang của người Hà Nhì Den ở Bat Xát

Sơ đồ 2.2: Mặt bằng sử dụng nhà truyền thống người Hà Nhì Đen

Biểu đồ 2.1: Đánh giá của khách du lịch về các SPDLĐT của huyện Bát

Biểu đồ 2.2: Các dịch vụ du lịch mà người Hà Nhì Den đã, đang cung cấp

Biểu đồ 2.3: Các hoạt động người dân địa phương đã tham gia dé phát

triển du lịch -cc c1 2110221121111 1 11111111 11kg TT g nà này

Biểu đồ 2.4: Nhận thức của người Hà Nhì Den về những tác động tích cực

từ hoạt động du lich c2 eee nà si,

Biểu đồ 2.5: Nhận thức của người Hà Nhì Den về những tác động tiêu cực

của hoạt động du lịch -c S2 se

Biểu 2.6: Mong đợi của người dân địa phương trong tham gia vào các hoạt

động du lịch ence cence eset eae SE nh kh nhờ

21 23

38

46

53 66

67

68

69

72

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

* Vai trò quan trọng của sản phẩm du lịch đặc thùSPDLĐT đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển du lịch của mỗiđịa phương, quốc gia Nó là một trong những yếu tổ tiên quyết và quan trọng nhấttạo nên khác biệt, điểm nhấn, sự độc đáo, hấp dẫn, sức cạnh tranh mạnh mẽ chođiểm đến

Thực tế hiện nay cho thấy các vùng du lịch phát triển trên thế giới đều cónhững SPDLĐT được xây dựng trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch đặc thù.Tại Việt Nam, trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tam

nhìn đến năm 2030, Tổng cục Du lịch đã khẳng định vai trò của việc phát triển

SPDLDT: “Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và

chất lượng cao trên co sở phát huy giá tri tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế

mạnh nổi trội” [44]

* Người Hà Nhì Đen ở Bát Xát sở hữu kho tàng văn hóa sinh thái phong phú, đây

là nguôn tài nguyên độc đáo có thể khai thác dé xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù

Bát Xát là huyện biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Lào Cai Huyện cónhiều TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa độc đáo, có thể tận dụng khai thác để pháttriển các SPDL nói chung, SPDLĐT nói riêng Một trong những TNDL độc đáo tiêubiểu của Bát Xát chính là “Không gian văn hóa sinh thái của người Hà Nhì Den”(Không gian liên kết hữu cơ giữa: rừng già — bản làng — ruộng bậc thang) Khônggian văn hóa này không chỉ giúp người Hà Nhì Đen thích nghỉ với cuộc sống nơi núicao, rừng thắm mà hiện nay, nó còn trở thành tài nguyên vô cùng giá trị có thé khai

thác xây dựng và phát triển SPDLĐT, thu hút khách du lịch đến với địa phương

Trong không gian văn hóa này, người Hà Nhì Den ở nơi đây đã tao ra những di sản

văn hóa độc đáo đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (như lễ hội

Khô Già Già) và di tích danh lam thắng cảnh Quốc gia (ruộng bậc thang thung lũngThẻ Pa), nhà trình tường của người Hà Nhì Den

* Thực trạng về sản phẩm du lịch đặc thù ở Bát Xát hiện nay còn nhiễu bắt cậpMặc dù có TNDL phong phú và đã nhận được sự quan tâm của các cấp chínhquyền nhưng đến nay, du lịch Bát Xát vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềmnăng Theo các nhà nghiên cứu Du lịch, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng

Trang 13

này Trong đó, một trong những nguyên nhân được coi là cơ bản chính là SPDL ở Bát

Xát còn nghèo nàn Các SPDL hiện nay chủ yếu là tự phát từ các tài nguyên sẵn có củađịa phương nên chưa thực sự tạo ra được sự khác biệt, để cạnh trạnh trên thị trường Vìvậy, du lịch Bát Xát chưa đủ sức hấp dẫn nhiều đối tượng khách du lịch

* Sau đại dịch covid, Bát Xát can thiết phải đổi mới trong phát triển du lịch,phải xây dựng, phát triển hệ thống sản phẩm du lịch của địa phương, đặc biệt là hệthong sản phẩm du lịch đặc thù dé thu hút khách du lịch

Hiện nay, Du lịch ở Bát Xát đã và đang chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid Đểtừng bước khôi phục, phát triển sau đại dịch này, Bát Xát cần phải phát huy một cáchmạnh mẽ hơn nữa TNDL nói chung, TNDL từ văn hóa sinh thái của người Hà Nhì Đennói riêng dé xây dựng, phát trién hệ thống SPDLDT của địa phương Từ đó khang địnhthương hiệu, tạo ra điểm nhắn, hap dẫn thu hút khách du lịch đến với Bát Xát

Xuất phát từ những lý do trên đây, em đã lựa chọn đề tài: “Phát triển sản phẩm

du lịch đặc thù dựa trên không gian văn hóa sinh thái của người Hà Nhì Đen ởhuyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” để làm luận văn thạc sỹ của mình, với mong muốngóp phan giúp các cấp chính quyên, người dân và nhà kinh doanh du lich ở Bát Xátphát triển hệ thống SPDLĐT của địa phương dé thu hút nhiều khách du lịch đếnthăm quan, trải nghiệm; đồng thời góp phần giúp địa phương phát triển kinh tế - vănhóa — xã hội.

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục tiêu nghiên cứu:

Phát triển một số SPDLĐT từ việc khai thác không gian văn hóa sinh tháicủa người Hà Nhì Đen ở Bát Xát Từ đó, tạo ra điểm nhắn, thế mạnh cạnh tranh để

thu hút khách du lịch đến với Bát Xát và góp phần thúc đây du lịch địa phương phát

triển mạnh mẽ hơn, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lựa chọn hệ thong cơ sở lý luận về SPDLĐT đề vận dụng triển

khai nghiên cứu trong luận văn.

- Đánh giá văn hóa sinh thái của người Hà Nhì Đen đối với việc xây dựngsản phẩm du lịch đặc thù ở Bát Xát

- Khảo sát các SPDLĐT ở Bát Xát;

Trang 14

- Nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù từ việc khai thác văn hóasinh thái ở người Hà Nhì Den ở Bat Xát.

- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị với các cấp chính quyên, doanh nghiệp, cộngđồng địa phương, khách du lịch về việc khai thác các SPDLĐT mà đề tài đã xây dựng

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Doi tượng nghiên cứu: sản phẩm du lịch đặc thù từ việc khai thác văn hóasinh thái của người Hà Nhì Đen ở Bát Xát.

* Pham vi nghiên cứu:

Phạm vi nội dung: Phát trién các sản phan du lich đặc thù từ việc khai thác TNDL

và TNDL văn hóa (Không văn hóa sinh thai của người Hà Nhì Den ở Bát Xát).

Phạm vi địa lý: Khu vực có người Hà Nhì Den sinh sống (Chủ yếu tại các xã

Trịnh Tường, Y Ty, Nam Pung thuộc huyện Bát Xát).

Phạm vi thời gian: Từ tháng 12/2020 — 6/2021:

4 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập và phân tích văn bản:

Việc thu thập và phân tích các tài liệu thứ cấp bao gồm các sách chuyên khảo

về SPDL Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển SPDLĐT ở các địaphương trong nước và tỉnh Lào Cai Các dữ liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứucủa đề tài được tổng hợp, phân tích một cách hệ thống của phòng Quản lý Văn hóahuyện Bát Xát và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai

* Phương pháp khảo sát, diéu tra xã hội học:

Mục đích, nội dung khảo sát: Nhằm thu thập thông tin đánh giá về các sảnphẩm du lịch tại vùng người Hà Nhì Đen cư trú (Tài nguyên du lịch, dịch vụ du lịch

và các yếu tố liên quan khác)

Địa điểm khảo sát: thuộc 3 xã có người Hà Nhì Den cư trú thành ban và làm

du lịch (Y Ty, Nam Pung, Trịnh Tường).

Đối tượng, số lượng khảo sát: khách du lịch tại Bát Xát Theo cách thực chọnmẫu điều tra khi không biết quy mô tổng thể Áp dụng công thức:

Z pd-p)

e

Trong đó, n: số lượng mẫu cần xác định (sample size); Z: Giá tri bang phân

phối Z dựa vào độ tin cậy lựa chọn Thông thường, chọn độ tin cậy là 95%, gia tri Z

Trang 15

= 1.96 Đảm bảo n ước lượng có độ lớn an toàn nhất, chọn p = 0.5; e: sai s6 cho

phép Có thé lựa chọn e = + 0.01 (1%), + 0.05 (5%), + 0.1 (10%)

Tính cỡ mẫu khảo sát của đề tài với độ tin cậy là 95% với giá trị z tương ứng

là 1.96, sai số cho phép là năm trong khoảng +5% (0,068) Giả định p*q lớn nhất cóthé xảy ra là 0.5*0.5

1.96” (0.5*0.5)

n= 5 = 207,68

0,068Lam tròn số là 207 người Tổng số khách du lịch khảo sát: 207 người/3 xã đã

lựa chọn nêu trên.

Phương pháp khảo sát, phân tích số liệu: Thiết kế phiếu hỏi phát cho khách

và lựa chọn phỏng van nhanh một số nội dung cần làm rõ Phân tích số liệu băngphầm mềm Microsoft Excel dé xử lý dữ liệu bang tính

các hoạt động du lịch của họ.

Địa điểm: tại các xã có người Hà Nhì Đen cư trú trên địa bàn huyện Bát Xát,trong đó tập trung vào 3 xã Y Ty, Nam Pung, Trịnh tường, nơi người Hà Nhì Den

cư trú thành bản và có tham gia vào các hoạt động du lịch

Số lượng người khảo sát: để phù hợp với khả năng thực hiện đề tài vàphương pháp phỏng vấn sâu, đặc biệt phù hợp với tình hình dịch bệnh và thời giannghiên cứu, luận văn lựa chọn 50 người Hà Nhì Đen ở địa phương Những ngườitham gia phỏng vấn là nghệ nhân, hiểu biết về văn hóa của người Hà Nhì Đen và

người có tham gia vào hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Bát Xát.

Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn bằng hệ thống câu hỏi được soạn sẵn: 50người/50 phiếu phỏng van Phiếu này không phát cho người dân mà tác giả trực tiếphỏi và điền thông tin vào trong phiếu Bên cạnh việc ghi chép tóm tắt, tác giả còn

Trang 16

dùng máy ghi âm ghi lại nội dung các cuộc phỏng van dé gỡ băng, nhập tư liệu.

Thời gian phỏng van: tháng 12/2020 đến tháng 2/2021

* Phương pháp chuyên gia:

Thực chất đây là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá củacác chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định về các vấn đề của Đề tài, giúptìm ra các giải pháp tối ưu cho các vấn đề có liên quan, đặc biệt là trong xây dựng

SPDLĐT ở Bát Xát Dự kiến đề tài sẽ hỏi ý kiến của các nhà quản lý du lịch thuộc

Phòng Quản lý Văn hóa huyện Bát Xát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh LàoCai và một số lãnh đạo các công ty du lịch trên địa ban tỉnh Lao Cai

* Bộ công cụ SWOT- phân tích điển mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức:

Đây là bộ công cụ được sử dụng dé đánh giá thực trạng SPDLDT và những điềukiện (yếu tố) liên quan đến phát triển SPDLĐT ở Bát Xát Trên cơ sở phân tích cácđiểm mạnh và cơ hội, cũng như các điểm yếu và thách thức đối với các vấn đề cơ bản,cấp bách về SPDLĐT ở Bát Xát Từ đó, luận văn sẽ đưa ra các cách thức nhằm pháthuy lợi thế, giảm thiểu, hay có thê biến bắt lợi thế trở thành lợi thế, đồng thời đưa racác giải pháp nhằm xây dựng các SPDLĐT một cách có hiệu quả

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

* Ý nghĩa khoa họcCác SPDLĐT của luận văn là những ví dụ trong việc vận dụng lý thuyết vềSPDL dé xây dựng SPDLĐT cho một địa phương vùng núi, biên giới, nơi đồng bào

dân tộc thiểu số sinh sống

Các SPDLĐT này có thê sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý

du lịch, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và phục vụ cho công tác

giảng dạy, học tập nghiên cứu về du lịch nói chung, xây dựng SPDL nói riêng

* Ý nghĩa thực tiễnKết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là những gợi ý quan trọng cho việc phát triển

SPDL ở Bát Xát nói chung, phát triển SPDLĐT nói riêng Từ đó tạo điểm nhấn, sứccạnh tranh và hấp dẫn khách du lịch đến với Bát Xát

Kết quả thực hiện đề tài cũng là những gợi ý cho địa phương và các nhà kinhdoanh dịch vụ du lịch trong việc quản lý, khai thác TNDL dé xây dựng SPDL vàxây dựng chiến lược quảng bá, phát triên SPDLĐT của Bát Xát trong thời gian tới

Trang 17

6 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn bao gồm

3 chương như sau:

Chương 1 Tông quan về van đề nghiên cứu và co sở lý thuyết của đề tàiChương 2 Thực trạng sản phẩm du lịch đặc thù tại huyện Bát Xát, tỉnh Lao Cai.Chương 3 Khai thác văn hóa sinh thái của người Hà Nhì Den dé phát triểnsản phẩm du lịch đặc thù tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Trang 18

NỘI DUNG

Chương 1: TỎNG QUAN VÁN ĐÈ NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LY THUYET CUA DE TÀI1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu tổng quan về SPDLĐT, luận văn đề cập tới hai khía cạnh cơ bản: Nhữngnghiên cứu về SPDLĐT và xây dựng SPDLĐT từ KGVHST của người Hà Nhì Đen

1.1.1 Nghiên cứu về sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù

Đề có thé khai thác một cách hiệu quả tài nguyên du lịch độc đáo, tại Việt Nam

những năm gần đây đã có một số đề tài/dự án nghiên cứu phát về SPDLĐT Tiêu

biểu là các đề tài/dự án sau đây:

Đề tài “Nghiên cứu phát triển sản phâm du lịch đặc thù tỉnh Thái Nguyên” của tác giảPhạm Thị Nhạn đã đề xuất các giải pháp tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù cho tỉnh TháiNguyên từ trà xanh Tuy nhiên, trong đề tài này tác giả chưa làm rõ sản phâm đặc thù, cũngnhư chưa đưa ra được phương pháp nghệ thuật uống trà đặc trưng của người Việt [15]

Tác giả Lê Minh Dũng với đề tài “Nghiên cứu sản phẩm du lịch đặc thù củatỉnh Hậu Giang” cũng đã đề cập một số thực trạng và đưa ra giải pháp cho SPDLĐTtỉnh Hậu Giang Nhưng khi xây dung SPDT của tỉnh Hậu Giang, tác giả đã đưa ranhững sản phâm có sự trùng lắp so với một số tỉnh trong khu vực [5]

Tác giả Đỗ Cam Thơ với công trình “Nghiên cứu xây dựng sản pham du lịchViệt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế” Đây là đề tài nghiên cứu

khoa học cấp Bộ có bàn đến SPDL đặc trưng của Việt Nam Nội dung rất phong phú,

nghiên cứu sâu rộng về xây dựng SPDL nhằm đưa du lịch Việt Nam cạnh tranh trong

khu vực và thế giới [35]

Một số đề án nghiên cứu về SPDLĐT của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch

thuộc Tổng Cục Du lịch đã gắn lý thuyết SPDLĐT với việc khai thác các tài nguyên

đặc thù của các địa phương, như: Đề án “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng

đồng bằng sông Cửu Long” của Tổng Cục Du lich[43]; Đề án “Phát triển sản pham

du lịch đặc thù vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ” của tác giả Lan Hương [14]; Đề án

“Phát triển sản pham du lịch đặc thù ở Ha Giang” [40]; Đề án “Phát triển sản phâm

du lịch đặc thù miền Tây Yên Bái” của tác giả Trần Hữu Sơn và các cộng sự [36]

Trang 19

Việc nghiên cứu phát triển SPDL nói chung, SPDLĐT nói riêng cũng được cácnghiên cứu sinh và học viên cao học, sinh viên trong các trường đại học nghiên cứu.Tiêu biểu có thé kê đến các nghiên cứu tiêu biểu sau đây:

“Phát triển sản phẩm du lich sinh thái tại khu dự trữ sinh quyền Cát Bà” của

Trần Thùy Linh [18]; “Xây dựng sản phẩm du lịch làng nghề ở vùng du lịch BắcBộ” của Nguyễn Trần Đức [6]; “Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biểnThanh Hóa” của Nguyễn Thúy Vân [50]; “Phát triển sản phẩm du lịch biên Côn Đảotheo hướng bền vững” của Phạm Ngọc Thủy [43]; “Phát triển sản phẩm du lịch dựa

trên các giá tri văn hóa Mường — Hòa Bình” của Pham Thi Nhu Trang [44]; “Sức

hấp dẫn của sản phẩm du lịch Hà Nội đối với khách du lịch từ một số nước Asean”của Phạm Minh Nguyệt [28]; “Nghiên cứu phát triển sản phẩm quả lưu niệm phục

vụ khách du lịch ở Hạ Long” của Nguyễn Thị Mai Phương [31]; “Nghiên cứu xây

dựng sản pham du lịch liên kết vùng Thái Nguyên — Bắc Cạn — Cao Bang” củaNguyễn Thị Thu Cúc [3]; “Phát triển sản phẩm du lịch âm thực Việt Nam tại cáckhách sạn thuê thương hiệu của tập đoàn ACCOR ở Hà Nội” của Bùi Thị Thu Hiền

[10]; “Nghiên cứu chất lượng sản phẩm du lịch biên Sầm Sơn” của Trịnh Thi Tuyết;

“Phát triển sản pham du lich làng nghề ở Phú Thọ - Nghiên cứu trường hợp làngnghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga” của Bùi Thị Hoa [11]; “Xây dựng sản phẩm teambuilding phục vụ cán bộ nhân viên các ngân hàng nước ngoài tại Hà Nội” của

Nguyễn Xuân Tình [38]; “Nghiên cứu sản phẩm âm thực biển phục vụ khách du lich

tại Nha Trang, Khánh Hòa” của Võ Minh Hồng [12], Trong các công trình trên,

các tác giả thường khảo sát đánh giá thực trạng xây dựng các SPDL của địa phương

và đề xuất các giải pháp (về nhân sự, chính sách, xây dựng mô hình, đầu tư nghiên

cứu thị trường, xúc tiễn quảng bá ) để phát triển, nâng cao chất lượng, đa dạng

hóa các SPDL dé góp phan phát triển du lịch địa phương, đáp ứng nhu cầu củakhách du lịch.

Đặc biệt có một số nghiên cứu trực tiếp về SPDLĐT như: “Phát triển sản phẩm dulịch đặc thù của Hà Nội cho thị trường khách du lịch Pháp” của Trần Thị Yến Anh [1];

“Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và chính sách sản phẩm tại công ty du lịch tạicông ty cô phần thương mại và dịch vụ Đại Phong”, của Nguyễn Thị Hương Xuân[53]; “Nghiên cứu phát triển sản phâm du lịch đặc thù tỉnh Bắc Cạn” của Lương Thị

Trang 20

Hát [7]; “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Bạc Liêu” của

Nguyễn Phước Hưng [15] Trong các công trình này, các tác giả thường chỉ ra những

tài nguyên du lịch đặc thù (tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa) của địa phương và

đánh giá hệ thống SPDL của Từ đó đề xuất xây dựng, phát triển các SPDLĐT này, tổchức các chương trình quảng bá marketing dé thu hút khách du lich và tăng sức cạnh

tranh cho hoạt động du lịch tại địa bàn.

1.12 Nghiên cứu về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù từ việc khai thácvăn hóa sinh thái của người Hà Nhì

* Nghiên cứu về văn hóa của người Hà NhìNhững nghiên cứu về văn hóa của người Hà Nhì khá phổ biến ở Châu Á Tiêu

biểu có thé kế đến nghiên cứu của các tác giả Trung Quốc, như: Đới Khánh Ha, với

nghiên cứu “Hà Nhì học Trung Quốc” [61]; tác giả Vương Thanh Hoa, với bài viết

“Vai trò của phụ nữ trong xã hội, canh tác ruộng bậc thang dân tộc Hà Nhì” [62];

tác giả Dương Luc Kim, với cuốn sách “Phả hệ dân tộc Hà Nhì ở Hồng Hà” [64]; cáctác giả Dương Luc Kim, Hứa Man, với nghiên cứu “Nghiên cứu nguồn gốc dân tộc

Hà Nhì Việt Nam” [65]; tác giả Quân Siêu, với cuốn sách “Văn học sử dân tộc Hà

Nhì” [69], Trong các nghiên cứu này, người Hà Nhì thường được đề cập với vai

trò là một dân tộc thiểu số, có những phong tục, tập quán độc đáo Họ thường sinh

sống ở những vùng núi cao và canh tác ruộng bậc thang, nương rẫy Đời sống của

họ trong truyền thống khá khép kín Vì vậy, các phong tục tập quán của họ đượcbảo tồn khá bền vững Ngày nay, nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc này, thường

của tác giả Chu Thùy Liên [19]; “Nghiên cứu người Hà Nhì ở Việt Nam và Trung

Quốc — những nét tương đồng” của tác giả Trần Hữu Son [37];

Trang 21

Với người Hà Nhì Den ở Bát Xát, có trùm các công trình nghiên cứu của tác giả

Dương Tuấn Nghĩa: “Nghiên cứu vấn đề bình đăng giới dân tộc Hà Nhì ở Lào Cai”[25]; “Lễ hội Khô Già Già — lễ tết truyền thống của người Hà Nhì Den ở Lào Cai” [27];

“Vài nét về cách đặt tên theo chế độ phụ tir liên danh với van đề nghiên cứu lịch sửngười Hà Nhì Den ở Lào Cai” [26] Bên cạnh đó, cũng có một sỐ tác giả thuộc Chi hộiVăn nghệ Dân gian tỉnh Lào Cai nghiên cứu về dân tộc này, tiêu biểu: Nguyễn Thị

Lành “Đám cưới của người Hà Nhì đen ở Lào Cai" [20]; “Nghi lễ của người Hà Nhì ở

huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai hiện nay” của Trịnh Thị Lan [L7];

Liên quan gần tới lĩnh vực nghiên cứu không gian văn hóa sinh thái của người HàNhì là các công trình nghiên cứu về tri thức dân gian về người Hà Nhì trong ứng xử vớimôi trường tự nhiên Tiêu biéu là các công trình của tác giả Bùi Quốc Khánh, Ld NgọcBiên “Tập quán quản lý, khai thác rừng, đất rừng, nguồn nước của dân tộc Hà Nhì ởMường Tè — Lai Châu” [2]; Trần Hữu Sơn “Tri thức bản địa của người Hà Nhì ở ViệtNam với vấn đề quản lý rừng” [37]; tác giả Dương Tuấn Nghĩa với các bài viết: “Luậttục trong quản lý rừng của người Hà Nhì Den” [22]; “Tri thức dan gian trong bảo vệ rừng của người Hà Nhì Den ở Y Ty” [23]; “Tri thức dân gian trong khai thác, bao

vệ rừng của người Hà Nhì Den ở huyện Bát Xát tinh Lào Cai [24]; tác giả Đặng Thị

Oanh, “Tri thức ứng xử với nguồn nước của người Hà Nhì xã Hudi Luông — Phong Thổ

— Lai Chau” [29]

Ngoài ra để phục vụ cho nội dung nghiên cứu, luận văn cũng tìm hiểu một số

nghiên cứu về Du lịch sinh thái và khai thác văn hóa sinh thái trong phát triển dulịch hiện nay của các tác giả trong và ngoài nước Tiểu biểu như nghiên cứu: “Dulịch sinh thái - sự tìm kiếm định nghĩa khai thác” của tác giả Blamey, R [55]; “Từchất lượng sản phẩm đến sản phẩm sinh thái: Liệu Foji có thể trở thành một tiền lệ”

của tác giả Ayala, H [54]; “Phân đoạn giá trị xã hội của thị trường du lịch sinh thái

tiềm năng” của các tác giả Blamey, R, & Braithwaite, V [56]; “Du lich sinh thái và

sự bảo tồn hệ sinh thái” của các tác giả Blangy, S, & Mehta, H [57]; “Du lịch sinhthái — một bản hướng dẫn thực hành cho các cộng đồng thôn bản” của tác giả Sue,Beeton [58], Các nghiên cứu trên đã đi vào đánh giá, phân tích về tác động của

10

Trang 22

du lịch tới môi trường sinh thái, đời sống của cộng đồng địa phương và ngược lại.

Từ đó, đề xuất các ý kiến dé bảo vệ sinh thái và văn hóa trong phát triển du lịch

Một số nghiên cứu của các tác giả Trung Quốc cũng đề cập tới vấn đề sinhthái trong phát triển du lịch Tiêu biểu, các tác giả Khưu Tan Duong va cộng sựcông trình: “Nghiên cứu lý luận mới về du lịch sinh thái cộng đồng” [60]; các tácgiả Trình Chiêm Hồng, Khổng Đức An, với nghiên cứu: “Nhận thức lại về kháiniệm du lịch sinh thái” [63]; tác giả Trần Linh Linh và các cộng sự với nghiên cứu:

“Thực tiễn và lý luận du lịch sinh thái” [66]; tác giả Khưu Vân Mỹ với nghiên cứu:

“Thực tiễn và lý luận phát triển du lịch sinh thái” [67]; tác giả Vương Đại Ngộ, với

bài viết: “Một số nhận thức quan trọng về du lịch sinh thái” [68]; các tác giả Diệp

Vấn, Tiết Hi Minh với nghiên cứu: “Văn hóa sinh thái: Du lich sinh thái và văn hóasinh thái cộng đồng” [7I] Các nghiên cứu này đều chỉ ra vai trò quan trọng cũng nhưmối quan hệ của sinh thái trong phát triển du lịch và duy trì sinh kế cho cộng đồng Từ

đó đưa ra các cảnh báo và các khuyến nghị trong phát triển du lịch liên quan đến sinhthái hoặc giải thích, phát biểu về khái niệm liên quan đến du lich sinh thái

Từ việc tìm hiểu tổng quan cho thấy:

Thứ nhất, SPDL nói chung, SPDLĐT nói riêng cho thấy đã có một số nghiêncứu đề cập tới vấn đề này Hầu hết các tác giả đều cho rằng, chúng có vai trò vôcùng quan trọng trong phát triển du lịch, thu hút khách du lịch đến với địa phương

và thường nghiên cứu đề xuất các giải pháp dé xây dựng, phát triển chúng phục vụcho việc phát triển du lịch ở các địa phương, quốc gia

Thứ hai, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có những công trình nghiên

cứu về dân tộc Hà Nhì nói chung và người Hà Nhì Đen nói riêng Các nghiên cứunày, cơ bản đã vẽ lên các bức tranh về lịch sử, văn hóa dân gian của dân tộc Hà Nhì

ở Việt Nam Tuy nhiên, các van đề khai thác tài nguyên văn hóa của tộc người này

để xây dựng SPDLĐT còn có nhiều hạn chế Đến nay, chưa có một công trình

nghiên cứu nào nghiên cứu khai thác không gian văn hóa sinh thái của người HàNhì Den ở Bát Xát dé xây dựng, phát triển thành các sản phẩm du lịch đặc thù

11

Trang 23

1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài1.2.1 Không gian văn hóa sinh thai1.2.1.1 Khái niệm về văn hóa

Văn hóa là một thuật ngữ mà có rất nhiều quan niệm về nó Trên thé giới, tiêu biéu

có định nghĩa văn hóa của UNESCO Ở Việt Nam, cũng có khá nhiều định nghĩa về vănhóa Tiêu biểu có thé ké đến các định nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng PhamVăn Đồng, tác giả Từ Chi, Trần Quốc Vượng, Trần Ngọc Thém, Trong những địnhnghĩa ngày đều có những điểm chung và một số điểm riêng do mỗi tác giả có thể tiếp cậnvăn hóa từ góc nhìn, phương diện nghiên cứu riêng nhưng tựu chung lại tat cả đều khangđịnh: Van hóa là do con người tạo ra/tac động, văn hóa có tính riêng biệt, có giá tri trongbối cảnh nhất định, bao gom nhiều yếu tố có quan hệ hữu cơ với nhau Đề phù hợp vớivẫn đề nghiên cứu, trong luận văn này lựa chọn khái niệm văn hóa của tác giả Trần QuốcVượng: “Van hóa hiểu theo nghĩa rộng như lối sống, lối suy nghĩ, lối ứng xử Văn hóahiểu theo nghĩa hẹp, văn học, nghệ thuật, học vấn ” [51;15]

1.2.1.2 Văn hóa sinh thaiSinh thái là một hệ thống gồm các quan xã sinh vật và con người, có sự tương

tác lẫn nhau liên tục và không ngừng Kết quả của sự tác động đó quyết định đến

chiều hướng phát triển của quần xã và sinh cảnh của toàn hệ” [34]

Nếu như theo khái niệm văn hóa là lối sống, lối suy nghĩ, lỗi ứng xử thì vănhóa sinh thái là toàn bộ những giá trị văn hóa - xã hội được thé hiện trong thái độđối xử, trong hành vi tác động và cải biến thiên nhiên nhằm tạo ra môi trường sốngphù hợp, đáp ứng nhu cầu sống lành mạnh, phát triển và tiễn bộ của con người

Từ định nghĩa về văn hóa và sinh thái nên trên, có thể cho răng: Văn hóa

sinh thái chính là lối suy nghĩ, ứng xử của con người với môi trường sinh thái (gồmcác quần xã sinh vật và con người) nhằm tạo ra môi trường sống phù hợp, đáp ứngnhu cầu sống lành mạnh, phát triển và tiễn bộ của con người

Những van dé văn hóa sinh thái là những van đề hệ trọng Chúng vừa có tambao quát, vừa có chiều sâu xã hội rất phức tạp Từ cuối thế kỷ thứ XIX, với nhãnquan văn hóa sinh thái sâu sắc, Ph.Ăngghen đã từng cảnh báo loài người: "Chúng tahoàn toàn không thể thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thong tri một

dân tộc khác, như một người sông bên ngoài giới tự nhiên, mà trái lại, ban than

12

Trang 24

chúng ta, với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên,

chúng ta nằm trong giới tự nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với tự nhiên

là nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được những quy

luật đó một cách chính xác" [35]

1.2.1.3 Không gian văn hóa sinh tháiKhông gian văn hóa là chiều đồng đại của văn hóa dùng để chỉ phạm vikhông gian mà ở đó các chủ thể xây dựng nền văn hóa của mình Không gian vănhóa có thé bao gồm: khu vực, dân tộc, lãnh thé/dia phương [51]

Từ khái niệm về không gian văn hóa nêu trên, luận văn cho rang không gianvăn hóa sinh thái là không gian mà trong đó con người thể hiện ứng xử của mìnhvới hệ thong sinh thái tự nhiên Không gian này mang đậm nét truyền thong, dấu ấn

bản sắc của mỗi dân tộc quốc gia vùng lãnh thổ

Không gian văn hóa sinh thái cua người Hà Nhì Đen ở Bát Xát là khônggian mà người Hà Nhì Den sinh song ứng xử với hệ thong sinh thái nơi cư trú thông

qua các phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, lao động sản xuất và các hoạt

động khác nhằm tạo ra môi trường sống phù hợp, đáp ứng nhu cầu sống lành

mạnh, phát triển và tiễn bộ của con người đồng thời bảo vệ môi trưởng

[33] Như vậy theo luật Du lịch năm 2017, SPDL là sự tổng hợp của nhiều yếu tố

trong đó có 3 yếu tố cơ bản đóng vai trò quan trọng đó là: TNDL, dich vụ du lịch và

nhu cầu của khách du lịch

* Sản phẩm du lịch đặc thù

Cũng như SPDL, có khá nhiều quan niệm về SPDLĐT Theo tác giả PhạmTrung Lương: “SPDLPT là những sản phẩm có được yếu to hấp dan, độc đáo/duy

nhất, nguyên bản và đại diện về TNDL (tu nhiên và văn hóa) cho một lãnh tho/diém

đến du lịch; với những dich vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu câu/mong đợi của du

13

Trang 25

khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo” [20] Có thể thấy

“phát triển SPDLĐT” mặc dù không phải là yếu tố duy nhất quyết định tính hấp dẫn

du lịch của điểm đến song có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, nếu không nói là quyếtđịnh bởi đó là “sự khác biệt” Một vấn đề cần đặc biệt lưu ý là thông thườngSPDLDT được xây dựng dựa trên sự khác biệt về TNDL (tính độc đáo/đặc sac/néi

trội, tính nguyên ban va đại diện của tài nguyên hoặc quy mô, giá tri tài nguyên đó

đối với những TNDL cùng loại)

Đỗ Cam Tho cho rằng: “SPDLPT là những sản phẩm có khả năng tạo ra sựphân biệt giữa địa phương này với địa phương khác, điểm đến này với điểm đếnkhác ” “SPDL đặc thù là san phẩm hỗn hop được tạo ra từ TNDL của một điểmđến du lịch hoặc một địa phương, có yếu tổ hấp dẫn, độc đáo cua một điểm đến du

lịch hoặc một địa phương, nhưng không nhất thiết phải là duy nhất "[40] Chang han,

Hà Giang nỗi tiếng với SPDL “mùa hoa tam giác mạch” Đến với Ha Giang từ tháng

10 đến tháng 12 hàng năm, du khách có thể ngắm cánh đồng hoa tam giác mạch,

thưởng thức rượu tam giác mạch, bánh tam giác mạch Tuy nhiên, tam giác mạch

không phải chỉ có ở Hà Giang, mà còn có ở nhiều tỉnh vùng Tây Bắc

Trong cuốn “Văn hóa du lịch” của tác giả Nguyễn Phạm Hùng (2019) cũng

đưa ra khái niệm: “SPDLDT là sản phẩm riêng biệt, được tao ra dựa trên TNDLriêng biệt và những dịch vụ du lịch riêng biệt thích hợp, làm nên sự khác biệt về

SPDL cua một vùng, một địa phương hay một quốc gia” Con người chỉ có thê tiếp

xúc với SPDL đó tại điểm đến du lịch nào đó “Bát cứ doanh nghiệp du lịch nàomuốn khai thác, người làm du lịch nào muốn kinh doanh, du khách nào muốn khámphá, thì chỉ có thể tiếp xúc với nó tại đúng vùng miễn, địa phương, quốc gia đó,

trong sự khác biệt với SPDL khác ” [13].

Như vậy, ở Việt Nam cũng như trên thế giới có rất nhiều quan niệm về

SPDLĐT Trong đó, có các quan niệm thường có điểm chung, đó là: là một trong

những yếu tố quan trọng nhằm góp phần tạo nên sự cạnh tranh, sự khác biệt, độcđáo rất riêng Từ đó có khả năng cạnh tranh cao Trong luận văn này, tác giả sử

dụng quan niệm SPDLĐT của PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng Tuy nhiên, thuật ngữ

đặc thù ở đây được hiểu theo lý thuyết tương đối trong xu hướng mở, trong mộtphạm vi nhất định nào đó Điều này có nghĩa là các sản phẩm đặc thù có thể không

14

Trang 26

phải là sản phẩm duy nhất có trên thé giới, quốc gia, dân tộc, địa phương nhưng

nó là sản phẩm có tính khác biệt tưong đối rõ nét so với các sản phẩm khác trong

khu vực và điều quan trong là sản phẩm này phải được tạo ra những TNDL có tínhđặc thù hoặc dịch vụ du lịch đặc thi cua một vùng miễn địa phương, quốc gia dântộc nào do.

1.2.2.2 Vai trò, giá trị của SPDLĐTSPDLĐT có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển du lịch của điểm đến,địa phương, thể hiện ở những nội dung sau:

- SPDLĐT cá biệt hóa du lịch của điểm đến, của địa phương Tính hấp dẫn củamột SPDL cùng loại có thé được xem xét từ nhiều góc độ, tuy nhiên trong mọitrường hop tính khác biệt của sản phâm (cùng với các yếu tô khác như tình trang

môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội); sự thuận lợi

trong tiếp cận điểm đến và hình ảnh, thông tin về điểm đến du lịch) là yếu tố có vaitrò quan trọng hàng đầu đối với quyết định lựa chọn sản phẩm của khách du lịch.SPDLĐT là những điểm nhắn trong chuỗi SPDL của điểm đến, địa phương tạo ra

sự cá biệt hóa du lịch của điểm đến, của địa phương [21]

- SPDLĐT tạo ra tính hấp dẫn cho điểm đến Du lịch, về bản chất là việc khaithác nguồn tài nguyên, để xây dựng các sản phẩm va bán các sản phẩm đến ngườitiêu dùng (du khách) Do đó, nếu sản phẩm đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn đã cam

kết (về chất lượng) và mang đến sự hài lòng (cả vật chất và tinh thần), cũng nhưđược người dùng tin tưởng, đánh giá cao, thì sản phâm ấy sẽ dần được thị trường

đón nhận và phát trién

- SPDLĐT góp phần gây dựng hình ảnh du lịch của điểm đến Xây dựng hình

ảnh là bước cần hình thành trước khi xây dựng những nhận thức thương hiệu Mụctiêu là hình thành những hình ảnh chung mang tính tích cực tạo tình cảm tốt đẹp đốivới thị trường Các thông tin xúc tiễn cần rộng rãi, thị trường rộng và qua nhiều

phương tiện.

- SPDLĐT góp phần đặc biệt quan trọng trong việc gây dựng thương hiệu dulịch của điểm đến Việc xây dựng thương hiệu có tầm quan trọng đặc biệt và quyếtđịnh sức hấp dẫn cũng như khả năng cạnh tranh của điểm đến Đồng thời, thương

hiệu cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng, góp phần tăng lợi thế cạnh tranh, đưa du

lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

15

Trang 27

- SPDLĐT tạo ra sức cạnh tranh cho điểm đến Du lịch là một ngành kinh té

có tính cạnh tranh Ngày nay, khi du lịch trở thành một ngành kinh tế đem lại lợi

nhuận không nhỏ có các quốc gia, các địa phương thì tính cạnh tranh trong du lịchcàng trở lên khốc liệt Cạnh tranh là khác biệt là chất lượng, trong đó khác biệt là

quyết định

- SPDLĐT có khả năng tạo ra động lực cho các SPDL khác cùng phát triển.Xây dựng SPDLDT là việc tạo ra các yếu tố khác biệt của điểm đến, nhằm tạo dựngmột vị trí độc đáo trong lòng du khách và tăng tính cạnh tranh với các điểm đếnkhác, từ đó tạo ra những trải nghiệm mới, khác lạ cho du khách dựa vào khai thácnhững nguồn lực riêng, tiềm năng, thế mạnh cũng như hạn chế những bat lợi, khókhăn của mỗi điểm đến, địa phương Từ đó, nó có khả năng tạo ra động lực cho cácSPDL khác cùng phát triển

1.2.2.3 Đặc trưng của SPDLDT

SPDL là một dạng sản phẩm đặc biệt vì nhiều lý do và nhiều yếu tố cấu thànhnên Có nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu cho răng có rất nhiều tiêu chuẩn dé xácđịnh các đặc điểm của SPDL Nhưng nhìn chung SPDL có một số đặc điểm sau đây:

* SPDL nhăm thỏa mãn nhu cầu đặc biệt và nhu cầu thứ yếu của con người:Trong cuộc sống con người luôn có nhu cầu khám phá, tìm tòi học hỏi những giá trịcủa cuộc sống và được trải nghiệm Mặc dù, trong cau thành của SPDL có cảnhững hàng hóa, dịch vụ nhăm thỏa mãn những nhu cầu co bản của con người,nhưng mục đích chính của chuyến đi không phải là để thỏa mãn những nhu cầu ấy

Vì vậy, trong công tác xây dựng SPDL và phục vụ du khách phải làm sao để họ cảmthấy hài lòng

* SPDL mang tính tông hợp và không cụ thé: Hoạt động du lịch là hoạt độngtổng hợp, bao gồm nhiều mặt như hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, giaolưu quốc tế bên cạnh đó nhu cầu của du khách cũng hết sức đa dạng, phong phú,vừa bao gồm đời sống vật chất cơ bản vừa bao gồm nhu cầu cuộc sống tinh thần ởcấp cao hơn

Tính tổng hợp của SPDL thể hiện ở sự kết hợp các loại dịch vụ mà cơ sở kinh

doanh du lịch cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, nó vừa bao gồm sảnphẩm lao động vật chất va phi vật chất Mặt khác, tính tong hợp của SPDL thé hiện

ở việc sản xuất liên quan đến rất nhiều ngành nghề và bộ phận Đồng thời, về cơbản SPDL là không cụ thé, thực ra nó là một kinh nghiệm du lịch hơn là một mónhàng cụ thể, mặc dù trong cấu thành của SPDL có cả những hàng hóa Chính vì

16

Trang 28

không cụ thể nên SPDL không thể đặt ra vẫn đề nhãn hiệu như các hàng hóa thôngthường và dễ bị sao chép Chúng ta vẫn thường thấy các công ty lữ hành có cácchương trình tour tương tự nhau, các địa phương có các mô hình du lịch gần nhưgiống nhau (đặc biệt là du lịch sinh thái nhà vườn ở các tỉnh Miễn tây), hay cáchbày trí phòng hay một quy trình đón tiếp Mặt khác, do đặc tính không cụ thể nênkhách hàng không thê kiểm tra, không thể biết trước được chất lượng SPDL mà họ

đã mua, nên một số người tỏ ra phân vân khi chon mua SPDL Chính do đặc điểmnày của SPDL mà việc tuyên truyền, quảng bá SPDL đóng vai trò vô cùng quan

trọng.

* SPDL không thé dự trữ: La một loại sản phẩm dịch vụ, SPDL có tính chất

“không thé dự trữ” như sản phẩm vật chất nói chung, có nghĩa là không thé tồn kho.Sau khi du khách mua SPDL, cơ sở kinh doanh du lịch liền trao quyền sử dụng liênquan trong thời gian quy định Nếu SPDL chưa thé bán kịp thời thì không thé thựchiện giá trị của nó, thiệt hại gây nên sẽ không bù đắp được Khi một phòng trongkhách sạn không được thuê vào đêm nay thì khách sạn sẽ mất doanh thu chứ khôngthé dé dành, cộng thêm vào số phòng cho thuê trong đêm mai được

* SPDL không thể chuyên dịch: Việc tiêu dùng SPDL xảy ra song song cùngvới một khoảng thời gian và không gian sản xuất ra chúng, vì vậy du khách chỉ cóthể tiêu thụ ở nơi sản xuất ra SPDL chứ không phải như sản phẩm vật chất nóichung có thé chuyền ra khỏi nơi sản xuất và đem đi tiêu thụ ở nơi khác Trong quátrình trao đổi SPDL sẽ không xảy ra việc chuyên dịch quyền sở hữu sản phẩm, mà

du khách chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với SPDL trong thời gian và địa điểm

nhất định, chứ không có quyền sở hữu sản phẩm

* SPDL dễ bị dao động: Quá trình sản xuất và tiêu thụ SPDL luôn chịu ảnh

hưởng và hạn chế của nhiều nhân tó, trong đó dù chỉ thiếu một điều kiện cũng sẽ ảnhhưởng tới toàn bộ quá trình trao đối SPDL, ảnh hưởng tới việc thực hiện giá trị SPDL.Con người luôn có nhu cầu khám phá, tìm hiểu cái mới, do vậy du khách ít trung thànhvới một SPDL duy nhất, việc tiêu dùng SPDL luôn thay đổi phụ thuộc vào trào lưu tiêuthụ du lịch và mốt du lịch Do tính dé dao động nên vòng đời của SPDL cũng bị tác

động, SPDL thông thường không hấp dẫn sẽ bị đào thải Vì vậy việc xây dựng

SPDLĐT là hết sức cần thiết, tạo nên sự độc đáo của sản phẩm, không nhàm chán

trùng lắp với các sản phâm khác và thu hút được nhiều đối tượng du khách [21]

* Việc tiêu dùng SPDL có tính thời vụ: Nguyên nhân là do lượng cung SPDLkhá ổn định trong một khoảng thời gian nhất định, trong khi đó nhu cầu thường

17

Trang 29

xuyên thay đôi do quan hệ cung - cầu cũng thay đổi, có thé cung vượt cau, và cũng

có thê cầu vượt cung, gây khó khăn lớn trong việc sản xuất và tiêu thụ SPDL

* Đặc điểm riêng của SPDLĐT: Ngoài những đặc điểm chung của SPDL thì

SPDLĐT cũng có một số đặc điểm riêng:

+ SPDLĐT có yếu tố TNDL hấp dẫn và độc đáo: Yếu tố TNDL bao gồm các

yêu tố về TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa hấp dẫn, độc đáo tạo nên những điểmđặc sắc cho mỗi địa phương, mỗi quốc gia đó Những yếu tổ này phải thỏa mãn nhucầu, mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng đối với khách hàng

+ SPDLĐT có tính khác biệt về TNDL: Bên cạnh đó, SPDL này phải có tính

khác biệt, đại diện về TNDL (tự nhiên và văn hóa) cho một lãnh thé hoặc một điểmđến du lịch Hay nói cách khác, khi nhắc đến SPDL đó người ta biết ngay nó ở tại

điểm du lịch nào, vùng nào hay quốc gia nào Từ đó, tạo ra sự khác biệt với các đối

thủ cạnh tranh khác trên thị trường, SPDL bắt buộc phải có nét đặc trưng nỗi bật détạo ra thương hiệu.

+ SPDLDT có những dịch vụ du lịch mang tính riêng biệt, độc đáo, sáng tao và phùhợp: Ngoài sự “hấp dẫn”, “độc đáo”, “khác biệt” của TNDL còn phải có các dịch vụ dulịch kết hợp tạo thành dựa trên TNDL đó Dịch vụ du lịch bao gồm tất cả các dịch vụ phục

vụ khách du lịch có trong sản phẩm đó Những dịch vụ này không chỉ làm thỏa mãn nhucầu của khách hàng mà còn thé hiện được tinh “riêng biệt”, “độc đáo” và “sáng tạo” Từ

đó, góp phan tạo nên sự ấn tượng, hap dẫn và thu hút khách du lịch [21]

Như vậy, các đặc điểm nổi bật của SPDLĐT có này có thể được khai thác từcác giá trị của TNDL (yếu tô đầu vào) mang yếu tố hấp dẫn, độc đáo Hoặc cũng cóthé tao ra từ chất lượng của các loại hình dịch vụ du lịch mang yêu tố riêng biệt, độc

đáo và sáng tạo dựa vào TNDL của điểm đến đó Hoặc cũng có thể được tạo ra từ

cả hai yếu tố TNDL và dịch vụ du lịch mang tính khác biệt, hap dẫn, thu hút khách

Trang 30

- Các tiện nghi và dịch vụ của điểm đến (cơ sở lưu trú, nhà hàng, các cửa hàng,

khu vui chơi giải trí, khu thé thao )

- Hình ảnh của điểm đến

- Giá cả hàng hóa, dịch vụ điểm đến (ăn uống, vận chuyên, thăm quan, phục vụ )

“SPDL là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị TNDL dé thỏa mãn

nhu cầu của khách du lịch” [32] Cũng theo hướng này, PGS.TS Nguyễn PhạmHùng đã chỉ ra cụ thé hơn, Ông cho rằng: “SPDL phải là sự tương tác đồng hiện của

ba yếu tố: TNDL, dịch vụ du lịch và khách du lich”[13] Từ quan niệm này có théthấy, SPDL được cau thành chủ yếu từ ba yếu tổ cơ bản sau:

Sơ đồ 1.1: Các thành phần cơ bản cấu thành nên SPDL

Các yêu tô trên được kết hợp với nhau bằng sự tổng hòa trực tiếp hoặc gián tiếpcủa nhiều yêu tố khác nhau, trong đó có ba yếu tố quan trọng là TNDL, dịch vụ dulịch và khách du lịch Do đó, SPDLĐT sẽ được tạo ra dựa trên các yếu tố trênnhưng trong đó, TNDL phải có yếu tố riêng biệt hoặc dịch vụ du lịch riêng biệtthích hợp hoặc cả hai đều có tính riêng biệt

(1) Tài nguyên du lịch:

- TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tổ tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ

sở dé hình thành SPDL, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch.TNDL bao gồm TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa [33]

- TNDL tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yêu tố địa chất, địa mạo,khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thê được sử dụng chomục đích du lịch [33] TNDL tự nhiên đặc thù là TNDL tự nhiên tiêu biểu, hấp dẫn,độc đáo đã hình thành hoặc có khả năng tạo nên SPDL đặc thù của điểm đến

- TNDL văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cô,

kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn

hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thê được sử dụng cho mục

19

Trang 31

đích du lịch [33] TNDL văn hóa đặc thù là TNDL văn hóa tiêu biểu, hấp dan, độcđáo đã hình thành hoặc có khả năng tạo nên SPDL đặc thù của điểm đến.

Một quốc gia, một vùng dù có nên kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội phát triển

cao, nhưng nêu không có các TNDL thì cũng không thé phát triển được du lịch Tiềm

năng về TNDL là có hạn, nhất là đối với tài nguyên thiên nhiên - những cái mà thiênnhiên chỉ ban cho một số vùng và một số nước nhất định TNDL có thé do thiên nhiêntạo ra, có thé do con người tao ra

(2) Dịch vụ du lịch: là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyên, lưu

trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằmđáp ứng nhu cầu của khách du lịch [33]

(3) Khách du lịch: là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp

đi học, làm việc dé nhận thu nhập ở nơi đến

- Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam

định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.

- Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoai cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài [33].

(4) Điều kiện về kinh tế: Vốn đầu tư cho phát triển SPDL, từ các nguồn tại địaphương ở trong nước thông qua huy động vốn hoặc hợp tác đầu tư với các doanhnghiệp nước ngoài, sự hỗ trợ của Chính phủ, hoặc các nguồn vốn đến từ nướcngoài Việc đảm bảo các nguồn vốn để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh

du lịch và thiết lập các mối quan hệ kinh tế với các bạn hàng.

(5) Các điều kiện về vật chất kỹ thuật: ảnh hưởng đến sự sẵn sảng đón tiếpkhách du lịch trước tiên là cơ sở vật chất du lịch của một cơ sở, một vùng hay mộtđất nước và sau đó là cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội

(6) Các điều kiện về tô chức: đó là bộ máy quản lý vĩ mô và vi mô về du lịch

Khả năng phat triển SPDL của một điểm đến phụ thuộc rất lớn vào các cơ chế,chính sách và mục tiêu phát triển du lịch của nhà nước N goài ra, nó còn phụ thuộcvào sự quan tâm phát triển du lịch của chính quyền điểm đến Các tổ chức này cónhiệm vụ chăm lo đên việc đảm bảo sự đi lại và phục vụ trong thời gian lưu trú của

20

Trang 32

khách du lịch.

(7) Thái độ của cộng đồng địa phương cũng như sự tham gia của họ trong xây

dựng và phát triển du lịch ở Địa phương trong các khâu đón tiếp, xây dựng và cung

ứng các sản phẩm, dịch vụ du lịch phục vụ cho du khách

(8) Điều kiện tiếp cận điểm đến, tiếp cận các SPDL của điểm đến: thủ tụchành chính pháp lý, khoảng cách, phương tiện

(9) Các nhân tố khác: thời gian rảnh, thu nhập cá nhân, nhân khẩu học, an toàn,

an ninh, vệ sinh tại điểm đến và nhân tố xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn phát triểnSPDLDT tại một điểm đến

sme —

nh đệ thù em Em

xa ae en

Mô hình (1) Mô hình (2) Mô hình (3)

Sơ đồ 1.2: Các thành tố chính cấu tạo nên SPDLĐT

Theo sơ đồ trên cho thấy trong 3 thành tố chính cấu tạo nên SPDLĐT phải có ít

nhất 1 trong 2 yếu t6: tài nguyên hoặc dịch vụ du lịch có tính đặc thù

1.2.2.5 Nguyên tắc trong xây dựng SPDLĐT

* Tuân thủ theo nguyên tắc phát triển du lịch

- Phát triển du lịch bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọng

tâm, trọng điểm

- Phát triển du lich gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dan tộc, tàinguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng

- Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng

quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam

- Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của

khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch

- Phát triển đồng thời du lịch nội dia và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối xửbình đăng đối với khách du lịch [33]

* Nguyên tắc xây dựng SDLĐT

Đặc biệt, trong xây dựng SPDLDT cần quan tâm thực hiện các van đề sau [39]:

- Đảm bảo tính độc đáo, đặc thù.

21

Trang 33

- Đảm bảo phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và xu hướng thị trường và có thịtrường tiềm năng cho sản phẩm.

- Đảm bảo sử dụng giá trị tài nguyên có tiềm năng lớn nhất

- Đảm bảo tính tập trung nguồn lực trong phát triển

- Đảm bảo tính bền vững trong việc xây dựng và sử dụng sản phẩm

- Đảm bảo tính cạnh tranh tuyệt đối hoặc tương đối

- Có khả năng tạo dựng thành thương hiệu.

1.2.2.6 Quy trình xây dựng, phát triển SPDLĐT

* Tổng quan tài nguyên du lịchSPDLDT được hình thành trên cơ sở khai thác các dạng tài nguyên độc đáo, đặctrưng Tính độc đáo được đánh giá trong phạm vi so sánh của từng lãnh thổ Chính vìvậy, trong phạm vi vùng có thể có địa phương có dạng tài nguyên độc đáo so với các địa

phương còn lại và tương ứng sẽ là sản phâm đặc thù trong vùng Tuy nhiên, cùng loại tài

nguyên đó trên bình diện toàn quốc thì lại không có sự khác biệt và độc đáo so với loạisản phẩm này ở vùng khác Như vậy, cần xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo vềTNDL cần dựa trên quá trình khảo sát thực tế và điều tra xã hội học đối với khách

du lịch tại điểm đến du lịch Việc xác định này sẽ là cơ sở quan trọng nhằm xácđịnh các SPDL chính, những SPDLĐT và và xây dựng SPDLĐT tiềm năng

* Đánh giá thực trạng những SPDL chính và SPDLĐT

- Đánh giá thực trạng và tiềm năng về TNDL

+ So sánh, đánh giá và phát hiện các giá trị độc đáo của tiềm năng với đối thủ

cạnh tranh.

+ Nghiên cứu thị trường, thị hiếu và nhu cầu thị trường

+ Nghiên cứu thế mạnh của SPDL về thị trường mục tiêu và của các điểm đến

có lợi thế cạnh tranh với các địa phương

+ Xác định những SPDL chính của địa phương.

- Đánh giá thực trạng những SPDL đặc thù hiện cóSPDLĐT đã có tại một điểm đến được xác định thông qua việc nghiên cứuthực tiễn và lấy ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực du lịch Các chuyên gia nàyphải là những người thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp

du lịch, lao động làm trong lĩnh vực du lịch tại điểm đến đó Để lay được ý kiến của

họ cần phải đưa ra các tiêu chí xác định SPDLĐT, sau đó sử dụng phương pháp điều

22

Trang 34

tra xã hội học như phỏng vấn, phương pháp hội đồng (nhóm), điều tra bảng hdi, lấy

ý kiến của họ về các SPDL đặc thù của điểm đến du lịch đó.

Dựa theo khái nệm SPDLDT của tác giả Pham Trung Lương (2008) vaPGS.TS Nguyễn Phạm Hùng (2019) kết hợp quá trình nghiên cứu thực tế, luận vănlựa chọn tiêu chí dé đánh giá SPDL đặc thù tại một điểm đến từ sự thỏa mãn củakhách du lịch với sản pham du lich Sự đánh giá này có thé được biểu hiện qua sơ

đồ sau:

S=P-E |

- § (Satisfaction): Sự thoả Kết quả đánh giá mãn P<E -> S tồi

- P (Perception): Sự cảm P=E -> S thoả mãn

Sơ đồ 1.3 Đánh giá chất lượng SPDL [39]

Sự thỏa mãn này chưa đạt được nếu sự mong đợi lớn hơn sự cảm nhận; Sự

thỏa mãn đạt được nếu sự cảm nhận băng sự mong đợi; nếu sự cảm nhận lớn hơn sựmong đợi thì sự thỏa mãn của khách hàng vượt sự mong đợi.

- Dé thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách du lịch, qui trình cung cấp SPDLcần thực hiện theo quy trình sau:

+ Bước 1: Xác định các lợi ích của khách hàng thu được sau khi mua SPDL.

+ Bước 2: Xác định về các lợi ích nói chung của sản phẩm sẽ cung ứng chokhách du lịch.

+ Bước 3: Xác định các thông số về sản phẩm (loại hình, số lượng, chất lượng,

cơ cấu ) cũng ứng cho khách hàng

+ Bước 4: Tổ chức hệ thống cung cấp sản phẩm (địa điểm, kênh phân phối,con người, trang thiết bị, qui trình, thời gian, ) dé đảm bảo cho các dịch vụ đượcđưa tới khách hàng đạt chất lượng tốt nhất

- Một số lưu ý về chất lượng SPDL khi tham gia vào chuỗi cung cầu:

+ Chất lượng chỉ được đánh giá thông qua người mua sau khi đã sử dụng sản phẩm

+ Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào chất lượng các yếu t6 cau thành nên sản phẩm + Chất lượng dịch vụ đòi hỏi sự nhất quán về mọi mặt (thời gian, địa điểm,

thái độ phục vụ của nhân viên trong toàn bộ quá trình cung cấp dịch vụ)

+ Khách du lịch không mua sản phâm mà mua các lợi ích của sản phâm.

23

Trang 35

+ Cần xác định các mục tiêu, yêu cầu rõ ràng về chất lượng sản phẩm và cácnguồn lực thích hợp để đạt được mục tiêu.

+ Mọi mục tiêu, mọi thay đổi phải xuất phát từ khách hàng Các tiêu chuẩn

về chất lượng từng loại sản phẩm được xây dựng phải xuất phát từ kết quả nghiêncứu nhu cầu của các nhóm khách hàng

+ Hệ thống tô chức cung cấp sản phẩm cần được thiết lập sao cho đạt đượchoặc vượt sự mong đợi của khách hàng Trong quá trình thực hiện phải có sự kiểmtra thường xuyên dé bồ khuyết, khắc phục kịp thời các sai sót nhăm đem lại sự hàilòng nhất cho khách hàng

+ Con người với các kỹ năng, kiến thức, phong cách, thái độ được thé hiệntrong quá trình phục vụ là một bộ phận rất quan trọng của SPDL Do vậy, dé cóSPDL tốt, phải có nguồn nhân lực du lịch đạt chất lượng cao

+ Nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng, vì vậy, trong quá trình cung cấpSPDL, phải chú ý tới đặc tính riêng của từng khách du lịch.

* Xây dựng SPDLĐT mới và hoàn thiện SPDL đặc thù hiện có.

Thông qua quá trình nghiên cứu về các SPDLĐT đã có dựa trên quá trìnhnghiên cứu về thực trạng và phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch theocác yếu tô tạo nên SPDLĐT của điểm đến

Việc phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch về thực trạng phát triểnSPDLĐT được tiến hành bằng phương pháp điều tra xã hội học Từ việc nghiên cứu

thực trạng, xây dựng bảng phỏng van, lựa chọn đối tượng phỏng van, tong hợp kết quả

phỏng vấn Nhằm đánh giá thực trạng phát trién SPDLĐT thể hiện qua mức độ đánhgiá về sự hap dẫn, độc đáo về TNDL và sự hài lòng của khách du lịch

Dựa vào kết quả phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch có thé chỉ ra

được quá trình phát triển của SPDLĐT đã đạt được và chưa đạt được những gì Từ

đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện SPDLĐT đã có ở mỗi địa phương

Quá trình hoàn thiện SPDL đặc thù được tiến hành theo các hướng sau:

- Khai thác dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy những giá trị độc đáo, hấp dẫn,nguyên bản của nguồn TNDL dé đảm bảo tính đặc thù của sản phẩm

24

Trang 36

- Nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn

uống, dịch vụ vận chuyền, dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí, hoặc bổ sung

thêm các loại dịch vụ mới độc đáo và sáng tạo cho SPDLĐT đó.

- Nâng cao khả năng tiếp cận của điểm đến qua các phương tiện thông tintruyền thông về SPDLĐT bằng hình thức quảng cáo, tổ chức hội nghị khách hàng,hội chợ, triển lãm

Tuy nhiên, việc hoàn thiện SPDLĐT phải phù hợp với khách hàng mục tiêu

nhưng vẫn đảm bảo được tính đặc thù.

1.2.2.7 Quảng bá SPDL

- Quảng bá được hiểu là sự phổ biến rộng rãi về một đối tượng nao đó bằng

các phương tiện chuyên tải thông tin nhằm gây sự chú ý, từ đó tạo ra nhu cầu tiêudùng chung Đây là cách thức mà các doanh nghiệp, địa phương, vùng, miền, nềnkinh tế và các quốc gia thực hiện nhằm tạo ra và duy trì một hình ảnh sản phẩm

trước công chúng, có lợi cho việc kinh doanh trên thị trường Quảng bá sản phẩmcủa các ngành kinh tế sản xuất hàng hóa là một trong những nội dung cơ bản củaxúc tiến du lịch

Luật Du lịch Việt Nam (2017) quy định: “Xúc tiến du lịch là hoạt động nghiên

cứu thị trường, tổ chức tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ

hội phát triển và thu hút khách du lịch” [33] Về nội dung xúc tiễn du lịch, Luật Dulịch Việt Nam quy định: “Xây dung, phát triển thương hiệu du lịch quốc gia, vùng,địa phương, doanh nghiệp nghiên cứu thị trường du lịch, xây dựng, quảng bá SPDLphù hợp với thị hiểu của khách du lịch” [251

- Trong quá trình quảng bá, xúc tiến SPDL tới khách hàng, cần lưu ý một sốđiểm sau:

+ Khả năng tiếp cận: là việc có thé tiếp cận sản phẩm về vi trí hoặc thời gianhoạt động;

+ Không gian: là yếu tố quan trọng trong các dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ lưutrú, ăn uống Không gian tác động đến hành vi mua sản pham của khách hàng theo 4

cách: (1) Tạo sự chú ý; (2) Thu hút khách hàng tiềm tàng; (3) Tạo hiệu quả; (4) Tạo

an tượng tâm lý

+ Tiếp xúc của khách hàng với hệ thống cung cấp dịch vụ: Khi quảng bá sảnphẩm cần đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với SPDL ở mức độ nào Đánh

25

Trang 37

giá này cần được thực hiện cả trong 3 giai đoạn: (1) Trước khi tiêu thụ; (2) Trong

khi tiêu thụ; (3) Sau khi tiêu thụ.

+ Nghiên cứu cơ chế lan tỏa giữa khách hàng này với khách hàng khác về SPDL vì

mọi khách hàng luôn là một phan của SPDL, nó góp phần vào chất lượng chung của

SPDL và góp phần vào tốc độ và chất lượng quảng bá SPDL Từ đó, lôi cuốn ngày càngnhiều khách hàng tham gia quảng bá SPDL nhằm tăng cường niềm tin vào SPDL chocác đối tượng khách hàng tiềm năng và giảm chi phí quảng bá SPDL

- Song song với việc quảng bá SPDL, cần đây mạnh xây dựng xây dựng sảnphẩm, ưu tiên SPDLĐT, trong đó cần lưu ý các nội dung sau:

+ Tập trung xây dựng hệ thống SPDLĐT và chất lượng cao thành các sảnphẩm có thương hiệu quốc gia được bạn bè quốc tế biết đến trên cơ sở phát huy giátrị TNDL độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội theo thứ tự ưu tiên, hướng tới thuhút khách chi trả cao và lưu trú dài.

+ Ưu tiên phát triển các SPDLĐT tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh

về du lịch

+ Xây dựng và phát hành nhãn SPDL.

* Những điểm lưu ý trong xây dựng SPDLĐT:

Quy trình xây dựng sản phâm đòi hỏi có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa nhà

tư vấn (có thể là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian), các nghệ nhân và doanh nghiệp dulịch.

Nghiên cứu phát trién SPDLĐT tạo ra một lợi thế trong việc khai thác các giá tri

vốn có của TNDL, tạo ra tính khác biệt cao, gây sự chú ý cho du khách Mỗi một SPDLthường có thị trường khách riêng Khi xây dựng SPDLDT cũng phải tính đến yếu t6 thị

trường Đối với nhu cau, thị hiếu và tâm lý của mỗi thị trường các giá trị được đánh giá

khác nhau Có thé SPDL này là yếu tố độc đáo với thị trường này lại chưa độc đáo với

thị trường khác, hoặc sản phâm này đặc thù nhưng có sức hấp dẫn với thị trường này

nhưng chỉ đặc thù chứ không hấp dẫn thị trường khác Do đó, luôn phải xác định thịtrường mục tiéu trước, rồi từ đó mới xác định và xây dựng các sản phẩm đặc thù cụ thể.Tránh trường hợp cứ mai miết khai thác các tài nguyên đặc thù của địa phương dé xâydựng SPDLĐT mà không tính đếm đến yếu tố nhu cầu thị trường khách du lịch Cuối

cùng đi tới hậu quả phải giđi cứu SPDLDT.

26

Trang 38

Quá trình xây dựng SPDLĐT cần hướng tới khai thác yếu tố tài nguyên độc

đáo, khác biệt Các dịch vụ phải đặc trưng hấp dẫn du khách, tạo cho du khách cảm

giác là lần đầu tiên sử dụng và trải nghiệm các sản phẩm, dich vụ ở nơi này mà chưatừng được sử dụng ở bat cứ nơi nào Phong cách phục vụ và phương pháp tô chứckhai thác các sản phẩm và dịch vụ của điểm đến phải an tượng, khác biệt, có đượcnhư thế thì SPDL mới trở nên hấp dẫn ấn tượng với du khách Tuy nhiên, các yếunêu trên có thé đồng bộ cùng là những điểm khác biệt, đặc thù nhưng cũng có théchỉ có một vài yếu tố là điểm khác biệt, đăc thù Điều này phụ thuộc vào điều kiệncủa từng địa phương, vùng miên.

27

Trang 39

Tiểu kết chương 1Như vậy, SPDLĐT tạo nên sự khác biệt của điểm đến Nó không chỉ có vaitrò quan trọng như những điểm nhấn gây sự chú ý và hap dẫn khách du lịch mà còn

có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu của điểm đến Các địaphương, quốc gia trên thế giới, khi phát triển du lịch thường quan tâm đến việc xâydựng các SPDLĐT của mình.

SPDLĐT được cấu thành từ nhiều yếu tố trong đó có ba yêu tổ được các nhà

nghiên cứu xem là cơ bản và quan trọng nhất đó là: TNDL, dịch vụ du lịch và khách

du lịch Bên cạnh ba yếu tố nay các điều kiện của một điểm đến (Sức tải, giá cả, cơ

sở hạ tầng, phương tiện tiện, điều kiện tiếp cận điểm đến, các thủ tục hành chính, anninh an toàn, giả cả, thái độ của cộng đồng địa phương ) cũng là những yếu tốquan trọng góp phần tạo lên giá trị của các SPDLĐT

Quá trình xây dựng và bán SPDLĐT tuân thủ theo quy trình nhất định: từviệc khảo sát TNDL, nghiên cứu thị trường khách du lịch đến việc xây dựng ý

tưởng, thiết kế các mô hình và triển khai xây dựng, thử nghiệm, quảng bá, bán sản

phẩm cho khách du lịch Mặt khác, bên cạnh việc tuân theo nguyên tắc, quy trình lý

thuyết về xây dựng SPDLĐT cũng cần phải xem xét các điều kiện thực tiễn địaphương dé áp dụng phù hợp

Từ hệ thống lý thuyết nêu trên, trong quá trình triển khai nghiên cứu xây dựng,

phát trién sản phâm du lịch đặc thù từ việc khai thác không gian văn hóa sinh thái của

người Hà Nhì Đen, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu, đánh giá các yếu tố văn hóasinh thái cấu thành nên sản pham du lich đặc thù và các điều kiện liên quan dé xâydựng, quảng bá, bán sản phẩm du lịch thù phục vụ khách du lịch và phát triển kinh tế,văn hóa, xã hội địa phương.

28

Trang 40

Chương 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, PHÁT TRIEN SAN PHAM

DU LICH ĐẶC THU TỪ KHÔNG GIAN VAN HÓA SINH THÁI CUA

NGƯỜI HÀ NHỈ DEN TẠI HUYỆN BAT XAT, TÍNH LAO CAI2.1 Khái quát về các điều kiện tự nhiên của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai2.1.1 Các điều kiện tự nhiên

Bát Xát là huyện biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Lào Cai Với diệntích tự nhiên 105.662,36 ha Toàn huyện có dân số 82.733 người, trong đó dân tộcMông: 31,07%, Dao: 26,00%; Giáy: 17,5%; Dân tộc Kinh 18,2%; Hà Nhì 5,53%,

còn lại là các dân tộc khác Huyện Bát Xát gồm 23 xã, thị tran và 201 thôn bản, 10

xã biên giới, chiều dài đường biên giới với Trung Quốc là 84,84 km Là một huyệnvùng cao của tỉnh Lào Cai, Bát Xát có khá nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và tài

nguyên du lịch văn hóa độc đáo [30]

Khí hậu: Bát Xát năm trong khu vực khí hậu nhiệt đới và bán ôn đới Do ảnhhưởng của địa hình nên khí hậu huyện Bát Xát được chia thành hai khu vực khácnhau: Vùng cao (khu vực cụm Y Tý, Ngải Thau) va Vung thap (khu vuc QuangKim, Ban Vược) Vùng cao của huyện Bát Xát có khí hậu bán ôn đới tương đồngvới Sa Pa — một trong những địa điểm thu hút đông đảo du khách trong và ngoàinước của khu vực Tây Bắc nói riêng và của Việt Nam nói chung [30]

Địa hình: Bát Xát khá phức tạp, toàn bộ nền địa hình được kiến tạo bởi nhiều dải

núi cao, tạo nên hệ thống hợp thủy phong phú: Ngòi Phát, suối Lũng Pô, suối Quang

Kim Địa hình cao dần điểm cao nhất có độ cao 3.046m (đỉnh Ky Quan San), điểmthấp nhất có độ cao 88m Kiến tạo địa hình Bát Xát hình thành hai khu vực: vùng thấp

(gồm 6 xã và | thị tran), vùng cao (gồm 16 xã) Trong đó vùng núi cao có độ chia cắt

lớn, thung lũng hẹp khe sâu, độ dốc lớn; vùng thấp (ven sông Hồng, bồn địa nhỏ) là nơi

tập trung các dải đôi thấp, thoải địa hình tương đối bằng phang [30]

Tài nguyên rừng của Bát Xát phong phú và đa dạng hơn so với các huyện

khác của tỉnh Lào Cai, Theo số liệu thống kê, huyện Bát Xát có 59.564,24 ha, chiếm

56,37% diện tích tự nhiên, trong đó: rừng tự nhiên có 50.780,09 ha chiếm 85,25%diện tích đất có rừng toàn huyện Rừng tự nhiên của Bát Xát phân bố chủ yếu ở các

xã: Nam Pung, Trung Lèng Hồ, Sang Ma Sáo, Dén Sáng, Y Tý, Trịnh Tường Khu

vực này chủ yếu tập trung rừng giàu và rừng trung bình, rừng thứ sinh Rừng nguyên

sinh tồn tại ở khu vực các xã Y Ty, Dén Sáng, Trung Lèng Hồ trên các đỉnh cao từ1.300 m trở lên Hệ sinh thái rừng tự nhiên của Bát Xát còn tương đối tốt, nhiều động

29

Ngày đăng: 08/10/2024, 00:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w