1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những giải pháp xây dựng nông thôn mới ở xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

103 622 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,98 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa BNNPTNT Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn CN - TTCN Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa NN –ND -NT N

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: Ts Nguyễn Từ

Hà Nội – 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Ts Nguyễn Từ

Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực do cá nhân tôi lấy từ xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Phan Văn Tính

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 5

1.1 Một số lý luận cơ bản về nông thôn mới 5

1.1.1 Khái niệm về nông thôn, phát triển nông thôn 5

1.1.2 Những vấn đề về xây dựng nông thôn mới 8

1.2 Những nội dung về xây dựng nông thôn mới 9

1.2.1 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 9

1.2.2 Đặc trưng của xây dựng nông thôn mới 9

1.2.3 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới 10

1.2.4 Yêu cầu của chương trình xây dựng nông thôn mới 11

1.2.5 Các bước xây dựng nông thôn mới 13

1.2.6 Nội dung tiêu chí xây dựng nông thôn mới 14

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới xây dựng nông thôn mới 17

1.3.1 Chính sách của Trung ương và địa phương ban hành 17

1.3.2 Đời sống kinh tế - xã hội địa phương 18

1.3.3 Các yếu tố tự nhiên 19

1.3.4 Nhận thức, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ 19

1.3.5 Hạ tầng cơ sở, vật chất kỹ thuật 20

1.4 Kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới 21

1.4.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn 21

1.4.2 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh 23

1.4.3 Bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới cho xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam 25

Trang 5

Chương 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ

NGỌC LŨ, HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM 28

2.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới của xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam 28

2.1.1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 28

2.1.2 Đặc điểm tự nhiên 29

2.2 Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở xã Ngọc Lũ giai đoạn 2011 – 2015 31

2.2.1 Quy hoạch và phát triển quy hoạch của xã Ngọc Lũ 31

2.2.2 Hạ tầng kinh tế xã hội 33

2.2.3 Kinh tế và tổ chức sản xuất 39

2.2.4 Văn hóa - Xã hội 46

2.2.5 Hệ thống chính trị 51

2.2.6 Kết quả xây dựng nông thôn mới ở xã Ngọc Lũ 52

2.3 Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam 59

2.3.1 Ưu điểm 59

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 60

Chương 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ NGỌC LŨ, HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020 63

3.1 Quan điểm và mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam 63

3.1.1 Quan điểm xây dựng nông thôn mới của xã Ngọc Lũ đến năm 2020 .63

3.1.2 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới của xã Ngọc Lũ đến năm 2020 .65

3.2 Một số giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam 66

Trang 6

3.2.2 Tiếp tục đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng 67

3.2.3 Nâng cao chất lượng nhân lực trong các hoạt động xây dựng nông thôn mới 70

3.2.4 Phát triển kinh tế - đảm bảo an sinh xã hội 72

3.2.5 Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ở nông thôn trong xây dựng nông thôn mới 77

3.2.6 Hoàn thiện chính sách, công tác điều hành quản lý 79

KẾT LUẬN 84

KHUYẾN NGHỊ 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa

BNNPTNT Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

CN - TTCN Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

NN –ND -NT Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn

QĐ/TTg Quyết định/ Thủ tướng

QĐ-BBCVT Quyêt định - Bộ bưu chính viễn thông

QĐ-BCĐXDNTM Quyết định - Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới QĐ-BGD&ĐT Quyết định - Bộ giáo dục và đào tạo

QĐ-BVHTTDL Quyết định - Bộ văn hóa thông tin du lịch

QĐ-BYT Quyết định - Bộ y tế

QĐKT ĐNT Quy trình kỹ thuật điện nông thôn

SNN&PTNT Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau gần 30 năm thực hiện đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nôngnghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và tolớn Tuy nhiên, những thành tựu đó chưa tương xứng với tiềm năng phát triểncủa đất nước Nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn đang là khu vực chậm pháttriển nhất trong nền kinh tế

Đề án xây dựng nông thôn mới là chương trình mục tiêu quốc gia, mangtính thời sự Đây là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế, xã hội, chínhtrị và an ninh quốc phòng Theo đó, nông thôn nước ta trong 10 năm tới sẽ cónhững thay đổi to lớn cả về diện mạo cũng như về tiềm lực Nông thôn sẽ đượcqui hoạch lại vừa gìn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc lại vừa đáp ứng đượcnhững đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chất lượng cuộcsống của nông dân sẽ được nâng cao Mô hình sản xuất mới sẽ mang lại hiệuquả cũng như phát huy được lợi thế của từng địa phương

Qua chương trình xây dựng nông thôn mới, đối tượng được hưởng lợi trựctiếp đó chính là người nông dân Những định dạng về nông thôn mới không chỉdừng lại ở mục tiêu tăng mức thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân mà làmột sự thay đổi vô cùng to lớn, toàn diện đối với nông nghiệp, nông dân vànông thôn Những khó khăn mà người nông dân hiện nay ở nông thôn đang phảiđối mặt sẽ được giải quyết một cách căn bản

Ngọc Lũ là xã nghèo của tỉnh Hà Nam có diện tích tự nhiên là 575 ha Nôngnghiệp, nông thôn xã Ngọc Lũ trong những năm qua đã có những bước tiếnđáng kể, đời sống vật chất, tinh thần của người dân có nhiều cải thiện Năm

2011, xã Ngọc Lũ thực hiện xây dựng nông thôn mới do tỉnh Hà Nam triển khai.Sau 3 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, xã đã đạt được nhiều kết quả tíchcực, tuy nhiên vẫn còn một số mặt hạn chế cần được khắc phục trong nhữngnăm tới Từ những vấn đề trên, dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Từ, tôi đã

Trang 9

lựa chọn đề tài: “Những giải pháp xây dựng nông thôn mới ở xã Ngọc Lũ,

huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam” làm luận văn thạc sỹ

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu: Đề xuất giải pháp nhằm xây dựng NTM giai đoạn 2016 -2020 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới

- Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới của xã Ngọc Lũ, những kếtquả đạt đươc, phân tích những tồn tại, hạn chế cùng các nguyên nhân trong quátrình thực hiện xây dựng nông thôn mới

- Đề xuất được các giải pháp tiếp tục xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đến năm 2020

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng nông thôn mới ở xã Ngọc Lũ, huyện

Bình Lục, tỉnh Hà Nam

- Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện toàn xã Ngọc Lũ Đánh giá thực

trạng xây dựng nông thôn mới theo 5 nhóm chỉ tiêu với 19 tiêu chí

Về thời gian: + Đánh giá hiện trạng từ năm 2012 - 2015

+ Đề xuất giải pháp năm 2016 - 2020

4 Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của Luận văn

- Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản và thực tiễn về nông thôn và xâydựng nông thôn mới

- Đánh giá kết quả, tìm ra tồn tại, hạn chế cùng các nguyên nhân trong quátrình thực hiện xã nông thôn mới theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại

xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

Trang 10

- Đề xuất các giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Ngọc Lũ, huyệnBình Lục, tỉnh Hà Nam đến năm 2020

5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu đề tài

- Phương pháp nghiên cứu đề tài

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩaduy vật lịch sử và các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Luận văn sửdụng các phương pháp sau để nghiên cứu:

Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu: Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu

thu thập thông qua việc thống kê, khảo sát các văn bản pháp quy của Nhà nước,các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo, các công trình nghiên cứu khoa học, websiteviết về xây dựng nông thôn mới Các số liệu cũng được thu thập tại ban chỉ đạoxây dựng nông thôn mới cấp tỉnh, cấp huyện, Ban quản lý xây dựng nông thôn

mới các xã điểm, tại cơ quan lưu trữ các cấp

Phương pháp điều tra, khảo sát đối tượng nghiên cứu được sử dụng để phân

tích, đánh giá thực trạng cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn mới của xãNgọc Lũ Tiến hành khảo sát, điều tra thực địa tại một số xã, thôn xây dựngnông thôn mới

Phương pháp chuyên gia: được sử dụng trong đánh giá các nhân tố ảnh

hưởng, các cơ hội và thách thức, xây dựng các quan điểm, định hướng phát triểnnông thôn mới; đề xuất các giải pháp có tính khuyến nghị xây dựng nông thônmới Tiến hành gặp gỡ trao đổi với các Sở ban ngành để thu được những thôngtin tư liệu hữu ích

Phương pháp bản đồ: Trên cơ sở các bản đồ có sẵn liên quan đến đề tài

như: bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế, để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự

phát triển nông thôn mới

6 Bố cục của luận văn

Trang 11

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chínhcủa đề tài được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới

Chương 2: Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở xã Ngọc Lũ, huyện BìnhLục, tỉnh Hà Nam

Chương 3: Giải pháp xây dựng nông thôn mới xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục,tỉnh Hà Nam đến năm 2020

Trang 12

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.1 Một số lý luận cơ bản về nông thôn mới

1.1.1 Khái niệm về nông thôn, phát triển nông thôn

Khái niệm về nông thôn

Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó chủ yếu là laođộng nông nghiệp, hoạt động kinh tế phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên(năm 2011 dân số sống ở nông thôn chiếm 69,8% tổng dân số nước ta), có vaitrò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của cả nước Nôngthôn là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống của người dân, cungcấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu, cung cấp hàng hóa cho xuấtkhẩu, cung cấp lao động cho công nghiệp và thành thị, là thị trường rộng lớn đểtiêu thụ những sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ

Trên góc độ tự nhiên, nông thôn là vùng đất rộng lớn bao quanh các đôthị như thành phố, thị xã, thị trấn, có sự khác nhau về địa hình, khí hậu, thủyvăn… Trên góc độ kinh tế, nông thôn chủ yếu là sản xuất nông, lâm, thủy sản

Về đường sá, hệ thống nước sạch, điện thường hạn chế, thấp kém hơn đô thị Về

xã hội, trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật, giáo dục, đời sống vật chất, tinhthần của cư dân nông thôn nhìn chung thấp hơn đô thị Di sản văn hóa, phongtục tập quán trong nông thôn đa dạng, phong phú hơn đô thị

Đến nay, khái niêm nông thôn được thống nhất với quy định tại TheoThông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành,

nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là

ủy ban nhân dân xã".

Khái niệm về phát triển nông thôn

Trang 13

Phát triển nông thôn bao hàm tất cả các phạm vi, các khía cạnh chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội, trật tự, an ninh,… nhằm đáp ứng mọi nhu cầu trongcuộc sống cộng đồng và từng cá nhân

Theo Ngân hàng thế giới có thể hiểu, phát triển nông thôn là một chiến lượcnhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và xã hội của một nhóm người cụthể - người nghèo ở vùng nông thôn Nó giúp những người nghèo nhất trong

những người dân sống ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích sự phát triển

Trong điều kiện của Việt Nam, tổng hợp quan điểm từ các chiến lược pháttriển kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ ngày có thể tóm lại, phát triểnnông thôn là một quá trình cải thiện có chú ý một cách bền vững về kinh tế, vănhóa, xã hội và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng sống của cư dân nôngthôn Quá trình này, trước hết là do chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợtích cực của Nhà nước và các tổ chức khác Các bộ phận cơ bản cấu thành trongnông thôn bao gồm: Chủ thể trong nông thôn; các hoạt động kinh tế; các tổchức; cơ sở hạ tầng; khoa học và công nghệ áp dụng; y tế, sức khỏe cộng đồng;văn hóa - giáo dục; môi trường và tài nguyên thiên nhiên; các chính sách kinh tế

và xã hội Các hợp phần tạo nên sự thống nhất và tác động qua lại lẫn nhau hìnhthành một chỉnh thể nông thôn

Xét về chủ thể, người dân được xác định là chủ thể trong nông thôn, ngườinông dân với sản xuất nông nghiệp là thành phần chính Ở đây có sự đa dạng vềthành phần và sắc tộc, tôn giáo Đặc trưng cơ bản chủ thể trong nông thôn códân số với lực lượng lao động nông nghiệp chiếm một tỷ lệ lớn và được coi là

lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quan trọng nông thôn Việt Nam

Theo cách nhìn nhận về mối quan hệ có sự gắn kết, ảnh hưởng giữa các

chủ thể trong nông thôn, có nhiều hình thức, cấp độ, vai trò và sự tác động lẫnnhau các bộ phận đó: cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng Cá nhân hay thànhviên của chủ thể nông thôn với những nhu cầu, nguyện vọng, năng lực và ứng

Trang 14

tạo nên sự thống nhất, có sự tác động qua lại lẫn nhau hình thành một chỉnh thể

nông thôn, nông dân chiếm một tỷ lệ lớn và đóng vai trò chủ đạo

Xét về các hoạt động kinh tế trong nông thôn bao gồm các hoạt động sản

xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, các hoạt độngthương mại, dịch vụ Trong đó hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu,người nông dân làm chủ thể chính thực hiện sản xuất

Xét về tổ chức trong nông thôn bao gồm nhiều loại hình cả chính thống vàphi chính thống gồm: các tổ chức đảng, tổ chức chính quyền ở địa phương, các

tổ chức kinh tế, các đoàn thể xã hội và quần chúng khác nhau (Đoàn thanh niên,

Hội nông dân, Hội phụ nữ…)

Về cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm hệ thống đường giao thông, hệ thống

điện, hệ thống thủy lợi, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống trường học,…Những cơ sở này phục vụ đắc lực đời sống sinh hoạt và sản xuất kinh doanh củacác cư dân nông thôn Về khoa học, công nghệ, tiến bộ kỹ thuật được áp dụng,đây là bộ phận quan trọng, bao gồm kiến thức bản địa và kinh nghiệm truyềnthống của người dân nông thôn, về tất cả các lĩnh vực khoa học, công nghệ, tiến

bộ kỹ thuật được áp dụng tác động sản xuất, đời sống của cộng đồng dân cư

Về y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng bao gồm hệ thống y tế, các hoạt

động chăm sóc sức khỏe duy trì thường xuyên nhằm đảm bảo sức khỏe cho mọithành viên trong cộng đồng Trên góc độ văn hóa trong nông thôn là mối quan

hệ tổng hòa giữa cách ứng xử giữa người với người trong cộng đồng dân cưnông thôn Hệ thống giáo dục là bộ phận quan trọng nhất để cộng đồng dân cưnông thôn phát triển với nhiều cấp độ và hình thức khác nhau

Về môi trường và tài nguyên thiên nhiên, vùng nông thôn gắn liền với cácđiều kiện môi trường tài nguyên thiên nhiên, đó là điều kiện quan trọng, là cơ sở

cho việc phát triển kinh tế của từng vùng

Trang 15

Về hệ thống chính sách KT-XH, những chính sách này nhằm phát huy lợi

thế tương đối và lợi thế so sánh, tạo điều kiện phát triển, tăng trưởng, bình đẳng,

đồng đều giữa các thành viên trong vùng, miền nông thôn khác nhau

1.1.2 Những vấn đề về xây dựng nông thôn mới

Khái niệm nông thôn mới

- Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dânkhông ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị.Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chínhtrị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới

- Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầngđược xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữanông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị Nông thôn ổn định, giàu bản sắcvăn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ Sức mạnh của hệ thống chínhtrị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội

Khái niệm xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để

cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mìnhkhang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp,dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo;thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao

Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàndân, của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xãhội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp

Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực,chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dânchủ, văn minh

Trang 16

1.2 Những nội dung về xây dựng nông thôn mới

1.2.1 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2020

Mục tiêu chung: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹthuật từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp

lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triểnnông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàubản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự đượcgiữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng caotheo định hướng xã hội chủ nghĩa

1.2.2 Đặc trưng của xây dựng nông thôn mới

Việc xây dựng nông thôn mới là một trong nhiệm vụ quan trọng hàng đầucủa sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, góp phần nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn Trong giai đoạn từnăm 2010 đến năm 2020, nông thôn mới của nước ta có những đặc trưng cơ bản:

- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất, văn hóa dân cư được nâng cao

-Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội hiện đại,

môi trường sinh thái được bảo vệ

- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc giữ gìn và phát huy

- An ninh tốt, quản lý dân chủ

- Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao

Điểm nổi bật của xây dựng nông thôn mới là:

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại

- Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp

- Xã hội nông thôn ổn định, đời sống vật chất văn hóa tinh thần của ngườidân được nâng cao, thu nhập tăng, tỷ lệ hộ nghèo thấp

- Vừa mang tính hiện đại nhưng cũng giữ được bản sắc văn hóa dân tộc

Trang 17

- Trình độ lao động ngày càng tiến bộ, năng suất lao động tăng

- Môi trường sinh thái được bảo vệ

- Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăngcường

1.2.3 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới

Điều 2 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHDT-BTC,ngày 13 tháng 4 năm 2011 (liên bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kếhoạch và đầu tư, Bộ Tài chính) về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyếtđịnh 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phêduyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -

2020 đã đề ra 6 nguyên tắc trong xây dựng nông thôn mới như sau:

- Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng nông thôn mới phảihướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thônmới ban hành tại Quyết định số 491/Q Đ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 củaThủ tướng Chính phủ

- Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhànước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơchế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện Các hoạt động cụ thể dochính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chứcthực hiện

- Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình

hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bànnông thôn

- Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với kế hoạchphát triển kinh tế xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thựchiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền xây

Trang 18

- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cườngphân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự

án của Chương trình xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò làm chủ củangười dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch,

tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá

- Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xãhội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xâydựng quy hoạch, đề án, kế hoạch, và tổ chức thực hiện Mặt trận Tổ quốc và các

tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủthể trong xây dựng nông thôn mới

1.2.4 Yêu cầu của chương trình xây dựng nông thôn mới

Yêu cầu là quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu và nội dung của Nghịquyết Trung ương để xây dựng các chương trình kinh tế - xã hội, các đề ánchuyên ngành cụ thể hóa thành văn bản quy phạm pháp luật Trên cơ sở chươngtrình hành động của Chính phủ, các bộ, ngành, ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch cụ thể để chỉ đạo triển khaithực hiện, cùng với nhiệm vụ sau: Một là, thống nhất nhận thức, hành động vềnông nghiệp, nông dân, nông thôn

Các cơ quan chức năng các cấp tổ chức quán triệt và tuyên truyền, giáo dục,vận động sâu rộng trong toàn xã hội về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của NN-ND-NT trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cụ thể hóanhững chủ trương và giải pháp lớn, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị

để triển khai các nội dung và Nghị quyết này cũng như những Nghị quyết kháccủa Đảng, Nhà nước liên quan đến NN-ND-NT

Hai là, tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả ở địa bàn nông thôn cácChương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) đã được phê duyệt, triển khai xâydựng mới CTMTQG sau:

-Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới

Trang 19

-Chương trình MTQG về thích ứng với sự biến đổi khí hậu Trong đó làm

rõ các nội dung xây dựng và hoàn thiện mạng lưới theo dõi, dự báo, cảnh báocác loại thiên tai (bão lũ, nước biển dâng ) trên từng địa bàn

-Chương trình MTQG về đào tạo nguồn nhân lực nông thôn Tập trung xâydựng kế hoạch và giải pháp đào tạo cho bộ phận con em nông dân đủ trình độ,năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ

và chuyển nghề; bộ phận nông dân tiếp tục sản xuất được đào tạo về kiến thức

và kỹ năng để thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại

Ba là, nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch Rà soát và xâydựng mới các quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị, trong đó có cả thị trấn, thị tứ;quy hoach phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phát triển giao thông;quy hoạch thủy lợi theo hướng đa mục tiêu; quy hoạch về chuyển đổi cơ cấu sảnxuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năngsuất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao

Bốn là, xây dựng các đề án chuyên ngành theo nhóm:

-Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánhcủa từng vùng

-Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn

-Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn: thủy lợi, giao thông, các kếtcấu hạ tầng xã hội nông thôn

-Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn

-Phát triển khoa học công nghệ trở thành khâu đột phá để phát triển nôngthôn

-Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước

Trang 20

1.2.5 Các bước xây dựng nông thôn mới

Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTCngày 13 tháng 4 năm 2011 của BNNPTNT, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chínhquy định các bước xây dựng nông thôn mới như sau:

Bước 1 Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện: Thành lập Ban quản lý xã

do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban; đại diện một số cơ quan chuyên môn,ban ngành đoàn thể của xã và đại diện thôn do cộng đồng bầu ra Ban quản lý xã

có 6 nhiệm vụ đã được ghi rõ trong Bộ TCQG

Bước 2 Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thực hiện Chương trình

XDNTM: Tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, thường xuyên,

cung cấp đầy đủ thông tin tạo điều kiện cho cả hệ thống chính trị và toàn xã hộihiểu rõ mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo, cơ chế chính sách của Đảng, Nhànước về xây dựng nông thôn mới Cụ thể: nêu rõ và nắm rõ sự cần thiết phảituyên truyền vận động; những nội dung cần phổ biến, tìm hiểu về xây dựng

nông thôn mới; phương pháp phổ biến, tuyên truyền

Bước 3 Khảo sát đánh giá thực trạng theo 19 tiêu chí đã ban hành gồm:

Trình tự các bước khảo sát, đánh giá thực trạng và xây dựng đề án; khảo sát

đánh giá thực trạng; xây dựng đề án nông thôn mới

Bước 4 Xây dựng quy hoạch NTM của xã gồm các nội dung: Quy hoạch

không gian và quy hoạch hạ tầng KT - XH trên địa bàn xã Quy hoạch mới gồm

3 nội dung chủ yếu: quy hoạch xây dựng mạng lưới điểm dân cư và phân vùngsản xuất nông nghiệp; quy hoạch xây dựng chi tiết khu trung tâm xã và điểm dân

cư nông thôn; quy hoạch chi tiết hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng Yêucầu chung về quy hoạch (bao gồm 5 yêu cầu)

Bước 5 Lập, phê duyệt đề án xây dựng NTM của xã gồm các nội dung:

Ban hành Nghị quyết Đảng ủy xã và tuyên truyền phổ biến; chủ đầu tư đề án làUBND xã chủ trì xây dựng quy hoạch, chọn đơn vị ký hợp đồng tư vấn; lậpnhiệm vụ quy hoạch; đơn vị tư vấn thiết kế quy hoạch; Ban quản lý xã phối hợpvới tư vấn để xây dựng quy hoạch chung với việc lấy ý kiến tại hội nghị quân -

Trang 21

dân - chính - đảng - HĐND, họp với đại diện nhân dân từng thôn; tham khảo ýkiến Sở xây dựng và ý kiến UBND huyện; UBND xã trình UBND huyện phêduyệt quy hoạch; Chủ tịch UBND huyện phê duyệt sau khi có thẩm định củaPhòng công thương và Phòng nông nghiệp, có ý kiến của sở xây dựng và sởnông nghiệp và phát triển nông thôn

Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án: UBND xã công bố quy hoạch tại Hội

nghị Quân - Dân - Chính - Đảng; hồ sơ quy hoạch chung và hồ sơ quy hoạch chitiết đầy đủ theo quy định

Bước 7: Giám sát, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện Người quyết

định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định trước khi phê duyệt báo cáo kinh

tế - kỹ thuật dự án đầu tư theo phân cấp quản lý huyện, xã Hồ sơ đầy đủ theoquy định Chủ đầu tư, đơn vị cần lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư về

báo cáo kinh tế - kỹ thuật, bản vẽ thi công, dự toán các công trình

1.2.6 Nội dung tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Ngày 16/4, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 491/QĐ-TTg, ban hành

Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành 5nhóm cụ thể: Nhóm tiêu chí về quy hoạch; về hạ tầng kinh tế - xã hội; về kinh tế

và tổ chức sản xuất; về văn hóa - xã hội - môi trường và về hệ thống chính trị.Theo đó, Bộ tiêu chí đưa ra chỉ tiêu chung cả nước và các chỉ tiêu cụ thểtheo từng vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung

Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sôngCửu Long phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi vùng.Đối với Trung du miền núi phía bắc bộ 19 tiêu chí để xây dựng mô hìnhnông thôn mới bao gồm: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thủylợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân

cư, thu nhập bình quân đầu người/năm, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động, hìnhthức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệ thống tổ chứcchính trị xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự xã hội

Trang 22

Để được công nhận là xã nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ thì các xã thuộc các tỉnh trung du, miền núi phía bắc phải đạt được các chỉ tiêu cơ bản sau:

Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu

II HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI

2 Giao thông

Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc

bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải

Tỷ lệ Km đường trục chính nội đồng được cứng hóa,

Hệ thống điện đảm bảo an toàn của ngành điện Đạt

Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các

Trang 23

5 Trường học Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu

học, trung học cơ sở có vật chất đạt chuẩn quốc gia 70%

6 Cơ sở vật

chất văn hóa

Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ

Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt chuẩn của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch 100%

7 Chợ nông

8 Bưu điện Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông. Đạt

Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng 75%

III KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT

10 Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình

12 Cơ cấu lao

động

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong các lĩnh

15 Y tế Tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo hiểm Y tế. 20%

Trang 24

Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ

Các cơ sở sản xuất – kinh doanh đạt tiêu chuẩn về

Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường

và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch đẹp

Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh

19 An ninh, trật

tự xã hội An ninh, trật tự xã hội được giữ vững. Đạt

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới xây dựng nông thôn mới

1.3.1 Chính sách của Trung ương và địa phương ban hành

Các chính sách của Trung ương và địa phương ban hành có ảnh hưởng trựctiếp hiệu quả của chương trình xây dựng NTM Do vậy, Trung ương nên nghiêncứu về chính sách, cơ chế để ghép các ban chỉ đạo, ban điều hành nhằm giảmhội họp Qua đó công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện mới hiệu quả, tránh lãngphí (chẳng hạn có thể ghép Ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư

Trang 25

với Ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM) Chính phủ và các cơ quan hữuquan cũng cần rà soát lại các văn bản quy phạm và các chính sách cụ thể, vừabảo đảm tính nhất quán trong công tác chỉ đạo, vừa tránh chồng chéo trong quátrình triển khai thực hiện các nội dung NTM.

1.3.2 Đời sống kinh tế - xã hội địa phương

Nông dân là nguồn nhân lực quan trọng trong phát triển nông nghiệp vàxây dựng nông thôn mới

Trong nền kinh tế ở nước ta, nông dân luôn là lực lượng lao động chủ yếutrong ngành nông nghiệp, là nguồn nhân lực dồi dào, quan trọng, quyết định sựthành công trong xây dựng nông thôn mới Những năm gần đây, nhờ áp dụngnhững thành tựu khoa học - kỹ thuật, nông dân đã sản xuất ra nông sản ngàycàng nhiều, chất lượng cao đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước vàxuất khẩu Qua đó, nông dân có điều kiện nâng cao thu nhập, tích lũy vật chất,

ổn định cuộc sống và góp phần làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, tạo

cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn là nguồn lực to lớn trongviệc tiến hành chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tiến tới xây dựng một cơcấu kinh tế hợp lý theo hướng: tiếp tục phát triển mạnh nông nghiệp, đồng thờiphát triển mạnh công nghiệp và các hoạt động dịch vụ Điều này đòi hỏi ngườilao động phải mạnh dạn xóa bỏ cách nghĩ, cách làm cũ, thói quen tiểu nông,phải năng động nắm bắt nhu cầu của thị trường và dự đoán được xu hướng vậnđộng của nó; đồng thời cũng cần có vốn, kỹ thuật, lao động để thực hiện bướcchuyển đổi

Ngoài ra, nông dân cũng chính là người trực tiếp ứng dụng những thành tựukhoa học - kỹ thuật và công nghệ vào trong sản xuất, tăng quy mô tạo ra mộtkhối lượng hàng hóa lớn, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển của đất nước

Vì thế việc đóng góp của dân ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động phát huy

Trang 26

nội lực của người dân - người chủ thực sự trong quá trình xây dựng nông thônmới

1.3.3 Các yếu tố tự nhiên

Phần lớn địa hình các các xã nông thôn nước ta không đồng nhất, đồi núixen kẽ, độ dốc khác nhau, tạo ra sự manh mún về đất đai trong sản xuất nôngnghiệp Để đáp ứng tiêu chí xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở các xã này cần ápdụng biện pháp dồn điền đổi thửa để tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung,chuyên canh, dễ áp dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa Đối với yêu cầu này lạicàng khó khăn không chỉ do yếu tố kỹ thuật mà còn chịu ảnh hưởng của tâm lý

và tập quán nói chung của cộng đồng dân cư tại các xã này Do đó, việc này cầnphải có giải pháp phù hợp với một hành lang pháp lý cho việc dồn điền đổi thửahợp với quy hoạch sử dụng đất Bên cạnh địa hình thì khí hậu có ảnh hưởng lớnđến quá trình thực hiện như tiến độ thi công từng loại công trình thường bị chậmvới kế hoạch do mưa, bão, sạt lở, lũ lụt…gây ra

1.3.4 Nhận thức, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ

Vấn đề nhận thức đúng hơn, rõ hơn vai trò, vị trí và những đặc trưng cơ bảncũng như yếu tố tác động tới xây dựng nông thôn mới, khắc phục tính không sátthực tiễn và thiếu tính lý luận Trước tiên cần phải làm tốt công tác tuyên truyền,phổ biến, quán triệt, tạo ra sự thống nhất cao trong Đảng, trong nhân dân vềquan điểm, nội dung, phương pháp, cơ chế chính sách của Nhà nước, để cả hệthống chính trị ở cơ sở và mỗi người dân hiểu rõ, từ đó đồng tâm, chung sức, tựgiác, chủ động tham gia Cần nhận thức rằng XDNTM là chương trình phát triểnKT-XH toàn diện ở nông thôn tiến hành cùng với quá trình CNH-HĐH nôngnghiệp, nông thôn do nhân dân trong xã làm chủ, phát huy cao nhất nội lực, cácnguồn lực xã hội với sự trợ giúp của Nhà nước mới thành công, bền vững

Về cán bộ quản lý phần lớn chưa có kinh nghiệm, chưa được đào tạo cơ bản

về tổ chức, quản lý xây dựng nông thôn mới, trong khi chương trình còn mới

mẻ, vừa triển khai thực hiện, vừa đúc rút kinh nghiệm Từ đó dẫn đến sự thụ

Trang 27

động, nhất là cán bộ cấp xã, có thể dẫn tới tình trạng khoán trắng về quy hoạchcho cơ quan tư vấn, làm cho nhiều dự án nội dung dàn trải, có thể chỉ tập trungvào xây dựng hạ tầng mà thiếu sự quan tâm tới phát triển kinh tế, thiếu sự lựachọn biện pháp có tính đột phá để có bước chuyển biến mạnh mẽ Đòi hỏi cán

bộ phải thấu hiểu, có trình độ quản lý, chuyên môn và sự nhiệt tình tâm huyết,

có sự đồng thuận cao trong nội bộ Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật,chất lượng của lao động trong nông thôn còn nhiều hạn chế và thấp Việc ứngdụng tiến bộ kỹ thuật thông qua chương trình khuyến nông cần phải trực tiếp,xây dựng mô hình mẫu, có những thao tác kỹ thuật phải cầm tay chỉ việc thìngười dân mới có thể tiếp thu và áp dụng Đào tạo nghề trong sản xuất nôngnghiệp cần phải gắn với điều kiện và nhu cầu sản xuất thực tế của địa phương

đó Vấn đề làm thế nào để nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật; đểbiến đổi được sự nhận thức, lối tư duy tiểu nông, thiếu sáng tạo, làm ăn nhỏ lẻ,ngại thay đổi của người nông dân cần phải có giải pháp cần thiết Có như vậy,người nông dân mới thấy được vai trò là chủ thể của xây dựng nông thôn mới

1.3.5 Hạ tầng cơ sở, vật chất kỹ thuật

Nhìn chung về hạ tầng cơ sở của các xã trên cả nước ta phần nhiều đượcxây dựng đã khá lâu, nhiều công trình đã và đang xuống cấp, việc xây dựngkhông đồng bộ, về cơ sở vật chất, trang bị nghèo nàn thiếu chưa đồng bộ Có thểthấy có nhiều yếu tố khách quan, cả về tự nhiên, kỹ thuật và lịch sử và cả nhữngmâu thuẫn giữa sản xuất nhỏ với nhu cầu của thị trường lớn, hiệu quả thấp màrủi ro cao có ảnh hưởng tới xây dựng nông thôn mới Những vấn đề đó rất khólượng hóa Do đó, trong nhận thức, trong quá trình triển khai thực hiện sẽ gặpkhó khăn, vướng mắc, cần có những giải pháp thích hợp mới mang lại thànhcông xây dựng nông thôn mới

Trang 28

1.4 Kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới

1.4.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn

Xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới là xã thuộc huyện miền núi nằm ở phía Namtỉnh Bắc Kạn Là một xã thuộc một trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước,mới bắt đầu bước vào xây dựng nông thôn mới, xã Tân Sơn, huyện Chợ Mớitỉnh Bắc Kạn gặp không ít khó khăn Trong số những chỉ tiêu xây dựng nôngthôn mới, thậm trí có những chỉ tiêu đối với địa phương miền núi nói chung và

Xã Tân Sơn nói riêng rất khó để thực hiện thành công Kết quả khảo sát ban đầunày chỉ làm cơ sở để huyện xây dựng kế hoạch thực hiện những bước tiếp theonhằm xây dựng thành công mục tiêu nông thôn mới của huyện Kết quả cụ thểđược thể hiện qua bảng số liệu tổng hợp dưới đây

Bảng 1.1: Tổng hợp kết quả thực hiện theo tiêu chí nông thôn mới của

xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn

Nhóm chỉ tiêu

Tổng số chỉ tiêu xây dựng NTM

Chỉ tiêu

xã đạt chuẩn

Chỉ tiêu không đạt chuẩn

Tỷ lệ hoàn thành (%)

Nhóm chỉ tiêu về quy hoạch và phát triển

Trang 29

chung của các địa phương miền núi, với địa hình chia cắt manh mún nên việcquy hoạch gặp nhiều khó khăn Hơn nữa với đặc thù phát triển của mình, bảnthân chính quyền địa phương cũng chưa chú trọng tới việc quy hoạch phát triển

Với nhóm chỉ tiêu về hạ tầng kinh tế - xã hội: Hiện nay huyện đã đạt được 5

chỉ tiêu theo tiêu chuẩn, còn lại 11 chỉ tiêu cần phấn đấu xây dựng trong tươnglai Kết quả này là do nguồn vốn đầu tư còn thiếu thốn, các chính sách hỗ trợ từNhà nước và chính quyền địa phương cũng chưa thỏa đáng Mặt khác dân cưchủ yếu là người dân tộc thiểu số nên không có điều kiện kinh tế để đóng gópxây dựng cơ sở hạ tầng

Với nhóm chỉ tiêu về kinh tế và tổ chức sản xuất; huyện đã hoàn thành được

1 chỉ tiêu đạt 25%, còn lại 3 chỉ tiêu chưa thực hiện được Với trình độ dân trícòn thấp và hoạt động sản xuất còn nhỏ lẻ, việc thành lập các tổ sản xuất là hếtsức cần thiết, bên cạnh đó trong thời gian tới huyện còn cần chú trọng phát triểnkinh tế của các hộ trong địa bàn

Với nhóm chỉ tiêu về tổ chức văn hóa - xã hội: Nhóm chỉ tiêu này có tổng

số 11 chỉ tiêu, hiện huyện Chợ Mới đã hoàn thành 4 chỉ tiêu, trong đó các chỉtiêu về giáo dục đào tạo còn chưa đạt do dân trí còn thấp chưa chú trọng tới giáodục, mặt khác thu nhập của người dân cũng chưa đáp ứng được nhu cầu về giáodục

Với nhóm chỉ tiêu về chính trị - xã hội: Trong số 5 chỉ tiêu, hiện nay địa

phương đều đã hoàn thành cả 5 chỉ tiêu này Có được kết quả này là do chínhquyền huyện xã đã tích cực tuyên truyền để người dân giữ vững an ninh trật tự,mặt khác Đảng bộ và chính quyền huyện cũng không ngừng tích cực làm trongsạch vững mạnh đội ngũ cán bộ, tạo lòng tin với nhân dân trên địa bàn Thêmnữa là có sự hỗ trợ và khuyến khích giúp đội ngũ cán bộ có điều kiện chuẩn hóa

về chuyên môn nghiệp vụ

Trang 30

1.4.2 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại xã Cảnh Hưng, huyện Tiên

Du tỉnh Bắc Ninh

Sau một thời gian bắt tay vào chủ trương xây dựng nông thôn mới, diệnmạo nông thôn của xã Cảnh Hưng đã có nhiều thay đổi Đời sống kinh tế và vậtchất của người dân trong xã được nâng cao rõ rệt

Tình hình cơ sở vật chất của huyện ngày càng được nâng cao, hệ thốngđường giao thông nông thôn ngày càng được kiên cố hóa, nâng cấp, cải thiệngiúp cho người dân đi lại thuận tiện hơn Đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi choviệc giao lưu buôn bán sản xuất hàng hóa giúp tăng thu nhập cho người dân.Cùng với việc hỗ trợ làm mới, nâng cấp đường giao thông nông thôn, hơn 150

hộ dân cũng đã được hỗ trợ làm nhà vệ sinh hai ngăn, nhiều hộ còn bỏ thêm 5

-10 triệu đồng để hoàn thiện công trình này Đến nay, -100% số hộ trong thôn đã

có nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chí môi trường, nâng cao điều kiện sinh hoạt, hướngđến cuộc sống văn mình, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Bảng 1.2: Kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã Cảnh Hưng, huyện

Ổn định hoạt động trung tâm văn hóa thể

Ổn định hoạt động bưu điện VH, nâng mật

độ điện thoại cố định

60 máy/100 dân

70máy/ 100 dân

80máy/

100 dân

Trang 31

Ổn định, nâng cao chất lượng khám chữa

Ổn định nâng cao đạt chuẩn

Nâng cao đạt chuẩn

Xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt, các đoàn

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Nhằm giúp người dân có nơi sinh hoạt văn hóa, học tập trao đổi kinhnghiệm về kỹ thuật canh tác, cũng như chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước, huyện đã hỗ trợ 100 triệu đồng để xây dựng nhàsinh hoạt cộng đồng

Tuy vốn Nhà nước hỗ trợ không nhiều nhưng lại là động lực để người dântham gia tích cực hơn Nhờ có chương trình xây dựng nông thôn mới mà đờisống người dân ngày càng ổn định Năm 2013 tỷ lệ số hộ nghèo trong xã giảmhẳn từ 275 xuống còn 185 hộ Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp tăng rất nhanh,đạt 40% Thu nhập bình quân đầu người tăng 18.13%

Những năm gần đây, thực hiện chủ trương CNH-HĐH nông thôn, xã CảnhHưng đẩy mạnh đa dạng hóa các hoạt động ngành nghề, phát triển mạnh cácngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, xâydựng quê hương ngày càng đổi mới Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, xã CảnhHưng còn đẩy mạnh hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vớicác ngành nghề khác nhau Không chỉ phát triển kinh tế, đời sống người dân cònđược ấm no, hạnh phúc, đảm bảo hoàn thiện đời sống cả về mặt vất chất và tinhthần

Hiện nay xã Cảnh Hưng đang tiếp tục xây dựng các dự án chuyển đổi cơcấu cây trồng vật nuôi, đa dạng hóa các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp giúptạo việc làm và tăng nhanh thu nhập cho nông dân Để hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng,ngoài ngân sách hỗ trợ theo đề án của Nhà nước, xã Cảnh Hưng đang có nhiều

Trang 32

nông thôn mới Xã Cảnh Hưng sẽ huy động sự đóng óp từ nhân dân, đặc biệt lànhững cơ sở sản xuất trên địa bàn, người dân xa quê để hoàn thiện chương trìnhxây dựng nông thôn mới cho quê nhà

1.4.3 Bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới cho xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

Quy hoạch xây dựng nông thôn mới là một trong nội dung cơ bản và làbước đi đầu tiên, quan trọng để thực hiện chương trình xây dựng nông thônmới Quy hoạch nông thôn mới là điều kiện tiên quyết, là cơ sở cho đầu tư xâydựng các công trình, chỉnh trang và phát triển nông thôn Do đó, để thực hiệnthành công, chủ động xây dựng nông thôn mới thì công tác lập quy hoạch xâydựng nông thôn mới cần được quan tâm đặc biệt Quy hoạch đúng mức tạo ra sựthống nhất giữa tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng hạtầng và quy hoạch sử dụng đất gắn chặt với quy hoạch phát triển KT- XH vùng,ngành, địa phương Là công cụ quản lý chủ yếu xây dựng nông thôn mới theohướng văn minh, hiện đại Sự chính xác trong quy hoạch sẽ đảm bảo sự pháttriển bền vững của xã hội

Đối với xã Ngọc Lũ, kinh nghiệm trên cần được áp dụng cả về nội dungquy hoạch từng xã về quy hoạch sử dụng đất bố trí dân cư và hạ tầng công cộng;quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp Khi quy hoạch phải bảo đảm yêucầu cơ bản đối với quy hoạch không gian tổng thể toàn xã gồm: các phương án

cơ cấu tổ chức không gian và lựa chọn giải pháp phù hợp nhiều mặt của xã đó

Toàn bộ quy hoạch trên phải công khai, phổ biến rộng rãi tới mọi đối tượng

Trình tự tiến hành thực hiện

Sau khi đã xác định việc quy hoạch phải đi trước một bước, đồng loạt lập

quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho các xã, cần đặc biệt lưu ý đảm bảo yêucầu về chất lượng các bản quy hoạch Cái gì cần trước thì quy hoạch trước vàtiến hành triển khai thực hiện trước theo quy trình, tiến độ đã có trong quyhoạch

Kinh nghiệm kiểm tra, đôn đốc

Trang 33

Trong quá trình lập quy hoạch, triển khai thực hiện từng loại quy hoạch, đề

án, điều trước tiên cần có chương trình bài bản, thường xuyên kiểm tra đôn đốcthực hiện, cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, cụ thể hóa những tiêu chí, mô hìnhmới chung và có đặc thù riêng cho thôn, xóm và xã Việc triển khai thực hiệnphải tổ chức theo quy hoạch đã được phê duyệt, tránh sự bóp méo, lệch lạc,

không được phép tùy tiện, kiên trì thực hiện đúng quy hoạch

Phát huy vai trò cộng đồng tham gia thực hiện

Quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng là hết

sức cần thiết và rất quan trọng Nơi nào làm tốt công tác tuyên truyền để ngườidân thấy được trách nhiệm của mình trong cộng đồng làng xã thì nơi đó phongtrào xã hội hóa trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn sôi động; có sự đồngthuận cao trong Đảng, trong dân thì phong trào ở đó phát triển thuận lợi Đó làmột vấn đề quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong xâydựng nông thôn mới khi nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước còn hạn chế

Việc thành lập Ban giám sát của cộng đồng trên địa bàn xã là hết sức cần thiết

Đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở để thực hiện xây dựng nông thôn mới

Hiện nay cán bộ ở cơ sở phần lớn có sự nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm

với công việc xây dựng nông thôn mới Tuy vậy, nhiều người do chưa được đàotạo cơ bản về các loại như: chuyên môn, kỹ thuật và kiến thức về kinh tế, quản

lý kinh tế Trong khi vấn đề xây dựng nông thôn mới còn rất mới, trách nhiệmquản lý xây dựng nông thôn mới cần cả kiến thức và tâm huyết Do vậy, việc tậptrung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cả về chuyên môn, lý luận, phẩm chất chínhtrị cho cán bộ ở cơ sở càng cấp thiết theo từng đối tượng và thời hạn khác nhau.Trước hết tập trung tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ huyện, xã để nắm được

vấn đề cơ bản nhất của chương trình xây dựng nông thôn mới

Trang 34

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đề cập đến các nội dung lí luận và thực tiễn xây dựng nông thôn mới: Phân tích vai trò, và ý nghĩa của việc xây dựng chương trình nông thôn mới ở nước ta hiện nay; Nội dung xây dựng nông thôn mới; kinh nghiệm các địa phương ở Việt Nam trong xây dựng nông thôn mới Trên cơ sở đó rút ra được các bài học kinh nghiệm từ quy hoạch đến triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay nói chung, xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam nói riêng

Trang 35

Chương 2:

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ NGỌC LŨ,

HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM 2.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới của xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

2.1.1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Hà Nam là một tỉnh không có núi rừng cả tỉnh có 5 huyện 1 thành phố, 116

xã, phường, thị trấn, Có 98 xã thực hiện xây dựng NTM tính đến năm 2015đã có

33 xã đạt chuển về XD NTM các xã còn lại đạt từ 12 tiêu chí trở lên

Huyện Bình Lục nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hà Nam cách thành phố Phủ

Lý 11km Phía Đông Bắc và phía Bắc giáp huyện Lý Nhân với ranh giới lànhánh nhỏ của sông Châu Giang, phía Tây Bắc giáp huyện Duy Tiên ranh giới

là dòng chính sông Châu Giang, phía Tây giáp huyện Thanh Liêm, các huyệnnày đều thuộc tỉnh Hà Nam Riêng phía Nam và Đông Nam huyện giáp tỉnhNam Định, ranh giới là sông Lý Nhân, tính từ tây sang đông giáp các huyện: ÝYên, Vụ Bản và Mỹ Lộc Trong địa bàn huyện có các con sông nhỏ như: sôngSắt, sông Liêm Phong (trên ranh giới với huyện Thanh Liêm), đều là các sôngnhánh của sông Châu Giang và sông Đáy, thuộc hệ thống sông Hồng Diện tích

tự nhiên của huyện Bình Lục là 14,421,2ha với tổng dân số 133.862 người Năm 2012, huyện Bình Lục vẫn còn 21 xã, thị trấn sau một số lần điềuchỉnh địa giới Đến năm 2013 xã Đinh Xá và Trịnh Xá của huyện Bình Lục nhập

về thành phố Phủ Lý đến nay Bình Lục còn 19 đơn vị hành chính trực thuộc baogồm thị trấn Bình Mỹ và 18 đơn vị hành chính cấp xã, Ngọc Lũ là một trong 18đơn vị hành chính cấp xã của Bình Lục

Xã Ngọc Lũ nằm phía bắc huyện Bình Lục, phía đông bắc và phía đônggiáp sông Châu Giang, phía tây bắc giáp xã Hưng Công, phía tây nam và phía

Trang 36

Sông Châu Giang chạy qua xã có chiều dài 5100m

Xã Ngọc Lũ thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam được chia thành 12 thôn,mỗi thôn là một đội sản xuất, đó là: Thôn 1, Thôn 2, Thôn 3, Thôn 4, Thôn 5,Thôn 6, Thôn 7, Thôn 8, Thôn 9, Thôn 10, Thôn 11

2.1.2 Đặc điểm tự nhiên

Huyện có địa hình đặc trưng của vùng đồng bằng thuộc khu vực châu thổSông Hồng chủ yếu là vàn, vàn cao và tương đối bằng phẳng Nhìn chung địahình của huyện khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt làtrồng lúa và cây vụ đông Địa hình của huyện được chia thành 2 tiểu địa hình

- Vùng ven đê sông Hồng và sông Châu Giang có địa hình cao hơn, đặcbiệt là khu vực núi Đọi, núi Điệp thuộc các xã Đọi Sơn và Yên Nam

Khí hậu

Xã Ngọc Lũ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thuộc khíhậu vùng đồng bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc vàgió mùa đông nam, đặc điểm nổi bật nhất là sự tương phản giữa mùa đông vàmùa hè, cả về tính chất phạm vi và cường độ của các trung tâm khí áp, các khốikhông khí thịnh hành và hệ thống thời tiết kèm theo cũng thay đổi theo mùa

Trang 37

- Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với đặc trưng lànóng, ẩm và mưa nhiều Hướng gió thịnh hành là gió Đông - Nam với tốc độ 2-4m/s Nhiệt độ trung bình cao nhất 380C, lượng mưa từ 1.100-1.500 mm, chiếm80% lượng mưa cả năm.

- Mùa khô: Bắt đầu từ giữa tháng 11 cho đến cuối tháng 3 năm sau, có khíhậu lạnh, ít mưa Hướng gió thịnh hành là gió Đông – Bắc, thường gây lạnh độtngột Nhiệt độ trung bình thấp nhất là 150C, lượng mưa ít, chỉ đạt từ 15-20%lượng mưa cả năm

Một số yếu tố khí hậu chính của xã:

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm dao động 23,20C đến 24,6oC

+ Về mùa đông, nhiệt độ trung bình là 20,1 OC Các tháng lạnh nhất trongnăm là tháng 11, 12 Nhiệt độ thấp nhất tới 6 – 8 OC

+ Về mùa hè nhiệt độ trung bình là 28 OC Các tháng nóng nhất trong năm

là tháng 6, 7 Nhiệt độ cao nhất đến 32 – 35 OC

+ Biên độ nhiệt trong ngày nhỏ hơn 100OC

+ Lượng bức xạ mặt trời trung bình năm 100Kcal/cm2

+ Tổng tích ôn khoảng 8.3000C

- Lượng mưa: Lương mưa hàng năm từ 1.800-2.000 mm Mưa tập trungvào các tháng 7, 8, 9 với gần 80% tổng lượng mưa trong năm Ngày có lượngmưa cao nhất lên đến 200-250 mm

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình trong cả năm dao độngtrong khoảng từ 83-85% Các tháng có độ ẩm không khí cao là tháng 7 và tháng

8 (92%), thấp nhất vào các ngày có gió Tây Nam, có khi xuống dưới 80%

- Nắng: Số giờ nắng trung bình năm 1.200-1.600 giờ, thuận lợi cho việcphát triển nhiều loại cây trồng và trồng được nhiều vụ trong năm Mùa đông sốgiờ nắng chiếm trung bình 28% tổng số giờ nắng cả năm Có tháng chỉ có 17, 9

Trang 38

nông nghiệp Mùa hè có tổng số giờ nắng lớn Các tháng có số giờ nắng cao làtháng 5, 6, 10.

- Gió, bão: Tốc độ gió trung bình 2 - 2,3 m/s Trong năm có hai hướng gióthịnh hành: Mùa đông có hướng gió thịnh hành là Đông Bắc, với tần suất 60-70% và tốc độ gió trung bình thường từ 2,4 - 2,6 m/s; Mùa hè có hướng gióthịnh hành là hướng Đông Nam, với tần suất 50-70% và tốc độ gió trung bìnhđạt 1,9 - 2,2 m/s Khi có bão đổ bộ tốc độ gió đạt gần 40 m/s

Do đặc điểm khí hậu gió mùa nên việc phát triển kinh tế tại xã Ngọc Lũ bịảnh hưởng khá lớn, kinh tế chăn nuôi thường xuyên bị ảnh hưởng do thười tiếtthay đổi, các dịch bệnh thường xuyên phát sinh Hàng năm Ngọc Lũ cũngthường xuyên phải gánh chịu những cơn bão tuy nhiên với hệ thống thủy lợi khátốt, địa hình đồng bằng nên xã không phải chịu những cơn lũ hay tình trạng ngậpúng cũng rất ít xảy ra

Thuỷ văn

Xã Ngọc Lũ có mạng lưới sông ngòi tương đối dày đặc với con sông lớnsông Châu Giang và sông Nhuệ và sông Đáy với diện tích 64 ha, mật độ sôngđạt 0,5 km/km2, mức ứ nước cao nhất là 0,5 m, thấp nhất là 0,1 m

- Sông Châu Giang có chiều dài chạy qua xã khoảng 5 km, sông có tácdụng tiêu nước nội vùng đổ vào mùa mưa và tiếp nước cho sản xuất vào mùakhô

Ngoài sông Châu giang sống chính xã còn có mạng lưới các ao, hồ, đầm lànguồn bổ sung và dự trữ rất quan trọng khi mực nước các sông chính xuốngthấp, đặc biệt vào mùa khô hạn

2.2 Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở xã Ngọc Lũ giai đoạn 2011 –

2015

2.2.1 Quy hoạch và phát triển quy hoạch của xã Ngọc Lũ

- Yêu cầu tiêu chí:

Trang 39

+ Có quy hoạch NTM được lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của liên Bộ: BộXây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môitrường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng NTM

+ Các bản vẽ quy hoạch đã được niêm yết công khai để người dân biết vàthực hiện; đã cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy hoạch được phêduyệt

+ Đã có Quy chế quản lý quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Bảng 2.1: Thực trạng quy hoạch và thực hiện quy hoạch của xã Ngọc Lũ so

với bộ tiêu chí

TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Thực

trạng

Tiêu chí NTM

vụ

Đạt

Có quyhoạch đươcduyệt

1.2 Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo

Có quyhoạch đươcduyệt 1.3 Quy hoạch phát triển các khu

dân cư mới và chỉnh trang các khudân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp

Đạt

Có quyhoạch đươcduyệt

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của xã Ngọc Lũ)

+ Quy hoạch nông thôn mới xã Ngọc Lũ đã được UBND huyện phê duyệtbao gồm: Quy hoạch định hướng phát triển không gian; Quy hoạch sử dụng đất

và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môitrường; Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư

Trang 40

+ UBND xã Ngọc Lũ đã tiến hành công bố quy hoạch, thực hiện qui hoạchtheo qui định hiện hành của nhà nước

+ Đã cắm mốc chỉ giới phạm vi qui hoạch các công trình theo qui hoạch

+ Các qui hoạch về hạ tầng đang được xã tổ chức triển khai theo qui hoạch

và kế hoạch đã được UBND huyện phê duyệt

Đối chiếu với với Bộ tiêu chí của tỉnh Hà Nam: Đạt

Tổng kinh phí đã thực hiện quy hoạch: 246 triệu đồng

Tiêu chí NTM (%)

2.3 Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch vàkhông lầy lội vào mùa mưa Đạt

100 (50 cứnghóa) 2.4 Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng

được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện Đạt 50

3 Thủy lợi

3.1 Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu

3.2 Tỷ lệ km trên mương do xã quản lý

4.1 Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ

4.2 Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an

Ngày đăng: 04/05/2018, 05:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tuấn Anh (2010), “Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số quốc gia”, Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số quốcgia"”
Tác giả: Tuấn Anh
Năm: 2010
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quyết định số 2614/QĐ/BNN- HTX “Đề án thí điểm xây dựng mô hình NTM cấp thôn, bản” ngày 8/9/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án thí điểm xây dựng mô hình NTM cấp thôn, bản
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quyết định 497/QĐ-BNN- KTHT về việc ban hành “Quy chế hoạt động của Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốcgia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”, ngày17/3/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: về việc ban hành “Quy chế hoạt động của Văn phòng điều phốiChương trình mục tiêu quốcgia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn2010-2020”
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thông tư 07/2010/TT- BNNPTNT “Hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”, ngày 08/02/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấpxã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quyết định số 1003/QĐ- BNNKTHT: “Về việc phê duyệt Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020”, ngày 18/05/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc phê duyệt Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộxây dựng nông thôn mới thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xâydựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020
7. Tô Xuân Dần, GS.TSKH Lê Văn Viện và TS. Đỗ Trọng Hùng (2013), Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam tầm nhìn mới, tổ chức quản lý mới, bước đi mới, NXB nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam tầm nhìn mới, tổ chức quản lý mới,bước đi mới
Tác giả: Tô Xuân Dần, GS.TSKH Lê Văn Viện và TS. Đỗ Trọng Hùng
Nhà XB: NXB nông nghiệp
Năm: 2013
8. Nghị quyết của Bộ chính trị số/26-NQ/TW ngày 05/08/2008, “Về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về Nôngnghiệp, Nông dân, Nông thôn
9. Nghị quyết 24/2008/NQ-CP của Chính Phủ “Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Sách, tạp chí
Tiêu đề: 9. Nghị quyết 24/2008/NQ-CP của Chính Phủ “Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban
10.Đặng Kim Sơn và Phan Sỹ Hiếu (2001), “Phát triển nông thôn bằng bằng phong trào nông thôn mới (Saemaul Undong) ở Hàn Quốc”, NXB nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nông thôn bằng bằngphong trào nông thôn mới (Saemaul Undong) ở Hàn Quốc
Tác giả: Đặng Kim Sơn và Phan Sỹ Hiếu
Nhà XB: NXB nôngnghiệp
Năm: 2001
11.Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ, “Về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: 11.Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ, “Về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới
12.Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 12/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc, “Sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mụctiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020
13.Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, “Về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vềviệc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thônmới giai đoạn 2010-2020
14.Nguyễn Văn Toàn (2009), "Manh mún đất đai nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng - Thực trạng và giải pháp", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 3 (214) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Manh mún đất đai nông nghiệp vùng Đồngbằng sông Hồng - Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Nguyễn Văn Toàn
Năm: 2009
15.Phạm Anh Thơ (2008), Chính sách mới đối với tam nông là thực hiện công bằng xã hội (Bài III), Giáo trình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách mới đối với tam nông là thực hiệncông bằng xã hội
Tác giả: Phạm Anh Thơ
Năm: 2008
2. Ban chỉ đạo xây dựng mô hình nông thôn mới xã Ngọc Lũ (2012), Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chương trình xây dựng mô hình NTM năm 2011, kế hoạch năm 2012 Khác
16.UBND xã Ngọc Lũ (2011), Báo cáo số 26/BC, Kế hoạch thực hiện Nghị quyết TW7 khóa X và nội dung triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới tại các xã thí điểm tại xã Ngọc Lũ Khác
17.UBND xã Ngọc Lũ (2013), Báo cáo số 42/BC, kết luận của chủ tịch UBND huyện tại cuộc họp ngày 14/06/2013 về đánh giá tiến độ thực hiện chương trình xây dựng NTM Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w