1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển vùng lúa hữu cơ ở huyện bát xát, tỉnh lào cai

97 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển vùng lúa hữu cơ ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Tác giả Trần Kiều Hưng
Người hướng dẫn PGS.TS. Võ Văn Đức
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế phát triển
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 2,92 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN VÙNG LÚA HỮU CƠ (15)
    • 1.1. Cơ sở lý thuyết về phát triển vùng lúa hữu cơ (15)
    • 1.2. Kinh nghiệm phát triển vùng lúa hữu ở một số huyện và bài học rút ra (32)
  • Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÙNG LÚA HỮU CƠ Ở HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI (38)
    • 2.1. Khái quát về điêu kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và ảnh hưởng đến phát triển vùng lúa hữu cơ (38)
    • 2.2. Phân tích thực trạng phát triển vùng lúa hữu cơ ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào (47)
    • 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển vùng lúa hữu cơ ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào (66)
  • Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG LÚA HỮU CƠ Ở HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI (71)
    • 3.1. Bối cảnh mới và phương hướng phát triển vùng lúa hữu cơ ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai (71)
    • 3.2. Giải pháp phát triển vùng lúa hữu cơ ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 (74)
  • KẾT LUẬN.........................................................................................................79 (87)

Nội dung

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp, dịch vụ. Nông nghiệp cũng sản xuất ra những mặt hàng xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của mỗi quốc gia. Ngày nay trước nhu cầu của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm phục vụ cho sức khỏe, thì các sản phẩm truyền thống đang chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, chú trọng hơn vào các sản phẩm nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường. Những bài học trong các giai đoạn phát triển vừa qua đã cho thấy các hạn chế, khuyết điểm trong các lý thuyết về phát triển nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng. Vì lợi ích trước mắt con người chỉ quan tâm đến sản lượng nông nghiệp và thu nhập kinh tế đã gây ra những tổn thương nghiêm trọng về mặt môi trường, làm suy giảm các nguồn tài nguyên của trái đất. Chính điều này đã đặt ra một vấn đề đó là chúng ta không chỉ phát triển nông nghiệp đơn thuần mà cẩn phải quy hoạch và phát triển vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn cho người tiêu dùng, trong đó phải nói đến sản phẩm hữu cơ.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN VÙNG LÚA HỮU CƠ

Cơ sở lý thuyết về phát triển vùng lúa hữu cơ

1.1.1 Khái quát về vùng lúa hữu cơ

Khái niệm lúa hữu cơ:

Lúa hữu cơ là sản phẩm được sản xuất bắt đầu từ việc sử dụng giống lúa chất lượng cao và hạt giống thuần không sử dụng giống biến đổi gen (GMO). Tiếp theo là tuân thủ cam kết liên tục cải thiện chất lượng đất bằng áp dụng phân hữu cơ được phép sử dụng và áp dụng một loạt các biện pháp tự nhiên và sinh học để giảm thiểu tác động của sâu bệnh và cỏ dại mà không cần đến thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu hóa học. Đặc điểm sản xuất lúa hữu cơ:

Về giống lúa: Chỉ được phép gieo cấy các giống lúa thuần chất lượng cao như các giống Jasmine (Thái Lan), Basmati (Ấn Độ) Cả 2 giống này đã được đưa vào gieo cấy ở Việt Nam ở Việt Nam, có các giống như: Tám thơm, Nàng hương, Hương thơm, Ri hương, Dự thơm, ST1, ST2, nếp cái hoa vàng Tuyệt đối không gieo cấy các giống lúa biến đổi gen (GMO)

Về dinh dưỡng: Khác với kỹ thuật canh tác lúa thông thường hiện nay, đó là:

- Đất không bị nhiễm các loại hóa chất độc hại do chiến tranh để lại hoặc do khai thác khoáng sản gây ra

- Đất không bị ảnh hưởng của các dòng nước thải bẩn tràn vào như nước thải công rãnh, nước thải các nhà máy

- Người trồng lúa hữu cơ chỉ được sử dụng các loại phân bón hữu cơ như: phân chuồng hoai, phân xanh ủ kỹ, phân hữu cơ vi sinh được sản xuất từ các phế phẩm của các nhà máy mía đường, nhà máy chế biến tinh bột sắn, chế biến cà phê và các loại khoáng tự nhiên, phần dơi, phân chim, phân cá có xử lý phù hợp.

- Tuyệt đối không được sử dụng phân hóa học, nhất là đạm để bón cho lúa

Để nâng cao hàm lượng đạm trong đất, ngoài việc bón phân hữu cơ giàu đạm như phân chuồng hoai của gia súc, có thể luân canh trên đất trống hàng năm với cây họ đậu Việc này không chỉ cải tạo đất mà còn tăng cường tích lũy đạm nhờ khả năng cố định đạm của cây họ đậu.

Về phòng chống sâu bệnh: Đây là một việc làm rất khó khăn cho người trồng lúa hữu cơ, vì kỹ thuật canh tác lúa hữu cơ tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc hóa học để phun khi lúa có sâu bệnh và không được dùng các loại hóa chất để diệt cỏ dại Nhưng cái hay của canh tác lúa hữu cơ là ít hoặc không có tình trạng dư thừa đạm trong đất vượt quá nhu cầu cây lúa, nên cây lúa ít bị nhiễm các loại sâu bệnh như: bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, sâu cuốn lá nhỏ Để hạn chế sâu bệnh, nông dân cần thực hiện tốt:

- Gieo cấy đúng thời vụ.

- Không nên gieo cấy các giống lúa dễ bị nhiễm các loại sâu bệnh hại.

- Thường xuyên thảm đồng, phát hiện sớm sâu bệnh nếu có phòng trừ ngay bằng các loại thuốc sinh học như: nấm xanh Metarhizium anisopliae để trừ rầy nâu, vôi và nấm Trichoderma - thuốc trừ bệnh sinh học được dùng để trừ các bệnh do nấm và vi khuẩn gây hại

- Kết hợp nuôi thả vịt vào ruộng lúa để vịt tim và bắt ăn các loại như: ốc bươu vàng, sâu, rẩy các loại

Về thu hoạch lúa hữu cơ: Sản phẩm lúa gạo hữu cơ thường được bán ở 2 dạng: gạo lứt hoặc gạo được xay xát trắng tùy theo nhu cầu thị trường hoặc theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp thu mua.

- Nếu lúa để chế biến gạo lứt thi được thu hoạch khi độ ẩm trong hạt lúa chín có từ 16-18% Ở độ ẩm này, hạt lúa chín hoàn toàn, hạt gạo phát triển đầy đủ với một hương vị phong phú.

- Nếu lúa để chế biến gạo trắng thì thu hoạch khi độ âm trong hạt lúa chín đạt từ 21-26%, hạt lúa chưa chín hoàn toàn Thu hoạch như vậy để khi xay xát và đánh bóng hạt gạo không bị vỡ nát thành hạt tâm làm hao gạo thành phẩm, ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm và giảm hiệu quả sản xuất.

- Khái niệm vùng lúa hữu cơ:

Vùng là phần đất đai hoặc không gian tương đối rộng, có những đặc điểm nhất định về tự nhiên hoặc xã hội, phân biệt với các phần khác ở xung quanh. Vùng lúa hữu cơ là khu vực chuyên trồng lúa hữu cơ, đảm bảo không có các cây trồng khác hoặc trồng lúa theo phương pháp thông thường xen lẫn với diện tích lúa hữu cơ để tránh lúa hữu cơ bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh của các trồng khác hoặc lúa hữu cơ bị thụ phấn của lúa thưởng làm giảm năng suất chất lượng.

1.1.2 Khái niệm, nội dung và các chỉ tiêu đánh giá phát triển vùng lúa hữu cơ

1.1.2.1 Khái niệm phát triển vùng lúa hữu cơ

Khái niệm: Phát triển trong triết học

Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn.

Theo chủ nghĩa Marx - Lenin thì mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng Mỗi mâu thuẫn bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, làm cho sự vật hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ Kết quả là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật hiện tượng mới Do đó, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập (giải quyết mâu thuẫn) là nguồn gốc vận động phát triển của sự vật và hiện tượng.

Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng là sự vận động đi lên cái mới, cái mới ra đời và thay thế cái cũ, nhưng ở trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn.

Khái niệm: Phát triển trong kinh tế

Theo giáo Giáo trình kinh tế phát triển của Học viện chính trị quốc gia Hồ chí Minh (2021) “Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, là quá trình biến đổi cả về lượng và chất của nền kinh tế”

Phát triển kinh tế là phạm trù kinh tế xã hội rộng lớn, trong khuôn khổ một định nghĩa hay một khái niệm ngắn gọn không thể bao hàm hết được nội dung rộng lớn của nó Song nhất thiết khái niệm đó phải phản ánh được các nội dung cơ bản sau: (1) Sự tăng lên về quy mô sản xuất, làm tăng thêm giá trị sản lượng của vật chất, dịch vụ; (2) Sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, có khả năng khai thác nguồn lực trong nước và ngoài nước và (3) Sự thay đổi cơ cấu xã hội, cải thiện đời sống dân cư.

Kinh nghiệm phát triển vùng lúa hữu ở một số huyện và bài học rút ra

1.2.1 Kinh nghiệm phát triển vùng lúa hữu cơ của một số địa phương

1.2.1.1 Kinh nghiệm phát triển vùng lúa hữu cơ của huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

Trong những năm qua, để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, huyện Chương Mỹ đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất nông nghiệp theo quy hoạch vùng để phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương Đồng thời đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm; áp dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp, Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn. Đến nay, toàn huyện Chương Mỹ đã xây dựng được vùng sản xuất lúa hữu cơ chuyên canh tập trung với tổng diện tích 5.100ha Trong xây dựng vùng lúa hữu cơ, huyện đã được hỗ trợ giống lúa hàng hóa, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, thuốc bảo vệ thực vật, công phun thuốc theo Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 và Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 05/12/2018 của HĐND Thành phố Hà Nội.

Năm 2020, diện tích lúa hữu cơ trên địa bàn huyện là 130ha Trong đó, sản phẩm gạo hữu cơ Đồng Phú và Gạo Japonica Nam Phương Tiến đã được UBND thành phố Hà Nội cho phép đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể Gạo hữu cơ ĐồngPhú đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, sản phẩm được tiêu thụ tại các tỉnh trong cả nước và xuất khẩu sang Châu Âu, thu nhập bình quân 25 - 26 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận 22 - 23 triệu đồng/ha/vụ (gấp 1,6 - 1,7 lần so với lúa thường) Diện tích lúa hữu cơ Đồng Phú và Nam Phương Tiến đang được tiếp tục mở rộng và phát triển, hứa hẹn nhiều triển vọng trong tương lai

Sự thành công của mô hình sản xuất lúa gạo hữu cơ xã Đồng Phú có được bên cạnh hỗ trợ ban đầu của JICA, còn nhờ sự quan tâm lớn của TP, của ban lãnh đạo xã Năm 2012, huyện Chương Mỹ được tiếp nhận Dự án “Nâng cao năng lực sản xuất cho nông dân” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ Theo đó, địa phương đã giao xã Đồng Phú triển khai mô hình canh tác lúa gạo hữu cơ trên quy mô 5ha Ban đầu, mô hình chỉ thu hút hơn chục hộ dân tham gia Không nản lòng, UBND xã Đồng Phú vừa thực hiện công tác tuyên truyền, vừa chỉ đạo HTX nông nghiệp quyết tâm triển khai hiệu quả mô hình canh tác lúa gạo hữu cơ Quy trình sản xuất tuân thủ theo 14 tiêu chuẩn sản xuất sạch do JICA quy định, trực tiếp theo dõi và đánh giá Kết quả thu được từ vụ đầu tiên đã thực sự làm thay đổi nhận thức của người nông dân nơi đây

Năm 2015, Sở NN&PTNT Hà Nội đã hỗ trợ HTX Nông nghiệp hữu cơ xã Đồng Phú hoàn thiện hồ sơ, trình TP cho phép sử dụng địa danh “Đồng Phú” để đăng ký nhãn hiệu tập thể Một năm sau, thương hiệu “Gạo hữu cơ Đồng Phú” chính thức gia nhập thị trường và nhanh chóng tìm được chỗ đứng.

Thông qua kênh quảng bá và liên kết chuỗi, HTX đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của bà con nông dân Cụ thể, xã viên tham gia canh tác lúa gạo hữu cơ sẽ nhận được sự trợ giúp trong khâu thu mua, đóng gói, gắn nhãn mác và bao tiêu sản phẩm, giúp đảm bảo đầu ra ổn định và đem lại thu nhập tốt hơn cho người dân.

Do đó, bà con hoàn toàn yên tâm, tập trung sản xuất Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường, điều quan trọng hơn cả là chất lượng nông sản tốt đã góp phần quan trọng bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng Bên cạnh đó, phương thức canh tác hữu cơ còn giúp cải thiện, nuôi dưỡng chất lượng đất và bảo vệ môi trường sống an toàn cho người dân nông thôn.

1.2.1.2 Kinh nghiệm phát triển vùng lúa hữu cơ của huyện Tam Nông, Phú Thọ

Xuất phát từ nhu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, từ vụ hè thu 2021, HTX NN Phú Thọ phối hợp với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm thực hiện mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ quy mô 5ha với giống lúa OM

5451 Đến vụ thứ 2 (vụ đông xuân 2021 - 2022) diện tích canh tác theo mô hình này tăng lên 71ha, với hơn 41 hộ tham gia canh tác giống lúa Séng Cù Qua 2 vụ thực hiện, mô hình chứng minh được hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, an toàn đối với sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng Năng suất bình quân của mô hình thực hiện trong vụ hè thu 2021 đạt 6,3 - 6,7 tấn/ha; vụ đông xuân

2021 - 2022 cho năng suất 8 tấn/ha Năng suất tăng bình quân 10 - 15% so với phương thức sản xuất cũ.

Mô hình được sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật do Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm hướng dẫn Để nâng cao hiệu quả sản xuất, trước mỗi vụ, phía Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm đều cử cán bộ chuyên môn tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho nông dân, cùng thành viên hợp tác xã giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất Ngoài ra, Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm còn cung cấp vật tư đầu vào các loại phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học và bao tiêu toàn bộ sản phẩm của mô hình

Khi tham gia mô hình, các hộ được hướng dẫn quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ Mô hình này giúp cây lúa phát triển tốt từ lúc gieo sạ đến thu hoạch, rất ít sâu bệnh Hơn thế, phương thức sản xuất mới này còn giúp giảm việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giúp môi trường đất được cải thiện, vi sinh vật có lợi phát triển tốt Qua đó giúp bà con giảm được chi phí sản xuất

Phân bón hữu cơ vi sinh Quế Lâm chứa các chủng vi sinh vật có lợi có khả năng thâm nhập vào đất và phân hủy các chất hữu cơ như gốc rạ, phân bón dư thừa và đất xấu Quá trình này cải thiện môi trường đất, tạo nên cấu trúc đất tơi xốp và giúp cây lúa phát triển tốt hơn.

Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ của HTX nhà nước Phú Thọ phối hợp với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm góp phần thay đổi tích cực nhận thức của người nông dân từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang hình thức sản xuất hàng hóa tập trung; gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng giữa người sản xuất với các doanh nghiệp, dưới sự quản lý của Nhà nước.

1.2.1.3 Mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là hướng đi tất yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, nhiều chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe, hạn chế bệnh tật là rất cần thiết Xuất phát từ đó, Trung tâm Khuyến nông Nam Định đã triển khai thực hiện mô hình “Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ vụ Mùa 2021” tại xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh nhằm thay đổi nhận thức, chuyển giao quy trình kỹ thuật, phương thức canh tác theo hướng hữu cơ đến người dân sản xuất Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ triển khai thực hiện phù hợp với chủ trương của tỉnh, huyện cũng như định hướng chung của ngành nông nghiệp hướng tới.

Mô hình được triển khai với quy mô 1,5 ha trên giống ST25, phương thức gieo cấy là máy cấy mạ khay Mô hình sử dụng 100% sử dụng Phân bón hữu cơ Con én vàng HC 888 của Công ty TNHH ứng dụng và phát triển công nghệ cao HITEDA, thuốc bảo vệ thực vật sinh học do Công ty TNHH Nông Sinh sản xuất Không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, chỉ sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học khi có sâu bệnh xảy ra.

Qua kết quả theo dõi cho thấy mô hình đã đạt được nhiều lợi ích, về mặt kinh tế: Năng suất đạt 210kg/sào,với giá bán 10.000đ/kg cho lợi nhuận 2,1 triệu đồng/ sào, cao hơn so với đại trà 10-15% Về mặt môi trường, sinh thái: Sử dụng100% phân bón hữu cơ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có lợi, đất đai được cải tạo tốt hơn, cây lúa phát triển cân đối, môi trường an toàn, hệ sinh thái đồng ruộng đảm bảo, có cá, ốc, cua đồng, … cùng sinh sống trên ruộng lúa Về mặt xã hội: Không sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, phân hóa học nên sức khỏe người sản xuất được đảm bảo, tạo ra được sản phẩm sạch, chất lượng cho người tiêu dùng Về mặt nhận thức: Phát triển nông nghiệp theo phương pháp canh tác hữu cơ không chỉ góp phần tạo ra những sản phẩm hữu cơ có lợi cho sức khỏe con người mà còn nâng cao nhận thức, thay đổi phương thức canh tác trong việc sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, bền vững đảm bảo sản phẩm an toàn, môi trường đất nước không bị ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường, hệ sinh thái đồng ruộng.

1.2.2 Bài học rút ra trong việc phát triển vùng lúa hữu cơ ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Từ kinh nghiệm phát triển vùng lúa hữu cơ ở một số địa phương, bài học rút ra cho huyện Bát Xát là:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÙNG LÚA HỮU CƠ Ở HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

Khái quát về điêu kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và ảnh hưởng đến phát triển vùng lúa hữu cơ

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội

2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới, phía bắc giáp huyện Kim Bình (Trung Quốc), phía nam giáp huyện Sa Pa, phía đông giáp thành phố Lào Cai và thị trấn

Hà Khẩu (Trung Quốc), phía tây giáp huyện Phong Thổ (Lai Châu) Thị trấn huyện lỵ cách thành phố Lào Cai 12 km về phía tây bắc Trong huyện có 2 cửa khẩu phụ Bản Vược và Y Tý, có 99,8 km đường biên giới với Trung Quốc, gần khu Công nghiệp - Thương mại Kim Thành, là điểm đầu đường cao tốc Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng Địa hình

Toàn bộ nền địa hình Bát Xát được kiến tạo bởi nhiều dải núi cao, nổi bật là hai dải núi chính tạo nên các hợp thuỷ: Ngòi Phát, suối Lũng Pô, Suối

Quang Kim Địa hình cao dần, điểm cao nhất có độ cao 2945m, điểm thấp nhất có độ cao 88m Kiến tạo địa hình Bát Xát hình thành hai khu vực Tuy nhiên, mỗi khu vực (vùng thấp gồm 5 xã và 1 thị trấn, vùng cao gồm 15 xã) đều có chung một đặc điểm: Vùng núi cao có độ chia cắt lớn, thung lũng hẹp khe sâu, độ dốc lớn Vùng thấp (ven sông Hồng, bồn địa nhỏ) là nơi tập trung các dải đồi thấp, thoải địa hình tương đối bằng phẳng

Vùng cao: Diện tích 80.763ha chiếm 77% diện tích đất toàn huyện, gồm các xã Y Tý, A Lù, A Mú Sung, Bản Xèo, Nậm Chạc, Trịnh Tường, Dền Sáng, Dền Thàng, Mường Hum, Trung Lèng Hồ, Nậm Pung, Pa Cheo, Phìn Ngan,

Tòng Sành, Sảng Ma Sáo Dãy núi chính có độ cao từ 400m đến 3096m, độ dốc trung bình từ 20 - 250 phần lớn lãnh thổ vùng có độ dốc trên 250 Địa hình chia cắt mạnh độ dốc lớn gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và đầu tư cơ sở hạ tầng Song lại có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và củng cố an ninh quốc phòng giữ vững chủ quyền độc lập Quốc gia

Vùng thấp: Diện tích 24.258ha chiếm 23% diện tích toàn huyện, gồm các xã: Bản Vược, Bản Qua, Quang Kim, Mường Vi, Cốc Mỳ, thị trấn Bát Xát Độ cao trung bình từ 400m đến 500m, địa hình vùng này được kiến tạo bởi các dải đồi thấp dạng lượn sóng và phần thoải tương đối bằng chạy dọc sông Hồng

Phần lớn đất đai vùng thấp nằm trên vỉa quặng A Pa Tít nên đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp Đất đai

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng Lào Cai năm 1972 và báo cáo khoa học (đất Lào Cai) do Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia thuộc Viện Địa lý xây dựng năm 1996 cho thấy huyện Bát Xát có 8 nhóm đất chính như sau:

Bảng 2.1 Đặc điểm đất đai tại huyện bát Xát, tỉnh Lào Cai

STT Loại đất Đặc điểm Phân bố

Trên núi cao 25,39 ha chiếm 0,02% diện tích tự nhiên, loại đất này chủ yếu được phân bố ở các đỉnh núi cao trên 2800 m, đượchình thành trong điều kiện khí hậu quanh năm rét khô, phân bố không tập trung, có nhiều đá nổi xen kẽ

Trên núi cao 1513,1 ha chiếm 1,2% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở độ cao từ 1800 - 2800m, tầng mùn dày thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ ẩm cao, ở những nơi quá trình rửa trôi mạnh, đá nổi xen kẽ nhiều hoặc vách đá dựng đứng rải rác Vùng đất tầng dày dưới 26cm thường có màu xám đen, từ 26 -73cm có màu xám vàng, từ 73 - 120cm có màu vàng đỏ

Mù Sủi (Sàng Ma Sáo

Trên núi cao 34956,66 ha chiếm 33,92% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở độ cao từ 900 - 1800m, loại đất này được hình thành tại chỗ, quá trình phong hoá chất khoáng mạnh nhưng không triệt để, tỷ lệ đá lẫn trong đất cao, tầng đất trung bình, thành phần cơ giới trung bình

A Lù, A MúSung, Trịnh Tường

4 Đất đỏ vàng 64787,94 ha chiếm 61,01% diện tích tự nhiên Ở độ cao dưới

5 Đất thung lũng dốc tụ

Diện tích 974,44 ha chiếm 0,92% Đây là loại đất thứ sinh được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở chân sườn hoặc khe dốc Đất (DI) có độ phì phụ thuộc vào các loại đất vùng lân cận, tầng đất dầy, thành phần cơ giới thịt trung bình đất chua

Phân bố rải rác trên địa bàn huyện

6 Đất lầy thụt và than bùn

Diện tích 12,1 ha chiếm 0,01% diện tích đất tự nhiên Loại đất này có hàm lượng các chất dinh dưỡng khá, thành phần cơ giới nhẹ độ pH cao

Phân bố ở các xã vùng thấp

Diện tích 524,54 ha chiếm 0,49% diện tích tự nhiên toàn huyện, nhóm đất này bao gồm:

Phù sa sông Hồng và phù sa các suối khác

8 Núi đá Diện tích 3394,55 ha chiếm 3,2 tổng diện tích tự nhiên Ở các dãy núi cao phía bắc huyện

(Nguồn: UBND huyện Bát Xát) Tài nguyên khoáng sản

Bát Xát có nhiều tài nguyên khoáng sản quý đã và đang được đầu tư khai thác như: Mỏ đồng Sin Quyền có trữ lượng trên 50 triệu tấn, mỏ sắt Bản Vược,

A Mú Sung, mỏ A Pa Tít, mỏ đá vôi, đất sét, cát, sỏi Ngoài ra còn có một số khoáng sản khác đang được thăm dò, khảo sát như mỏ: Đất Hiếm, Cao Lanh, vàng Sa Khoáng, Pen Pát Nguồn tài nguyên và khoáng sản đã và đang là nội lực cơ bản trong phát triển kinh tế của huyện, đặc biệt là mỏ đồng sẽ là nguồn thu hút lao động lớn của huyện cũng như tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một số mỏ khoáng sản như: điểm mỏ Graphit, kao lanh ở xã Trịnh Tường; vàng sa khoáng ở xã Tòong Sành… Nhìn chung Bát Xát có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, quý hiếm với trữ lượng khá lớn Nguồn tài nguyên khoáng sản này tạo ra sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này…

- Thuỷ văn: Hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện khá dày và phân bố tương đối đều.

Sông Hồng có nguồn nước dồi dào, cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân ven sông Đặc biệt, nước sông Hồng chứa lượng phù sa lớn, từ 6000-8000g/m3 Điều này khiến các vùng đất ven sông được phù sa bồi đắp, tạo nên độ phì nhiêu, màu mỡ, rất thích hợp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Phân tích thực trạng phát triển vùng lúa hữu cơ ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào

2.2.1 Thực trạng phát triển quy mô vùng lúa hữu cơ ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

- Gia tăng quy mô và diện tích vùng lúa hữu cơ và số hộ tham gia

Giai đoạn 2017 - 2021 với sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, UBND huyện, sự chủ động tham gia của các cấp các ngành thực hiện đề án “Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm gạo theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm" tại huyện Bát Xát Dự án bắt đầu được đưa ra vào năm 2015 nhưng mãi đến năm 2017 mới bắt đầu được thí điểm triển khai Mô hình được thực hiện trên cánh đồng xã Mường Vi với diện tích 15 ha, cùng sự tham gia của 36 hộ dân.

Tham gia mô hình, các hộ dân được hỗ trợ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ; được tập huấn quy trình, kỹ thuật ủ phân hữu cơ, quy trình kỹ thuật thâm canh lúa theo hướng hữu cơ; đồng thời cán bộ khuyến nông sẽ trực tiếp theo dõi, giám sát trong suốt thời gian thực hiện mô hình Mô hình sản xuất lúa hữu cơ được thực hiện 2 vụ/năm như sau:

- Vụ Xuân: gieo mạ từ 25/1-5/2, cấy xong trước 25/2 (cấy trà Xuân muộn);

- Vụ Mùa: gieo mạ từ 01/7-10/7; cấy xong trước 15/7 (cấy trà Mùa trung). Sau khi bắt đầu thí điểm mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại xã Mường Vi năm

2017 cho thấy năng suất chất lượng lúa cải thiện rõ rệt, mô hình đã tiếp tục được triển khai nhân rộng Qúa trình mở rộng quy mô vùng lúa hữu cơ của huyện BátXát cụ thể như sau:

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

S h (h ) ố hộ (hộ) ộ (hộ) ộ (hộ) T ng di n tích (ha) ổng diện tích (ha) ện tích (ha)

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Bát Xát)

Biểu đồ 2.3: Quy mô vùng lúa hữu cơ ở huyện Bát Xát năm 2017-2021

Mô hình sản xuất lúa hữu cơ phát triển mạnh mẽ qua từng năm Năm 2017, mô hình được triển khai với 36 hộ dân, diện tích trồng 15 ha Năm 2018, mô hình tiếp tục được đẩy mạnh với 45 hộ tham gia, diện tích trồng tăng lên 25 ha.

2021 đạt 86 ha cùng sự tham gia của 180 hộ dân

- Gia tăng vùng trồng lúa hữu cơ

Sản xuất lúa hữu cơ ban đầu được triển khai trên đại bàn xã Mường Vi, đến năm 2019 tiếp tục được triển khai trên đại bàn xã Cốc Mỳ, năm 2021 tiếp tục thực hiện trên địa bàn xã Bản Qua.

Bảng 2.3: Tình hình mở rộng vùng lúa hữu cơ theo địa bàn tại huyện

Xã Mường Vi Xã Cốc Mỳ Xã Bản Qua

Số hộ Diện tích (ha) Số hộ

Số hộ Diện tích (ha)

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Bát Xát)

Huyện Bát Xát có 21 đơn vị hành chính nhưng hiện nay việc phát triển vùng lúa hữu mới được thực hiện tại xã Mường Vi từ năm 2017, năm 2019 được triển khai thêm tại xã Cốc Mỳ và năm 2021 tiếp tục được thí điểm tại xã Bản Qua

Có thể thấy việc thực hiện phát triển vùng lúa hữu cơ trên địa bàn huyện Bát Xát còn chậm, quy mô có được mở rộng xong tốc độ thấp, chủ yếu mới tập trung phát triển ở xã Mường Vi, còn 2 xã Cốc Mỳ và Bản Qua có diện tích vùng thấp lớn, chỉ mới dừng ở mức thí điểm chứ chưa phát triển được đại trà

Tính đến năm 2021, huyện Bát Xát mới phát triển được 3 vùng lúa hữu cơ: một vùng tại xã Mường Vi với diện tích 65 ha và hai vùng tại xã Cốc Mỳ và Bản Qua với diện tích còn nhỏ, xen lẫn với lúa thường nên chất lượng chưa cao Nhằm nâng cao chất lượng, huyện đang thúc đẩy phát triển vùng lúa hữu cơ tại Cốc Mỳ và Bản Qua do hai xã này có vị trí liền kề, hướng tới mục tiêu liên kết thành một vùng lúa hữu cơ lớn hơn.

2.2.2 Nâng cao năng suất và chất lượng, giá trị sản phẩm vùng lúa hữu cơ ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

2.2.2.1 Về nâng cao chất lượng, đa dạng giống lúa hữu cơ

Kinh tế phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các loại sản phẩm ngon và an toàn Vì vậy, nông dân tất yếu phải chuyển đổi quy trình sản xuất, chọn lựa các giống lúa đặc sản, chất lượng cao, đồng thời áp dụng quy trình canh tác theo hướng hữu cơ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tăng năng lực cạnh tranh của mặt hàng lương thực này ở thị trường trong nước Huyện Bát Xát đã tuân thủ đúng kỹ thuật chọn giống trong tác lúa hữu cơ cho các vùng lúa hữu cơ của huyện:

Nên sử dụng các giống lúa nằm trong bộ giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận Các giống này thường có đặc điểm cây cứng, đẻ nhánh khỏe, chống đổ tốt, chịu rét và có khả năng chống chịu sâu bệnh, kháng bạc lá tốt Đồng thời, chúng ít nhiễm bệnh đạo ôn, rầy nâu và có thời gian sinh trưởng ngắn dưới 130 ngày.

- Không sử dụng giống lúa biến đổi gen.

Chuyển đổi cơ cấu giống từ lúa thường, lúa phẩm cấp thấp sang giống lúa đặc sản, ứng dụng quy trình canh tác lúa theo hướng hữu cơ, an toàn là những giải pháp và bước đi quan trọng của ngành nông nghiệp của huyện Bát Xát, nhằm từng bước nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo, tăng thu nhập cho nông hộ, đó cũng là mục tiêu của Trại giống Nông nghiệp Bát Xát hướng đến Các đề tài nghiên cứu giống đã được Trại thực hiện trong đó đề tài: Nghiên cứu, chọn tạo giống lúa thuần chất lượng cao tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2018 đã tạo ra giống Tân Thịnh 15,…

Giống lúa Tân Thịnh 15 bắt đầu được canh tác theo phương pháp hữu cơ trên vùng lúa hữu cơ của địa bàn Huyện từ năm 2018 đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân, và đang tiếp tục được triển khai nhân rộng Với những thành công đạt được từ đề tài, dự án, trong thời gian tới, Trung tâm Giống nông nghiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, mở rộng mạng lưới sản xuất giống lúa hữu cơ với những hoạt động cụ thể như sản xuất giống lúa thơm, lúa đen, lúa đỏ…theo hướng thảo dược phục vụ sản xuất; xây dựng thêm nhiều mô hình sản xuất lúa đặc sản ứng dụng đồng bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh hoạt động liên kết tiêu thụ.

"Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm gạo theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm" tại huyện Bát Xát đã đưa vào cấy các dòng lúa thuần chất lượng cao có đặc tính chống sâu bệnh và đã được công nhận chính thức với các giống lúa ngày càng được đa dạng cụ thể như sau:

Bảng 2.4: Các giống lúa hữu cơ được trồng trên các vùng lúa hữu cơ tại huyện Bát Xát giai đoạn 2017-2021

Giống lúa hữu cơ Năm

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Bát Xát)

Năm 2017 khi bắt đầu thực hiện thí điểm trồng lúa hữu cơ huyện sử dụng giống lúa duy nhất là Séng Cù, đến năm 2018 nhờ đề tài: “Nghiên cứu, chọn tạo giống lúa thuần chất lượng cao tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2018” đã tạo ra giống Tân Thịnh 15, Gạo lứt Séng Cù , 2 giống lúa này bắt đầu được canh tác theo phương pháp hữu cơ, đến năm 2020, 2021 huyện bắt đầu đưa giống lúa BC15 vào thêm danh mục các giống lúa thực hiện canh tác theo phương pháp hữu cơ đây là giống lúa đã được xã Mường Tấc, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La thực hiện canh tác theo phương pháp hữu cơ cho năng suất, chất lượng cao, Huyện Phù Yên có điều kiện khí hậu và đất đa khá giống với huyện Bát Xát nên Phòng NN&PTNT huyện Bát Xát quyết định học tập kinh nghiệm đưa 2 giống này về canh tác trên đất Bát Xát

Đánh giá thực trạng phát triển vùng lúa hữu cơ ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào

Quy mô, diện tích lúa hữu cơ liên tục được mở rộng qua các năm tại xã Mường Vi, xã Cốc Mỳ và đang tiếp tục nhân rộng phát triển thêm ở xã Bản Qua và định hướng tiếp tục thí điểm nhân rộng thêm ra các xã khác trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Mô hình trồng lúa hữu cơ ở huyện Bát Xát đã mang đến nhiều lợi ích cho người dân Mô hình này không chỉ đem lại năng suất cao mà chất lượng và giá trị kinh tế của các giống lúa hữu cơ cũng được đánh giá cao hơn so với các loại lúa thông thường khác.

Việc không sử dụng thuốc BVTV và phân bón vô cơ, đã giúp khôi phục và duy trì hệ sinh thái đồng ruộng, bảo vệ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ thiên địch cũng như các loài thủy sinh sống trong ruộng lúa Theo ghi nhận của cán bộ kỹ thuật và nông dân cho thấy: Ruộng mô hình xuất hiện nhiều đối tượng thiên địch như: Nhện lưới, chuồn chuồn, các loại cá, ốc…,khác với các ruộng canh tác theo phương thức vô cơ, sử dụng thuốc BVTV Đồng thời, ruộng sản xuất hữu cơ nên các đối tượng sâu bệnh ít phát sinh và phát triển.

Việc sản xuất lúa hữu cơ cải thiện vấn đề sức khỏe cho người sản xuất:

Trước đây, việc lạm dụng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác ở huyện Bát Xát đã gây ra nhiều tác động tiêu cực, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng nông sản mà còn trực tiếp đến sức khỏe người nông dân Tuy nhiên, với sự chuyển đổi sang phương pháp canh tác lúa hữu cơ, người dân đã giảm thiểu đáng kể việc tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, góp phần cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe của họ.

Thay đổi nhận thức về canh tác của người dân: Trước đây người dân đã quá quen thuộc với phương thức sản xuất lúa truyền thống thường xuyên sử dụng các loại phân bón vô cơ, các loại thuốc BVTV trong quá trình sản xuất lúa. Nhưng từ khi được phát triển vùng lúa hữu cơ nông dân đã thấy được tiềm năng kinh tế của nó Họ đã thấy được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm tuy không sử dụng các loại thuốc BVTV và phân vô cơ để tăng về mặt sản lượng nhưng lúa hữu cơ vấn đem lại giá trị cao hơn vì chất lượng sản phẩm cao hơn nên khiến giá bán của lúa hữu cơ cao hơn các giống lúa sản xuất theo phương thức truyền thống Thêm vào đó, họ nhận thấy được rằng việc hạn chế sử dụng những loại thuốc BVTV sẽ giúp họ cải thiện phần nào về vấn đề sức khỏe.

Liên kết giữa hộ với HTX được thực hiện khá chặt chẽ thông qua hợp đồng. Các điều khoản được ghi trong hợp đồng liên kết chặt chẽ, đặc biệt là điều khoản về giá cả và thời điểm bán sản phẩm; Điều khoản về xử lý rủi ro chưa được cụ thể trong hợp đồng.

Về quy mô, diện tích vùng lúa hữu cơ còn ít, số hộ tham gia còn chưa nhiều nên chưa tập trung được thành các vùng trồng lúa hữu cơ rộng lớn.

Chất lượng lúa hữu cơ chưa cao, do các ruộng lúa hữu cơ vẫn được trồng đan xe với các ruộng lúa thường nên vẫn bị ảnh hưởng bởi sâu bọ, thuốc trừ sâu và thụ phấn chéo giữa các giống lúa với nhau.

Phát triển vùng lúa hữu cơ tại huyện Bát Xát hiện vẫn mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ Nhiều nông dân chưa muốn chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ do sức hấp dẫn về thu nhập chưa được chứng minh; thị trường tiêu thụ không được cam kết; quy trình sản xuất yêu cầu khắt khe, cần thời gian dài để cải tạo đất, tạo nguồn nước tưới đáp ứng yêu cầu về chất lượng, chi phí sản xuất cao mà năng suất nói chung là thấp…

Về kỹ thuật canh tác: Một số hộ vẫn còn chưa tuân thủ quy trình sản xuất lúa hữu cơ, vẫn sử dụng một lượng nhỏ phân bón hóa học và thuốc trừ sâu.

Về năng suất: Lúa hữu cơ ở huyện Bát Xát ngày càng tăng lên qua các năm, năng suất cao hơn sản xuất lúa thường nhưng so với các vùng khác trồng lúa hữu cơ như ở huyện Phù Yên, Sơn La thì năng suất lúa hữu cơ của huyện Bát Xát vẫn còn thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao so với các huyện của tỉnh khác.

Về liên kết sản xuất: Công tác phối hợp thực hiện phát triển vùng lúa hữu cơ của các cơ quan chuyên môn với chính quyền cơ sở còn chưa nhịp nhàng, thiếu hiệu quả Liên kết giữa nông hộ trong sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ chưa chặt chẽ Liên kết này được thực hiện chủ yếu thông qua việc trao đổi thông tin về kỹ thuật sản xuất; trao đổi thông tin về đầu vào và đầu ra chưa được nông hộ quan tâm

2.2.3 Phân tích nguyên nhân của hạn chế

2.2.3.1 Nguyên nhân từ các điều kiện tự nhiên

Phát triển vùng lúa hữu cơ ở huyện Bát Xát hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế xuất phát từ các các điều kiện tự nhiên như sau:

- Do biến đổi khí hậu, dự báo trong thời gian tới thời tiết sẽ diễn biến ngày càng phức tạp sẽ gây ảnh hưởng lớn đến ngành nông nghiệp của huyện,

- Các loại dịch bệnh trên người và thực vật ngày càng phức tạp và có quy mô rộng, mức độ ảnh hưởng lớn dự báo sẽ khó khăn cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

2.2.3.2 Nguyên nhân từ các yếu tố kinh tế, xã hội

Phát triển vùng lúa hữu cơ ở huyện Bát Xát hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan sau:

- Doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp chưa nhiều, một số doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện năng lực còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG LÚA HỮU CƠ Ở HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

Bối cảnh mới và phương hướng phát triển vùng lúa hữu cơ ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

3.1.1 Bối cảnh mới và tác động đến phát triển vùng lúa hữu cơ ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Thống kê của FiBL (Viện Nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ) và Tổ chức Nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM) cho thấy, năm 2020 có hơn 71 triệu ha canh tác hữu cơ, tương đương khoảng 1,5% tổng diện tích canh tác Một số quốc gia như: Hoa Kỳ, Úc và Liên minh châu Âu (EU) có tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ rất nhanh và đến nay trên thế giới có 186 quốc gia phát triển dòng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Sản xuất lúa hữu cơ là hướng đi bền vững cho ngành nông nghiệp, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường như tiết kiệm nước, hạn chế phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật Ngoài ra, canh tác theo phương pháp hữu cơ còn tạo ra hệ sinh thái đồng ruộng bất lợi cho sâu bệnh phát triển, tăng khả năng chống chịu của cây lúa, đồng thời giúp tăng khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã và đang trở thành xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp thế giới Việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ không chỉ cung cấp thực phẩm an toàn, mà còn đảm bảo hệ sinh thái bền vững, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong quá trình canh tác, góp phần bảo vệ môi trường.

Nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, Đảng và Nhà nước đã khuyến khích nông dân chuyển sang sản xuất hữu cơ Theo đó, Nghị định 109/2018/NĐ-CP ban hành ngày 29/8/2018 về Nông nghiệp hữu cơ tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động sản xuất hữu cơ tại Việt Nam, hướng đến mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và đưa nông sản Việt Nam vươn ra thế giới.

Thực tế đã chứng minh, việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ không chỉ cung cấp thực phẩm an toàn, mà còn đảm bảo hệ sinh thái bền vững, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong quá trình canh tác, góp phần bảo vệ môi trường.

Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã khuyến khích cũng như tạo điều kiện để bà con nông dân phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hữu cơ, tăng năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu dùng

Xác định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là hướng đi tất yếu của ngành nông nghiệp và qua đó Sở NN&PTNT đã định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ với nhiều đối tượng cây trồng, với những mô hình sản xuất như: “Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ gắn với sản phẩm OCOP”; “Thâm canh vườn cam, bưởi đạt chuẩn hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” Qua quá trình triển khai thực hiện các mô hình có thể thấy được việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất đạt tiêu chuẩn hữu cơ với mục tiêu tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, nhiều chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe, hạn chế bệnh tật và đạt hiệu quả kinh tế cũng như đảm bảo môi trường sống và phát triển sản xuất bền vững.

Dự báo nhu cầu gạo hữu cơ

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, phát triển nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng của thế giới và Việt Nam sẽ đón đầu xu hướng đó.

Nông sản hữu cơ đang trở thành mặt hàng nông nghiệp mà Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận các chuỗi bán lẻ toàn cầu nhất Hiện nay gạo thường của Việt Nam bán ra với giá chưa đến 400 USD/tấn thì một số đơn vị làm gạo hữu cơ xuất khẩu với giá 2.000 - 3.000 USD/tấn mà cung vẫn không đủ cầu

Gạo hữu cơ trong tương lai gần sẽ là loại gạo được dùng phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam, nhất là vùng thành thị có mức sống cao hơn nhằm nâng cao và bảo vệ sức khỏe Thực tế cho thấy, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lúa gạo hữu cơ cả trong nước và trên thế giới ngày càng nhiều Vì vậy, việc sản xuất lúa gạo hữu cơ là hướng phát triển tất yếu do nhu cầu của người tiêu dùng.

Nghiên cứu và triển khai mô hình sản xuất lúa gạo hữu cơ quy mô lớn không chỉ bảo vệ sức khỏe cộng đồng, môi trường, đất đai mà còn nâng cao giá trị sản phẩm của người nông dân Sử dụng các giống lúa đặc sản, quy trình hữu cơ nghiêm ngặt giúp tạo ra sản phẩm gạo sạch, ngon, bổ dưỡng Nhờ đó, người sản xuất sẽ thu được hiệu quả kinh tế cao hơn.

UBND huyện Bát Xát khẳng định: Phát triển vùng sản xuất lúa hữu cơ bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân Trong xu thế hiện nay, vùng lúa hữu cơ không chỉ tạo ra sản phẩm hữu cơ có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng mà về lâu dài còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải tạo đất và nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng, giá trị sản phẩm và giảm chi phí đầu tư trong sản xuất Hiện nay, huyện Bát Xát tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện theo đề án tái cơ cấu nền kinh tế, quy hoạch vùng sản xuất lúa hữu cơ.

Từ đó, góp phần nâng cao lượng lúa, gạo Bát Xát và tạo điều kiện cải thiện và nâng cao thu nhập cho nông dân Định hướng phát triển vùng lúa hữu cơ ở huyện Bát Xa:

- Xác định ngành nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất hàng đầu của huyện và nông nghiệp hữu cơ là một bước đi mới cho thời gian tới đây, phải tiếp tục duy trì nhịp độ đã đạt, và sản xuất lúa theo hướng hàng hóa gắn với thị trường. Chú trọng đầu tư thâm canh và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để giúp tăng năng suất và đạt được hiệu quả kinh tế trong sản xuất

- Xây dựng hệ thống giao thông thủy lợi tốt hơn, rộng hơn để tạo điều kiện cho người dân trong quá trình sản xuất và tích cực thay đổi tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa hữu cơ để phù hợp với đất đai của huyện để tạo ra sản phẩm chất lượng cao và có năng suất cao.

Giải pháp phát triển vùng lúa hữu cơ ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

3.2.1 Điều chỉnh quy hoạch vùng hữu cơ a Lập quy hoạch phát triển vùng lúa hữu cơ; Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và tăng cường công tác quản lý các quy hoạch liên quan đến phát triển vùng lúa hữu cơ Rà soát, đánh giá và điều chỉnh, xây dựng các chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp

Trên cơ sở Quy hoạch sản xuất nông nghiệp của tỉnh Lào Cai; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của huyện Bát Xát để tiến hành lập quy hoạch phát triển vùng lúa hữu cơ Quy hoạch vùng lúa hữu cơ phải đảm bảo mục đích xác định những quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển, tổ chức vùng lãnh thổ sản xuất; mặt khác, trên cơ sở luận chứng về điều kiện và thực trạng phát triển thời gian qua nhằm khai thác, sử dụng và phát huy hiệu quả các điều kiện và đặc điểm khả năng tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực trên địa bàn huyện theo ngành và vùng lãnh thổ Quy hoạch vùng lúa hữu cơ phải đảm bảo yêu cầu phát huy được lợi thế của 03 vùng (vùng núi-gò đồi và vùng đồng bằng ; phải xác định được đâu là tiềm năng, lợi thế về vùng lúa hữu cơ của huyện từ đó xác định ngành hàng chủ lực của huyện; xác định được mối liên kết giữa các ngành, các vùng, các xã, thị trấn

Công tác quản lý quy hoạch và thực hiện chương trình kinh tế trọng điểm phải được thực hiện chặt chẽ đảm bảo quá trình sản xuất không đúng hoặc phá vỡ quy hoạch, chương trình đã xây dựng Ủy ban nhân dân huyện thành lập 01

Tổ chỉ đạo gồm phòng Nông nghiệp-phát triển nông thôn, phòng Kinh tế-Hạ tầng và phòng Tài nguyên-Môi trường để kiểm tra, chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện đúng chương trình, quy hoạch đã duyệt

Theo quy hoạch đến năm 2025 huyện có 5 vùng lúa hữu cơ trong đó mở rộng 3 vùng lúa hữu cơ ở xã Mường Vy, Bản Qua, Cốc Mỳ và thực hiện phát triển thêm 2 vùng lúa mới ở xã Bản Vượt, Bản Xèo với định hướng gộp 5 vùng lúa hữu cơ này thành một vùng lúa hữu cơ lớn, không trồng lúa thường để vùng lúa hữu cơ cho năng suất chất lượng tốt nhất, không bị ảnh hưởng bởi các vùng lúa thường. b Đẩy mạnh quá trình tập trung, tích tụ ruộng đất nhằm thúc đẩy nông nghiệp sản xuất theo hướng quy mô lớn

Tích tụ, tập trung ruộng đất trong sản xuất lúa hữu cơ là một yêu cầu khách quan của quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trên đơn vị diện tích. Luật Đất đai sữa đổi năm 2013 đã cho phép việc tập trung ruộng đất quy mô lớn. Đây là giải pháp trọng tâm mang tính đột phá; do đó để đẩy nhanh quá trình tập trung đất đai sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bát Xát thì cần phải thực hiện một số nội dung sau:

Thực hiện “Dồn điền đổi ruộng” để hình thành các mảnh, vùng sản xuất vùng lúa hữu cơ Hiện nay huyện mới chỉ thực hiện dồn điền đổi ruộng được ở xã Mường Vy do đây là vùng có diện tích đồng bằng lớn nhất, số hộ tham gia vùng lúa hữu cơ nhiều nhất, còn các xã khác vẫn đang trong quá trình vận động người dân và thiết kế phương án.

Các hợp tác xã, trang trại và gia trại được tạo điều kiện thuê diện tích đất lớn để sản xuất nông nghiệp Các xã, thị trấn kiểm kê diện tích ngoài đất do mình quản lý để xây dựng phương án cho thuê dài hạn, diện tích lớn và ưu đãi cao Đồng thời, chủ sử dụng đất có thể cho thuê trọn gói hoặc góp vốn bằng đất để cùng sản xuất với tổ chức, cá nhân thuê đất.

Xây dựng các vùng sản xuất tập trung mà trong đó có nhiều hộ nông dân không đóng góp vốn bằng đất hay cho thuê mà có cùng chung một giống lúa hữu cơ, cùng chung biện pháp sản xuất, biện pháp thu hoạch.

Các cấp chính quyền huyện cần tăng cường phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường, các ngành, huyện, thành, thị triển khai, cụ thể hóa Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để đẩy nhanh tiến độ dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai phát triển nông nghiệp phù hợp với từng địa phương Khuyến khích liên kết sản xuất, cho thuê, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp.

Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương Hỗ trợ phát triển cho các hộ nông dân, HTX và doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong các dự án phát triển cánh đồng lớn, vùng sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới và trong nước Hỗ trợ nâng cao năng lực thông tin, phân tích và dự báo thị trường nông nghiệp, trong đó có thị trường đất đai của các bộ ngành có liên quan và của địa phương.

- Tiếp tục quyết liệt trong cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch và bình đẳng về cơ hội tiếp cận cho tất cả các chủ thể kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng và trong nền kinh tế nói chung.

Tích tụ và tập trung ruộng đất trong nông nghiệp và nông thôn là vấn đề phổ biến, mang tính quy luật đặt ra cho bất kỳ một nước công nghiệp hóa nào Việt Nam cũng không thể là một trường hợp ngoại lệ Tháo gỡ những lực cản của quá trình tích tụ và tập trung đất nông nghiệp khởi nguồn từ tư duy, nhận thức và quan điểm cần được xác định là khâu đột phá đầu tiên phải thực hiện để thiết kế chính sách nhằm đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong quá trình xây dựng cánh đồng lớn, phát triển vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hóa, cơ giới hóa và tự động hóa, công nghệ cao.

Tập trung đất nông nghiệp cần dựa trên nền tảng phát triển mạnh thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp thứ cấp, trao quyền tự định đoạt cho người nông dân trong việc bán, cho thuê hoặc góp vốn đất khi liên kết với doanh nghiệp trong mô hình cánh đồng lớn công nghệ cao, công nghệ sạch Thị trường này là nơi người nông dân và doanh nghiệp thỏa thuận về quyền sử dụng đất nông nghiệp thứ cấp, được ràng buộc bởi pháp luật Nhà nước đóng vai trò định hướng, hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia.

3.2.2 Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn

Sau 30 năm tái lập tỉnh, từ một huyện nghèo, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế chậm phát triển,… đến nay bộ mặt kinh tế - xã hội của huyện đã đổi thay rõ rệt Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông được đầu tư, nâng cấp tương đối đồng bộ, hoàn thiện 100% các xã đã có đường ô tô cứng hóa đến trung tâm; 100% thôn bản đã có đường ô tô và điện lưới quốc gia (90% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia); 100% số xã phủ sóng điện thoại di động và internet; 100% phòng học được xây dựng kiên cố và bán kiên cố…

Ngày đăng: 25/10/2023, 21:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Đặc điểm đất đai tại huyện bát Xát, tỉnh Lào Cai - Phát triển vùng lúa hữu cơ ở huyện bát xát, tỉnh lào cai
Bảng 2.1. Đặc điểm đất đai tại huyện bát Xát, tỉnh Lào Cai (Trang 39)
Bảng 2.3: Tình hình mở rộng vùng lúa hữu cơ theo địa bàn tại huyện Bát Xát giai đoạn 2017-2021 - Phát triển vùng lúa hữu cơ ở huyện bát xát, tỉnh lào cai
Bảng 2.3 Tình hình mở rộng vùng lúa hữu cơ theo địa bàn tại huyện Bát Xát giai đoạn 2017-2021 (Trang 49)
Bảng 2.5: Kỹ thuật bón phân cho lúa hữu cơ tại huyện Bát Xát Loại phân ĐVT Lượng - Phát triển vùng lúa hữu cơ ở huyện bát xát, tỉnh lào cai
Bảng 2.5 Kỹ thuật bón phân cho lúa hữu cơ tại huyện Bát Xát Loại phân ĐVT Lượng (Trang 54)
Bảng 2.6: So sánh giá trị sản phẩm lúa Séng Cù trồng theo hướng hữu cơ với Séng Cù trồng theo phương pháp thường - Phát triển vùng lúa hữu cơ ở huyện bát xát, tỉnh lào cai
Bảng 2.6 So sánh giá trị sản phẩm lúa Séng Cù trồng theo hướng hữu cơ với Séng Cù trồng theo phương pháp thường (Trang 58)
Bảng 2.7. Sản lượng lúa hữu cơ và lúa thường bán theo hợp đồng của nông hộ nghiên cứu qua các năm 2017-2021 - Phát triển vùng lúa hữu cơ ở huyện bát xát, tỉnh lào cai
Bảng 2.7. Sản lượng lúa hữu cơ và lúa thường bán theo hợp đồng của nông hộ nghiên cứu qua các năm 2017-2021 (Trang 63)
Bảng 2.8. Liên kết giữa nông hộ sản xuất lúa hữu cơ thông qua trao đổi thông tin - Phát triển vùng lúa hữu cơ ở huyện bát xát, tỉnh lào cai
Bảng 2.8. Liên kết giữa nông hộ sản xuất lúa hữu cơ thông qua trao đổi thông tin (Trang 64)
Bảng 2.8 cũng cho thấy nông hộ hầu như không trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau về giá, chất lượng đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), cũng như về giá đầu ra và tìm kiếm đối tác bao tiêu sản phẩm - Phát triển vùng lúa hữu cơ ở huyện bát xát, tỉnh lào cai
Bảng 2.8 cũng cho thấy nông hộ hầu như không trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau về giá, chất lượng đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), cũng như về giá đầu ra và tìm kiếm đối tác bao tiêu sản phẩm (Trang 65)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w